Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 15/01/2020

Wednesday, January 15, 2020 3:26:00 PM // ,

Tin Việt  Nam – 15/01/2020
Vụ giết người ở Đồng Tâm

3 công an trong vụ đánh úp ở Đồng Tâm

được phong liệt sĩ vì chết do té giếng trời!

Tin Vietnam.- Truyền thông trong nước loan tin, sáng ngày 14 tháng 1 năm 2020, trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng bộ Công an Cộng sản Việt Nam đã công bố về vụ đánh úp ở Đồng Tâm vào đêm ngày 8, rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020. Đây cũng là lần thứ 3 mà phía Công an Cộng sản tạo ra một kịch bản mới cho cùng một sự việc ở Đồng Tâm.
Theo đó, Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng của bộ để triển khai các chốt bảo đảm an toàn cho trụ sở xã, viên chức xã, viên chức thôn. Phía công an xác định có 20 đối tượng ở Đồng Tâm là trọng điểm để họ ngăn ngừa. Khi công an kéo hàng ngàn người với đủ loại vũ khí đến triển khai ở các chốt thì bị người dân tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn. Tuy nhiên, tất cả sự tấn công trên, kể cả lựu đạn đều được hàng ngàn công an né được.
Lúc này, người dân rút lui vào nhà cụ Lê Đình Kình, và con trai cụ là Lê Đình Công. Ông Quang cho rằng, vụ án là phạm tội quả tang. Trong tình thế này, phía công an đã tấn công vào nhà cụ Kình, và đã có 3 công an là đại tá Nguyễn Huy Thịnh, đại uý Phạm Công Huy, và thượng uý Dương Đức Hoàng Quân cùng ngã xuống giếng trời sâu 4m của nhà cụ Kình. Sau khi bị ngã, người dân đã đổ xăng phóng hoả xuống dưới hộ. Ông Quang khẳng định, đây là giếng trời chứ không phải người dân đào hố chông, rải mảnh sành như đã thông tin trước đó.
Trái với công bố của ông Quang, tại hiện trường là giếng trời của nhà cụ Kình không có bất kì một dấu vết nào của khói lửa. Hiện trường cho thấy có rất nhiều vết đạn còn sót lại trên tường nhà cụ Kình nên cũng không thể có chuyện người dân có thể thực hiện hành vi trên mà thoát được cơn mưa đạn.
Và theo như ông Quang thì 3 công an bị chết được phong là liệt sĩ vì té giếng chết trong quá trình đi giết người dân, chứ không phải chết vì đi đánh giặc.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/3-cong-an-trong-vu-danh-up-o-dong-tam-duoc-phong-liet-si-vi-chet-do-te-gieng-troi/

Đồng Tâm: Các câu hỏi về thông tin

vụ chết bốn người Bộ Công an nêu ra

Dư luận lên tiếng về các thông tin được cho là mâu thuẫn và thiếu hợp lý trong vụ chính quyền ở Hà Nội đưa quân đến xã Đồng Tâm ngày 9/1.
Ngày 14/1, Bộ Công an chính thức trả lời báo chí Việt Nam về vụ ‘đưa lực lượng vào Đồng Tâm’ rạng sáng 9/1.
Nhưng dường như các thông tin được công bố không làm thỏa mãn dư luận.
Bộ Công an bị ‘bất ngờ” dù biết có ‘kế hoạch khủng bố’?
Theo truyền thông nhà nước, ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, cho hay lực lượng của Bộ này vào Đồng Tâm không phải để đi ‘tuần tra’ mà là để ‘lập chốt an ninh ở cổng thôn Hoành” nhằm ‘bảo vệ công trình từ xa’.
Ông này cũng cho biết ‘qua trinh sát’, biết được nhóm Đồng Thuận của ông Lê Đình Kình có ý đồ khủng bố, đe dọa giết cán bộ xã, có kế hoạch bắt cóc người già, trẻ em.
Việt Nam: Đầu tư làm quan vẫn là lãi nhất?
Đồng Tâm: Bộ Công an nói gì khi đưa quân vào thôn Hoành
Đồng Tâm: Con ông Lê Đình Kình bị khởi tố
Phẩm cách Việt Nam và vụ việc Đồng Tâm
Thế nhưng lời khai của nhóm Đồng thuận do Đài truyền hình Việt Nam phát đi không có chi tiết nào liên quan đến ý đồ khủng bố như trên.
Bên cạnh đó, dư luận đặt câu hỏi là nếu đã nắm được kế hoạch ‘khủng bố’ của dân làng từ trước, thì tại sao công an không tổ chức khám xét, khởi tố vụ án, lệnh bắt khẩn cấp, có phê chuẩn của Viện Kiểm sát theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Ông Quang nói khi lực lượng ‘đang triển khai các chốt’ thì bị ‘các lực lượng tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn hàn tuýp sắt’. Sau đó do các đối tượng ‘rút về nhà mấy ông Lê Đình Kình và nhà ông Lê Đình Công gần đó, tiếp tục tấn công từ trong nhà ra” nên ‘lực lượng chức năng triển khai phương án vây bắt’ do ‘đây là phạm tội quả tang’.
Nghĩa là, lực lượng công an đã ở vào thế ‘bị động’, bị bất ngờ, bị tấn công trước nên mới tấn công lại. Như vậy là dù nắm được trước ‘kế hoạch khủng bố’, Bộ Công an không hề có kế hoạch để ngăn chặn hay phản ứng.
Ba chiến sỹ cùng rơi xuống giếng trời?
Ông Lương Tam Quang cũng lần đầu cho biết chi tiết về nguyên nhân ba cảnh sát thiệt mạng. Ông nói trong ‘truy đuổi các đối tượng chạy thì ngã xuống giếng trời giữa hai gian nhà, sâu khoảng 4 m. Và ‘Khi thấy lực lượng ngã xuống hố thì các đối tượng đổ xăng phóng hỏa”.
Dư luận đặt câu hỏi là cái giếng trời bé tí, làm sao ba người có thể cùng ngã xuống một lúc? Nếu các chiến sỹ nhảy qua giếng trời này để trèo vào cửa sổ của nhà liền kề, thì cửa số đó cũng không rộng đủ để ba người trèo và nhảy qua một lúc. Nếu từng người nhảy, thì người trước rơi, không lẽ người sau không biết để tránh?
Đài Truyền hình Việt Nam dẫn lời khai rằng ông Lê Đình Chức chỉ đạo phóng lửa đốt các chiến sỹ bị rơi, nhưng ông Quang lại nói là do Lê Đình Doanh đổ xăng vào chậu đưa cho Lê Đình Chức đổ xuống hố rồi châm lửa…
Ngoài ra, tại sao Bộ Công an có thể biết được ai là người chỉ đạo tưới xăng trong bối cảnh đêm tối hỗn loạn, súng nổ, đạn cay nhả khói mù mịt lúc đó? Liệu gia đình ông Lê Đình Kình có kịp thời gian để chỉ đạo nhau tưới xăng?
Cái chết của ông Lê Đình Kình chưa được làm rõ
Ngoài ra, còn nhiều thông tin khác mà dư luận trên mạng xã hội cho rằng Bộ Công an chưa làm rõ, như ông Lê Đình Kình bị bắn chết ở đâu? Trong nhà ông hay ở đồng Sênh – nơi quân đội đang xây tường rào và bị ‘tấn công”? Ông chết trước hay sau khi ba cảnh sát bị tưới xăng?
Bộ Công an cũng không nói vì sao ông Kình chết, mà chỉ đưa tin là khi tiến vào, trong tay ông Kình đang cầm quả lựu đạn (ý là ông chuẩn bị ném về phía lực lượng chức năng nên phải bắn hạ ông?).
Câu hỏi đặt ra là ông Kình, một cụ già 84 tuổi, thương tật ở chân, phải ngồi xe lăn, có phải đối tượng nguy hiểm nhất của nhóm ‘khủng bố’ trong buộc bố ráp rạng sáng 9/1 để phải bị bắn hạ?
Dư luận cũng tìm ra là ảnh chụp tang vật là 7 quả lựu đạn nhưng tướng Quang lại nói thu giữ tổng cộng 8 quả. Thế một quả nữa đâu?
Nhiều bình luận trên mạng xã hội cho rằng Bộ Công an Việt Nam đã không ‘chuẩn bị kỹ kịch bản truyền thông’ cho vụ này, mà chỉ phản ứng và điều chỉnh mỗi khi dư luận nêu nghi vấn về những chi tiết đã đưa.
Một số câu hỏi khác từ cộng đồng mạng
Facebooker Nga Thi Bich Nguyen đặt câu hỏi vì sao lại có sự xuất hiện của lính cứu hỏa trong lực lượng cảnh sát tấn công thôn Hoành. Và nếu có sự xuất hiện của lực lượng này sao vẫn để ba đồng chí ‘chết cháy’.
Nga Thi Bich Nguyen il y a 9 heures
Các bạn cho mình hỏi, quân trang, trang phục…của một người lính cứu hỏa khi tham gia làm nhiệm vụ gồm có những gì?
Quần áo chống cháy, găng, giày chuyên dụng, mặt nạ phòng khói, độc…hẳn là những trang bị nhất thiết không thể thiếu. Điều mình thắc mắc là theo quy định thì họ có phải đeo bình cứu hỏa không?
Mình hỏi bởi chi tiết này quan trọng. THeo lời của bộ công an, ba đồng chí công an truy đuổi “tội phạm” và rơi lọt xuống cái giếng trời nhà cụ Kình, bị “tội phạm” đổ xăng xuống đốt. Trong tổ công tác gồm ba đồng chí công an có một đồng chí thuộc lính cứu hỏa. Nhiều người thắc mắc sao lại lọt anh lính cứu hỏa vào đây? Điều này không có gì lạ, anh ta đi cùng trong tuyến đầu để làm nhiệm vụ dập lửa nếu có lửa. Như vậy, nghĩa là, ngoài trang phục quần áo anh nhất thiết phải có đeo bình cứu hỏa thì mới làm nhiệm vụ của anh được. Vậy, khi bị đổ xăng phóng hỏa thì bình cứu hỏa của anh đâu mà không tự dập lửa cứu mình và đồng đội?
Nếu anh chết khi vừa ngã xuống hố thì hai đồng chí còn lại sao không lấy bình cứu hỏa của anh để dập lửa? Nếu hai đồng đội của anh cũng chết ngay sau khi té xuống giếng thì…đám “tội phạm” kia có cần phóng hỏa nữa không? Giả sử có phóng hỏa, đồng đội còn lại đâu? Bình chữa cháy của tổ công tác kế tiếp đâu? Vì trong cuộc tấn công hôm đó các anh có quá nhiều lực lượng và phương tiện mà, đâu phải đánh trận kiểu du kích thô sơ.
Ta thấy, từ cái cửa sổ nhà bên, nếu muốn nhảy qua nhà ông Kình thì chỉ có thể nhảy lần lượt từng người một. Vậy, đồng chí trước nhảy hụt chân té chết, hai đồng chí còn lại sao không tính cách khác để tiếp cận hoặc cẩn thận hơn mà lại nhảy xuống hố theo đồng đội?
Các anh nên coi lại nghiệp vụ, năng lực và khả năng chiến đấu của lực lượng mình để lính bớt chết sảng như vậy hơn là vội vã tặng huân chương và tổ chức học tập tấm gương.
Facebooker Dương Quốc Chính đật câu hỏi về cáo buộc người nhà ông Lê Đình Kình tưới xăng thiêu ba chiến sỹ rớt xuống giếng trời: “Liệu có khả năng chính công an bị chết cháy đã bắn chết ông Kình mới dẫn đến hành vi báo thù?”
Dương Quốc Chính mardi
THẤY GÌ QUA PHÁT BIỂU CỦA TƯỚNG LƯƠNG TAM QUANG
Sáng nay, thứ trưởng BCA Lương Tam Quang có tổ chức họp báo về vụ Đồng Tâm. Mình tổng hợp lại tin từ báo chí CM và vạch ra 1 số điểm cần lưu ý. Đọc những gì tướng Quang trả lời báo chí cho thấy anh em cũng rất chịu khó hóng FB!
Tướng Quang bác bỏ thông tin từ VTV hôm qua cho là CA đi TUẦN TRA, tin đó làm trò hề cho bần nông từ tối qua. Tướng Quang chứng minh 1 phần dự đoán của mình, đó là CA không hề có lệnh bắt, lệnh khám xét hay khởi tố. Họ vào làng Hoành từ mờ sáng là để LẬP CHỐT. Mục đích của việc lập chốt là để PHÒNG THỦ TỪ XA cho hàng rào ở đồng Sênh! Tướng Quang cho rằng, họ có thông tin cho biết nhóm Đồng thuận của ông Kình có ý đồ khủng bố, đốt cây xăng Miếu Môn, đốt UBND xã Đồng Tâm, đe dọa giết cán bộ xã, thậm chí còn định bắt cóc người già, trẻ em (ở xã?) để gây tiếng vang và yêu sách (!?). Tóm lại là CA lập chốt để ngăn ngừa nhóm Đồng thuận khủng bố nhân dân, cán bộ và cơ sở vật chất ở làng Hoành! Tướng Quang không đưa ra bằng chứng cho các nhận định này.
Lưu ý là trong lời khai của nhóm Đồng thuận trên VTV hôm qua không hề có chi tiết nào liên quan đến ý đồ khủng bố như trên! Đây là 1 sơ hở trong kịch bản của Bộ CA và VTV, anh em phối hợp kém, nên nội dung đá nhau, bao gồm cả chi tiết VTV nói CA đi tuần tra, nay là lập chốt chống khủng bố.
Tự suy luận là thấy nhóm ông Kình chả có thù hận gì người dân và cơ sở vật chất ở xã, cũng không có mâu thuẫn gì lớn với cán bộ xã. Vậy động cơ nào khiến họ có âm mưu khủng bố ở đây? BCA nên nghiên cứu lại kịch bản chỗ này để giải thích cho hợp lý. Tốt nhất là thuê các nhà văn bên báo CAND tham gia soạn.
Được báo chí hỏi xem bên nào tấn công trước. Tướng Quang không trả lời cụ thể, chỉ cho là nhóm ĐT đã tấn công vào chốt số 16 đóng gần cổng thôn Hoành, bằng 2 quả lựu đạn, 1 quả xịt, không gây thiệt hại gì.
Việc người dân chủ động tấn công CA trước có vẻ không được logic lắm. Ai mà đần độn thế. Việc này rất khó điều tra, vì tấn công đêm, CA sẽ là bên chủ động lập biên bản và tạo hiện trường. Nên nhóm ĐT không có cửa cãi.
Ông Quang cho là vì bị tấn công bằng lựu đạn, đó là tội quả tang, nên CA mới có lý do để tấn công vào nhà ông Kình và Công, mà không cần lệnh được phê chuẩn của VKS. Về pháp lý, điều này đúng, có điều là có đúng là nhóm ĐT tấn công trước bằng lựu đạn hay không? Điều này chỉ có CA mới có quyền cho biết, vì nhóm ĐT người thì chết, người nằm viện, người đi tù cả rồi.
Lý do khiến 3 CA chết được ông Quang công bố là do truy đuổi nên (cả 3) bị ngã xuống hố giếng trời sâu khoảng 4m, sau đó bị tưới xăng rồi đốt. Có chỗ thì bảo ông Kình chỉ đạo, VTV dẫn lời khai thì bảo do ông Chức chỉ đạo. Chi tiết này cực kỳ quan trọng, vì nó dẫn đến án tử hình vì tội giết người. Nếu họ khôn thì sẽ đổ cho người chết.
Tuy nhiên, 1 chi tiết quan trọng là việc đổ xăng này xảy ra trước khi ông Kình bị bắn chết hay sau? Thì ông Quang không nói. Về tâm lý, nếu bố mình bị bắn chết tươi trước mặt, thì mình cũng sẽ đổ xăng châm lửa. Liệu có khả năng chính CA bị chết cháy đã bắn chết ông Kình mới dẫn đến hành vi báo thù? Chi tiết này cần được điều tra làm rõ, vì giết người thì cần có động cơ đủ mạnh, trong trạng thái bị kích động.
Ông Quang không nói đến việc hạ sát ông Kình, nhưng biện hộ cho việc này bằng lý do ông Kính đã ném 1 quả lưu đạn xịt và đang cầm quả thứ 2. Chết rồi vẫn đang cầm.
Đây cũng là chi tiết cực kỳ quan trọng, vì cũng là hành vi trấn áp tội phạm quả tang có thể quá mức cần thiết. Ông Kình lúc đó chắc chắn đang ở tư thế đứng hoặc ngồi, không thể nằm được, vì đang có biến ầm ĩ. Nên khi bị bắn chết, ông sẽ bị ngã xuống, tay không thể vẫn nắm quả lựu đạn được. Nếu ông vẫn còn nắm chặt, thì đó chắc là do người khác nhét vào tay ông. Không rõ trên người ông có mấy vết đạn, mình chỉ thấy rõ vết bắn trúng tim, chắc là viên kết liễu. Không rõ ông Kình chết ở vị trí nào, nên mới chỉ suy luận được như vậy.
Tướng Quang nói là trận đánh kéo dài khoảng 30 phút. Tức là 3 CA bị cháy tối đa 30 phút. Rất khó để thành than như mấy cái ảnh của DLV đưa ra.
Câu hỏi đặt ra là tại sao 3 CA lại chết chung 1 hố bé tý như vậy? Phải chăng anh em không có sự phối hợp tác chiến, đánh lẻ, người nọ không bám theo người kia để nhìn thấy sai lầm của nhau? Đúng là CNXH (xuống hố cả nút!)
Tại sao CS PCCC lại tham gia đột kích để bị chết oan?
Tại sao thượng tá CS CĐ, có thể chỉ huy hoặc cấp phó chỉ huy trận đánh lại trực tiếp đột kích để bị ngã? Sỹ quan cấp cao thế này thường phải ở tuyến sau chứ?
Rất khó hình dung bối cảnh 3 CA bị chết, vì ông Quang cho là họ đang truy kích nhóm ĐT thì bị rơi xuống hố, sau đó bị đổ xăng đốt? Tại sao đang truy kích, tức là nhóm ông Kình đã chạy (sang hàng xóm qua sân thượng) rồi, lại có thể quay lại tìm xăng để đổ xuống hố đốt? Cần hiểu là truy kích như vậy có nghĩa là CS CĐ đã tràn ngập vào nhà ông Kình rồi, đến nỗi CS PCCC còn vào theo rồi cơ mà? Theo thông lệ, CS PCCC sẽ phải vào sau cùng hoặc vào để dập lửa do ai đó bị cháy. Nếu vào dập lửa thì sao lại chết chung 1 hố. Khó hiểu quá đi.
Mình đọc rất nhiều truyện, xem nhiều phim vụ án mà vẫn không hình dung nổi làm thế nào để 3 chiến sỹ có thể chết chung 1 hố trong khi đang truy kích địch?!
Câu hỏi tiếp theo là trong ảnh tang vật thì có 7 quả lựu đạn trong khi tướng Quang công bố tìm thấy 8 quả tại hiện trường. 1 quả nữa đi đâu, hay kịch bản không khớp?
Tướng Quang có nói là nhóm ĐT ném tổng cộng 2 quả lựu đạn, 1 quả xịt. Nhưng mình đếm ra thêm 1 quả xịt do ông Kình ném thì có 3 quả lựu đạn đã được rút chốt (2 quả ném ngay lúc đầu). Kịch bản cũng sai sót chỗ này!
Câu hỏi tiếp theo là tướng Quang cho là có thông tin cho biết nhóm ĐT chuẩn bị khủng bố. Tức là đã có đủ bằng chứng, nên CA mới kéo quân đến bảo vệ dân và cơ sở vật chất của thôn Hoành. Thế tại sao anh em lại không lấy luôn 1 lệnh khám xét, khởi tố vụ án, lệnh bắt khẩn cấp, có phê chuẩn của Viện KS, cho chính tắc? Đừng ai cãi vì gấp quá không kịp làm. Bởi vì mình biết qua FB là việc chuẩn bị tấn công ít nhất là 1 tuần trước đó, đã cắt sóng đt, hạn chế ra vào…Phải chăng anh em mới nghĩ ra lý do khủng bố đó và nó chưa đủ tin cậy để Viện KS phê chuẩn lệnh bắt hay khởi tố?
Đó là các câu hỏi để BCA có sự chuẩn bị kịch bản kỹ càng hơn và có biện pháp phối hợp truyền thông tốt hơn với các nhóm DLV trong ngành. Mình góp ý xây dựng thôi nhé!
Lần này tướng Quang cũng phủ định toàn bộ các thông tin do DLV và bò đỏ tung tin về hầm chông, về tiểu lý phi đao, về bọn nghiện. Anh em DLV nên rút kinh nghiệm, tránh để đồng đội tụt quần lẫn nhau.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51116175

Cảnh sát vào Đồng Tâm

sau video ‘chiến đấu đến cùng’ của ông Lê Đình Kình?

Các đơn vị quân đội và công an Việt Nam vào cuộc vì công trình xây tường sân bay Miếu Môn sau khi xuất hiện video phát biểu ‘chiến đấu đến cùng’ của ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm.
Dường quyết định đưa trung đoàn cảnh sát cơ động E22 vào “lập chốt” để bảo vệ việc xây tường sân bay được đưa ra sau khi chính quyền không muốn áp dụng các thủ tục dân sự, thông qua tòa án, như một số luật sư ở Việt Nam gợi ý.
Video đưa lên mạng xã hội trước khi chính quyền bắt đầu triển khai xây tường ở Đồng Tâm cho thấy ông Lê Đình Kình và con trai kêu gọi dân làng sẵn sàng chiến đấu tới cùng để bảo vệ đất.
Trong video đưa lên mạng xã hội, ông Kình nói:
“Đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của mình. Chúng ta phải quyết giữ cho đến cùng. Nếu kẻ nào cố tình xâm phạm, lươn lẹo mà cướp mảnh đất này thì chúng ta phải kiên quyết sẵn sàng chiến đấu mặc dù có thể chúng ta phải đầu rơi máu chảy.
“Theo thông báo ngày 25 này Quân chủng Phòng không Không quân sẽ tiến hành xây dựng trên 47,36 hecta, đất này chúng ta đã bàn giao cho quốc phòng, mặc dù đã qui hoạch treo cho tới nay là 39 năm.
“Và vì chúng ta là người dân sống có trình độ và có văn hóa nên chúng ta vẫn tôn trọng cái đó. Nếu họ cứ xây trên 47,36 hecta thì chúng ta đồng tình ủng hộ và giúp đỡ họ. Còn nếu họ nhích ra bên ngoài cái 47,36 hecta đó, mặc dù chỉ 1 mét vuông, thì chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất của chúng ta.
“59 hecta của chúng ta to thật nhưng danh dự danh sự phẩm chất con người của xã Đồng Tâm là quê hương anh hùng thì cái danh dự đó còn lớn hơn. Và chúng ta phải bảo vệ đến cùng,” ông Kình nói trước khi hỏi “Bà con có đồng ‎ý không và nhận tiếng đáp cổ vũ ông nhiệt tình.
Tiếp lời của cha mình, con trai ông Kình là ông Lê Đình Công cũng khẳng định rằng người dân Đồng Tâm sẽ giữ mảnh đất 59 hecta sẽ quyết chiến ”tới hơi thở cuối cùng”.
Các kết luận của Bộ Công an, được truyền thông nhà nước loan tải, chỉ được đưa ra sau vụ đụng độ khiến bốn người thiệt mạng, gây hoang mang và chia rẽ dư luận Việt Nam sâu sắc.
Công trình xây tường rào 1 km được xem là rất quan trọng.
Công trình nhiều đơn vị
Tính đến cuối 2019, có hai sư đoàn quân đội từ hai Quân khu I và II đã tham gia làm công tác dân vận ở Đồng Tâm.
Việc này được cho là để hỗ trợ có một lữ đoàn công binh xây dựng công trình Bức tường sân bay Miếu Môn ở Đồng Tâm.
Sau đó là một trung đoàn cảnh sát cơ động của Bộ Công an vào cuộc, theo truyền thông truyền thông chính thống từ Việt Nam.
“Nhiệm vụ xây dựng hơn 1.000 m tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn tại xã Trần Phú, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) được giao cho Lữ đoàn công binh 543, Quân khu 2 cùng một số đơn vị từ cuối tháng 12/2019.
Cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, Sư đoàn 312 và Sư đoàn 308 (Quân đoàn 1) cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho bộ đội về mục đích, ý nghĩa công trình xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn.”
“Ngay hôm 08/01, Thượng tướng Trần Quang Phương từ Bộ Quốc phòng, đã đến thăm, động viên, tặng quà các đơn vị đang thi công công trình tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn.”
Đêm cùng ngày sang mờ sáng 09/01/2020, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động E22, thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ ̣đã vào “tuần tra” xã Đồng Tâm.
Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Tuyến, Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Niên, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Văn Quân và Trịnh Văn Hải20 người bị nhà chức trách VN khởi tố tội ‘giết người’
Vẫn truyền thông trích lời giới chức VN mô tả, “theo kế hoạch, sáng 9/1, lực lượng quân đội triển khai xây dựng đất Đồng Sênh, lực lượng Công an TP Hà Nội cùng sự hỗ trợ của một số đơn vị của Bộ triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn trụ sở, cán bộ, người dân của Đồng Tâm.”
Số người dân ‘chống đối’ hiện bị bắt, theo Nhà nước, là 20 người, gồm cả một số phụ nữ làm nông, nội trợ hoặc buôn bán nhỏ ở quê.
Cùng các thân quyết khác, họ hiện bị khởi tố vì tội “giết người” và tất cả đều mang những cái tên thuần Việt của phụ nữ nông thôn Bắc Bộ Việt Nam, như La, Nối, Đục, Lụa, Bét.
Các đơn vị tinh nhuệ
Theo báo Việt Nam, mới hồi tháng 11 năm 2019, sư đoàn 312 đã có cuộc diễn tập trên bộ thành công.
“Bộ tư lệnh Quân khu I chỉ đạo Sư đoàn 312 tổ chức bắn chiến đấu trong diễn tập đánh địch đổ bộ đường không có hiệp đồng các đơn vị binh chủng của quân đoàn.
“Trong quá trình thực hành bắn đạn thật, các lực lượng bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp, pháo binh, pháo phòng không đã phối hợp nhịp nhàng; hỏa lực của bộ binh và các đơn vị binh chủng của Quân đoàn 1 đã tiêu diệt 100% mục tiêu đảm nhiệm.”
Còn về Sư đoàn 308, hồi tháng 8/2019, đơn vị này đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống sư đoàn.
Theo các báo quốc phòng ở Việt Nam, trong giai đoạn cuối “kháng chiến chống Mỹ” sư đoàn này tham gia thành lậư Quân đoàn 1, quân đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của QĐNDVN, vào tháng 10/1973.
Lữ đoàn công binh 543 thuộc Quân khu 2 được nói là luôn “phất cao cờ truyền thống ‘Mở đường thắng lợi’.
“Là đơn vị công binh hỗn hợp của Quân khu 2, Lữ đoàn 543 có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng công trình quốc phòng; rà phá vật cản; làm đường tuần tra biên giới;”
Ngoài ra là “phòng, chống lụt bão; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, và thực hiện các nhiệm vụ khi có mệnh lệnh trên giao”.
Lữ đoàn “hoạt động không chỉ trên địa bàn 9 tỉnh của Quân khu 2 mà còn làm nhiệm vụ tham gia rà phá bom mìn, vật nổ thuộc Dự án Việt Nam – Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả sau chiến tranh tại Phước Mỹ, Quy Nhơn, Bình Định.”
Lữ đoàn này “tham gia xây dựng các công trình chiến đấu tại Trung tâm huấn luyện Miếu Môn thuộc Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu,” trang web viết.
Về trung đoàn cảnh sát cơ độngE22, các báo chính thống viết đây là “đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung, đóng tại xã Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội)”
“Trung đoàn có tính cơ động cao, hình ảnh người lính cơ động E22 từ lâu có mặt ở khắp vùng, miền của Tổ quốc.”
Các chiến sĩ thuộc trung đoàn này “thành thạo về võ thuật, chiến thuật chiến đấu, chuyên giải cứu con tin, chống bắt cóc, khủng bố, họ là niềm tự hào của lực lượng công an cơ động”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51111716

‘Tiền hậu bất nhất’

trong lý do đưa quân đến Đồng Tâm của Bộ Công an

Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang khi phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí hôm 14/1/2020, cho biết, cảnh sát cơ động vào thôn Hoành lúc rạng sáng 9/1 để ‘kịp thời bảo vệ người dân’ trước lời đe dọa của nhóm chống đối.
Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, sở dĩ rạng sáng Công an Hà Nội đưa quân vào lập các chốt an ninh trong xã, vì theo kế hoạch, ngày 9/1, tường rào sẽ xây đến khu vực Đồng Sênh của xã Đồng Tâm. Tường rào này bắt đầu xây từ khu vực giáp ba xã của huyện Chương Mỹ, kéo dài tới xã Đồng Tâm.
Ông Quang dẫn nguồn tin từ Bộ Công an thông báo ‘khi đi đến làm nhiệm vụ cách cổng thôn Hoành khoảng 50 mét, cán bộ của chốt số 16 bị ném quả nổ, bom xăng và bị phi dao phóng lợn’. Khi bị cảnh sát truy đuổi, hơn 20 người chạy vào các căn nhà nằm sát nhau của Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Chức, ném chai xăng từ tầng 2-3 xuống dưới.
Đây là lần thứ 3 Bộ Công An đưa ra kịch bản khác nhau để nêu lý do đưa lực lượng cảnh sát cơ động, tấn công vào thôn Hoành, rạng sáng 9/1/2020.
Trả lời RFA hôm 14/1, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nhận định:
“Tôi gọi đó là khủng hoảng về truyền thông. Đó là bước khởi đầu để đảng cộng sản Việt Nam và bộ chính trị phải đối diện cuộc khủng hoảng toàn diện không tránh khỏi. Và có thể nói, cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện này là tồi tệ nhất trong suốt 45 năm qua, khởi phát từ Đồng Tâm.”
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, việc Bộ công an đã ra những phát ngôn như vừa nêu, là một cách tiền hậu bất nhất, điều đó phản ánh một điểm rất dễ thấy, đó là vì họ nói sai sự thật. Theo ông, một trong những nguyên tắc khi điều tra, đó là luôn luôn là sự thật, vì khi nói thật thì có nói 100 lần vẫn vậy, vì cốt lõi ở đây đó là nói láo, nên dẫn đến tình trạng tiền hậu bất nhất.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, dưới góc độ người dân cho rằng, việc chính quyền cố che đậy mọi thông tin, để độc quyền đưa tin về sự việc Đồng Tâm là không công bằng, và cũng vi phạm quyền được thông tin của người dân. Ông nói tiếp:
“Lẽ ra những chuyện như vậy nên để báo chí tham gia một cách hết sức bình thường, khi như vậy thì mỗi tờ báo sẽ đưa tin theo tin họ thu thập và theo đánh giá của họ, thì công chúng sẽ biết sự thật là như thế nào. Còn ở đây thì họ lại che đậy hết mọi thông tin, dẫn đến việc người dân rất hồ nghi tất cả thông tin của phía chính quyền đưa ra. So với thông tin ban đầu và thông tin hôm nay họ đưa ra, rõ ràng người dân họ thấy có sự chênh lệch thông tin. Dưới góc độ người dân thì tôi cho rằng, không thể chấp nhận một sự việc mà chính quyền độc quyền thông tin, theo hước đảm bảo việc làm của họ là chính đáng và hợp pháp, đẩy sự thất lợi về phía người dân Đồng Tâm, như vậy là không công bằng.”
Trước đó, vào ngày 10/1, trong thông báo đầu tiên trên cổng thông tin Bộ Công An, cơ quan này nói dân Đồng Tâm tấn công lực lượng chức năng khi đang xây tường rào sân bay Miếu Môn. Tuy nhiên, Bộ công an đã sai sót với cách lập luận này, vì việc xây tường rào lúc 4h sáng là không hợp lý và địa điểm đàn áp dân lại là ở thôn Hoành, cách tường rào sân bay lên đến 3km.
Anh Trịnh Bá Phương, một dân oan mất đất, người thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình Đồng Tâm, nhận định:
“Tôi thấy họ đưa một số thông tin, như lực lượng công an bảo vệ xây tường rào ở đất tranh chấp Đồng Tâm, lúc họ lại nói là đến tuần tra thì bị tấn công… họ dựng lên những kịch bản mà tôi thấy rất sai sự thật. Lúc khác thì họ lại nói đến để cưỡng chế, trong khi khu đất cưỡng chế cách nhà cụ Kình vài cây số. Cho nên đây thật sự là một cuộc đàn áp đẫm máu tấn công nhà cụ Kình, chứ không còn là cưỡng chế nữa. Họ rất mâu thuẫn lời nói.”
Đến ngày 12/1, qua nhiều kênh thông tin, cơ quan chức năng lại cho rằng dân Đồng Tâm phá tường rào sân bay Miếu Môn, sau đó chạy vào thôn Hoành. Kịch bản này ngay lập tức bị dư luận phát hiện là không thấy hiện trường vụ phá hoại tường rào. Ngoài ra, người dân Đồng Tâm xưa nay luôn ủng hộ quân đội xây tường rào này, vì tách bạch với khu đất 59 hecta đang tranh chấp.
Luật sư Đặng Đình Mạnh đưa ra ý kiến về mặt pháp lý:
“Về phương diện pháp lý thì một đồng nghiệp của tôi là luật sư Ngô Anh Tuấn, cũng là người trợ giúp pháp lý cho người dân Đồng Tâm, phát biểu rằng mà tôi muốn chia sẻ quan điểm của anh ấy, anh ấy cho rằng không có cơ sở pháp lý nào để đưa quân xuống khu vực Đồng Tâm. Vì nếu cưỡng chế thì phải có quyết định cưỡng chế, hay đưa quân bắt người thì phải có quyết định bắt người, hay khám xét nhà ở. Ngay cả ông trung tướng Quang cũng đã nhìn nhận, khi đưa quân xuống thì hoàn toàn không có lệnh bắt giữ người, không có lệnh khám xét nhà.”
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, trong khi việc lấn cấn giữa chính quyền và người dân là tranh chấp đất đai, thì giải quyết tranh chấp phải ở đất đai, vì thế việc kéo lực lượng vũ trang tới nhà dân, tức là khu vực không có tranh chấp, tự tiện xông vào với các đơn vị vũ trang có vũ khí, thì rõ ràng đây là hành vi trấn áp dân bất hợp pháp.
Trả lời RFA hôm 14/1, Luật sư Ngô Anh Tuấn, nói:
“Tôi cũng vừa đọc tin đó, tôi cũng hơi bất ngờ việc người ta đưa lý do (đưa quân xuống Đồng Tâm). Trong các vụ án thì cũng có trường hợp người ta đưa thông tin không đúng, để khỏi ảnh hưởng điều tra, tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi nghĩ đây là một cách chữa cháy.”
Cũng tại Hội nghị giao ban báo chí hôm 14/1/2020, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, trong nửa tiếng trấn áp, lực lượng chức năng tạm giữ hơn 30 người, thu 8 lựu đạn tại hiện trường, 38 chai bom xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, một khẩu súng bắn điện, một thanh kiếm, một búa. Ông Kình ném một quả lựu đạn nhưng không nổ, tay còn cầm một quả khác.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, nhận xét thêm:
“Họ đã không có một kế hoạch thống nhất, mặc dù đây phải gọi là mưu đồ để hãm hại dân Đồng Tâm. Bởi vì tôi tin rằng, khởi phát một cái việc quá lớn như vậy đối với một nhân vật như ông Lê Đình Kình thì Bộ chính trị chắc chắn phải lưu tâm. Điều này cho thấy Bộ chính trị không có sự thống nhất. Phản ánh việc bất nhất này, là ngay lập tức sau khi tấn công người dân tàn nhẫn và man rợ như vậy, ông Nguyễn Phú Trong đã ký ngay tặng thưởng huy chương chiến công hạng nhất. Tôi không tin rằng chuyện này do ông Trọng chủ động mà gần như là hình thức bù nhìn rồi, tức là nó phản ánh giai đoạn của thời phong kiến suy tàn. ”
Xin được nhắc lại, tranh chấp đất ở Đồng Tâm bùng nổ vào ngày 15/04/17, khi chính quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế đất tại đồng Sênh, ở thôn Hoành. Khi đó, người dân Đồng Tâm đã gây chấn động dư luận vì bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội.
Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây, chính quyền Hà Nội liên tục có những động thái mà theo người dân Đồng Tâm là toan tính cướp đất của dân như, công bố bản đồ Đồng Tâm không rõ nguồn gốc, bôi nhọ người lãnh đạo tinh thần của dân Đồng Tâm, đem quân đội xuống địa phương…
Gần nhất, vào chiều ngày 4/1/2020, cơ quan chức năng đã huy động một lực lượng quân đội cùng vũ khí, súng ống, thiết bị các loại, bao gồm cả vũ khí đàn áp bằng âm thanh có tên Long Range Acoustic Device (LRAD) đến xã Đồng Tâm.
Và cho đến lúc này, chắc nhiều người chưa hết bàng hoàng về vụ vào sáng sớm ngày 9/1, chính quyền Hà Nội đã huy động cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trấn áp, bắt giữ một số người dân bị cơ quan chức năng cho là chống đối.
Ông Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh tinh thần của người dân trong việc giữ đất Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát cơ động vào sáng sớm ngày 9/1/2020.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ministry-of-public-security-explained-the-reason-for-bringing-the-police-to-dong-tam-01142020133754.html

Vụ Đồng Tâm:

Các bên đều ‘vượt quá giới hạn’ về bạo lực

Đồng Tâm: ‘Nếu ứng xử như cũ, hình ảnh VN sẽ méo mó’
Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội chưa làm tròn trách nhiệm, vai trò trong sự việc ở Đồng Tâm diễn ra hôm 09/01/2020, một cựu Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam từng là thành viên của đoàn Đại biểu Thành phố Hà Nội khóa XII, nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Tư.
Các bên trong vụ tranh chấp, xung đột đều ‘vượt quá giới hạn’ khi sử dụng bạo lực dẫn đến kết cục ‘đáng tiếc’ và cứ tiếp cục cư xử như vậy sẽ làm hình ảnh của Việt Nam trở nên ‘méo mó’, vẫn theo vị cựu Đại biểu Quốc hội này.
“Chuyện ở Đồng Tâm là một câu chuyện rất là đau lòng, mà lẽ ra sẽ phải có một cách giải quyết khác, để cho không xảy ra việc đau lòng như vậy, cho cả hai bên, kể cả dân, kể cả chính quyền, công an,” Tiến sỹ Phạm Thị Loan nói với BBC hôm 15/01/2020 từ Việt Nam.
Trang cập nhật trực tuyến của BBC News Tiếng Việt về vụ Đồng Tâm
Đồng Tâm: Dư luận đặt câu hỏi về thông tin của Bộ Công an
Đồng Tâm: Đám tang ông Lê Đình Kình bị phong tỏa?
“Tôi thực sự là buồn, tại sao lại để xảy ra như thế thì là một người dân, cũng như là một người có trách nhiệm với đất nước, với nhân dân thì thực sự là rất là buồn và rất là đau lòng với cách giải quyết như vậy.”
Trước câu hỏi có vấn đề gì, hay câu hỏi nào đặt ra về mặt pháp lý, pháp luật hoặc công lý trong sự kiện Đồng Tâm xảy ra mới đây hay không, bà Phạm Thị Loan nói:
“Tôi không đi sâu, theo dõi sâu, nhưng mà về cơ bản tôi nghĩ rằng nếu nó là vấn đề gì về pháp lý, pháp luật, thì cũng phải có cách giải quyết cho nó ôn hòa, ổn thỏa.
“Còn như với cách như vừa rồi, nó dẫn đến rất nhiều chuyện bức xúc về sau. Thực ra nếu có căn cứ về pháp lý đầy đủ, thì các phía phải tâm phục, khẩu phục.
“Tôi nghĩ là nó có cái gì đó chưa ổn về mặt pháp lý, tôi nghĩ là có cái gì đó chưa được rõ ràng, chưa được minh bạch, chưa được ổn về pháp lý, cho nên nó dẫn đến câu chuyện như vậy.”
Vượt quá giới hạn?
Khi được hỏi, liệu trong toàn bộ sự việc diễn ra hôm 09/1, có ai, hay phía nào đã vượt quá giới hạn khi sử dụng bạo lực hay không, nữ cựu Đại Biểu Quốc Hội của Việt Nam nói:
“Tôi thấy là cả hai phía đều vượt quá, bởi vì cái thứ nhất là việc đưa hàng nghìn quân vào nhà dân, vào khu vực dân cư trong thời gian 4 giờ sáng như thế, nếu mà cách giải quyết như thế là không ổn.
“Cái thứ hai là đối với phía dân, mà lại có những việc mà sử dụng những hình thức chống đỡ theo cách đó, thì thực ra là cũng không hay.
“Cho nên việc này, theo cách nhìn của tôi thì cả hai phía đã đi quá giới hạn, dẫn đến kết cục rất là đau buồn như vậy.”
Trước câu hỏi, liệu người dân còn có lựa chọn nào khác nữa hay không, bà Phạm Thị Loan nói:
“Đi sâu vào chi tiết thì tôi không đi vào, nhưng nếu nó ôn hòa hơn thì sẽ tốt cho cả hai bên, còn tất nhiên là người ta (người dân) bị đặt vào tình huống, có thể người ta bức bách, đường cùng, người ta phải đưa cả thân mạng để người ta đánh đổi, thì cách đấy cũng là một cách quá giới hạn.”
“Cách đấy là một cách quá giới hạn cho cả hai phía. Nếu mà nó ôn hòa hơn, hoặc là cách đối đáp nhẹ nhàng hơn, hoặc là cũng kiên quyết, nhưng mà phải có một cách gì đấy đỡ gây ra chuyện hai bên đối xử với nhau như vậy.”
‘Thảm cảnh, thương tâm’
Về cái chết của ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, một trong những người thiệt mạng được biết cho đến nay trong cuộc bố ráp, tập kích của công an và chính quyền hôm 09/1 ở xã Đồng Tâm, cũng như có thể bình luận gì về những lời nhận tội được nhà nước công bố của các nghi can bị chính quyền bắt giữ liên quan sự việc, nữ cựu Đại biểu bình luận:
Đồng Tâm: ‘Bộ Chính trị và Quốc hội VN cần họp gấp’
Vai trò của tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm?
Đối với vai trò của Quốc hội, tôi thấy chưa mạnh và chưa làm tròn được vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ cho người dân và cũng như là giám sát những hoạt động của chính quyền. Tôi thấy chưa đủ mạnh và chưa tròn vai trong việc nàyTS. Phạm Thị Loan
“Tôi không cho đây là đường lối của Bộ Chính trị”
Cách ứng xử với Đồng Tâm là ‘sai lầm về chính sách’?
“Cái chết của ông Lê Đình Kình, theo như trên mạng xã hội đưa tin, thì rất là thương tâm, môt cụ già 84 tuổi mà rơi vào thảm cảnh như thế, thực sự tôi thấy rất là thương tâm, tôi cũng đã xem video mà người ta đưa trên mạng, tôi không thể tưởng tượng được nó lại xảy ra như vây.
“Và việc mà bây giờ hai bên nói, thì cái đó thực ra là một người dân, tôi cũng phải lắng nghe, nhưng mà tôi chưa thực sự tin bên nào cả, tôi chưa thực sự tin hoàn toàn, bởi vì những thông tin đưa ra còn rất là mập mờ.
“Còn đối với phía người dân, thì bây giờ người ta đang rơi vào một cảnh ngộ như vậy, kể cả những lời người ta thú nhận hay những lời người ta giải bày, thì cái thực sự là ở chỗ nào, cái mấu chốt, bản chất ở đâu, cái đấy còn phải có rất nhiều điểm cần phải soi sáng.
“Còn nếu cứ theo như truyền thông đưa ra mà để nói rằng hiện nay dân thú nhận như thế này, rồi tất cả đổ hết cho ông Kình thì tôi không tâm phục, khẩu phục. Còn những cái mà thông tin đưa ra chính thống, tôi cũng không tâm phục, khẩu phục. Đấy là ý kiển riêng của tôi như vậy.
Vai trò Quốc hội?
Trước câu hỏi về vai trò của Quốc hội Việt Nam, các đoàn Đại biểu Quốc hội có liên quan, trong vụ việc này đã được thực hiện đầy đủ và tích cực chưa, hay cần nên như thế nào, bà Phạm Thị Loan đáp:
“Đối với vai trò của Quốc hội, tôi thấy chưa mạnh và chưa làm tròn được vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ cho người dân và cũng như là giám sát những hoạt động của chính quyền. Tôi thấy chưa đủ mạnh và chưa tròn vai trong việc này.”
Về ý kiến cho rằng cần mở ra một cuộc điều tra độc lập với việc lập một ủy ban điều tra đặc biệt của Quốc hội về vụ việc, bà Loan bình luận:
“Theo tôi thì điều tra cứ điều tra thôi, nhưng trong tình huống này thì khó lắm, có điều tra thì nó cũng phải theo một đường lối nào đấy, mà đã theo đường lối, thì nhiều khi cũng khó để mà có thể quy kết được và khó để mà đi theo chính kiến của lẽ phải. Khó lắm!”
Về mô hình giải quyết xung đột và tranh chấp đất đai nói chung ở Việt Nam, mà vụ việc ở xã Đồng Tâm là một trường hợp, và về việc liệu mô hình này có cần thay đổi, cải thiện gì hay không, cựu Đại biểu Quốc hội nói:
“Mô hình giải quyết này, tôi thấy cũng không ổn. Mô hình giải quyết nếu như theo luật đất đai giải quyết rành mạch, rõ ràng, rồi vai trò để giải quyết các vấn đề trong xã hội rành mạch, thì phải giải quyết bằng cách khác.
Hình ảnh méo mó?
“Ví dụ như phải giải quyết bằng cách đưa ra tòa án chẳng hạn như thế, nó có thể giải quyết bằng tòa hoặc là bằng hình thức khác.
“Còn cách giải quyết bằng áp đặt của chính quyền đưa ra thì kể cả Quốc hội, hay kể cả chính quyền hay kể cả Thanh tra, thì rồi kết cục cũng như vậy thôi.”
Khi được hỏi hình ảnh của Việt Nam, nhà nước và chính quyền Việt Nam, trước con mắt quốc tế có thể ra sao nếu như vẫn duy trì mô hình giải quyết ‘đáng tiếc’ và ‘đáng buồn’ như vừa nói, bà Phạm Thị Loan đưa ra bình luận cuối cùng:
“Nếu cứ tiếp tục như thế thì người dân người ta sẽ mất lòng tin và nếu tiếp tục như thế, thì dẫn đến sự lo sợ của tất cả mọi người dân.
“Nếu như mà người ta rơi vào những hoàn cảnh như thế, thì người ta cũng không dám đấu tranh và người ta cũng không dám đi tới cùng.
“Cho nên dẫn đến những bức xúc cho người dân và dẫn đến những sự phẫn nộ của người dân, mà thực ra là sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội.
“Còn tất nhiên, nếu mà cứ cư xử như cách như thế, thì hình ảnh của đất nước cũng sẽ bị méo mó đi thôi,” cựu Đại Biểu Quốc Hội nói với BBC.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn Tròn Đặc Biệt của BBC News Tiếng Việt về biến cố Đồng Tâm 2020 với hàng triệu khán thính giả theo dõi tới nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51112771

Dân lập nhóm ‘Hành Động Vì Đồng Tâm’

để ‘mưu cầu sự thật’

Khánh An-VOA
Một nhóm các nhà báo, nhà hoạt động, nạn nhân mất đất… tại Việt Nam vừa công bố thành lập nhóm “Hành Động Vì Đồng Tâm” với mục tiêu thu thập, kiểm chứng và công bố các thông tin liên quan đến vụ đụng độ ở Đồng Tâm hôm 9/1. Hậu quả của vụ này là ít nhất 3 công an và 1 người làng Đồng Tâm thiệt mạng.
Một trong những người sáng lập nhóm, nhà báo-blogger Phạm Đoan Trang, nói với VOA rằng kể từ khi xảy ra vụ việc, toàn bộ thông tin đưa ra trước công luận đều chỉ xuất phát từ phía công an và điều này “vi phạm rất nhiều nguyên tắc báo chí”.
Bà nói: “Công an chiếm độc quyền cung cấp thông tin. Tất cả thông tin đều từ công an ra hết, thì đương nhiên nó không đảm bảo tính công bằng, trung thực, khách quan của báo chí. Hoàn toàn không có một chút nào công bằng, khách quan ở đây cả. Rất thiếu nhân văn. Vi phạm rất nhiều nguyên tắc của báo chí. Thế nên chúng tôi mong muốn có một nhóm để cung cấp thông tin chính thức từ phía những người không thể lên tiếng, là những người yếu thế trong cuộc chiến với hệ thống cả một guồng máy như thế này”.
Ngoài ra, trong thông báo thành lập, nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm cho biết nhóm sẽ hoạt động trên cơ sở trung tâm điều phối các hoạt động về thông tin của các bên liên quan, cả trong nước lẫn hải ngoại, trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy nhằm “mưu tìm sự thật và công lý cho tất cả các bên liên quan”, kể cả người dân làng lẫn nhân viên công lực.
Vụ việc ở Đồng Tâm diễn ra vào đêm khuya tới rạng sáng 9/1 khi lực lượng hàng trăm công an ập vào làng Đồng Tâm để “bảo vệ công trình từ xa” (tức việc xây dựng tường rào quanh sân bay Miếu Môn khi việc xây dựng chưa tiến hành đến khu vực này) vì “biết được nhóm quá khích chuẩn bị vũ khí để đốt trụ sở UBND xã Đồng Tâm”, theo lời Tướng Lương Tam Quang – Thứ trưởng Bộ Công an – thông tin cho báo chí ngày 14/1.
Theo thông tin từ người dân có liên lạc trực tiếp với người làng Đồng Tâm cung cấp cho VOA, cho đến nay, Đồng Tâm vẫn trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Các nhà báo độc lập hay người dân bên ngoài đều chưa thể tiếp cận trực tiếp với người dân làng.
Một số tổ chức quốc tế và các nhà hoạt động kêu gọi Việt Nam cho phép các cuộc điều tra độc lập được diễn ra trong bối cảnh xuất hiện quá nhiều thông tin mâu thuẫn giữa nguồn tin chính thức đưa ra từ Bộ Công an và thông tin từ phía người dân đưa lên mạng xã hội.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định với VOA rằng: “Chúng ta không biết chi tiết chuyện gì đã xảy ra ở đó. Cũng có thể là người dân ở Đồng Tâm đã tấn công bạo lực và nếu là như vậy thì chúng tôi cũng lên án chuyện đó. Nhưng thực tế cho thấy là người dân làng đã bị dồn vào đường cùng và họ không có lựa chọn nào khác. Đây mới là vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần phải trả lời”.
“Để xảy ra đối đầu như thế là một thất bại của chính quyền Việt Nam”, Phó giám đốc HRW nói với VOAvì theo ông,“luôn luôn có cách để thương lượng một cách ôn hòa” và chính quyền “không nên để bất cứ người nào thiệt mạng chỉ vì tranh chấp đất đai”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết, chỉ một ngày sau khi thành lập, nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm đã nhận được rất nhiều ủng hộ từ người dân. Từ những nguồn tin trực tiếp và “hàng kilogam tài liệu” mà người dân làng cung cấp.
Nhà báo này cho biết nhóm sẽ công bố bản báo cáo đầu tiên về vụ này vào ngày mai (16/1).
“Thông tin mà chúng tôi thiếu nhất là thông tin từ phía chính quyền, từ phía công an. Không bao giờ những người làm báo cáo hay nghiên cứu độc lập ở Việt Nam có thể có đầy đủ thông tin từ phía chính quyền, nhất là phía công an cả. Nói chung, chúng ta rất khó biết họ đang làm gì, họ mưu tính gì và họ định làm gì tiếp theo”.
Ngoài việc kêu gọi tham gia, gửi thông tin, nhóm còn kêu gọi các thành viên tham gia bảo vệ các nhân chứng còn sống sót và chưa bị bắt, cũng như đóng góp sáng kiến để bảo vệ các nạn nhân và đòi công lý cho họ.
https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%A2n-l%E1%BA%ADp-nh%C3%B3m-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-v%C3%AC-%C4%91%E1%BB%93ng-t%C3%A2m-%C4%91%E1%BB%83-m%C6%B0u-c%E1%BA%A7u-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt-/5246663.html

Đồng Tâm: Khi nào có thể tin được chính quyền?

Nguyễn Hùng
Cuộc tấn công vào Đồng Tâm được thực hiện vào lúc đêm hôm, internet bị cắt, điện thoại bị phá sóng và các quan sát viên độc lập trong đó có các luật sư của dân Đồng Tâm bị cấm vào làng.
Hiển nhiên chính quyền đã cố tình dựng lên bức tường ngăn thông tin khách quan lọt ra bên ngoài. Vậy khi nào chúng ta có thể tin vào những gì chính quyền nói?
Câu trả lời là chúng ta không thể nào tin vào những gì họ nói mà chỉ có thể tin khi có những hình ảnh và video quay lại những gì họ đã làm. Đó là những video phải còn nguyên các dữ liệu về ngày tháng, máy quay nào được sử dụng và những góc quay khác nhau của cùng một sự kiện. Để kiểm chứng ảnh, người ta chỉ việc tải lên trang http://fotoforensics.com/ và lấy thông tin kỹ thuật của ảnh. Đối với video, công cụ mang tên InVID - http://bit.ly/kiem_tra_video - sẽ giúp xác định địa điểm, ngày giờ quay video nếu người ta chưa xoá những thông tin đó đi. Những ảnh không có ngày giờ và địa điểm đều khó có thể kiểm chứng dù không phải là không thể.
Hơn nữa, do chính quyền đã chọn tiến hành cuộc bố ráp vào ban đêm, các hình ảnh quay được, nếu họ có quay, sẽ khó rõ ràng ngoại trừ họ dùng camera đặc biệt.
Cho tới khi có những hình ảnh thu từ những góc độ khác nhau mà chúng ta có thể kiểm chứng, tất cả những gì chính quyền đưa ra chỉ là lời bao biện cho một cuộc tấn công tàn ác nhưng được thực hiện kém cỏi tới mức có ba quân chính phủ thiệt mạng. Ngay cả chi tiết ba cảnh sát thiệt mạng cũng vẫn cần phải có hình ảnh động xác thực mới có thể chứng minh hoàn cảnh họ qua đời.
Trong thời đại 4.0 mà chính quyền Hà Nội đang muốn tận dụng triệt để các lợi thế, việc ghi lại các hình ảnh của cuộc tấn công là chuyện rất dễ dàng. Cũng không loại trừ trường hợp họ đã có những thước phim đó nhưng không thể sử dụng công khai vì chúng bất lợi cho chính quyền.
Tương tự, những lời khai của các thành viên gia đình đảng viên xấu số Lê Đình Kình mà VTV đưa đều vô giá trị. Chỉ có các video quay lại hành động họ làm mới có thể làm bằng chứng.
Các tù nhân Việt Nam từng khai bị cảnh sát đánh đập dã man, thậm chí gí cả roi điện vào dương vật rồi treo ngược họ lên đánh. Để bảo toàn tính mạng, người ta sẽ cứ đọc những gì công an viết sẵn để rồi ra toà sẽ phản cung. Có những người nhận tội giết người trong quá trình điều tra và bị ở tù nhiều năm như ông Nguyễn Thanh Chấn dù có phản cung về sau này. Nhiều trường hợp được cho là “tự tử” ngay trong quá trình tạm giam, có những trường hợp còn được cho là tự đút tay vào ổ điện để tự sát.
Chuyện những người bị bắt ở Đồng Tâm có gương mặt thâm tím khi lên truyền hình cũng có thể là sự cố tình của phía công an và những người làm tuyên giáo hòng làm hả dạ bộ phận dân chúng bực tức vì chính quyền kém cỏi khi để ba cảnh sát thiệt mạng.
Những người làm tuyên giáo cũng dùng tiểu xảo để đánh lừa dư luận một cách tinh vi. Chẳng hạn họ dùng một đoạn video mà người dân kể lại kế hoạch bảo vệ Đồng Tâm hồi năm 2017 để nói rằng đó là âm mưu họ sẽ thực hiện trong năm 2020.
Đoạn từ giây thứ 44 trong video của VTV1 có tại đường dẫn này - http://bit.ly/vtv_tieu_xao - chính là đoạn phỏng vấn ông Bùi Viết Hiểu đã có trên YouTube ở 52’36’’- http://bit.ly/dong_tam_2017 - nhân kỷ niệm hai năm diễn biến ông Lê Đình Kình vô cớ bị đánh gãy chân khiến dân làng bắt giữ một nhóm cảnh sát. Ông Hiểu, người là cánh tay phải của ông Lê Đình Kình, được cho là hiện vẫn đang nằm tại Bệnh viện Quân y 103 nhưng gia đình không được phép vào thăm. Trong lần ông Kình bị đánh què chân, ông Hiểu cũng bị bắt dẫn ra xe công an nhưng vùng chạy thoát.
Để hình dung ra đôi chút cách lực lượng cảnh sát cơ động đối xử với ông Lê Đình Kình ra sao vào lúc mờ tối ngày 9/1, hãy nghe chính ông kể lại lần đầu họ tẩn ông hồi tháng 4/2017 sau khi lừa ông ra khỏi làng:
“Khi đến đấy một cái là một anh cảnh sát cơ động nhưng họ toàn mặc quần bò áo thun đen…, một anh nhảy xuống, đứng vào cái góc tường ở đấy và nổ hai băng đạn chỉ thiên và ngay lúc đó là Trần Thanh Tùng đá tôi một cái, Trần Thanh Tùng đứng đằng sau tôi, mà Trần Thanh Tùng là về công tác tại xã Đồng Tâm này nhiều lần rồi, mà ngay hôm đấy và cách đấy mấy hôm vẫn gặp tôi, vẫn cứ làm việc.
“Đá tôi một cái tung tên và trôi một mét rưỡi. Cái đá của một công an mà họ đang sung sức thì có thể nói nó là một cái đá mà mục đích là tiêu diệt mình cho nên một cái đá họ không thương tiếc. Thì tôi tung lên một cái rồi ngã ngửa, đập đầu xuống đường bê tông nhưng mà hôm ấy tôi đội mũ bảo hiểm. Nếu không đội mũ bảo hiểm thì hôm ấy có thể vỡ đầu ngay tại chỗ ấy, và chết ngay tại chỗ ấy.
“Thế sau đó là ba anh cảnh sát, thì một anh tức là nó nổ chỉ thiên để nó nhảy lên sau, còn hai anh nó ẩn cái đít xe lên thì mỗi anh đứng một bên nó cầm một chân một tay tôi nó tung lên như một con vật, tung lên xe…
“Khi lên, thì tôi biết là gãy chân tôi rồi, thì tôi xin lỗi tôi chửi một câu “ĐCM chúng mày, chúng mày đá gãy chân bố mày rồi” thế thì lập tức lấy tay, còng tay số tám tôi và lấy giẻ đút nút chặt vào mồm tôi và lấy một mũ len ba lỗ kéo kín mít thế này.”
Lần này ông Lê Đình Kình, vẫn còn là đảng viên vào rạng sáng ngày 9/1, đã bị những viên đạn găm thẳng vào người. Ông cũng không còn có thể mô tả lại được họ đã giết ông ra sao và tất cả những nhân chứng đang nằm trong tay của những người giết ông. Sự thật về những gì diễn ra sáng hôm đó có thể sẽ không bao giờ được biết tới vì không loại trừ khả năng những người chứng kiến sẽ bị kết án tử hình.
https://www.voatiengviet.com/a/le-dinh-kinh-viettel-dong-tam/5246682.html

Đồng Tâm: Tổ chức ‘học tập’ nhưng để sót… anh hùng

Trân Văn
Bộ Công an Việt Nam vừa “trang trọng phát động trong toàn lực lượng Công an nhân dân phong trào học tập tấm gương dũng cảm hy sinh của Đại tá – liệt sĩ Nguyễn Huy Thịnh, Đại úy – liệt sĩ Phạm Công Huy, Thượng úy – liệt sĩ Dương Đức Hoàng Quân vì kỷ cương phép nước, vì bình yên cuộc sống của nhân dân đã anh dũng hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” (1).
“Phong trào học tập tấm gương dũng cảm hy sinh” được phát động cùng lúc với việc một Trung tướng là Thứ trưởng Bộ Công an, khai báo lại với công chúng, cả ba liệt sĩ tử nạn do rớt xuống “hố kỹ thuật sâu bốn mét” khi công an nhân dân đột kích vào tư gia cụ Lê Đình Kình lúc rạng sáng 9 tháng 1.
Do phản ứng dữ dội của công chúng, từ khi phát lệnh tấn công đến nay, Bộ Công an đã nhiều lần phải thay đổi “lời khai”. Song “lời khai” nào cũng có nhiều điểm phi lý, không thể che đậy được sự càn rỡ của lực lượng bảo vệ – thi hành pháp luật và Bộ Công an càng tỏ ra “thành khẩn” thì càng bộc lộ nhiều điểm đáng ngờ, nên công chúng vẫn tiếp tục “tra khảo” hệ thống công quyền bằng vô số thắc mắc.
Cứ quan sát mạng xã hội, các diễn đàn điện tử và những website Việt ngữ, dẫu vô tâm cũng có thể nhận ra ngay lập tức, công chúng nghĩ gì về công an Việt Nam, muốn gì trong điều tra về cuộc tấn công vào làng Hoành? Chắc chắn những thông tin, nhận định ấy tác động rất mạnh mẽ đến nhận thức và sẽ chi phối hành động của cán bộ, chiến sĩ công an khi “thi hành công vụ” trong tương lai.
Do vậy, có thể hiểu tại sao Bộ Công an Việt Nam “trang trọng phát động” việc “học tập tấm gương dũng cảm hy sinh” của ba sĩ quan công an đã tử nạn khi tấn công vào thôn Hoành “trong toàn lực lượng Công an nhân dân”! Tuy nhiên với những gì đã xảy ra, đặc biệt là khi nhân tâm, dân ý như đã thấy, chẳng ai dám khẳng định nỗ lực này có thể giúp “phát huy truyền thống anh hùng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân” hay không?
***
Cứ cho là Bộ Công an thành thật khi khai báo về cuộc bao vây xã Đồng Tâm, tấn công vào thôn Hoành… Cứ cho là quan điểm về “chiến công” của công an nhân dân nói riêng, lực lượng vũ trang của Việt Nam nói chung, tuy khác hẳn thiên hạ nhưng vẫn hết sức đúng đắn, thành ra ba sĩ quan công an đã tử nạn do “rơi” xuống “hố kỹ thuật sâu bốn mét”, thật sự xứng đáng với “Huân chương Chiến công Hạng Nhất”…
Cứ cho là dù có đến ba sĩ quan công an cùng tử nạn trong cuộc đột kích vào một khu dân cư mà “kẻ thù” chỉ vũ trang bằng những vũ khí thô sơ như Bộ Công an đã trưng bày dưới dạng “chiến lợi phẩm, song kế hoạch tác chiến, khả năng chỉ huy thực hiện kế hoạch vẫn “hoàn hảo” (nói theo kiểu “Công an nhân dân” là có thể viết thành “sách”) và không cần tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, truy cứu trách nhiệm vì để xảy ra tử thương…
Thì nỗ lực xiển dương chính mình của Bộ Công an vẫn còn có… sơ sót đáng kể!
Ai hoặc những ai đã vượt qua được… “hố kỹ thuật sâu bốn mét”, lọt vào tư gia “đối tượng Lê Đình Kình” đập gãy chân, bắn xuyên tim, vô hiệu hóa “đối tượng” 84 tuổi và tàn tật này? Ai hoặc những ai vừa “dũng cảm” xông đến, vừa “khéo léo” gỡ được trái lựu đạn mà theo hình ảnh Bộ Công an từng công bố về “chiến lợi phẩm”, rõ ràng đã bị rút chốt, cần bẩy có thể bật ra bất kỳ lúc nào rồi phát nổ (2)?
So với ba sĩ quan công an đã “anh dũng hy sinh”, đã được tặng “Huân chương Chiến công Hạng Nhất”, giờ đang được Bộ Công an xem là những “tấm gương” để “toàn bộ lực lượng Công an nhân dân học tập”, rõ ràng những cá nhân trực tiếp “tiêu diệt” cụ Lê Đình Kình xứng đáng hơn nhiều cả về… kỹ năng tác chiến, lẫn sự… dũng cảm và hiệu quả khi “làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại thôn Hoành”.
Tại sao Bộ Công an lại phớt lờ, không những không tặng gì cho cá nhân hoặc những cá nhân này mà còn không tổ chức cho “toàn bộ lực lượng Công an nhân dân học tập”?
***
Nhìn một cách tổng quát, “Phong trào học tập tấm gương dũng cảm hy sinh” của ba sĩ quan công an tử nạn khi tấn công vào thôn Hoành mà Bộ Công an vừa “trang trọng phát động” chính là một… cú hích, buộc công chúng phải chú ý, thúc họ chất vấn mạnh mẽ hơn: Tại sao lại giết cụ Kình? Tại sao không điều tra và trả lời một cách rạch ròi, “tiêu diệt” cụ Kình là chính đáng hay lạm sát để răn đe?
Ông Trần Hữu Dũng, người tổ chức và điều hành websites viet-studies.net (chuyên lựa chọn, giới thiệu những thông tin, ý kiến đáng chú ý đến Việt Nam) đã dẫn tin “Phát động phong trào học tập tấm gương anh dũng hy sinh của 03 cán bộ, chiến sỹ trong quá trình làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm” từ trang web của Bộ Công an, kèm thắc mắc như một tiếng thở dài: Bạn không tin vào mắt mình ư? Bạn vẫn tưởng sự độc ác và ngu xuẩn là có đáy?
Chắc chắn ông Dũng không đơn độc, có nhiều người cũng thắc mắc và thở dài như thế nhưng chẳng lẽ lại tiếp tục thắc mắc và thở dài rồi… thôi?
Chú thích
(1) http://www.bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/phat-dong-phong-trao-hoc-tap-tam-guong-anh-dung-hy-sinh-cua-03-can-bo-chien-sy-trong-qua-trinh-lam-nhiem-vu-tai-xa-dong-tam-d17-t27147.html
(2) https://baovephapluat.vn/cong-to-kiem-sat-tu-phap/khoi-to/vu-gay-roi-o-dong-tam-gia-han-tam-giu-nhieu-doi-tuong-81396.html
https://www.voatiengviet.com/a/dong-tam-to-chuc-hoc-tap-guong-anh-hung/5246696.html

Tin trong nước

TBT Nguyễn Phú Trọng: Gang thép Thái Nguyên

là 1 trong 10 đại án sẽ xét xử trong năm 2020

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 15/1 cho biết trong năm 2020, Việt Nam sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án kinh tế lớn được dư luận quan tâm trong đó có vụ án tại Nhà máy Gang thép Thái Nguyên. Các vụ án này đều liên quan đến những quan chức cấp cao từ thành phố đến Trung ương, trong đó vụ Nhà máy Gang thép Thái Nguyên có liên quan đến Bí thư Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa ra thông tin này tại phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo tại Hà Nội.
Trước đó, vào ngày 10/1, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải vì đã “có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II” thời kỳ ông làm Phó thủ tướng. Dự án TISCO II là dự án mở rộng sản xuất ở Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định năm 2019 và từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng đến nay, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm.
Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 (2016) đến nay, đã có hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị thi hành kỷ luật, trong đó có 21 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (bao gồm 2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Theo báo cáo tại phiên họp, thời gian qua, Việt Nam đã thu hồi được số tiền hơn 35.000 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng và kinh tế. Riêng các vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo quản lý đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị gần 24.000 tỷ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-phu-trong-says-10-big-corruption-cases-to-be-tried-in-2020-01152020080235.html

TBT Nguyễn Phú Trọng quyết xử vụ đất Sabeco,

đường Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thông báo danh sách 10 vụ án “nghiêm trọng, phức tạp” cần đưa ra xử sơ thẩm năm 2020.
VN: Tham nhũng giảm nhờ CT Nguyễn Phú Trọng?
Ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải ‘chờ mức kỷ luật Đảng’
Đồng Tâm: Bộ Công an nói gì khi đưa quân vào thôn Hoành
Ông Trọng, trong tư cách trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, chủ trì cuộc họp ở Hà Nội ngày 15/1.
Ban chỉ đạo này nói trong năm 2020, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc; truy tố 23 vụ án; xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 07 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
10 vụ án ‘phức tạp’
10 vụ án “nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm” được yêu cầu đưa ra xử sơ thẩm.
(1)Vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Tổng Công ty bia rượu nước giải khát (Sabeco), quận 1, TP Hồ Chí Minh;
(2) Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí, liên quan đến dự án số nhà 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh;
(3) Vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải quân liên quan đến nhà số 7-9 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP Hồ Chí Minh;
(4) Vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, xảy ra tại Hội sở chính BIDV và Chi nhánh Hà Thành, Chi nhánh Hà Tĩnh và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Trung Dũng;
(5) Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) trong Dự án xây dựng nhà máy Ethanol Phú Thọ;
(6) Vụ án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan;
(7) Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên;
(8) Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, tham ô tài sản, xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn;
(9) Vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam (Sacombank)”;
(10) Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Vụ án liên quan Sabeco
Tháng 11 năm 2018, Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn.
Khi đó, công an khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 5 bị can:
Nguyễn Hữu Tín (SN 1957, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, trú tại phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Đào Anh Kiệt (SN 1957, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, trú tại phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh).
Trương Văn Út (SN 1970, Phó Trưởng Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, trú tại phường 7, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh).
Lê Văn Thanh (SN 1962, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh, trú tại phường 4, quận 3, TP Hồ Chí Minh).
Nguyễn Thanh Chương (SN 1974, Trưởng phòng Đô thị, Văn Phòng UBND TP Hồ Chí Minh, trú tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh).
Cần lưu ý, hồi tháng 9/2018, ông Tín, ông Kiệt, ông Thanh và ông Chương đã bị khởi tố trong một vụ án khác liên quan đến những sai phạm của doanh nhân Phan Văn Anh Vũ với tội danh ” Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Cuộc điều tra Sabeco liên quan khu đất số 2 – 4 – 6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Tổng Công ty Sabeco).
Đến ngày 19/11, cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hữu Tín (61 tuổi, nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM) để điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ngoài ra cũng bị bắt tạm giam có ông Đào Anh Kiệt (61 tuổi, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM) và ông Trương Văn Út (phó phòng quản lý đất đai Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM) để điều tra về cùng tội danh trên.
Tuy nhiên, khi đó, ba người này bị bắt là vì những sai phạm xảy ra tại dự án số 15 Thi Sách, quận 1, TP.HCM liên quan đến Phan Văn Anh Vũ.
Dự án 2 – 4 – 6 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh có diện tích hơn 6.000 m2 hiện do tư nhân nắm giữ hoàn toàn, thay vì ban đầu thuộc về Sabeco (lúc chưa bán 53,59% vốn điều lệ cho cổ đông Thái Lan).
Trước đó Bộ Tài chính có văn bản cho phép Sabeco được sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng để xây dựng trụ sở văn phòng tổng công ty và trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng.
Tuy nhiên, tháng 6/2015, phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín ký quyết định chấp thuận cho Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl thuê đất 50 năm trả tiền một lần để xây dựng dự án.
Theo quy định, nếu Sabeco không có nhu cầu sử dụng lô đất này, thì UBND TP.HCM phải giao đất qua đấu giá quyền sử dụng đất chứ không được tự ý giao chỉ định cho Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl.
Quyết định giao đất của ông Tín dựa trên tờ trình của giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường thời điểm đó là ông Đào Anh Kiệt.
Lập công ty
Năm 2015, để thực hiện dự án, Sabeco cùng một số doanh nghiệp khác, lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Pearl.
4 cổ đông sáng lập ban đầu của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Pearl gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An (sở hữu 25,5%) và Công ty Cổ phần Đầu tư Mê Linh (25,5%), Công ty Cổ phần Attland (23%) và Sabeco (26%).
Theo phương án thoái vốn được thông qua ngày 30/5/2016, Hội đồng quản trị Sabeco đã thông qua việc bán toàn bộ vốn đầu tư của doanh nghiệp này tại Sabeco Pearl bằng hình thức bán đấu giá cạnh tranh cho các cổ đông sáng lập còn lại.
Sabeco thanh lý toàn bộ cổ phần sở hữu trong Sabeco Pearl cho Attland trong năm 2016.
Sau đấu giá, Attland đã nắm 49% cổ phần tại Sài Gòn Pearl, 51% còn lại được chia đều cho 2 thành viên sáng lập còn lại.
Vào tháng 10/2016, Sabeco Pearl đã đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh.
Lúc này, ông Nguyễn Như Pho làm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh, thay cho ông Bùi Cao Nhật Quân của Novaland.
Nhưng một tháng sau, ông Như Pho bị thay bởi ông Ngô Văn An, sinh năm 1977.
Theo báo chí Việt Nam, ông Ngô Văn An còn đứng tên của hàng loạt doanh nghiệp nghìn tỷ khác như Công ty cổ phần Đầu tư Mê Linh Square; Công ty cổ phần đầu tư Trade Wind; Công ty cổ phần Đầu tư Golden Hill; Công ty TNHH quản lý tài sản & BĐS Alpha King; Công ty cổ phần quản lý phát triển dự án Đông Sài Gòn.
Theo tờ Tiền Phong, hiện nay vốn điều lệ của Công ty cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh, gồm ông Ngô Văn An (chiếm 98,53% vốn điều lệ), ông Trần Quang Huy (0,49%) và bà Nghiêm Thị Hương (0,98% vốn điều lệ).
Được biết cho tới hiện nay, khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TPHCM rộng 6.000 m2 vẫn bị bỏ hoang.
Khởi tố thêm bị can
Ngày 27/8/2019, Bộ Công an khởi tố bổ sung đối với ông Nguyễn Quang Minh, nguyên Trưởng phòng Hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM; ông Lâm Nguyên Khôi, nguyên Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM và bà Nguyễn Lan Châu, chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Các bị can này bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, được quy định tại Điều 219 Bộ Luật Hình sự 2015, xảy ra tại Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51063281

Cấp phép khai thác cát tràn lan-Dân cầu cứu Thủ tướng

Tháng 09/2011 – UBND huyện An Phú cấp phép cho DN khai thác cát để bán
Theo đơn thư được người dân thu thập được cung cấp cho chúng tôi thì vào ngày 5/ 9/2011, một doanh nghiệp (DN) địa phương đã gửi đơn đến UNBD huyện An Phú và phòng Tài nguyên môi trường xin phép được ‘nạo vét thông luồng sông Hậu, huyện An Phú’.
Đến ngày 10 tháng 10 năm 2011, UBND huyện An Phú ký cấp phép cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là Ngọc Như Ý (NNY) khai thác cát trên sông Hậu, đoạn thuộc xã Vĩnh Trường với chiều dài khu vực khai thác là 1,1 km. Khối lượng cấp phép khai thác là Hai trăm sáu lăm ngàn không trăm mười bốn mét khối.
Sau khi Ngọc Như Ý bắt tay vào khai thác cát, người dân xã Vĩnh Trường đã lên tiếng phản đối kịch liệt hoạt động này với địa phương vì họ cho rằng, NNY khai thác khiến tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đầu tháng 12 -2019 vừa qua, Ông Lý Văn Mong, phản ánh sự việc với chúng tôi:
Tôi  với ông Lê Ngọc Bé thưa từ năm 2012 cho đến 2019 đến nay về vụ án sạt lở bờ sông. Chánh quyền tổ chức lấy cát mà nhà nước không hay biết, thành ra tới nay không xử lý. Đất trên cồn của người ta lở quá nhiều luôn. Tính ra là 4-5 công đất luôn. Mà thực tế khi thưa thì ông chủ tịch UBND Huyện An Phú này thời của ông Lâm Minh Giang là ổng cấp phép cho khai thác mà UBND Tỉnh không đồng ý. Mà thời gian đó UBND tỉnh rút giấy phép toàn bộ hết. Mà nguyên đoạn sông này 4 chiếc xáng luôn cả xà lan múc lấy ầm ì từ đoạn một cây số xuống tới bến đò đó, lấy ở khu vực này quá lâu thành ra hiện nay khu vực này bị sạt lở chứ không phải do nơi dòng chảy gì hết. Do lấy cát sạt lở.
Ông Mong cũng cho biết thêm, trước tình hình sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của gia đình ông và các hộ dân xung quanh nên ngày 24 tháng 10 năm 2011, ông và ông Lê Ngọc Bé đã phản ánh lên sở Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang.
Sở cuối cùng cũng có kết luận việc cấp phép của UBND huyện An Phú là sai vì thực tế Ngọc Như Ý (NNY) khai thác cát và đem đi nơi khác tiêu thụ, đã vậy công ty này không thực hiện nghĩa vụ thuế tại địa phương.
Tháng 11/2011 – UBND huyện An Phú cho khai thác thêm 10,000 m3
Ngày 31/10/2011, UBND huyện An Phú đã buộc phải xử phạt doanh nghiệp NNY và thu hồi giấy phép khai thác cát của DN này.
Tuy nhiên chưa đầy 1 tháng sau, đến ngày 14/11/2011, Phó chủ tịch UBND huyện An Phú lúc bấy giờ là ông Lữ Cẩm Khường lại cấp phép cho hai doanh nghiệp là NNY và DN Thu Hiền được khai thác cát với số lượng là 10,000m3 (Mười ngàn mét khối) mà mục đích theo ông Khường cho biết là để trả lại số cát từng mượn của khu dân cư Phú Hội chống lũ và bảo vệ sản xuất.
Đoạn sông Hậu, xã Vĩnh Trường, trước mặt nhà ông Mong tiếp tục bị 2 DN khác vào khai thác cát.
Do tận thu cát tại khu vực sông Hậu nên lòng sông đã sâu quá mức nên sạt lở là điều không thể tránh khỏi, ông Mong chia sẻ:
Khi mấy ông khai thác từ mười mấy thước đó nó mới sụp, nó sụp tiêu cái bờ nãy luôn.
Ngay cả lực lượng công an cũng tiếp tay bảo vệ doanh nghiệp khai thác cát, ông phân trần:
Không phải do cái dòng chảy mà nó sạt lở. Do nơi doanh nghiệp khai thác. Khi doanh nghiệp lên người ta không đồng ý ký cho khai thác, ra bao nhiêu công an bắt hết bấy nhiêu. Không cho người nào ra ngoài xán hết. Công an chặn, chạy bo bo chặn người dân, kè vô bờ hết, không cho đụng tới xán đó để cho doanh nghiệp khai thác.
Theo các chứng cứ ông Mong cung cấp thì ông cho rằng, 10 ngàn mét khối cát được phép khai thát để trả lại cho dân đã được 2 DN trên đem bán bên Campuchia.
Những cái lời của Phó chủ tịch huyện là xin số cát của ủy ban tỉnh cho phép là bên Vĩnh Trường Đa Phước, 10 ngàn khối cát trả lại cho những khu dân cư mà mượn để mà đắp mấy cái chỗ nước lên tràn đó. Mấy ổng nói như vậy để có cái cớ lấy thôi, chứ thực chất không có trả vào đâu hết trơn. Lấy số cát đó đem qua Miên bán. Chính chúng tôi theo dõi tới bên Miên luôn. Đem xà lan tới bên Miên bán.
Phát hiện ra sự việc mờ ám, hai ông đến trạm cảnh sát đường thủy Châu Đốc báo để họ xử lý và đến khu dân cư Phú Hội để xác minh. Theo lời ông Mong thì người dân ở đây đã lập biên bản xác nhận rằng họ chưa hề mượn cũng không hề nhận được 10 ngàn khối cát trả nào.
Dân khiếu nại, chính quyền không xử lý rõ ràng
Quá trình kiến nghị và khiếu nại của người dân Vĩnh Trường bắt đầu từ năm 2012 kéo dài cho đến năm 2015.
Đỉnh điểm của bức xúc là ngày 08 tháng 05 năm 2015, 65 hộ dân với đại diện là ông Mong và ông Bé, đã gửi đơn kiến nghị lên UBND Tỉnh An Giang nhưng mặc kệ các công văn của văn phòng chính phủ, tỉnh An Giang vẫn chưa chịu trả lời rõ và giải quyết thiệt hại cho người dân.
Ông Bé nói:
Huyện An Phú này có nhiều điểm sạt lở, ảnh hưởng sạt lở do vấn đề lấy cát. Do lấy cát mà sạt lở không à. Chỗ nào không lấy cát thì đâu có sạt lở. Từ chỗ đó người dân quá bức xúc rồi thưa trình báo lên cấp trên, cấp trên không giải quyết gì hết trơn.
Thậm chí ông Mong vì tố cáo tiêu cực và sai phạm không được chính quyền địa phương hỗ trợ mà còn bị trưởng công an xã hành hung.
Tui báo trưởng công an là nó tổ chức đánh tui tại phòng công an luôn. Nó dí mình như con gà vậy đó. Lấy điện thoại tui nó liệng bỏ không cho mình điện ai hết trơn. Ông Trần Hữu Duyên, một trong những người đồng đơn khiếu kiện nói thêm:
Quýnh ổng tại trong đó luôn. Cái này là có tổ chức đánh, người dân nào dám vô phòng công an mà dám đánh cái người công an không?
Ông Mong và ông Duyên còn cho biết thêm, họ miệt mài đến văn phòng tiếp dân các cấp xin gặp lãnh đạo để hỏi về kết quả xử lý:
Ông Dương Bình Thạnh là chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tui đăng ký từ 2012 đến 2017 không biết bao nhiêu lần, người tiếp dân của UBND tỉnh ghi lại không biết bao nhiêu lần xin đăng ký gặp ổng trình báo vấn đề khai thác cát trái phép trên này mà ổng hoàn toàn không tiếp. Luôn cả ông giám đốc Trần Văn Đức luôn, là giám đốc sở Tài nguyên môi trường cũng có ngày tiếp dân của ổng nhưng đăng ký ổng cũng không tiếp luôn. […] Một tháng tui đi 3,4 lần dưới tỉnh An Giang luôn, đi về một trăm mấy chục cây số, một tháng đi 3 lần 4 lần; mà đi cả 5-6 năm trời mà chẳng có thấy giải quyết vấn đề.
Nhiều khi đăng ký thì la mấy ổng đi công tác, không gặp mặt, thì giờ nói để chuyển lời vậy thôi. Chứ còn tui đi 1,2 lần không lần nào gặp mặt
Người dân kêu cứu đến Thủ tướng
Bây giờ chúng tôi chỉ mong ước có một điều, là thủ tướng chính phủ, Quốc hội, Thanh tra Chính phủ thay thế đèn trời để làm ra cái vụ án này. Để làm sáng tỏ cho người dân được nhờ. Chứ trong số phần đất mất đây tính ra tám-chín ngàn mét vuông, phần của tui không là trên ba ngàn mét vuông. Còn bao nhiêu anh em khác nữa.
Cũng muốn có đôi lời gửi đến văn phòng chính phủ, các sở các bạn nghành, tòa soạn báo xem xét lại vụ việc có biện pháp xử lý đúng người đúng tội đúng theo pháp luật để cho người dân hưởng lại cái khoản đất sạt lở, để bồi thường lại cho người dân.
Sự vụ xảy ra từ năm 2011 đến nay, sạt lở cực kỳ nghiêm trọng không chỉ ở Vĩnh Trường mà còn bên Châu Phong, và nhiều nơi khác ở An Giang nhưng xem ra người dân có kiện hay phản đối thì mặc kệ, chính quyền thích thì cấp phép cho doanh nghiệp khai thác; nếu không cấp phép thì doanh nghiệp khai thác lậu. Cuối cùng thiệt hại cũng chỉ mình người dân lãnh đủ. Đến bao giờ, chính quyền mới chịu khắc phục hậu quả thiệt hại cho người dân?
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/illegal-sand-exploitation-in-Mekong-people-need-PM-help-01152020095755.html

Có quá trễ để chính phủ và đảng được “gần dân”?

Thanh Trúc, RFA
Ông Nguyễn Minh Triết, nguyên chủ tịch nước, hôm 13/1 có phát biểu được mạng báo Dân Việt dẫn lại nguyên văn rằng “bây giờ cần nhắc bài học gần dân”.
Ông Nguyễn Minh Triết còn nhấn mạnh thêm gần dân, thân thiết với dân là tốt nhưng chưa đủ. Gần dân mà có chịu hiểu dân không, gần mà không hiểu thì gần làm gì?
Cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thừa nhận rằng “ Lâu nay cán bộ ta vẫn có một bộ phận xa dân lắm. Bây giờ cần nhắc lại bài học “gần dân”, rằng “Bây giờ về đây tôi mới thấy cái thủ tục hành chính của mình rườm rà quá . Thỉnh thoảng có vài chuyện dính dấp tới hành chính cơ sở, tình cờ thôi nhưng tôi không hiểu được. Cái chuyện nó đơn giản thế mà giải quyết sao khó thế? Anh là cán bộ anh phải hiểu dân chứ. Dân thì đang vướng cái đó, đang gặp khó khăn cái đó, mà anh không tham gia, không giải quyết,anh làm lơ, thậm chí còn làm khó thêm nữa, kỳ thiệt”.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn trước 1975, tổng biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên sau 1975, tiếp đến là ủy viên văn hóa giáo dục Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng đòi hiểu dân, gần dân mà chính  bản thân mình tới giờ còn thú nhận chưa hiểu ra vấn đề thì e rằng đã quá trễ. Lại nữa, không phải một bộ phận cán bộ xa dân mà phải nói gần như toàn thể cán bộ xa dân lắm mới đúng:
“ Theo tôi nói như vậy chẳng qua là mị dân thôi, bởi vì sự thật còn  nó còn quá tệ hơn ông tưởng nữa. Ông chỉ là người đứng bên trên và không gần dân, tới bây giờ ông mới nói gần dân là chuyện nó đã quá muôn rồi”.
Thủ  tục hành chính rườm rà quá mà bây giờ về đây ông Nguyễn Minh Triết mới thấy, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm diễn giải tiếp, chính là cái thủ tục xin cho, nguyên nhân cốt lõi của tình trạng xa dân lâu nay:
“ Theo tôi nói như vậy chẳng qua là mị dân thôi, bởi vì sự thật còn  nó còn quá tệ hơn ông tưởng nữa. Ông chỉ là người đứng bên trên và không gần dân, tới bây giờ ông mới nói gần dân là chuyện nó đã quá muôn rồi”, Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm 
“Ông nói phải gần dân hơn có nghĩa là trước đây đã xa dân rồi. Bây giờ kêu gần dân nói thật đã trể lắm, dân người ta phàn nàn cũng dữ lắm. Cái chuyện thủ tục hành chánh như vậy vì người ta quen làm khó người khác. Từ đơn từ xin phép, từ thủ tục này kia phải lót chân hết, phải  bôi trơn hết thì mới qua được. Nói vậy để thấy rằng sau khi ông Triết về hưu ông thấy được thì quá trễ rồi và bây giờ cái hệ thống hành chính nó quá tệ. Nói thay đổi chứ người ta thường có cái từ “hành là chính”, hành chính để hành hạ người ta là chính chứ không phải đối với dân nhẹ nhàng, dịu dàng, cố gắng giải quyết những gì người dân muốn”.
“Cũng có ít người gần dân nhưng mà nhiều người vẫn nằm trong cái dạng làm khó người khác. Dân người ta rất sợ đến chính quyền bởi vì một là sợ bị khó dễ kéo dài thời gian, không được việc. Hai nữa, có những vấn đề cần thiết thì lại kéo dài làm người ta không chịu nỗi. Người ta bực lắm chứ, tức lắm chứ, nhưng người ta không nói ra vì để được việc thì thôi nhẫn nhục vậy. Nói thật gần dân gì được, xa dân chứ sao gần được”.
Đồng quan điểm phần nào với ông Huỳnh Tấn Mẫm là ông Hồ Hiếu, nguyên Chánh Văn Phòng quận ủy Quận Nhất, Chánh Văn  Phòng Ban Dân Vận Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh:
“Cựu chủ tịch Nguyễn Minh Triết về hưu lâu rồi, về một cơ ngơi ở Bình Dương. Câu phát biểu nhớ đời của cựu chủ tịch Nguyễn Minh Triết là bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát. Tất nhiên Nguyễn Minh Triết rất ý thức cái chuyên chính vô sản cần thiết với chế độ cộng sản như thế nào”
“ Cựu chủ tịch  chính là cái mẫu hình xa dân. Đất nước biết bao chuyện xảy ra, Nguyễn Minh Triết không có ý kiến gì cả mà tự xưng là bài học gần dân. Gần dân gì đâu mà làm cái cơ ngơi giàu có ở Bình Dương?”
“Từ lúc làm chủ tịch nước đã không gần dân, bây giờ về hưu cũng không có một ý kiến gì về đất nước, Bãi Tư Chính, Hoàng Sa Trường Sa rồi Trung Quốc rồi Formosa rồi Đồng Tâm… có nghe ý kiến gì của Sáu Phong tức chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không?”
“Anh là một sinh viên chế độ cũ, có học hành  chút đỉnh mà lên mặt dạy bài học gần dân. Muốn gần dân có nghĩa là dân đang khổ về môi trường, khổ về Luật Đất Đai, khổ về nạn lấn áp ở Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Tư Chính, nguyên chủ tịch Nguyễn Minh Triết tư cách gì mà lên mặt với dân nữa”
Được hỏi phải chăng như ông Nguyễn Minh Triết nói rằng thủ tục hành chính rườm rà, cán bộ làm khó không giải quyết vướng mắc cho dân thì được gọi là không gần dân, không hiểu dân, ông Hồ Hiếu giải thích bổ sung:
Hành chánh không phải thời bây giờ mà đời Ngô Đình Diệm, đời Thiệu, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Đệ Nhị Cộng Hòa, ở bên Pháp cũng vậy, người ta cũng chê cái bộ máy hành chính “bureaucratic”quan liêu hết. Chế độ hành chính quan liêu nào cũng xa dân hết, nói thẳng là nơi nào cũng có”
“ Nhưng quan trọng nhất là bộ máy hành chính cộng sản mới toát lên cái xa dân, cái chống lại dân, cái mê hồn trận của hành chính quan liêu, độc tài về mọi phương diện. Dân người ta không ngu si, người ta nhìn ra chế độ quan liêu không có tính chất chính đáng”.
Như vậy làm sao kéo cán bộ lại gần dân, làm sao khiến cán bộ sống với và hiểu dân cho được là điều khó xảy ra khi mà:
“Từ Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Văn Linh cho đến Nguyễn Phú Trọng bây giờ đều nói”khổ thì khổ trước dân, sướng là sướng sau dân” , hồi trước đi tham gia cách mạng tôi cũng tưởng thật nhưng bây giờ thấy không phải như vậy. Có giàu sang, có đất thì đảng có trước, xe hơi cũng phải cán bộ có trước, Cấp Ủy, Trung Ương phải có trước chứ làm sao dân có trước. Một hệ thống xa dân từ trên xuống dưới, đó là khổ tâm của những người từng tham gia kháng chiến”.
“Mỗi một người làm lãnh đạo trước nay, khi ở đỉnh cao quyền lực, thường chỉ thấy người chung quanh xun xoe, và thường người xung quanh làm gì thì tất cả cũng vì người lãnh đạo đấy. Khi bác Triết về hưu rồi thì bác mới thấy là hóa ra những chuyện bên dưới này không như bác ấy nghĩ, bộ máy hành chính hoặc cơ cấu hành chính nơi khu vực bác ở không giống những điều bác từng nghĩ”, Nguyễn Trọng Thắng
Bài học gần dân chỉ là ý kiến đơn lẻ của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nhưng dầu sao cũng khiến người ta suy gẫm về một chế độ mình đang sống với hy vọng về một thay đổi tích cực hơn, là góp ý của anh Nguyễn Trọng Thắng, một doanh nhân trẻ ở Hà Nội:
“Mỗi một người làm lãnh đạo trước nay, khi ở đỉnh cao quyền lực, thường chỉ thấy người chung quanh xun xoe, và thường người xung quanh làm gì thì tất cả cũng vì người lãnh đạo đấy. Khi bác Triết về hưu rồi thì bác mới thấy là hóa ra những chuyện bên dưới này không như bác ấy nghĩ, bộ máy hành chính hoặc cơ cấu hành chính nơi khu vực bác ở không giống những điều bác từng nghĩ”
“Với những bác khác như Vũ Mão hay Nguyễn Văn An thì sau khi về hưu các bác từng phê phán, so sánh như là thời đại bây giờ không bằng các bác ngày  xưa, thành ra các  bác nhận xét dưới góc độ kẻ cả.  Còn với bác Triết thì đấy là cảm nhận của cá nhân đối với tập thể hoặc một bộ máy, một hệ thống. Nếu so với ông Trọng thì bác Triết có thể không uy tín bằng, nhưng cái tâm của bác Triết thì thực sự là có”.
Điều gì được nói ra mà tốt hơn im lặng thì nên nói, vì thế bài học gần dân của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có tác động thay đổi hoặc chí ít cải thiện cung cách quản lý, cư xử của bộ máy hành chính Việt Nam trong tương lai. Doanh nhân Nguyễn Trọng Thắng:
“Bây giờ suy nghĩ như thế là có điều thay đổi, đấy là điều tôi muốn nhấn mạnh. Bây giờ các cơ sở hành chính ở các huyện thị khác thì tôi không biết, nhưng như Hà Nội hiện nay là người ta đang cố gắng làm tốt. So với ngày xưa thì bây giờ Hà Nội có khác. Hà Nội có hệ thống đánh giá công chức riêng, giờ họ làm việc cũng tận tình và cũng nhã nhặn chứ không tồi lắm đâu, so với ngày trước là hơn nhiều, so với ngày trước là có tiến bộ.”
Mức độ tiến bộ để có thể thuyết phục được người dân phải trải qua quá trình không phải ngày một ngày hai; trong khi đó hành xử của cơ quan công quyền, lực lượng chức năng như ở Đồng Tâm tại Hà Nội, Lộc Hưng tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong phút chốc phá tan mọi niềm tin của người dân với cán bộ, chính quyền.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-it-too-late-for-Vietnam-party-to-close-in-touch-with-people-01152020084142.html

Vụ trường Gateway:

3 bị cáo bị tuyên phạt từ 12 -24 tháng tù

Trong vụ án liên quan đến cái chết của bé trai 6 tuổi học tại trường Gateway, ngày 15/1, Tòa án Nhân dân (TAND) quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tuyên án đối với 3 bị cáo.
Theo tin đăng trên tờ Pháp Luật Online, TAND đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Bích Quy (người đưa đón học sinh trường Gateway) 24 tháng tù; Doãn Quý Phiến (tài xế xe đưa đón học sinh) 15 tháng tù và Nguyễn Thị Thủy (Giáo viên chủ nhiệm của cháu bé) 12 tháng tù về các tội vô ý làm chết người và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Sự việc về cái chết của bé trai ở trường Tiểu học Quốc tế Gateway diễn ra hôm 6/8/2019 và được cho là cháu bé bị “bỏ quên” trên xe đưa đón học sinh của trường nên dẫn đến cái chết.
Ngay sau cái chết của cháu bé, trường Gateway, tại buổi họp báo ở UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho hay, xe của trường đón 13 học sinh tiểu học vào khoảng gần 7 giờ sáng hôm 6/8. Trong số các học sinh được đón có bé trai tên L, 6 tuổi, ngồi ở hàng ghế sau cùng. Khi các bé xuống xe, ông Phiến – người lái xe và người đón trẻ là bà Quy không kiểm tra nên không biết cháu L còn trên xe. Sau đó, ông Phiến đưa xe về bãi trông giữ.
Chiều cùng ngày, ông Phiến và bà Quy đưa xe từ bãi về trường đón học sinh, khi mở cửa xe thì thấy cháu L nằm dưới sàn xe sau ghế tài xế. Mọi người vội đưa bé đi sơ cứu, sau đó chuyển tới Bệnh viện E. Tại đây, bé L qua đời.
Hội đồng xét xử (HĐXX) trong ngày 15/1 khẳng định cháu L. bị bỏ quên trên xe từ 7h 30 đến 16 giờ ngày 6/8 và bị tử vong do suy hô hấp, sốc nhiệt trong không gian giới hạn.
Vụ án tại trường Gateway đã gây chú ý và nhiều tranh luận trong xã hội. Mặc dù đã có kết luận điều tra của công an, nhưng một số ý kiến của người dân trên mạng cho rằng vẫn còn nhiều khuất tất trong điều tra vụ án và trách nhiệm chính phải thuộc về trường Gateway, những người quản lý của trường đã để xảy ra sự việc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/3-defendants-of-gateway-international-school-sentenced-12-to-24-months-in-prison-01152020074954.html

Công an Hà Tĩnh thu giữ

600 kg thịt mèo vận chuyển trên xe buýt

Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện và thu giữ 600 kg thịt mèo đông lạnh được vận chuyển trên một chiếc xe chở khách giường nằm vào hôm 14/1/2020.
Truyền thông trong nước vào ngày 15/1 cho biết việc thu giữ 600 kg thịt mèo đông lạnh bốc mùi hôi thối được thực hiện vào tối thứ Hai, ngày 14/1 trong lúc kiểm tra xe khách giường nằm, mang biển số 17B-015.62 chạy ngang qua địa phận thị xã Kỳ Anh.
Tài xế Đặng Văn Dương được nói là đã không thể xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô hàng 600 kg thịt mèo đông lạnh đựng trong 6 thùng xốp và lô hàng cũng không có dấu kiểm dịch. Người tài xế xe khách giường nằm khai báo rằng chủ xe là ông Nguyễn Văn Dĩnh đã nhận chở thuê lô hàng này từ Đồng Tháp đến Thái Bình và không biết những hộp xốp chứa đựng hàng hóa gì bên trong.
Công an Hà Tĩnh cho báo giới biết chủ xe, ông Nguyễn Văn Dĩnh khai nhận rằng ông biết lô hàng là thịt mèo đông lạnh. Hiện, cả chủ xe và tài xế đang bị tạm giam để công an Hà Tĩnh tiếp tục điều tra về hành vi “vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ”.
Cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh đề nghị tiêu hủy lô hàng 600 kg thịt mèo đông lạnh vừa thu giữ. Theo cơ quan này, nếu tính trung bình một con mèo cân nặng 5kg thì có đến 120 con mèo đã bị giết hại trong lô hàng.
Hiện tại chưa có một luật định nào về giết mổ, buôn bán và ăn thịt mèo, chó ở Việt Nam
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/600-kg-frozen-cats-found-on-vietnam-bus-01152020072609.html

Sao phải điều 400 cảnh sát cơ động đến Đồng Nai?

Bộ Công an ngày 13/1 đã điều động 400 cảnh sát cơ động về tỉnh Đồng Nai. Lý do được cho biết nhằm tăng cường hỗ trợ tấn công trấn áp tội phạm tại địa phương trong dịp Tết nguyên đán sắp tới. Dư luận lo ngại nguyên nhân thật sự của việc điều động này không như báo chí trong nước loan tải.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Cựu Đại tá Nguyễn Đăng Quang nhận xét về việc điều động này của Bộ Công an:
“Bộ Công an có quyền điều động lực lượng của mình đi khắp 63 tỉnh thành căn cứ tùy theo tình hình an ninh địa phương được điều động đến. Điều đến Đồng Nai chứng tỏ nó có vấn đề.”
Dưới góc nhìn cá nhân, anh Nguyễn Thanh Toàn hiện đang sinh sống tại Đồng Nai cho rằng đây là một việc đáng mừng cho tình hình an ninh trật tự địa phương. Theo anh, hai năm trở lại đây Đồng Nai xảy ra rất nhiều tệ nạn do nhận một lượng dân ‘tứ xứ’ về đây làm ăn.
Bộ Công an có quyền điều động lực lượng của mình đi khắp 63 tỉnh thành căn cứ tùy theo tình hình an ninh địa phương được điều động đến. Điều đến Đồng Nai chứng tỏ nó có vấn đề. - Cựu Đại tá Nguyễn Đăng Quang
“Việc điều công an, hình sự về địa bàn tỉnh mình thì anh nghĩ càng an ninh càng tốt cho người dân để tránh hậu quả như rượu bia, đua xe, tai nạn giao thông những ngày Tết, trộm cướp, cướp giựt hay những cuộc ẩu đả sau khi uống rượu bia. Nếu nhà nước được như vậy thì càng tốt cho người dân, người dân càng mừng, tránh xa những việc đốt công ty, đi biểu tình đánh đập mấy năm trước.”
Trong buổi lễ nhận quân ngày 13/1, Đại tá Nguyễn Mạnh Kim – Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết hiện nay tỉnh Đồng Nai có nhiều vụ khiếu kiện tranh chấp đất đai, cộng với tình hình công nhân diễn biến phức tạp nên cần cương quyết xử lý các đối tượng có hành vi chống đối.
Đồng Nai được biết đến như một khu công nghiệp lớn ở miền Nam với rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… ước tính có hơn hàng chục ngàn công nhân làm việc tại đây.
Theo nhà quan sát xã hội dân sự Đàm Ngọc Tuyên, đây cũng là một phần chính nguyên nhân vì sao 400 cảnh sát cơ động điều điều đến tỉnh Đồng Nai. Ông cho rằng lượng công nhân ở những khu công nghiệp tại Đồng Nai rất nhiều. Chính vì vậy, để tránh tình trạng theo phía nhà cầm quyền là xảy ra những vụ biểu tình tập thể của nhiều công nhân các công ty liên kết lại nên chính quyền điều một lượng quân đến phòng thủ trước, dùng những biện pháp bạo lực để trấn áp, đe dọa người dân để không xảy ra vấn đề khác. Ông nhận định:
“Đồng Nai không phải năm nay mà những năm khác đều xảy ra tình trạng công nhân đình công để phản đối vấn đề không lương, thưởng, hoặc thưởng Tết. Lúc đó công đoàn cơ sở thường đứng về phía chủ cả chứ không đứng về phía người lao động. Mà nếu câu chuyện không được dàn xếp ổn thì sẽ huy động một lực lượng cảnh sát đàn áp người lao động. Như vậy tuyệt đối không đúng theo cách giải quyết vì đó là vụ việc dân sự, không phải hình sự mà người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở không dàn xếp, để lao thang thành công chuyện hình sự, buộc phải huy động một lực lượng cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật tự đàn áp người lao động như vậy tuyệt đối bên chính quyền sai.”
Đài Á Châu Tự Do có trao đổi với một công nhân tên Tâm đang làm cho một công ty ở Khu Công nghiệp Đồng Nai và được anh cho biết nguyên nhân vì sao công nhân tại đây hay đình công, biểu tình:
“Đôi lúc công nhân biểu tình cũng đúng vì lý do lương thấp, không được lên lương nên phải biểu tình đòi lại quyền lợi. Còn công an trấn áp thì biện pháp đó của nhà nước nói chung cơ động người ta làm nhiệm vụ thôi chứ nhà nước làm vậy càng kích động công nhân chứ không được gì hết, làm anh em công nhân ngày càng rối loạn hơn.”
Vẫn theo anh Tâm, lực lượng chức năng được đưa đến nhằm giữ trật tự, bảo đảm an toàn cho cả hai phía: người lao động và chủ lao động.
“Những cuộc đình công trong 1-2 tiếng trong công ty thì cảnh sát không đến. Còn đình công khoảng 4 tiếng trở lên có cảnh sát tới giữ an ninh trật tự, sợ mình bạo động ảnh hưởng tới người nước ngoài vì đây là chỗ nước ngoài vô đầu tư.”
Vào năm 2014, hàng chục ngàn công nhân ở Đồng Nai đã xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông.
Tháng 6 năm 2018, hàng chục ngàn lao động đã xuống đường phản đối dự luật An ninh mạng và Đặc khu kinh tế. Vụ việc này đã khiến 20 người bị bỏ tù chỉ vì biểu tình ôn hòa. Trong đó, anh Trần Nguyễn Duy Quang bị tuyên mức án cao nhất với 1 năm 6 tháng tù giam.
Ngoài ra, gần đây ngày càng nhiều người Trung Quốc đến Đồng Nai buôn bán, hoạt động bất hợp pháp. Mới đây, một loạt quan chức cao cấp Sở Công an tỉnh này bị kỷ luật vì tham nhũng hoặc cấu kết với tội phạm.
Cụ thể, vào tháng 10 năm ngoái, Phó Giám đốc Công an Đồng Nai – Đại tá Lý Quang Dũng bị kỷ luật giáng chức xuống làm trưởng phòng do đã chỉ đạo một số vụ án không đúng thẩm quyền và đình chỉ vụ án không đúng quy định. Phó Giám đốc khác là Đại tá Nguyễn Văn Kim bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì đã để xảy ra các vi phạm về hoạt động tố tụng. Phó Giám đốc còn lại là Đại tá Trần Thị Ngọc Thuận cũng bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do thiếu trách nhiệm trong quản lý vũ khí để xảy ra 2 vụ công an nổ súng làm chết người.
Trước đó, vào trung tuần tháng 9/2019, Ban Bí thư ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách mọi chức vụ trong Đảng và xử lý kỷ luật về hành chính tương ứng với kỷ luật đảng đối với Giám đốc Công an Đồng Nai – Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, đồng thời cách chức giám đốc công an tỉnh Đồng Nai đối với đại tá Mạnh. Nguyên nhân được nói do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, vi phạm quy định về điều tra hình sự, để cấp dưới vi phạm kỷ luật và pháp luật; đồng thời đã để xảy ra nhiều vi phạm kéo dài và đặc biệt nghiêm trọng.
Nhà quan sát xã hội dân sự Đàm Ngọc Tuyên cho rằng tình hình bất ổn của Đồng Nai hiện nay do người đứng đầu Công an tỉnh chưa làm tròn trách nhiệm:
Đồng Nai không phải năm nay mà những năm khác đều xảy ra tình trạng công nhân đình công để phản đối vấn đề không lương, thưởng, hoặc thưởng Tết. - Đàm Ngọc Tuyên
“Thật sự ở Đồng Nai theo mình nghĩ lúc ông Giám đốc (công an tỉnh) về nhận (chức) đưa ra nhiều vấn đề như chấn chỉnh nhiều vấn đề tội phạm tại Đồng Nai. Tuy nhiên điều đáng buồn là có người sau khi bị tạm giam thì bị đánh chết trong trại giam. Đó là một mạng người lẽ ra ông Giám đốc công an Đồng Nai là người có trách nhiệm lớn nhất và điều tra ngay, nhưng đến giờ hơn một tháng nhưng gia đình người ta vẫn chưa có bất kể thông cáo báo chí nào cho rằng vụ việc được giải quyết ổn thỏa.”
Người vừa được ông Đàm Ngọc Tuyên nhắc đến là anh Lại Hồng Dân sinh năm 1990, ngụ xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Vĩnh Cửu bắt vào ngày 6/12 về hành vi “Cố ý gây thương tích”.
Sau đó anh Dân bị tạm giữ tại buồng số 4, nhà tạm giữ Công an huyện. Đến chiều 8/12, gia đình anh Lại Hồng Dân nhận được tin báo là em trai tử vong, thi thể đang ở Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu. Trên cơ thể của anh Dân bầm tím ở vùng ngực, bụng, đầu sưng.
Phía Công an tỉnh Đồng Nai thời điểm đó cho biết vẫn đang điều tra nguyên nhân về cái chết anh Lại Hồng Dân, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì thêm.
Tin từ truyền thông trong nước loan đi ngày 14 tháng 1 cho biết, trong số 400 cảnh sát cơ động đến Đồng Nai, tỉnh sẽ bố trí 200 người thường trực chiến đấu tại đơn vị, xử lý các tình huống đột xuất và tuần tra vũ trang trong địa bàn tỉnh. Một nửa còn lại được đưa về các đơn vị trực thuộc công an tỉnh và địa phương cấp huyện. Lực lượng này dự kiến sẽ hỗ trợ tỉnh Đồng Nai đến hết tháng 2.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-did-ministry-of-public-security-dispatch-400-mobile-police-officers-to-dong-nai-01142020125953.html

Đình chỉ thi công cầu đáy kính

sử dụng lao động Trung Quốc trái phép

Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Đà Lạt ngày 15/1 ra quyết định đình chỉ thi công trái phép đối với cầu đáy kính cao 28m trong danh thắng quốc gia Thung lũng Tình yêu. Báo trong nước loan tin trong cùng ngày.
Bên cạnh đình chỉ thi công, UBND thành phố Đà Lạt còn xử phạt hành chính chủ đầu tư công trình là Công ty cổ phần du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng 40 triệu vì xây dựng khi chưa có giấy phép.
Đồng thời yêu cầu công ty xin giấy phép xây dựng theo quy định. Nếu trong 60 ngày mà phía chủ đầu tư không xuất trình giấy phép xây dựng thì bị tháo dỡ công trình.
Trước đó, truyền thông trong nước loan tin cho biết Công ty Thành Thành Công Lâm Đồng đã sử dụng trái phép 27 lao động Trung Quốc để xây dựng những hạng mục quan trọng của cầu đáy kính trong danh thắng quốc gia Thung lũng Tình yêu.
Tuy nhiên khi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đến kiểm tra thì các lao động này đã về nước.
Ông Phan Văn Đa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn chỉ đạo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng kiểm tra các hoạt động xây dựng công trình này. Riêng việc sử dụng 27 lao động Trung Quốc trái phép thì cần thêm báo cáo của các cơ quan chức năng mới có thể xử lý.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/suspension-of-glass-bottom-bridge-construction-in-love-valley-01152020072249.html

Bến Tre ban bố tình trạng khẩn cấp

vì nước mặn xâm thực toàn tỉnh

Tin từ Bến Tre: Uỷ ban tỉnh Bến Tre đã ban bố tình trạng khẩn cấp do nước mặn xâm thực toàn tỉnh, yêu cầu các phòng ban và địa phương cấp huyện xã thực hiện ngay các giải pháp ứng phó với hiện tượng này.
Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, việc nước mặn xâm nhập trên các sông chính tại tỉnh Bến Tre đang diễn biến hết sức phức tạp, mặn xâm nhập nhanh, đột ngột và rất sâu.
Hiện tại nước mặn xâm nhập trên các sông chính đang ở mức tương đương đợt hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016. Dự báo độ mặn sẽ tiếp tục tăng cao và xâm nhập sâu trong tháng 1-2020.
Uỷ ban yêu cầu các địa phương tổ chức vận hành ngay phương án ứng phó mặn xâm nhập theo kịch bản hai (rủi ro thiên tai cấp độ 2), xây dựng các công trình tạm để ngăn mặn, tăng cường tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất như: nạo vét kênh rạch, đắp đập tạm, thực hiện tốt việc vận hành công trình thủy lợi.
Các địa phương được yêu cầu huy động các loại phương tiện như: xe bồn, sà lan, ghe, các phương tiện chuyên dùng khác để vận chuyển nước phục vụ các bệnh viện, khu công nghiệp, trường học, nhà hàng, khách sạn…
Việc nước mặn xâm thực Bến Tre và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long có nguyên nhân rất lớn từ việc xây dựng và vận hành hàng chục đập thuỷ điện của Trung Cộng và Lào ở vùng thượng nguồn sông Mekong. Mới đây, Trung Cộng bắt đầu vận hành đập Cảnh Hồng, và làm cho nguồn nước và phù sa ở phía hạ nguồn sông Mekong bị suy giảm rất nhiều.
Tuy ở trong Uỷ ban Quốc tế về Sông Mekong nhưng nhà cầm quyền Việt Nam có tiếng nói rất yếu ớt trong việc phản đối Trung Cộng tự do xây đập thuỷ điện ở đầu nguồn con sông này. Không những thế, Việt Nam còn hỗ trợ Lào xây nhiều nhà máy thuỷ điện ở phần sông chảy qua nước này.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/ben-tre-ban-bo-tinh-trang-khan-cap-vi-nuoc-man-xam-thuc-toan-tinh/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.