Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 09/01/2020

Thursday, January 9, 2020 3:22:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 09/01/2020

Tranh chấp đất Đồng Tâm:

Đau lòng khi máu lại đổ giữa thời bình

Sốc. Đau Lòng. Kinh hoàng, Đó là cảm giác của mạng xã hội khi đề cập đến chuyện máu đã đổ ở Đồng Tâm. Đồng thời, trên mạng cũng có ý kiến cho rằng, cách thức giải quyết các tranh chấp đất đai của Việt Nam sẽ định hình các phẩm chất của sự phát triển của Việt Nam trong dài hạn.
Vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm sáng nay 9/1 đã khiến mạng xã hội dậy sóng.
Sốc. Kinh hoàng khi đề cập đến chuyện máu dã đổ và 4 người đã chết.
Bởi thế, có nhân chứng trả lời BBC News Tiếng Việt từ hiện trường đã phải dùng đến từ ‘chiến tranh’ khi mô tả về sự việc xảy ra ở Đồng Tâm.
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Cách ứng xử với Đồng Tâm là ‘sai lầm về chính sách’?
4 người chết nghĩa là còn lớn hơn số người chết trong 6 tháng biểu tình tại Hong Kong.
Điều này khiến người ta không khỏi đau xót, nhất là khi sự việc xảy ra ngay giữa thời bình.
Bởi thế, Facebooker Nguyễn Văn Phước viết rằng, “Máu đã đổ, mạng người đã mất – khi đất nước không hề còn kẻ thù, chiến tranh. Cũng những ngày sát Tết cổ truyền thiêng liêng, năm ngoái lấy đất của người dân Lộc Hưng, năm nay là với bà con Đồng Tâm.”
Sự việc này xảy ra khi khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về cách ứng xử của chính quyền.
Facebooker Nguyễn Văn Phước viết: “Ứng xử với người dân Việt máu mủ có nhiều cách nhân tâm, đúng luật pháp hơn nhiều mà sao phải đột kích lúc 4 giờ sáng với tất cả thiết bị vũ trang hiện đại hơn cả chiến đấu với kẻ thù ngoại xâm đâm chìm tàu, ức hiếp ngư dân, đang cướp biển đảo của Tổ quốc ?”
Người thi hành công vụ dọa bắt luật sư
Một trong những ví dụ cho cách hành xử của những người mang danh thực thi công vụ trong vụ Đồng Tâm là câu chuyện được luật sư Ngô Anh Tuấn kể trên Facebook cá nhân.
Ông Tuấn là người đến Đồng Tâm ngay trong sáng 9/1.
Theo vị luật sư này, ông đi về Đồng Tâm theo đề nghị của một số người dân nhưng xe bị chặn lại cách làng khoảng 4km. Ông xuất trình thủ tục chứng minh mình là luật sư theo đề nghị của người dân nhưng cũng không được gặp người có quyền giải quyết.
Sau đó, khi ông đứng trao đổi với hai cảnh sát giao thông thì có một người mặc thường phục đứng đối diện với ông Tuấn nói: “Bắt giải đi, khỏi mất công giải thích”.
Luật sư Tuấn bình luận rằng, việc chính những người mang danh là người thi hành công vụ và đi doạ dẫm bắt luật sư “quả là chuyện lạ ngay chính thành phố văn minh này”.
Chủ tịch Chung ‘mong Đồng Tâm chấp hành’
Đồng Tâm tuyên bố ‘cuộc đấu trí mới’ với chính quyền
Hãy nhớ rằng, chưa kẻ nào tồn tại được vững bền sau khi đối đầu trực diện với dân. Có thể hôm nay bạn thắng, nhưng rồi ngày mai, ngày kia bạn sẽ thế nào…? Nếu dồn dân vào đường cùng, khi thả họ ra họ lại phản kháng mãnh liệt hơn trước nữa.”Luật sư Ngô Văn Tuấn
“Là người bảo vệ cho cho một số người dân đấu tranh ở Đồng Tâm từ khi sự kiện năm 2017 xảy ta tới giờ, có thể nói tôi là người thầm lặng nhất nhưng kiên trì nhất khi vẫn là luật sư (được xem là cuối cùng sót lại) của họ cho tới ngày hôm nay.
“Tôi rất buồn khi không giúp được gì thiết thực hơn cho họ. Tôi vẫn muốn là cầu nối để làm dịu hoá quan hệ căng thẳng giữa các bên nhưng e rằng điều đó khó thành hiện thực sau khi chứng kiến sự hung hăng quá mức cần thiết của những người thực thi pháp luật,” ông Tuấn viết.
Trả lại quyền tư hữu đất đai cho dân
Trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam là một trong những nội dung được đề cập trong tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự về sự việc xảy ra ở Đồng Tâm, đăng trên facebook.
Bản tuyên bố này cho rằng, đây là vấn đề vốn gây bao đau thương oan khuất từ 1954 đến nay trên khắp Việt Nam, nên cần sửa đổi từ gốc trong Hiến pháp và Luật Đất đai, công nhận quyền tư hữu đất đai.
Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm
Chính sách đất đai ‘tạo bất công’
VN: chính sách đất khiến dân phải sống nghèo?
Về chuyện này trên Facebook cá nhân, Phó Giáo sư Jonathan London (Đại học Leiden, Hà Lan) cũng cho rằng, khi người nông dân bị đẩy ra khỏi đất một cách thiếu minh bạch, bồi thường không thỏa đáng, kết quả không chỉ là mất nguyên tắc “xã hội văn minh,” mà còn là mất hy vọng, mất công bằng xã hội, và mất tương lai của những người nông dân.
Bởi vậy, chuyên gia về chính trị Việt Nam này cho rằng, “Tranh chấp đất đai sẽ tiếp tục xảy ra khi Việt Nam ngày càng giàu có. Cách thức giải quyết các tranh chấp này (thông qua các cơ chế minh bạch hoặc vũ lực) sẽ định hình các phẩm chất của sự phát triển của Việt Nam trong dài hạn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51046646

Tranh chấp đất Đồng Tâm: Bốn người thiệt mạng

BBC News Tiếng ViệtTổng hợp của nhóm phóng viên
Nhân chứng nói dân ném bom xăng khi hàng ngàn cảnh sát đổ về Đồng Tâm đêm 9/1. Bộ Công an xác nhận 3 cảnh sát, 1 người dân thiệt mạng.
“Hàng ngàn” cảnh sát đổ về trong đêm
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua điện thoại sáng 9/1, một phụ nữ yêu cầu không nêu danh tính do lo sợ bị trả thù, cho hay chị là dân Đồng Tâm, đang ẩn nấp tại một nhà dân trong làng. Chị nói:
“Khoảng ba giờ sáng nay, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng.”
“Theo thông tin mà dân làng chúng tôi được mật báo từ trước thì lần này có khoảng 8.000 người. Còn theo quan sát của tôi thì rất đông, đổ về các ngõ trong làng.”
Để xác minh thông tin, BBC News Tiếng Việt đã gọi điện đến số điện thoại di động mà ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, từng công khai qua báo chí, tuy nhiên, ông không nhấc máy.
Chủ tịch Chung ‘mong Đồng Tâm chấp hành’
Đồng Tâm tuyên bố ‘cuộc đấu trí mới’ với chính quyền
Dân Đồng Tâm ‘giữ đất đến hơi thở cuối cùng’
Trong khi đó, nhân chứng mô tả vụ việc với BBC Tiếng Việt:
“Họ ném pháo sáng, bắn đạn hơi cay, chặn hết các ngõ ngách, đánh đập thâm tím mặt mày cả phụ nữ, người già – những người đi ra khuyên bảo họ.”
“Trước khi tôi chạy đi được, tôi đã thấy họ khiêng đi một số thanh niên, không biết sống chết ra sao.”
BBC cố gắng liên hệ với ông Lê Đình Công, người thường đại diện cho dân Đồng Tâm lên tiếng về vụ việc tranh chấp đất với chính quyền, nhưng không liên lạc được.
“Gia đình ông Công, gồm vợ chồng cháu nội đã bị bắt. Ông Công vẫn đang cố thủ, tôi không rõ hiện giờ ông đã bị bắt hay chưa. Riêng cụ Kình (bố ông Công), thì gia đình đã đưa cụ đi giấu ở chỗ khác từ mấy hôm trước,” nhân chứng ở Đồng Tâm nói với BBC News Tiếng Việt.
Nhân chứng cũng cho hay là điện không bị cắt nhưng internet thì bị cắt hoàn toàn.
“Họ đánh úp chứ không hề đọc lệnh. Dân làng chúng tôi cũng chỉ nghe ngóng tin ngầm nên biết họ sẽ về, chứ không hề được chính quyền thông báo. Cách đây chục ngày thì xã bắt đầu phát loa cỡ lớn hàng ngày, tuyên truyền trong xã rằng gia đình ông Lê Đình Công, cụ Lê Đình Kình là những phần tử chống phá, mua chuộc người dân để lấy tiền.”
“Cả gia đình tôi là nông dân, Gia đình tôi cũng lên tiếng về vụ việc này từ lâu, nên tôi tin là họ sẽ không cho vợ chồng và ba con tôi có tương lai. Giờ tôi biết phải làm gì đây,” nhân chứng nói với BBC từ Đồng Tâm.
Người dân đáp trả bằng gạch đá, bom xăng
Video mà BBC Tiếng Việt có được cho thấy cảnh đêm tối và có đèn pha rọi ra từ một ngõ, có tiếng nổ. Trong video, giọng một người đàn ông nói với “đồng bào cả nước” rằng “chúng nó đang vào đàn áp dân, súng bắn và lựu đạn cay ném vào dân…”
Nhân chứng cho BBC News Tiếng Việt hay rằng người dân đã đáp trả lại lực lượng cảnh sát bằng gạch đá, bom xăng, nhưng “không lại” vì “họ quá đông và trang bị vũ khí”.
“Dân làng chúng tôi vẫn chuẩn bị tinh thần từ trước nhưng vẫn bị bất ngờ khi họ đổ về rạng sáng nay. Chúng tôi cũng chuẩn bị chiến đấu từ trước, nhưng là dân nghèo, chúng tôi chỉ có gạch đá, bom xăng. Còn họ có lựu đạn cay, súng. Chúng tôi không thể chống cự được.”
Người phụ nữ cho biết, nhà cụ Lê Đình Kình và ông Lê Đình Công đã bị nổ mìn làm sập tường, hỏng nhà.
Chị cũng nói với BBC News Tiếng Việt từ nơi ẩn nấp, rằng chị “đang rất lo sợ, buồn chán, và căm hận…”
“Tôi không tin Đảng, chính quyền, nhưng hiện thời tôi cũng không biết tin ai trong làng, không biết ai là chính nghĩa. Tôi không dám ra, cũng không chạy được ra khỏi làng, vì trong làng có chỉ điểm. Tôi không biết chồng và em chồng tính mạng ra sao. Tôi đã đem con đi gửi từ trước nhưng cũng không dám gọi về nhiều vì sợ bị phát hiện.”
Cũng trong sáng 9/1, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương có livestream trên Facebook cá nhân từ hơn 4 giờ sáng tường thuật lại những gì xảy ra ở Đồng Tâm. Trong đó ,anh Phương có trao đổi với một người được cho là dân làng Đồng Tâm, tường thuật lại vụ việc mà họ gọ là “đàn áp” này. Tuy nhiên sau đó vài giờ đồng hồ, có tin ông Trịnh Bá Phương bị bắt.
Trên Facebook cá nhân, em trai của ông Phương là Trịnh Bá Tư sau đó tiếp tục livestream về tình hình Đồng Tâm. Ông Tư cho hay con trai ông Lê Đình Công bị bắn gẫy tay. Vợ chồng con trai ông Công sau đó bị bắt đi cùng hai con nhỏ.
Ông Tư cũng xác nhận anh trai là nhà hoạt động Trịnh Bá Phương đã bị Công an quận Hà Đông đánh và bắt đi từ khoảng 6 giờ 20 sáng 9/1, sau khi ông Phương livestream về tình hình Đồng Tâm.
Chính quyền nói gì?
Bộ Công an đã đăng tải trên website “Thông báo về vụ việc gây rối tại xã Đồng Tâm” trong sáng 9/1.
Theo đó, Bộ này cho hay đây là vụ việc “chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.”
Thông báo này cũng cho hay một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, TP. Hà Nội “theo kế hoạch” từ ngày 31/12/2019.
Thông báo nói trong sáng 9/1, đã có một số người ở Đồng Tâm “có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng”.
Bộ Công an xác nhận trong thông báo rằng đã có bốn người chết trong vụ đụng độ tại Đồng Tâm rạng sáng 9/1, trong đó có ba cảnh sát và một dân thường.
“Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch,’ thông cáo cho hay.
Tranh chấp đất đai Đồng Tâm diễn ra như thế nào?
Từ cách đây chục ngày, trên mạng xã hội lan truyền thông tin rằng cảnh sát sắp về đàn áp tại Đồng Tâm.
Một số nguồn tin trên mạng cho hay người dân Đồng Tâm đã bị cắt điện và internet trong vài ngày.
Vụ tranh chấp đất đai Đồng Tâm giữa người dân và chính quyền nổi lên từ năm 2016.
11/2016: Tranh chấp giữa dân Đồng Tâm và chính quyền bắt đầu căng thẳng từ khi UBND huyện Mỹ Đức căng dây khắp khu vực 59h ở tây Đồng Sênh, san gạt một số mặt bằng và cắm biển ‘Vùng cấm – Khu vực quân sự’”.
2/2017: Người dân thu dây, nhổ biển báo “Khu vực quân sự” và đưa máy móc vào canh tác, dẫn đến việc giới chức huy động hàng trăm công an, cảnh sát, an ninh dân phòng, xe vòi rồng, xe cứu thương đến nơi.
15/4/2017: Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi chính người dân Đồng Tâm bị bắt giữ và khi được giới chức mời ra khu đất có tranh chấp để ‘làm việc’, và bị đưa về Hà Nội, trong đó có ông Lê Đình Công và cụ Lê Đình Kình. Dân Đồng Tâm đáp trả bằng cách bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát, giam tại nhà văn hóa thôn trong 7 ngày.
22/4/2017: Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP Hà Nội phải về Đồng Tâm đối thoại với bà con. Tại đây ông Chung ký vào bản cam kết viết tay về việc sẽ làm rõ nguồn gốc khu đất sân bay Miếu Môn, đồng thời không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm. Đổi lại ông Chung được ‘trả người’.
13/6/2017: Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự liên quan việc dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người thi hành công vụ.
Cụ Lê Đình Kình sau đó nói với BBC rằng ông Nguyễn Đức Chung “phản bội ý kiến và danh dự của chính ông ấy”.
7/2017: Thanh tra Hà Nội công bố kết luận: “Toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng”.
2017-2019: Ông Lê Đình Kình (đại diện cho dân Đồng Tâm) nhiều lần gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị xem xét tính chính xác của kết luận của Thanh tra Hà Nội, khẳng định 59 ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của Đồng Tâm từ bao đời nay, không phải đất quốc phòng. Mảnh này tiếp giáp với mảnh 47,36 ha đã được giao cho Bộ Quốc phòng từ lâu như một phần của sân bay Miếu Môn.
Theo người Đồng Tâm, các cán bộ địa phương đã lập lờ khi báo cáo về hai khu đất này khiến chính quyền hiểu nhầm khu 59ha cũng trùng với khu 47,36 ha.
Dân Đồng Tâm tổ chức các buổi họp truyền hình trực tiếp trên Facebook hàng tháng để thông báo diễn biến mới trong vụ tranh chấp đất đai với chính quyền.
26/3/2018: Quân đội cho đào hào quanh khu 47,63ha để phân định với khu đất nông nghiệp Đồng Sênh khiến dân Đồng Tâm rất phấn khởi. Ông Lê Đình Công nói với BBC vào thời điểm đó rằng “Quân đội đã có chiều hướng ủng hộ nhân dân Đồng Tâm”.
25/4/2019: Thanh tra Chính phủ khẳng định nội dung kết luận thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) của Thanh tra Hà Nội là chính xác, khiến khơi lại tranh chấp vốn đã nóng bỏng giữa chính quyền với người dân nơi đây.
Ông Lê Đình Công nói với BBC News Tiếng Việt ở thời điểm đó rằng “dân Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để giữ đất“.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51043856

Cưỡng chế, bắt dân ở Đồng Tâm vào đêm khuya

là vi phạm pháp luật: Luật sư

Cao Nguyên
Luật sư đại diện cho người dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai với chính quyền Hà Nội cho rằng việc công an thực hiện cưỡng chế và bắt dân vào nửa đêm khi không có việc khẩn cấp là hành động vi phạm pháp luật.
Rạng sáng ngày 9/1/2020, các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội khiến người dân Đồng Tâm phải chống trả. Bộ Công an Việt Nam phát đi thông báo cho biết có 4 người chết, bao gồm ba công an và một người dân. Tất cả nạn nhân đều chưa rõ danh tính.
Theo thông tin từ Bộ Công an, đây là một vụ “chống người thi hành công vụ”, hiện đã bắt giữ nhiều người gọi là “đối tượng chống đối”, khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Đại tá Nguyễn Bình cho VTV biết có một nhóm đối tượng chống đối gồm 30 người ở Đồng Tâm. VTV vào cùng ngày cho biết nhóm đối tượng chống đối đã bị bắt giữ hết.
Thông báo của Bộ Công an phát ra hôm 9/1 viết:
Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch.
Trong quá trình xây dựng, sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ công an hi sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.
Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.
Luật sư Ngô  Anh Tuấn, người bảo vệ quyền lợi của người dân Đồng Tâm, vào cùng ngày nói với Đài Á  Châu Tự Do:
Thực tế tôi cũng không nghĩ là sự kiện nó đến mức này. Người dân thông báo cho tôi rằng có sự kiện này. Tôi không biết nó diễn ra vào lúc nào. Tuy nhiên tôi thấy nếu người dân quá khích như thế thì tôi cũng không đồng tình. Xưa nay tôi vẫn khuyên can rằng không nên có những hành động quá khích mà nên kiên trì đối thoại, có thể nó sẽ lâu, rất lâu nhưng đó mới là con đường tháo gỡ tranh chấp chứ không phải bạo lực. Bởi vì bạo lực người dân chỉ tay không thì không thể chống lại chính quyền được.
Nhưng nếu như mà hành động thực hiện cưỡng chế, bắt người dân vào lúc nửa đêm nếu không có việc gì khẩn cấp thì đương nhiên đó là hành động sai với quy định của pháp luật. Người ta không thể bắt vào buổi đêm như thế được. Rõ ràng là không đúng.
Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết ông không thể vào bên trong khu vực cư ngụ của bà con Đồng Tâm vì bị cảnh sát cơ động chặn lại, yêu cầu phải có chỉ đạo đồng ý từ giám đốc công an Hà Nội.
Vào sáng ngày 9/1, một người dân Đồng Tâm giấu tên nói với Đài Á Châu Tự do rằng bà đang phải lẩn trốn vì các lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm để bắt úp người:
Mới trốn ra được một lúc từ hơn 3 giờ sáng thì có tin là ở ngoài người ta đi bộ vào rất đông. Chúng tôi không nghĩ là nó vào bắt úp dân như thế. Dân cũng chỉ chuẩn bị là ngủ nghỉ lại một chỗ để tự bảo vệ nhau. Cuối cùng là chúng nó về bắt úp dân thì bọn chị bị bất ngờ.
Họ ném bộc phá, ném hơi cay, ném đủ thứ. Bây giờ đánh sập nhà ông Kình rồi. Thế nên là nó bắt được người đi rồi. Trong nhà đấy lúc tối khoảng độ hơn 20 người ở trong đấy nhưng bây giờ cháu nội của ông Kình đã bị bắt mất, hai vợ chồng, hai đứa con. Thằng cháu nội bị bắn gãy tay thì nó bắt được. Còn cái đứa dâu thì nó mới đẻ tầm 3,4 tháng thôi.
Lê Đình Quang cũng bị bắt. Lê Đình Quang nhảy xuống định chạy nhưng bị chó nghiệp vụ nó vồ, bị đánh, bị bắt rồi. Bây giờ bị bắt hơn 20 người trong đấy có cả Quang.”
Ông Lê Đình Kình được coi là thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp. Ông Lê Đình Quang là người đã trả lời phỏng vấn RFA vào ngày 6/1 vừa qua, cáo buộc chính quyền Hà Nội điều vũ khí xua đuổi tàu ngoài biển đến bao vây người dân Đồng Tâm.
Đồng Tâm là một điểm nóng tranh chấp đất đai giữa người dân địa phương và chính quyền nhiều năm qua xung quanh một mảnh đất rộng 59 ha ở Đồng Sênh. Chính quyền cho rằng đây là đất quốc phòng trong khi người dân cho rằng đây là đất canh tác.
Chính quyền Hà Nội đã từng tìm cách cưỡng chế đất Đồng Sênh vào tháng 4 năm 2017 nhưng thất bại do gặp phải sự chống trả quyết liệt của người dân. Người dân Đồng Tâm khi đó đã bắt giữ 38 công an và cán bộ làm con tin để đòi đối thoại với chính quyền. Vụ việc chỉ lắng xuống sau khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm đối thoại với người dân, hứa không truy tố những người đã phản đối cưỡng chế.
Sự kiện ở Đồng Tâm bắt đầu nóng trở lại từ ngày 31/12/2019, khi bộ Quốc phòng tiến hành xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn, sát với cánh Đồng Sênh, phần đất ruộng mà người dân xã Đồng Tâm cho là mình có quyền sở hữu.
Người dân Đồng Tâm cho biết khi lực lượng chức năng xây dựng, họ chỉ ra xem xét tình hình, nếu không lấn chiếm gì thì bà con sẵn sàng ủng hộ.
Người dân cho biết bắt đầu từ ngày 6/1/2020 chính quyền  tiến hành cắt mạng internet vào làng, bao vây, không cho người bên ngoài vào khu vực thôn Hoành, nơi cư ngụ người dân Đồng Tâm.
Đàn áp trước cưỡng chế
Trước khi chính quyền tiến hành cưỡng chế Đồng Tâm, một loạt những nhà hoạt động xã hội, facebookers đã bị an ninh mặc thường phục theo dõi chặt, không thể ra khỏi nhà.
Bà Nguyễn Thị Tâm, dân oan bị cưỡng chế đất ở Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, nói rằng bà bị an ninh theo dõi cả ngày, từ nhà cho đến nơi làm việc. Theo bà Tâm, những thông tin một chiều từ phía chính quyền đưa ra lúc này là chưa thể tin tưởng được:
Đấy những thông tin đấy thì tôi cũng chỉ biết qua báo chí của Đảng, không biết chính xác là có đúng thật hay không. Bởi vì nhiều khi những cái tin như thế thì cũng chưa thể tin được.
Tôi nghĩ là nếu chính quyền mà đúng thì cứ đàng hoàng mà làm ban ngày, việc gì phải làm ban đêm như thế. Đó là đánh úp dân.
Anh Trịnh Bá Phương, người nhận được tin sớm từ người dân Đông Tâm và đưa tin lên Facebook đã bị an ninh bắt đi vào sáng cùng ngày. Anh Trịnh Bá Tư, em trai của anh Trịnh Bá Phương cho biết anh Phương đã bị đánh đập và bắt đi vào khoảng 6 giờ sáng và cho đến giờ vẫn chưa biết bị giam giữ ở đâu.
Dân không phải là giặc
Ngay sau khi vụ việc ở Đồng Tâm xảy ra, nhà báo Nguyễn Đình Bổn đặt ra ba câu hỏi cho Nhà cầm quyền Hà Nội về vụ việc này trên trang facebook cá nhân:
Tôi giả sử rằng tôi chấp nhận đất người dân Đồng Tâm đang sở hữu cần thu hồi vì thuộc chủ quyền quân đội, vậy thì:
- Là một chính quyền, về nguyên tắc làm việc là công khai, minh bạch, có cưỡng chế thì cũng đến đọc lệnh ngay giờ hành chánh đó mới là chính danh (và tuân thủ luật pháp).
- Tại sao đánh úp dân vào đêm khuya với vũ trang hùng hậu? Hành vi mờ ám này phải giải thích ra sao? Dân đâu phải là giặc?
- Nếu đã không minh bạch, không chính danh thì nhân danh cái gì để lấy đất hay bắt nhốt người dân?
Nhà hoạt động Đinh Thảo chia sẻ về thông tin có ba cán bộ chết trong sự kiện này rằng:
Ai có chồng, con, anh, em,… đang tham gia đàn áp người dân Đồng Tâm thì xin hãy gọi, bảo bỏ súng xuống, về nhà đi, sắp Tết rồi.
Không làm cảnh sát nữa thì về làm công nhân, làm nông dân, đi kinh doanh,… kiếm sống.
Xin đừng bất chấp mạng mình, chối bỏ lương tâm để làm công cụ cho cá nhân hay thế lực nào. Xin hãy dừng tay, các anh có quyền từ chối làm điều trái pháp luật, vô nhân tính, vô đạo đức.
Các anh có quyền, vì các anh là con người!”
Giải pháp nào cho Đồng Tâm?
Luật sư Hà Huy Sơn, người không phải là luật sư đại diện cho người dân Đông Tâm, nói với RFA về giải pháp giải quyết vấn đề Đồng Tâm tốt nhất hiện nay là hai bên phải cùng dừng lại:
Theo tôi hai bên cần phải cùng dừng lại. Về mặt chính quyền thì cấp Trung ương phải đánh giá lại về vấn đề đất đai ở Đồng Tâm. Bởi vì, nếu không có lí do gì tại sao đa số người dân lại phản đối chính sách của chính quyền thành phố Hà Nội. Cần phải tìm ra nguyên nhân ở đâu. Cần phải xem xét cho đến tận cùng gốc rễ.
Thứ hai, chính quyền đang tổ chức lực lượng để xây bức tường ranh giới sân bay Miếu Môn. Theo tôi, đó cũng chưa phải dự án cấp thiết thì nên dừng lại để tuyên truyền, thuyết phục người dân hoặc bằng một biện pháp pháp luật. Tức là giải quyết bằng toà án thì sau đó hãy tiến hành để giảm căng thẳng giữa chính quyền và người dân Đồng Tâm.”
Bà Nguyễn Thị Tâm nhận định rằng vụ việc này cần phải có một cuộc đối thoại giữa các bên:
Vụ việc này phải có một buổi ngồi lại đối thoại giữa người dân và đại diện Bộ Quốc phòng cũng như chính quyền huyện Mỹ Đức. Phải ngồi đối thoại với nhau trên tinh thần thượng tôn pháp luật, bên nào đưa ra được bằng chứng có chứng cứ pháp lý để chứng minh thì đương nhiên lẽ phải phải thuộc về bên đó.”
Trong một diễn biến liên quan, ngay trong chiều ngày 9/1, các tổ chức Xã hội dân sự Việt Nam cùng kí tên trong bản “Tuyên bố Đồng Tâm 9/1/2020, với năm yêu cầu được đặt ra cho nhà cầm quyền Hà Nội:
1. Chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang, dùng bạo lực dưới mọi hình thức.
2. Phải đưa người bị thương ở Đồng Tâm đi cấp cứu, không được ngăn cản người dân, báo chí đến đưa tin, giúp đỡ người dân Đồng Tâm.
3. Phải giải quyết vụ việc công khai minh bạch, thông qua trình tự pháp luật dân sự. Không hình sự hóa trong giải quyết dân sự về đất đai.
4. Phải trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam.
5. Phải khởi tố, trừng trị những kẻ ra lệnh cho lực lượng vũ trang đi đàn áp dân, những kẻ đồng lõa với các nhóm lợi ích trong tranh chấp dân sự.
Vào năm 2017, sau vụ cưỡng chế bất thành ở Đồng Tâm, Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Đồng Tâm về hai tội danh “bắt giữ người trái pháp luật’ và hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản”. Không có người dân Đồng Tâm nào bị bắt sau đó.
Những người dân Đồng Tâm từ đó đến nay vẫn khẳng định họ muốn đối thoại với chính quyền, đồng thời thề kiên quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình dù có phải đổ máu.
Hôm 9/1, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam mở cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ cưỡng chế đổ máu ở Đồng Tâm, đồng thời cho quan sát viên và các nhà báo quốc tế được tiếp cận Đồng Tâm. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết sẽ xem xét yêu cầu cho các nhà báo quốc tế đến Đồng Tâm.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/forceful-eviction-at-night-is-law-violation-01092020100909.html

Vụ Đồng Tâm:

Chỉ có Nhà nước thua khi ‘lửa bùng lên từ đất’

Khánh An-VOA
Hầu hết những người dân theo dõi tin tức về vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào rạng sáng 9/1 đều nói với VOA rằng họ “sốc” vì cách Nhà nước đem lực lượng đến “giải quyết” mâu thuẫn đất đai với người dân làng vào ban đêm. Họ tin rằng dù kết quả thế nào, “bên thua cuộc” trong trận chiến giành đất đã kéo dài nhiều năm này chính là Nhà nước.
“Lực lượng vũ trang, công cụ bạo lực của Nhà nước, của chính quyền mà đánh lén, đánh úp dân như vậy là không đàng hoàng, không quân tử”, một cựu chiến binh ở Hà Nội – ông Phan Tất Thành – nói với VOA vào tối 9/1 giữa lúc ông đang theo dõi lượng thông tin ít ỏi được đưa ra từ một số nguồn tin “lề dân” trên các trang mạng xã hội.
Cho đến đêm 9/1, tức gần 1 ngày sau khi xảy ra sự việc, một số trang báo chính thống Nhà nước mới chỉ đưa ra một vài thông tin nói rằng có “3 chiến sĩ công an đã hy sinh do bị tấn công bằng bom xăng” và lực lượng chức năng “đã thu giữ 8 quả lựu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và nhiều pháo nổ”.
Trong khi đó, bản tin của gốc từ trang web của Bộ Công an nói ngoài 3 công an trên còn có “01 đối tượng chống đối chết, 01 đối tượng bị thương”.
Tuy nhiên, các nguồn tin khác nhau trực tiếp từ hiện trường đang lan truyền trên mạng xã hội lại khiến công luận nghi ngờ về số người thiệt mạng được đưa ra chính thức trên vì điều kiện tiếp cận hiện trường hiện nay gần như bị cắt đứt.
Một nguồn tin cho VOA biết hiện một số cơ quan ngoại giao nước ngoài đang tiếp cận với các cơ quan chức năng Việt Nam để tìm hiểu thông tin về vụ này.
Trong lúc VOA đang tìm cách kiểm chứng tất cả các thông tin trên, mời quý vị theo dõi ý kiến bình luận của một số người dân xung quanh sự việc này trong video clip dưới đây.
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BB%93ng-t%C3%A2m-ch%E1%BB%89-c%C3%B3-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-thua-khi-l%E1%BB%ADa-b%C3%B9ng-l%C3%AAn-t%E1%BB%AB-%C4%91%E1%BA%A5t-/5238583.html

Tranh chấp đất Đồng Tâm:

Ứng xử của chính quyền là ‘sai lầm về chính sách’?

BBC News Tiếng ViệtTổng hợp của nhóm phóng viên
Đồng Tâm lại đổ máu ngay trước thời điểm trước Tết Nguyên đán. Theo Bộ Công an Việt Nam, đã có 4 người chết, gồm cả cảnh sát và người dân.
Từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình nói với BBC News Tiếng Việt rằng, việc chính quyền tổ chức cưỡng chế người dân Đồng Tâm vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán là theo ‘truyền thống và như cách lâu nay vẫn áp dụng’ trong các vụ việc như thế này.
Đồng Tâm lại đổ máu?
Chủ tịch Chung ‘mong Đồng Tâm chấp hành’
Đồng Tâm tuyên bố ‘cuộc đấu trí mới’ với chính quyền
“Năm ngoái, chính quyền đàn áp cư dân vườn rau Lộc Hưng cũng vào thời điểm trước Tết. Có lẽ, họ cho rằng, thời điểm này tâm trạng của người dân đang dồn hết vào việc lo chuẩn bị Tết, nên sẽ thuận tiện hơn cho họ khi hành động,” bà Bình nói.
Theo bà Bình, mục đích chính của họ nhằm vào những người dân dám đứng lên chống đối việc cưỡng chế đất để đè bẹp ‎ý chí của người dân, chứ không hẳn chỉ đơn thuần là với mục tiêu cưỡng chế để đòi đất.
Bà Bình cũng liên hệ sự việc vừa xảy ra ở Đồng Tâm với những động thái mới gần đây như việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCSVN đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và đề nghị xem xét kỷ luật cựu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải.
Theo bà Bình, sự việc xảy ra ở Đồng Tâm có thể là một trong những phản ứng trước những động thái này. Bởi thế, bà Bình không loại trừ khả năng việc cưỡng chế Đồng Tâm xuất phát từ lợi ích nhóm.
Bà nói: “Người chủ trì của việc này có thể không phải là chủ trương từ Trung ương mà là một bộ phận và có thể có liên quan đến lợi ích nhóm. Mức độ ràng buộc ở mức độ họ không làm không được”.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Quý‎ Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển, cũng cho rằng, trong nội bộ chính quyền Hà Nội, lâu nay vẫn chưa thống nhất trong cách nhìn nhận và ứng xử với người dân.
Theo ông Thọ, có hai câu hỏi phải đặt ra ở đây. Tại sao sự việc diễn ra từ lâu và đến nay vẫn âm ỉ mà chính quyền không giải quyết dứt điểm, để rồi cứ đến một lúc nào đấy, xảy ra một sự kiện gì đấy thì người ta lại làm cho sự việc nóng lên. Rồi tại sao họ lại chọn để ra tay ngay vào thời điểm này, giữa khi các quan chức cao nhất của Hà Nội đang bị đề nghị xử l‎ý kỷ luật, dẫu l‎ý do liên quan đến những chuyện khác.
“Hai câu hỏi đó là cần tiếp tục suy nghĩ thêm. Hay như việc ai chỉ đạo việc này và sẽ ảnh hưởng như thế nào thì đến nay chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được. Chúng ta chỉ biết rằng, đấy, nếu đối xử với người dân như thế thì hậu quả sẽ là như thế. Và điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bộ mặt của chính quyền thủ đô không thôi mà còn đặt ra rất nhiều vấn đề về chính sách và cả với cá nhân các vị lãnh đạo các việc đó,” ông Thọ nói.
Sai cả nguyên lý lẫn hành động
Trả lời câu hỏi của BBC News Tiếng Việt qua điện thoại, đánh giá những gì chính quyền đã làm trong sự kiện Đồng Tâm ở khía cạnh chính sách công, ông Thọ khẳng định ngay rằng, điều đó hoàn toàn sai cả về nguyên l‎ý lẫn hành động.
Chính sách đất đai ‘tạo bất công’
Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm
VN: chính sách đất khiến dân phải sống nghèo?
PGS-TS Phạm Qúy Thọ cho rằng, cần nhất quán trong cách ứng xử vì suy cho cùng tất cả các khía cạnh của chính sách công là phải hướng đến người dân. Trong khi đó, chính quyền Hà Nội đã giải quyết không thỏa đáng, cứ để sự việc âm ỉ, thậm chí không thực hiện những gì đã hứa với người dân, thậm chí có thể là lợi dụng sự việc này vào mục đích khác, làm sai lệch bản chất và hình ảnh của chính sách công.
“Hà Nội đang có rất nhiều vấn đề, khiến chúng ta không thể nói là minh bạch về mặt chính sách cũng như động thái được. Thế rồi ngay gần đây, Bí thư Thành ủy lại bị đề nghị xem xét kỷ luật. Tất cả những cái đó ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là người dân ở dưới chế độ đảng lãnh đạo toàn diện. Người dân đang bàn tán rất nhiều, và trước mắt họ, là cả một hình ảnh không đẹp về chính quyền.
“Do vậy, khi tất cả những vấn đề như vậy còn chưa được giải quyết xong, mà lại còn có những động thái như ở Đồng Tâm, càng khiến cho căng thẳng bị đẩy lên, phản ánh sai lệch về mặt chính sách,” PGS-TS Phạm Qúy‎ Thọ nhấn mạnh.
“Người dân sẽ cảnh giác với chính quyền”
Còn Facebooker Trịnh Bá Tư thì so sánh các sự việc đòi đất ở Việt Nam gần đây như vụ Đặng Văn Hiến ở Đăk Nông, vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng và vụ việc ở Đồng Tâm. Ở hai sự việc đầu tiên, tuy những ngwoif trong cuộc bị tù tội thậm chí lãnh án tử hình, nhưng đất cũng được trả lại. Còn vụ Đồng Tâm người dân đứng lên giành đất được hai năm và đến nay tiếp tục bị ‘đàn áp.’
“Sau sự việc ngày hôm nay, phản ứng của người dân sẽ rất khác. Họ sẽ cảnh giác trước sự ‘tráo trở’ của nhà chức trách, Và về lâu về dài, chính quyền sẽ nhận lãnh hậu quả khi không thực hiện những gì đã hứa, không giải quyết sự việc một cách dứt điểm, và thay vì trừng trị những người làm sai thì lại nhắm vào người dân. Phản ứng của người dân sau vụ này sẽ không dừng lại ở mức độ như vụ việc năm 2017,” anh Trịnh Bá Tư nói.
Đoàn Văn Vươn ‘sẵn sàng hòa giải vụ Đồng Tâm’
Đoàn Văn Vươn: ‘Đặng Văn Hiến sẽ thoát án tử’
Chủ tịch nước yêu cầu kiểm tra vụ Đặng Văn Hiến
Trong khi đó, trong sáng 9/1, Bộ Công an Việt Nam đăng tải trên website về điều mà bộ này gọi là “Thông báo về vụ việc gây rối tại xã Đồng Tâm”.
Bộ này cho hay đây là vụ việc “chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.”
Thông báo này cũng viết là một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, TP. Hà Nội “theo kế hoạch” từ ngày 31/12/2019.
Thông báo xác nhận trong sáng 9/1, đã có một số người ở Đồng Tâm “có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng”.
Thông báo của Bộ Công an xác nhận có bốn người chết trong vụ đụng độ tại Đồng Tâm rạng sáng 9/1, trong đó có ba cảnh sát và một dân thường.
“Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch,’ thông cáo cho hay.
https://www.bbc.com/vietnamese/51044466

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân:

Bài học từ Thủ Thiêm là phải làm đúng pháp luật

Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Nguyễn Thiện Nhân cho rằng một trong những bài học sâu sắc rút ra từ vụ Thủ Thiêm là phải làm đúng pháp luật.
Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu như vừa nêu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí đầu năm 2020, và được báo chí trong nước trích dẫn hôm 8/1/2020.
Một loạt các quan chức và cựu quan chức của thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã bị kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật vì liên quan đến những sai phạm trong quản lý đất đai, đặc biệt là việc giải tỏa Thủ Thiêm để xây Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Liên quan đến xử lý tiếp theo của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và một số cựu lãnh đạo thành phố, ông Nhân cho biết sắp tới TP.HCM sẽ tổ chức kiểm điểm các cá nhân và tổ chức vi phạm có liên quan.
Về việc có hình thức kỷ luật hay không kỷ luật, ông Nhân cho biết, hình thức thì Bộ Chính trị quyết định nhưng Ban chấp hành Trung ương sẽ bỏ phiếu.
Về mặt chính quyền theo ông Nhân, những cá nhân sai phạm có thể sẽ bị TPHCM xử lý kỷ luật.
Về bài học rút ra sau vụ việc này, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cần khắc phục ba điều: Thứ nhất là phải làm đúng quy chế cấp ủy các cấp, thứ hai là phải làm đúng pháp luật và thứ ba là tự giám sát và để nhân dân giám sát.
Hôm 8/1/2020, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét đề nghị kỷ luật vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cùng bị đề nghị kỷ luật với ông Hải trong vụ này còn có 5 lãnh đạo khác của thành phố, trong đó có ông Lê Hoàng Quân – nguyên Chủ tịch UBND thành phố; ông Nguyễn  Văn Đua – nguyên Phó Bí thư Thường trực
Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố; ông Vũ Hùng Việt – nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố.
Thủ Thiêm được chính quyền TP. HCM giải tỏa từ năm 2002 để xây khu đô thị mới, khiến khoảng 15.000 hộ dân phải di dời. Tuy nhiên hàng trăm hộ dân tại đây đến giờ vẫn đi khiếu kiện ra trung ương vì cho rằng việc giải tỏa, đền phù không hợp lý, không đúng chủ trương của Chính phủ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/secretary-nguyen-thien-nhan-the-lesson-from-thu-thiem-is-to-comply-with-the-law-01092020091432.html

Kỷ luật ông Lê Thanh Hải có phải là ‘đánh trống bỏ dùi’?

Sau kỳ họp thứ 42 từ ngày 3 đến 8 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo xem xét đề nghị kỷ luật ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một dự án phát triển đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, thuộc Quận 2 đối diện Quận 1 qua sông Sài Gòn. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã giải tỏa Thủ Thiêm từ năm 2002 để phục vụ dự án này, khiến khoảng 15.000 hộ dân phải di dời. Tuy nhiên hàng trăm hộ dân tại đây đến giờ vẫn đi khiếu kiện ra trung ương vì cho rằng việc giải tỏa, đền bù không hợp lý, không đúng chủ trương của Chính phủ.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Thành Ủy mà đứng đầu là ông Lê Thanh Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, để xảy ra nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật.
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy được xác định phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.
Trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 8/1/2020, nhà báo Sương Quỳnh – một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra nhận định liên quan việc này:
“Thực tế với những sai phạm của ông Hải, và thời đó ông Lê Hoàng Quân là Ủy viên Trung ương đảng cũng bị dính dáng, rồi ông Nguyễn Văn Đua, Vũ Hồng Việt… đều phải có trách nhiệm đối với những sai phạm ở thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ có Thủ Thiêm, mà cả những quận lân cận khi mở rộng. Do đó về mặt đảng, họ kỷ luật là đương nhiên, là cách của họ, và cách đó cũng như cách rung cây dọa khỉ.”
Theo nhà báo Sương Quỳnh, ‘rung cây dọa khỉ’ là nhằm để những người sai phạm phải ‘chạy lên chạy xuống lo lót’, hay những người có thể liên quan cũng phải lo như vậy.
Ngoài ông Lê Thanh Hải, còn có một số lãnh đạo cấp cao khác của thành phố, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định có sai phạm là: ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố; ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố; ông Vũ Hùng Việt, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố…
Một dân oan Thủ Thiêm, mục sư Nguyễn Hồng Quang, khi trả lời RFA hôm 8/1, nói:
“Cái sai phạm của ông Lê Thanh Hải là khi làm Bí thư Thành ủy TPHCM, là Chủ tịch UBND TPHCM, là người chỉ đạo cho anh Nguyễn Văn Đua, ký bác quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt liên quan Thủ Thiêm. Chính quyền TPHCM, đứng đầu là Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, đã vi phạm nghiêm trọng, hỗn quan, hỗn quân, đảo lộn trật tự pháp lý quốc gia, khi bác các văn bản quy phạm pháp luật của cấp thẩm quyền trực thuộc trung ương, như vậy không kỷ luật mới là lạ.”
Ông Nguyễn Đình Đệ, cũng là một dân oan Thủ Thiêm, giải thích thêm với RFA hôm 8/1, về việc ông Lê Thanh Hải đã tự ý thay đổi nhiều nội dung trong quyết định 367 của chính phủ:
“Quyết định này tồn tại hai điểm quan trọng là 160 hecta dành cho tái định cư và 5 khu phố ngoài ranh. Đằng này ông Hải lấy hết và tuyên bố không cần tập trung 160 hecta để tái định cư, mà tái định cư ở những khu nhỏ, rồi lấy 160 hecta chia cho 52 công ty để bán. Rồi lấy thêm một trăm bốn mươi mấy hecta từ các phường như Cát Lái, An Lợi Đông… để bù vô khoảng thiếu hụt 160 hecta. Việc làm của Lê Thanh Hải là cực kỳ sai trái.”
Vào năm 1996, Thủ tướng Chính phủ khi đó là ông Võ Văn Kiệt, đã ban hành quyết định 367, với các nội dung chính: Quy mô lập diện tích quy hoạch là 930 ha, trong đó khu đô thị mới 770 ha và quy mô tái định cư là 160 ha. Thời điểm này, Thủ Thiêm vẫn thuộc Huyện Thủ Đức, chưa thuộc Quận 2 như hiện nay.
Khu Đô Thị Thủ Thiêm hiện thuộc Quận 2, chỉ cách trung tâm Sài Gòn chỉ một con sông, nơi mỗi mét vuông đất có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên theo báo chí trong nước, mức đền bù 18.380.000 VND/ một mét vuông vào năm 2009, được cho là không hợp lý, vì chủ đầu tư có đất đã bán lại với giá 350 triệu đồng.
Đánh trống bỏ dùi?
Theo ông Nguyễn Đình Đệ, nếu chỉ kỷ luật ông Lê Thanh Hải thì người dân không đồng tình. Theo ông, trong điều 16 Hiến pháp, mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật, sai là phải xử lý, chứ không thể đánh trống bỏ dùi, như vậy cán bộ sẽ tiếp tục sai phạm. Ông nói tiếp:
“Tôi là người phát biểu đầu tiên ở khu Thủ Thiêm, yêu cầu xử lý Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang… bắt những người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cách đây hơn một năm, khi họp trước Đại biểu Quốc hội, trước mặt Bí thư Thành ủy Nguyễn Thành Nhân. Mọi người rất ngạc nhiên khi tôi mạnh miệng nói vậy.”
Trước khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét đề nghị kỷ luật ông Lê Thanh Hải, vào ngày 26 tháng 12 năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, đã quyết định kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức tước bỏ các chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy… vì đã vượt thẩm quyền trong phê duyệt và ký hợp đồng xây dựng 4 tuyến đường đắt đỏ dài 12 km, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng số vốn lên đến hơn 12.200 tỷ đồng.
Trong mắt người dân Thủ Thiêm, ông Tất Thành Cang là một nhân vật được gọi tên là “sát thủ”, khi được đưa về Thủ Thiêm để thực hiện những sai phạm do thành phố chủ trương.
Trước khi ông Lê Thanh Hải bị đề nghị xem xét kỷ luật, hàng loạt quan chức thân cận dưới thời của ông Lê Thanh Hải như cựu phó Bí thư Thành ủy Tất Thành Cang, các cựu phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín cũng lần lượt đều bị kỷ luật và cách chức vì các sai phạm liên quan đến quản lý đất đai. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là liệu mức độ kỷ luật mà ông Hải sẽ phải chịu sẽ như thế nào?
Liên quan vấn đề này, Nhà báo Sương Quỳnh, nhận định:
“Theo tôi biết, trước tiên nếu như thật sự sẽ có chuyện xử lý ông Lê Thanh Hải đến mức vào tù như ông Son, ông Tuấn, thì việc đầu tiên họ sẽ kỷ luật. Trong giai đoạn kỷ luật, họ sẽ xem xét, cân nhắc… Tất nhiên sẽ có ông thoát, nhưng có ông cũng sẽ vào lò như cách nói của ông Trọng. Theo tôi đoán là có khả năng (ông Hải vào lò …”
Theo Nhà báo Sương Quỳnh, nếu ông Nguyễn Phú Trọng đưa được ông Lê Thanh Hải và những người được cho là thuộc “phe” của ông vào tù, thì bà rất ủng hộ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/former-chief-of-hcm-city-to-be-disciplined-for-mismanagement-01082020141541.html

Hoãn phiên xử phúc thẩm vụ án trốn thuế

của luật sư Trần Vũ Hải

Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Khánh Hòa sáng 9/1 mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án trốn thuế của vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải, Ngô Tuyết Phương nhưng cuối cùng tòa buộc hoãn vì nhiều người liên quan trong vụ án đều vắng mặt. Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin này vào cùng ngày.
Luật sư Trần Vũ Hải là người thường đại diện cho các dân oan trong nước và cũng từng là luật sư đại diện cho blogger Trương Duy Nhất, người thường có các bài viết chỉ trích chính quyền và hiện đang bị giam giữ điều tra.
Luật sư Trần Vũ Hải và vợ bị tòa sơ thẩm trước đó tuyên phạt vì tội trốn thuế trong giao dịch mua bán nhà đất nhưng luật sư Hải và vợ không đồng ý với phán quyết của tòa.
Vụ án được xét phúc thẩm do có kháng cáo của vợ chồng ông Hải. Theo báo mạng Pháp luật, ông Hải cho biết chỉ có ông cùng một số luật sư đến tham dự phiên tòa. Vợ ông không đến do có đơn đề nghị hoãn phiên tòa vì lý do đang khám, chữa bệnh.
Nhiều luật sư bào chữa cho vợ chồng ông Hải cũng có đơn đề nghị hoãn phiên tòa vào sau Tết nguyên đán.
Tuy vậy, theo Vnexpress, Tòa không đồng ý việc xin hoãn phiên tòa của bà Phương, do giấy tờ khám bệnh bà cung cấp là bản photocopy không có dấu và phát hành bởi phòng khám tư nhân nên tòa xác định bà Phương vắng mặt không có lý do.
Ông Hải dù có mặt từ sớm nhưng cũng bị Tòa xác định vắng mặt do lúc Hội đồng xét xử phúc thẩm đọc quyết định khai mạc phiên tòa, ông Hải không vào phòng xử án, đến lúc tòa nghị án mới vào.
Trong một diễn biến khác, tờ Pháp luật cho hay nhiều phóng viên đăng ký tác nghiệp tại phiên phúc thẩm nhưng không ai được cho vào bên trong tòa án tỉnh.
Trong khi đó, đoạn đường trước cổng trụ sở tòa án đã bị phong tỏa từ sáng sớm và lực lượng công an đã có mặt kiểm tra giấy triệu tập tòa từng người.
Được biết, tại phiên tòa diễn ra từ ngày 13 đến 15/11/2019, TAND TP Nha Trang tuyên phạt 4 người trong vụ án trốn thuế khi giao dịch chuyển nhượng nhà, đất tại số 78/40 Tuệ Tĩnh, Nha Trang.
Tòa đã tuyên phạt vợ chồng ông Trần Vũ Hải, bà Ngô Tuyết Phương 12 tháng cải tạo không giam giữ, bổ sung mỗi người 20 triệu đồng.
Sau phiên tòa, vợ chồng ông Hải kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và tiếp tục làm đơn yêu cầu TAND Khánh Hòa trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại đối với một số tài liệu trong vụ án.
Vụ án trốn thuế đã khiến luật sư Trần Vũ Hải phải ngưng công việc đại diện pháp lý cho blogger Trương Duy Nhất.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/appellate-court-of-lawyer-tran-vu-hai-suspended-01092020082919.html

Hà Nội gỡ bỏ hơn 500 clips vi phạm pháp luật

Sở Thông tin-Truyền thông Hà Nội mới đây đưa ra đề xuất với Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cần đề nghị xử lý 3 tài khỏan Facebook và gỡ bỏ 505 clip trên Youtube có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam.
Sở Thông tin-Truyền thông Hà Nội cho biết thông tin vừa nêu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của cơ quan này, diễn ra vào sáng ngày 9/1 và được truyền thông trong nước loan đi cùng ngày.
Sở Thông tin-Truyền thông Hà Nội cho biết trong năm 2020 sẽ phối hợp với Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông để gỡ bỏ các clip trên Youtube vi phạm pháp luật, đồng thời sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để đề ra những phương án chống lại các quan điểm, luận điệu sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp.
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, hồi tháng 6 năm 2019, cho biết Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video clips xấu độc trên YouTube theo yêu cầu của Cục này nhưng vẫn còn khoảng 55.000 video clips xấu độc khác trên YouTube.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-authority-remove-more-than-500-clips-violated-the-law-01092020084107.html

Năm 2019 tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai

thu 1.560 tỉ đồng

Trong năm 2019, bốn tuyến cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý có doanh thu trên 4.000 tỉ đồng, trong đó tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai thu 1.560 tỉ đồng, tuyến TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thu trên 1.300 tỉ đồng.
Theo báo cáo từ VEC được truyền thông trong nước đưa tin, trong năm 2019, đã có 46,3 triệu lượt xe cộ lưu thông trên bốn tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình; Nội Bài – Lào Cai; Đà Nẵng – Quảng Ngãi; TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây . Trong đó, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây có mật độ phương tiện qua lại đông đúc nhất nhưng thu ít tiền hơn tuyến Nội Bài – Lào Cai vì tuyến Nội Bài – Lào Cai dài nhất, 245 km.
Cũng theo báo cáo này, tình trạng xe cộ dừng đỗ, đi ngược chiều, vượt trạm trốn phí, gây rối làm mất trật tự, ùn tắc tại trạm thu phí có chiều hướng tăng lên. Đặc biệt là hành vi hành hung nhân viên làm nhiệm vụ trên đường cao tốc… trong năm 2019 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Cụ thể, trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và Nội Bài – Lào Cai, trong năm qua xảy ra gần 4.470 trường hợp dừng đỗ xe trái phép, 1.400 trường hợp phương tiện vượt trạm trốn phí và hai vụ hành hung nhân viên thu phí.
Thời gian qua, nhiều trạm BOT trên cả nước thu phí không hợp lý cả về mức phí lẫn lộ trình khiến nhiều tài xế phản đối bị bắt giam và kết án tù.
Trong năm 2019, ông Hà Văn Nam, một tài xế phản đối BOT bị tuyên án 30 tháng tù giam với cáo buộc tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo điều 318 Bộ luật hình sự 2015. Sáu tài xế khác gồm các ông Nguyễn Quỳnh Phong, Lê Văn Khiển, Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùng và Trần Quang Hải phải lãnh nhận các mức án từ 18 tháng đến 36 tháng tù giam với cùng một tội danh sau khi cùng nhau phản đối trạm thu phí BOT Phả Lại.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/In-2019-the-noi-bai-lao-cai-expressway-collected-1560-billion-vnd-01092020081309.html

Biến cố Đồng Tâm:

Ai soạn ‘kế hoạch 15 ngày quyết thắng’?

Trân Văn
Xung đột giữa dân chúng xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội với lực lượng vũ trang Việt Nam vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 đã dẫn đến kết quả hết sức thảm khốc: “Ba cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh, một đối tượng chống đối chết, một đối tượng chống đối bị thương”. Đó là chưa kể những “đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng” bị “các đơn vị chức năng khống chế và bắt giữ” mà Bộ Công an Việt Nam không cho biết con số cụ thể (1). Thêm một lần nữa, nước mắt và máu lại chan hòa sau vô số những lời hoa mỹ!
***
Đầu thập niên 1980, chính quyền Việt Nam tiến hành thu hồi đất ở ba xã thuộc huyện Chương Mỹ (Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc) và một xã ở huyện Mỹ Đức (Đồng Tâm) thuộc tỉnh Hà Tây (sau này được sáp nhập vào Hà Nội) để xây dựng phi trường quân sự Miếu Môn. Tuy nhiên kế hoạch xây dựng phi trường Miếu Môn chỉ tồn tại trên giấy, phần lớn đất đã thu hồi bị bỏ hoang và được các đơn vị quân đội được giao trách nhiệm quản lý cho dân thuê lại hoặc giao lại cho chính quyền địa phương để bán.
Năm 2014, Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định giao “đất quốc phòng” thuộc kế hoạch xây dựng phi trường quân sự Miếu Môn cho Viettel – một doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Khu “đất quốc phòng” được trao vào tay Viettel có cả 46 héc ta mà dân chúng xã Đồng Tâm đã nhận lại và canh tác trong hàng chục năm. Phản kháng bùng phát, dân chúng xã Đồng Tâm yêu cầu hệ thống công quyền phân định rạch ròi đâu là đất nông nghiệp, đâu là đất quốc phòng.
Thay vì đối thoại, hệ thống công quyền ở Hà Nội tổ chức trấn áp. Ngày 15/4/2017, sau khi công an bí mật bắt bốn người với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, dân Đồng Tâm phản công, bắt 38 người (bao gồm một số viên chức, sĩ quan công an huyện Mỹ Đức và cảnh sát cơ động của thành phố Hà Nội) rồi rào làng tử thủ. Dư luận rúng động. Không tiện dấn tới, hệ thống công quyền Việt Nam buộc phải thương lượng để dân phóng thích con tin, chính quyền thì trả tự do cho bốn người bị bắt…
Tuy nhiên hệ thống công quyền đã không thực thi nghiêm chỉnh cam kết xem xét cẩn trọng nguồn gốc đất cũng như tính hợp pháp của việc thu hồi 46 héc ta đất ở Đồng Tâm. Ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự bốn cán bộ huyện Mỹ Đức, mười cán bộ xã Đồng Tâm vì “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” (2), hệ thống công quyền bác bỏ toàn bộ chứng cứ mà dân chúng trưng dẫn, khăng khăng bảo rằng, 46 héc ta họ muốn thu hồi là “đất quốc phòng”…
Sau hai năm “thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với đất ở khu vực sân bay Miếu Môn”, tháng 7 năm ngoái, Thanh tra thành phố Hà Nội tuyên bố, khu vực đồng Sênh ở xã Đồng Tâm không có đất nông nghiệp! Dân Đồng Tâm tiếp tục khiếu nại, Thanh tra của chính phủ Việt Nam khẳng định, kết luận của thanh tra thành phố Hà Nội hoàn toàn chính xác! Sau đó vài tháng, hệ thống công quyền bắt đầu điều động hàng loạt đơn vị quân đội đến xây hàng rào cho “sân bay Miếu Môn”!
***
Trước tháng 4 năm 2017 – thời điểm dân Đồng Tâm nổi loạn, bắt giữ con tin, rào làng để đòi xem xét, tôn trọng các quyền mà họ cho là hợp pháp và các lợi ích mà họ cho là chính đáng – nhiều viên chức hữu trách của chính quyền thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng khẳng định, kế hoạch xây dựng “sân bay Miếu Môn” đã bị khai tử, việc thu hồi 46 héc ta ở đồng Sênh mà dân chúng Đồng Tâm khẳng định là “đất nông nghiệp” nhằm giao cho Viettel quản lý, sử dụng.
Có thể vì nỗ lực thu hồi đất đang có tranh chấp về nguồn gốc giữa dân và hệ thống công quyền để giao cho một doanh nghiệp, tuy là doanh nghiệp làm kinh tế cho Bộ Quốc phòng khó thuyết phục, dễ gây phản cảm nên gần đây, các viên chức hữu trách thi nhau lôi “sân bay Miếu Môn” ra khỏi mồ, dựng kế hoạch đã chết này đứng dậy như một lý do.
Dựa vào tin từ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), một số cơ quan truyền thông loan báo, chiều 8 tháng 1, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam “đã đến thăm, động viên, tặng quà các đơn vị đang thi công công trình tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn”. Theo tin vừa dẫn, ngoài Lữ đoàn 543 Công binh 543 của Quân khu 2, tham gia xây dựng hơn 1.000 mét tường rào này còn có… Sư đoàn 312 và Sư đoàn 308 của Quân đoàn 1.
TTXVN cho biết, “các đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ về vật chất, phương tiện, điều kiện ăn ở dã ngoại, làm tốt công tác dân vận, đồng thời phát động phong trào thi đua ‘15 ngày hành động quyết thắng’, tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ đăng ký xung phong thực hiện nhiệm vụ…” và được tướng Phương khen là “đã thực hiện tốt công tác tư tưởng, xây dựng quyết tâm, động cơ thi đua cho bộ đội, thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, thi công đảm bảo tiến độ, an toàn, hiệu quả”.
TTXVN nhấn mạnh: “Nhiều người dân trên địa bàn bày tỏ sự đồng tình với chủ trương thi công tường rào sân bay, đồng thời cho biết trước đây, do chưa hiểu thấu suốt chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng về bảo vệ đất quốc phòng, về nhiệm vụ xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, họ đã có những lời nói, hành động chưa phù hợp, ảnh hưởng tới tình đoàn kết quân dân. Nay được quân đội – đặc biệt là bộ đội Quân đoàn 2, Binh chủng Công Binh – tuyên truyền nên nhiều người dân đã có nhận thức đúng hơn, hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước, quân đội và ủng hộ bộ đội hoàn thành nhiệm vụ” (3).
Tướng Phương đến thăm “công trình tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn” vào chiều 8 tháng 1 thì chừng mười tiếng sau, khoảng ba giờ sáng ngày 9 tháng 1, xung đột giữa dân chúng xã Đồng Tâm và lực lượng vũ trang bùng phát. Nếu TTXVN tường thuật trung thực, tại sao “nhiều người dân đã có nhận thức đúng hơn, hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước, quân đội và ủng hộ bộ đội hoàn thành nhiệm vụ” mà lực lượng vũ trang vẫn bao vây, tấn công thôn Hoành như lời một số nhân chứng tố cáo trên mạng xã hội?
Ai là người soạn – phê duyệt kế hoạch “15 ngày hành động quyết thắng”? Dân ở đâu trong kế hoạch dường như có sự phối hợp hết sức chặt chẽ này giữa quân đội và công an trong việc… trị dân, giành đất? Từ lúc nào “quyết thắng” trở thành chủ trương để giới lãnh đạo lực lượng vũ trang dốc toàn lực (một lữ đoàn của Quân khu 2, hai sư đoàn của Quân đoàn 1, kèm theo đủ loại công an, cảnh sát) để tân công lương dân, biến lương dân thành những “đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng” và đè cho bẹp dúm?
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/ba-chien-sy-cong-an-hy-sinh-o-dong-tam-1169993.html
(2) https://tuoitre.vn/truy-to-14-cuu-can-bo-lien-quan-sai-pham-dat-dai-tai-dong-tam-1343047.htm
(3) https://www.vietnamplus.vn/dam-bao-thi-cong-an-toan-cong-trinh-tuong-rao-bao-ve-san-bay-mieu-mon/617483.vnp
https://www.voatiengviet.com/a/dong-tam-my-duc-mieu-mon-viettel-le-dinh-kinh/5238526.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.