Tin khắp nơi – 29/01/2020
Wednesday, January 29, 2020
3:49:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Trump:
’Thỏa thuận thế kỷ’ là canh bạc lớn
Jeremy BowenBiên tập viên BBC về Trung Đông, WashingtonCó lúc không khí trong Phòng phía Đông tại Nhà Trắng giống một bữa tiệc hơn là một cuộc họp báo.
Người dẫn chương trình, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, và khách mời danh dự, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đã cười rạng rỡ với nhau. Những vị khách từ đoàn tùy tùng của hai nhà lãnh đạo vỗ tay và reo hò lớn.
Sự cổ vũ lớn nhất dành cho những lời nhắc nhở của Tổng thống Trump về những gì ông đã làm cho Israel. Thủ tướng Netanyahu nói ngày này sẽ được ghi nhớ trong cùng hơi thở với ngày độc lập của Israel năm 1948. Đó là, ông Netanyahu nói, một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của đời ông.
Tổng thống Trump nói rằng ông đã tìm ra một cách mới để tạo hòa bình giữa Israel và Palestine. Israel sẽ có được sự an toàn cần thiết. Người Palestine sẽ có được một nhà nước mà họ khao khát.
Mọi việc đến đây nghe khá tốt – ngoại trừ kế hoạch mang lại cho ông Netanyahu tất cả những gì ông muốn của Trump – và mang đến cho người Palestine rất ít: một dạng nhà nước bị cắt cụt, không có chủ quyền thích hợp, bao quanh bởi lãnh thổ của Israel và luồn lách giữa các khu định cư của người Do Thái.
Một thời, hòa bình dường như đã là điều có thể
Tổng thống Trump có thể tin, thực sự và không nghi ngờ gì, rằng ông đang đưa ra “thỏa thuận thế kỷ”. Đó là một thỏa thuận tuyệt vời cho ông Netanyahu và chính phủ của ông. Vị trí của họ đối với người Palestine, hơn bao giờ hết, là vị trí của Mỹ.
Tại sao Tổng thống Trump công nhận Jerusalem .
Israel chỉ trích nghị quyết của LHQ
Chính trị Palestine: Ai sẽ thay thế Mahmoud Abbas?
Trump và Jerusalem: Đã có đụng độ
Trong suốt những năm hòa giải các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ luôn là mong muốn, ràng buộc và trên tất cả, sự an ninh của Israel. Nhưng nhiều đời tổng thống Mỹ đã chấp nhận rằng, thỏa thuận hòa bình đòi hỏi phải có một quốc gia Palestine khả thi bên cạnh Israel, ngay cả khi họ không chuẩn bị cho phép hai bên chủ quyền bình đẳng.
Israel lập luận rằng người Palestine đã từ chối một loạt các đề nghị tốt. Các nhà đàm phán Palestine nói rằng họ đã nhượng bộ rất nhiều, nhất là chấp nhận sự tồn tại của Israel ở khoảng 78% quê hương lịch sử của họ.
Một đàm phán hòa bình cách đây gần 30 năm dường như đã có thể đạt được. Một loạt các cuộc đàm phán bí mật ở Na Uy đã trở thành tiến trình hòa bình ở Oslo, mãi mãi được biểu tượng bằng một buổi lễ trên bãi cỏ Nhà Trắng năm 1993 do Tổng thống Bill Clinton rạng rỡ chủ trì.
Yitzhak Rabin – lãnh đạo chiến tranh vĩ đại nhất của Israel, và Yasser Arafat – hiện thân của hy vọng tự do của người Palestine, đã ký các văn bản hứa sẽ đàm phán trong tương lai, và không đấu đá nữa. Hai kẻ thù cay đắng thậm chí còn bắt tay nhau. Rabin, Arafat và Bộ trưởng Ngoại giao Israel Shimon Peres được trao giải Nobel Hòa bình.
Lúc ấy ở Oslo là một khoảnh khắc lịch sử. Người Palestine công nhận nhà nước Israel. Người Israel chấp nhận rằng Tổ chức Giải phóng Palestine đại diện cho người dân Palestine.
Các vết nứt sớm xuất hiện. Benjamin Netanyahu gọi tiến trình này là mối đe dọa sinh tử đối với Israel. Người Israel đã đẩy nhanh dự án để định cư người Do Thái trong các lãnh thổ chiếm đóng của Palestine. Một số người Palestine, như học giả Edward Said, đã lên án tiến trình ở Oslo là đầu hàng. Các chiến binh Palestine của Hamas, Phong trào Kháng chiến Hồi giáo, đã phái những kẻ đánh bom tự sát để giết người Do Thái và phá hỏng cơ hội có một thỏa thuận.
Tình hình ở Israel trở nên xấu đi. Yitzhak Rabin bị một số đồng hương Israel lên án là chẳng khác gì một tên phát xít, và được miêu tả trong các cuộc biểu tình với tư cách là một sĩ quan của SS. Nhiều tháng kích động lên đến đỉnh điểm khi ông bị một kẻ cực đoan Do Thái ám sát vào ngày 4 tháng 11 năm 1995.
Kế hoạch đầu hàng
Kẻ giết Rabin muốn phá hỏng tiến trình hòa bình, và tin rằng cách tốt nhất để làm điều đó là loại bỏ những gì tốt nhất của Israel, ngõ hầu biến nó thành hiện thực. Và người này đã đúng.
Ngay cả giả như nếu Rabin còn sống, tiến trình hòa bình Oslo vẫn có thể thất bại, bị đánh bại vì những chi tiết nhỏ cũng như những vấn đề lớn như tương lai của Jerusalem. Bởi các nhà lãnh đạo ở cả hai bên vẫn thích xung đột hơn là thỏa hiệp và vị thực tế bạo lực của sự chiếm đóng của Israel và phe đối lập Palestine với sự chiếm đóng này.
Thời điểm công bố sáng kiến của Trump phù hợp với nhu cầu chính trị và pháp lý của ông Trump và ông Netanyahu. Cả hai người đang phải đối mặt với cuộc bầu cử. Không những thế, ông Trump còn đang bị phân tâm về phiên tòa luận tội của mình tại Thượng viện Hoa Kỳ vì trọng tội và tội nhẹ. Ông Netanyahu thì phải đối mặt với cáo buộc hình sự về tham nhũng, hối lộ và làm mất lòng tin.
Tổng thống Trump không lãng phí cơ hội để tự hào về sức mạnh của nước Mỹ. Ông tin rằng, sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ cho phép ông áp đặt ý chí của mình. Ông muốn đập tan những định nghĩa và quan điểm cũ, những điều nằm sau nhiều nỗ lực tìm kiếm hòa bình thất bại.
Tài liệu của Trump cũng gạt ra ngoài những sự thật bất tiện, như nghị quyết 242 của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh đến sự không thể chấp nhận của việc giành lại lãnh thổ bằng chiến tranh, hoặc luật pháp quốc tế nói rằng người chiếm đóng không thể định cư dân của họ trên vùng đất bị chiếm đóng.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã từ chối kế hoạch này gần như ngay lập tức. Quyền và hy vọng của người Palestine, ông nói, không phải để đem bán.
Về cơ bản, người Palestine đã được yêu cầu phải chấp nhận và không có lựa chọn nào khác. Họ đang được trao cho một kế hoạch đầu hàng, được bảo phải chấp nhận rằng Israel đã thắng, và những người bạn Mỹ của Israel sẽ định hình tương lai. Nếu người Palestine từ chối, thông điệp vẫn là, Israel vẫn sẽ có được những gì họ muốn và Palestine còn ở vào tình trạnh tồi tệ hơn nữa.
Mối nguy cơ là người Palestine sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tức giận, tuyệt vọng và vô vọng hơn trước nữa. Trong phần dễ bùng cháy này của thế giới, đó là một mối hiểm nguy.
Kế hoạch hòa bình của Trump là một canh bạc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51291179
Tổng thống Trump trình làng
kế hoạch hòa bình Trung Đông
Tổng thống Donald Trump ngày 28/1 đề nghị thành lập một quốc gia Palestine với thủ đô tại đông Jerusalem, trong một nỗ lực đạt được bước đột phá hòa bình với Israel nhưng sẽ khó thuyết phục người Palestine.Theo kế hoạch hòa bình Trung Đông của ông Trump được loan báo trong một buổi lễ tại Tòa Bạch Ốc với sự tham dự của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Hoa Kỳ sẽ công nhận các khu định cư của Israel tại Bờ Tây bị Israel chiếm đóng.
Để đáp lại, Israel sẽ đồng ý chấp nhận ngưng trong 4 năm các hoạt động định cư mới trong khi tư cách quốc gia của Palestine được thương thuyết.
“Ngày hôm nay, Israel đã bước một bước lớn về phía hòa bình,” ông Trump nói thêm là ông đã gởi thơ về đề nghị kế hoạch hòa bình đến Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
“Đây là một ngày lịch sử,” ông Netanyahu nói, so sánh kế hoạch hòa bình của ông Trump với việc cựu Tổng thống Harry Truman công nhận quốc gia Israel vào năm 1948.
Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Palestine đã bác bỏ kế hoạch hòa bình ngay cả trước khi kế hoạch này được công bố, nói rằng chính quyền ông Trump thiên vị Israel.
Sự vắng mặt của Palestine khi ông Trump tuyên bố kế hoạch hòa bình chắc chắn sẽ gây nên chỉ trích là kế hoạch nghiêng về những nhu cầu của Israel hơn là của họ.
Những cuộc đàm phán Israel-Palestine đổ vỡ vào năm 2014 và hiện chưa rõ kế hoạch của ông Trump sẽ làm sống lại những cuộc thảo luận này hay không.
Người Palestine từ chối nói chuyện với chính quyền ông Trump để phản đối những chính sách thân Israel như là chuyển tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem.
Người Palestine muốn đông Jerusalem là thủ đô của một quốc gia tương lai của họ.
Các giới chức cao cấp trong chính quyền ông Trump nói họ dự kiến kế hoạch này thoạt đầu sẽ khơi mào những hoài nghi từ Palestine nhưng hy vọng là theo thời gian họ sẽ đồng ý thương thuyết. Kế hoạch đặt ra những rào cản người Palestine cần vượt qua để trở thành một quốc gia, mục tiêu họ đã tìm kiếm lâu nay.
Vẫn còn đợi xem Israel phản ứng như thế nào, vì có những áp lực mà Thủ tướng cánh hữu Netanyahu phải đối mặt trong nỗ lực tái cử lần thứ ba trong chưa đầy một năm.
Cả hai ông Trump và ông Netanyahu đều đang phải đối mặt với những thách thức trong nước. Ông Trump bị Hạ viện quyết định luận tội trong tháng trước và đang bị xử tại thượng viện về tội làm dụng quyền hành.
Còn ông Netanyahu hôm 28/1 chính thức bị truy tố về tội tham nhũng, sau khi ông rút lui nỗ lực để được quốc hội cho miễn trừ không bị xét xử. Cả hai ông đều tuyên bố không có làm điều gì sai trái.
Kế hoạch của Mỹ đưa ra những chi tiết nhằm phá vỡ bế tắc lịch sử giữa Israel và Palestine trong vài năm qua là kết quả từ nỗ lực 3 năm của những cố vấn cao cấp của ông Trump trong đó có con rể của ông là Jared Kushner.
Các giới chức Mỹ nói ông Trump ủng hộ một dự thảo bản đồ được đề nghị về hai quốc gia. Quốc gia Palestine sẽ lớn gấp đôi đất đai người Palestine hiện đang kiểm soát và sẽ được nối liền bằng đường sá, cầu cống và những đường hầm.
Các nhà lãnh đạo Israel đống ý thương thuyết trên căn bản kế hoạch của ông Trump và đồng ý bản đồ, các giới chức nói. Israel đồng ý về tình trạng quốc gia Palestine tùy thuộc vào những dàn xếp an ninh để bảo vệ người Israel, các giới chức cho hay.
Israel cũng có những bước để đảm bảo người Hồi Giáo được tiếp cận đền al-Aqsa ở Jerusalem và tôn trọng vai trò của Jordan đối với các địa điểm thiêng.
Một giới chức Mỹ nói câu hỏi đối với người Palestine là liệu họ sẽ “ngồi vào bàn và thương thuyết hay không?”
Tư cách quốc gia của Palestine sẽ tùy thuộc vào người Palestine có những bước tự quản trị như tôn trọng nhân quyền, tự do báo chí và có những định chế minh bạch và tin cậy được, các giới chức nói.
Kế hoạch của ông Trump kêu gọi người Palestine trở về quốc gia tương lai Palestine của họ và thành lập một “quỹ đền bù rộng rãi,” một trong những giới chức này nói.
Về việc Israel giữ lại các khu định cư, một giới chức Mỹ cho biết “Kế hoạch căn cứ vào một nguyên tắc là mọi người sẽ không phải chuyển dịch để hoàn tất hòa bình.. . Nhưng kế hoạch chấm dứt việc mở rộng những khu định cư trong tương lai được xem như thực tế nhất.”
Trước loan báo của ông Trump, hàng ngàn người biểu tình tại thành phố Gaza và quân đội Israel củng cố các vị trí gần một điểm nóng giữa thành phố Ramallah của Palestine và khu định cư Beit El của người Israel tại Bờ Tây.
Ngày 27/1, lãnh tụ Palestine, Abbas, nói ông sẽ không đồng ý bất cứ thỏa thuận nào không đảm bảo một giải pháp hai quốc gia. Công thức này là căn bản nhiều năm nỗ lực hòa bình của quốc tế, theo đó Israel chung sống với một quốc gia Palestine.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-tr%C3%ACnh-l%C3%A0ng-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-h%C3%B2a-b%C3%ACnh-trung-%C4%91%C3%B4ng-/5264693.html
50 quân nhân Hoa Kỳ bị chấn thương não
sau cuộc pháo kích của Iran
WASHINGTON, D.C. (NV) – Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Ba, 28 Tháng Giêng, loan báo cho tới nay có 50 quân nhân bị chấn thương não, sau cuộc pháo kích hồi đầu tháng này của Iran vào hai căn cứ ở Iraq, nơi có lực lượng Hoa Kỳ đồn trú.Theo bản tin của hãng thông tấn UPI, Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài,Trung Tá Thomas Campbell, nói có thêm 16 quân nhân được chẩn đoán là bị chấn thương não kể từ sau báo cáo hôm Thứ Sáu tuần trước, tiếp theo cuộc pháo kích hôm 7 Tháng Giêng, trong đó Iran phóng hơn một chục hỏa tiễn đạn đạo vào nơi có quân đội Hoa Kỳ trấn đóng ở Iraq.
“Trong số 50 người này, có 31 quân nhân được điều trị tại Iraq và sau đó trở lại làm nhiệm vụ, gồm cả 15 người mới được chẩn đoán thời gian gần đây,” theo Trung Tá Campbell.
“Có 18 quân nhân được đưa sang Đức để có thêm sự xem xét thương tích và điều trị,” cũng theo Trung Tá Campbell.
Phát ngôn viên Campbell nói các con số này chỉ cho thấy “tình hình thương tích ở một thời điểm nhất định” và cũng xác nhận các con số đó có thể được thay đổi.
Ông cho hay Bộ Quốc Phòng đang có các chương trình trợ giúp các quân nhân bị thương tích để có được sự hồi phục tốt đẹp nhất cho họ.
Thoạt đầu ngay sau cuộc pháo kích, Tổng Thống Donald Trump loan báo không có ai bị thương tích khi hỏa tiễn Iran rớt xuống ở hai căn cứ là Erbil và al-Asad.
Các cơ quan truyền thông nhà nước Iran lúc đó loan tin rằng Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran mở cuộc pháo kích trong chiến dịch trả thù cho Tướng Qassem Soleimani, người bị một chiếc drone của Hoa Kỳ giết chết trước đó. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/50-quan-nhan-hoa-ky-bi-chan-thuong-nao-sau-cuoc-phao-kich-cua-iran/
Chuyên gia: Cần gia tăng chế tài
lên giới cầm quyền Triều Tiên
Vào lúc Triều Tiên trở lại chính sách tự túc để giữ vững nền kinh tế do nhà nước điều hành đang trì trệ, các chuyên gia nói những chế tài tài chánh đối với giới lãnh đạo chế độ có thể tăng thêm áp lực lên Bình Nhưỡng để nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.“Washington và đồng minh nên điều chỉnh các chế tài nhằm vào đời sống tài chánh của tầng lớp ưu tú của chế độ/đảng,” ông Matthew Ha, một nhà phân tích nghiên cứu tại Quỹ Bảo vệ Dân chủ (FDD) nói. “Thực thể quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi trong giới lãnh đạo Triều Tiên là ngân hàng và các định chế tài chánh.”
Kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố tại một cuộc họp của đảng vào tháng 12 năm ngoái là Triều Tiên phải đối phó với các chế tài bằng cách tự túc, Bình Nhưỡng đã huy động nguồn lực để củng cố việc tự cung tự cấp.
Ông Kim nói “Không cần phải lưỡng lự với bất kỳ dự kiến nào rằng Hoa Kỳ sẽ gỡ bỏ chế tài.” Ông thúc đẩy người dân “đột phá để làm hỏng những chế tài và phong tỏa của kẻ thù bằng cách tự túc.”
Tự túc hay Juche theo tiếng Triều Tiên, là ý thức hệ chính thức của Triều Tiên. Ý thức hệ này kêu gọi chế độ tự túc về kinh tế và độc lập về chính trị không dựa vào nước ngoài bằng cách động viên người dân làm việc cho chế độ, buộc họ phải đặt quyền lợi cá nhân đằng sau quyền lợi quốc gia.
Tờ báo chính thức của Triều Tiên, tờ Rodong Sinmun ngày 28/1 đăng một bài báo kêu gọi công dân làm sống lại “tinh thần tự túc” để “xây dựng một quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng căn cứ trên tinh thần tự túc (Juche).”
Ông Bradley Babson, cựu cố vấn Ngân hàng Thế giới và là một thành viên của hội đồng cố vấn thuộc Viện Kinh tế Triều Tiên của Hoa Kỳ, nói Triều Tiên khiếu nại về những chế tài vì đã hạn chế chế độ không điều hành được hoàn toàn những công nghiệp do nhà nước kiểm soát.
Các chế tài “thực sự hạn chế khả năng của nhà nước hoạt động trong một nền kinh tế do nhà nước chỉ đạo theo như cách họ muốn làm,” ông Babson nói. “Và đó là lý do tại sao họ than phiền về những chế tài. Tôi nghĩ họ than phiền rằng nhà nước phải tạo điều kiện để lãnh vực tư sống còn.”
Theo ông Babson, chế tài khiến Triều Tiên không vận hành hết công suất các xí nghiệp quốc doanh phụ thuộc vào nhập khẩu. Các xí nghiệp này cần hoạt động hết công suất để thành công trong nước và thu được ngoại tệ ở nước ngoài.
‘Áp lực tối đa’
Các chế tài quốc tế áp đặt lên Triều Tiên, đặc biệt là những chế tài được ban hành kể từ năm 2016, hạn chế chế độ trong việc nhập khẩu xăng dầu cần thiết để điều hành công nghiệp trong nước.
Các chế tài cũng cấm chế độ xuất khẩu những mặt hàng thông dụng như than đá, quặng sắt, vải vóc, và hải sản mang đến thu nhập bằng tiền nước ngoài để hỗ trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân.
Trong khi những chế tài này hạn chế Triều Tiên điều hành những công nghiệp quốc doanh, các chuyên gia nói với Đài VOA là những chế tài đối với Triều Tiên thất bại không áp lực đủ đối với các nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng. Những người này vẫn kiếm ra tiền cho đất nước bằng các hoạt động ở nước ngoài.
“Khi chúng ta nói đến áp lực chế tài, chúng ta thực sự cần nhắm vào nơi những quyết định chiến lược có thể được thi hành để thực sự điều chỉnh các tính toán của các nhà lãnh đạo chế độ,” ông Ha nói. “Trong một chế độ độc tài, chính các giới ưu tú là những người tạo ra những thay đổi trong quyết định.”
Ông Ha nói các chế tài nên nhắm vào những tài khoản ngân hàng nước ngoài của Triều Tiên mà những nhà lãnh đạo chế độ vẫn giữ để điều hành các hoạt động ở nước ngoài nhằm mang về ngoại tệ.
“Có những người trung gian địa phương ở nước ngoài đẩy tiền qua nhiều cá nhân Triều Tiên và các công ty họ điều hành để giúp cung cấp tài chánh cho chế độ,” ông Ha nói.
Ông Joshua Stanton, một luật sư tại Washington giúp soạn thảo Luật Thi hành Chế tài Triều Tiên và Thi hành chính sách năm 2016, nói, “Áp lực tối đa sẽ thực sự là áp lực tối đa khi có các khoản phạt 9 con số chống lại các ngân hàng Trung Quốc rửa tiền cho Triều Tiên.”
Nhắm vào đời sống tài chánh của giai cấp ưu tú của chế độ, bao gồm các giới chức quân đội và chính phủ, chắc chắn sẽ làm áp lực lên ông Kim, vì ông cần sự trung thành của họ để tại vị, theo ông Ha.
“Ông phải làm cho người của ông hài lòng, đặc biệt là giới ưu tú,” ông Ha nói. “Ông ấy cần phải có sự trung thành của giới ưu tú. Tôi nghĩ nếu họ thấy tình trạng của họ thay đổi thì đây sẽ là một vấn đề.”
Vào ngày 14/1 năm nay, Bộ Tài chánh Mỹ ban hành những chế tài mới lên hai thực thể Triều Tiên mà Bộ cho rằng vẫn tiếp tục xuất khẩu lao động ra nước ngoài, vi phạm những nghị quyết của Liên hiệp quốc trong đó có nghị quyết được thông qua vào năm 2017 yêu cầu tất cả công nhân Triều Tiên trở về nước, hạn chót là ngày 22/12/2019.
“Đây là một bước đúng hướng,” ông Ha nói. Ông nói thêm là một trong những thực thể bị chế tài, Namgang Trading Corporation, “chắc chắn là được điều hành bởi một giới chức chính phủ vốn giúp tài trợ chính phủ, mà chế độ cần.”
Chính sách thù nghịch
Sau khi Tổng thống Donald Trump bác bỏ yêu cầu của ông Kim đòi dỡ bỏ chế tài tại cuộc họp thượng đỉnh ở Hà Nội vào tháng 2/2019, Triều Tiên tái tục thử nghiệm phi đạn vào tháng 5 và tiếp tục cho đến tháng 12 để phản đối những chế tài được mô tả như là “chính sách thù nghịch.” Và những chế tài là nguyên nhân chính khiến những cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn bị ngưng trệ kể từ khi những cuộc thảo luận cấp làm việc tại Stockholm đổ vỡ vào tháng 10/2019.
Ông Banson nói những chế tài Liên hiệp quốc hạn chế “nhập khẩu dầu đã thực sự có những ảnh hưởng tiêu cực lên những việc như sản xuất phân bón và những công nghiệp rất phụ thuộc vào dầu mỏ, không chỉ trong lãnh vực năng lượng nhưng trong những lãnh vực khác nữa.”
Ông nói thêm “Do đó những nỗ lực của họ thay thế dầu mỏ nhập khẩu với khí hóa than đá mà họ rất đồi dào là một trong những đáp ứng” để đối phó với các chế tài.
Để nhấn mạnh đến việc sử dụng than đá của chế độ, ông Kim đã đi thăm một vài nhà máy của Triều Tiên, trong đó có một nhà máy phân bón đang được xây dựng ở Sunchon, phía bắc Bình Nhưỡng sau khi loan báo trở lại chính sách Juche.
Ông Kim cũng chứng tỏ Bình Nhưỡng có thể dùng du lịch để thu hút ngoại tệ, đặc biệt từ Trung Quốc, bằng cách đi thăm khu nghỉ dưỡng suối nước nóng tại Yangdok vào tháng 12, chỉ trước khi khu này được mở cửa cho du khách một tháng sau đó. Các chế tài không cấm làm ra tiền bằng du lịch.
Tuy nhiên vụ bùng phát coronavirus tại Trung Quốc buộc Triều Tiên đóng cửa biên giới đối với du khách Trung Quốc.
Các chuyên gia nói cho dù Triều Tiên nỗ lực làm bền vững nền kinh tế bằng tự túc, nhưng ít có triển vọng là những nỗ lực này sẽ thành công.
Ông Troy Stangarone, giám đốc Viện Kinh tế Triều Tiên, nói một khu nghỉ mát Triều Tiên mở tại Quận Samjiyon vào tháng 12 “là một cuộc trình diễn”nhấn mạnh đến việc “chế độ có thể tự túc trong nước.”
Tuy nhiên ông nói thêm, “chính Triều Tiên cũng đã gợi ý là chi phí lao động rất to lớn để hoàn tất dự án, cho thấy còn lâu mới thành công.”
Ông Babson nói “Giới lãnh đạo cao cấp hiểu được rằng không có thương mại và đầu tư, bạn không thể tự mình làm được việc này.”
Công chúng thờ ơ
Một sự phức tạp khác đến từ phía công chúng Triều Tiên, những người không nhiệt tâm trở lại Juche một khi mà nhiều người kiếm được tiền từ thị trường tư nhân sau khi mất việc tại các xí nghiệp quốc doanh.
“Người dân thực sự không muốn bị chỉ thị trở về cưỡng bức lao động, một loại huy động lao động, để đẩy nền kinh tế tiến tới, khi họ tự kiếm ra tiền được,” ông nói.
Theo nghĩa này, ông Babson nghĩ điều mà nhà triết học thế kỷ 18 Adam Smith gọi “bàn tay vô hình”, một lực lượng thị trường tự do và tư lợi có thể giúp một quốc gia đạt được mức phồn thịnh kinh tế tối ưu, hiện đang được thi hành tại Triều Tiên. Ông Smith thường được gọi là cha đẻ của kinh tế hiện đại.
“Sáng kiến tạo nên phồn thịnh tư nhân qua các sáng kiến cá nhân đã gia tăng tại Triều Tiên và theo ý nghĩa này, ‘bàn tay vô hình’ đang hoạt động,” ông Babson nói.
Ông Babson cho biết thêm là sự tăng trưởng của thị trường và mong muốn của người dân có được những lợi ích kinh tế riêng đã phá hoại quan niệm cũ về tự túc.
“Ý niệm này thực sự đã bị phá hoại bằng sự phát triển của kinh tế thị trường.” Ông Babson nói: “Người dân cảm thấy họ có thể theo đuổi những lợi ích cá nhân và những lợi ích kinh tế nếu họ không được hưởng lợi toàn thể. Do đó có sự phá vỡ trong sự hiểu biết là tự túc có nghĩa như thế nào.”
Tuy nhiên với sự trỗi dậy mới đây về tự túc, chế độ dường như đang nỗ lực đổi dòng kinh tế.
Ông Babson nói “Đối với Triều Tiên, lập luận là hai bước tiến, một nước lùi, hay một bước tiến, hai bước lùi.”
Bình Nhưỡng hình như cũng đang đối mặt với việc định lại vị trí của tự túc trong một nền kinh tế hiện đại.
“Có một khẩu hiệu đối với chính phủ và đối với chính sách công là làm thế nào hội nhập khái niệm về tự túc trong thời kỳ hiện đại với cách thức kinh tế và xã hội đã phát triển kể từ nạn đói trong những năm 1990 và việc phá vỡ mô hình cũ,” ông Babson nói.
(BTV Christy Lee)
https://www.voatiengviet.com/a/chuy%C3%AAn-gia-c%E1%BA%A7n-gia-t%C4%83ng-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-l%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A7m-quy%E1%BB%81n-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-/5264658.html
Hoa Kỳ thất vọng về quyết định của Anh
cho phép Huawei xây dựng mạng 5G
Hoa Kỳ bày tỏ thất vọng về quyết định của nước Anh cho phép tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc đóng một vai trò hạn chế trong mạng di động 5G của Anh, một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Trump cho biết hôm 28/1.“Không có một giải pháp an toàn để các nhà cung cấp không đáng tin cậy kiểm soát bất kỳ phần nào trong mạng 5G. Chúng tôi nóng lòng làm việc với nước Anh về một bước tiến sẽ dẫn đến việc loại trừ các đối tác không đáng tin cậy cung cấp các bộ phận từ các mạng 5G,” quan chức này nói, với điều kiện tên tuổi được giữ kín.
Trước đó trong cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố cho phép tập đoàn Huawei tham gia xây dựng mạng di động 5G ở Anh, dù là một cách hạn chế, đã gây bực bội cho nỗ lực toàn cầu của Hoa Kỳ nhằm đẩy tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc ra khỏi ngành viễn thông thế hệ mới của các nước phương Tây.
Như vậy, Anh thách thức đồng minh thân cận nhất của mình, là Hoa Kỳ, theo hướng có lợi cho Trung Quốc ngay trước khi diễn ra Brexit, khi bật đèn xanh cho ‘các nhà cung cấp có rủi ro cao’ như Huawei, được tham gia các phần ‘không nhạy cảm của hệ thống 5G.’
Chính phủ Anh nói sẽ cấm tập đoàn Trung Quốc cung cấp hàng cho các phần “nhạy cảm”, được gọi là mạng lõi. Huawei cũng bị cấm ở các khu vực gần các căn cứ quân sự và địa điểm hạt nhân.
Việc nước Anh gạt bỏ thẳng thừng các quan ngại của Mỹ, rằng Huawei có thể được dùng để đánh cắp các bí mật của phương Tây, đã làm cho chính phủ của Tổng thống Trump thất vọng, nhưng được tập đoàn Trung Quốc hoan nghênh.
Mạng 5G cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ cao, nhanh hơn nhiều so với mạng 4G. Tốc độ truyền dữ liệu và tiềm năng lớn của nó giúp cho mạng 5G, thế hệ mạng vô tuyến thứ 5, trở thành nền tảng của nhiều ngành công nghiệp ,và một đầu tàu tăng trưởng kinh tế.
“Tôi e rằng London đã thoát ly khỏi Brussels chỉ để nhượng chủ quyền cho Bắc Kinh”, thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton, thành viên đảng Cộng hòa, nói.
Ông khuyến cáo:
“Cho phép Huawei xây dựng mạng 5G của nước Anh ngày nay cũng giống như cho phép KGB xây dựng mạng lưới điện thoại dưới thời chiến tranh lạnh. Đảng Cộng sản Trung Quốc coi như đã chen chân vào được để có thể tiến hành các hoạt động gián điệp cùng khắp … và qua đó dùng vị thế mạnh hơn của mình để làm đòn bẩy kinh tế và chính trị đối với Vương Quốc Anh.”
Nước Anh nói quyết định của họ bảo vệ an ninh quốc gia trong khi cung cấp cho đất nước khả năng kết nối ở tầm cỡ quốc tế. London quả quyết rằng vấn đề chia sẻ tin tình báo, bao gồm với liên minh “Five Eyes- Năm Mắt’ do Mỹ lãnh đạo, sẽ không bị phương hại. Nước Anh là một thành viên trong liên minh chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ được gọi là Five Eyes-Năm Mắt cùng với Úc, Canada và New Zealand.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-that-vong-ve-quyet-dinh-cua-anh-cho-phep-huawei-xay-dung-mang-5g/5264132.html
Mỹ, Nhật đưa 400 người rời khỏi tâm dịch Vũ Hán
Hãng AFP đưa tin, khoảng 200 công dân Nhật Bản đã được đưa ra khỏi Vũ Hán và về đến Tokyo trong cùng ngày. Các nhân viên y tế Nhật Bản đã có mặt trên chuyến bay để kiểm tra sức khỏe của 200 công dân Nhật và hiện chưa có người nào nhiễm virus corona trên chuyến bay về Nhật.Mỹ cũng đã đưa khoảng 200 người Mỹ về nước bao gồm các nhân viên làm việc tại lãnh sự.
Liên đoàn Châu Âu và Úc cho biết họ sẽ sớm có kết hoạch đưa công dân ra khỏi Vũ Hán.
Hiện Đức đã xác nhận có 4 trường hợp nghi nhiễm viruscorona khi những người này có tiếp xúc với các đồng nghiệp Trung Quốc.
Các hãng hàng không của Mỹ, Anh và Đức trong ngày 29/1 cũng đã công bố ngưng các chuyến bay thương mại đến và đi từ Trung Quốc. Thông tin này được đưa ra khi một số nước bắt đầu đưa công dân của họ bị kẹt ở Vũ Hán ra khỏi vùng dịch.
Hãng hàng không Indonesia (Lion Air); Cathay Pacific cũng đã công bố cắt giảm các chuyến bay đến Trung Quốc. Ở Myanmar, 3 hãng hàng không có chuyến bay đến Trung Quốc cũng đã ngưng khai thác vào tuần trước.
Các giới chức Y tế Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu vaccine để phòng chống lây nhiễm viruscorona nhưng phải mất vài tháng để phát triển dữ liệu.
Trong khi đó, truyền thông Nhà nước Nga hôm 29/1 đưa tin TQ đã trao cho Nga bộ gene virus corona trong nổ lực phát triển vaccine.
Một giáo sư tại Đại học Hong Kong cũng thông báo ông đã phát triển được vaccine cho viruscorona nhưng phải mất thêm ít nhất 1 năm để thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng.
Mặc khác, các nhà khoa học ở Úc cho rằng họ đã tái tạo thành công virus corona gây ra dịch viêm phổi lạ, tạo ra bước đột phát trong việc chế tạo vaccine. Họ cũng cho biết đây là lần đầu tiên virus được nuôi cấy trong tế bảo bên ngoài TQ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-japan-evacuate-citizens-out-of-wuhan-epicenter-01292020074039.html
Chuyến bay cuối cùng mang theo công dân Hoa Kỳ
đi từ Vũ Hán đến phi trường Ontario
Tin từ Ontario – Vào tối thứ hai (ngày 27 tháng 1), một phi trường ở thành phố San Bernadino chuẩn bị đón 240 người dân Hoa Kỳ, trong đó có trẻ em, về từ Vũ Hán, Trung Cộng, nơi ít nhất 106 người đã thiệt mang do một chủng coronavirus mới.Hoa Kỳ đã chuẩn bị nhiều chuyến bay nhằm di tản nhân viên từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ làm việc tại Trung Cộng và các công dân Hoa Kỳ khỏi những khu vực bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Theo các viên chức của Quận San Bernardino, Văn phòng Quản Trị Khẩn cấp đã thông báo cho họ rằng Phi Trường Quốc tế Ontario (ONT) sẽ trở thành điểm hồi hương cho những cư dân phải trải qua các kiểm tra về triệu chứng của coronavirus trước khi được trở về nhà.
Chính quyền quận San Bernardino cho biết họ đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền các tiểu bang, thành phố và Phi Trường Quốc tế Ontario để chuẩn bị cho việc hồi hương, tập trung vào việc bảo đảm công dân đến Phi Trường Ontario mà không nhiễm bệnh trước khi cho phép họ quay trở lại Hoa Kỳ, đồng thời bảo vệ cộng đồng quận San Bernadino khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Khoảng một thập niên trước đây, Phi Trường Quốc tế Ontario được chính phủ liên bang chỉ định là một trung tâm hồi hương chính thức tại khu vực West Coast. Các cơ quan của quận cũng từng tham gia vào một số cuộc huấn luyện chuẩn bị cùng các cơ quan tiểu bang và liên bang trong những năm qua.
Các chuyến bay từ Trung Cộng sẽ đến Alaska trước tiên, nơi hành khách sẽ được nhân viên của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh kiểm tra trước khi tiếp tục đến Phi Trường Ontario.
Quận San Bernadino cho biết bất kỳ hành khách nào có triệu chứng của bệnh sẽ không được phép vào lục địa Hoa Kỳ, còn những người vượt qua kiểm tra tại Alaska sẽ phải trải qua một kỳ kiểm tra khác tại Phi Trường Quốc tế Ontario và được theo dõi trong 2 tuần. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chuyen-bay-cuoi-cung-mang-theo-cong-dan-hoa-ky-di-tu-vu-han-den-phi-truong-ontario/
Hãng hàng không Mỹ
ngưng một số chuyến bay đến Trung Quốc
Công ty United Airlines ngày 28/1 cho biết ngưng một số chuyến bay giữa Hoa Kỳ, Bắc Kinh, Hong Kong và Thượng Hải trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 đến 8/2 do “nhu cầu giảm sút đáng kể” vào lúc coronavirus mới lây lan mạnh.“Chúng tôi tiếp tục theo dõi tình hình phát triển và sẽ điều chỉnh lịch bay khi cần thiết,” hãng hàng không United Airlines nói.
Coronavirus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã làm 106 người thiệt mạng tại quốc gia Á châu này và lây lan trên toàn thế giới, làm rúng động các thị trường tài chánh.
Quyết định ngưng bay của United ảnh hưởng đến 27 chuyến bay.
Hai hãng hàng không khác của Mỹ bay đến Trung Quốc là Delta Air Lines và American Airlines cho biết là họ không giảm bớt các chuyến bay lúc này nhưng đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A3ng-h%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-m%E1%BB%B9-ng%C6%B0ng-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-chuy%E1%BA%BFn-bay-%C4%91%E1%BA%BFn-trung-qu%E1%BB%91c-/5264703.html
Nhóm biện hộ của Tổng Thống Trump
kết thúc phần tranh luận
Tin Washington DC – Trong ngày tranh luận cuối cùng vào thứ Ba, 28 tháng 1, các luật sư biện hộ của Tổng Thống Trump đã yêu cầu Thượng Viện xóa bỏ các cáo trạng, đồng thời cho rằng các cáo buộc mới đây của cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton là không hợp lệ, không thể sử dụng trong quá trình luận tội.Trước đó vào thứ Hai, truyền thông Hoa Kỳ đã trích dẫn bản thảo một cuốn sách sắp xuất bản của ông Bolton, trong đó, vị cựu cố vấn khẳng định chính Tổng Thống Trump đã nói rằng ông muốn giữ lại tiền viện trợ cho Ukraine, cho tới khi nước này chịu điều tra đối thủ chính trị là cựu Phó tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, luật sư riêng của ông Trump, ông Jay Sekulow, cho rằng không thể luận tội tổng thổng dựa trên một lập luận không có căn cứ. Ông Sekulow cũng thêm rằng, cho dù những điều ông Bolton nói là sự thật, điều này cũng không tạo thành một tội trạng đủ để luận tội. Một số thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã đề nghị được xem bản thảo cuốn sách của ông Bolton. Tuy nhiên, lãnh đạo phe Dân Chủ thiểu số Chuck Schumer bác bỏ ý tưởng này, và cương quyết yêu cầu triệu tập ông Bolton ra làm nhân chứng cho phiên xét xử luận tội.
Trong phần trình bày sau cùng, các luật sư biện hộ đã yêu cầu Thượng Viện xóa mọi cáo trạng đối với tổng thống, nói rằng các thượng nghị sĩ đang thực hiện một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của họ theo hiến pháp, là đánh giá một lãnh đạo của một nước tự do, một tổng thống được bầu chọn hợp pháp của Hoa Kỳ, và đây không phải là một trò chơi chỉ dựa trên các tin tức rò rỉ hoặc những cáo buộc vô căn cứ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nhom-bien-ho-cua-tong-thong-trump-ket-thuc-phan-tranh-luan/
Cuộc luận tội:
Thượng viện sẽ chất vấn đội luật sư của TT Trump
Kể từ thứ Tư 29/1, Thượng viện Hoa Kỳ sẽ bắt đầu dành tới hai ngày để hỏi đáp với bên truy tố lẫn đội ngũ bào chữa trong phiên xét xử luận tội Tổng thống Donald Trump, trước khi đi đến một cuộc bỏ phiếu quan trọng vào cuối tuần về việc có nên triệu tập nhân chứng hay không.Phần đặt câu hỏi sẽ diễn ra luân phiên giữa các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ. Các câu hỏi sẽ được nộp bằng văn bản và được Chánh thẩm Hoa Kỳ John Roberts đọc to. Ông Roberts hiện là chủ tọa phiên tòa xác định xem ông Trump có nên bị bãi nhiệm hay không.
Các câu hỏi có thể nhắm trực tiếp đến các công tố viên của đảng Dân chủ ở Hạ viện hoặc nhóm luật sư của ông Trump, và phần hỏi đáp kéo dài đến 8 tiếng mỗi ngày trong hai hôm 29 và 30/1. Phần trả lời không bị giới hạn thời gian, và các thượng nghị sĩ không thể tranh luận lại các câu trả lời, các phụ tá tại Thượng viện cho hay.
Phần hỏi đáp là bước tiếp theo sau phần tranh luận mở kéo dài 3 ngày của mỗi bên trong phiên xét xử về cáo buộc là ông Trump lạm quyền bằng cách ép Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Biden, một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, và cản trở một cuộc điều tra của quốc hội về vấn đề này.
Sau khi phần hỏi đáp kết thúc, Thượng viện dự kiến sẽ chuyển sang phần thảo luận vào ngày thứ Sáu 31/1 và sẽ bỏ phiếu về việc có nên triệu tập nhân chứng trong phiên xét xử này hay không.
Vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa đã phủ nhận về các hành vi sai trái và lên án rằng quá trình luận tội là một kiểu chơi xấu. Nhiều khả năng là ông sẽ được tuyên vô tội tại Thượng viện. Cần phải đạt 2/3 số phiếu tại Thượng viện để kết án và bãi nhiệm một tổng thống. Không có ai trong đảng Cộng hòa lên tiếng ủng hộ việc bãi nhiệm ông Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-luan-toi-thuong-vien-se-chat-van-doi-luat-su-cua-tt-trump/5265267.html
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
cấm phóng viên đài NPR đi cùng Ngoại Trưởng
sau cuộc phỏng vấn gây tranh cãi
Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ hai (27 tháng 01), Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cấm một phóng viên của đài National Public Radio đi cùng Ngoại Trưởng Mike Pompeo trong chuyến công du ngoại quốc sắp tới, vài ngày sau khi ông Pompeo giận dữ trả lời phỏng vấn của một ký giả NPR khác.Hội Ký Giải Bộ Ngoại Giao – State Department Correspondents’ Association (SDCA) – cho biết việc phóng viên Michele Kelemen không được đi cùng ông Pompeo đến Anh Quốc, Ukraine, Belarus và Trung Á được xem là một hành động trả thù đến từ Bộ Ngoại Giao.
Chủ Tịch SDCA Shaun Tandon cho biết những phóng viên thuộc SDCA có một truyền thống lâu dài đi cùng các Ngoại Trưởng Hoa Kỳ trong các chuyến công du, và việc trừng phạt một thành viên trong tổ chức là “không chấp nhận được.”
Vào thứ sáu (ngày 24 tháng 1), phóng viên NPR Mary Louise Kelly đã phỏng vấn ông Pompeo và đặt ra nhiều câu hỏi về Ukraine cũng như Đại Sứ Hoa Kỳ bị sa thải, bà Marie Yovanovitch trong một cuộc trao đổi kéo dài chín phút. Việc bà Yovanovitch bị sa thải là một sự kiện quan trọng trong phiên tòa luận tội chống lại Tổng thống Trump của Hạ Viện.
Sau cuộc phỏng vấn, cô Kelly nói rằng ông Pompeo đã chửi cô và liên tục sử dụng những từ ngữ thô tục, và hỏi cô: “cô nghĩ rằng người dân Hoa Kỳ quan tâm đến Ukraine hay sao?” Sau đó, vào thứ bảy (ngày 25 tháng 1), ông Pompeo cáo buộc cô Kelly nói dối trong quá trình chuẩn bị kế hoạch cho cuộc phỏng vấn và về việc chấp nhận một cuộc trò chuyện không được ghi âm, nhưng không phủ nhận những từ ngữ mà ông đã dùng.
Đến thứ Hai, NPR cho biết bà Kelemen,một phóng viên đưa tin về Bộ Ngoại Giao trong 2 thập niên qua, sẽ không được đi cùng ông Pompeo trong các chuyến công du sắp tới nhưng không đưa ra lý do. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bo-ngoai-giao-hoa-ky-cam-phong-vien-dai-npr-di-cung-ngoai-truong-sau-cuoc-phong-van-gay-tranh-cai/
Giáo Sư Harvard bị truy tố
vì che giấu hợp đồng làm việc cho Trung Cộng
Tin Cambridge, Massachusetts – Vào thứ Ba, 28 tháng 1, công tố viên liên bang đã truy tố một nhà khoa học hàng đầu của Đại học Harvard, vì đã nói dối Bộ Quốc Phòng về việc ông ta đang làm việc cho một chương trình chiêu mộ nhân tài của Trung Cộng.Giáo sư Charles M. Lieber, trưởng khoa Hóa và Sinh Hóa tại đại học Harvard, bị cáo buộc vi phạm luật liên bang vì đã không khai báo với Bộ Quốc Phòng về sự liên quan giữa ông và Kế hoạch 1,000 nhân tài của Trung Cộng, bao gồm cả số tiền mà ông nhận được từ công việc này.
Trường Harvard nói, các cáo trạng của chính phủ Hoa Kỳ đối với Giáo sư Lieber là hết sức nghiêm trọng. Trường Harvard đang hợp tác với nhà chức trách liên bang, và cũng đang thực hiện một cuộc điều tra riêng về các cáo buộc vi phạm.
Trường Harvard thêm rằng Giáo Sư Lieber hiện đang được tạm cho nghỉ vô thời hạn. Kế hoạch 1,000 nhân tài của Trung Cộng hoạt động với mục tiêu chiêu mộ các chuyên gia của các trường đại học phương Tây về làm việc cho Trung Cộng, giúp phát triển ngành khoa học và công nghệ của nước này.
Trong hồ sơ truy tố, FBI nói chương trình của Trung Cộng đã tưởng thưởng cho những người đánh cắp các thông tin độc quyền và vi phạm luật hạn chế xuất cảng.
Theo hợp đồng với chương trình 1,000 Nhân Tài, Giáo Sư Lieber đã được đại học công nghệ Vũ Hán trả lương 50,000 Mỹ kim hàng tháng, và được trả thêm 158,000 Mỹ kim chi phí cuộc sống. Ông Lieber cũng được trả khoảng 1.74 triệu Mỹ kim để giúp thiết lập một phòng thí nghiệm tại trường đại học này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/giao-su-harvard-bi-truy-to-vi-che-giau-hop-dong-lam-viec-cho-trung-cong/
Thâm thủng ngân sách Hoa Kỳ
vượt quá mức $1 ngàn tỉ tài khóa này
WASHINGTON, D.C. (AP) – Một bản báo cáo thường niên của Quốc Hội Hoa Kỳ cho biết mức thâm thủng ngân sách tài khóa này sẽ vượt qua mức $1 ngàn tỉ, từ lâu nay vẫn là con số biểu hiệu của lằn mức “không được vượt qua,” nhất là với giới có tinh thần bảo thủ về ngân sách.Báo cáo hôm Thứ Ba, 28 Tháng Giêng, của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (CBO) được đưa ra tiếp theo sau một loạt các quyết định chi tiêu mới đưa ra năm ngoái, cùng là việc hủy bỏ hồi Tháng Mười Hai của một số loại thuế nhằm tài trợ chương trình Obamacare. Tất cả những điều này cộng lại đang làm mức thâm thủng của chính phủ tăng vọt.
Bản báo cáo thường niên của CBO cập nhật tình hình ngân sach và kinh tế, ước lượng mức thâm thủng sẽ là $1 ngàn tỉ cho tài khóa này. Chính phủ Hoa Kỳ dự trù sẽ chi khoảng $4.6 ngàn tỉ năm nay và sẽ phải mượn 22 xu cho mỗi $1 chi ra.
Phần lớn các kinh tế gia nói rằng cách đúng nhất để lượng định ảnh hưởng của thâm thủng là so sánh với độ lớn của nền kinh tế. Hiện nay, mức thâm thủng chỉ vào khoảng 3% của tổng sản lượng nội địa (GDP), do vậy được coi là có thể chấp nhận.
Bản báo cáo mới nhất nói sẽ có mức thâm thủng trung bình hàng năm vào khoảng 4.8% tổng trị giá GDP trong thập niên tới.
Bản báo cáo của CBO cho hay việc vượt mức thâm thủng $1 ngàn tỉ hiện nay diễn ra trong lúc nền kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với mức thất nghiệp dưới 4% và mức phát triển kinh tế cho năm nay vào khoảng 2.2%. Lần sau cùng Hoa Kỳ có mức thâm thủng hơn $1 ngàn tỉ là thời gian sau cuộc đại suy trầm của năm 2007-2009. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/tham-thung-ngan-sach-hoa-ky-vuot-qua-muc-1-ngan-ti-tai-khoa-nay/
Thách thức Trung Quốc,
Hạ viện Mỹ thông qua đạo luật nhân quyền Tây Tạng
Minh HòaHạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba (28/1) đã bỏ phiếu thông qua một đạo luật ủng hộ nhân quyền và tự do tín ngưỡng của người Tây Tạng, một động thái đặt ra thách thức đối với chính quyền Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang chịu áp lực tứ bề.
Một trong các điều khoản của Đạo luật Hỗ trợ Chính sách Tây Tạng năm 2019 là yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không cho phép Trung Quốc mở lãnh sự quán mới trên đất Mỹ, trừ khi Bắc Kinh cho phép Washington xây dựng cơ sở ngoại giao của mình tại Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng.
Nổi tiếng là vùng đất giàu bản sắc tín ngưỡng, Tây Tạng từng là quốc gia độc lập cho đến khi bị quân đội Trung Quốc xâm lược vào năm 1950. Các kênh tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi đây là cuộc “giải phóng hòa bình Tây Tạng”.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, buộc phải tị nạn sang Ấn Độ vào năm 1959, sau một cuộc biểu tình quy mô lớn nhất trong lịch sử Tây Tạng và bị chính quyền Trung Quốc trấn áp bằng bạo lực.
Dù sống tha hương, Đạt Lai Lạt Ma vẫn được coi là biểu tượng cho tinh thần và tín ngưỡng của người dân Tây Tạng, dù nhân quyền và tín ngưỡng tôn giáo của họ tiếp tục bị chính quyền Trung Quốc xâm hại ở mức đáng báo động.
Vừa được Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo (392 phiếu thuận và 22 phiếu chống), Đạo luật Tây Tạng còn đặt ra một lộ trình xử phạt các quan chức Trung Quốc can thiệp vào sự kế vị của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma sau khi qua đời sẽ chuyển sinh vào một đứa trẻ. Ban Thiền Lạt Ma, một nhân vật quan trọng khác của Phật giáo Tây Tạng, sẽ có trách nhiệm tìm ra đứa trẻ đó. Tuy nhiên, Ban Thiền Lạt Ma thật sự (có tên Gedhun Choekyi Nyima) đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ vào năm 1995 khi chỉ mới là một cậu bé.
Bắc Kinh đã tự phong một Ban Thiền Lạt Ma khác và tỏ rõ ý đồ sẽ định đoạt ai sẽ là Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo.
SCMP đưa tin, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết sau khi thông qua Đạo luật Tây Tạng: “Chúng tôi đang gửi tới Bắc Kinh một tín hiệu rõ ràng rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc can thiệp vào các vấn đề tôn giáo và văn hóa của Tây Tạng, đồng thời thể hiện rõ rằng các quan chức Trung Quốc can thiệp vào quá trình công nhận Đạt Lai Lạt Ma mới sẽ phải chịu lệnh trừng phạt”.
Đạo luật Tây Tạng đang chờ được bỏ phiếu tại Thượng viện. Nếu được thông qua, Đạo luật sẽ được chuyển tới bàn làm việc của Tổng thống Donald Trump để ký ban hành.
Đạo luật cũng chỉ đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khởi xướng các nỗ lực đa quốc gia để bảo vệ tài nguyên nước ở cao nguyên Tây Tạng; và yêu cầu hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động điều phối của chính phủ Mỹ về các vấn đề Tây Tạng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thach-thuc-trung-quoc-ha-vien-my-thong-qua-dao-luat-nhan-quyen-tay-tang.html
Một cơn bão lớn sẽ mang đến tuyết, băng và giông
từ trung tâm Hoa Kỳ đến miền đông Hoa Kỳ
Một cơn bão lớn sẽ tiếp tục mang đến tuyết, băng và giống tố cho khu vực trung tâm Hoa Kỳ, khiến các tuyến đường trở nên trơn trượt và nguy hiểm. Đến nay, một nửa feet tuyết đã rơi từ tiểu bang Missouri đến Michigan, gây nên nhiều vụ đụng xe nghiêm trọng. Trong khi đó tại phía bắc Arkansas, một nửa inch tuyết đã tích tụ từ chủ nhật (ngày 26 tháng 1), khiến cây đổ ngã vào đường dây điện.Đến sáng thứ hai (ngày 27 tháng 1), khi cơn bão này di chuyển lên phía bắc và phía đông, chính quyền tại 12 tiểu bang về từ Kansas đến phía bắc New Jersey đã ban bố khuyến cáo băng và tuyết. Tuyết ướt đang rơi từ Thành phố Kansas đến Chicago trong khi điều kiện thời tiết băng giá xuất hiện từ Michigan đến Pennsylvania. Mưa lớn đang di chuyển qua Georgia và đến Ohio. Đến tối thứ sáu (ngày 31 tháng 1), cơn bão sẽ di chuyển vào North và South Carolina, gây ra mưa lớn và thậm chí là bão mạnh. Một số cơn bão này có thể trở nên nghiêm trọng với những cơn gió gây thiệt hại. Đến sáng thứ bảy (ngày 1 tháng 2), khi cơn bão tiếp tục di chuyển xa hơn về phía bắc và phía đông, một đợt tuyết sẽ rơi ở Chicago và một phần của Great Lakes. Cũng trong sáng thứ bảy, mưa lớn cùng giông tố có khả năng cao sẽ xuất hiện tại Mid-Atlantic từ Virginia đến miền nam New Jersey.
Trong khi đó, từ phía bắc New Jersey vào Poconos và vào phía tây tiểu bang New York sẽ tiếp tục phải đối mặt với điều kiện thời tiết băng giá. Đến chiều thứ bảy, mưa to và gió giật sẽ di chuyển vào Xa Lộ xuyên bang I-95 từ Philadelphia đến thành phố New York, có nhiều khả năng sẽ gây ra ngập lụt trên các tuyến đường đô thị.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-con-bao-lon-se-mang-den-tuyet-bang-va-giong-tu-trung-tam-hoa-ky-den-mien-dong-hoa-ky/
Mưa lớn ở Brazil khiến 30,000 người di tản
Tin từ RIO DE JANEIRO, Brazil – Hơn 30,000 người phải di dời do những trận mưa lớn ở phía đông nam Brazil, ngoài ra có 54 người thiệt mạng và 18 người mất tích. Những cơn bão trong những ngày gần đây gây ra lũ lụt và lở đất, nhấn chìm toàn bộ khu dân cư và đẩy những ngôi nhà xuống sườn đồi ở các tiểu bang Minas Gerais, Espirito Santo và Rio de Janeiro.Lượng mưa giảm xuống vào hôm thứ Hai, nhưng dự kiến sẽ tiếp tục vào cuối tuần này ở một số khu vực. Những con đường bị ngập lụt tạo ra những thác ghềnh dữ dội, càn quét nạn nhân, xe hơi và các mảnh vụn khác. Những người di tản đang lưu trú trong những nơi trú ẩn tạm thời trong nhà thờ, trường học và trạm cứu hỏa. Chính quyền địa phương yêu cầu quyên góp quần áo, khăn trải giường và nệm cho các nạn nhân. Số người được di tản là 15,000 người tại Minas Gerais và gần 10,000 người khác tại Espirito Santo. Theo các cơ quan truyền thông địa phương, tại Rio có ít nhất 6,000 người được di tản. Chính quyền địa phương khuyến cáo rằng khu vực đô thị Belo Horizonte, nơi cư trú của gần 6 triệu người, có thể nhận về lượng mưa tới 100 milimét (4 inch) trong ba ngày tới.
Thành phố này tích tụ lượng mưa 171 milimét (6.7 inch) trong khoảng thời gian 24 giờ từ hôm thứ Năm đến thứ Sáu, lượng mưa cao nhất trong 110 năm. Hơn 120 đô thị ở tiểu bang Minas Gerais tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Mộc
https://www.sbtn.tv/mua-lon-o-brazil-khien-30000-nguoi-di-tan/
Bất mãn với nền dân chủ tại Anh và Mỹ
‘ở mức cao kỷ lục’
Sean CoughlanBBC News, gia đình và giáo dụcSự không hài lòng với nền dân chủ của các quốc gia phát triển đang ở mức cao nhất trong vòng gần 25 năm, theo các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge.
Các học giả phân tích những gì họ nói là bộ dữ liệu lớn nhất toàn cầu về thái độ đối với nền dân chủ, dựa trên 3.500 cuộc khảo sát có bốn triệu người tham dự.
Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có mức độ bất mãn cao đặc biệt.
“Trên toàn cầu, nền dân chủ đang ở trong tình trạng bất ổn”, tác giả báo cáo về kết quả nghiên cứu, ông Roberto Foa nói.
Nghiên cứu, do Trung tâm Tương lai Dân chủ của Đại học Cambridge, đã theo dõi quan điểm về dân chủ từ năm 1995 – với số liệu năm 2019 cho thấy, tỷ lệ không hài lòng tăng từ 48% lên 58%, mức cao nhất được ghi nhận.
Dân chủ đang bị khủng hoảng giữa đời?
Trump đang đẩy lùi tiến trình dân chủ ở VN?
Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội?
Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?
“Chúng tôi thấy rằng sự không hài lòng với nền dân chủ tăng lên theo thời gian và đang đạt đến mức cao nhất toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phát triển,” Tiến sĩ Foa nói.
Nghiên cứu được thực hiện ở 154 quốc gia trên thế giới, dựa trên việc hỏi mọi người xem họ hài lòng hay không với nền dân chủ ở chính đất nước họ đang sống.
Dữ liệu nghiên cứu của một số quốc gia có từ thập niên 1970 và bức tranh dài hạn đã ghi lại sự lên cao đều đặn của con lắc hướng tới sự hài lòng hơn với nền dân chủ trong những thập niên cuối của Thế kỷ 20.
Đó là kỷ nguyên của sự sụp đổ của chế độ Cộng sản ở Đông và Trung Âu cùng sự lên ngôi rõ rệt của nền dân chủ phương Tây – với “tình cảm toàn cầu” dường như ủng hộ sự gia tăng của nền dân chủ.
Nhưng trong thập niên qua, tình hình dường như đã thay đổi theo hướng tiêu cực đi – với sự bất mãn đang gia tăng.
Nghiên cứu cho thấy, điều này có thể phản ánh những tiếng vang chính trị và xã hội về “cú sốc kinh tế” của vụ sụp đổ tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng tị nạn năm 2015 và “thất bại của những chính sách đối ngoại”.
Kết quả nghiên cứu cảnh báo về sự mất niềm tin vào nền dân chủ và rằng, sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy không phải là nguyên nhân mà là một triệu chứng.
Ở Anh, nghiên cứu cho biết, từ thập niên 1970, sự hài lòng với nền dân chủ đã tăng liên tục trong 30 năm – đạt đến đỉnh cao trong những năm sau thiên niên kỷ.
Nhưng sự hài lòng đã trượt xuống kể từ năm 2005 theo những xu hướng toàn cầu như khủng hoảng tài chính và tranh cãi quốc gia như chi phí của các nghị sĩ.
Và các nhà nghiên cứu nói rằng, gần đây mức hài lòng đã có sự sụt giảm mạnh hơn, có thể phản ánh sự bế tắc chính trị xung quanh Brexit, trong các cuộc khảo sát được thực hiện trước cuộc tổng tuyển cử tháng 12:
Năm 1995, tỷ lệ những người không hài lòng với dân chủ ở Anh là 47%
Năm 2005, nó đạt điểm thấp nhất – 33%
Năm 2019, trong các cuộc khảo sát trước cuộc tổng tuyển cử, tỷ lệ người không hài lòng đạt tới 61%
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã chứng kiến mức độ hài lòng cao – khoảng 75% từ năm 1995 đến 2005 – tiếp theo là sự sụt giảm “kịch tính và bất ngờ”, xuống còn dưới 50%.
Sự yếm thế như vậy có thể không phải là bất thường ở một số quốc gia nhưng Tiến sĩ Foa nói rằng, nó thể hiện một “thay đổi sâu sắc trong quan điểm của nước Mỹ về đất nước của họ”.
Nghiên cứu cho thấy sự hài lòng đã tụt nhanh sau vụ sụp đổ tài chính, với sự phân cực chính trị và mức độ mất lòng tin sâu sắc.
Nhưng một nhóm các nước châu Âu đã và đang đi ngược lại xu hướng này, khi sự hài lòng với nền dân chủ cao hơn bao giờ hết ở Đan Mạch, Thụy Sĩ, Na Uy và Hà Lan.
“Nếu niềm tin vào dân chủ bị tuột dốc, đó là do các thể chế dân chủ được đánh giá là không giải quyết được một số cuộc khủng hoảng lớn trong thời đại của chúng ta, từ các biến cố kinh tế đến mối đe dọa của sự hâm nóng toàn cầu”, Tiến sĩ Foa nói.
“Để khôi phục tính hợp pháp dân chủ, điều đó phải thay đổi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-51291175
Cô gái đi lang thang một mình ở Scotland
có thể là nạn nhân của nạn buôn người
Vào tuần trước, một cô gái Việt Nam 15 tuổi được phát hiện tại thị trấn Helensburgh, thuộc khu vực Argyll và Bute.Theo STV News, một phát ngôn viên của Cảnh sát Scotland cho biết, khoảng 11 giờ 30 tối thứ tư (15/1), các cảnh sát tìm thấy một cô gái Việt Nam 15 tuổi đi bộ dọc theo đường Princes ở Helensburgh. Hiện tại, cô gái đang nhận được sự chăm sóc từ các cơ sở xã hội.
Sau đó, một cuộc điều tra được tiến hành, với nghi vấn cô bị buôn bán vào Scotland. Hiện tại chưa có ai bị bắt giữ và các cuộc điều tra hiện vẫn đang tiếp tục.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/co-gai-di-lang-thang-mot-minh-o-scotland-co-the-la-nan-nhan-cua-nan-buon-nguoi/
Người Pháp gốc Á phản đối bị kỳ thị:
‘Tôi không phải là con virus’
Hiện tượng kỳ thị, xa lánh người Đông Á vì ‘virus corona’ đã xảy ra ở Anh, Đức, nhưng ở Pháp một tờ báo gây ra phản đối vì chạy tựa ‘Dịch bệnh da vàng’.Người Pháp gốc Á đã dùng mạng xã hội để phản đối bị kỳ thị.
Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh và tầm tư duy năm mới
Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
Khuôn mặt châu Á mùa virus corona
Họ đăng thông điệp qua hashtag: JeNeSuisPasUnVirus – Tôi không phải là virus”.
Một số người Pháp gốc châu Á cũng nói họ bị kỳ thị trên tàu xe, nhưng một tờ báo Pháp đã gây phản đối vì tựa đề ‘Cảnh báo vàng’ – ám chỉ màu da vàng.
Báo Le Courier Picard có các tựa đề “Alerte jaune” (Cảnh báo vàng) và “Le Peril jaune” – Mối đe dọa da vàng? với ảnh phụ nữ Trung Hoa đeo khẩu trang.
Một phụ nữ ở Pháp, Cathy Tran kể lại rằng tại thị trấn Colmar nói khi nhìn thấy cô:
“Chú ý con bé Trung Hoa kia đang lại gần kìa.”
“Trên đường tôi đi làm về, một người đàn ông chạy xe gắn máy táp lại và nói tôi phải đeo khẩu trang,” cô Tran nói với BBC.
Lou Chengwang thì nói trên Twitter: “Tôi là người Trung Quốc nhưng tôi không phải virus! Tôi biết ai cũng lo sợ về virus nhưng xin đừng có định kiến.”
Shana Cheng, người Paris, 17 tuổi, gốc Việt và Campuchia, nói với BBC cô gặp nhiều lời bình thóa mạ trên xe bus trong thành phố hôm Chủ Nhật vừa qua.
Bình phẩm đến từ cả người Pháp già và trẻ.
Nhà văn Pháp gốc Hoa, Grace Ly cho rằng hiện tượng thù nghịch này mang tính ‘Bài Trung Hoa’ và gợi ra thái độ căm ghét người châu Á nói chung.
Ý kiến phản đối kỳ thị ở Pháp viết: “Không phải người Á nào cũng là Trung Quốc, và không phải người Trung Quốc nào cũng nhiễm coronavirus.”
Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu, tại Đức có người bản xứ hỏi người bán hàng Việt ở một thành phố rằng, “Sao, nơi đây có an toàn, có virus corona hay là không?”.
Được biết một số báo Anh cũng chạy các video cảnh ăn động vật hoang dã của người châu Á, với tựa đề nói đó là chuyện ‘kinh tởm, ghê rợn’ (xem thêm bài Súp dơi và Coronavirus).
Mỗi nước một kiểu
Hiện nay, các nước châu Âu chưa có chính sách thống nhất về việc ứng phó với coronavirus, bị cho là xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha…đều lo đưa kiều dân của họ kẹt tại Vũ Hán về bằng không vận.
Những người từ Vũ Hán về Anh sẽ phải cách ly hai tuần, theo chính phủ Anh nói hôm 29/01.
Tuy thế, những người đã từ Vũ Hán vào Anh, gồm nhiều sinh viên Trung Quốc du học trở về trường sau kỳ nghỉ Tết, thì chỉ bị “yêu cầu tự cách ly” sau khi đã nhập cảnh.
Chừng hơn 2000 người bay từ Vũ Hán tới phi trường Heathrow trong hai tuần qua và Bộ Y tế Anh chỉ nói họ “cần tự báo cho y tế địa phương” biết tình trạng sức khoẻ cá nhân.
Tại Anh, Pháp, và nhiều thủ đô châu Âu vẫn không có cảnh người dân hoặc du khách đeo khẩu trang phổ biến như ở châu Á.
Tuy thế, có vẻ như du khách đến từ Trung Quốc tự họ đeo khẩu trang vì vệ sinh, và có thể để bảo hộ trong thời gian có virus corona.
Xem thêm:
Virus corona: Hong Kong hạn chế tàu hỏa, máy bay vào đại lục
Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51300585
Nghèo đói thành nỗi lo hàng đầu
của người Paris và vùng phụ cận
Thùy DươngNgày 28/11/2019, Viện nghiên cứu về vùng Paris (Institut Paris Région) công bố kết quả cuộc khảo sát về những mối bận tâm của người dân Paris và vùng phụ cận. Lần đầu tiên nạn đói nghèo trở thành mối lo số một của dân chúng, trên cả mối bận tâm về nạn thất nghiệp, tình trạng mất an toàn và nguy cơ khủng bố.
Để hiểu thêm về những điều người dân vùng Paris thấy chính phủ cần ưu tiên tập trung giải quyết, RFI Việt ngữ đã có cuộc trao đổi với bà Sylvie Scherer, giám đốc phụ trách công tác Vận động đảm bảo an ninh của Viện nghiên cứu về vùng Paris, chiều ngày 29/11/2019:
« Trước tiên, tôi muốn giải thích với quý vị là cuộc điều tra này, chúng tôi tiến hành cứ 2 năm 1 lần, kể từ năm 2001, có nghĩa đây là cuộc khảo sát thứ 10. Trong khuôn khổ cuộc thăm dò ý kiến lần này, chúng tôi khảo sát 10.500 người dân vùng Ile-de-France (vùng thủ đô Paris, hay còn gọi là Paris và vùng phụ cận). Họ nằm ở độ tuổi trên 15 tuổi. Chúng tôi lấy mẫu đại diện theo khu vực. Chúng tôi hỏi họ bận tâm về những điều gì. Câu trả lời của họ được giới hạn trong một danh sách cho trước. Và danh sách các câu trả lời cho trước đó được giữ nguyên từ năm 2001.
Thứ tự các câu trả lời của những người được hỏi, vốn không thay đổi từ năm 2005, năm nay đã hoàn toàn bị đảo lộn. Nghèo đói là chủ đề khiến người dân vùng Paris quan tâm nhất. Gần 40% số người được hỏi cho rằng nghèo đói là vấn đề chính phủ cần tập trung ưu tiên giải quyết. Nạn thất nghiệp cho dù đứng đầu danh sách từ năm 2005, nhưng lần này lại giảm tới 13 điểm so với đợt khảo sát năm 2017. Đối với các mối lo ngại khác, thì mức độ bận tâm về tình trạng phạm tội ở mức khá thấp và ổn định, không tăng, không giảm trong giai đoạn 2017-2019. Mối lo về bệnh Sida tăng nhẹ.
Ngược lại, điều đáng lưu ý là ô nhiễm môi trường lại ngày càng khiến người dân Paris và vùng phụ cận bận tâm và mức độ lo ngại tăng mạnh trong những năm qua. Nếu như kết quả khảo sát năm 2013 cho thấy chỉ có 2,5% số người dân cùng Paris lo ngại về môi trường thì hiện giờ có 11,8% số người được hỏi đặt ô nhiễm môi trường lên thành một ưu tiên cần được giải quyết ».
Từ vài năm nay, Paris đã hứng chịu hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Đây có phải mối lo lớn của người dân hay không ? Giám đốc phụ trách công tác Vận động đảm bảo an ninh của Viện Vùng Paris cho biết thêm :
« Chủ đề khủng bố là một nội dung mới, chúng tôi chỉ mới đưa vào danh sách các câu trả lời vào năm 2017, bởi vì trên thực tế, tại nước Pháp khi nổ ra làn sóng khủng bố đầu tiên, bắt đầu từ đợt tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo, thì cuộc khảo sát đang trong quá trình diễn ra. Điều tra của chúng tôi, như tôi đã nói ở trên, thường được tiến hành 2 năm 1 lần, nhưng chủ yếu là vào tháng Giêng và tháng Hai. Vì thế, đến năm 2017 chúng tôi mới đưa vấn đề khủng bố vào bảng hỏi. Trong đợt khảo sát 2017, tỉ lệ người bận tâm về nạn khủng bố khá cao, nhưng đến năm 2019 thì giảm 10%. Tuy nhiên, vẫn có hơn 50% dân vùng Paris lo ngại về khủng bố, cụ thể là 52,9%. Tôi nghĩ rằng khủng bố vẫn là một vấn đề đặc biệt đáng lo ngại trong xã hội chúng ta ».
Khác với các năm trước, điều đáng ngạc nhiên là năm 2019 đứng đầu bảng về các mối bận tâm của người dân vùng Paris không phải là thất nghiệp mà là nạn đói nghèo. Bà Sylvie Scherer nhấn mạnh :
« Hoàn toàn đúng như vậy. Thực sự là nghèo đói đứng đầu danh sách các mối bận tâm, ở mức như tôi đã nói là khá cao, 40%. Từ khi bắt đầu cuộc khảo sát đầu tiên (năm 2001), chỉ khoảng trên 20% coi giải quyết nạn đói nghèo là ưu tiên hàng đầu. Tỉ lệ này dao động từ năm này sang năm khác, nhưng đây là lần đầu tiên đạt mức cao đến như vậy. Rất có thể là do bối cảnh.
Cần nhắc lại là người dân vùng Paris được hỏi vào tháng Giêng 2019, đúng vào thời điểm cao trào của phong trào Áo Vàng trên khắp lãnh thổ Pháp, với những cuộc biểu tình, tuần hành đặc biệt đông đảo là ở Paris và vùng phụ cận. Trong bối cảnh đó, tất cả các vấn đề đều xoay quanh những người Áo Vàng, với cuộc đấu tranh đòi cải thiện khả năng chi tiêu. Đây là đòi hỏi chính của phong trào Áo Vàng, tác động rất mạnh đến tâm trí mọi người và dường như khiến cho chủ đề nạn nghèo đói đạt tỉ lệ quan tâm cao đến như vậy ».
Lo sợ khi đi phương tiện công cộng
Về vấn đề an ninh, 53,4% số người được hỏi có cảm giác lo sợ về tình hình an ninh ở vùng Paris, tăng gần 3% với năm 2017. Trong khi mạng lưới chuyên chở công cộng của vùng Paris có thể nói là rất tiện ích, thì một trong những nơi mà người dân vùng Paris sợ nhất cũng chính là các phương tiện giao thông công cộng. Gần 41% số người được hỏi thấy sợ khi đi các loại tàu RER, métro… Liệu có phải vì đã bị tấn công hay rơi vào cảnh nguy hiểm mà họ sợ? Chuyên gia Scherer giải thích :
« Đối với một số người, điều khiến họ cảm thấy mất an toàn có thể là do họ đã từng rơi vào cảnh không an toàn trong thực tế, nhưng những người như vậy cũng hiếm thôi. Đa phần nỗi sợ hãi có liên quan đến những yếu tố khác. Có thể người ta sợ cho chính bản thân họ ở những không gian cụ thể nào đó. Chính vì thế chúng tôi đã đặt câu hỏi về những nơi mà họ thường thấy sợ để hiểu được nguồn gốc nỗi sợ của họ. Họ không chỉ lo ngại về sự an toàn của chính bản thân, mà còn lo sợ cho sự an toàn của toàn xã hội, của gia đình họ ».
Nhưng đâu là phương tiện chuyên chở công cộng đáng sợ nhất với người dân và điều gì khiến họ lo sợ như vậy ? Chuyên gia Scherer giải thích :
« Trong cuộc điều tra này, chúng tôi khảo sát xem phương tiện giao thông công cộng nào khiến họ sợ nhất. Thứ tự các câu trả lời vẫn không thay đổi tính từ năm 2001 : tàu RER (nối Paris với vùng phụ cận) là tàu có tuyến đường chạy dài nhất ở cùng Paris và là phương tiện chuyên chở công cộng gây nhiều sợ hãi nhất, tiếp theo đó là métro và tàu hỏa. Sau đó mới đến các phương tiện giao thông công cộng mà tôi xếp là chạy trên mặt đất, tức là xe bus và tàu điện tramway. Đây là hai phương tiện làm người ta cảm thấy đỡ bất an nhất.
Chúng tôi muốn biết tại sao người dân vùng Paris lại sợ các phương tiện chuyên chở công cộng đến như vậy. Vì thế, cùng với France Mobilité, cơ quan phụ trách giao thông ở vùng Paris, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát trên mạng internet. Bảng hỏi được gửi đến những người có thẻ thuê bao các phương tiện giao thông công cộng của vùng. Chúng tôi nhận được câu trả lời của hơn 50.222 người.
Một số người giải thích họ lo sợ về điều gì và nơi nào khiến họ sợ hãi. Vì khảo sát được thực hiện từ ngày 19/09 đến ngày 20/10 nên chúng tôi chưa tổng hợp được mọi kết quả, nhưng điều đầu tiên là mà chúng tôi thấy là lý do khiến mọi người sợ hãi là từ những người khác. Người khác ở đây có thể được hiểu theo nhiều cách. Trước hết, đó là người mà chúng ta không chọn ở gần kề nhưng bắt buộc phải ngồi sát cạnh họ, bởi vì cùng ở trong không gian khép kín của một phương tiện chuyên chở. 44% số người được hỏi sợ những người nghiện hút ma túy và say rượu. 39,3% sợ những người vô ý thức, những người mà họ cho là cư xử không đúng mực. 20% sợ các nhóm thanh niên.
Một nguyên nhân khác khiến người sử dụng phương tiện chuyên chở công cộng lo sợ là sự vắng người. Những nơi vắng người và sự vắng mặt của đội ngũ nhân viên cơ quan giao thông công cộng là nguyên nhân thứ ba và thứ tư gây ra nỗi bất an cho người sử dụng tàu xe, và đều ở mức 26,2%. Chúng ta sợ người khác vì không biết họ sẽ cư xử thế nào với chúng ta, nhưng chúng ta cũng sợ, nếu chỉ có một mình khi đi lại.
Cuộc khảo sát cũng cho chúng tôi biết đâu là vị trí đáng sợ nhất khi đi tàu xe công cộng. Đa phần (66,7% số người được hỏi) sợ nhất khi ở trong các toa tàu RER, métro, tramway, hay khi ngồi trong xe bus. 15,8% thấy đường ke tàu, sân ga là nơi đáng sợ nhất. 11,7% cho rằng những nơi còn lại trong nhà ga, như hành lang, lối đi, bậc lên xuống tàu là nơi đáng sợ. 16,2% còn lại không xác định rõ vị trí nào bên trong nhà ga, bến xe khiến họ bất an ».
Cho dù phương tiện chuyên chở công cộng khiến người dân vùng Paris sợ hãi, nhưng thực tế phong trào đình công kéo dài nhiều ngày của ngành giao thông công cộng kể từ ngày 05/12/2019, để phản đối công cuộc cải tổ chế độ hưu bổng của chính quyền Macron, đã cho thấy là thiếu các phương tiện này, cuộc sống của nhiều người dân vùng Paris đã bị đảo lộn nghiêm trọng. Trong những ngày tàu xe bị xáo trộn đó, nỗi bất an của người dân vùng Paris có thể cũng đã tăng lên đáng kể.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200219-ngh%C3%A8o-%C4%91%C3%B3i-th%C3%A0nh-n%E1%BB%97i-lo-h%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-paris
Nga trục xuất ký giả Nhật Bản
do tranh chấp về gián điệp quân sự
Tin từ MOSCOW/TOKYO – Vào hôm thứ Hai (27/1), Nga cho biết họ trục xuất một ký giả Nhật Bản vào tháng trước vì cố gắng thu thập thông tin bí mật liên quan đến khả năng quân sự ở Viễn Đông Nga.Theo hãng tin RIA đưa tin, ký giả bị trục xuất làm việc cho Kyodo News của Nhật Bản, và người này phủ nhận cáo buộc về nỗ lực làm gián điệp.
Kyodo không công bố tên phóng viên này, nhưng cho biết ông bị giam giữ vào ngày 25/12/2019 tại Vladivostok và được thả ra sau khoảng năm giờ thẩm vấn. Phía Kyodo cho biết phóng viên này được cho là rời khỏi Nga sau 72 giờ. Theo RIA đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập một viên chức tòa đại sứ Nhật Bản để đưa ra phản đối ngoại giao chính thức về sự việc. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết họ không thể bình luận về vấn đề này. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nga trở nên căng thẳng trong nhiều thập niên bởi một cuộc tranh chấp lãnh thổ đối với một chuỗi đảo ở Thái Bình Dương. Được biết đến ở Nga với tên gọi Southern Kuriles và ở Nhật Bản là Northern Territories, các đảo này bị quân đội Liên Xô chiếm giữ trong những ngày tàn của Đệ nhị Thế chiến.
Tranh chấp này ngăn Nga và Nhật Bản ký hiệp ước hòa bình chính thức và phát triển quan hệ của họ. Thông báo của Nga được đưa ra hai ngày sau khi công ty viễn thông SoftBank Group của Nhật Bản cho biết một trong những nhân viên cũ của họ bị bắt vì bị tình nghi rò rỉ thông tin công ty. Nhân viên cũ này bị tình nghi chuyển thông tin cho phái đoàn thương mại Nga tại Nhật Bản để đổi lấy tiền.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nga-truc-xuat-ky-gia-nhat-ban-do-tranh-chap-ve-gian-diep-quan-su/
Nga đóng cửa biên giới với Trung Quốc
do lo ngại bùng phát virus corona
Quý KhảiBa khu vực của Nga ở vùng Viễn Đông, gồm tỉnh tự trị Do Thái, vùng Khabarovsk và Amur, đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc cho đến hết ngày 7/2 trong bối cảnh lo ngại gia tăng về khả năng bùng phát của virus corona, hãng thông tấn TASS dẫn lời thống đốc vùng Khabarovsk cho biết hôm 28/1.
Nga và Trung Quốc có chung đường biên giới dài 4.300 km. Chín cửa khẩu biên giới đất liền giữa Nga và Trung Quốc hiện không hoạt động, theo dữ liệu trên trang web của cơ quan quản lý biên giới nhà nước.
Tại vùng Primorsky (giáp tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc), hiện chỉ còn tuyến đường sắt xuyên biên giới hoạt động trong khi các hãng hàng không đã hủy chuyến bay đến đất nước đang bị tàn phá bởi dịch bệnh.
Tại Moscow, nhà chức trách đã triển khai các biện pháp an toàn đặc biệt tại những địa điểm du lịch, khách sạn để đề phòng. Khi chuông báo động vang lên, đội cấp cứu sẽ đến ngay lập tức để đưa người khả nghi đi kiểm tra sức khỏe, thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết.
Đến nay, chưa có người nào nhiễm vi rút corona mới (2019-nCoV) tại Nga nhưng nước này có nhiều chuyến bay thẳng đến các thành phố ở Trung Quốc, gây nguy cơ mầm bệnh lây lan. Trong năm 2019, Nga đã tiếp đón 2 triệu khách du lịch Trung Quốc.
Cũng trong thời điểm này, các nhà cung cấp tour du lịch Nga đã ngừng bán các kỳ nghỉ trọn gói đến Trung Quốc, theo thông báo của Dmitry Gorin, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nga hôm 27/1. Nước này cũng đang chuẩn bị đưa 6.000-7.000 du khách hồi hương. Hãng tin Reuters cho hay, đại sứ quán Nga tại Trung Quốc cũng thông báo chính quyền nước này đang sắp xếp để đưa công dân tại tâm dịch Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc về nước.
Trước đó, Mông Cổ và Triều Tiên được cho là đã quyết định đóng biên giới với Trung Quốc để ngăn dịch. Tại Việt Nam, Lào Cai đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc, tỉnh Khánh Hòa cũng tạm ngưng nhận khách du lịch Trung Quốc.
Bộ Y tế đã mở đường dây nóng (19003228) nhằm phục vụ chống dịch (bao gồm tiếp nhận, cập nhật thông tin và tư vấn về phòng chống hoặc lây nhiễm vi rút). Đồng thời, thông tin về dịch viêm phổi Vũ Hán cũng được cập nhật trên 2 trang web: moh.gov.vn (Bộ Y tế) và vncdc.gov.vn (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế).
Theo báo cáo mới nhất, số người chết vì “virus Vũ Hán” đã tăng lên 106 người ở Trung Quốc, cùng với hơn 4.500 trường hợp được xác nhận dương tính.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nga-dong-cua-bien-gioi-voi-trung-quoc-do-lo-ngai-bung-phat-virus-corona.html
Nga, Trung Quốc hợp tác
về vắc-xin chống virus Corona
Nga và Trung Quốc đang làm việc để phát triển vắc-xin chống virus Corona và Bắc Kinh đã bàn giao bộ gien của virus cho Moscow, một cơ quan ngoại giao Nga tại Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư 29/1.“Phía Trung Quốc đã bàn giao bộ gien virus cho Nga, việc này giúp các nhà khoa học của chúng tôi nhanh chóng phát triển các xét nghiệm nhanh để có thể xác định virus trong cơ thể người trong vòng hai giờ”, lãnh sự quán Nga tại thành phố Quảng Châu cho biết trong một tuyên bố.
“Các chuyên gia Nga và Trung Quốc đã bắt đầu phát triển một loại vắc-xin”, lãnh sự quán Nga nói.
Hiện chưa rõ liệu các nhà khoa học Nga và Trung Quốc đang làm việc cùng nhau hay riêng rẽ.
Nga chưa có bất kỳ trường hợp nào bị xác nhận nhiễm virus, nhưng hôm 28/1, Nga đã bắt đầu sàng lọc tất cả khách du lịch Nga trở về từ Trung Quốc, cơ quan giám sát sức khỏe người tiêu dùng quốc gia cho biết hôm 29/1.
Nga đã đàm phán với Trung Quốc về việc sơ tán công dân nước này khỏi Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, nơi đang là tâm dịch, lãnh sự quán nói.
Chính quyền Nga đã đóng một số cửa khẩu biên giới trên bộ với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông của Nga cho đến ngày 7/2.
Số người chết ở Trung Quốc do virus Corona đã tăng lên 132 hôm 29/1 với số ca được xác nhận hiện là gần 6.000.
https://www.voatiengviet.com/a/5265060.html
Virus corona: 132 tử vong, người nước ngoài rời Vũ Hán,
BA hủy chuyến tới TQ
Hàng trăm công dân nước ngoài đang được đưa ra khỏi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vì lo ngại lây virus corona.Úc dự định sẽ đưa công dân họ từ Vũ Hán ra đảo Christmas để cách ly.
Úc nói 600 công dân Úc sẽ phải giữ lại đảo này trong khoảng hai tuần.
Nhật, Mỹ và EU cũng đang sơ tán công dân.
Hãng máy bay của Anh British Airways đã tạm ngừng mọi chuyến bay ra vào Trung Quốc đại lục.
Đội bóng đá nữ Trung Quốc đang được cách ly tại Úc, sau khi đến nước này.
200 người Nhật đã được sơ tán khỏi Vũ Hán, và máy bay của họ đã hạ cánh tại phi trường Haneda tại Tokyo.
650 người Nhật khác nói họ cũng muốn ra đi. Chính phủ Nhật tuyên bố đang lên kế hoạch gửi thêm máy bay.
Tất cả những người Nhật trở về sẽ được đưa vào bệnh viện để khám trước khi có thể về nhà.
240 người Mỹ đã ra khỏi Vũ Hán.
Anh đang sắp xếp để sơ tán 200 người.
250 công dân Pháp sắp lên máy bay ra đi khỏi Vũ Hán.
Hàn Quốc nói tuần này sẽ có bốn chuyến bay chở theo 700 công dân.
BA hiện có các tuyến ra vào Bắc Kinh và Thượng Hải nhưng lo ngại virus corona khiến công ty này phải hủy mọi chuyến bay từ Heathrow sang Trung Quốc.
Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh và tầm tư duy năm mới
Cúm Tây Ban Nha 1918 giết hàng triệu người bất kể giàu nghèo
Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
Được biết United Airlines đã hủy 24 chuyến bay từ Hoa Kỳ sang Bắc Kinh, Hong Kong và Thượng Hải từ 1-8 tháng 2, vì “nhu cầu giảm nhanh”.
Cathay Pacific nói họ sẽ cắt giảm các chuyến tới TQ từ 30/01 đến cuối tháng 3.
Air Canada và Lion Air (Indonesia), và Ural Airlines (Nga) cũng tạm dừng một số chuyến liên quan đến TQ.
Cùng ngày, LVMH, chủ của các nhãn hiệu nổi tiếng như Fenty, Louis Vuitton và Marc Jacobs nói họ tạm đóng một số cửa hàng tại Vũ Hán.
Chủ tịch LVMH, Bernard Arnault nói rằng “không nên hoảng loạn mà cần bình tĩnh đánh giá tình hình”.
Ông nói theo những gì chính quyền TQ nêu ra, thì đỉnh điểm của virus corona sẽ qua đi trong vòng vài tuần nữa.
Chồng về Anh, vợ phải ở lại Vũ Hán
Tin tức ngày 29/01 cho hay có câu chuyện của gia đình ông Jeff Siddle, sống ở Northumberland, Anh Quốc muốn rời Vũ Hán.
Ông cho hay ông được chỗ trên chuyến bay rời Vũ Hán về Anh trong chương trình sơ tán công dân Anh, nhưng chỉ có thể mang con gái 9 tuổi bay về cùng, còn vợ ông, người Trung Quốc, không được chính quyền địa phương cho xuất cảnh.
Ông Siddle nói “mọi công dân Trung Quốc phải ở lại, không được ra khỏi Vũ Hán,” theo lệnh của chính quyền sở tại.
Chính phủ Anh vừa thông báo mọi công dân, cư dân trở về từ Vũ Hán phải chịu cách ly hai tuần để phát hiện virus.
Tin giờ trước:
Hàng trăm người nước ngoài đã được sơ tán khỏi thành phố Vũ Hán của Trung Quốc – tâm điểm của dịch viêm phổi do chủng virus corona mới gây ra; thêm nhiều trường hợp tử vong được xác nhận.
Úc lên kế hoạch di tản công dân nước này rời Vũ Hán và sẽ cách ly họ trong hai tuần trên đảo Giáng sinh – cách đất liền 2.000 km.
Nhật Bản, Mỹ và EU cũng đang hồi hương công dân của họ.
Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?
Khuôn mặt châu Á mùa virus corona
Virus corona: Hong Kong hạn chế tàu hỏa, máy bay vào đại lục
Chủ tịch Tập Cận Bình gọi virus này là “ác quỷ” nhưng nói rằng, Trung Quốc sẽ chiến thắng dịch bệnh này.
Một chuyên gia từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, có thể sẽ mất thêm 10 ngày nữa trước khi việc bùng phát của dịch bệnh bùng lên đến đỉnh điểm.
Số người tử vong do virus corona hiện đã tăng lên đến 132 ở Trung Quốc, Ủy ban này cho biết hôm 29/1,
Chủng virus corona mới này được cho là bắt nguồn từ động vật hoang dã buôn bán bất hợp pháp tại một chợ hải sản ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc.
Virus gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nghiêm trọng và hiện chưa có thuốc chữa hoặc vắc-xin phòng bệnh.
Ai được sơ tán?
Úc sẽ sơ tán công dân của nước này từ Vũ Hán, sau đó sẽ cách ly họ trên đảo Giáng sinh trong hai tuần, theo đúng quy trình kiểm dịch, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho hay.
Thông tin này gây ra nhiều tranh cãi bởi hòn đảo này lâu nay vẫn được biết đến là một trung tâm tạm giữ người nhập cư.
Hiện chỉ có một gia đình Sri Lanka gồm bốn người sống tại đây, trog khi trung tâm tạm giữ này có thể chứa hơn 1.000 người.
Khoảng 200 công dân Nhật Bản cũng đã được sơ tán từ Vũ Hán, đến sân bay Haneda ở Tokyo.
Khuôn mặt châu Á mùa virus corona
2019-nCoV: Thị trường và giá dầu ‘gặp hạn’ vì virus
Hơn 100 người tử vong do virus corona mới ở Trung Quốc
Khoảng 650 người Nhật khác cho biết, họ muốn được hồi hương và chính phủ Nhật Bản cho hay đang lên kế hoạch tổ chức các chuyến bay mới.
Theo truyền thông Nhật Bản, những người sơ tán này sẽ được kiểm tra sức khỏe khi hồi hương nhưng không có kế hoạch cách ly họ.
Tuy nhiên, họ sẽ được yêu cầu ở nhà trong hai tuần để theo dõi các triệu chứng.
Cũng trong ngày 29/1, chiếc máy bay di tản 240 công dân Mỹ từ vùng dịch Vũ Hán về Mỹ đã khởi hành.
Theo AP, dự kiến chiếc máy bay này sẽ dừng để tiếp nhiên liệu tại thành phố Anchorage, Alaska và kiểm tra sức khỏe những công dân di tản, trước khi hạ cánh ở TP Ontario, bang California, Mỹ.
Bộ Ngoại giao Anh cũng đang thu xếp để sơ tán khoảng 200 công dân Anh muốn rời khỏi Vũ Hán. Tuy nhiên, một số công dân Anh chỉ trích chính phủ thiếu hỗ trợ để đưa họ về nước.
Hai chuyến bay đã được lên kế hoạch để sơ tán công dân các nước thuộc Liên minh Châu Âu, với 250 công dân Pháp hồi hương trên chuyến bay đầu tiên.
Hàn Quốc cho biết, khoảng 700 công dân của họ sẽ rời đi trên bốn chuyến bay trong tuần này.
Trong khi đó, Hong Kong tuyên bố kế hoạch cắt các hoạt động du lịch giữa thành phố này và Trung Quốc đại lục.
TP Vũ Hán – cũng như toàn tỉnh Hồ Bắc – đã áp dụng hiệu quả việc hạn chế đi lại một cách nghiêm ngặt. Việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng hiện nay là bắt buộc ở một số thành phố của Trung Quốc.
Thông tin mới nhất về dịch?
Khả năng lây từ người sang người của virus này đã được xác nhận với các trường hợp nhiễm bệnh ở Đức, Việt Nam, Đài Loan và Nhật Bản, chứ không dừng ở việc khách Trung Quốc mang theo virus ra nước ngoài. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự lây lan rộng của virus.
Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Zhong Nanshan, người đứng đầu một nhóm được thành lập để kiểm soát và ngăn chặn virus, nói với hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc rằng: “Tôi nghĩ trong một tuần hoặc khoảng 10 ngày, nó [dịch viêm phổi corona] sẽ đạt đỉnh và sau đó sẽ không tăng nhiều”.
Trung Quốc đã đồng ý để Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gửi các chuyên gia quốc tế đến nước này để giúp tìm hiểu về virus mới và hướng dẫn các nỗ lực ứng phó toàn cầu.
Chủ tịch Trung Quộc Tập Cận Bình đã gặp người đứng đầu WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, tại Bắc Kinh và nói: “Virus này là một con quỷ và chúng ta sẽ không để ma quỷ ẩn náu”.
Một bệnh viện Bắc Kinh được xây dựng năm 2003 chỉ trong vòng bảy ngày để chữa trị cho bệnh nhân nhiễm SARS hiện được tân trang lại để đáp ứng nhu cầu điều trị trong đợt bùng phát virus viêm phổi corona lần này, tờ South China Morning Post đưa tin.
Một bệnh viện tương tự đang được cấp tốc xây dựng ở Vũ Hán.
Hiện ngoài Trung Quốc, đã có hơn 60 trường hợp xác nhận nhiễm bệnh, trong đó nhiều nhất là ở Thái Lan, với 14 trường hợp.
Lo lắng khi virus lây từ người sang người
Tin tức về các trường hợp virus corona lây từ người sang người ngày càng nhiều hơn. Điều này làm gia tăng nỗi lo về sự lan rộng của chủng virus corona mới. Các trường hợp mới nhất ở Nhật Bản và Đức cho thấy rằng, bất kỳ ai tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đều có thể bị lây.
Người ta cho rằng, những người đã biểu hiện ra các triệu chứng như ho và sốt là nguồn dễ lây lan nhất.
Nhưng các chuyên gia cũng không loại trừ khả năng rằng, ngay cả những người chưa có dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng cũng có thể tạo nên lây nhiễm. Và một người từ khi nhiễm virus đến khi phát triển các triệu chứng có thể mất hơn một tuần ủ bệnh.
Các chuyên gia y tế khuyên mọi người tránh tiếp xúc gần với những người đã nhiễm bệnh – nghĩa là giữ khoảng cách vừa đủ để tránh hít thở chung không khí hoặc chạm vào các bề mặt đã bị nhiễm các giọt nước miếng có chứa mầm bệnh sau cơn ho của những người đã nhiễm bệnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51291205
Người Trung Quốc đội chai nhựa, túi nhựa
để tự bảo vệ trước virus corona
Dương MinhMột số hình ảnh tại các nước cho thấy du khách Trung Quốc đã bắt đầu dùng đến cả chai nhựa, túi nhựa để tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới.
Trong khi bệnh viêm phổi Vũ Hán đã khiến hơn 6.000 người nhiễm bệnh, các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy nhiều người Trung Quốc đang tìm đủ mọi cách để chống chọi tình trạng căng thẳng này.
Một bức ảnh chụp tại một sân bay cho thấy một gia đình ba người đeo khẩu trang và đội một loại chai nhựa lớn để bảo vệ cả vùng đầu.
Thậm chí một người đàn ông đội nguyên cả mũ bảo hiểm trên chuyến bay từ Thượng Hải đến Perth (Úc).
Một số thành phố ở Trung Quốc đã xảy ra tình trạng khan hiếm khẩu trang. Trong khi đó bệnh dịch viêm phổi cấp đã khiến hơn 130 người tử vong và hơn 6.000 người nhiễm bệnh.
Virus corona mới gây bệnh viêm phổi được đánh giá rất nguy hiểm, có thể lây nhiễm ở khoảng cách 2m, theo chuyên gia Lý Hưng Vượng, thành viên Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC). Chuyên gia này nhấn mạnh virus corona mới có thể lây nhiễm thông qua mắt hoặc các vùng niêm mạc.
Số người nhiễm virus viêm phổi hiện tại ở Trung Quốc đại lục đã vượt quá số người nhiễm SARS. Đại dịch SARS năm 2002-2003 đã lây lan cho 5.327 người ở Trung Quốc đại lục trong 9 tháng và giết chết 349 người, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cơ quan y tế Trung Quốc cho biết họ đang theo dõi hơn 9.000 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus. Bệnh viêm phổi Vũ Hán đã lây lan sang cả quân đội tham gia phòng chống kiểm soát dịch bệnh.
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, khả năng lây nhiễm của virus corona mới cao hơn virus SARS. Thời gian ủ bệnh của virus mới có thể lên tới 14 ngày và người bệnh có thể lây sang người khác ngay cả khi chưa biểu hiện các triệu chứng : sốt cao, khó thở… Nói cách khác, virus có thể đã có trong cơ thể một người không bị sốt. Mà ngay cả những người bị sốt nếu họ uống thuốc hạ sốt trên máy bay thì khi đến sân bay cũng không thể bị phát hiện.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-trung-quoc-doi-chai-nhua-tui-nhua-de-tu-bao-ve-truoc-virus-corona.html
Thái độ của chính phủ Nhật Bản trong dịch virus corona
làm cảm động người dân tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Tâm ThanhSau khi dịch viêm phổi do virus corona mới lan rộng ở Vũ Hán, gần như toàn bộ tỉnh Hồ Bắc đã bị đóng cửa. Nhiều người muốn thoát khỏi khu vực dịch bệnh nhưng đường xá đều đã bị phong tỏa. Khi người dân Hồ Bắc gặp phải sự đối xử vô nhân đạo của chính những người trong đại lục thì hành động của chính phủ Nhật Bản đã khiến họ xúc động và cảm thấy biết ơn!
Dịch bệnh Vũ Hán vẫn tiếp tục lan rộng ra khắp Trung Quốc và gây nên sự hoảng loạn trong nhân dân. Tại một cuộc họp báo, Thị trưởng Vũ Hán đã tiết lộ rằng 5 triệu người đã rời đi trước khi Vũ Hán đóng cửa thành phố vào ngày 23/1.
Nhưng những người này không ngờ rằng sau khi rời Vũ Hán, họ lại bị chính quyền cô lập trong tình thế không lối thoát. Sự phân biệt đối xử vô nhân đạo khiến họ chỉ biết ngồi chờ chết.
Các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, Hà Nam và Hồ Nam đã dựng lên những rào chắn, bất kể chúng là những con đường cao tốc hay nhỏ để ngăn chặn sự trốn thoát của người dân Hồ Bắc.
Vào ngày 24/1, gần như tất cả các khu vực của tỉnh Hồ Bắc đã bị chặn và đường đến các tỉnh lân cận bị cắt đứt.
Người Vũ Hán đối mặt với các vụ bắt giữ quốc gia bi thảm
Những người đã trốn thoát thành công hiện đang phải đối mặt với sự truy bắt của chính phủ Trung Quốc. Tất cả các khách sạn đều bị nghiêm cấm nhận khách đến từ Vũ Hán và thậm chí cả Hồ Bắc. Nhiều người không biết đi về đâu, nên chỉ có thể lang thang trên đường phố.
Có người bị cảnh sát cầm dùi cui đối xử như một tên tội phạm, những người lớn tuổi ở Vũ Hán bị còng tay và giữ trong xe cảnh sát, những người khác thì bị người thân và bạn bè bắt đi.
Đồng thời, các tỉnh và khu tự trị khác nhau đã đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với người dân Hồ Bắc. Nhiều người khi trở về liền bị chính phủ và mọi người đuổi đi. Hơn nữa, nhà của họ cũng bị niêm phong hoặc thậm chí đóng đinh bằng gậy gỗ.
Một số cư dân mạng đã viết trên Twitter rằng, họ nghĩ là chạy trốn được khỏi Vũ Hán là một chiến thắng. Nhưng không thể ngờ rằng, sau đó là một vụ bắt giữ quốc gia bi thảm hơn. Không có nhân quyền và nhân đạo, không có tình thương giữa con người với con người.
Viêm phổi Vũ Hán đã trở thành một nhãn hiệu của “người Hồ Bắc”
Tại huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, chính quyền đã treo thưởng 1.000 nhân dân tệ (145 USD) cho những người thông báo về sự hiện diện của các cá nhân đến từ Vũ Hán mà chưa đăng ký với chính quyền địa phương.
Sự lây lan của dịch viêm phổi ở Vũ Hán đã làm dấy lên nỗi sợ hãi, sự phân biệt đối xử và thậm chí là sự thù địch của người dân đối với người Hồ Bắc. Đây là một điều đáng buồn hơn cả bệnh dịch.
Một số người ở Vũ Hán hét lên đầy đau buồn và phẫn nộ: “Vũ Hán là nguồn gốc của bệnh viêm phổi Vũ Hán, vâng! Nhưng người Vũ Hán không phải là người Trung Quốc sao? Người Vũ Hán không phải là người sao?”
Khách du lịch Hồ Bắc được gia hạn visa tại Nhật Bản
Người dân Vũ Hán, Hồ Bắc ở đại lục bị đối xử tệ bạc là thế nhưng họ cũng đã tìm thấy một chút hơi ấm của tình người khi nhận được sự đồng cảm của chính phủ Nhật Bản.
Tại cuộc họp của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 27/1, ông đã chỉ định bệnh viêm phổi Vũ Hán là bệnh truyền nhiễm, chỉ cần người nhiễm bệnh ở trên lãnh thổ Nhật Bản, không phân biệt quốc tịch, đều sẽ được chính phủ hỗ trợ 100% chi phí điều trị.
Một số cư dân mạng Hồ Bắc nói trong “Tiêu đề hôm nay” rằng họ là một số ít người Hồ Bắc du lịch đến Nhật Bản. Vì visa du lịch ngắn hạn và sẽ hết hạn vào ngày 2/2, nhưng trong tình cảnh hiện tại của Trung Quốc, họ không thể quay lại đại lục. Vì vậy, họ đã thử tìm đến cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh Osaka xin gia hạn visa thêm 15 ngày nữa. Thật bất ngờ, chính phủ Nhật Bản đã phá lệ, kéo dài thêm visa của họ tới 30 ngày.
Có cư dân mạng thốt lên rằng: Chính phủ Nhật Bản thật có lương tâm, không giống như một số khu vực trong nước Trung Quốc, họ phân biệt đối xử và kỳ thị với người dân Hồ Bắc…
Ngoài ra, sau khi dịch viêm phổi ở Vũ Hán bùng phát, Nhật Bản đã tăng cường sản xuất khẩu trang y tế lên gấp 10 lần để tặng cho người dân Trung Quốc. Một số nhà thuốc Nhật Bản còn giảm giá khẩu trang của họ. Vào ngày 25/1, người dân Nhật Bản đã quyên góp tặng 1 triệu chiếc khẩu trang phòng dịch và gửi chúng đến sân bay quốc tế Song Lưu, Thành Đô, Trung Quốc khiến người dân phải hét lên trong xúc động và nghẹn ngào cảm ơn.
Ngày 27/1, thành phố Oita, Nhật Bản, tặng 30.000 khẩu trang cho Vũ Hán. Ngoài ra, Nhật Bản cũng cử các chuyên gia y tế đến Vũ Hán để giúp đỡ bệnh nhân.
Một số cư dân mạng đã để lại lời nhắn rằng việc nhìn thấy phản ứng của Nhật Bản về thảm họa ở Trung Quốc thật đầy ấm áp và cảm động. Họ không chỉ hỗ trợ về vật chất, các bác sĩ còn mạo hiểm cả tính mạng đến khu vực thảm họa để cứu bệnh nhân. Trên đường phố Nhật Bản cũng viết: “Trung Quốc cố lên! Vũ Hán cố lên!”.
Một số cư dân mạng cũng bình luận rằng Nhật Bản đang hỗ trợ Trung Quốc một số lượng lớn khẩu trang phòng chống dịch bệnh. Hoa Kỳ cũng đang hợp sức cùng Trung Quốc tìm ra thuốc chống lại virus corona. Chuyên gia người Đức cũng bay tới Vũ Hán mang theo nghiên cứu chế tạo thuốc phòng chống dịch bệnh.
Khi thảm họa xảy ra, thì viện trợ mà Trung Quốc nhận được lại là từ các đất nước mà Trung Quốc cho là “thù địch” chứ không phải từ những “người bạn” như Nga, Triều Tiên, Iran…
Hiện tại, cuộc khủng hoảng viêm phổi ở Vũ Hán vẫn không có giới hạn. Sáu trường hợp nhiễm virus đã được phát hiện tại Nhật Bản, năm trong số đó là khách du lịch từ Vũ Hán. Số trường hợp được xác nhận và tử vong ở Trung Quốc vẫn đang tăng mạnh.
Một báo cáo nghiên cứu được công bố bởi học giả Anh cho biết, nếu dịch bệnh không thể được kiểm soát một cách hiệu quả, bệnh nhân Vũ Hán sẽ tăng lên trên 250.000 người vào ngày 4/2.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thai-do-cua-chinh-phu-nhat-ban-trong-dich-virus-corona-lam-cam-dong-nguoi-dan-tinh-ho-bac-trung-quoc.html
Thị trưởng Vũ Hán nói phải xin ý kiến cấp trên
trước khi công bố dịch
Hải LamThị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng nói hôm 27/1 rằng, ông phải xin ý kiến cấp trên trước khi công bố dịch viêm phổi ở giai đoạn bùng phát tại thành phố.
Theo Shanghaiist, trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV hôm 27/1, ông đã thừa nhận không công bố thông tin kịp thời về bệnh dịch tới người dân. Ông Chu giải thích: “Là một quan chức địa phương, sau khi có thông tin về dịch, tôi phải được cấp trên phê chuẩn trước khi công bố”, dường như ám chỉ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Thị trưởng Chu tuyên bố sau khi Quốc vụ Viện Trung Quốc họp và thừa nhận virus corona là một dịch lây nhiễm Cấp B, chính quyền Vũ Hán đã nhanh chóng thực hiện các động thái kiên quyết, bao gồm việc phong tỏa thành phố.
Trước những chỉ trích về việc giấu dịch, ông Chu đưa ra những phát ngôn nhằm xoa dịu sự bất bình của công chúng.
“Có lẽ tên tuổi chúng tôi sẽ đi vào lịch sử với vết nhơ vì đã phong tỏa thành phố để ngăn chặn virus, nhưng miễn là việc kiểm soát dịch và đảm bảo an toàn cho người dân có hiệu quả hơn, tôi và Bí thư
Thành ủy Vũ Hán Mã Quốc Cường sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm, kể cả từ chức”, ông Chu nói và tự chấm bản thân 80/100 điểm trong cách xử lý khủng hoảng.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng không hài lòng với điểm số đó và tiếp tục chỉ trích ông. Phóng viên địa phương Qingqing Chen cho biết đợt bùng phát dịch đầu tiên diễn ra vào giữa tháng 12/2019, nhưng nhiều người dân ở Vũ Hán đến cuối tháng 1/2020 vẫn không ý thức được đây là một cuộc khủng hoảng lớn với sức khỏe cộng đồng vì thông tin thiếu minh bạch từ phía chính quyền. Ngoài ra, 5 triệu trong tổng số 11 triệu người ở Vũ Hán đã rời khỏi địa phương trước lệnh phong tỏa, gây ra sự lo ngại về tình trạng dịch bệnh lan rộng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thi-truong-vu-han-noi-phai-xin-y-kien-cap-tren-truoc-khi-cong-bo-dich.html
Những người Mỹ bị ‘bỏ lại’ ở Vũ Hán
Băng ThanhHàng trăm người Mỹ chuẩn bị di tản khỏi Vũ Hán, thành phố trung tâm của Trung Quốc, nơi bùng phát dịch virus corona hiện đã gây ra cái chết của hơn 100 người, nhưng anh Doug Perez, cư dân San Francisco, Mỹ phải ở lại thành phố này.
Perez không thể rời khỏi Vũ Hán bởi vì bạn gái của anh, một công dân Trung Quốc, không có chỗ trên máy bay của Hoa Kỳ, khi nước này sơ tán nhân viên lãnh sự quán và một số công dân của họ khỏi Vũ Hán vào ngày 28/1.
“Nhiều người nước ngoài bị mắc kẹt ở đây”, Perez nói với hãng tin AP.
Chính quyền Trung Quốc triển khai các biện pháp ngăn chặn chưa từng có trong lịch sử hiện đại, nhốt hơn 50 triệu người ở 17 thành phố của nước này, những người nước ngoài bị mắc kẹt tại đây đang tự hỏi khi nào họ có thể trở về nhà.
Theo AP, ước tính số người Mỹ ở Vũ Hán là hơn một ngàn người, và hầu hết họ sẽ bị bỏ lại tại thành phố.
“Nó giống như một con tàu đang chìm”, Perez nói.
Vào ngày công bố việc phong tỏa Vũ Hán, Perez và bạn gái của anh đã cãi nhau về việc có nên mạo hiểm đến siêu thị để mua thức ăn hay không, và cuối cùng cặp đôi quyết định đặt món ăn trực tuyến. Đường phố vắng lặng. Họ thường dành hàng giờ mỗi ngày lên phương tiện truyền thông xã hội để kiểm tra các tin tức mới nhất và nhận các cuộc gọi từ những người thân đang lo lắng cho họ.
Vào tối 27/1, bảo vệ đã cấm Perez rời khỏi căn hộ của mình, khiến anh băn khoăn không biết chuyện tiếp theo sẽ là gì.
“Ai biết điều gì sẽ xảy ra vào tuần tới. Nó sẽ là cảnh sát, nó sẽ là những người lính? Theo lẽ thường, chúng tôi sao không thể rời khỏi tòa nhà của mình chứ?”, anh nói.
Một người Mỹ giấu tên nói rằng cô chọn ở lại vì cô bị ho và được cho biết cô có khả năng sẽ bị chính quyền Trung Quốc cách ly tại sân bay Vũ Hán.
Đối với Priscilla Dickey, 35 tuổi, đến từ thành phố South Burlington, tiểu bang Vermont, chuyện được lên máy bay là điều không tưởng khi cô đi cùng với cô con gái 8 tuổi Hermione, người mà cô lo lắng có thể dễ bị nhiễm virus. Nhưng vào ngày 27/1, lãnh sự quán đã gọi điện cho Dickey và nói rằng cô và con gái sẽ có ghế ngồi trên máy bay. Sau khi đóng gói hành lý, Dickey phải thức đến hai giờ sáng để nghĩ cách đến sân bay trong bối cảnh giao thông ngừng hoạt động.
Trong khi đó, Perez vẫn đang cân nhắc xem có nên mạo hiểm đến siêu thị hay không, đồng thời cân nhắc những rủi ro nếu bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, dù tình hình ngày càng trở nên tệ hơn, Perez chia sẻ rằng vẫn có những khoảnh khắc của hy vọng, khi vào tối 27/1, mọi người đốt pháo hoa, và hét lên “Vũ Hán cố lên!” vang vọng xung quanh căn hộ của anh. Perez cũng tham gia và hét lên “Chúng tôi đều là người Vũ Hán!”.
“Chúng tôi cần điều đó”, Perez nói. “Nó đưa tinh thần chúng tôi lên một chút và cho chúng tôi một chút hy vọng”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhung-nguoi-my-bi-bo-lai-o-vu-han.html
Trung Quốc giận dữ
vì báo Ðan Mạch vẽ virus corona lên cờ của họ
Một tờ báo của Đan Mạch dứt khoát bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đòi họ xin lỗi sau khi ấn bản hôm thứ Hai của nhật báo này đăng ảnh biếm họa về lá cờ Trung Quốc với năm ngôi sao vàng được thay thế bằng những con virus corona đang gây chết người.Đại sứ quán Trung Quốc ở Copenhagen nói ảnh biếm họa của nhật báo Jyllands-Posten “xúc phạm Trung Quốc.”
Đại sứ quán nói hôm thứ Ba: “Không có bất kỳ sự cảm thông và đồng cảm nào cho hành động vượt quá lằn ranh của xã hội văn minh và ranh giới đạo đức của tự do ngôn luận và xúc phạm lương tâm con người.
“Nhật báo [Jyllands-Posten] và họa sĩ biếm Niels Bo Bojesen phải công khai xin lỗi người dân Trung Quốc.”
Vụ lùm xùm tranh biếm họa cờ Trung Quốc mang virus corona nhanh chóng được đưa lên “tỉ thí” trên phương tiện truyền thông xã hội.
Người Ðan Mạch nhảy vào bảo vệ nhật báo Jyllands-Posten trên Twitter, trong khi người dân Trung Quốc đã chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội này bằng việc nhắc lại chuyện Đan Mạch đầu hàng Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, và việc đầu hàng đã diễn ra chóng vánh chỉ trong vòng bốn giờ đồng hồ.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm thứ Ba lên tiếng nhắc nhở Trung Quốc rằng “Chúng tôi có quyền tự do ngôn luận ở Đan Mạch – kể cả quyền vẽ.”
Các chính trị gia Đan Mạch khác cũng bày tỏ ủng hộ đối với việc báo Jyllands-Posten đăng tranh biếm họa đó.
Tổng biên tập Jacob Nybroe của Jyllands-Posten khẳng định rằng nhật báo của ông không giễu cợt về dịch bệnh viêm phổi gây chết người này.
Ông Nybroe nói: “Chúng tôi không thể xin lỗi về điều gì đó mà chúng tôi nghĩ là không sai. Chúng tôi không có ý định coi thường hoặc chế giễu, và chúng tôi nghĩ bức họa cũng không mang ý định đó. Theo tôi thấy, đây là hình thức hiểu biết văn hóa khác nhau.”
Báo Jyllands-Posten năm 2005 đăng biếm họa Tiên tri Muhammad quấn bom trên đầu đã khiến cho thế giới Hồi giáo phẫn nộ. Một số đại sứ quán Đan Mạch đã bị tấn công và các nước Ả Rập tẩy chay hàng hóa của Đan Mạch.
(Theo Reuters, BBC, Business Insider)
https://www.voatiengviet.com/a/tq-gian-du-vi-bao-dan-mach-ve-virus-corona-len-co-cua-ho/5265298.html
Nhân viên y tế Vũ Hán thiếu dụng cụ y khoa
Joyce HuangCác bệnh viện ở trong và xung quanh ổ dịch coronavirus bùng phát tại Vũ Hán nói họ đang cạn kiệt thiết bị y khoa đến nỗi bác sĩ và y tá được yêu cầu mang mặt nạ kém tiêu chuẩn hay tã để họ không phải thay quần áo bảo hộ thường xuyên.
Việc này đã làm cho nhiều nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân gặp nhiều rủi ro.
“Do thiếu quần áo bản hộ, nhiều bác sĩ của chúng tôi phải chia sẻ một bộ quần áo bảo hộ. Một số bác sĩ phải mặc tã để không phải thay quần áo bảo hộ thường xuyên vì sợ không còn nữa,” một nhân viên họ Xiao tại bệnh viện Puren Vũ Hán nói với Đài VOA ngày 27/1.
Bà nói thêm “Chúng tôi thiếu quần áp bảo hộ khủng khiếp.”
Bệnh viện cần khẩn cấp 5.000 kính bảo hộ, 25.000 khẩu trang N95 và nhiều quần áo bảo hộ vì chúng tôi thải 1.000 kính bảo hộ và 3.000 khẩu trang mỗi ngày, theo bà Xiao.
Đây là một trong số 24 bệnh viện thường yêu cầu công chúng hiến tặng trang bị y tế trong đó có khẩu trang N95 và khẩu trang giải phẫu, quần áo bảo hộ và thuốc sát trùng tay.
Tuy nhiên kết quả trong vài ngày qua chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu vì hầu hết các hiến tặng của tư nhân ít sử dụng được vì không đủ tiêu chuẩn y tế, nhiều bệnh viện cho biết.
“Chúng tôi thiếu nhiều vật phẩm y tế. Nếu bạn có thể hiến tặng… nhưng vấn đề là hầu hết vật phẩm công chúng hiến tặng không giúp ích gì được cả vì không đáp ứng được tiêu chuẩn y tế cao của chúng tôi,” một nhân viên họ Xiao thuộc Bệnh viện 1 Vũ Hán nói với Đài VOA.
Bà nói tiếp “Chúng tôi cố gắng tìm đủ mọi cách để tiếp tế.”
Trong khi phải giải quyết vấn đề thiếu vật phẩm y tế, nhà cầm quyền Vũ Hán, nơi trung tâm dịch bệnh bùng phát, cũng đang gấp rút xây hai bệnh viện khẩn cấp, một bệnh viện dự trù có 1.000 giường và sẽ hoạt động vào ngày 3/2.
Theo như tin tức của truyền thông nhà nước, bệnh viện thứ hai sẽ có thêm 1.300 giường trong vòng 2 tuần để chữa trị cho các bệnh nhân bị nghi nhiễm virus gây sưng phổi làm nhiều người chết.
Động thái này dường như ra chỉ dấu cho một cuộc chiến leo thang của Trung Quốc để chế ngự virus lây lan đã làm khoảng 24 bệnh viện quá tải tại tỉnh Hồ Bắc.
Một giới chức y tế thành phố hứa có thêm bệnh viện khi con số bệnh nhân ngày càng tăng, truyền thông nhà nước cho biết.
Con số tử vong do cuộc khủng hoảng y tế công trầm trọng nhất tại Trung Quốc kể từ khi có dịch bệnh SARS vào năm 2003 nay đã lên đến 106 người trong đó có một em bé 9 tháng với hơn 4500 ca lây nhiễm được xác định.
Dưới áp lực nặng nề, một số nhà cung cấp dịch vụ y tế làm việc tại tuyến đầu không nén được xúc động.
Một video được lan truyền trên mạng cho thấy một bác sĩ Trung Quốc khóc vì thiếu các phương tiện chữa trị cho bệnh nhân. Trong một video khác, một y tá nói bà không gọi cho người thân trong những ngày Tết vị sợ bật khóc.
Bà nói thêm quan trọng hơn cả là bà không muốn gia đình lo âu về sự an toàn của bà.
Các nhân viên y tế, tiếp xúc với các bệnh nhân nhưng không được bảo vệ đầy đủ, nói họ càng này càng lo sau khi có tin một bác sĩ chết hôm 25/1 vì phơi nhiễm với bệnh nhân.
Một nhân viên tại Bệnh viện Jinyintang ở Vũ Hán nói với Đài VOA ngày 27/1 là bệnh viện không còn khẩu trang giải phẫu nên một số y tá chỉ còn cách mang nhiều lớp khẩu trang phi giải phẫu với hy vọng có thể giúp bảo vệ họ trong khi chăm sóc cho các bệnh nhân có thể lây nhiễm cao độ.
Nhưng may mắn là nhờ những chiến dịch qua GoFundme, Weibo và Wechat, các trang thiết bị y tế đã được gởi đến tỉnh Hồ Bắc dù hầu hết được gởi trực tiếp đến Vũ Hán.
Một bệnh viện tại thành phố Hoàng Cương kế cận nói hy vọng là những áp lực thiếu vật phẩm y tế sẽ được giải tỏa khi các vật phẩm được hiến tặng sẽ đến.
“Vì những khẩu trang này và những quần áo bảo hộ chỉ dùng một lần, chúng tôi vừa mới bắt đầu yêu cầu hiến tặng vật phẩm. Chúng tôi chỉ nhận được một số ít, hầu hết số còn lại có lẽ đang trên đường đến. Chúng tôi không chắc chắn chúng tôi sẽ có bao nhiêu vật phẩm nữa,” một nhân viên y tế họ Yang thuộc Bệnh viện Trung tâm Hoàng Cương cho biết
https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A2n-vi%C3%AAn-y-t%E1%BA%BF-v%C5%A9-h%C3%A1n-thi%E1%BA%BFu-d%E1%BB%A5ng-c%E1%BB%A5-y-khoa/5264675.html
Dịch virus corona đã vượt quá SARS,
Bắc Kinh như thành phố chết
Thụy MyĐến hôm nay 29/01/2020 đã có 132 người chết và 5.974 người bị lây nhiễm virus corona tại Trung Quốc, cao hơn cả dịch SARS trước đây (5.327 người bị nhiễm).
Các chuyên gia ước tính nạn dịch sẽ lên đến đỉnh điểm trong khoảng 10 ngày nữa. Hiện virus corona mới đã lây sang 15 nước, trong đó đáng ngại nhất là trường hợp lây từ người sang người ở Đức và Nhật.
Trung Quốc khuyến cáo công dân không ra nước ngoài trừ trường hợp cần thiết, sau khi đã cho tạm ngưng việc đi du lịch theo đoàn. Khoảng 2.000 chuyến tàu liên tỉnh đã bị hủy kể từ thứ Sáu 24/1.
Thủ đô Bắc Kinh 20 triệu dân trở thành một thành phố ma ngay trong dịp Tết, chính quyền khuyến khích người dân ở nhà và nếu phải ra đường nên mang khẩu trang. Tại các trạm xe điện ngầm, hành khách được các nhân viên mặc quần áo bảo hộ kiểm tra thân nhiệt, và cả các nhà ga, khách sạn. Thậm chí tại lối vào các khu nhà ở, khách đến bị bắt buộc cặp nhiệt.
Theo AFP, các trung tâm thương mại vốn đông đảo ở Bắc Kinh trở nên vắng vẻ, chỉ có vài chiếc xe chạy trên các đại lộ lặng như tờ. Những nhà hàng còn mở cửa dán áp-phích cho biết làm vệ sinh rất kỹ và thường xuyên, nhưng khách vẫn không vào.
Ngược lại, những cửa hàng bán khẩu trang và nước khử trùng hết sạch hàng. Các mặt hàng này vẫn được bán trên mạng nhưng giá cả tăng vọt. Không còn lễ hội, tụ họp, người dân giết thời gian bằng cách lên mạng, xem phim… Một video phổ biến trên WeChat cho thấy một bàn mạt chược với người chơi trùm đầu bằng bao nilon.
Tại Hồng Kông, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đeo khẩu trang che kín mặt, vào ngày mùng ba Tết loan báo các biện pháp bổ sung. Kể từ đêm mai, Hồng Kông đóng 6/14 cửa khẩu, ngưng các chuyến xe lửa và tàu biển với Hoa lục, giảm phân nửa số chuyến bay và liên lạc đường bộ cũng bị hạn chế.
Sau khi cho ngưng các đoàn khách du lịch từ Trung Quốc, bà Lâm cho biết chính quyền trung ương cũng ngưng cấp giấy cho các cá nhân từ 49 thành phố Trung Quốc sang Hồng Kông. Loan báo này được đưa ra trong bối cảnh có những lời kêu gọi từ nhiều chính khách và chuyên gia, bên cạnh đó 15.000 nhân viên y tế đe dọa sẽ đình công nếu không đóng cửa biên giới với Hoa lục. Hôm thứ Hai 27/1, các chuyên gia đại học Hồng Kông ước tính số người bị nhiễm virus corona mới chỉ riêng ở Vũ Hán là 44.000 người chứ không phải 3.000 như con số chính thức, và trong số đó có phân nửa đang ủ bệnh.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200129-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-virus-corona-%C4%91%C3%A3-v%C6%B0%E1%BB%A3t-qu%C3%A1-sars-b%E1%BA%AFc-kinh-nh%C6%B0-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-ch%E1%BA%BFt
Virus corona : Trung Quốc gây áp lực
với Tổ Chức Y Tế Thế Giới
Thanh PhươngSau hai ngày họp và sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt, ngày 22/01/2020, các thành viên ủy ban khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) vẫn bị chia rẽ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng ở cấp độ quốc tế liên quan dịch viêm phổi do virus corona mới.
Sau khi họp thêm một ngày, ủy ban này cũng không thống nhất được ý kiến. Theo nhận định của tờ Le Monde, dường như những tính toán về chính trị đã lấn át các lập luận khoa học, bởi vì Trung Quốc dứt khoát không muốn WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Sau cuộc họp, bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, nói rằng hiện giờ dịch viêm phổi cấp tính do virus corona mới chỉ là « vấn đề khẩn cấp y tế ở Trung Quốc », chứ chưa phải là một « vấn đề khẩn cấp y tế toàn cầu ». Theo lời ông, sự bùng phát mạnh mẽ của virus corona ở Trung Quốc là một nguy cơ « rất cao » ở Trung Quốc và là một nguy cơ « cao » đối với khu vực và trên thế giới.
Ngoài những tuyên bố của tổng giám đốc, trong Tổ Chức Y Tế Thế Giới, cũng như trong ủy ban khẩn cấp, trong những ngày qua, không một ai phát biểu điều gì về vấn đề này. Nhưng theo các thông tin mà tờ Le Monde thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, sở dĩ WHO không ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, đó chính là do sự chống đối quyết liệt của Trung Quốc và các nước đồng minh. Những nước này đã gây áp lực đối với các thành viên ủy ban khẩn cấp và ban lãnh đạo Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Le Monde nhắc lại WHO có một công cụ pháp lý, Quy định Y Tế Quốc Tế. Bản quy định này đã được sửa đổi vào năm 2005, do Trung Quốc trong nhiều tháng đã che giấu các thông tin về dịch viêm phổi cấp tính nặng SARS 2002-2003. Bản mới có những quy định gắt gao hơn với các nước thành viên WHO, nhằm giúp cộng đồng quốc tế ngăn ngừa và đối phó với những nguy cơ nghiêm trọng về y tế, có thể từ một quốc gia lan ra nhiều nước khác và đe dọa cả thế giới.
Theo các quy định đó, WHO đã lập ra một ủy ban khẩn cấp về dịch viêm phổi do virus corona mới, với 15 thành viên và 6 cố vấn, chủ yếu là các chuyên gia dịch tễ học, đến từ những quốc gia đại diện cả năm châu. Trong cuộc họp hai ngày 22 và 23/01, tổng giám đốc của WHO đã mời đại sứ của bốn quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản, đến dự với tư cách quan sát viên. Chính tại cuộc họp này mà đại sứ Trung Quốc đã gây áp lực với ủy ban và qua đó gây áp lực đối với tổng giám đốc WHO.
Theo một người nắm rành về hồ sơ này, được Le Monde trích dẫn, không phải là chính quyền Bắc Kinh xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh, bằng chứng là họ đã thi hành những biện pháp rất nghiêm ngặt theo lệnh của chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc không còn là một nước thế giới thứ ba nữa, mà nước này hoàn toàn có đủ khả năng để tự mình đối phó với khủng hoảng y tế, khác với lúc xảy ra dịch SARS. Một trong những điểm khác so với thời dịch SARS : lần này Trung Quốc đã công bố rộng rãi cho thế giới những dữ liệu mà họ nắm được từ con virus corona mới.
Một lý do khác khiến Bắc Kinh không muốn WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, đó là vì họ sợ làm như vậy sẽ gây tác hại cho trao đổi mậu dịch và cho giao thông, điều mà Trung Quốc và các đồng minh của họ muốn tránh.
Trước thái độ cương quyết này, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cố tìm ra một thỏa hiệp với Bắc Kinh. Trong chuyến đi Trung Quốc của hai ngày qua, ông đã thuyết phục được Bắc Kinh
chấp nhận cho WHO gởi một phái đoàn chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc để phối hợp các nỗ lực đối phó ở cấp độ toàn cầu với dịch viêm phổi do virus corona mới.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200129-virus-corona-trung-qu%E1%BB%91c-g%C3%A2y-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-l%C3%AAn-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-y-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi
Virus Corona:
Ngoại kiều bắt đầu di tản khỏi Trung Quốc
Tú AnhTrong bối cảnh quy mô dịch viêm phổi siêu vi Trung Quốc tăng nhanh, Mỹ, Nhật đã đưa hàng trăm kiều dân rời Vũ Hán về nước. Hàng chục quốc gia châu Á, châu Âu, Bắc Phi đang chuẩn bị các chuyến bay đặc biệt di tản công dân của họ.
Cho dù Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố là không cần thiết, Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước đầu tiên di tản kiều dân từ Vũ Hán, ổ dịch viêm phổi mới, về nước. Khoảng 200 kiều dân Nhật đã về đến phi trường Tokyo trên một chuyến nay đặc biệt vào sáng thứ Tư 29/01/2019. Trong số này, có hai người được phát hiện đã nhiễm siêu vi. Cùng ngày, một chuyến bay đặc biệt của Mỹ chở 200 người gồm nhân viên lãnh sự quán ở Vũ Hán và công dân Mỹ cất cánh từ phi trường Vũ Hán.
Cộng đồng người Pháp, khoảng 1000 người ở Vũ Hán, phải chờ thêm 24 giờ nữa mới được di tản. Paris cho biết tất cả sẽ bị cách ly 14 ngày một khi về đến Pháp.
Một chuyến thứ hai, do Ủy Ban Châu Âu đảm trách, sẽ cất cánh trong nay mai sang Vũ Hán, đem 350 kiều dân Pháp và các nước châu Âu khác hồi hương.
Theo AFP, có hơn một chục nước chọn giải pháp thận trọng này tính đến ngày hôm nay : Úc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ , Sri Lanka, Algeri, Maroc…
Hơn 400 công dân Úc ghi tên xin hồi hương. Canberra dự tính biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt : đưa hết ra đảo Christmas để theo dõi diễn biến sức khỏe trong nhiều tuần.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200129-virus-corona-ki%E1%BB%81u-d%C3%A2n-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-di-t%E1%BA%A3n-kh%E1%BB%8Fi-trung-qu%E1%BB%91c
Virus corona: Hàng không quốc tế
ngưng bay sang Trung Quốc
Tú AnhVào lúc số người nhiễm virus viêm phổi Trung Quốc tăng vượt số nạn nhân bệnh nhân dịch SARS năm 2003, nhiều công ty hàng không quốc tế thông báo tạm ngưng hoặc giảm các chuyến bay đến Trung Quốc. Một mặt vì không có khách hàng, mặt khác để chận dịch lan ra thế giới.
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để chận dịch lan rộng từ người qua người như trường hợp virus corona Trung Quốc có lẽ là hạn chế du khách. Theo AFP, dấu hiệu phòng chống cứng rắn được thể hiện qua quyết định của nhiều hãng hàng không ngưng phục vụ hoặc giảm tối đa các chuyến bay đến các thành phố Hoa lục.
Trong khi Air France duy trì 23 chuyến bay hàng tuần trên hai tuyến Paris-Bắc Kinh và Paris-Thượng Hải, công ty British Airways của Anh và Lion Air của Indonesia quyết định đình chỉ 100% cho đến khi tình hình được cải thiện.
Cathay Pacific của Hồng Kông sẽ giảm 50% chuyến bay sang đại lục. United Airlines của Mỹ cho biết sẽ giảm tối đa các chuyến bay sang Thượng Hải và Hồng Kông .
Công ty tư nhân của Nga Urals Airlines cũng vừa loan báo ngưng các chuyến bay qua Tây Âu cho đến hết mùa đông. Urals Airlines chuyên đưa du khách Trung Quốc sang châu Âu nhất là Roma và Paris.
Tại Nam Thái Bình Dương, đảo quốc Papouasia-New-Guinea áp dụng biện pháp triệt để: cấm hẳn du khách từ các nước châu Á.
Mozambique, châu Phi, từ nay tạm ngưng cấp visa cho dân Trung Quốc
Thêm ca mới tại Đức, Pháp, Trung Đông
Trong khi đó, các trường hợp lây nhiễm ngoài Trung Quốc cũng tăng thêm.
Đức thông báo có thêm ba ca mới : tất cả đều là nhân viên của một hãng ở Starberg, bang Bayern, nơi có một nhân viên đầu tiên bị lây từ một nữ tập sự viên người Trung Quốc. Pháp xác nhận có một ca thứ tư: một du khách Trung Quốc 80 tuổi.
Tiểu Vương Quốc Ả Rập thông báo trường hợp lây nhiễm đầu tiên ở Trung Đông.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200129-virus-corona-h%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-ng%C6%B0ng-bay-sang-trung-qu%E1%BB%91c
Dịch virus corona Trung Quốc:
Kinh tế thế giới bị ảnh hưởng ra sao?
Trọng ThànhĐúng vào lúc Trung Quốc và Mỹ đạt hưu chiến thương mại giữa tháng 1/2020, bệnh dịch virus corona mới bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, có nguy cơ lan rộng. Dịch bệnh hoành hành tại nền kinh tế thứ hai thế giới tác động thế nào đến kinh tế toàn cầu? Giới kinh tế gia ghi nhận dầu mỏ và du lịch là 2 nạn nhân đầu tiên. Các thị trường nín thở chờ đợi phiên chứng khoán Trung Quốc mở cửa lại.
Dường như không khí bình yên tương đối trên các thị trường tài chính toàn cầu, mới trở lại sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt thỏa thuận tạm ngưng cuộc chiến về thuế, nay đột ngột tan vỡ với dịch bệnh virus corona. 132 ca tử vong, 6.000 người nhiễm virus, tính đến hôm nay, 29/01/2020. Con số không ngừng tăng lên gây lo ngại. Chỉ số VIX (Volatility Index) đột ngột tăng 25% chỉ trong vòng một ngày, hôm thứ Hai 27/01. Chỉ số VIX còn gọi là ”chỉ số của nỗi sợ”, thường được dùng để đánh giá cảm nhận về lo ngại của giới đầu tư trước các rủi ro thị trường.
Lo ngại về ảnh hưởng của bệnh dịch đến nền kinh tế, vốn được coi là một đầu tầu tăng trưởng của kinh tế thế giới, khiến chứng khoán tại một số nơi sụt giảm mạnh, tiêu biểu là chỉ số Dow Jones, sụt 1,57% hôm thứ Hai, 27/01, mức lùi chưa từng có kể từ tháng 10/2019. Chỉ số Nikkei Tokyo sụt 2%, mức giảm mạnh nhất kể từ 5 tháng nay.
Nguy cơ tiêu thụ nội địa Trung Quốc giảm mạnh
Theo giới quan sát, cho dù hiện tại còn quá sớm để đánh giá về các hệ quả của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đối với nền kinh tế toàn cầu, nhưng tiêu thụ nội địa Trung Quốc sụt giảm là điều gây lo ngại lớn nhất. Hiện tại, Trung Quốc là đầu máy tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng GDP thế giới hàng năm. Và tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 57% tổng sản phẩm quốc nội. Mà, dịch bệnh rơi đúng vào Tết nguyên đán là dịp người Trung Quốc mua sắm và đi lại nhiều hơn bình thường. Theo ước tính của văn phòng Standard&Poor’s, cứ 10% tiêu thụ sụt giảm trong các lĩnh vực giải trí, giao thông hay du lịch, có thể khiến Trung Quốc mất 1,2% GDP tăng trưởng.
Để mường tượng trước tác động với kinh tế toàn cầu của dịch virus corona mới, nhật báo Le Monde so sánh với dịch viêm phổi cấp (SARS) năm 2002 – 2003. Vào thời điểm này, tăng trưởng của Trung Quốc sụt giảm hơn 9% trong quý hai năm 2003, nhưng nhanh chóng tăng vọt lên 10% vào nửa sau của năm 2003. Câu hỏi liệu kinh tế Trung Quốc có phục hồi nhanh chóng sau đợt dịch này hiện còn để ngỏ chưa có lời đáp. Có một điều mà ông Julien Marcilly, kinh tế gia trưởng của công ty bảo hiểm Pháp Coface, lưu ý là trọng lượng của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã tăng hơn gấp đôi so với thời điểm xảy ra dịch SARS (khoảng 1/5 GDP toàn cầu so với 8,7% năm 2003).
Ảnh hưởng đến du lịch, thiệt hại nhất là hàng xa xỉ
Với việc Bắc Kinh đình chỉ toàn bộ các hoạt động du lịch tại Trung Quốc và nước ngoài, kể từ ngày Chủ Nhật 28/01/2020, tác động đến các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch Trung Quốc là rất rõ ràng. Trước hết là các nước láng giềng châu Á, như Thái Lan (10,5 triệu du khách năm 2018), Nhật Bản (8,4 triệu), Hàn Quốc (5 triệu), Việt Nam (5 triệu), Singapore (3,4 triệu), Malaysia (2,9 triệu)… không kể Hồng Kông (49 triệu). Chi phí của khách du lịch Trung Quốc ở nước ngoài hàng năm ước tính khoảng 130 tỉ đô la. Theo văn phòng Oxford Economics các quốc gia nói trên có các giải pháp thay thế để giảm nhẹ mức độ tác động của việc mất luồng du khách từ Trung Quốc. Ngoại trừ kinh tế Hồng Kông, vốn bị suy yếu từ nhiều tháng nay với phong trào phản kháng chống dự luật dẫn độ sang Hoa lục, và đòi hỏi cải cách dân chủ. Tăng trưởng Hồng Kông sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý này.
Khách du lịch Trung Quốc chi hàng năm khoảng 4 tỉ euro tại Pháp. Hiệp hội Acav, tập hợp hơn 50 công ty lữ hành, phục vụ khoảng 150.000 khách Trung Quốc hàng năm tại Pháp và châu Âu, cho biết đã mất khoảng 1/3 doanh thu, và buộc phải đặt các nhân viên trong tình trạng ”thất nghiệp kỹ thuật”. Tuy nhiên, theo báo Le Parisien, trước mắt việc du khách Trung Quốc đến Pháp ít đi không tác động thực sự lớn,
bởi đây không phải là mùa du lịch cao điểm của khách Trung Quốc (100 nghìn khách/tháng trong mùa đông, so với 300 nghìn/tháng vào mùa hè, theo chủ tịch của Entreprises du Voyage).
Hiệp hội Liên minh các ngành nghề du lịch Pháp Umih cũng có cùng quan điểm là hiện tại còn sớm để báo động về tình hình này, tuy nhiên, nếu bệnh dịch kéo dài, tác động kinh tế sẽ là quan trọng, trước hết là đối với ngành khách sạn và kinh doanh đồ xa xỉ. Riêng đối với lĩnh vực hàng xa xỉ, tác động của việc mất khách Trung Quốc là rõ ràng nhất. Theo ngân hàng UBS, khách hàng Trung Quốc mua đến 1/3 đồ xa xỉ toàn cầu hàng năm hiện nay, so với chỉ 10% hồi xảy ra dịch SARS 2003.
Dầu mỏ sụt giá mạnh
Dầu mỏ là một trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ nhất của dịch virus corona mới. Giá dầu trên thị trường thế giới hôm 27/01 xuống đến mức thấp nhất kể từ cuối tháng 10/2019. Kể từ khi dịch virus corona có thể lây từ người sang người được chính thức công bố, ngày 22/01/2020, giá dầu trung bình giảm từ 65 đô la/baril xuống còn 59 đô la, tức mất gần 10%, chỉ trong vào 8 ngày.
Ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc là rõ ràng. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ số một thế giới, thế mà giờ đây tại nhiều thành phố, giao thông đình trệ, hàng trăm máy bay không được phép cất cánh. Nhà phân tích Neil Wilson của Market.com nhận xét: ”Giới đầu tư lo ngại tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại cùng với ngành du lịch toàn cầu. Đây là hai lĩnh vực tiêu thụ dầu mỏ chính”. Tiêu thụ Trung Quốc chiếm gần một phần tư nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Dù sao, bất chấp tiêu thụ Trung Quốc sụt giảm, lượng dầu mỏ tiêu thụ toàn cầu vẫn không ngừng gia tăng trong những năm vừa qua, phá hết kỉ lục này đến kỉ lục khác, do nhu cầu năng lượng thế giới không ngừng gia tăng (và trong khi các loại hình năng lượng tái tạo tăng chưa đủ mạnh để thay thế).
Phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch tại Trung Quốc
Ảnh hưởng về dài hạn đến nền kinh tế thế giới của dịch bệnh do virus corona mới xuất phát từ Trung Quốc là câu hỏi còn để ngỏ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của dịch bệnh, vào khả năng kiểm soát dịch tại Trung Quốc.
Trong không khí bất trắc bao trùm, trước nạn dịch đang trong giai đoạn bùng phát, minh bạch là yếu tố quyết định giúp cho việc kiểm soát dịch, gây dựng niềm tin. Sau một giai đoạn bị lên án là che giấu dịch, phản ứng của chính quyền Bắc Kinh được một số chuyên gia đánh giá là theo chiều hướng tích cực. Theo ông Philippe Guibert, tổ chức International SOS, chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý rủi ro về y tế và an ninh, thì trong trường hợp bệnh dịch này, chính quyền Trung Quốc đã tỏ ra minh bạch hơn, chia sẻ thông tin nhanh hơn, có các biện pháp quyết liệt hơn. Về phần mình, các thị trường tài chính toàn cầu dường như cũng tỏ ra thận trọng. Chứng khoán nhiều nơi đã tăng nhẹ trở lại hôm nay, 29/01.
Trong một bài trả lời phỏng vấn mạng Atlantico.fr hôm 28/01, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, ông Mathieu Mucherie, kinh tế gia trưởng của BNP Paribas Cardif, nhấn mạnh là mọi con mắt đang đổ dồn chờ đợi chứng khoán Trung Quốc hoạt động trở lại. Phiên khai mạc rất có thể sẽ vào ngày thứ Hai tuần tới 03/02, do chính quyền Bắc Kinh quyết định kéo dài dịp nghỉ Tết nguyên đán thêm ba ngày, để có thời gian khống chế dịch.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200129-d%E1%BB%8Bch-corona-trung-qu%E1%BB%91c-kinh-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-b%E1%BB%8B-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-ra-sao
Thủ tướng New Zealand chọn ngày 19/9 làm ngày bầu cử
Tin từ Wellington – Vào hôm thứ ba (28 tháng 01), bà Jacinda Ardern, thủ tướng New Zealand kêu gọi một cuộc bầu cử vào ngày 19/09 tới. Cuộc bầu cử này sẽ giúp kiểm tra mức độ tín nhiệm của bà. Sau khi đối phó với một cuộc tấn công khủng bố vào năm 2019, sự tín nhiệm này đã tăng lên, nhưng sau đó bị ảnh hưởng do vấn đề kinh tế.Năm 2017, liên minh do Đảng Lao động của bà Ardern lên nắm quyền, và hiện đang nỗ lực chiến thắng một nhiệm kỳ thứ hai. Trong một cuộc họp báo, bà Ardern cho biết, bà kêu gọi người dân New Zealand tiếp tục ủng hộ sự lãnh đạo của bà. Chiến dịch bầu cử năm 2017 của bà Ardern tập trung vào các thông điệp tích cực và kết nối trực tiếp với cử tri, điều này bất ngờ đưa liên minh của bà lên nắm quyền. Do đó, vào tuần trước, bà cho biết đảng của bà sẽ tiến hành chiến dịch bầu cử năm 2020 với quan điểm tích cực không ngừng. Bên cạnh đó, bà cũng thông báo rằng đảng của bà đã ghi danh để quảng cáo trên Facebook nhằm chống lại các thông tin sai lệch. Tuy nhiên, chính phủ của bà phải vật lộn với các vấn
đề như nhà ở, sự nghèo đói ở thành thị, di trú, việc làm và tăng trưởng kinh tế. Tất cả vấn đề trên dự kiến sẽ là những chủ đề bầu cử quan trọng.
Do đó, bà Ardern cho biết bà sẽ kêu gọi sự ủng hộ thêm một nhiệm kỳ nữa để hoàn thành các công việc cần thiết. Ngoài việc bầu ra chính phủ tiếp theo, người dân New Zealand cũng sẽ tham gia một cuộc trưng cầu dân ý tại các cuộc thăm dò năm 2020. Họ sẽ bỏ phiếu về việc có nên hợp pháp hóa cần sa giải trí và việc an tử hay không.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-new-zealand-chon-ngay-19-9-lam-ngay-bau-cu/
0 comments