Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 14/01/2020

Tuesday, January 14, 2020 2:13:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 14/01/2020

Số phận nhiệm kỳ Tổng thống Trump

sắp được định đoạt

Hạ viện Mỹ dự kiến sẽ gửi các cáo buộc luận tội chống lại Tổng thống Trump tới Thượng viện trong tuần này.
Thay vì gửi 2 điều khoản luận tội lên Thượng viện ngay sau cuộc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Trump hôm 18/12, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi giữ lại chúng, nói rằng sẽ chỉ gửi đi nếu được đảm bảo một phiên tòa công bằng tại Thượng viện.
Tuy nhiên, vào sáng 14/1, Hạ viện sẽ thảo luận về các bước đi tiếp theo, có thể sẽ là một cuộc bỏ phiếu về việc gửi các điều khoản lên Thượng viện ngay cuối ngày.
Bà Pelosi khẳng định sự trì hoãn gần 1 tháng qua đã giúp hoàn thành mục tiêu để công chúng thấy cần thiết phải gọi thêm các nhân chứng trong phiên tòa tới đây sau khi chính quyền Trump chặn một số quan chức hiện tại và trước đây hợp tác với cuộc điều tra luận tội. Nữ chính trị gia lão làng cũng khẳng định các cuộc điều trần luận tội Tổng thống Trump đã đưa ra đủ bằng chứng để loại ông khỏi nhiệm sở khi vụ việc được chuyển đến Thượng viện.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell vẫn chưa nói rõ ràng về việc Thượng viện sẽ tiến hành phiên tòa như thế nào.
Ông McConnell trước đó từng nhiều lần bác bỏ khả năng gọi thêm nhân chứng hoặc trình thêm tài liệu mới trong quá trình tố tụng. Ông này cũng khẳng định không thấy khả năng Thượng viện kết án Tổng thống Trump.
Theo các trợ lý quốc hội, Thượng viện có thể nhanh chóng mở một phiên tòa sau khi nhận được điều khoản luận tội từ Hạ viện. Thượng viện dự kiến sẽ bỏ phiếu để tha bổng cho ông Trump mặc dù một số thành viên đảng Cộng hòa bày tỏ sự bất bình vì nhiều tuyên bố ủng hộ Tổng thống Trump của ông McConnell.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32610-so-phan-nhiem-ky-tong-thong-trump-sap-duoc-dinh-doat.html

Pelosi cảnh báo Cộng hòa ‘trả giá’

nếu từ chối nhân chứng điều trần vụ Trump

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết các thành viên Đảng Dân chủ ở Hạ viện vào sáng 14/1 sẽ xác định khi nào sẽ gửi cáo buộc luận tội chính thức đối với Tổng thống Donald Trump tới Thượng viện và cảnh báo rằng đảng Cộng hòa sẽ trả giá về mặt chính trị nếu từ chối một vụ xét xử có các nhân chứng, theo Reuters.
Phát biểu hôm 12/1 trên chương trình ‘This Week’ của truyền hình ABC, bà Pelosi cho biết các thành viên của đảng Dân chủ của bà tại một cuộc họp định kỳ vào sáng ngày 14/1 sẽ bỏ phiếu về thời gian gửi các điều khoản luận tội lên Thượng viện và việc tiến cử những người điều hành vụ xét xử của Hạ viện.
“Tôi đã luôn nói rằng tôi sẽ gửi (các điều khoản luận tội) lên đó. Vì vậy, không có bất kỳ bí ẩn gì về việc này,” bà Pelosi nói.
Bà Pelosi đã trì hoãn việc đưa ra các điều khoản (luận tội) trong nhiều tuần để buộc Lãnh đạo Khối đa số ở Thượng viện, Mitch McConnell, đồng ý cho phép khai chứng và bằng chứng mới về việc ông Trump gây áp lực đối với Ukraine để điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden, một ứng viên dẫn đầu của đảng Dân chủ để đối mặt với ông Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11.
Bước đi đầu tiên của bà Pelosi dường như thất bại khi ông McConnell đã đóng sầm cửa trước ý tưởng đó vào tuần trước khi nói rằng ông đã có đủ phiếu của đảng Cộng hòa để bắt đầu phiên xét xử mà không cần cam kết nghe thêm từ các nhân chứng, trong đó bao gồm cả cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, John Bolton.
Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa của ông Trump chiếm đa số, được kỳ vọng sẽ tha bổng cho Trump về các cáo buộc, vì không có thành viên nào của đảng Cộng hòa lên tiếng ủng hộ việc phế truất ông, mà việc này đòi hỏi phải có đa số phiếu tương đương 2/3 Thượng viện.
Tuy nhiên, đảng Dân chủ muốn một phiên tòa dài hơn nhằm đưa ra thêm thông tin về những nỗ lực của ông Trump trong việc gây sức ép lên Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy để mở một cuộc điều tra đối với ông Biden, bao gồm cả cuộc gọi qua điện thoại ngày 25/7 giữa hai nhà lãnh đạo này. Theo Reuters, khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020 nóng lên, họ tin rằng điều này sẽ khiến một số cử tri bỏ phiếu chống lại ông Trump.
Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát, trong một cuộc bỏ phiếu theo đảng phái, đã luận tội ông Trump vào ngày 18/12 vừa qua về các tội lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội.
Ông Trump nói rằng ông không làm gì sai và đã bác bỏ vụ luận tội ông, coi đó như là một nỗ lực đảng phái nhằm hủy bỏ chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 của ông.
https://www.voatiengviet.com/a/ba-pelosi-canh-bao-dang-cong-hoa-se-tra-gia-neu-tu-choi-nhan-chung-trong-vu-dieu-tran-tt-trump/5243789.html

Căng thẳng leo thang tại Trung Đông

không ngăn chặn Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông

Ngay từ những ngày đầu năm 2020, quan hệ Mỹ – Iran và diễn biến tình hình Trung Đông trở nên vô cùng căng thẳng. Tuy nhiên, với vai trò là cường quốc có lợi ích, an ninh thiết thực trong khu vực Biển Đông, Mỹ sẽ không vì căng thẳng ở Trung Đông mà giảm hiện diện, can thiệp và ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển này.
Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Mỹ
Biển Đông là vùng biển có vị trí địa chiến lược quan trọng không chỉ đối với các nước ven biển mà nó còn đặc biệt quan trọng với Mỹ, cụ thể:
Đầu tiên, Mỹ lo ngại về quyền tự do đi lại trên biển và nhu cầu bảo vệ hoạt động kinh doanh của các công ty năng lượng Mỹ, nói rộng ra là lợi ích kinh tế của Mỹ. Đối với Mỹ, Biển Đông là một mắt xích quan trọng trong sự điều chỉnh chiến lược từ châu Âu – Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình Dương. Là một cường quốc biển có vị trí địa lý được bao bọc bởi hai đại dương, Mỹ luôn quan tâm đến vai trò của biển và quyền lực biển đối với xây dựng, phát triển và bảo vệ an ninh đất nước. Các chiến lược gia Mỹ coi việc kiểm soát đại dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là nhân tố chính trong việc kiểm soát thế giới. Điều này lý giải vì sao từ rất sớm, Mỹ đã hoạch định chiến lược kiểm soát đại dương, xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu nhất thế giới, lấy đó làm cơ sở để xác lập và mở rộng ảnh hưởng trên tất cả các đại dương. Chính vì vậy, mối quan tâm đến Biển Đông gần như là điều đương nhiên với Mỹ. Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, vùng biển này ngày càng chiếm giữ vị thế quan trọng trong chiến lược biển, quyền lực biển của Mỹ do Biển Đông tiếp tục là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất, quan trọng nhất của thế giới nối liền châu Âu với châu Á, Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Thứ ba là sự dịch chuyển cán cân quyền lực thế giới từ châu Âu sang châu Á, mà sự dịch chuyển
này lại liên quan trực tiếp đến sự trỗi dậy và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực. Trung Quốc ngày càng trở thành nhân tố chủ chốt đe dọa vị thế siêu cường thế giới duy nhất của Mỹ.
Do đó, lợi ích của Mỹ ở Biển Đông bao gồm các loại lợi ích đa dạng về tự do hàng hải, kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh, mà những lợi ích này là không thay đổi. Đông Nam Á cùng các tuyến đường trên Biển Đông có thể cung cấp cho Mỹ một vị trí dễ dàng tiếp cận về phía Nam lục địa. Kết hợp với việc tăng cường sự có mặt về quân sự ở Trung Á, liên minh chặt chẽ hơn với Nhật Bản về quân sự và an ninh ở phía Đông, Đông Nam Á có thể giúp Mỹ tạo thành vành đai chiến lược từ phía Tây xuống phía Nam và kéo sang phía Đông để bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh ở đây.
Xu hướng chính sách của Mỹ đối với các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông         
Chính sách Biển Đông của Mỹ được thể hiện trong Tuyên bố Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ngày 24/7/2010. Tuyên bố Hà Nội có thể được hiểu như một phần của chính sách “tái can dự” hay “nước Mỹ đã trở lại” của chính quyền Obama đối với vấn đề Biển Đông, có thể khái lược thành những điểm sau: (i) Mỹ cũng như các quốc gia khác có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do thông thương hàng hải, quyền tự do tiếp cận các vùng biển chung của châu Á và sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. (ii) Mỹ ủng hộ tiến trình đàm phán hòa bình giữa tất cả các bên có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Mỹ phản đối bất kỳ sự sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên nào. (iii) Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. (iv) Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến và biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với Tuyên bố năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông. (v) Các bên có tranh chấp theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và các quyền kèm theo đối với vùng biển phải phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
Do đó, thời gian tới, Mỹ vẫn duy trì cách tiếp cận trong vấn đề Biển Đông theo khung chính sách trên. Tuy nhiên, sẽ có những bước điều chỉnh đối với từng nước riêng biệt. Với Trung Quốc, Mỹ vừa là một đối tác ngoài khu vực, hợp tác với Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình, lại vừa là một nhân tố ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Mỹ vừa tranh thủ những cơ chế đối thoại, hợp tác với Trung Quốc nhằm xây dựng một giải pháp đa phương, lại vừa thực hiện các hoạt động do thám, nghiên cứu tại Biển Đông nhằm thăm dò sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Với các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ đóng vai trò  một quốc gia tạo đối trọng với Trung Quốc, duy trì sự cân bằng quyền lực và ổn định khu vực tại Biển Đông bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia tranh chấp khác, đặc biệt về quân sự. Ngoài ra, Mỹ cũng để ngỏ khả năng can thiệp dưới danh nghĩa bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực một khi có xung đột xảy ra, nghĩa là có thể đưa quân trở lại khu vực với mục đích đảm bảo an ninh cho các tuyến hàng hải. Theo đó, Mỹ xác định mục tiêu chiến lược ở Biển Đông như sau: (i) Mỹ không thừa nhận cơ sở pháp lý của các đòi hỏi chủ quyền đối với Biển Đông của bất kỳ nước nào, kể cả Philippines (đồng minh truyền thống), nhằm tránh cho Mỹ khỏi dính líu vào cuộc chiến pháp lý phức tạp và chắc chắn sẽ kéo dài, làm hao tổn các nguồn lực của Mỹ. Tuy nhiên, lý do được xem là quan trọng hơn, đó là việc thừa nhận cơ sở pháp lý của các yêu sách chủ quyền của bất kỳ bên nào cũng sẽ bất lợi cho Mỹ. Nếu thừa nhận yêu sách chủ quyền của một bên, tức là Mỹ đã giúp cho bên đó có lợi thế hơn. Về phương diện chiến lược, nếu một nước nào đó làm chủ Biển Đông, ưu thế chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ nghiêng về họ, tuyến phòng thủ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương có nguy cơ bị phá vỡ. Còn nếu Mỹ thừa nhận cơ sở pháp lý của các yêu sách chủ quyền của các nước Đông Nam Á có liên quan, Mỹ sẽ đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Trong bối cảnh còn phải đối phó với các vấn đề trong và ngoài nước, Mỹ không muốn tiếp tục bị lôi kéo vào một cuộc xung đột nữa, nhất là đối với Trung Quốc. (ii) Đảm bảo việc đi lại tự do trên các con đường quốc tế, ngăn cản việc giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng vũ lực. Trong số các bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc có ưu thế vượt trội về quân sự, có thể tiến hành độc chiếm Biển Đông bằng quân sự. Việc chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng đa phương sẽ tạo cơ hội cho Mỹ có tiếng nói trong quá trình giải quyết cuộc tranh chấp này. Từ đó vai trò và vị trí của Mỹ ở Đông Nam Á sẽ được nâng cao. (iii) Biển Đông là “quân cờ” quan trọng của Mỹ trong mục tiêu kiềm chế tham vọng của những nước muốn độc chiếm khu vực này, bởi nếu để xảy ra tình trạng đó, lợi ích chiến lược của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Ngoài ra, Mỹ muốn qua Biển Đông để thể hiện vai trò của Mỹ đối với thế giới thời kỳ “hậu Irắc”. (iv) Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng tài chính khiến cho nhiều nước cho rằng vai trò của Mỹ đối với thế giới đang yếu đi. Để lấy lại hình ảnh và cũng là để trấn an dư luận quốc tế về sức mạnh của mình, Mỹ rất cần một địa điểm để làm mới vai trò của mình và  Mỹ đã lựa chọn Biển Đông. (v) Những năm gần đây, Mỹ đang muốn đóng vai trò một chủ thể bên ngoài có sức nặng trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Đồng thời, Mỹ gửi đi một thông điệp rằng, Mỹ sẵn sàng trở thành một lực lượng duy trì an ninh, ổn định tại Biển Đông cũng như toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể làm chỗ dựa cho các nước Đông Nam Á trước sự đe dọa từ Trung Quốc.
Vì vậy, trong năm 2020, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm và can dự vào vấn đề Biển Đông, nhưng đồng thời cũng phải thấy được giới hạn và trở ngại mà Mỹ phải đối mặt khi can dự vào khu vực này. Về khía cạnh ngoại giao, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục kêu gọi tất cả các bên liên quan cần tôn trọng nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông; chủ động tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, nhất là các nước tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông; Tăng cường hợp tác với các nước, nhất là những nước đồng minh (Nhật Bản, Ấn Độ, Australia…) để can thiệp vào tình hình Biển Đông, qua đó bảo vệ lợi ích của đồng minh trong khu vực; thông qua các kênh khác nhau góp phần thúc đẩy quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông. Về khía cạnh quân sự, Mỹ sẽ thúc đẩy các cuộc diễn tập quân sự tại khu vực mang tính thường niên, với quy mô ngày càng lớn hơn; gia tăng bố trí lực lượng hải quân tại khu vực; Đẩy mạnh về tần suất và quy mô của các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Về khía cạnh hợp tác kinh tế và thương mại, Mỹ sẽ thể hiện sự ủng hộ và có biện pháp thiết thực bảo vệ các công ty dầu mỏ (của Mỹ) hợp tác khai thác dầu khí với tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông; thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và năng lượng với các nước ASEAN để tăng cường ảnh hưởng dối với những nước này.
http://biendong.net/bien-dong/32621-cang-thang-leo-thang-tai-trung-dong-khong-ngan-chan-my-tang-cuong-hien-dien-o-bien-dong.html

Vụ ám sát tướng Iran Soleimani:

TT Trump lại có giải thích mới

Mai Vân
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm qua, 13/01/2020, lại phải giải thích một lần nữa vì sao ông bật đèn xanh cho việc tiêu diệt viên tướng Iran Soleimani.
Theo ông Trump, nhân vật này là mối đe dọa lớn đối với nước Mỹ. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ vẫn không giải thích rõ là mối đe dọa cụ thể ra sao. Ngoài ra, dù khẳng định rằng đe dọa cận kề nhưng ông Trump cũng cho là điều đó không quan trọng.
Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet cho biết thêm chi tiết:
“Như thường lệ, khi phải trả lời thắc mắc về hành động của chính quyền của mình, tổng thống Trump đã tấn công ngược lại. Vào hôm qua, ông đã cáo buộc đảng Dân Chủ thông đồng với chế độ Iran. Trên Twitter ông đã chia sẻ một tấm ảnh ghép cho thấy hai lãnh đạo đảng Dân Chủ ở Quốc Hội Mỹ, bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và ông Chuck Shumer, trưởng nhóm nghị sĩ Dân Chủ ở Thượng Viện, một người đầu quấn khăn, một người choàng tchador, với cờ Iran ở phía sau.
Và ông viết : Giới truyền thông (đưa) tin giả và đối tác Dân Chủ của họ làm việc căng thẳng để xem cuộc tấn công của kẻ khủng bố Soleimani có cận kề hay không, xem ê-kíp của tôi có đồng ý hay không. Điều này không quan trọng do quá khứ ghê gớm của hắn.
Thật vậy, báo chí Mỹ và đảng Dân Chủ đã tự hỏi về tính xác thực của mối đe dọa mà chính quyền nêu lên để biện minh cho việc ám sát viên tướng Iran. Hơn nữa, cuối tuần qua, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã nói ngược lại quan điểm của tổng thống liên quan đến âm mưu tấn công bốn đại sứ quán Mỹ. Ông Mark Esper đã tuyên bố thẳng thừng: Tôi không thấy thông tin về vụ này.
Theo đài truyền hình NBC, tổng thống Trump đã bật đèn xanh về nguyên tắc cho việc ám sát tướng Soleimani từ cách đây 7 tháng, nếu một cuộc tấn công của Iran gây tử vong cho một người Mỹ.”
Ngoại trưởng Mỹ : Vụ ám sát tướng Soleimani nằm trong một chiến lược răn đe mới
Vào hôm qua, 13/01/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố là quyết định ám sát viên tướng Iran Soleimani được đưa ra trong khuôn khổ một chiến lược răn đe tổng thể. Lập luận này có phần trái ngược với giải thích trước đó của chính quyền Mỹ, theo đó phải tiêu diệt tướng Iran vì những đe dọa tấn công sắp xẩy ra.
Phát biểu tại viện Hoover, đại học Stanford, California, ông Pompeo đã nói đến một chiến lược nhằm “răn đe thật sự” nhắm vào Iran. Theo ông chiến lược các chính quyền Mỹ trước đây, Cộng Hòa cũng như Dân Chủ, ngược lại đã khuyến khích các hành vi thù nghịch của Iran.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200114-v%E1%BB%A5-%C3%A1m-s%C3%A1t-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-iran-soleimani-tt-trump-l%E1%BA%A1i-co%CC%81-gia%CC%89i-thi%CC%81ch-m%C6%A1%CC%81i

Tổng thống Trump lạnh nhạt

về việc tái thương thuyết với Iran

Tổng thống Donald Trump nói ông không màng đến triển vọng thương thuyết với Iran sau hai tuần tấn công qua lại và sau việc ông áp đặt những chế tài mới nhắm vào nền kinh tế Iran.
Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien nói với chương trình ‘Face the Nation” của đài CBS vào sáng thứ Bảy 11/1 rằng Iran đang “bị nghẹt thở” và các giới chức Mỹ xem đây là cơ hội để gia tăng áp lực đối với các nhà lãnh đạo nước này khiến họ không có sự chọn lựa nào khác là thương thuyết.
Trong một dòng tin trên Twitter ngày Chủ Nhật 12/1, ông Trump nói: “Thực ra tôi ít màng tới chuyện họ thương thuyết. Việc này hoàn toàn tùy thuộc vào họ, chớ có vũ khí hạt nhân và chớ sát hại những người biểu tình .”
Các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng phát trở lại tối ngày 12/1 tại Iran. Đây là những cuộc biểu tình bước sang ngày thứ nhì chống lại quân đội Iran. Quân đội nước này ban đầu phủ nhận nhưng sau đó thừa nhận là đã bắn nhầm một máy bay dân sự Ukraine vào tuần trước khiến tất cả 176 người trên máy bay thiệt mạng.
Một nhóm biểu tình la lớn bên ngoài một trường đại học tại Tehran “Họ nói dối rằng kẻ thù của chúng ta là Hoa Kỳ, kẻ thù của chúng ta ngay đây này.”
Hình ảnh video cho thấy những người biểu tình tại những địa điểm khác ở thủ đô và những thành phố khác của Iran.
Cảnh sát trong trang phục đen, mang nón bảo hộ chống bạo động, tràn ngập quảng trường nổi tiếng Azadi, phía nam trung tâm thành phố, và tại những địa điểm quan trọng khác. Cảnh sát vũ trang bằng vòi rồng, gậy gộc và súng bắn sơn dùng để đánh dấu những người biểu tình. Tuy nhiên chưa có báo cáo về việc bắt giữ người biểu tình.
Trong một bài diễn văn trước quốc hội, người đứng đầu Vệ binh Cách mạng Iran xin lỗi về vụ tấn công bằng phi đạn vào máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine và gọi đây là một sai lầm thảm họa.
“Tôi thề trước Thượng đế toàn năng là ước gì tôi có mặt trên chuyến bay đó cùng rớt và cùng bị chết cháy với họ để khỏi chứng khiến tai nạn bi thảm này,” Tướng Hossein Salami nói. Ông nói thêm “Tôi chưa bao giờ xấu hổ như thế này. Chưa bao giờ.”
Tổng thống Donald Trump cảnh báo Tehran chớ nên tấn công người biểu tình.
“Hỡi các nhà lãnh đạo Iran – CHỚ GIẾT NGƯỜI BIỂU TÌNH,” ông Trump viết trên Twitter. “Hàng ngàn người đã bị giết hay bị các ông bỏ tù, và Thế giới đang theo dõi. Quan trọng hơn là Hoa Kỳ đang theo dõi. Mở lại Internet và cho phép ký giả đi lại tự do. Ngừng sát hại các công dân Iran vĩ đại của quý vị.”
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif trên Twitter bày tỏ “cực kỳ hối tiếc” và xin lỗi về việc bắn rơi máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine. Tuy nhiên ông cho rằng đây là “Lỗi của con người trong lúc có khủng hoảng do chủ nghĩa phiêu lưu của Mỹ gây ra thảm họa này.”
Ông O’Brien bác bỏ tuyên bố này của Ngoại trưởng Zarif trong cuộc phỏng vấn của Fox News ngày Chủ Nhật 12/1. Ông nói lúc đầu Iran che đậy hành động rồi sau đó nói rằng chiếc máy bay dân sự quẹo về phía một căn cứ quân sự. Ông nói Iran cần điều tra vụ này, xin lỗi và bồi thường cho các gia đình nạn nhân và “đảm bảo là việc này không bao giờ xảy ra nữa.”
Ngày thứ Bảy 11/1 tại Tehran, người biểu tình tụ tập gần những trường đại học và kêu gọi nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei từ chức và hô to những khẩu hiệu “Đả đảo những tên nói dối!” và “Tên độc tài chết đi!”
Ban tiếng Ba Tư của Đài VOA loan tin là những cuộc biểu tình đã lan sang những khu vực khác của Iran, trong đó có Istafan, thành phố lớn thứ ba của Iran.
Những cuộc biểu tình ngày 11/1 diễn ra hai tháng sau khi Iran đàn áp những cuộc biểu tình đông đảo chống chính phủ, gây ra bởi giá xăng dầu được trợ cấp gia tăng vào tháng 11 năm ngoái. Iran từ chối công bố con số tử vong vào lúc đó nhưng Ân xá Quốc tế nói có hơn 300 người bị giết.
Sáng ngày thứ Bảy 11/1, Lực lượng Vệ binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran công nhận đã nhầm lẫn bắn rơi máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine trước đây trong tuần.
Việc bắn hạ chiếc Boeing 737 diễn ra chỉ vài giờ sau khi Iran tấn công bằng phi đạn đạn đạo vào hai căn cứ Iraq có binh sĩ Mỹ trú đóng để đáp trả cuộc tấn công của máy bay không người lái do Tổng thống Trump chỉ thị giết chết chỉ huy trưởng Lực lượng Quds của Iran là Tướng Qassem Soleimani.
Một toán giới chức Canada ngày thứ Hai 13/1 đến Iran làm việc với gia đình các nạn nhân, kể cả việc nhận diện các thi thể và đưa về Canada. Họ cũng sẽ hỗ trợ trong việc điều tra.
Trong số 176 người thiệt mạng, có ít nhất 57 người là công dân Canada.
Ngày Chủ Nhật 12/1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tham gia một buổi lễ tưởng niệm tại Edmonton và bày tỏ tiếc thương những người đã thiệt mạng.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-l%E1%BA%A1nh-nh%E1%BA%A1t-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-t%C3%A1i-th%C6%B0%C6%A1ng-thuy%E1%BA%BFt-v%E1%BB%9Bi-iran-/5244164.html

Hoa Kỳ muốn giảm hiện diện quân sự

ở châu Phi và Cận Đông

Mai Vân
Trên chuyến bay đến Bruxelles vào hôm qua, 13/01/2020, chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ, tướng Mark Milley, cho biết là Hoa Kỳ muốn giảm số quân đóng ở châu Phi và Cận Đông.
Tướng Milley đến Bruxelles tham dự cuộc họp Ủy Ban Quân Sự NATO trong hai ngày, 14 và 15/01/2020.
Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Piere Bénazet, cho biết thêm chi tiết:
Tướng Mark Milley như thế đã xác nhận những thông tin ngày càng phù hợp được tiết lộ từ tháng 12 năm ngoái: Phương tiện quân sự của Mỹ sử dụng cho hai địa bàn châu Phi và Cận Đông có khả năng bị giảm bớt để chuyển về nước hoặc bố trí lại ở vùng Thái Bình Dương.
Viên tướng Mỹ khẳng định là tất cả những phương án dự kiến đều sẽ được thảo luận với các đồng minh.
Bộ Tư Lệnh Quân Sự Mỹ phụ trách châu Phi (Africom), được thành lập vào năm 2007, tổng hành dinh đặt ở Đức, nhưng có 7.000 quân nhân đóng ở châu Phi, trong đó một nửa ở Djibouti, còn 2.000 người khác được triển khai thực hiện các nhiệm vụ đào tạo cho các quân đội tại chỗ.
Trong số những dự án đóng cửa, có căn cứ máy bay không người lái quan trọng của Không Quân Mỹ ở Agadez, nước Niger.
Mục tiêu của Mỹ là chuyển lực lượng quân sự qua đối phó với Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, hai nước này lại càng ngày càng hiện diện đông đảo hơn ở châu Phi, ví dụ như quân nhân Trung Quốc ở Djibouti hay lính Nga ở vùng Cộng Hòa Trung Phi.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200114-hoa-ky%CC%80-mu%E1%BB%91n-gi%E1%BA%A3m-hi%E1%BB%87n-di%E1%BB%87n-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-%E1%BB%9F-ch%C3%A2u-phi-v%C3%A0-c%E1%BA%ADn-%C4%91%C3%B4ng

Mỹ loại Trung Quốc khỏi danh sách

“quốc gia thao túng tiền tệ”

Mỹ đã quyết định không dãn nhãn quốc gia thao túng tiền tệ cho Trung Quốc.
Động thái này diễn ra ngay trước thềm hai nước ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, chấm dứt cuộc thương chiến lâu nay.
Mỹ cho biết, nước này quyết định thay đổi nhãn quốc gia thao túng tiền tệ cho Trung Quốc sau khi Bắc Kinh cam kết ngưng phá giá nhân dân tệ.
Việc phá giá đồng tiền vốn sẽ giúp hàng hoá của một quốc gia bán ra nước ngoài giá rẻ hơn, và đo đó có khả năng cạnh tranh cao hơn so với hàng hoá nước sở tại.
Thương chiến Mỹ Trung sẽ đi về đâu?
Ký thoả thuận thương mại, ông Trump thắng hay lùi?
Trump hẹn ngày ký ‘thỏa thuận’ Mỹ-Trung
Washington và Bắc Kinh dự kiến sẽ ký thoả thuận thương mại ‘giai đoạn một’ trong tuần này.
Thỏa thuận này sẽ làm hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan ‘ăn miếng trả miếng’ giữa hai nước diễn ra từ năm 2018.
“Trung Quốc đã cam kết mang tính khả thi để ngưng phá giá tiền tệ nhằm tăng sức cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình”, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Steven Mnuchin, nói.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc giảm giá đồng nhân dân tệ nhằm giúp hàng hóa Trung Quốc bán với giá rẻ hơn.
Mỹ mua đèn Giáng sinh Trung Quốc “made in Vietnam”
Việt Nam mua hàng Mỹ sau khi ‘bị Trump dọa’?
Mỹ áp thuế hơn 400% lên thép nhập khẩu từ VN
Tuy nhiên, hôm 13/1, Mỹ nhận xét rằng, giá trị đồng nhân dân tệ đã được định giá cao hơn từ tháng Tám – thời điểm căng thẳng của cuộc thương chiến giữa hai nước.
Ông Mnuchin cũng nói rằng, Trung Quốc đã đưa ra “các cam kết khả thi” nhằm kiềm chế sự mất giá của đồng nhân dân tệ và chia sẻ thêm thông tin về tỷ giá hối đoái.
“Trong bối cảnh như vậy, Bộ Tài chính xác định rằng, Trung Quốc không còn bị xem là quốc gia thao túng tiền tệ vào thời điểm này”, Bộ Tài chính Hoa Kỳ khẳng định.
Căng thẳng thương mại
Mỹ chính thức gắn mác cho Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ vào tháng 8, giữa khi căng thẳng do cuộc chiến thương mại giữa hai nước ở mức đỉnh.
Hoa Kỳ định nghĩa thao túng tiền tệ là khi “các quốc gia thao túng tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ của họ và đồng đôla Mỹ nhằm mục đích ngăn chặn điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế”.
David Hutt: ‘Mục tiêu thương chiến kế tiếp của Trump là VN’
Thương chiến Mỹ-Trung: Sang Việt Nam để tránh thuế
Trump tuyên bố áp thuế lên thêm 300 tỷ đôla hàng TQ
Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”
Vào thời điểm đó, Trung Quốc đổ lỗi sự suy yếu của đồng nhân dân tệ trên thị trường là do các nhà đầu tư lo ngại về cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa hai nước.
Quỹ Tiền tệ quốc tế khi đó cũng ủng hộ nhận định này khi cho rằng, tiền tệ được định giá một cách công bằng.
Ông Donald Trump, người vốn đổ lỗi Trung Quốc vì sự suy giảm của nền sản xuất của Mỹ, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016 đã hứa sẽ áp nhãn quốc gia thao túng tiền tệ cho Trung Quốc.
Vậy nhưng, sau khi nhậm chức, ông Trump dịu giọng hơn trong các tuyên bố của mình.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng không cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ trong các báo cáo của bộ này về lĩnh vực tiền tệ này với Quốc hội.
Nhưng rồi vào tháng Tám, với áp lực của Tổng thống, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cuối cùng đã quyết định gắn nhãn này cho Trung Quốc
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chính thức gắn nhãn thao túng tiền tệ cho một quốc gia kể từ năm 1994.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51102477

Bộ Tài chính Mỹ

vẫn theo dõi Việt Nam về thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ hôm 14/1 cho biết Việt Nam là trong số 10 quốc gia cần giám sát về nguy cơ thao túng tiền tệ. Thông tin này nằm trong một báo cáo của bộ vừa được công bố, nói về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ, theo một bản tin của Bloomberg.
Báo cáo bán thường niên của Bộ Tài chính Mỹ liệt kê 10 nước “có lẽ” sử dụng tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế về xuất khẩu so với Mỹ. Ba trong số 10 nước là Việt Nam, Malaysia và Thái Lan thuộc khu vực Đông Nam Á, vẫn Bloomberg tường thuật.
Như vậy, 3 nước tiếp tục bị nêu tên sau khi Bộ Tài chính Mỹ đã từng lưu ý đến họ khi đưa vào trong danh sách hồi tháng 5/2019.
Điều này không đáng ngạc nhiên vì theo luật Mỹ, Bộ Tài chính duy trì tên của các nước trong danh sách theo dõi trong 2 kỳ báo cáo liên tiếp một khi tên của các nước bị nêu ra.
Tin của Bloomberg viết rằng Bộ Tài chính Mỹ nhận thấy Việt Nam chỉ vi phạm một trong ba tiêu chí trong báo cáo mới nhất, giảm so với 2 vi phạm được nêu trong báo cáo hồi tháng 5/2019.
Báo cáo của bộ nói Việt Nam vượt ngưỡng báo động về thặng dư hàng hóa song phương, hay nói cách khác, Việt Nam hưởng xuất siêu sang Mỹ là 47 tỉ đô la, mức cao thứ 6 trong số các đối tác thương mại chính của Mỹ.
Trong khi đó, so với kỳ báo cáo trước, thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam đã giảm xuống dưới 2% GDP, nên Việt Nam không còn vi phạm tiêu chí này.
Sau khi báo cáo của phía Mỹ được đưa ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cùng ngày 14/1 cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, đồng thời tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá linh hoạt “không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”, các báo Việt Nam đưa tin.
Trước đó, tại một hội nghị của ngành ngân hàng năm 2020 diễn ra hôm 2/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng khẳng định rằng một trong những ưu tiên của Việt Nam năm 2020 là tiếp tục làm việc với các đối tác thương mại lớn để chứng minh Việt Nam “không thao túng tiền tệ”.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-tai-chinh-van-theo-doi-viet-nam-ve-thao-tung-tien-te/5245064.html

Thiệt hại của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với TQ

Các nhà kinh tế cảnh báo hậu quả của thương chiến Mỹ-Trung sẽ còn kéo dài trong nhiều năm dù hai nước đang chuẩn bị ký thỏa thuận thương mại giao đoạn 1
Mặc dù tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn tích cực trong năm 2019, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc kéo dài gần 2 năm qua đã có những ảnh hưởng nhất định tới một số lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ.
Các nhà kinh tế cảnh báo hậu quả của thương chiến Mỹ-Trung sẽ còn kéo dài trong nhiều năm mặc dù hai nước đang chuẩn bị ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Nông nghiệp: Nông dân Mỹ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sau khi nước này ngừng mua một lượng lớn nông sản, đặc biệt là đậu tương từ Mỹ. Xuất khẩu nông sản hàng năm của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm từ gần 25 tỷ đô la xuống mức thấp nhất là dưới 7 tỷ đô la trong vòng 12 tháng tính tới tháng 04/2019.
Nợ nông nghiệp trong năm qua đã đạt kỷ lục mới do tăng các trường hợp phá sản cộng với lý do thời tiết không thuận lợi. Chính phủ Mỹ đã phải chi 28 tỷ đô la để hỗ trợ thiệt hại cho nông dân nước này, những người lo ngại rằng quan hệ thương mại Mỹ-Trung sẽ không bao giờ được khôi phục. Theo thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1, Trung Quốc sẽ mua nông sản của Mỹ với giá trị lên tới 40-50 tỷ đô la mỗi năm.
Lạm phát và giá cả: Mức thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với 360 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ban đầu tập trung vào các mặt hàng máy móc và tư liệu sản xuất cho doanh nghiệp và dần dần mở rộng sang các mặt hàng tiêu dùng.
Các mặt hàng bị đánh thuế bao gồm phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và nội thất đã tăng giá khoảng 3% kể từ năm 2017 so với mức giảm 1% của các mặt hàng cốt lõi. Tỷ lệ lạm phát nói chung được duy trì ở mức ổn định trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 2% trong năm 2019. Mặc dù Tổng thống Trump từng tuyên bố Trung Quốc sẽ phải chi trả cho mức thuế của Mỹ nhưng trên thực tế các nhà nhập khẩu Mỹ mới là những người bị thiệt hại.
Thương mại song phương: Sau nhiều thập kỷ gia tăng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thương mại Mỹ-Trung đã có bước lùi lớn. Giá trị xuất khẩu của Mỹ với Trung Quốc đã giảm hơn 100 tỷ đô la. Thâm hụt thương mại trong hàng hóa, một trong những mục tiêu của chính quyền Tổng thống Trump, cũng giảm, nhưng chỉ 60 tỷ đô la.
Trong 12 tháng tới tháng 11/2019, thâm hụt thương mại giữa hai nước duy trì ở mức 360 tỷ đô la. Các chuyên gia kinh tế cho biết chiến tranh thương mại ảnh hưởng lớn tới dòng chảy thương mại nhưng ít có ảnh hưởng tới thâm hụt thương mại.
Xuất khẩu sang Mỹ giảm sẽ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất ở các thành phố cảng ở Trung Quốc. Các công ty nhỏ sẽ phải ngừng hoạt động trong khi các nhà phân phối lớn hơn sẽ phải tìm đường giảm chi phí hoặc mức giá sản phẩm sẽ được tăng đối với khách hàng Mỹ.
Đầu tư: Đầu tư trong nền kinh tế Mỹ đã giảm mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gần như chững lại trong nửa đầu năm 2018 và tiếp tục thấp yếu tại thời điểm giữa năm 2019.
Tổng đầu tư vào nền kinh tế Mỹ bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng như các nhà máy mới hoặc mua thiết bị cho các nhà máy đó cũng giảm trong quý 2 và 3 của năm 2019.
Nancy McLernon, Chủ tịch Tổ chức đầu tư quốc tế, đại diện cho các công ty đầu tư xuyên quốc gia cho biết các công ty quốc tế nói chung đã trở nên lưỡng lự khi đầu tư vào Mỹ do lo ngại về căng thẳng thương mại. Các công ty quốc tế chiếm tới 20% số lao động trong ngành chế tạo của Mỹ và sản xuất 25% hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.
Việc làm: Các nhà máy ở cả Mỹ và Trung Quốc đã bị ảnh hưởng lớn trong bối cảnh thương mại và đầu tư toàn cầu đi xuống.
Các hoạt động công nghiệp trên toàn thế giới đã sụt giảm và các nhà máy ở Mỹ không là một ngoại lệ. Trong báo cáo việc làm công bố tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết các nhà sản xuất Mỹ đã cắt giảm 12,000 việc làm trong tháng 12/2019. Tuy nhiên, hầu hết người dân Mỹ làm việc trong những lĩnh vực không liên quan tới cuộc chiến thương mại và tỷ lệ việc làm gia tăng chủ yếu ở các ngành công nghiệp như dịch vụ chuyên nghiệp, giải trí và khách sạn và chăm sóc sức khỏe.
Tăng trưởng kinh tế: Đầu năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump đã đạt được mục tiêu với nền kinh tế tăng trưởng 3% hoặc hơn mỗi năm. Cũng trong tháng 02/2018, Nhà Trắng dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn 3% mỗi năm trong năm 2018 và 2019 và nền kinh tế sẽ vững mạnh tới mức Cục dự trữ liên bang sẽ không tiếp tục tăng lãi suất cơ bản.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng và chính quyền Mỹ bắt đầu yêu cầu FED giảm lãi suất cơ bản nhằm củng cố nền kinh tế. FED đã cắt giảm lãi suất cơ bản 3 lần, tuy nhiên tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã giảm xuống mức 2%.
Có một số yếu tố khác khiến nền kinh tế Mỹ chậm lại. Cú hích của việc cải cách thuế trong năm 2017 bắt đầu giảm tác dụng. Kinh tế châu Âu phải đối mặt với nhiều thách thức lâu dài về nhân khẩu học. Một số thị trường mới nổi như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua các cuộc khủng hoảng tiền tệ khiến tăng trưởng toàn cầu đi xuống. Nói chung, tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 đã trải qua năm tồi tệ nhất sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Tăng trưởng của Trung Quốc cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Sau khi tăng trưởng gần 7% trong năm 2017, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo bởi Ngân hàng thế giới sẽ tăng trưởng dưới 6% trong năm 2020, mức thấp nhất trong vòng 3 thập kỷ.
Cuộc chiến thương mại – đặt ra câu hỏi về các yếu cố cơ bản của quan hệ Mỹ-Trung – đã khiến các doanh nghiệp Trung Quốc thất vọng trong khi người tiêu dùng Trung Quốc thì lo ngại. Nhiều doanh nghiệp đã phải hoãn các kế hoạch đầu tư và mở rộng và thậm chí phải cắt giảm công nhân.
Theo chuyên gia kinh tế Gregory Daco thuộc Tổ chức Oxford Economics, nếu không có thương chiến với Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ có thể tăng 2.6% trong năm 2019 và mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2.9%.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, ảnh hưởng đối với nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc hay toàn cầu không đơn thuần do các biện pháp thuế quan mà còn do lo ngại về những gì còn ở phía trước và rất khó có thể dự đoán.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32601-thiet-hai-cua-my-trong-cuoc-chien-thuong-mai-voi-tq.html

Quan chức Mỹ nói muốn tiếp tục đàm phán

với Triều Tiên ở Thụy Điển

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien cho biết Mỹ đã đạt thỏa thuận nối lại đàm phán cùng Triều Tiên, theo trang tin Axios ngày 12-1.
Vào tháng 12-2019, Triều Tiên đưa ra hạn chót vào cuối năm ngoái để Mỹ thay đổi các “chính sách thù địch” về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cùng với hứa hẹn về một “món quà Giáng sinh” phụ thuộc vào thái độ hành xử của Washington.
Một số nhà phân tích từng nhận định điều này cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị thử nghiệm tên lửa tầm xa, trong khi đó Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng món quà “có thể là một chiếc bình đẹp”.
Trả lời phỏng vấn Axios, ông O’Brien cho biết việc Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vẫn chưa nhắc lại về “món quà Giáng sinh” được xem như dấu hiệu “tích cực”.
“Chúng tôi đã liên lạc với phía Triều Tiên và cho họ biết muốn tiếp tục các cuộc đàm phán tại Stockholm, Thụy Điển”, ông O’Brien nói.
Sau khi bài phỏng vấn ông O’Brien được đăng tải, người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia (NSA) vẫn chưa có phản hồi chính thức về thông tin trên.
Hôm 11-1, Bình Nhưỡng thông báo đã nhận được thư của ông Trump chúc mừng sinh nhật Chủ tịch Kim. Tuy nhiên, tuyên bố từ phía Triều Tiên do Hãng tin KCNA phát ra cũng cho biết mối quan hệ cá nhân giữa 2 nhà lãnh đạo là không đủ để nối lại đàm phán.
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ từng dựa vào quan hệ cá nhân giữa mình và ông Kim để đẩy nhanh quá trình đàm phán phi hạt nhân hóa vào các năm 2018 và 2019. Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá những
nỗ lực này vấp phải thất bại lớn ở cấp làm việc, châm ngòi cho nỗi lo mới về năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ông Kim gần đây tuyên bố Bình Nhưỡng không còn muốn tự ràng buộc với giao ước ngừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đồng thời cảnh báo sẽ phô diễn một “vũ khí chiến lược mới” trong tương lai gần.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng cho biết việc cải thiện quan hệ với Triều Tiên đang rất cần những giải pháp cấp bách và thực tế. Ông nói đã sẵn sàng gặp mặt ông Kim ngay tại Triều Tiên.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32594-quan-chuc-my-noi-muon-tiep-tuc-dam-phan-voi-trieu-tien-o-thuy-dien.html

Mỹ chế tài thêm 7 giới chức Venezuela

Hoa Kỳ ngày 13/1 áp đặt chế tài lên 7 giới chức Venezuela mà Mỹ cho là dẫn đầu nỗ lực của Tổng thống Nicolas Maduro nhằm kiểm soát quốc hội nước này khỏi tay nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido do Mỹ ủng hộ.
Trước đây trong tháng, quân đội ngăn ông Guaido không cho vào quốc hội trong một thời gian đủ để Đảng Xã hội tuyên bố nhà lập pháp đồng minh Luis Parra là chủ tịch quốc hội.
Các nhà lập pháp đối lập trong một phiên họp riêng ngày 5/1 tái bầu ông Guaido và sau đó trở lại dinh lập pháp để họp. Washington đưa vào danh sách đen ông Parra và 6 người khác là đương kim hay cựu viên chức “những người, do nỗ lực của ông Maduro, âm mưu ngăn chặn tiến trình dân chủ tại Venezuela,” Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ Steve Mnuchin nói trong một tuyên bố.
Những đại biểu Quốc hội khác đứng về phe Maduro bị ghi vào danh sách đen ngày 13/1 gồm có: Jose Noriega, Franklyn Duarte, Jo-se Brito, Conrado Perez, Adolfo Superlano và Negal Morales.
Tuần trước, Reuters loan tin là chính quyền ông Trump cân nhắc áp đặt chế tài đối với ông Parra và hơn một chục người khác tham dự vào âm mưu của Đảng Xã hội nhằm kiểm soát quốc hội.
Các chế tài, hành động mới nhất của Washington nhắm vào chính phủ của Tổng thống Maduro theo chủ nghĩa xã hội, phong tỏa tài sản tại Mỹ của những người bị nhắm mục tiêu và cấm người Mỹ giao dịch với những người này.
Tháng 1 năm ngoái, Washington công nhận ông Guaido là Tổng thống lâm thời hợp pháp của quốc gia thành viên OPEC và bắt đầu đưa ra các chế tài và áp lực ngoại giao để nỗ lực lật đổ ông Maduro.
Một năm sau đó ông Maduro vẫn còn nắm quyền, được quân đội ủng hộ cùng với Nga, Trung Quốc và Cuba. Một giới chức cao cấp của chính quyền hồi tháng 10 năm ngoái nói là việc Tổng thống Trump tức giận về những biện pháp chế tài thiếu hiệu quả đã khiến cho các phụ tá sẵn sàng có những hành động thêm nữa.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-th%C3%AAm-7-gi%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%A9c-venezuela-/5244195.html

Một người đàn ông sống sót ở vùng

hoang dã Alaska trong ba tuần sau khi ngọn lửa thiêu rụi

nhà và giết chết con chó của ông

Một người đàn ông Utah đã được giải cứu khỏi vùng hoang dã Alaska, khoảng ba tuần sau khi một ngọn lửa thiêu rụi ngôi nhà và giết chết con chó của ông ta, khiến ông ta phải sống sót mà không có nhiều thức ăn, quần áo hay nơi trú ẩn. Quân đội tiểu bang Alaska tìm thấy Tyson Steele, 30 tuổi trong đống đổ nát của ngôi nhà hẻo lánh ở Thung lũng Susitna vào sáng thứ Năm (09/01/2020), sau khi bạn bè ông yêu cầu chính quyền thực hiện kiểm tra nơi ở của ông sau khi mất liên lạc.
Trong những tuần sau vụ cháy, Steele cho biết ông sống sót nhờ đồ ăn đóng hộp và bơ đậu phộng, ngủ trong hang tuyết và nơi trú ẩn tạm thời mà ông xây dựng quanh bếp củi. Steele đã sống trong một túp lều cách Skwentna 20 dặm từ tháng 09/2019. Ông mô tả nhà của mình là một túp lều Quonset có khung nhẹ, được bọc bằng nhựa. Ông thừa nhận với những người lính rằng đám cháy bắt nguồn từ một sai lầm lúc nóng vội. Trong lúc vội vã bắt lửa, ông ta đã nhét một miếng bìa cứng lớn vào bếp củi. Ông nghĩ rằng một mảnh bìa cứng lớn đang cháy đã bay ra khỏi ống khói và rơi trên mái nhà gây cháy. Ông đã cố
thu gom nhiều đồ đạc, và đưa chú chó giống Labrador màu nâu tên Phil ra ngoài nhưng bất thành. Cuối cùng, khoảng 20 ngày sau vụ hỏa hoạn, Steele nhìn thấy chiếc trực thăng của quân đội Alaska.
Phi công Cliff Gilliland và nhân viên bay chiến thuật, Zac Johnson đã giải cứu ông ta. Họ cho ông ta tắm và mua cho ông một bữa ăn của McDonald’s. Hiện tại ông Steele đang lên kế hoạch trở về thành phố Salt Lake, nơi gia đình ông sống.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-dan-ong-song-sot-o-vung-hoang-da-alaska-trong-ba-tuan-sau-khi-ngon-lua-thieu-rui-nha-va-giet-chet-con-cho-cua-ong/

12 người bị bắn, 5 người thiệt mạng

trong một ngày ở Baltimore

Tin từ Baltimore – Chính quyền cho biết 12 người bị bắn, trong đó có 5 người thiệt mạng trong 8 vụ nổ súng riêng biệt vào cuối tuần qua ở Baltimore. Vụ nổ súng đầu tiên vào thứ Bảy (10/01/2020) được báo cáo vào khoảng 2:30 sáng với ba nạn nhân nữ, được tìm thấy trong một chiếc xe hơi ở khu vực phía đông bắc của thành phố với các vết thương do đạn bắn.
Một phụ nữ 28 tuổi, đã chết ngay sau khi đến bệnh viện. Vài giờ sau, cảnh sát nhận tin báo về vụ nổ súng ở phía đông nam Baltimore với một người đàn ông 46 tuổi bị thương do đạn bắn vào chân. Sau đó, một nạn nhân thứ hai, một người đàn ông 40 tuổi, bước vào bệnh viện để điều trị vết thương do đạn bắn vào chân. Ngay sau 2:30 chiều cùng ngày, cảnh sát phát hiện một người đàn ông bị bắn chết ở phía đông nam Baltimore. Chưa đầy nửa tiếng sau đó, một vụ nổ súng ở trung tâm Baltimore khiến một người đàn ông 37 tuổi bị thương. Một người đàn ông 38 tuổi cũng bị thương do súng bắn vào khoảng 7 giờ tối cùng ngày ở đông bắc Baltimore. Một vụ nổ súng ở phía tây nam Baltimore khoảng một giờ sau đó đã khiến một người đàn ông bị thương và một người khác chết. Vài phút sau ở phía đông bắc Baltimore, nhiều tiếng súng nổ ra đã khiến một người đàn ông 37 tuổi bị thương nặng.
Ngày thứ Bảy đẫm máu đã kết thúc ngay trước 11 giờ, khi cảnh sát tìm thấy một người đàn ông 24 tuổi bị thương nặng ở phía tây bắc Baltimore. Thành phố đã ghi nhận đến 349 vụ giết người vào năm ngoái, năm thứ năm liên tiếp có hơn 300 vụ giết người, và là năm bạo lực nhất từng xảy ra tính theo bình quân đầu người.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/12-nguoi-bi-ban-5-nguoi-thiet-mang-trong-mot-ngay-o-baltimore/

Vụ nổ súng tại căn cứ quân sự hoa kỳ

ở Pensacola, Florida là một hành động khủng bố

Tin từ Washington. — Hai mươi mốt học viên quân sự Saudi Arabia đang trải qua khóa huấn luyện tại Hoa Kỳ sẽ bị trục xuất sau cuộc điều tra về vụ một sĩ quan Saudi bắn chết  ba thủy thủ người Mỹ tại căn cứ hải không quân Pensacola tại tiểu bang Florida. Bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ William Barr, hôm thứ hai tuyên bố rằng đây là một hành động khủng bố.
Cuộc tấn công ngày 6 tháng 12 đã mang lại những phức tạp mới cho mối quan hệ Hoa Kỳ và Saudi Arabi tại thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Iran. Một phó cảnh sát trưởng đã bắn chết Thiếu úy Mohammed Saeed Alshamrani của Không quân Hòang Gia Saudi, sau khi nghi phạm nổ súng bắn chết 3 thủy thủ người Mỹ. Bộ trưởng tư pháp William Bar cho biết  21 học viên Saudi đã “bị loại khỏi chương trình đào tạo” của quân đội Hoa Kỳ và sẽ rời Hoa Kỳ vào thứ Hai  tuần sau khi một cuộc điều tra cho thấy họ sở hữu các hình ảnh mang tính khiêu dâm của trẻ em, hoặc tài khoản truyền thông xã hội có nội dung Hồi giáo cực đoan hoặc chống chính phủ Hoa Kỳ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/vu-no-sung-tai-can-cu-quan-su-hoa-ky-o-pensacola-florida-la-mot-hanh-dong-khung-bo/

Anh bác bỏ trưng cầu dân ý độc lập lần hai của Scotland

Chính phủ Boris Johnson bác bỏ yêu cầu của chính quyền Scotland muốn mở trưng cầu dân ý độc lập lần hai.
Yêu cầu này, do Bộ trưởng thứ nhất, tức thủ hiến Scotland, xứ sở thành viên của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, bà Nicola Sturgeon nêu ra.
Trong ngày 14/01/2020, văn phòng thủ tướng Anh trích lời ông Johnson nói, một cuộc trưng cầu dân ý lần hai “sẽ chỉ kéo dài thêm việc trì trệ mà Scotland trải qua một thập niên qua”.
Anh và câu hỏi dai dẳng về Scotland ‘độc lập’
Cách uống whisky Scotch chuẩn mùa lễ tết
QH Anh cho chính phủ ‘mở đường rời EU’
Bầu cử Anh 2019: Đằng sau chiến thắng của đảng Bảo thủ
Lá thư của Thủ tướng Anh Boris Johnson gửi thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon:
Bà Sturgeon, lãnh đạo Đảng Quốc gia Scotland (SNP) nói đảng của bà, nay nắm chính phủ địa phương xứ Scotland, muốn tổ chức trưng cầu dân ý lần hai cuối năm nay.
Lần trước, vào năm 2014, cử tri Scotland đã bỏ phiếu không đồng ý tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh.
Nhưng từ đó đến nay lại có trưng cầu dân ý Brexit đưa Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu (EU), vào 2016.
Quá bán cử tri ở Scotland đã bỏ phiếu ở lại EU, nhưng vì phiếu đa số tại xứ Anh (England), và Wales, Anh Quốc bắt đầu tiến trình Brexit.
SNP lập luận rằng Scotland không thể bị “kéo ra khỏi EU trái ý đa số cử tri địa phương” nên cần độc lập để tái gia nhập EU.
Trong bầu cử toàn quốc cuối 2019, SNP giành được đa số áp đảo, 48 trên 59 ghế nghị sĩ dành cho Scotland, tạo một uy thế lớn cho phái đòi độc lập.
Tuy vậy, theo hiến pháp không thành văn của Anh thì để mở trưng cầu dân ý độc lập, Scotland phải được chính phủ trung ương ở London chuẩn thuận.
Tuyên bố hôm nay của chính phủ do đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson đã bác bỏ thẳng thừng yêu cầu của chính phủ xứ Scotland.
Tuy thế, nhiều bình luận cho hay quyết định của ông Johnson chỉ làm hoãn lại chứ không khiến ý tưởng “Scotland độc lập” biến đi trong những năm tới.
Lịch sử quan hệ Anh – Scotland: Nhà báo Nguyễn Giang ở London viết:
Năm 1543, vua Anh đưa các xứ Wales và Cornwall nhập vào vương triều England do London quản trị.
Nhưng Scotland, xứ đông dân hơn Wales, và có truyền thống chính trị riêng, vẫn là một vương quốc riêng.
Tiếng của đa số người dân Scotland tuy thế gần với tiếng Anh hơn Wales và Bắc Ireland, vì cùng gốc Anh cổ (Old English), thuộc nhóm tiếng Đức phía Tây (West Germanic).
Tiếng Anh tuy thế đã xâm nhập Scotland ít nhất từ thế kỷ 11 và được dùng trong giới doanh thương đô thị.
Nhu cầu liên kết với Anh cũng đến từ giới kinh doanh Scotland, muốn bành trướng xuống thị trường to lớn ở phía Nam và ra thế giới.
Ban đầu, hai xứ chỉ gắn kết nhờ hôn nhân của vua chúa, hoặc nhờ một vua nắm hai ngai vàng Anh và Scotland (regal union).
Năm 1603, vua James VI của Scotland, nhận cả ngai vàng England với James I, và như thế, hai vương quốc lần đầu có chung một vua.
Đến 1707 Anh và Scotland có chung nghị viện (parliamentary union) và hiệp ước lập liên minh chính trị (Treaty of Union) đã được ký kết.
Tuy vậy, hai bên giữ khác biệt về tôn giáo.
Cùng theo Tin Lành nhưng Giáo hội Scotland thuộc phái Calvinist và tách biệt hoàn toàn với chính quyền.
Còn Giáo hội Anh (Anglican Church) thuộc hệ phái khác, có vua hoặc nữ hoàng đứng đầu, và giới tăng lữ có ghế trong Thượng viện.
Ngoài ra, Scotland giữ hệ thống pháp luật và giáo dục riêng, khác Anh cho đến ngày nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51107536

Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Paris được tân trang

Tuấn Thảo
Trong số các bảo tàng ‘‘miễn phí’’ ở thủ đô Pháp, Viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại thành phố Paris vừa trưng bày một bộ sưu tập có giá trị, vừa nằm ở một địa điểm khá lý tưởng. Do tọa lạc bên sông Seine cho nên từ khung cửa sổ, du khách có thể nhìn thấy Tháp Eiffel. Bảo tàng này vừa mở cửa trở lại sau một năm trùng tu.
Tọa lạc ở quận 16, gần trạm xe điện ngầm Iéna, Viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại thành phố Paris (tiếng Pháp là Musée d’Art moderne de la Ville de Paris) nằm trong toà nhà đồ sộ Palais de Tokyo, từng được xây dựng nhân cuộc Triển lãm Toàn cầu tại Paris vào năm 1937, vì thế cho nên người Pháp vẫn thường hay gọi bảo tàng này bằng cái tên thông dụng là ‘‘Palais de Tokyo’’ (Cung điện Tokyo).
Về mặt các tác phẩm nghệ thuật, bảo tàng này đã thừa hưởng bộ sưu tập hiện đại của bảo tàng Petit Palais, sau khi thành phố Paris quyết định tổ chức lại toàn bộ cơ cấu các bảo tàng. Do Petit Palais không còn đủ rộng để trưng bày các bộ sưu tập cống hiến cho Paris theo di chúc, Viện Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại của Thành phố chính thức mở cửa vào năm 1961 và họat động cho tới tận ngày nay.
Trong hơn một năm sửa chữa, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại thành phố Paris chỉ đóng cửa một phần các phòng triển lãm và duy trì việc trưng bày bộ sưu tập thường trực với hơn 800 tác phẩm thế kỷ XX trong đó có hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, đồ đạc nội thất, vật dụng trang trí …
Bộ sưu tập thường trực gồm 15.000 tác phẩm
Tại Petit Palais cũng như tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Paris, bộ sưu tập thường trực lúc nào cũng miễn phí, chỉ có các cuộc triển lãm theo chuyên đề mới bán vé vào cửa. Đợt trùng tu lần này đã giúp mở rộng diện tích trưng bày đồng thời nâng cấp các phòng triển lãm với nhiều ứng dụng công nghệ mới.
Nhân dịp này, ông giám đốc Fabrice Hergott đã lấy từ kho lưu trữ (gồm hơn 15.000 tác phẩm đủ loại của nhiều trường phái khác nhau như Dã thú, Lập thể, Tỏa tuyến, Tuyệt đỉnh hay Tân tạo hình…) những bức tranh ít bao giờ được trưng bày kể từ khi thành lập viện bảo tàng vào năm 1961. Chẳng hạn như toàn bộ sưu tập của Robert Delaunay chuyên vẽ tháp Eiffel với nhiều màu sắc tinh tế theo phong cách ‘‘orphisme’’, một nhánh của trường phái lập thể. Bên cạnh đó, còn có bộ tranh gồm hơn hai trăm tấm của Raoul Dufy, mỗi tấm chỉ bằng 2 mét trên 1,2 mét, nhưng khi ghép lại toàn bộ, lại cho ra đời một bức ‘‘bích họa’’ rộng gần 600 mét vuông.
Lối kiến trúc bên ngoài Art-Déco của ‘‘Cung Điện Tokyo’’ (Palais de Tokyo) cộng với cách dùng ánh sáng bên trong các không gian trưng bày mới càng làm tăng thêm sức cuốn hút cho các tác phẩm nổi tiếng. Chỉ riêng về điểm này, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại thành phố Paris lại càng đáng được xem vì có nhiều bức tranh đầy giá trị như kiệt tác ‘‘La Danse’’ của Henri Matisse, ‘‘Le Nu dans le bain’’  ‘‘Le Jardin’’ của Pierre Bonnard, ‘‘La Rivière’’ của André Derain, ‘‘Les Disques’’ của Fernand Léger, ‘‘L’Escale’’ của André Lhote, ‘’L’Oiseau bleu’’ của Jean Metzinger, các bức chân dung của Édouard Vuillard cùng với các tác phẩm nổi tiếng của nhiều họa sĩ khác như André Derain, Jean Puy, André Arbus, Pierre Chareau ….
Triển lãm về trường phái “Trừu tượng trữ tình”
Nếu như bộ sưu tập miễn phí vẫn còn chưa đủ, khách yêu chuộng hội họa thuần túy vẫn có thể mua vé xem thêm cuộc triển lãm theo chuyên đề từ trung tuần tháng Giêng đến tháng 3 năm 2020 dành riêng cho danh họa song tịch Pháp-Đức Hans Hartung (1904-1989), một tên tuổi lớn của làng hội họa, được xem như là một trong những người đã khai sinh trường phái hội họa Trừu tượng trữ tình (abstraction lyrique).
Trong suốt thời gian trùng tu, viện bảo tàng chỉ thu hút khoảng nửa triệu khách tham quan trong vòng một năm. Nhưng giờ đây với các cuộc triển lãm bổ sung cũng như các tác phẩm ‘‘thường trực’’ ít khi nào được phổ biến, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Thành phố Paris (Palais de Tokyo) nuôi tham vọng đạt tới ngưỡng 4 triệu lượt người viếng thăm mỗi năm, lọt vào danh sách 10 viện bảo tàng thu thút nhiều khách nhất thế giới.
http://www.rfi.fr/vi/v%C4%83n-h%C3%B3a/20200114-b%E1%BA%A3o-t%C3%A0ng-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-hi%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A1i-paris-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-t%C3%A2n-trang

Pháp cố lập một mặt trận thống nhất

chống thánh chiến ở Sahel

Thanh Phương
Hôm qua, 13/01/2020, tại cuộc họp thượng đỉnh ở thành phố Pau ( vùng đông nam nước Pháp ), tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với nguyên thủ của 5 quốc gia vùng Sahel châu Phi ( Mali, Burkina Faso, Niger, Mauritania và Tchad ) đã ra một tuyên bố chung khẳng định sẽ tăng cường hợp tác quân sự để chống các lực lượng thánh chiến Hồi Giáo hiện đang gia tăng các cuộc tấn công.
Để chứng tỏ quyết tâm của nước Pháp trong cuộc chiến này, tổng thống Macron loan báo gởi thêm 220 quân để tăng viện cho lực lượng 4.500 tham gia chiến dịch Barkhane.
Vào lúc Hoa Kỳ muốn giảm bớt sự hiện diện quân sự ở châu Phi, cuộc họp thượng đỉnh hôm qua cũng đã là dịp để 5 nước Sahel và đồng minh Pháp kêu gọi các nước châu Âu khác gia tăng yểm trợ cho họ.
Vừa không được các đối tác châu Âu tiếp sức, Paris vừa bị chỉ trích ngày càng nhiều tại vùng Sahel, vì sự can thiệp quân sự của Pháp đã không mang lại kết quả mong muốn, thậm chí tình hình còn tồi tệ hơn trước đây. Các lực lượng thánh chiến đã gia tăng tấn công, gây tổn thất ngày càng nặng nề cho lực lượng các nước Sahel và lực lượng Pháp. Mới nhất là vụ tấn công hôm thứ 5 tuần trước khiến 89 binh lính Niger thiệt mạng. Trước đó, 13 binh sĩ Pháp cũng đã hy sinh trong một tai nạn trực thăng khi đang tham gia chiến đấu chống quân thánh chiến ở Mali vào tháng 11 năm ngoái. Đây là thiệt hại nhân mạng nặng nề nhất của quân đội Pháp kể từ khi họ bắt đầu triển khai lực lượng ở Sahel vào năm 2013.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hơn 4.000 người đã bị giết chết, đa số là thường dân, trong các vụ tấn công khủng bố trong năm 2019 tại Burkina Faso, Mali và Niger.
Pháp đã bắt đầu can thiệp vào vùng này từ năm 2013 theo lệnh của tổng thống François Hollande. Vào đầu năm đó, quân đội Pháp cấp tốc khởi động chiến dịch Serval, huy động 1.700 lính để ngăn chận đà tiến của lực lượng thánh chiến ở Mali, yểm trợ cho quân đội các nước trong khu vực. Chiến dịch đã thành công, lực lượng thánh chiến bị đánh tan tành chỉ trong vòng 3 tháng. Đến tháng 08/2013, chiến dịch Serval đổi thành chiến dịch Barkhane, với quy mô được mở rộng ra toàn bộ vùng Sahel.
Đối với Paris, chống quân thánh chiến tại vùng này chính là ngăn ngừa từ xa nguy cơ khủng bố của Hồi Giáo cực đoan trên đất Pháp, mà chống khủng bố là một cuộc chiến dài hơi, như lời bộ trưởng bộ Quân Lực Florence Parly. Vấn đề là, mặc dù được Liên Hiệp Châu Âu, Liên Hiệp Quốc giúp huấn luyện, mặc dù được Pháp tích cực yểm trợ, quân đội của 5 nước Sahel vẫn không đủ sức ngăn chận khủng bố. Tình hình kinh tế và xã hội của những nước này cũng còn rất tồi tệ, tạo ra những mảnh đất màu mỡ cho các nhóm Hồi Giáo vũ trang bành trướng hoạt động. Sahel lại là một vùng rất rộng lớn, có diện tích lớn bằng cả châu Âu, nên lại càng khó kiểm soát hoạt động của các nhóm này.
Trong tuyên bố chung hôm qua, các nước Sahel cũng bày tỏ mong muốn Pháp tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở Sahel. Thế nhưng, tại thượng đỉnh Pau, tổng thống Macron đã cực lực lên án những luận điệu chống nước Pháp, mà theo ông, một phần là do sự kích động của các thế lực ngoại bang muốn châu Âu xa rời châu Phi. Chắc là ông Macron ám chỉ nước Nga, cụ thể là lực lượng bán quân sự Wagner của Nga, lực lượng mà Matxcơva vẫn khẳng định không hề có quan hệ.
Bị dư luận trong vùng phản đối ngày càng mạnh, đặc biệt là ở Mali và Burkina Faso, cách đây một tháng, tổng thống Macron đã dọa rút quân Pháp khỏi vùng Sahel. Cuối cùng Pháp vẫn phải tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở vùng này, nhưng Paris muốn phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn và phải điều chỉnh lại chiến lược chống thánh chiến. Các nước tham gia cuộc họp thượng đỉnh tại thành phố Pau hôm qua đã đồng ý với nhau là sẽ lập một bộ chỉ huy chung giữa lực lượng Sahel và lực lượng Pháp, tập trung đánh vào một số trọng điểm, gia tăng nỗ lực huấn luyện cho quân đội các nước Sahel, đồng thời ra lời kêu gọi đến toàn bộ các quốc gia và các đối tác nào muốn tham gia « Liên minh vì Sahel ».
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200114-ph%C3%A1p-c%E1%BB%91-l%E1%BA%ADp-m%E1%BB%99t-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-th%E1%BB%91ng-nh%E1%BA%A5t-ch%E1%BB%91ng-th%C3%A1nh-chi%E1%BA%BFn-%E1%BB%9F-sahel

Giáo sư Vladimir Nikolayevich Kolotov:

Yêu sách chủ quyền phi pháp của TQ trên Biển Đông

Tình hình căng thẳng ở Biển Đông chủ yếu là do các yêu sách, đòi hỏi chủ quyền không thể chấp nhận được của Trung Quốc, điều này gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực này.
Giáo sư Vladimir Nikolayevich Kolotov, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Saint Peterburg, cho rằng Trung Quốc đang đưa ra những đòi hỏi chủ quyền không thể chấp nhận được ở Biển Đông; nhấn mạnh tình hình ở Biển Đông hiện khá căng thẳng khi Trung Quốc đưa ra những đòi hỏi chủ quyền không thể chấp nhận được, ảnh hưởng rất tiêu cực tới hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực này. Theo Giáo sư Kolotov, cách hành xử của Trung Quốc nhìn chung có thể dẫn tới những hậu quả tức thì, cũng như về lâu dài. Việc một quốc gia muốn toàn quyền kiểm soát Biển Đông là điều khó có thể xảy ra. Điều này sẽ không được công nhận cả ở cấp độ khu vực và thế giới. Đó là hành động thiếu xây dựng bởi nó hủy hoại niềm tin và tạo ra những điều kiện để bên ngoài can dự vào khu vực này.
Liên quan tới những hành động của Trung Quốc ở bãi Tư Chính của Việt Nam thời gian qua, Giáo sư Kolotov đánh giá động thái này không bình thường. Đây là hành động cản trở hoạt động kinh tế bình thường vì đây là thềm lục địa của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được quốc tế công nhận. Và việc một nước cản trở hoạt động của một công ty đã ký thỏa thuận hợp tác kinh tế chính thức với Việt Nam để hoạt động tại vùng biển này là điều kỳ lạ. Đồng thời cho rằng các bên cần phải ngồi lại và đàm phán với nhau. Có thể hiểu đây là cuộc đối thoại khó khăn vì xuất phát điểm các nước không giống nhau, song không còn cách nào khác. Liên quan tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), Giáo sư Kolotov nhận định quá trình đàm phán sẽ không dễ dàng. Tuy nhiên, đó là một tiến trình cần phải được tiếp tục vì nó giúp giảm nguy cơ xung đột trên Biển Đông.
Ngoài ra, Giáo sư Kolotov cho biết, trong vòng 1 thập kỷ qua, khu vực Đông Nam Á đã nâng cao vị thế trên thế giới. Đông Nam Á trở thành một khu vực phát triển vì tại đây có hòa bình. Chính vì vậy, nếu xảy ra xung đột do tranh chấp lãnh thổ, nguồn đầu tư sẽ chảy khỏi khu vực này. Do đó, duy trì môi trường hòa bình, ổn định là điều hết sức quan trọng và cần phải tìm ra một giải pháp mà tất cả các bên đều cảm thấy hài lòng và chấp nhận được.
Việc Giáo sư Kolotov đưa ra những nhận định, đánh giá trên trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, thăm dò trái phép trong vùng biển của một số nước ven Biển Đông. Hành động trên của Trung Quốc không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, mà còn bị đông đảo cộng đồng quốc tế chỉ trích, lên án.
http://biendong.net/bien-dong/32624-giao-su-vladimir-nikolayevich-kolotov-yeu-sach-chu-quyen-phi-phap-cua-tq-tren-bien-dong.html

Chiến tranh Mỹ-Iran

là thảm họa của Trung Đông và thế giới

Tổng thống Nga Putin đã bình luận rằng, một cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Iran không chỉ là thảm họa ở Trung Đông, mà còn đối với cả thế giới.
Hôm 11/01, cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt đầu lúc 14.30 giờ Moscow, kéo dài hơn 3,5h – dài hơn một giờ so với kế hoạch. Sau cuộc hội đàm với bà Merkel, ông Putin tuyên bố rằng, cuộc gặp với người đồng cấp Đức là rất hữu ích và có ý nghĩa.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết, trong cuộc hội đàm, ông và bà Merkel đã đề cập đến các vấn đề chính của quan hệ song phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, ví dụ như về vấn đề đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2”; đồng thời hai vị nguyên thủ Nga-Đức cũng thảo luận về tình hình ở các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi như: Syria, Libya, Iran, Iraq…
Những chủ đề chính trong cuộc hội đàm Nga-Đức
Syria đang dần ổn định
Một trong những chủ đề chính được đề cập trong cuộc gặp là tình hình Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, tình hình ở quốc gia Trung Đông này đang dần dần được ổn định, sự quản lý của nhà nước đang được khôi phục ở các khu vực chiến tranh trước đây.
“Có thể nói một cách chắc chắn rằng tình hình ở đất nước này đang ổn định, Syria đang dần trở lại với cuộc sống hòa bình, tính Nhà nước của Syria đang được khôi phục” – ông Putin nói sau cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Cần chặn đứng cuộc nội chiến ở Libya
Bình luận về điểm nóng xung đột ở Bắc Phi trong thời gian qua là đất nước Libya, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nói rằng, để chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn ở đất nước này, sau khi Mỹ
giết chết ông Gaddafi vào tháng 10 năm 2011, điều quan trọng là phải chấm dứt cuộc đối đầu vũ trang và thiết lập được lệnh ngừng bắn ở đất nước này.
“Điều quan trọng là chấm dứt cuộc đối đầu vũ trang giữa Quân đội Quốc gia Libya của tướng Haftar và Lực lượng chính phủ Thỏa thuận quốc gia của ông Sarraj, thiết lập lệnh ngừng bắn, để thực hiện các biện pháp nhằm khôi phục tiến trình chính trị với mục tiêu cuối cùng là khắc phục sự chia rẽ, để thống nhất quốc gia” – ông Putin nhấn mạnh.
Thỏa thuận Misk là không thể thay thế
Tổng thống Nga cho biết, hai vị nguyên thủ Nga-Đức cũng nhất trí ​​rằng, Thỏa thuận Minsk là không thể thay thế trong việc tìm kiếm hòa bình cho đất nước láng giềng Ukraine.
Vấn đề hạt nhân Iran và nguy cơ xung đột với Mỹ đang là mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng quốc tế
“Tôi đã thảo luận với bà Merkel về việc giải quyết khủng hoảng nội bộ Ukraine. Theo ý kiến ​​chung, thỏa thuận Minsk vẫn là cơ sở không có thay thế để bình thường hóa tình hình ở Đông nam Ukraine. Điều quan trọng là các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra trong các cuộc họp gần đây của chúng tôi ở định dạng Norman được thực hiện” – ông Putin nói với các phóng viên sau cuộc họp.
Không để chiến tranh Mỹ-Iran bùng phát và tiếp tục JCPOA
Chủ đề được coi là quan trọng nhất trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Đức là quan hệ căng thẳng giữa Washington với Tehran, sau vụ Mỹ phóng tên lửa vào sân bay quốc tế Baghdad sát hại tướng Qasem Soleimani và Iran đáp trả bằng đòn tấn công tên lửa vào 2 căn cứ Mỹ ở Iraq.
Bình luận về nguy cơ căng thẳng leo thang biến thành một cuộc xung đột quân sự giữa hai nước này trong những ngày qua, Tổng thống Putin hy vọng sẽ không xảy ra cuộc chiến lớn ở Trung Đông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng rằng mọi việc sẽ không dẫn đến xung đột quân sự quy mô lớn ở Trung Đông, nếu không, đó sẽ là một thảm họa không chỉ đối với khu vực Trung Đông, mà cho toàn thế giới, nhà lãnh đạo Nga nói sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
“Đối với tình hình chung, tôi hy vọng rằng mọi việc sẽ không dẫn đến cuộc xung đột quân sự quy mô lớn. Thực tế là chúng ta thấy có một cuộc chiến đang diễn ra, mặc dù bị coi là “xung đột cường độ thấp”; nhưng đó vẫn là những hoạt động quân sự, khi mà con người đang bị giết” – Nhà lãnh đạo Nga nói về nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Mỹ với Iran
Theo ông Putin, cả thế giới rất mong muốn tránh xảy ra chiến tranh quy mô lớn giữa Mỹ với Iran. Nếu điều này xảy ra, đó sẽ là thảm họa, không chỉ đối với khu vực, mà còn là thảm họa đối với cả thế giới.
Theo vị nguyên thủ Nga, cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran sẽ làm bùng phát một cuộc di cư quy mô lớn mới của người dân từ các lãnh thổ cư trú truyền thống, dẫn đến những dòng người tị nạn mới, không chỉ đến các nước châu Âu, mà cả các khu vực khác.
“Đó sẽ là thảm họa nhân đạo, thảm họa liên tôn giáo, thảm họa kinh tế, bởi vì nó sẽ dẫn đến sự hủy diệt hoặc gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế thế giới và năng lượng thế giới” – Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Ông Putin và bà Merkel cũng không thể bỏ qua vấn đề cực kỳ quan trọng không chỉ đối với khu vực, mà với thế giới – đó là câu hỏi về việc duy trì Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) cho chương trình hạt nhân Iran. Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp tục thực hiện JCPOA.
Ông Putin nói trong cuộc họp báo sau hội đàm với bà Merkel rằng, sau khi Hoa Kỳ từ bỏ Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015, các đối tác Iran đã tuyên bố đình chỉ các cam kết tự nguyện của họ theo JCPOA và đây là điều mà Nga cùng với Đức đều không muốn nó xảy ra.
http://biendong.net/bi-n-nong/32587-chien-tranh-my-iran-la-tham-hoa-cua-trung-dong-va-the-gioi.html

Chảo lửa Trung đông khó hạ nhiệt

trong một sớm một chiều

Cuộc khủng hoảng khơi mào từ vụ không kích của Mỹ khiến tướng cấp cao Iran thiệt mạng may mắn đã không leo thang thành cuộc chiến tranh toàn diện. Xét trên phương diện này, căng thẳng giữa hai nước đã phần nào hạ nhiệt.
Tuy nhiên, những yếu tố cơ bản có nguy cơ đẩy Washington và Tehran tới bờ vực của một cuộc chiến tranh hiện vẫn chưa thay đổi. Phóng viên Jonathan Marcus của BBC đã liệt kê 5 lý do để giải thích cho nhận định rằng, khủng hoảng Mỹ – Iran chưa thể kết thúc trong một sớm một chiều.
Hạ nhiệt căng thẳng chỉ là tạm thời
Sau cú sốc bởi cái chết của Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hồi đầu tháng tại Iraq, các nhà lãnh đạo Iran đã làm những gì có thể để trả đũa Mỹ. Iran muốn đáp trả bằng cách tấn công các mục tiêu của Mỹ và nước này muốn Washington phải hiểu rõ ai đã ra đòn phản công đó. Do vậy, Iran đã sử dụng tên lửa được phóng từ chính lãnh thổ của mình.
Mặc dù vậy, Iran vẫn kiềm chế trong hành động đáp trả Mỹ. Tehran muốn thực hiện một cuộc tấn công nhanh chóng, không cân xứng. Nói cách khác, Iran không muốn khơi mào một cuộc chiến toàn diện với Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều phát ngôn viên của Iran vẫn nói rõ rằng, mọi chuyện vẫn chưa khép lại ở đây.
Có ý kiến cho rằng việc Iran thừa nhận “vô tình” bắn rơi máy bay của Ukraine khiến 176 người thiệt mạng, đồng thời tìm cách khẳng định sự cố này nằm ngoài ý muốn, là một nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Tuy nhiên, đây là nhận định sai lầm.
Phản ứng tự nhiên của Iran trong bất kỳ vụ việc căng thẳng nào là phủ nhận có liên quan tới vụ việc đó. Nếu Mỹ trưng ra thông tin tình báo chứng minh Iran chủ động tấn công máy bay chứ không phải bắn nhầm, hoặc các nhà điều tra Ukraine phát hiện bằng chứng cho thấy đây là một cuộc tấn công bằng tên lửa, hay các điều tra viên độc lập chứng minh được tính xác thực của đoạn video cho thấy máy bay Ukraine bị bắn hạ, Iran sẽ không có nhiều cơ hội để thay đổi chiến thuật.
Chính sách của Mỹ không thay đổi
Tại sao Mỹ giết Tướng Soleimani và tìm cách nhắm mục tiêu vào quan chức cấp cao thứ hai của Iran tại Yemen? Viện lý do pháp lý, Mỹ tuyên bố hành động của nước này nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công nghiêm trọng chống lại các lợi ích của Washington.
Lời giải thích của chính quyền Mỹ không thuyết phục nhiều nhà phân tích và phe chỉ trích Tổng thống Donald Trump tại Washington.
Các kế hoạch hạ sát quan chức cấp cao của Iran được cho là nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập lại sức mạnh răn đe. Về ngắn hạn, cách làm này có thể hiệu quả. Iran sẽ phải tính toán lại các hành động của nước này trong tương lai một cách rất cẩn trọng.
Tuy nhiên, song song với việc đe dọa tàn phá Iran, Tổng thống Donald Trump cũng đánh tín hiệu rằng ông muốn rút quân đội Mỹ khỏi Trung Đông. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm đi sức nặng của thông điệp răn đe mà Mỹ muốn gửi tới Iran.
Mỹ sẽ tiếp tục bóp nghẹt nền kinh tế Iran. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa thể đưa Tehran tới bàn đàm phán để chấp nhận đầu hàng. Thay vào đó, bằng chiến dịch gây sức ép tối đa, Mỹ vẫn tiếp tục kích động Iran phản công.
Mỹ vừa muốn gây sức ép lên Iran, vừa muốn giảm đáng kể nguồn lực mà nước này đã triển khai tới khu vực. Tuy nhiên, Washington khó có thể làm được cả hai điều này.
Iran giữ nguyên các mục tiêu chiến lược
Nền kinh tế Iran đang gặp khó khăn và nhiều người dân cảm thấy bất mãn, tuy nhiên đây vẫn là “chính quyền cách mạng”.
Chính quyền Iran sẽ không đột nhiên từ bỏ quyền lực. Các nhóm như Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vẫn rất mạnh. Họ sẽ kiểm soát tình hình trong nước và đẩy lùi sức ép của Mỹ. Điều này vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai.
Mục tiêu chiến lược của Iran là hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực, ít nhất là ra khỏi Iraq. Iran có lẽ đã tiến gần hơn tới mục tiêu này so với thời điểm trước vụ tướng cấp cao thiệt mạng.
Ít nhất từ góc nhìn của giới chức Iran, chính sách của nước này đã có những thành công đáng kể. Iran đã “cứu” chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria và cho phép nước này mở thêm một mặt trận mới chống lại Israel. Iran cũng duy trì được tầm ảnh hưởng lớn ở Iraq.
Vì những mâu thuẫn trong chính sách của Tổng thống Trump, các đồng minh của Mỹ trong khu vực ngày càng nhận thấy rằng họ phải đứng trên đôi chân của mình. Ả rập Xê út cũng bắt đầu tìm cách đối thoại cấp thấp với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ tự đi con đường của riêng mình và thiết lập mối quan hệ mới với Nga. Chỉ riêng chính quyền Israel dường như vẫn cho rằng vụ giết Tướng Soleimani báo hiệu một cam kết mới của Tổng thống Trump trong khu vực.
Những mâu thuẫn trong nước và nền kinh tế bị bóp nghẹt buộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran phải gia tăng sức ép với Mỹ. Tuy nhiên, Iran vừa phải hứng các đòn tấn công của Mỹ và có thể sẽ bị trừng phạt vì trả thù.
Mâu thuẫn trong lập trường của Iraq
Chính quyền lâm thời của Iraq đang gặp khủng hoảng do phải đối mặt với làn sóng biểu tình lan rộng. Nhiều người Iraq không hài lòng với sự hiện diện của Mỹ cũng như ảnh hưởng của Iran tại nước này.
Một nghị quyết của quốc hội Iraq đã đề cập tới vấn đề rút quân đội Mỹ khỏi Iraq. Điều này không có nghĩa là lính Mỹ sẽ phải rút khỏi Iraq ngay trong ngày mai, nhưng nếu muốn ở lại họ cần có một số động thái ngoại giao khéo léo.
Trong khi đó, Tổng thống Trump dọa sẽ đóng băng các tài khoản của chính phủ Iraq tại các ngân hàng ở Mỹ nếu nước này buộc người Mỹ phải rút đi.
Sự can dự của quân đội Mỹ tại Iraq là vấn đề quan trọng. Khi các lực lượng Mỹ và đồng minh của Mỹ tham gia cuộc chiến chống IS tại Iraq, đây được cho là kế hoạch triển khai dài hạn. Do vậy, ngay cả khi IS bị xóa sổ, quân đội Mỹ được dự đoán là vẫn sẽ hiện diện tại đây trong nhiều năm.
Nếu Mỹ rút quân khỏi Iraq, việc kiểm soát bất kỳ sự trỗi dậy nào của IS cũng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, lực lượng Mỹ còn sót lại ở đông Syria cũng khó có thể trụ vững, bởi lực lượng này phần lớn nhận sự hỗ trợ từ các căn cứ của Mỹ ở Iraq.
Cuộc tranh cãi về sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Iraq chỉ mới bắt đầu, và trên mặt trận này, nếu Mỹ thua, Iran có thể sẽ thắng.
Số phận thỏa thuận hạt nhân
Iran tung video “lên nòng” tên lửa tấn công căn cứ quân sự Mỹ
Gốc rễ cho cuộc khủng hoảng mới nhất giữa Mỹ – Iran bắt nguồn từ tháng 5/2018 khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Kể từ đó, Mỹ đã thực hiện chính sách gây sức ép tối đa lên nền kinh tế Iran, trong khi Tehran cũng gây sức ép lên khu vực bằng việc liên tiếp phá bỏ các giới hạn được quy định trong thỏa thuận hạt nhân.
Để thỏa thuận này không “chết”, lý do duy nhất để nó tồn tại là không có ai khác ngoài Tổng thống Trump muốn nó sụp đổ. Còn nếu không có gì thay đổi, thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ đi đến hồi kết.
Sự sống còn của thỏa thuận hạt nhân là điều đáng chú ý. Trước khi thỏa thuận này ra đời, nguy cơ xảy ra chiến tranh trong khu vực ở mức rất cao, khi Israel, hoặc cả Mỹ và Israel, đều có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.
Iran sẽ tìm cách để giữ cho các bên trong thỏa thuận hạt nhân ở lại lâu nhất có thể. Tuy nhiên, đây là cuộc khủng hoảng dai dẳng. Bất chấp nỗ lực của châu Âu, khó có khả năng Mỹ giảm bớt sức ép về kinh tế với Iran. Rốt cuộc, thỏa thuận có thể sẽ sụp đổ và Iran có thể sẽ tiến gần hơn tới việc chế tạo bom hạt nhân.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32597-chao-lua-trung-dong-kho-ha-nhiet-trong-mot-som-mot-chieu.html

Iran bắt giữ nhiều người

liên quan đến vụ bắn hạ máy bay Ukraine

Iran hôm 14/1 cho biết đã bắt giữ những người bị cáo buộc liên quan đến việc bắn hạ chiếc máy bay của Ukraine và 30 người liên quan đến các cuộc biểu tình gây chấn động trên cả nước trong bốn ngày qua, kể từ khi quân đội thừa nhận đã bắn nhầm chiếc máy bay chở khách, theo tin Reuters.
Vụ bắn hạ chuyến bay 752 của Ukraine International Airlines hôm thứ Tư tuần trước làm thiệt mạng toàn bộ 176 người trên máy bay dẫn đến một trong những thách thức lớn nhất trong công chúng đối với giới cầm quyền của nước Cộng hòa Hồi giáo kể từ khi họ lên nắm quyền cách đây bốn thập niên.
Trong một bước nhằm tăng áp lực ngoại giao, các nước Anh, Pháp và Đức đã kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp trong thỏa thuận hạt nhân với Iran sau những vi phạm của Tehran đối với thỏa thuận mà Mỹ đã rút khỏi năm 2018.
Sau khi Mỹ hạ sát chỉ huy quân sự quyền lực nhất của Iran trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hôm 3/1, Tehran đã phải đối mặt với tình trạng căng thẳng leo thang với các nước phương Tây và tình trạng bất ổn trong nước, và cả hai đều ở mức hiếm có tiền lệ trong lịch sử hiện đại.
Iran đã bắn hạ máy bay của Ukraine vào hôm thứ Tư khi quân đội nước này đang trong tình trạng báo động cao, vài giờ sau khi bắn tên lửa vào các mục tiêu của Hoa Kỳ ở Iraq.
Sau nhiều ngày chối không liên quan đến vụ tai nạn hàng không này, Iran hôm thứ Bảy thừa nhận đã bắn hạ chiếc máy bay và gọi đó là một sai lầm bi thảm.
Những người phản đối, nhiều người trong số này là sinh viên, đã tổ chức các cuộc biểu tình mỗi ngày kể từ đó, và hô vang “Các giáo sĩ thua rồi!”, và kêu gọi phế truất Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người đã nắm quyền Iran trong hơn 30 năm.
Cảnh sát đã đối phó với một số cuộc biểu tình bằng cách đàn áp bạo lực. Các video trên mạng xã hội cho thấy cảnh cảnh sát đánh người biểu tình bằng dùi cui, người bị thương đang được cáng đi và những vũng máu trên đường phố cùng với tiếng súng nổ.
Cảnh sát Iran bác bỏ cáo buộc đã bắn vào người biểu tình.
Bộ tư pháp nước này cho biết có 30 người bị bắt giữ trong vụ bất ổn, nhưng nói rằng chính quyền sẽ thể hiện sự khoan dung đối với “các cuộc biểu tình hợp pháp”.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-b%E1%BA%AFt-gi%E1%BB%AF-nhi%E1%BB%81u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-li%C3%AAn-quan-%C4%91%E1%BA%BFn-v%E1%BB%A5-b%E1%BA%AFn-h%E1%BA%A1-m%C3%A1y-bay-ukraine/5245163.html

Iran: Bắn lầm máy bay, Soleimani…

khi ‘người tính không bằng trời tính’

Thụy My
Sau thời kỳ đoàn kết ngắn ngủi trước việc Mỹ trừ khử tướng Ghassem Soleimani đêm 2 rạng 3 tháng Giêng, sự dối trá của chính quyền về vụ bắn rơi chiếc máy bay Boeing của Ukraina một lần nữa đã đẩy người dân Iran xuống đường.
Làn sóng phẫn nộ mới bất chấp đàn áp
Cái chết của 176 hành khách đa số là người gốc Iran, rồi sự tiết lộ về vai trò của Vệ binh Cách mạng Iran đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ mới, bất chấp các cuộc biểu tình hồi tháng 11/2019 đã bị đàn áp đẫm máu làm khoảng 500 người chết.
Đã ba ngày liên tiếp, các sinh viên biểu tình tại Teheran, hô vang : « Họ đã sát hại giới tinh hoa, hãy đưa các giáo sĩ trở về chỗ của mình ». Tối thứ Bảy 11/1, hàng ngàn người còn dám hô « Kẻ độc tài đáng chết ! » - ám chỉ giáo chủ Ali Khamenei.
Ngay cả Iran, một tờ báo thân chính phủ cũng chạy tựa « Không thể tha thứ ! », và đăng danh sách tất cả các nạn nhân thiệt mạng. Nhật báo tiến bộ Etemaad đòi hỏi « Hãy từ chức », còn tờ Javan thân Vệ binh Cách mạng tỏ ý tiếc về một « sai lầm đau đớn ». Điều hiếm hoi là truyền hình nhà nước cũng chiếu cảnh đám đông biểu tình.
Les Echos ghi nhận các đơn vị cảnh sát cơ động trang bị vòi rồng được triển khai hàng loạt tại một quảng trường lớn và ba trường đại học ở thủ đô Teheran. Le Monde dẫn lời một người dân cho biết : « Vệ binh Cách mạng không cho phép tụ tập trên 20 người, có nhiều người biểu tình bị bắt ». Những video quay tại Teheran và nhiều nơi khác cho thấy lựu đạn cay được sử dụng rộng rãi, có những tiếng súng nổ rải rác, người biểu tình bị đối xử thô bạo.
Xuống đường, tẩy chay, từ chức…Nội tình Iran rối loạn
Hôm Chủ nhật, tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter bằng chữ in hoa, cảnh cáo « Không được giết hại người dân biểu tình ! ». Trước đó một hôm ông cũng đã nhắc nhở : « Hàng ngàn người đã bị quý vị sát hại hoặc cầm tù, thế giới đang nhìn vào quý vị và nhất là Hoa Kỳ ». Trước sự phẫn nộ của dân chúng, rốt cuộc hôm qua 13/1 cảnh sát được lệnh « kềm chế » – theo thông báo của chỉ huy trưởng lực lượng là tướng Hossein Rahimi.
Gần đến liên hoan nghệ thuật lớn Fajr vẫn diễn ra mỗi mùa đông trước ngày kỷ niệm cuộc cách mạng Hồi giáo 11/2, nhiều giám khảo và nghệ sĩ sân khấu, điện ảnh loan báo không tham dự, vừa để tang cho các nạn nhân vừa phản đối chính quyền. Cú sốc còn ảnh hưởng cả đài truyền hình công Iran : ít nhất hai nhà báo nữ dẫn chương trình từ chức để phản đối việc đưa tin dối trá về vụ rơi máy bay. Nữ võ sĩ judo Kimia Alizadeh, huy chương thế vận duy nhất của Iran tuyên bố rời khỏi đất nước vì không còn chịu đựng được một chế độ chỉ gây « nhục nhã ».
Cũng chỉ còn vài tuần nữa là đến cuộc bầu cử Quốc Hội 21/2, vụ bắn hạ chiếc phi cơ Ukraina đã làm tan vỡ sự đoàn kết nội bộ sau vụ Soleimani bị ám sát. Trước mắt đã có vài chục dân biểu đa số thuộc phe cải cách bị loại ra khỏi danh sách ứng cử, và nếu tiếp tục, có nguy cơ chỉ còn lại những ứng cử viên bảo thủ.
Thảm họa khiến Iran rơi vào thế yếu trước Mỹ
Trong bài « Thảm họa máy bay đã đặt Iran vào thế yếu so với Hoa Kỳ », Les Echos nhận định sau khi thú nhận « sai lầm không thể tha thứ » qua việc bắn hạ chiếc phi cơ bằng hỏa tiễn, chế độ Iran bị chỉ
trích cả trong lẫn ngoài nước. Tai nạn này cũng đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc xung đột với Washington.
Teheran không còn cách nào khác ngoài việc phải thú nhận sai lầm. Ngoài những tố cáo của nhiều quốc gia châu Âu và của Mỹ, việc phân tích các video phổ biến trên internet đã chứng minh rất rõ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đòi hỏi tổng thống Iran, Hassan Rohani làm rõ và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thảm kịch đã làm 57 người mang quốc tịch Canada thiệt mạng. « Tôi nói với ông ấy, lời thú nhận của Iran là một bước quan trọng nhằm mang lại câu trả lời cho thân nhân những người bị nạn, nhưng nhấn mạnh rằng còn phải có những biện pháp khác ».
Về phía tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tuyên bố : « Chúng tôi chờ đợi Iran đưa các thủ phạm ra trước công lý và phải bồi thường ». Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào tám quan chức cao cấp của chế độ Teheran và các nhà sản xuất lớn về nhôm, thép, đồng, sắt của Iran.
Chế độ Teheran tẽn tò, căng thẳng giảm xuống
Có một nghịch lý là vụ Teheran bắn lầm máy bay dân sự đã mở ra khả năng giảm thang xung đột. Trong một thông cáo chung hiếm hoi tối Chủ nhật 12/1, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Anh đòi hỏi Iran « hủy bỏ tất cả những biện pháp không phù hợp với hiệp ước nguyên tử », « tránh mọi hành động bạo lực mới hoặc leo thang ».
Thông cáo cũng nhấn mạnh vai trò gây bất ổn trong khu vực của Vệ binh Cách mạng và lực lượng Al-Qods, hàm ý việc Iran giựt dây các lực lượng dân quân tại các nước láng giềng. Và hôm nay 14/1, ba nước châu Âu tham gia hiệp ước nguyên tử nói trên đã kích hoạt cơ chế giải quyết bất đồng quy định trong văn bản, để gây áp lực tối đa lên Iran.
Không chỉ tai nạn này đã làm đảo ngược thế cờ, mà việc Mỹ trừ khử Soleimani trước đó cũng khiến cho mọi tính toán chiến lược của Iran trở nên vô dụng. Nhà báo Georges Malbrunot trên Le Figaro dẫn một nguồn tin thân cận với chế độ Iran cho biết, Mỹ ra tay trả đũa quá sớm trong khi Teheran dự định chờ đến mùa hè mới leo thang xung đột.
Kịch bản phá rối để Trump thất cử
Các nhà lãnh đạo Iran tin rằng ông Donald Trump không muốn chiến tranh. Các vụ tấn công vào tàu dầu ở vùng Vịnh, việc phá hủy một máy bay không người lái của Mỹ và nhất là vụ oanh kích dữ dội các nhà máy lọc dầu của Ả Rập Xê Út hôm 14/09/2019 được coi như những thắng lợi, vì Mỹ không có phản ứng trả đũa.
Từ sáu tháng qua, Teheran nhận định ông Trump có nhiều khả năng tái đắc cử. Nguồn tin trên nói rằng chiến lược của Iran là phá hoại chiến dịch tranh cử của Donald Trump bằng cách gây áp lực thật lớn vào khoảng ba, bốn tháng trước cuộc bầu cử tổng thống.
Iran đưa dần tỉ lệ làm giàu uranium lên 20%, ngưỡng có thể dùng cho mục đích quân sự. Mỹ và Israel sẽ phải tấn công vào các cơ sở của Iran để ngăn chận việc chế tạo bom nguyên tử, và Teheran sẽ dùng Hezbollah đánh vào Israel. Một sự hỗn loạn như thế trước cuộc bầu cử ba tháng sẽ giúp đối thủ Dân Chủ chiến thắng Donald Trump.
Trump ra lệnh hạ sát Soleimani, chiến lược Iran phá sản
Iran biết rõ về quân sự thì không thể đọ sức nổi với Mỹ, như vậy chỉ có thể dùng mối đe dọa nguyên tử để gây rối loạn vùng Trung Đông. Tuy nhiên tính cách không thể đoán định của ông Trump đã khiến Teheran bị bất ngờ, lọt vào chiếc bẫy do chính mình giăng ra.
Chính Iran đã làm gia tăng căng thẳng khi tấn công vào đồng minh Ả Rập Xê Út của Hoa Kỳ, cho rằng Washington sẽ không trả đũa. Đúng vậy, nhưng tiếp đến họ đã đi quá xa, khi cho dân quân bao vây tòa đại sứ Mỹ ở Irak.
Nhà ngoại giao Gérard Araud, cựu đại sứ Pháp tại Washington nhận định trên Le Point, Teheran đã sai lầm trong phân tích « lằn ranh đỏ » của Mỹ, và nay đã phải trả giá, trước hết là sinh mạng của Soleimani. Nay thì các giáo sĩ Hồi giáo đã hiểu rằng Donald Trump sẵn sàng bất ngờ sử dụng vũ lực bất kỳ lúc nào.
« Người tính không bằng trời tính ». Bốn mươi năm sau cuộc cách mạng Hồi giáo, cuộc khủng hoảng lòng tin ở Iran chưa bao giờ sâu sắc như bây giờ : kinh tế suy sụp, chính sách gây ảnh hưởng trong khu vực mà Soleimani là nhân tố quan trọng tạo ra nhiều bất bình. Và diễn biến thời cuộc không ai có thể đoán trước được, với một tổng thống Mỹ khó đoán mà Iran muốn triệt, nay uy tín lại lên như diều.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200114-iran-b%E1%BA%AFn-l%E1%BA%A7m-m%C3%A1y-bay-solemanikhi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%C3%ADnh-kh%C3%B4ng-b%E1%BA%B1ng-tr%E1%BB%9Di-t%C3%ADnh

Các nước có công dân thiệt mạng xem xét

hành động pháp lý chống lại Iran

Năm quốc gia có công dân thiệt mạng khi một máy bay hành khách bị Iran bắn hạ vào tuần trước sẽ gặp mặt tại London vào ngày 16/1 để thảo luận hành động pháp lý có thể (chống lại Iran), theo bộ trưởng Ukraine cho Reuters biết.
Phát biểu bên lề chuyến thăm chính thức tới Singapore hôm 13/1, ông Vadym Prystaiko cho biết các nước cũng sẽ thảo luận về bồi thường và việc điều tra đối với vụ việc này. Tất cả 176 người trên chuyến bay đã chết trong vụ tai nạn hôm 8/1, vài phút sau khi máy bay cất cánh từ sân bay Tehran.
Ông Prystaiko cho biết các gợi ý từ Iran rằng máy bay của Hàng không Quốc tế Ukraine đã bị bắn hạ khi nó bay gần một căn cứ quân sự nhạy cảm trong thời gian căng thẳng tăng cao là “chuyện vô lý”. Ông cho biết, Tehran đã đồng ý bàn giao chiếc hộp đen máy bay cho Kiev để điều tra.
“Chúng tôi đã thành lập nhóm các bộ trưởng ngoại giao từ các quốc gia có công dân thiệt mạng. Vào ngày 16/1, chúng tôi sẽ gặp trực tiếp tại London để thảo luận về các cách thức, bao gồm cả pháp lý, cách chúng tôi theo dõi vấn đề này, cách chúng tôi đang truy tố họ (Iran),” ông Prystaiko nói.
Ông cho biết năm quốc gia trên cũng bao gồm Canada – nơi có ít nhất 57 công dân trên chuyến bay bị bắn hạ – Thụy Điển, Afghanistan và một quốc gia thứ năm mà ông không nêu tên. Canada trước đây đã nói rằng bốn quốc gia này và Anh đã thành lập một nhóm phối hợp để hỗ trợ các gia đình nạn nhân.
Nhiều người đi trên chuyến bay này là người Iran mang hai quốc tịch.
Sau nhiều ngày phủ nhận, Iran hôm 11/1 thừa nhận quân đội của họ đã bắn hạ chiếc máy bay trong một “sai lầm thảm khốc”. Ông Prystaiko cho biết Ukraine không được Iran thông báo rằng họ sẽ chịu trách nhiệm trước thông báo công khai đó.
Tehran nói rằng các lực lượng phòng không của họ đã bắn nhầm lúc cảnh giới sau các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào các mục tiêu của Hoa Kỳ ở Iraq và chiếc máy bay này đã bị nhầm là một “mục tiêu thù địch” sau khi nó chuyển hướng đến một căn cứ quân sự nhạy cảm của lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ gần Tehran.
Ông Prystaiko cho biết tất cả những ai liên quan đều phải bị quy trách nhiệm.
“Những gì chúng tôi không muốn là một người như người lính, ở cấp rất thấp, bị chỉ ra và bị cho rằng đó là người đã nhấn nút… Đây là trách nhiệm của chính phủ Iran,” ông Prystaiko nói bằng tiếng Anh.
“Chúng tôi phải tìm ra ai đã ra lệnh, ai đã ấn nút. Tất cả mọi thứ… tất cả những người này nên bị trừng phạt.”
Ông Prystaiko nói thêm rằng các nhà điều tra Ukraine – mà nhiều người trong số họ có liên quan tới vụ một chiếc máy bay của Malaysia bị phe ly khai do Nga hậu thuẫn bắn hạ trên lãnh thổ phía đông Ukraine vào năm 2014 – nên đóng vai trò trung tâm trong cuộc điều tra.
https://www.voatiengviet.com/a/cac-quoc-gia-co-cong-dan-thiet-mang-xem-xet-hanh-dong-phap-ly-chong-lai-iran/5243818.html

Nội chiến Libya: Tướng Haftar rời Nga,

 không ký thỏa thuận ngừng bắn

Trọng Thành
Nỗ lực đạt thỏa thuận hưu chiến chính thức tại Libya, do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy, đang đi vào ngõ cụt. Cuộc thương lượng suốt 8 giờ đồng hồ tại Matxcơva, giữa phe chính quyền Tripoli và phe của thống chế Khalifa Haftar, rút cục đã không mang lại kết quả. Thống chế Haftar trở về nước mà không ký thỏa thuận.
Theo AFP, lãnh đạo chính phủ Libya Fayez Al Sarraj và thống chế Khalifa Haftar không trực tiếp gặp nhau trong cuộc thương lượng hôm qua. Hai bên đàm phán thông qua các ngoại trưởng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Libya đã ký kết văn bản hưu chiến hôm qua, trong lúc thống chế Haftar đề nghị cho thêm thời gian suy nghĩ cho đến sáng nay. Lệnh hưu chiến trước đó đã tạm thời được áp dụng kể từ 0 giờ ngày Chủ Nhật 11/01.
Thông tín viên Daniel Vallot tường trình từ Matxcơva :
”Thống chế Khalifa Haftar đã để kéo dài nỗi nghi ngờ suốt đêm hôm qua, tuy nhiên cuối cùng ông đã rời Matxcơva mà không ký kết thỏa thuận hưu chiến, đã được thương lượng suốt 8 giờ đồng hồ ngày hôm qua, tại thủ đô nước Nga. Nhà lãnh đạo hùng mạnh miền đông Libya đã không đưa ra tuyên bố nào. Hiện tại không rõ lý do chính thức nào khiến ông Haftar từ chối ký vào văn bản hưu chiến.
Theo các phản ứng trên mạng xã hội của giới thân cận với thống chế Haftar, chính vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong các đàm phán đã khiến ông Haftar từ chối thỏa thuận này. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia vừa quyết định đưa quân đến Libya để trợ lực cho chính quyền của thủ tướng Fayez Al Sarraj, có trụ sở tại thủ đô Tripoli, đối thủ của thống chế Haftar. Một điểm gây bất đồng khác là vấn đề triệt thoái các nhóm vũ trang của ông Haftar ra khỏi khu vực xung quanh thủ đô Tripoli.
Rút cục, nỗ lực môi giới của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã không thành. Sáng sớm hôm nay, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gián tiếp thừa nhận, khi thông báo là ”trong hiện tại, (các bên) đã không đạt được một kết quả thực sự nào”. Matxcơva từng hy vọng đàm phán hòa bình tại Libya có được kết quả, gặt hái được các lợi thế về ngoại giao trong hồ sơ Libya. Rốt cục đây là một thất bại. Tuy nhiên, ngoại trưởng Nga cũng khẳng định Matxcơva ”sẽ tiếp tục nỗ lực” nhằm tìm lối thoát hòa bình cho cuộc khủng hoảng Libya”.
Châu Âu lo ngại Libya sẽ trở thành một Syria thứ hai. Hiện tại, ở Liên Hiệp Quốc đang thảo luận để thành lập một phái đoàn quan sát viên, nhằm giám sát tình hình tại Libya, nếu lệnh ngừng bắn được chính thức ký kết.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200114-n%E1%BB%99i-chi%E1%BA%BFn-libya-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-haftar-r%E1%BB%9Di-nga-kh%C3%B4ng-k%C3%BD-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn

Giữa căng thẳng Mỹ – Iran,

Nhật Bản điều tàu khu trục và máy bay tới Trung Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono vừa ra lệnh triển khai sứ mệnh của Lực lượng Phòng vệ tại Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực này.
Động thái trên nhằm tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo để đảm bảo tàu thuyền thương mại có liên hệ với Nhật Bản có thể đi lại an toàn trong vùng biển ở Trung Đông.
Cuối tháng trước, Nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch cử 1 tàu khu trục và 2 máy bay tuần tra tới khu vực này.
Đơn vị máy bay tuần tra sẽ rời căn cứ không quân Naha ở tỉnh Okinawa của Nhật Bản vào ngày mai 11-1 và bắt đầu thu thập thông tin từ tháng này. Trong khi đó, tàu khu trục sẽ rời căn cứ Yokosuka gần Tokyo vào đầu tháng 2 và bắt đầu hoạt động trong tháng đó.
Nhật Bản dự định chia sẻ thông tin thu thập được trong sứ mệnh này với các bên quản lý tàu thuyền liên quan đến Nhật Bản và các nước khác, trong đó có Mỹ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32614-giua-cang-thang-my-iran-nhat-ban-dieu-tau-khu-truc-va-may-bay-toi-trung-dong.html

Chính sách trong vấn đề Biển Đông của Đài Loan

dưới nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Thái Anh VănNhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và đảng cầm quyền “Dân Tiến” (DPP) đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử diễn ra ở vùng lãnh thổ này vào ngày 11/1, theo đó sẽ tiếp tục làm Tổng thống của đòn đảo này nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp. Giới quan sát nhận định chính sách và cách tiếp cận của Đài Loan trong vấn đề Biển Đông sẽ cơ bản sẽ vẫn được duy trì như trước đây.
Chiến thắng vang dội đảm bảo cho vai trò lãnh đạo của bà Thái Anh Văn và đảng DPP cầm quyền
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử người đứng đầu hòn đảo, tiếp tục tại vị thêm một nhiệm kỳ 4 năm. Khoảng 19 triệu cử tri Đài Loan đủ điều kiện đi bỏ phiếu trong tổng số 23 triệu dân của hòn đảo ngày 10/1 đã tham gia cuộc bầu cử. Theo các kết quả từ Ủy ban bầu cử trung ương, bà Thái Anh Văn đã giành chiến thắng với 57% phiếu bầu, tương đương hơn
8 triệu phiếu, trong khi đối thủ chính của bà là ông Han Kuo-yu, Thị trưởng thành phố Cao Hùng từ Quốc Dân Đảng (KMT), giành 38% số phiếu. Ông Han Kuo-yu đã thừa nhận thất bại khi phát biểu trước những người ủng hộ tại Cao Hùng. Với khoảng 8,2 triệu phiếu ủng hộ, bà Thái là nhà lãnh đạo đầu tiên giành được tỷ lệ ủng hộ cao như vậy kể từ khi Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử nhà lãnh đạo trực tiếp đầu tiên vào năm 1996. Giới phân tích dự đoán, việc bà Thái tái đắc cử có thể sẽ khiến quan hệ giữa hòn đảo với Trung Quốc đại lục thêm căng thẳng vì bà vốn phản đối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh, trong khi đối thủ chính của bà là ông Han cho rằng quan hệ ấm lên giữa hai bờ eo biển sẽ mang lại các lợi ích kinh tế.
Chính sách và cách tiếp cận trong vấn đề Biển Đông của Chính quyền Đài Loan nhiệm kỳ trước sẽ tiếp tục được duy trì trong nhiệm kỳ tới
Về xu hướng chính sách ở Biển Đông của Đài Loan, giới phân tích nhận định về cơ bản, Chính quyền Đài Loan sẽ tích cực theo đuổi các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, trong đó tiếp tục củng cố đảo Ba Bình, tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, tăng cường tiềm lực quốc phòng, một mặt để phòng thủ đối với các đảo chiếm đóng, mặt khác nhằm đối phó với chính sách gây sức ép của Trung Quốc. Ngoài ra, Đài Loan cũng sẽ có những ủng hộ nhất định đối với yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của chính quyền trung ương Trung Quốc.
Là một bên có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Hải quân Đài Loan đã chiếm đóng trái phép và hiện kiểm soát đảo Ba Bình của Việt Nam. Đây là đảo có diện tích tự nhiên gần 0,5 km2 lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam và nằm cách xa Đài Loan khoảng 1.600 km. Ngoài ra, Đài Loan cũng có các yêu sách chủ quyền riêng biệt so với Trung Quốc tại Biển Đông. Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Thái Anh Văn, Đài Loan đã có nhiều hoạt động theo đuổi các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông như: i) Tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Chính quyền hòn đảo này tổ chức 3 cuộc tập trận bắn đạn thật tại quần đảo Hoàng Sa để nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, huấn luyện thực chiến của hải quân, xúc tiến việc thiết lập hệ thống theo dõi hình ảnh bằng tia hồng ngoại tại 7 hệ thống tại 3 địa điểm gồm đảo Mã Tổ, Pratas và đảo Ba Bình, hoạt động 24/24, có thể phát hiện các mục tiêu vào ban đêm và thời tiết xấu. Năm 2019, quân đoàn 10 thuộc lực lượng vũ trang Đài Loan tổ chức tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại khu vực Fanzailiao ở miền Trung để mô phỏng tình huống thành phố Đài Trung bị tấn công. Đây là hoạt động đầu tiên trong loạt cuộc tập trận với chiến thuật mới nhằm đề phòng một cuộc tấn công từ Trung Quốc đại lục. ii) Ủng hộ việc Anh thiết lập một căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông. Đài Bắc ủng hộ việc Anh thiết lập một căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông. Đây một ý đinh đã được bộ trưởng Quốc Phòng Anh Quốc tiết lộ với tờ The Sunday Telegraph ngày 30/12/2018, theo đó có khả năng là Anh sẽ đặt căn cứ quân sự đó ở Singapore hay Brunei.Tổng thống Đài Loan còn hy vọng rằng tất cả các quốc gia có thể hợp tác hoàn toàn với nhau ở Biển Đông trong tất cả các vấn đề liên quan đến hòa bình và tự do đi lại, trong tinh thần tôn trọng lập trường của mỗi bên. iii) Chào đón tàu Mỹ đi quan eo biển Đài Loan. Hồi tháng 3/2019, hai tàu khu trục hải quân Mỹ là Curtis Wilbur và tàu tuần duyên Bertholf qua eo biển Đài Loan. Bộ Quốc phòng Đài Loan nói các tàu của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan từ phía tây nam và tiếp tục đi theo hướng bắc. Các lực lượng có vũ trang của Đài Loan theo dõi diễn biến của các tàu này để “đảm bảo ổn định trong khu vực và an ninh của khu vực biên giới duyên hải,” bộ này cho biết và nói thêm rằng họ không thấy có gì bất thường và không có lý do gì phải hốt hoảng cả. iv) Xúc tiến việc đàm phán mua F-16 của Mỹ. Các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngầm chấp thuận yêu cầu của Đài Bắc về việc muốn mua hơn 60 chiếc tiêm kích F-16 do hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Nếu được thực hiện, đây sẽ là thỏa thuận mua máy bay chiến đấu đầu tiên giữa Mỹ và Đài Loan kể từ năm 1992. v) Tuyên bố có thể bắn chìm tàu sân bay của TQ. Cơ quan phòng vệ Đài Loan xếp thứ 13 trong chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu, đứng trên cả Đức, Israel hay Canada và Australia. “Tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 là loại tên lửa chống hạm mạnh nhất thế giới, có thể tiêu diệt tàu sân bay Trung Quốc trong vài giây”, quan chức Đài Loan nhấn mạnh. “Chỉ cần có thể bổ sung số lượng tàu ngầm đang thiếu thì Đài Loan có thể vượt mặt 10 khu vực và cường quốc quân sự toàn cầu”, ông Vương nói. Ông này nói thêm, eo biển Đài Loan là nơi có mật độ tên lửa nhiều nhất toàn cầu, bởi chỉ tính riêng cơ quan phòng vệ Đài Loan đã có tới hơn 7.7000 quả tên lửa. vi) Tăng cường tiếp lực quân sự tại đải Ba Bình. Năm 2018, Đài Loan thông qua kế hoạch bố trí 6 khẩu pháo 115 mm tại đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Đài Loan chiếm đóng) và kế hoạch để đóng 141 tàu thuyền các loại bổ sung cho đội tàu của Cục Tuần duyên Đài Loan trong 10 năm tới, với tổng kinh phí lên tới 13,86 tỷ USD. Đài Loan còn đưa tàu nghiên cứu Hải Nghiên 1 đến hoạt động tại các đảo Gạc Ma, Tiên Nữ và Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa.
Dư luận cho rằng dù dưới hình thức nào thì các đòi hỏi chủ quyền và hoạt động của Đài Loan vi phạm luật quốc tế và chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.Việc Đài Loan bất chấp phản đối của Việt Nam, nhiều lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, được người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho là “hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này”, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. “Mọi hoạt động của Đài Loan tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm cả việc diễn tập bắn đạn thật đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
http://biendong.net/bien-dong/32618-chinh-sach-trong-van-de-bien-dong-cua-dai-loan-duoi-nhiem-ky-thu-hai-cua-tong-thong-thai-anh-van.html

Quan hệ Trung-Đài ‘chông chênh’

sau khi bà Thái Anh Văn tái đắc cử

Ralph Jennings
Mối quan hệ nhiều thử thách của Đài Loan với Trung Quốc tiếp tục chông chênh sau khi một ứng cử viên thường ngờ vực Bắc Kinh được tái đắc cử Tổng thống và đảng của bà chiếm đa số trong Quốc hội trong cuộc bầu cử ngày thứ Bảy 11/1. Tuy nhiên các nhà phân tích và các giới chức tại Đài Bắc nói vết nứt này không sâu bằng những rạn nứt khác.
Một ngày sau khi Tổng thống Thái Anh Văn chiếm hơn 8,1 triệu phiếu và 57% đa số, Tân Hoa xã chính thức của Trung Quốc gọi kết quả này “một diễn tiến làm những người hy vọng về hòa bình lo ngại sâu sắc” và đưa ra những cáo buộc đối với nhà lãnh đạo được tái cử.”
“Bà Thái và đảng Dân tiến dùng các chiến thuật bẩn thỉu như gian lận, đàn áp và đe dọa để được phiếu, phơi bày sự ích kỷ, tham lam và xấu xa,” bài bình luận trên Tân Hoa xã viết, khi đề cập đến Đảng Dân tiến đương quyền.
Lời lẽ này gợi lại những lời lẽ hằn học Trung Quốc dùng sau khi bà Thái đắc cử lần đầu tiên vào năm 2016. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Đài Loan nhưng bà Thái bác bỏ những điều kiện đối thoại của Bắc Kinh rằng hai bên cùng thuộc về một lá cờ. Hai bên cai trị riêng rẽ kể từ những năm 1940.
Trung Quốc tiếp tục chính sách của họ từ 2016 đến 2019 bằng cách đưa máy bay gần đảo Đài Loan, giảm bớt du khách đến Đài Loan và thuyết phục 7 quốc gia bỏ việc công nhận chính quyền Đài Bắc.
Bà Thái dự đoán Trung Quốc sẽ tăng áp lực trong bài diễn văn ngày 11/1 nhưng nói bà sẽ không làm tồi tệ hơn việc này.
“Áp lực từ Trung Quốc tiếp tục tồn tại và có thể trở thành nặng nề hơn,” Bà Thái nói tại một cuộc họp báo. Đối đầu với những đe dọa của Trung Quốc, bà nói “Chúng ta vẫn giữ thái độ không khiêu khích, không phiêu lưu để làm hết sức mình đảm bảo hòa bình và ổn định giữa hai bên.”
Một số học giả tin là Trung Quốc hy vọng yên ổn trong mối quan hệ với Đài Loan vì bà Thái không còn cần có thái độ mạnh mẽ chống Bắc Kinh. Chiến dịch tranh cử của bà Thái chú trọng đến sự chú ý của cử tri về việc Trung Quốc nhằm cai trị Đài Loan theo cách Bắc Kinh cai trị Hong Kong hiện nay khiến bùng lên những cuộc biểu tình của quần chúng tại Hong Kong, cựu thuộc địa của Anh, kể từ tháng 6 năm ngoái.
“Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ lùi bước,” bà Yun Sun, học giả tại Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Stimson ở Washington nói. Tuy nhiên các giới chức Trung Quốc hy vọng sớm bắt đầu đối thoại, bà nói. Ngay sau cuộc bầu cử, “lợi ích của Hoa lục là không bỏ qua việc này,” bà Sun nói.
Bà Thái sẽ là Tổng thống trong 4 năm tới trong khi đảng cầm quyền sẽ chiếm đa số tại Quốc hội với 61 trong 113 ghế.
Phản ứng của Bắc Kinh chỉ bằng lời nói, không phải khúc dạo đầu đưa tới những hành động mới chống Đài Loan, ông Wang Ching-Hsing, phó giáo sư khoa học chính trị tại Trường đại học Quốc gia Cheng Kung, nhận định.
Tuy nhiên những cuộc thảo luận chính thức chưa bao giờ diễn ra dưới thời bà Thái nên hiện nay cũng khó có thể xảy ra, ông nói. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ kiên trì trong mục tiêu cai trị Đài Loan, một ý định mà hầu hết người Đài Loan đã bác bỏ trong những cuộc thăm dò trong năm qua. Bà Thái ủng hộ đa số này.
Ngày 11/1 bà Thái kêu gọi “bình đẳng” trong những mối quan hệ, có nghĩa là không bên nào phủ nhận sự kiện về sự tồn tại của bên kia.
“Tôi không nghĩ các mối quan hệ xuyên eo biển sẽ không tệ hại hơn trong những tháng tới, nhưng cũng không tốt hơn,” ông Wang nói. “Nếu bạn muốn ông Tập Cận Bình rút lại “một quốc gia hai hệ thống’, tôi nghĩ việc này cực kỳ khó khăn,” ông nói.
Vào tháng 1 cách đây một năm, chủ tịch Trung Quốc đọc diễn văn bênh vực việc Trung Quốc cai trị Đài Loan theo mô thức “một quốc gia, hai hệ thống” cho phép tự trị địa phương. Bắc Kinh cai trị Hong Kong kể từ năm 1997.
Ngày 11/1 bà Thái đề nghị hai bên lập đường dây liên lạc nếu Bắc Kinh tôn trọng ý muốn tự trị của người dân Đài Loan.
Về phần mình, Trung Quốc đã bỏ qua Đài Loan trong bài diễn văn năm mới vào cuối năm 2019 khi nói về việc cai trị Hong Kong, bà Sun nhận định.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn còn đang chú trọng đến tình hình biểu tình tại Hong Kong chưa được giải quyết, ông Wang nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-h%E1%BB%87-trung-%C4%91%C3%A0i-ch%C3%B4ng-ch%C3%AAnh-sau-khi-b%C3%A0-th%C3%A1i-anh-v%C4%83n-t%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD/5244152.html

Hơn 80% dân Đài Loan chối bỏ Tập Cận Bình

Đức Tâm
Một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện đầu tháng Giêng 2020 cho thấy, tuyệt đại đa số dân Đài Loan bác bỏ đề xuất của Tập Cận Bình muốn thống nhất hòn đảo này với Trung Hoa lục địa theo mô hình « một quốc gia hai chế độ » mà Bắc Kinh đã áp đặt tại Hồng Kông.
Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), thuộc đảng Dân Tiến, đắc cử tổng thống Đài Loan năm 2016 và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping), người nuôi mộng thống nhất Đài Loan bằng mọi giá. Trong thông điệp gửi « đồng bào Đài Loan », ngày 02/01/2020, Tập Cận Bình nhắc lại một cách phũ phàng nhu cầu cấp thiết « thống nhất » đất nước Trung Hoa.
Theo báo Pháp La Croix (ngày 11/01/2020), nguyên thủ Trung Quốc khẳng định : « Giải quyết tình hình Đài Loan và thống nhất đất nước, đó là trách nhiệm lịch sử, không thể tránh khỏi của đảng Cộng Sản Trung Quốc, của chính phủ và nhân dân Trung Quốc ». Chủ tịch Trung Quốc cũng nhắc lại lời đe dọa mà ông đã nhiều lần đưa ra trong những năm qua, rằng ông không thể « hứa hẹn không dùng vũ lực quân sự » để đạt được mục tiêu này, mà không cần biết đến tâm nguyện của 23 triệu dân sinh sống trên hòn đảo này cũng như sự gắn bó của họ đối với chủ quyền quốc gia Đài Loan.
Ngay sau diễn văn « hiếu chiến » của lãnh đạo Trung Quốc, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã bác bỏ lời kêu gọi « thống nhất » Đài Loan và nhấn mạnh rằng người dân trên hòn đảo không hề có ý định từ bỏ chủ quyền của mình.
Bác bỏ đề xuất mô hình « một quốc gia hai chế độ », tổng thống Đài Loan nêu ra bốn điều kiện để khởi động tiến trình thương lượng với Bắc Kinh : đối thoại chính thức với Đài Loan ở cấp giữa các Nhà nước bằng cách thừa nhận quy chế của Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền ; tôn trọng quyền tự do và dân chủ của Đài Loan ; ký kết các thỏa thuận với Đài Loan một cách hòa bình và công bằng và cuối cùng là thông tin liên lạc ở cấp duy nhất là giữa chính phủ với chính phủ.
Đương nhiên, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận các điều kiện này vì Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh « nổi loạn », kể từ khi phe Quốc Dân Đảng rút chạy về hòn đảo này năm 1949.
Thế nhưng, theo một cuộc thăm dò dư luận do Hiệp hội các chính sách eo biển Đài Loan thực hiện, thì câu trả lời của người dân Đài Loan rất rõ ràng : 85% số người được hỏi ủng hộ bốn điều kiện mà tổng thống Thái Anh Văn đưa ra ; 80% bác bỏ nguyên tắc « một quốc gia hai chế độ » mà Tập Cận Bình đề xuất.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200114-h%C6%A1n-80-d%C3%A2n-%C4%91%C3%A0i-loan-ch%E1%BB%91i-b%E1%BB%8F-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh

Trung Quốc ‘bắt nhốt’

người Hồi giáo Kazakhstan láng giềng

Người Hồi giáo Kazakhstan sống ở cả hai bên biên giới Trung Quốc và Kazakhstan từ hàng thế kỷ nay.
Thế nhưng có nhiều người đã bị bắt khi đi sang Trung Quốc.
Họ được đưa vào nơi mà Trung Quốc gọi là trường đào tạo, hay trường dạy nghề. Nhưng họ thì gọi đó là trại giam giữ, là nhà tù.
Những người sống sót nói họ đã bị cầm giữ trong nhiều tháng, bị đánh đập, bị buộc phải học ngôn ngữ, văn hóa Hán, và “bị tiêm chất gì đó không rõ” vào người.
Trung Quốc nói những người học tập xong đều được giúp đỡ việc làm, nhưng những người sống sót nói họ bị cưỡng bức lao động.
Có người nói họ phải làm từ 7 giờ sáng tới 8 giờ tối mà không được cho ăn, không được trả tiền.
Nhưng có lẽ họ vẫn là những người may mắn, bởi rất nhiều người khác hiện vẫn đang còn mất tích.
Gia đình những người mất tích đã đăng tải lên nhiều đoạn video, kể về thời gian, địa điểm người thân của họ bị bắt mang đi. động cưỡng bức.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-51111166

Lo ngại bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu,

Trung Quốc quyết mở cửa lĩnh vực dầu khí

Bộ Tài nguyên Trung Quốc (9/1) thông báo sẽ mở cửa hoạt động thăm dò dầu khí cho các công ty tư nhân và nước ngoài. Các doanh nghiệp có tài sản ròng ít nhất 300 triệu nhân dân tệ (43 triệu USD) có thể nộp đơn xin cấp phép.
Theo thông tin trên, Chính quyền Trung Quốc đã cho phép các công ty tư nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực dầu khí. Vì trước đây, Trung Quốc quy định chỉ các công ty quốc doanh mới được quyền xin giấy phép. Quyết định này sẽ giúp Trung Quốc tăng sản xuất trong nước và giảm lượng nhập khẩu khổng lồ. Nó nằm trong chiến dịch cải tổ lớn của Trung Quốc, sẽ phần nào xoa dịu lo ngại về khả năng tiếp cận các ngành công nghiệp trước thềm ký kết hiệp định thương mại sơ bộ với Mỹ tuần tới.
Theo giới phân tích, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào mức độ thành công của Bắc Kinh trong việc đáp ứng các nhu cầu năng lượng không ngừng tăng của cả nước. Sự phụ thuộc ngày một nhiều vào việc nhập khẩu nhiên liệu đã khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy bất an và lo lắng rằng, sự gián đoạn trong quá trình cung ứng nhiên liệu hoặc sự tăng giá không thể lường trước có thể làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng. Họ lo ngại rằng, bất kỳ sự giảm tốc nào cũng có thể dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội và đến lượt mình sự bất ổn xã hội sẽ huỷ hoại quyền lực của họ cũng như quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản. Vì lẽ đó, an ninh năng lượng được xem là có quan hệ mật thiết với sự ổn định kinh tế và chính trị, đồng thời được coi là nhân tố chủ chốt trong việc duy trì vai trò lãnh đạo và giữ vững vị thế cầm quyền của Đảng. Trong bối cảnh đó, vấn đề cung ứng nhiên liệu được đặt lên hàng đầu trong chương trình an ninh quốc gia Trung Quốc.
Hiện nay, xét về mặt tiêu thụ năng lượng, Trung Quốc đang đứng hàng thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Cơn khát năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc là hậu quả của sự bùng nổ kinh tế kéo dài suốt 30 năm qua, đi kèm với nó là sự mở rộng ngoại thương, gia tăng thu nhập, gia tăng dân số và đô thị hoá không ngừng. Nhu cầu đối với mọi dạng năng lượng – như than đá, dầu mỏ, khí đốt, điện, nước, các dạng năng lượng khác có khả năng phục hồi và cả năng lượng hạt nhân, trở nên tăng vọt. Nhờ nguồn dự trữ lớn, hiện nay than đang là loại nhiên liệu số 1 của Trung Quốc và cung ứng 2/3 nhu cầu năng lượng của nước này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng cao, đặc biệt là dầu mỏ. Sau khi Trung Quốc quyết định mở rộng sản xuất khí đốt tự nhiên, gas có thể sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của Bắc Kinh. Do sự phụ thuộc ngày một nhiều vào việc nhập khẩu nhiên liệu nên Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực rất lớn để củng cố an ninh năng lượng quốc gia. Để đáp ứng nguồn cung về năng lượng, Trung Quốc một mặt tích cực thúc đẩy thăm dò, khai thác dầu khí ở trên lục địa cũng như các vùng biển. Hiện nay Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ 2 thế giới.
Các chính sách năng lượng của chính phủ Trung Quốc bị chi phối bởi nhu cầu ngày càng tăng về dầu và sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu. Ủy ban cải cách và Phát triển quốc gia (NDRC) là cơ quan quản lý và hoạch định chính sách chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng, trong khi bốn Bộ khác giám sát các phần khác nhau trong chính sách dầu mỏ nước này. Chính phủ thành lập Tổng cục Năng lượng Quốc gia (NEA) tháng 7/2008 đóng vai trò là cơ quan quản lý năng lượng chủ chốt. NEA liên kết với NDRC có trách nhiệm phê duyệt các dự án năng lượng mới tại Trung Quốc, thiết lập giá năng lượng bán buôn trong nước, và triển khai các chính sách năng lượng của chính quyền trung ương. NDRC là một bộ phận trong Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, cơ quan cao nhất của quyền hành pháp trong nước. Trong tháng 1/2010, chính phủ đã thành lập Ủy ban năng lượng quốc gia với mục đích củng cố chính sách năng lượng giữa các cơ quan khác nhau trực thuộc Hội đồng Nhà nước.
Các công ty dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (NOCs) có ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực dầu mỏ của Trung Quốc. Giữa năm 1994 và 1998, chính phủ Trung Quốc cơ cấu lại hầu hết các tài sản dầu và khí thuộc sở hữu nhà nước thành hai công ty tích hợp theo chiều dọc: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng Công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec). Hai tập đoàn này điều hành hàng loạt các công ty con ở địa phương, và cùng nhau thống trị thị trường dầu mỏ thượng nguồn và hạ nguồn của Trung Quốc. CNPC đứng đầu về thượng nguồn ở Trung Quốc cùng với công ty con là PetroChina chiếm khoảng 60% tổng lượng dầu và 80% sản lượng khí đốt ở Trung Quốc. Chiến lược hiện nay của CNPC là hợp nhất các lĩnh vực của nó và nắm thị phần hạ nguồn. Ngược lại, Sinopec đã có truyền thống tập trung vào các hoạt động hạ nguồn như lọc dầu và phân phối chiếm gần 80% doanh thu của công ty trong những năm gần đây và từng bước tìm cách khai thác thượng nguồn hơn.
Các công ty dầu mỏ quốc doanh khác đã nổi lên trong vài năm qua. Tập đoàn Dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) chịu trách nhiệm thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi. Tập đoàn này cũng tỏ ra là một đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh với CNPC và Sinopec bằng cách không chỉ tăng chi phí sản xuất và thăm dò ở Biển Đông mà còn mở rộng phạm vi hoạt động vào lĩnh vực hạ nguồn, đặc biệt ở phía nam tỉnh Quảng Đông. Công ty Sinochem và Tập đoàn CITIC cũng đã phát triển trong lĩnh vực dầu mỏ ở Trung Quốc mặc dù vẫn tương đối nhỏ.
Trong khi việc sản xuất dầu trên đất liền ở Trung Quốc chủ yếu giới hạn CNPC và CNOOC thì các công ty dầu mỏ quốc tế (IOCs) được phép tiếp cận hơn với tiềm năng dầu mỏ ngoài khơi và các lĩnh vực khí đốt không theo quy ước, chủ yếu thông qua các thỏa thuận phân chia sản lượng và liên doanh. IOCs tham gia vào việc sản xuất và khai thác ngoài khơi Trung Quốc gồm: Conoco Phillips, Shell, Chevron, BP, Husky, Anadarko, và Eni. NOCs của Trung Quốc nắm giữ phần lớn quyền lợi trong hợp đồng phân chia sản lượng và có thể trở thành nhà điều hành một khi các chi phí triển khai được thu hồi. IOCs cung cấp chuyên môn kỹ thuật nhằm hợp tác với NOCs và xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đưa ra thuế nhiên liệu và cơ chế cải cách định giá sản phẩm quốc nội vào năm 2009 trong nỗ lực để buộc giá sản phẩm bán lẻ gần hơn với thị trường dầu mỏ quốc tế. Điều này có thể thu hút đầu tư ở hạ nguồn, đảm bảo lợi nhuận tốt hơn cho các nhà máy lọc dầu và giảm mức độ sử dụng năng lượng do giá trong nước thấp hơn và nhu cầu ngày càng tăng cao. Hệ thống định giá sản phẩm dầu mỏ hiện tại cho phép NDRC điều chỉnh giá bán lẻ khi bình quân của giá dầu thô nhập khẩu dao động ngoài phạm vi 4% trong vòng 22 ngày làm việc liên tiếp đối với xăng và dầu diesel. NDRC lên kế hoạch sửa đổi cơ chế định giá bằng cách rút ngắn thời gian điều chỉnh còn 10 ngày và giảm biên độ giá 4%. NDRC cũng có kế hoạch thêm dòng dầu thô chuẩn như là một phần của giỏ dầu thô quốc tế của Trung Quốc để đáp ứng tốt hơn nguồn chuyển dịch dầu mỏ nhập khẩu của nước này. Đến tháng 11/2011, Trung Quốc cũng đã áp đặt thuế tài nguyên theo giá trị là 5% trên tất cả sản lượng dầu và khí, bao gồm cả sản lượng tài nguyên không theo quy ước, với nỗ lực tăng nguồn thu cho chính quyền địa phương và khu vực, và khuyến khích sản xuất dầu và khí hiệu quả hơn. Thuế tài nguyên được mở rộng vào năm 2012 với các dự án liên quan đến liên doanh của các công ty Trung Quốc và quốc tế.
Trong những năm qua, để đảm bảo an ninh năng lượng, Trung Quốc đang thực hiện giải pháp bảo đảm nguồn năng lượng tiêu dùng trong nước: Thứ nhất, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việc sử dụng điện năng hiệu quả, thân thiện với môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững là vô cùng quan trọng. Vấn đề tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường đang là mục tiêu ưu tiên hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Trung Quốc đã tiến hành một loạt biện pháp tiết kiệm năng lượng để hạn chế sự gia tăng nhập khẩu năng lượng: thực hiện nghiêm ngặt tiết kiệm dầu mỏ trong nước, khuyến khích sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm công nghệ mới ít tiêu hao năng lượng; cử các chuyên gia đi học tập kinh nghiệm tiên tiến nước ngoài… Thực hiện các công xưởng luân phiên ngừng sản xuất, tránh căng thẳng về điện trong giờ cao điểm, kêu gọi toàn dân tiết kiệm và xây dựng mô hình xã hội tiết kiệm năng lượng. Thứ hai, đa dạng hóa nguồn cung, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng mới thay thế.
Cùng với tiết kiệm năng lượng, chủ động đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất năng lượng truyền thống và đa dạng hóa các nguồn năng lượng mới thay thế: năng lượng hạt nhân và phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương…). Phát triển năng lượng tái sinh và các nguồn năng lượng thay thế khác đang là một trong những trọng tâm của chiến lược an ninh năng lượng. Chiến lược năng lượng của Trung Quốc trong tương lai có sự chuyển hướng đầu tư mạnh mẽ sang các dạng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (gồm thủy điện, năng lượng gió, điện mặt trời, năng lượng sinh học). Chiến lược này được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu (2005-2010): Năng lượng tái tạo đóng vai trò phụ trợ; Giai đoạn hai (2010-2020): Nguồn năng lượng thay thế dần dần cho các loại năng lượng khác; Giai đoạn ba (2020-2030): Năng lượng tái tạo sẽ vươn lên chiếm lĩnh. Thứ ba, thu hút đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ trong ngành năng lượng, trong đó phát triển năng lượng tái tạo được coi là một trong những giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng và thân thiện với môi trường, giúp nguồn cung điện bớt phụ thuộc vào các nguồn truyền thống. Tuy nhiên, vốn đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo không hề nhỏ. Giá điện từ các nguồn năng lượng tái tạo có sự chênh lệch khá lớn với giá điện từ các nguồn truyền thống. Vì vậy, thu hút vốn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo rất khó khăn, cần có sự “chung tay” của các nguồn vốn đầu tư tư nhân cộng với “sức đẩy” từ sự trợ giúp của Chính phủ. Thứ tư, đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng mới, được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Trung Quốc (cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản) trong gói kích thích kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu đều dành ưu tiên cao cho tăng trưởng xanh (cơ cấu của Trung Quốc là 35% so với của Hàn Quốc lên đến 80%). Trong đó, đầu tư tập trung cho lĩnh vực năng lượng sạch, giao thông thân thiện môi trường, đô thị hóa bền vững, nông nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái, công nghiệp văn hóa, xử lý chất thải, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh. Trung Quốc tiến hành những cuộc cách mạng sạch, cách mạng xanh, cách mạng công nghệ cao… Trung Quốc cơ cấu lại 10 ngành, nghề chủ chốt (thép, ôtô, xi măng…) nhằm tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước hiện đại hóa các ngành chủ chốt để tiếp cận công nghệ xanh. Với ngành ôtô, Trung Quốc chuyển hướng chiến lược sản xuất ôtô tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới; Với ngành thép, khống chế sản lượng ở mức 300 triệu tấn/năm và loại bỏ công nghệ lạc hậu. Trong “Quy hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020), Trung Quốc coi phát triển “xanh” là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chiến lược tăng trưởng xanh là giải pháp để Trung Quốc và các quốc gia vượt qua các thách thức nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, mô hình tăng trưởng xanh, bền vững là mô hình được Trung Quốc và mọi quốc gia hướng tới.
http://biendong.net/bien-dong/32623-lo-ngai-bi-phu-thuoc-vao-nguon-nang-luong-nhap-khau-trung-quoc-quyet-mo-cua-linh-vuc-dau-khi.html

TQ đã sai khi căng thẳng đảo Natuna với Indonesia

Đầu năm 2020, Indonesia triển khai tàu chiến và chiến đấu cơ F-16 tuần tra vùng biển phía bắc quần đảo Natuna gần Biển Đông, trong bối cảnh Jakarta phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa tàu hải cảnh cùng tàu cá đi vào khu vực này.
Chính quyền Indonesia khẳng định Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở khu vực đảo Natuna và triệu tập đại sứ Trung Quốc.
“Tôi sẽ không bán chủ quyền đổi lấy đầu tư, không bao giờ. Tôi không ngu ngốc đâu.
Bộ trưởng điều phối biển Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan
Indonesia đổi chính sách
Jakarta luôn giữ quan điểm rằng mình không phải một bên tranh chấp hay ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, nhưng hành động rất cứng rắn trong khu vực tuyên bố EEZ. Việc Trung Quốc ra yêu sách “đường chín đoạn” cũng “đụng chạm” vào Indonesia.
Năm 2017, Indonesia có động thái đáng chú ý khi đổi tên một vùng biển ngoài khơi Natuna thành “biển Bắc Natuna”, và đây được cho là hành động chọc giận Trung Quốc. Chuyên gia Richard Heydarian cho rằng đã có một sự thay đổi lớn trong chính sách của Indonesia khi công khai bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự trong các vùng tuyên bố chồng lấn vừa qua.
Trước khi diễn ra vụ tàu Trung Quốc bị tố vi phạm EEZ của Indonesia hồi tháng 12-2019, hải quân Indonesia trong tháng 6 đã nổ súng vào một nhóm tàu cá Trung Quốc và làm bị thương một ngư dân. Bắc Kinh khi đó nói hành vi nổ súng của Indonesia là “lạm dụng vũ lực”.
Sau khi Trung Quốc áp đặt yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng chủ trì một cuộc họp nội các trên tàu chiến ở Natuna. Theo TS Koh Swee Lean Collin, việc Indonesia có cuộc tập trận hàng hải lớn nhất từ trước tới nay ở Biển Đông tháng 10 năm ngoái phản ánh nỗ lực của Jakarta nhằm nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền trong vùng biển quanh Natuna.
Mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với các vùng biển được xác lập bởi UNCLOS 1982, không làm phức tạp tình hình, có đóng góp thiết thực, thúc đẩy việc duy trì hòa bình ổn định và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác tại khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu hôm 9-1-2020 khi được hỏi về căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc ở khu vực đảo Natuna.
Thời cơ cho ASEAN
Trong khi Indonesia quyết đoán hơn, Malaysia cũng không ngồi yên. Malaysia vừa qua nộp lên Liên Hiệp Quốc một báo cáo xác định ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài vùng 200 hải lý ở Biển Đông bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Nhưng trong mắt giới quan sát quốc tế, hành động của Malaysia và Indonesia lại diễn tả một kịch bản ASEAN có thể tận dụng từ nước cờ sai của Trung Quốc. Viết trên Forbes ngày 10-1, tác giả Panos Mourdoukoutas khẳng định: “Malaysia, Indonesia và Việt Nam đánh bại Trung Quốc ngay chính sân chơi của Bắc Kinh”.
Ông Mourdoukoutas dẫn lời TS Namrata Goswami – nhà phân tích chính sách về khu vực, nhận định rằng khi Trung Quốc dùng “quyền lịch sử” và gửi Liên Hiệp Quốc tuyên bố “đường chín đoạn”, hiện nay các nước ASEAN cũng sử dụng pháp lý để giải quyết tranh chấp, và đây là một bước leo thang chiến lược quan trọng.
Theo bà Goswami, Malaysia có vẻ đã thay đổi bàn cờ Biển Đông, vì việc kiến nghị lên Liên Hiệp Quốc như vừa qua sẽ gây khó cho Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp song phương như đã từng làm với Philippines.
TS Koh Swee Lean Collin, chuyên gia an ninh hàng hải, trong bài viết cho Channel News Asia ngày 9-1 khẳng định Trung Quốc đã “chọc vào tổ ong” khi đụng tới Indonesia thời điểm này, và có khả năng nước tính sai này sẽ khiến Bắc Kinh gặp khó khi đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
ASEAN cần thúc đẩy tin tưởng lẫn nhau
Để đảm bảo phản bác hiệu quả yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, ASEAN cần phải dung hòa lợi ích giữa các thành viên. Lấy ví dụ, bản thân Việt Nam và Indonesia cũng phải xử lý câu chuyện song phương về chồng lấn trên biển mà hai bên đã nỗ lực thúc đẩy trong thời gian qua.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về giải pháp đối với khu vực chồng lấn giữa Indonesia – Việt Nam, GS Anak Agung Banyu Perwita (khoa quan hệ quốc tế, Đại học President, Indonesia) cho biết ASEAN cần tìm ra cơ chế giao tiếp tốt hơn, đồng thời phải tận dụng và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN.
“Tôi ủng hộ ý tưởng hợp tác về vấn đề này (tàu cá) để giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột giữa các bên. Vấn đề quan trọng là tất cả các bên nên tham gia hợp tác, thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau dựa trên trật tự khu vực.
Không ai bị bỏ lại phía sau nếu chúng ta thực sự muốn tìm kiếm một nền hòa bình trong khu vực. Nếu có ý kiến đóng góp nào đó, tôi sẽ đề nghị sự hợp tác bền vững giữa tất cả các bên, trong đó có Việt Nam. Chỉ thông qua sự hợp tác, chúng ta mới có thể đạt được sự thịnh vượng chung và ổn định hơn cho khu vực” – bà Perwita nói.
GS Perwita nhận định ở mức độ rộng, quan hệ song phương Indonesia – Việt Nam đang đi đúng hướng. Hợp tác giữa hai chính phủ cũng như giao lưu nhân dân đều chặt chẽ, sâu sắc và mạnh mẽ hơn. “Tôi không thấy có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào trong mối quan hệ hai nước cả” – chuyên gia Indonesia nhận định.
Về sự tham gia của các cường quốc ngoài ASEAN trong vấn đề Biển Đông và đàm phán COC, học giả người Indonesia cho rằng đó là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là ASEAN có thể quản lý được điều này hay không, có duy trì tính trung tâm, có thiết lập một trật tự dựa trên quy tắc của ASEAN hay không.
Indonesia bác bỏ “đường chín đoạn”
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở khu vực phía bắc đảo Natuna được UNCLOS 1982 công nhận. Là thành viên của UNCLOS, Indonesia yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các quy định này. Indonesia không công nhận tuyên bố “đơn phương” của Trung Quốc về “đường chín đoạn” và nhấn mạnh sẽ phối hợp với các bên liên quan để tăng cường bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình trên biển Natuna.
http://biendong.net/bi-n-nong/32596-tq-da-sai-khi-cang-thang-dao-natuna-voi-indonesia.html

Báo động: Trung Quốc cài phần mềm gián điệp

trong Smartphone Android

Reddit cho biết, toàn bộ smartphone và tablet Samsung bị phát hiện cài đặt spyware có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể là phần mềm gián điệp Qihoo 360 trong phần tính năng Device Care thường xuyên kết nối từ xa tới máy chủ đặt tại Trung Quốc.
Thông tin được tiết lộ trên Reddit, theo đó Samsung xác nhận module “Storage” của Device Care sử dụng công cụ Qihoo 360 nhưng không cung cấp thông tin liên quan vì sao nó lại kết nối tới máy chủ Trung Quốc. Qihoo 360 từng liên quan tới một vài scandal thu thập thông tin người dùng, nhưng là với smartphone có nguồn gốc từ Trung Quốc. Còn với smartphone Hàn Quốc gần như chưa có tiền lệ.
Người dùng Reddit cảnh báo rằng việc cấp phép cho Device Care được quyền truy cập không giới hạn vào tất cả dữ liệu điện thoại là vô cùng rủi ro và kiểm tra kỹ module Storage của Device Care cho thấy khi kích hoạt tính năng này sẽ kết nối tới một số máy chủ đặt tại Trung Quốc nhưng không rõ những loại dữ liệu nào được truyền đi. Nếu ai đó muốn chặn Device Care cũng không phải việc dễ dàng. Nếu không root máy, chỉ có cách đưa các domain Trung Quốc mà Device Care kết nối vào danh sách đen bằng cách dịch vụ kiểu như NextDNS. Còn nếu root máy, có thể chặn bằng các công cụ khóa quảng cáo kiểu như AdAway và Blokada.
Hiện nhiều người dùng đã lên forum chính thức của Samsung yêu cầu hãng gỡ bỏ phần mềm Qihoo 360 khỏi tính năng Device Care. Trong khi đó, hãng điện thoại Hàn Quốc khá im hơi lặng tiếng về vấn đề này. Theo thông tin mới nhất, Samsung cho biết luôn coi trọng vấn đề bảo mật thông tin của khách hàng và hãng đã thiết kế sản phẩm với ưu tiên hàng đầu cho quyền riêng tư và tính an ninh. Quá trình tối ưu hóa bộ lưu trữ, bao gồm rà soát và loại bỏ các tệp tin rác, được kiểm soát hoàn toàn bởi giải pháp chăm sóc thiết bị của Samsung. Công ty Công nghệ Qihoo 360 chỉ cung cấp một thư mục tham khảo cho các tệp rác đã biết để giúp ứng dụng Device Care xác định tất cả tin không cần thiết, ví dụ như tập lưu trữ và các tệp tin thừa.
Việc Trung Quốc cài phần mềm gián điệp vào các thiết bị điện tử không phải là hiếm gặp, cụ thể: (i) Tháng 6/2014, các chuyên gia của hãng bảo mật G Data (Đức) đã phát hiện ra một loại mã độc được cài sẵn trên chiếc smartphone có tên gọi Star N9500, một “phiên bản nhái” của Galaxy S4 được một hãng điện thoại tại Trung Quốc sản xuất. Loại mã độc được cài đặt sẵn này có chức năng gián điệp sẽ bí mật thu thập thông tin cá nhân của người dùng, thậm chí còn bí mật ghi lại nội dung các cuộc gọi hay những cuộc hội thoại mà người dùng nói chuyện gần điện thoại và gửi thông tin ra bên ngoài. Ngoài ra, nội dung tin nhắn cũng bị theo dõi và bí mật gửi đến hacker ở bên ngoài. Các chuyên gia cũng cho biết người dùng smartphone sẽ không hề hay biết mình đang bị theo dõi và rất khó có thể gỡ bỏ loại mã độc ra khỏi thiết bị vì nó là một phần trong firmware của thiết bị, nghĩa là được tích hợp thêm trong quá trình sản xuất thay vì được cài đặt sau khi hoàn thành. (ii) Tháng 11/2015, hãng bảo mật Cheetah Mobile Security Lab tuyên bố phát hiện Trojan đặc biệt nguy hiểm mang tên Cloudsota bị cài đặt sẵn trên ít nhất 30 loại thương hiệu máy tính bảng Trung Quốc từ các nhà sản xuất ít tên tuổi. Cloudsota được cho là có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung Quốc), có khả năng tự động gỡ bỏ bất kỳ ứng dụng chống virus nào mà người dùng cài trên thiết bị. Nó cũng bật các quảng cáo dạng pop-up xuất hiện trên màn hình, thay thế hình ảnh khi khởi động, đổi trang chủ trình duyệt để chuyển hướng kết quả tìm kiếm phục vụ cho việc quảng cáo. Các chuyên gia bảo mật ước tính có khoảng 17.233 tablet nhiễm Cloudsota được bán trên hệ thống Amazon ở Anh, Mỹ, Đức, Italy và Tây Ban Nha vào thời điểm đó và hiện con số này có thể đã tăng lên. (iii) Không chỉ những sản phẩm kém tên tuổi của Trung Quốc bị phát hiện cài đặt sẵn mã độc, mà ngay cả Xiaomi hãng smartphone có tốc độc tăng trưởng nhanh nhất thế giới hiện nay cũng “dính” phải cáo buộc cài đặt mã độc trên sản phẩm. Sự việc được phát giác hồi tháng 3/2019 vừa qua khi các chuyên gia của hãng bảo mật Bluebox (Mỹ) đã tiến hành một vài thử nghiệm trên chiếc smartphone Xiaomi Mi 4 và đã phát hiện một vài ứng dụng độc hại đã được cài đặt sẵn trên chiếc smartphone này, bao gồm một ứng dụng quảng cáo đã tự cải trang thành một ứng dụng của Google, và một ứng dụng độc hại dạng trojan, cho phép các tin tặc kiểm soát điện thoại từ xa… Các chuyên gia của Bluebox cũng phát hiện rất nhiều lỗ hổng bảo mật cho phép các hacker khai thác khi tiến hành kiểm tra
lỗi bảo mật trên Xiaomi Mi 4. Trước đó vào tháng 7/2014, chiếc smartphone Redmi Note của Xiaomi cũng bị phát hiện những dấu hiệu bí mật gửi thông tin của người dùng về máy chủ của Xiaomi tại Trung Quốc. Xiaomi sau đó đã phủ nhận điều này và cho biết đó thực chất là một tính năng trên sản phẩm của hãng, tuy nhiên sau đó Xiaomi cũng đã phải phát hành bản nâng cấp phần mềm để hủy bỏ đi chức năng này. (iv) Tháng 2/2015, một số chuyên gia bảo mật phát hiện máy tính của hãng Trung Quốc được cài đặt sẵn phần mềm Superfish Visual Discovery. Lenovo cho rằng phần mềm không theo dõi hoạt động của người dùng và giúp họ có trải nghiệm mua sắm tốt hơn trên máy tính. Thực tế, đây là phần mềm độc hại, có thể tự động chèn quảng cáo vào trang web khi sử dụng trình duyệt Chrome và Internet Explorer. Lenovo sau đó đã phải cung cấp công cụ hỗ trợ gỡ bỏ phần mềm này. Sáu tháng sau scandal trên, hãng máy tính Trung Quốc một lần nữa bị phát hiện cài sẵn phần mềm Lenovo Service Engine (LSE) trên thiết bị từ khi xuất xưởng. Các chuyên gia bảo mật cho biết, phần mềm này hoạt động như một phần mềm gián điệp, chạy ngầm và kích hoạt ngay khi máy tính bật lên, tự động tải về nhiều tập tin và rất khó gỡ bỏ khỏi hệ thống do được cài vào BIOS (phần điều khiển dưới mức hệ điều hành). Bên cạnh đó, một nhà nghiên cứu bảo mật độc lập đã phát hiện lỗ hổng có thể tạo điều kiện cho hacker thông qua phần mềm LSE để thực hiện tấn công thiết bị, như tấn công tràn bộ đệm và cố gắng kết nối với máy chủ kiểm định của Lenovo. (v) Mới đây, tờ The Guardian cho biết, khách du lịch vào Tân Cương sẽ được yêu cầu mở khóa và giao nộp điện thoại để nhân viên an ninh cài đặt phần mềm theo dõi thông tin. Phần mềm này có thể theo dõi e-mail, tin nhắn, địa chỉ liên lạc và nhiều thông tin khác. Nhân viên an ninh sẽ mang smartphone đi, sau đó trả lại mà không nói họ đã cài phần mềm gián điệp vào máy. Cũng theo The Guardian, nhiều khách du lịch đã phát hiện ứng dụng lạ trên điện thoại Android sau khi vào khu vực kiểm soát Tân Cương. Ứng dụng này do Trung Quốc thiết kế cho mục đích truy tìm các nội dung bị chính phủ nước này nghiêm cấm.
Việc các thiết bị di động được bán ra có cài sẵn phần mềm độc hại hoặc gián điệp không phải là chuyện lạ, đặc biệt là những mẫu smartphone đến từ Trung Quốc. Chúng ta hoàn toàn có thể nghi ngờ điều này bởi đa số những mẫu smartphone Trung Quốc thường có cấu hình cao, nhưng lại được bán ra với mức giá khá rẻ, thậm chí chỉ bằng một nửa so với các thương hiệu khác.  Mới đây, các cơ quan tình báo của Mỹ đã khuyến cáo người dùng nên hạn chế sử dụng smartphone Trung Quốc, đặc biệt là những thiết bị của Huawei và ZTE. Giám đốc FBI, Christopher Wray cho biết smartphone Trung Quốc thường được tích hợp công cụ đánh cắp thông tin cá nhân, theo dõi người dùng mà không bị phát hiện.
Trung Quốc từ lâu đã trở thành quốc gia chuyên “sao chép” công nghệ, thiết kế hoặc những sản phẩm mới của các doanh nghiệp và chính phủ Mỹ. Đơn cử như việc ăn cắp thiết kế của máy bay tiêm kích tàng hình F-35 cho đến các tập tin của Bộ Ngoại giao hồi năm 2006, hay gần đây nhất là sao chép thiết kế “tai thỏ” trên iPhone X của Apple…
Trong vài năm qua, có khá nhiều hãng sản xuất smartphone Trung Quốc bị người dùng phát hiện tích hợp phần mềm gián điệp trên điện thoại, đơn cử như Xiaomi, Lenovo, Huawei và một số mẫu điện thoại giá rẻ khác đến từ Trung Quốc. Các phần mềm gián điệp thường được cài đặt sẵn và ngụy trang dưới dạng các ứng dụng Android phổ biến như Facebook và Google Drive. Người dùng sẽ không thể gỡ bỏ nếu không mở khóa được bootloader vì nó nằm bên trong firmware của smartphone. Các thương hiệu điện thoại thông minh bị ảnh hưởng bao gồm Lenovo, Huawei, Xiaomi, Alps, Concorde, DJC, Sesonn và Xido. Hầu hết các mô hình bị dính mã độc chỉ được bán ở châu Á và châu Âu. Có thể thấy những dòng điện thoại này được rao bán rất nhiều trên các trang bán hàng trực tuyến, cũng như ở các cửa hàng nhỏ lẻ, đặc biệt là các khu chợ ở biên giới phía Bắc. Để tránh bị theo dõi hoặc mất cắp thông tin, người dùng hãy hạn chế mua điện thoại giá rẻ không có thương hiệu, chỉ chọn mua các sản phẩm có tên tuổi, sách hộp đầy đủ tại những cửa hàng lớn và uy tín. Với mức giá cực rẻ, điện thoại Trung Quốc đang làm mờ mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên, ẩn đằng sau nó là những hiểm họa không thể lường trước.
http://biendong.net/bien-dong/32620-bao-dong-trung-quoc-cai-phan-mem-gian-diep-trong-smartphone-android.html

WHO: Một ca virút mới từ Trung Quốc

được phát hiện đầu tiên ở Thái Lan

Ngày 13/1, Tổ chức Y tế Thế giới WHO xác nhận ca đầu tiên tại Thái Lan về một virút mới cùng loại với SARS đứng đằng sau một vụ bùng phát bệnh sưng phổi tại Trung Quốc.
Cơ quan y tế Liên hiệp quốc nói một người từ Vũ Hán đến Thái Lan đã nhập viện ở Thái Lan ngày 8/1 sau khi được chuẩn đoán bị sưng phổi nhẹ.”
“Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm xác nhận novel coronavirus là tác nhân gây bệnh,” phát ngôn viên của WHO Tarik Jasarevic nói với AFP trong một email, khi đề cập đến virút mới.
WHO cho biết có thể sớm tổ chức một cuộc họp khẩn cấp về sự lây truyền của virút mới.
Trường hợp này đánh dấu lần đầu tiên bệnh này phát hiện bên ngoài Trung Quốc, nơi 41 người có triệu chứng giống như sưng phổi được chuẩn đoán cho đến nay với virút mới tại trung tâm thành phố Vũ Hán, với một nạn nhân chết ngày thứ năm tuần trước.
Vụ này đã gây nên báo động vì lo ngại bệnh SARS, hay Triệu chứng Hô hấp Cấp tính Thình lình mà vào năm 2002-2003 đã giết chết 349 người tại Hoa lục và 299 người khác tại Hong Kong khiến cho kinh tế nơi này bị thiệt hại nặng vì ảnh hưởng tai hại của dịch bệnh đối với ngành du lịch.
WHO xác nhận là dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc là do một loại corona virus chưa hề biết trước đây, gây cảm lạnh thông thường đến những bệnh nghiêm trọng như SARS.
Tổ chức này ngày 13/1 cho biết đã được các giới chức y tế Thái Lan thông báo là bệnh nhân đã hồi phục.
WHO cũng nói không có gì ngạc nhiên khi virút vượt qua biên giới Trung Quốc.
“Khả năng những trường hợp khác được xác nhận tại các nước khác không được kỳ vọng xảy ra, và trầm trọng thêm. Đó là lý do tại sao WHO kêu gọi tiếp tục theo dõi và chuẩn bị tại các nước khác,” WHO nói trong một thông báo.
WHO cũng cho biết là đã đưa ra những chỉ dẫn về cách thức phát hiện và chữa trị cho những người mắc bệnh do virút mới, và nhấn mạnh là quyết định của Trung Quốc nhanh chóng chia sẻ chu kỳ di truyền của virút giúp nhanh chóng chuẩn đoán các bệnh nhân.
WHO không khuyến cáo biện pháp rõ rệt nào đối với du khách hay hạn chế buôn bán với Trung Quốc, tuy nhiên nhấn mạnh vào ngày 13/1 là WHO xem tình hình là nghiêm trọng.
“Xét về sự phát triển này, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ tham khảo khẩn cấp với các thành viên của Uỷ ban Khẩn cấp và có thể triệu tập một phiên họp của uỷ ban trong thời gian ngắn,” WHO cho biết trong một tuyên bố.
https://www.voatiengviet.com/a/who-m%E1%BB%99t-ca-vir%C3%BAt-m%E1%BB%9Bi-t%E1%BB%AB-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-%E1%BB%9F-th%C3%A1i-lan-/5244180.html

Chuẩn bị phát hành tiền điện tử:

Chiến lược kích cầu nền kinh tế của TQ

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chuẩn bị phát hành đồng tiền Nhân dân tệ phiên bản điện tử (DCEP). Đồng tiền này có thể gây ra nhiều tác động đến chính trị, kinh tế, tài chính trên toàn thế giới vì tiền tệ không chỉ là vấn đề kinh tế mà con là vấn đề về chủ quyền.
Nhân dân tệ phiên bản điện tử
Truyền thông Trung Quốc cho biết, đồng DCEP dựa trên công nghệ blockchain. Tuy nhiên, trái với tính phi tập trung của blockchain, các giao dịch không ẩn hoàn toàn. Đồng DCEP cũng không phải là tiền ảo vì giá trị của nó được cố định vào giá Nhân dân tệ chứ không phải được định giá theo thị trường như Bitcoin hay những đồng tiền ảo khác. Đồng DCEP hoạt động trên cơ chế 2 tầng, phục vụ cho nghiệp vụ phát hành và thu hồi. Tầng thứ nhất, PBoC sẽ phát hành và thu hồi đồng tiền thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Tầng thứ hai, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm cho việc phân bổ đồng tiền kỹ thuật số đến các thành phần cá thể trong thị trường tài chính.
Ngân hàng thương mại sẽ phải kí gửi 100% giá trị dự trữ tại ngân hàng trung ương để đổi lấy tiền điện tử, sau đó phân phối cho người dùng. Người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tải xuống ví điện tử trên điện thoại di động của mình và nạp tiền điện tử DCEP từ tài khoản của họ tại các ngân hàng (tương tự như nạp từ ATM). Sau đó, họ sử dụng như tiền mặt để thực hiện và nhận thanh toán với bất kì người nào khác có ví điện tử. Điều này phù hợp với tình hình thực tế vì Trung Quốc đang ngày càng trở thành một xã hội không tiền mặt. Ngay cả những người buôn bán nhỏ lẻ ở các thị trấn nhỏ cũng thích sử dụng ứng dụng thanh toán di động hơn là dùng tiền giấy. Đồng DCEP dự kiến sẽ được thử nghiệm trước tại hai thành phố Thẩm Quyến và Tô Châu.
Lợi – hại song hành
Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Mu Changchun cho biết, đồng tiền số của Trung Quốc sẽ không giống với các loại tiền điện tử phổ biến hiện nay và sẽ có một cấu trúc phức tạp hơn. Theo ông Mu Changchun, đồng tiền số của Trung Quốc sẽ hoạt động trên cấu trúc vận hành được phân chia thành hai cấp, trong đó cấp trên là PBoC và cấp dưới là các ngân hàng thương mại. Mục đích của PBoC là để tiền kỹ thuật số thay thế tiền mặt trong lưu thông. Tiền kỹ thuật số cũng sẽ hỗ trợ lưu thông và quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (CNY). Đồng thời, mục đích đồng tiền này cũng có sự khác biệt, một mặt giúp Chính phủ Trung Quốc đối phó với quy mô khủng khiếp của nền kinh tế và dân số quốc gia này, mặt khác sẽ là đối trọng với các thách thức lớn đến từ những thế lực mới như Libra, mà ẩn chứa đằng sau là sức mạnh của đồng USD. Nó lại càng có ý nghĩa hơn khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang trong giai đoạn nóng bỏng nhất từ trước đến nay.
Theo nhận định của giới nghiên cứu PboC, đồng tiền này có thể gây ra nhiều tác động đến chính trị, kinh tế, tài chính trên toàn thế giới vì tiền tệ không chỉ là vấn đề kinh tế mà con là vấn đề về chủ quyền. Bên cạnh đó, việc ra đời đồng tiền DCEP cũng làm nảy sinh một số tác động đối với các ngân hàng thương mại, đối với nền kinh tế và đối với quan hệ giao thương của Trung Quốc với các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng đồng tiền này có thể bảo vệ Trung Quốc khỏi những đồng tiền ảo như Bitcoin hay Libra (đồng tiền ảo do Facebook phát hành) – đồng tiền được thiết kế và kiểm soát bởi những người khác. Đồng DCEP cũng giúp Trung Quốc giảm khoảng cách sử dụng đồng Nhân dân tệ so với đồng USD, qua đó đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Một lợi ích lớn nữa mà đồng tiền điện tử mang lại là làm tăng tốc độ giao dịch. Trong năm 2018, nhu cầu thanh toán của các ngân hàng Trung Quốc là 92 000 giao dịch (GD)/giây. Tốc độ này vượt xa mức Bitcoin có thể hỗ trợ. Ngay cả đồng Libra cũng chỉ đạt 1000 GD/giây, Paypal đạt 40 000 GD/giây. Trong khi đó, theo nhận định của PBoC thì tốc độ giao dịch của đồng DCEP có thể đạt 220 000 GD/giây. Về hoạt động của các ngân hàng thương mại, ảnh hưởng của DCEP chủ yếu là vấn đề kế toán. Đồng tiền điện tử đại diện cho tiền trong lưu thông (M0), chứ không phải tiền gửi tiết kiệm không kì hạn (M1) mà các NH sử dụng để cho vay lại các công ty và hộ gia đình, nên đồng tiền điện tử cần phải được tách biệt với tiền tiết kiệm thông thường. Về mặt chính sách, vì tiền điện tử của PBoC được thiết kế để thay thế tiền mặt, nên không có tác động lớn đến nguồn cung tiền và do đó có rất ít ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ. Nếu loại tiền này được chấp nhận rộng rãi và mọi người được khuyến khích giữ nhiều tiền hơn khiến tiền gửi ngân hàng có thể giảm, nhưng tác động sẽ có thể kiểm soát được. Sự ra đời của đồng DCEP sẽ giúp hỗ trợ việc tập trung hoá tiền tệ. Tiền điện tử giúp cắt giảm chi phí lưu thông của tiền giấy, kiểm soát chính xác nguồn cung tiền. Do đó về dài hạn, NHTW có thể sử dụng tiền điện tử để thúc đẩy nền kinh tế. Hơn nữa, nếu Trung Quốc có thể chuyển sang bộ công cụ chính sách tiền tệ mới, tiền tệ số hóa sẽ cho phép nước này áp dụng lãi suất âm ngay cả đối với những người nắm giữ tiền điện tử.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nêu lên một số nhược điểm của đồng tiền này, như đe dọa đến quyền riêng tư thông tin tài chính của người sử dụng. Trái với tính phi tập trung của blockchain, danh tính và thông tin của người dùng có thể sẽ được gắn với các ví điện tử riêng lẻ và điều này tạo ra cơ hội thông tin cá nhân bị xâm nhập. Ngoài ra, vẫn còn phải xem liệu đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ hoạt động như thế nào trong các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới, bởi đây là nơi đan xen nhiều quy định của nhiều quốc gia khác nhau.
Nguy cơ đối với Việt Nam
Một khi Trung Quốc phát hành tiền điện tử, thì Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất vì mối liên quan mật thiết giữa hai kinh tế, văn hóa tiêu dùng và cả những khoản nợ, đầu tư, dự án… Việc chấp nhận tiền kỹ thuật số trong giai đoạn này chưa phù hợp với hiện trạng hạ tầng số của Việt Nam.
Tuy Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước chưa công nhận tính hợp pháp của tiền kỹ thuật số. Nhưng thị trường hoạt động của các loại tiền ảo vô cùng sôi động. Theo thống kê từ các trang tin, sàn giao dịch tiền ảo dẫn đầu thế giới thì Việt Nam hiện nằm trong Top 3 hoặc 4 quốc gia dẫn đầu về lượng truy cập. Bên cạnh đó, thống kê của trang coin.dance, Việt Nam cũng có mặt trong số các nước có lượng giao dịch hàng đầu thế giới. Chưa rõ thời điểm nào Việt Nam sẽ có khung pháp lý thực sự cho lĩnh vực này.
Giới chuyên gia Việt Nam cho rằng, thực tế thì Việt Nam, Trung Quốc hay nhiều quốc gia khác đều cho rằng tiền số là nguy cơ thách thức lớn cho chính sách tiền tệ quốc gia hơn là đem đến lợi ích cho nền kinh tế và các dịch vụ tiêu dùng. Vì vậy các hoạt động, nghiên cứu để Chính phủ đưa ra khung pháp lý đều xoay quanh những yếu tố như làm sao để siết chặt hay kiểm soát các đồng tiền ảo xuất hiện, cấm
các hoạt động mua bán sử dụng tiền ảo. Chúng ta cần nhìn nhận rằng, công nghệ Blockchain – xương sống của tiền ảo là xu thế tất yếu và thực sự cần thiết cho các ứng dụng giúp ích cho nền kinh tế trong tương lai gần. Sự tồn tại của tiền ảo trong nhiều khía cạnh khác nhau cũng đem đến rất nhiều lợi thế trong xu hướng phát triển chung của kinh tế số cùng với thời kỳ lớn mạnh về công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Do đó, Việt Nam nên có các ứng xử hợp lý để phù hợp với xu thế phát triển nhưng vẫn đảm bảo yếu tố pháp lý. Một số điểm quan trọng như: Nên kết hợp, khuyến khích các tổ chức, công ty, nhóm công nghệ liên quan đến blockchain, tiền ảo… cùng đóng góp ý tưởng để xây dựng nên các quy định, sớm ban hành khung pháp lý phù hợp. Điều này giúp cho các đơn vị liên quan biết được phạm vi họ có thể nghiên cứu, ứng dụng tiền ảo vào trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ cho xã hội.
http://biendong.net/bien-dong/32617-chuan-bi-phat-hanh-tien-dien-tu-chien-luoc-kich-cau-nen-kinh-te-cua-tq.html

Trung Quốc cảnh báo Đài Loan:

Người ly khai sẽ ‘ô nhục ngàn năm’

Những người ly khai sẽ “để lại một mùi hôi thối trong 10.000 năm”, nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Quốc nói hôm 13/1 tại Bắc Kinh trong một phản ứng mạnh mẽ nhất cho tới lúc này đối với việc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử bằng một thông điệp đứng lên chống lại Bắc Kinh.
Bà Thái tái đắc cử hôm 11/1 sau một chiến thắng áp đảo trong một cuộc bầu cử bị kiềm chế bởi các nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm làm cho hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là của riêng họ chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh.
Bà Thái nói khi tuyên bố chiến thắng rằng Đài Loan sẽ không nhượng bộ trước các mối đe dọa và hăm dọa từ Trung Quốc và chỉ có người Đài Loan mới có quyền quyết định tương lai của chính họ.
Phát biểu tại châu Phi, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Vương Nghị cho biết chính sách “Một Trung Quốc” công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc từ lâu đã trở thành sự đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế.
“Sự đồng thuận này sẽ không thay đổi chỉ vì một cuộc bầu cử địa phương ở Đài Loan, và sẽ không bị lung lay vì những lời nói và hành động sai lầm của một số chính trị gia phương Tây,” ông Vương nói thêm, ám chỉ rõ ràng tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Để chúc mừng bà Thái, Ngoại trưởng Pompeo đã ca ngợi bà vì đã tìm kiếm sự ổn định với Trung Quốc “khi liên tục đối mặt với áp lực.”
Ông Vương, trong các bình luận do Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát ra, cho biết “việc thống nhất đất nước qua eo biển Đài Loan là một điều không thể tránh khỏi trong lịch sử.”
“Những người ly khai khỏi đất nước chắc chắn sẽ để lại một mùi hôi thối trong 10.000 năm,” ông Vương, người từng đứng đầu Văn phòng Quan hệ Đài Loan của Trung Quốc, nói khi sử dụng một thành ngữ của Trung Quốc hàm ý đi vào lịch sử với một sự ô nhục.
Trung Quốc đã thông qua luật chống ly khai năm 2005, trong đó cho phép việc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan nếu Trung Quốc đánh giá rằng họ đã ly khai. Đài Loan nói họ đã là một quốc gia độc lập được gọi là Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của nước này.
Đáp lại lời phát biểu của ông Vương, chính phủ Đài Loan cho biết hòn đảo này chưa bao giờ là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử.
Hội đồng các Vấn đề Đại lục của Đài Loan nói ông Vương “phải đối mặt với thực tế và ngừng tin vào những lời nói dối của chính mình.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-canh-bao-dai-loan-nhung-nguoi-ly-khai-se-o-nhuc-ngan-nam/5243855.html

Báo chí Philippines thể hiện quan ngại và cảnh báo

về việc Chính quyền Manila

tiến hành tập trận hải quân chung với TQ

Trong bối cảnh các tranh chấp Biển Đông đang diễn biến phức tạp và các bên tranh chấp đang có xu hướng tăng cường phối hợp lập trường, đối phó với các yêu sách và hành vi trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines lại có các động thái được xem là trải thảm đỏ cho Bắc Kinh.
Truyền thống Philippines dẫn thông báo của phát ngôn viên Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) Arman Balilo hôm nay 7/01 cho biết lực lượng này cùng lực lượng hải cảnh Trung Quốc diễn tập hàng hải từ ngày 14/01 đến ngày 17/01 tại tại trụ sở của PCG ở Manila. Lực lượng của Trung Quốc cử đến Philippines là tàu hải cảnh Trung Quốc 5204, cập cảng ở Manila vào ngày 13/01. Tờ “Philippines Daily Inquirer” cảnh báo rằng rằng các tàu hải cảnh Trung Quốc lâu nay chiếm bãi cạn tranh chấp Scarborough để thực thi các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Trung Quốc cũng đang dùng tàu hải cảnh để bảo vệ các tàu dân quân biển của nước này ở Biển Đông.
Tờ báo Philippines cũng nhắc lại rằng Indonesia hồi cuối tháng trước phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna phía nam Biển Đông. Hôm 1/01, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ra thông báo cảnh báo tàu hải cảnh Trung Quốc gần đây vi phạm EEZ của Indonesia và nhấn mạnh nước này “sẽ không bao giờ công nhận ‘đường chín đoạn’, một yêu sách đơn phương do Trung Quốc đưa ra mà không có sự công nhận hợp pháp theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982”.
Báo chí Philippines cũng trích lại phát biểu của Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah hôm 20/12/2019, trong đó gọi yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc là “điều nực cười”. Philippines Daily Inquirer còn nhắc lại rằng Việt Nam đã kiên quyết phản đối vụ tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 7 đến gần cuối tháng 10/2019.
Chính sách của Chính quyền Tổng thống Duterte đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của công luận tại Philippines. Đó là do sự nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thậm chí là bỏ qua phán quyết của Tòa để đổi lại những lợi ích về kinh tế từ Trung Quốc, mà cụ thể là các khoản viện trợ và đầu tư tài chính. Trong khi trên thực địa, Trung Quốc vẫn hành động ngang ngược, chèn ép Philippines. Người dân Philippines đã bị Trung Quốc dọa nạt, tịch thu cá ngay trong vùng biển đặc quyền kinh tế và vùng biển đánh bắt cá truyền thống của người dân Philippines. Những hoạt động của tàu quân sự và tàu đánh cá của Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough đã khiến cho môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị hủy hoại nghiêm trọng. Đặc biệt, đối với Philippines, hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Philippines bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi Trung Quốc ngăn cấm không cho ngư dân Philippines vào đánh bắt ở vùng biển vốn là ngư trường truyền thống của họ. Cục Thủy sản và Tài nguyên nước Philippine hồi tháng 6/2018 đã phải công bố báo cáo về đánh giá về mức thiệt hại nặng nề đối với các rặng san hô quanh khu vực bãi cạn Scarborough dưới sự kiểm soát của lực lượng Tuần duyên Trung Quốc, qua đó kết luận khu vực bãi cạn Scarborough hiện không còn cá nữa vì thức ăn cho cá là san hô đã biến mất và phải mất ít nhất 40 năm san hô mới mọc lại. Nguyên nhân là do không có người quản lý ngư dânTrung Quốc ở đây, để họ thỏa sức đánh bắt trái phép, bao gồm việc sử dụng chất nổ đối với các rặng san hô.
http://biendong.net/bien-dong/32625-bao-chi-philippines-the-hien-quan-ngai-va-canh-bao-ve-viec-chinh-quyen-manila-tien-hanh-tap-tran-hai-quan-chung-voi-tq.html

Úc: Cháy rừng làm tranh luận chính trị

về biến đổi khí hậu thêm nóng bỏng

Cháy rừng ở Úc dự báo vẫn có thể diễn ra trong vài tháng tới dù thời tiết mát hơn, kéo theo các tranh luận chính trị nảy lửa.
28 người thiệt mạng, hơn 5.900 ngôi nhà bị phá huỷ, hàng chục ngàn người phải sơ tán, 11 triệu ha rừng bị thiêu rụi., cho đến thời điểm này do cháy rừng tại Úc năm nay.
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ước tính có khoảng 1,25 tỉ động vật có thể đã bị chết cháy, nhiều khu rừng sẽ cần nhiều chục năm để hồi phục.
Gần 2000 ngôi nhà bị thiêu rụi trong đám cháy ở Úc
Cháy rừng ở Úc: 7 người chết và hơn 200 ngôi nhà bị phá hủy
Cháy rừng ở Úc khiến dân phải sơ tán
Những ngày này ở Úc thời tiết đã mát dịu hơn nhưng Dịch vụ cứu hỏa nông thôn vẫn cảnh báo rằng, những vụ cháy rừng có thể vẫn diễn ra trong vòng vài tháng tới.
Và nhiều đám cháy hiện vẫn diễn ra trên toàn nước Úc.
Chính phủ liên bang Úc loan báo sẽ hỗ trợ tài chính cho 42 hội đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi cháy rừng. Mỗi hội đồng sẽ nhận được 1 triệu Úc kim.
Cháy rừng cũng kéo theo hàng loại tin đồn lan tràn trên mạng xã hội. Trong đó, nhiều tin đồn đã cố ý lái nguyên nhân cháy rừng là do có người đốt, chứ không phải do thời tiết hay biến đổi khí hậu gây ra.
Nhà báo Tuy Nguyen viết trên facebook rằng, phóng hỏa là tội bị trừng phạt nặng ở Úc, đặc biệt là trong các mùa cháy rừng. Đến nay, cảnh sát tiểu bang New South Wales cho biết họ đã truy tố 24 nghi phạm về tội đốt lửa gây cháy rừng kể từ tháng 11.
Thế nhưng trên các mạng xã hội, phóng hỏa đã bị biến thành nguyên nhân chính gây ra cháy rừng.
Cháy rừng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch Úc với việc nhiều khách du lịch mang ấn tượng về sự không an toàn khi du lịch đến Úc thời điểm này.
Tuy nhiên, cơ quan du lịch Úc nói rằng ở thời điểm hiện tại, Brisbane, Cairns và Great Barrier Reef ở Queensland, nhiều khu vực ở Tây Úc,Tasmania và vùng lãnh thổ phía Bắc vẫn an toàn để thăm viếng. Tất cả các sân bay quốc tế ở Úc, trong đó có cả Sydney, Melbourne và Adelaide vẫn hoạt động bình thường, theo trang ttgasia.com.
Những thông tin về các khu vực ở Úc vẫn an toàn khi du lịch có thể tìm thấy tại đây.
Trong hoạn nạn mới tỏ lòng nhau
Những hình ảnh về các vụ cháy rừng đã chạm đến trái tim, không chỉ người Úc mà khắp nơi trên thế giới.
Hơn 25.000 người đã đệ đơn tình nguyện tham gia Dịch vụ chữa cháy nông thôn kể từ đầu mùa cháy năm nay – một con số kỷ lục.
Nhiều người đã quyên góp tài chính để góp một phần trong khắc phục hậu quả.
Một người gây quỹ cho các dịch vụ chữa cháy ở New South Wales (NSW), do nghệ sĩ hài người Úc Celeste Barber khởi xướng, đã quyên góp được hơn 20 triệu đô la Úc (13 triệu Mỹ kim) chỉ trong có 48 giờ.
Tính ra, đã có hơn 70 triệu đô la Úc đã được quyên góp, bao gồm tiền hỗ trợ dịch vụ cứu hỏa, hỗ trợ những người mất nhà cửa và người chăm sóc động vật hoang dã.
Cộng đồng người Việt cũng không đứng ngoài những hoạt động như vậy.
Người Việt đang sinh sống ở khắp nơi trên nước Úc cũng như những người đã từng gắn bó hay yêu mến nước Úc đã chung tay đóng góp một phần để giúp đỡ cộng đồng đang gặp khó khăn.
Sáng 11/1, tại Cabramatta – ‘thủ đô’ của cộng đồng người Việt tại Úc- Hội Tương Trợ Người Việt Hải ngoại New South Wales và Hội Phụ Nữ Việt Nam Tự Do tiểu bang này đã tổ chức gây quỹ “Koala Rescue Appeal” nhằm hỗ trợ cho các hoạt động cứu vãn các chú gấu Koala bị ‘mất mạng’ trong các vụ cháy rừng tại tiểu bang NSW.
Dạ tiệc Tấm lòng vàng lần thứ 7 cũng được cộng đồng người Việt ở đây tổ chức nhằm quyên góp hỗ trợ các nạn nhân cháy rừng.
Trước đó, tại Victoria, Hội Văn hóa Nghệ thuật và CLB Người Việt trên 50 tuổi tại Melbourne đã tổ chức ‘Đêm văn nghệ nghĩa tình’ nhằm gây quỹ ủng hộ lực lượng cứu hỏa -vốn luôn đứng ở tuyến đầu hiểm nguy trong trận chiến với cháy rừng.
Hội chợ Tết của người Việt ở New South Wales cũng tổ chức một gian để bán hàng gây qũy ủng hộ cháy rừng.
Ông Paul Huy Nguyễn, Chủ tịch Ban chấp hành Cộng đồng người Việt tự do tiểu vang New South Wales cho biết, người Việt là một trong những cộng đồng tích cực gây quỹ để ủng hộ cho các hoạt động chữa cháy và khắc phục.
Ông nêu dẫn chứng rằng, chỉ trong một hoạt động xuống đường gây quỹ, chỉ trong có 4 tiếng đồng hồ, từ 10 giờ 30 sáng đến 2:30 chiều, đã thu được gần 40 ngàn đô la Úc.
“Vụ cháy năm nay ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng cũng như tài sản trước mắt cũng như về lâu về dài sẽ ảnh hưởng râts lớn đến nhiều cộng đồng địa phương của nước Úc. Tuy cộng đồng người Việt không bị ảnh hưởng nhiều từ vụ cháy này, cũng như tôi chưa có thông tin về bất cứ nạn nhân nào trong các vụ cháy rừng vừa qua là người Việt. Tuy nhiên, đây là thảm hoạ chung của tất cả các cộng đồng cùng chung sống trên đất nước Úc. Bởi vậy, cộng đồng người Việt rất tích cực trong hoạt động này,” ông Paul Huy Nguyễn nói.
Ông Huy Nguyễn cũng cho hay rằng, con số 40 ngàn nói trên chỉ là một trong rất nhiều hoạt động sẽ còn được liên tục tổ chức bởi các hội đoàn cũng như các tổ chức, thậm chí các doanh nghiệp trong cộng đồng để góp một phần dù nhỏ “như một lời tri ân đến nước Úc đã cưu mang cộng đồng người Việt và chúng tôi có trách nhiệm để đáp lại và cùng với các cộng đồng khác, cùng vượt qua thời khắc khó khăn như thế này,” ông Paul Huy Nguyễn nói.
Cộng đồng các du học sinh từng học tại Úc cũng tổ chức quyên góp, kêu gọi qua Facebook và nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành.
Đâu là nguyên nhân?
Thực tế, với nước Úc từ xưa đến nay, cháy rừng là chuyện xảy ra hàng năm.
Tuy nhiên, điều kiện thời tiết trong đợt cháy lần này được các chuyên gia khẳng định là không có tiền lệ.
Giáo sư David Bowman, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cứu hỏa, Đại học Tasmania, Úc, trả lời BBC News Tiếng Việt qua email cho rằng, cường độ và sự trải rộng của các vụ cháy rừng trên năm tiểu bang ở toàn nước Úc là minh chứng cho tính chất bất thường, chưa từng có từ trước đến nay của vụ cháy năm nay.
Giáo sư Bowman cũng khẳng định tính chất bất thường của mùa cháy rừng năm nay thể hiện qua mức độ tàn phá rừng do cháy, độ khô của thảm thực vật rừng và chất lượng không khí kém đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người dân trên khắp nước Úc.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, có những khu vực các năm trước chưa từng hay ít khi bị cháy thì năm nay lại bốc cháy.
Ông đưa việc một trang trại chuối ở Taylors Arm, phía tây Macksville, tiểu bang New South Wales, hay thảm thực vật thời Gondwana ở Vùng hoang dã ở Tasmania, vốn chưa từng bị cháy trong hơn 1.000 năm qua như bằng chứng của sự thay đổi.
“Tôi không rõ lý do vì sao nhiều người cứ khẳng định rằng, những vụ hoả hoạn như thế này trước đây vẫn từng xảy ra. Trong khi, muốn ứng phó tốt với những vụ cháy rừng như thế này hiện tại và trong tương lai, điều đầu tiên là chúng ta phải thừa nhận quy mô của vấn đề,” Giáo sư Bowman nói.
Nói về nguyên nhân các vụ cháy rừng, trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Bowman cho rằng, nguyên nhân chính của các vụ cháy rừng đang xảy ra ở Úc là do thời tiết khô hạn kéo dài khiến thảm thực vật trở nên dễ bắt cháy; kết hợp với sóng nhiệt dữ dội, gió cực mạnh và sét.
Thảm thực vật Úc rất dễ cháy tự nhiên, nhưng điều kiện khí hậu khắc nghiệt hiện tại khiến nguy cơ này tăng cao.
Tiến sĩ Alexander Filkov (Trường hệ sinh thái và khoa học lâm nghiệp, Đại học Melbourne) trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt, cũng đồng quan điểm khi cho rằng, một trong những lý do chính của các vụ cháy rừng thảm khốc năm nay là hạn hán. Năm 2019 là năm nóng nhất trong lịch sử nước Úc. Thời tiết nóng và gió tạo điều kiện cho các vụ cháy rừng bùng phát một cách chưa từng có.
Nhưng liệu có phải biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết khắc nghiệt hơn và đây là nguyên nhân khiến các vụ cháy rừng năm nay trầm trọng hơn?
Giáo sư Bowman tin rằng, còn những các yếu tố khác cũng góp phần vào vấn đề này; chẳng hạn yếu kém trong quản lý các tác nhân gây cháy, sai lầm trong việc thiết kế và quy hoạch các khu dân cư; trong khi bản thân cảnh quan của Úc vốn dĩ đã rất dễ bốc cháy.
Còn Tiến sĩ Filkov thì cho rằng, thực ra cháy rừng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái rừng của Úc. Lửa sẽ dọn sạch các cây già cỗi, khiến vật chất hữu cơ phân hủy thành khoáng nhanh chóng hơn, để hạt giống tái sinh và nảy mầm. Tuy nhiên, với những người cư dân sống gần các khu vực có rừng, cháy rừng là một yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống và tài sản của họ.
Do vậy, theo Giáo sư Bowman, muốn hạn chế cháy rừng, cần xây dựng một chương trình thích ứng quy mô để giúp các cộng đồng chung sống với một thực tế là các vụ cháy rừng cực đoan do biến đổi khí hậu sẽ diễn ra sẽ ngày càng khốc liệt hơn.
“Người thổ dân Úc đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm sống chung với tình trạng này. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm để giảm rủi ro và tác động của hỏa hoạn, nhưng điều này đòi hỏi phải đầu tư nghiêm túc vào nghiên cứu và phát triển, xây dựng chính sách và quy hoạch cảnh quan đô thị,” Giáo sư Bownman nhấn mạnh.
Còn theo Tiến sĩ Fikov, ở Úc, một trong những cách thức được sử dụng rộng rãi để ngăn chặn cháy rừng ở những khu vực giao giữa hệ sinh thái rừng và các khu dân cư là đốt rừng có chủ đích. Biện pháp này làm giảm lượng nhiên liệu dễ bắt cháy và cường độ của các đám cháy tiềm năng. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, mùa cháy bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, nên chỉ có thể một khu vực nhỏ hơn có thể được xử lý. Ngoài ra, hạn hán đã ảnh hưởng đáng kể đến mùa cháy. Các khu vực ẩm, có khả năng chống cháy, trở nên khô và rất dễ cháy do nhiên liệu tích lũy trong những năm trước. Điều này dẫn đến các đám cháy lan rộng với cường độ cao như trong mùa cháy năm nay.
“Không có giải pháp duy nhất và đơn giản cho vấn đề này. Cháy rừng dự kiến sẽ còn xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn trong tương lai. Theo tôi, những nỗ lực chính cần tập trung vào việc bgawn chặn hỏa hoạn. Đồng thời, phát triển các chiến lược mới và cách tiếp cận sáng tạo để cải thiện tình hình, điều này đòi hỏi một chương trình dài hạn” – Tiến sĩ Fikov nói.
Chính trị của cháy rừng
Cháy rừng cũng làm dấy lên những tranh cãi giữa các đảng chính trị Úc, nhất là trong chính sách với biến đổi khí hậu.
Một số người chỉ trích chính phủ Morrison, đổ lỗi cho việc thiếu hành động chống biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân dẫn đến những đám cháy, khiến thiệt hại lớn về người và tài sản.
Trong khi đó, một số chính trị gia trong Liên đảng cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, nên chú trọng hỗ trợ để bảo vệ người dân khỏi tác động của cháy rừng, chứ chưa thích hợp để đi vào các vấn đề liên quan đến chính trị.
Giáo sư Bownman cho rằng, tới giờ, chính phủ Úc đang rất chậm chạp trong các hoạt động nhằm giảm khí thải cacbon.
Nguyên nhân là người ta lo lắng việc này có thể sẽ ảnh hướng đến sự phát triển của nền kinh tế, nhất là ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch, như than đá.
Giáo sư Bownman nhấn mạnh, “Việc không có hành động phù hợp để giảm thiểu biến đổi khí hậu đang làm chậm khả năng thích ứng của chúng ta với tình hình mới.”
Giáo sư Bowman cũng tin rằng, nạn cháy rừng lần này sẽ có thể thành một bước ngoặt trong tranh luận chính trị nước Úc liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu.
Theo ông, dù chúng ta có thể tranh cãi liên quan đến các dự đoán khoa học hay những đánh giá về mức độ rủi ro, nhưng với một nền dân chủ như nước Úc, chính trị gia và cộng đồng hẳn nhiên là không thể thờ ơ với những gì mà người dân Úc đang hứng chịu từ các vụ cháy rừng.
“Có rất nhiều căng thẳng và lo lắng về các vụ hỏa hoạn. Và điều này đang trở nên trầm trọng hơn bởi sự thất bại của các chính trị gia trong việc chọn lựa các giải pháp nhằm thích nghi với nạn cháy rừng, trong đó có chính sách lâu dài về giảm khí thải cacbon.
“Cháy rừng đang là một vấn đề chính trị nóng và các cuộc tranh luận này sẽ dẫn đến những câu hỏi lớn hơn về biến đổi khí hậu và việc làm thế nào để nước Úc xây dựng một mối quan hệ bền vững hơn với môi trường,” Giáo sư Bowman nói.
Cháy rừng năm nay đã thành một thảm họa cấp quốc gia với nước Úc, và trở thành một vấn đề chính trị, theo Tiến sĩ Fikov.
Tuy nước Úc chỉ thải ra 1.3% tổng số khí thải toàn cầu, nhưng việc xuất cảng than đá của Úc mà năm tài 2018 đã đạt tới con số 26 tỉ Úc kim đã góp một con số quan trọng vào tỉ lệ này.
Khoảng 20% than đá Úc xuất sang Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51075474

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.