Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng hạt nhân – Lê Minh Nguyên

Tuesday, December 24, 2019 8:28:00 PM // ,


Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng hạt nhân – Lê Minh Nguyên
CSIS – Lê Minh Nguyên tóm lược
Kho vũ khí hạt nhân của TQ chủ yếu là các tên lửa đạn đạo trên đất liền, nhưng cũng bao gồm các khả năng còn non trẻ ở trên không và trên biển, nhưng đang ngày càng hữu hiệu.
TQ là một trong 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Mặc dù kho vũ khí hạt nhân của TQ nhỏ so với Hoa Kỳ và Nga, nhưng TQ đang mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của họ.
TQ đã thí nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên của họ vào ngày 16/10/1964 và trở thành quốc gia thứ năm – sau Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp – để phát triển thành công vũ khí hạt nhân.
Hầu hết các lực lượng hạt nhân của TQ là các hệ thống trên bộ (ICBM). TQ cũng có một số lượng tên lửa đạn đạo tương đối nhỏ đặt trên 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN). TQ hiện chỉ có một đội ngũ nhỏ không lực có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Trong những năm tới, TQ dự kiến ​​sẽ trang bị máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (ALBM).
Các quốc gia nào có cấu trúc lực lượng hạt nhân bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), và máy bay ném bom chiến lược (ALBM), thì được cho là sở hữu tam trụ hạt nhân (nuclear triad). TQ và Ấn Độ đã gần đạt được vị thế tam trụ hạt nhân này.
Đến năm 1986, hai siêu cường Chiến tranh Lạnh Mỹ-Liên Xô sở hữu hơn 64.000 đầu đạn hai bên cộng lại. Sau đó, kho vũ khí hạt nhân toàn cầu bắt đầu giảm xuống khi hai bên thông qua một số hiệp ước kiểm soát vũ khí. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược năm 1991 (START), Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược năm 2002 và Hiệp ước START được ký lại năm 2010 làm Hoa Kỳ và Nga giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân của họ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Nga vẫn sở hữu hơn 87% kho vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Trong khi HK và Nga giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân, thì các quốc gia khác đã mở rộng lực lượng hạt nhân của họ. Từ năm 2012 đến 2019, số lượng đầu đạn của TQ đã tăng 21% từ 240 lên 290. Kho dự trữ của Pakistan từ 100 đến 150 đầu đạn và Ấn Độ từ 100 đến 140 đầu đạn trong giai đoạn này.
Các hình phía duới cho ta cái nhìn về lực lượng hạt nhân toàn cầu năm 2019.
Ngoài vũ khí hạt nhân chiến lược, một số quốc gia còn sở hữu vũ khí hạt nhân phi chiến lược (hoặc chiến thuật). Không giống như vũ khí hạt nhân chiến lược có tầm bắn xa và mang đầu đạn với năng suất cao, vũ khí phi chiến lược là hệ thống hỏa tiển tầm ngắn với đầu đạn có năng suất thấp hơn, thường được thiết kế để tấn công các mục tiêu là chiến trường.
TQ chủ yếu theo chiến lược hạt nhân phòng thủ. Trung tâm chiến lược hạt nhân của TQ chú trọng vào khả năng răn đe, với sự bảo đảm của khả năng trả đũa, dựa trên khả năng sống sót sau khi bị một cuộc tấn công ban đầu và trả đũa lại bằng các cuộc tấn công hạt nhân, gây ra thiệt hại mà kẻ tấn công không thể chấp nhận được.
http://bit.ly/34MoF0n

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.