Tin Việt Nam – 09/12/2019
Monday, December 9, 2019
7:15:00 PM
//
- Slider
,
- Tin Việt Nam
Dân Vườn rau Lộc Hưng ‘vẫn chiến đấu
đến hơi thở cuối cùng’ sau vụ ‘đàn áp hôm 8/12’
Ba người dân Vườn rau Lộc Hưng bị câu lưu hôm 8/12 nói với Đài Á Châu Tự Do rằng họ sẽ tiếp tục “chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”, một ngày sau vụ “đàn áp dã man” xảy ra trong lúc bà con dựng hang đá Noel.Người dân Vườn rau Lộc Hưng hôm 8/12 lên tiếng tố cáo chính quyền phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã huy động công an, an ninh mặc thường phục và dân quân đến vùng đất cưỡng chế để cản trở bà con dựng hang đá Noel, đập phá tượng Đức Mẹ, và bắt giữ ba người phản đối. Người dân cho rằng đây là hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân.
Vườn Rau Lộc Hưng là khu đất đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế vào tháng 1 vừa qua với mục đích để xây dựng trường học, theo thông báo của chính quyền quận Tân Bình. Tuy nhiên, người dân địa phương không đồng ý với quyết định cưỡng chế này và đã đưa đơn kiện lên chính quyền thành phố và trung ương.
Theo trang Facebook Vườn rau Lộc Hưng của người dân tại đây, vụ việc bắt đầu vào 9 giờ sáng ngày 8/12 khi chính quyền địa phương cản trở người dân dựng hang đá, và lấy đi giàn giáo để bên cạnh Đài Đức Mẹ, kéo giật sập khung gỗ làm hang đá.
Vào buổi chiều, người dân tiếp tục dựng hang đá nhưng cũng bị chính quyền cản trở và bắt giữ 3 người dân phản đối có tên Cao Thị Thu, ông Phạm Trung Hiếu và ông Phạm Duy Quang. Người dân Lộc Hưng cáo buộc chính quyền đã đập nát tượng Thánh: Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Đến khoảng 10 giờ tối cùng ngày, ba người nêu trên mới được thả.
“Hôm qua thì một cái cảnh đàn áp tấn công bà con, dùng vũ lực hết sức dã man. Vào khoảng 3 giờ rưỡi thì bà con vườn rau chúng tôi ra đọc kinh cầu nguyện, làm hang đá để chuẩn bị mừng ngày Chúa Giáng sinh trên phần đất của vườn rau. Sau khi đọc kinh cầu nguyện, một lực lượng rất đông, gồm các ban ngành nhà cầm quyền phường 6 đến cưỡng chế, đàn áp, phá hoại hang đá.”
“Trong lúc họ đàn áp thì bà con cương quyết không để cho họ đạt được mục đích. Chúng tôi cương quyết như vậy thì giữa hai bên xảy ra xô xát. Họ đã đánh đập chúng tôi, dồn bà con vào từng góc, bắt bà con lên xe đưa về phường 4.”
Ông Quang cho biết tại đồn công an, ông và bà Thu, ông Hiếu bị bắt làm bản tường trình với cáo buộc “Tụ tập đông người, gây mất trật tự công cộng”.
Bà Cao Thị Thu nói thêm:
“Chúng tôi chỉ ra bảo vệ hang đá thôi. Tôi đứng ở phần sau của hang đá để dựng thì bao nhiêu lực lượng kéo đến. Tôi năm nay đã 58 tuổi rồi, tai không nghe rõ. Họ đấm vào mặt tôi, đạp tôi. Lúc đó tôi mới thấy cục gạch ở đâu đó rớt vào chân. Đau quá, phản ứng tự nhiên, tôi mới lấy cục gạch chọi và chạy ra. Thế là họ bắt tôi, cáo buộc tôi ném đá, vi phạm hành chánh. Họ đòi phạt tôi 750.000 đồng. Tôi nói mình không đóng gì hết. Họ quát rằng ‘quyết định của nhà nước, chị có nhận không?’. Tôi nói ‘dứt khoát 1 đồng cũng không đóng, còn nếu không thì mấy anh cứ nhốt tôi lại.’
“Tôi vẫn ký vào bản tường trình, tôi không sợ. Tôi ném đá là vì tôi bị đau quá khi họ đánh tôi. Quyết định phạt tiền thì tôi không nhận, dứt khoát không đóng gì hết.”
Bà Thu cũng cho hay tại đồn công an, bà bị điều tra lai lịch, nhân thân và bà “không có gì giấu giếm”.
Cùng ngày, trả lời RFA, ông Phạm Trung Hiếu nói:
“Trước khi thả ra khỏi đồn công an thì họ cũng hù dọa là sau này tụi mày đừng có đi theo ông Chánh [Cao Hà Chánh], ông này ông kia rủ rê. Giống như hù dọa để chúng tôi không còn tiếp tục theo kiểu mà họ cho là ‘gây rối trật tự’. Họ hù dọa để chúng tôi không còn đến các cơ quan hay phần đất.”
“Theo cảm nhận thì họ hù dọa vậy thôi, vì chúng tôi cũng đi đứng này kia cả 20 năm nay rồi, ít nhiều hiểu được rằng họ hù dọa để phủ đầu, làm đủ trò đủ kiểu để lần sau mình sợ mình khiếp hoặc như thế nào đó.”
Ông Hiếu nói thêm rằng việc giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng “còn dài lắm”, “còn ý đồ trấn áp người dân”, “không cho người dân ngóc đầu dậy luôn chứ không giải quyết gì”.
“Chúng tôi chỉ biết hy vọng thôi, mong muốn rằng lãnh đạo chính quyền mau chóng giải quyết cái câu chuyện đất cát của chúng tôi. Nhưng đó là hy vọng thôi, chứ còn bây giờ họ sẽ còn làm các kiểu để mà muốn ăn tươi nuốt sống, giống như là họ câu giờ, kéo thời gian ra để làm gì đó bất lợi cho chúng tôi,” ông Hiếu suy đoán.
Trong khi đó, ông Phạm Duy Quang bổ sung:
“Trong vòng một tháng tới đây, chúng tôi vẫn phải tiếp tục đi thưa kiện tố cáo, đến các nơi có thẩm quyền cao nhất. Vẫn phải đi thêm nhiều lần nữa cho đến khi nào mà thành phố Hồ Chí Minh [Thành ủy] ra giải quyết cho bà con. Chúng tôi đã ba, bốn lần ra tới trung ương và ngoài đó cũng ra văn bản yêu cầu thành phố tổ chức đối thoại, nhưng họ vẫn không ra. Chúng tôi sẽ đi tới cùng, khi nào họ ra thì thôi. Phía thành phố Hồ Chí Minh không ra đối thoại với bà con vườn rau thì họ đã tự quyết định hết rồi. Chúng tôi không biết phải làm sao nữa. Chúng tôi chỉ đi đến hơi thở cuối cùng thôi.”
Hôm 9/12, RFA đã liên hệ nhiều lần với Ủy ban nhân dân và công an phường 6, quận Tân Bình nhưng không nhận được phản hồi.
Vào các ngày 4 và 8/1/2019, chính quyền quận Tân Bình đã huy động lực lượng đến san ủi, cưỡng chế khoảng 200 căn nhà ở Vườn rau Lộc Hưng, bất chấp sự phản đối của người dân. Những người dân bị cưỡng chế cho biết đất của họ là từ đời cha ông (thời Pháp) để lại trong khi chính quyền cho biết việc cưỡng chế chỉ thực hiện với 112 nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018.
Người dân Vườn Rau Lộc Hưng khẳng định họ có căn cứ pháp lý xác định khu đất vườn rau thuộc quyền sở hữu của họ từ năm 1954 đến nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã cố tình không cấp quyền sử dụng đất cho bà con với mục đích “cướp” hơn 5 ha đất.
Vụ cưỡng chế đất đã gặp phải nhiều phản ứng ở trong nước và quốc tế. Dân biểu Châu Âu hồi đầu năm nay cũng đề cập đến vụ cưỡng chế đất ở Vườn Rau Lộc Hưng khi nói đến tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/loc-hung-vegetable-garden-residents-fight-to-the-last-breath-after-the-suppression-on-dec-8-12092019083009.html
Ông Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc) bị truy tố thêm tội lừa đảo
Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ Đinh Ngọc Hệ – Nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn – tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng được truyền thông trong nước dẫn lại hôm 9/12/2019, kết luận rằng hành vi của ông Hệ phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo điểm a, khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ông Đinh Ngọc Hệ là người có vai trò chủ mưu và tổ chức.
Cụ thể ông Đinh Ngọc Hệ thành lập công ty riêng, rồi có hành vi giả chữ ký để thế chấp khu đất số 7-9 đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TPHCM) cho Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV0 nhằm chiếm đoạt tài sản. Khu đất này có giá trị chuyển nhượng thời điểm tháng 2/2010 là 535 tỷ đồng.
Ông Đinh Ngọc Hệ là cựu Thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc Phòng. Công ty này là chủ của nhiều dự án BOT trong cả nước, trong đó có dự án BOT cầu Việt Trì bị nhiều người dân phản đối.
Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 31/7/2018, ông Hệ bị tuyên án 12 năm tù giam, bao gồm 10 năm về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, và 2 năm tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Phiên phúc thẩm ngày 1 tháng 11 năm 2018 giữ y án 12 năm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dinhngoche-was-charged-in-scams-12092019090218.html
Chủ tịch Hà Nội vẫn nói
JEBO chưa xin phép làm sạch sông Tô Lịch
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, vào ngày 9 tháng 12 bảo lưu ý kiến và phân trần lý do khiến ông vào tuần rồi phát biểu rằng Tổ chức Xúc tiến Thương Mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) chưa xin phép thành phố làm sạch sông Tô Lịch là vì dựa theo báo cáo của Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng.Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày, trích lời của ông Chung nói ông này chỉ ‘đọc đúng như trong thông báo’ của Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, trong đó chỉ có Công ty Cải thiện Môi trường Nhật – Việt (JVE) được nói đã xin phép.
Trước đó hôm 7/12, JEBO đã phát đi thông cáo báo chí khẳng định thông tin nói JEBO dùng thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép thành phố là sai sự thật 100%.
JEBO dẫn thông tin từ một báo cáo đề ngày 9/5/2019 của UBND TP. Hà Nội nói rõ việc đồng ý cho đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật – Việt thực hiện thí điểm làm sạch môi trường nước trên một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.
Thông cáo trên của JEBO phát đi một ngày sau khi ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội nói tổ chức này tiến hành công việc mà chưa xin phép.
Việc thử nghiệm làm sạch môi trường nước một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản được JEBO và JVE tiến hành từ tháng 5. Tuy nhiên đến ngày 9/7, Công ty Thoát nước Hà Nội tiến hành xả nước từ Hồ Tây vào Sông Tô Lịch nơi hệ sinh vật có lợi được các chuyên gia Nhật Bản kích hoạt tại khu thí điểm bị cuốn trôi.
Ngày 8/8, chuyên gia Nhật Bản khẳng định hiệu quả của việc thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ thử nghiệm của nước này.
Hôm 3/12 vừa qua, JEBO thông báo sẽ đầu tư toàn bộ chi phí xây dựng hệ thống xử lý ban đầu cho toàn bộ Sông Tô Lịch, Hồ Tây; và sẽ chuyển giao cho Hà Nội vận hành nếu thành công.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-chairma-of-hanoi-explained-why-saying-jebo-not-asked-permission-12092019081113.html
Quảng Ngãi buộc quan chức bồi thường
khi con đi du học bằng ngân sách không quay về
Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 9/12 xác nhận với truyền thông trong nước về việc các quan chức trong tỉnh cho con em đi du học bằng ngân sách nhà nước rồi ở lại phải bồi thường và số tiền bồi thường đến nay là gần 9 tỷ đồng.Các trường hợp liên quan được cho biết gồm con của nguyên và đương kim trưởng ban Tổ chức, trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, giám đốc Sở Tài chính và Chủ tịch Thành phố Quảng Ngãi.
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, ông Đoàn Dụng, phát biểu với truyền thông trong nước rằng, ngoài việc bồi thường hoàn toàn chi phí mà ngân sách đã chi trả trong quá trình học tập tại nước ngoài, các trường hợp vi phạm sau khi tốt nghiệp nhưng không chịu về tỉnh làm việc sẽ phải trả thêm 1 khoản với mức tương đương theo quy định đã ký cam kết trước đó.
Ngoài ra, ông Đoàn Dụng còn cho biết thêm, theo quy định thì sau khi tốt nghiệp 12 tháng nếu không về trình diện và làm việc thì mới bị xử lý và các trường hợp vi phạm nêu trên chỉ mới vừa hết thời gian hơn 12 tháng nên tiến hành xử lý chứ không có chuyện được bao che như dư luận phản ánh.
Vào ngày 29/5/2012 Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định 89 về đề án đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giao đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đề án với mục tiêu thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong nước và đại học nước ngoài xếp loại giỏi, xuất sắc tiếp tục đi học sau đại học thì được hỗ trợ 100% kinh phí.
Tổng kinh phí thực hiện đề án này lên tới 150 tỷ đồng, trong đó kinh phí đào tạo sau đại học ở trong nước là 30 tỷ, đào tạo ở nước ngoài là hơn 118 tỷ đồng bao
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-ngai-officials-who-study-abroad-on-a-budget-will-have-to-pay-compensation-if-they-do-not-return-12092019073616.html
Thượng tá công an kêu cứu sau gần 9 năm mất chức
Thượng tá Nguyễn Quốc Văn, nguyên Trưởng công an huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng vừa lên tiếng kêu cứu sau gần 9 năm bị hoãn công tác không lý do.Theo truyền thông trong nước loan tin ngày 9/12 thì trước đây vài ngày, lãnh đạo Công an Sóc Trăng mời ông Văn làm việc để thông báo nghỉ chờ hưu.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Văn đã gửi đơn đến cơ quan chức năng để yêu cầu Tỉnh ủy và Công an tỉnh Sóc Trăng xem xét lại quyền lợi chính trị với quyền lợi cá nhân bị mất nhiều năm qua nhưng không thấy hồi âm.
Theo lời ông Văn, vào đầu năm 2011, do có dư luận liên quan đến vụ người nuôi cá tra đòi nợ Doanh nghiệp tư nhân Vạn Hưng ở huyện Vĩnh Châu, nay là thị xã Vĩnh Châu, nên Giám đốc công an tỉnh Sóc Trăng khi đó là thiếu tướng Nguyễn Phúc Thảo ký quyết định số 12 (ngày 11/3/2011) về việc điều động ông Văn về tỉnh.
Đến ngày 28/12/2011, đại tá Đặng Hoàng Đa, lúc bấy giờ là Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng ký quyết định số 4 về việc điều động, bổ nhiệm ông Văn giữ chức Chuyên viên Văn phòng Công an tỉnh Sóc Trăng. Quyết định này ghi có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ông Văn cho biết lúc đó các phòng trực thuộc Công an tỉnh Sóc Trăng không thiếu trưởng phòng nên lãnh đạo kêu ông chờ có cán bộ về hưu sẽ bố trí công tác mới cho ông.
Trong lúc chờ phân công nhiệm vụ mới thì tháng 9/2014, ông Đặng Hoàng Đa, sau khi thay ông Nguyễn Phúc Thảo, với tư cách là Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã ký quyết định cho ông Văn “thôi giữ chức Trưởng công an huyện Vĩnh Châu, đến nhận công tác tại Văn phòng Công an tỉnh Sóc Trăng kể từ ngày 11/3/2011”.
Ngoài việc lùi ngày cho ông Văn thôi giữ chức vụ sau hơn 3 năm điều động công tác, quyết định số 1127 do ông Đa ký còn ghi: “Quyết định này thay thế quyết định số 12 ngày 11/3/2011”.
Trao đổi với báo trong nước, trung tướng Nguyễn Phúc Thảo khẳng định quyết định mới của ông Đặng Hoàng Đa là sai.
Ông Huỳnh Văn Sum, Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết cơ quan chức năng đã có kết luận thượng tá Văn không sai phạm và thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, nhưng việc giải quyết quyền lợi thì thuộc về ngành công an.
Đồng thời biết sẽ trao đổi với lãnh đạo Công an tỉnh Sóc Trăng để yêu cầu sớm giải quyết vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Quốc Văn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-lieutenant-colonel-asked-for-help-after-almost-9-yrs-losing-his-job-12092019072636.html
Cây chết hàng loạt
gần dự án thép Hòa Phát Dung Quất ở Quãng Ngãi
Tin từ Quảng Ngãi: Báo điện tử Dân Trí đưa tin rau màu và cây thân gỗ gần khu vực dự án thép Hòa Phát Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) bỗng nhiên héo úa, rụng lá bất thường và dường như có nguyên nhân là khí thải của nhà máy thép của dự án.Người dân ở thông Đông Lỗ, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn báo rằng rau màu của họ bỗng nhiên vàng úa và cháy lá trong thời gian gần đây. Sau đó, lá xanh từ cây thân gỗ cũng rụng hết, để lại cây trơ cành như vừa trải qua một trận bão.
Nhiều người dân ở đây cho rằng sự việc bất thường trên có nguyên nhân từ mùi lạ xuất hiện vào đêm 25/11. Người dân ngửi thấy mùi khét rất khó chịu và vài ngày sau thì cây bắt đầu héo úa, cháy lá và rụng lá. Không chỉ rau màu mà cây tre, keo, đào lộn hột và cây bạch đàn cũng bị ảnh hưởng.
Người dân đã báo nhà cầm quyền địa phương và chặn cổng nhà máy théo Hoà Phát Dung Quất yêu cầu làm rõ nguyên nhân.
Sáng 4/12, đoàn công tác của Cục Bảo vệ môi trường miền Trung – Tây Nguyên đã về xã Bình Thuận tiếp nhận phản ánh của người dân. Đoàn đã xuống hiện trường, lấy mẫu nước và không khí để kiểm tra. Đoàn sẽ đưa ra kết luận trong tuần tới.
Chế độ cộng sản Việt Nam đề cao phát triển kinh tế nhằm đạt được tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao mà bỏ qua vấn đề môi trường. Do vậy, nhiều khu vực biển và sông đã chết và giờ đến lượt cây cối ở gần các dự án công nghiệp.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/cay-chet-hang-loat-gan-du-an-thep-hoa-phat-dung-quat-o-quang-ngai/
Đảng nhắm kỷ luật Hoàng Trung Hải
vì thép Thái Nguyên ‘thiệt hại lớn’
Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo ông Hoàng Trung Hải có vi phạm, khuyết điểm “đến mức phải xem xét kỷ luật” vào thời gian ông nắm chức phó thủ tướng và đưa ra ý kiến chỉ đạo về Công ty Gang thép Thái Nguyên, trang Thông tin Chính phủ cho hay hôm 9/12.Ông Hoàng Trung Hải là phó thủ tướng từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2016. Sau đó, ông giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội từ đó đến nay. Ông cũng có chân trong Bộ Chính trị đầy quyền lực kể từ năm 2011 đến nay.
Cùng bị xem xét kỷ luật còn có Ban cán sự đảng Bộ Công thương, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Thép Việt Nam – là tập đoàn mẹ của Gang thép Thái Nguyên; và một số quan chức trong đó có ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được đưa ra sau cuộc họp từ ngày 4-6/12 ở Hà Nội.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói các ban và các quan chức kể trên đã “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tổng Công ty có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II), gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước”.
Theo tìm hiểu của VOA, dự án TISCO II có quy mô đầu tư 8.104 tỷ đồng được Gang thép Thái Nguyên (gọi tắt là Tisco) thực hiện xây dựng từ năm 2008. Nhưng sau gần 10 năm xây dựng, hiện nhà máy rơi vào cảnh “đắp chiếu” cho đến nay. Trong khi đó, nhà thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) đã bỏ dở dự án và rút về nước.
Việc xem xét kỷ luật các quan chức cao cấp bao gồm ông Hải và ông Hoàng là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng mạnh nhất từ trước đến nay do Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.
Chiến dịch của ông Trọng đã kéo dài gần 3 năm nay, kể từ khi ông trở thành lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản.
Không đưa ra dẫn chứng cụ thể, nhà báo có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm Lê Diễn Đức, hiện sống ở Mỹ, bình luận trên trang Facebook cá nhân hôm 9/12 rằng ông Trọng “chứng tỏ quá can đảm” khi “sờ gáy Hoàng Trung Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, người có đầy các mối quan hệ quyền lực.”
Theo Thông tin Chính phủ, trang Facebook chính thức của nhà nước Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu tên 15 quan chức khác cũng bị xem xét kỷ luật liên quan đến TISCO II, trong đó có Nguyễn Kim Sơn, Đặng Thúc Kháng, Mai Văn Tinh là các nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thép Việt Nam; các nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang, Đỗ Hữu Hào; và hai nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Văn Trọng Lý, Nguyễn Hữu Vũ.
Hồi cuối tháng 4 năm nay, nhà chức trách gồm Bộ Công an và Viện Kiểm sát đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nhà và cơ quan của 5 người dính líu đến vụ TISCO II.
Đó là các ông Mai Văn Tinh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam; Đậu Văn Hùng, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam; Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng giám đốc Công ty Tisco; Trần Văn Khâm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Tisco; và Ngô Sỹ Hán, nguyên Phó tổng giám đốc, Trưởng ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Tisco.
Những người này bị cáo buộc “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” căn cứ vào một điều khoản trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/dang-nham-ky-luat-hoang-trung-hai-vi-thep-thai-nguyen-thiet-hai-lon/5198372.html
UBKT trung ương
đề nghị Bộ chính trị kỷ luật ông Triệu Tài Vinh
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Triệu Tài Vinh- ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, nguyên bí thư tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó ủy ban này cũng có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Sơn – Phó bí thư tỉnh ủy, bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.Quyết định vừa nêu được đưa ra sau kỳ họp 41 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6/12 tại Hà Nội và được truyền thông loan tin ngày 9/12/2019.
Ông Triệu Tài Vinh và ông Nguyễn Văn Sơn bị thi hành kỷ luật vì có người thân nhờ nâng điểm trái quy định cho thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
UBKT trung ương cho rằng với tính chất, mức độ là vi phạm quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, do đó căn cứ quy định của đảng về xử lý đảng viên, UBKT quyết định thi hành kỷ luật ông Sơn và đề nghị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật đối với ông Triệu Tài Vinh.
Theo truyền thông trong nước, tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định có107 thí sinh được nâng điểm. Trong đó có thí sinh Triệu Ngọc M. – con gái ông Triệu Tài Vinh.
Con gái ông Vinh có số điểm công bố lần thứ nhất là toán: 9,4; văn: 7,5; tiếng Anh: 10 điểm, đạt tổng điểm xét tuyển theo khối D1 là 26,9. Sau khi chấm thẩm định, điểm thi của thí sinh này chỉ còn là toán: 6; văn 7,5; tiếng Anh 8 và tổng điểm xét tuyển theo khối D1 chỉ còn lại là 21,5.
Công an xác định bà Triệu Thị Giang – Phó trưởng Phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang, em gái ruột ông Triệu Tài Vinh, là người nhờ người khác nâng điểm cho cháu gái minh.
Bà Triệu Thị Giang đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang kỷ luật “khiển trách”.
Còn bà Phạm Thị Hà – vợ ông Triệu Tài Vinh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang, bị khiển trách “nghiêm túc rút kinh nghiệm”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-hagiang-party-chief-trieu-tai-vinh-proposed-tobe-disciplined-12092019083020.html
Luật Lao động sửa đổi 2019 – Đối phó và mơ hồ
Lê Ngọc AnhGửi đến cho BBC từ Washington, Hoa KỳBộ Luật Lao Động sửa đổi ngày 19/11/2019 hiện có một loạt vấn đề mà tác giả cho rằng không đảm bảo việc phục vụ cho quyền lợi của người lao động, mà thậm chí còn ngăn cản việc thành lập nghiệp đoàn độc lập.
Những sửa đổi vừa có dường như chỉ có mục đích tạo ấn tượng là Việt Nam đã tuân thủ những đòi hỏi cần thỏa đáng từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với CPTPP và với EU (nhưng còn đang đợi Hội Đồng Liên Âu chuẩn thuận), chứ không hẳn là để cải tiến tình trạng của người lao động.
VN: Đã xảy ra va chạm ý thức hệ khi sửa luật?
Thảo luận Luật Lao động: Cần nhiều hơn là nước mắt
Người nước ngoài ‘vào khu kinh tế ven biển VN’ miễn visa
Có ít nhất 3 Chương trong bộ luật này cho thấy rất rõ những điều được viết rất chung chung, mơ hồ.
Những chương này gồm: Chương 1 – Những quy định chung; Chương 13 – Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở – doanh nghiệp hoặc công ty; và Chương 15 -Quản lý của nhà nước về lao động.
-Chương 1-Điều 5.c:
Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Nhìn sơ đây có vẻ là điều mang nhiều hứa hẹn, nhưng so với Công ước số 87 về Tự do Liên kết và Bảo vệ Quyền Tổ chức của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), điều 5.c mơ hồ và không nêu rõ như Điều 5 của Công ước 87, được viết như sau:
”Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền tập họp (liên kết) thành các liên đoàn, tổng liên đoàn; và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập và đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.”
Điều này có nghĩa là mặc dù được quyền thành lập tổ chức đại diện người lao động, quyền tập họp (liên kết) thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, v.v.. chưa được cho phép cho đến khi công ước 87 được Việt Nam phê chuẩn.
-Chương 13, Điều 170.1:
Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
Luật này áp dụng cho Công Đoàn trực thuộc TLĐLĐVN nhưng lại không ghi rõ là những nghiệp đoàn không trực thuộc TLĐLĐVN (theo Chương 1-Điều 3.3) thì KHÔNG phải theo Luật Công Đoàn.
-Chương 13, Điều 174.9:
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tuy vậy, Điều 174.9 này hoàn toàn không ghi chi tiết các quy định của Chính phủ là những gì!
Tất cả các Điều 172.1, 172.4, Điều 173.2, Điều 174.6 d, Điều 174.9 của Chương 13 đều trái ngược với Công Ước 87 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO):
• Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó ( Điều 2 của ILO ).
• Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình (Điều 3.1 của ILO).
• Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó (Điều 3.2 của ILO).
-Chương 13, Điều 178.8:
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Cũng như Điều 174.9 ở trên, Điều luật này không ghi rõ các quyền khác là quyền gì?
-Chương 15, Điều 213 quy định:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình.
Tất cả các Điều 213.1, 213.2 và 213.3 và 213.4 nêu trên đều không đúng với Điều 8.2 của Công Ước 87: Pháp luật quốc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công Ước này.
Qua những điểm vừa nêu ta có thể đúc kết tính đối phó cũng như mơ hồ của bộ Luật Lao Động cải sửa 2019 như sau:
1. Bộ Luật Động cải sửa được Quốc hội thông qua chỉ nhằm tạo ấn tượng đáp ứng Cam Kết Riêng của Việt Nam với 10 thành viên trong hiệp định CPTPP, chứ không quy định rõ về nghiệp đoàn độc lập như đã cam kết thực thi trong các hiệp định thương mại quốc tế.
2. Luật xác nhận người lao động có quyền thành lập nghiệp đoàn, nhưng chỉ giới hạn tại cơ sở (tức là chỉ tại doanh nghiệp).
Luật này không nêu rõ là nghiệp đoàn có thể liên kết thành liên đoàn và tổng liên đoàn như trong Công Ước 87 (mà Việt Nam, dù đã phê chuẩn hay chưa phê chuẩn, vẫn phải tuân thủ và thực thi 8 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế với thiện chí thực sự khi Việt Nam gia nhập tổ chức này).
3. Việc giới hạn chỉ cho thành lập nghiệp đoàn tại doanh nghiệp cơ sở sẽ làm suy yếu khả năng thương lượng tập thể của công nhân đối với chủ nhân về tiền lương, điều kiện làm việc và những lợi ích mặc định khác.
4. Tổ chức đại diện của người lao động gồm có 2 loại: a) công đoàn trực thuộc TLĐLĐVN, và b) tổ chức nghiệp đoàn độc lập.
Cả hai đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước Việt Nam: tính hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký, quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
5. Qua bộ Luật Lao Động sửa đổi, nhà nước Việt Nam còn đối phó với người lao động, bằng cách chặn lối người đấu tranh cho công bằng dân chủ, dù hết hạn tù, nhưng nếu chưa xóa án tích thì không được là thành viên Ban Lãnh Đạo nghiệp đoàn.
Nói tóm lại, Bộ luật Lao động sửa đổi 2109 cần phải được nhà nước Việt nam sửa đổi nhiều hơn nữa thì mới thực sự đạt được cải tiến cần có để phục vụ cho quyền lợi của người lao động.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Ngọc Anh, hiện làm việc tại Bộ Lao động và Công nghệ tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50703655
Việt Nam – Australia
tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh
Tại Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng Việt Nam – Australia lần thứ hai (2/12), hai nước đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đề xuất các phương án hỗ trợ hợp tác trong các lĩnh vực phòng chống tội phạm như tội phạm lạm dụng trẻ em; tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm tài chính và thông tin tài chính; tội phạm an ninh mạng công nghệ cao…Tại Đối thoại, hai bên đã chia sẻ thẳng thắn, cởi mở về các nội dung, chủ đề cùng quan tâm và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa các chương trình hợp tác hiện có, thiết lập, xây dựng các chương trình hợp tác mới, đặc biệt là đối với vấn đề an ninh mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao; phòng, chống lạm dụng trẻ em; tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức xuyên quốc gia; tội phạm tài chính; vấn đề quản lý xuất nhập cảnh và di trú. Hai bên cũng thống nhất sẽ sửa đổi, cập nhật Bản ghi nhớ về chia sẻ thông tin xuất nhập cảnh ký 2009 để phù hợp với tình hình và xu hướng trong thời gian tới. Qua
đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý xuất nhập cảnh, phòng chống đưa người di cư trái phép, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, thương mại và hợp tác đào tạo giữa hai nước.
Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Lương Tam Quang cho biết, sau 46 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam – Australia ngày càng được tăng cường và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đánh giá cao vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của Australia trong khu vực; những bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và thuận lợi của quan hệ hai quốc gia kể từ khi hai Bên chính thức thiết lập Đối tác Chiến lược Việt Nam – Australia vào năm 2018. Trên cơ sở đó, quan hệ hợp tác song phương trên lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật tiếp tục được duy trì, phát triển và ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, đặc biệt là sau Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ Nhất. Với 10 văn bản hợp tác chuyên ngành đã được ký kết, Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan hữu quan, thực thi pháp luật Australia tiếp tục giữ vai trò là những trụ cột quan trọng, giúp hai Bên tiếp tục triển khai nhiều chương trình hợp tác nhằm chia sẻ thông tin, phối hợp điều tra, phòng chống tội phạm, đào tạo cán bộ, đảm bảo an ninh mạng và an ninh quốc gia, phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế và ủng hộ lẫn nhau tại các Diễn đàn đa phương.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Australia Marc Ablong đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực và khẳng định việc triển khai các thỏa thuận, cam kết thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, hiệu quả, thực chất trên các lĩnh vực hợp tác.Thông qua mối quan hệ đối tác chiến lược, hai bên tiếp tục củng cố sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau để cùng nhau đóng góp vào hòa bình và sự ổn định, thịnh vượng trong khu vực.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và thực chất trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung. Sự tương đồng về lợi ích an ninh, kinh tế cũng như giao lưu nhân dân ngày càng sâu sắc là cơ sở giúp hai nước tăng cường quan hệ và hợp tác. Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Australia, thiết lập năm 2009 và được tăng cường năm 2015. Năm 2018 đánh dấu kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Australia, hai nước quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên tầm Đối tác Chiến lược. Với việc thiết lập Đối tác Chiến lược, Việt Nam và Australia khẳng định cam kết làm sâu sắc quan hệ hai nước trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cũng như hệ thống chính trị của nhau. Hai bên sẽ tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau nhằm làm sâu sắc quan hệ song phương, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực. Đặc biệt, hai bên cam kết cùng nỗ lực hợp tác nhằm duy trì một khu vực hòa bình, tự cường và bảo đảm các quy tắc, chuẩn mực đã tồn tại nhiều thập kỷ qua.
Trong 20-25 năm vừa qua, đã có nhiều quyết định trọng đại của hai quốc gia nhằm thúc đẩy mối quan hệ hai nước bằng những dấu mốc đáng ghi nhớ. Đó là việc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Australia (ACIR) hoạt động tại Việt Nam, bước đầu tiên trong việc xây dựng quan hệ hợp tác với Việt Nam. Cách đây 20 năm hai nước bắt đầu chương trình hợp tác quốc phòng. Năm 2019, hai nước cũng kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ hợp tác thực thi pháp luật. Về quan hệ thương mại, trong vòng 10 năm qua, quan hệ Việt Nam – Australia có những dấu mốc quan trọng. Trước hết, hai nước đều là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tháng 3/2018, Việt Nam và Australia cùng với 9 nước khác đã cùng ký kết Hiệp định đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), khẳng định sự gia tăng hội nhập của mình trong lĩnh vực thương mại thế giới. Hiện nay Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Australia. Về an ninh hàng hải, hai nước đã có thời gian dài hợp tác. Đây là một phần quan trọng trong hợp tác an ninh của hai nước. Sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược, lĩnh vực hợp tác này sẽ được mở rộng hơn nữa.
Liên quan vấn đề Biển Đông, xuất phát từ lợi ích thiết thực của mình, Australia đang ngày càng tăng cường hiện diện và can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Về quan điểm chính thức, Australia tuyên bố sẽ không ủng hộ hoặc liên minh, liên kết với bất kỳ nước nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, khẳng định Australia giữ vai trò trung lập, nhưng kêu gọi các nước liên quan giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực không bị ảnh hưởng, lên án các hành động quân sự hóa trong khu vưc. Về mặt công khai, Australia bày tỏ thái độ trung lập trong vấn đề Biển Đông nhằm tránh gây căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng trên thực tế Australia vần ủng hộ cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Một mặt thông qua các kênh ngoại giao cùng các diễn đàn quốc tế để tạo áp lực yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành động phi pháp ở Biển Đông; mặt khác Australia tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, tích cực tham gia các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/32006-viet-nam-australia-tang-cuong-hop-tac-trong-linh-vuc-an-ninh.html
Việt – Nga: Đề cao việc bảo đảm hòa bình, ổn định
và an ninh trong khu vực theo luật quốc tế
Tại Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam-Liên bang (LB) Nga lần thứ 5 (3/12), giới chức hai nước đề cao việc bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực, khẳng định quan điểm các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).Đối thoại do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga A.V. Fomin đồng chủ trì. Tại Đối thoại, hai bên cho rằng thời gian qua, quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam- Nga tiếp tục được củng cố và phát triển sâu rộng trên nhiều mặt, trong đó hợp tác quốc phòng đóng vai trò quan trọng; đánh giá quan hệ quốc phòng giữa hai nước tiếp tục được thúc đẩy hiệu quả trên cơ sở Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam – Nga về hợp tác quốc phòng, nổi bật là trong các lĩnh vực hợp tác như trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao; đào tạo; hợp tác Quân binh chủng; kỹ thuật quân sự; hợp tác tại các cơ chế, diễn đàn đa phương…, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực mới như chính trị quân sự, quân y, hội thao quân sự quốc tế, khắc phục hậu quả chiến tranh. Hai bên cũng thống nhất cho rằng Đối thoại Chiến lược Quốc phòng là cơ chế hợp tác quan trọng, hiệu quả; đồng thời trao đổi, thống nhất các biện pháp để tiếp tục thúc đẩy quan hệ quốc phòng ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả trong thời gian tới sao cho phù hợp với quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga. Hai bên nhất trí ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với nhau khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Thượng tướng A.V. Fomin bày tỏ mong muốn với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN, Việt Nam sẽ ủng hộ, tạo điều kiện để LB Nga tham gia ngày càng hiệu quả vào cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+). Thượng tướng A.V. Fomin khẳng định Bộ Quốc phòng Liên bang Nga ủng hộ và sẽ tích cực tham gia các hoạt động quân sự – quốc phòng do Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì trong năm 2020.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai bên đề cao việc bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực, khẳng định quan điểm các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Thượng tướng A.V. Fomin đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Được biết, trong những năm gần đây, Nga giữ lập trường rõ ràng về tranh chấp Biển Đông. Theo đó, Nga không phải một bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng Nga có những lợi ích ở vùng này, kể cả ở Việt Nam. Nga muốn tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp; khẳng định Nga dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực; cho rằng, lối thoát tốt nhất và duy nhất ra khỏi tình trạng này là việc tổ chức cuộc đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời Nga kêu gọi giữ bình tĩnh, kiềm chế và không để những cuộc tranh chấp biến khu vực này thành một “điểm nóng” trên thế giới. Nga cho rằng tất cả các bên liên quan đều phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm con đường giải quyết bằng chính trị ngoại giao mà các bên đều có thể chấp nhận được; nhận định chỉ có đàm phán, con đường mà Trung Quốc và ASEAN đã đi, mới có thể mang lại kết quả cho các bên, đó chính là một thỏa thuận mà các bên chấp nhận được. Không những vậy, Nga cũng rất quan tâm theo dõi diễn biến tình hình ở Biển Đông, coi đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh và ổn định ở toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, Nga không phải là một bên tham gia vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không bị lôi kéo vào những tranh chấp này; Nga không đứng về bên nào trong tranh chấp, cho rằng việc tham gia của bên thứ ba vào các tranh chấp này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tất cả các quốc gia liên quan tới những tranh cãi lãnh thổ trong khu vực này phải nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm giải pháp chính trị-ngoại giao cho các vấn đề hiện nay trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là UNCLOS 1982, trên tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đạt được năm 2002, cũng như những thỏa thuận vào tháng 7/2011 giữa các nhà lãnh đạo về việc thực thi Tuyên bố năm 2002. Nga cho rằng việc tham vấn và đàm phán về những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được tiến hành trực tiếp giữa các bên liên quan với hình thức phù hợp nhất do các bên tự xác định. Nga sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.
Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (3/12) đã tiếp Đại tướng Zolotov Victor Vasilyevich, Giám đốc Cơ quan Vệ binh quốc gia Liên bang Nga. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Giám đốc và Đoàn đại biểu cấp cao Cơ quan Vệ binh quốc gia Liên bang Nga sang thăm Việt Nam; tin tưởng chắc chắn rằng, chuyến thăm Việt Nam này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói chung, đem đến xung lực mới cho quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với Cơ quan Vệ binh quốc gia Liên bang Nga nói riêng. Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp, chia sẻ thông tin nghiệp vụ, đẩy mạnh hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi pháp luật; phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất, chế tạo phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ nhu cầu cho lực lượng cảnh sát hai nước. Đáp lại, Giám đốc Cơ quan Vệ binh quốc gia Liên bang Nga bày tỏ vui mừng được đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp, nhân dân Việt Nam mến khách; bày tỏ vui mừng về cuộc hội đàm thành công với Bộ trưởng Công an Tô Lâm, mở ra nhiều triển vọng hợp tác trên các lĩnh vực như phòng, chống khủng bố và các loại tội phạm.
Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện năm 2012, hai bên duy trì Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự cấp thứ trưởng Quốc phòng. Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả của Việt Nam và Nga. Bên cạnh việc tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro đến 2030, hai nước đã thành lập các liên doanh như Rusvietpetro, Gazpromviet, Vietgazprom để mở rộng hợp tác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba. Nga cũng sẽ cấp tín dụng và triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam tại Ninh Thuận. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước năm 2014 đạt 3,75 tỷ USD, phấn đấu năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Việt Nam và các nước Liên minh Kinh tế Á – Âu (Nga, Belarus và Kazakhstan) đã ký Tuyên bố chung cơ bản về kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ngày 15/12 năm ngoái, dự kiến ký chính thức trong nửa đầu năm nay.
Trong những năm gần đây, hợp tác an ninh, quốc phòng giữa hai nước ngày càng được củng cố và mở rộng. Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin V. Vnukov từng cho biết, “sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự của hai nước không nhằm chống ai cả, không chống nước thứ ba nào cả. Nó không tạo ra mối nguy cơ nào với an ninh trong khu vực này cũng như trong tổng thể với thế giới. Chúng ta sẽ tiếp tục mối quan hệ cùng có lợi này”; nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác toàn diện với Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc Việt Nam cũng chú trọng quan hệ với Nga là hoàn toàn hợp lý liên quan đến quan hệ hai nước có tính chất đối tác chiến lược toàn diện.
http://biendong.net/bien-dong/32004-viet-nga-de-cao-viec-bao-dam-hoa-binh-on-dinh-va-an-ninh-trong-khu-vuc-theo-luat-quoc-te.html
Việt – Đức: Giải quyết tranh chấp Biển Đông
bằng biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực
hay đe dọa sử dụng vũ lực
Tại cuộc họp Nhóm điều hành chiến lược Việt Nam – Đức lần thứ 5 (4/12), hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, đảm bảo tự do, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tôn trọng Luật pháp quốc tế.Tại cuộc họp, hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ song phương tiếp tục có nhiều bước phát triển tốt đẹp trong thời gian gần đây, nhấn mạnh bề dày và cơ sở vững chắc của quan hệ giữa hai nước; nhấn mạnh đây là cơ sở để định hướng, đưa quan hệ Việt Nam – Đức có nhiều bước phát triển mới, sâu rộng hơn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị – ngoại giao, thương mại – đầu tư, hợp tác phát triển, an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch… nhằm đáp ứng các yêu cầu của hai nước trong giai đoạn tới. Hai bên nhất trí đánh giá thời gian tới, nhất là năm 2020, là giai đoạn quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Đức, đặc biệt trong bối cảnh kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cả hai nước cùng là
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Đức là Chủ tịch Liên minh châu Âu (sáu tháng cuối năm 2020). Hai bên nhất trí phối hợp tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao, để tạo đòn bẩy mở rộng quan hệ hợp tác song phương cũng như gia tăng phối hợp trên đa phương, thúc đẩy việc phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu, sớm hoàn tất việc phê chuẩn và đưa Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vào thực thi, góp phần tạo động lực mới cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng như giữa Việt Nam và Đức. Quốc vụ khanh Đức Andreas Michaelis nhấn mạnh, phía Đức mong muốn đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới, tăng cường hợp tác với Việt Nam ngày càng sâu rộng, hiệu quả hơn, nhất là trên các lĩnh vực then chốt, nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa, phát triển năng lượng tái tạo, khoa học – công nghệ, đào tạo lao động có tay nghề, hợp tác điều dưỡng viên, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực nhất là Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), ASEAN – Liên minh châu Âu, hỗ trợ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, đảm bảo tự do, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tôn trọng Luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) tại Biển Đông.
Đức tuy không liên quan trực tiếp đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, song hòa bình, ổn định ở vùng biển này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Đức. Những năm gần đây, trước các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, chính giới Đức đã nhiều lần lên tiếng phản đối, đồng thời khẳng định ủng hộ đối với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Thủ tướng Đức Angela Merkel (9/2014) cho biết Đức ủng hộ Philippines trong việc tìm ra giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông; khẳng định việc dàn xếp các tranh chấp quốc tế cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của UNCLOS” và “đó là cách rất hiệu quả để giải quyết những bất đồng”. Bà Merkel nhấn mạnh: “Chúng tôi chia sẻ những lo ngại về căng thẳng gia tăng tại một khu vực trên thế giới và chúng tôi tin vào các biện pháp tiếp cận tích cực và cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tin vào việc giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế”. Trong chuyến thăm Trung Quốc, bà Angela Merkel (29/10/2015) cho rằng tranh chấp ở Biển Đông là một “cuộc xung đột nghiêm trọng”, kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh cãi với Mỹ về vấn đề lãnh hải ở Biển Đông và gợi ý rằng tranh chấp nên được đưa ra tòa án quốc tế. Theo bà Angela Merkel, điều quan trọng là tuyến đường thương mại trên biển vẫn rộng mở dù có tranh cãi. Khi hội đàm với Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Angela Merkel (7/2017) khẳng định Đức ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế. Theo bà Angela Merkel, với tư cách là nước đầu tàu trong EU, có kinh nghiệm xử lý các tranh chấp trên biển, Đức khẳng định ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Mới đây nhất, khi Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới để đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam, Anh, Đức và Pháp (29/8) cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự, đồng thời kêu gọi giải quyết bất đồng một cách hòa bình. Tuyên bố chung bày tỏ lo ngại đặc biệt về tình hình căng thẳng gần đây tại Biển Đông; nêu rõ: “Chúng tôi lo ngại về tình hình Biển Đông có thể dẫn đến bất ổn an ninh trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước trong khu vực đưa ra các bước đi và biện pháp giảm căng thẳng, đóng góp vào việc duy trì và thúc đẩy an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực. Trong đó có việc đảm bảo quyền của các nước ven biển đối với khu vực hải phận của họ, đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Là các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Pháp, Đức và Anh nhấn mạnh mối quan tâm đối với việc áp dụng phổ biến Công ước, vốn đặt ra trong khuôn khổ pháp lý toàn diện, trong đó mọi hoạt động ở các vùng biển, bao gồm cả ở Biển Đông, phải được thực hiện và điều này tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải”. Ngoài ra, Pháp, Anh và Đức cũng hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc trong việc đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên
Biển Đông (COC), dựa trên các quy tắc, hợp tác hiệu quả, phù hợp với UNCLOS ở Biển Đông; khuyến khích các bước tiến để sớm hoàn tất Bộ Quy tắc này.
http://biendong.net/bien-dong/32003-viet-duc-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong-bang-bien-phap-hoa-binh-khong-dung-vu-luc-hay-de-doa-su-dung-vu-luc.html
Không biết ông Nguyễn Đức Chung làm việc kiểu gì
Trân VănÔng Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội lại vừa phủ nhận chính mình thêm một lần nữa! Nói cách khác, chỉ trong ba ngày, ông Chung có ba tuyên bố mà tự chúng thóa mạ lẫn nhau!
Hôm thứ sáu – 6 tháng 12, khi tiếp xúc với cử tri sau Kỳ họp thứ 11 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 15, trả lời những chất vấn về xử lý ô nhiễm ở sông Tô Lịch, ông Chung tỏ ra hết sức bực bội vì JEBO khoa trương công nghệ nano-bioreactor trong khi đó là thử nghiệm bất hợp pháp (không có giấy phép) và nhấn mạnh, không thể chấp nhận “trò đùa” này (1).
Ngày hôm sau – 7 tháng 12, JEBO gửi kháng thư kèm bằng chứng, chứng minh ông Chung thông tin sai sự thật, việc thử nghiệm công nghệ nano-bioreactor để làm sạch sông Tô Lịch đã được báo cáo với cả chính phủ Việt Nam lẫn chính quyền thành phố Hà Nội và chỉ tiến hành khi chính quyền thành phố Hà Nội đồng ý. Ông Chung biện bạch: Tuyên bố của ông hôm 6 tháng 12 là dựa vào báo cáo của thuộc cấp (2)!
Đến thứ hai đầu tuần này – 9 tháng 12, ông Chung lại lên tiếng. Lần này, ông khẳng định: JEBO (Tổ chức Xúc tiến thương mại – Môi trường của Nhật) không xin phép khi thử làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ nano-bioreactor. Chính quyền thành phố Hà Nội chỉ cho phép JVE (Công ty Cải thiện môi trường Nhật Việt) thử làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ nano-bioreactor, chứ không cấp giấy phép cho JEBO làm điều đó (3).
Có một điểm đáng chú ý là trước nay, trong nhận thức của cả báo giới lẫn công chúng, việc thử dùng công nghệ nano-bioreactor để làm sạch sông Tô Lịch vẫn được xem như nỗ lực của JEBO thông qua JVE. Ông Chung cũng biết điều đó nên khi tiếp xúc với cử tri vào ngày 6 tháng 12, ông nhắc đến cả JEBO lẫn JVE như một thực thể thống nhất. Giờ, khi cần cũng chính ông chủ động tách thực thể này làm hai!
***
Tô Lịch là một trong những chi lưu của sông Hồng, nối sông Hồng và sông Nhuệ. Do quản trị tồi, sông Tô Lịch đã bị lấp một đoạn nên chỉ còn thông với sông Nhuệ. Những đoạn còn lại, có chỗ trở thành mương, thành cống ngầm, đoạn còn giữ dáng dấp của sông thì ô nhiễm nặng nề từ nguồn nước đến không khí vì đủ thứ chất thải lưu cữu hàng thế kỷ. Nhắc đến Tô Lịch, thiên hạ liên tưởng ngay đến ô nhiễm.Cho dù chính quyền thành phố Hà Nội đã cải tạo đoạn sông Tô Lịch may mắn còn hiện hữu, vừa nhằm chỉnh trang đô thị, vừa giải quyết một đại họa về môi trường, gia tăng khả năng thoát nước cho nội đô, giảm ngập lụt, song vấn nạn nan giải nhất vẫn còn nguyên: Nước sông vẫn đặc quánh, đen thui, mùi hôi vẫn còn nồng nặc, sông Tô Lịch vẫn là nơi thiên hạ ngán ngại khi phải qua lại…
Khoảng tháng 4 năm nay, báo chí Việt Nam đồng loạt đề cập đến sự kiện, JEBO – JVE tình nguyện làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ nano-bioreactor. Sau khi JEBO – JVE lắp đặt hệ thống sục khí nano và sử dụng các vật liệu tự nhiên được gọi là bioreactor tại một đoạn sông Tô Lịch, công chúng hết sức hào hứng khi chứng kiến, chỉ trong hai tháng, thông qua kích thích sự phát triển của vi sinh vật, có thể thúc đẩy các chất gây ô nhiễm tự phân hủy, gia tăng lượng vi sinh vật hữu ích giúp sông tự làm sạch…
Khi nước đã trong, mùi hôi đã giảm đáng kể chỉ còn chờ nghiệm thu thì trung tuần tháng 7, Công ty Thoát nước Hà Nội đột nhiên xả hơn một triệu khối nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch. Lượng nước quá lớn khiến toàn bộ vi sinh vật – có thể giúp JEBO – JVE thành công trong việc thuyết phục cả hệ thống công quyền lẫn dân chúng Việt Nam giã biệt những loại hóa phẩm tẩy rửa, chuyển qua ứng dụng công nghệ của Nhật, vừa hiệu quả, vừa thân thiện với môi trường – trôi sạch!
Sự kiện này đã khiến cả ông Chung lẫn chính quyền thành phố Hà Nội bị chỉ trích kịch liệt. Chẳng riêng công chúng mà báo giới cũng nghi ngờ vụ xả nước hồ Tây vào sông Tô Lịch là để loại bỏ công nghệ nano-bioreactor, giữ thị trường cho những doanh nghiệp chuyên nhập cảng và độc quyền cung ứng các
hóa chất tẩy rửa sông rạch, ao hồ bị ô nhiễm. Một trong những doanh nghiệp sừng sỏ trong lĩnh vực này là Công ty Arktic.
Cho đến bây giờ, những thắc mắc về chuyện tại sao chính quyền thành phố Hà Nội lại chọn Công ty Watch Water và Công ty Nordic Water làm đối tác xử lý ô nhiễm nước ở Hà Nội, rồi ngay sau đó, Công ty Watch Water dành cho Công ty Arktic độc quyền phân phối hóa phẩm RedOxy-3C, giúp Công ty Arktic (vốn vừa mới ra ràng) lãi ròng hàng chục tỉ đồng (?), chưa bao giờ được làm rõ (4)!
Chỉ có thể thấy rất rõ, ông Chung rất khó chịu với JEBO – JVE. Không phải tự nhiên mà ông Chung lên án JEBO – JVE… khoa trương. Rõ ràng thiện cảm, niềm tin mà cả công chúng lẫn báo giới dành cho công nghệ nano-bioreactor đã khiến những nghi vấn về việc chọn – dùng RedOxy-3C một cách vội vàng, bất minh, không có lợi cho cả ông Chung lẫn chính quyền thành phố Hà Nội.
JEBO – JVE và công nghệ nano-bioreactor không chỉ khiến thiên hạ xôn xao bình phẩm về Công ty Arktic (doanh nghiệp độc quyền nhập và cung cấp hóa phẩm RedOxy-3C) là sản nghiệp của vợ con ông Chung, mà còn là dịp để nhiều người như Tiến sĩ Lương Ngọc Huỳnh thuật lại những chuyện đã từng xảy ra với họ để chứng minh: Hà Nội – thủ đô Việt Nam “có hoàng thành kiên cố, phòng thủ vững chắc, có những con người có thể gọi là bố của các loại ma, không thích chia sẻ quyền lực và lợi nhuận” (5)!
***
Dù gì thì cũng không nên xem những tuyên bố và cách hành xử của chủ tịch một thành phố như Hà Nội là chuyện riêng, chỉ liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung. Phải đặt ông Chung trong tương quan chung. Khi những viên chức cỡ ông Chung mà chỉ như thế và vẫn cứ nhứ thế thì dựa vào đâu để thực thi cam kết “xây dựng một chính phủ hành động, hướng tới người dân, doanh nghiệp, một chính phủ có kỷ cương, liêm chính” (5)!Chú thích
(1) https://baodautu.vn/chu-tich-ha-noi-khuech-truong-lam-sach-song-to-lich-nhu-tro-dua-cho-ca-thien-ha-d112447.html
(2) https://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/chu-tich-ha-noi-nguyen-duc-chung-bao-luu-y-kien-ve-jebo-chua-xin-phep-ubnd-thanh-pho-a303963.html
(3) https://vtc.vn/bi-jebo-to-thong-tin-sai-su-that-ong-nguyen-duc-chung-toi-doc-nguyen-van-bao-cao-d514914.html
(4) http://langmoi.vn/vu-ubnd-tp-ha-noi-mua-hoa-chat-doc-quyen-cac-so-nganh-cung-chung-tay-giup-cong-ty-9-thang-tuoi/
(5) https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/1264418757067624
https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-duc-chung-to-lich-jebo-jve/5198683.html
0 comments