Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Thư Cho Con: Từ “Boat People”, “Truck People” Đến “Chuyên Cơ People” Hãy Xem VC Sống Và Học Tập Theo Gương Gian Ác Của Tội Phạm Hcm – Giáo Già

Monday, December 9, 2019 7:27:00 PM // ,

Thư Cho Con: Từ “Boat People”, “Truck People” Đến “Chuyên Cơ People” Hãy Xem VC Sống Và Học Tập Theo Gương Gian Ác Của Tội Phạm Hcm – Giáo Già
Ngày 7 tháng 12 năm 2019
H,
Ngày 23 tháng 10, 39 thi thể được tìm thấy trong một chiếc xe tải ở Essex, phía Đông Bắc của London. Lý do là họ bị nhốt trong xe đông lạnh có độ lạnh -25 độ âm, không dưỡng khí và không thể thoát ra ngoài. Tất cả nạn nhân tự chấp nhận điều nguy hiểm này để được vào Anh làm việc, dù là bất hợp pháp với những ngành nghề bị cấm.
Nhân viên phản ứng khẩn cấp của Anh bị sốc khi thấy hàng chục thi thể chồng chất lên nhau. Những người bị nhốt trong container có thể đã đập tay dữ dội vào cửa với mong muốn được thoát ra, để lại những dấu tay đẫm máu. Tất cả gồm 39 người lúc đầu ai cũng tường họ là người Tàu, vì trước đây cũng có trường hợp tương tự gây nên cái chết của 58 người Tàu nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh.
Mới đầu người ta tưởng 39 thi thể này là người Tàu Cộng, vì trước đó, ngay trước nửa đêm ngày 18/6/2000, 58 thi thể được tìm thấy trong một xe tải ở cảng Dover thuộc hạt Kent, đông nam nước Anh.
Tin cho biết, trong số 60 người Trung Quốc tìm đường nhập cư bất hợp pháp chỉ có hai người sống sót. Họ phải trải qua hành trình gian khổ kéo dài nhiều tuần trước khi bước lên chuyến đi định mệnh vào “miền đất hứa”. Mỗi người trả cho một băng đảng tội phạm 20.000 bảng (hơn 25.000 USD) để được đưa từ Trung Quốc sang Anh. Hành trình của 56 người đàn ông và 4 phụ nữ xuất phát từ thủ đô Bắc Kinh, nơi họ lên chuyến bay tới Belgrade, khi đó là thủ đô của Nam Tư. Nhóm 60 người này di chuyển hợp pháp bằng hộ chiếu Trung Quốc trên chặng đường, này sau khi nhận được giấy phép xuất cảnh. Suốt chuyến đi, nhóm tội phạm buộc họ phải mặc quần đen và áo phông xám, đồng thời cấp mã số để họ không bị các băng đảng đối thủ bắt.
Nhưng, một vài giờ sau khi 39 thi thể bị phát hiện, người ta thấy xuất hiện tin nhắn của em Phạm Thị Trà My gửi cho mẹ còn ghi lại trên chiếc phone cầm tay của em. Lúc đó người ta mới biết trong những nạn nhân có cả người Việt Nam. Một ngày sau, một thanh niên khác được phát hiện là anh Nguyễn Đình Lượng, quê quán tại xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh được thân nhân xác định là đã chết trong chuyến xe này. Cứ mỗi giờ qua người dân Nghệ An, Hà Tĩnh lại như ngồi trên lửa đỏ vì họ biết một trong ba chuyến xe chở di dân bất hợp pháp có người thân của mình. [Xem hình: Ông Phạm Văn Thìn và bà Nguyễn Thị Phong, cha mẹ của cô Phạm Thị Trà My, một trong 39 người tử nạn ở Essex, Anh. (Hình: EPA)]
Cuối cùng thì hãng tin Reuters phỏng vấn linh mục Đặng Hữu Nam tại giáo xứ Mỹ Khánh, được linh mục Nam xác định rằng có khả năng phần đông trong số 39 nạn nhân đều là người Việt Nam. Có lẽ vì họ là người công giáo trong hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, nên Linh mục Nam biết được qua hệ thống nhà thờ. Sự xác nhận này tuy chưa được chính phủ Anh công nhận vì theo những thủ tục pháp lý cần thêm nhiều bằng chứng như thông tin hình ảnh từ gia đình tại Việt Nam, cũng như xét nghiệm DNA, cần thêm nhiều thời gian mới biết đích thực có phải là người Việt Nam hay không. Nhưng dư luận theo dõi thông tin trên mạng xã hội đã biết gần như chắc chắn qua hình ảnh của vài cộng đồng công giáo đã tổ chức tưởng niệm 39 nạn nhân này, tại nhà thờ Chung Hà Nội, và vài giáo xứ tại Nghệ An.
Nước Anh tỏ ra thông cảm sâu sắc với niềm đau mà nhiều người cho là khủng khiếp trong chuyến xe tử thần này. Nhiều người tập trung đốt nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân, và một phái đoàn của Anh đã tới Nghệ An và Hà Tĩnh để tiếp xúc với thân nhân người bị nạn, nhằm giúp đỡ cho họ có thể sang Anh để nhận thi hài người quá cố.
Sau khi đối chiếu các tin tức từ Chánh quyền Anh và Nhà nước CSVN danh tính 39 nạn nhân được ghi nhận như sau:
1. Đinh Đình Bình; quê quán: Hải Phòng
2. Võ Nhân Du; quê quán: Hà Tĩnh
3. Cao Tiến Dũng; quê quán: Nghệ An
4. Nguyễn Tiến Dũng; quê quán: Quảng Bình
5. Lê Văn Hà; quê quán: Nghệ An
6. Nguyễn Ngọc Hà; quê quán: Quảng Bình
7. Nguyễn Văn Hiệp; quê quán: Nghệ An
8. Trần Ngọc Hiếu; quê quán: Hải Dương
9. Hoàng Văn Hợi; quê quán: Nghệ An
10. Nguyễn Bá Vũ Hùng; quê quán: Thừa Thiên – Huế
11. Trần Mạnh Hùng; quê quán: Hà Tĩnh
12. Nguyễn Huy Hùng; quê quán: Hà Tĩnh
13. Nguyễn Văn Hùng; quê quán: Nghệ An
14. Võ Văn Linh; quê quán: Hà Tĩnh
15. Trần Hải Lộc; quê quán: Nghệ An
16. Nguyễn Đình Lượng; quê quán: Hà Tĩnh
17. Phạm Thị Trà My; quê quán: Hà Tĩnh
18. Võ Ngọc Nam; quê quán: Nghệ An
19. Trần Thị Ngọc; quê quán: Nghệ An
20. Nguyễn Văn Nhân; quê quán: Hà Tĩnh
21. Bùi Thị Nhung; quê quán: Nghệ An
22. Trần Thị Mai Nhung; quê quán: Nghệ An
23. Phạm Thị Ngọc Oanh; quê quán: Nghệ An
24. Nguyễn Huy Phong; quê quán: Hà Tĩnh
25. Nguyễn Minh Quang; quê quán: Nghệ An
26. Đinh Đình Thái Quyền; quê quán: Hải Phòng
27. Nguyễn Trọng Thái; quê quán: Nghệ An
28. Bùi Phan Thắng; quê quán: Hà Tĩnh
29. Phan Thị Thanh; quê quán: Hải Phòng
30. Cao Huy Thành; quê quán: Nghệ An
31. Lê Ngọc Thành; quê quán: Nghệ An
32. Trần Thị Thơ; quê quán: Nghệ An
33. Trần Khánh Thọ; quê quán: Hà Tĩnh
34. Hoàng Văn Tiếp; quê quán: Nghệ An
35. Nguyễn Đình Tứ; quê quán: Nghệ An
36. Nguyễn Thọ Tuân; quê quán: Nghệ An
37. Dương Minh Tuấn; quê quán: Quảng Bình
38. Đặng Hữu Tuyên; quê quán: Nghệ An
39. Nguyễn Thị Vân; quê quán: Nghệ An.
39 công dân này có hộ khẩu thường trú tại 6 tỉnh, thành. Trong đó gồm:

  1. Hải Phòng có 3 người,
  2. Hải Dương 1 người,
  3. Nghệ An 21 người,
  4. Hà Tĩnh 10 người,
  5. Quảng Bình 3 người,
  6. Thừa Thiên – Huế 1 người.
Sự kiện xảy ra dược ghi nhận là Chính phủ Anh không lạ gì những vụ buôn người vào nước của họ để làm những công việc bất hợp pháp như trồng cần sa trong nhà và cung cấp chúng cho xã hội đen, gây bất ổn trong cộng đồng người nhập cư bất hợp pháp tại Anh.
Được biết là trong bối cảnh tình trạng mua bán người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh ngày càng nghiêm trọng, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland – ông Gareth Ward đã viết một bài bình luận về chủ đề này, và được Soha đăng lại, có nội dung cảnh báo với những hình ảnh thật kinh hoàng. Ông Gareth Ward cho biết người Việt Nam đang bị mua bán sang Anh để làm các công việc nguy hiểm, trái pháp luật, phục vụ lợi ích của các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Khác với các nạn nhân bị mua bán sang các nước láng giềng với thủ đoạn thường gặp như bắt cóc, gạ gẫm, hay lừa gạt, những nạn nhân người Việt Nam tại Anh là những người tự nguyện ra đi, với giấc mơ về một miền đất hứa, hy vọng về cơ hội cải thiện kinh tế cho bản thân và gia đình.  Rất nhiều trong số họ là những người đến từ những huyện còn khó khăn của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Trên danh nghĩa “giúp đỡ” làm giả giấy tờ, làm giả hồ sơ hay giúp vượt biên trái phép, bọn buôn người thu lợi rất lớn từ các nạn nhân. Chi phí cho hành trình do những băng nhóm tội phạm đưa người bất hợp pháp từ Việt Nam sang Anh, dao động từ 30.000 USD đến 50.000 USD.
Ông Gareth Ward ghi lại những công việc mà người dân Việt Nam phải trả giá để hoàn thành ước mơ đổi đời của mình, những công việc tạm thời với tiền công rẻ mạt, như làm móng tay, trông trẻ, phụ bếp, dọn khách sạn, trở nên rất khó khăn, với áp lực là gánh nợ trên vai, số đông những người nhập cư bất hợp pháp chấp nhận đi trồng cần sa, để kiếm tiền trả nợ. Họ cũng biết trồng cần sa là bất hợp pháp, và mạo hiểm, nhưng chỉ khi thật sự bắt tay vào công việc, họ mới thấm thía cảm giác cô đơn, ngột ngạt, và tù túng, cũng như nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh có thể bị cướp, bị đánh đập, bị bắt, và bị trục xuất.
Để tránh bị lộ, những căn nhà dùng để trồng cây thường bịt kín các cửa sổ để không có ánh sang, cũng như mùi, phát tán ra ngoài. Những người có nhiệm vụ chăm sóc cây thường bị buộc sống ở trong nhà. Do sống trong môi trường nhiệt độ cao, không có không khí, tiếp xúc với phấn hoa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích,… người trồng cây cần sa trong nhà kín chịu nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí để lại di chứng về sau như ảnh hưởng đến thần kinh, và đến đường hô hấp.” [Xem phụ đính 1].
Nước Anh đã phản ứng tích cực đối với bon trung gian và tỏ ra thông cảm cho người Việt bị thiếu thông tin nên thường sa chân vào vòng vây của bọn buôn người, để xảy ra thảm kịch như ngày hôm nay. Người dân trên mạng xã hội, tuy đau xót cái đau của người cùng tiếng nói, nhưng cũng không thể chịu nổi sự im lặng đáng lên án, của giới chức trách nhiệm của đất nước này.
Việc trước tiên là ông Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là người đứng đầu nhà cầm quyền CSVN, tức Tổng Bí Thư kiểm Chủ tịch nước, ông ta lẽ ra phải có ngay hành động thích hợp, như chia buồn với gia đình nạn nhân, lên án bọn buôn người, chỉ đạo hệ thống công an phải ngay lập tức mở hồ sơ các vụ án trước đây, cũng như bây giờ, nhằm tìm cho ra thủ phạm nào đứng phía sau thu tiền, và làm các loại giấy tờ, để một người Việt Nam có thể an nhiên bước lên máy bay ra nước ngoài tìm đường vào chỗ chết.
Giới chức trách nhiệm thứ hai là Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh. Sứ quán Việt Nam hơn ai hết biết rõ ai đang có mặt trong khu vực ông đại sứ quản lý. Tòa đại sứ cũng biết rất rõ bọn buôn người gốc Việt tại Anh đã hoạt động như thế nào, để có thể thành công khi đưa một lúc vài trăm người từ Việt Nam sang Anh làm những công việc phi pháp. Chính quyền từng rất thành công trong nhiều vụ bắt bớ người tranh đấu, hay các phần tử hải ngoại trở về hoạt động, thì không lý gì không thể bắt bọn buôn người đang công khai dụ dỗ háng trăm người dân tại các làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh vào chỗ chết.
Trong lúc Nguyễn Phú Trọng coi như không có chuyện gì xảy ra, thì tại nơi người ta phát hiện ra thi thể nạn nhân, nhiều người dân đã mang hoa và thiệp tới để chia buồn với nạn nhân và gia đình họ. Hội đồng địa phương vùng Thurrock cũng mở sổ chia buồn, để những ai muốn chia sẻ với các nạn nhân và gia đình có thể tới ghi đôi lời. Hội đồng cũng khuyến cáo người dân mang hoa tới khu vườn gần trung tâm để tưởng nhớ những người đã mất, vì như vậy trang trọng hơn để tại khu công nghiệp Waterglade.
Trang web của hội đồng địa phương Thurrock ghi lại lời chia buồn của một số nhân vật quan trọng, trong đó có thủ tướng, bộ trưởng nội vụ và cảnh sát trưởng vùng Essex.
Chiều tối 28-10 (giờ VN), đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng Bộ trưởng Nội vụ Anh đã tới hiện trường vụ phát hiện 39 thi thể trong container, và viết những dòng chia buồn trong sổ tang [Xem hình] Thủ tướng Anh viết sổ tang chia buồn tại hiện trường – Ảnh: TWITTER]. Theo Đài BBC của Anh, ông Johnson đến ngay vào giờ nghỉ trưa (theo giờ Anh), cho thấy dù lịch trình rất bận rộn và còn nhiều vấn đề lớn như Brexit. nhưng Thủ tướng Anh vẫn dành thời gian cho vụ việc lần này. [Những dòng chia sẻ của Thủ tướng Anh trong sổ chia buồn - Ảnh: TWITTER]. Thủ tướng Boris Johnson ghi trong sổ hôm 28/10 rằng:
cả nước Anh và cả thế giới bị sốc trước thảm kịch và sự tàn ác của số phận xảy đến với những người vô tội đang hy vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn” ở Anh.
Chúng tôi bày tỏ sự thương tiếc trước những người đã thiệt mạng trong thảm kịch và xin chia buồn với gia đình các nạn nhân đồng thời lên án sự nhẫn tâm của những kẻ dính tới vụ việc.
Vương quốc Anh sẽ làm tất cả những gì có trong khả năng của mình để đưa những thủ phạm thực sự ra trước công lý“, ông Johnson cam kết trong sổ chia buồn. [xem hình]
Nhiều nghị sĩ khác tháp tùng ông Johnson cũng lần lượt viết vào sổ chia buồn các nạn nhân và gia đình.
Cảnh sát trưởng BJ Harrington nói ông “thực sự đau buồn trước mất mát của các gia đình và người thương của họ”. Ông cam kết “sẽ làm tất cả những gì có thể để đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước pháp luật”.
Từ đó, qua Email, Giáo Già nhận được bài viết không có tên tác giả có nhan đề là “HỌ – NHỮNG NGƯỜI LẠ”, mang nhiều ý nghĩa nhân bản, xin được đăng lại đây để thấy khía cạnh độc đáo của nền “văn hóa” Anh Cát Lợi. [Xem hình Thủ Tướng Anh Boris Johnson (trái) cùng Cảnh Sát Trưởng Ben-Julian Harrington (phải) quận Essex đặt hoa tưởng niệm 39 nạn nhân thiệt mạng ở địa phương trong chiếc xe tải mà các gia đình tại Việt Nam lo sợ là thân nhân của họ. (Hình: /AFP/Getty Images)]
Những người xa lạ đến và chết trên đất nước họ, họ im lặng làm chức trách của mình.
Người Trung Quốc chỉ trích họ, họ im lặng làm việc của mình
Chiếc xe container quan tài đá lướt qua trước mặt họ, họ cúi đầu mặc niệm.
Đứng trước nỗi đau không phải do họ gây nên, họ nói: Chúng tôi xin lỗi!
Trước những nạn nhân không thấy mặt, không quen biết, chẳng cùng huyết thống hoặc đồng bào; họ khóc và thắp nến cầu nguyện thành kính.
Không công bố danh tính nạn nhân. Họ không công bố Quốc tịch, nhưng từ xa xôi họ cử người đến tận miền quê Việt Nam để giấu nối thông tin, và hỏi gia đình nạn nhân cần được giúp đỡ điều gì?
Dù 39 người vào đất nước họ là bất hợp pháp, họ vẫn kêu gọi gia đình các nạn nhân được nhập cảnh vào đất nước mình.
Họ chưa nói về di cư, nhập cư. Họ chưa nói về Hộ chiếu. Họ chưa nói về trồng cần xa hay buôn lậu. Họ chưa chỉ trích, chưa ca thán, chưa nói về đúng sai. Họ chỉ im lặng làm theo mệnh lệnh của lương tri và trái tim mình.
Họ là người Anh. Người Anh có một câu ngạn ngữ rằng: “Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào”…
Sự im lặng ấy nhân văn gấp vạn lần những lời rao giảng về đạo đức đầy trí trá của bọn ngoa ngôn.
Trong khi đó, với người Việt Cộng, tình hình trong nước thì trái ngược lại. Trừ những thông tin từ mạng xã hội mà nhà cầm quyền không kiểm soát được, còn báo chí lề đảng có thái độ thật buồn cười. Sau khi bưng bít thông tin thất bại thì họ lại buộc tội chính phủ Anh Quốc là nguyên nhân gây ra thảm họa, mặc đầu bị ép buộc theo công ước quốc tế phải hợp tác với chính quyền Anh Quốc trong việc cung cấp dữ kiện, DNA, hầu nhận diện các thi thể…
Đã vậy, nhà cầm quyền CSVN còn đòi gia đình các nạn nhân chết ở Anh Quốc phải trả tiền đưa thi hài về nước. Bản tin Anh ngữ của BBC nói rằng một số thân nhân của 39 nạn nhân được viên chức nhà cầm quyền tiếp xúc, thông báo họ có thể lựa chọn hoặc tự lo trả lấy phí tổn hoặc có thể vay tiền từ nhà cầm quyền. Bản tin BBC nói rằng họ đã được nhìn thấy tờ giấy mà nhà cầm quyền CSVN đòi thân nhân các nạn nhân nói trên cam kết chịu trách nhiệm tiền bạc tốn phí để đưa thi hài hay tro cốt về nước, như: “Tôi, đại diện gia đình, cam kết hoàn trả tất cả mọi phí tổn liên quan do nhà cầm quyền đã ứng trước để đưa chúng (được hiểu là tro cốt hay thi hài) từ Anh Quốc về.”
Được biết khi họ đi lậu trong các thùng hàng qua Anh Quốc, nhiều người đã phải trả cho những tổ chức vận chuyển người bất hợp pháp với những số tiền rất lớn, có thể tới hơn 40,000 bảng Anh (hơn $52,000). Phạm Ngọc Tuấn, anh của một nạn nhân nói với phóng viên Nga Phạm của BBC rằng: “Chúng tôi đã vay mượn quá nhiều tiền, chúng tôi đã phải cầm cố nhà cửa. Bây giờ chúng tôi không biết liệu còn có thể vay mượn được nữa không.” Một người khác tên Tiến Phạm, anh em họ của một nạn nhân, viết trên Facebook là “Chúng tôi được cho biết vấn đề chính bây giờ chỉ là tiền. Dù chúng tôi đã phải mượn nhiều tiền để đưa họ đi, chúng có có thể phải vay thêm nhiều nữa để đưa họ về”.
Trả lời RFA hôm 18/11, Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, hiện quản nhiệm giáo xứ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, huyện yên Thành, tỉnh Nghệ An, Giáo phận Vinh, cho biết dù chính quyền vào cuộc, nhưng ông vẫn được những gia đình nạn nhân liên lạc, trình bày thực tế mà ông nắm được: “Lâu nay, trong hoàn cảnh đó họ không chỉ bi đát, đau buồn, hoang mang, mà ngay cả chuyện đưa hài cốt về cũng rất nhiều nguồn tin, cũng rất là bất ổn. Thứ nhất, trước đây khi người ta hỏi nguyện vọng của gia đình, thì trong 39 gia đình đó, chỉ có 1 gia đình nguyện vọng nhận tro cốt, còn 38 gia đình khác thì xin nhận thi hài. Trước thời gian làm đơn xin hỗ trợ đưa thi hài về, thì chính quyền Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế đến gia đình để ép làm lại hồ sơ xin nhận tro cốt. Lúc đầu gia đình cũng thấy thuyết phục, nhưng sau người ta thấy sao không có bằng chứng công văn gì cả, vì vậy có một số người ở Hà Tĩnh làm đơn rồi, nhưng rút đơn lại xin nhận thi hài mà thôi. ”
Theo một văn bản chính thức gửi cho gia đình mà AFP được chia sẻ, thì khoản tiền đưa một hũ tro cốt về là 1774 đô la, trong khi đó chi phí chuyển xác là 2.858 đô la. Gia đình của những nạn nhân cho AFP biết họ hết sức mong đưa xác thân nhân về quê nhà mai táng sau gần 4 tuần lễ xảy ra thảm kịch, dù rằng họ sẽ chịu nợ nần nhiều. AFP dẫn phát biểu của ông Lê Minh Tuấn, người có con trai 30 tuổi trong nhóm 39 nạn nhân chết trong xe tải ở Essex, Anh Quốc hôm 23 tháng 10, nói rằng ông sẽ trả mọi giá cho dù có phải bán nhà hay bán đất để đưa xác con về quê. Gia đình ông muốn tiến hành các nghi lễ chôn cất truyền thống cho con trai chứ không muốn thiêu xác ở Anh rồi đưa về nước. Gia đình ông này đã vay hơn 30 ngàn đô la Mỹ để cho con sang Châu Âu lao động. Đây là một khoản tiền lớn đối với gia đình ở vùng Nghệ An, nơi mà thu nhập bình quân đầu người chỉ chừng 1200 đô la mỗi năm.
Thời gian chờ đợi lâu quá rồi, chỉ mong làm sao nhà nước giải quyết để đưa [thi hài về] nhanh, càng sớm càng tốt”, Nguyễn Thanh Hải nói. Hải là anh trai của Nguyễn Văn Hùng, một trong 39 nạn nhân. Tháng trước, ông Nguyễn Thanh Lễ – bố của Hùng – cho VOA biết gia đình ông vay ngân hàng 400 triệu đồng để đưa con trai ông sang châu Âu qua một đường dây đưa lao động chui ra nước ngoài. Nói với VOA hôm 22/11, anh Hải cho biết gia đình anh vẫn đang nợ ngân hàng gần 100 triệu đồng. Nhà văn Tưởng Năng Tiến gọi họ [39 người tử nạn] là “Truck People” để so sánh với “Boat People” cũng do VC thu tiền cho “vượt biên” từ thảm nạn thuyền nhân từ năm 1975 cho đến nay [xem phụ đính 2].
Dù sao, ngày chờ đợi cũng đến, tin được Khánh An đăng trên đài VOA ngà 25/11/2019 cho biết “Thân nhân của một trong 39 nạn nhân chết ở Anh cho VOA biết rằng thi thể của con trai ông đã được đưa ra sân bay ở Anh để làm thủ tục, và nội trong hôm nay hoặc sáng mai sẽ được đưa lên máy bay để hồi hương”…
Tin cho hay cộng đồng người Việt tại Anh hôm 24/11 đã tổ chức đêm nhạc “Tình người viễn xứ” tại Birmingham và quyên góp được 117 ngàn bảng Anh (khoảng 3,5 tỉ đồng) để trợ giúp cho 39 gia đình nạn nhân tại Việt Nam.
Nhiều gia đình cho biết họ đã phải thế chấp nhà cửa, vay mượn tiền để cho con em đi lậu sang Anh để kiếm kế sinh nhai. “Nói chung là vay mượn hết. 500 triệu là vay mượn hết”, ông Lành cho VOA biết số tiền ông bỏ ra để cho con trai đi sang Anh, mà theo lời người môi giới là “đi bằng xe 4 chỗ”. Theo lời ông Lành, sự việc xảy ra cho con trai ông và các nạn nhân khác là do “số phận mình đen đủi”, chứ người dân trong khu vực của ông chắc chắn sẽ không dừng lại sau sự việc đau lòng này. Họ “vẫn phải đi”, “đơn giản là đi làm ăn thôi” vì “ở nhà thì không có cái nghề gì mà làm”, ông Lành nói thêm.
Tin được phổ biến trên đài RFA ngày 27-11-2019 cho biết:  “Thi thể của 16 trong số 39 nạn nhân thiệt mạng khi tìm đường vào Anh hồi tháng trước đã về đến sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội, vào sáng ngày 27/11. Đây là đợt đầu trong tổng số 2 đợt bàn giao thi hài hoặc lọ tro cốt của các nạn nhân từ Anh về Việt Nam. Thi thể các nạn nhân đợt một được bàn giao cho Việt Nam thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình”. [Xem hình: Nhân viên sân bay đón quan tài xác nạn nhân ở sân bay Nội Bài, Hà Nội, hôm 27/11/2019].
Mới đây, nói về chuyện “buôn người” của Việt cộng, tin được đài VOA phổ biến ngày 03/12/2019 cho biết “Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một ‘điểm nóng’ của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla”. Báo cáo tại một hội nghị hôm 29/11 về công tác hỗ trợ nạn nhân buôn người trở về, Thượng tá Lê Văn Nhãn – phó trưởng phòng Phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm mua bán người của Cục Cảnh sát Hình sự – được báo chí Việt Nam dẫn lời nói: “Việt Nam được xem là điểm nóng của tình trạng mua bán người, di cư bất hợp pháp tại khu vực các nước tiểu vùng sông Mekong với ước tính lợi nhuận từ hoạt động mua bán người lên tới hàng chục tỉ đôla mỗi năm”. Ngoài ra, theo ghi nhận của Bộ Công an, Việt Nam đã phá được một “đường dây mua bán nội tạng xuyên quốc gia đã mua bán thận của hàng trăm nạn nhân trong khoảng thời gian từ năm 2017 – 2019, thu lợi hàng chục tỉ đồng, và một số đường dây môi giới, mua bán phụ nữ sang Trung Quốc đẻ thuê với giá 400 – 500 triệu đồng”.
Nếu “Boat People” và “Truck People” đều thuộc thành phần bị Đảng và Nhà Nước ngược đãi, bị cái gọi là “xã hội chủ nghĩa” ngược đãi, nên họ phải “liều mạng” bỏ nước ra đi. Còn một thành phần khác thuộc thành phần được Đảng và Nhà Cầm Quyền ưu đãi, thành phần cán bộ có nhiều đặc quyền đặc lợi “không liều mạng”, bỏ nước ra đi, chúng đi “chui” bằng “chuyên cơ” của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chuyện hy hữu này xảy ra khi bà Kim Ngân dẫn đoàn thăm Hàn Quốc từ 4 đến 7/12/2018, nhưng chỉ mới được truyền thông Hàn Quốc công bố hôm 23/9, tức non 10 tháng sau.
Đúng vậy, ngày 23-9 vừa qua, đài truyền hình MBC (Hàn Quốc) đưa tin về 9 người trong phái đoàn kinh tế đi theo đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu bỏ trốn để ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc, cách đây non 10 tháng, đến nay 2 trong số đó đã bị trục xuất.
Như vậy, nếu không cố ý, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và các cơ quan hữu trách cũng vô tình tiếp tay cho… buôn người!
Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam chỉ xác nhận sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn phanh phui vụ buôn người này. Đó là lý do thứ nhất làm công chúng thấy… nhục. Lý do thứ hai khiến công chúng thấy… nhục thêm nữa, là vì giới hữu trách biện bạch là bị những kẻ… đi nhờ chuyên cơ lợi dụng!
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vừa chính thức xác nhận với Julie Yoon của BBC tiếng Hàn rằng hiện có “bảy người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc“. BBC liên hệ với đường dây chính thức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau khi đài MBC đăng phóng sự hôm 23/9 cho biết chín người trong đoàn đại biểu tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang Hàn Quốc hồi tháng 12/2018 đã mất tích.
Đài truyền hình lớn ở Hàn Quốc cho biết hơn 160 người Việt, trong đó có 20 quan chức cấp cao đã cùng bà Ngân sang Hàn theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang từ 4-7/12.
MBC cho biết đoàn người này bay đến sân bay quốc tế Gimhae trên một chuyến bay bao trọn gói (charter flight) [VC gọi là chuyên cơ] của Vietnam Airlines – tức tất cả đều đi cùng một chuyến bay.
Ngày 25/9, phản ứng về tin của báo Hàn Quốc, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng xác nhận vụ việc có thật. Theo trang VietnamNet, ông Chí Dũng cho biết bộ của ông khi đó được giao tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước cũng như tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại ở nước ngoài.
Tin từ Seoul, ngày 24/9/2019 cho biết Báo Nam Hàn đưa tin 7 thành viên thuộc đoàn khách của quốc hội cộng sản Việt Nam đã không trở về, mà ở lại  sau chuyến viếng thăm của đoàn này tới Nam Hàn vào cuối tháng 12 năm 2018 [Xem hình Chụp qua màn hình: Đài MBC của Nam Hàn đưa tin vụ các thành viên đoàn Quốc Hội CSVN bỏ trốn]. Đoàn khi đó dẫn đầu bởi chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và 161 người khác, trong đó có 20 bộ trưởng và thứ trưởng, gồm:
  • Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu
  • Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
  • Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy
  • Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga
  • Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung
  • Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
  • Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung
  • Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh
  • Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Trần Văn Nam
  • Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh…
Chuyến thăm “có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự coi trọng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc và mong muốn phát triển mối quan hệ lên tầm cao mới“, TTXVN cho biết.
Đoàn đã đáp xuống phi trường Gimhae (Busan), gặp gỡ với giới doanh nhân ở Busan và tiếp tục đến Seoul để hội đàm với phái đoàn của quốc hội Hàn Quốc, hội kiến Tổng thống Moon Jae In và tham gia Diễn đàn thương mại đầu tư Hàn–Việt, trước khi quay về Việt Nam từ phi trường Incheon [xem hình Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (trái) bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in].
Đầu năm 2019, một trong số 9 người đó trình diện để xin về nước, một người bị bắt và trục xuất về Việt Nam. Bảy người còn lại vẫn chưa biết tung tích. Họ là ai không được Việt Nam lẫn Nam Hàn công bố.
Nam Hàn là điểm đến ưa thích của lao động Việt. Hàng trăm nghìn người đã và đang làm việc ở đây, và hàng nghìn người trong số đó trốn ra ngoài để làm việc chui. Những người đi lao động dạng này phải trả phí dịch vụ rất cao cho các công ty môi giới. Một người hoạt động xã hội giấu tên nói nhiều người trả tiền để được cài vào các đoàn viên chức nhà nước khi thăm viếng nước ngoài và ở lại luôn.
Trả lời báo chí về việc Hàn Quốc thông tin “9 người đi theo đoàn Quốc hội Việt Nam bỏ trốn ở lại Hàn Quốc“, Tổng thư ký, người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc, cho biết: “Những người này không thuộc thành phần đoàn thăm chính thức, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức diễn đàn nêu trên có liên hệ xin cho đoàn của họ đi nhờ máy bay chở chủ tịch Quốc hội và chúng tôi đã đồng ý“.
Vấn đề được đặt ra là theo một bài viết của Thiên Hạ Luận đăng trên VOA ngày 27/09/2019 thì Chuyện lợi dụng chuyến thăm Nam Hàn của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam để buôn người xảy ra cách nay non 10 tháng, thời gian quá dài, nhưng cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền  đều xem là bình thường nên không làm gì cả. Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam chỉ xác nhận sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn phanh phui vụ buôn người này.
Nên nhớ, cứ như vài người có dịp tháp tùng nguyên thủ Việt Nam đi công tác ở ngoại quốc kể lại những gì họ biết về… chuyên cơ, thì hóa ra, chuyên cơ đã bị lợi dụng từ lâu! Một người trong số này là Minh Duc Le (cựu phóng viên) – từng có cơ hội theo chuyên cơ đưa nguyên thủ đi thăm Pháp, Mỹ, hồi 2007, thuật lại, chiếc Boeing 777 được chuyển hóa thành chuyên cơ rộng thênh thang. Lãnh đạo cao cấp và các tùy tùng chính thức chỉ dùng khoang phía trước.
Khoang phía sau dành cho đủ mọi thành phần: Nhân viên phục vụ, nhà báo, doanh nhân và cả những người không ai biết họ làm gì… Có một người dùng máy ảnh, liên tục chụp tất cả những doanh nhân ở quanh nguyên thủ, sau đó gạ bán những tấm ảnh này cho các doanh nhân ấy với giá trên trời. Minh Duc Le hỏi thăm mới biết, nhân vật vừa kể kiếm sống bằng việc mua chỗ trên chuyên cơ, theo sát các nguyên thủ và doanh nhân để chụp ảnh rồi… kinh doanh những hình ảnh ấy.
Mihh Duc Le kể thêm, bởi Boeing 777 rộng, người lại không đông nên ông và các đồng nghiệp bắt chước những người khác bày rượu ra uống, lấy thuốc ra hút, kể cả hút thuốc… lào. Những người có kinh nghiệm tháp tùng nguyên thủ đi công tác ở ngoại quốc bằng chuyên cơ tỏ ra tiếc cho Minh Duc Le khi ông chỉ mang một khoản tiền vừa đủ xài. Họ khuyên rằng lần sau phải mang nhiều hơn để mua hàng hóa mang về bán lại vì không bị hải quan gây khó
Đó cũng là lý do khi chuyên cơ đáp xuống phi trường Nội Bài. Dù là theo nguyên thủ đi công tác ngoại quốc nhưng Minh Duc Le phải chờ cả tiếng mới thấy va li của mình, trước đó trên băng chuyền chỉ thấy hết kiện này tới thùng kia của các thành viên khác trong đoàn. Một phi công của Vietnam Airlines (VNA) từng kể với Minh Duc Le, Văn phòng chính phủ ký hợp đồng thuê trọn gói phi cơ của VNA sau đó toàn quyền quyết định về hành khách. Ai đi theo cũng được nhưng phải trả tiền.
Minh Duc Le bảo rằng, đó là lý do ông không cảm thấy lạ khi có chín người theo chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội trốn sang Nam Hàn. Đáng chú ý là có vài người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam cũng khẳng định họ không cảm thấy lạ như Minh Duc Le. Chẳng hạn bà Mạc Việt Hồng – một người làm báo Việt ngữ ở Ba Lan. Bà Hồng khẳng định, nhiều năm nay, phần lớn các đoàn từ Việt Nam sang châu Âu đều có người “đi kèm” và những người “đi kèm” đó đều ở lại.
Bà Hồng cho biết, những đoàn đi “hát hò” thì kèm vài người mẫu, người quản lý hay giữ chức vụ ất ơ nào đó và những người này tách đoàn ở lại. Các đoàn đi công tác, đi dự hội nghị, đi triển lãm… abc cũng vậy. Hồi ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội dẫn một đoàn sang thăm Ba Lan, trong đoàn cũng có một số người ở lại. Theo bà Hồng, lý do rất đơn giản, giá đưa một người qua Ba Lan từ 15.000 đến 20.000 Euros. “Kèm” được năm người là đã có thể kiếm một khoản to tướng!
Bà Hồng giải thích, du lịch dẫu đã dễ hơn trước nhưng không phải với ai cũng dễ, chẳng hạn còn quá trẻ, không có việc làm ổn định, thiếu những điều kiện khác nữa để được Đại sứ quán Ba Lan cấp visa du lịch. Cho nên “phù phép” rồi ghép vào các đoàn dễ hơn nhiều. Bà Hồng nhấn mạnh, nhiều người “đi kèm” bây giờ vẫn đang ở bên này. Chỉ không rõ do quản lý nhập cư kém hay vì nhân đạo mà không thấy châu Âu họ nói gì. Đi nhờ chuyên cơ sang Nam Hàn trở thành rùm beng chỉ vì báo đăng thôi!
Ông Quốc Quân Trần – một người Việt khác cũng sinh sống tại Ba Lan – đề cập tới một khía cạnh khác của chuyên cơ. Vì thường xuyên tiếp xúc với nhiều doanh nhân đi theo các đoàn đại biểu cao cấp của đảng và nhà nước ra thăm nước ngoài để… xúc tiến thương mại, ông Quân tổng kết, tiếng là “xúc tiến thương mại” nhưng “đám doanh nhân đi theo các đoàn chỉ xúc tiến quan hệ với quan chức” cho nên “đám phụ trách việc tổ chức tranh thủ quan hệ ngược với đám doanh nhân để thủ lợi”.
Đó là lý do đoàn đại biểu càng cao cấp thì càng có nhiều doanh nhân hào hứng đi theo. Do “ghế ít, đít nhiều nên lúc nào cũng thiếu chỗ”. Ông Quân nhận xét, bởi bà Ngân dẫn một đoàn đại biểu tuy cũng cao cấp nhưng là cấp cao của… quốc hội nên “bọn doanh nhân không… thèm” thành ra thừa chỗ. “Bọn” tổ chức phải kiếm thêm “bọn lởm khởm” muốn tiết kiệm tiền chạy visa và tiền vé máy bay, chỉ chi ít đồng cho “bọn” tổ chức là xong nên mới có chuyện chín thành viên theo đoàn đại biểu cao cấp của quốc hội bỏ trốn [Xem phụ đính 3].
Từ đó, trả lời báo Tuổi Trẻ ông Phúc nói: “Số người bỏ trốn nêu trên thuộc thành phần của đoàn tham gia sự kiện diễn đàn Đầu tư và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc. Sự kiện này do Bộ Kế hoạch – đầu tư, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tổ chức. Những người bỏ trốn không thuộc thành phần đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam và không được cấp visa ngoại giao“. Ông Phúc còn thông tin thêm: “Ngay sau khi nhận được thông tin về sự việc, lãnh đạo Quốc hội đã đề nghị Bộ Công an phối hợp các bên có liên quan điều tra để làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” Nhưng “Phối hợp”, ”xử lý nghiêm” kiểu gì mà việc bỏ trốn đã xảy ra non 10 tháng dài mà nhà cầm quyền CSVN mới lên tiếng xác nhận, sau khi báo chí Hàn Quốc điều tra độc lập cho biết. Nếu không thì chắc “chìm xuồng”, không ai được biết tên của 9 người “đi nhờ” đó là ai, họ thuộc thành phần nào.
Họ có thể là những quan chức “cấp cao” có thể bị cơ quan điều tra vì đã phạm tội “làm sai” nên hối hả “bỏ cả hộ chiếu” để vượt thoát bằng chuyên cơ của Quốc hội? Ngoài ra dựa vào “truyền thống” đi nhờ chuyên cơ của lãnh đạo đảng và nhà nước thì: “Những kẻ được bước lên chuyên cơ họ phải là những tai to mặt lớn, phải đóng một số tiền khổng lồ để ‘dựa hơi’ lãnh đạo để nâng cao uy tín và dựa thế thế làm ăn”.
Chưa nói đến việc Bà Ngân có dự phần trong phi vụ bỏ trốn hay không, Bà là người đứng đầu phái đoàn Quốc hội sang Hàn Quốc, Bà phải chịu trách nhiệm liên đới đối với hành vi của tất cả thành viên trên chuyến chuyên cơ dành cho Chủ tịch Quốc hội. Măt khác, theo nguyên tắc ngoại giao và thủ tục hải quan của Hàn Quốc, bất cứ ai ngồi trên chuyên cơ này đương nhiên là thành viên của phái đoàn Quốc hội Việt Nam. Do đó, không cần biết đến “quy trình đi nhờ” nào như Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc ngây ngô tuyên bố, những kẻ bỏ trốn là thành viên của phái đoàn Quốc hội Việt Nam sang công tác ngoại giao tại Hàn. Khi sự việc xảy ra, Nguyễn Thị Kim Ngân phải có trách nhiệm công bố. Thái độ im lặng, cố tình che giấu việc 9 thành viên của phái đoàn bỏ trốn bất hợp pháp vào thời điểm đó của bà Ngân là hành vi vô trách nhiệm, xem thường luật pháp, nếu không muốn nói là “bao che tội phạm”.
Cần biết thêm là Giải thích về lý do không cung cấp danh tính 9 người bỏ trốn, ông Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Đức Trung [xem hình] cũng cho hay, các cơ quan chức năng, cả phía Việt Nam và Hàn Quốc, đang điều tra nên ”đến thời điểm này chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin danh tính 9 người này, kể cả 2 người đã về nước“. Khi nào có đủ thẩm quyền, chúng tôi sẽ cung cấp”, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT chia sẻ.
Được biết, 9 người bỏ trốn nằm trong đoàn DN do Bộ KH-ĐT tổ chức xin đi chung với đoàn của QH. Trong thông cáo báo chí trước đó, Bộ KH-ĐT cho biết, đã chuyển hộ chiếu và thông tin đến Bộ Công an để điều tra, xử lý. Câu hỏi được đặt ra là tại sao tới giờ này, thời gian trôi qua đã quá lâu mà danh tánh 9 người này không được công bố, kẻ ra đầu thú và người bị Hàn quốc trục xuất cũng vậy, từ Bộ KH-ĐT, đến Quốc Hội, và Bộ Công An… Kể cả Hàn quốc… Tất cả đều đồng lõa bao che
Phía Hàn quốc, họ cũng im lặng, tuy chuyện xảy ra khi họ có trách nhiệm đón tiếp đoàn người này, rồi một người ra đầu thú, một người bị bắt và trục xuất về Việt Nam, họ là ai, số còn lại coi như mất tích. Chắc chắn Hàn quốc có danh tánh của họ. Sao không công bố cho dư luận biết. Như vậy cũng coi như “bao che”.
Vụ “vượt biên” bằng chuyên cơ nguyên thủ đã khiến công luận Việt Nam đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh những chuyến đi công tác tiêu tốn hàng tỉ tiền thuế của người dân của các quan chức Việt Nam.
Từ đó, vấn đề là “Ai có quyền ‘đi nhờ’ chuyên cơ nguyên thủ?”
Điều nên biết là các doanh nhân muốn đăng ký đi tháp tùng nguyên thủ phải là những gương mặt nổi bật trong các lĩnh vực thương mại liên quan tại quốc gia điểm đến, và họ phải đóng tiền mua vé máy bay như khi đi máy bay thương mại, nhưng với vụ bỏ trốn đang gây chấn động dư luận, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc hôm 25/9 nói rằng phía Quốc hội không biết” thông tin gì về những chi phí mà 9 người bỏ trốn đã đóng góp cho chuyến đi.Toàn bộ sinh hoạt đi lại, ăn ở khách sạn chúng tôi cũng không biết vì đều do Bộ KH-ĐT lo”, ông Phúc nói và cho biết thêm rằng sau khi làm việc tại Hàn Quốc thì những người tháp tùng Chủ tịch QH lại “đi nhờ về”.
Sau lời giải thích của ông Phúc, nhiều ý kiến trên mạng xã hội không những không bị thuyết phục mà còn tỏ ra nghi ngờ về việc có hay không một đường dây “vượt biên” qua đường chuyên cơ, và đâu là động cơ thực sự của những người đã bỏ trốn.
“Điều em rất thắc mắc là ban tổ chức chuyến đi này đã thu được bao nhiêu tiền??? Mấy đồng chí ấy đâu có đi free [miễn phí] được. Và tại sao tới khi Hàn Quốc phát giác mình mới tỏ tè”, tài khoản Facebook tên Nguyễn Võ Anh Trường viết.
Trong khi đó, nhà báo Huy Đức, trong một bài đăng trên Facebook liên quan đến vụ việc, lại đặt câu hỏi về những chuyến chuyên cơ mà theo ông “chỉ riêng tiền thuê sân đỗ đã là một con số khổng lồ với ngân sách của Việt Nam. “Tại sao bà Ngân (và những người trong bộ tứ) lại dùng hẳn một chuyên cơ cho các chuyến công du?” khi “những người thực sự đi làm việc cùng họ có khi không đủ để xếp một khoang hạng nhất”, nhà báo Huy Đức viết; đồng thời dẫn chứng nhiều trường hợp nguyên thủ của các quốc gia G7 cũng thường dùng máy bay thương mại để đi công tác, thậm chí là máy bay giá rẻ như Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore.
Bình luận về lý do “đi nhờ” chuyên cơ, nhà báo Trương Châu Hữu Danh nói việc tiếp cận “tứ trụ” ở “cự ly gần” là không dễ dàng. “Những lần họp báo mà có tứ trụ, anh em phóng viên phải qua 2 cửa an ninh, rồi còn kiểm tra trực tiếp máy tính máy ảnh”, nhà báo tại Việt Nam cho biết trên trang Facebook. Theo anh, việc “quá giang” được chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội còn khó hơn tiếp cận Hàn Quốc bằng những con đường khác (như đầu tư, học tập, hay xuất khẩu lao động). Vì vậy, việc 9 nhân vật chọn bỏ trốn theo con đường khó khăn này phải có vấn đề. Và như vậy “chuyên cơ” cũng trở thành phương tiện buôn người: “Chuyên cơ People”. Và đừng quên, chọn lựa ra đi dù với lý do gì cũng đều nói lên thực tế bi đát, bế tắc, của “Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Nó là một cách tố cáo chế độ CS độc tài, lạc hậu đang cần được thay đổi gấp.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính 1
Một email Giáo Già nhận được ngày Nov 16, 2019, 11:34 PM cho biết:
Có hàng trăm trang trại cần sa lậu Anh Quốc, tất cả do mafia Việt (Hải Phòng, Nghệ An) xây và điều hành …
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại “cần sa máu” ở Anh — nơi nhiều người Việt bị biến thành “nô lệ”. Theo số liệu năm 2012 của tổ chức bảo vệ quyền trẻ em Ecpat UK, có đến 96% nạn nhân bị lừa bán vào các trang trại cần sa tại Anh là người Việt Nam.
Tại Anh, những nơi được gọi là “trang trại” cần sa thực chất là những cơ sở nhỏ, nằm trong những ngôi nhà bình thường trong thành phố hoặc các khu nhà bỏ hoang ở vùng ngoại ô. Thông thường, tại những cơ sở nhỏ như ngôi nhà trong bức ảnh trên chỉ có khoảng 1-2 người coi sóc (họ còn được biết đến với biệt danh là “gardener – người làm vườn”) Ảnh: Carl Eve
Ví dụ, tại cơ sở từng được sử dụng làm trung tâm giải trí ở Newport, Gwent, trong tấm ảnh trên có thể trồng đến 4.000 cây cần sa. Ảnh: Wales News Service.
Những hầm trú bom hạt nhân lớn như trong bức ảnh này cũng được các băng đảng tại Anh tận dụng làm trang trại cần sa. Những “người làm vườn” gần như bị giam lỏng trong các cơ sở này (một hình thức nô lệ thời hiện đại), và chỉ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài khi nhận đồ ăn hoặc chỉ thị từ các băng đảng sở hữu “trang trại”.
Lối vào một trang trại cần sa nằm trong một hầm trú bom hạt nhân ở Wiltshire, Anh. Ước tính 1.000 cây cần sa có thể tạo ra nguồn lợi nhuận lên đến 622.000 USD. Nhiều người nhập cư trái phép, trong đó có người Việt Nam, đã bị các đường dây buôn người lừa bán vào các trang trại cần sa này. Ảnh: David Levene/The Guardian.
Theo một bài viết được đăng tải năm 2017 của Daily Mail, mỗi ngày cảnh sát Anh lại phát hiện thêm 20 trang trại cần sa mới trên toàn quốc, và phần lớn trường hợp có liên quan tới trẻ vị thành niên Việt Nam. Ảnh: Solent News.
Bao, một trẻ vị thành niên mồ côi từng bị bắt cóc và bán vào trại cần sa ở Anh năm 15 tuổi, cho biết em thường bị chủ trại dọa “cho nhịn đói” nếu không hoàn thành tốt công việc. Không có tiền, cũng không biết nói tiếng Anh, Bao chưa từng nghĩ tới chuyện chạy trốn. Những năm tháng bị cô lập trong trang trại cần sa đã khiến em bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Ảnh: David Levene/The Guardian.

Phụ đính 2
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Boat People & Truck People
Thứ Tư, 11/13/2019 – 04:50
Thực ra, ở quê hay thành phố đều không quan trọng, quan trọng là đừng ở… Việt Nam nếu bạn muốn bình yên. Du Uyên
Từ Berlin, Hiếu Bá Linh vừa trân trọng cho hay một tin vui … đã cũ: “40 năm trước, tổng thống Ý cử 3 tàu chiến đến Biển Đông cứu vớt thuyền nhân tị nạn Việt Nam … Hoạt động gần 1 tháng, 907 thuyền nhân đã được cứu sống và đưa về Ý. Ngày 21/8/1979, tại lối vào cảng Venice, thủy thủ đoàn và các thuyền nhân được dân chúng hân hoan chào đón.”
Mẩu tin tuy không mới nhưng vẫn khiến cho không ít độc giả (hoá) tâm tư:
-Vĩ Cầm: Một cái tát dành cho Lê Duẩn.
-Mạc Văn Trang: Thế gian nhiều chuyện lạ đời: Người Việt không thương nhau, khiến phải chạy trốn, dẫu bỏ mạng giữa biển khơi; các nước láng giềng cũng chẳng cưu mang nhau; Người ở mãi phương trời xa tít lại động lòng thương, ra tay cứu nhân độ thế… Nên cũng đừng cứ tưởng anh em, xóm giềng là chỗ cậy nhờ lúc khốn khó!
Nhận xét T.S Mạc Văn Trang e không hoàn toàn chính xác. Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hồng Kông, Thái Lan… đều là những nước láng giềng đã từng mở cửa đón nhận và “cưu mang” hằng triệu người Việt tị nạn trong khoảng thời gian không ngắn, hơn một thập niên. Chỉ riêng có đảo quốc Tân Gia Ba (Singapore) là nhất định ngoảnh mặt thôi.
Sao thế nhỉ?
Câu trả lời có thể tìm được trong bức thư sau:
Nguồn phóng ảnh: Margaret Thatcher Foundation
Xin trích đôi câu, theo bản dịch của nhà văn Phạm Thị Hoài, để rộng đường dư luận:
Thư của Thủ tướng Lý Quang Diệu gửi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher về vấn đề Thuyền Nhân Việt Nam năm 1979.
Ngày 5/6/1979
Thưa Thủ tướng,
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn…
Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á…
Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời thu về thì rất nhanh.” (People and leadears throughout the world must be told, again and again, that this is the government of the Socialist Republic of Vietnam which has actively promoted this massive migration, causing havoc to the countries of  Southeast Asia… They have cold, calculating minds, which, whilst incapable of compassion to their own people, are nevertheless most acute in computing cost-benefits.)
Lý Quang Diệu có nặng lời quá không: “Chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á ?” Muốn biết thực hư xin xem qua một câu hỏi khác, của một ông dân Việt Nam, gửi đến ông Phạm Văn Đồng:
“Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương… Là người đứng đầu chính phủ, một trong những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản, Thủ tướng nhìn nhận ra sao trách nhiệm của mình trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy?” (Bùi Tín. “Hai Câu Hỏi Cần Trả Lời Rõ Ràng Trước Khi Thế Kỷ 20 Khép Lại.” – Nguyệt San Cánh Én, Đức Quốc, số tháng Hai năm 1999).
Thế kỷ XX đã khép lại. Ông Phạm Văn Đồng đã lìa đời và nhất định không “trả vốn” hay “trả lời” gì ráo về “cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy.” Thảm kịch thuyền nhân Việt Nam, tuy thế, đã được ghi lại trong rất nhiều trang sách. Sổ tay của tôi vốn nhỏ nên xin phép chỉ chép lại độ mươi dòng thôi, về một sự kiện nho nhỏ (trong muôn vàn) xẩy ra đúng vào thời điểm mà ông Lý Quang Diệu gửi thư cho bà Margaret Thatcher:
Vụ chìm tàu Phương án II chết hàng trăm người ở Thành phố xảy ra vào giữa năm 1979, gần bến phà Cát Lái, Thủ Đức, nhưng gần như rất ít người sống ở Sài Gòn vào thời bấy giờ nghe nói tới câu chuyện đau lòng này… Theo Đại tá Phạm Ngọc Thế thì khi ấy Thành ủy phải điều hai cần cẩu sáu mươi tấn từ Vũng Tàu vô để “kéo rị rị từng chút”. Cũng phải tới ngày thứ ba thì mới đưa tàu lên được. Con số người chết theo báo cáo của Ban 69 là 227 người. Theo Đại tá Phạm Ngọc Thế: “Có khoảng hơn bốn mươi người sống sót. Cứ mỗi cái xác được đưa ra, chúng tôi chỉ dám để hai mươi phút để bộ phận nghiệp vụ lấy dấu tay rồi chuyển qua ngay cho bộ phận mai táng, vì đã bắt đầu nặng mùi. Cứ hàng chục xác một được xếp lên xe, phủ bạt, rồi chạy từ Cát Lái về mai táng ở khu đất cách đấy chừng ba cây số… Chúng tôi vét sạch hòm ở các quận. Khâm liệm xong vẫn còn dư mấy cái vì có bốn trường hợp phải chôn đôi bởi các bà mẹ trước khi chết ôm chặt lấy con mà chúng tôi thì không nỡ tháo khớp tay họ ra để chia lìa tình mẫu tử…”. Huy Đức.  (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Bốn mươi năm sau – sau khi 227 Boat People chết chìm ở Cát Lái – ngày 23 tháng 10 năm 2019 vừa qua, cảnh sát Anh Quốc đã phát hiện 39 xác người chết ngạt (trong một chiếc xe chở hàng đông lạnh) cách thủ đô Luân Đôn 25 dặm. Tất cả đều là người Việt. Họ được gọi là Truck People, dựa theo phương tiện dùng để vượt biên. [Ảnh: UNHCR]
Khoảng cách giữa Boat People và Truck People là gần nửa thế kỷ, thời gian đủ dài để thêm hai thế hệ người Việt nữa tiếp tục tìm mọi cách để đào thoát khỏi xứ sở của họ, nơi mà cái cột đèn cũng sẽ không ở lại – nếu có chân. Mọi cuộc di dân đều hình thành trên hai động lực: đẩy và kéo. Lực kéo thì nhiều và đa dạng, tùy theo hoàn cảnh và quan niệm sống cá nhân (vì tương lai của con cái, vì một môi trường sống khả kham, vì miếng cơm anh áo, vì dân chủ tự do…) nhưng lực đẩy –  từ VN – dường như chỉ một: đó là nỗi tuyệt vọng bao trùm cả đất nước này, từ nhiều thập niên qua!
Phụ đính 3
Chuyện ‘chuyên cơ’ của ‘chị Ngân xinh’
27/09/2019
Hình: Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên họp ngày 11/6/2018.
Trân Văn
Tuần này, “nhục” có lẽ là một trong vài từ được dùng nhiều nhất trên mạng xã hội Việt ngữ. Việc dùng từ “nhục” trở thành phổ biến sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn loan báo, một người từng tháp tùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm Nam Hàn hồi tháng 12 năm ngoái đã ra đầu thú để được hồi hương, một mới bị bắt vì cư trú trái phép. Chuyện chưa ngừng ở đó vì còn tới bảy người đi theo bà Ngân sang thăm Nam Hàn rồi ở lại, không chịu về và nay đang chui lủi ở đâu đó trên lãnh thổ Nam Hàn…
Việt Nam vốn đã nổi tiếng ở nhiều xứ vì mại dâm, trộm cắp, buôn lậu, chuyển ngân lậu, vận chuyển – tiêu thụ hàng gian, nhập cảnh – cư trú bất hợp pháp. Trước kia, những vụ tai tiếng bên ngoài biên giới làm méo mó thể diện quốc gia chủ yếu là từ thường dân, tiếp viên hàng không, phi công, rồi đến viên chức ngoại giao (buôn lậu sừng tê ở Nam Phi), kể cả đại sứ (bị Đức tạm giữ vì nghi chuyển ngân lậu). Gần đây, những vụ tai tiếng dính líu cả đến Ủy viên Bộ chính trị giữ vai trò lãnh đạo quốc gia!
Sau một Tô Lâm dùng danh nghĩa Bộ trưởng Công an đi thăm hỏi thiên hạ để thực hiện kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nay có thêm Chủ tịch Quốc hội dính líu đến… buôn người! Cần lưu ý rằng, trong mắt thiên hạ, sắp đặt để ai đó có thể nhập cảnh hợp pháp hay bất hợp pháp, tổ chức vận chuyển qua biên giới để hoàn thành kế hoạch cư trú trái phép ở quốc gia nào đó đều bị xem là… buôn người. Nếu không cố ý, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và các cơ quan hữu trách cũng vô tình tiếp tay cho… buôn người!
Chuyện lợi dụng chuyến thăm Nam Hàn của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam để buôn người xảy ra cách nay chín tháng nhưng cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền xem là bình thường nên không làm gì cả. Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam chỉ xác nhận sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn phanh phui vụ buôn người này. Đó là lý do thứ nhất làm công chúng thấy… nhục. Lý do thứ hai khiến công chúng thấy… nhục vì giới hữu trách biện bạch là bị những kẻ… đi nhờ chuyên cơ lợi dụng!
***
Cứ như vài người có dịp tháp tùng nguyên thủ Việt Nam đi công tác ở ngoại quốc kể lại những gì họ biết về… chuyên cơ thì hóa ra, chuyên cơ đã bị lợi dụng từ lâu! Một người trong số này là Minh Duc Le (cựu phóng viên) – từng có cơ hội theo chuyên cơ đưa nguyên thủ đi thăm Pháp, Mỹ hồi 2007, thuật lại, chiếc Boeing 777 được chuyển hóa thành chuyên cơ rộng thênh thang. Lãnh đạo cao cấp và các tùy tùng chính thức chỉ dùng khoang phía trước.
Khoang phía sau dành cho đủ mọi thành phần: Nhân viên phục vụ, nhà báo, doanh nhân và cả những người không ai biết họ làm gì… Có một người dùng máy ảnh, liên tục chụp tất cả những doanh nhân ở quanh nguyên thủ, sau đó gạ bán những tấm ảnh này cho các doanh nhân ấy với giá trên trời. Minh Duc Le hỏi thăm mới biết, nhân vật vừa kể kiếm sống bằng việc mua chỗ trên chuyên cơ, theo sát các nguyên thủ và doanh nhân để chụp ảnh rồi… kinh doanh những hình ảnh ấy.
Minh Duc Le kể thêm, bởi Boeing 777 rộng, người lại không đông nên ông và các đồng nghiệp bắt chước những người khác bày rượu ra uống, lấy thuốc ra hút, kể cả hút thuốc… lào. Những người có kinh nghiệm tháp tùng nguyên thủ đi công tác ở ngoại quốc bằng chuyên cơ tỏ ra tiếc cho Minh Duc Le khi ông chỉ mang một khoản tiền vừa đủ xài. Họ khuyên rằng lần sau phải mang nhiều hơn để mua hàng hóa mang về bán lại vì không bị hải quan gây khó…
Đó cũng là lý do khi chuyên cơ đáp xuống phi trường Nội Bài. Dù là theo nguyên thủ đi công tác ngoại quốc nhưng Minh Duc Le phải chờ cả tiếng mới thấy va li của mình, trước đó trên băng chuyền chỉ thấy hết kiện này tới thùng kia của các thành viên khác trong đoàn. Một phi công của Vietnam Airlines (VNA) từng kể với Minh Duc Le, Văn phòng chính phủ ký hợp đồng thuê trọn gói phi cơ của VNA sau đó toàn quyền quyết định về hành khách. Ai đi theo cũng được nhưng phải trả tiền (1).
Minh Duc Le bảo rằng, đó là lý do ông không cảm thấy lạ khi có chín người theo chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội trốn sang Nam Hàn. Đáng chú ý là có vài người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam cũng khẳng định họ không cảm thấy lạ như Minh Duc Le. Chẳng hạn bà Mạc Việt Hồng – một người làm báo Việt ngữ ở Ba Lan. Bà Hồng khẳng định, nhiều năm nay, phần lớn các đoàn từ Việt Nam sang châu Âu đều có người “đi kèm” và những người “đi kèm” đó đều ở lại.
Bà Hồng cho biết, những đoàn đi “hát hò” thì kèm vài người mẫu, người quản lý hay giữ chức vụ ất ơ nào đó và những người này tách đoàn ở lại. Các đoàn đi công tác, đi dự hội nghị, đi triển lãm… abc cũng vậy. Hồi ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội dẫn một đoàn sang thăm Ba Lan, trong đoàn cũng có một số người ở lại. Theo bà Hồng, lý do rất đơn giản, giá đưa một người qua Ba Lan từ 15.000 đến 20.000 Euros. “Kèm” được năm người là đã có thể kiếm một khoản to tướng!
Bà Hồng giải thích, du lịch dẫu đã dễ hơn trước nhưng không phải với ai cũng dễ, chẳng hạn còn quá trẻ, không có việc làm ổn định, thiếu những điều kiện khác nữa để được Đại sứ quán Ba Lan cấp visa du lịch. Cho nên “phù phép” rồi ghép vào các đoàn dễ hơn nhiều. Bà Hồng nhấn mạnh, nhiều người “đi kèm” bây giờ vẫn đang ở bên này. Chỉ không rõ do quản lý nhập cư kém hay vì nhân đạo mà không thấy châu Âu họ nói gì. Đi nhờ chuyên cơ sang Nam Hàn trở thành rùm beng chỉ vì báo đăng thôi (2)!
Ông Quốc Quân Trần – một người Việt khác cũng sinh sống tại Ba Lan – đề cập tới một khía cạnh khác của chuyên cơ. Vì thường xuyên tiếp xúc với nhiều doanh nhân đi theo các đoàn đại biểu cao cấp của đảng và nhà nước ra thăm nước ngoài để… xúc tiến thương mại, ông Quân tổng kết, tiếng là “xúc tiến thương mại” nhưng “đám doanh nhân đi theo các đoàn chỉ xúc tiến quan hệ với quan chức” cho nên “đám phụ trách việc tổ chức tranh thủ quan hệ ngược với đám doanh nhân để thủ lợi”.
Đó là lý do đoàn đại biểu càng cao cấp thì càng có nhiều doanh nhân hào hứng đi theo. Do “ghế ít, đít nhiều nên lúc nào cũng thiếu chỗ”. Ông Quân nhận xét, bởi bà Ngân dẫn một đoàn đại biểu tuy cũng cao cấp nhưng là cấp cao của… quốc hội nên “bọn doanh nhân không… thèm” thành ra thừa chỗ. “Bọn” tổ chức phải kiếm thêm “bọn lởm khởm” muốn tiết kiệm tiền chạy visa và tiền vé máy bay, chỉ chi ít đồng cho “bọn” tổ chức là xong nên mới có chuyện chín thành viên theo đoàn đại biểu cao cấp của quốc hội bỏ trốn.
Quốc Quân Trần nhìn nhận, scandal đi nhờ chuyên cơ để trốn khỏi Việt Nam, cư trú bất hợp pháp tại Nam Hàn đúng là… nhục! Tuy nhiên ông tình nguyện làm… AQ để… “minh oan cho chị Ngân xinh”. Theo ông, “chị Ngân xinh” chả biết gì đâu! Tất cả chỉ vì bọn thuộc cấp tham lam. Kẹt ở chỗ “chị Ngân xinh” là Trưởng đoàn nên “chị Ngân xinh” vẫn phải chịu trách nhiệm vì lâu la làm bậy. Ông Quân đề nghị “chị Ngân xinh” nên “Tiu chết mẹ chúng nó đi!” (3).
Scandal chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho chín người… đi nhờ để “trốn khỏi tổ quốc” còn đặt ra một vấn đề khác: Tại sao nguyên thủ của nhiều quốc gia giàu mạnh hơn Việt Nam luôn sẵn sàng đi lại bằng các chuyến bay thương mại còn nguyên thủ Việt Nam chỉ đi lại bằng… chuyên cơ? Truong Huy San khuyên rằng, muốn thiên hạ nể phục, lãnh đạo một quốc gia chuyên đi vay nên tiết kiệm. Về khía cạnh an ninh, quý vị vốn đã không phải sợ dân, còn kẻ thù thì cứ yên tâm vì chúng chỉ muốn thả sâm (4).
Truong Huy San kể thêm, “đoàn doanh nhân” tháp tùng bà Ngân thăm Nam Hàn năm ngoái là kết quả phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Bộ Kế hoạch – Đầu tư (MPI), sau đó, MPI ký hợp đồng giao lại cho Viettravel nhiệm vụ “tổ chức đoàn”. MPI cũng là nơi đảm nhận vai trò tổ chức các “đoàn doanh nhân” tháp tùng Thủ tướng. Ông San nghĩ rằng, MPI chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ chính là làm chính sách thay vì tham gia làm “tour” cho doanh nghiệp, dù đó là tour tháp tùng nguyên thủ.
***
Nhắc đến bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nhiều người nghĩ ngay đến chuyện bà đã vài lần dạy toàn dân tự vấn: Đã làm gì cho tổ quốc hay chưa? Câu chuyện chuyên cơ của bà cho chín người đi nhờ để “trốn khỏi tổ quốc” tô đậm thảm trạng, bất kể rủi ro trùng trùng, cực nhục khó mà tả xiết, nhiều người Việt vẫn tìm đủ mọi cách thoát khỏi Việt Nam hòng có cơ hội nuôi thân, nuôi gia đình! Liệu bà Ngân và các đồng chí của bà có bao giờ tự vấn: Đã làm gì để tổ quốc, dân tộc đến nông nỗi này?
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/minhduc.le.1840/posts/1195491543967426
(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2321146137994583&set=a.107806509328568&type=3&theater
(3) https://www.facebook.com/quocquan.tran.79069323/posts/221782062120426
(4) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/2336813139687187

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.