Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 22/12/2019

Sunday, December 22, 2019 6:32:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 22/12/2019

Mỹ: Tổng thống Trump

chính thức khai trương Lực lượng Không gian

Tổng thống Donald Trump chính thức tài trợ thành lập và khai trương một lực lượng quân sự mới của Lầu Năm Góc, tập trung vào chiến tranh trong không gian.
Lực lượng Không gian Hoa Kỳ là một quân chủng mới lần đầu tiên được thành lập sau hơn 70 năm và được đặt trực thuộc Không quân Hoa Kỳ.
Phát biểu từ một căn cứ quân sự gần Washington, ông Trump đã mô tả không gian là “lãnh địa chiến tranh mới nhất của thế giới”.
Bàn tròn BBC: Điểm các sự kiện quốc tế và VN nổi bật 2019
Giữa những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta, sự vượt trội của Mỹ trong không gian là vô cùng quan trọngTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Trump sẽ đọc Thông điệp Liên bang giữa bão luận tội
“Giữa những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta, sự vượt trội của Mỹ trong không gian là vô cùng quan trọng”, ông nói.
“Chúng ta đang dẫn đầu, nhưng chúng ta không dẫn đầu đủ, nhưng trong thời gian ngắn, chúng ta sẽ dẫn đầu rất nhiều.”
“Lực lượng Không gian sẽ giúp chúng ta ngăn chặn sự xâm lược và kiểm soát địa hạt cao nhất,” ông nói thêm.
Việc phân bổ tài trợ đã được xác nhận vào thứ Sáu, 20/12/2019, khi tổng thống ký ngân sách quân sự thường niên trị giá 738 tỷ USD.
Sự ra mắt của Lực lượng Không gian sẽ được tài trợ ban đầu 40 triệu USD cho năm đầu tiên.
Lực lượng Không gian thực sự sẽ làm gì?
Lực lượng này không có ý định đưa quân đội vào quỹ đạo, nhưng sẽ bảo vệ các tài sản của Mỹ – chẳng hạn như hàng trăm vệ tinh được sử dụng để liên lạc và giám sát.
‘Trump là món quà chiến lược cho Bắc Kinh’?
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần đầu thăm Việt Nam
Lãnh đạo chính trị – quân sự Hoa Kỳ công khai coi không gian là một sân khấu quân sự và có kế hoạch tiến hành các chiến dịch ở đóTổng thống Nga Vladimir Putin
Mỹ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì tấn công Syria
Quyết định thành lập diễn ra sau khi giới lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ thấy Trung Quốc và Nga đạt được nhiều tiến bộ trong ranh giới quân sự cuối cùng này.
Phó Tổng thống Mike Pence trước đây từng nói hai quốc gia trên sở hữu các loại vũ khí laser trên không và hỏa tiễn chống vệ tinh mà Mỹ cần chống lại.
“Môi trường không gian đã thay đổi về cơ bản ở thế hệ trước,” ông nói. “Một nơi từng là môi trường hòa bình và không có tranh chấp, giờ đã trở nên đông đúc và thù địch.”
Lực lượng Không gian sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở hiện hữu của Bộ chỉ huy Không gian Hoa Kỳ (SpaceCom), được thành lập vào tháng 8/2019 để xử lý các hoạt động không gian của quân đội Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Không quân Barbara Barrett nói, Lực lượng Không gian sẽ bao gồm khoảng 16.000 nhân viên Không quân và dân sự.
Lực lượng mới sẽ được Tướng Không quân John Jay Raymond, người hiện đang điều hành SpaceCom, chỉ huy.
Đầu tháng 12/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc Mỹ mở rộng không gian gây ra mối đe dọa đối với lợi ích của Nga và đòi hỏi phải có đáp lại từ phía Nga.
“Lãnh đạo chính trị – quân sự Hoa Kỳ công khai coi không gian là một sân khấu quân sự và có kế hoạch tiến hành các chiến dịch ở đó”, ông Putin nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50879203

Tàu vũ trụ Starliner của Boeing

đáp chính xác xuống New Mexico

Tàu vũ trụ Starliner của Boeing đáp về mặt đất ở bang New Mexico của Mỹ sáng sớm 22/12. Công ty này cho biết phần mềm bị lỗi sau khi Starliner được phóng đi đã buộc họ phải cắt ngắn chuyến bay không người lái của phi thuyền được dự định sẽ kết nối vào Trạm vũ trụ quốc tế.
Startliner đáp lúc 7:58 sáng giờ đông bộ Hoa Kỳ (1258 GMT) xuống sa mạc White Sands, kết thúc 48 giờ đầy biến động của cuộc thử nghiệm tàu vụ trụ tự hành mang tính cột mốc của Boeing được thiết kế trong kế hoạch của NASA nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào Nga của Mỹ trong các chuyến bay đưa người vào vũ trụ.
“Chúng tôi đáp tàu xuống đúng tâm điểm,” người phát ngôn của Boeing nói trong tường trình trực tiếp cuộc đáp xuống mặt đất của Starliner.
Cuộc hạ cánh hoàn hảo của Starliner là kết quả giá trị nhất của cuộc thử nghiệm tàu vũ trụ của Boeing sau khi bị thất bại trong mục tiêu cốt lõi là kết nối vào trạm không gian.
Các chuyên gia nhanh chóng đến chỗ Starliner vừa đáp xuống đến kiểm tra, đánh giá sáu túi khí đệm đã tác động thế nào lên bề mặt sa mạc.
Các hình ảnh được cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA đăng tải cho thấy hình như tàu vũ trụ vẫn trong tình trạng tốt sau khi hạ cánh.
Cuộc phóng lần đầu tiên của tàu CST-100 Starliner là một thử nghiệm quan trọng của Boeing. Công ty này đang cạnh tranh với SpaceX, công ty tên lửa tư nhân của tỷ phú công nghệ cao Elon Musk, trong nỗ lực khôi phục khả năng đưa người vào không gian của NASA. SpaceX đã phóng thử phi thuyền Crew Dragon không người lái đến trạm không gian thành công hồi tháng ba.
Phi thuyền Starliner được phóng đi thành công từ Florida hôm thứ Sáu, nhưng một lỗi hẹn giờ tự động của máy tính đã khiến nó không vào đúng quỹ đạo để kết nối với trạm không gian.
Thất bại xảy ra trong lúc Boeing cố tìm một chiến thắng về kỹ thuật để lấy lại niềm tin của công chúng sau một năm khủng hoảng tiếp theo sau hai tai nạn máy bay Boeing 737 MAX của họ.
https://www.voatiengviet.com/a/tau-vu-tru-starliner-cua-boeing-dap-xuong-new-mexico/5215769.html

Cảnh khuyển k-9 nhảy qua cửa sổ của xe hơi

để bắt giữ nghi can đang bị truy đuổi

Tin từ Corona – Vào tối thứ Năm (19 tháng 12), một chú cảnh khuyển đã vô cùng chuyên nghiệp khi phóng qua chiếc cửa sổ vỡ vụn của xe hơi để hạ gục một nghi can đang bị truy đuổi ở thành phố Corona.
Cuộc truy đuổi bắt đầu từ Fontana lúc chiều tối thứ Năm (19 tháng 12) khi cảnh sát đi theo một người đàn ông bị truy nã với nhiều tội danh liên quan tới bạo lực gia đình. Cánh sát đã truy đuổi nghi can qua xa lộ 10, 57, 91 và tới xa lộ 15, nơi xe của nghi can dính bẫy gai của cảnh sát.
Cảnh sát đã dùng phương pháp truy cản nghiệp vụ để húc xe nghi can xoay vòng và dừng lại. Cánh sát đã bắn đạn cao su làm vỡ kiếng cửa sổ, khi đó cảnh sát thành phố Corona quyết định sử dụng cảnh khuyển K-9 tên Duke. Chú chó 5 tuổi giống Belgian Malinois nhanh chóng phóng qua cửa sổ và áp đảo nghi can.
Chú cảnh khuyển K-9 sau đó bước ra khỏi hiện trường an toàn. Cảnh sát cho biết, trước khi họ có thể bắt giữ và buộc tội nghi can, họ phải sử dụng súng điện để khống chế nghi can. Nghi can sau đó được đưa vào bệnh viện để kiểm tra vết cắn của chú chó. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-khuyen-k-9-nhay-qua-cua-so-cua-xe-hoi-de-bat-giu-nghi-can-dang-bi-truy-duoi/

Phế truất Trump: Phe Dân chủ câu giờ

Trước viễn cảnh ông Trump sẽ nhanh chóng được Thượng viện tha bổng, phe Dân chủ tại Hạ viện đang thực hiện sách lược câu giờ: không giao hồ sơ luận tội lên Thượng viện theo thủ tục hiến định khiến cho phiên xử phế truất quan trọng không biết bao giờ mới có thể diễn ra.
Thiếu vắng sự ủng hộ của phe Cộng Hòa, phe Dân chủ vẫn bỏ phiếu thông qua việc luận tội Tổng thống Donald Trump vào đêm 18/12 với 2 tội danh là “lạm quyền” và “cản trở Quốc hội”, khiến Trump trở thành tổng thống thứ 3 trong lịch sử Mỹ bị phế truất.
Tuy nhiên khác với tiền lệ, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đánh tiếng rằng bà có thể không gửi 2 điều khoản luận tội lên Thượng viện, nơi Đảng Cộng hòa với đa số ghế sẽ dùng phiên xử luận tội để gây thiệt hại chính trị ngược lại cho những nghị sĩ Dân chủ dễ bị tổn thương trong cuộc bầu cử 2020 sắp tới.
“Chúng tôi sẽ quyết định trong khi chúng tôi làm việc”, bà Pelosi nói với phóng viên về việc gửi thủ tục lên Thượng viện. “Chúng tôi sẽ chờ xem thủ tục bên Thượng viện như thế nào”.
Theo Hiến Pháp, bà Pelosi phải thành lập một ban công tố viên (Impeachment Manager) với tư cách là bên nguyên trong phiên tòa ở Thượng viện. Nhưng đến giờ này, bà chủ tịch Hạ Viện cho biết chưa có quyết định việc lập ban này và do đó Thượng viện chưa thể hành động gì.
“Chúng tôi đã hành động”, bà Pelosi nói trong khi liên tục từ chối trả lời bà có cam kết sẽ gửi thủ tục lên Thượng viện hay không.
“Bây giờ, họ sẽ phải hiểu trách nhiệm của họ là gì và chúng tôi sẽ xem đó là gì”, Pelosi nói về các Thượng nghị sĩ phe Cộng hòa.
Trong vụ phế truất Bill Clinton năm 1998, Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã nhanh chóng gửi hồ sơ luận tội tới Thượng viện sau khi Hạ viện thông qua chỉ vài phút. Lần này, có vẻ phe Dân chủ muốn bác bỏ tiền lệ để gây áp lực hòng đòi phe Cộng hòa phải có nhượng bộ trong phiên tòa, hay thậm chí là chôn vùi luôn cuộc luận tội này khi mà nó ngày càng bị cử tri ở các bang quan trọng trong cuộc bầu cử 2020 ghét bỏ.
“Pelosi cảm thấy vụ luận tội lừa phỉnh giả tạo của bà ta trở nên quá thảm hại đến mức bà ta sợ phải trình diện nó lên Thượng viện, nơi có thể lập ra một ngày để làm phá sản toàn bộ trò lừa đảo này nếu họ không chịu xuất hiện! Những kẻ vô năng thật tồi tệ cho đất nước ta!” ông Trump viết trên Twitter hôm 19/12.
“Nancy Pelosi đang chơi trò Quid Pro Quo (miếng đổi miếng) với Thượng viện. Tại sao chúng ta không phế truất bà ta?”
Bà Pelosi khăng khăng rằng Phe Cộng hòa phải tổ chức một phiên xử công bằng và muốn gọi một số nhân chứng khi vấn đề được chuyện lên Thượng viện. Phe Cộng hòa thì chỉ trích Phe Dân chủ vội vàng luận tội Trump trong khi không có bằng chứng và cho hay họ sẽ không nương theo trò chơi của phe Dân chủ.
Mitch McConnell, lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện nói phe Dân chủ tại Hạ viện hô hào công bằng một cách giả tạo khi dùng các lời đồn thổi và ý kiến cá nhân làm bằng chứng chống lại Tổng thống,
đồng minh của Trump gọi nhân chứng, sử dụng các giá sư luật cánh tả thù ghét Trump và công khai quyết định thiên vị của mình trước cuộc điều tra luận tội nhiều tháng trước.
“Chúng ta đã chứng khiến các vụ điều trần giả bộ, nhân chứng được chọn lọc từ trước và phe Dân chủ đã vặn vẹo sự thật để phù hợp với luận điệu giả tưởng của họ. Thật nhục nhã vì kể từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống dân bầu hợp pháp này, Phe Dân chủ đã muốn phế truất Tổng thống. Thừa thãi và Gậy ông đập lưng ông. Thượng viện sẽ chấm dứt trò chơi này”, Thượng nghị sĩ Rand Paul nói.
Theo giáo sư luật tại Harvard Noah Feldman, một nhân chứng của phe Dân chủ trong phiên điều trần, Tổng thống Trump không bị “luận tội” chừng nào Hạ viện chưa gửi các điều khoản lên Thượng viện và nếu bà Pelosi không bao giờ làm điều này thì ông Trump không thể bị luận tội.
Theo báo Bloomberg, Hiến pháp Mỹ không quy định thời gian mà Hạ viện phải gửi hồ sơ luận tội lên Thượng viện, nhưng việc trì hoãn vô thời hạn sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu Hạ viện từ chối giao hồ sơ cho Thượng viện, nó sẽ được xem như Hạ viện chưa thực sự luận tội tổng thống và ông Trump có quyền tuyên bố một cách hợp pháp rằng ông không phải là tổng thống thứ ba ở Mỹ bị luận tội.
Trọng Đức
https://trithucvn.net/the-gioi/phe-truat-trump-phe-dan-chu-cau-gio.html

Cựu TNS Cộng hòa kêu gọi ‘đặt quốc gia

lên trên đảng phái’ khi xét xử luận tội Trump

Cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jeff Flake của bang Arizona kêu gọi các thượng nghị sĩ Cộng hòa hiện nhiệm đặt “quốc gia lên trên đảng phái” khi phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump bắt đầu.
Ông Flake, trong một bài bình luận mới đăng trên báo The Washington Post ngày thứ Sáu, nói các thượng nghị sĩ chớ nên “đồng lõa” và cảnh báo rằng nếu họ làm như vậy, họ “sẽ nhượng lại trách nhiệm hiến định của chúng ta [và] đặt ra tiền lệ nguy hiểm nhất.”
Lời cảnh báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hạ viện bỏ phiếu cáo buộc ông Trump lạm quyền và cản trở Quốc hội, khiến ông trở thành tổng thống thứ ba trong lịch sử Mỹ bị luận tội. Cuộc biểu quyết thông qua chủ yếu theo lập trường đảng phái vì phe Cộng hòa vẫn quyết liệt bênh vực tổng thống và hành động của ông với Ukraine.
Bây giờ mọi sự chú ý đều đổ dồn về Thượng viện khi các thượng nghị sĩ trở về sau đợt nghỉ lễ và bắt đầu một phiên xét xử luận tội chống lại tổng thống. Cho đến nay, các thượng nghị sĩ Cộng hòa hàng đầu trong Thượng viện đã tỏ dấu hiệu cho thấy họ hợp tác với Nhà Trắng về phiên xét xử.
Nhưng ông Flake, một người thường xuyên chỉ trích ông Trump, khuyên các đồng nghiệp cũ của ông đặt câu hỏi liệu họ có tiến hành phiên xét xử của họ theo cùng cách này dưới thời cựu Tổng thống Obama hay không.
“Tôi có một phép thử đơn giản cho tất cả chúng ta: Nếu như Tổng thống Barack Obama có hành vi giống hệt như vậy thì sao? Tôi biết chắc câu trả lời cho câu hỏi đó là gì, và quý vị cũng vậy,” ông Flake viết. “Quý vị sẽ hiểu một cách hết sức rõ ràng hiểm họa mà việc này đề ra, và quý vị sẽ biết chính xác mình phải làm gì.
“Nhưng điều không thể biện minh là nhắc lại lập luận của phe Cộng hòa Hạ viện, nói rằng tổng thống không làm gì sai trái. Ông ta có làm điều sai trái,” ông nói tiếp. “Nếu có lúc phải đặt quốc gia lên trên đảng phái thì đó là lúc này. Và bằng việc đặt quốc gia lên trên đảng phái, quý vị có thể cứu được Đảng Cộng hòa trước khi quá muộn.”
Những nhận xét gay gắt này được đưa ra sau khi ông Flake trước đó trong năm nay nói rằng Đảng Cộng hòa không nên ủng hộ ông Trump tái tranh cử.
Ông Flake tuyên bố về hưu không làm thượng nghị sĩ nữa vào tháng 10 năm 2017 sau khi ông có những cuộc tranh cãi gây chú ý với ông Trump. Tổng thống đã nói rằng chính ông đã buộc ông Flake phải về hưu.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-thuong-nghi-si-cong-hoa-keu-goi-dat-quoc-gia-len-truoc-dang-phai-khi-xet-xu-luan-toi-trump/5215214.html

TT Trump: Hạ viện trì hoãn luận tội là ‘bất công’

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy 21/12 chỉ trích Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi, trì hoãn gởi các điều khoản luận tội chống lại ông lên Thượng viện.
“Quá bất công,” ông Trump nói trong một bài phát biểu trước nhóm sinh viên bảo thủ Turn Point USA. Ông nói rằng bà Pelosi áp dụng chiến thuật này vì bà ta “không có cơ sở.”
Gọi bà Pelosi là “Nancy khùng,” ông Trump nói “họ vi phạm Hiến pháp.”
Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát hôm 18/12 đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống Trump, và sẽ trình lên Thượng viện để mở phiên xét xử. Ông Trump rất khó có thể bị kết án và bãi nhiệm bởi vì Thượng viện do đảng Cộng hòa của ông kiểm soát. Để buộc tội tổng thống theo truy tố của điều khoản luận tội cần phải có hai phần ba phiếu thuận của Thượng viện.
Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang giằng co nhau về việc phiên tòa sẽ diễn ra như thế nào. Bà Pelosi và các đảng viên Dân chủ khác muốn đòi các trợ lý hàng đầu của ông Trump ra làm nhân chứng và đang tìm kiếm sự đảm bảo rằng phiên tòa sẽ được tổ chức theo các điều khoản mà họ cho là công bằng.
Lãnh tụ khối Cộng hòa ở Thượng viện, ông Mitch McConnell, cho biết ông đang làm việc song song với Nhà Trắng để chuẩn bị cho cuộc xét xử, khiến đảng Dân chủ tố cáo rằng ông đang phớt lờ nhiệm vụ của mình là phải xem xét các bằng chứng một cách vô tư.
Bà Pelosi vẫn chưa gởi hồ sơ luận tội lên Thượng viện trong nỗ lực tăng áp lực lên phe Cộng hòa ở Thượng viện. Bà cũng chưa công bố công tố viên, tức là những người sẽ trình bày bằng chứng trong phiên xử.
“Bà chủ tịch sẽ không chỉ định công tố viên và không thực hiện bước tiếp theo trong việc xét xử tổng thống và đảm bảo Thượng viện phải hoàn thành nghĩa vụ theo hiến pháp cho đến khi nào Hạ viện thấy được một bức tranh cụ thể hơn về một phiên tòa Thượng viện sẽ như thế nào,” văn phòng của bà Pelosi nói trong một tuyên bố hôm thứ bảy 21/12.
Văn phòng của bà Pelosi nói các thượng nghị sĩ có nghĩa vụ theo hiến pháp phải tiến hành một quy trình công bằng, vừa phải cử các thượng nghị sĩ đóng vai trò là hội thẩm, vừa phải cho công chúng cơ hội hiểu được đầy đủ mức độ lạm dụng quyền lực của Tổng thống Trump.
Tổng thống Trump bị tố cáo lạm dụng quyền lực bằng cách giữ lại 391 triệu đôla viện trợ an ninh cho Ukraine để đòi Kiev điều tra tham nhũng đối với cựu Phó Tổng thống Joe Biden, một ứng cử viên hàng đầu cho đề cử của đảng Dân chủ để đối mặt với ông Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 .
Tổng thống Trump cũng bị tố cáo tội cản trở Quốc hội vì đã ra lệnh cho giới chức trong chính quyền của ông không hợp tác với cuộc điều tra luận tội.
Trump nói rằng ông không làm gì sai. Ông bác bỏ nỗ lực luận tội ông và gọi đó là một mưu đồ đảng phái chống lại ông sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-ha-vien-tri-hoan-luan-toi-la-bat-cong/5215850.html

Quan sát Cuộc sống Đó đây

Hồ sơ Cuộc chiến khí đốt:

Mỹ “bất lực” nhìn Nga bắt tay với Đức

Nga và Đức hôm 18/12 tuyên bố sẽ tiếp tục dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2″ bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Rõ ràng các lợi ích kinh tế và chính trị mà dự án này mang lại khiến Đức nói riêng và châu Âu nói chung không thể bỏ qua nó mặc dù Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 18/12 chỉ trích việc Mỹ quyết định áp trừng phạt đối với các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2″, nhưng nhấn mạnh Đức sẽ không đáp trả hành động này của Mỹ. Trong tuyên bố, bà Merkel khẳng định cách duy nhất để làm rõ vấn đề này là đối thoại.
“Chúng tôi phản đối các biện pháp trừng phạt từ bên ngoài nhưng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đối thoại để giải quyết bất đồng. Chúng ta cần đối thoại nghiêm túc và chờ đợi xem các tiến bộ trong việc hoàn thành Dự án phương Bắc 2. Như tôi đã đề cập, điều quan trọng cần phải có các cuộc đối thoại với Ukraine trong bối cảnh Hiệp ước khí đốt giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào năm tới”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 18/12 cũng chỉ trích biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Phương Bắc 2″.
“Nga và các đối tác châu Âu là Pháp và Đức không ủng hộ những biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại đường ống dẫn phương Bắc 2. Những hành động này vi phạm trực tiếp luật quốc tế, đây là ví dụ rõ cho cuộc cạnh tranh không công bằng”, ông Peskov nói.
Phản ứng của Nga và Đức được đưa ra sau khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty làm việc với đối tác xây dựng đường ống khí đốt Nga. Những biện pháp này đã được gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Mỹ Donald Trump ký phê duyệt.
Thực tế căng thẳng giữa Mỹ và Đức liên quan đến dòng chảy khí đốt này đã âm ỉ từ lâu. Đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) nối Nga với Đức qua biển Baltic gần đây đã thành trung tâm của một trận chiến kinh tế và địa chính trị, giữa một bên là Nga và các đối tác châu Âu với Mỹ và một số nước châu Âu phản đối dự án. Đối với Nga, một trong những mục tiêu của Dòng chảy phương Bắc 2 là đa dạng hóa con đường vận chuyển khí đốt tới châu Âu khi 43% lượng khí đốt của Nga xuất khẩu sang châu Âu phải đi qua Ukraine.
Trong khi đó, với mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng Ukraine và Nga luôn trong tình trạng “cơm không lành canh không ngọt” khiến châu Âu luôn “thấp thỏm” trong nỗi lo thiếu khí đốt như năm 2006 hay 2009. Do đó, dự án Dòng chảy phương Bắc 2 này sẽ giúp cho giao dịch mua bán khí đốt giữa Nga và Liên minh châu Âu được ổn định hơn.
Ðức cũng được xem là nước được hưởng lợi nhiều nhất, bởi khi dự án hoàn thành, nước này có thể gia tăng vị thế tại châu Âu với tư cách là quốc gia phân phối năng lượng của Nga trong khối. Vì vậy bất chấp sự phản đối của Mỹ và một số quốc gia châu Âu khác, các đối tác của Nga tại châu Âu, với sự dẫn đầu của Đức vẫn quyết thúc đẩy dự án này.
Trong khi đó, Mỹ luôn lên tiếng phản đối và khẳng định dự án khí đốt sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Ukraine. Thực tế dự án này đang gây bất lợi cho chiến lược của Mỹ khi nước này nuôi tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu. Việc giá khí đốt của Nga bán sang châu Âu rẻ hơn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch này. Ngoài ra, dự án này có tác động chính trị rất quan trọng và là một trong những ràng buộc lẫn nhau giữa Nga và EU- điều mà Mỹ luôn cảm thấy “nóng mắt”.
Giới chuyên gia nhận định, với việc ban hành lệnh trừng phạt mới nhất, Mỹ dường như đang thừa nhận sự bất lực trong việc ngăn chặn dự án này. Châu Âu nói chung và Đức nói riêng khó có thể từ bỏ lợi ích kinh tế do người Nga đem lại trong dự án này, đặc biệt trong bối cảnh chính nước Mỹ cũng đang thực hiện khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết” trong cuộc chiến kinh tế thương mại toàn cầu.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32216-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-cuoc-chien-khi-dot-my-bat-luc-nhin-nga-bat-tay-voi-duc.html

Vợ của một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Anne Sacoolas

bị buộc tội lái xe gây tai nạn

khiến một thiếu niên Anh Quốc tử nạn

Tin từ London, Anh Quốc – Hôm thứ Sáu (20/12/2019) Sở Công tố Hoàng gia Anh (CPS) chính thức đưa ra cáo buộc cho vợ của một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Anne Sacoolas tội gây ra cái chết của một cậu thiếu niên người Anh Quốc Harry Dunn. Họ cho rằng bà Sacoolas lái xe hơi và đụng trúng Dunn đang đi xe máy trên con đường trong làng Croughton ở Anh Quốc trong đêm  27/08/2019.
Sau đó, bà Sacoolas đã trốn về Hoa Kỳ, với tuyên bố rằng nhà ngoại giao thì được miễn trách nhiệm, khiến quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc rạn nứt. CPS cho biết Bộ Nội vụ, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về các chính sách và các vấn đề nội bộ, sẽ đưa ra quyết định cuối cùng liệu có đưa ra yêu cầu dẫn độ thông qua các con đường ngoại giao chính thức hay không. Cảnh sát Anh Quốc đã đến Hoa Kỳ để thẩm vấn bà Sacoolas, hồi tháng 10/2019 tổng thống Trump cũng mô tả sự việc là vụ tai nạn kinh hoàng, nhưng ông cũng thừa nhận sự việc rất phức tạp do tuyên bố rằng nhà ngoại giao thì được miễn trách nhiệm của bà Sacoolas. ABC News cho biết sau cái chết của Dunn và việc bà Sacoolas trốn tránh trách nhiệm, thì ngoại trưởng Anh Quốc, Dominic Raab đã ủy thác đánh giá các thỏa thuận miễn trừ cho nhân viên chính phủ Hoa Kỳ dựa trên Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao.
Bà Sacoolas đã viết thư xin lỗi gia đình của Dunn, tuy nhiên mẹ của thiếu niên 19 tuổi, bà Charlotte Charles cho rằng lời xin lỗi chưa đủ thuyết phục. Gia đình của Dunn đã gặp tổng thống Trump, nhưng lại từ chối gặp bà Sacoolas ở Tòa Bạch Ốc.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/vo-cua-mot-nha-ngoai-giao-hoa-ky-anne-sacoolas-bi-buoc-toi-lai-xe-gay-tai-nan-khien-mot-thieu-nien-anh-quoc-tu-nan/

Cuba bổ nhiệm tân thủ tướng sau hơn 40 năm

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel vừa bổ nhiệm thủ tướng đầu tiên của đất nước này sau hơn 40 năm. Tân thủ tướng chính là bộ trưởng du lịch, ông Manuel Marrero Cruz.
Chức vụ thủ tướng đã bị phế truất vào năm 1976 bởi nhà lãnh đạo cách mạng lúc đó là Fidel Castro.
Vị trí này giờ được phục hồi theo các quy tắc của hiến pháp mới do chính quyền cộng sản của hòn đảo thông qua vào đầu năm nay.
Ông Marrero, 56 tuổi, sẽ đảm nhận một số trách nhiệm hiện đang thuộc về Chủ tịch.
Cuba ‘lần đầu tiên’ có biểu tình độc lập
Fidel Castro và duyên nợ với New York
Karl Marx có con riêng với người hầu gái ra sao?
Chủ tịch Cuba kêu gọi tăng cường quốc phòng
“Người đứng đầu chính phủ sẽ là cánh tay phải hành chính của chủ tịch nền cộng hòa,” hãng thông tấn nhà nước Cubadebate cho biết.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng bất kỳ thay đổi nào như vậy hoàn toàn mang tính hình thức vì Đảng Cộng sản Cuba và quân đội vẫn là hai tổ chức có quyền lực thực sự trên hòn đảo.
Thủ tướng mới được bổ nhiệm như thế nào?
Việc bổ nhiệm ông Marrero đã được các đại biểu trong Quốc hội nhất trí thông qua vào thứ Bảy.
Tờ báo nhà nước Granma mô tả ông Marrero là một chính trị gia đã nổi lên “từ nền tảng” của ngành du lịch, một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Cuba.
Năm 2000, ông trở thành chủ tịch của tập đoàn du lịch Gaviota do quân đội điều hành, có khách sạn chịu lệnh trừng phạt của Mỹ dưới thời chính quyền Trump.
Ông Marrero đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng du lịch vào năm 2004 bởi Fidel Castro và kể từ đó chịu trách nhiệm thúc đẩy ngành du lịch của hòn đảo này.
Không rõ liệu bây giờ ông có vẫn là người đứng đầu bộ này hay không.
Khi được bổ nhiệm làm thủ tướng, Chủ tịch Díaz-Canel đặc biệt ca ngợi Marrero vì cách giữ quan hết với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông nhấn mạnh “sự trung thực, khả năng làm việc và lòng trung thành với Đảng Cộng sản và cách mạng” của ông Marrero.
Fidel Castro đã lãnh đạo một cuộc cách mạng cộng sản lật đổ chính phủ Cuba năm 1959, sau đó tự tuyên bố trở thành thủ tướng. Castro giữ vị trí này đến năm 1976, khi nó bị bãi bỏ và ông trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng bộ trưởng.
Sau khi sức khỏe suy yếu, Fidel đã trao quyền lực cho em trai Raúl vào năm 2006. Ông qua đời năm 2016.
Raúl Castro đã từ chức chủ tịch vào 2018 nhưng vẫn là một lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba và có một ảnh hưởng lớn trong chính trường.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50883108

Liên Hợp Quốc ra nghị quyết

lên án Triều Tiên vi phạm nhân quyền

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư (17/12), trong một nghị quyết thường niên đã lên án Triều Tiên vi phạm nhân quyền ‘lâu dài, liên tục có hệ thống và trên diện rộng’, phái viên của Bình Nhưỡng sau đó đã bác bỏ nghị quyết này, theo Reuters hôm 19/12.
Mỹ và hàng chục quốc gia đã ủng hộ Nghị quyết, và Đại hội đồng 193 thành viên thông qua mà không cần bỏ phiếu.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, ông Kim Song nói với Đại hội đồng rằng nghị quyết “không liên quan gì đến việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền thực sự, vì đây là một thủ đoạn của các âm mưu chính trị do các thế lực thù địch tìm cách bôi nhọ phẩm giá và hình ảnh của Triều Tiên cũng như lật đổ hệ thống xã hội của chúng tôi”, Reuters trích dẫn.
Liên Hợp Quốc vào năm 2014 đã đưa ra một báo cáo mang tính bước ngoặt về nhân quyền Triều Tiên đã kết luận rằng những người đứng đầu cơ quan an ninh của Triều Tiên và có thể chính là lãnh đạo Kim Jong Un nên đối mặt với công lý vì họ giám sát một chế độ tàn bạo theo kiểu Đức Quốc xã do nhà nước kiểm soát.
Sau đó vào năm 2016, Mỹ đã khiến Triều Tiên tức giân khi đưa Kim Jong Un vào danh sách đen với tội vi phạm nhân quyền.
Đầu tháng nay, có ít nhất 8 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thúc đẩy một cuộc họp về vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên. Bình Nhưỡng phản hồi rằng họ xem động thái như vậy là một “sự khiêu khích nghiêm trọng” và họ sẽ có “phản hồi mạnh mẽ”.
Các nhà ngoại giao cho biết, Trung Quốc sẽ kêu gọi một cuộc bỏ phiếu ngăn chặn cuộc họp như thế mặc dù không được tán đồng. Nhưng Hoa Kỳ, vào tháng 12 năm ngoái khi đang nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an đã quyết định triệu tập cuộc họp.
Hôm thứ Hai (16/12), Trung Quốc và Nga đã trình dự thảo đề xuất Hội đồng Bảo an  gồm 15 thành viên dỡ bỏ một phần lệnh cấm Triều Tiên xuất khẩu hải sản và dệt may, đồng thời giảm bớt các hạn chế đối với các dự án cơ sở hạ tầng và với lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, theo Reuters.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng ngày 16/12 cho biết bây giờ không phải là lúc để xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên.
Mỹ, Anh và Pháp đã nhấn mạnh, không nên dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc cho đến khi Triều Tiên thực hiện các hành động cụ thể để từ bỏ các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Bình Nhưỡng đã phải chịu lệnh trừng phạt đó của Liên Hợp Quốc từ năm 2006.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32222-lien-hop-quoc-ra-nghi-quyet-len-an-trieu-tien-vi-pham-nhan-quyen.html

Một năm của các cuộc biểu tình:

Từ Chile đến Lebanon đến Hong Kong

By Roland HughesBBC News
Sẽ không quá lời khi nói rằng các cuộc biểu tình đã quét qua mọi châu lục vào năm 2019, bởi vì ngay cả Nam Cực cũng có một cuộc biểu tình trong năm nay.
Các vị tổng thống tại vị quá lâu ở Sudan, Algeria và Bolivia đã buộc phải từ chức sau các cuộc biểu tình. Tình trạng bất ổn bạo lực ở Iran, Ấn Độ và Hong Kong tiếp tục diễn ra vào tháng 12 và có nguy cơ sẽ tiếp tục kéo sang 2020.
BBC sẽ điểm lại ba phong trào gây tiếng vang nhất năm 2019. Một số người biểu tình đã chia sẻ lý do tại sao họ làm như vậy – và những gì đã thay đổi.
Hong Kong: Cảnh sát đuổi bắt người biểu tình ở nhiều siêu thị
Hong Kong: Cơn đau đầu 6 tháng qua của Bắc Kinh
Việt Nam liên tục có các phiên tòa ‘tuyên truyền chống nhà nước’
Macau: Người hàng xóm của Hong Kong trung thành với TQ
Lebanon
Chuyện gì đã xảy ra?
Lebanon đã phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và gần một phần ba người dân sống dưới mức nghèo khổ
Vào tháng 10, giá trị đồng bảng Lebanon giảm và chính phủ áp thuế mới lên thuốc lá, xăng dầu và thậm chí cả các cuộc gọi thoại trên các ứng dụng như WhatsApp, và đã gây ra các cuộc biểu tình phản đối
Thủ tướng Saad Hariri đã từ chức, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, với các cuộc đụng độ dữ dội diễn ra vào tháng 12
Tại sao tôi biểu tình?
từ Nour Myra Jeha, sinh viên, 17 tuổi
Tôi và bạn bè muốn có một phong trào ngay cả trước khi những cuộc biểu tình này xảy ra. Chúng tôi có những thực trạng kinh tế và xã hội nghiêm trọng ở đây, và chúng tôi muốn mọi người có thời gian chú ý và hành động.
Lebanon là một quốc gia có những tôn giáo và giáo phái đối đầu với nhau, vì vậy rất khó để tự mình bắt đầu một cái gì đó. Chúng tôi là một nhóm thiểu số. Nhưng một cú hích nhỏ đã đến khi chính phủ đánh phí lên các cuộc gọi trên WhatsApp. Ở Lebanon, WhatsApp rất phổ biến bởi nhiều người không có tiền trả cước điện thoại cho các cuộc gọi bình thường.
Một ngày nọ, Bộ trưởng Bộ giáo dục đang ở trong khu vực của các cuộc biểu tình, và mọi người bắt đầu biểu tình xung quanh chiếc xe của ông ta, và những người bảo vệ của ông ta bước ra khỏi xe và bắt đầu nổ súng [không ai bị giết]. Đó là khi người dân cảm thấy như thế là quá đủ. Mọi người bắt đầu nhận ra các chính trị gia thực sự nghĩ gì về chúng tôi.
Ngày hôm sau, tôi và bạn bè xuống đường. Chúng tôi bắt đầu gọi nó là một cuộc cách mạng. Vào ngày đó, Lebanon đã bỏ các vấn đề tôn giáo sang một bên. Một trong những vấn đề lớn nhất của Lebanon là toàn bộ hệ thống chính trị của chúng tôi đã bị quyết định bởi tôn giáo [Lebanon công nhận 18 cộng đồng tôn giáo và ba cơ quan chính trị chính được chia cho ba cộng đồng lớn nhất]. Nhưng đêm đó, tất cả người dân Lebanon đã đoàn kết. Thật sự cũng khá kinh ngạc. Chúng tôi nhận thấy nhiều người ở thế hệ trước cũng ở đó. Đó là khi chúng tôi biết có một sự thay đổi đang xảy ra.
Chúng tôi muốn một chính phủ gồm các nhà kỹ trị chứ không phải các chính trị gia, những người đã làm chúng tôi thất vọng hết lần này đến lần khác. Và chúng tôi muốn tuổi bầu cử là 18 chứ không phải 21. Chúng tôi không hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi trong một tháng, hai tháng. Nhưng nếu chúng tôi bỏ cuộc, mọi công sức vất vả của chúng tôi sẽ đổ sông đổ bể.
Tôi đang xin đi du học. Trước đây, tôi không biết liệu tôi có muốn quay lại không, nhưng bây giờ tôi chắc chắn 100% là tôi sẽ làm. Tôi muốn biết làm thế nào một xã hội với các quy tắc tốt hơn có thể hoạt động, và học hỏi từ họ và quay trở lại.
Chile
Chuyện gì đã xảy ra?
Các cuộc biểu tình bùng phát bởi sự gia tăng giá vé tàu điện ngầm vào tháng 10, một quyết định sau đó đã bị đảo ngược
Nhưng các cuộc biểu tình sau đó trở thành một sự bất mãn về những vấn đề như chi phí sinh hoạt và bất bình đẳng, lên đến đỉnh điểm khi một triệu người đã diễu hành ở Santiago
Ít nhất 26 người đã thiệt mạng và Liên Hợp Quốc đã lên án các phản ứng của cảnh sát và quân đội
Tại sao tôi biểu tình?
từ Daniela Benavides, giáo viên Tiếng Anh, 38 tuổi
Tuần đầu tiên, tôi xuống đường vì có quân đội trên đường phố nên tôi muốn xem. Bạn thường thấy cảnh sát, nhưng quân đội, với súng máy, đó là một kịch bản hoàn toàn khác.
Ngày đầu tiên, tôi đi vì muốn chụp ảnh. Tôi có thể thấy nhiều người ở đó biểu tình, đối mặt với quân đội. [Chile từng bị cai trị bởi một chế độ độc tài quân sự trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến 1990].
Ngày hôm sau, tôi xuống đường vì tôi cảm thấy mình cần phải là một phần của phong trào này, vì tôi ủng hộ tất cả các yêu cầu, bởi vì tôi đã thấy sự bất bình đẳng nơi tôi làm việc. Chúng ta cần thay đổi hệ thống này. Nhiều người đang đau khổ. Bất kỳ người nào, bất kỳ công dân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới này đều phải có cơ hội về học vấn, sức khỏe, điều kiện sống phù hợp, lương hưu.
Hầu hết các sinh viên của tôi nói rằng đây là một khoảnh khắc rất buồn cho họ, nhưng họ muốn được chiến đấu. Họ đã sống cả đời như thế này. Họ biết thế nào là không có tiền đi khám bệnh. Hoặc nếu không có tiền, họ sẽ không thể đi học.
Khoảnh khắc đáng nhớ nhất là cuộc biểu tình lớn nhất vào thứ Sáu 25/10. Có hơn 1,2 triệu người đã tham gia. Bạn có thể thấy nhiều gia đình, học sinh, trẻ em, mọi người đều ở đó vì chúng tôi cần phải làm gì đó và cho thế giới thấy mọi thứ không hoàn hảo. Chile craptó - Chile thức tỉnh. Bạn có thể thấy ngày hôm đó. Mọi người ở đó vừa hát, vừa đi cùng nhau. Nó thực sự, thực sự tuyệt vời.
Khi tôi thấy rất nhiều người bị cảnh sát làm bị thương, tôi đã tắt tivi. Quá sức chịu đựng của tôi. Không phải là tôi muốn sống trong bong bóng màu hồng của riêng mình. Nhưng nên bạn muốn tâm lý khỏe mạnh, bạn cần phải ngừng xem tất cả những thứ này.
Tôi vẫn đi biểu tình nhưng sau một giờ, hai giờ, tôi rời đi. Chúng tôi cần phải cẩn thận. Bạn không biết bạn sẽ bị cảnh sát bắn trúng hoặc bị trúng phải một quả bom xăng lúc nào.
theo cuộc phỏng vấn của Tom Garmeson của BBC Monitoring.
Hong Kong
Chuyện gì đã xảy ra?
Biểu tình bắt đầu vào tháng 6 về một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục
Dự luật này sau đó bị rút bỏ nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục, khi những người biểu tình đưa ra năm yêu cầu chính
Có thời điểm, hàng trăm ngàn người đã xuất hiện trên đường phố Hong Kong. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.
Tại sao tôi biểu tình?
từ Helen*, 30 tuổi
Tôi đã ở đó khi phong trào Dù vàng diễn ra. Nhưng lần này tôi cảm thấy nó rất khác.
Rất nhiều người đã rất thất vọng về Phong trào Dù vàng năm 2014. Lần này, chúng tôi cảm thấy nó như là một sự hồi sinh của 5 năm trước. Rất nhiều người tôi gặp đã nói rằng nếu [cải cách] không xảy ra, chúng tôi sẽ không bao giờ làm được điều đó và chúng tôi sẽ phải chấp nhận sống như thế. Vì vậy đây chính là cơ hội để thay đổi.
Trong một thời gian, tôi nghĩ rằng phong trào sẽ chết. Nhưng cái cách mọi người bị đối xử tàn bạo hơn trước – chúng tôi bị bắn hơi cay trong khi không hề ở gần tiền tuyến, khiến nhiều người rất tức giận.
Rất nhiều lần trong suốt sáu tháng qua tôi đã lo sợ phong trào sẽ tàn lụi dần và kể từ khi cuộc bầu cử quận [khi các nhóm ủng hộ dân chủ chiếm được lợi thế chưa từng có vào tháng 11], mọi thứ đã dịu xuống. Nhưng tôi không nghĩ rằng nó sẽ dừng lại sớm như vậy. Nhiều người tiếp tục biến mất, nhiều người tiếp tục bị bắt. Và những người trẻ tuổi vẫn đang tiếp tục đấu tranh, đó là điều không thể tin được.
Đó là một sự kiện đau thương mà chỉ đến bây giờ, sau khi tôi rời Hong Kong, tôi mới cảm thấy bình thường hơn một chút. Tôi bị bủa vây bởi tin tức, và tôi có một nhóm trên Telegram mà tôi đã phải tắt tiếng. Nhưng cứ mỗi giờ, tôi vẫn kiểm tra tin tức.
Tôi khá bi quan về việc [những yêu cầu được đáp ứng]. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ có được quyền bầu cử phổ thông. Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép nó xảy ra. Nhưng một phần trong tôi vẫn hy vọng một số nhu cầu sẽ được đáp ứng. Nó sẽ không bao giờ là một chiến thắng đầy đủ. Nhưng chiến thắng nhỏ vẫn tính.
*Không sử dụng tên thật vì lo sợ bị trả đũa
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50883092

Dự luật Brexit được thông qua,

Anh tiến bước dài chuẩn bị rời khỏi EU

Anh bước một bước dài trong nỗ lực rời bỏ Liên minh Châu Âu vào ngày thứ Sáu khi các nhà lập pháp chấp thuận sơ bộ một dự luật của Thủ tướng Boris Johnson thuộc Đảng Bảo thủ, trong một cuộc biểu quyết mang tính quyết định phá vỡ nhiều năm bế tắc chính trị liên quan đến Brexit.
Hạ nghị viện, với thành phần phe Bảo thủ gia tăng sau chiến thắng bầu cử của ông Johnson vào tuần trước, biểu quyết với tỉ số 358-234 chấp thuận Dự luật Thỏa thuận Thoái xuất, dọn đường cho Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu vào tháng sau.
Cuộc biểu quyết ngày thứ Sáu là một thắng lợi cho ông Johnson, người giành được thế đa số nghị viện trong cuộc tổng tuyển cử vào tuần trước với lời hứa sẽ chấm dứt hơn ba năm bế tắc chính trị và đưa Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu vào ngày 31 tháng 1.
Dự luật sẽ sẽ được săm soi kĩ hơn và có thể được sửa đổi vào tháng sau khi các nhà lập pháp trở lại sau kì nghỉ lễ hai tuần, và nó cũng phải được phê chuẩn bởi Thượng nghị viện không do dân bầu. Nhưng với thế đa số của Đảng Bảo thủ trong nghị viện, dự luật của ông Johnson gần như chắc chắn sẽ trở thành luật vào tháng 1. Anh sau đó sẽ rời EU vào ngày 31 tháng 1.
Ông Johnson ngày thứ Sáu nói rằng việc thông qua dự luật này sẽ chấm dứt “sự hằn học và khổ sở” bao trùm đất nước kể từ khi Anh bỏ phiếu vào năm 2016 rời khỏi EU. Những người chống đối lập luận rằng rời đi sẽ chỉ gây ra thêm bất ổn cho quan hệ thương mại trong tương lai của Anh với khối.
Sự ra đi của Vương quốc Anh sẽ mở ra một giai đoạn mới của Brexit, khi Anh và EU dốc sức thiết lập các mối quan hệ mới về thương mại, an ninh và một loạt các lĩnh vực khác đến trước cuối năm 2020.
Các chuyên gia thương mại và các quan chức EU nói rằng đạt được một thỏa thuận thương mại tự do trong vòng 11 tháng sẽ vất vả, nhưng ông Johnson khẳng định ông sẽ không chấp nhận bất cứ sự chậm trễ nào nữa, Dự luật Brexit đã được sửa đổi để ngăn cấm các bộ trưởng đồng ý gia hạn giai đoạn chuyển tiếp với EU.
https://www.voatiengviet.com/a/du-luat-brexit-duoc-thong-qua-anh-tien-buoc-dai-chuan-bi-roi-khoi-eu/5215155.html

Tesco ngừng in bưu thiếp

từ nhà máy TQ do cáo buộc lao động cưỡng bức

Tesco, một trong các chuỗi siêu thị lớn ở Anh, vừa tạm ngưng sản xuất tại một nhà máy ở Trung Quốc sau khi có cáo buộc tù nhân bị cưỡng bức làm việc để đóng gói bưu thiếp Giáng sinh ở nhà máy này.
Vụ việc xảy ra sau khi tờ the Sunday Times đưa tin một bé gái sáu tuổi ở Nam London tìm thấy thông điệp của những tù nhân Thượng Hải giấu trong một tập bưu thiếp.
“Hãy giúp chúng tôi và liên hệ với tổ chức nhân quyền,” thông điệp có đoạn viết.
Tesco nói hãng rất ‘sốc’ vì tin này, và nói thêm: “Chúng tôi không bao giờ cho phép [có tình trạng] tù nhân lao động trong chuỗi cung ứng của chúng tôi.”
Lộ tài liệu TQ ‘tẩy não’ cả dân tộc ở Tân Cương
Trung Quốc: Người Uighurs ‘được tự do’ sau khi ‘tốt nghiệp’
Chính khách Úc ‘ví’ Trung Quốc như phát xít Đức
Chuỗi siêu thị cho biết họ sẽ không sử dụng nhà cung ứng thiệp Giáng sinh, Công ty In ấn Chiết Giang Vân Quang, nếu công ty này bị xác nhận là đã sử dụng nhân công tù nhân.
Theo tờ the Sunday Times, cô bé Florence Widdicombe mở một tập thiếp của Tesco, giá 1,5 bảng Anh, và tìm thấy một tấm thiệp có các dòng chữ viết bên trong.
In hình một chú mèo con đội mũ Ông già Noel, tấm thiệp có dòng chữ viết in hoa: “Chúng tôi là những tù nhân nước ngoài ở nhà tù Thanh Phố, Thượng Hải, ở Trung Quốc. Chúng tôi bị cưỡng bức lao động. Hãy giúp chúng tôi và liên hệ với tổ chức nhân quyền.”
Người chụp hình Thiên An Môn mong dân Hong Kong an toàn
Macau: Người hàng xóm của Hong Kong trung thành với TQ
Một người phát ngôn của Tesco nói: “Chúng tôi rất sốc về những cáo buộc này và đã ngừng ngay việc sản xuất ở nhà máy nơi các bưu thiếp này được làm và đã mở một cuộc điều tra.”
Hãng nói họ có một “hệ thống kiểm toán toàn diện” để đảm bảo các nhà cung ứng không bóc lột lao động cưỡng bức.
Nhà máy có liên quan mới được kiểm tra hồi tháng trước và không có bằng chứng nào cho thấy họ vi phạm lệnh cấm sử dụng nhân công tù nhân, Tesco cho biết.
Doanh thu từ thiệp Giáng sinh tại các siêu thị trong chuỗi Tesco gây được chừng 300.000 bảng/năm cho Quỹ Tim mạch Anh (British Heart Foundation), Quỹ Nghiên cứu Ung thư Anh (Cancer Research UK) và Hội Tiểu đường Anh (Diabetes UK).
Chuỗi siêu thị bán lẻ chưa nhận được phàn nàn nào khác từ khách hàng về các thông điệp bên trong thiệp Giáng sinh.
Thông điệp bên trong bức thiệp nhờ người nhận được liên hệ với Peter Humphrey, một nhà báo từng bị giam ở nhà tù Thanh Phố vì lý do mà ông mô tả là “cáo buộc vớ vẩn chưa bao giờ được trình bày trước tòa”.
Sau khi gia đình Widdicombe gửi tin nhắn cho ông Humphrey qua Linkedin, ông nói ông đã liên hệ với những cựu tù nhân ở nhà tù này. Họ xác nhận tù nhân bị ép làm những công việc đóng gói bao bì và lắp ráp đơn giản.
Ông Humphrey, tác giả của bài báo trên the Sunday Times, cũng nói rằng việc kiểm duyệt tại nhà tù này được tăng cường, khiến ông không sử dụng được các biện pháp liên hệ với tù nhân ông đã gặp ở đó trước khi ông được thả hồi 2015.
“Họ buộc phải dùng biện pháp tương tự như gửi thông điệp trong chai, là viết trong thiệp Giáng sinh của Tesco,” ông nói.
Đây không phải là lần đầu tiên có tin các tù nhân ở Trung Quốc gửi thông điệp qua các sản phẩm họ bị ép phải làm cho thị trường phương Tây.
Năm 2012, bà Julie Keith từ thành phố Portland, tiểu bang Oregon, phát hiện một câu chuyện tù nhân bị tra tấn và ngược đãi. Tù nhân này nói ông bị ép làm những món đồ trang trí Halloween mà bà Keith mua khi đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50884583

Pháp: Người dân tiếp tục

khốn đốn tìm tầu xe nghỉ lễ Giáng Sinh

Thu Hằng
Ngày 22/12/2019 được coi là « Chủ Nhật đen tối » đánh dấu ngày đình công thứ 18 liên tiếp trong ngành chuyên chở tại Pháp. Phát biểu tối 21/12 tại Abidjan, Côte d’Ivoire, tổng thống Emmanuel Macron cho rằng các nghiệp đoàn « nên tạm ngừng đình công để tôn trọng các gia đình » trong dịp lễ cuối năm.
Các tuyến RER liên vùng Ile-de-France chỉ chạy cầm chừng trong giờ cao điểm. Mười bốn tuyến tầu điện ngầm ở Paris bị đóng cửa hoàn toàn, chỉ hai tuyến tự động (1 và 14) hoạt động bình thường.
Trên quy mô quốc gia, công ty đường sắt SNCF thông báo cố gắng bố trí tầu, nhưng số tầu hoạt động vẫn ít trong ngày 22/12: chỉ có 1/2 các chuyến tầu cao tốc TGV, 4/5 các chuyến TGV giá rẻ, 1/4 số tầu nhanh liên tỉnh. Ngoài ra, SNCF bố trí được 5.000 chỗ trong 14 chuyến TGV cho hành khách là trẻ em đi một mình và « bị bỏ rơi » do dịch vụ Junior hủy chuyến.
Theo một cuộc thăm dò mới của Ifop cho tuần báo Le Journal du Dimanche, số người ủng hộ phong trào đình công giảm nhẹ : Có 31% người được hỏi ủng hộ phong trào và 20% có cảm tình, như vậy giảm 3 điểm so với cuộc điều tra được thực hiện trước đó một tuần.
AFP nhắc lại, trong khi nghiệp đoàn UNSA kêu gọi tạm ngừng đình công trong dịp lễ cuối năm, thì hai nghiệp đoàn CGT Cheminots và SUD-rail kiên quyết tiếp tục đấu tranh.
Trong chuyến công du Côte d’Ivoire, tổng thống Pháp kêu gọi phong trào đình công tạm ngừng trong giai đoạn lễ tết cuối năm. Ông khẳng định: « Tạm ngừng không có nghĩa là chấp nhận từ bỏ, mà chỉ là tinh thần trách nhiệm, tôn trọng những người dân Pháp, đôi khi phải sống cách xa nhau và muốn đoàn tụ trong dịp lễ tết này ».
Liên quan đến cải cách hưu trí, ông Macron khẳng định sẽ không lĩnh trợ cấp tổng thống sau khi ông hết nhiệm kỳ, với mức hiện nay là 6.220 euro chưa khấu trừ. Theo điện Elysée, ông Macron cũng sẽ không tham gia Hội Đồng Lập Hiến mà các cựu tổng thống trở thành thành viên mãn đời với khoản phụ cấp 13.500 euro hàng tháng.
Ngoài khó khăn trong việc đi lại vì đình công, người dân Pháp sống ở miền nam Pháp phải đối mặt với cơn bão Fabien. Ngày 21/12, cơ quan khí tượng thủy văn Pháp Météo France đặt 18 tỉnh trong tình trạng báo động cấp độ « Cam » vì gió giật gần 150 km/giờ, mưa to và ngập lụt. Khoảng 16.000 hộ bị mất điện, chủ yếu ở vùng Auvergne-Rhône-Alpes (đông nam Pháp).
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20191222-ph%C3%A1p-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-kh%E1%BB%91n-%C4%91%E1%BB%91n-t%C3%ACm-t%E1%BA%A7u-xe-ngh%E1%BB%89-l%E1%BB%85-gi%C3%A1ng-sinh

Đức chỉ trích Mỹ

về đòn đánh vào dự án Nord Stream 2

Thùy Dương
Ngay sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành luật trừng phạt những doanh nghiệp tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga qua Tây Âu, xuyên qua Biển Baltic, chính quyền Đức hôm qua 21/12/2019 đã chỉ trích hành động can dự của Washington vào nội bộ châu Âu. Trong số các quốc gia châu Âu, Đức là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ đường ống dẫn khí ga này.
Từ Berlin, thông tín viên RFI Nathalie Versieux giải thích chi tiết :
Dự án Nord Stream 2 mang tính chiến lược đối với Berlin. Nhờ đường ống dẫn khí dài 2.000km dưới biển Baltic, Nga sẽ cung cấp khí đốt cho Đức và một phần châu Âu mà không phải trung chuyển qua Ba Lan và Ukraina.
Tại Đức, đa phần người dân sưởi ấm bằng khí đốt của Nga, nguồn nhiên liệu quý giá nhất với họ hơn bao giờ hết vì nước đang Đức chuẩn bị đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân và mỏ than vì lý do môi trường.
Washington coi là dự án mang lại điều không tốt. Theo các tuyên bố chính thức, đó là do những lý do chính trị. Tuy nhiên, chính quyền Berlin cho rằng Donald Trump muốn bán được thêm nhiều dầu đá phiến của Mỹ.
Cho đến tháng 10 vừa qua, dự án vẫn phải tạm ngưng do việc Đan Mạch cấm việc xây dựng tại vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Nhưng Copenhagen đã xem xét lại quyết định trên.
Chính vì thế, Washington mới quyết định trừng phạt các công ty tham gia dự án của Nga. Tập đoàn Thụy Sĩ-Hà Lan Allseas chuyên về lắp đặt đường ống ngầm dưới biển ngay lập tức thông báo rút khỏi dự án.
Hiện giờ vẫn còn 300km đường ống cần lắp đặt. 300 km này giờ đe dọa toàn bộ dự án.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191222-%C4%91%E1%BB%A9c-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-%C4%91%C3%B2n-%C4%91%C3%A1nh-v%C3%A0o-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-nord-stream-2

Fox-IT Hà Lan phát hiện nhóm tin tặc

nghi ngờ làm việc cho ĐCSTQ

Tuyết Mai
Ngày 19/12 vừa qua, một công ty an ninh mạng tại Hà Lan đã công bố một báo cáo cho biết, một nhóm tin tặc nghi ngờ có liên quan đến Chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau nhiều năm im lặng đã quay trở lại và liên tục tấn công các công ty nước ngoài cùng các cơ quan chính phủ, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Ý.
Theo Bloomberg News, nhóm tin tặc này có thể thuộc về một tổ chức mà bộ phận an ninh mạng gọi tên là APT20. Công ty an ninh mạng của Hà Lan là Fox-IT cho biết, các công ty bị tấn công liên quan đến các lĩnh vực như hàng không, xây dựng, tài chính, y tế, bảo hiểm, năng lượng. Chuyên viên nghiên cứu của Fox-IT chỉ ra, họ có tin tưởng cao rằng các nhà hoạt động mạng này thuộc về một tổ chức của Trung Quốc và mục đích của các hoạt động là vì lợi ích của ĐCSTQ.
“Rất nhiều người tưởng rằng tổ chức này đã biến mất hoặc không còn tồn tại”, Frank Groenewegen, chuyên gia bảo mật tại công ty an ninh mạng Fox-IT cho biết, “Nhưng chúng tôi phát hiện tổ chức này lại tái xuất hoạt động trộm cắp trên toàn cầu, đã xâm nhập vào nhiều công ty.”
Thông tin cho biết các tổ chức tin tặc này được ĐCSTQ hậu thuẫn để thực hiện hoạt động gián điệp toàn cầu. Chuyên viên của Fox-IT đã phát hiện vào mùa hè năm 2018, APT20 đã phát động ít nhất hàng chục cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới liên quan đến các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Brazil, Mexico, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Nguồn tin cho biết phương thức hoạt động của tổ chức tin tặc này là: đánh cắp mật khẩu từ các mạng của các công ty nước ngoài và các cơ quan chính phủ để thu thập dữ liệu.
Fox-IT đã thông báo cho những nơi khả nghi bị tấn công để phối hợp dọn dẹp hệ thống máy tính. Theo thông tin do Frank Groenewegen chia sẻ, tại Trung Quốc Đại Lục phát hiện ít nhất một công ty bán dẫn đã là mục tiêu của tin tặc.
Fox-IT xác nhận danh tính của tin tặc, ít nhất là dựa trên các cơ sở sau:
Trước hết, tin tặc trên mạng thường che giấu hành tung, xóa bỏ các công cụ được sử dụng để hack máy tính nhằm đánh cắp dữ liệu, nhưng tin tặc thỉnh thoảng vẫn mắc sai lầm. Fox-IT đã cài đặt công nghệ giám sát vào mạng của cơ quan bị tấn công để thu thập dữ liệu tin tặc xâm nhập thông qua trình duyệt web với ngôn ngữ Tiếng Trung giản thể.
Thứ hai, với sự giúp đỡ của một cơ quan thực thi pháp luật, Fox-IT đã truy tìm được máy chủ mạng mà APT20 đã từng dùng làm điểm khởi đầu cho hoạt động hack. Fox-IT cũng phát hiện ra rằng nhóm tin tặc đã thanh toán bằng Bitcoin và cung cấp địa chỉ giả ở Mỹ. Trong cột “địa danh”, tin tặc đã ghi là “bang Louisiana” bằng tiếng Trung giản thể.
Thứ ba, các chuyên gia bảo mật của Fox-IT phát hiện về thời gian hoạt động của tin tặc là từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối theo giờ Bắc Kinh, cho thấy họ hoạt động theo múi giờ của Trung Quốc.
Cuối cùng, nhân viên an ninh mạng của Fox-IT cho biết sau khi họ gỡ bỏ được cửa hậu độc hại khỏi máy chủ bị tấn công thì tin tặc phát hiện ra hành tung bị bại lộ, đã gửi mã lệnh nhiều lần nhưng không thể đột vào máy chủ nên tức giận dùng lệnh “wocao”. Fox-IT cho biết “wocao” là từ chửi thề phổ biến trong tiếng Trung.
Tuyết Mai
https://trithucvn.net/the-gioi/fox-it-ha-lan-phat-hien-nhom-tin-tac-nghi-ngo-lam-viec-cho-dcstq.html

Nga-TQ muốn bỏ bớt trừng phạt Triều Tiên,

Mỹ từ chối

Nga và Trung Quốc hôm 16/12 đã đệ trình một bản dự thảo lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) nhằm dỡ bỏ bớt lệnh trừng phạt đối với một số ngành xuất khẩu của Triều Tiên.
Reuters đưa tin, bước đi này nhằm mục đích xúc tiến các cuộc đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng. Đồng thời, bản dự thảo trên cũng kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm đối với người lao động Triều Tiên làm việc ở nước ngoài, cũng như yêu cầu chấm dứt một sắc lệnh buộc những người lao động trên sẽ phải hồi hương trong tuần tới.
Ngoài ra, bản dự thảo này cũng kiến nghị đưa các dự án hợp tác đường sắt và đường bộ ra khỏi danh sách những lệnh cấm của LHQ áp lên Triều Tiên.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào và liệu bản dự thảo trên có được được 15 nước thuộc Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu hay không. Một nghị quyết như vậy cần được 9 phiếu ủng hộ, đồng thời không có quốc gia nào trong số các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc bỏ phiếu chống.
“Chúng tôi không khiến mọi việc trở nên gấp gáp. Việc dỡ bỏ lệnh cấm này không liên quan trực tiếp tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên, đây là vấn đề nhân đạo”, Reuters trích lời Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia nói.
Một quan chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó tuyên bố rằng, hiện giờ chưa phải là lúc để Hội đồng Bảo an xem xét việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên do nước này “đangleo thang các hành động khiêu khích, từ chối các cuộc gặp nhằm thảo luận phi hạt nhân hóa, và tiếp tục duy trì, tiến hành các chương trình tên lửa đạn đạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Mỹ, Anh và Pháp đã khẳng định rằng, sẽ không có bất kỳ lệnh trừng phạt nào của LHQ được dỡ bỏ cho tới khi Triều Tiên từ bỏ các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của nước này. “Về vấn đề Triều Tiên, hiện nay cũng như trước đây, điều này rất quan trọng rằng Hội đồng Bảo an sẽ duy trì sự đoàn kết”, Đại sứ Đức tại LHQ Christoph Heusgen nói.
Sự lo ngại của cộng đồng quốc tế gần đây đang ngày càng tăng lên, khi Bình Nhưỡng có thể tái thử nghiệm các cuộc thử tên lửa hạt nhân và tầm xa vốn đã bị đình chỉ từ năm 2017, do tiến trình đàm phán phi hạt nhân giữa Mỹ-Triều Tiên đang bị trì trệ.

http://biendong.net/bi-n-nong/32223-nga-tq-muon-bo-bot-trung-phat-trieu-tien-my-tu-choi.html

Tổng thống Putin khẳng định

thế giới đơn cực không còn tồn tại

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, một thế giới đã cực là kết quả của các mối quan hệ kinh tế.
Trong buổi họp báo thường niên chiều 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh một thế giới đơn cực không còn tồn tại, đồng thời nhấn mạnh, sự phát triển kinh tế toàn cầu đã dẫn tới sự xuất hiện của trật tự thế giới đa cực.
“Một thế giới đa cực đã được thiết lập, thế giới đơn cực không còn nữa. Sau khi Liên Xô sụp đổ, đã có một ảo tưởng rằng thế giới đơn cực này là khả thi và có thể tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, đó chỉ là một ảo tưởng. Tôi luôn nói về điều đó và các sự kiện gần đây được xem như bằng chứng cho điều này”, Tổng thống Nga khẳng định.
“Một thế giới đa cực là kết quả của các mối quan hệ kinh tế”, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32217-tong-thong-putin-khang-dinh-the-gioi-don-cuc-khong-con-ton-tai.html

Nga và Ukraina đạt thỏa thuận mới

về trung chuyển khí đốt qua châu Âu

Thùy Dương
Trong bối cảnh dự án Nord Stream 2 bị Mỹ cản trở và chỉ còn vài ngày nữa là hợp đồng giữa hai tập đoàn Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraina về việc vận chuyển khí đốt từ Nga sang các nước châu Âu xuyên qua lãnh thổ Ukraina hết hiệu lực, hai đối tác Nga và Ukraina ngày 21/12/2019 đã đạt một thỏa thuận trung chuyển mới, dưới sự bảo trợ của Ủy Ban Châu Âu. Thỏa thuận này cũng đánh dấu việc quan hệ Nga và Ukraina chuyển sang một giai đoạn hòa dịu hơn.
Từ Kiev, thông tín viên RFI Sébastien Gobert giải thích :
Chiến tranh khí đốt sẽ không xảy ra, ít nhất là trong năm nay. Gazprom trước đây đã dọa ngưng hẳn việc cung cấp ga cho châu Âu qua đường Ukraina sau khi hợp đồng hết hạn vào ngày 31/12.
Sau những cuộc thương lượng rất dài, giờ đây tập đoàn nhà nước Nga đảm bảo sẽ tiếp tục vận chuyển khí đốt ở mức tối thiểu cho châu Âu qua Ukraina, trong thời hạn ít nhất là 5 năm nữa.
Nga đã có thêm động lực để quyết định như trên do việc dự án Nord Stream 2 dưới biển Baltic chuyển thẳng khí đốt từ Nga qua châu Âu bị ảnh hưởng vì các lệnh trừng phạt mới đây của Mỹ.
Để đảm bảo cho thỏa thuận mới, tập đoàn Ukraina Naftogaz từ bỏ vụ kiện ra tòa án quốc tế đòi Gazprom bồi thường 12 tỉ đô la. Quyết định từ bỏ này đã bị chỉ trích rất nhiều ở Ukraina, cho dù đã được làm dịu đi phần nào nhờ việc Gazprom chấp nhận bồi thường 3 tỉ đô la, điều mà tập đoàn Nga từ trước đến nay vẫn không chịu trả.
Ông Yuriy Vitrenko, phó chủ tịch tập đoàn Naftogaz bình luận: “Các thỏa hiệp đều khó khăn cho tất cả các bên”. Tuy nhiên, thỏa thuận chứng tỏ là Matxcơva và Kiev vẫn còn có thể thống nhất được với nhau về một số vấn đề cụ thể.
Đối với nhiều người, đây là một dấu hiệu hết sức khích lệ trong bối cảnh các cuộc đàm phán hòa bình đang được nối lại.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191222-nga-v%C3%A0-ukraina-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-trung-chuy%E1%BB%83n-kh%C3%AD-%C4%91%E1%BB%91t-qua-ch%C3%A2u-%C3%A2u

Người Thổ Nhĩ Kỳ tuần hành

chống Trung Cộng ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ

Tin từ Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ – Vào hôm thứ Sáu (20 tháng 12), hàng ngàn người biểu tình tuần hành tại Istanbul để ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Họ cũng thể hiện sự đồng lòng  với tiền vệ Mesut Ozil của câu lạc bộ Arsenal. Tiền vệ này là một người hồi giáo có quốc tịch Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Anh từng đưa ra những chỉ trích về chính sách của Trung Cộng đối với người thiểu số Hồi giáo. Tuần trước, ngôi sao túc cầu Ozil đăng thông điệp này lên các mạng truyền thông xã hội. Anh kêu gọi người Duy Ngô Nhĩ chống lại cuộc đàn áp Trung Cộng. Đồng thời anh cũng lên án sự ngược đãi của Trung Cộng và sự im lặng của người Hồi giáo trước những ngược đãi đó. Người biểu tình ở Istanbul giương cao các biểu ngữ và hô vang những khẩu hiệu chống Trung Cộng và ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ. Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền ước tính rằng khoảng 1 triệu đến 2 triệu người, chủ yếu là người hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt ở Tân Cương. Các hình phạt này được coi là nằm trong chiến dịch chống khủng bố của chính quyền Bắc Kinh.
Trung Cộng nhiều lần phủ nhận về vấn đề ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ. Bộ Ngoại giao nước này khẳng định rằng anh Ozil đã tung tin giả. Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ từng bày tỏ mối quan tâm về tình hình ở Tân Cương nhưng không đưa ra bình luận về sự lên tiếng của cầu thủ Ozil.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nguoi-tho-nhi-ky-tuan-hanh-ung-ho-nguoi-duy-ngo-nhi/

Nhật – Hàn – TQ bàn gì về Triều Tiên?

Lãnh đạo Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ gặp nhau tuần tới để bàn về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và thỏa thuận thương mại.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đón tiếp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 24/12, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho biết trong họp báo hôm nay.
“Mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh ngày 24/12 là tạo ra tác động có tính xây dựng trong việc đạt được hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên”, ông Lưu nói. Trong hội nghị thượng đỉnh ba bên này, lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sẽ họp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, ông Lưu cũng lưu ý rằng lãnh đạo ba nước có thể sẽ không bàn về dự thảo nghị quyết mà Nga và Trung Quôc trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 16/12 nhằm xóa bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo ba cường quốc khu vực diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bình Nhưỡng sau khi Triều Tiên tiến hành loạt vụ thử tên lửa. Triều Tiên cũng đưa ra “hạn chót” vào cuối năm và đe dọa sẽ gửi “quà Giáng sinh” nếu Mỹ không đưa ra nhượng bộ trong đàm phán.
Ngoài vấn đề Triều Tiên, ông Lưu cho biết các lãnh đạo sẽ “thúc đẩy” đàm phán về một thỏa thuận tự do thương mại giữa ba bên Nhật – Hàn – Trung. Hội nghị thượng đỉnh ba bên Hàn – Nhật – Trung được ba nước tổ chức luân phiên thường niên từ năm 2008. Hội nghị gần nhất diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản hồi tháng 5/2018.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32212-nhat-han-tq-ban-gi-ve-trieu-tien.html

Những ‘lá bài’ của Triều Tiên

 trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ

Cô Soo Kim, cựu chuyên gia phân tích của CIA, nhận định rằng Triều Tiên nắm giữ hầu hết “các lá bài” trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, theo tờ Nikkei hôm 18/12.
Hiện là một nhà phân tích chính sách tại Tập đoàn RAND, cô Soo Kim lưu ý về phát biểu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trước Hội đồng Nhân dân Tối cao vào tháng 4/2019, trong đó ông Kim cảnh báo Washington rằng ông sẽ “kiên nhẫn và chờ đến cuối năm nay để xem liệu Mỹ có đưa ra quyết định dũng cảm hay không”.
Theo cô Soo, quyết định dũng cảm này, mà Bình Nhưỡng gọi là “một tính toán mới”, không phải là một thách đố khó khăn. Thay vào đó, thách thức chết người nằm trong “mong muốn kép” của ông Kim, đó là ông Kim muốn duy trì các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình phần lớn còn nguyên vẹn, trong khi nhận được sử giảm nhẹ trừng phạt. Hậu quả của một thỏa thuận không cân xứng như vậy sẽ không chỉ mang lại thiệt hại cho lợi ích của Mỹ và Hàn Quốc, nó cũng có thể dẫn đến một sự thay đổi lớn trong cán cân sức mạnh và các liên minh lâu đời ở Đông Bắc Á.
Hoàn toàn biết rằng đề xuất của mình sẽ đặt ra một vấn đề nan giải cho những người ra quyết định ở Washington, ông Kim đã tăng cường áp lực ở một mức độ khác, nói thêm rằng chắc chắn Mỹ sẽ “khó khăn” để có được cơ hội tương đương với gói đề xuất mà ông Kim đã đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh tháng 2/2019 với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội.
Để tăng thêm sự hồi hộp, đại sứ của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc gần đây đã đe dọa rằng vấn đề phi hạt nhân hóa sẽ không được thảo luận trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Mỹ
Trong khi nhấn mạnh vào thời hạn đàm phán vào cuối năm nay, ông Kim đã mở rộng và tăng cường các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên; dần dần làm suy yếu việc chuẩn bị phòng thủ của Seoul trước các mối đe dọa quân sự truyền thống và hạt nhân của Bình Nhưỡng, và mở rộng sự chia rẽ trong liên minh Mỹ – Hàn.
Cô Soo lưu ý Triều Tiên đã tiến hành hơn 12 cuộc thử nghiệm vũ khí trong năm nay. Gần đây nhất ông Kim Jong Un tuyên bố Triều Tiên đã tiến hành một “cuộc thử nghiệm rất quan trọng” tại trạm phóng vệ
tinh Sohae, và rằng nó sẽ thay đổi “tư thế chiến lược” của Bình Nhưỡng. Chỉ một ngày trước đó, hình ảnh vệ tinh cho thấy Bình Nhưỡng có thể chuẩn bị khôi phục lại việc thử tên lửa tại địa điểm này. Vào ngày lễ Tạ ơn trong tháng 11/2019, Triều Tiên đã bắn 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, về phía Biển Hoa Đông.
Cô Soo cho rằng Bình Nhưỡng đã báo hiệu sẽ có nhiều bất ngờ sắp tới để buộc Washington phải ra quyết định trong các cuộc đàm phán. Trong trường hợp Mỹ đang cân nhắc kỹ lưỡng về việc trì hoãn đàm phán, Triều Tiên đã có ám chỉ xấu rằng họ có thể gửi “món quà Giáng sinh” tới Mỹ.
Theo cô Soo, ngay cả việc giải quyết vấn đề hạt nhân cũng sẽ không loại bỏ hoàn toàn vấn đề Triều Tiên. Trong khi Seoul đầy ý thức trách nhiệm tiến hành chấm dứt Thỏa thuận Quân sự Toàn diện Liên Triều – nhằm ngăn chặn sự đối đầu quân sự giữa 2 miền Triều Tiên – thì Triều Tiên đã lén lút củng cố sự hiện diện quân sự của mình trên các hòn đảo, gần ‘Đường giới hạn phía Bắc’, ngay sát vùng biển Hàn Quốc.
Một tên lửa được phóng tại một địa điểm không xác định ở Triều Tiên: Triều Tiên đã ám chỉ rằng họ có thể gửi một món quà Giáng sinh tới Mỹ. (Ảnh: KCNA / Reuters)
Hơn nữa, trong khi chỉ trích các cuộc diễn tập và tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên một hòn đảo nhỏ, cách Hàn Quốc chưa đầy 30 km.
Việc Triều Tiên rõ ràng chuẩn bị lực lượng quân sự thông thường, đã làm gia tăng sự quan ngại trong các chuyên gia quốc phòng và an ninh của Hàn Quốc, những người coi những cuộc diễn tập gần đây của Bình Nhưỡng, là điểm báo trước cho một “cuộc phục kích” của Triều Tiên vào Hàn Quốc.
Đối với nhà lãnh đạo Kim Jong Un, một cuộc tấn công vào Hàn Quốc có thể là một thủ đoạn có hiệu quả về chi phí, để đánh giá sự quyết tâm của ông Trump trong các cuộc đàm phán hạt nhân, và cam kết của Washington đối với an ninh khu vực, thay vì tiếng hành khiêu khích Mỹ trực tiếp.
“Khi chúng ta bước sang năm mới, chúng ta chỉ có thể mong đợi Triều Tiên tiếp tục tìm cách ép Washington vào một thỏa thuận không cân xứng, trong đó cho phép Bình Nhưỡng duy trì vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình, trong khi vẫn gặt hái những nhượng bộ về kinh tế và chính trị” từ phía Mỹ, cô Soo nhận định.
Cô Soo cho rằng ông Kim Jong Un có một loạt các lựa chọn, để làm bối rối các đối thủ của mình – từ các vụ thử tên lửa tầm trung hoặc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đến việc thử vũ khí hạt nhân hoặc có lẽ là một cuộc tấn công quân sự hạn chế, chống lại Seoul – và từ đó ông Kim có thể luận ra phản ứng của Washington.
Về phía Mỹ, cô Soo nhận xét “Mỹ có những sự lựa chọn thực tế khó khăn hơn. Đó là thừa nhận việc giảm bớt các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng trong khi nhắm mắt làm ngơ trước các chương trình hạt nhân và tên lửa của ông Kim, hoặc tiếp tục gây căng thẳng với Triều Tiên”.
Theo cô Soo, dù bằng cách nào, ông Kim sẽ nắm giữ vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình, thứ mà ông Kim sẽ sử dụng để lặp lại chu kỳ khiêu khích và đàm phán cho đến khi đạt được mục tiêu cuối cùng, là đạt được vị thế cường quốc hạt nhân và phá vỡ liên minh Mỹ – Hàn.
“Ngay cả khi thời hạn cuối năm của ông Kim trôi qua, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với một Triều Tiên vũ trang hạt nhân, với tác động lớn hơn và quyết tâm cao hơn để tống tiền và đe dọa khu vực”, cô Soo kết luận.
http://biendong.net/dam-luan/32219-nhung-la-bai-cua-trieu-tien-trong-cac-cuoc-dam-phan-hat-nhan-voi-my.html

Bắc Triều Tiên:

Kim Jong Un họp Quân Ủy Trung Ương

Thùy Dương
Hãng tin nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay 22/12/2019 loan tin: Kim Jong Un đã triệu tập một cuộc họp mở rộng của Quân Ủy Trung Ương đảng Lao Động Triều Tiên, trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là đến hạn chót Bình Nhưỡng đặt ra cho Washington về hồ sơ hạt nhân.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã trao đổi với các tướng lĩnh quân đội về các biện pháp, phương tiện tăng cường sức mạnh quân sự cho chế độ Bình Nhưỡng.
Ông Kim chính là chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Kim Jong Un đã đưa ra những phân tích tình hình trong và ngoài nước và đề ra các yêu cầu, nêu một cách chi tiết hướng đi của Bắc Triều Tiên. Lãnh đạo Kim đặc biệt đề cập đến phòng thủ quốc gia và khả năng quân sự để tự vệ.
Phi cơ giám sát của Mỹ bay trên báo đảo Triều Tiên
Trang theo dõi hàng không dân sự Aircraft Spots hôm nay cho biết Hoa Kỳ đã cho phi cơ giám sát RCA-135W bay trên bán đảo Triều Tiên. Chuyến bay được thực hiện vào cuối tuần này, nhưng Aircraft Spots không cho biết chính xác ngày bay. Đây là chuyến bay mới nhất trong hàng loạt chuyến bay giám sát mà phi cơ Mỹ thực hiện trong những tuần gần đây, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ và Bắc Triều Tiên tăng cao.
Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, hồi tuần trước, đã nói rằng Mỹ đã sẵn sàng cho “mọi tình huống” liên quan đến khả năng Bắc Triểu Tiên thử nghiệm tên lửa tầm xa.
Lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc gặp nhau tại Bắc Kinh
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến ​​sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Hai 23/12/2019. Sau đó, hai lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ có cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Theo Reuters, mặc dù các nhà lãnh đạo dự kiến ​​sẽ thảo luận về các vấn đề kinh tế, nhưng dường như Bắc Triều Tiên sẽ là chủ đề chính trong chương trình nghị sự.
Còn đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun đã gặp hai nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc hôm thứ Sáu 20/12 trong chuyến thăm hai ngày tới Bắc Kinh, sau khi có cuộc gặp tương tự ở Hàn Quốc và Nhật Bản trước đó. Các nhà ngoại giao của các nước đang nỗ lực để ngăn chặn cuộc đối đầu mới với chế độ Bình Nhưỡng.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191222-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-kim-jong-un-h%E1%BB%8Dp-qu%C3%A2n-u%E1%BB%B7-trung-%C6%B0%C6%A1ng

Hồng Kông: 80 giáo viên bị bắt hoặc đình chỉ

trong 6 tháng qua

Minh Ngọc
Trong các cuộc biểu tình suốt 6 tháng qua tại Hồng Kông, những người công tác trong ngành giáo dục, cộng đồng người từng biểu thị thái độ ủng hộ phản đối Dự luật Dẫn độ đang phải đối mặt với “đại thanh lý” của Chính phủ Hồng Kông. Ngày 20/12, Cục Giáo dục Hồng Kông cho biết gần 1.000 học sinh dưới 18 và 80 giáo viên hoặc trợ giảng dạy đã bị bắt giữ kể từ bắt đầu phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. Hàng loạt giáo viên cũng rơi vào nguy cơ bị đình chỉ công tác.
Biểu tình Hồng Kông
Nhiều người biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông đã bị cảnh sát bắt giữ. (Ảnh: Epoch Times)
Tờ Apple Daily của Hồng Kông đưa tin, Cục Giáo dục Hồng Kông đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 20/12. Cục trưởng Dương Nhuận Hùng đã phát biểu trong cuộc họp báo rằng, có tới 80 giáo viên đã bị bắt trong sáu tháng qua.
Ông liên tục nhấn mạnh rằng, ông đã gửi thư tới tất cả các trường học ở Hồng Kông, đe dọa “nếu như giáo viên bị bắt vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, trường học sẽ không bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật đó và có thể ngay lập tức đình chỉ giáo viên. Ông còn nói trước đó đã có không ít giáo viên bị khiển trách, thậm chí bị đình chỉ công tác.
Ông Dương cũng cho biết, có 123 giáo viên bị điều tra về các tố giác là có “hành vi sai trái” liên quan đến chống đối nhà nước hoặc bài giảng trong lớp có nội dung kích động hay vi phạm luật pháp, trong đó 74 cuộc điều tra đã hoàn thành, và còn 13 cuộc điều tra đang được tiến hành.
Ông Dương còn kêu gọi các trường học hãy có biện pháp trừng phạt các giáo viên bị bắt vì tham gia biểu tình, lấy lý do là để “bảo vệ an toàn” cho học sinh. Ông khẳng định, ngoài các biện pháp kỷ luật của Bộ Giáo Dục, một số trường cũng đã có các hình thức khác để trừng phạt giáo viên đi biểu tình như giáng chức, ngừng tăng lương hay thuyên chuyển sang các công tác khác mà không được trực tiếp giảng dạy.
Tuy nhiên, ông Phùng Vĩ Hoa, Chủ tịch Hiệp hội Chuyên gia Giáo dục Hồng Kông, nói với Đài Á Châu Tự do, “Sau khi giáo viên bị bắt, họ không thể bị định tội chỉ trong một ngày, căn bản không nói là có tội. Chính phủ làm như vậy, căn bản là không muốn để giáo viên phát biểu bất cứ ý kiến nào phản đối chính phủ.”
Ông nhấn mạnh, Hiệp hội Giáo dục đã tận lực giúp đỡ các giáo viên bị ảnh hưởng và hỗ trợ họ về mặt pháp lý.
Ông Phùng Vĩ Hoa còn cho biết: “Lần này họ sử dụng lý do là giáo viên gây ảnh hưởng đến học sinh, kỳ thực rất nhiều trường hợp giáo viên bị bắt không liên quan gì đến học sinh, chứ chưa nói đến trường học. Vì vậy, khi nói rằng sẽ ngay lập tức đình chỉ công tác của giáo viên, tôi thấy rằng Cục Giáo dục đang có ý đồ tạo ra ‘khủng bố trắng’ nhằm ngăn giáo viên biểu đạt sự bất mãn.”
Bản thân Chính phủ Hồng Kông có thái độ mập mờ, không đưa ra được các hướng dẫn rõ ràng thế nào là có bài giảng hay hành vi kích động. Và phần lớn các vụ tố giác chỉ căn cứ vào các bài viết đưa lên các mạng xã hội hay được gửi đến những người có mối liên hệ với những giáo viên bị bắt giữ.
Đài Á Châu Tự do cũng đưa tin, trên thực tế, từ tháng 8 đến nay, Hiệp hội Giáo dục đã nhận được hơn 20 vụ việc xin được trợ giúp của các giáo viên. Hầu hết họ chỉ công bố cảm xúc cá nhân trên mạng xã hội, nhưng sau đó lại bị định tội vi phạm “đạo đức nghề nghiệp”, còn bị khiển trách hoặc cảnh cáo.
Ông Dương Hà Bội, Bí thư thường trực của Cục Giáo dục Hồng Kông nhấn mạnh, họ sẽ chỉ truy cứu những ngôn luận liên quan đến kích động thù hận, khiêu khích hoặc phân biệt đối xử. Còn trường hợp giáo viên tham gia vào các cuộc diễu hành hợp pháp, hoặc biểu đạt ý kiến, thậm chí là chỉ trích chính phủ thì cũng không có vấn đề gì.
Minh Ngọc
https://trithucvn.net/trung-quoc/hong-kong-80-giao-vien-bi-bat-hoac-dinh-chi-trong-6-thang-qua.html

Hong Kong: Cảnh sát đụng độ

người biểu tình ủng hộ người Uighur

Cảnh sát chống bạo động đã xịt hơi cay để giải tán các đám đông người chống đối tập trung ở trung tâm tài chính của thành phố hôm Chủ nhật sau khi cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ người Uighur trở nên hỗn loạn.
Nhiều cảnh sát được triển khai đến quảng trường nhìn ra bến cảng Hong Kong để đối mặt với người biểu tình. Những người chống đối đã ném chai lọ và gạch đá vào cảnh sát.
Đầu giờ chiều, đám đông khoảng hơn một ngàn người đã bình tĩnh lại. Họ vẫy cờ và áp phích ủng hộ người Uighur.
Một đám đông có cả thanh niên lẫn người lớn tuổi, mặc đồ đen và đeo mặt nạ, giơ cao các biễu ngữ với nội dung “Tự do cho người Uyghur,” “Tự do cho Hong Kong” và “Tự trị giả tạo ở Trung Quốc dẫn đến diệt chủng.”
“Tôi nghĩ rằng tự do và độc lập cơ bản cần phải có cho tất cả mọi người, không chỉ với riêng Hong Kong,” một phụ nữ 41 tuổi tên là Wong cùng với chồng đi biểu tình nói.
Các giới chức của Liên Hợp Quốc và các nhà hoạt động cho biết ít nhất một triệu người Uighur và thành viên của các nhóm thiểu số Hồi giáo khác đã bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương kể từ năm 2017 trong một chiến dịch bị Hoa Kỳ và các nước khác lên án.
Bắc Kinh cho biết họ đang dạy nghề cho những người thiểu số đó để họ quên đi tư tưởng ly khai và học những kỹ năng mới. Trung Quốc phủ nhận bất kỳ sự ngược đãi nào đối với người Uighur.
Phong trào biểu tình ở Hồng Kông hiện bước sang tháng thứ bảy, mặc dù đã tương đối lắng dịu xuống trong những tuần lễ cuối năm. Nhiều người dân Hong Kong tức giận với những gì họ thấy khi Trung Quốc can thiệp vào các quyền tự do đã hứa với thuộc địa cũ của Anh khi lãnh thổ này được trả lại cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-canh-sat-dung-do-nguoi-bieu-tinh-ung-ho-nguoi-uighur/5215896.html

Những “lỗ hổng”

khiến tàu sân bay TQ lép vế so với Mỹ

Mặc dù là tàu sân bay mới đóng của Trung Quốc, song Sơn Đông vẫn chưa được đánh giá cao như các tàu sân bay hiện đại đang được Mỹ vận hành trên khắp thế giới.
Trung Quốc ngày 17/12 đã biên chế tàu sân bay Sơn Đông thuộc lớp Type-001A. Buổi lễ có sự tham gia của Chủ tịch Tập Cận Bình tại một căn cứ hải quân ở thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam.
Sơn Đông là tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng, sau tàu sân bay Liêu Ninh được cải tiến từ một tàu cũ của Liên Xô.
Theo truyền thông Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh có thể chở được 24 máy bay chiến đấu J-15, trong khi tàu sân bay Sơn Đông có thể chở tới 36 máy bay J-15, cùng các các máy bay yểm trợ và trực thăng.
Tuy nhiên, ngay cả Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của nhà nước Trung Quốc, cũng thừa nhận rằng Mỹ hiện vận hành nhiều tàu sân bay lớn hơn tàu sân bay của Trung Quốc.
Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ có khả năng chở theo 60 máy bay, trong khi tàu sân bay lớp Ford mới nhất có thể chở tới 75 máy bay. Xét trên phương diện này, ngay cả tàu sân bay Sơn Đông mới nhất của Trung Quốc cũng “lép vế” hơn so với các tàu sân bay Mỹ.
Giới phân tích cũng nhận định rằng Trung Quốc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo và vận hành các tàu sân bay. Trong khi đó, Mỹ là một trong những nước đi đầu về công nghệ tàu sân bay.
Tàu sân bay Sơn Đông có lượng giãn nước 65.000 tấn. So với các tàu sân bay lớp Nimitz và lớp Ford của Mỹ với lượng giãn nước 100.000 tấn, tàu sân bay của Trung Quốc vẫn nhỏ bé hơn.
Các tàu sân bay của Mỹ về cơ bản là những đường băng di động nổi trên biển, với boong tàu đủ dài để máy bay có thể cất cánh nhờ máy phóng, và sau đó hạ cánh bằng cáp hãm đà. Khác với cơ chế máy phóng hiện đại trên tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc chỉ vận hành cơ chế cất cánh cầu nhảy dành cho các máy bay quân sự.
Theo National Interest, tàu sân bay Sơn Đông được hạ thủy từ năm 2017 và cho đến nay đã trải qua 6 cuộc thử nghiệm trên biển. Không phải tất cả các cuộc thử nghiệm đều diễn ra suôn sẻ, thậm chí các cuộc thử nghiệm gần đây nhất còn cho thấy những vấn đề mà tàu sân bay này đang gặp phải.
Một điểm yếu và cũng là điểm khác biệt của tàu sân bay Trung Quốc so với tàu sân bay Mỹ là khả năng tác chiến xa bờ.
Là lực lượng quân sự quen với việc phô diễn sức mạnh và uy thế toàn cầu, Mỹ trông cậy vào các tàu sân bay khổng lồ, có khả năng di chuyển tới những khu vực xa xôi và phóng được tương đối nhiều máy bay. Một đội bay gồm hơn 60 máy bay trên tàu sân bay Mỹ tương đương với khoảng 3-4 phi đội của Lực lượng Không quân.
Trong khi đó, hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, tàu sân bay Sơn Đông có thể sẽ chỉ hoạt động tại các vùng biển ở gần đất liền hoặc các đảo của Trung Quốc, nơi tàu sân bay này nhận được sự hỗ trợ từ các máy bay hoặc tên lửa triển khai trên mặt đất. Như vậy, tàu sân bay Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc tác chiến ở những khu vực xa và trong thời gian dài.
Không giống các tàu sân bay Mỹ sử dụng động cơ hạt nhân, cả tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc đều sử dụng động cơ diesel. Giới phân tích nhận định động cơ diesel không thể đảm bảo tốt nhất về hiệu quả hoạt động, tốc độ và tuổi thọ của tàu sân bay.
Một vấn đề đặt ra cho quân đội Trung Quốc là hai tàu sân bay của nước này hiện chỉ có thể vận hành máy bay chiến đấu J-15 do Bắc Kinh chế tạo. Trong khi đó, các tàu sân bay của Mỹ có thể vận hành nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau.
J-15 được cho là không phải dòng máy bay chiến đấu hiệu quả khi hoạt động trên tàu sân bay. Đây có lẽ là máy bay chiến đấu nặng nhất cất cánh từ tàu sân bay hiện nay. Vì sức nặng này, cộng với hệ thống phóng trên các tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông, Hải quân Trung Quốc buộc phải hy sinh một phần năng lực tác chiến của J-15 để chúng có thể hoạt động trên tàu sân bay.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32224-nhung-lo-hong-khien-tau-san-bay-tq-lep-ve-so-voi-my.html

Trung Quốc cắt hợp đồng

với youtuber nổi tiếng Đài Loan

vì anh gọi bà Thái Anh Văn là ‘Tổng thống’

Một youtuber nổi tiếng ở Đài Loan, người được biết đến với các video chứa nội dung hài hước về tán tỉnh, đã mất quyền truy cập vào mạng xã hội Weibo Trung Quốc sau khi anh gọi bà Thái Anh Văn là “Tổng thống” trong một video gần đây.
Chen Chia-chin, được biết đến bởi biệt danh “vua Potter”, vào ngày 14/12 đã đăng một video trên Facebook và Youtube với tiêu đề “người đầu tiên trên thế giới tán tỉnh một vị Tổng thống”, trong đó anh đã nói chuyện với bà Thái khi bà đến thăm công ty truyền thông của anh.
Video thu hút hơn 4 triệu lượt xem trên Facebook trong vòng ba ngày, ai cũng thích thú vì tính hài hước của đoạn phim.
Nhưng Papitube, đối tác truyền thông ở Trung Quốc của Chen, đã không xem đây là câu chuyện cười. Cơ quan này yêu cầu Chen gỡ video, không sử dụng từ “Tổng thống” trong video, tự hủy hợp đồng và khóa tài khoản Weibo của anh mà không được anh đồng ý, theo bài đăng trên Facebook của Chen vào ngày 15/12.
“Nếu chúng tôi thậm chí không thể gọi người đứng đầu nhà nước là Tổng thống, thì chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng không muốn thứ kinh doanh này”, Chen viết trên Facebook.
Chen nói rằng anh đã từ chối lời yêu cầu “vô lý” này và “Khoản lỗ hàng tháng sẽ khá đáng kể, nhưng chúng tôi sẽ không để mình phải quỳ xuống”.
Trong một loạt các ảnh chụp tin nhắn mà Chen đăng, đại diện của Papitube đã nói với đội của Chen là: “Các vị có phải là nhà hoạt động cho sự độc lập của Đài Loan không?”
“Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng! Chúng tôi phải chấm dứt hợp đồng với các vị”, người đại diện cho biết.
Đội của Chen sau đó thấy rằng họ không thể đăng nhập vào tài khoản Weibo của họ, tài khoản này đã hoạt động được vài tháng và thu hút được 1,09 triệu người theo dõi. Papitube không cung cấp cho họ mật khẩu mới khi được hỏi.
Vào ngày 15/12, mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã xác nhận hợp đồng với Chen đã bị chấm dứt, và “lên án mạnh mẽ ngôn ngữ và hành động không phù hợp của vua Potter”.
Sau vụ việc, truyền thông Đài Loan đã tìm hiểu về Papitube. Công ty này được vận hành bởi một youtuber nổi tiếng của Trung Quốc, Papi Jam 32 tuổi, và là một công ty con của Mountain Top. Theo truyền thông Trung Quốc, Mountain Top, được thành lập vào năm 2015, đã nhận được khoản tài trợ trị giá 120 triệu nhân dân tệ (17,15 triệu USD) từ quỹ công nghiệp văn hóa DMG-Everbright vào tháng 4/2017. Quỹ này là sự hợp tác giữa công ty giải trí và truyền thông DMG và công ty quản lý tài sản Everbright Financial Holding.
Everbright Financial Holding là công ty con của Tập đoàn Everbright Trung Quốc, một công ty thuộc chính phủ Trung Quốc được thành lập tại Hồng Kông, và có trụ sở tại Bắc Kinh.
Vào tháng 11, một người đàn ông đào thoát sang Úc tên là Vương Lập Cường, tiết lộ ông là gián điệp của Trung Quốc. Ông cáo buộc Công ty TNHH đầu tư đổi mới Trung Quốc (CIIL) có trụ sở tại Hồng Kông là một bình phong cho các hoạt động gián điệp của chính quyền Trung Quốc tại Hồng Kông và Đài Loan. Vương nói rằng khi làm việc cho CIIL, ông đã tham gia vào các hoạt động nhằm phá hoại các cuộc bầu cử ở Đài Loan.
Nhà báo điều tra người Úc, Anthony Klan đưa tin vào ngày 27/11 rằng CIIL được kiểm soát bởi Tập đoàn Everbright Trung Quốc.
Sau khi Chen mất hợp đồng trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc, bà Thái và các quan chức của cả hai đảng chính trị lớn ở Đài Loan đã lên tiếng.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32221-trung-quoc-cat-hop-dong-voi-youtuber-noi-tieng-dai-loan-vi-anh-goi-ba-thai-anh-van-la-tong-thong.html

Bắc Kinh: Thống nhất Đài Loan

chưa bao giờ thuận lợi như lúc này

“Cơ hội để thực hiện sứ mệnh phục hưng Trung Hoa chưa bao giờ lớn như lúc này. Trung Quốc đã có đủ điều kiện để tái thống nhất Đài Loan”, Trưởng văn phòng các vấn đề Đài Loan của chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh.
Các tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần trước thềm cuộc bầu cử chọn người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan.
Xuất hiện trong một bài phỏng vấn trên Nhân dân Nhật báo của chính quyền Trung Quốc ngày 19-12, ông Liu Jieyi khẳng định việc thống nhất Đài Loan chưa bao giờ thuận lợi như lúc này.
Quan chức này nhấn mạnh trong suốt 4 thập kỷ phát triển vừa qua, Trung Quốc đã được thế giới nhìn nhận là một nước lớn với tầm ảnh hưởng toàn cầu, tin rằng quốc tế sẽ ủng hộ Bắc Kinh thống nhất Đài Loan.
“180 nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục, đồng nghĩa tiếng nói của Bắc Kinh đối với bạn bè quốc tế ngày càng lớn hơn và đẩy các lực lượng đòi ly khai ở Đài Loan vào ngõ cụt”, Trương văn phòng các vấn đề Đài Loan lập luận.
Dưới áp lực của Trung Quốc, nhiều quốc gia đã quay lưng với Đài Bắc và chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với đại lục dưới thời nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Ông Liu cũng nhắc lại đề xuất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với Đài Loan hồi đầu năm nay: chính quyền hòn đảo nên chuẩn bị sẵn việc đàm phán trở về với đại lục theo mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”.
Ông Tập khi đó cam kết sẽ bảo đảm các giá trị tự do và dân chủ của người dân Đài Loan, trong khi bà Thái Anh Văn đã bác bỏ đề xuất của đại lục, nhấn mạnh Đài Loan không muốn đi vào vết xe đổ của Hong Kong.
Theo kết quả thăm dò hiện tại, bà Thái Anh Văn đang dẫn trước đối thủ thuộc Quốc dân đảng hơn 20%.
Chuyên gia Li Xiaobing thuộc Đại học Nankai (Thiên Tân, Trung Quốc) nhận định các phát ngôn của ông Liu cho thấy Bắc Kinh không thực sự quan tâm đến việc ai sẽ thắng cử ở Đài Loan “bởi trước hay sau gì họ cũng sẽ thu hồi vùng lãnh thổ này”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32210-bac-kinh-thong-nhat-dai-loan-chua-bao-gio-thuan-loi-nhu-luc-nay.html

Tiến sĩ Trịnh Hiểu Nông nhận định

luật pháp quốc tế chẳng ràng buộc được nhà nước TQ

Là một học giả về chính trị và kinh tế Trung Quốc, nguyên trợ lý cho cựu Thủ tướng Triệu Tử Dương, tiến sĩ Trịnh Hiểu Nông nhận định rằng luật pháp quốc tế chỉ là những ràng buộc yếu đối với nhà nước Trung Quốc.
Phát biểu với tờ Epoch Times gần đây, tiến sĩ Trịnh Hiếu Nông (Cheng Xiaonong), người từng là Tổng biên tập Tạp chí “Modern China Studies” (Nghiên cứu Trung Quốc Hiện đại), cho rằng chính quyền Trung Quốc đã gây bất ngờ cho cộng đồng quốc tế khi “xử lý hấp tấp và không có nguyên tắc” trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung trong 2 năm qua.
Theo ông Trịnh, việc Bắc Kinh coi thường và cố tình vi phạm luật pháp và tập quán quốc tế không chỉ gây ra xung đột kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, mà còn gây nên phần lớn sự cảnh giác toàn cầu chống lại Trung Quốc.
Trong cấu trúc thế giới hiện nay, Bắc Kinh thường thiếu tôn trọng các quy tắc và quy định quốc tế. Các quy định dựa trên khuôn khổ thể chế dân chủ và pháp quyền, có vẻ khó kiềm chế các hành động của chính quyền Trung Quốc một cách có hiệu quả.
Kết luận rút ra từ đàm phán thương mại
Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 vào ngày 12/12, nhưng có nhiều sự hoài nghi quốc tế về tính hiệu lực của nó. Điều này là do hành vi của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán trong 2 năm qua, đã khiến nhiều người trong cộng đồng quốc tế quan ngại về uy tín của Bắc Kinh.
Đề cập đến một câu châm ngôn của Trung Quốc rằng việc hủy hoại sự liêm chính là dễ dàng hơn xây dựng nó, ông Trịnh cho hay bản chất thất thường và không đáng tin của chính quyền Trung Quốc trong các cuộc đàm phán Mỹ – Trung, đã gây ấn tượng xấu với tất cả các nước.
Trung Quốc điêu đứng dưới thời cảnh sát quốc tế Donald Trump
Theo ông Trịnh, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung trong 2 năm qua có thể được chia thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên kéo dài đến giữa tháng 5/2019, trong đó 2 bên đã tiến hành các cuộc đàm phán suôn sẻ. Do nhà nước Trung Quốc vi phạm nhiều lần các quy định của WTO và các công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và xâm phạm lợi ích của Mỹ, Washington bắt đầu đàm phán về các vấn đề liên
quan. Hai bên về cơ bản đạt được thỏa thuận về tất cả các vấn đề đó. Mỹ khi đó tiết lộ rằng 2  bên thậm chí đã hoàn thành cả các dấu chấm câu trên văn bản thỏa thuận, và chỉ còn có việc ký kết.
Giai đoạn thứ hai là từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8/2019, chuyển sang trạng thái “lật đổ bàn đàm phán”. Các cuộc đàm phán thương mại đã bị đình trệ vì sự từ chối bất ngờ của Trung Quốc, xóa bỏ những thỏa thuận đã đạt được.
Trong giai đoạn thứ ba, từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9/2019, phía Trung Quốc tuyên bố cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, gây áp lực lên Mỹ trong một toan tính làm làm tổn hại sự yêu mến của công chúng Mỹ đối với Tổng thống Trump, bằng cách tấn công ngành nông nghiệp Mỹ.
Trong giai đoạn thứ tư, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10/2019, Trung Quốc bất ngờ quay lại đàm phán, và quyết định tăng gấp đôi lượng nông sản nhập khẩu từ Mỹ so với năm 2017, để phá vỡ bế tắc của các cuộc đàm phán. Hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về một số vấn đề kinh tế và thương mại.
Ông Trịnh cho rằng trong khi phía Trung Quốc thể hiện hành vi thất thường, thì thái độ tìm kiếm đàm phán của phía Mỹ về cơ bản vẫn không thay đổi, ngoại trừ việc áp thuế sau khi Trung Quốc không hợp tác khi bắt đầu đàm phán. Nói cách khác, sự thay đổi hẳn thái độ Trung Quốc không phải là một phản ứng đối với vị thế đàm phán kiên định của Mỹ, mà là sự thay đổi thái độ dựa trên lợi ích của chính Trung Quốc.
Theo ông Trịnh, việc Bắc Kinh thay đổi từ thế tấn công sang thương lượng với Mỹ, có thể dựa trên 2 tính toán sau đây:
Thứ nhất, khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm, việc tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ đã trở thành một vấn đề cần thiết, đòi hỏi phải có sự giảm bớt căng thẳng ngay lập tức.
Thứ hai, với đánh giá rằng Tổng thống Donald Trump có khả năng giành được nhiệm kỳ thứ hai, Bắc Kinh cho rằng sẽ là không khôn ngoan khi tiếp tục chống lại ông Trump. Do đó, Bắc Kinh cần phải “làm nóng lửa” (tăng gấp đôi số lượng nhập nông sản Mỹ) trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020.
“Trên thực tế, cách tiếp cận đàm phán của Trung Quốc phù hợp với thái độ của Bắc Kinh đối với luật pháp và quy định quốc tế. Đó là, Bắc Kinh luôn bắt đầu từ lợi ích của chính họ, và không hề quan tâm đến việc vi phạm nguyên tắc thiện chí trong các cuộc đàm phán, hoặc cam kết của họ đối với các luật pháp và quy định quốc tế đã ký kết. Bắc Kinh cũng không quan tâm đến việc không giữ lời hứa của mình”, ông Trịnh nhận định.
Tại sao thái độ của ĐCSTQ đối với WTO được coi là ‘Hành vi sai trái’?
Đã gần 20 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều vấn đề trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung hiện nay thực sự xuất phát từ việc Bắc Kinh vi phạm cam kết ban đầu của họ  nhằm cải cách hệ thống kinh tế của Trung Quốc.
Ông Kevin Hassett, một trong những cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, nói với hãng tin BBC rằng Trung Quốc đã “cư xử sai trái” với tư cách là thành viên của WTO. Ông Hassett cho rằng WTO đã đóng một vai trò lịch sử rất quan trọng trong việc giúp hiện đại hóa toàn cầu, nhưng đã khiến Mỹ thất vọng về nhiều mặt.
Theo ông Hassett, Mỹ thường thắng các vụ kiện được đưa ra WTO, nhưng phải mất 5 đến 6 năm sau khi thiệt hại đã xảy ra. Hơn nữa, vì các hình phạt rất không đáng kể, nên một số quốc gia không ngại hình phạt, và tiếp tục phá vỡ các quy tắc.
Ông Hassett phát biểu: “Chúng tôi không bao giờ thực sự hình dung rằng một quốc gia, gia nhập WTO và sau đó hành xử theo cách mà Trung Quốc đã làm. Đây là một điều mới đối với WTO khi có một thành viên hoạt động sai trái rất nhiều như vậy”.
“Tại sao nhà nước Trung Quốc từ chối tôn trọng cam kết cải cách kinh tế của mình, trong khi đó là điều kiện tiên quyết khi gia nhập WTO? Thực tế là họ chỉ hy vọng tận dụng lợi thế của WTO, nhưng không sẵn sàng đánh mất ‘những lợi thế’ của hệ thống tập trung của mình, bằng việc cải cách hệ thống kinh tế”, ông Hassett đặt câu hỏi.
Từ quan điểm này, cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ thực sự đã lừa dối WTO và cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, để giải quyết những lo ngại trong nước về cam kết cải cách hệ thống kinh tế, ông Chu từng nói trong một cuộc họp nội bộ rằng Trung Quốc có thể phớt lờ các điều kiện gia nhập WTO nếu như phải tuân thủ nó trong tương lai.
Theo ông Trịnh, 2 thập niên sau đó cho thấy chính phủ Trung Quốc thực sự đã hành động theo cách này, và bất chấp các quy tắc quốc tế. Các quy tắc của WTO ban đầu là một “thỏa thuận hào hoa” bởi các nước dân chủ, và hầu hết các nước về cơ bản đều tuân thủ chúng. Khi lần đầu tiên đưa ra các quy tắc của mình, WTO đã không áp dụng các hình phạt khắc nghiệt. Nhưng nhà nước Trung Quốc đã tận dụng “những ràng buộc yếu đuối” của WTO.
Khi chính phủ Trung Quốc cảm thấy mình đã trở nên hùng mạnh hơn, thay vì giữ lời hứa thay đổi hệ thống kinh tế, Bắc Kinh có ý định “tham gia vào việc lãnh đạo cải cách hệ thống quản trị toàn cầu”.
“Điều này thực sự có nghĩa là nhà nước Trung Quốc sẽ bảo vệ cơ hội khai thác các quy tắc của WTO theo nhu cầu của chính mình, và sửa đổi các quy tắc quốc tế thành lợi thế đơn phương của Trung Quốc. Cái gọi là “sự tham gia tích cực vào việc lãnh đạo” là không khác gì với sự biểu hiện rõ ràng của những ý định xấu xa”, ông Trịnh nhận xét.
Khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xâm phạm sở hữu trí tuệ
Hơn 30 năm trước, Trung Quốc đã tham gia một loạt các công ước quốc tế về bảo vệ sở hữu trí tuệ như: (i) Công ước Berne về Bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật (tháng 9/1886), (ii) Thỏa thuận Madrid liên quan đến đăng ký quốc tế về nhãn hiệu (Tháng 4/1891), (iii) Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (tháng 6/1970), (iv) Công ước Bản quyền Toàn cầu (tháng 7/1971), (v) Công ước Bảo vệ Nhà sản xuất Bản ghi âm Chống sao chép Bản ghi âm trái phép của họ (Tháng 10/1971), (vi) Hiệp ước Đăng ký Nhãn hiệu Thương mại (tháng 6/1973) ), (vii) Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (tháng 3/1883) và (viii) Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với các mạch tích hợp (tháng 5/1989).
Ông Trịnh cho rằng nếu nhà nước Trung Quốc đã tuân thủ các quy định quốc tế có liên quan, thì sẽ không có cáo buộc quốc tế nào về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày hôm nay.
“Trên thực tế, cách tiếp cận của chính quyền Trung Quốc đối với các công ước sở hữu trí tuệ quốc tế cũng giống như, hoặc tệ hơn, cách tiếp cận của họ đối với WTO. Về cơ bản, Bắc Kinh chà đạp và phớt lờ các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ”, ông Trịnh nhận xét.
Báo cáo của Ủy ban trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ cho biết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ như hàng giả, vi phạm bản quyền và đánh cắp bí mật thương mại của Trung Quốc, đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại từ 225 tỷ đến 600 tỷ USD mỗi năm. Trong số đó, chỉ riêng hành vi trộm cắp bí mật thương mại đã tiêu tốn của Mỹ 180-540 tỷ USD.
Việc bị cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty nước ngoài liên quan đến cả hành vi ép buộc và và trộm cắp.
Theo ông Trịnh, “ép buộc” đề cập đến việc thực hiện chính sách “thị trường đổi lấy công nghệ” của Trung Quốc. Trước khi gia nhập WTO, chính sách “thị trường đổi lấy công nghệ”  là một chính sách rõ ràng của chính quyền trung ương Trung Quốc, trong đó yêu cầu các công ty nước ngoài phải giao một phần công nghệ của họ để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Vào ngày 22/3/1984, khi phê duyệt và chuyển giao một báo cáo của Ủy ban Kinh tế Nhà nước, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nhận định: “Kết hợp thương mại hàng hóa nước ngoài với việc giới thiệu công nghệ, trao đổi một phần thị trường của chúng ta cho công nghệ tiên tiến nước ngoài. Đây là một chính sách quan trọng để thúc đẩy tiến bộ công nghệ của nước ta”.
Vào tháng 4/1998, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Hội đồng Nhà nước đưa ra một số gợi ý về việc tiếp tục mở cửa ra thế giới bên ngoài, và cải thiện việc sử dụng vốn nước ngoài, trong đó có 2 tài liệu tham khảo cụ thể về “thị trường đối lấy công nghệ”.
Kể từ khi WTO cấm hoàn toàn việc ép buộc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, thì hành vi “thị trường đổi lấy công nghệ” đã được triển khai một cách tinh vi hơn. Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc tiếp tục ép buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.
Trong năm 2015, đã có 98 cuộc điều tra vào Trung Quốc trên phạm vi quốc tế, trong đó có các ngành công nghiệp nhẹ và cơ điện, với nội dung công nghệ cao và quyền sở hữu trí tuệ chuyên sâu, chiếm tới 80%.
Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc (EUCCC) đã công bố báo cáo thường niên dài 394 trang, trong đó tiết lộ rằng 20% tất cả các công ty châu Âu tại Trung Quốc, đã buộc phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác trong nước.
Trong 2 năm qua, truyền thông Hàn Quốc cũng tiết lộ việc chính quyền thành phố Quảng Châu yêu cầu công ty LG Display chuyển giao công nghệ sản xuất màn hình OLED kích thước lớn, để đổi lấy sự chấp thuận cho phép thành lập nhà máy tại Quảng Châu.
Trung Quốc chìm trong bế tắc dưới thời Donald Trump
Liên quan đến việc ăn cắp công nghệ, Trung Quốc chủ yếu nhắm vào công nghệ mới hoặc các sản phẩm công nghệ quân sự, bị cấm xuất khẩu bởi nước ngoài.
Hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại các công ty thường có 3 loại. Đó là mua chuộc nhân viên kỹ thuật để đánh cắp công nghệ; buôn lậu các sản phẩm công nghệ cao bị các nước phương Tây cấm xuất khẩu vào Trung Quốc, hoặc cử bộ phận tình báo quân đội đánh cắp thông tin tình báo kỹ thuật của chính phủ Mỹ và cơ sở dữ liệu của các công ty Mỹ.
Ông Trịnh cho rằng Bắc Kinh tìm cách có được công nghệ tiên tiến của phương Tây bằng các biện pháp bất hợp pháp, không chỉ dành cho sử dụng trong nước. Họ còn có một mục đích lớn hơn. Bắc Kinh tìm cách biến tài sản trí tuệ mà họ đánh cắp, thành lợi ích kinh tế của riêng họ.
Nói cách khác, sau khi có được quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài, Trung Quốc quay lại, và tung ra các sản phẩm nhái, để bán lại cho thị trường quốc tế, thường với giá rẻ hơn. Điều này đã trở thành một phần trong chiến lược phát triển quốc gia của Trung Quốc và là cách để nhiều doanh nghiệp Trung Quốc kiếm tiền. Nó cũng tạo ra thiệt hại kinh tế lớn cho các công ty phương Tây.
“Mặc dù đây là sự vi phạm trực tiếp các công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng nhà nước Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận điều này bởi vì các công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, là các ‘thỏa thuận hào hoa’ và là một ràng buộc nhẹ nhàng giống như các qui tắc WTO”, ông Trịnh lưu ý.
Ngày 25/9/2019, ấn phẩm tuyên truyền đối ngoại chính thức của nhà nước Trung Quốc, Duowei News (www.dwnews.com) đã xuất bản bài xã luận, trong đó có đoạn: “Bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào cũng có thể bị vi phạm ….. điều này là bởi vì các hợp đồng trong một quốc gia có thể được công chứng và giám sát bởi chính phủ của quốc gia đó, trong khi các thỏa thuận quốc tế không có ai để công chứng và giám sát. Liên Hợp Quốc, Tòa án Công lý Quốc tế và các tổ chức khác, vốn không có lực lượng hành pháp, chỉ có thể là công cụ của các thế lực trong thế giới này”.
Ông Trịnh cho rằng đó không chỉ là một lý sự vị kỷ, mà còn bọc lộ ý định thực sự của Bắc Kinh. Vì nhà nước Trung Quốc biết rằng không có cơ quan quốc tế nào có quyền thực thi thực sự, để giám sát và xử phạt hiệu quả các hành vi của các quốc gia vi phạm luật pháp và quy định quốc tế, việc phải làm là khai thác lỗ hổng trong hệ thống này.
“Hơn nữa, Trung Quốc thậm chí còn hy vọng một ngày nào đó trở thành một ‘cường quốc quốc tế’, khi họ có thể thao túng Liên Hợp Quốc và các cơ quan quốc tế khác một cách công khai và hiệu quả”, ông Trịnh nhận xét.
Tại sao chỉ có Mỹ chống lại Trung Quốc?
Theo ông Trịnh, trong thế giới ngày nay, hầu hết các nước phát triển đã áp dụng lập trường mềm mỏng đối với Bắc Kinh. Họ có những bất mãn nhưng không dám làm mất lòng Trung Quốc, sợ mất cơ hội kinh doanh. Nếu điều này đúng với tất cả các nước phát triển, Bắc Kinh có thể làm hầu hết mọi thứ họ muốn.
Nhưng kể từ năm ngoái, Mỹ đã chống lại những tham vọng của chính quyền Trung Quốc nhằm gặt hái những lợi ích kinh tế và công nghệ khổng lồ bằng cách vi phạm các cam kết WTO, và vi phạm trắng trợn công ước sở hữu trí tuệ thế giới.
Tất nhiên, Mỹ đóng vai trò này vì họ là nạn nhân lớn nhất từ các hành động của nhà nước Trung Quốc. Mỹ đã có thể đóng vai trò này không phải bằng sức mạnh quân sự, mà là sức mạnh thị trường, điều đó có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ trong những năm qua, vì vậy các biện pháp đối phó từ Mỹ sẽ đè nặng lên chính quyền Trung Quốc.
Theo tờ Nikkei, Mỹ đã hình thành một cấu trúc công nghiệp tạo ra doanh thu từ các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ.
Từ góc độ cấu trúc tài sản do các doanh nghiệp Mỹ nắm giữ, các tài sản vô hình như bằng sáng chế đại diện cho bí quyết công nghệ, và thương hiệu đại diện cho ảnh hưởng thương hiệu, đã đạt 4,4 nghìn tỷ USD, vượt xa các tài sản hữu hình như nhà máy và thiết bị.
Tài sản vô hình chiếm 26% tổng tài sản tại các công ty Mỹ, nhiều hơn gấp đôi so với tỷ lệ này 10 năm trước. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận ròng toàn cầu của các công ty Mỹ đã tăng vọt lên 39% so với 25% ở thập niên trước, so với 6,4% tại Nhật Bản, và thậm chí một tỷ lệ nhỏ hơn ở Trung Quốc.
Điều này cho thấy 2 khía cạnh:
Thứ nhất, sở hữu trí tuệ của Mỹ là một trong những tài sản lớn nhất trên thế giới, và do đó ĐCSTQ rất thèm muốn.
Thứ hai, nếu Bắc Kinh tiếp tục đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ thì đó là đánh cắp những gì tốt nhất của giá trị tài sản của Mỹ. Hành động của Trung Quốc sẽ trực tiếp dẫn đến “kết quả tổng không đổi” của 2 cường quốc [nếu một bên được lợi thì bên kia bị thiệt hại và ngược lại].
Do đó, chiến lược kinh tế và thương mại hiện tại của Mỹ với Trung Quốc là không cho phép Trung Quốc tiếp tục lợi dụng Mỹ, cũng như không sử dụng sự giàu có và công nghệ của Mỹ “để nuôi sói”.
Tuy nhiên, ông Trịnh cho rằng trong các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại Mỹ-Trung, Mỹ cũng thiếu các biện pháp hữu hiệu để trực tiếp gây áp lực đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Biết được điều này, Trung Quốc từ chối thảo luận chuyên sâu dưới cái cớ “về vấn đề nội bộ và chủ quyền”. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề cốt lõi trong các cuộc đàm phán Mỹ – Trung. Nhưng ở hầu hết các quốc gia, đây là vấn đề tư pháp, và không phù hợp để chính quyền đàm phán các trường hợp riêng biệt giữa 2 chính phủ.
Theo ông Trịnh, việc bán hàng lậu và hàng giả và các hoạt động khác tại Mỹ bị chi phối bởi luật thương mại, trong khi hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ bị chi phối bởi luật hình sự. Việc thi hành luật dân sự và luật hình sự chỉ có thể được xử lý bởi các cơ quan tư pháp độc lập, trong khi các cơ quan tư pháp ở Mỹ không thể can thiệp vào các cuộc đàm phán ngoại giao về vi phạm sở hữu trí tuệ.
Mỹ không thể liên lạc trực tiếp và hiệu quả với Trung Quốc về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chứ đừng nói đến việc kiềm chế. Các biện pháp trừng phạt hiệu quả cần được phát hiện, và tăng thuế chỉ là một công cụ có sẵn.
Ông Trịnh cho rằng do vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không thể được thảo luận trực tiếp, Mỹ chỉ có thể liên kết 2 vấn đề thâm hụt thương mại với vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và sử dụng thuế quan trừng phạt như một biện pháp gây áp lực để khiến Trung Quốc kiềm chế vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
“Việc thương lượng của Trung Quốc vào tháng 10/2019 cho thấy cách tiếp cận của Mỹ đã đạt được thành công nhất định, nhưng vẫn còn một chặng đường dài cho đàm phán giữa 2 nước để ngăn chặn những vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc”, tiến sĩ Trịnh kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32220-tien-si-trinh-hieu-nong-nhan-dinh-luat-phap-quoc-te-chang-rang-buoc-duoc-nha-nuoc-tq.html

Quan sát Cuộc sống Đó đây Hồ sơ Trung Quốc

khẳng định vấn đề Triều Tiên chưa đi chệch quỹ đạo

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng vấn đề Triều Tiên chưa chệch quỹ đạo, vẫn đang đứng trước cơ hội bên cạnh thách thức.
Trong cuộc họp báo về Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc tổ chức tại Thành Đô, Trung Quốc vừa diễn ra hôm nay (19/12), Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy khẳng định, vấn đề Bán đảo Triều Tiên vẫn đang đứng trước cả cơ hội và thách thức, chưa chệch khỏi quỹ đạo đối thoại.
Ông La Chiếu Huy cho biết, từ năm ngoái đến nay, đàm phán về các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên đã có những tiến triển tích cực. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là đối thoại giữa Triều Tiên và Mỹ không suôn sẻ, khiến tình hình trở nên căng thẳng và xuất hiện một số diễn biến mới.
Tuy nhiên, theo ông, vấn đề Triều Tiên chưa chệch khỏi quỹ đạo đối thoại, vẫn trong khuôn khổ giải quyết bằng các biện pháp chính trị và đang đứng trước cả cơ hội và thách thức.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng: Việc duy trì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy tiến trình giải quyết bằng giải pháp chính trị phù hợp với lợi ích chung của các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Là những bên liên quan trực tiếp, 3 nước sẽ duy trì trao đổi, kiên trì hòa giải và thúc đẩy đàm phán, phát huy vai trò trong tiến trình này trên cơ sở những nhất trí đạt được giữa lãnh đạo 3 nước.
Ông cũng kêu gọi các bên kiềm chế và có những tiếp xúc tích cực, để sớm tìm ra điểm chung và phương án hợp lý giúp giải quyết quan ngại của từng bên, giữ cho tình hình trên Bán đảo Triều Tiên không bị đảo ngược và phát triển theo hướng đúng đắn.
Ông cũng tiết lộ, ông sẽ có cuộc gặp Đặc phái viên về Triều Tiên của Mỹ vào chiều 19/12, trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua (18/12) vừa có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga, trao đổi về một số vấn đề quan trọng, trong đó có tình hình Triều Tiên.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32215-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-trung-quoc-khang-dinh-van-de-trieu-tien-chua-di-chech-quy-dao.html

Hải Quân Philippines cảnh báo

về đề án sân bay có Trung Quốc tham gia

Trọng Nghĩa
Một số quan chức Hải Quân Philippines đã lo lắng theo dõi kỹ lưỡng sự can dự của Trung Quốc vào một đề án trị giá 10 tỷ đô la nhằm xây dựng một sân bay mới gần Manila. Theo báo Nhật Bản Nikkei Asian Review số ra ngày 20/12/2019, lý do gây lo ngại là việc Trung Quốc tham gia công trình này hàm chứa nhiều đe dọa đối với an ninh và quốc phòng Philippines.
Theo tờ báo Nhật Bản, mới đây, một tập đoàn Nhà Nước Trung Quốc là Công Ty Xây Dựng Truyền Thông Trung Quốc (CCCC) đã liên kết với công ty dịch vụ hàng không Macroasia của một tỷ phú Philippines để giành được gói thầu xây dựng một sân bay trị giá 10 tỷ USD ở ngoại ô thủ đô Manila.
Điều được Nikkei Asian Review nêu bật là tập đoàn Xây Dựng Truyền Thông Trung Quốc chính là đơn vị đã xây dựng một loạt tiền đồn quân sự Trung Quốc ở Biển Đông, trong lúc sân bay mới của Philippines lại nằm gần một loạt cơ sở quân sự rất nhạy cảm của Manila.
Một quan chức Hải Quân Philippines cấp cao xin giấu tên đã xác nhận với tờ báo Nhật Bản : “Đấy không chỉ là một mối lo ngại đối với Hải Quân và lực lượng vũ trang Philippines, mà còn đối với cả đất nước Philippines”.
Nằm cách trung tâm thành phố Manila khoảng 35 km, sân bay được cho là một giải pháp tốt để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông hàng không của thủ đô Philippines.
Thế nhưng, sân bay Sangley Point lại nằm ở tỉnh Cavite, gần Bộ Chỉ Huy nhiều cơ quan trọng yếu của Hải Quân, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ quan trọng cho quân đội như tiếp tế nhiên liệu, kết nối điện, và một loạt dịch vụ hậu cần khác.Sân bay cũng nằm trên vịnh Manila, nơi đặt bản doanh của Hải Quân Philippines.
Cựu tư lệnh Hải Quân Philippines đã về hưu Alexander Pama cho rằng nếu được tiến hành với sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc gây tranh cãi đó, dự án sẽ là hiểm họa treo lơ lửng trên đầu Philippines.
Trong một bài đăng trên Facebook, vị cựu tư lệnh này cho rằng “Trong lịch sử Philippines, các căn cứ hải quân và không quân được đặt ở khu vực hiện tại chính là vị trí chiến lược của nơi đó trong việc giúp bảo vệ thủ đô Manila”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191221-h%E1%BA%A3i-qu%C3%A2n-philippines-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-v%E1%BB%81-%C4%91%E1%BB%81-%C3%A1n-s%C3%A2n-bay-c%C3%B3-trung-qu%E1%BB%91c-tham-gia

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.