Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 05/12/2019

Thursday, December 5, 2019 7:35:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 05/12/2019

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung

đang trở nên phức tạp?

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiến gần hơn đến việc đồng ý về số lượng thuế quan sẽ được dỡ bỏ trong một thỏa thuận thương mại ‘giai đoạn một’ bất chấp căng thẳng về Hong Kong và Tân Cương, những người nắm rõ nội dung cuộc đàm phán cho biết.
Những nguồn tin này, vốn yêu cầu được ẩn danh, nói với hãng tin Bloomberg rằng lời bình luận của Tổng thống Donald Trump hôm 3/12 vốn xem nhẹ mức độ khẩn cấp của thỏa thuận không nên được hiểu là các cuộc đàm phán đang bị đình trệ bởi vì ông nói mà không có sự chuẩn bị trước.
Trong khi đó, các đạo luật mới đây của Mỹ về Hong Kong và Tân Cương dường như không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán, một người thông thạo nội tình Bắc Bắc Kinh nói với Bloomberg.
Cột mốc 15/12
Các nhà đàm phán Mỹ đang hy vọng thỏa thuận giai đoạn một với Trung Quốc sẽ được hoàn thành trước khi thuế quan của Mỹ đánh vào 156 tỷ đô la hàng tiêu dùng của Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 15/12 bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay và đồ chơi. Các vấn đề còn tồn đọng bao gồm làm thế nào để đảm bảo Trung Quốc mua nông sản Mỹ và chính xác Mỹ sẽ rút lại những mức thuế nào.
Khi được hỏi tại Seoul về việc liệu các cuộc đàm phán thương mại có thể kết thúc trong năm nay hay không, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói, “Điều đó còn tùy. Lập trường của Trung Quốc rất rõ ràng. Có hy vọng, miễn là dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và tham vấn bình đẳng”, theo đài truyền hình Phoenix TV.
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ dấu hiệu tiến triển nào của thỏa thuận giai đoạn một trong khi lo ngại dâng cao rằng ông Trump có thể sẽ áp thêm thuế với Trung Quốc vào cuối tháng này.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 3/12 cho biết Mỹ vẫn sẽ đánh thuế quan đối với hàng tiêu dùng của Trung Quốc nếu không có gì thay đổi vào giữa tháng 12.
Việc chính quyền Mỹ có rút lại thuế quan đó hay không phụ thuộc vào hành xử của ‘Bắc Kinh từ giờ đến đó,” Bộ trưởng Ross nói.
Cho rằng các nhà đàm phán Mỹ chưa hài lòng với những gì Bắc Kinh đưa ra trên bàn đàm phán, ông Ross nói với Fox Business rằng các nhà đàm phán Trung Quốc đang ‘có bước tiến bộ, nhưng khi họ tiến một bước thì họ cũng lùi một bước’.
“Chúng tôi cần một thỏa thuận tổng thể đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi cho giai đoạn một,” ông nói và cho biết mua hàng nông sản sẽ là một yếu tố chủ chốt trong thỏa thuận, trong khi các vấn đề cải cách hệ thống của Trung Quốc sẽ được đẩy sang giai đoạn sau.
Tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 30/11 đưa tin hôm rằng Bắc Kinh muốn nhiều hơn là chỉ hủy bỏ thuế quan trong tương lai và xem việc dở bõ tất cả các mức thuế hiện hành là điều kiện tiên quyết để đạt được thỏa thuận.
‘Làm phức tạp đàm phán’
Trong khi các quan chức của cả hai quốc gia đã nhấn mạnh nhiều lần rằng các cuộc đàm phán đang đạt được tiến bộ và họ vẫn giữ liên lạc thường xuyên, thì những lời lẽ tiêu cực gần đây của cả hai bên đã làm dâng lên nỗi sợ rằng cuộc đàm phán có thể kéo dài, bất chấp chiến lược của Trump trong các cuộc đàm phán thương mại là hạ thấp mong đợi về một thỏa thuận và đàm phán chậm rãi.
Hôm 3/12, Hạ viện Mỹ đã thông qua áp đảo dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc có hành vi vi phạm nhân quyền đối với người thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương, khiến Bắc Kinh đe dọa sẽ trả đũa.
Ông Trump không khởi xướng dự luật về Tân Cương và Hong Kong, và chúng là những vấn đề riêng biệt với các cuộc đàm phán thương mại, ông Lu Xiang, chuyên gia về quan hệ song phương tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói với Bloomberg.
“Nếu Mỹ thực hiện lời đe dọa đánh thêm thuế vào ngày 15/12, đó chắc chắn là một sự leo thang trở lại và Trung Quốc sẽ trả đũa,” ông Lu nói. Ông Trump ‘vẫn đang cân nhắc các điều kiện cho một thỏa thuận, nhưng vì lợi ích chính trị của mình, ông cần một thỏa thuận – cho dù nó được ký vào tháng 12, tháng 1 hay tháng 2’.
Trước đó, hôm 2/12, ông đã Trump thừa nhận rằng đạo luật Hong Kong của Mỹ có thể làm phức tạp các nỗ lực đạt được thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh của chính quyền ông, theo tờ South China Morning Post.
“Nó không làm cho mọi việc tốt hơn,” ông Trump thừa nhận khi được hỏi liệu Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong có khiến khó đạt được thỏa thuận hơn hay không.
Ông Trump trước đó đã vận động các đồng minh Cộng hòa của ông tại Thượng viện để làm chậm dự luật, và tuyên bố rằng một số điều khoản của nó sẽ ‘can thiệp’ vào quyền lực quyết định ‘chính sách đối ngoại’ của ông. Nhưng sự ủng hộ của lưỡng đảng dành cho dự luật quá mạnh mẽ tại cả hai viện của Quốc hội đến nỗi quyền phủ quyết của tổng thống sẽ không có tác dụng gì.
Trump đã né tránh một câu hỏi về việc liệu ‘thỏa thuận giai đoạn một’ có được trước cuối năm nay hay vào không mà, thay vào đó, vẫn sử dụng giọng điệu quen thuộc rằng Bắc Kinh mong muốn có thỏa thuận hơn ông, theo South China Morning Post.
“Phía Trung Quốc vẫn đang đàm phán,” ông Trump nói ở Nhà Trắng trước khi lên đường dự Thượng đỉnh khối NATO ở Anh. “Tôi rất vui ở với những gì chúng ta có hiện nay. Phía Trung Quốc muốn có thỏa thuận. Chúng ta sẽ xem điều gì sẽ xảy ra.”
Lời bình luận này của ông Trump được đưa ra vài giờ sau khi ông tuyên bố chính quyền ông sẽ áp dụng trở lại mức thuế lên thép và nhôm nhập khẩu từ Argentina và Brazil, những quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington với Bắc Kinh.
Trung Quốc ‘cứng rắn’
Trao đổi với VOA, GS-TS Khương Hữu Lộc, hiện đang giảng dạy chương trình MBA tại Keller Graduate School of Management, nói rằng vấn đề bế tắc hiện nay là Bắc Kinh ‘nhất quyết đòi Mỹ rút lại mức thuế 15% đánh vào 156 tỷ đô la hàng tiêu dùng của họ vào giữa tháng này’ nếu muốn ký thỏa thuận giai đoạn một.
Ông cũng dự đoán rằng trong tình hình hiện nay, có thể Mỹ ‘sẽ hoãn lại mức thuế này’ nhưng sẽ không dỡ bỏ hoàn toàn.
Lý do Trung Quốc trở nên cứng rắn như vậy, theo ông Lộc, là ‘vì ông Trump đã ký đạo luật về Hong Kong’.
“Dù có đạo luật Hong Kong hay không thì Bắc Kinh vẫn đòi ông Trump bỏ mức thuế này, nhưng vì đạo luật Hong Kong được thông qua đã gây sức ép quá mạnh khiến Bắc Kinh phải đòi bỏ mức thuế này cho bằng được để lấy lại thể diện quốc gia,” ông nói.
Theo lời giải thích của ông Lộc thì đạo luật Hong Kong đã làm cho phía Trung Quốc mất mặt, bây giờ nếu như Mỹ vẫn giữ mức thuế 15% như đe dọa thì Trung Quốc ‘càng cảm thấy bị mất thể diện và bị coi thường’.
“Nếu Trung Quốc nhân nhượng thì họ sẽ bị nhìn nhận là ở thế yếu so với Mỹ. Đó là điều họ sẽ không làm,” ông phân tích.
“Nếu Mỹ không bỏ mức thuế 15% đó thì chắc chắn Trung Quốc sẽ không ký thỏa thuận thương mại,” ông nói và cho biết lời hứa của ông Trump đưa ra với ông phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc để ký thỏa thuận giai đoạn một hồi đầu tháng 10 là chỉ ngưng không tăng thuế từ 25 lên 30% đối với 250 tỷ đô là hàng hóa được Trung Quốc xem là ‘quá ít’.
Giải thích cho dự đoán của ông rằng Mỹ ‘sẽ hoãn lại’ mức thuế 15%, ông Lộc nói: “Nếu Trung Quốc cứng rắn như vậy, Mỹ có thể sẽ nhân nhượng.”
“Mỹ không muốn dồn ép Trung Quốc thêm sau vấn đề Hong Kong nhưng Mỹ cũng không thể bỏ đi mức thuế này vì họ sẽ mất đòn bẩy.”
Ông cũng cho rằng Tổng thống Trump cũng có động cơ trong việc hoãn đánh thuế 15% vào ngày 15/12 vì mức thuế này ‘sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân Mỹ và do đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử vào năm 2020’.
Ông cho biết hiện giờ lá bài Trung Quốc đưa ra đàm phán là ‘họ chưa mua ngũ cốc hay thịt lợn lên mức gấp đôi như đã hứa’ để gây sức ép buộc Mỹ nhượng bộ.
Khó lòng giải quyết sớm?
Trả lời câu hỏi tại sao ông Trump lại ký dự luật về Hong Kong khi ông biết rằng việc đó sẽ làm phức tạp quá trình đàm phán thương mại với Trung Quốc, ông Lộc nói ‘ông Trump không còn lựa chọn nào khác’ sau khi dự luật được lưỡng viện Quốc hội ủng hộ áp đảo.
Tuy nhiên, ông Trump cũng ‘gửi thông điệp cho ông Tập (chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình) rằng ông ấy không thật sự muốn ký dự luật nhưng cũng không thể phủ quyết được’. Đó là lý do ông Trump khen ngợi ông Tập và nói rằng ông ‘sát cánh với ông Tập’, ông Lộc nói.
Khi được hỏi về triển vọng hai nước đạt được thỏa thuận giai đoạn 1, ông Lộc tỏ vẻ bi quan cho khoảng thời gian từ nay đến hết năm, nhưng ông cho rằng ‘có khả năng 80% hai nước sẽ ký thỏa thuận giai đoạn 1 trước cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2020’.
“Càng kéo dài thì sẽ càng tạo áp lực cho kinh tế Trung Quốc trong khi Mỹ cũng bị ảnh hưởng,” ông nói. “Thành ra cả hai bên đều có lợi ích để đi đến ký kết thỏa thuận giai đoạn 1.”
Thỏa thuận giai đoạn 1 mà hai bên đã thỏa thuận hồi đầu tháng 10 sẽ yêu cầu Mỹ không tăng thuế từ 25 lên 30% đối với 250 tỷ đô la Mỹ hàng hóa Trung Quốc đã bị đánh thuế. Đổi lại, Trung Quốc cam kết sẽ mua khối lượng lớn nông sản Mỹ. Tuy nhiên, các đòi hỏi cốt lõi của Mỹ về những thay đổi trong hệ thống của Trung Quốc không được đáp ứng.
Ông Lộc hình dung để giải quyết rốt ráo tranh chấp giữa hai nước sẽ ‘phải đi qua ba giai đoạn’ và ‘mất thêm 1, 2 năm nữa sau bầu cử chưa chắc đã xong’.
Khi được hỏi liệu việc kéo dài chưa giải quyết được cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có ảnh hưởng thế nào đến cơ hội của ông Trump trong mùa bầu cử, ông Lộc nói vào thời điểm này ‘sẽ có lợi cho ông Trump nếu tranh chấp thương mại với Trung Quốc kéo dài’.
“Ông Trump đã thấy phía Dân chủ họ còn ủng hộ thuế quan mạnh mẽ hơn phía Cộng hòa và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đó là vị trí ‘cứng’ có thể giúp ông thắng cử,” ông nói và cho biết tình hình kinh tế Mỹ vẫn khả quan nên giúp làm giảm tác động tiêu cực của thuế quan lên người dân Mỹ.
“Nếu vì cần thỏa thuận mà thương lượng nhanh thì có thể ảnh hưởng đến uy tín chính trị của ông Trump,” ông nói. “Nếu đạt được thỏa thuận lớn về các vấn đề cốt lõi mà không có thực chất thì lại càng bất lợi cho Trump.”
Theo lời ông Lộc là nếu đến cuộc bầu cử năm sau mà ông Trump không có gì trong tay (ít nhất là thỏa thuận giai đoạn 1) thì ‘sẽ bất lợi cho ông trong bầu cử’.
Ông cho rằng mặc dù nội dung của thỏa thuận giai đoạn 1 rất khiêm tốn và không giải quyết bất cứ đòi hỏi then chốt nào của Mỹ cả nhưng ‘miễn làm sao ổn định được căng thẳng trên thị trường’ thì nó sẽ ghi điểm với cử tri Mỹ.
Nhận định về đòn thuế quan của ông Trump đối với nhôm, thép nhập khẩu từ Brazil và Argentina, ông Lộc nói rằng đó là vì ‘Trung Quốc đã tăng mua ngũ cốc từ hai nước này hơn 75% thay vì mua ngũ cốc của Mỹ như đã hứa’.
“Đồng tiền của hai nước này đều giảm giá mạnh khiến hàng hóa của họ trở nên rất rẻ. Trung Quốc mua được hàng rẻ nên không mua của Mỹ nữa,” ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-trung-%C4%91ang-tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-ph%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1p-/5193150.html

Mỹ chơi lớn: Chi số tiền kỷ lục

sắm loạt tàu ngầm mớimang tên lửa Tomahawk

“dằn mặt” TQ

Mỹ hiện đang phải đối diện với sức é p chưa từng có tiền lệ ở Thái Bình Dương mà chủ yếu đến từ sự phát triển đột phá về số lượng và chất lượng của các tàu ngầm Hải quân Trung Quốc.
Hợp đồng đóng tàu ngầm lớn chưa từng có
Ngày 2/12/2019, Hải quân Mỹ đã chính thức đặt bút ký một hợp đồng đóng mới 9 tàu ngầm tấn công tiên tiến nhất thế giới chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia trị giá 22,2 tỷ USD, một khoản ngân sách kỷ lục chưa từng có từ trước tới nay.
Động thái trên diễn ra chỉ vài tháng sau khi Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương lên tiếng cảnh bảo về việc Trung Quốc tăng cường phát triển hải quân đồng thời ông cũng bày tỏ lo ngại Washington không có đủ tàu ngầm để đối phó với Bắc Kinh.
“Hợp đồng này chính là phản ứng mới nhất của Hải quân Mỹ trước sức mạnh quân sự và các hành động gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương”, Carl Schuster, cựu Giám đốc phụ trách các chiến dịch thuộc Trung tâm Tình báo Liên hợp, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hải quân Mỹ bình luận.
“Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang ngày càng trở lên tốt hơn và phát triển ở quy mô lớn hơn, vì vậy Mỹ cần phải đối phó. Hải quân Mỹ không coi Trung Quốc là kẻ thù nhưng các hành động của Trung Quốc phải được theo dõi chặt chẽ”, ông Carl Schuster nhấn mạnh.
Các tàu ngầm lớp Virginia là phương tiện tác chiến chủ chốt đa năng dưới nước của Hải quân Mỹ. Chúng có thể tấn công các tàu ngầm khác, tàu chiến mặt nước, các mục tiêu trên đất liền cũng như thực hiện các chiến dịch đặt biệt thu thập thông tin tình báo và do thám.
8 tàu ngầm loại này đã có trong biên chế của Hải quân Mỹ và thêm 10 tàu ngầm nữa đang được đóng theo từng giai đoạn khác nhau.
Tuy nhiên, 9 tàu ngầm Virginia mới sẽ đánh dấu một bước nâng cấp đột phá so với các tàu ngầm tiền nhiệm cùng lớp. Hải quân Mỹ cũng đang để ngỏ lựa chọn đóng chiếc tàu thứ 10 và nếu như vậy tổng giá trị hợp đồng sẽ lên tới 24 tỷ USD.
Bước nhảy vọt về khả năng đối phó với Trung Quốc
Trong thông báo phát đi ngày thứ Hai, Chuẩn Đô đốc David Goggins, sĩ quan phụ trách chương trình tàu ngầm của Hải quân Mỹ gọi đây là “một bước nhảy vọt cả thế hệ về khả năng tác chiến ngầm”.
Các tàu ngầm mới sẽ có kích cỡ lớn hơn với lượng choán nước 10.200 tấn (so với 7.800 tấn ở các tàu hiện tại), dài hơn (460 feet so với 377 feet) và sẽ được trang bị hỏa lực mạnh mẽ mới khi có thể tấn công bằng 40 tên lửa hành trình Tomahawk (so với chỉ 12 quả trên các tàu hiện nay).
Hải quân Mỹ cho biết, số tàu ngầm mới này dự kiến sẽ được chuyển giao trong giai đoạn từ 2025 – 2029.
Các chuyên gia cho rằng Mỹ hiện đang phải đối diện với sức ép chưa từng có tiền lệ ở Thái Bình Dương mà chủ yếu đến từ những bước phát triển đột phá về số lượng và chất lượng các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc công bố hồi tháng 5/2019 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, đến năm 2020 PLAN sẽ đưa vào biên chế khoảng từ 65 – 70 tàu ngầm.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc dự kiến sẽ còn tiếp tục gia tăng sau giai đoạn này. Trong vòng 5 năm kế tiếp PLAN sẽ đóng mới thêm nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tương tự như các tàu lớp Virginia của Mỹ.
Trong một báo cáo đưa ra vào tháng 8/2019, các chuyên gia phân tích ở Australia đã chấn vấn Mỹ về khả năng bắt kịp đà phát triển của Trung Quốc đồng thời cảnh báo Washington đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng “đổ vỡ về chiến lược”:
“Khi môi trường trên mặt nước ngày càng trở nên nguy hiểm hơn trước việc Trung Quốc tăng cường triển khai tên lửa hành trình, vũ khí siêu thanh và các hệ thống phòng không thì lợi thế vượt trội của Mỹ về tác chiến ngầm phải đóng một vai trò ngày càng quan trọng để cân bằng sức mạnh tại khu vực”.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ đầu năm nay, Đô Đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, hoạt động tàu ngầm của 3 đối thủ ở Thái Bình Dương, gồm Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đã gia tăng gấp 3 lần kể từ năm 2008.
Davidson đã yêu cầu được gia tăng số lượng tàu ngầm để duy trì ưu thế của Hải quân Mỹ trong khu vực vì nếu không “chúng ta sẽ mất lợi thế về số lượng vào khoảng năm 2025 và tôi cho rằng đây là một thách thức đối với lợi ích của chúng ta”.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/31912-my-choi-lon-chi-so-tien-ky-luc-sam-loat-tau-ngam-moi-mang-ten-lua-tomahawk-dan-mat-tq.html

Mỹ liên tiếp triển khai máy bay tới do thám Triều Tiên

Các máy bay do thám Mỹ liên tiếp bị phát hiện xuất hiện gần Triều Tiên vào thời điểm Bình Nhưỡng đang tỏ ra mất kiên nhẫn về đàm phán hạt nhân và liên tiếp thử nghiệm vũ khí.
Vào hôm 2-12, trang mạng chuyên theo dõi hoạt động của máy bay Aircraft Spots cho biết, một máy bay trinh sát RC-135W Rivet Joint đã bay qua biển Hoàng Hải và thủ đô Seoul của Hàn Quốc, tuy nhiên chưa rõ nó đã lưu lại ở đây trong bao lâu.
Trước đó một ngày, máy bay trinh sát U-2S của Mỹ cũng được phát hiện hoạt động ở độ cao hơn 15.000 mét trên bầu trời Seoul, một phần tỉnh Gangwon và tỉnh Chungcheong, phía bắc Hàn Quốc.
Đây là hai chuyến bay trinh sát gần nhất của không quân Mỹ gần lãnh thổ Triều Tiên. Những ngày trước đó, các máy bay EP-3C, E-8C và RC-135V cũng lần lượt xuất hiện tại khu vực này.
Những hoạt động mới của Mỹ diễn ra vào thời điểm Triều Tiên liên tiến tiến hành thử nghiệm các loại vũ khí và phàn nàn vì không có tiến triển nào trong đàm phán hạt nhân.
Lần gần nhất, vào hôm 29-11, Triều Tiên đã tuyên bố thử thành công hệ thống pháo đa nòng siêu lớn dưới sự giám sát của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Triều Tiên khẳng định rằng, sẽ rất khó để nước này tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Kim Jong-Un và Tổng thống Donald Trump nếu Mỹ không thay đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân. Để quá trình đàm phán tiếp tục tiến bộ, Bình Nhưỡng cũng yêu cầu Washington từ bỏ các chính sách thù địch nhằm vào Triều Tiên.
http://biendong.net/bi-n-nong/31888-my-lien-tiep-trien-khai-may-bay-toi-do-tham-trieu-tien.html

Một chiếc tàu Panga chở 14 người di dân bất hợp pháp

cập bến gần cầu San Clemente Pier

Tin từ San Clemente Pier, California – Vào sáng thứ hai (ngày 2 tháng 12), một chiếc tàu Panga chở 14 người đã cập bến gần bãi biển T-Street phía nam San Clemente Pier. Theo Cơ Quan Quan Thuế và Bảo vệ Biên Giới Hoa Kỳ, khoảng sau nửa đêm ngày 2 tháng 12, một chiếc máy bay đã phát hiện con tàu Panga ngoài khơi cách thành phố San Clemente 13 dặm.
Theo tờ Orange County Register, chiếc máy bay nói trên đã ngay lập tức thông báo cho Lực Lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ, và cơ quan này đã gửi hai chiếc tàu để ngăn chặn tàu panga. Các viên chức cho biết 50 phút sau đó, tàu của Lực Lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ đã truy đuổi tàu Panga. Sau khi lên bờ tại bãi biển T-Street, 14 người trên tàu panga ngay lập tức bỏ trốn, nhưng cảnh sát đã bắt giữ thành công 13 người trong số họ. Các viên chức biên giới cho biết 13 người nói trên là người di dân bất hợp pháp, bao gồm 9 người đàn ông và 2 bé trai người Mexico, cùng 2 người đàn ông Trung Cộng.
Trước đó một ngày, chính quyền đã bắt giữ 21 người khác trên một con thuyền dài 25 feet, gần San Diego. Bốn trong số những người trên tàu bị nghi là những nghi can buôn lậu, trong đó có hai người Mỹ. Những người còn lại là người di dân bất hợp pháp đến từ Mexico, với 5 người phụ nữ và 12 người đàn ông.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-chiec-tau-panga-cho-14-nguoi-di-dan-bat-hop-phap-cap-ben-gan-cau-san-clemente-pier/

Giám Mục Richard Malone cuối cùng đã từ chức

sau lời kêu gọi suốt 1 năm của người Công Giáo

Trong hơn một năm, hàng ngàn người Công giáo ở Buffalo đã cầu xin, biểu tình và cầu nguyện cho Giám mục Richard Malone từ chức. Hôm thứ Tư (04/12/2019), mong muốn của người Công giáo Buffalo cũng được toại nguyện, khi Vatican tuyên bố rằng Giáo hoàng Francis đã chấp nhận cho Malone từ chức.
Ông Malone cũng đưa ra lời tuyên bố, rằng ông nghỉ hưu sớm vì tình trạng hỗn loạn từ cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của các giáo sĩ Công giáo, và những bất hòa với cách ông phản ứng với việc đó. Kể từ khi cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục bùng nổ vào năm 2018, các giám mục trên toàn quốc phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các tội ác, và sự bao che. Một số người còn nhận nhiều cáo buộc hơn và dai dẳng hơn giám mục Malone, người đã lãnh đạo giáo phận gồm khoảng 600,000 người Công giáo kể từ năm 2012.
Theo Buffalo News, cả FBI và bộ trưởng Tư Pháp của New York đều đang điều tra việc linh mục lạm dụng và bao che trong giáo phận Buffalo. Hãng tin cũng cho biết rằng có đến hơn 220 vụ kiện đệ trình chống lại giáo phận, với cáo buộc linh mục lạm dụng. Vừa rồi, Buffalo đã bồi thường cho những người bị lạm dụng hơn 175 triệu Mỹ kim thông qua quỹ bồi thường nạn nhân. Vào tháng 10/2019, Vatican tuyên bố mở cuộc điều tra riêng, còn gọi là Cuộc viếng thăm Tông đồ, với giáo phận Buffalo. Kết quả của cuộc thăm dò đó đã không được công khai. Giám mục Malone là một trong số các giám mục từ Hoa Kỳ đã gặp Đức Giáo hoàng Franis vào tháng trước tại Rome ở cuộc họp thường xuyên “ad limina”.
Theo CNN, giám mục Malone giữ một cuốn sổ bí mật chứa đầy tên của các linh mục bị buộc tội trong tủ trong văn phòng. Nhiều cái tên trong đó không được kê khai khi giám mục Malone đưa ra một danh sách các linh mục bị buộc tội. Một nữ phát ngôn viên nói với CNN rằng danh sách mà giám mục Malone đưa ra chỉ bao gồm các linh mục bị buộc tội lạm dụng trẻ vị thành niên, chứ không phải những người bị buộc tội có hành vi sai trái với người lớn.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/giam-muc-richard-malone-cuoi-cung-da-tu-chuc-sau-loi-keu-goi-suot-1-nam-cua-nguoi-cong-giao/

Mỹ: Thủ tục truất phế tổng thống

bước qua giai đoạn điều trần trước Ủy Ban Tư Pháp

Mai Vân
Vào hôm qua, 04/12/2019, thủ tục truất phế tổng thống Mỹ Donald Trump bước sang giai đoạn điều trần trước Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện. Bốn chuyên gia pháp lý được mời đến cho ý kiến về báo cáo của Ủy Ban Tình Báo, công bố hôm 03/12.
Theo thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, 3 trong số 4 chuyên gia khẳng định chắc chắn là tổng thống Trump đã phạm lỗi:
« Không khí khá căng thẳng. Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Jerry Nadler đã phải nhiều lần gõ búa để vãn hồi trật tự sau những can thiệp không ngừng của phe Cộng Hòa.
Khi được hỏi về tính chất các sự kiện mà tổng thống bị trách cứ, 3 nhân chứng được phe Dân Chủ mời ra điều trần đều khẳng định chắc chắn: Đó là lạm quyền.
Chuyên gia đầu tiên, một người đàn ông nói rõ : Trên cơ sở các chứng cứ, thì tổng thống đã có hành vi lạm quyền có thể bị truất phế.
Chuyên gia thứ hai, một phụ nữ, cũng có ý kiến tương tự, trong lúc chuyên gia thứ ba, cũng một người đàn ông, cho biết :Chúng tôi , cả 3 người đều đồng nhất ý kiến.
Nhân chứng thứ tư, cũng là giáo sư luật, do đảng Cộng Hòa mời đến, thì có ý kiến dè dặt hơn. Ông nói : Tôi sợ rằng là người ta đã hạ thấp chuẩn mực của thủ tục để cho phù hợp với những chứng cứ hiếm hoi và nỗi tức giận rất lớn. Tôi nghĩ là việc luận tội này không phù hợp với những tiêu chí luận tội đề ra trong những vụ trước đây và sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm ».
Như thường lệ Nhà Trắng đã can thiệp trong lúc diễn ra cuộc điều trần, cho là các chuyên gia thiên vị và tố cáo một thủ tục giả dối.
Trong phát biểu khởi đầu, ông Jerry Nadler đánh giá là mức cản trở của chính quyền chưa từng thấy từ trước đến nay. Chưa bao giờ một tổng thống lại cản trở những triệu mời của Hạ Viện như thế
Nhưng với đa số ở Hạ Viện, đảng Dân Chủ không khó khăn gì để buộc tội ông Trump.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191205-m%E1%BB%B9-th%E1%BB%A7-t%E1%BB%A5c-tru%E1%BA%A5t-ph%E1%BA%BF-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-qua-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BA%A7n-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-%E1%BB%A7y-ban-t%C6%B0-ph%C3%A1p

Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện

mở phiên điều trần đầu tiên

Tin Washington DC – Vào thứ Tư, 4 tháng 12, 4 chuyên gia pháp lý đã được mời đến Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện để cho ý kiến về cuộc điều tra luận tội Tổng Thống Donald Trump. Tất cả các nhân chứng đều là giáo sư luật của những trường danh tiếng, bao gồm ông Noah Feldman đến từ trường Harvard, bà Pamela Karlan thuộc trường Stanford, ông Michael Gerhardt, giáo sư Đại học North Carolina, và ông Jonathan Turley, giáo sư Đại học George Washington.
Tổng Thống Trump và các luật sư của ông đã được mời tham gia phiên điều trần, nhưng Tòa Bạch Ốc đã từ chối vào Chủ Nhật vừa qua, với lý do rằng phiên điều trần này thiếu sự công bằng căn bản. Giáo sư Turley đã phản đối việc luận tội dựa trên cáo buộc tổng thống cản trở công lý, cho rằng việc luận tội này phải dựa trên bằng chứng vững chắc, trong khi các báo cáo điều tra cho đến nay không thể khẳng định tổng thống có cản trở công lý hay không. Ông Turley cũng phản đối việc luận tội dựa trên lý do Tòa Bạch Ốc kháng cự các thư triệu tập của Hạ Viện. Ông Turley cho rằng Ủy Ban Tư Pháp đang lạm dụng quyền lực và hành động chính xác như những điều mà họ cáo buộc Tòa Bạch Ốc đang làm. Liên quan đến cáo buộc về vụ trao đổi với Ukraine, ông Turley cũng cho rằng các bằng chứng chống lại Tổng Thống Trump là những bằng chứng mỏng manh nhất từng được sử dụng trong một vụ luận tội.
Tuy nhiên, ngược lại, 3 đồng nghiệp còn lại của ông Turley đều cho rằng Tổng Thống Trump có thể bị luận tội, dựa theo các báo cáo điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và Ủy Ban Tình Báo. Giáo sư Felmand nói rằng tổng thống Trump đã phạm tội cả hai tội nghiêm trọng và tội nhẹ. Giáo sư Gerhardt nói rằng nếu hạ viện  không truất phế tổng thống Trump thì vấn đề truất phế trở thành vô nghĩa, và các đời tổng thống  kế tiếp có thể viện dẫn hành động này mà tiếp tục vi phạm. Giáo sư Karlan ví von rằng một viên cảnh sát công lộ chặn người lá xe và nói rằng hối lộ cho ông ta $20 Mỹ KIm, ông sẽ không cho  giấy phạt. Người tài xế trả lời rằng anh ta không có $20 Mỹ Kim. Cuối cùng viên cảnh sát không viết giấy phạt và cho người tài xế đi.  Giáo sư Karlan nói rằng tuy viên cảnh sát không nhận được tiền hối lộ, nhưng ông ta đã lên tiếng yêu cầu được hối lộ. Đó là hành động nên bị truy tố.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/uy-ban-tu-phap-ha-vien-mo-phien-dieu-tran-dau-tien/

Chủ tịch Hạ viện Mỹ

chỉ đạo soạn điều khoản luận tội TT Trump

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 5/12 cho biết đã chỉ đạo Ủy ban Tư pháp của Hạ viện thảo ra các điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump vì đã gây áp lực cho Ukraine điều tra một đối thủ chính trị, theo Reuters.
Bà được hãng tin Anh trích lời nói trên truyền hình: “Sự thật không thể chối cãi. Tổng thống đã lạm dụng quyền lực để tư lợi chính trị bất chấp tổn hại về an ninh quốc gia của chúng ta, khi giữ viện trợ quân sự cũng như một cuộc gặp quan trọng ở Phòng Bầu dục để đổi lấy việc thông báo điều tra đối thủ chính trị của ông”.
Bà Pelosi được Reuters trích lời nói thêm rằng “các hành động của tổng thống đã vi phạm nghiêm trọng hiến pháp”.
Bà cũng cho hay đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler tiến hành soạn thảo “các điều khoản luận tội”.
Trong khi đó, AP dẫn lời bà nói thêm: “Nền dân chủ của chúng ta đang lâm nguy. Tổng thống khiến chúng tôi không có một lựa chọn nào khác là phải hành động”.
XEM THÊM:
Luận tội Tổng thống Trump tiến thêm một bước nữa
Theo Reuters, thông báo của bà Pelosi được đưa ra một ngày sau khi Ủy ban Tư pháp tổ chức một cuộc điều trần mà tại đó, ba chuyên gia luật hiến pháp được phe Dân chủ mời tới nói rằng Tổng thống Trump đã có hành động có thể bị luận tội theo hiến pháp.
Trong khi đó, một chuyên gia luật thứ tư được các nhà lập pháp Cộng hòa mời tới cho rằng cuộc điều tra luận tội của phe Dân chủ “vội vàng” và “có lỗ hổng”.
Hãng tin AP đưa tin rằng phe Dân chủ tại Hạ viện đang tiến nhanh tới một cuộc bỏ phiếu mà nhiều khả năng sẽ được tiến hành vào dịp Giáng sinh.
Trung tâm của cuộc điều tra luận tội là cuộc điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hồi tháng Bảy vừa qua.
Theo AP, Tổng thống Trump bị cho là đã thúc ép nguyên thủ Ukraine mở cuộc điều tra liên quan tới ứng viên tổng thống hàng đầu của phe Dân chủ, ông Joe Biden, trong khi giữ khoản viện trợ dành cho Ukraine.
Tổng thống Trump đã nhiều lần lên tiếng rằng ông không làm điều gì sai trái.
https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-ch%E1%BB%89-%C4%91%E1%BA%A1o-so%E1%BA%A1n-c%C3%A1c-%C4%91i%E1%BB%81u-kho%E1%BA%A3n-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-tt-trump/5193996.html

Mưa tại miền nam California

có khả năng gây lở đất và kẹt xe

Tin từ California – Vào sáng thứ tư (ngày 4 tháng 12), một đợt mưa tiếp tục đổ bộ vào miền Nam California, gây ra nhiều khả năng sạt lở đất tại những khu vực cháy rừng cũng như kẹt xe tại nhiều tuyến đường. Trong tuần qua, một cơn bão đã đổ bộ vào khu vực phía Bắc nhưng hiện đã di chuyển dần về phía Nam, mang đến từ 0.75 đến 1.5 inch mưa.
Theo Cơ Quan Thời Tiết Quốc Gia, mưa sẽ rơi khoảng 3 inch phía Đông San Gabriel Mountains. Trong khi đó, Quận Los Angeles đã ban hành khuyến cáo lũ lụt tại nhiều khu vực bị phá hoại bởi cháy rừng từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đặc biệt là những khu vực chịu ảnh hưởng bởi các đám cháy Saddleridge Fire, Tick Fire và Getty Fire. Bên cạnh đó, thành phố San Bernardino, quận Riverside và Quận Cam cũng đã ban hành khuyến cáo lũ lụt đến 6 giờ chiều cùng ngày. Những trận mưa rào cũng gây ảnh hưởng đến giao thông vào sáng thứ tư. Một giàn khoan lớn đã đâm vào dải phân cách trung tâm trên xa lộ 710 hướng về Xa Lộ 60, gây kẹt xe trong khu vực cho đến 5 giờ 30 sáng.
Theo Cơ Quan Thời Tiết Quốc Gia, khoảng từ 3 đến 6 inch tuyết sẽ rơi tại những khu nghỉ mát ở Nam California. Mưa sẽ giảm vào thứ năm, tuy nhiên các nhà dự báo cho biết một cơn bão khác có thể đổ bộ vào khu vực vào tối thứ Sáu đến thứ Bảy (ngày 6 và 7 tháng 12).
https://www.sbtn.tv/mua-tai-mien-nam-california-co-kha-nang-gay-lo-dat-va-ket-xe/

Huawei thách thức lệnh cấm của Mỹ

Tập đoàn Huawei của Trung Quốc đang thách thức về mặt pháp lý đối với Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) sau khi bị Ủy ban này coi là một mối đe dọa an ninh, theo Reuters.
FCC tháng trước coi Huawei là công ty gây ra nguy cơ đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ và cấm các đối tác Mỹ của hãng này sử dụng khoản ngân quỹ trị giá 8,5 tỷ đôla của chính phủ Mỹ để mua các thiết bị viễn thông của Huawei.
XEM THÊM:
Mối đe dọa của Trung Quốc qua Huawei
Huawei thông báo hôm 5/12 rằng hãng này đã nộp đơn kiến nghị lên tòa án ở New Orleans để thách thức quyết định của FCC, theo Reuters.
Trong khi đó, FCC cho rằng mối quan hệ của công ty này với chính phủ cũng như quân đội Trung Quốc và việc luật pháp Trung Quốc yêu cầu những công ty như Huawei phải hỗ trợ chính quyền Trung Quốc trong công tác tình báo đã khiến Huawei trở thành một mối nguy về an ninh quốc gia.
https://www.voatiengviet.com/a/huawei-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-l%E1%BB%87nh-c%E1%BA%A5m-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9/5194085.html

NATO chuyển hướng, trực diện thách thức từ Trung Quốc

Bảy mươi năm sau khi thành lập Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong thời Chiến tranh Lạnh, tập trung vào Moscow, NATO đang mở rộng tầm nhìn và chuyển hướng sang đối phó với thách thức do Trung Quốc đặt ra giữa lúc nước này ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự.
Nhưng hiện vẫn không rõ, ngay cả trong giới các nhà ngoại giao trong liên minh quân sự gồm 29 nước thành viên, liệu NATO có đủ sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ hay không – đặc biệt vào thời điểm có nhiều chia rẽ gay gắt trong nội bộ như đã thể hiện rõ trong hội nghị thượng đỉnh NATO tuần này.
Trong một tuyên bố được phổ biến sau khi các nước NATO gặp nhau hôm thứ Tư 4/12, các nhà lãnh đạo NATO nói: “Chúng tôi thừa nhận là Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng và các chính sách quốc tế vừa mang lại cơ hội cũng như những thách thức mà chúng tôi phải cùng nhau giải quyết trong tư cách một liên minh.
Hoa Kỳ đang dẫn đầu chiến dịch nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc, giữa lúc quan tâm đang tăng về việc Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế như một đòn bẩy để thực hiện tham vọng của họ.
Từ đầu năm nay, Ủy ban châu Âu đã bắt đầu đổi giọng khi mô tả Trung Quốc là một “đối thủ mang tính hệ thống”, và kêu gọi NATO phải tỏ quyết đoán hơn sau nhiều năm chào đón vô tội vạ tiền đầu tư của Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói rằng có một sự hiểu biết ngày càng tăng ở châu Âu về những thách thức đặt ra bởi sức mạnh quân sự đang tăng nhanh chóng của Trung Quốc, từ vũ khí siêu âm cho đến hàng không mẫu hạm.
Trước hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lưu ý rằng Trung Quốc là nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ nhì thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Ông Stoltenberg nói :
“Điều đó không có nghĩa là chúng ta đưa NATO vào Biển Đông, nhưng chúng ta phải tính toán để đối phó với sự kiện Trung Quốc đang đến gần chúng ta hơn.”
Tổng Thư Ký NATO viện dẫn các hoạt động của Trung Quốc ở Bắc Cực, ở Châu Phi, và những khoản đầu tư lớn mà Trung Quốc đổ vào hệ thống cơ sở hạ tầng ở châu Âu.”
https://www.voatiengviet.com/a/nato-chuyen-huong-truc-dien-thach-thuc-tu-trung-quoc/5192987.html

NATO nhấn mạnh đến những bất đồng trong nội bộ

Thanh Hà
Thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO tại Watford, ngoại ô Luân Đôn, Anh Quốc đã khép lại ngày 04/12/2019. Suốt hai ngày họp và trong bản thông cáo chung, 29 nước thành viên để lộ những bất đồng sâu rộng.
Đề nghị của Pháp lôi kéo NATO vào cuộc chiến chống khủng bố tại châu Phi bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối. Hoa Kỳ thì muốn các đối tác trong Liên Minh hợp lực đối phó với Trung Quốc. Riêng đối với NATO thách thức số 1 vẫn là nước Nga.
Lần đầu tiên trong bản thông cáo chung, NATO công nhận “ảnh hưởng ngày càng lớn và chính sách ngoại giao của Trung Quốc đặt ra những cơ hội và thách thức mà Liên Minh cần phải cùng nhau đối phó”. Tuy nhiên ưu tiên của liên minh quân sự này vẫn là nước Nga. NATO lên án các hành vi gây hấn của Matxcơva và cảnh báo, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương sẽ vẫn tồn tại cho tới khi nào thế giới không còn vũ khí hạt nhân.
Trong hai ngày họp, căng thẳng giữa ba nhà lãnh Pháp, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã lộ rõ. Từ Luân Đôn, đặc phái viên Anissa El Jabri tường trình :
Đối với Emmanuel Macron, khủng bố là kẻ thù, là quan tâm số một. Nguyên thủ Pháp đã gâp sức ép để các đối tác trong NATO ủng hộ Paris trong chiến dịch quân sự G5 tại Sahel.
Cũng chính vì mục tiêu này mà ông yêu cầu các đối tác châu Phi làm sáng tỏ về phong trào bài Pháp đang dấy lên tại một số các nước châu Phi. Để đạt được mục tiêu này, tổng thống Macron mời 5 đối tác sang họp tại thành phố Pau, miền nam nước Pháp vào ngày 16 tháng 12 tới đây.
Trên vế chống khủng bố, Emmanuel Macron không được toại nguyện trong bản thông cáo chung của NATO. Theo quan điểm của Liên Minh, mối đe dọa hàng đầu vẫn là nước Nga. Các bên có đề cập đến vế khủng bố, nhưng một cách chung chung và khá mơ hồ. Bởi vì theo như giải thích của Paris, trên hồ sơ này, Pháp không tìm được đồng thuận với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Nói tóm lại, quan hệ giữa Paris với Anakra vẫn chưa được cải thiện.
Bên cạnh những bất đồng về các chủ đề chính, còn phải kể đến mối quan hệ cá nhân phức tạp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ông Trump gọi ông Trudeau là người “giả dối” và đã rất phẫn nộ vì một đoạn video 25 giây cho thấy lãnh đạo Canada, Hà Lan, Anh và Pháp dường như đang chế giễu Donald Trump. Rất tự ái, Donald Trump rời hội nghị trước tất cả mọi người và hủy cuộc họp báo.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191205-nato-nh%E1%BA%A5n-m%E1%BA%A1nh-%C4%91%E1%BA%BFn-nh%E1%BB%AFng-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%93ng-trong-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99

Ngân sách: Mối quan tâm hàng đầu

của tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu

Trọng Nghĩa
Tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu bà Ursula von der Leyen đã có cuộc họp báo đầu tiên vào hôm qua, 04/12/2019 tại Bruxelles để trình bày về nội dung cuộc họp đầu tiên của các ủy viên châu Âu. Vấn đề mà bà quan tâm nhiều nhất là ngân sách của châu Âu.
Đây là một ngân sách dự trù cho 7 năm, có hiệu lực vào đầu tháng Giêng 2021. Theo Pierre Bénazet, thông tín viên RFI tại Bruxelles, như thông lệ, các cuộc thương lượng với các quốc gia thành viên rất căng thẳng với nhiều đề nghị cắt xén, và khoảng thời gian 12 tháng từ nay đến khi ngân sách được đúc kết có vẻ không đủ để các bên đi đến thỏa hiệp.
Người ta chờ đợi nhất bà Ursula von der Leyen trên “công trường” mà bà đặt thành ưu tiên cho nhiệm kỳ 5 năm của bà, công trường “xanh hóa” kinh tế, tức là cải thiện kinh tế theo hướng thân thiện hơn với môi trường, mà các đề xuất sẽ được bà thông báo vào ngày 11 tháng 12 sắp tới. Nhưng từ nay đến đó, có lẽ bà phải xem xét lại hồ sơ, với những đề xuất khiêm tốn hơn.
Phần Lan, nước đang đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, vào hôm thứ Hai đã đưa ra dự thảo ngân sách cho Liên Hiệp Châu Âu và làm cho tân chủ tịch lo ngại. Theo bà von der Leyen, thì phần thiếu hụt có thể liên quan đến kế hoạch “xanh hóa” nền kinh tế, đến việc giám sát biên giới hay phòng thủ chung.
Đề nghị của Phần Lan chỉ là 1087 tỷ euro, tức 1,07% GDP các nước trong Liên Âu, trong lúc mà Ủy Ban hy vọng có được 1,11% GDP, tức có thêm 50 triệu euro.
Ủy Ban Châu Âu được Pháp ủng hộ, nhưng nhóm những quốc gia “tiết kiệm” như  Đức hay Hà Lan, thì chủ trương một mức trần 1% GDP cho ngân sách chung.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191205-ng%C3%A2n-s%C3%A1ch-m%E1%BB%91i-quan-t%C3%A2m-h%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A7a-t%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-%E1%BB%A7y-ban-ch%C3%A2u-%C3%A2u

Châu Âu chỉ trích

chương trình tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Iran

Mai Vân
Trong một văn kiện được lưu hành tại Liên Hiệp Quốc vào hôm qua, 04/12/2014, Anh, Pháp và Đức đã khẳng định rằng các nỗ lực của Iran nhằm phát triển một loại hỏa tiễn đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đi ngược lại nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Trong thư, các đại sứ Anh, Pháp và Đức đã kêu gọi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, trong bản báo cáo sắp tới, phải thông báo cho hội đồng rằng hoạt động tên lửa đạn đạo của Iran “không phù hợp” với nghị quyết mà Hội Đồng Bảo An đã tán thành thỏa thuận hạt nhân ký với Iran năm 2015.
Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân vào tháng 5 năm 2018. Nhưng văn kiện này cho đến nay vẫn còn được năm nước ký kết khác hậu thuẫn bao gồm Đức và bốn thành viên thường trực còn lại của Hội Đồng Bảo An là Pháp, Anh, Nga và Trung Quốc, cả bốn quốc gia này đều có quyền phủ quyết.
Bức thư trích dẫn một đoạn video được phát hành trên mạng xã hội ngày 22/04 vừa qua, cho thấy là Iran đã thử nghiệm một biến thể của hỏa tiễn đạn đạo tầm trung Shahab-3 mà trên bình diện kỹ thuật có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Lời khuyến cáo trên đây của các nước châu Âu phù hợp với nhận định của Mỹ, từ lâu nay vẫn khẳng định rằng chế độ Iran đang có những nỗ lực nhằm chế tạo những loại hỏa tiễn có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Chính quyền Iran dĩ nhiên đã phủ nhận các cáo buộc này.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191205-ch%C3%A2u-%C3%A2u-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-iran-v%E1%BB%81-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-c%C3%B3-th%E1%BB%83-mang-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%E1%BA%A1n-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n

Tiền Anh lên giá

trước bầu cử và cơ hội đạt thỏa thuận Brexit

Đồng bảng Anh lên giá cao là dấu hiệu bầu cử 12/12 sẽ có nghị viện thông thoáng, và giới tài chính tin rằng Anh sẽ có thỏa thuận tự do mậu dịch với EU.
Anh đổi chính sách visa, ‘cơ hội cho sinh viên Việt Nam’
Brexit: EU đồng ý gia hạn đến 31 tháng Giêng
Thủ tướng Anh Johnson khôn khéo hay độc tài?
Đồng bảng Anh (pound sterling) lên giá cao nhất trong tỷ giá với USD tính từ bảy tháng qua, và cao nhất so với euro từ tháng 5/2017.
Thị trường tiền tệ hôm 5/12/2019 đã phản ứng tích cực sau một điều tra dư luận trước bầu cử cho thấy đảng Bảo thủ đang dẫn 10 điểm và có thể có đa số trong Hạ viện Anh.
‘Sẽ có nghị viện thông thoáng để giải quyết Brexit’
Trước đó, lo ngại về số ghế nghị sỹ sau bầu cử 12/12 không đem lại một đa số cho đảng nào, tạo ra tình trạng ‘nghị viện treo’ (hung parliament), gây bế tắc cho quá trình lập pháp.
Nhưng với một đảng, mà cụ thể ở đây là đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson, có cơ hội đạt đa số trong Hạ viện Anh, thì khả năng thông qua luật Brexit, để Anh Quốc rời Liên hiệp châu Âu vào 31/01/2020 là rất cao.
Cùng ngày 5/02, Reuters công bố một điều tra dư luận trong giới kinh tế, dự đoán khả năng Anh Quốc sẽ có một thỏa thuận tự do mậu dịch với EU để chia tay “trong ổn định, trật tự”.
Gần như tất cả các chiến lược gia của ngành ngoại hối mà Reuters thăm dò đều tin rằng Anh sẽ có một thỏa thuận để ra khỏi EU.
Họ trông đợi đồng bảng Anh sẽ lên giá trong năm tới.
Ông Samuel Tombs thuộc Pantheon Macroeconomics được Reuters trích lời nói.
“Các nhà đầu tư sẽ nhẹ lòng khi biết kết quả bầu cử, mở đường cho Luật Rời LHCQ được phê chuẩn nhanh chóng.”
Tháng trước, khả năng hai bên Anh và EU không đạt thỏa thuận (no deal Brexit) là 20%, nhưng nay hạ xuống chỉ còn 15%, theo thăm dò của hãng Reuters.
Tuy thế, cũng có những tin không khả quan cho kinh tế Anh, theo số liệu tháng 11.
Đầu tuần, một báo cáo về kinh tế Anh cho thấy các công ty sản xuất sa thải người với tốc độ nhanh nhất từ 2012, do ảnh hưởng của bế cảnh Brexit, và kinh tế toàn cầu chậm lại.
Các ngành sản xuất Anh chiếm 10% tỷ trọng của nền kinh tế Anh.
Theo số liệu tháng 11, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Anh nay giảm xuống 1.0%, yếu nhất từ 2010.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-50670693

Đình công lớn ở Pháp, giao thông đình trệ

Các công nhân đường sắt, giáo viên và nhân viên y tế hôm 5/12 đã tiến hành một trong những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ ở Pháp, theo Reuters.
Hãng tin Anh cho rằng những người tham gia cuộc đình công “quyết tâm” buộc Tổng thống Emmanuel Macron phải từ bỏ các kế hoạch cải tổ hệ thống lương hưu hào phóng của Pháp.
XEM THÊM:
Bạo lực nổ ra trong cuộc tuần hành Quốc tế Lao động ở Paris
Tin cho hay, mạng lưới giao thông ở Paris và các thành phố khắp nước Pháp gần như đình trệ, trong khi các liên đoàn lao động quyết đình công, đe dọa sẽ làm tê liệt Pháp trong nhiều ngày, đồng thời gây ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với kế hoạch cải cách của ông Macron tính từ thời gian bùng bổ các cuộc biểu tình của những người mặc áo gilê vàng.
Theo Reuters, các bến tàu xe ở Paris gần như vắng bóng người trong giờ cao điểm vì nhiều người sử dụng xe đạp, đi chung xe ôtô hay làm việc từ nhà.
Các công nhân phi trường, tài xế xe tải, cảnh sát và những người thu gom rác cũng như những người khác dự kiến sẽ tham gia cuộc đình công trong bối cảnh ngày càng có sự bất mãn rộng khắp về nỗ lực của ông Macron nhằm biến nền kinh tế Pháp trở nên cạnh tranh hơn cũng như cắt giảm chi tiêu công.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng-l%E1%BB%9Bn-%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-giao-th%C3%B4ng-%C4%91%C3%ACnh-tr%E1%BB%87/5193833.html

Pháp : Chống cải cách hưu bổng

hay khủng hoảng niềm tin vào chính quyền ?

Thanh Hà
Gần 250 cuộc tuần hành diễn ra trên toàn nước Pháp ngày 05/12/2019 để chống lại chương trình cải tổ chế độ hưu bổng của chính phủ. Đợt biểu tình lần này có hai đặc điểm mới : đó là “đình công phủ đầu” tức là xuống đường phản đối trước khi chính phủ chính thức công bố dự luật và nghịch lý đa số dân Pháp (70 %) cho rằng phải cải tổ hệ thống hưu bổng, nhưng đồng thời có tới 58 % tán đồng cuộc bãi công, biểu tình hôm nay.
Hiện tại kế hoạch cải tổ chế độ hưu bổng mới chỉ là một bản dự thảo với những đường nét rất chung chung và chính phủ còn đang tiếp tục đàm phán với các công đoàn để chi tiết hóa một số điểm quan trọng nhất là ấn định tuổi về hưu, thời gian làm việc cần thiết để được hưởng chế độ hưu bổng toàn phần…
Trên nguyên tắc, người đặc trách chương trình cải tổ này sẽ chỉ đưa ra một số những đề xuất vào ngày 09/12/2019. Rồi những đề nghị này lại còn tiếp tục được chính phủ đàm phán thêm với đại diện của người lao động trước khi soạn thành dự luật để thông qua và đưa ra Quốc Hội.
Vì sao phải cải tổ ? Có hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất là hiện nay, tại Pháp, có đến 42 chế độ hưu bổng tùy theo một số ngành nghề với những khác biệt khá lớn, gây ra một sự bất bình đẳng giữa những người về hưu. Thứ nhì là dân số già đi, tuổi thọ dân Pháp tăng lên, số người làm việc giảm, hệ quả là quỹ lương hưu của Pháp trong tình trạng thâm hụt kinh niên.
Với nhịp độ tăng trưởng như hiện nay, tức chưa đầy 1,5 % một năm, theo thẩm định của COR, cơ quan đặc trách về chế độ hưu bổng, mức thâm hụt đó sẽ dao động từ 8 đến 17,2 tỷ euro vào năm 2025. Tức là trung bình mỗi năm thâm hụt đó tương tương với từ 0,3 đến 0,7 % GDP của Pháp.
Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi có tới 76 % người được hỏi đồng ý là “cần phải thay đổi hệ thống lương hưu” tại Pháp, theo như kết quả một cuộc thăm dò do viện IFOP thực hiện hôm 01/12/2019 cho báo Le Journal du Dimanche : 64 % tán đồng việc chính phủ muốn thống nhất các chế độ hưu bổng để
xóa bớt những bất công. Hiềm nỗi, cũng trong cuộc thăm dò này, lại có đến 64 % cho biết là họ “không tin tưởng” vào tổng thống Macron và thủ tướng Philippe trong sứ mệnh trọng đại này.
Đáng nói hơn nữa là cách nay một tuần (ngày 27 và 28/11/2019) 46 % dân Pháp ủng hộ cuộc đình công hôm nay. Nhưng theo thăm dò mới nhất do viện Odoxa Dentsu Consulting thực hiện trong hai ngày 03 và 04/12/2019 thì lại có tới hơn 60 % coi đợt bãi công này là “chính đáng“. Bởi 89 % cho rằng kế hoạch cải tổ “còn quá mơ hồ“, 85 % lo phải làm việc nhiều hơn và 80 % tin là sẽ bị chính phủ bắt chẹt hay lừa dối.
Các thăm dò nói trên cho thấy, rõ ràng, cuộc đình công lần này không đơn thuần chỉ vì vấn đề hưu bổng. Bất bình trong xã hội đang chồng chất, từ giới cảnh sát, cho đến giáo viên và cả sinh viên học sinh, từ nhân viên trong các tòa án, đến giới bác sĩ, y tá, hộ lý trong các bệnh viện công … đều lần lượt xuống đường. Đó là chưa kể phong trào Áo Vàng bùng phát vào mùa thu năm ngoái vẫn còn âm ỉ cho dù chính quyền đã rót hơn một chục tỉ euro để xoa dịu công luận, hay mở các cuộc đối thoại, tham khảo ý kiến người dân, để cho mỗi công dân có cơ hội nói lên tiếng nói của mình và tham gia vào đời sống chung trên đất Pháp
Trước ngần ấy những nỗ lực, điểm tín nhiệm của tổng thống Macron và thủ tướng Philippe vẫn ở mức thấp vào bậc nhất trong nền đệ Ngũ Cộng Hòa.
Theo đánh giá của nhà báo Thomas Legrand chuyên phân tích về chính trị Pháp, không thể chối cãi là “đa số” người dân không còn tin tưởng vào Emmanuel Macron nữa, nên nhất cử nhất động của bên hành pháp đều bị hoài nghi.
Xin nhắc lại là ông Macron đắc cử tổng thống vì đã đưa ra một chương trình cải tổ táo bạo nhằm đem lại một làn gió mới cho nước Pháp. Ông từng gay gắt phê phán những đời tổng thống tiền nhiệm đã “bỏ quên một số hồ sơ trong suốt 30 năm”. Đối với Emmanuel Macron, hồ sơ cải cách hưu bổng lần này là một trắc nghiệm cho hai năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ.
Cũng chính vì muốn vượt qua được thách thức to lớn này mà từ nhiều tuần lễ qua, tổng thống Macron và thủ tướng Philippe đã huy động toàn thể nội các tham gia giải thích, trấn an trên hồ sơ nhậy cảm này.
Bộ trưởng Y Tế cách nay hai tuần thông báo kế hoạch 12 tỷ euro cho hệ thống bệnh viện công. Bộ trưởng Giáo Dục liên tục trấn an các giáo chức rằng với kế hoạch cải tổ hưu bổng, giáo viên không hề bị thiệt thòi. Bộ trưởng Kinh Tế đã nhanh chóng xoa dịu phẫn nộ trong ngành xây dựng, tránh để bất mãn lây lan.
Chiến thuật đó của tổng thống Macron có đem lại hiệu quả như ông mong đợi hay không ? Tình hình ngày hôm nay và trong những ngày tới sẽ trả lời câu hỏi này.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191205-ph%C3%A1p-ch%E1%BB%91ng-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-h%C6%B0u-b%E1%BB%95ng-hay-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-ni%E1%BB%81m-tin-v%C3%A0o-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n

Tìm hiểu hệ thống hưu bổng của Pháp

Cải cách hưu bổng là một chương trình lớn và cũng là gai góc nhất trong nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron. Ngay từ khi còn trong trứng nước, dự án cải cách hưu bổng đã vấp phải sự chống đối dữ dội từ phía các công đoàn và các đảng phái đối lập. Cuộc tổng đình công ngày 5/12 này là bước dạo đầu báo hiệu làn sóng phản kháng xã hội chống lại chương trình cải cách lớn của chính phủ Macroncó thể sẽ lan rộng .
Để hiểu thêm về sự kiện đang gây xáo động xã hội Pháp,  RFI xin điểm qua những nét chính về hệ thống hưu trí của Pháp và chương trình cải cách gây tranh cãi:
Hệ thống hưu bổng Pháp vận hành dưới hình thức bảo hiểm tập thể. Người lao động đóng tiền vào vào các quỹ hưu qua trích một phần trong thu nhập lương hàng tháng. Khoản tiền đóng góp sau đó được dùng chi trả lương cho người lao động về hưu.
Thời gian làm việc của người lao động được tính theo đơn vị quý. Mức thu nhập và tất cả các khoản phụ cấp khác trong thời gian làm việc sẽ làm cơ sở để tính toán lương hưu. Tuy nhiên, cần phải biết chính quỹ hưu do người đang đi làm đóng góp được dùng để trả lương cho người đã về hưu thực sự.
Hệ thống quỹ lương hưu của Pháp vận hành thế nào ?
Hiện ở Pháp có 42 quỹ hưu tương ứng cho các chế độ hưu khác nhau. Phổ biến nhất là chế độ cơ bản dành cho những người hưởng lương trong khu vực tư nhân. Hơn 80% người về hưu hưởng chế độ cơ
bản này. Tiếp đó là các quỹ dành cho người lao động nông nghiệp và quỹ hưu cho chế độ người lao động độc lập. Sau ba quỹ hưu lớn trên là những người hưởng chế độ « đặc biệt ».
Chế độ đặc biệt liên quan đến các công chức Nhà nước (nhân viên cảnh sát, cơ quan hành chính địa phương, chính phủ, giáo viên các trường công lập…), các nhân viên thuộc doanh nghiệp Nhà nước chẳng hạn như Công ty đường sắt quốc gia (SNCF), điện lực (EDF) và một số quỹ hưu thuộc chế độ đặc biệt liên quan đến những người làm nghề tự do như luật sư.
Bên cạnh đó còn có các quỹ đóng góp bổ sung, bắt buộc đối với người hưởng lương. Quỹ này sau đó sẽ được dùng để chi trả bổ sung vào lương hưu cho một số hạng mục người lao động.
Trong suốt qua trình sự nghiệp của mình một người lao động có thể đóng góp theo nhiều chế độ hưu bổng khác nhau nếu họ thay đổi công việc, thí dụ như chuyển từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước hay ngược lại. Khi về hưu, họ cũng sẽ được trả lương hưu theo các chế độ khác nhau tính theo thời gian làm việc và đóng góp khác nhau.
Tuổi về hưu và thời gian đóng góp ?
Tuổi về hưu theo luật định của Pháp hiện nay là 62 tuổi đối với những người theo chế độ cơ bản. Một số trường hợp có thể về sớm hơn như những người khuyết tật, làm công việc nặng nhọc, lực lượng cảnh sát, quân đội….
Mọi người đều có quyền về hưu ở tuổi theo luật định. Nhưng không phải ai cũng được hưởng lương hưu đầy đủ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thời gian làm việc đóng góp của người lao động. Thời gia đủ để hưởng lưởng hưu toàn phần khác nhau theo từng lớp tuổi.
Chẳng hạn, đối với những người lao động sinh năm 1958 phải có thời gian làm việc là 41 năm 9 tháng. Những người sinh từ năm 1973 phải đóng góp 43 năm. Tính chung lại một người sinh từ năm 1955 trở về sau sẽ phải về hưu ở tuổi 67 mới được hưởng tỷ lệ lương hưu toàn phần. Tuy nhiên tỷ lệ này còn khác nhau tùy theo các chế độ hưu mà người lao động đóng góp.
Nguyên tắc tính lương hưu trong hệ thống hiện tại như thế nào ?
Lương hưu của một người về hưu ở Pháp bao gồm tiền hưu cơ bản và tiền hưu bổ sung. Lương hưu cơ bản tính trên cơ sở mức lương cao nhất của 25 năm trong khu vực tư nhân và 6 tháng cuối cùng đối với các đối tượng thuộc ngạch công chức Nhà nước.
Nếu đóng góp đủ năm, người về hưu sẽ được hưởng tỷ lệ 50% lương  trung bình của 25 năm đối với khu vực tư nhân và 75% mức lương trung bình 6 tháng lương cuối cùng đối với công chức Nhà nước. Các khoản lương hưu bổ sung dựa trên hệ thống tính điểm được chuyển đồi thành tiền để cộng thêm vào lương hưu cơ bản.
Chế độ hưu bổng phổ quát trong chương trình cải cách là gì ?
Điểm cốt lõi trong dự án cải cách của chính phủ Pháp, hệ thống hưu bổng phổ quát sẽ dần dần thay thế cho rất nhiều chế độ hưu bổng hiện hành. Trên lý thuyết mục đích nhằm bảo đảm sự công bằng cho mọi người dân Pháp trong đóng góp và hưởng hưu. Nguyên tắc, theo chính phủ, chế độ phổ quát cho phép « mỗi euro đóng góp đều mang lại quyền lợi như nhau cho mọi người ».
Như trên đã nói, hiện Pháp có tới 42 quỹ hưu bổng, mỗi quỹ có những đặc thù riêng và được quản lý độc lập nhau, các mức đóng góp và quyền lợi cũng rất khác nhau. Hệ quả người về hưu đã đóng góp theo nhiều chế độ hưu khác nhau và nhận các khoản lương hưu từ các quỹ hưu khác nhau, rất phức tạp. Tạo một hệ thống chung mang tính phổ quát trước tiên nhằm đơn giản hóa tình trạng này.
Đó mới chỉ là một phần của cải cách mà chính phủ Macron dự trù. Cải cách còn nhằm xóa bớt các ưu đãi đặc thù, của một số chế độ hưu cũ để áp dụng các quy định chung cho tất cả những người về hưu cả về tỷ lệ đóng góp cũng như cách tính lương hưu đầy đủ.
Trong hệ thống hưu bổng phổ quát, chính phủ dự tính để người lao động tích điểm về hưu theo thời gian làm việc. Khi về hưu các điểm tích được sẽ được chuyển đổi thành tiền lương hưu theo một hệ số chung.
Độ tuổi nghỉ hưu theo luật định vẫn giữ 62 tuổi, nhưng cải cách dự trù cho phép nới rộng biên độ tuổi về hưu đến 67 tuổi cho những người chưa tích đủ điểm để có thể hưởng lương hưu đầy đủ.
Dự luật cải cách bị chống từ trong trứng nước
Chương trình cải cách hưu bổng của chính phủ Macron là một dự án dài hơi, gồm rất nhiều hạng mục liên quan đến quyền lợi và thu nhập của người về hưu. Theo lịch trình phải đến 2025 mới hoàn thiện hết các mục cải cách và sẽ có thời gian chuyển tiếp trong 15 năm cho một số chế độ đặc thù.
Hiện tại chương trình mới dừng ở báo cáo khả thi do ủy viên cao cấp của chính phủ Delevoye soạn và trình chính phủ đồng thời có thương thảo với các đối tác xã hội để hoàn chỉnh dự luật trước khi trình Quốc Hội thảo luận thông qua vào đầu năm 2020.
Tuy nhiên ngay từ giờ, báo cáo Delevoye đã vấp phải sự phản đối dữ dội của các công đoàn cũng như các đảng phái chính trị, đặc biệt là cánh tả. Các công đoàn cho rằng hệ thống hưu bổng phổ quát nếu thay thế các chế độ hiện hành sẽ khiến cuộc sống của những người về hưu trở nên bấp bênh hơn và càng khoét sâu hơn bất công xã hội.
Bên cạnh đó các đảng phái chính trị đối lập cũng không ngần ngại sự dụng cơ hội khi nhiều tầng lớp người lao động đang hoang mang trước quyền lợi được và cái mất từ chương trình cải cách này để trục lợi chính trị, khơi dậy làn sóng phản kháng làm suy yếu chính phủ Macron.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191205-t%C3%ACm-hi%E1%BB%83u-h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-h%C6%B0u-b%E1%BB%95ng-ph%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1p-c%E1%BB%A7a-ph%C3%A1p

Ngày đầu đình công tại Pháp:

Chuyên chở công cộng gần như bị tê liệt

Trọng Nghĩa
Tàu cao tốc TGV không chạy, các chuyến tàu liên tỉnh bị hủy, métro, tàu điện và xe buýt ít hẳn đi, phong trào đình công chống dự án cải cách chế độ hưu bổng mà tổng thống Macron muốn tiến hành đã làm cho ngành chuyên chở công cộng tại Pháp gần như tê liệt hoàn toàn vào hôm nay, 05/12/2019, nhân ngày đình công đầu tiên.
Theo ghi nhận của tập đoàn đường sắt quốc gia Pháp SNCF, đã có đến 90% các chuyến tàu cao tốc TGV bị bủy bỏ, cũng như là 80% các chuyến tàu liên tỉnh TER.
Các phương tiện chuyên chở công cộng trong các thành phố cũng bị tác hại, đặc biệt là tại thủ đô Paris, với 10 trên 14 đường tàu điện metro bị đóng cửa hoàn toàn, hai tuyến khác chỉ chạy cầm chừng, và hai tuyến tự động không người lái còn lại thì vận hành bình thường. Đình công cũng làm giảm đáng kể các chuyến xe điện tramway và xe buýt.
Điều đáng lo ngại là nhiều công đoàn tại tập đoàn xe lửa SNCF và công ty RATP quản lý xe buýt, xe điện và métro tại Paris đã kêu gọi đình công vô thời hạn, chứ không giới hạn trong một ngày hành động duy nhất.
Ngành vận chuyển hàng không cũng bị ảnh hưởng. Tập đoàn Air France chẳng hạn đã hủy khoảng 30% chuyến bay nội địa.
Không chỉ có ngành chuyên chở công cộng là đình công. Một số ngành nghề khác cũng tham gia phản đối, đặc biệt là ngành giáo dục. Theo công đoàn FSU mạnh nhất trong ngành giáo dục thì vào hôm nay, có đến 70% giáo viên tiểu học đình công, và một tỷ lệ tương tự ở các trường trung học.
Ngoài ra cảnh sát, nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, giới luật sư, tài xế xe tải và nhiều giới khác cũng tham gia. Một dấu hiệu rõ nét. Tháp Eiiffel vào hôm nay phải đóng cửa vì không đủ nhân viên để đón khách tham quan.
Cũng trong ngày hôm nay, theo AFP, có khoảng 250 cuộc biểu tình tuần hành lớn nhỏ khắp nơi để phản đối chính phủ về công cuộc cải tổ dự kiến.
Để dự phòng các sự cố nhân cuộc tuần hành lớn tại Paris, cảnh sát thủ đô Pháp đã huy động một lực lượng 6000 người để bảo đảm trật tự an ninh.
Mặt khác, để phòng ngừa các hành vi bạo động từ phía các thành phần phá hoại trà trộn trong đám đông, cảnh sát đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, quán cà phê và nhà hàng dọc theo tuyến tuần hành của đoàn biểu tình là phải đóng cửa. Các khu vực như đại lộ Champs-Elysées, phủ tổng thống, trụ sở Quốc Hội và Nhà Thờ Đức Bà đều cấm người biểu tình.
Kế hoạch cải cách hưu bổng là lời hứa chủ chốt trong nhiệm kỳ năm năm của tổng thống Emmanuel Macron, nhằm thành lập một chế độ hưu chung cho mọi người, dựa trên hệ thống điểm, thay thế 42 chế độ riêng biệt hiện hành (công chức, tư nhân, chế độ hưu đặc biệt…).
Chính quyền cho rằng chế độ hưu bổng mới sẽ rõ ràng và công bằng hơn, trong lúc các công đoàn thì tố cáo một chế độ đẩy người về hưu vào một tình trạng bấp bênh hơn.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191205-ng%C3%A0y-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-chuy%C3%AAn-ch%E1%BB%9F-c%C3%B4ng-c%E1%BB%99ng-g%E1%BA%A7n-nh%C6%B0-b%E1%BB%8B-t%C3%AA-li%E1%BB%87t

Putin cảnh báo Mỹ đang đẩy mạnh lực lượng vũ trụ

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư 4/12 cảnh báo rằng Hoa Kỳ đang nhanh chóng phát triển các lực lượng quân sự cho các hoạt động tiềm năng trong vũ trụ, và Washington công khai xem không gian là một bãi chiến trường tương lai.
Phát biểu từ thành phố Sochi tại Biển Đen ở miền nam nước Nga, ông Putin nói Moskva cực lực phản đối việc quân sự hóa không gian, tuy nhiên các động thái của Hoa Kỳ có nghĩa là Nga cũng phải phát triển thêm lĩnh vực vũ trụ của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh Vũ trụ (SpaceCom) vào ngày 29 tháng 8, đưa Đại tướng Không quân bốn sao John Raymond vào chức vụ Tư Lệnh đầu tiên của SpaceCom.
Giới quan sát cho rằng quyết định thành lập Bộ Tư Lệnh Vũ trụ là nhằm đối phó với Nga và Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/putin-canh-bao-my-dang-day-manh-luc-luong-vu-tru/5193058.html

Tên lửa của Bắc Hàn

và quyết định ‘quà Giáng sinh’ của Kim Jong-un

Laura BickerBBC News, Seoul
Kim Jong-un sẽ phải có một quyết định quan trọng.
Đàm phán với Donald Trump cho đến giờ không tiến triển như dự định. Các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt vẫn được áp dụng và có vẻ như Washington sẽ không có động thái gì dù Bình Nhưỡng yêu cầu họ đưa ra một thỏa thuận khác để giải quyết vấn đề hạt nhân vào cuối năm nay.
Donald Trump dường như cũng bực bội. Ông một lần nữa nói bóng gió về các hành động quân sự chống lại Bắc Hàn nếu cần thiết, mặc dù nhấn mạnh “mối quan hệ tốt” của ông với nhà lãnh đạo Bắc Hàn.
Mỹ phủ nhận đàm phán hạt nhân với Bắc Hàn thất bại
Bắc Hàn bắn tên lửa từ tàu ngầm ra biển Nhật Bản?
10 triệu người Bắc Hàn cần cứu đói khẩn cấp
Những tuần tới có thể sẽ có biến chuyển rất quan trọng trong ngoại giao Mỹ-Bắc Hàn.
Ankit Panda, chuyên gia về Bắc Hàn tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, bình luận với BBC:
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến nguy cơ trở lại cuộc khủng hoảng rất quen thuộc vào năm 2020″.
“Chúng ta bắt đầu thấy kịch bản mà nhiều người đã cảnh báo từ những bước đầu của quá trình ngoại giao: Một ông Trump khó tính và cáu kỉnh đang nhận ra thực tế quan hệ ngoại giao của ông với Bắc Hàn như trong chương trình truyền hình thực tế.”
Căng thẳng và đe dọa mùa Giáng sinh
Bất chấp bản chất “truyền hình thực tế” của hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim và những cái bắt tay của họ trong chuyến thăm bất ngờ tới biên giới Bắc Hàn vào tháng 6, Nam Hàn đã từng mô tả quyết định tiếp xúc với Kim Jong-un của Tổng thống Mỹ là “can đảm”.
Họ nói rằng cách tiếp cận của ông khá độc đáo, và có hy vọng rằng có thể lần này mọi thứ sẽ khác.
Chỉ 15 tháng trước, các nhà lãnh đạo hai miền Bắc và Nam đã nắm tay nhau tại núi Paektu, lạc quan rằng họ có thể đi đến một thỏa thuận nào đó để chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Hy vọng đó đã biến mất.
Bình Nhưỡng từ chối đàm phán với Seoul. Tuần trước, Bắc Hàn đã thực hiện các cuộc tập trận pháo binh gần biên giới biển với miền Nam theo yêu cầu của Kim Jong-un. Điều này đã vi phạm một thỏa thuận quân sự đạt được giữa hai nước vào năm ngoái.
Mỹ: Bắc Hàn ‘vi phạm nghị quyết LHQ’
Nam Hàn tất có nhiều lý do để thận trọng khi miền Bắc có các hoạt động ở gần biên giới. Vào tháng 11 năm 2010, các lực lượng Bắc Hàn đã bắn khoảng 170 quả đạn pháo và tên lửa vào đảo Yeonpyeong, giết chết bốn người Nam Hàn. Hiện tại có những lo ngại rằng căng thẳng đang bắt đầu bùng phát trở lại.
Không thiếu các dấu hiệu cảnh báo từ Bắc Hàn về việc mối quan hệ ngoại giao của họ với Washington và Seoul sẽ hướng tới đâu.
Mới đầu tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Ri Thae Song gợi ý rằng Bắc Hàn có thể tiếp tục các vụ thử tên lửa tầm xa trong vài tuần tới nếu Washington từ chối thay đổi vị thế đàm phán và rằng “hoàn toàn tùy thuộc vào Mỹ muốn chọn món quà Giáng sinh nào” – một cụm từ gần như chắc chắn được chọn để báo chí Hoa Kỳ nhận thấy.
Sau đó, Lãnh tụ Tối cao đã lại lên lưng ngựa trắng tại Paektu, ngọn núi linh thiêng nhất của Bắc Hàn. Những hình ảnh và bài viết trên truyền thông nhà nước tràn đầy thông điệp chính trị và ý thức hệ.
Hàng chục bức ảnh cho thấy ông rẽ tuyết trên đường lên đỉnh núi “cách mạng”. Chuyến đi diễn ra vào thời điểm “đế quốc và kẻ thù giai cấp thực hiện nỗ lực điên cuồng hơn để làm suy yếu tư tưởng, cách mạng và giai cấp của Đảng ta”, nhà lãnh đạo Bắc Hàn được trích lời.
Tuyên bố nói thêm rằng ông đã chuẩn bị cho người dân của mình sẵn sàng với “sự khắc nghiệt và kéo dài của cuộc cách mạng”.
Bắc Hàn đang được cảnh báo về thời kỳ khó khăn trước mặt.
Sự trở lại của người tên lửa?
Kim Jong-un cũng triệu tập một cuộc họp bất ngờ với các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền. Ủy ban chính trị quyền lực nhất của Bắc Hàn sẽ họp vào cuối tháng 12 để “thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng”. Nói một cách đơn giản, điều này là điềm không tốt. Có thể ông Kim đã bị thuyết phục rằng các cuộc đàm phán với Mỹ sẽ không hiệu quả và sẵn đưa ra cá mệnh lệnh mới.
Vậy, người tên lửa đã sẵn sàng để trở lại?
Một số người sẽ nói người tên lửa vẫn luôn ở đó. Năm nay là một trong những nằm Bắc Hàn có nhiều thử nghiệm tên lửa nhất.
Đất nước còn nghèo và khó khăn của Kim Jong-un tuy vẫn đang bị quốc tế trừng phạt mạnh mẽ nhưng đã phát triển được ba hệ thống tên lửa mới, tất cả đều đã được thử nghiệm sau khi cuộc đàm phán giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn bị đổ bể tại Hà Nội vào tháng Hai.
“Tất cả các tên lửa đều có một số điểm chung”, Vipin Narang, giáo sư nghiên cứu bảo mật tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói hồi đầu năm nay.
“Chúng dùng nhiên liệu rắn, có thể đặt trên bệ phóng di động, nhanh, bay thấp và ít nhất tên lửa KN-23 có thể điều khiển trong quá trình bay, điều này rất ấn tượng.
“Bất kỳ tên lửa nào trong số này đều sẽ đặt ra thách thức đối với khu vực và hệ thống phòng thủ tên lửa ROK do những đặc điểm trên. Kết hợp với nhau, chúng là một cơn ác mộng.”
Nhưng tất cả 13 lần phóng trong năm 2019 đều bị ông Trump bỏ qua. Dù gì, ông Kim đã giữ lời hứa sẽ không thử vũ khí tầm xa hoặc vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Bắc Hàn cũng ám chỉ rằng lời hứa này đã hết hạn và lệnh cấm thử nghiệm sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 12 nếu không có thỏa thuận với Mỹ.
Phóng vệ tinh?
Kim Jong-un có thể nghĩ rằng nếu ông muốn giành lại sự chú ý của tổng thống Mỹ và gây áp lực để có một thỏa thuận tốt hơn, nhưng ông sẽ phải làm lớn hơn và táo bạo hơn. Ngoài ra còn có nhiều bộ phận khác nhau trên các tên lửa tầm ngắn mới mà ông có thể đang rất háo hức để thử trên các vũ khí tầm xa.
Một cách để thực hiện điều đó là phóng vệ tinh. Về mặt kỹ thuật, ông sẽ không thất hứa, nhưng sự kiện sẽ được cả trong nước và quốc tế ý.
“Lý do để nghi ngờ rằng sẽ có một vụ phóng vệ tinh rất phức tạp”, Ankit Panda nói, “nhưng nói rộng ra, chúng tôi thấy một số dấu hiệu, bao gồm bằng chứng về việc phát triển SLV [phương tiện phóng vệ tinh] mới từ năm 2017 và tăng tần số nhắc đến các hoạt động không gian trên truyền thông nhà nước năm nay.
“Cũng đã quá lâu không có bất kỳ hoạt động không gian nghiêm túc nào mặc dù chương trình không gian được duy trì tốt ở Bắc Hàn kể từ năm 2016.”
Các nhà phân tích đang theo dõi trạm phóng vệ tinh ở Sohae một cách cẩn thận. Địa điểm này là nơi mà Bắc Hàn đã cam kết tháo dỡ.
Melissa Hanham, một chuyên gia về tình báo nguồn mở và giám đốc của Dự án Datayo tại Quỹ Tương lai Một Trái đất cho biết: “Chúng tôi chưa thấy bất kỳ hoạt động nào cho thấy có một thử nghiệm sắp xảy ra.
“Tuy nhiên, đây vẫn là một cơ sở có khả năng hoạt động đầy đủ. Họ đã không tháo dỡ bệ phóng – họ vẫn có thể thử tên lửa ở đó.”
Một phương án khác cho Bình Nhưỡng là thử công nghệ nhiên liệu rắn mới trên tên lửa tầm xa. Melissa Hanham cho biết loại nhiên liệu này có lợi thế chiến thuật và sẽ khiến tên lửa tầm xa của Bắc Hàn nhanh hơn và mạnh hơn.
“Tên lửa nhiên liệu rắn dễ trốn được khỏi các vệ tinh do thám và gián điệp hơn, bởi vì chúng có thể được cấp nhiên liệu mà không nhất thiết phải có một đoàn xe nhiên liệu xung quanh khiến vệ tinh dễ phát hiện. Chúng cũng có thể được lưu trữ và phóng nhanh hơn tên lửa nhiên liệu lỏng vì chúng được nạp nhiên liệu trước và sẵn sàng hoạt động.”
Nhưng chắc chắn thử nghiệm tên lửa tầm xa sẽ khiến Washington coi đó là mối đe dọa đối với Mỹ và có nguy cơ chọc giận Donald Trump?
Trump và Kim: từ thù thành bạn?
Tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng đối đầu với Bắc Hàn “phần lớn đã được giải quyết” vào năm ngoái. Khá khó để ông có thể tuyên bố điều này trong cuộc đua tái tranh cử khi Bình Nhưỡng bắn tên lửa có khả năng vươn tới Los Angeles.
Mintaro Oba, cựu nhân viên Bàn Hàn Quốc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhận định:
“Tốt nhất thì Bắc Hàn đang cố gắng để Mỹ chấp nhận đàm phán theo các điều khoản có lợi cho mình bằng cách tăng cường áp lực. Xấu nhất thì Bắc Hàn thực ra không có ý định đàm phán, và chỉ tìm cách khiến cho Washington phải chịu trách nhiệm cho sự leo thang căng thẳng”.
“Dù thế nào thì Bắc Hàn cũng có kỹ năng sử dụng các phương tiện công cộng để đặt gánh nặng và đổ lỗi lên Hoa Kỳ.
“Giống như ông già Noel nói rằng những món quà của bạn phụ thuộc vào việc bạn là người ngoan hay hư, nếu ông ấy trước giờ vốn không tặng quà nhiều, có lẽ ông ta đã đưa bạn vào danh sách trẻ hư.”
Rachel Minyoung Lee, một nhà phân tích tại NK News, cũng tin rằng Bắc Hàn đã quyết định rằng các cuộc đàm phán với Mỹ sẽ không hiệu quả.
“Trên thực tế, tôi nghi ngờ việc Bình Nhưỡng còn có niềm tin vào kết quả từ chính sách ngoại giao với Mỹ ngay cả trước khi các cuộc đàm phán ở Stockholm được tổ chức vào tháng 10″, cô nói.
Đúng là kế hoạch của Kim Jong-un vẫn chưa rõ ràng nhưng tất cả các dấu hiệu đến từ Bình Nhưỡng cho thấy họ nghiêm túc về việc đếm ngược này.
Giáo sư John Delury của Đại học Yonsei, Seoul nói với hãng tin Reuters: “Các tín hiệu cho thấy cửa sổ ngoại giao đang đóng lại nhanh, nếu không muốn nói là đã đóng hẳn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50669213

Triều Tiên cảnh cáo Mỹ chớ dùng võ lực quân sự

Triều Tiên cảnh báo sẽ có hành động đáp ứng tức thì nếu Mỹ dùng tới vũ lực quân sự, truyền thông nhà nước loan tin.
Loan báo được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên cho biết sẽ triệu cuộc họp hiếm thấy quy tụ các giới chức hàng đầu của đảng cầm quyền vào cuối tháng và báo nhà nước đăng tải hình ảnh lãnh đạo Kim Jong Un thực hiện chuyến cưỡi ngựa biểu tượng lần thứ nhì lên núi thiêng Paektu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/12 tuyên bố Washington có thể dùng võ lực quân sự chống lại Triều Tiên nếu bắt buộc phải làm như thế dù ông vẫn hy vọng đôi bên sẽ đàm phán.
Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên dẫn lời giới chức quân đội Triều Tiên cho hay lãnh đạo Kim không hài lòng khi nghe những phát biểu này của ông Trump và rằng Bình Nhưỡng sẽ có hành động đáp ứng tức thì nếu Mỹ dùng lực lượng võ trang chống lại Triều Tiên.
Trong vòng hai tháng qua, đây là lần thứ nhì lãnh đạo Triều Tiên cưỡi ngựa lên núi Paektu. Lần này có sự tháp tùng của giới chức quân sự cấp cao nhằm khơi dậy ‘tinh thần cách mạng bất diệt’ trong nhân dân.
Ông Kim đã khuyến cáo Mỹ rằng Washington có thời hạn tới cuối năm nay để nhượng bộ thêm nếu không Triều Tiên sẽ theo đuổi ‘con đường mới.’
Washington yêu cầu Triều Tiên từ bỏ đáng kể kho võ khí hạt nhân của họ trước khi các chế tài quốc tế được xóa giảm. Bình Nhưỡng tố cáo Mỹ có những đòi hỏi ‘kiểu xã hội đen’.
Giới chức Mỹ kêu gọi đàm phán với Triều Tiên và cảnh cáo rằng ‘sẽ là sai lầm tai hại và bỏ lỡ cơ hội’ nếu Triều Tiên có bất kỳ bước đi khiêu khích nào.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gồm 15 thành viên hôm 4/12 họp kín về các vụ phóng phi đạn của Triều Tiên tuần rồi. Sau cuộc họp, 5 thành viên châu Âu trong Hội đồng lên án ‘hành động khiêu khích’ của Bình Nhưỡng.
“Triều Tiên tiến hành 13 đợt phóng phi đạn đạn đạo từ tháng 5 tới nay và tiếp tục vận hành chương trình hạt nhân,” Anh, Pháp, Ba Lan, Bỉ và Đức nói trong thông cáo và thúc giục Bình Nhưỡng tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa với Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-c%E1%BA%A3nh-c%C3%A1o-m%E1%BB%B9-ch%E1%BB%9B-d%C3%B9ng-v%C3%B5-l%E1%BB%B1c-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1/5193152.html

Bình Nhưỡng: Thảo luận về nhân quyền Triều Tiên

là ‘khiêu khích nghiêm trọng’

Triều Tiên ngày 4/12 thông báo với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc rằng sẽ xem việc thảo luận về tình hình nhân quyền Triều Tiên là “một sự khiêu khích nghiêm trọng” và sẽ “đáp trả mạnh mẽ.”
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc Kim Song truyền đạt khuyến cáo trong một bức thư mà Reuters nhìn thấy. Các nhà ngoại giao cho hay một số trong hội đồng 15 thành viên định yêu cầu một cuộc họp trong tháng này bàn về vi phạm nhân quyền tại Triều Tiên.
Mỹ làm chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 12.
Trong thư, ông Kim Song nói bất kỳ cuộc họp nào về nhân quyền sẽ là “hành động đồng lõa và đứng về chính sách thù địch của Mỹ, sẽ dẫn tới gây phương hại hơn là giúp xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và giải pháp cho vấn đề hạt nhân.
Ít nhất cần 9 thành viên trong Hội đồng ủng hộ thì đề nghị mở cuộc họp về vấn đề nhân quyền Triều Tiên không thể bị ngăn cản. Từ năm 2014 đến 2017 Trung Quốc đã không ngăn cản được cuộc thảo luận thường niên này.
“Nếu Hội đồng Bảo an xúc tiến cuộc họp về vấn đề nhân quyền Triều Tiên…tình hình ở bán đảo Triều Tiên sẽ trở lại tệ hại,” bức thư ghi rõ.
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-l%C3%A0-khi%C3%AAu-kh%C3%ADch-nghi%C3%AAm-tr%E1%BB%8Dng-/5193151.html

Đài Loan sử dụng ‘hợp đồng mua vũ khí’

để mời các chuyên gia quân sự Mỹ

Đài Loan đang lên kế hoạch mời các chuyên gia quân sự Mỹ đến thăm và đưa ra các tư vấn để củng cố hệ thống phòng thủ cho hòn đảo, trong bối cảnh các mối đe dọa từ Trung Quốc đang gia tăng, theo Reuters.
Trong một thông báo ngắn gọn hôm 2/12, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ có kế hoạch sử dụng mô hình “hợp đồng mua vũ khí” để mời một nhóm các chuyên gia Mỹ tới Đài Loan.
Bộ hy vọng áp dụng kinh nghiệm thực tế của quân đội Mỹ để tham khảo cho việc xây dựng các lực lượng vũ trang và chuẩn bị cho tác chiến.
“Đây là kế hoạch hợp tác và trao đổi quân sự giữa Đài Loan và Mỹ, góp phần củng cố và làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác an ninh giữa hai bên, đồng thời tiếp tục đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực”, Bộ Quốc phòng cho biết.
Thông báo không nhắc đến chi tiết nào khác và cũng không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, mặc dù trên thực tế nước này là mối đe dọa quân sự duy nhất đối với Đài Loan.
Chính quyền Tổng thống Trump đã tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan, bao gồm việc phê duyệt một hợp đồng bán vũ khí trị giá 10 tỷ USD trong năm nay, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh thường xuyên coi Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong mối quan hệ Mỹ – Trung.
Đại sứ Mỹ tại Đài Loan Brent Christensen tháng trước cho biết, tăng cường quan hệ an ninh là một trong những ưu tiên của ông.
http://biendong.net/bi-n-nong/31890-dai-loan-su-dung-hop-dong-mua-vu-khi-de-moi-cac-chuyen-gia-quan-su-my.html

Đối mặt với “cơn ác mộng” 1000 tên lửa TQ:

Đài Loan bừng tỉnh với tên lửa siêu thanh?

Trong các cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan ở quá khứ, Trung Quốc đã tấn công các vị trí phòng thủ của đối phương bằng đạn pháo, nhưng nay họ đã có thể thay chúng bằng tên lửa.
Tên lửa siêu thanh Đài Loan liệu có đủ sức phản công Trung Quốc?
Ngày 4/8/2019, truyền thông Đài Loan đưa tin Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Sơn (NCSIST) đã phát triển thành công tên lửa hành trình siêu thanh Cloud Peak/Yun Feng/Vân Phong và đưa vào sản xuất hàng loạt.
Đây là kết quả của quá trình hơn 20 năm nghiên cứu, một quyết định quan trọng ngay sau Cuộc khủng hoảng eo biển năm 1996, một “đòn cảnh tỉnh” đối với Đài Loan.
Theo Viện nghiên cứu CSIC có trụ sở ở Washington DC, tên lửa Yun Feng có tầm bắn từ 1.200 đến 2.000 km. Sử dụng nhiên liệu rắn và động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet), tên lửa có thể đạt vận tốc siêu thanh là 1.030 mét/giây (gấp 3 lần vận tốc âm thanh).
Đài Loan được cho là đã chế tạo 20 tên lửa Yun Feng và 10 bệ phóng đặt trên xe tải. Yun Feng là một trong số rất ít vũ khí có thể tấn công các căn cứ không quân, cảng hải quân và căn cứ tên lửa của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ở miền bắc và miền trung nước này.
Tiếp nối việc hoàn thiện tên lửa siêu thanh Yun Feng, Không quân Đài Loan và Viện hàn lâm khoa học Đài Loan cũng đang phát triển một tên lửa hành trình không đối đất mới với “trái tim” là động cơ General Electric J85 của Mỹ.
Là một động cơ phản lực đa năng nhưng nhỏ gọn (chỉ dài 1,15 đến 1,3 mét), J85 có khả năng tạo ra lực đẩy gần 3.000 pound (khoảng 1.360 kg) và là động cơ trên các máy bay chiến đấu F-5, máy bay huấn luyện T-38, máy bay cường kích A-37.
Không quân Đài Loan đã loại biên 300 chiếc F-5 và thay thế bằng F-16, Mirage 2000 và F-CK-1 khiến họ dư thừa một lượng lớn động cơ J85. Dựa vào việc “giải mã công nghệ”, Đài Loan đang hi vọng “nhân bản” J85 để số lượng tên lửa có thể vượt qua số động cơ hiện có.
Theo truyền thông địa phương, tên lửa hành trình phóng từ trên không được phát triển có tầm bắn khoảng 750 dặm (1.200 km). Với tầm bắn này, tên lửa bắn từ Đài Loan có thể vươn tới các căn cứ tên lửa của PLA nằm ở miền bắc, miền trung và miền nam Trung Quốc.
Đối mặt với 1000 tên lửa Trung Quốc, nỗ lực của Đài Loan có phải là “muối bỏ biển”?
Cho tới khi Wan Feng và tên lửa không đối đất đang phát triển trở thành chủ lực của lực lượng tên lửa, Đài Loan vẫn tiếp tục vận hành hàng trăm vũ khí với tầm bắn đủ sức vươn tới lục địa Trung Quốc.
Không quân Đài Loan đã sửa đổi 127 máy bay chiến đấu ADIC F-CK-1 (Ching-kuo/Kinh Quốc) để có thể phù hợp với một vũ khí chính xác khác là bom liệng Wan Chien JSOW (Vạn Kiếm).
Wan Chien với tầm bắn 150 dặm (240 km) đã tăng cường đáng kể khả năng phản công vào các sân bay, bến cảng, các vị trí tên lửa và radar được sử dụng trong một cuộc xâm lược hoặc tập kích bằng tên lửa vào Đài Loan.
Vào tháng 1/2019, Đài Loan đã nhận được 2 hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 từ Mỹ và đã mua giấy phép để sản xuất khoảng 59-60 ống phóng bổ sung. NCSIST cũng đang nâng cấp các tên lửa phòng không Tian Kung 3 (Thiên Cung 3) để phù hợp với Mk 41.
Hải quân Đài Loan đang có kế hoạch tích hợp các Mk 41 và Tian Kung 3 với Hệ thống chiến đấu hải quân Hsun Lian (Tấn Liên) mới tương tự như hệ thống Aegis của Hải quân Mỹ. Với hệ thống này, ống phóng Mk 41 có thể phóng tên lửa phòng không, chống hạm và tấn công mặt đất.
Hải quân Đài Loan đang trang bị khoảng 14 tàu chiến có thể tương thích với Mk 41 với mỗi tàu có thể trang bị khoảng 8 ống phóng. Chúng bao gồm 4 khu trục hạm lớp Kee Lung (khu trục hạm lớp Kidd của Mỹ) và 10 khinh hạm lớp Cheng Kung (khinh hạm lớp Perry của Mỹ).
Hải quân Mỹ từng triển khai ống phóng thẳng đứng trên các tàu chiến lớp Spruance, kích cỡ tương đương lớp Kidd, còn Hải quân Australia đã triển khai các ống phóng thẳng đứng Mk 41 lên các lớp Perry.
Nhưng dù Đài Loan có thể trang bị hàng trăm tên lửa (hiện tại là khoảng 200) thì cán cân quân sự ở eo biển Đài Loan vẫn nghiêng về phía Trung Quốc.
Những thập kỷ gần đây, cùng với việc quy mô kinh tế Trung Quốc gấp 20 lần Đài Loan là tiền bạc chảy vào việc hiện đại hóa trong lĩnh vực quân sự. Mới đây, Trung Quốc cho biết đã triển khai hơn 1.000 tên lửa tấn công mặt đất hướng về Đài Loan.
Mặc dù đưa vào sản xuất hàng loạt tên lửa siêu thanh là một hình thức răn đe, nhưng nếu một cuộc chiến nổ ra số lượng tên lửa này sẽ như muối bỏ biển trước 1.000 tên lửa Trung Quốc, Đài Loan chắc chắn sẽ bị tàn phá nặng nề.
Tuy vậy, một cuộc xâm lược ồ ạt vào Đài Loan cũng vẫn là một thách thức đối với Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ phải giành chiến thắng rất nhanh hoặc phải đối mặt với nguy cơ bị bao vây về chính trị và quân sự bởi Mỹ và phương Tây.
http://biendong.net/doc-bao-viet/31913-doi-mat-voi-con-ac-mong-1000-ten-lua-tq-dai-loan-bung-tinh-voi-ten-lua-sieu-thanh.html

Hong Kong: Giới lập pháp dân chủ

đề xuất loại lãnh đạo Carrie Lam

Phe ủng hộ dân chủ ở Hong Kong bắt đầu chính thức có kế hoạch đề xuất với cơ quan lập pháp để loại bỏ lãnh đạo Carrie Lam khỏi vị trí Đặc khu trưởng.
South China Morning Post cho hay hôm 5/12 rằng phe ủng hộ dân chủ buộc tội bà Lam đã thực hiện nhiều “quyết định trái hiến pháp” khi thúc đẩy dự luật dẫn độ gây tranh cãi cũng như trong việc giải quyết bất ổn đã kéo dài nhiều tháng qua.
Trung Quốc không cho tàu Mỹ thăm Hong Kong
Hong Kong: Người biểu tình biết ơn Mỹ
Tát nhà hoạt động Anh khi tranh luận về Hong Kong, phóng viên TQ bị kết án
Câu chuyện của một sinh viên biểu tình Hong Kong
Động thái này được thực hiện theo Điều 79 của Luật Cơ bản, hiến pháp của Hong Kong, được lãnh đạo đảng Dân sự Alvin Yeung đưa ra với sự ủng hộ của 24 nhà làm luật ủng hộ dân chủ trong một cuộc họp hội đồng.
Đề xuất này nói bà Lam đã “vi phạm luật pháp nghiêm trọng” hoặc đã “xao nhãng nhiệm vụ” trong cả cách bà giải quyết dự luật dẫn độ nay đã bị loại bỏ và bất ổn xã hội do luật này gây ra.
Cuộc họp hội đồng sẽ tiếp tục tới thứ Năm 5/12.
“Đặc khu trưởng, người đã mang thảm họa này tới cho Hong Kong, cần lập tức từ chức,” ông Yeung nói.
Trong bài phát biểu, ông Yeung nói người Hong Kong đã lên tiếng về sự chán ngán của họ với bà Lam và chính quyền của bà qua kết quả của cuộc bỏ phiếu hội đồng quận vừa qua.
Phe thân Bắc Kinh đã thảm bại trong cuộc bầu cử nói trên hôm 24/11, chỉ giành được 60 trong 452 ghế hội đồng quận. Phe ủng hộ dân chủ kiểm soát 17 trong 18 ghế hội đồng thành phố.
Đề xuất này, vốn đòi hỏi phải có sự ủng hộ cả về địa lý và chức năng từ các khu vực bầu cử của Hội đồng Lập pháp Hong Kong, không thể được thông qua nếu không có sự ủng hộ từ phe thân Bắc Kinh vốn đang kiểm soát cả hai khu vực nói trên.
Trump ký luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong
Hong Kong: Khung cảnh ĐH Bách Khoa sau một tuần bị bao vây
Các nhà lập pháp ủng hộ chính phủ đã tìm cách ngăn chặn đề xuất này được đưa ra trước các cuộc bầu cử ngày 24/11, để tránh phải bỏ phiếu loại đề xuất này – một việc có thể khiến họ phải trả giá mất đi sự ủng hộ của cử tri trung lập.
Đề xuất này cũng cho rằng bà Lam đã cho sử dụng vũ lực quá mức để dập tắt các cuộc biểu tình ôn hòa, đe dọa người biểu tình với những tội hình sự không phù hợp, gây ra “sự rạn nứt” trong xã hội, và vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do nhóm họp đã được nêu ra trong Luật Cơ bản.
Các nhà làm luật ủng hộ dân chủ cũng lưu ý rằng nhiều người biểu tình đã bị thương nặng trong các cuộc đụng độ với cảnh sát, trong đó có người bị mù.
Nếu đề xuất này được thông qua, Bộ trưởng Tư pháp Hong Kong sẽ thành lập và chủ trì một ủy ban điều tra độc lập để xem xét các cáo buộc đối với bà Lam.
Trong trường hợp ủy ban này tìm thấy đầy đủ bằng chứng để chứng minh các cáo buộc, các nhà lập pháp sẽ bỏ phiếu một lần nữa.
Nếu hai phần ba trong 69 ghế lập pháp trong hội đồng bỏ phiếu loại bà Lam, Luật Cơ bản quy định rằng kết quả này sẽ phải được gửi tới chính quyền trung ương Bắc Kinh để “quyết định”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50667933

Hong Kong bật đèn xanh

cho cuộc tuần hành lớn ngày 8/12

Chính quyền Hong Kong đã cho phép người biểu tình tuần hành vào cuối tuần này, Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tổ chức.
Mặt trận Nhân quyền Dân sự, nhóm đã tổ chức các cuộc tuần hành với sự tham gia của hàng triệu người hồi tháng Sáu, cho biết đã được cảnh sát cho phép tiến hành cuộc tuần hành Ngày Nhân quyền vào ngày 8/12.
XEM THÊM:
Người Hong Kong tuần hành, cảm ơn Hoa Kỳ
Tin cho hay, nhóm này từng bị bác đơn xin tổ chức các cuộc tuần hành.
Theo Reuters, trong khoảng thời gian sáu tháng qua, từng xảy ra các cuộc biểu tình bạo lực nên chính quyền đã từ chối đơn xin tuần hành.
Tình hình trở nên lắng dịu hơn kể từ sau cuộc bầu cử cấp quận ngày 24/11, khi các ứng viên ủng hộ dân chủ giành được gần 90% số ghế.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-b%E1%BA%ADt-%C4%91%C3%A8n-xanh-cho-cu%E1%BB%99c-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-l%E1%BB%9Bn-ng%C3%A0y-8-12/5194121.html

‘Trump là ‘món quà chiến lược’

 và ‘tài sản lớn nhất’ của Bắc Kinh?

Ông Trump quảng cáo mình là tổng thống Mỹ đầu tiên có thái độ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi nhiều học giả và phân tích gia lại cho rằng tính cách và chính sách của ông rất có lợi cho Bắc Kinh.
Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, nhận định trong bài ”Trump is a strategic gift for Beijing”:
”Trump là một món quà chiến lược cho Bắc Kinh. Ông đang làm suy yếu vị thế quốc tế và sự đoàn kết của Hoa Kỳ vào thời điểm quan trọng, khi nước này rất cần tập trung vào các thách thức chính, trong đó có thách thức Trung Quốc.”
Tác giả Adam Ni lập luận rằng ”trong khi Trump thách thức an ninh kinh tế và lợi ích khu vực của Trung Quốc, ông đã thất bại trong việc đưa ra một chiến lược hiệu quả để cạnh tranh lâu dài với nước này.”
Ông Trump đề nghị gặp ‘riêng’ Tập Cận Bình để bàn về Hong Kong
Mỹ-Trung sẽ bỏ thuế quan nếu đạt bất cứ thỏa thuận thương mại nào
Thương chiến Mỹ – Trung: Mỹ dừng áp thuế bổ sung sau hai ngày đàm phán
‘Món quà chiến lược’
Theo Adam Ni ông Trump tạo lợi thế chiến lược cho Bắc Kinh trong bốn lãnh vực: An ninh khu vực, thương mại, cạnh tranh chiến lược và hệ thống chính trị.
”Về an ninh khu vực, cách tiếp cận hẹp hòi và hẹp lòng ”Nước Mỹ trên hết” của chính quyền Trump đối với các vấn đề quốc tế đang làm xói mòn vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ, mở ra không gian cho Bắc Kinh.” Adam Ni bình luận.
”Các quyết định như triển khai tên lửa mới tới châu Á và giúp Đài Loan hỗ trợ nhiều hơn khiến Bắc Kinh lo lắng. Nhưng Trump cũng đang làm suy yếu hệ thống liên minh và uy tín của Mỹ trong khu vực, bằng cách gây sức ép buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả nhiều tiền hơn cho quân đội Mỹ đóng tại các quốc gia này và nhắm vào các đồng minh này trong các biện pháp bảo hộ thương mại. Những điều này gây hậu quả sâu sắc trong khả năng cạnh tranh với Trung Quốc của Mỹ trong những năm tới.”
Mỹ muốn gì từ Trung Quốc? Và thế cờ chót của Mỹ là gì?
Có đáng học Trung Quốc về kinh tế ban đêm?
Về thương mại, Adam Ni vạch ra ràng nhiều thành phần quan trọng trong nước Mỹ (như nông dân) đang phải vật lộn với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Áp lực chính trị từ quá trình luận tội làm tăng thêm áp lực cho Trump phải tìm lấy một thỏa thuận với Bắc Kinh và tuyên bố “chiến thắng”.
Về cạnh tranh chiến lược dài hạn, tác giả Adam Ni viết:
”Các chính sách của Mỹ, bao gồm với Iran, Nga và Triều Tiên, đang tạo ra tiềm năng cho sự chuyển hướng chiến lược. Cuộc phiêu lưu của Hoa Kỳ ở Trung Đông sau biến cố 911 là một bước ngoặt chiến lược tạo nhiều bất lợi. Hoa Kỳ không thể có thêm hớ hênh khác khi đối mặt với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Chắc chắn một điều là Trump đã không cho thấy ông có khả năng lãnh đạo và trí tưởng tượng cần có để giải quyết thách thức Trung Quốc, và một kế hoạch hiệu quả cho cạnh tranh chiến lược vẫn chưa thành hiện thực.”
Trump-Tập gặp ở Iowa gợi nhớ quan hệ tốt đẹp ngày xưa
‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?
Trump lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Mặt khác, phân hóa chính trị trầm trọng tại Mỹ dưới thời ông Trump được Adam Ni đánh giá là đã cho Bắc Kinh một cơ hội bằng vàng:
”Ở một mức độ sâu sắc hơn, vượt ra khỏi lợi ích trước mắt, quy trình luận tội và rối loạn của hệ thống chính trị Hoa Kỳ được các nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc xem là thất bại của nền dân chủ kiểu phương Tây. Các giá trị tự do, kiểm tra và cân bằng, và phương tiện truyền thông tự do được coi là nguồn bất ổn hơn là sức mạnh. Từ quan điểm của Bắc Kinh, các cuộc biểu tình chống chính phủ hàng loạt đang diễn ra ở Hong Kong là một sự khẳng định sống động về điều này.”
‘Tài sản tốt nhất’
Trang Foreign Policy, trong khi đó, trích lời Yan Xuetong, một trong những nhà tư tưởng chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc trong bài xã luận ”Trump is Beijing’s best asset”:
”Ông Trump, qua việc phân cực chính trị nội địa Hoa Kỳ, làm tổn hại uy tín quốc tế và tư thế lãnh đạo toàn cầu từ trước đến giờ của Washington, và phá hoại các thỏa thuận liên minh lâu dài, tạo cho cho Bắc Kinh một cơ hội chiến lược lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.”
Dĩ nhiên không phải ai cũng đồng ý với nhận xét của nhà tư tưởng Yan Xuetong.
Giới ủng hộ Trump sẽ nói rằng ông Trump đã khơi mào một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, cấm Huawei được vào mạng 5G của Hoa Kỳ và gần đây đã hạn chế visa cho các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến việc tống giam hàng triệu người Hồi giáo ở Tân Cương.
Ho sẽ lập luận rằng đây rõ ràng là những thái độ hết sức cứng rắn với Bắc Kinh. Vậy tại sao những chuyên gia này lại cho rằng sự hiện diện của Donald Trump tại Nhà Trắng là điều có lợi Trung Quốc?
Paul Haenle và Sam Bresnick, đồng tác giả của bài xã luận trên Foreign Policy, giải thích:
”Đối với Bắc Kinh, nhược điểm của Trump quan trọng hơn những hành động phô trương của ông. Trong nhiều cuộc thảo luận riêng với các quan chức chính phủ và học giả Trung Quốc, chúng tôi thấy rằng ngày càng nhiều người trong số họ đang mong cho Trump tái đắc cử năm tới.”
”Vào thời điểm ảnh hưởng chính trị và khả năng quân sự của Trung Quốc đang tăng lên, những người này cho rằng bất kể những tuyên bố hung hăng, Trump đã dành cho Bắc Kinh một không gian để mở rộng ảnh hưởng trên khắp châu Á. Quan trọng hơn nữa là Trump đã làm suy yếu một cách toàn diện thế lãnh đạo toàn cầu của Washington. Nhiều người trong giới trí thức Trung Quốc kết luận rằng các chính sách của Trump là chiến lược rất tốt cho Trung Quốc về lâu về dài.’
Viết rằng ”những nhà tư tưởng Trung Quốc coi Trump là một con chó sủa to nhưng ít cắn,” hai tác giả Paul Haenle và Sam Bresnick nhắc lại việc ngay sau cuộc bầu cử năm 2016 ông Trump đã thử thách sự kiên nhẫn của Bắc Kinh khi có cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-Wen, việc mà Bắc Kinh cho là vi phạm chính sách của ‘Một Trung Quốc’:
“‘Lúc ấy Trump công khai đặt câu hỏi liệu ông có nên tuân thủ chính sách này không. Thế nhưng ngay sau đó ông cũng nói sẽ phải hội ý với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi có cuộc gọi điện khác với Tsai. Hiện giờ, mặc dù chính quyền Mỹ đã bật đèn xanh việc bán một số vũ khí cho Đài Loan, nhưng việc Trump có hỗ trợ Đài Loan khi Bắc Kinh tấn công hay không là điều vẫn còn đáng nghi ngờ, đặc biệt là với thái độ hám lợi của ông đối với sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.”
Paul Haenle và Sam Bresnick khẳng định rằng Trump gây nhiều tổn hại cho các thể chế và cơ chế quản trị toàn cầu đã giúp Hoa Kỳ trở thành siêu cường ưu việt của thế giới:
”Bắc Kinh đã được lợi đáng kể từ nhiệm kỳ của Trump. Chính quyền Trump đã bỏ việc sử dụng các tòa án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc kiện tụng các khiếu nại thương mại và đã chặn các cuộc bổ nhiệm vào Cơ quan phúc thẩm của tổ chức.”
”Những hành động này không chỉ cản trở hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại quan trọng nhất của thế giới mà còn thúc đẩy các quốc gia khác xem thường luật pháp quốc tế.”
”Trong khi Trump đang hủy bỏ các hiệp định thương mại hợp tác vốn là trung tâm của chính sách kinh tế quốc tế của Hoa Kỳ thì Bắc Kinh đang trong giai đoạn đàm phán cuối cho Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, một thỏa thuận sẽ ràng buộc Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mới Zealand, và 10 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành một khối thương mại lớn nhất thế giới.” Paul Haenle và Sam Bresnick viết.
Họ kết luận:
”Nếu thỏa thuận này được ký kết, Hoa Kỳ sẽ bị loại khỏi hai thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất toàn cầu, một là Thỏa thuận Toàn diện và Tiến bộ về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được đàm phán giữa 11 quốc gia tham gia đàm phán thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương ban đầu.”
Nếu học giả Bắc Kinh mong cho Donald Trump được tái đắc cử, vì cho rằng sự có mặt của ông trong Nhà Trắng có lợi cho Trung Quốc, thì giới ủng hộ Trump cũng mong ông được trị vị thêm bốn năm nữa, nhưng với một lý do hoàn toàn trái ngược.
Những người ủng hộ Trump tin rằng chỉ ông mới ”trị được” Trung Quốc, và ông là vị tổng thống thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước này.
Sự thật không phải như vậy.
Thái độ của Hoa Ký về Trung Quốc đã có một sự thay đổi tiêu cực rất rõ rệt tại Mỹ từ cuối năm 2015, và điều quan trọng không phải ai cũng nhận ra là sự thay đổi này có từ trước khi ông Trump đến Nhà Trắng.
Daniel Kliman, cựu cố vấn cấp cao của bộ quốc phòng Mỹ, được tác giả David Grossman, trong bài ”Mỹ muốn gì từ Trung Quốc? Và thế cờ chót của Mỹ là gì?”nói:
“Tôi nghĩ rằng nếu bà Hillary Clinton, hoặc một thành viên đảng Dân chủ khác, hoặc đảng Cộng hòa khác lên làm tổng thống vào năm 2016, bạn sẽ thấy bước ngoặt sắc nét này.’
Không phải học giả Trung Quốc nào cũng mong Donald Trump tái đắc cử.
”Phải nói cho rõ, không phải mọi học giả hay quan chức Trung Quốc mà chúng tôi đã tiếp xúc đều muốn thấy Trump tại chức thêm bốn năm nữa. Một số người, chẳng hạn như giáo sư Đại học Quan hệ Quốc tế Da Wei, lập luận rằng Trump làm hại cho cả lợi ích của Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ và có thể dẫn đến một trật tự quốc tế bị xâm phạm sâu sắc cũng như làm sự trỗi dậy của Bắc Kinh phức tạp thêm.” Paul Haenle và Sam Bresnick viết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50654856

Liệu TQ có giữ được kinh tế ổn định

trong chiến tranh thương mại?

Gánh nặng từ vấn đề kinh tế suy giảm đang khiến Bắc Kinh phải đưa ra các biện pháp kích thích nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2020.
Chỉ số tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 6% trong quý 3/2019, dưới mục tiêu đặt ra từ 6-6,5% trong năm nay, và là mức tăng trưởng thấp nhất trong gần 30 năm qua.
Nhiều nhà phân tích dự đoán, chỉ số tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ dưới mức 6% trong quý 4/2019, và thấp hơn 6% trong cả năm 2020. Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% trong năm tới, Bắc Kinh cần có những chính sách kích thích mạnh mẽ hơn nữa.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã liên tiếp loại bỏ những chính sách kích thích toàn diện vốn được Bắc Kinh theo đuổi hơn 10 năm về trước, nhằm đối phó với một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một phần là để tránh tăng mức nợ vốn đã rất cao tại Trung Quốc.
Chuyên gia kinh tế Trung Quốc Yu Yongding nói, ngăn sự giảm tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh, bởi sự suy giảm kinh tế hơn nữa sẽ khiến tình hình giới doanh nghiệp và người tiêu dùng tệ hơn, qua đó sẽ đánh vào giới đầu tư và chi tiêu dùng.
“Sự dự đoán này rất nguy hiểm. Việc kinh tế đi xuống sẽ dẫn tới việc GDP suy giảm, tạo ra một vòng xoáy đi xuống. Chúng ta không thể để sự suy giảm tăng trưởng kinh tế xuống dưới 6%. Chúng ta đã để sự suy giảm từ 12,2% xuống còn 6%, và đã tới lúc cần ngừng tình trạng này”, SCMP trích lời ông Yu nói.
Cách nhìn nhận của ông Yu được chuyên gia tư vấn thuộc Ủy ban Nhà nước Trung Quốc Yao Jingyuan đồng tình, khi ông này hôm 26/11 cho rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nên ở mức 6%. Ông nhận định, Trung Quốc nên tăng mức giới hạn thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP để các chính sách tài khóa có thể ‘mạnh mẽ hơn’, chống lại suy giảm kinh tế.
Tuy nhiên, chỉ số tăng trưởng kinh tế ở mức dưới 6% cũng có thể chấp nhận được, nếu tỷ lệ lao động có việc làm và mức lạm phát tại Trung Quốc được giữ ở mức ổn định.
Trong khi đó, bản báo cáo chung giữa Nhóm xếp hạng tín dụng Thành tín và Đại học Nhân dân Trung Quốc lại kêu gọi chính phủ không cần giữ mức tăng trưởng kinh tế 6% trong năm tới.
Cụ thể, bản báo cáo này dự đoán mức tăng trưởng sẽ vào khoảng 5,9% trong năm 2020, so với mức 6,1% của năm nay. Đồng thời, bản báo cáo này còn gợi ý việc chính quyền Bắc Kinh nên đặt mục tiêu từ 5,5-6%, bởi con số này đủ để duy trì sự ổn định việc làm tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về việc liệu Trung Quốc có đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2020 hay không. Nhiều nhà kinh tế học thuộc Ngân hàng Mỹ dự đoán con số này sẽ vào khoảng 5,6% trong năm 2020 và 5,5% trong năm 2021.
Nhà kinh tế học Gao Shanwen, vốn là người luôn phản đối những chính sách kinh tế của chính quyền Bắc Kinh cho biết, mức tăng trưởng trong thập niên tới của Trung Quốc sẽ ở 4%, một phần là do sự đầu tư không bền vững, và những rủi ro tích lũy từ những lần kích thích kinh tế vượt mức trong suốt nhiều năm qua.
Chuyên gia Yu lại cho rằng, chính phủ nên mở rộng chính sách tài khóa ngay lập tức và nới lỏng chính sách tiền tệ để thức đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, mặc dù Thủ tướng Lý Khắc Cường liên tục bác bỏ ý tưởng này.
“Kinh tế Trung Quốc đang phải đưa ra sự lựa chọn, và chọn ra giải pháp ít gây thiệt hại hơn. Nếu những điều kiện tài chính xấu đi và sự tăng trưởng kinh tế chậm lại là hai lựa chọn tồi tệ, tôi thà chọn việc cho phép các chính sách tài khóa gây ra sự suy giảm kinh tế tạm thời có kiểm soát, nhằm ổn định tăng trưởng kinh tế”, ông Yu kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31894-lieu-tq-co-giu-duoc-kinh-te-on-dinh-trong-chien-tranh-thuong-mai.html

Chuyên gia Nhật: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

 là cách làm cho “TQ nghèo trở lại”

Đồng thời, một số chuyên gia cho rằng, con đường để TQ giành quyền kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ rất “quanh co” khi đối mặt với Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ.
Trong một báo cáo được công bố vào thứ Tư (27/11), nhóm chuyên gia tại Viện Chính sách Quốc tế Lowe (Australia) cho biết, Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua Mỹ về số lượng các cơ quan ngoại giao được thiết lập trên toàn thế giới. Báo cáo khẳng định, đây là một bằng chứng khác về tham vọng toàn cầu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, mặc dù ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ở châu Á và thế giới đang gia tăng nhưng nước này không dễ giành quyền kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vì Mỹ và các đồng minh, đối tác ở châu Á đang thực thi nhiều biện pháp nhằm kiểm chế tham vọng mở rộng của Trung Quốc.
Trung Quốc ngày càng mở rộng tham vọng toàn cầu
Báo cáo Chỉ số Ngoại giao Toàn cầu năm 2019 của Viện Chính sách Quốc tế Lowe cho biết, Trung Quốc hiện có 276 văn phòng ngoại giao trên toàn thế giới, nhiều hơn Mỹ ba văn phòng.
Chia sẻ trên Twitter, bà Bonnie Bley, tác giả chính của báo cáo viết: “Trung Quốc thay thế Mỹ về mạng lưới ngoại giao lớn nhất thế giới, đồng thời, ngoại giao Mỹ đang bước vào giai đoạn cận biên”.
Theo phân tích của Viện chính sách quốc tế Lowy, hiện tượng này có thể được hiểu là điềm báo của việc chuyển giao quyền lực địa chính trị. “Đó là một bằng chứng khác về tham vọng toàn cầu của Trung Quốc”, báo cáo khẳng định.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc rất khó để giành quyền kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tại một cuộc hội thảo của Viện nghiên cứu Hudson, Mỹ diễn ra vào thứ Ba (26/11), các chuyên gia từ Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ khẳng định, Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác ở châu Á đã và đang hành động để ngăn chặn tham vọng mở rộng của Trung Quốc .
Sức mạnh của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương vẫn vững chắc
Chuyên gia phân tích chính trị Philippines Richard Heydarian cho biết, con đường để Trung Quốc giành quyền kiểm soát ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ “quanh co” hơn dự kiến. Bởi trước hết, sức mạnh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vẫn còn rất lớn.
Ông nói: “Đầu tiên, sức mạnh Mỹ và sự dẻo dai cùng ảnh hưởng của sức mạnh này ở châu Á đã bị đánh giá thấp. … Tất cả đều nói rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ vì GDP của Trung Quốc quá lớn. Tuy nhiên, sức mạnh quốc gia không chỉ nằm ở sức mạnh kinh tế, mà còn nằm ở sức cạnh tranh, tài nguyên sinh thái, nguồn nhân lực, tiêu chuẩn mức sống người dân, công nghệ…”.
Chuyên gia Philippines cũng nói rằng, mặc dù Tổng thống Donald Trump đã bị chỉ trích vì rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương nhưng uy tín của Mỹ hiện vẫn đang tăng lên đối với nhiều quốc gia châu Á.
“Có rất nhiều chỉ trích đối với Tổng thống Trump, như rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, làm suy yếu vị thế của Mỹ tại khu vực này (khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương) v.v… Tuy nhiên, đối với một số quốc gia, vùng lành thổ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tham vọng của Trung Quốc như Philippines thì chính quyền đương nhiệm đáng tin cậy hơn chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama”, ông Heydarian nói.
Ông này lấy “hoạt động tự do hàng hải” của quân đội Mỹ làm dẫn chứng, cho biết, hoạt động tự do hàng hải của quân đội Mỹ – dưới thời chính quyền Tổng thống Trump – diễn ra thường xuyên với quy mô rộng hơn. Ông nói rằng, mặc dù mối quan hệ Mỹ-Philippines hiện có chút căng thẳng nhưng chỉ riêng trong năm 2019, hai nước đã có hơn 290 hoạt động quân sự chung.
Theo VOA (Mỹ), sau khi ông Trump lên nắm quyền, Nhà Trắng đã thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương để thay thế Chiến lược trở lại châu Á của chính quyền cựu Tổng thống Obama và dần dần đưa những nội dung mang tính thực chất. Trong Báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tháng 8/2019, Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng, Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên và cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.
Nhật Bản vượt Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở châu Á
VOA nhận định, sáng kiến ​​Vành đai và Con đường thường được coi là một công cụ để Trung Quốc mở rộng tham vọng toàn cầu. Tuy nhiên, ở châu Á, Nhật Bản mới là nhà đầu tư lớn nhất vào các dự án cơ sở hạ tầng khu vực này.
Dữ liệu khảo sát của Fitch Ratings (Mỹ) vào tháng 6 cho thấy, Nhật Bản dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh phát triển cơ sở hạ tầng ở  Đông Nam Á, bao gồm tổng giá trị các dự án cơ sở hạ tầng nhận đầu tư nước ngoài của khu vực này, đạt 367 tỷ USD, gần gấp 1,5 lần Trung Quốc – quốc gia đang đứng thứ hai với 255 tỷ USD.
Hiện tại, Nhật Bản có 240 dự án cơ sở hạ tầng tại 11 quốc gia Đông Nam Á, còn Trung Quốc có 210 dự án.
Ngoài ra, các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đang ngày càng bị hoài nghi và được coi là một “bẫy nợ”. Một số quốc gia như Malaysia, thậm chí đã tiến hành đàm phán lại các dự án này.
Về mặt cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, học giả Nhật Bản Satoru Nagao thuộc Viện nghiên cứu Hudson cho biết, mặc dù quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản đã được cải thiện kể từ năm 2017, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến đến thăm Nhật Bản vào tháng 5 tới nhưng nhiều người Nhật vẫn chưa thực sự tin tưởng Trung Quốc và khẳng định, Tokyo sẽ tiếp tục đồng hành cùng Mỹ.
Ông nói: “Trung Quốc là mối đe dọa đối với Nhật Bản. Trung Quốc chưa nhận được sự tin tưởng từ Tokyo. Nhật Bản hoan nghênh chính sách cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc…”.
Ông này tiết lộ, người Nhật tin rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là cách đúng đắn để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc; bởi như vậy, Mỹ có thể làm cho “Trung Quốc nghèo trở lại”. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã rời Trung Quốc chuyển sang Đông Nam Á.
Ấn Độ tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ
Phát biểu ở hội thảo, ông Dhruva Jaishankar, chuyên gia công tác tại Observer Research Foundation (Ấn Độ), cho biết, ông đã đến thăm nhiều quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Các quốc gia này đều lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, chủ yếu thể hiện ở bốn khía cạnh sau: Chính sách không rõ ràng, chủ nghĩa trọng thương trong phát triển kinh tế, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng và không tôn trọng quy tắc quốc tế trên một số phương diện.
Ông Jaishankar nói rằng, sự khác biệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng được phản ánh ở bốn khía cạnh: Tranh chấp biên giới, thâm hụt thương mại song phương, an ninh khu vực và quản lý toàn cầu. Ông nhận định, sự cạnh tranh của Trung Quốc với Ấn Độ mang tính kết cấu và khó thay đổi.
Để đối phó với sự gia tăng của Trung Quốc, Ấn Độ cũng đã có những bước đi trong những năm gần đây. Kể từ năm 2017, Ấn Độ đã tăng cường giám sát vùng biển Ấn Độ Dương, tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và tăng cường hội nhập kinh tế với các nước Đông Nam Á.
Chuyên gia Ấn Độ nhấn mạnh, những nỗ lực này của New Delhi phần lớn phù hợp với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông này cho biết, người Ấn Độ đang rất ủng hộ quan hệ đối tác Mỹ-Ấn. Một khảo sát năm 2017 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy, chỉ có 9% người Ấn Độ không hoan nghênh Mỹ.
http://biendong.net/doc-bao-viet/31915-chuyen-gia-nhat-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-la-cach-lam-cho-tq-ngheo-tro-lai.html

Luật “chưa từng có trên thế giới”

được TQ áp dụng từ ngày 1/12, nhiều người dân nổi giận

Người dân Trung Quốc hiện sẽ phải quét mặt để bổ sung dữ liệu nhận diện danh tính khi đăng ký số điện thoại mới. Luật mới này đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/12.
Chính quyền Trung Quốc cho biết luật nói trên được áp dụng để “bảo vệ quyền lợi hợp pháp và lợi ích của người dân trên không gian mạng”. Trước đó, Trung Quốc cũng đã áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để kiểm soát dân chúng.
Tuy vậy, việc tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ đã làm bùng nổ nhiều cuộc tranh cãi về quyền riêng tư của người dân.
Nội dung luật mới
Thông thường, khi đăng ký điện thoại hoặc hợp đồng dữ liệu viễn thông mới, người dân Trung Quốc phải trình chứng minh nhân dân (cũng giống như ở nhiều quốc gia khác) và phải nộp ảnh chụp.
Tuy nhiên, từ ngày 1/12, người dân nước này phải quét mặt bằng công nghệ mới để xác nhận rằng gương mặt của họ khớp hoàn toàn với CMND được cung cấp.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã áp dụng một số luật nhằm đảm bảo rằng mọi người trên mạng đều sử dụng danh tính thật, “tên thật”.
Ví dụ, trong năm 2017, những luật mới yêu cầu một người dùng phải xác minh danh tính trước khi được phép đăng tải nội dung lên mạng.
Các điều luật được áp dụng bởi Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc nhằm “củng cố” hệ thống và đảm bảo rằng chính phủ có thể xác định mọi người sử dụng điện thoại. Hầu hết người dùng mạng ở Trung Quốc đều lên mạng thông qua điện thoại.
Jeffrey Ding, một nhà nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc tại Đại học Oxford, nói một trong những nguyên nhân để Bắc Kinh làm như vậy là để xóa bỏ những tài khoản điện thoại và tài khoản mạng nặc danh, tăng cường an ninh mạng và giảm thiểu lừa đảo.
Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể có những nguyên nhân khác. Ông Ding cho rằng đây cũng là cách để Trung Quốc theo dõi hoạt động của người dân.
Sự phản đối
Khi điều luật được giới thiệu hồi tháng 9, hàng trăm người dùng trên mạng xã hội đã tỏ ra quan ngại về số lượng dữ liệu được thu thập.
“Người dùng đang ngày càng bị quản lý chặt hơn. Tại sao họ lại làm vậy?” – một người dùng trên trang Weibo viết.
Nhiều người khác cũng tức giận, phàn nàn rằng ở Trung Quốc đã xảy ra quá nhiều vụ đánh cắp dữ liệu. “Trước đây, những kẻ trộm biết tên bạn là gì, trong tương lai chúng sẽ biết bạn trông như thế nào. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện mà không được sự đồng thuận của công chúng”.
Một người khác cho biết thường nhận được những cuộc gọi lừa đảo từ những kẻ biết tên và địa chỉ nhà của họ.
Bên cạnh đó, một số người khác cho rằng luật này chỉ đơn thuần là “tiến trình công nghệ” trong quá trình phát triển ở Trung Quốc. Hiện tại, quốc gia này có một bức “Vạn Lí Trường Thành trên mạng”, ám chỉ bức tường ảo ngăn người dân truy cập các nội dung và dịch vụ từ nước ngoài, bao gồm Facebook và Youtube.
Nhận diện khuôn mặt tại Trung Quốc
Trung Quốc có một khối lượng lớn camera và máy theo dõi. Năm 2017, 170 triệu camera CCTV đã được lắp đặt trên khắp cả nước. Bắc Kinh đặt mục tiêu tới năm 2020, cả Trung Quốc sẽ có 400 triệu camera mới.
Trung Quốc cũng đang bắt đầu chuẩn bị áp dụng hệ thống “tín nhiệm xã hội” để quản lý các hành vi công cộng và sự tương tác của tất cả các công dân trong một kho dữ liệu chung. Sau đó, mỗi người sẽ được tính điểm và xếp hạng.
Nhận diện khuôn mặt được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong hệ thống giám sát. Năm ngoái, truyền thông cho biết cảnh sát đã bắt được nghi phạm trong đám đông 60.000 người nhờ vào sức mạnh của công nghệ.
Tuy nhiên, một số nhược điểm cũng đã xuất hiện. Đầu năm nay, một giáo sư đại học đã kiện một công viên hoang dã vì bắt buộc tất cả các du khách phải quét mặt. Vụ việc đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận lớn về việc thu thập dữ liệu công dân quy mô lớn.
Hồi tháng 9, Bắc Kinh cho biết sẽ “giới hạn” công nghệ nhận diện khuôn mặt ở trường học sau khi có các báo cáo cho biết một trường đại học đã áp dụng công nghệ này để điểm danh và quản lí hạnh kiểm sinh viên.
http://biendong.net/doc-bao-viet/31916-luat-chua-tung-co-tren-the-gioi-duoc-tq-ap-dung-tu-ngay-1-12-nhieu-nguoi-dan-noi-gian.html

Trung Quốc: Mỹ phải giảm thuế

trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1

Hôm 5/12, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết Hoa Kỳ phải cắt giảm thuế quan thì Bắc Kinh và Washinton mới đạt được thỏa thuận thương mại tạm thời giai đoạn 1, theo Reuters.
Phát ngôn viên Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Phong nói với các phóng viên: “Phía Trung Quốc tin rằng để hai bên đạt được thỏa thuận giai đoạn một, thì thuế quan cần phải cắt giảm cho phù hợp.” Đồng thời ông Cao cho biết cả hai bên đang duy trì liên lạc chặt chẽ.
Theo dự kiến ban đầu, việc hoàn thành thỏa thuận giai đoạn 1 giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra vào tháng 11, trước một đợt thuế quan mới của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu vào ngày 15/12, theo đó sẽ áp thuế quan đối với khoảng 156 tỷ đôla hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đoàn đàm phán thương mại hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận trong các cuộc thảo luận về các “vấn đề cốt lõi,” trong khi đó quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc lại tiếp tục căng thẳng về các vấn đề phi thương mại như các cuộc biểu tình ở Hong Kong và việc Bắc Kinh hành xử đối với nhóm dân tộc thiểu số Uighur theo đạo Hồi.
Hôm 4/12, Trung Quốc cảnh báo rằng việc cơ quan luật pháp Hoa Kỳ kêu gọi phản ứng cứng rắn hơn về hành xử của Bắc Kinh đối với người Uighur ở khu vực Tân Cương sẽ ảnh hưởng đến hợp tác song phương.
Cũng hôm 4/12, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra “rất tốt,” có vẻ tích cực hơn so với nhận xét của ông ngày hôm trước rằng một thỏa thuận thương mại có thể phải đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Vào ngày 7/11, ông Cao cho biết Trung Quốc và Hoa Kỳ phải đồng thời hủy bỏ một số mức thuế quan hiện có đối với các hàng hóa của hai bên để đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
Trong một cuộc điện đàm vào tuần trước, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã thảo luận về các vấn đề “cốt lõi” trong thỏa thuận thương mại với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-my-phai-giam-thue-quan-giai-doan-1/5193953.html

Quan chức ngoại giao Trung Quốc

trấn an tổng thống Hàn Quốc

Một quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc hôm 5/12 đã có những tuyên bố mang tính hòa giải với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ trở nên căng thẳng vì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, theo Reuters.
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị gặp ông Moon trong ngày cuối cùng của chuyến công du kéo dài hai ngày tới Seoul.
Tin cho hay, đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Vương tới thủ đô Hàn Quốc trong vòng bốn năm.
XEM THÊM:
Triều Tiên: Mỹ triển khai tên lửa mới là ‘hành động liều lĩnh’
Theo Reuters, quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng vì việc Hàn Quốc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, viết tắt là THAAD, năm 2017.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong một buổi họp báo ở Bắc Kinh rằng hai bên “đồng ý xử lý THAAD và các vấn đề khác một cách phù hợp để chúng tôi có thể tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau”.
Tuy nhiên, phát biểu trong một cuộc gặp với các doanh nghiệp và cựu quan chức Hàn Quốc ở Seoul, ông Vương đã chỉ trích Mỹ, nói rằng Hoa Kỳ sản xuất THAAD để “nhắm mục tiêu vào Trung Quốc”, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-ch%E1%BB%A9c-ngo%E1%BA%A1i-giao-trung-qu%E1%BB%91c-tr%E1%BA%A5n-an-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c/5194180.html

Giới chức Indonesia cảnh báo việc TQ đang tìm cách

khuếch trương tầm ảnh hưởng kinh tế trong khu vực

Sau những quan ngại của các nước về những hệ lụy tiêu cực do những sáng kiến, cơ chế và mối quan hệ với Trung Quốc mang lại, vừa qua giới chức Indonesia, một trong những nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á đã cảnh báo Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng, khả năng chi phối về kinh tế ở khu vực.
Cơ quan Chống tham nhũng Indonesia (KPK) đã đưa ra cảnh báo về những rủi ro khi hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc, đồng thời tỏ ra lo ngại trước những nỗ lực Bắc Kinh đang thực hiện để gây ảnh hưởng kinh tế đối với quốc gia Đông Nam Á này. “Chúng tôi đang khuyến cáo Chính phủ cần phải thận trọng hơn đối với những khoản đầu tư từ Trung Quốc. Họ đang làm điều đó như một phần công việc kinh doanh, cố gắng mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Đó là lý do mà tại sao chúng ta phải rất, rất thận trọng”, Phó Chủ tịch KPK Laode Muhammad Syarif cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền thông.
Theo các số liệu thống kê, với mậu dịch hai chiều tăng 22% lên tới 72,3 tỷ USD vào năm 2018 so với năm 2017 đó và các khoản đầu tư nước ngoài tăng, Trung Quốc giờ đây trở thành một đối tác kinh tế quan trọng của Indonesia. Song đang có nhiều ý kiến, dư luận chỉ ra những lo ngại tiềm ẩn ở Indonesia về tham vọng chính trị và kinh tế của Bắc Kinh. Mặc dù những doanh nghiệp Trung Quốc là “những nhà đầu tư quan trọng”, người dân Indonesia vẫn nên “thận trọng hơn”.
Còn đối với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, người vừa đắc cử nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng vào tháng 10 vừa qua, Trung Quốc đã đưa ra một hành động cân bằng đầy tính toán. Khi mà Chính phủ đang không ngừng vật lộn để kiếm doanh thu, tình thế còn tồi tệ hơn do suy thoái kinh tế toàn cầu, thì hàng tỷ USD tài chính hấp dẫn từ Bắc Kinh thực sự khó mà cưỡng lại. Trung Quốc đang hỗ trợ Indonesia xây dựng đường sắt cao tốc đầu tiên nối Jakarta và TP Bandung. Thế nhưng, dự án trị giá 6 tỷ USD này làm dấy lên những nghi vấn về tính minh bạch giữa những người thân cận với Jokowi. Thêm nữa, dấu ấn kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng cũng gây ra những ấn tượng rằng Indonesia đang trở nên phụ thuộc và mắc nợ Bắc Kinh.
Hiện nay, Chính phủ Indonesia đang đối mặt với nạn tham nhũng vốn đã tồn tại và nở rộ suốt hàng thập kỷ qua tại quốc gia này. Ủy ban Chống tham nhũng, có thẩm quyền điều tra những quan chức cấp cao và các vụ việc liên quan đến các khoản thanh toán bất hợp pháp ít nhất là 1 tỷ rupiah (tương đương với 70.000 USD), trước giờ đã khiến cho nhiều thẩm phán, thành viên trong Quốc hội, quan chức địa phương và các Bộ trưởng Chính phủ phải từ chức. Theo các Chỉ số Nhận thức Tham nhũng quốc tế gần đây nhất, trong đó, Indonesia chỉ đạt 38 trên 100 điểm vào năm 2012, cho thấy nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Jokowi đã có ít hành động cải thiện vấn đề.
Không chỉ có các cảnh báo Cơ quan Chống tham nhũng Indonesia, trước đây đã có nhiều đánh giá, dự báo về những tác động tiêu cực cho các nước khi làm ăn hợp tác với Trung Quốc, trong đó bẫy nợ và tham nhũng được xem là hai đưa con tinh thần của các khoản đầu tư của Bắc Kinh gây ra. Tại Sri Lanka hay Bangladesh, quan hệ và các khoản đầu tư của Trung Quốc theo Sáng kiến “Vành đai, con đường” đã khiến hai quốc gia này chìm trong cảnh nợ nần đến mức không thể kiểm soát.
http://biendong.net/bien-dong/31955-gioi-chuc-indonesia-canh-bao-viec-tq-dang-tim-cach-khuech-truong-tam-anh-huong-kinh-te-trong-khu-vuc.html

Úc cần gây sức ép với VN

để trả tự do cho công dân gốc Việt

Chính phủ Canberra cần gây sức ép với Hà Nội trong cả những dịp công khai lẫn riêng tư để hủy bỏ bản án 12 năm mà công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm đang phải chịu thi hành tại Việt Nam.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền- Human Rights Watch, vào ngày 5 tháng 12 ra thông cáo báo chí với kêu gọi như vừa nêu trong thư gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne.
Giám đốc phụ trách Australia của Human Rights Watch, bà Elaine Pearson, được dẫn lời trong thông cáo báo chí rằng ‘Bà Payne đã lên án rất đích đáng về điều kiện giam giữ đối với nhà văn người Australia Dương Hằng Quân (ở Trung Quốc), và yêu cầu trả tự do cho ông này; nên thật khó hiểu khi bà không có một động thái tương tự bày tỏ quan ngại về cách ông Châu Văn  Khảm bị đối xử dù ông bị bắt từ hồi tháng 1 năm nay. Có nhiều mối quan ngại sâu sắc về tình trạng bất cập của qui trình pháp lý và mức án nặng nề, sau vụ xử chỉ có thể gọi là ‘phiên tòa trình diễn’.
Thông cáo báo chí ra ngày 5 tháng 12 của HRW nhắc lại phiên xử hôm ngày 11 tháng 11 ở thành phố Hồ Chí Minh đối với ông Châu Văn Khảm và các cộng sự Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền. Tòa cáo buộc ba người có liên quan đến Đảng Việt Tân, trụ sở ở nước ngoài, mà Hà Nội cho là tổ chức khủng bố.
Phiên xử diễn ra chỉ trong vòng 4 tiếng rưỡi. Ngoài ra có ba bị cáo khác cũng bị xử tại phiên tòa đó là Bùi Văn Kiên, Nguyễn Thị Ánh và Trần Thị Nhài với cáo buộc ‘làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức’. Ba người này bị kết án từ ba đến bốn năm tù giam.
Ông Châu Văn Khảm bị 12 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Viễn 11 năm và Trần Văn Quyền 10 năm tù giam.
Dân biểu Úc tiếp tục lên tiếng cho trường hợp Châu Văn Khảm
Dân biểu Liên bang Úc Chris Hayes vào ngày 4 tháng 12 lại ra thông cáo về trường hợp công dân úc gốc Việt Châu Văn Khảm.
Ông này cho biết vào tuần rồi một số đồng viện của ông cũng cùng tham gia một cuộc tập trung do cộng đồng người Việt tại Úc tổ chức bên ngoài tòa nhà Quốc hội để ủng hộ cho ông Châu Văn Khảm đang phải thụ án tù 12 năm ở Việt Nam.
Dân biểu Chris Hayes nhắc lại thông tin trong thời gian bị tạm giam 10 tháng trước khi ra tòa, ông Châu Văn Khảm không được tiếp xúc luật sư tư vấn pháp lý.
Theo dân biểu Chris Hayes, ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, là một người cổ xúy cho nhân quyền. Bản án mà tòa tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên đối với ông Châu Văn Khảm đặt ra nghi vấn về cam kết thúc đẩy nhân quyền của Việt Nam mặc dù kinh tế Việt Nam phát triển bền vững cũng như mối quan hệ đối tác an ninh Úc- Việt diễn ra.
Dân biểu Chris Hayes cho rằng thật đáng buồn, nếu không nói là phẩn nộ, khi nhận thấy tình trạng nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục suy giảm.
Trường hợp ông Châu Văn Khảm đặc biệt đúng khi mà những người có đủ can đảm lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam bị kết tội, bị bỏ tù mà không được xét xử công minh theo điều luật an ninh mơ hồ. Nhiều trường hợp không có được luật sư bào chữa.
Dân biểu Chirs hayes cho rằng cơ quan chức năng Việt Nam không trưng ra được bằng chứng cáo buộc ông Châu Văn Khảm về tội khủng bố, do đó cộng đồng quốc tế cần tiếp tục gây áp lực đối với Hà Nội trong việc thượng tôn pháp luật.
Dân biểu Chris Hayes cũng kêu gọi các vị dân biểu Úc có những biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm đưa ông Châu Văn Khảm trở về Úc an toàn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/australia-press-for-release-of-vietnam-detainees-12052019081457.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.