Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 27/11/2019

Wednesday, November 27, 2019 4:49:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 27/11/2019

Mỹ chỉ trích Trung Quốc

sau vụ lộ tài liệu về người Hồi giáo Tân Cương

Hôm 26/11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết rằng một tài liệu bị lộ cho thấy chính quyền Trung Quốc đang đàn áp quy mô lớn và có hệ thống đối với người Hồi giáo và các nhóm thiểu số khác ở miền tây Trung Quốc, theo AP.
Ông Pompeo cho biết các tài liệu này là “một minh chứng mạnh mẽ rằng” các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với các vi phạm nhân quyền thô bạo ở khu vực Tân Cương.
“Các tài liệu này mô tả chi tiết việc giam cầm tàn bạo và đàn áp có hệ thống của đảng cầm quyền ở Trung Quốc đối với những người Uighur và các nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở Tân Cương,” Ngoại trưởng Pompeo nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao hôm 26/11.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ một cách tùy tiện và chấm dứt các chính sách hà khắc đã khủng bố công dân của chính họ ở Tân Cương,” ông Pompeo nói thêm.
Các tài liệu mật này đã được cung cấp cho Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế, cùng với AP, và các tổ chức báo chí trên thế giới để loan tin.
Các tài liệu này bao gồm hướng dẫn điều hành các trung tâm giam giữ và hướng dẫn cách sử dụng công nghệ để nhắm mục tiêu vào người dân, cho thấy rằng các trại này ở Tân Cương không phải để đào tạo nghề tự nguyện, như Bắc Kinh đã tuyên bố.
Chúng cho thấy các trại giam này được sử dụng để cải tạo tư tưởng và giáo huấn hành vi theo kiểu bắt buộc. Chúng cũng minh họa cách Bắc Kinh sử dụng hệ thống giám sát công nghệ cao để nhắm mục tiêu vào người bị giam giữ và dự đoán ai sẽ phạm tội, theo AP.
Đào tạo nghề tự nguyện là lý do chính phủ Trung Quốc đã đưa ra để giam giữ hơn một triệu người thiểu số, hầu hết là người Hồi giáo.
Cùng với Hoa Kỳ, các quốc gia phương Tây khác như Anh, Đức, EC và Nhật Bản cũng bày tỏ mối quan ngại của họ về tình hình vi phạm nhân quyền ở Tân Cương đang ngày càng leo thang.
https://www.voatiengviet.com/a/my-chi-trich-tq-sau-khi-vu-lo-tai-lieu-ve-nguoi-hoi-giao-tan-cuong/5183412.html

Khảo sát: Đa số muốn

Mỹ ủng hộ phong trào dân chủ ở Hong Kong

Đa số người Mỹ cho rằng Washington nên ủng hộ những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, theo kết quả khảo sát, bất chấp Tổng thống Donald Trump hôm 22/11 gợi ý rằng ông có thể phủ quyết Luật bảo vệ dân chủ-nhân quyền Hong Kong mà Quốc hội vừa thông qua nhằm xoa dịu Trung Quốc để đạt được một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Theo cuộc khảo sát công bố hôm 26/11 của tổ chức Ronald Reagan Presidential Foundation, 68 phần trăm người Mỹ cho biết họ sẽ ủng hộ Mỹ trong việc bày tỏ sự ủng hộ của nước này cho phong trào dân chủ ở Hong Kong, ngay cả khi việc này khiến Trung Quốc phẫn nộ, trong khi chỉ có 14% người Mỹ ủng hộ chính phủ Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong khởi sự từ tháng 6 xuất phát từ sự chống đối một dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, đã phát triển thành lời kêu gọi quyền tự do và dân chủ lớn hơn dành cho Hong Kong, cựu thuộc địa của Anh được trao trả lại cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
Dù dự luật dẫn độ đã được rút lại, các cuộc biểu tình đã trở nên bạo động hơn trong những tháng gần đây khi các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ngày càng leo thang.
Tuần trước trong các cuộc biểu quyết gần như đồng thuận tuyệt đối, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong có nội dung ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong và xem xét lại sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Hong Kong. Luật này cũng quy định Mỹ phải áp đặt chế tài đối với các cá nhân được xác định là chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền ở Hong Kong.
Tổng thống Donald Trump hôm 22/11 gợi ý rằng ông có thể phủ quyết luật này trong khi cố gắng cân bằng mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khi cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
“Chúng ta phải sát cánh với Hong Kong, nhưng tôi cũng sát cánh với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy là người bạn của tôi. Ông ấy là một người phi thường,” ông Trump nói với đài Fox News, và nói thêm, “Nhưng tôi muốn thấy họ giải quyết chuyện đó.”
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 69% người được hỏi nói họ ủng hộ Mỹ áp đặt các chế tài kinh tế đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh leo thang sử dụng vũ lực quân sự ở Hong Kong. Và 59% ủng hộ Mỹ đáp lại bằng viện trợ hoặc hỗ trợ an ninh.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, một người Mỹ gốc Việt ở bang Florida theo dõi sát những diễn biến ở Hong Kong, cho biết ông “hoàn toàn ủng hộ” một biện pháp như vậy nhắm vào Trung Quốc.
“Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của công dân Hoa Kỳ tại [Hong Kong] và chúng ta có khoảng 64.000 người vừa doanh nghiệp vừa cá nhân làm ăn và sinh sống tại Hong Kong chứ không phải chỉ riêng người dân Hong Kong,” ông nói.
Về phát biểu của ông Trump liên quan đến dự luật Hong Kong, ông Tuấn bày tỏ sự ủng hộ đối với cách tiếp cận nước đôi của Tổng thống vào một thời điểm nhạy cảm để đạt được một thỏa thuận thương mại.
Nhưng trong bối cảnh người dân Mỹ và Quốc hộ Mỹ đều ủng hộ nỗ lực đòi dân chủ ở Hong Kong, ông Tuấn cho rằng Tổng thống nên kí thông qua dự luật đó.
“Nếu mà ông ta chọn dùng quyền Tổng thống để phủ quyết dự luật này, tôi cho đó là điều không nên,” ông nói.
“Lưỡng viện Quốc hội thông qua một cách đồng thanh như vậy thì dù ông Trump có muốn phủ quyết thì cả Hạ viện lẫn Thượng viện đều có hơn hai phần ba (biểu quyết) để bãi bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống. Điều này không có lợi cho ông Trump.”
Tổng thống Trump hôm 26/11 nhắc lại rằng ông vẫn để ý đến Hong Kong trong khi Mỹ đang “trong những bước cuối cùng” để đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
“Chúng tôi sát cánh với họ,” ông nói. “Tôi có mối quan hệ rất tốt với Chủ tịch Tập. Chúng tôi đang trong những bước cuối cùng để đạt được một thỏa thuận rất quan trọng. Nó đang tiến triển rất tốt và đồng thời tôi muốn thấy mọi chuyện diễn ra tốt đẹp ở Hong Kong.”
“Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Tôi nghĩ Chủ tịch Tập có thể làm cho điều đó xảy ra. Tôi biết ông ấy và tôi biết ông ấy muốn làm cho điều đó xảy ra,” ông Trump nói.
Cuộc khảo sát của tổ chức Reagan Foundation là cuộc Khảo sát Quốc phòng thứ hai hàng năm được thực hiện từ ngày 24 tới 30 tháng 10 dựa trên các cuộc phỏng vấn 1000 công dân Mỹ.
Một kết quả chính của cuộc khảo sát cho thấy 60% người Mỹ giờ xem Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/khao-sat-da-so-muon-my-ung-ho-phong-trao-dan-chu-o-hong-kong/5182839.html

Mỹ muốn thấy mọi chuyện tốt đẹp với Hong Kong

Trump ngày 26/11 tuyên bố Hoa Kỳ đang trong chặng cuối của những nỗ lực đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nhưng song song đó, Washington đứng về phía người biểu tình ở Hong Kong, nơi Mỹ muốn nhìn thấy có dân chủ.
Đáp yêu cầu bình luận của phóng viên liên quan đến kết quả bầu cử hội đồng lập pháp cấp quận vừa rồi ở Hong Kong mà qua đó phe ủng hộ dân chủ Hong Kong đã chiến thắng áp đảo, ông Trump nói: “Chúng tôi sát cánh với họ.” “Quý vị biết, tôi có quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Tập. Chúng tôi đang trong giai đoạn cuối của một thỏa thuận vô cùng quan trọng mà tôi đoán có thể gọi là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất về mậu dịch từ trước tới nay. Mọi chuyện đang suông sẻ nhưng đồng thời chúng tôi muốn nhìn thấy mọi chuyện tốt đẹp với Hong Kong.”
“Tôi nghĩ sẽ tốt đẹp. Tôi nghĩ Chủ tịch Tập có thể cho phép điều đó xảy ra. Tôi biết ông ấy và tôi biết rằng ông ấy muốn làm điều đó.”
Thứ sáu tuần trước, ông Trump khoe rằng mình ông đã ngăn cản Bắc Kinh đập tan các cuộc biểu tình Hong Kong với một triệu quân, đồng thời cũng nói thêm rằng ông đã bảo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng làm như thế sẽ ‘có ảnh hưởng hết sức tiêu cực’ đến các cuộc thương thuyết mậu dịch Mỹ-Trung.
Ngoại trưởng Mỹ cùng ngày 26/11 cho biết “Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ các giá trị dân chủ, các quyền tự do căn bản của Hong Kong như đã được đảm bảo trong khuôn khổ ‘một quốc gia, hai hệ thống’ và nguyện vọng của người dân Hong Kong.”
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-mu%E1%BB%91n-th%E1%BA%A5y-m%E1%BB%8Di-chuy%E1%BB%87n-t%E1%BB%91t-%C4%91%E1%BA%B9p-v%E1%BB%9Bi-hong-kong-/5182447.html

Ông Trump đang tiếp thêm sức mạnh cho TQ?

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tiếp thêm sức mạnh cho Trung Quốc khi từ bỏ các tổ chức đa phương ở châu Á.
Dưới đây là nhận định của cây viết James Steinberg trên tạp chí Nikkei.
Tác giả Steinberg nhắc lại rằng, trong bài phát biểu năm 2011 trước quốc hội Australia, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố đặt trọng tâm mới vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, còn được biết đến là trục xoay tới châu Á. Ở tâm điểm chiến lược này là một cam kết đối với chủ nghĩa đa phương khu vực.
Từ quyết định tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) ngay từ những ngày đầu nhậm chức tới khi ký kết hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ, ông Obama tin rằng Mỹ có thể duy trì tốt nhất các lợi ích bằng cách củng cố các định chế khu vực. Ông dự Hội nghị cấp cao Đông Á đầu tiên của mình ở Bali năm 2011, sau đó tham gia sự kiện này hàng năm, chỉ trừ năm 2013 khi chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa.
Vào tháng 10/2019, Tổng thống Donald Trump đã đặt dấu chấm hết cho cách tiếp cận này. Thông qua quyết định cử một quan chức nội các cấp trung tới EAS, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp ông từ chối đích thân tham gia, Tổng thống Trump thể hiện rõ rằng các định chế đa phương không quan trọng trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mà ông đang tích cực mời chào.
Tất nhiên, thái độ này đã được thể hiện ngay từ đầu. Bằng cách rút Mỹ khỏi TPP trong khi thông báo sẽ chỉ tập trung vào các thỏa thuận thương mại song phương, và từ chối bổ nhiệm các thành viên vào cơ quan phúc thẩm WTO, chính quyền Trump đã quay lưng lại với 75 năm hỗ trợ lưỡng đảng cho thương mại đa phương.
Và chỉ một tuần sau khi từ chối tham gia ở cấp lãnh đạo chính phủ tại EAS, chính quyền Trump tuyên bố chính thức rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Không nơi nào có sự tham gia đa phương quan trọng bằng Đông Á. Trước sự lớn mạnh cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, các nước trong khu vực đang mong muốn tìm ra một chiến lược để đối phó với sự ảnh hưởng của Bắc Kinh. Các thỏa thuận đa phương hiệu quả cho phép họ trụ vững mà không bị buộc phải lựa chọn hoặc Trung Quốc hoặc Mỹ.
Dẫn đầu bởi ASEAN, khu vực đã phát triển nhiều thỏa thuận mới trong hơn ba thập niên qua, giải quyết hàng loạt vấn đề từ những mối quan tâm chính trị và xuyên quốc gia như năng lượng và y tế tới an ninh, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng châu Á, và thương mại với Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương và TPP.
Cũng không có nơi nào rõ ràng hơn ở Biển Đông. Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy các mục tiêu của mình ở vùng biển quan trọng này bằng cách tập trung vào đàm phán song phương và tìm cách hạn chế vai trò của Diễn đàn Khu vực ASEAN – không chỉ bởi Mỹ là một thành viên.
Mỹ đã khẳng định cần phải có một cách tiếp cận đa phương để phát triển bộ quy tắc ứng xử và ngăn chặn Trung Quốc dùng ảnh hưởng để dọa nạt các nước nhỏ hơn. Nhưng điều mỉa mai là cùng lúc chỉ trích Trung Quốc, chính quyền Trump lại làm suy yếu chính định chế có thể chống lại mưu đồ của Trung Quốc.
Hội nghị Đông Á là một phương tiện đặc biệt có giá trị cho sự tham gia của Mỹ. Đây là cuộc họp khu vực rộng lớn duy nhất có sự tham gia của Ấn Độ và tất cả các đồng minh then chốt của Mỹ, cùng với Nga và Trung Quốc. Các cuộc gặp không chỉ tạo ra cơ hội thảo luận rộng rãi về các vấn đề cấp bách của khu vực mà còn cung cấp địa điểm cho các cuộc gặp riêng giữa Tổng thống Mỹ và các đối tác.
Việc Mỹ không quan tâm đến các tổ chức đa phương khu vực không phải là mối đe dọa duy nhất đối với sự tồn tại của những tổ chức này. Mới đây, Ấn Độ cũng quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Chile bỏ tổ chức hội nghị APEC trong bối cảnh trong nước hỗn loạn.
Có lẽ đang có quá nhiều hy vọng chính quyền Trump sẽ nghĩ lại về cái giá của cách tiếp cận thờ ơ đối với chủ nghĩa đa phương trong khu vực. Nhưng các đồng minh và đối tác của Mỹ có thể đóng một vai trò then chốt trong việc giữ vững những nỗ lực đó trong khi sử dụng ảnh hưởng của họ ở Washington để thúc giục một sự tham gia lớn hơn.
Xây dựng các định chế hiệu quả ở châu Á – Thái Bình Dương là một thách thức khó khăn, nhưng chính nỗ lực duy trì chúng mới là liều thuốc giải cho sự cạnh tranh Trung – Mỹ vốn đang đe dọa đến hòa bình và thịnh vượng của khu vực quan trọng này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31735-ong-trump-dang-tiep-them-suc-manh-cho-tq.html

Trump được mời dự luận tội hoặc ‘ngừng than phiền’

Quốc hội Mỹ đã mời Tổng thống Donald Trump tham dự buổi điều trần đầu tiên vào 4/12.
Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện của đảng Dân Chủ, nói rằng ông Trump có thể tham dự hoặc “ngừng than phiền về tiến trình này”.
Luận tội: Trump cáo buộc nhân chứng nói dối, bảo vệ việc sử dụng Giuliani
Trump ‘thúc đẩy luận điệu làm mất uy tín Ukraine’
Luận tội: Quốc hội đang điều tra xem Trump có nói dối Mueller
Nếu ông Trump tham dự, ông có thể chất vấn nhân chứng.
Việc này sẽ đánh dấu giai đoạn tiếp theo của cuộc điều tra luận tội, vốn tập trung vào cuộc điện thoại hồi tháng Bảy giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Trong cuộc điện đàm nói trên, Tổng thống Trump đã đề nghị ông Zelensky điều tra Joe Biden, hiện đang là ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm tới, và con trai ông, Hunter Biden, người từng làm việc cho công ty năng lượng Burisma của Ukraine.
Cuộc điều tra nhắm vào việc có phải ông Trump đã sử dụng việc đe dọa rút viện trợ quân sự để gây sức ép buộc Ukraine điều tra cha con ông Biden. Ông Trump đã phủ nhận mọi cáo buộc và gọi cuộc điều tra là một “cuộc săn lùng phù thủy”.
Để luận tội một tổng thống thì cần những gì?
Tuần trước, Ủy ban Tình báo Hạ viện đã tổng kết hai tuần điều trần công khai, sau vài tuần phỏng vấn bí mật các nhân chứng.
Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện của Đảng Dân chủ, nói các ủy ban đang thực hiện cuộc điều tra. Ủy ban Tình báo, Giám sát và Đối ngoại hiện đang viết báo cáo, và sẽ công bố vào 3/12.
Ông Jerrold Nadler nói gì?
Ông Nadler nói trong một tuyên bố rằng ông đã viết cho ông Trump để mời ông ấy tới buổi luận tội vào tháng tới.
“Về cơ bản, tổng thống có một lựa chọn,” ông Nadler nói. “Ông ấy có thể tận dụng cơ hội này để tự đại diện ở các buổi điều trần luận tội, hoặc ông ấy có thể ngừng than phiền về tiến trình này.
Dòng tweet của ông Trump rung chấn phiên điều trần luận tội
TQ thề ‘trả đũa’ nếu ông Trump ký dự luật Nhân quyền Hong Kong
“Tôi hi vọng rằng ông ấy sẽ lựa chọn tham gia cuộc điều tra, trực tiếp hoặc qua luật sư, như các tổng thống khác trước ông ấy đã từng làm.”
Trong thư gửi tổng thống, ông Nadler nói buổi điều trần sẽ là một cơ hội để thảo luận về nền tảng lịch sử và hiến pháp của luận tội.
“Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về việc có phải các hành động bị cáo buộc của ông có đủ để Hạ viện đang thực hiện quyền thông qua các điều khoản về luận tội hay không,” ông nói thêm.
Ông Nadler cho ông Trump thời hạn tới 18:00 1/12 để trả lời liệu ông có tham dự hay ông, và nếu có, thì luật sư đại diện cho ông sẽ là ai.
Điều gì tiếp theo với cuộc điều tra luận tội?
Ủy ban Tư pháp của Hạ viện kỳ vọng sẽ bắt đầu thảo luận các điều khoản luận tội, tức các cáo buộc đối với tổng thống, vào đầu tháng Mười Hai.
Sau một cuộc bỏ phiếu của Hạ viện, một phiên tòa sẽ được mở tại Thượng viện.
Nếu ông Trump bị kết tội bởi hai phần ba đa số, một kết quả khả năng cao là không thể xảy ra, ông sẽ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị bãi nhiệm qua một cuộc luận tội.
Nhà Trắng và một vài đảng viên Cộng hòa muốn phiên tòa chỉ kéo dài giới hạn trong hai tuần.
271119_1a
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50568988

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ xem

các băng đảng ma túy Mexico là những tổ chức khủng bố

Tin từ WASHINGTON/MEXICO CITY – Tổng thống Trump cho biết ông sẽ chỉ định các băng đảng ma túy của Mexico là các nhóm khủng bố vì vai trò của các nhóm này trong việc buôn người và buôn lậu ma túy, khiến Mexico tức tốc yêu cầu đàm phán.
Theo Reuters, ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Mexico đưa ra một tuyên bố rằng họ sẽ nhanh chóng yêu cầu tổ chức một cuộc họp cấp cao với các viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để giải quyết các chỉ định pháp lý cũng như việc buôn vũ khí và tiền tệ đến tội phạm có tổ chức.
Khi một nhóm cụ thể được chỉ định là một tổ chức khủng bố, luật pháp Hoa Kỳ quy định rằng người dân ở Hoa Kỳ không được phép hỗ trợ. Các thành viên của nhóm đó không thể vào Hoa Kỳ và có thể bị trục xuất. Các tổ chức tài chính nhận thức được rằng nếu họ có vốn liên quan đến nhóm này sẽ phải chặn tiền và thông báo cho Bộ Ngân khố Hoa Kỳ.
Đầu tháng này, tổng thống  Trump đề nghị giúp Mexico “gây chiến với các băng đảng ma túy và quét sạch chúng khỏi trái đất” sau vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào công dân Hoa Kỳ ở Mexico trong nhiều năm. Ba phụ nữ và sáu trẻ em có song tịch Hoa Kỳ-Mexico bị sát hại trong cuộc phục kích ở miền bắc Mexico. Chính quyền Mexico cho biết họ có thể là nạn nhân bị nhận diện nhầm trong các cuộc đối đầu giữa các băng đảng ma túy trong khu vực.
Ông Alex LeBaron, một cựu nghị sĩ Mexico và là người thân của một số nạn nhân, bác bỏ ý tưởng về một “cuộc xâm lược” của Hoa Kỳ trên Twitter. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-hoa-ky-se-xem-cac-bang-dang-ma-tuy-mexico-la-nhung-to-chuc-khung-bo/

Bão lớn khiến đi lại thành nỗi ác mộng

cho hàng triệu người trong dịp Lễ Tạ Ơn

Tin từ Denver – Chỉ vài tiếng trước khi hàng triệu người Hoa Kỳ chuẩn bị trở về nhà cho dịp Lễ Tạ ơn, các cơn bão liên tục ập đến có thể khiến kế hoạch của họ bị gián đoạn.
Hai phần ba dân số Hoa Kỳ sẽ chịu ảnh hưởng của mưa và tuyết dày đặc cùng gió lớn. Tuyết đang rơi, và các chuyến bay ở thành phố Denver cuối cùng cũng được cất cánh. Vào hôm thứ Ba (26/11/2019), hơn 2,000 chuyến bay đã bị hủy hoặc hoãn lại.
Nhiều con đường ở Hoa Kỳ vẫn trong tình trạng hỗn độn. Khi một cơn bão đang di chuyển về phía đông, một cơn bão mạnh khác đang đổ bộ vào bờ tây Hoa Kỳ. Hai cơn bão sẽ làm gián đoạn kế hoạch đi lại của nhiều người đến thứ Hai (02/12/2019).
Tai nạn giao thông xảy ra rải rác trên xa lộ khi các tài xế cố gắng kiểm soát xe trong điều kiện đường trơn trượt.
Phi trường quốc tế Denver International cũng cố gắng giải quyết tình hình với 200 xe vận tải và máy cày liên tục dọn phi đạo. Hơn 1,000 người dự kiến sẽ qua đêm ở phi trường, và sẽ được phát chăn miễn phí.
Từ Colorado đến Wisconsin, cơn bão dự kiến sẽ gây ra gần 1 foot tuyết. Theo CBS News, tuyết đã bắt đầu rơi ở tây bắc Iowa và sẽ không dừng lại cho đến sáng thứ Tư (04/12/2019), ít nhất 9 inches tuyết sẽ đổ xuống thành phố Sioux. Ở Minneapolis, nhiều người đang gấp rút chuẩn bị khởi hành trước khi bão đổ độ.  (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bao-lon-khien-di-lai-thanh-noi-ac-mong-cho-hang-trieu-nguoi-trong-dip-le-ta-on/

Nhân viên phi trường LAX biểu tình –

giao thông bị gián đoạn trong dịp Lễ Tạ Ơn

Tin từ Los Angeles, California – Hôm thứ Ba (26/11/2019), các nhân viên cung cấp thực phẩm phi trường đã biểu tình gần phi trường quốc tế Los Angeles (LAX) khiến giao thông bị gián đoạn.
Mục đích của họ là đòi tăng lương và cải thiện các lựa chọn chăm sóc y tế. Các nhân viên công ty cung cấp thực phẩm LSG Sky Chefs và công ty con Gate Gourmet, nhà cung cấp ký hợp đồng với hãng hàng không American Airlines và các hãng khác, đã tập trung với các nhân viên phi trường khác ở đường Centuty và Sepulveda trong thời điểm dịp lễ bận rộn nhất năm. Cuộc biểu tình đòi hãng hàng không American Airlines bảo đảm nhân viên phục vụ các chuyến bay của hãng có thể nhận chăm sóc y tế, và tăng lương để chu cấp cho gia đình họ ở Los Angeles.
Cảnh sát đã phong tỏa đường Century Boulevard gần lối vào LAX, và yêu cầu khách đến phi trường dùng tuyến đường khác để vào xa lộ Sepulveda Boulevard. Đến khoảng 10 tối thứ Ba (26/11/2019) giao thông quanh phi trường bắt đầu trở lại bình thường.
Một đám đông tụ tập bất hợp pháp. Cảnh sát Los Angeles đã bắt giữ 16 người biểu tình bên ngoài phi trường.
Nghiệp đoàn Unite Here cho biết một trong số bốn nhân viên của LSG Sky Chefs và Gate Gourmet được trả ít hơn 12 Mỹ kim/giờ, kể cả nhân viên đã làm việc cho họ hơn một thập kỷ. Nghiệp cho biết chỉ khoảng 33% nhân viên của LSG Sky Chefs và LAX được công ty cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vào năm 2018.
Phát ngôn viên của LAX cho biết phi trường đang hợp tác chặt chẽ với cảnh sát phi trường và sở cảnh sát Los Angeles, để theo dõi tình hình và ngăn chặn bất kỳ sự chậm trễ nghiêm trọng nào đối với hành khách. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nhan-vien-phi-truong-lax-bieu-tinh-giao-thong-bi-gian-doan-trong-dip-le-ta-on/

Một người đàn ông nhận tội

làm điệp viên cho Trung Cộng tại Hoa Kỳ

Tin từ San Francisco – Một người đàn ông ở California bị cáo buộc làm gián điệp cho an ninh của Trung Cộng, vừa nhận tội hình sự tại Hoa Kỳ. Các công tố viên xem vụ án này là một “khuôn mẫu hiếm hoi” về cách Bắc Kinh thu thập thông tin tình báo ở Hoa Kỳ. Người đàn ông nói trên là ông Xuehua “Ed” Peng, trở thành một công dân Hoa Kỳ nhập tịch năm 2012, đã bị buộc tội vào tháng 9 vì tội danh làm điệp viên chưa ghi danh của một chính phủ ngoại quốc.
Theo thỏa thuận nhận tội, Hoa Kỳ sẽ đề nghị mức án tù 4 năm và phạt 30,000 mỹ kim thay vì hình phạt tối đa là 10 năm tù và phạt 250,000 mỹ kim. Theo Bloomberg, Hoa Kỳ đã tăng cường điều tra về gián điệp an ninh quốc gia của chính quyền Trung Cộng cũng như các hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của quốc gia này kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Tổng Thống Trump và Trung Cộng bắt đầu. Trong những năm gần đầy, ba cựu sĩ quan tình báo Hoa Kỳ đã bị kết án làm gián điệp cho Trung Cộng. Năm ngoái, Bộ Tư pháp đã đưa ra một kế hoạch mang tên China Initiative, nhắm mục tiêu vào những nghi can trộm cắp bí mật thương mại, hack và gián điệp kinh tế. Theo các công tố viên, ông Peng, 56 tuổi, làm hướng dẫn viên cho khách du lịch Trung Cộng ở khu vực San Francisco. Ông đã bị bắt sau khi một điệp viên hai mạng thuộc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang của Hoa Kỳ thực hiện giao dịch với ông. Theo kế hoạch của FBI, ông Peng sẽ được trả 10,000 đến 20,000 mỹ kim để mang những thẻ nhớ chứa thông tin an ninh tuyệt mật của Hoa Kỳ đến Trung Cộng, tuy nhiên những thông tin này đã được chính các cảnh sát FBI ngụy tạo từ trước. Sau khi nhận được thẻ nhớ, ông Peng sẽ bay đến Trung Cộng và giao chúng cho một viên chức thuộc Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Cộng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-dan-ong-nhan-toi-lam-diep-vien-cho-trung-cong-tai-hoa-ky/

Elon Musk sẽ ra khai chứng trong vụ kiện phỉ báng

Giám đốc điều hành của công ty Tesla, ông Elon Musk, sẽ ra khai chứng để bào chữa cho mình trong vụ án mà ông bị một nhà thám hiểm hang động người Anh kiện về tội phỉ báng, Reuters dẫn thông tin từ luật sư của ông Musk cho biết hôm 25/11 tại Tòa án liên bang ở Los Angeles.
Ông Vernon Unsworth kiện ông Musk đã gọi ông là “gã ấu dâm”. Ông Musk đã đăng dòng tweet này lên sau khi ông Unsworth, trong một cuộc phỏng vấn với CNN, nói rằng ông Musk chỉ muốn đánh bóng tên tuổi khi đề nghị giúp nhóm thợ lặn của ông Unsworth giải cứu 12 cậu bé và huấn luyện viên bóng đá bị kẹt ở hang động Thái Lan hồi tháng 7 năm 2018.
“Các chứng cứ khi ông Musk ra khai chứng sẽ cho thấy trên thực tế ông không gọi Unsworth là kẻ ấu dâm. Ông Musk đã xóa dòng tweet, xin lỗi và bỏ qua chuyện này”, Reuters dẫn lời luật sư Alexander Spiro của ông Musk nói với tòa.
Hiện không có dấu hiệu cho thấy hai bên có ý định giải quyết mâu thuẫn với nhau trước khi phiên tòa dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 3/12 tại tòa án liên bang ở Los Angeles.
Ông Unsworth cũng sẽ ra khai chứng, luật sư L. Lin Wood của ông cho biết. Ông sẽ cung cấp những bằng chứng về những tổn thất mà ông phải chịu kể từ khi ông bị ông Musk gọi là một kẻ ấu dâm”, ông Wood nói với tòa án.
Thẩm phán Stephen Wilson dự định mở phiên xử sơ thẩm thứ hai vào ngày 26/11 để tìm ra những bằng chứng có thể được sử dụng trong phiên tòa dân sự vào tuần tới.
Tuần trước, Thẩm phán Wilson bác bỏ nỗ lực của ông Musk muốn bãi bỏ vụ kiện và yêu cầu tòa phán quyết rằng ông Unsworth không phải là một nhân vật của công chúng – là yếu tố giúp dễ dàng chứng minh bị phỉ báng.
Theo Reuters, ông Unsworth có thể thắng kiện nếu ông chứng minh được rằng ông Musk đã hành động bất cẩn khi đưa ra nhận xét của mình.
https://www.voatiengviet.com/a/elon-musk-s%E1%BA%BD-ra-khai-ch%E1%BB%A9ng-trong-v%E1%BB%A5-ki%E1%BB%87n-ph%E1%BB%89-b%C3%A1ng/5182137.html

Thương mại thế giới đối mặt nguy cơ ‘ngày tận thế’

Thế giới sẽ không kết thúc vào ngày 10/12, nhưng với những người quan tâm tới hệ thống giám sát thương mại toàn cầu, thì ngày đó sẽ xuất hiện nhiều hậu quả ‘tận thế’.
Bởi đó là khi bộ phận cấp cao nhất chuyên giải quyết những căng thẳng của WTO ngừng hoạt động, do chính quyền Washington ngăn cản việc tái bổ nhiệm thẩm phán của tổ chức này.
Và khi bộ phận Phán quyết chuyên giải quyết những kiện cáo không còn hoạt động, thì những tranh chấp thương mại quốc tế sẽ không tìm được ra cách giải quyết, và điều này có thể khiến các cuộc chiến thuế quan ‘ăn miếng, trả miếng’ vượt tầm kiểm soát.
Mỹ có vẻ sẽ không sốt sắng tìm cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng này cho tới khi nhiều nước khác thừa nhận rằng, những bộ phận như diễn đàn đàm phán và cảnh sát thương mại của WTO đã thất bại.
“Tôi không cho rằng chính quyền Trump sẽ tỏ ra hài lòng với những câu trả lời từ các nước thành viên WTO khác”, báo SCMP trích lời cựu cố vấn Đại diện Thương mại Mỹ Stephen Vaughn nói.
Cũng theo tờ báo này, cuộc khủng hoảng đang nhem nhúm hiện nay đang phơi bày những rạn nứt sâu sắc trong WTO, khi tổ chức này đã thất bại trong việc đưa ra những quy tắc mới về tự do thương mại hơn nữa, kể từ khi được thành lập vào năm 1995.
Washington có thể sử dụng chương trình nghị sự của nước này để làm tê liệt WTO hơn nữa, khi một số báo cáo của Bloomberg đầu tháng 11 cho biết, Mỹ đang xem xét khả năng sẽ chặn nguồn ngân sách phê chuẩn 2 năm/ lần cho tổ chức này. Nếu không có tiền, WTO có thể sẽ phải giải tán trong năm tới.
“Đây là một sự thất vọng. Tàu Titanic (WTO) đã đâm phải băng trôi. Nó sẽ không chìm trong 13 phút, nhưng nó đang dần chìm và chúng ta sẽ giải quyết việc này ra sao”, Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á Deborah Elms nói.
Lý giải nguyên nhân
Phía Mỹ đã có một danh sách dài những than phiền của nước này với cơ quan Phán quyết WTO. Bộ phận này có tất cả 7 người, nhưng cần có ít nhất 3 thẩm phán để nghe về các vụ việc và đưa ra phán quyết. Với việc 2 trong 3 thẩm phán sẽ hết nhiệm kỳ trong ngày 10/12 tới, sẽ chỉ còn 1 thẩm phán là giáo sư Trung Quốc Hong Zhao tại vị.
Thực chất, sự bất bình của Mỹ với bộ phận Phán quyết WTO không xuất phát từ thời ông Trump. Hồi 2016, chính quyền Obama đã ngăn thẩm phán Seung Wha Chang của Hàn Quốc tiếp tục nhiệm kỳ 2. Mỹ tố cáo ông này đã lạm quyền trong một số phán quyết.
Chính quyền Washington khi đó cũng ngăn việc tái bổ nhiệm quan chức thương mại Mỹ Jennifer Hillman, do lo ngại bà này không đủ sự ‘cứng rắn’ trong việc phủ quyết những phán quyết gây tổn hại tới các điều luật thương mại của Mỹ.
Phó Tổng giám đốc WTO Alan Wolff gần đây cho biết, Mỹ chỉ coi vai trò của bộ phận Phán quyết như nhằm tăng sự thực thi nghiêm chỉnh ‘điều khoản’ được đồng ý bởi các thành viên WTO. Trong khi EU và các nước lại coi đây là tòa án nhằm tạo ra những quy định mới cho tổ chức.
Những người ủng hộ Washington cho rằng, việc đóng cửa cơ quan Phán quyết WTO đã bị phóng đại quá mức. Ngay cả khi các quốc gia không kiện cáo, thì các phàn nàn về thương mại vẫn tăng, và khả năng giải quyết những vấn đề này vẫn ở mức thấp.
Mối liên hệ với Trung Quốc
“Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đơn giản là không được thiết kế để đối phó với một hệ thống chính trị và pháp lý nào, do vậy mâu thuẫn từ các tiền đề cơ bản của WTO đã được tạo ra”, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer phát biểu tại Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung Quốc hồi 2010 cho biết.
Ông Lighthizer đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để bảo vệ lợi ích của nhiều công ty thép của Mỹ, khi chống lại những vấn đề như giá cả và những khoản trợ cấp không công bằng của Trung Quốc.
Sự thất vọng về cơ quan Phán quyết WTO của ông này càng tăng lên, khi nhiều phán quyết tiếp tục làm suy yếu các điều luật thương mại Mỹ, vốn được dùng để bảo vệ kinh tế nước này khỏi ‘các nước có hành vi thương mại xấu’ khác.
Thương mại thế giới đối mặt nguy cơ ‘ngày tận thế’
Ngoài ra, sự thất bại của WTO trong các vấn đề như trộm cắp tài sản trí tuệ hay ép buộc chuyển giao công nghệ đã khiến chính quyền Trump phải tự hành động và coi những vấn đề trên là một phần của cuộc thương chiến hiện nay.
Các quan chức thương mại Mỹ đã bảo vệ quyết định phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc bên ngoài khuôn khổ WTO với lập luận rằng, các quy tắc thương mại toàn cầu không thể giải quyết những sai phạm của Bắc Kinh.
“Phía Mỹ đã hành động thiếu trách nhiệm khi biến WTO trở nên kém hiệu quả hơn. Việc Mỹ tăng thuế thêm hàng chục triệu USD lên hàng hóa Trung Quốc đã vi phạm các quy định của WTO. Nếu luật lệ của WTO bị bỏ qua thì cục diện sẽ hỗn loạn. Tôi nghĩ đây sẽ là thiệt hại lớn nhất cho kinh tế toàn cầu”, chuyên gia Long Yongtu kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31736-thuong-mai-the-gioi-doi-mat-nguy-co-ngay-tan-the.html

Lên tuyến đầu chống khủng bố ở Sahara,

Pháp kẹt trong vùng cát lún

Tú Anh
« Mười ba anh hùng vị quốc vong thân », « mười ba anh hùng chết cho chúng ta ». Phát biểu trên đây của nữ bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly tại tổng hành dinh lực lượng Barkhane và tuyên bố của tổng thống Macron nhằm vinh danh 13 quân nhân Pháp tử nạn trực thăng trên chiến trường Mali ngày 25/11/2019. Chiến dịch chống khủng bố Hồi giáo tại sa mạc Sahara bước vào năm thứ sáu, với 41 binh sĩ Pháp hy sinh không tránh được một câu hỏi then chốt : phải chăng Pháp đang bị sa lầy ?
Trả lời phỏng vấn một đài phát thanh Pháp sau cái chết của 13 quân nhân Pháp, tướng François Lecointre, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, không che dấu khó khăn : « Chúng ta không bao giờ chiến thắng vĩnh viễn khủng bố. Không như những hình ảnh đã thấy trong thế kỷ 20, quân đội Pháp sẽ không bao giờ ca khúc chiến thắng diễn hành qua Khải hoàn môn nhưng trong cuộc chiến này, quân đội Pháp sẽ phải kiên trì vì nó hữu ích và cần thiết ».
Tuyên bố trên đây phản ảnh phần nào tinh thần hoài nghi của giới quân sự lẫn chính trị Pháp về hiệu năng của chiến lược tiêu diệt thánh chiến từ đường ranh sa mạc Sahara, phát khởi từ năm 2013.
Quân đội Pháp làm gì ở khu vực này ?
Chiến dịch Barkhane được tổng thống François Hollande loan báo vào tháng 08/2014, là hậu thân của chiến dịch Serval, cũng do vị tổng thống đảng Xã hội này quyết định 18 tháng trước đó. Lấy tên của những đồi cát cao ngất ở Mali, chiến dịch Barkhane, phối hợp với 5 nước Châu Phi còn gọi là G5, chiến
đấu chống các nhóm Hồi giáo võ trang tràn xuống 5 nước trong vùng là Mali, Mauritanie, Niger, Burkina Faso và Tchad. Trong 5 nước đồng minh này, chỉ có quân đội Tchad là thiện chiến. Phần đóng góp của Pháp, ngoài ngân sách khoảng một tỷ đôla mỗi năm, còn có 4500 binh sĩ, chiếm phân nửa lực lượng viễn chinh của Pháp trong thời bình.
Khó khăn của quân đội Pháp tại một khu vực rộng như cả châu Âu là điều được dự kiến từ trước. Ở Afghanistan, diện tích chỉ bằng một phần năm vùng nam sa mạc Sahara, mà quân đội Mỹ huy động đến 100.000 người.
Về chính trị, chính quyền Mali tuy được hỗ trợ về quân sự và kinh tế, không củng cố được uy tín trên toàn quốc do những mối chia rẻ truyền thống, phân biệt bộ tộc. Nhược điểm này đã được tổ chức thánh chiến Daech địa phương, « Nhà Nước Hồi Giáo Đại Sahara », khai thác triệt để, phát triển vùng hoạt động xuống tận miền trung Mali, rồi miền nam gần các nước láng giềng.
Theo phân tích của một phóng viên chiến trường, tình hình quân sự rất phức tạp. Các nhóm võ trang, như toán khủng bố bị truy kích hôm 25/11/2019, ẩn náo trà trộn trong dân làng, trả công chỉ điểm gấp đôi tiền lương tháng. Hồi đầu tháng 11, Daech Sahara tấn công vào một thị trấn, giết hàng loạt thường dân và 50 binh sĩ Mali. Cũng nhóm này, thứ Năm tuần trước ám sát năm thủ lĩnh sắc tộc ở Niger. Chiến thuật du kích và khủng bố tinh thần được sử dụng để làm suy yếu các chế độ dám chống cự lại.
Theo tổ chức thiện nguyện Acled, từ tháng 11/2018 đến tháng 03/2019, ít nhất 4700 thường dân bị giết, tăng 46% so với thiệt hại nhân mạng do Daech Sahara gây ra một năm trước đó.
Tiến thóai lưỡng nan
Trong tình hình này, đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất ra thông báo kêu gọi một giải pháp chính trị, rút khỏi cuộc chiến tốn hao sinh mạng. Nhưng rút quân là chẳng khác nào tặng không sân sau của Pháp, tiếp theo đó là an ninh của chính nước Pháp, cho Daech. Còn đánh tiếp thì, như tướng François Lecointre phân tích bên trên, con đường chiến đấu rất dài, có thể là 10 hay 15 năm.
Nữ bộ trưởng Quân Lực Pháp khẳng định chiến dịch Barkhane « không sa lầy vì luôn thích nghi với tình thế ». Tổng thống Macron cũng nói đến « quyết định mới » sau khi gặp các đối tác Tchad, Mali và Niger cách nay hai tuần.
Thay đổi chiến lược ?
Theo những chuyên gia thông thạo tình hình được Le Monde trích dẫn, cuộc hành quân ở miền nam Mali đưa đến cái chết của 13 quân nhân phản ảnh quyết tâm của quân đội nhằm tái lập cân bằng trên chiến trường.
Tuy nhiên, tái lập an ninh ở vùng đông dân, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương mong thấy tia sáng hoà bình, nhưng cũng vừa sợ Hồi giáo cực đoan và bắt đầu chán lính Pháp, cũng là một phương trình nát óc.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191127-l%C3%AAn-tuy%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A7u-ch%E1%BB%91ng-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-%E1%BB%9F-sahara-ph%C3%A1p-k%E1%BA%B9t-trong-v%C3%B9ng-c%C3%A1t-l%C3%BAn

Chống khủng bố :

Nước Pháp vinh danh 13 quân nhân hy sinh tại Mali

Tú Anh
Tai nạn trực thăng, tối ngày 25/11/2019, đã làm thiệt mạng 13 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp thuộc lực lượng Barkhane chống khủng bố Hồi giáo ở vùng sa mạc Sahara . AFP ghi nhận đã có hàng loạt thông điệp, từ Châu Phi cũng như tại Pháp, vinh danh sự hy sinh của những người lính « viễn chinh vì tự do cho người dân ở Sahara và cho nước Pháp ». Nghi lễ tưởng niệm chính thức sẽ được tổ chức tại điện Invalides ngày thứ hai tuần tới, 02/12/2019. Trưa hôm qua, hai viện Quốc Hội Pháp đã dành một phút mặc niệm trước khi bắt đầu họp.
Theo các thông tin mới, trong khi truy kích một nhóm khủng bố di chuyển bằng xe pick-up ở miền nam Mali, gần biên giới Burkina Faso, do trời tối, đơn vị hành quân gọi trực thăng võ trang tăng viện. Không hiểu vì lý do gì, khi đến vùng hành quân, hai trực thăng võ trang chiến đấu Tigre và Cougar, trong số ba chiếc hiện diện, đụng nhau trong lúc tác chiến gây tử vong toàn thể 13 quân nhân.
Theo phát ngôn viên quân đội Pháp, hai chiếc hộp đen ghi các dữ liệu phi hành, vừa được tìm thấy hôm nay, sẽ cho biết nguyên nhân trong những ngày tới. Viên sĩ quan này mô tả điều kiện bay vào thời điểm tai nạn rất xấu, trời tối như mực, đêm không trăng, trần mây thấp.
Trong vài hôm nữa, một buổi lễ tượng niệm sẽ được tổng thống Pháp chủ toạ tại điện Invalides. Đây là thiệt hại nhân mạng lớn nhất của quân đội Pháp từ sau vụ khủng bố, bị nghi là do Iran thực hiệ, tại Liban năm 1983, làm 58 binh sĩ nhảy dù tử nạn.
Trong số 13 quân nhân thiệt mạng tại Mali tối 25/11, có đại úy Romain Chomel de Jarnieu, con trai của cựu đô đốc, tham mưu phó hải quân Pháp và trung úy Pierre Bockel, con của thượng nghị sĩ Jean-Marie Bockel, một bộ trưởng thời tổng thống Sarkozy.
Mali và Burkina Faso, hai nước châu Phi đang được chiến dịch Barkhane hỗ trợ, gửi thông điệp cảm tạ : « những anh hùng hy sinh cho Tự Do và cho người dân Sahel ».
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191127-ch%E1%BB%91ng-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%C3%A1p-vinh-danh-13-qu%C3%A2n-nh%C3%A2n-hy-sinh-t%E1%BA%A1i-mali

Học giả Đức tố cáo

Trung Quốc “diệt chủng văn hóa” người Duy Ngô Nhĩ

Thụy My
Tống giam hàng loạt không hề qua xét xử, trừng phạt tùy tiện, giám sát 24/24 : các tài liệu mật của Trung Quốc vừa được tổ hợp các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) gồm 17 cơ quan báo chí trên thế giới công bố hôm 24/11/2019 đã vạch trần tình trạng ngược đãi tù nhân trong hệ thống trại cải tạo ở Tân Cương mà Bắc Kinh vẫn chối cãi, gọi là trường dạy nghề.
Nhà xã hội học Adrian Zenz, người đầu tiên phát hiện quy mô của các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ, khi trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, 27/11/2019, đã nhấn mạnh Trung Quốc đã dối trá trong một thời gian dài nhằm che giấu sự thật. Ông nói:
« Các tài liệu khẳng định rất rõ và rất chi tiết. Không thể nào nghi ngờ được nữa : Bắc Kinh rõ ràng đã dối trá ! Theo ước tính mới nhất của tôi, có khoảng 1.200 trại cải tạo và từ 100 đến 200 nhà tù. Ít nhất 900.000 người đang bị giam giữ trong các trại này kể từ mùa xuân năm 2017, thậm chí tổng số tù nhân có thể lên đến 1.800.000 người.
Những người này bị giam giữ chỉ vì họ thuộc sắc tộc thiểu số. Trước hết là người Duy Ngô Nhĩ, nhưng ngày càng có thêm những thiểu số đạo Hồi khác như người Kazakhstan hay Kyrgyzstan. Tôi cho rằng đây là diệt chủng văn hóa.
Sở dĩ nói văn hóa, đó là vì người tù không nhất thiết bị sát hại, không phải diệt chủng kiểu như người Do Thái trước đây. Nhưng chúng ta có thể coi đây là diệt chủng, vì việc các nạn nhân bị cưỡng bức vào trại nhằm mục đích tiêu diệt bản sắc và cội rễ văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan.
Lần cuối cùng nhân loại chứng kiến việc bắt người vào trại tập trung hàng loạt và có hệ thống theo nhóm chủng tộc và tôn giáo, đó là dưới thời Đức quốc xã ».
Chuyên gia Adrian Zenz sau khi kiểm tra tính xác thực của các công văn mật bị rò rỉ, cho biết thêm về cuộc sống trong trại cải tạo :
« Các chỉ thị mật này là bằng chứng cụ thể nhất cho đến nay về các quy định khắc nghiệt về an ninh được áp đặt ở các trại cải tạo, như trong trại lính. Trại viên phải dậy thật sớm, không có được chút riêng tư nào. Việc tắm rửa, vệ sinh bị hạn chế và thậm chí còn bị giám sát bởi các quản giáo hoặc camera. Sau đó họ phải ngồi nhiều tiếng đồng hồ trên những chiếc ghế rất cứng để học tiếng Hoa, hay thú nhận những sai lầm và tự kiểm.
Rất nhiều nhân chứng khẳng định họ bị cấm hành đạo. Người ta nói với họ, chính đảng Cộng Sản mới nuôi dưỡng họ, và « người hướng dẫn tinh thần là chủ tịch Tập Cận Bình chứ không phải Thượng Đế ». Những ai bị coi là ngoan đạo nhất bị buộc phải ăn thịt heo và uống rượu, vốn bị cấm đối với người Hồi giáo. Nếu không tuân lệnh, họ sẽ bị trừng phạt nặng nề ».
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191127-h%E1%BB%8Dc-gi%E1%BA%A3-%C4%91%E1%BB%A9c-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-trung-qu%E1%BB%91c-di%E1%BB%87t-ch%E1%BB%A7ng-v%C4%83n-h%C3%B3a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-duy-ng%C3%B4-nh%C4%A9

WADA đề nghị cấm Olympic Nga bốn năm

Cơ quan chống doping thế giới (WADA) hôm 25/11 nói rằng Nga nên bị cấm tham gia Olympic bốn năm, cũng như cấm tham gia tất cả các giải vô địch thế giới vì nước này đã gian lận dữ liệu xét nghiệm doping trong vụ tai tiếng của một phòng thí nghiệm ở Moscow.
Một ủy ban độc lập của WADA đặc trách đánh giá việc tuân thủ, gọi tắt là CRC, đưa ra các khuyến nghị như vậy và sẽ đề nghị với ban chấp hành tại hội nghị ở Paris vào ngày 9 tháng 12.
Trong báo cáo dài 26 trang, CRC cho biết Cơ quan chống doping Nga (RUSADA) nên bị đánh giá là không tuân thủ sau khi một cuộc điều tra tìm thấy dữ liệu của thí nghiệm bị tai tiếng ở Moscow được RUSADA giao nộp vừa không đầy đủ, vừa không xác thực.
Lệnh cấm bốn năm sẽ không cho phép Nga tham gia Olympic Tokyo vào năm tới và Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022.
Tuy nhiên, các khuyến nghị của CRC mở ngỏ khả năng cho các vận động viên sạch doping của Nga tham gia Olympic dưới lá cờ trung lập, như một số vận động viên Nga đã làm ở Pyeongchang 2018.
CRC cũng khuyến nghị không cho phép Nga tổ chức hoặc đăng cai bất kỳ sự kiện thể thao lớn nào và sự kiện nào đã được trao Nga đăng cai nên được chuyển đến một quốc gia khác.
Ngoài ra, CRC còn khuyến nghị Nga không được tranh quyền đăng cai Olympic và Paralympic 2032.
Nga có thể kháng cáo bất kỳ lệnh trừng phạt nào lên Tòa án Trọng tài Thể thao.
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) hôm 26/11 nói rằng những hành vi gian lận mới đây nhất trong nỗ lực giải quyết vụ bê bối về doping của Nga kéo dài mấy năm qua là một sự phỉ báng đối với thể thao thế giới.
Tuyên bố của ủy ban Olympic nói rằng: “IOC sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt nặng nhất đối với tất cả những ai vi phạm trong vụ thao túng này.”
(Theo Reuters, AP)
https://www.voatiengviet.com/a/wada-de-nghi-cam-olympic-nga-bon-nam/5182120.html

Thổ Nhĩ Kỳ dọa

chống kế hoạch phòng thủ Baltic của NATO

Thu Hằng
Thổ Nhĩ Kỳ gây sức ép với NATO. Kế hoạch phòng thủ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương cho các nước Baltic và Ba Lan sẽ không được Ankara chấp nhận, nếu NATO không ủng hộ rõ ràng hơn về mặt chính trị cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ chống lực lượng Kurdistan ở Syria.
Hãng tin Reuters ngày 26/11/2019, trích bốn nguồn tin khác nhau trong NATO, cho biết Ankara đã ra lệnh cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ bên cạnh NATO không ký vào những kế hoạch phòng thủ trên.
Một nguồn tin nhận định Thổ Nhĩ Kỳ « bắt các nước Đông Âu làm con tin, cản trở việc thông qua kế hoạch quân sự của NATO chừng nào họ không có được nhân nhượng ». Một nguồn tin khác thì cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ tỏ thái độ « gây bất ổn », vào lúc NATO muốn chỉnh đốn sau khi bị tổng thống Mỹ Donald Trump, tiếp theo là tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích.
Không có đồng thuận của Thổ Nhĩ Kỳ, NATO sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc triển khai các kế hoạch phòng thủ dành cho Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia trước khả năng một cuộc tấn công từ Nga, với ví dụ là cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraina, cũng như việc Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao vẫn hy vọng sẽ tìm ra được một thỏa thuận, bởi vì Ankara cũng đang chờ các lãnh đạo NATO phê chuẩn một kế hoạch sửa đổi liên quan đến việc đáp trả quân sự tập thể trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công.
Bên lề thượng đỉnh NATO, dự kiến diễn ra ở Luân Đôn vào ngày 03-04/12, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ gặp nhau để bàn về cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191127-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-d%E1%BB%8Da-ch%E1%BB%91ng-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-ph%C3%B2ng-th%E1%BB%A7-baltic-c%E1%BB%A7a-nato

Cảnh sát Georgia bắt giữ các nhà hoạt động,

dùng vòi rồng để giải tán những người biểu tình ở quốc hội

Tin từ TBILISI, Georgia – Vào hôm thứ ba (26/11), cảnh sát chống bạo động sử dụng vòi rồng để giải tán những người biểu tình gần quốc hội Georgia và bắt giữ một số nhà hoạt động, vài giờ sau khi hàng ngàn người biểu tình tập trung tại thủ đô để yêu cầu cải cách hệ thống bầu cử.
Theo tin từ Reuters, người biểu tình đứng ở bốn địa điểm trước lối vào quốc hội bị buộc phải giải tán, mặc dù hàng chục người tập trung tại một nơi trước tòa nhà quốc hội. Ông Giorgi Vashadze, một trong những nhà lãnh đạo phe đối lập, thông báo với các phóng viên rằng một số người, trong đó có một chính trị gia đối lập, bị cảnh sát giam giữ. Sau đó, hàng trăm cảnh sát được bố trí đến hiện trường. Người biểu tình lên kế hoạch chặn lối vào quốc hội và tuyên bố rằng họ sẽ ngăn cản các nhà lập pháp tham gia phiên họp vào hôm thứ ba, nhưng các viên chức cho biết rằng hành động này sẽ không được phép. Các cuộc biểu tình ở quốc gia Liên Xô cũ 3.7 triệu người diễn ra trong hai tuần để yêu cầu chuyển đổi hoàn toàn sang bầu cử người đại diện theo tỷ lệ dân số trong khu vực. Sự thay đổi này được lên kế hoạch vào năm 2024, nhưng phe đối lập đang yêu cầu đẩy nhanh tốc độ, đồng thời tuyên bố rằng các luật lệ đang có lợi cho đảng Georgian Dream, nắm quyền từ năm 2012.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/canh-sat-georgia-bat-giu-cac-nha-hoat-dong-dung-voi-rong-de-giai-tan-nhung-nguoi-bieu-tinh-o-quoc-hoi/

Những người sống sót sau trận động đất tại Albania

 chia sẻ về kinh nghiệm kinh hoàng

Tin từ Tirana – Hôm thứ ba (26/11), ít nhất 15 người thiệt mạng khi trận động đất mạnh xảy ra ở Albania. Trận động đất trên phá hủy nhiều tòa nhà và chôn vùi nhiều cư dân dưới đống đổ nát. Theo Reuters, một số người sống sót cũng như những người tham gia cấp cứu và tìm kiếm thi thể nạn nhân đều chia sẻ về kinh nghiệm kinh hoàng của họ.
Cô Rozina Myrta cho hay, nhà cô ở cách một tòa nhà lớn 20 mét. Tòa nhà trên sụp đổ trong trận động đất nhưng rất may mắn, nhà cô không bị thiệt hại gì. Tại thời điểm trên, cô thấy khói và sương mù và có mùi như bụi. Mọi người la hét và khóc lóc. Sau đó, nhiều trận động đất đã xảy ra. Anh Irakli Simoni sống tại một ngôi làng cách Thumane 20 mét. Khi nghe tin về trận động đất, anh đến tham gia việc giải cứu các nạn nhân. Anh cho biết anh đã cố gắng đưa một người đàn ông ra khỏi đống đổ nát. Người đàn ông này nằm dưới một xác chết. Ngoài ra, một người đàn ông có tên Klevis Cara cho hay, sau trận động đất, anh nghe thấy tiếng ồn của một tòa nhà đang sụp đổ, và gia đình họ đã nhanh chóng chạy ra khỏi nhà. 10 phút sau, một tòa nhà bên cạnh cũng bị sập. Bên cạnh đó, cô Marjana Gjoka cho biết, trong lúc gia đình cô đang ngủ trong căn nhà tại lầu 4 của một tòa nhà ở Thumane, thì trận động đất làm sập tầng 5 của tòa nhà này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nhung-nguoi-song-sot-sau-tran-dong-dat-tai-albania-chia-se-ve-kinh-nghiem-kinh-hoang/

Trung – Hàn nhất trí

phát triển mối quan hệ an ninh song phương

Bên lề Hội nghị ADMM+ lần thứ 6, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Trung Quốc vừa nhất trí phát triển mối quan hệ an ninh song phương nhằm đảm bảo sự ổn định ở khu vực Đông Bắc Á.
Theo thông tin trên, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã nhất trí thiết lập thêm các đường dây nóng quân sự và xúc tiến chuyến thăm của Bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm tới nhằm “tăng cường các cuộc trao đổi cũng như hợp tác quốc phòng song phương”.
Thông báo trên được Seoul đưa ra trùng thời điểm với việc Hàn Quốc đang ngày bất mãn với đồng minh Mỹ về khoản phí hàng năm 5 tỉ USD mà Washington đang đòi Seoul phải chi trả để duy trì lực lượng 28.500 binh sĩ Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Số tiền này tăng mạnh so với con số 923 triệu USD mà Seoul phải chi trả hồi năm ngoái. Con số 923 triệu USD cũng đã tăng 8% so với năm trước đó. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đàm phán về chi phí quân Mỹ đồn trú đổ vỡ vào ngày 19/11. Đàm phán đổ vỡ được xem là bất đồng công khai hiếm hoi trong 66 năm quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn. Các bên cáo buộc phía còn lại không sẵn sàng thỏa hiệp một cách công bằng và hợp lý. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khẳng định “lập trường của chúng tôi là đàm phán cần chấp nhận được cho cả hai phía, nằm trong khuôn khổ Thỏa thuận Các biện pháp Đặc biệt (SMA) như Hàn Quốc và Mỹ thống nhất trong gần 28 năm qua”; đồng thời cho biết “phía Mỹ nghĩ việc chia sẻ chi tiêu quốc phòng cần được gia tăng đáng kể bằng cách tạo nên hạng mục mới”.
Tờ Korea Times của Hàn Quốc (18/11) đã có bài xã luận trong đó cảnh báo rằng, liên minh an ninh giữa hai nước Mỹ và Hàn Quốc “có thể đổ vỡ do đòi hỏi quá đáng của phía Washington”; đồng thời cáo buộc Nhà lãnh đạo nước Mỹ xem hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc “như một hợp đồng bất động sản để kiếm lời”. Đa số người dân Hàn Quốc đều đồng ý với quan điểm của bài xã luận nói trên. Theo một cuộc thăm dò dư luận gần đây của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, có tới 96% người dân ở Hàn Quốc phản đối việc Seoul phải trả tiền cho sự hiện diện quân sự của Mỹ trên lãnh thổ của họ. Người dân cũng bày tỏ sự khó chịu, tức giận trước áp lực mà Washington đang đặt lên Seoul để buộc nước này phải ký gia hạn một thỏa thuận ba bên về việc chia sẻ thông tin quân sự với Mỹ và Nhật Bản. Thỏa thuận An ninh Thông tin Quân sự Chung sẽ hết hạn vào ngày 23/11 tới và Hàn Quốc nhấn mạnh họ chỉ ký gia hạn thỏa thuận này nếu Nhật Bản hủy bỏ những biện pháp hạn chế xuất khẩu các chất hóa học cho ngành công nghiệp microchip của Hàn Quốc.
Theo giới chuyên gia, hành động trên của Chính phủ Mỹ nhiều khả năng sẽ khiến đổ vỡ quan hệ đồng minh lâu năm với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Chuyên gia Bruce Klinger – một nhà phân tích ở Heritage Foundation cho rằng “loại yêu cầu đó, không chỉ là con số cắt cổ mà cả cách thức đang diễn ra, có thể gây ra làn sóng bài Mỹ”; cho rằng “nếu bạn làm suy yếu các liên minh và từ đó có nguy cơ làm giảm năng lực răn đe cũng như sự hiện diện của quân đội Mỹ, điều đó chỉ có lợi cho Triều Tiên, Trung Quốc và Nga – những nước sẽ nhìn thấy tiềm năng từ ảnh hưởng quân sự suy giảm của Mỹ cũng như từ việc Mỹ giảm sự ủng hộ cho các đồng minh”. Cùng quan điểm trên, Giáo sư Daniel Pinkston, Đại học Troy nhận định “đó chỉ là hành động tống tiền. Nó không khác là mấy so với việc một tên trùm băng đảng đi loanh quanh và đòi tiền bảo kê. Số tiền mà Mỹ đang đòi hỏi về mặt chính trị là không thể chấp nhận nổi đối với cả Seoul và Tokyo. Điều đó chỉ dẫn đến sự bất mãn gia tăng”.
Được biết, Mỹ đang duy trì khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú và nhiều khí tài hiện đại tại Hàn Quốc nhằm đảm bảo an ninh cho nước này. Từ tháng 3/2018, hai nước đã tiến hành 10 vòng đàm phán về chia sẻ chi phí quân sự trong bối cảnh Tổng thống Trump liên tục kêu gọi Hàn Quốc tăng đóng góp tài chính cho lực lượng đồn trú Mỹ. Khoảng 70% đóng góp của Seoul hiện nay dùng để trả lương cho 8.700 nhân viên Hàn Quốc làm việc trong các lĩnh vực hành chính, kỹ thuật và dịch vụ khác cho quân đội Mỹ. Cuối năm 2018, quân đội Mỹ cảnh báo sẽ buộc các nhân viên người Hàn Quốc nghỉ không lương nếu hai bên không đạt thỏa thuận về “phí bảo vệ” mới.
Hàn Quốc là đồng minh đầu tiên của Mỹ bắt đầu đàm phán về mức độ chia sẻ chi phí quân sự với chính quyền ông Donald Trump. Các đồng minh chủ chốt khác của Mỹ như Nhật Bản hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tham gia các cuộc đàm phán tương tự trong những năm tiếp theo. Đây là lý do chính quyền Trump không muốn nhượng bộ Hàn Quốc để tránh bị “yếu thế” ở các cuộc đàm phán với các đồng minh khác trong tương lai. Lo ngại những bất đồng giữa hai đồng minh có thể ảnh hưởng tới những tiến triển thuận lợi trên Bán đảo Triều Tiên, Chính phủ Hàn Quốc do chịu nhiều sức ép đã chấp nhận mức đóng góp cao hơn các năm trước. So với mức tăng 5,8% đạt được trong các cuộc
đàm phán về SMA hồi năm 2013, mức tăng 8,2% lần này được coi là “rất khó” để Hàn Quốc chấp nhận. Tuy nhiên, cuối cùng Seoul cũng đã nỗ lực để tránh chấp nhận mức đóng góp tăng 200% như đề nghị của Washington đưa ra trong các cuộc đàm phán.
Điều lo ngại hơn nữa chính là thời hạn của SMA chỉ là 1 năm nên Mỹ và Hàn Quốc sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán SMA mới cho năm 2020. Việc Chính quyền Donald Trump đưa ra yêu cầu Hàn Quốc đóng góp gần 5 tỷ USD là mức phí quá cao, vượt qua giới hạn chấp nhận của Hàn Quốc, điều này sẽ làm xói mòn lòng tin của Hàn Quốc đối với Mỹ vốn vẫn được coi là một đối tác an ninh tin cậy và sẵn sàng mở rộng cửa để giải quyết những bất ổn trong mối quan hệ liên minh song phương này.
Đối với các nhà lập pháp Mỹ, sự hỗ trợ của Hàn Quốc trong việc đảm bảo lợi ích của Mỹ ở Đông Á có thể cho thấy không chỉ giúp duy trì sự hiện diện quân sự và kinh tế của Mỹ trước Trung Quốc mà còn giúp triển khai thực hiện “chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do”. Tổng thống Trump mới đây cũng đã ký phê chuẩn dự luật ARIA, cho phép chi 1,5 tỷ USD để tăng cường an ninh cho Mỹ, đảm bảo lợi ích kinh tế và giá trị Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump đối với các đồng minh của Mỹ có thể đưa ra một tín hiệu sai lệch cho Seoul đồng thời cản trở sự phát triển của mối quan hệ quân sự chiến lược với Hàn Quốc, một nhân tố trung tâm trong chính sách của Mỹ đối với khu vực.
Trong khi đó, Trung Quốc – đối thù tiềm tàng của Mỹ luôn sẵn sàng chào đón và “nhiệt liệt hoan nghênh” Hàn Quốc “ngả về Bắc Kinh”. Không những vậy, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để tranh thủ “thời cơ hiếm có” để tìm cách xen vào quan hệ đồng minh quân sự Mỹ – Hàn, qua đó từng bước phá vỡ chiến lược tổng thể của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
http://biendong.net/bien-dong/31748-trung-han-nhat-tri-phat-trien-moi-quan-he-an-ninh-song-phuong.html

Hồng Kông : Đại học Hàn Quốc

bị sinh viên Trung Quốc quậy phá

Mai Vân
Sau Úc, Canada, Mỹ và một số nước phương Tây, đến lượt đại học Hàn Quốc bị tình hình Hồng Kông khuấy động, với nhiều sự cố căng thẳng giữa các sinh viên bày tỏ quan điểm ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông với các du học sinh Trung Quốc.
Nhật báo Hàn Quốc The Korean Herald hôm 24/11/2019 vừa qua đã báo động: “Tại các đại học Hàn Quốc, những vụ đối đầu giữa sinh viên ủng hộ người phản kháng Hồng Kông và sinh viên Trung Quốc đang leo thang”.
Trước đó hai hôm, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cũng nêu bật tình trạng “Tại Nam Hàn, sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc xung đột với nhau về các cuộc biểu tình tại Hồng Kông ».
Các báo đều nêu bật thái độ hung hăng của các sinh viên Hoa Lục trước các hoạt động thể hiện quyền tự do ngôn luận bình thường của các sinh viên Hàn Quốc, trong bối cảnh sứ quán Trung Quốc tại Seoul không ngần ngại bênh vực sinh viên của họ, còn giới lãnh đạo các trường không che giấu thái độ bối rối.
Sinh viên Hàn Quốc tuần hành trước sứ quán Trung Quốc ở Seoul
Tờ The Korean Herald ghi nhận trước tiên là phong trào ủng hộ những người biểu tình ở Hồng Kông không còn giới hạn bên trong khuôn viên các trường đại học, mà đã bắt đầu tràn ra đường phố.
Ngày thứ Bảy 23/11 vừa qua, đã có khoảng 200 sinh viên tập họp tại quảng trường Seoul Plaza, tuần hành 2 cây số và tiến đến đại sứ quán Trung Quốc ở khu trung tâm Jung Gu, để phản đối bạo lực cảnh sát đàn áp người biểu tình Hồng Kông.
Đối với các sinh viên, họ biểu tình để phản đối hiện tượng “bạo lực Nhà Nước” trong bối cảnh “giới lãnh đạo Hàn Quốc và trên thế giới đã nhắm mắt trước những cảnh kinh hoàng ở Hồng Kông vì sợ chính quyền Cộng Sản Trung Quốc”.
Theo nhật báo Hàn Quốc, đây là cuộc biểu tình đông đảo đầu tiên của sinh viên bên ngoài khuôn viên đại học, vào lúc mà những vụ đối đầu giữa sinh viên Hàn Quốc ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông và sinh viên Trung Quốc phá hủy biểu ngữ ủng hộ đó của sinh viên Hàn Quốc, ngày càng nhiều lên.
Đối với các sinh viên Hàn Quốc, quyền tự do ngôn luận của họ đã bị xâm phạm, khi mà những hành động tỏ tình đoàn kết của họ với phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông đã gặp phản ứng thù nghịch trên của sinh viên đến từ Hoa Lục.
Tờ báo ghi nhận là ngày 09/11 vừa qua, tại đại học Myongji ở khu đại học Seodaemun-gu phía tây Seoul, hai sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc đã bị cảnh sát bắt giữ sau một vụ ẩu đả vì một lá cờ Hồng Kông. Đối với tờ báo, đó là lần đầu tiên mà tranh cãi về phong trào biểu tình ở Hồng Kông dẫn đến đánh nhau giữa sinh viên trong khu đại học.
Tự do ngôn luận bị xúc phạm
Theo Oh Je Ha, một sinh viên năm thứ tư ngành xã hội học tại đại học Yonsei cũng ở quận Seodaemun, Seoul, trong nhiều tháng qua, các hoạt động của sinh viên Hàn Quốc nhằm biểu thị sự ủng hộ đối với phong trào dân chủ Hồng Kông càng lúc càng vấp phải sự chống đối của sinh viên đến từ Trung Quốc.
Oh Je Ha cho biết poster nào ủng hộ Hồng Kông được dán lên cũng đều bị phá hỏng, “nhiều khi chỉ được vài tiếng là bị xé đi, bị bôi bẩn hoặc bị một khẩu hiệu chống Hồng Kông dán đè lên.”
Phóng viên của tờ The Korea Herald ghi nhận là trên tường bên ngoài thư viện của đại học, có dán một tấm poster lớn bên trên ghi: “Chúng tôi, sinh viên Hàn Quốc, ủng hộ cuộc đấu tranh vì dân chủ của người Hồng Kông. Chúng tôi lên tiếng với hy vọng cho thấy được là ngay trong trường của chúng ta cũng có những tiếng nói ủng hộ người Hồng Kông… Phá hoại bích chương này là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của sinh viên chúng ta và là một hành vi phi dân chủ.”
Thế nhưng, ngay bên cạnh tấm poster đó, có những tờ giấy dùng hai màu vàng và đỏ in những câu như “Hãy ngưng can thiệp vào việc nội bộ của Trung Quốc” và “Tôi ủng hộ cảnh sát Hồng Kông”.
Theo Oh Ji Ha, những mảnh giấy đó được dán lên vài giờ sau tấm poster của sinh viên Hàn Quốc. Đối với chàng sinh viên 26 tuổi này, với tư cách là một công dân của một quốc gia đã 2 lần kinh qua phong trào biểu tình rầm rộ của quần chúng – một lần trong thập niên 1980 và một vài năm trước đây, thời tổng thống Park Geun Hye – và cả hai lần kết thúc bằng thắng lợi của dân chúng, việc anh ủng hộ người dân Hồng Kông và cuộc đấu tranh của họ là điều tất nhiên.
Lãnh đạo các trường đại học bối rối
Vấn đề được bài báo nêu bật là phản ứng quá dè dặt của ban lãnh đạo các trường đại học trước các hành vi phá hoại của sinh viên Trung Quốc.
Một sinh viên đại học Yonsei trong tuần qua đã quyết định khiếu nại với cảnh sát địa phương về vụ các bích chương ủng hộ Hồng Kông đã bị hai người nói tiếng Hoa xé xuống. Cảnh sát ở Seodaemun cho rằng họ có thể sẽ buộc hai người đó bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, giới chức đại học Yonsei thì lại từ chối không “can thiệp vào vấn đề nội bộ của sinh viên”. Ông Kim Seul Kyo, phụ trách giao tế của đại học đã giải thích rằng trường chủ trương để cho cộng đồng sinh viên tự xử lý tình hình, và “tin tưởng rằng việc đối đầu gần đây giữa sinh viên Hoa Lục và sinh viên các quốc gia khác có thể được giải quyết giữa sinh viên với nhau”.
Đối với các sinh viên đại học Yonsei, câu trả lời “nhạt nhẽo” đó của giới lãnh đạo trường xuất phát từ việc không muốn mất lòng sô sinh viên Trung Quốc rất đông đảo tại đây.
Một sinh viên khoa luật, xin ẩn danh, đã nhận định gay gắt là lẽ ra “Trường Yonsei phải đứng lên bảo vệ sinh viên của mình, quyền tự do ngôn luận là một quyền được bảo vệ ở Hàn Quốc, và cần phải nhắc nhở sinh viên Trung Quốc rằng họ ở đây với tư cách khách mời và đây không phải là Bắc Kinh”.
Sinh viên luật này còn cho rằng trường Yonsei sợ là việc phê phán các hành động phá hoại của sinh viên Hoa Lục sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nhận sinh viên Trung Quốc trong tương lai.
Theo người phụ trách giao tế của trường Yonsei, thì gần một nửa sinh viên ngoại quốc chưa tốt nghiệp ở đại học này là sinh viên Trung Quốc.
Trên phạm vi cả nước, trong năm 2018, trong số 50.997 sinh viên nước ngoài ở các trường đại học thì có tới 35.799 đến từ Trung Quốc.
Đối đầu tại đại học Ewha
Tình trạng đối đầu giữa sinh Hàn Quốc và Trung Quốc trên vấn đề Hồng Kông không chỉ giởi hạn ở Đại Học Myongji hay Yonsei, mà đã xẩy ra đồng loạt ở những nơi có sinh viên Trung Quốc.
Theo báo Korea Herald, tại đại học nữ Ewha gần Yonsei chẳng hạn, trong tuần qua, sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã phải đọ sức suốt một ngày nơi bức tường “dân chủ” dán poster, một bên dán giấy ủng hộ Hồng Kông, sau đó bên kia ra sức dán lên những đánh giá ngược lại.
Một sinh viên Hồng Kông Tang Kar Wun cho biết là chỉ muốn dán lên tường những mảnh giấy bày tỏ mong muốn hòa bình ở thành phố quê hương, nhưng không một tờ nào còn nguyên vẹn quá một ngày, hoặc là bị xé bỏ, hoặc là bị bôi đen hay bị những lời lẽ thô tục bằng tiếng Hoa viết chồng lên.
Một sinh viên hoạt động tích cực trong phong trào ủng hộ Hồng Kông ở đại học Ewha đã rất bực tức: “Có thể là không có luật lệ, quy tắc rõ ràng, nhưng phá hoại các bích chương hay biểu ngữ mà sinh viên đã làm là điều không thể chấp nhận được ở đây”.
Đại sứ quán Trung Quốc bênh vực
Nhật báo Hồng Kông South China Morning ngày 22/11 đã đăng lời chứng của nhiều sinh viên Hàn Quốc về những hành vi thái quá của sinh viên Trung Quốc đối với những bạn học Hàn Quốc dám ủng hộ Hồng Kông.
Một nữ sinh viên trường đại học Hàn Quốc (Korea University) chẳng hạn, đã nhận được qua mạng WeChat những lời chửi rủa, kèm theo các thông tin cá nhân về cô và cả địa chi liên lạc của cô, các thông tin được chia sẻ trong một nhóm trò chuyện gồm gần 500 sinh viên Hoa Lục Hàn Quốc.
Bạn của cô học ở đại học Hankuk cũng bị tấn công trên mạng một cách tương tự, thậm chí ảnh của cô còn bị in ra, bên trên ghi những lời lẽ rất thô tục rồi cho dán khắp trường.
Điều được tờ SCMP ghi nhận là trước tình hình đó, đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc đã ra tuyên bố cho rằng việc sinh viên Hoa Lục phản ứng với “các hành động gây hại cho chủ quyền Trung Quốc” là điều “hợp lý và có thể hiểu được”.
Thông cáo nói thêm là “Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các công dân Trung Quốc ở nước ngoài tuân thủ luật pháp địa phương”, “thể hiện lòng yêu nước vừa phải”, và “chú ý đến an ninh của chính mình”.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191127-%C4%91a%CC%A3i-ho%CC%A3c-ha%CC%80n-qu%C3%B4%CC%81c-bi%CC%A3-sinh-vi%C3%AAn-trung-qu%C3%B4%CC%81c-qu%C3%A2%CC%A3y-pha%CC%81-vi%CC%80-v%C3%A2%CC%81n-%C4%91%C3%AA%CC%80-h%C3%B4%CC%80ng-k%C3%B4ng-ok

Hàn Quốc và các nước Mekong

nâng cấp hợp tác thượng đỉnh

Lãnh đạo 6 nước Mekong và Hàn Quốc vừa nâng cấp hợp tác lên cấp thượng đỉnh, thiết lập Quan hệ đối tác vì người dân, thịnh vượng và hòa bình giữa hai phía.
Thông tin vừa nói được truyền thông trong nước trích dẫn từ Hội nghị Cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần thứ nhất, diễn ra tại Busan, Hàn Quốc hôm 27/11.
Ngoài nước chủ nhà Hàn Quốc, Người đứng đầu Chính phủ các nước Mekong tham dự gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu.
Chủ đề của Hội nghị là “Hợp tác tương lai Mekong-Hàn Quốc vì thịnh vượng chung”, đây là lần đầu tiên sau 8 năm thiết lập quan hệ đối tác Mekong – Hàn Quốc.
Tin cho biết, Hội nghị đánh giá hợp tác Mekong-Hàn Quốc đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Các nhà lãnh đạo cũng đánh giá cao hỗ trợ của Hàn Quốc đối với khu vực Mekong và hoan nghênh cam kết của Hàn Quốc tăng viện trợ chính thức (ODA) cho ASEAN và nâng mức đóng góp thường niên cho Quỹ hợp tác Mekong-Hàn Quốc.
Các nước Mekong và Hàn Quốc cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác trên ba trụ cột là Người dân, Thịnh vượng, Hoà bình và bảy lĩnh vực ưu tiên là văn hoá và du lịch, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường, và các thách thức phi truyền thống.
Cũng tại Hội nghị, hai phía cũng đã quyết định thành lập Trung tâm đa dạng sinh học Mekong-Hàn Quốc, Trung tâm hợp tác nghiên cứu chung về nguồn nước Mekong-Hàn Quốc để thúc đẩy bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững ở lưu vực sông Mekong. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí lấy năm 2021 là năm giao lưu Mekong-Hàn Quốc để kỷ niệm 10 năm hợp tác.
Cũng tin liên quan, khi kết thúc các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ nhất tại thành phố Busan, vào chiều ngày  27/11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình thăm chính thức Hàn Quốc theo lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Moon Jae-in, theo chương trình tại Thủ đô Seoul, sẽ tiến hành hội đàm và cùng chứng kiến lãnh đạo các bộ, ngành hai nước ký kết các văn kiện hợp tác.
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ Thủ tướng Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc; gặp gỡ lãnh đạo thành phố Seoul.
Ngoài ra theo dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc và tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/korea-mekong-upgraded-the-summit-of-cooperation-11272019082553.html

Bầu cử hội đồng cấp quận giáng mạnh

vào uy tín của Chính quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông

Ngày 24/11, khoảng 2,94 triệu cử tri Hồng Kông đã tham gia vào cuộc bầu cử hội đồng tại 18 quận. Cuộc bầu cử được dư luận và người dân tại Hồng Kông đặc biệt quan tâm do diễn ra trong bối cảnh Đặc khu này đang khủng hoảng do làn song biểu tình. Với kết quả chiến thắng đa số nghiêng về phe dân chủ và thiểu số của phe thân Bắc Kinh cho thấy uy tín của chính quyền trung ương TQ đã giảm thảm hại tại Hồng Kông.
Cuộc bầu cử vốn không quan trọng trở thành tâm điểm và thu hút sự tham đông đảo nhất từ trước đến nay tại Hồng Kông
Đây là cuộc bầu cử được tổ chức 4 năm một lần, dịp để cử tri Hồng Kông trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình tại các hội đồng quận. Những ghế uỷ viên cấp quận này không tham gia và có vai trò trong hoạt động lập pháp tại Hồng Kông mà chí liên quan đến các vấn đề dân sinh. Năm nay có khoảng 1.090 ứng viên ra tranh cử, trong đó sẽ bầu ra 452 ghế. Theo kết quả sơ bộ của uỷ ban bầu cử, nhóm cử tri trẻ, nhiều người trong số họ đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính quyền gây náo loạn thành phố trong 6 tháng qua, được xem là những người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hội đồng quận khi số cử tri tham gia bỏ phiếu đạt mức kỷ lục là 2,94 triệu người. Con số này chiếm 71,2% số cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu, tăng so với tỉ lệ 47% vào năm 2015.
Mặc dù các hội đồng quận xử lý các vấn đề địa phương và không có tiếng nói trực tiếp về các chương trình nghị sự của đặc khu trưởng Hồng Kông nhưng chiến thắng lớn tại cuộc bầu cử này được xem là sự ủng hộ cho phong trào chống chính quyền bà Carrie Lam. Các thành viên hội đồng quận trên thực tế không có nhiều quyền lực. Bầu cử hội đồng quận là cuộc bầu cử duy nhất hoàn toàn do người dân quyết định. Lãnh đạo đặc khu này và một nửa Hội đồng Lập pháp là do Bắc Kinh chỉ định. Dù vậy, cuộc bầu cử này có tính chất quan trọng vì được xem như một thông điệp gửi đến Bắc Kinh và phản ánh mức độ ủng hộ của người dân với các lãnh đạo hiện tại của đặc khu. Theo trang Bloomberg, trong khi phần lớn người dân Hồng Kông ủng hộ mục tiêu của đám đông biểu tình về việc yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra độc lập để làm rõ liệu cảnh sát có lạm quyền hay không, họ ngày càng ngán ngẩm với các chiến thuật của người biểu tình, trong đó có phá hoại mạng lưới giao thông công cộng.
Thắng lợi áp đảo của phe dân chủ và thất bại của phe thân Bắc Kinh cho thấy độ tín nhiệm của người dân đối với Chính quyền Đặc khu và TQ
Kết quả bầu cử hội đồng quận ở Hồng Kông cho thấy phe ủng hộ dân chủ kiểm soát ít nhất 12 trong số 18 hội đồng quận với 278 ghế, phe thân Bắc Kinh chỉ chiếm 42 ghế, còn lại là phe trung lập 24 ghế. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên tại Hồng Kông kể từ khi làn sóng biểu tình trong thành phố nổ ra từ tháng 6/2019. Phát biểu tại một điểm bỏ phiếu, Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam cam kết chính quyền sẽ tăng cường lắng nghe quan điểm từ các hội đồng quận. Bà Lam cho biết bà vui mừng vì Hồng Kông có một không khí yên bình trong cuộc bầu cử và không muốn Hồng Kông rơi vào tình trạng hỗn loạn một lần nữa, hy vọng thoát khỏi tình trạng khủng hoảng để có một khởi đầu mới. Trong nhiều tháng biểu tình, những người biểu tình đã đập phá các cửa hàng của các doanh nghiệp bị xem là thân Trung Quốc, đốt cháy các trạm thu phí, chặn một đường hầm lớn và tham gia vào các trận đối đầu với cảnh sát, chống lại vòi rồng và hơi cay. Hơn 5.000 người đã bị bắt trong những vụ bất ổn góp phần gây ra cuộc suy thoái đầu tiên của Hồng Kông trong một thập kỷ qua. Các cuộc bỏ phiếu diễn ra hòa bình khi an ninh được siết chặt, hầu như không có bất kỳ ai mặc quần áo biểu tình màu đen hoặc đeo mặt nạ. Nhiều cử tri đã đến sớm để bỏ phiếu dẫn đến nhiều hàng người kéo dài trước các điểm bỏ phiếu. Ông Jimmy Sham, một ứng viên ra tranh cử, nhận định lượng cử tri đông đảo cho thấy người dân Hồng Kông mong chờ cơ hội thể hiện lập trường của họ.
Vấn đề Hồng Kông còn khiến quan hệ Mỹ – Trung Quốc thêm căng thẳng ngay cả khi hai bên đang nỗ lực tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh thương mại. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien hôm 23/11 tuyên bố Washington sẽ không làm ngơ về những gì xảy ra ở Hồng Kông, bất chấp họ và Bắc Kinh đang thương thảo về một thỏa thuận thương mại ban đầu. Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích Mỹ là “nhân tố gây bất ổn toàn cầu lớn nhất” khi phá hoại chủ nghĩa đa phương, hệ thống thương mại toàn cầu và can thiệp vào vấn đề Hồng Kông.
Làn sóng tẩy chay TQ không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở Hồng Kông mà còn diễn ra tương tự tại Đài Loan
Chính quyền Đài Loan hôm 24/11 cho biết đã khởi động cuộc điều tra sau khi một người tên Wang Liqiang tự nhận là gián điệp Trung Quốc khai nhận tham gia chiến dịch tình báo do Bắc Kinh hậu thuẫn nhằm can thiệp vào bầu cử chức danh đứng đầu hòn đảo này. Các cơ quan an ninh và điều tra Đài Loan cũng đã mở cuộc điều tra đối với Han Kuo Yu, ứng viên Quốc dân đảng có xu hướng thân Đại lục, với cáo buộc nhân 2,8 triệu USD từ Bắc Kinh trong chiến dịch tranh cử chức thị trưởng thành phố Cao Hùng tháng 11/2018. Trong một thông báo đưa ra hôm 24/11, chính quyền Đài Loan cho biết vụ việc được đánh giá là nghiêm trọng và “các cơ quan an ninh quốc gia” đã thành lập một ủy ban để tiếp tục điều tra đối với những chứng cứ đã thu thập được.
Mạng lưới truyền thông Nine của Australia hôm 23/11 cho biết điệp viên Trung Quốc đào thoát có tên Wang “William” Liqiang đã trao cho cơ quan phản gián của nước này danh tính của những sĩ quan tình báo cấp cao của Trung Quốc ở Hồng Kồng. Đồng thời, người này còn cung cấp chi tiết về cách thức Bắc Kinh tài trợ và tiến hành các hoạt động ngầm tại Hồng Kồng, Đài Loan và Australia. Các cáo buộc Bắc Kinh mua tin truyền thông, thâm nhập vào các trường đại học, đóng góp cho các ứng viên thân thiện với Trung Quốc và tạo ra hàng nghìn tài khoản mạng xã hội để tấn công các ứng viên của đảng Dân Tiến. Chiến dịch này thành lập 20 công ty truyền thông và Internet để tiến hành các vụ “tấn công có định hướng” và đầu tư khoảng 200 triệu USD vào các đài truyền hình ở Đài Loan.
http://biendong.net/bien-dong/31750-bau-cu-hoi-dong-cap-quan-giang-manh-vao-uy-tin-cua-chinh-quyen-bac-kinh-tai-hong-kong.html

Cảnh sát Hong Kong sẽ vào trường ĐH Bách khoa

 ‘để thu thập bằng chứng’

Cảnh sát Hong Kong cho biết họ sẽ vào Đại học Bách khoa vào ngày 28/11, chấm dứt cuộc bao vây trường đại học này sau gần hai tuần, tiếp theo sau các cuộc truy lùng người biểu tình ủng hộ dân chủ vẫn đang ẩn trốn, theo Reuters.
Hôm 27/11, trong ngày thứ nhì liên tiếp, các đội an ninh của trường đại học đã dọn dẹp các vật dụng bừa bãi trong khuôn viên trường, nơi mà trước đó là một tâm điểm trong các cuộc biểu tình trên toàn thành phố.
“Sau khi nhà trường thu dọn xong, cảnh sát sẽ vào Đại học Bách khoa vào ngày mai, vì chúng tôi cần xử lý các vật liệu nguy hiểm và thu thập bằng chứng,” giới chức cảnh sát Ho Yun-sing nói với các phóng viên.
Trường đại học trên bán đảo Kowloon đã biến thành chiến trường vào giữa tháng 11, khi những người biểu tình tự lập rào chắn bên trong và đụng độ với cảnh sát chống bạo động bằng bom xăng, vòi rồng và hơi cay.
Cảnh sát chống bạo động sau đó đã niêm phong khuôn viên trường, dựng rào chắn và hàng rào để phong tỏa khu trường học.
Cũng hôm 27/11, lãnh đạo cơ quan an ninh Hong Kong John Lee cho biết cảnh sát đã bắt giữ hơn 5,800 người kể từ khi cuộc biểu tình chống chính quyền diễn ra từ tháng 6 cho đến nay, và đã buộc tội 923 người.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-hong-kong-se-vao-truong-dh-bach-khoa-de-thu-thap-bang-chung/5183429.html

Hồng Kông mở lại đường hầm chính,

PolyU hầu như không còn ai

Thụy My
Một trong các tuyến đường giao thông chính ở Hồng Kông đã mở lại hôm nay 27/11/2019, sau hai tuần lễ bị phong tỏa. Tại trường đại học Bách Khoa (PolyU), nơi từng bị cả ngàn người biểu tình chiếm đóng, hầu như không còn ai. Việc tìm kiếm những người cố thủ vẫn tiếp tục, nhưng cảnh sát đang bị đòi hỏi phải rút đi sau 10 ngày bao vây trường đại học này.
Ngay từ sáng sớm hôm nay, một trong các đường hầm chính nối bán đảo Cửu Long với đảo Hồng Kông đã mở cửa trở lại. Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy rất nhiều xe cộ đã đi qua tuyến đường quan trọng này. Hai tuần trước, hàng trăm người biểu tình đã quăng gạch đá, nổi lửa ở một số nơi trên tuyến đường, phá hủy các trạm thu phí, và sau đó chạy vào trường đại học Bách Khoa ở kế cận.
Ngôi trường nằm tại bán đảo Cửu Long đã biến thành pháo đài để đối phó với cảnh sát chống bạo động. Khoảng 1.100 người đã bị bắt giữ tuần trước. Hôm nay việc lục soát trường Bách Khoa vẫn tiếp tục, tuy phó chủ tịch hội đồng nhà trường thông báo không còn người biểu tình nào trong khu đại học xá. Người duy nhất được tìm thấy hôm qua là một thiếu nữ khoảng trên 18 tuổi trong tình trạng sức khỏe rất yếu.
Trong thông cáo, trường đại học Bách Khoa đã yêu cầu lực lượng cảnh sát rút đi để có thể khởi động việc tổng vệ sinh. Tuy nhiên, AP cho biết cảnh sát vẫn canh gác xung quanh trường và hiện chưa muốn bình luận với hãng tin Mỹ.
Sau không khí vui mừng với kết quả bầu cử hội đồng quận ở Hồng Kông vừa qua, các cuộc biểu tình chống chính quyền dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Về phía Bắc Kinh, cơ quan đại diện tại Hồng Kông của bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay bác bỏ thông tin của Reuters về việc lập ra cơ quan giải quyết khủng hoảng Hồng Kông tại Thâm Quyến, thành phố Trung Quốc đối diện với đặc khu.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191127-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-m%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BA%A7m-ch%C3%ADnh-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-gi%E1%BA%A3i-t%E1%BB%8Fa-polyu

Bầu cử Hong Kong: Truyền thông TQ ‘ỉm’ kết quả,

 Carrie Lam không nhượng bộ

Truyền thông Trung Quốc đã nỗ lực để hạ thấp kết quả cuộc bầu cử hội đồng quận ở Hong Kong, với chiến thắng vang dội thuộc về phe ủng hộ dân chủ.
Hong Kong: Những gương mặt chính trị trẻ tuổi
Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ thắng lớn
Hong Kong: Khung cảnh ĐH Bách Khoa sau một tuần bị bao vây
Chính phủ Trung Quốc đã hi vọng cuộc bầu cử sẽ là cơ hội để mang lại sự ủng hộ cho cái gọi là “đa số im lặng” – những người phản đối biểu tình.
Thay vì vậy, những ứng cử viên sáng giá thân Bắc Kinh lại mất ghế ở hội đồng.
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam thừa nhận người dân “không hài lòng”.
Trong lần xuất hiện đầu tiên của bà Lam sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, bà nói bà thừa nhận người dân lo ngại “sự thiếu sót trong quản trị, bao gồm cả sự không hài lòng về thời gian xử lý tình trạng bất ổn.”
Tuy nhiên, bà không đưa ra thêm nhượng bộ mới nào.
‘Không cần diễn dịch quá mức chiến thắng này’
Phản ứng từ truyền thông của nhà nước Trung Quốc từ việc không đề cập gì đến kết quả cuộc bầu cử tới công khai cáo buộc rằng đã có sự ‘giả mạo’.
Kênh truyền hình nhà nước CCTV không đưa tin gì về kết quả cuộc bầu cử, thay vì thế, buộc tội Mỹ đã can thiệp.
Tân Hoa Xã, hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc, đề cập đến thực tế rằng các cuộc bầu cử đã diễn ra vào cuối tuần nhưng cũng nhấn vào việc bạo lực xảy ra các tuần gần đây, nhấn mạnh nhu cầu khôi phục lại trật tự.
Hãng tin Global Times có đưa tin chi tiết về cuộc bầu cử, bao gồm cả một bài báo bằng tiếng Anh viết rằng phe ủng hộ dân chủ đã “dành chiến thắng lớn”.
Tuy nhiên, bài báo cũng nói rằng “không cần phải diễn dịch quá mức về chiến thắng của phe dân chủ”.
Tổng biên tập tờ Global Times, Hu Xijin, được biết đến vì các bình luận mạnh miệng của ông, đề cập trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc rằng đảng thân Bắc Kinh đã thất bại, nhưng thêm rằng cuộc bầu cử hội đồng quận chỉ ở mức “rất địa phương”.
Tờ báo tiếng Anh China Daily đưa tin rằng cuộc bầu cử đã khép lại, nhưng không hề đề cập tới chiến thắng của phe ủng hộ dân chủ.
China Daily đăng riêng rẽ một ảnh trên Twitter với tựa: “Đó là cách phe đối lập gian lận với một cuộc bầu cử công bằng.”
Bức ảnh này cáo buộc những người biểu tình – mà không đưa ra bằng chứng – rằng họ đã lấy thẻ căn cước của nhiều người để ngăn không cho họ bỏ phiếu, và rằng họ đã lừa dối những người già để bỏ phiếu cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ.
Lộ ra khiếm khuyết
Stephen McDonnell, BBC News, Hong Kong
Đối với Bắc Kinh, đối với chính quyền của Carrie Lam, và với lực lượng cảnh sát Hong Kong, cuộc bầu cử hội đồng quận chỉ tạo ra một lỗ hổng lớn trong câu chuyện ‘đa số im lặng’ của họ.
TQ thề ‘trả đũa’ nếu ông Trump ký dự luật Nhân quyền Hong Kong
Hong Kong: Người biểu tình muốn gửi thông điệp đến TQ
Thông điệp từ chính quyền là hầu hết các công dân đã chán ngấy với những người biểu tình và muốn chính phủ đàn áp nặng tay hơn.
Vấn đề với thông điệp này hiện nay là cuộc bầu cử hội đồng quận không kết thúc theo cách đó, và trên thực tế đã cho thấy các ý muốn của người dân đi theo chiều hướng ngược lại.
Lãnh đạo Hong Kong bị chỉ trích khi xuất hiện lần đầu sau bầu cử, khi bà nói rằng người dân muốn “quay lại cuộc sống bình thường” và có thể “không nhân nhượng thêm nữa cho các cuộc biểu tình hỗn loạn”.
Rất khó để thấy lý lẽ này có thể tồn tại như thế nào dựa trên thực tế rằng đông đảo cử tri đã bỏ phiếu để chối bỏ đường hướng trước đây, và các ứng cử viên ủng hộ dân chủ chiến thắng nói rằng không có sự lựa chọn để quay lại với đường hướng cũ.
Chính quyền trung ương tại Bắc Kinh đã lựa chọn công cụ cùn hơn bằng cách ngăn chặn hầu như mọi kênh tivi, đài phát thanh hoặc báo in, không cho đề cập tới kết quả thực tế của cuộc bầu cử, và hi vọng rằng không nhiều người ở đại lục nghe ngóng được gì qua mạng xã hội.
Sau tất cả những việc này, thật khó để giải thích khi trước cuối tuần này, các câu truyện tiếp nối nhau trên truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả phong trào biểu tình như một nhóm những kẻ phá hoại ở ngoài rìa xã hội đang làm cho cuộc sống của hầu hết người Hong Kong trở nên thảm hại.
Chiến thắng lẫy lừng
Các ủy viên hội đồng quận ở Hong Kong chỉ có ảnh hưởng chính trị hạn chế – họ chủ yếu giải quyết các vấn đề địa phương như giao thông hoặc lễ nghi.
Nhưng cuộc bầu cử hôm Chủ nhật đã thu hút sự chú ý đặc biệt bởi đây là cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra từ khi phong trào biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào tháng Sáu.
Một vài ủy viên hội đồng sẽ đóng một vai trò trong lựa chọn lãnh đạo kế tiếp của Hong Kong.
Một con số kỷ lục 4,1 triệu người đăng ký bỏ phiếu – hơn một nửa dân số Hong Kong – và hơn 1.000 ứng cử viên tranh 452 ghế.
Các ứng cử viên ủng hộ dân chỉ thắng 347 ghế và theo truyền thông địa phương, nay kiểm soát 17 trong số 18 ghế hội đồng.
Tuần trước, các nhà làm luật Mỹ đã thông qua dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong.
Vào thứ Hai, Ngoại trưởng Trung Quốc đã cho triệu tập đại sứ Mỹ để phản đối việc thông qua dự luật, buộc tội Mỹ “can thiệp vào các vấn đề Hong Kong và can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.
Bắc Kinh cảnh báo Mỹ sẽ chịu “hậu quả” nếu ký thông qua dự luật này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50568994

Xếp hạng đại diện ngoại giao:

TQ nhiều nhất, VN thứ 38

Viện Lowy nói Trung Quốc nay có số đại sứ quán và lãnh sự số một thế giới, còn Việt Nam đứng thứ 38 trên 61 nước và thứ 10 ở châu Á.
Lần đầu tiên, Trung Quốc vươn lên hàng số một, trên cả các nước Phương Tây về “tầm lan tỏa ngoại giao”, theo Viện Lowy, một think tank nổi tiếng của Úc.
Lowy Institute công bố bảng xếp hạng Global Diplomacy Index, ghi nhận Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ năm 2019 bằng 276 tòa đại sứ, cơ quan lãnh sự và đại diện trên toàn cầu.
Hộ chiếu Nhật ‘mạnh nhất’ thế giới năm 2018
Hộ chiếu Việt ‘yếu hơn hộ chiếu Cuba’
Cyprus tước ‘hộ chiếu vàng’ đã trao cho 26 người
Trump miễn trừ visa cho công dân Ba Lan
Như thế, Trung Quốc có hơn Mỹ ba cơ quan.
Sau Hoa Kỳ (2) là đến Pháp (3), Nhật Bản (4), và Nga (5).
Pháp có 267 cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, Nhật Bản có 247 cơ quan, Nga có 242, Đức có 224.
Báo cáo của Viện Lowy cho rằng các con số này phản ánh “sự mạnh, yếu” trong tầm vươn ra về địa chính trị (geopolitical reach) của các quốc gia.
Bảng xếp hạng này không nói đến chất lượng công việc của các cơ quan ngoại giao, mà nhấn mạnh vào con số các cấp đại diện, từ đại sứ, lãnh sự, đại diện ngoại giao cao cấp một quốc gia gửi đi đóng ở nước ngoài hoặc bên cạnh các tổ chức quốc tế.
Họ cũng không đề cập đến thứ hạng của ‘hộ chiếu có quyền lực nhất’, điều một số trang về lữ hành hay đăng tải từng năm.
Tuy thế, việc giảm đi con số cơ quan ngoại giao cũng phản ánh nhu cầu hoặc năng lực vươn ra quốc tế của chính phủ các nước.
Năm nay, Anh Quốc ở vị trí 11, tụt xuống hai bậc so với năm 2016.
Anh giảm số cơ quan ngoại giao gửi ra bên ngoài từ 215 năm 2016 xuống còn 205 trong năm nay.
Như thế, so với các nước châu Âu vị trí của Anh đã thấp hơn Italy (10), Tây Ban Nha (9), và Đức (7).
Châu Á và vấn đề Đài Loan
Việt Nam được Viện Lowy xếp hạng 38 trên toàn cầu, và thứ 10 ở châu Á, với 96 cơ quan ngoại giao.
Thái Lan (37 thế giới, 9 ở châu Á) đứng trên Việt Nam, với 98 cơ quan.
Indonesia ở vị trí 21, Malaysia 31, còn Philippines ở vị trí 41 trên thế giới.
Trong ASEAN, Singapore đứng thứ 50 với chỉ 50 cơ quan ngoại giao.
Một trong những lý do vị thế của Trung Quốc năm 2019 tăng so với năm 2016 là nhờ nước này giành được thêm sự công nhận quốc tế từ các nước từng công nhận Đài Loan.
Mấy năm qua, các quốc gia Burkina Faso, CH Dominican Republic, El Salvador, Gambia, Sao Tome & Principe đã cắt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc để chuyển sang lập quan hệ với Bắc Kinh.
Đài Loan cũng vì thế bị tụt xuống vị trí 32 với 107 cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, nhưng chỉ có 15 là có quy chế đại sứ quán.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50574638

Công nghiệp Trung Quốc giảm tiếp,

khó khăn chồng chất

Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc tiếp tục trượt giảm trong tháng 10, thể hiện sự suy giảm mạnh nhất từ 2011, trong lúc căng thẳng thương mại với Mỹ đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Lộ tài liệu TQ ‘tẩy não’ cả dân tộc ở Tân Cương
Suy thoái kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào?
Lợi nhuận ngành công nghiệp giảm 9,9% trong tháng 10, còn hơn 427 tỉ nhân dân tệ, tương ứng khoảng 60 tỉ đôla.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm của ngành công nghiệp Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 30 năm qua.
Lợi nhuận trong khu vực sản xuất giảm 4,9% từ tháng Giêng tới tháng 10, và khu vực dầu khí giảm 2,1%.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc, phản ánh giá bán buôn của các nhà máy, đã giảm mạnh nhất từ ba năm qua trong tháng 10, trong lúc giá nguyên liệu thô giảm đi.
Không rõ liệu Bắc Kinh và Washington có thể đạt thỏa thuận để ngăn một đợt đánh thuế mới của Mỹ dự kiến có hiệu lực từ 15/12.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Hai cảnh báo rủi ro nền kinh tế tiếp tục giảm sút mặc dù đã có các biện pháp kích hoạt tiền tệ và tài chính trong năm nay.
Một thăm dò chuyên gia của Reuters dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc năm nay chỉ là 6,2%, thấp nhất từ gần 30 năm, và có thể còn 5,9% năm 2020.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-50562807

Cảnh báo đáng lo về tên lửa chống hạm tầm xa TQ

Tổ chức cố vấn lâu đời của Mỹ là Viện Hudson cảnh báo, các tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc đã vượt trội so với các radar của hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ không có đủ các thiết bị giám sát để hỗ trợ và bảo vệ hạm đội ngày càng phình to của mình, báo cáo mới của Viện Hudson cảnh báo. Theo tổ chức này, khi đối mặt với quân đội Trung Quốc đang sở hữu ngày càng nhiều các tên lửa tầm xa, các chỉ huy Mỹ sẽ không thể định hình môi trường chiến đấu.
Trong chiến tranh, sự nhận thức và phạm vi hoạt động giữ yếu tố chủ chốt. Các hạm đội có thể biểu dương sức mạnh tại một khu vực nhất định trên biển và những người chỉ huy phải nhận thức rõ mọi thứ đang lao tới hoặc bay ra khỏi khu vực đó.
Hãng tin Sputniks dẫn báo cáo mới của Viện Hudson cho hay, hải quân Mỹ không có các thiết bị tình báo, giám sát và do thám (ISR) để cung cấp thông tin cần thiết cho các chỉ huy hạm đội Mỹ trong trường hợp chiến tranh trên biển nổ ra.
Cảnh báo được đưa ra trong báo cáo với nhan đề: “Nếu bạn có thể thấy, thì bạn có thể bắn nó: Cải thiện khả năng tình báo, giám sát, do thám và nhắm mục tiêu”.
“Trong trường hợp xấu nhất, các đối thủ của Mỹ có thể qua mặt nước này trong các giai đoạn mở đầu cuộc chiến, buộc Washington phải quyết định giữa chấp nhận thương vong cao hoặc nhường lại khu vực chiến lược.
Trong trường hợp ít thảm khốc hơn, nếu Mỹ thiếu thông tin về các hoạt động của Trung Quốc ở Thái Bình Dương thì việc đó sẽ cho phép Bắc Kinh thao túng thời gian và địa điểm các cuộc đối đầu có thể xảy ra, buộc các chỉ huy Mỹ phải lựa chọn giữa những tình huống leo thang không mong muốn”, báo cáo nêu rõ.
Theo Viện Hudson, lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc (PLARF) đã lên kế hoạch tấn công quy mô lớn vào các tàu Mỹ từ một khoảng cách xa. Một số tên lửa của nước này như loại YJ-12 có thể bay xa 400km, YJ-18 bay xa 540km và tên lửa chống hạm vượt âm CM-401 có tầm xa là 290km.
Nguy hiểm hơn nữa là các tên lửa đạn đạo chống hạm không rõ tầm xa của quân đội Trung Quốc. Báo cáo năm 2018 của Lầu Năm Góc cho biết, tháng 1/2018, Bắc Kinh đã phóng thử một tên lửa đạn đạo, được cho là có nguồn gốc của tên lửa đạn đạo tầm trung Dong Feng-21, với khả năng bay xa đã được nâng lên 3.000-4.000km.
Đầu tháng này, Sputnik cũng đăng tải loạt hình ảnh mới về máy bay ném bom mới cải tiến H-6N của Trung Quốc, dưới máy bay có một tên lửa đạn đạo chống hạm mà các nhà quan sát cho rằng đó là loại DF-15, có thể bay xa 900km.
http://biendong.net/bi-n-nong/31733-canh-bao-dang-lo-ve-ten-lua-chong-ham-tam-xa-tq.html

Tên lửa siêu thanh DF-17: Vũ khí TQ trấn áp Đài Loan

Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng việc biên chế và đưa vào sử dụng tên lửa siêu thanh DF-17 sẽ nhằm trấn áp Đài Loan và răn đe, ngăn chặn Mỹ can thiệp khi xảy ra xung đột quân sự giữa hai bờ eo biển.
Theo các thông tin ban đầu từ truyền thông Trung Quốc, quá trình phát triển DF-17 diễn ra từ năm 2009, thử nghiệm đầu tiên được tiến hành vào năm 2014. Tình báo Mỹ sau khi phát hiện việc Bắc Kinh thử vũ khí mới đã đặt cho nó tên định danh Wu-14 và sau đó là DF-ZF. Tên gọi chính thức DF-17 của vũ khí này được tiết lộ vào năm 2017 trong một tài liệu của PLA và thứ vũ khí này được công khai hoàn toàn trong lễ duyệt binh chào mừng 70 năm quốc khánh Trung Quốc, tính từ thời điểm phát triển đến khi hoàn thành chỉ mất 10 năm, một khoảng thời gian kỷ lục. Nhìn từ bề ngoài dễ nhận thấy DF-17 có
một tầng tên lửa đẩy thông thường và phần đầu đạn kiểu tàu lượn siêu âm thiết kế tương tự HTV-2 của Mỹ hay Avangard của Nga. Ước tính thông số kỹ thuật của DF-17 bao gồm chiều dài 14,4 m; trọng lượng 14 tấn, phần đầu đạn tàu lượn nặng khoảng 1,4 tấn; tầm bắn 1.700 km; tốc độ gia đoạn công kích mục tiêu lên tới 3200 m/s.
Theo thông tin ban đầu, tên lửa đạn đạo DF-17 hiện trực thuộc căn cứ số 61, là quân đoàn nằm ở phía Đông nhắm đến Đài Loan, Okinawa (Hàn Quốc, Nam Nhật Bản cũng nằm trong phạm vi tấn công của nó). Một thông tin khác cho biết DF-17 hiện đang triển khai đến 3 lữ đoàn, nó là vũ khí chiến thuật cùng cấp DF-11/15/16. Dự kiến, DF-17 sẽ chính thức đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ vào cuối năm nay. Cùng quan điểm trên, tạp chí Diplomat cho biết, DF-17 là loại vũ khí mà cộng đồng tình báo Mỹ hồi năm 2017 đã dự đoán sẽ trở thành vũ khí siêu thanh đầu tiên được triển khai trên thế giới. Lực lượng Tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc có thể sẽ đưa hệ thống tên lửa này vào trực chiến trong năm 2020.
Ông Zhou Chenming, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh nhận định tên lửa DF-17 đã được mở rộng phạm vi hoạt động từ eo biển Đài Loan tới căn cứ quân sự của Mỹ ở thành phố Yokosuka của Nhật Bản. Mục tiêu ban đầu của DF-17 là răn đe các lực lượng ủng hộ giành độc lập ở Đài Loan. Nhưng hiện tại, Trung Quốc được cho dùng DF-17 để ngăn chặn khả năng nhóm tàu sân bay Mỹ can thiệp vào cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm sáp nhập Đài Loan vào đại lục. Theo ông Zhou Chenming, DF-17 được thiết kế thành vũ khí tấn công trong bối cảnh chiến lược phòng thủ của Bắc Kinh là xây dựng một hàng rào bảo vệ bên ngoài eo biển Đài Loan nhằm ngăn chặn các chiến hạm của Mỹ tiến vào bên trong cũng như can thiệp vào cuộc chiến tiềm tàng giữa quân đội Trung Quốc và Đài Loan. Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng DF-17 là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa DF. Vũ khí này được phát triển nhằm ngăn chặn mọi động thái giành độc lập ở Đài Loan từ thời ông Trần Thủy Biển giữ chức nhà lãnh đạo Đài Loan vào năm 2000. Ngoài ra, DF-17 là vũ khí có giá thành cao và được cải tiến dựa trên mẫu tên lửa đạn đạo DF-15 và DF-16. Phạm vi hoạt động của DF-17 là 1.500 km và có thể đạt tốc độ Mach 5. Cũng theo chuyên gia trên, việc phát triển thành công tên lửa DF-17 sẽ truyền cảm hứng cho quân đội Trung Quốc ứng dụng công nghệ HGV vào loạt tên lửa dòng DF bởi trong những năm qua, Trung Quốc đã cho thử nghiệm rất nhiều loại HGV. Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong cho rằng công nghệ HGV của Trung Quốc đã đạt đến năng lực trang bị trên các tên lửa tầm trung như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 hay còn biết tới với biệt danh “sát thủ diệt tàu sân bay” hoạt động trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Thậm chí, DF-26 còn được xem là mối đe dọa tiềm tàng với lực lượng chiến hạm của hải quân Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.
Theo chuyên gia quân sự tại Hong Kong Song Zhongping, tên lửa DF-17 của Trung Quốc có khả năng xuyên thủng các lá chắn tên lửa mà Mỹ triển khai ở khu vực bao gồm các hệ thống Patriot 3 ở Đài Loan và Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Tất cả tên lửa DF-15, DF-16, DF-17 có thể tạo thành một mạng lưới tấn công toàn diện bao trùm bất cứ khu vực nào từ đảo Đài Loan cho tới các quốc gia láng giềng gần Trung Quốc và đặc biệt là các căn cứ quân sự ở nước ngoài mà Mỹ đặt trong khu vực. Ưu điểm vượt trội của DF-17 là khả năng mang theo đầu đạn siêu thanh có thể xuyên qua các mạng lưới phòng thủ tên lửa, hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm cũng như tấn công cả những mục tiêu mà DF-15 và DF-16 không làm được.
Theo dự tính của Cơ quan Quốc phòng Đài Loan, tính đến thời điểm hiện tại, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan cho biết Trung Quốc đã cho triển khai ít nhất 1.500 tên lửa đạn đạo tầm ngắn ở khu vực bờ biển phía Đông Nam nước này và chĩa về hướng Đài Loan bao gồm các tên lửa tầm trung hiện đại DF-16.
Được biết, ngay từ những ngày đầu năm 2019, Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm “thống nhất” với Đài Loan bằng bất cứ giá nào. Quyết tâm đó được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắn nhủ trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm ngày Bắc Kinh gửi thư cho Đài Loan. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ không chấp nhận từ bỏ sử dụng vũ lực và bảo lưu phương án sử dụng mọi biện pháp cần thiết để chống lại các thế lực bên ngoài can thiệp vào quá trình thống nhất hòa bình cũng như các hoạt động thúc đẩy độc lập của Đài, nhấn mạnh hòn đảo cuối cùng sẽ thống nhất với đại lục. Theo ông Tập Cận Bình, “Tổ quốc nhất định sẽ thống nhất và tất yếu phải thống nhất”, đồng thời cho rằng “đây cũng là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa trong thời đại mới”. Trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm ngày Bắc Kinh gửi thư cho Đài Loan kêu gọi thống nhất và chấm dứt đối đầu quân sự, ông Tập mô tả sự thống thất dưới cách tiếp cận “một quốc gia, hai chế độ” sẽ “đảm bảo lợi ích và sự thịnh vượng của đồng bào Đài Loan”.
Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đang leo thang căng thẳng trước những tuyên bố đối chọi nhau của chính quyền hai bên thì việc tiêu đề bài viết nhấn mạnh cụm từ “luôn sẵn sàng dùng vũ lực thống nhất Đài Loan” như một sự thị uy nhằm vào chính quyền Đài Bắc, cũng như một cách để phô trương sức mạnh quân sự của quân đội Trung Quốc (PLA). Đối với PLA, tuyên bố “không từ bỏ vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan” của Chủ tịch Tập Cận Bình và khóa huấn luyện thực chiến trong một năm mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng; cùng với đó thời điểm từ cuối năm ngoái, đầu năm nay PLA liên tục xoay quanh hợp đồng mua bán vũ khí và ngân sách quân sự cho năm tài khóa mới.
Đáng chú ý, giới truyền thông cũng cho rằng PLA đang sỡ hữu nhiều loại vũ khí hiện đại, có thể dễ dàng “đè bẹp” Đài Loan, theo đó ngoài DF-17, Trung Quốc còn có tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo. Đây là máy bay chiếm ưu thế trên không hàng đầu trong kho vũ khí của quân đội Trung Quốc. Trung Quốc mua hơn hai chục máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 trong hai năm qua, giúp không quân nước này tăng khả năng thực hiện các hoạt động không quân tầm xa chống lại Đài Loan hoặc bất kỳ kẻ thù nào khác. Ngoài cấu hình không đối không đáng gờm, Su-35 còn có khả năng tấn công tinh vi và tầm bắn hiệu quả cho phép nó đe dọa mục tiêu dưới mặt đất. Không quân Trung Quốc cũng có nhiều máy bay khác có thể thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên bầu trời Đài Loan, ví dụ như tiêm kích J-20. Nhưng tính ở thời điểm hiện tại, Su-35 đã đủ gây vấn đề với lực lượng không quân Đài Loan. Tiếp đến là hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Năm 2018, Trung Quốc bắt đầu nhận hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Là một trong những hệ thống tên lửa đất đối không nguy hiểm nhất thế giới, S-400 có tầm bắn tối đa lên tới 400km, nghĩa là vượt qua cả Đài Loan. Như một số nhà phân tích từng nói, hiệu quả của S-400 ở tầm xa bị hạn chế. Tuy nhiên, nó vẫn làm phức tạp thêm việc sử dụng không phận của quân đội Đài Loan và có khả năng ngăn chặn toàn bộ việc sử dụng không phận Đài Loan cho mục đích thương mại. Chưa kết, S-400 cũng có thể ngăn vận chuyển thiết bị và hàng hóa qua đường hàng không và đường biển đến hòn đảo trong điều kiện chiến tranh. Nếu muốn hạ S-400, Đài Loan phải thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào đất liền Trung Quốc. Chuyên gia nói rằng đây sẽ là một thử thách lớn với quân đội Đài Loan. Cuối cùng là các thế hệ tàu đổ bộ siêu khủng. Những con tàu lớp 075 này cho phép quân đội thực hiện các cuộc tấn công đổ bộ tinh vi chống lại mục tiêu được bảo vệ. Với trọng lượng 40.000 tấn, Type 075 có kích thước tương tự các tàu đổ bộ lớn nhất của Mỹ nhưng không có nhiệm vụ phòng không và tấn công như các tàu Mỹ. Mặc dù tàu lớp 075 vẫn chưa chính thức hoạt động, các báo cáo cho thấy Trung Quốc đang chế tạo ba chiếc lớp 075. Cấu hình chính xác của loại tàu này vẫn chưa được biết chắc, nhưng các nhà phân tích cho rằng nó có khả năng chở hơn hai chục máy bay trực thăng tấn công và vận tải.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, khi phát động chiến dịch đổ bộ nhằm tấn công Đài Loan, quân đội Trung Quốc sẽ phải “trả giá đắt”. Theo đó, các tàu đổ bộ vốn di chuyển chậm chạp của Trung Quốc khi vượt qua eo biển rộng 160 km sẽ trở thành mục tiêu cho các loại tên lửa đất đối hải của Đài Loan. Trung Quốc chỉ có khả năng vận chuyển khoảng vài chục nghìn quân cho mỗi lần đổ bộ. Phần lớn số binh sĩ này sẽ không qua được eo biển và số còn lại sẽ phải đối mặt với lực lượng áp đảo gồm 180.000 lính chính quy và 1,5 triệu quân dự bị của Đài Loan.
http://biendong.net/bien-dong/31746-ten-lua-sieu-thanh-df-17-vu-khi-tq-tran-ap-dai-loan.html

‘Ác mộng’ lớn nhất của TQ

Rủi ro kinh tế lớn nhất Trung Quốc năm 2020 sẽ tới từ nỗ lực cố xua tan bong bóng bất động sản, bởi nếu thất bại thì giấc mơ kinh tế của ‘quốc gia tỷ dân’ sẽ chấm dứt.
SCMP nhận định, “thế lực duy nhất đánh bại được Trung Quốc là từ vấn đề nội bộ. Các tác nhân bên ngoài đều không đủ sức”. Hôm 2/10, tạp chí Cầu Thị, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc đã công bố toàn bộ bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi nói về những thách thức đang tới với Trung Quốc.
Thực chất, nguy cơ đe dọa tới nền kinh tế Trung Quốc không tới từ thương chiến, mà tới từ lạm phát thị trường bất động sản của nước này.
Thị trường nhà đất Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiều tác động. Như trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các biện pháp kích thích đã được đưa ra để đối phó. Hay như hồi 2015, đã có 6 đợt cắt giảm lãi suất liên tiếp trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên tới cuối năm đó, bong bóng bất động sản vỡ và chỉ số chứng khoán Shanghai Composite đã sụt giảm gần 50%.
Trong hội thảo Tài Tân được tổ chức vào hồi đầu tháng này, nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu Trung Quốc Lưu Thế Cẩm cho biết, mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm nay vẫn “nằm trong tầm tay”, nhưng trong năm sau thì “các biện pháp mạnh sẽ cần thiết”.
Nhiều chuyên gia đang đưa ra sự so sánh giữa việc nóng lên của thị trường bất động sản Trung Quốc hiện nay và hiện tượng bong bóng nhà đất Nhật Bản bị vỡ hồi những năm 1990, khiến nền kinh tế Tokyo rơi vào một “thập niên mất mát”.
Giống với Nhật Bản, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một quốc gia phát triển mạnh nhờ mức thặng dư thương mại lớn. Cả hai nước cũng đều là các chủ nợ hàng đầu thế giới với tỷ lệ tiết kiệm cao, đồng thời cùng phụ thuộc nhiều vào việc cho vay của ngân hàng, và điều này đã tạo đòn bẩy cho mô hình tăng trưởng kinh tế cao.
Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke từng đưa ra kết luận rằng, sự giảm phát diễn ra sau khi bong bóng nhà đất Nhật Bản vỡ là do những phản ứng về chính sách tiền tệ không đúng thời điểm từ ngân hàng trung ương Nhật Bản.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại nhận định việc này là do Thỏa ước tiền tệ Plaza hồi năm 1985 đã tạo ra sự sụp đổ về tiền tệ Nhật Bản, khi tỷ giá hối đoái giữa USD và Yên Nhật đã giảm tới 51%.
Và với bài học trên của Nhật, SCMP trích nhận định của nhà kinh tế học Shirley Ze Yu rằng, Trung Quốc sẽ tìm cách chống lại ‘dây xích’ Plaza 2.0 trong lúc bàn thảo về thỏa thuận thương mại tạm thời. Do đó, bất kỳ điều khoản nào về sự ổn định của tỷ giá hối đoái sẽ vẫn chỉ mang tính biểu tượng về ngôn từ, cũng như trong việc thực thi.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vỹ gần đây đưa ra cảnh báo rằng, việc chuyển đổi vốn đầy đủ không phải là lựa chọn an toàn cho Trung Quốc, bởi điều này sẽ đưa ra các giới hạn cho việc tự do hóa nền tài chính của Trung Quốc.
Bất chấp việc cảnh báo hồi năm 2017 của ông Tập về việc “nhà là để ở, không phải là để đầu cơ”, giá trị thị trường nhà đất Trung Quốc đã to gấp 2 lần nền kinh tế các nước G7 cộng lại, khi lên tới hơn 65.000 tỷ USD, gấp 5 lần tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2018, và 10 lần thị trường chứng khoán nước này.
Gía trị thị trường bất động sản lên tới 65.000 tỷ USD. Ảnh: Reuters
Chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) của tháng 10/2019 của Trung Quốc đã tăng lên mức 3,8%, và bất kỳ sự nới lỏng tiền tệ nào nữa sẽ có nguy cơ gây ra lạm phát. Tình trạng lạm phát kèm suy thoái sẽ là ‘bóng ma’ ám nền kinh tế nhà đất Trung Quốc.
Và khi bong bóng bất động sản vỡ, thì bất kỳ quyết định chính sách tiền tệ nào của Bắc Kinh sẽ chỉ làm tình hình phức tạp và khó giải quyết hơn cả tình trạng của Nhật Bản trong những năm 1980.
Những xung đột thương mại luôn có thể được giải quyết bằng cách điều chỉnh lại các tuyền đường giao dịch toàn cầu. Tuy nhiên, giấc mơ về kinh tế Trung Quốc sẽ chấm dứt nếu bong bóng bất động sản của nước này vỡ, giống như Nhật Bản trước đây.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31734-ac-mong-lon-nhat-cua-tq.html

TQ nói dự luật về Hong Kong của Mỹ ‘

chỉ nai nói con ngựa’

Chính phủ Trung Quốc cho biết đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, ông Terry Branstad, để phản đối dự luật Nhân quyền và dân chủ Hong Kong, cảnh báo sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu dự luật được Tổng thống Trump phê chuẩn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26-11 thông báo Thứ trưởng Ngoại giao Zheng Zeguang đã đưa ra những “phản đối nghiêm khắc” với ông Branstad về việc lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Nhân quyền và dân chủ Hong Kong.
Buổi triệu tập diễn ra chỉ một ngày sau chiến thắng áp đảo của phe ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử hội đồng cấp quận ở Hong Kong. Thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, như SCMP đưa tin, cũng được đưa ra giữa lúc truyền thông chính thống của Trung Quốc cáo buộc phương Tây đang xúi giục tình trạng bất ổn tại Hong Kong.
“Đạo luật của Mỹ coi thường sự thật, chỉ nai nói ngựa, tha thứ và ủng hộ tội ác bạo lực của các lực lượng chống Trung Quốc, và vi phạm nghiêm trọng các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế” – Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
“Trung Quốc kêu gọi Mỹ nhận ra tình hình, ngay lập tức sửa sai, ngăn chặn dự luật liên quan đến Hong Kong trở thành luật, ngừng mọi lời nói và hành động can thiệp vào các vấn đề Hong Kong và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Nếu không, tất cả các hậu quả phát sinh từ đó sẽ do Mỹ gánh chịu” – Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo.
Tuần trước, ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật Nhân quyền và dân chủ Hong Kong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu đã triệu tập ông William Klein, tham tán công sứ phụ trách chính trị của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, để phản đối kèm theo cảnh báo tương tự về việc “Mỹ sẽ phải gánh chịu toàn bộ hậu quả”.
SCMP cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ không xác nhận cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Zheng và Đại sứ Branstad.
Khi được hỏi chi tiết cuộc gặp, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Mỹ tin rằng quyền tự trị, tuân thủ pháp luật và cam kết bảo vệ quyền tự do cho người dân ở Hong Kong là chìa khóa để duy trì vị thế đặc biệt của đặc khu theo luật pháp Mỹ, cũng như để duy trì thể chế ‘một quốc gia, hai chế độ’ và sự ổn định, thịnh vượng của Hong Kong trong tương lai”.
Tuần trước, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật Nhân quyền và dân chủ Hong Kong cùng dự luật cấm bán vũ khí kiểm soát đám đông cho chính quyền Hong Kong nhằm hỗ trợ người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong. Dự luật này cho phép Mỹ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong có hành vi vi phạm quyền con người.
Theo luật Mỹ, Tổng thống Donald Trump có 10 ngày, tức đến ngày 1-12, để quyết định phê duyệt hay phủ quyết một dự luật được thông qua và trình lên từ Quốc hội.
Tuy nhiên, theo Đài Fox, “Tập Cận Bình là một người bạn của tôi. Tôi muốn để họ tự giải quyết chuyện Hong Kong. Chúng ta sẽ đứng ngoài nhưng tôi khẳng định sẽ sát cánh cùng Hong Kong với các giá trị tự do” – ông Trump nói với Đài Fox hôm 22-11.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31730-tq-noi-du-luat-ve-hong-kong-cua-my-chi-nai-noi-con-ngua.html

Trung Cộng và Nga

thiết lập đường ống nhiên liệu nối 2 nước

Tin Siberia, Nga – Vào tháng tới, đường ống khí đốt nối từ vùng Siberia của Nga tới đông bắc Trung Cộng sẽ bắt đầu vận hành, mở ra tuyến đường cung cấp mới giữa Nga và nước láng giềng đang khát nhiên liệu. Dự án đường ống khí đốt là sự hợp tác giữa hãng Xăng dầu quốc gia Trung Cộng và hãng Gazprom của Nga, và là một phần trong nỗ lực củng cố quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa 2 nước.
Tại Moscow vào thứ Hai, 25 tháng 11, phó Ngoại Trưởng Trung cộng Le Yucheng gọi dự án đường ống là một thành tựu lớn, đánh dấu 70 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, và là bước tiến mới trong quan hệ đối tác chiến lược Nga – Trung. Nhiên liệu đang trở thành lĩnh vực hợp tác quan trọng và phù hợp với hai nước, do Nga là một trong những nhà cung cấp nhiên liệu toàn cầu, trong khi Trung Cộng là nước nhập cảng và tiêu thụ nhiên liệu nhiều nhất thế giới. Đường ống mới sẽ nối từ khu vực khai thác khí đốt ở Siberia, băng qua bên dưới sông Amur nằm giữa 2 nước, và đến vùng đông bắc Trung Cộng. Từ đầu tháng 12, hệ thống này sẽ bơm 38 tỷ mét khối khí đốt đến Trung Cộng mỗi năm, theo hợp đồng 30 năm với Gazprom, cũng là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hãng này. Con số này chỉ là một phần nhỏ trong 276.6 tỷ mét khối khí đốt mà Trung Cộng tiêu thụ trong năm 2018, và chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập cảng, theo dữ liệu chính thức của Bắc Kinh. Khí đốt từ Nga sẽ là nguồn nhiên liệu chiến lược cho Trung Cộng, khi nước này đang cố gắng giảm dùng than đá và tìm kiếm các nhiên liệu sạch hơn. Bắc Kinh và Moscow hiện đang đàm phán để xây dựng 1 đường ống khí đốt thứ hai cũng dẫn từ Siberia.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/trung-cong-va-nga-thiet-lap-duong-ong-nhien-lieu-noi-2-nuoc/

Quan chức Trung Quốc :

Tập Cận Bình không thể bám mãi quyền lực

Thu Hằng
Dù đã bỏ điều khoản trong Hiến Pháp Trung Quốc quy định chủ tịch nước không được nắm quyền quá hai nhiệm kỳ, ông Tập Cận Bình sẽ không thể bám quyền bao lâu tùy thích. Một cán bộ cao cấp của Trường Đảng Trung ương đưa ra nhận định này trong một buổi hội thảo do Hiệp hội Nhà báo toàn Trung Quốc tổ chức vào đầu tháng 11/2019.
Theo trang Asia Times ngày 26/11/2019, ông Tạ Xuân Đào (Xie Chuntao), phó chủ tịch Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, khẳng định trước báo giới rằng việc xóa điều khoản giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch trong hai khóa không đồng nghĩa với việc bảo đảm rằng chủ tịch sẽ nắm quyền trọn đời.
Lấy ví dụ hai nước Đức và Nhật Bản, nơi thủ tướng Angela Merkel và Shinzo Abe đứng đầu nội các từ nhiều năm nay, ông Tạ Xuân Đào cho rằng chính « việc đánh giá những khác biệt về tình hình, cũng như những nhu cầu của đất nước » giúp một quốc gia quyết định « một nhà lãnh đạo có thể nắm quyền bao lâu ». Ông Tạ Xuân Đào khẳng định đảng Cộng Sản Trung Quốc từ lâu đã áp dụng một cơ chế kế nhiệm trước cả khi Hiến Pháp được sửa đổi, nhằm bảo đảm một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm, không xảy ra sự cố.
Tại các nước Cộng Sản, chủ tịch nước là chức vụ mang tính hình thức, còn thực quyền là nằm trong tay tổng bí thư đảng và chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Tập Cận Bình hiện đang nắm cả ba chức vụ này. Riêng chức tổng bí thư đảng Cộng Sản không có quy định thành văn về số nhiệm kỳ. Tuy nhiên, theo Asia Times, kể từ khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, chỉ có hai ông Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) và Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) là tuân thủ luật bất thành văn chỉ làm tổng bí thư đảng tối đa là 10 năm.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191127-m%E1%BB%99t-quan-ch%E1%BB%A9c-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-kh%C3%B4ng-th%E1%BB%83-b%C3%A1m-m%C3%A3i-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c

Vấn đề Biển Đông

trong chuyến thămPhilippines

của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper

Trong chuyến thăm Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á hợp tác đẩy lùi đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông; đồng thời cam kết Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra tự do hàng hải trong khu vực.
Sau khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN mở rộng tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (19/11) đã tới thăm Philippines. Tại Manila, ông Esper cho biết: Hầu hết những quốc gia tới tham gia cuộc họp AMM+ “đều rất quan ngại về yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại khu vực và Bắc Kinh thiếu đi sự tuân thủ với luật pháp và quy chuẩn quốc tế”; cho rằng “chúng ta có phận sự thể hiện quan điểm công khai và khẳng định chủ quyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp. Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp và (các quốc gia) đồng lòng hành động là cách tốt nhất để gửi thông điệp nhằm khiến Trung Quốc đi theo con đường đúng đắn”.
Ngoài ra, ông Esper tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra đảm bảo “tự do hàng hải” trong vùng biển tranh chấp chủ quyền để đảm bảo rằng Trung Quốc hiểu được Washington “từ chối nỗ lực bởi bất cứ quốc gia nào nhằm dùng sự cưỡng ép và đe dọa để đạt được lợi ích quốc gia bằng cách lấy đi từ nước khác”. Theo ông Esper, năm vừa qua là năm Mỹ thực hiện nhiều cuộc tuần tra hàng hải nhất so với 20 năm vừa qua. “Thông điệp rõ ràng mà chúng tôi cố gắng truyền tải không phải là chúng tôi phản đối Trung Quốc, mà là tất cả chúng ta tuân theo các quy định và luật pháp quốc tế, và chúng tôi nghĩ Trung Quốc cũng nên tuân thủ chúng. Hành động tập thể là cách tốt nhất để truyền tải thông điệp và khiến Trung Quốc đi đúng đường”.
Ông cũng chỉ ra việc Trung Quốc “sử dụng lực lượng dân quân biển để xua đuổi các thủy thủ và ngư dân Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, đồng thời triển khai lực lượng hải cảnh để ngăn Việt Nam khoan dầu và khí tự nhiên ở ngoài khơi bờ biển của họ. Thông qua những hành động khiêu khích liên tục để khẳng định yêu sách đường chín đoạn, Bắc Kinh đã cản trở các nước thành viên ASEAN trong việc tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng có thể tái tạo trị giá hơn 2,5 nghìn tỷ USD, đồng thời góp
phần gây ra sự bất ổn và gia tăng nguy cơ xung đột. Hành vi này trái ngược hoàn toàn với trật tự dựa trên luật lệ mà tất cả chúng ta đã cùng nhau xây dựng trong hơn 70 năm qua”.
Về quan hệ Mỹ – Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, thời gian tới Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines nhiều hơn nữa trong các nỗ lực hiện đại hóa quân đội và cải thiện an ninh hàng hải, trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông gia tăng; khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Philippines, và cải thiện an ninh hàng hải và ý thức về lãnh thổ; “Mỹ mong đợi các cuộc tuần tra chung về hàng không và hàng hải trong tương lai để cải thiện khả năng tương tác và thể hiện cam kết ủng hộ các quy định và quy tắc quốc tế tồn tại lâu nay”.
Trước đó, tại Bangkok, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng ASEAN phải đảm bảo Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) không bị Trung Quốc “thao túng” nhằm “hợp thức hóa hành vi quá đáng và yêu sách hàng hải phi pháp của nước này, cũng như lẩn tránh các cam kết mà Trung Quốc đã thống nhất. Nếu điều trên (Trung Quốc thao túng) xảy ra, COC sẽ trở nên phản tác dụng và gây ra đe dọa tới những bên coi trọng quyền tự do được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS)”.
Chính quyền Mỹ gần đây nhiều lần lên án những hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (15/11) chỉ trích Trung Quốc “nói một đằng, làm một nẻo” với chính những cam kết của mình, không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, như việc triển khai vũ khí tới các đảo nhân tạo cải tạo trái phép trên Biển Đông dù từng hứa không quân sự hóa khu vực. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, chồng lấn vùng biển các nước trong khu vực, đồng thời tiến hành bồi đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo trái phép để củng cố tuyên bố chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối của các quốc gia trên thế giới. Hải quân Mỹ nhiều lần điều tàu chiến đi qua Biển Đông trong các chiến dịch tự do hàng hải và thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/31747-van-de-bien-dong-trong-chuyen-tham-philippines-cua-bo-truong-quoc-phong-my-mark-esper.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.