Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 11/11/2019

Monday, November 11, 2019 6:54:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 11/11/2019

Hải quân Mỹ – Brunei tập trận

đối phó với thách thức an ninh trên Biển Đông

Từ 22-31/10, Hải quân Mỹ và Brunei đã tổ chức huấn luyện hàng hải trên Biển Đông nhằm tăng cường hợp tác hàng hải giữa hai nước.
Chuẩn Đô đốc Joey Tynch, chỉ huy Nhóm Hậu cần Tây Thái Bình Dương của hải quân Mỹ cho biết, Mỹ và Burunei vừa tiến hành tập trận Huấn luyện và Hợp tác Sẵn sàng Trên biển (CARAT). Cuộc diễn tập hàng hải trên là hoạt động thể hiện quan hệ đối tác giữa hai nước. Trong 10 ngày diễn tập, tàu tác chiến ven biển USS Montgomery và tàu vận tải tốc độ cao USNS Millinocket của Mỹ phối hợp hoạt động với tàu tuần tra xa bờ KDB Darulaman cùng tàu tuần tra gần bờ KDB Syafaat của hải quân Brunei. Các binh sĩ thực hiện bài tập theo dõi mục tiêu, hạ cánh trực thăng trên boong tàu, mô phỏng tình huống sơ tán y tế, thực hành chiến thuật tác chiến và tiếp vận trên biển. Cuộc diễn tập năm nay còn có khoa mục tìm kiếm cứu nạn trên không với sự tham gia của trinh sát cơ P-8A Poseidon cùng các trực thăng quân sự của Brunei. Mỹ cũng điều một trực thăng trinh sát không người lái MQ-8B tham gia CARAT Brunei 2019.
Chuẩn Đô đốc Joey Tynch khẳng định “đây là hoạt động thể hiện quan hệ đối tác. Không có hoạt động nào thể hiện tốt hơn cam kết của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở ngoài hợp tác trên biển”; cho biết đợt diễn tập chung thường niên lần thứ 25 giữa Mỹ và Brunei diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực như Philippines, Australia và Brunei nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc với gần như toàn bộ diện tích vùng biển này. CARAT Brunei 2019 là đợt huấn luyện thứ 4 trong chuỗi hoạt động hợp tác của Mỹ trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trước đó, quân đội các nước Sri Lanka, Indonesia và Thái Lan cũng đã tổ chức diễn tập riêng rẽ với Mỹ.
Được biết, trong những năm gần đây, Mỹ đang tích cực thúc đẩy hợp tác quân sự với Brunei. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết “Washington muốn hợp tác với Brunei về các vấn đề liên quan tới Biển Đông và các vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu”.

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ điều tàu đến Biển Đông

 ngăn chặn tham vọng bành trướng của TQ

Lần đầu tiên từ sau Chiến tranh Lạnh, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ điều tàu chiến tới Biển Đông để ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trong khu vực, cũng như phối hợp với đồng minh tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Đô đốc Karl Leo Schultz, chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ (USCG) cho biết, USCG sẽ điều tàu chiến đến Biển Đông để giúp Mỹ có thể kiềm chế thành công tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực, khi căng thẳng tiếp tục gia tăng trong khu vực. Theo Đô đốc Karl Leo Schultz, “có những cuộc thảo luận đang diễn ra, các nỗ lực lập kế hoạch liên tục để hỗ trợ cho các hoạt động của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (INDO-PACOM) ở Biển Đông”; đồng thời nhấn mạnh lực lượng của họ sẽ tập trung sâu sắc vào những đối tác có liên quan, xây dựng cách tiếp theo hướng này ở khu vực.
Trước đó, Đô đốc Karl Leo Schultz (10/2019) cũng nhắc lại rằng việc triển khai tàu thuyền của lực lượng USCG là để trấn an các đối tác chiến lược trong khu vực và cung cấp đảm bảo an ninh cao hơn. Theo đó, “trước cách hành xử và các hành vi nạt nộ của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, lực lượng Bảo vệ Bờ Biển Mỹ đưa ra các kế hoạch hành động và hợp tác minh bạch ở tất cả các cấp độ”.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, lực lượng USCG được triển khai để làm nhiệm vụ này. Trong khuôn khổ hoạt động triển khai, tàu của USCG đã và sẽ thực hiện các cuộc tập trận chung với các đối tác của Mỹ trong khu vực. Động thái này là một phần trong phản ứng tiếp theo của Nhà Trắng nhằm chống lại việc Bắc Kinh sử dụng lực lượng hải quân và dân quân biển để chiếm giữ các bãi đá và tài nguyên trên khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Sự thay đổi trong cách nhìn nhận này của Mỹ có nghĩa là từ nay, quân đội Mỹ có thể áp dụng các quy tắc tham gia của quân đội để chống lại các lực lượng nói trên của Trung Quốc nếu xảy ra các trường hợp đụng độ trên biển.
Trước đó, Phó Đô đốc, Tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ (USCG) Linda Fagan (11/6) cho biết, sự hiện diện ở Biển Đông và bất cứ nơi nào khác sẽ giúp củng cố chủ quyền của các quốc gia đối tác trong vùng nước tranh chấp. Theo Phó Đô đốc Linda Fagan, sau khi Trung Quốc tăng cường hiện diện và tiến hành quân sự hóa ở Biển Đông, gia tăng các hoạt động phi pháp nhằm chèn ép và xâm chiếm chủ quyền của các nước ven Biển Đông và Hoa Đông, đã khiến Mỹ phải có sự điều chỉnh trong cách tiếp cận quân sự ở khu vực. Theo phía Mỹ, các tàu tuần tra USCGC Bertholf và USCGC Stratton của USCG đã được triển khai cùng hạm đội 7 đóng trú ở Yokosuka, Nhật Bản. Các tàu này sẽ giúp bảo đảm “thực thi pháp luật, xây dựng năng lực trong vùng khai thác hải sản chủ quyền”.
USCG là một quân chủng của Quân đội Hoa Kỳ và là một trong 7 lực lượng đồng phục liên bang của Hoa Kỳ. Tuần duyên Hoa Kỳ là một lực lượng quân sự hoạt động vùng biển, đa nhiệm vụ và độc nhất trong số các quân chủng của Hoa Kỳ vì nó có sứ mệnh thi hành luật pháp ở vùng biển và đảm trách cả sứ mệnh của một cơ quan trông coi việc giám sát và quy định luật lệ liên bang. Nó hoạt động dưới quyền quản lý của Bộ Nội an Hoa Kỳ trong thời bình và có thể được thuyên chuyển sang cho Bộ Hải quân Hoa Kỳ theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ hay Quốc hội Hoa Kỳ trong thời chiến. Tính đến tháng 8 năm 2009, lực lượng có khoảng 42.000 quân nhân, 7.500 quân nhân trù bị, 29.000 nhân sự hỗ trợ và 7.700 nhân viên dân sự. Được biết, Trang bị của USCG cực kỳ đa dạng với đủ mọi loại tàu mặt nước và máy bay trực thăng, đảm bảo khả năng hoạt động tốt cho mọi địa hình từ vùng nước nông tới vùng nước sâu cho tới hệ thống đường thủy trong nội địa đất nước này. USCG có khoảng 1.650 tàu thuyền lớn nhỏ các loại. Một số tàu tuần tra lớp Hamilton lắp pháo hạm 76 mm kết hợp với pháo 25 mm và hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20 mm. Loại hiện đại nhất là lớp Legend sử dụng pháo hạm tự động 57 mm, 1 hệ thống Phalanx 20 mm, 4 súng máy 12,7 mm, 2 súng máy 7,62 mm. Các tàu tuần tra loại nhỏ lắp vũ khí từ 12,7-25 mm tùy thuộc vào lượng giãn nước. USCG còn có khoảng 210 máy bay các loại phục vụ cho các hoạt động tuần tra trên biển. Một số tàu có lắp hệ thống vũ khí âm thanh tầm xa LRAD nhằm ngăn chặn các tàu vượt biên hoặc cướp biển. Vũ khí cá nhân của USCG gồm có, súng lục M9, P229R-DAK, súng trường tiến công M16A2, M4 carbine, súng bắn tỉa M14, Mk11, M107, súng phóng lựu M203.
Tuần duyên có vai trò về nội an vùng biển, thi hành luật pháp vùng biển, tìm kiếm và giải cứu, bảo vệ môi trường biển, bảo quản sông, giúp giao thông hàng hải dọc theo duyên hải và ngoài khơi. Trong khi đa số các lực lượng quân sự khác của Hoa Kỳ dành thời gian huấn lệnh cho chiến tranh hay tham chiến thì Tuần duyên Hoa Kỳ được triển khai làm việc mỗi ngày. Với việc tổ chức không mang tính tập quyền,
nhiều trách nhiệm được giao cho thậm chí các sĩ quan cấp thấp, Tuần duyên Hoa Kỳ luôn được hoan nghênh vì sự phản ứng nhanh và tùy cơ ứng biến của mình trong 1 phạm vi rất lớn các tình trạng khẩn cấp.
Trước việc Mỹ tăng cường các lực lượng chấp pháp đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, giới truyền thông và chuyên gia, học giả Trung Quốc tìm cách chỉ trích, bôi xấu hoạt động của Mỹ ở Biển Đông, cho rằng tình hình Biển Đông gần đây dường như đang chứng kiến sự đối lập phân cực giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ đã cùng với các đồng minh và đối tác sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao, quân sự và công luận để kiềm chế Trung Quốc. Cụ thể, các bước đi quân sự thường xuyên của Mỹ đã đẩy Biển Đông đến bên bờ đối đầu. Trong hai năm qua, chính quyền Trump đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược toàn cầu của Mỹ và sự hiểu biết về những thách thức và mối đe dọa mà Mỹ phải đối mặt ở khu vực đã thay đổi. Mỹ coi các hoạt động thực thi pháp luật, phát triển các đảo, triển khai thiết bị quân sự và thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử mà Trung Quốc đang tiến hành là thách thức đối với sự kiểm soát của Washington ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thời báo Hoàn Cầu cũng ngang nhiên khẳng định, đối với Trung Quốc, “Biển Đông có nghĩa là chủ quyền, an ninh và phát triển, Trung Quốc cần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền tài phán trên biển và bảo đảm các hành lang an toàn cho nhập khẩu năng lượng và vận chuyển hàng hóa”. Đối mặt với một nước Mỹ hung hăng ở Biển Đông, Trung Quốc không có nhiều lựa chọn. Xét trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc đối phó, bao gồm cả việc gia tăng triển khai quân sự ở khu vực. Nếu Mỹ cứ khăng khăng cho rằng Biển Đông là nơi Bắc Kinh bắt đầu các cố gắng để thách thức vị thế của Washington như một siêu cường duy nhất và cạnh tranh quyền lực trong hệ thống quốc tế, thì quan điểm sai lầm này sẽ gây ra “một cuộc chiến không thể tránh khỏi” giữa hai nước tại vùng biển này.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.