Tin khắp nơi – 24/10/2019
Thursday, October 24, 2019
8:07:00 PM
//
Tin Khắp nơi
No sub-categories
Trump bỏ chế tài Thổ Nhĩ kỳ
vì đã có ngưng bắn vĩnh viễn ở Bắc Syria
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/10 tuyên bố cuộc ngưng bắn tại bắc Syria nay trở thành vĩnh viễn và ra lệnh gỡ bỏ các chế tài đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng bác bỏ những chỉ trích về quyết định rút binh sĩ Mỹ khiến đồng minh người Kurds của Hoa Kỳ bị tấn công.Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, ông Trump mô tả cuộc ngưng bắn là một “đột phá lớn” được thương thuyết bởi phái đoàn do phó Tổng thống Mike Pence dẫn đầu. Ông Trump cho hay đã ra lệnh cho Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin gỡ bỏ các chế tài, vốn áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara tấn công người Kurd, “trừ phi có chuyện gì xảy ra mà chúng tôi không hài lòng”.
Ông Trump nói thêm “Vô số sinh mạng được cứu là kết quả của những cuộc thương thuyết của chúng tôi với Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả đạt được mà không một giọt máu nào của người Mỹ đổ ra, không ai bị thương, không ai bị bắn, không ai thiệt mạng.”
Phát biểu của ông Trump không làm vô hiệu những cuộc tấn công mạnh mẽ của các nhà lập pháp Mỹ về quyết định bất ngờ của ông hồi đầu tháng rút quân ra khỏi miền đông bắc Syria mở đường cho cuộc phản công của Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc hội Mỹ vẫn đang thảo luận về những chế tài của riêng Quốc hội để trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc tấn công vượt biên giới vừa qua.
Các đồng minh người Kurd đã giúp Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi Giáo cảm thấy bị ông Trump bỏ rơi. Chính sách của ông Trump đã mở cửa cho Nga củng cố ảnh hưởng tại Syria bằng cách đưa lực lượng vào vùng này. Số phận của các phần tử hiếu chiến Nhà nước Hồi Giáo trong các nhà tù của người Kurd tại Syria vẫn chưa được quyết định.
Một giới chức cao cấp trong chính quyền ông Trump nói với các phóng viên trong một cuộc hội thoại là dù hầu hết những chiến binh Nhà nước Hồi Giáo vẫn còn bị giam giữ nhưng dường như một số nhỏ đã trốn khỏi nhà tù. Ông nói thêm là Thổ Nhĩ Kỳ phải có trách nhiệm truy quét số tù nhân vượt ngục.
Giới chức này nói “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình những chiến binh Nhà nước Hồi Giáo.”
Giới chức Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về việc Nga điều động binh sĩ đến vùng này trong khuôn khổ một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện chưa có chỉ dấu nào cho thấy các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công dân chúng địa phương như giới chỉ trích lo ngại, giới chức vừa kể cho hay.
Những tranh cãi về việc Tổng thống Trump rút quân khỏi Syria đã góp phần vào bầu không khí xáo trộn tại Washington, nơi đảng Dân chủ đang tìm cách cách chức ông Trump qua việc luận tội vì ông Trump nỗ lực yêu cầu Ukraine điều tra đối thủ Dân chủ của ông là Joe Biden.
Lãnh đạo khối Dân chủ thiểu số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer phát biểu chỉ trích ông Trump tại thượng viện:
“Ba tuần sau khi loan báo rút quân, Tổng thống dường như không có một chiến lược rõ rệt nào để đảm bảo đánh bại Nhà nước Hồi Giáo lâu dài và dọn dẹp những xáo trộn ông tạo ra tại Syria.”
Ông Trump tiếp tục chỉ trích những nỗ lực trước đây của Mỹ nhằm giữ lực lượng Mỹ tại Trung Đông.
Ông nói Hoa Kỳ sẽ “để cho người khác chiến đấu trên vùng cát dài đẫm máu này.”
https://www.voatiengviet.com/a/trump-b%E1%BB%8F-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-v%C3%AC-%C4%91%C3%A3-c%C3%B3-ng%C6%B0ng-b%E1%BA%AFn-v%C4%A9nh-vi%E1%BB%85n-%E1%BB%9F-b%E1%BA%AFc-syria-/5136783.html
Quan chức hải quân Mỹ
nêu cách đối phó với Trung Quốc
Người đứng đầu lực lượng hải quân Mỹ nói rằng Hoa Kỳ cần phải học Trung Quốc, vận động toàn bộ chính phủ Mỹ vào cuộc để đối phó với Trung Quốc, theo South China Morning Post.Ngoài ra, tờ báo ở Hong Kong còn dẫn lời ông Richard Spencer nói rằng cách tiếp cận đó cần phải dựa thêm vào các đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
“Chúng ta hiện có một đối thủ cạnh tranh không có sự phân biệt giữa quân sự và dân sự”, ông Spencer nói tại Viện Brookings ở Washington, ám chỉ tới cách tiếp cận đồng nhất giữa lĩnh vực công và tư của Trung Quốc trong quá trình cạnh tranh với Mỹ.
XEM THÊM:
Việt Nam ‘mua 24 xuồng tuần duyên’ của Mỹ
“Đây là cách tiếp cận toàn bộ chính phủ”, ông Spencer nói.
South China Morning Post dẫn lời ông Spencer nói rằng Lầu Năm Góc cần phải nỗ lực phối hợp với các cơ quan chính phủ khác như Bộ Thương Mại, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp.
Ông cũng nói thêm rằng giới quân sự cần phải phối hợp song song với các đồng minh Mỹ ở khu vực châu Á.
Viết trên Twitter hôm 23/10, ông Spencer nói rằng sự kiện ở Viện Brookings là “cơ hội tuyệt vời” để ông “chia sẻ một số mục tiêu chiến lược cho năm tới”.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-ch%E1%BB%A9c-h%E1%BA%A3i-qu%C3%A2n-m%E1%BB%B9-n%C3%AAu-c%C3%A1ch-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c/5137691.html
TNS lưỡng đảng kêu gọi cấp visa
cho lãnh đạo người Kurd ở Syria
Tin từ Washington, DC – Vào hôm Thứ Tư (23 tháng 10), một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã gửi thư cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo yêu cầu ông cấp visa cho Tướng Mazloum Kobani Abdi, lãnh đạo Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) người Kurd, để ông Abdi có thể đến thăm Hoa Kỳ.Bức thư được gửi sau khi Tổng thống Trump tuyên bố ngừng bắn “vĩnh viễn” giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd ở đông bắc Syria, và dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ tấn công miền bắc Syria sau khi Tổng Thống Trump tuyên bố sẽ rút quân đội Hoa Kỳ khỏi hai tiền đồn trong khu vực. Quyết định này của Tổng Thống đã nhận phải sự chỉ trích gay gắt từ Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, những người đã cáo buộc Tổng Thống Trump phản bội các đồng minh người Kurd, những người đã góp phần chủ chốt trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố ISIS. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham và Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van Hollen đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ để đáp trả cuộc tấn công của nước này vào Syria.
Ông Graham và ông Van Hollen đã tham gia cùng với Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marsha Blackburn và Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen và Richard Blumenthal đã gửi thư cho ông Pompeo. Trong đó, họ yêu cầu ông thúc đẩy quá trình cấp visa cho ông Abdi “để thảo luận về các kế hoạch tương lai ở Syria và con đường trong cuộc chiến chống ISIS.”
Phần lớn lực lượng người Kurd đã rút khỏi miền bắc Syria vào cuối tuần này theo các điều khoản ngừng bắn 120 giờ trước đó do Hoa Kỳ đàm phán cuối tuần qua. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã môi giới một lệnh ngừng bắn sáu ngày mới, cho phép Nga tham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền lực ở khu vực. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tns-luong-dang-keu-goi-cap-visa-cho-lanh-dao-nguoi-kurd-o-syria/
Southern California Edison sẽ cắt điện
của 300,000 khách hàng để phòng tránh cháy rừng
Theo tin từ đài KTLA5, công ty điện lực Southern California Edison đã đưa ra khuyến cáo sẽ cắt điện của 308,000 khách hàng trong 7 quận, để phòng ngừa việc gió mạnh làm hỏng thiết bị điện và gây cháy rừng. Con số này gấp đôi số lượng khách hàng bị cắt điện mà công ty đã dự đoán trước đó là 160,000. KTLA5 dẫn lời công ty SCE cho biết những khu vực sau có thể bị cắt điện: Quận Los Angeles (có hơn 66,000 khách hàng) và các thành phố có thể bị cúp điện: Covina Glendale, Glendora, La Canada-Flintridge, Lancaster.Quận Cam (hơn 26,000 khách hàng), các thành phố có thể bị cúp điện: Irvine, Orange, Villa Park.
Quận Riverside (hơn 40,000 khách hàng), Quận San Bernardino (hơn 63.000 khách hàng). Đến tối thứ tư (ngày 23 tháng 10), các khuyến cáo cháy rừng đã được ban hành và kéo dài đến tối thứ sáu (ngày 25 tháng 10) tại hầu hết Los Angeles. Trường đại học Cal State San Bernadino cho biết họ sẽ hủy các lớp học vào Thứ Năm (ngày 24 tháng 10) do mất điện, nhưng nhà trường vẫn chưa đưa ra quyết định cho ngày Thứ Sáu.
Các nhà dự báo thời tiết dự đoán sức gió sẽ lên đến 55 dặm/giờ. Trong khi đó, tại miền Bắc California, công ty điện lực Pacific Gas & Electric cho biết họ sẽ thực hiện kế hoạch cắt điện cho 450,000 khách hàng trong 17 quận. Các khu vực bị ảnh hưởn
https://www.sbtn.tv/southern-california-edison-se-cat-dien-cua-300000-khach-hang-de-phong-tranh-chay-rung/
Ủy Ban Đạo Đức Hạ Viện điều tra
các cáo buộc chống lại dân biểu Katie Hill
Vào Thứ Tư (ngày 23 tháng 10), Ủy Ban Đạo Đức Hạ Viện đã mở một cuộc điều tra về Dân Biểu Katie Hill, sau khi một trang web bảo thủ công bố những cáo buộc không có căn cứ rằng DB có mối quan hệ không đứng đắn với một nhân viên.Theo KTLA5, ban lãnh đạo lưỡng đảng của Ủy Ban Đạo Đức đã công bố cuộc điều tra về bà Hill, đồng thời lưu ý rằng Ủy Ban hoàn toàn không đưa ra phán quyết nào về tính xác thực của các cáo buộc.
Các nhà lập pháp đã bị chỉ trích dữ dội vì chậm cập nhật các quy tắc của Quốc hội về quấy rối tình dục nhưng cuối cùng đã thông qua một thay đổi vào năm ngoái, và cấm các nhà lập pháp quan hệ tình dục với các phụ tá của họ.
Katie Hill, một người lưỡng tính và đang ly hôn, cho biết chồng bà dường đang quyết tâm làm nhục bà. Và bà cảm thấy “ghê tởm” khi “các đối thủ tìm cách khai thác một vấn đề riêng tư như vậy để đạt được lợi ích chính trị.”
Trong một tuyên bố được đưa ra vào Thứ Ba (ngày 22 tháng 10), bà Hill phủ nhận đã có mối quan hệ lãng mạn với một nhân viên của mình, đồng thời yêu cầu Cảnh sát FBI điều tra những bức ảnh thân mật đã được đăng lên mạng mà không có sự đồng ý của bà. Đến thứ tư, Dân Biểu này đã xác nhận rằng bà
có mối quan hệ với một nhân viên của mình, nhưng lập luận rằng đây là một mối quan hệ riêng biệt và không phải là trọng tâm của cuộc điều tra của Ủy Ban Đạo Đức.
Trong một bức thư gửi cho những người ủng hộ, bà Hill cho biết trong suốt những năm cuối cùng của cuộc hôn nhân mà trong đó bà liên tục bị bạo hành. Bà đã có một mối quan hệ tình cảm với một người trong nhóm hoạt động tranh cử của mình. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/uy-ban-dao-duc-ha-vien-dieu-tra-cac-cao-buoc-chong-lai-dan-bieu-katie-hill/
Mark Zuckerberg
điều trần trước quốc hội về tiền điện tử Libra
Vào Thứ Tư (ngày 23 tháng 10), người sáng lập và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện về tiền điện tử của công ty mang tên Libra, trong một nỗ lực làm giảm bớt những lo ngại của các nhà lập pháp rằng đồng tiền này có thể sẽ vượt qua tầm kiểm soát của các cơ quan quản trị.Công ty Facebook trong thời gian gần đây đã phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề, bao gồm cách công ty giải quyết các quảng cáo chính trị, và nỗ lực nhằm chống lại thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Theo CBS News, ông Zuckerberg đã phải đối mặt với các câu hỏi khó khăn từ lưỡng đảng. Ông nói rằng sẽ không để Facebook phát hành tiền Libra trừ khi có sự chấp thuận rõ ràng từ tất cả các cơ quan cai quản tài chính của Hoa Kỳ. Nhưng các thành viên của ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã không thuyết phục. Dân Biểu Maxine Waters, chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, cho biết tiền điện tử của Facebook sẽ “tạo ra nhiều mối lo ngại” và lập luận rằng có lẽ ông Zuckerberg nên chia nhỏ Facebook thành nhiều bộ phận. Về phía đảng Cộng hòa, Dân Biểu Ann Wagner đã hỏi anh Zuckerberg tại sao một số tập đoàn cao cấp gần đây đã rời khỏi dự án Libra, và CEO Facebook chỉ có thể nói rằng “ngành thương nghiệp tiền điện tử có rất nhiều rủi ro.” Trong phiên điều trần, ông Zuckerberg sẽ nỗ lực trấn an các nhà lập pháp rằng công ty của ông sẽ không cố gắng trốn tránh các cơ quan quản lý tài chính khi dự án Libra hoàn thành và “sẽ hoãn dự án cho đến khi Facebook giải quyết mọi vấn đề về pháp lý của Hoa Kỳ.” (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mark-zuckerberg-dieu-tran-truoc-quoc-hoi-ve-tien-dien-tu-libra/
Phe Cộng hòa gây gián đoạn
cuộc điều tra luận tội Tổng thống
Các nhà lập pháp bên đảng Cộng hòa, được Tổng thống Mỹ Donald Trump khuyến khích cứng rắn hơn trong cuộc chiến chống lại nỗ lực luận tội Tổng thống từ phía đảng Dân chủ, hôm 23/10 gây gián đoạn cuộc điều tra luận tội của Hạ viện và ngăn không cho một giới chức Ngũ Giác Đài điều trần.Các đảng viên Cộng hòa xông vào căn phòng điều trần, nơi sẽ diễn ra phiên điều trần kín của giới chức quốc phòng Mỹ Laura Cooper, người trông coi các vấn đề Ukraine và Nga. Các nhà lập pháp và các phụ tá ở Quốc hội cho biết đoàn người tiến vào phòng và la hét ầm ĩ.
Bà Cooper tới để điều trần và trả lời chất vấn về quyết định của Tổng thống Trump trong năm nay giữ lại 391 triệu đô la hỗ trợ an ninh cho Ukraine dù ngân khoản đã được Quốc hội phê chuẩn.
Cuộc điều tra luận tội tập trung vào việc Tổng thống Trump yêu cầu Tổng thống Ukraine điều tra đối thủ chính trị của ông Trump là đảng viên Dân chủ Joe Biden vì lợi ích chính trị cho ông Trump.
Trong cuộc đối đầu kịch tính, cảnh sát Quốc hội đã được điều động tới giải tán đám đông và vãn hồi trật tự, một phụ tá bên Cộng hòa cho biết.
Một nhân chứng bên trong phòng điều trần cho hay các đảng viên Cộng hòa mang cả điện thọai di động vào đây, khu vực an ninh cao vốn cấm các thiết bị điện tử.
Phe Cộng hòa nói luật lệ mà giới lãnh đạo Hạ viện do phe Dân chủ chiếm đa số đề ra cho cuộc điều tra luận tội là không công bằng. Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Hạ viện quyền tiến hành quy trình luận tội và đề ra các quy định cho cuộc điều tra.
Dân biểu Dân chủ Stephen Lynch cho hay bà Laura Cooper đã không thể điều trần. Một phụ tá ở Hạ viện nói các thủ tục liên quan đến quá trình luận tội trong ngày 23/10 bị đình hoãn.
Dân biểu Dân chủ Eric Swalwell nói với báo giới: “Chúng tôi xem nỗ lực này không chỉ uy hiếp nhân chứng hôm nay mà còn uy hiếp các nhân chứng trong tương lai không dám bước ra. Sẽ không hiệu quả đâu.” “Chúng tôi sẽ không lùi bước,” bà nói.
https://www.voatiengviet.com/a/phe-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-g%C3%A2y-gi%C3%A1n-%C4%91o%E1%BA%A1n-cu%E1%BB%99c-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng/5137182.html
Chile tiếp tục đình công và biểu tình
trước những đề nghị cải cách của tổng thống Pinera
Tin từ SANTIAGO, Chile – Vào cuối hôm thứ Tư (23/10), sinh viên và công nhân giải tán một cách ôn hòa tại các thành phố trên khắp Chile, sau các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại sự bất bình đẳng, ngay cả khi tổng thống Sebastian Pinera cam kết thực hiện nhiều cải cách xã hội để cố gắng xoa dịu những ngày bạo loạn.Theo Reuters, hàng ngàn công nhân đình công, bao gồm các chuyên gia y tế và giáo viên, đập nồi và mang theo băng rôn vào buổi tối tại thủ đô Santiago. Các cuộc tuần hành đa phần ôn hòa này được cảnh sát và binh lính theo dõi. Các viên chức ra sắc lệnh giới nghiêm 10 giờ tối, trong đêm phong tỏa quân đội thứ năm liên tiếp. Hơi cay được dùng để giải tán người biểu tình ở nhiều quảng trường chính và những con đường tại trung tâm thành phố.
Các cuộc diễn hành và biểu tình trong ngày diễn ra sau bốn ngày biểu tình, đốt phá và cướp bóc, trong đó hơn 6,000 người bị giam giữ và ít nhất 18 người thiệt mạng. Ông Jose Pérez Debelli, chủ tịch của Nhóm nhân viên tài chính quốc gia (ANEF), một trong những công đoàn kêu gọi đình công, cho biết các công đoàn và các nhóm xã hội muốn có tiếng nói trong việc tiến hành kế hoạch cải cách xã hội do ông Pinera công bố vào hôm Thứ Ba (22/10). Liên đoàn Công nhân Đồng (FTC), bao gồm các công nhân liên hiệp từ công ty khai thác nhà nước Codelco- nhà sản xuất đồng hàng đầu thế giới- đã tham gia cuộc đình công. Công ty phải đóng cửa mỏ Andina, và giảm quy mô hoạt động tại nhà máy luyện kim Ventanas của họ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chile-tiep-tuc-dinh-cong-va-bieu-tinh-truoc-nhung-de-nghi-cai-cach-cua-tong-thong-pinera/
Khủng hoảng Chilê –
« sản phẩm » của 40 năm chính sách tân tự do
Thùy DươngTừ vài ngày nay, chính quyền Chilê đối mặt với phong trào phản kháng xã hội mạnh mẽ chưa từng có suốt gần 30 năm qua, kể từ khi chế độ độc tài Pinochet sụp đổ vào năm 1990.
Ngày 20/10,tổng thống Chilê Sebastián Piñera tuyên bố đất nước đang trong tình trạng « chiến tranh ». Trước đó hai ngày, vào ngày 18/10, ông ban bố tình trạng khẩn cấp dự kiến kéo dài 15 ngày tại thủ đô Santiago sau khi xảy ra hàng loạt cuộc biểu tình nhằm phản đối chính quyền tăng 3% giá vé métro, kèm theo đó là các cuộc bạo động, cướp bóc, đốt phá bùng lên và lan ra nhiều thành phố khác, bất chấp việc chính quyền đã hủy quyết định tăng giá vé métro.
Gần 10.000 cảnh sát và binh lính được triển khai, lần đầu tiên quân lính đi tuần trên đường phố kể từ sau chế độ độc tài Pinochet. Ngoài thủ đô Santiago với 7,6 triệu dân, lệnh giới nghiêm còn được ban bố tại 9/16 vùng. Bạo lực đã khiến 18 người thiệt mạng trong những ngày qua, trong đó có 1 em bé 4 tuổi. Khoảng 240 dân thường và 50 cảnh sát, binh lính bị thương, hơn 6.000 người bị bắt giữ.
Tại thủ đô Santiago, 78 bến tàu của hệ thống métro hiện đại nhất Nam Mỹ, với tổng chiều dài 140 km, phục vụ mỗi ngày 3 triệu hành khách, đã bị đập phá, thiệt hại lên tới 300 triệu đô la. Nhiều bến tàu bị phá hủy hoàn toàn. Hầu như toàn bộ trường phổ thông và đại học tại Santiago phải tạm đóng cửa. Nhiều chuyến bay bị hủy, hoãn. Hành khách bị mắc kẹt trong sân bay của Santiago. Sau gần 1 tuần, phong trào
nổi dậy của dân chúng dường như chưa có dấu hiệu tạm lắng. Bà Michelle Bachelet, cao uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc, người từng lãnh đạo đất nước Chilê trong hai nhiệm kỳ, kêu gọi chính quyền và dân chúng đối thoại tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng.
Đâu là nguyên do thực sự khiến dân chúng nổi giận?
Đất nước Chilê, với 18 triệu dân, bất ngờ lâm vào khủng hoảng chỉ ít ngày sau khi tổng thống Piñera tự hào ví Chilê với một « ốc đảo » ổn định, an toàn, trong khu vực vốn đang bị suy yếu do khủng hoảng rình rập. Trên thực tế, Chilê thường được xem như một hình mẫu lý tưởng về thành công kinh tế tại châu Mỹ La-tinh, là tấm gương cho nhiều nước trong khu vực, với mức tăng trưởng kinh tế mà nhiều nước châu Âu cũng phải thèm muốn.
Vậy, trong bối cảnh kinh tế phát triển thuận lợi, chính trị ổn định, đâu là nguyên nhân thực sự đẩy người dân Chilê vào cuộc phản kháng ? Trả lời báo Le Monde, sử gia Olivier Compagnon, giám đốc Viện nghiên cứu của Pháp về châu Mỹ La-tinh (IHEAL) nhận định căn nguyên, nguồn cội của cuộc khủng hoảng lần này là sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nạn bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Theo nhà sử học Compagnon, cuộc khủng hoảng bùng nổ tại Chilê không có gì đáng ngạc nhiên. Chilê là nước đầu tiên cho áp dụng học thuyết tân tự do của trường phái « Chicago Boys » (học thuyết của các nhà kinh tế theo học đại học Chicago, Hoa Kỳ). Dưới thời độc tài Pinochet, những người theo trường phái của nhà kinh tế Mỹ Milton Friedman, khôi nguyên Nobel 1976, người hăng say bảo vệ học thuyết tân tự do, được giao trách phiệm phục hồi nền kinh tế Chilê bằng cách đẩy mạnh tư nhân hóa, giảm vai trò quản lý của Nhà nước và tự do hóa gần như toàn bộ các lĩnh vực, giáo dục, y tế, hưu bổng …
Nhờ chính sách trên, Chilê đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng nể, dự kiến đạt 2,5% trong năm nay. Thế nhưng, Chilê cũng đồng thời trở thành « quán quân » về bất bình đẳng ở khu vực Nam Mỹ, ngang với Brazil. Giám đốc Viện nghiên cứu của Pháp về châu Mỹ La-tinh cho rằng cuộc nổi dậy của người dân Chilê lần này là « sản phẩm của 40 năm học thuyết tân tự do ».
Từ năm 2000 đến năm 2012, việc tăng giá nguyên liệu sản xuất đã giúp nhiều nước Nam Mỹ phát triển kinh tế. Chilê, cũng như Brazil, có nguồn quặng đồng rất lớn. Khai thác và xuất khẩu đồng mang lại nhiều lợi nhuận cho Chilê. Cũng nhờ đó mà tỉ lệ đói nghèo đã giảm mạnh, hiện chỉ còn 8,5%. Thế nhưng, theo sử gia Olivier Compagnon số người nghèo giảm không có nghĩa là tỉ lệ bất bình đẳng xã hội cũng giảm theo. Muốn hạn chế bất bình đẳng xã hội, cần thực hiện chế độ tái phân phối. Trong khi đó, suốt 4 thập niên qua, mô hình kinh tế dưới thời độc tài quân sựchưa bao giờ được thay đổi, kể cả sau khi nền dân chủ được tái lập.
Quá chán ngán vì bất bình đẳng xã hội
Trong những ngày này, người dân Chilê không đấu tranh để được tăng lương, mà họ chống bất công xã hội. Họ đòi hỏi có quyền được đáp ứng nhu cầu thiết yếu như điện, nước, các quyền lợi, dịch vụ một cách công bằng để được sống đúng nhân phẩm. Biện pháp tăng giá vé métro của chính quyền chỉ là « giọt nước làm tràn ly ». Người dân Chilê còn đấu tranh chống tham nhũng, phản đối việc các nhà lãnh đạo thâu tóm quá nhiều quyền lực kinh tế.
Quả thực, cho dù là nước Nam Mỹ đầu tiên gia nhập tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OCDE vào năm 2010, nhưng cho đến năm 2018, Chilê vẫn nằm ở nhóm các nước có chỉ số bất bình đẳng thu nhập cao nhất OCDE, chỉ sau Nam Phi và Costa Rica. Le Monde trích dẫn số liệu của OCDE cho thấy chỉ số trên cao hơn 65% so với mức trung bình của tổ chức này.
Theo thống kê của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc hồi năm 2007, 33% tổng thu nhập của Chilê nằm trong tay 1% dân số. Trong số đó, có tổng thống đương nhiệm Sebastián Piñera, một trong những người giàu nhất thế giới. Theo tạp chí Forbes, tài sản của tổng thống Chilê ước tính lên đến 2,8 tỉ đô la.
Theo số liệu năm 2019 của OCDE, tỉ lệ người dân ở các đô thị hài lòng với việc được hưởng các dịch cụ chăm sóc y tế có chất lượng đã giảm mạnh trong vòng 10 năm, từ 43% vào năm 2007 xuống còn 33% vào năm 2017. Cũng giống như chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, rất cao. Vì thế, trong số những người tham gia phong trào phản kháng lần này, có đông đảo thanh niên, sinh viên. Le Monde cho biết, vào năm 2017, chỉ có 49% dân chúng hài lòng về hệ thống giáo dục.
Nhà xã hội học Carlos Ruiz, chủ tịch Fundaction Nodo XXI, nhận định cơn giận dữ trong xã hội Chilê trước hết là do mọi mặt đời sống hàng ngày của người dân đều bị tư hữu hóa mạnh mẽ, từ sức khỏe, giáo dục, đến chính sách hưu bổng, điện, nước … Công dân Chilê chỉ bị coi như một người tiêu dùng đơn thuần. Người dân đã quá chán ngán trước tình trạng bất công xã hội.
Tổng thống Sebastián Piñera liệu có tìm ra giải pháp ổn định lại tình hình ?
Điều khiến giám đốc Viện nghiên cứu của Pháp về châu Mỹ La-tinh ngạc nhiên nhất chính là biện pháp đàn áp mạnh mẽ của nhà chức trách. Sau khi phong trào phản kháng xã hội bùng nổ, nhà lãnh đạo Chilê trao quyền cho một vị tướng kiểm soát tình hình an ninh, ban lệnh giới nghiêm, cho quân đội triển khai binh lính đi tuần, thậm chí điều cả xe tăng ra đường phố. Những biện pháp này gợi nhắc dân chúng Chilê về quá khứ đen tối dưới thời độc tài quân sự của tướng Pinochet 1973-1990. Trong các cuộc biểu tình, người dân căng biểu ngữ « Binh lính hãy rút ra ngoài ». Không những thế, tổng thống Sebastián Piñera còn nói tới chiến tranh, tới « kẻ thù nội bang ». Nhà lãnh đạo Chilê như vậy đã chọn củng cố nền dân chủ bằng phương thức từng được sử dụng trong quá khứ độc tài quân sự Pinochet …
Tuy nhiên, đối mặt với làn sóng chống chính phủ, tổng thống Sebastián Piñera đã có quyết định mang tính tích cực là ngưng biện pháp tăng giá vé métro. Do không làm dịu nổi cơn giận dữ của dân chúng, hôm thứ Hai 21/10, nhà lãnh đạo đắc cử hồi năm 2018, sau một nhiệm kỳ 2010-2014, đã tuyên bố sẽ họp với lãnh đạo các đảng phái, kể cả phe đối lập, để tìm kiếm một thỏa thuận xã hội nhằm nhanh chóng thiết lập tình đoàn kết một cách hiệu quả và có trách nhiệm, nhằm hướng tới những giải pháp tốt đẹp nhất cho các vấn đề đang gây ảnh hưởng tới dân chúng. Sau cuộc họp với các đảng, tổng thống thông báo hàng loạt biện pháp cải tổ, trong đó có đảm bảo mức lương tối thiểu, tăng 20% lương hưu và ổn định giá điện. Tổng thống Piñera cũng thừa nhận không lường được chuyện tăng giá vémétro lại khiến xã hội nổi giận đến như vậy và ông xin lỗi dân chúng.
Dường như các các nỗ lực của tổng thống vẫn là chưa đủ để giải quyết những bất công xã hội tích tụ trong xã hội suốt mấy thập kỷ qua, ngày hôm qua 23/10/2019, hàng chục ngàn người, nhất là sinh viên và công chức, tham gia đình công và biểu tình tại nhiều nơi trong cả nước.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191024-khung-hoang-chile-chinh-sach-tan-tu-do-doc-tai-pinochet
EU trao giải thưởng nhân quyền
cho nhà hoạt động Uighur
Nghị viện châu Âu hôm 24/10 đã trao giải thưởng thường niên về nhân quyền cho ông Ilham Tohti, Reuters dẫn lời Chủ tịch David Sassoli cho biết.Hãng tin Anh nói rằng đây là một cú giáng đối với Trung Quốc, nơi nhà hoạt động Uighur đang thụ án tù chung thân về tội ly khai.
Ông Tohti, một giáo sư kinh tế và một nhà hoạt động thúc đẩy nhân quyền của người Uighur, đã bị giam giữ kể từ năm 2014.
Nghị viện châu Âu chọn trao giải cho ông vì nỗ lực “thúc đẩy đối thoại” giữa người dân Trung Quốc và các tín đồ Hồi giáo thiểu số sống chủ yếu ở vùng Tân Cương ở phía tây Trung Quốc.
XEM THÊM:
Mỹ quan tâm sâu sắc về án tù chung thân của học giả người Uighur
Theo Reuters, giải thưởng này đã khiến Trung Quốc phản ứng đầy giận dữ.
“Chúng tôi không biết gì về giải thưởng được đề cập. Điều chúng tôi biết, đó là Ilham là một kẻ tội phạm, bị tòa án Trung Quốc kết án theo đúng luật”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố gửi Reuters.
Hãng này nói rằng Trung Quốc “hy vọng tất cả các bên tôn trọng các vấn đề nội bộ và chủ quyền tư pháp của Trung Quốc và không thổi phồng sự ngạo mạn của những kẻ khủng bố”.
https://www.voatiengviet.com/a/eu-trao-gi%E1%BA%A3i-th%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-cho-nh%C3%A0-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-uighur/5137557.html
Nội bộ NATO căng thẳng
vì chiến dịch quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria
Mai VânBộ trưởng Quốc Phòng của 29 quốc gia thành viên NATO họp định kỳ trong hai ngày 24-25/10/2019. Những diễn tiến mới đây ở Syria, với cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, là đề tài trọng tâm.
Cuộc họp được dự kiến rất căng thẳng vì 22 nước châu Âu thành viên NATO, đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên khác trong khối, rút quân khỏi Syria.
Tổng thống Pháp còn coi chiến dịch của Ankara là « điên rồ » và tố cáo NATO phạm một lỗi nặng.
Thông tín viên RFI Pierre Bénazet tại Bruxelles, nơi đặt tổng hành dinh NATO, cho biết :
“Không khí căng thẳng lộ rõ ở trụ sở NATO: Các đồng minh châu Âu và Canada đã nêu bật, với tư cách khác nhau, quan điểm phản đối cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria.
Không có triển vọng nào về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngưng chiến dịch của họ, nhưng nhiều nước đã dự kiến lên tiếng nhắc nhở Thổ Nhĩ Kỳ. Dĩ nhiên là với lời lẽ ngoại giao và có thể là trong những cuộc tiếp xúc riêng. Thế nhưng, đối với ba phần tư quốc gia thành viên NATO, chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa an ninh châu Âu, mà trước tiên là mối lo ngại Daech vùng dậy.
Bên cạnh đó, vấn đề phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ của NATO hiện do hai nước phụ trách: Ý và Tây Ban Nha. Thế nhưng, Madrid đã thông báo rút các giàn hỏa tiễn ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ bị nhắm tới. Một số nước còn chỉ trích tổng thư ký NATO vì ông đã cho rằng nỗi lo ngại về an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ là điều chính đáng.
Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng nhất của tình hình căng thẳng hiện nay là sự thay đổi thái độ của những quốc gia ở châu Âu, vốn cho đến giờ luôn tin tưởng vào Mỹ về vấn đề an ninh, quay sang tố cáo Hoa Kỳ là đã gây ra tình trạng hiện nay”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191024-nato-cang-thang-vi-chien-dich-quan-su-tho-nhi-ky-tai-syria
31 xác nam và tám nữ trong xe đông lạnh vào Anh
‘là công dân TQ’
Cảnh sát Anh nói 39 xác người trong thùng đông lạnh chở bằng xe tải từ Bỉ vào Anh hôm 23/10 “là công dân Trung Quốc”.Sau đó, nhà chức trách Anh nói các tử thi gồm 31 nam, tám nữ.
Một người còn thuộc tuổi vị thành niên.
Xe đăng ký ở Bulgaria nhưng container hàng lại được chuyển từ cảng Zeebrugge, Bỉ sang Anh.
Dân Việt trả 30 nghìn bảng để vào lậu nước Anh
Phụ nữ Anh bị tù vì đưa 12 người Việt nhập cư lậu
Úc phát hiện thuyền buôn người từ VN
Người Việt và nạn ‘nô lệ hiện đại’ tại Anh
Người lái xe tải, 25 tuổi, tên là Mo Robinson, dân Bắc Ireland, đã bị bắt vì tình nghi sát hại nạn nhân.
Sáng 24/10, cảnh sát tại Bắc Ireland đã đột kích hai địa chỉ trong cuộc điều tra tại châu Âu liên quan đến vụ việc.
Nhà chức trách ở xứ Anh (England), Vương quốc Bỉ và Bulgaria cũng mở cuộc điều tra.
Những thông tin ban đầu cho thấy 38 người lớn và một thiếu niên đã qua đời, cảnh sát Essex cho hay.
Được biết chiếc đầu xe tải chạy từ Bulgaria và vào Anh qua cảng Holyhead, Anglesey hôm thứ Bảy 19/10.
Còn thùng hàng có container đông lạnh lại đi theo tuyến khác.
Ông Richard Burnett, lãnh đạo Hội Vận tải Đường dài (Road Haulage Association) cho hay container trên chiếc xe có vẻ như là thùng đông lạnh, với nhiệt độ bên trong có thể xuống âm 25 độ C.
Nay, nhà chức trách Anh nói cả 39 tử thi trong xe là “công dân Trung Quốc”.
Đây là lần thứ hai một số lượng lớn người Trung Quốc tử vong hoặc đã chết rồi bị chuyển vào lãnh thổ Anh trong dòng người nhập cư lậu.
Hồi tháng 6/2000, thi thể của 58 người nhập cư Trung Quốc, gồm bốn phụ nữ được tìm thấy trong một xe tải cũng từ Zeebrugge, Bỉ tới cảng Dover, miền Đông Nam Anh và là cửa ngõ sang châu Âu lục địa.
Cùng chuyến xe, có hai người sống sót trong vụ “buôn người” năm đó.
Lái xe tải người Hà Lan bị kết án tù vào năm sau đó vì tội ngộ sát.
Tuy nhiên, theo truyền thông Anh, kể từ mấy năm qua, việc kiểm soát chặt chẽ dòng xe và người vào cảng Dover khiến các băng đảng buôn người chọn tuyến khác.
Containter có 39 xác người bên trong đã đi từ Zeebrugge vào một cảng khác trên sông Thames là Purfleet, chứ không vào Dover.
Người Trung Quốc nhập cư lậu
Theo BBC News trưa 24/10, giới chức Anh cho hay người Trung Quốc hiện đứng thứ tư trong nhóm các nước có nhiều công dân trở thành nạn nhân của tệ buôn người vào châu Âu.
Một nhà báo Trung Quốc ở London cho hay tỉnh Phúc Kiến là địa phương có nhiều người di dân từ Trung Quốc tìm cách vào lậu các quốc gia châu Âu.
Riêng tại Anh, được biết điểm đến của lao động lậu Trung Quốc chính là một số không nhỏ cơ sở kinh doanh hàng ăn, sản xuất, đóng gói thực phẩm.
Số liệu Bộ Nội vụ Anh công bố năm 2015 cho thấy nhà chức trách Anh đã phạt hàng trăm nghìn bảng các quán ăn Trung Hoa, tiệm ăn nhanh bán đồ ăn Hoa (Chinese takeaways) vì tuyển dụng lao động nhập cư bất hợp pháp.
Các khu phố Tàu (Chinatown) ở London và Manchester đều từng bị kiểm tra và chủ quán bị phạt vì thuê nhân công không có giấy phép lao động tại Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50167655
Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố
Đức sẽ không phản đối việc gia hạn Brexit
Tin từ Berlin, Đức – Vào hôm thứ Tư (23 tháng 10), phát ngôn viên của thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Đức sẽ không phản đối bất kỳ kế hoạch nào của Liên minh Châu Âu nhằm cho phép Anh Quốc thêm thời gian để rời khỏi khối sau hạn chót ngày 31 tháng 10 tới đây. Trong cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn viên Steffen Seibert cho biết ông không thể dự đoán trước kết quả của các cuộc tham vấn, tuy nhiên, ông có thể thay mặt chính phủ liên bang khẳng định rằng Đức sẽ không cản trở việc gia hạn.Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-angela-merkel-tuyen-bo-duc-se-khong-phan-doi-viec-gia-han-brexit/
Tây Ban Nha đưa di hài nhà độc tài Franco
ra khỏi khu lăng mộ tử sĩ
Trọng NghĩaHôm nay, 24/10/2019, chính quyền Tây Ban Nha bắt đầu công việc khai quật, đưa di hài nhà độc tài Francisco Franco ra khỏi lăng mộ tử sĩ gần thủ đô Marid, để an táng tại hầm mộ gia đình.
Việc khai quật này nhằm đáp ứng đòi hỏi của thân nhân các nạn nhân chế độ độc tài Franco, vốn không chấp nhận việc nhà độc tài phát xít được vinh danh trong một lăng mộ El Valle de Los Caidos, gần thủ đô.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, đã có 22 thành viên của gia đình nhà độc tài tham dự buổi khai quật này, trong lúc bộ trưởng Tư Pháp Dolores Delgado đại diện cho chính phủ Tây Ban Nha.
Từ ngày lên nắm quyền vào tháng 6/2018, thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, thuộc đảng Xã Hội, đã xem vấn đề di dời thi hài nhà độc tài Franco là môt ưu tiên. Mục tiêu là để cho lăng mộ của ông, một nghịch lý không hề thấy tại các nước Tây Âu khác từng sống dưới chế độ độc tài, không còn là nơi hành hương của các thành phần ca ngợi chủ nghĩa phát xít Franco.
Dự trù vào mùa hè năm 2018, công việc này đã bị trì hoãn hơn một năm, do các vụ kiện liên tiếp của con cháu nhà độc tài.
Franco là người phát động cuộc nội chiến khiến khoảng 500.000 người thiệt mạng trong giai đoạn 1936-1939. Vào năm 1936, ông lãnh đạo một cuộc nổi dậy quân sự lật đổ được chính phủ Cộng Hòa Tây Ban Nha vốn được bầu lên một cách hợp pháp, và sau đó thẳng tay tiến hành những vụ đàn áp đẫm máu.
Với chưa đầy ba tuần trước cuộc bầu cử Quốc Hội vào ngày 10/11, những người chỉ trích thủ tướng Sanchez đã cáo buộc ông muốn lợi dụng việc khai quật di hài Franco làm chiêu bài tranh cử, vào lúc biểu tình bạo lực ở Catalunya đang khiến ông gặp khó khăn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191024-tay-ban-nha-khai-quat-di-hai-nha-doc-tai-franco-ra-khoi-lang-mo
Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ lời kêu gọi cải cách kinh tế
của người dân Lebanon
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Tư (23/10), một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết người dân Lebanon đã phẫn nộ với chính phủ của họ về việc từ chối giải quyết nạn tham nhũng, và Washington ủng hộ quyền biểu tình ôn hòa của họ.Hàng trăm ngàn người ở Lebanon xuống đường phố trong gần một tuần trong một làn sóng biểu tình chưa từng có tiền lệ, do phẫn nộ trước một tầng lớp chính trị đẩy nền kinh tế đến mức sụp đổ. Viên chức Hoa Kỳ cho rằng cuộc biểu tình này đáng lẽ phải diễn ra từ lâu, kêu gọi chính phủ Lebanon thực hiện các cải cách kinh tế mà người dân yêu cầu, đồng thời cho biết thêm rằng Beirut không nên quay lưng với cuộc khủng hoảng này.
Vào hôm thứ Tư (23/10), những người biểu tình chặn nhiều con đường bằng xe cộ và rào chắn tạm thời. Các ngân hàng đóng cửa kể từ hôm thứ Sáu tuần trước, và sẽ tiếp tục đóng cửa vào hôm thứ Năm (24/10). Các trường học cũng bị đóng cửa.
Vào hôm thứ Hai (21/10), chính phủ Thủ tướng Saad al-Hariri công bố một kế hoạch cải cách khẩn cấp để cố gắng xoa dịu sự phẫn nộ của công chúng, và lèo lái nhà nước khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính sắp xảy ra.
Viên chức ẩn danh này của Hoa Kỳ cho biết Washington liên lạc thường xuyên với những người cùng cấp của Lebanon, nhưng Hoa Kỳ không có quyền nói rằng Beirut phải làm gì. Các nguồn tin cho biết các nhà lãnh đạo Lebanon đang thảo luận về một cuộc cải tổ chính phủ để xoa dịu các cuộc biểu tình. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-tuyen-bo-ung-ho-loi-keu-goi-cai-cach-kinh-te-cua-nguoi-dan-lebanon/
Nhật-Hàn đồng ý tiếp tục đối thoại
để giải quyết căng thẳng
Mai VânLần đầu tiên từ khi quan hệ song phương căng thẳng do vấn đề thương mại và lịch sử, Nhật Bản và Hàn Quốc có một cuộc tiếp xúc cấp cao vào hôm nay, 24/10/2019, tại Tokyo.
Hai thủ tướng Hàn Quốc và Nhật Bản đồng ý cần cải thiện quan hệ song phương. Tuy nhiên, cuộc tiếp xúc vẫn không mang lại kết quả cụ thể nào.
Đến Tokyo từ thứ Ba 22/10 để dự lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito, thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yon đã gặp đồng nhiệm Shinzo Abe vào hôm nay và trao cho ông Abe một bức thư của tổng thống Moon Jae In, trong đó nguyên thủ Hàn Quốc chúc mừng Nhật Bản bước sang triều đại mới và mong muốn cải thiện quan hệ song phương.
Theo thứ trưởng Ngoại Giao Hàn Quốc Cho Sei Yong, trả lời truyền hình sau cuộc gặp, ông Abe đã tỏ ý “biết ơn” về bức thư. Thủ tướng Nhật còn đồng ý là hai bên phải cải thiện quan hệ và việc phối hợp giữa hai nước với Washington là điều rất quan trọng. Về phần thủ tướng Hàn Quốc, ông Lee kêu gọi tăng cường liên lạc và trao đổi nhằm giải quyết khủng hoảng trong quan hệ hiện nay.
Theo bộ Ngoại Giao Nhật, thủ tướng Abe cho rằng quan hệ hợp tác Nhật-Hàn rất quan trọng, các căng thẳng hiện nay phải được cải thiện, do hai bên đều đối mặt với mối đe dọa hạt nhân và hỏa tiễn Bắc Triều Tiên. Chỉ có điều là ông Abe vẫn cho rằng Seoul phải đi bước đầu tiên. Thủ tướng Abe nhắc lại quan điểm của Tokyo về vấn đề bồi thường cho lao động cưỡng bức thời Nhật đô hộ Triều Tiên, theo đó Hàn Quốc phải giữ lời hứa như trong thỏa thuận 1965.
Giới quan sát có vẻ thất vọng: Cuộc gặp rốt cuộc đã không có tiến bộ quan trọng, ngoại trừ việc đảm bảo tiếp tục đối thoại. Thủ tướng Hàn Quốc không tiết lộ chi tiết cuộc gặp. Chánh văn phòng phủ thủ tướng Nhật, ông Yoshihide Suga, nhận định đây là cuộc gặp “đầy ý nghĩa” vì hai bên đã trao đổi ý kiến và đảm bảo Nhật-Hàn tiếp tục nỗ lực đối thoại.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191024-tokyo-va-seoul-dong-y-tiep-tuc-doi-thoai-de-giai-quyet-cang-thang
‘Kim Jong Un và Donald Trump
có mối quan hệ đặc biệt’
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tiếp tục có quan hệ bền chặt và sự tin tưởng lẫn nhau, với việc ông Kim gọi tên mối quan hệ là ‘đặc biệt’, Thông tấn xã Bắc Hàn KCNA cho biết hôm 24/10, theo Reuters.Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bắc Hàn hồi đầu tháng này đã hủy bỏ các cuộc đàm phán với Mỹ tại Thụy Điển, đẩy tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa trở lại tình trạng không chắc chắn sau những tháng ngày bế tắc.
Mỹ phủ nhận đàm phán hạt nhân với Bắc Hàn thất bại
Bắc Hàn bắn tên lửa từ tàu ngầm ra biển Nhật Bản?
10 triệu người Bắc Hàn cần cứu đói khẩn cấp
Bắc Hàn đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ, nói rằng các nhà đàm phán phía Mỹ sẽ không từ bỏ quan điểm và thái độ cũ của họ.
Tuyên bố của Kim Jong Un cho hay mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Trump là đặc biệt, cách đây vài ngày, theo tường thuật của KCNA.
“Tôi thành thật hy vọng rằng một động lực để vượt qua mọi trở ngại giữa Bắc Hàn và Mỹ và thúc đẩy mối quan hệ song phương theo hướng tốt hơn sẽ được hình thành trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ,” tuyên bố của KCNA cho hay.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) là tên chính thức của Bắc Hàn.
Tuy nhiên, trái ngược với Trump, “giới chính trị của Washington và các nhà hoạch định chính sách DPRK của chính quyền Hoa Kỳ đều tỏ ra thù địch với DPRK mà không có lý do gì, bị ám ảnh bởi tâm lý chiến tranh lạnh và định kiến về ý thức hệ,” thông cáo của KCNA tiếp tục.
Tuyên bố cho biết Bắc Hàn sẽ “xem Hoa Kỳ sẽ vượt qua năm nay một cách khôn ngoan như thế nào”.
Ông Kim Jong Un trước đó đã đặt ra thời hạn cuối năm cho các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Washington.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50162996
Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước
Lê Viết ThọBBC News Tiếng ViệtÝ kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.
Hôm 8/10, Liên minh Cứu sông Mekong kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang và các đập dòng chính được lên kế hoạch khác.
Thông cáo được liên minh này đưa ra khi bắt đầu quá trình tham vấn với dự án đập Luang Prabang.
Nhưng không phải đến lúc này, số phận dòng sông này mới được quan tâm, mà tác động của các dự án đập thượng nguồn lâu nay đã được nhiều chuyên gia cảnh báo.
Đặc biệt, những ngày gần đây, báo chí quốc tế liên tục đề cập đến tác động của các dự án đập trên thượng nguồn sông Mekong đến vùng hạ lưu, cũng như vấn đề chính trị nguồn nước trong mối quan hệ giữa các quốc gia nằm ven dòng sông này.
Sông Mekong, sự trường tồn dân tộc và ICC
Thêm đập thủy điện, thêm mối lo cho sông Mekong và VN
Trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng đập trên sông Mekong, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Mối nguy hại từ thủy điện thượng nguồn
Trao đổi về những tác động cụ thể của các dự án thủy điện Trung Quốc và Lào trên sông Lan Thương ở thượng nguồn Mekong đến vùng hạ lưu, Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Quỹ Sinh thái Việt Nam (Viet Ecology Foundation), một tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Hoa Kỳ, nêu lên vài dẫn chứng cụ thể.
Theo đó, trước khi hoạt động, ngay từ đầu các đập hiện hữu Trung Quốc cần 42 tỉ m3 và Lào 33 tỉ m3 nước phải tích lũy cho các hồ chứa. Lượng này đã chiếm tới 55% và 20% lượng nước hàng năm của lưu vực của hai nước này. Kế đến, khi vận hành các hồ thủy điện này, chúng đã làm biến đổi quy trình tự nhiên của dòng chảy.
Kỹ sư Long dẫn số liệu của Tiến sĩ Timo A. Rasanen và các cộng sự phân tích từ dữ liệu hàng chục năm từ các trạm quan trắc, và xác định rằng, chế độ thủy văn của lưu vực thực sự đã bị biến đổi chính là vì những dự án từ thượng nguồn Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cũng theo Kỹ sư Long, nghiên cứu hình ảnh cụ thể từ vệ tinh nhiều năm của NASA, Giáo sư Yadu Pokhrel nhận định rằng, các đập thượng lưu đã biến đổi nhịp đập và diện tích mặt hồ Tonle Sap.
Nếu tiếp tục xây các công trình thủy điện, sông Tonle Sap sẽ không còn chảy ngược về Biển Hồ nữa và viễn ảnh ‘trái tim thoi thóp’ Tonle Sap có ngày phải ngừng đập sẽ không còn xa.
Khi chế độ thủy văn Mekong bị đảo lộn như thế thì môi sinh lưu vực rơi vào khủng hoảng khiến an ninh lương thực và sinh kế nông ngư dân bị chao đảo. Viện Di sản của Hoa Kỳ đã tường trình rằng, dự án Sambor sẽ gây thiệt hại ngư sản Campuchia 479 triệu USD/năm và thiệt hại về nông sản Việt Nam là 74 triệu USD/năm.
Từ năm 2011, 263 tổ chức NGO đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ các nước vùng sông Mekong hủy bỏ dự án Xayaburi, nhưng không được hồi đáp.
Năm 2015, Mạng lưới cộng đồng Mekong (United Mekong Communities Network) với 15 đại diện các tổ chức xã hội dân sự ba nước hạ lưu Việt Nam, Campuchia và Thái Lan cùng 10 tổ chức NGO đã viết thêm khuyến cáo lần nữa cho các chính phủ Mekong.
Trong khi các chính phủ Mekong vẫn không hủy bỏ một dự án thủy điện nào, thì Liên minh Cứu sông Mekong (Save the Mekong Coalition) vừa công bố lời kêu gọi Lào hủy dự án Luang Prabang.
Tổ chức Sông ngòi Quốc tế, OXFAM, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và các viện nghiên cứu phát triển ở Úc, Mỹ đều có khuyến cáo tương tự.
Hồi tháng Bảy, Ủy hội sông Mekong quốc tế xác nhận mực nước đầu mùa lũ tháng 6, tháng 7 năm nay trên dòng Mekong đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.
Nhưng liệu điều đó có phải do sự tồn tại của các đập thủy điện thượng nguồn như những gì Ủy hội này đưa ra hay chỉ do tác động của biến đổi khí hậu?
Bàn luận chuyện này, Kỹ sư Long cho rằng, mưa ít dần trên lưu vực do biến đổi khí hậu là có thật trên cả địa cầu, nhưng hạn hán đến sớm hơn và khắc nghiệt hơn vào những khi khí hậu thiếu mưa là do việc vận hành các hồ chứa thủy điện. Bởi các hồ này có thể giữ nước, gây nhân tai cho vùng hạ du ngay cả khi có mưa cũng là mối lo ngại an ninh không thể loại trừ nhất là khi có tranh chấp.
Bên cạnh đó, ông Long nhận định thêm: “Một nguy hại rất khó nhận ra là Trung Quốc và cả Lào nữa, hàng năm đã cùng sớm cắt giữ nước sông Mekong vào mùa mưa, không chờ mùa khô, khiến mực nước Biển Hồ Tonle Sap không còn dâng cao theo nhịp lũ có trước. Hệ quả là Tonle Sap mất dần mùa nước nổi. Sang đến mùa khô, Biển Hồ không có số nước thặng dư hàng chục triệu m3 để chảy về giúp cho đồng bằng sông Cửu Long chống mặn.
“Nếu chỉ nhìn mực nước sông Mekong vào mùa khô không thấy suy giảm, người ta sẽ biện hộ tránh trách nhiệm cho Trung Quốc và Lào, trong khi họ đã âm thầm chiếm đoạt nước từ trước rồi.
“Trung Quốc và cả Lào, trên thực tế, đã không hề bù đắp tăng lưu lượng nước cho Campuchia và Việt Nam vào mùa khô, dù lý thuyết và tuyên truyền, họ vẫn nguỵ biện cho thủy điện là phải xả nước để chạy tua-bin, điều mà người dân hạ lưu không thể tin, vì họ không hề thấy,” ông Long nói.
Trung Quốc tăng khả năng khống chế khu vực
Ba thách thức lớn cho Việt Nam về sông Mekong
Mekong, dòng sông của 60 triệu người
Miền Tây: Người dân mất nhà vì biến đổi khí hậu
Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, trong một hội thảo mới đây tại Việt Nam có nói rằng, Trung Quốc trữ nước cho tương lai bằng các đập thủy điện.
Nhưng phải chăng việc Trung Quốc xây các đập thượng nguồn, bên cạnh mục tiêu kinh tế, còn nhằm biến các quốc gia hạ nguồn thành ‘con tin’ cho mục tiêu chính trị?
Trên thực tế, 65 triệu dân cư Mekong đã trở thành nạn nhân của ‘cơn say’ điên thủy điện và chiến tranh không tiếng súng do Trung Quốc khởi xướngKS. Phạm Phan Long, Chủ tịch Quỹ Sinh thái Việt Nam tại Hoa Kỳ
Trả lời câu hỏi này của BBC News Tiếng Việt, Kỹ sư Long nói rằng, trên thực tế, 65 triệu dân cư Mekong đã trở thành nạn nhân của ‘cơn say’ điên thủy điện và chiến tranh không tiếng súng do Trung Quốc khởi xướng và chỉ đạo. Một nửa số dự án trên Mekong là do Trung Quốc tài trợ tham gia và thực hiện.
Ông Long nói: “Là quốc gia láng giềng với 6,5 triệu dân, Lào không thể ngang nhiên bất chấp sinh kế 16 triệu dân Campuchia và 95 triệu dân Việt Nam, nếu không có Trung Quốc che chắn cho họ. Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Lào, Campuchia và cả Việt Nam dễ dãi, không quan tâm đến các tác động xã hội môi sinh, nhân quyền hay dân quyền lao động.
“Tôi đã từng phân tích trên Viet Ecology từ năm 2016 và nay có thể nói rằng, Trung Quốc đã thành công toàn diện trong chiến lược phát triển quyền lực mềm với tổ chức Hợp tác Lan Thương-Mekong, Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á và chiến lược ‘Nhất đái nhất lộ’ đối với các quốc gia Mekong.
Nắm trong tay thủy điện, an ninh nước, an ninh lương thực và cả an ninh năng lương của khu vưc, Trung Quốc đã củng cố quyền lực mềm và tăng cường khả năng khống chế khu vực của họ,” Kỹ sư Long phân tích.
Trong một thông cáo báo chí phát đi đầu tháng 10, Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam từng cho rằng, việc phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sinh kế của hàng triệu người dân đang sống dựa vào con sông này.
David Hutt trong một bài báo trên Asiatimes cho biết là, Trung Quốc đã xây 11 đập và đang lên kế hoạch xây thêm 8 đập khác trên thượng nguồn.
Tại quốc gia láng giềng với Việt Nam là Lào, trên dòng chính sông Kekong, hiện đã có 2 đập thủy điện đã và đang xây dựng là Xayaburi và Don Sahong. Cuối tháng Bảy, Chính phủ Lào đã đệ trình bản mô tả chi tiết về dự án đập thủy điện Luang Prabang để chuẩn bị tham vấn.
Thủy điện Luang Prabang có công suất 1.410 MW nằm cách thị trấn Luang Prabang của Lào 30 km.
Thủy điện này sẽ làm trầm trọng hơn những tác động môi trường mà đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam cũng tham gia các dự án xây dựng các đập trên sông Mekong.
Bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” từng nhận định, “Hà Nội cho phép công ty quốc doanh PetroVietnam Power Corporation ký bản Biên bản Ghi nhớ MOU với chính phủ Lào đầu tư xây con đập Luang Prabang, con đập dòng chính lớn nhất của Lào, cũng có nghĩa là Việt Nam đã gửi đi một tín hiệu “bật đèn xanh” cho toàn 9 dự án đập dòng chính của Lào.”
Kỹ sư Phạm Phan Long cũng chung nhận định khi cho rằng, “chính phủ Việt Nam đã quy hàng chiến lược thủy điện Lào từ năm 2007, đúng như những gì bác sĩ Ngô Thế Vinh nhận định. Lúc đó, Việt Nam phải có nhượng bộ chiến lược, chấp nhận hy sinh đồng bằng sông Cửu Long đổi lấy Luang Prabang và cho phép công ty Petro Vietnam Power đầu tư vào.”
Kỳ 2: Giải pháp cho cuộc chiến tài nguyên nước xuyên biên giới?
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50148749
Tòa Đài Bắc nói vụ kiện Formosa
‘nằm ngoài thẩm quyền’
Tòa cấp quận ở Đài Bắc (Taipei District Court) nói việc xét đơn kiện chống lại tập đoàn Formosa vì gây ra thảm họa môi trường ở Việt Nam “không nằm trong thẩm quyền” của họ.Thông báo cho truyền thông về quyết định của Tòa hôm 24/10/2019 cũng cho hay cùng ngày, bên nguyên đơn muốn yêu cầu Bộ Tư pháp Đài Loan xem xét lại việc phân bổ thẩm quyền của tòa án trong vụ việc.
Cho đến nay, bên nguyên đơn gồm các đại diện cho nạn nhân vụ ô nhiễm môi trường biển mà Formosa Hà Tĩnh gây ra, đã nộp 1,2 triệu đô la Đài Loan tiền lệ phí tòa.
Họ cũng lên kế hoạch yêu cầu Tòa Thượng thẩm Đài Loan chấp nhận vụ án.
Đây không phải là lần đầu tiên Formosa bị kiện tại Đài Loan.
Một nhóm cư dân Đài Loan sống gần nhà máy Naphtha Cracker số 6 của tập đoàn Formosa Plastics Group (FPG), hồi 2015 đã đệ đơn kiện công ty con của Formosa “gây ung thư”.
Họ cáo buộc rằng ô nhiễm từ nhóm nhà máy thường được gọi là Lục Khinh đã dẫn tới tỉ lệ ung thư cao trong người dân và yêu cầu bồi thường 70 triệu đô la Đài Loan, tương đương 2,28 triệu đô la Mỹ.
Theo điều tra của họ, trong năm 2012 và 2013, 75% cái chết ở ba làng thuộc thị trấn Đài Tây là do ung thư, cao hơn tỉ lệ trung bình 34,5% ở Đài Loan.
Ngư dân VN và hội đoàn kiện Formosa ở Đài Loan
‘Phải đóng cửa vĩnh viễn Formosa’?
Thấy gì sau hai năm thảm họa Formosa ở VN’?
Formosa bị phạt thêm 560 triệu vì chôn chất thải
Vụ kiện lớn bên ngoài Việt Nam
Hàng nghìn người dân miền Trung Việt Nam với sự hỗ trợ của nhiều hội đoàn đã kiện Formosa ở Đài Loan hôm 11/6 đòi 4 triệu đô la Đài Loan, với đơn kiện là của nhóm “Công lý cho Nạn nhân Formosa” nộp cho văn phòng công tố cấp quận ở Đài Bắc.
Theo bên nguyên đơn, họ muốn được bồi thường 4 triệu đô la Mỹ cho 51 nạn nhân và đã hoàn tất hồ sơ nộp tòa hôm 11/6.
Tuy nhiên, tổng số nạn nhân ghi danh để tham dự vào vụ kiện chờ bổ túc hồ sơ cho đến giờ là 7.875 người, theo tìm hiểu của phóng viên BBC News tại Đài Bắc và BBC News Tiếng Việt từ Bangkok.
Tổng cộng 24 người bị kiện được ghi trong đơn, gồm Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, công ty mẹ là tập đoàn Formosa Plastics Group, các công ty khác có đầu tư vào Hà Tĩnh, cùng các thành viên ủy ban quản trị và cổ đông của các công ty này.
Bà Nancy Bùi, đại diện “Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa” nói với BBC News Tiếng Việt từ Đài Loan hôm 11/6.
“Các nạn nhân Formosa khởi kiện hôm nay chỉ là những người chúng tôi tiếp cận được để phỏng vấn. Con số còn lại lớn hơn rất nhiều.”
“Đài Loan chỉ là một trong ba nơi chúng tôi sẽ gửi đơn kiện Formosa. Trước đó, chúng tôi đã đưa vụ việc ra Liên Hiệp Quốc. Ngày 12/6, chúng tôi sẽ gửi đơn kiện tới tòa án tại New Jersy, Mỹ, nơi Formosa đóng đại bản doanh.”
Hồi cuối 2016, tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.
Tháng 8/2016, bốn tháng sau khi bị phát hiện xả chất độc hại trái phép gây ra thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam ở bốn tỉnh miền Trung, Formosa đã bị chính phủ Việt Nam bắt bồi thường 500 triệu USD, khoảng 11 ngàn tỷ VND.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50167647
Đài Loan: Hàng chục người Việt họp báo,
nộp đơn kháng cáo vụ kiện Formosa
Sáng ngày 24 tháng 10 năm 2019, hàng chục người Việt, đại diện Hội Công lý cho nạn nhân Formosa cùng với các tổ chức phi chính phủ của Đài Loan đến trước Tòa án Quận Đài Bắc họp báo, hô khẩu hiệu đề nghị tòa thượng thẩm đem vụ án ra xét xử.Trước đó, vào ngày 14 tháng 10, Tòa án Quận Đài Bắc đã bác đơn kiện của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa đại diện cho 7.875 nạn nhân ở Việt Nam kiện công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh để đòi bồi thường thiệt hại.
Lý do được đưa ra là tòa không có thẩm quyền xét xử và khuyên những nạn nhân kiện công ty này ngay tại Việt Nam.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, cố vấn cho Hội Công lý cho nạn nhân Formosa cho biết ông rất hy vọng vào vụ kiện này:
“Tôi luôn hy vọng vụ án này sẽ được khởi động lại. Bên Viện Tư Pháp (Đài Loan) phải có sự thay đổi về cơ chế, về luật pháp để những vụ kiện như thế này được xét xử ở Đài Loan.
Lý do là bởi vì những công ty của Đài Loan ra nước ngoài làm ăn và chính những công ty đó là người Đài Loan đi làm ô nhiễm môi trường sống, vi phạm nhân quyền của các nước khác,” ông Hùng nói.
Cũng theo vị linh mục có nhiều năm trợ giúp cô dâu và công nhân Việt Nam tại Đài Loan thì ngay tại những quốc gia đó, người dân không có quyền lên tiếng nói và chính phủ Đài Loan phải có trách nhiệm để xử lý những công ty như vậy đúng với tinh thần “Dựa trên Nhân Quyền Đài Loan lập quốc”.
Sau buổi họp báo, những người này cũng tuần hành sang Viện Tư pháp của Đài Loan trao kháng thư cho đại diện Viện này nhằm yêu cầu xem xét các quy định liên quan đến thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Hôm 11 tháng 6 năm 2019, các nạn nhân Việt Nam đã đệ đơn kiện công ty Formosa Hà Tĩnh tại Đài Bắc, Đài Loan.
Có 7.875 nguyên đơn trong vụ án này với nhóm đầu tiên 51 nguyên đơn yêu cầu bồi thường 4 triệu USD, trong khi thiệt hại của các nguyên đơn còn lại sẽ được xác định sau đó.
Đến ngày 13 tháng 6, Tòa án Quận Đài Bắc đã yêu cầu các nguyên đơn Việt Nam trả án phí 1,2 triệu Đài tệ, tức là khoảng 40 ngàn USD để tiến hành vụ án.
Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 10, Tòa án Quận Đài Bắc phán quyết rằng vụ kiện này không thuộc thẩm quyền của mình và đã bác bỏ vụ kiện này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/taiwan-vn-submit-lawsuit-against-formosa-to-higher-court-10242019102700.html
Vụ kiện Formosa của ngư dân Hà Tĩnh
sẽ được đưa lên Toà Thượng Thẩm Đài Loan
Tin từ Đài Bắc, ngày 24/10/2019: BBC đưa tin Tòa án cấp quận ở Đài Bắc (Taipei District Court) không đủ thẩm quyền để thụ lý đơn kiện của ngư dân tỉnh Hà Tĩnh kiện Tập đoàn hoá chất Formosa về việc đã gây ra thảm họa môi trường ở Việt Nam.Bên nguyên đơn gồm các đại diện cho nạn nhân vụ ô nhiễm môi trường biển mà Formosa Hà Tĩnh gây ra, đã nộp 1,2 triệu Đài Tệ tiền lệ phí tòa. Họ sẽ đưa đơn kiện tới Tòa Thượng thẩm Đài Loan. Hệ thống toà án của Đài Loan có 3 cấp: Toà án tối cao (Supreme Court), Toà Thượng thẩm (High Court) và Toà án cấp quận (District Court) nhưng không rõ hai toà còn lại có thụ lý vụ kiện không.
Dưới sự trợ giúp của nhiều hội đoàn, hàng nghìn người dân miền Trung Việt Nam đã nộp đơn kiện Formosa ở Đài Loan ngày 11/6 cho văn phòng công tố cấp quận ở Đài Bắc. Với đơn kiện là của nhóm “Công lý cho Nạn nhân Formosa,” bên nguyên đơn đòi được bồi thường 4 triệu Mỹ kim cho 51 nạn nhân. Tuy nhiên, tổng số nạn nhân ghi danh để tham dự vào vụ kiện chờ bổ túc hồ sơ cho đến giờ là 7,875 người.
Tổng cộng 24 tổ chức và cá nhân bị kiện được ghi trong đơn, gồm Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Tập đoàn Formosa Plastics Group, các công ty khác có đầu tư vào Hà Tĩnh, cùng các thành viên ủy ban quản trị và cổ đông của các công ty này.
Dẫn lời bà Nancy Bùi- đại diện “Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa”, BBC viết rằng nhóm sẽ gửi đơn kiện Formosa tới 3 nơi. Ngoài toà án ở Đài Loan, nhóm đã đưa sự việc ra Liên Hợp quốc và đệ đơn ra toà án ở tiểu bang New Jersy(Hoa Kỳ), nơi có trụ sở chính của Tập đoàn Formosa.
Cũng theo bà Nancy Bùi thì con số nạn nhân của Formosa lớn hơn nhiều so với con số mà nhóm tiếp cận được vì gặp sự cản trở của nhà cầm quyền Việt Nam.
Formosa đã bồi thường 500 triệu Mỹ kim cho phía Việt Nam. Tuy nhiên, số tiền này được cho là quá nhỏ so với những thiệt hại đã gây ra cho người dân. Trong khi đó, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ sử dụng một phần số tiền trên để bồi thường cho nạn nhân. Nhiều nạn nhân không hề nhận được đền bù, hoặc tiền đền bù quá ít.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/vu-kien-formosa-cua-ngu-dan-ha-tinh-se-duoc-dua-len-toa-thuong-tham-dai-loan/
Kinh tế TQ chạm đáy trong gần 30 năm
Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố hôm 18/9, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,0% trong quý III năm 2019, mức thấp nhất từ năm 1992 do thương chiến với Mỹ và nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm.Mức tăng trưởng này còn thấp hơn cả quý II là 6,2%, giảm từ 6,4% trong quý I. Kết quả tăng trưởng kinh tế quý III/2019 cũng đang ở điểm cận dưới trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2019 của chính phủ Trung Quốc là từ 6,0 – 6,5%.
AFP cho biết, Mao Shengyong, người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, nước này “phải đối mặt với rủi ro và thách thức cả trong và ngoài nước”.Tuy nhiên, ông nói “nền kinh tế quốc gia duy trì sự ổn định chung … và đang cải thiện mức sống”.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại kể từ năm ngoái bởi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, gây thiệt hại cho hoạt động của nhà máy, xuất khẩu và tổng cầu trong nước giảm.
Trung Quốc thời gian qua đã tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế bằng việc cắt giảm thuế và lãi suất, dỡ bỏ các rào cản đầu tư nước ngoài. Trong một động thái nhằm kích thích tăng trưởng, ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 17/10 đã bơm 200 tỷ Nhân dân tệ (28 tỷ USD) vào hệ thống tài chính. Tuy nhiên, những nỗ lực trên được cho là vẫn chưa đủ để bù đắp sự sụt giảm của nhu cầu trong nước và kích thích tăng trưởng kinh tế.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30988-kinh-te-tq-cham-day-trong-gan-30-nam.html
TQ lợi dụng Diễn đàn Hương Sơn 2019
để bao biện cho những hành vi
vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 do Viện Khoa học quân sự và Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đứng ra tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 20-22/10. Đây được coi là dịp để Trung Quốc tập hợp lực lượng đối trọng lại Đối thoại Shangri-la tại Singapore. Vì vậy, trong dịp này Trung Quốc đã ra sức biện minh cho những hành động chà đạp lên luật pháp quốc tế và chủ quyền các nước ở Biển Đông thời gian qua.Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa rêu rao rằng Trung Quốc “yêu chuộng hòa bình, sẽ không bao giờ tấn công trước” nhưng vẫn ngụy biện về chủ quyền Biển Đông.Trung Quốc là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn và “không ai và không lực lượng nào có thể ngăn chặn Trung Quốc thống nhất hoàn toàn”, theo phát biểu của ông Ngụy Phượng Hòa. Mỹ đã lên tiếng phản đối những gì họ gọi là Trung Quốc “bắt nạt” các nước láng giềng Đông Nam Á. Có lẽ vì vậy mà, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cố tuyên bố rằng, Bắc Kinh là một quốc gia “yêu chuộng hòa bình, sẽ không bao giờ tấn công trước và không gây ra mối đe dọa cho phần còn lại của thế giới”.
Phát biểu tại tiệc tối chào mừng tại Bắc Kinh hôm 20/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng cho biết, “Trung Quốc luôn bảo vệ hệ thống quốc tế với hạt nhân là Liên Hợp Quốc, luôn ủng hộ và thực hiện chủ nghĩa đa phương. Bất kể thực lực quân sự phát triển như thế nào, Trung Quốc đều là lực lượng hòa bình, chính nghĩa. Mong đợi bạn bè các nước phát biểu quan điểm của mình tại diễn đàn, đóng góp trí tuệ và sức mạnh cho hòa bình và an ninh của châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung”.
Còn trong thư gửi thư mừng tới Diễn đàn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tìm cách quảng bá rằng “hoà bình là sự mong đợi vĩnh hằng của nhân loại. Trung Quốc kiên trì lấy đối thoại xúc tiến hợp tác, lấy hợp tác xúc tiến hoà bình, lấy hoà bình đảm bảo cho phát triển”. Chủ tịch Tập Cận Bình lập luận “đối mặt với mối đe doạ an ninh phức tạp, các nước cần đoàn kết chặt chẽ, kiên định ủng hộ trật tự quốc tế với hạt nhân là Liên hợp quốc, không ngừng hoàn thiện quan hệ đối tác an ninh kiểu mới, thúc đẩy xây dựng khuôn khổ an ninh phù hợp sự phát triển thực tế của khu vực, thúc đẩy hơn nữa hoà bình lâu dài và an ninh phổ quát của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, góp phần mới và to lớn hơn cho việc thúc đẩy phát triển hoà bình thế giới và xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại”.
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh, giải quyết vấn đề Đài Loan là “lợi ích quốc gia lớn nhất của Trung Quốc, con đường chính đáng để theo đuổi và khao khát của tất cả người dân Trung Quốc”, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố hùng hồn rằng “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép những người muốn Đài Loan độc lập có cách riêng của họ, cũng như không cho phép sự can thiệp của bất kỳ lực lượng bên ngoài nào”. Đây được coi như lời đáp trả của Trung Quốc với Mỹ sau những căng thẳng gần đây liên quan đến vấn đề Đài Loan, nhất là sau khi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Mỹ và Trung Quốc đã đụng độ trên nhiều mặt trận trong những năm gần đây, không chỉ trên mặt trận thương mại mà còn là những thách thức từ phía Washington trước sự hung hăng của các lực lượng vũ trang Bắc Kinh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở hầu hết Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng nhỏ hơn Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Nhưng những quốc gia này không thể theo kịp với chi tiêu quân sự của Trung Quốc, với mức gần 170 tỷ USD trong năm 2019 này, chỉ đứng sau Mỹ.
Mỹ cũng đã khiến Trung Quốc khó chịu khi liên tục thực hiện những gì họ gọi là quyền tự do hàng hải bằng cách đưa tàu tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Biển Đông. Mặc dù vậy, người đứng đầu lực lượng quân đội Trung Quốc một lần nữa lên tiếng ngụy biện: “Các đảo ở Biển Đông và đảo Điếu Ngư là những phần lãnh thổ không thể thay đổi của Trung Quốc. Chúng tôi thậm chí sẽ không cho phép lấy đi một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại”.
Tại Đối thoại Shangri-la tại Singapore hôm 31/5, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố nước này có quyền quân sự hóa chính đáng ở Biển Đông. “Chúng tôi đã triển khai các thiết bị quốc phòng cần thiết để phù hợp với tình hình an ninh mà các đảo và rạn san hô đang phải đối mặt với những hành động khiêu khích”, Trung tướng Thiệu Nguyên Minh, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp quân đội Trung Quốc tuyên bố. “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”, ông Nguỵ Phượng Hoà phát biểu mà không ngượng ngùng gì với những hành vi xâm chiếm Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc liên tục khẳng định vùng nước đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng đang ổn định. Ông cũng không quên ám chỉ Mỹ là quốc gia bên ngoài đang gây mất ổn định khu vực này, dù không nêu tên Mỹ trực tiếp trong phần này. Ông cũng không quên khẳng định việc Trung Quốc xây lấp các đảo và quân sự hoá khu vực Biển Đông là thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc và hoàn toàn vì mục đích tự vệ. “Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình. Không một quốc gia nào nên trông đợi Trung Quốc cho phép chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình bị xâm phạm”, ông Nguỵ Phượng Hoà phát biểu. Bộ trưởng bộ Quốc phòng Trung quốc Ngụy phượng Hòa tuyên bố “Trung quốc chưa bao giờ xâm lược nước khác” là vô trách nhiệm và bóp méo lịch sử để che đậy và bao biện cho các hành động xâm lược Bắc Kinh.
http://biendong.net/bien-dong/31082-tq-loi-dung-dien-dan-huong-son-2019-de-bao-bien-cho-nhung-hanh-vi-vi-pham-luat-phap-quoc-te-o-bien-dong.html
Nhận diện “đạo quân hàng hải” hung hăng
phục tùng cho tham vọng phi pháp
độc chiếm Biển Đông
Cùng với những hành động bất chấp chủ quyền các bên liên quan và luật pháp quốc tế nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông theo yêu sách đơn phương “đường lưỡi bò 9 đoạn”, Trung Quốc còn tiến hành các hoạt động khai thác tận diệt cũng như bồi đắp trái phép làm hủy diệt nguồn thủy sản trong vùng biển này với “đạo quân hàng hải” áp đảo là những tàu cá công suất lớn, ngày càng hung hăng.Biển Đông không chỉ là vùng biển có vị trí địa chính trị chiến lược trọng yếu, tuyến vận tải biển huyết mạch quan trọng hàng đầu thế giới mà còn là vùng biển có nguồn tài nguyên giàu có, phong phú như thủy sản, dầu khí… Trong đó, Biển Đông được xem là một trong những “vựa cá” khổng lồ của thế giới, với lượng đánh bắt hàng năm chiếm khoảng 12% tổng lượng cá đánh bắt được trên toàn cầu, cho doanh thu tới hàng chục tỷ USD.
“Đạo quân hàng hải” hung hăng
Có tổng diện tích khoảng 3.447.000km2 trải rộng từ eo biển Đài Loan tới Singapore, Biển Đông có tới 3.365 loài hải sản sinh sống. Nguồn sinh vật biển phong phú này còn đáng giá hơn cả doanh thu cả chục tỷ USD mỗi năm bởi chúng giúp đảm bảo an ninh lương thực cho số dân lên tới hàng trăm triệu người ven vùng biển này.
Những số liệu nghiên cứu cho thấy các quốc gia, vùng lãnh thổ quanh Biển Đông phụ thuộc lớn vào nguồn hải sản dồi dào để sinh sống bởi khi lượng hải sản giảm thì số người bị suy dinh dưỡng cũng tăng lên. Nghề khai thác hải sản ở Biển Đông đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 3,7 triệu người và được xem là nghề quan trọng nhất với những quốc gia, vùng lãnh thổ ven biển.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên hải sản Biển Đông hiện đang đứng trước thách thức nghiêm trọng khi đang bị khai thác quá mức với lượng cá ước tính đã giảm 70% kể từ năm 1950. Một trong những “tác nhân hủy diệt” đáng sợ đối với nguồn hải sản ở Biển Đông là đội tàu cá của Trung Quốc.
Do nhu cầu của thị trường nội địa có số dân đông nhất thế giới với gần 1,4 tỷ người, số lượng tàu cá của Trung Quốc “hoành hành” trên Biển Đông áp đảo so với các quốc gia và vùng lãnh thổ quanh vùng biển này. Hơn nữa, do được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ, tàu cá Trung Quốc có công suất và tải trọng vượt trội so với tàu cá của các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trong khu vực.
Với số lượng áp đảo và công suất lớn, các tàu cá Trung Quốc luôn tỏ ra hung hăng trong việc tranh giành các ngư trường, luồng cá trong quá trình đánh bắt trên Biển Đông, gây ra không ít các vụ va chạm, đụng độ với tàu cá của các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Tàu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm vào vùng biển thuộc chủ quyền các bên khác trên Biển Đông. Thậm chí, vào tháng 3-2016, tàu cá Trung Quốc còn chẳng ngán ngại khi đụng độ với lực lượng tàu chiến của Indonesia ở vùng biển Natuna.
Trên thực tế, đội tàu cá của Trung Quốc đã được dùng như một công cụ ủy nhiệm để ngang ngược chiếm biển. Đội tàu cá hung hăng của Trung Quốc được nước này coi là “đạo quân hàng hải” đúng nghĩa như đang “hộ tống” tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Việt Nam suốt từ đầu tháng 7 tới nay. Lực lượng tàu tuần duyên, chấp pháp của Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng cung cấp hỗ trợ kho vận, nhiên liệu và bảo vệ đội tàu cá Trung Quốc trong tình huống va chạm, tranh chấp trên Biển Đông.
Các đội tàu đánh cá của Trung Quốc vì thế chẳng khác nào chiếc mũi nhọn của ngọn giáo trong tham vọng mở rộng quyền kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Các tàu đánh cá của Trung Quốc với sự bảo vệ sát sao của các tàu vũ trang, dân quân biển… của Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra hung hăng hơn hòng đẩy ngư dân các nước láng giềng ra khỏi ngư trường truyền thống của họ.
“Tác nhân hủy diệt” đáng sợ ở Biển Đông
Không chỉ hung hăng, đội tàu cá Trung Quốc đang khai thác theo kiểu “hủy diệt” nguồn hải sản ở Biển Đông. Một trong những hành vi khai thác tận diệt đó được thấy qua việc đội tàu cá của Trung Quốc khai thác trai khổng lồ trên Biển Đông.
Theo đó, khi tìm thấy một rạn san hô, ngư dân Trung Quốc xuống những chiếc thuyền nhỏ và sử dụng những quạt máy bằng đồng khuấy nát các rạn san hô cho đến khi những con trai biển khổng lồ lộ ra. Do trai biển thường ẩn trú sâu trong các rạn san hô trên Biển Đông nên ngư dân Trung Quốc đã không do dự phá nát cả rạn san hô rộng lớn. Dù việc làm này gây hại nghiêm trọng cho môi trường biển, nhưng ngư dân Trung Quốc bất chấp tất cả vì lợi nhuận quá cao mà công việc này mang lại.
Những con trai biển khổng lồ có thể có vỏ rộng đến 1,2m, nặng lên tới 180kg. Mỗi con trai biển khổng lồ có giá lên đến hàng chục nghìn USD trên thị trường hải sản ở đảo Hải Nam, Trung Quốc. Đặc biệt, những chiếc vỏ trai khổng lồ sau khi được chế tác thành những tác phẩm điêu khắc tinh xảo còn có thể bán được 1 triệu USD.
Lòng tham vô đáy đang tàn phá vô cùng nghiêm trọng rạn san hô quý giá ở Biển Đông, mà theo nghiên cứu của Giáo sư sinh thái và sinh học biển thuộc Đại học Miami (Mỹ) John McManus, lên tới hơn 25.000 rạn san hô đã bị phá hủy theo cách này. Phát hiện của Giáo sư McManus cũng chính là một trong những bằng chứng được Tòa án trọng tài thường trực (PCA) xem xét khi đưa ra phán quyết trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines vào năm 2016.
Phán quyết của PCA đưa ra tháng 7-2016 là đòn giáng mạnh, bác bỏ yêu sách đòi chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò 9 đoạn” (còn gọi là “đường lưỡi bò” hay “ đường 9 đoạn”) của Trung Quốc ở Biển Đông. Cũng sau phán quyết quốc tế này, đội tàu cá Trung Quốc “tận diệt” trai biển khổng lồ trên Biển Đông đã tạm ngừng hoạt động một thời gian.
Tuy nhiên, các đội tàu khai thác tận diệt của Trung Quốc cũng đã quay trở lại vào cuối năm 2017, và còn đáng sợ hơn trước khi được trang bị kỹ thuật khai thác mới là hệ thống nén áp suất cao và điều này gây ảnh hưởng tồi tệ hơn đối với hệ sinh thái biển khi gây ra những “đám mây” trầm tích rộng lớn.
Sự nguy hiểm của tham vọng phi pháp
Sự tham lam ngày càng lớn đối với nguồn tài nguyên hải sản là một động cơ thúc Trung Quốc ráo riết hơn trong việc hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông và chính tham vọng này cũng lại góp phần hủy hoại thêm môi trường biển. Ông Gregory Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cho rằng, việc khai thác trai biển khổng lồ cũng nhằm phục vụ chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm thiết lập quyền kiểm soát biển, đáy biển và không phận phía trên vùng biển đó ở Biển Đông. Ông Poling chỉ rõ, bất kỳ nơi nào Trung Quốc có ý định bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép thì đội tàu khai thác ngao đều xuất hiện ở đó trước tiên.
Trên thực tế, Trung Quốc sau khi dùng vũ lực cưỡng chiếm những bãi đá, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 đã triển khai hoạt động bồi đắp trái phép quy mô lớn những thực thể này thành các đảo nổi nhân tạo, thiết lập trên đó các căn cứ quân sự lớn có cả sân bay với đường băng dài 3.000m và hải cảng nước sâu. Theo ước tính, các hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây thiệt hại tới 98% diện tích san hô tại vùng biển này.
Trong đó hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nổi nhân tạo trái phép của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 14/15km2, hoạt động nạo vét của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 39/40km2, hoạt động nạo vét làm bến đỗ, kênh rạch cho tàu thuyền đi lại của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 2/3km2, và hoạt động khai thác trai khổng lồ của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 104/104km2.
Tham vọng độc chiếm Biển Đông đang biến Trung Quốc hành xử hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế ở vùng biển đóng vai trò sống còn với không chỉ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trong khu vực.
Giáo sư John McManus sau khi bác bỏ lập luận của Trung Quốc cho rằng họ “chỉ xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô đã chết” đã khẳng định, chính các tàu khai thác trai khổng lồ của nước này là “thủ phạm cướp đi sự sống của các rạn san hô ở Biển Đông”. Những hoạt động hủy hoại hệ sinh thái ở bãi cạn Scarborough, Hoàng Sa và Trường Sa phần lớn là do Trung Quốc gây ra.
http://biendong.net/bi-n-nong/31058-nhan-dien-dao-quan-hang-hai-hung-hang-phuc-tung-cho-tham-vong-phi-phap-doc-chiem-bien-dong.html
“Khủng bố trắng”, vũ khí để Bắc Kinh bịt miệng
những người đòi dân chủ Hồng Kông
Thanh HàTừ cuối tháng 8/2019, đã có ít nhất 8 nhà đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông bị những toán người lạ mặt tấn công.
Trong số các nhà đấu tranh này, có một vài gương mặt hàng đầu của phong trào phản kháng tại Hồng Kông như Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham), phát ngôn viên của phong trào mang tên Mặt Trận Dân Sự Nhân Quyền, Hà Hồng (Stanley Ho), 35 tuổi, một trong những ứng cử viên có lập trường chống Bắc Kinh, người sẽ ra tranh cử hội đồng lập pháp vào năm 2020. Một người bị trọng thương và phải nhập viện vì bị một “nhóm lạ mặt dùng búa tấn công”, một người bị đánh gẫy tay.
Các băng đảng tấn công cũng không tha cho những người trẻ tuổi, như Trịnh Gia Lãng (Isaac Cheng), phó chủ tịch đảng dân chủ Demosisto. Đầu tháng 9/2019, anh đã bị ba người đàn ông tấn công ngay gần nhà sau khi kêu gọi sinh viên bãi khóa.
Trả lời hãng tin AFP, ông Hà Hồng giải thích có hai lý do khiến ông bị đánh hồi tháng trước : việc ông ra tranh cử và quan điểm của ông về phong trào biểu tình Hồng Kông hiện nay.
Nhân vật này không vòng vo, cho rằng ”một số nhân vật có quyền lực đã cộng tác với các băng đảng tội phạm, tiến hành chiến dịch Khủng bố trắng”, với chủ đích hù dọa các ứng cử viên, đồng thời bắt cử tri phải cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn.
Khi nói tới Khủng bố trắng, ông Hà Hồng và người biểu tình Hồng Kông ám chỉ đến đợt đàn áp tại Đài Loan dưới thời Quốc Dân Đảng vào đầu thập niên 1950. Khi đó Tưởng Giới Thạch dùng lá bài này để tiêu diệt mọi mầm mống phản loạn, không ít các tầng lớp tinh hoa ở Đài Loan đã bị hãm hại.
Khủng hoảng tại Hồng Kông kéo dài trong 5 tháng vừa qua, các cuộc tuần hành đòi dân chủ diễn ra gần như hàng ngày và cường độ gia tăng vào mỗi dịp cuối tuần. Kịch bản gần như không thay đổi. Lúc đầu là các cuộc tuần hành ôn hòa, nhưng càng về khuya, các cuộc đụng độ với lực lượng cảnh sát, cũng như giữa hai phe dân chủ và thân Bắc Kinh ngày càng thô bạo. Các nhóm người biểu tình cực đoan nhất thường lao vào đập phá các cửa hàng, các trạm xe metro … Đáp lại, cảnh sát dùng vòi rồng, hơi cay giải tán đám đông, dùng dùi cui đánh đập người biểu tình.
Điều khiến giới quan sát lo ngại là ngày càng có nhiều nhân vật trong hàng ngũ đối lập Hồng Kông bị những kẻ lạ mặt hành hung. Các toán người này ra tay một cách “bài bản”. Mùa hè vừa qua, một đoạn video còn cho thấy một dân biểu thân Bắc Kinh thân thiện với các nhóm xã hội đen tấn công đánh đập người biểu tình.
Chiến dịch mà phe dân chủ Hồng Kông gọi là Khủng bố trắng thể hiện bằng nhiều cách. Ngoài các vụ hành hung như trên, thì còn phải kể đến các màn bắt bớ tùy tiện, như trường hợp từng xảy ra với lãnh đạo phong trào Dù Vàng, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong). Cuối tháng 8/2019, Hoàng Chi Phong đã bị câu lưu trong vài giờ đồng hồ cùng với cô Chu Đình, chủ tịch đảng Demosisto. Cả hai cùng bị chụp mũ “kích động quần chúng biểu tình bất hợp pháp”.
Ngoài ra, cũng trong thời gian vừa qua, đã có ít nhất ba nghị viên Hồng Kông thuộc phe dân chủ bị sách nhiễu, câu lưu hay hù dọa … vì bày tỏ lập trường ủng hộ người biểu tình. Sáng lập viên đảng HKNP, Trần Hạo Thiên (Andy Chan), với chủ trương đòi Hồng Kông tách rời khỏi Hoa Lục, hồi tháng 8/2019 đã bị câu lưu khi chuẩn bị đáp máy bay sang Nhật Bản vận động. Nhân vật này bị tình nghi tham gia vào một vụ tấn công cảnh sát Hồng Kông.
Mặt trận thứ ba trong chiến dịch Khủng bố trắng của Trung Quốc nhắm vào phong trào dân chủ Hồng Kông thể hiện trong lĩnh vực kinh tế. Điển hình là vụ một lãnh đạo tập đoàn hàng không Cathay Pacific bị cách chức. Ngày 10/08/2019, hàng trăm doanh nhân Hồng Kông được mời đến Thâm Quyến để bày tỏ sự trung thành với chế độ, với chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và quyết tâm tái lập trật tự an ninh tại đặc khu hành chính này. Ngay cả các tập đoàn đa quốc gia cũng đã ra chỉ thị cho nhân viên “kín đáo” trên vấn đề Hồng Kông.
Trước mắt, phe dân chủ Hồng Kông một mặt quyết tâm bảo vệ mô hình ”một quốc gia hai chế độ”, nhưng đồng thời cũng ý thức được là họ đang bất lực trước gọng kềm của Bắc Kinh. Người thì nói tới tình thế “trứng chọi đá”. Một ứng cử viên cấp thành phố, Janelle Lương, 25 tuổi, nói với phóng viên AFP là cô chỉ biết đề cao cảnh giác, tránh ra đường một mình, nhưng không có sự lựa chọn nào khác. Một cựu lãnh đạo phong trào sinh viên Hồng Kông Davin Vương thì đã tìm đường ra nước ngoài sinh sống. Đại đa số còn lại chủ trương “can trường chiến đấu”, không để các đòn hù dọa dưới mọi hình thức chi phối cuộc đấu tranh của họ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191024-khung-bo-trang-vu-khi-de-bac-kinh-bit-mieng-nhung-nguoi-doi-dan-chu-hong-kong
Dân Lào ‘có thiện cảm’
với người Trung Quốc hơn người Việt?
Theo ghi nhận của phóng viên Đài Á Châu Tự Do trong những ngày giữa tháng 10/2019, sự hiện diện của người Trung Quốc tại Vientiane, Lào không chỉ là một khu chợ buôn hàng Tàu tấp nập mà còn là “thiện cảm” mà người dân bản xứ dành cho những người đến từ Trung Hoa.Lào là một quốc gia với khoảng 6,8 triệu dân có diện tích tương đương với tỉnh Quảng Tây. Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 10 năm nâng cấp quan hệ Trung Quốc-Lào thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Sự hiện diện của Trung Quốc tại Lào, nhất là các tỉnh miền Bắc giáp biên giới Trung Quốc, ngày càng rõ rệt trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế biên giới, đập thủy điện, trường học và bệnh viện quân y.
Theo một báo cáo của các học giả Trung Quốc về hợp tác Trung Quốc-Lào trong Sáng kiến Vành đai-Con đường năm 2018, quan hệ thương mại và trao đổi kinh tế giữa Trung Quốc và Lào được ghi nhận “tăng trưởng nhanh chóng” trong các năm qua.
Thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy thương mại giữa Trung Quốc và Lào đạt 2,34 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016 và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Lào. Từ tháng 1 đến tháng 9/2017 con số này đạt 2,1 tỷ đô la Mỹ, cho thấy mức tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu lớn từ Lào là đồng, nông sản… trong khi các sản phẩm xuất khẩu chính vào nước này gồm xe hơi, động cơ, hàng dệt may, sản phẩm thép, dây và cáp điện, thiết bị truyền thông, thiết bị điện và các sản phẩm điện tử…
Theo báo cáo này, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu tiến hành các dự án tại Lào từ thập niên 1990, dựa vào thế mạnh về công nghệ, thiết bị, lao động và chi phí.
Một số dự án trong số này được viện trợ và đầu tư bởi chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc hoặc các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Các doanh nghiệp Trung Quốc giành được uy tín và dần dần trở thành bên chính yếu trong các dự án được triển khai tại Lào. Sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng của Lào kéo theo một loạt dự án cơ sở hạ tầng như cầu đường, đường sắt, sân bay, công trình công cộng, công trình thủy lợi và thủy điện và đây được cho là thị trường tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Còn theo trang The Diplomat hồi tháng 4/2019, các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc đang được tiến hành ở Lào, gồm việc phát triển thêm nhà máy thủy điện sông Nam Ou, được Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng đầu tư châu Á (AIIB) do Bắc Kinh khởi xướng, phê duyệt khoản vay 40 triệu đô la gần đây cải tạo một phần của một con đường ở phía Bắc Lào, dự án đầu tiên của AIIB ở Lào.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tài trợ, xây dựng và phóng một vệ tinh cho Lào.
Trang này còn khẳng định Trung Quốc đang là nhà đầu tư và nhà cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất của Lào, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ hai của nước này (sau Thái Lan).
Trong khi đó, tờ South China Morning Post của Hồng Kông hồi tháng 8/2018 cho biết, khách du lịch Trung Quốc là một trong số ít thị trường tăng trưởng của Lào, năm 2017 đạt 639.185 lượt khách.
Mỗi năm, hàng trăm ngàn lượt du khách Trung Quốc đi đường bộ vào Lào qua cửa khẩu biên giới, lái xe từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, đến Luang Prabang và Vang Vieng.
South China Morning Post dự báo con số này sẽ tăng mạnh khi tuyến đường sắt 7 tỷ USD nối Trung Quốc – Lào hiện đã hoàn thành được một nửa, chạy vào 2021. Theo trang The Diplomat, tuyến đường sắt dài 414 km chạy từ Boten, giáp Trung Quốc ở phía Bắc đến thủ đô Vientiane sẽ đi qua hơn 150 cây cầu và một số đường hầm, hai trong số đó đã được hoàn thành gần đây.
Dạo bước trên một số tuyến đường phố ở Vientiane, chúng tôi tự hỏi đây là thành phố ở Lào hay ở Trung Quốc vì có rất nhiều bảng hiệu cửa hàng được viết bằng chữ Trung Quốc, quảng cáo điện thoại Huawei, các hội chợ dã chiến trên đường phố bán toàn hàng Trung Quốc, từ đồ chơi trẻ em đến các mặt hàng gia dụng. Thậm chí, trên tuyến đường dọc bờ sông Mê Kông có cả cửa hàng MiniSo bán toàn hàng Trung Quốc cho giới trẻ dưới một thương hiệu “nghe giống như hàng Nhật Bản”.
Và cũng ngay tại Vientiane, gần sân bay quốc tế Wattay, có khu chợ Tàu San Jiang hoạt động khá sầm uất được người dân bản xứ mô tả là “Talat Jin”, Jin trong tiếng Lào là chỉ người Trung Quốc.
Đây có thể coi là “lãnh địa Trung Quốc thu nhỏ” vì nơi này bảng hiệu toàn chữ Trung Quốc, giao dịch của người mua kẻ bán đều bằng tiếng Quan thoại, giá được niêm yết bằng nhân dân tệ. Chúng tôi chứng kiến khu chợ này có nhân viên an ninh canh gác với đồng phục riêng ghi chữ Trung Quốc, kiểm soát mọi chiếc xe ra vô.
Mở cửa từ tháng 8/2007, chợ San Jiang được xây dựng trên diện tích 15.000 m2 ở quận Sikhottabong nghiễm nhiên trở thành chợ lớn nhất thủ đô Vientiane. Tất nhiên, hầu hết các mặt hàng, sản phẩm trong chợ đều “made in China”.
Đặt chân đến khu chợ San Jiang, chúng tôi nhận thấy đây là một khu khép kín các hoạt động từ đổi tiền, dịch vụ ngân hàng đến các cửa hàng massage, khách sạn dành cho người Hoa qua đây làm ăn. Theo quan sát của phóng viên, dường như tại “lãnh địa Trung Quốc” này, người Lào chỉ hiện diện qua các công việc lặt vặt như khuân vác, bán nước giải khát, đồ ăn trong các hàng quán dựng tạm ở chung quanh chợ…
Khi phóng viên vừa hỏi chuyện bằng tiếng Anh thì chủ một gian hàng ở chợ San Jiang đáp lại bằng một tràng tiếng Quan thoại và tỏ ý không chào đón một người không biết nói ngôn ngữ này hiện diện ở đây.
Tại một thành phố mà cờ Lào và cờ búa liềm giăng đầy trên khắp các ngả đường, chúng tôi được khuyến cáo không nên có các cuộc phỏng vấn chính thức với người dân, do “Đài Á Châu Tự Do” hay “tự do báo chí” đươc cho là khái niệm “nhạy cảm” và “cấm kỵ” với chính quyền Lào, tương tự như tại một số nước theo chế độ Cộng sản. Bằng chứng là khi đề cập những câu hỏi liên quan đến chính trị, chúng tôi đều bị người dân Lào mà mình có dịp hỏi, từ chối hoặc nói tránh qua chủ đề khác.
Một phụ nữ Lào mà chúng tôi tình cờ gặp ở sân bay Wattay đã lập tức khoát tay ra dấu ngưng nói khi nghe đặt câu hỏi liên quan đến sự hiện diện của người Trung Quốc. Người phụ nữ này nói:
“Gần đây đã có một số người Lào gặp rắc rối với chính quyền vì trả lời phỏng vấn liên quan đến chính trị.”
Việc trò chuyện của phóng viên với người dân Lào càng bị giới hạn do sự xuất hiện dày đặc của công an tại các khu du lịch và những tuyến đường có khách sạn đón khách nước ngoài.
Một người đàn ông Lào lớn tuổi trao đổi với RFA bằng tiếng Anh với điều kiện ẩn danh:
“Có rất nhiều người Trung Quốc qua đây làm ăn và dân Lào ủng hộ người Trung Quốc, có thiện cảm với dân Trung Quốc hơn là với người Việt Nam.”
“Tuy cả Trung Quốc và Việt Nam đều là hai nước Cộng sản nhưng có khác biệt là cộng đồng người Trung Quốc [ở Lào] cởi mở trong lúc cộng đồng người Việt ở đây có phần khép kín.”
“Tôi thích người Trung Quốc hơn người Việt Nam, có lẽ là do khác biệt về tính cách. Tính người Lào với người Trung Quốc thì hợp nhau hơn là giữa người Lào với người Việt. Tôi không biết là tại sao.”
“Người Lào thường mua đồ Trung Quốc trong lúc chỉ biết đến Việt Nam qua món ăn.”
“Ở Lào thì có đông người Trung Quốc qua làm ăn, đầu tư, kế đến là Hàn Quốc rồi mới tới Việt Nam.”
“Người Lào có nhiều điều để học từ người Trung Quốc hơn là người Việt Nam.”
Và không chỉ người Lào, theo ghi nhận của phóng viên, ngay cả cộng đồng người Việt sinh sống lâu năm tại Vientiane cũng cho thấy cảm tình với người Trung Quốc hơn là với đồng hương.
Một thanh niên đến từ Hà Nội, đã sống ở Lào hơn 5 năm, nói với chúng tôi:
“Người Lào nói chung là thích người Trung Quốc, họ đầu tư nhiều. Họ buôn bán tốt, với lại đoàn kết hơn người Việt. Ví dụ như người Trung Quốc mang một cái cốc qua đây bán với giá 10 nghìn [kip, tiền Lào]. Ở đâu thì họ cũng sẽ bán với giá 10 nghìn, họ không giảm giá. Người Việt Nam mình thì tiền vốn 8 nghìn thì bán 9 nghìn, như thế thì phá giá còn gì.”
“Trong chợ San Jiang thì nhiều người Lào vào đấy mua đồ, muốn mua gì thì vào đấy là có hết, theo nhu cầu.”
“Nói chung thì người Trung Quốc sang đây thì có visa làm việc, còn người Việt thì một số không có visa làm việc, phải làm chui.”
“Người Lào không có biểu hiện gì là ghét Trung Quốc đâu. Người Lào không thích người Việt Nam bởi vì là người mình hay qua đây làm điều không tốt, như trộm cắp chẳng hạn.”
“Đồ Trung Quốc bán ở đây thì nhiều mặt hàng hơn đồ Việt Nam.”
Chuyến đi Vientiane của chúng tôi diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh được ghi nhận tăng cường trợ giúp Lào và Campuchia phát triển kinh tế để đổi lại sự ủng hộ Trung Quốc của hai nước này trong các vấn đề khu vực mà lợi ích của Trung Quốc và Việt Nam va chạm với nhau.
Trong cuộc phỏng vấn với RFA Tiếng Lào tại Bangkok hồi tháng 3/2019, ông Philip Alston, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về nghèo đói và nhân quyền nói:
“Lào đã đạt được tiến bộ ấn tượng trong việc giảm nghèo, nhưng vẫn còn một chặng đường dài, vì một phần tư dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ. Có rất nhiều người Lào không được đến trường, tiếp cận nguồn nước sạch hoặc được chăm sóc y tế trong lúc nền kinh tế tăng trưởng và nghèo đói đã giảm.”
Thời điểm đó, bản báo cáo của ông Alston đăng trên website của Liên Hiệp Quốc, cho biết thêm:
“Việc người dân Lào phải tái định cư và bị tước mất quyền đất đai là những hệ lụy xã hội và môi trường nghiêm trọng do chính quyền theo đuổi tăng trưởng kinh tế. Có những tác động khác đối với cơ sở hạ tầng và các “siêu dự án” khác, gồm các dự án đập thủy điện và Vành đai – Con đường, như tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào. Đó là những tác động nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, tiếp cận nguồn nước sạch và an ninh lương thực, và cũng có những thách thức đi kèm với việc xây dựng cơ sở hạ tầng như bụi, rác, than đá và làn sóng công nhân nước ngoài xâm nhập cộng đồng.”
Hồi đầu tháng 10/2019, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân đã có chuyến thăm Việt Nam trong ba ngày. Thời điểm đó, thông cáo trên báo điện tử Chính phủ Việt Nam viết:
“Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, lãnh đạo cấp cao hai nước đã chia sẻ tin cậy về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, việc triển khai công tác đối ngoại tại mỗi nước thời gian qua; đồng thời trao đổi thẳng thắn, sâu rộng về các phương hướng, biện pháp nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong thời gian tới. Hai bên khẳng định tiếp tục kề vai sát cánh hỗ trợ lẫn nhau trên con đường bảo vệ và phát triển đất nước của mỗi nước, cả trong khuôn khổ song phương cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.”
“Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, thượng tôn pháp luật, an ninh, bảo đảm an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).”
Lào là nước không có biển trong khi Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-nationals-become-prevalent-over-the-vietnamese-in-laos-10242019103307.html
0 comments