Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Điều gì có thể ngăn chặn hành vi ngang ngược của Bắc Kinh trên vùng EEZ của VN?

Sunday, October 6, 2019 7:44:00 PM // ,

6-10-2019
VN và các nước ASEAN chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng “phương tiện hòa bình”. Nội bộ các nước ASEAN có cơ chế giải quyết các tranh chấp, gọi là “ADSM – ASEAN Dispute Settlement Mechanism”. Nếu ta đọc “Nghị định thư” tháng 12-2016, Cơ chế đặc biệt áp dụng cho các tranh chấp về “thương mại”.
Những tranh chấp khác, ngoài thương mại, như tranh chấp về biên giới, về chủ quyền lãnh thổ, về việc phân định ranh giới trên đất liền, trên biển… hầu hết các quốc gia thuộc ASEAN lựa chọn tòa Công lý quốc tế (ICJ).
Các quốc gia Thái lan, Campuchia, Singapour, Indonesia, Mã lai… là quốc gia thành viên, nhìn nhận thẩm quyền của Tòa ICJ.
Campuchia và Thái lan hai lần nhờ Tòa ICJ phân xử về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear (và vùng đất chung quanh). Indonesia và Mã lai cũng đã nhờ Tòa ICJ giải quyết tranh chấp chủ quyền các đảo Pulau Legitan và Pulau Sipadan. Trong khi Mã lai và Singapour cũng nhiều lần nhờ Tòa ICJ giải quyết chủ quyền các đảo Pedra Branca (và các vấn đề liên quan)…
Các quốc gia như Myanmar lựa chọn Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) để giải quyết việc phân định ranh giới biển với Bangladesh. Phi thì lựa chọn Tòa Trọng tài thường trực (PCA) với cơ chế “thủ tục bắt buộc” của UNCLOS để khiếu nại TQ về việc “giải thích và cách áp dụng luật biển”…
Từ khi các bãi đá chìm nổi thuộc TS mà TQ chiếm của VN năm 1988 được xây dựng thành những căn cứ quân sự năm 2016, TQ thường xuyên, và liên tục nhiều tháng trong mỗi năm, có những hành vi quấy nhiễu vùng biển EEZ của VN, Phi, Mã lai… bằng các phương tiện (hầu như) quân sự được khéo léo ngụy trang dưới hình thức “dân quân” hay các tàu hải cảnh…
Tàu bè hải cảnh và dân quân TQ nhờ các đảo nhân tạo Đá Chữ thập, đá Subi, đá Gạc ma…, lấy các nơi đây làm căn cứ xuất phát cũng như hậu trạm cho nhân sự nghỉ ngơi và tu bổ tàu bè…
Hành vi gây hấn thường xuyên của TQ vì vậy gắn liền với sự hiện hữu các căn cứ quân sự.
Nếu ta so sánh ASEAN với Hiệp hội các quốc gia Châu Mỹ (thành lập năm 1948), cơ chế giải quyết tranh chấp của hiệp hội này là Tòa Công lý Quốc tế (ICJ). Tất cả những tranh chấp ở đây đều lấy Tòa Công lý quốc tế làm cơ chế giải quyết.
VN (và các quốc gia ASEAN) đã bỏ lỡ một cơ hội sử dụng luật pháp quốc tế để ngăn chặn TQ trong việc xây dựng đảo cũng như quân sự hóa các đảo.
Theo tôi, VN sẽ dễ dàng bảo vệ lợi ích của mình, trước hết củng cố cơ chế giải quyết tranh chấp trong nội bộ các nước ASEAN, tương tự hiệp hội các quốc gia Châu Mỹ: Sử dụng Tòa Công lý quốc tế làm cơ chế giải quyết tranh chấp liên quốc gia.
Và chỉ từ cơ chế giải quyết này VN và các nước ASEAN mới có cơ sở thương lượng với TQ về Bộ qui tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).
Nếu COC không có cơ chế giải quyết tranh chấp là một Tòa án quốc tế (như ICJ), thì cam kết này chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của TQ.
https://baotiengdan.com/2019/10/06/dieu-gi-co-the-ngan-chan-hanh-vi-ngang-nguoc-cua-bac-kinh-tren-vung-eez-cua-vn/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.