Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin đọc nhanh – 01/09/2019

Sunday, September 1, 2019 5:48:00 PM // ,

Tin đọc nhanh – 01/09/2019

(Techcrunch) – Trung Quốc tấn công điện thoại iPhone để kiểm soát người Duy Ngô Nhĩ ?
Một số trang web nhiễm mã độc đã được sử dụng để tấn công điện thoại iPhone trong hai năm vừa qua, theo chuyên gia của Google hôm 29/08, có mục tiêu là nhắm vào người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trang Techcrunch ngày 01/09 trích một số nguồn tin cho rằng có thể Trung Quốc chính là nước hậu thuẫn chiến dịch tin tặc trên.
(Yonhap) – Chiến tranh liên Triều : Hàn Quốc tìm được hài cốt của 457 quân nhân từ đầu năm 2019. 
Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, con số này cao hơn gấp đôi so với 222 hài cốt tìm được cùng kỳ năm 2018, nhờ vào dự án tìm kiếm ở dãy Arrowhead, nằm bên trong khu vực phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên. Giai đoạn một của chương trình tìm kiếm kết thúc vào tháng Bẩy, giai đoạn hai bắt đầu từ ngày 02/09.
(Yonhap) – Tổng thống Hàn Quốc công du ba nước Đông Nam Á.
Ông Moon Jae In hôm 01/09/2019, lên đường đến Thái Lan, trước khi đến Miến Điện và Lào. Vòng công du ba nước Đông Nam Á của tổng thống Hàn Quốc kéo dài một tuần.
(RFI) – Mỹ : Xả súng ở bang Texas, ít nhất 5 người chết, 21 người bị thương. 
Ngày 31/08/2019, một người đàn ông đã bắn bừa vào những người lái xe trên đường cao tốc I-20 nối hai thành phố Odessa và Midland, bang Texas, miền nam nước Mỹ. Thủ phạm đã bị cảnh sát bắn hạ.
(BFM TV) – Pháp : Một người đàn ông Afghanistan đâm người qua đường. 
Chiều tối 31/08/2019, người đàn ông 33 tuổi, đã đâm chết một người qua đường và gây thương tích cho 9 người tại thành phố Villeurbanne, ở đông nam Pháp. Cảnh sát điều tra tạm gác động cơ « khủng bố ». Theo truyền thông, thủ phạm sống nhiều năm ở Pháp và dường như đơn xin tị nạn của người này vừa bị bác.
(AFP) – Hy Lạp đối phó với làn sóng nhập cư mới. 
Trong tháng 08/2019, đã có thêm một lượng kỉ lục người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ vượt biển sang Hy Lạp kể từ 3 năm qua, đỉnh điểm là hơn 10 thuyền cao su cập bờ Hy Lạp hôm 29/08. Ngày 31/08, chính phủ Hy Lạp đã công bố một loạt biện pháp nhằm đối phó với làn sóng di dân mới, như tăng cường hợp tác kiểm soát biên giới với Frontex, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát đường biên giới ngoài Liên Hiệp Châu Âu.

Tạp chí thể thao

Bóng đá Trung Quốc:

Đội tuyển quốc gia sẽ chủ yếu gồm ngoại binh ?

Vào ngày 10/09/2019, đội tuyển bóng đá Trung Quốc sẽ gặp đội tuyển Maldives ở lượt đi trận vòng loại khu vực châu Á của Cúp Bóng Đá 2022 tại Qatar. Nếu không có gì thay đổi, trong đội hình của tuyển Trung Quốc sẽ có hai gương mặt không có gì là châu Á : tiền đạo Elkeson, sinh trưởng tại Brazil, và Nico Yennaris, sinh ra tại Anh Quốc.
Sự hiện diện của hai « ngoại binh » trong đội tuyển quốc gia Trung Quốc phản ánh một sách lược mới của Bắc Kinh nhằm mục tiêu trước mắt là giành được quyền tham dự WorldCup 2022 ở Qatar, và về lâu về dài là trở thành cường quốc bóng đá, và nếu được thì đoạt Cúp Vô Địch Thế Giới.
Sự kiện hôm 21/08/2019 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử bóng đá Trung Quốc. Hôm ấy lần đầu tiên có cầu thủ không phải  gốc Hoa được tham gia đội bóng quốc gia. Cả hai đều vừa được gọi vào đội tuyển Trung Quốc, sau khi được nhập quốc tịch.
Đó là cầu thủ Elkeson de Oliveira Cardoso, sinh quán tại Brazil, từng đá cho Câu lạc bộ Botafogo, đã một lần được gọi vào đội tuyển Brazil vào năm 2011. Tuy nhiên, từ cuối năm 2012, tuyển thủ Brazil này đã chuyển hẳn qua thi đấu cho các câu lạc bộ Trung Quốc, để rồi đến tháng 5 năm 2019, nhập tịch Trung Quốc, và sau đó được huấn luyện viên Ý Marco Lippi của đội Trung Quốc triệu tập vào tuyển quốc gia.
Giải thích về quyết định cầu viện « ngoại binh », trong cuộc họp báo hôm 23/08, tân chủ tịch Hiệp Hội (tức là Liên Đoàn) Bóng Đá Trung Quốc Trần Tuất Nguyên (Chen Xuyuan) không ngần ngai tuyên bố : « Chúng tôi muốn đến Qatar » và « các cầu thủ nhập tịch có thể giúp đạt được mục tiêu ngắn hạn đó của đội tuyển quốc gia ».
Ông chủ mới của bóng đá Trung Quốc còn tiết lộ rằng đã có 9 cầu thủ nhập tịch được đăng ký, trong đó có cả người không có gốc Trung Quốc, nhiều người đang trong quá trình làm hồ sơ nhập tịch, và số « ngoại binh » này sẽ đông hơn trong đội tuyển quốc gia đi đấu vòng loại World Cup.
1,4 tỷ người nhưng không có được một đội bóng tài năng !
Theo hãng tin Pháp AFP, trong chiều hướng đó, sắp tới đây, Trung Quốc hoàn toàn có thể tung ra một đội hình hầu như chỉ bao gồm cầu thủ ngoại, không sinh trưởng ở trong nước, để có thể ngoi được lên các thứ hạng cao trên thế giới.
Việc phải cầu viện đến ngoại binh để vươn lên về bóng đá là một nỗi đau cho Trung Quốc, vì dù là nước hơn tỷ dân, nhưng lại không sản sinh ra được các cầu thủ bóng đá tài năng.
Hiện thời Trung Quốc chỉ đứng thứ 71 trên bảng xếp hạng FIFA, trong vùng Đông Á thì lẹt đẹt sau Nhật Bản và Hàn Quốc, và chỉ duy nhất 1 lần được đi dự vòng chung kết Cúp Bóng Đá Thế Giới, đó là vào năm 2002 khi hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đồng tổ chức World Cup. Khi ấy, tuyển Trung Quốc đã bị loại ngay, sau khi đá ba trận bị thua cả ba, thủng lưới 9 lần mà không ghi được bàn thắng nào !
Quay lưng lại với lập luận huyết thống
Việc cho các cầu thủ giỏi của nước ngoài nhập tịch để thi đấu cho nước mình không phải là chuyện hiếm hoi, mà ví dụ cụ thể là các nước ở vùng Vịnh, đi đầu là Qatar, nước chủ nhà của World Cup 2022. Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI Stéphan Lagarde tại Bắc Kinh, quyết định cho cầu thủ ngoại nhập tịch rồi đưa vào đội tuyển là một thay đổi 180 độ :
Đây quả thực là một sự cắt đứt với các lập luận chính thức vốn nhấn mạnh đến khái niệm di sản hay huyết thống Trung Quốc, nói một cách nôm na là nếu không có mắt híp theo kiểu Trung Quốc thì khó có hy vọng được mặc áo đội tuyển bóng đá quốc gia.
Đây là điều mà rất nhiều cầu thủ châu Phi đang đá thuê ở Trung Quốc đang phải trải nghiệm. Muốn trở thành người Trung Quốc, tức là nhập tịch Trung Quốc, cho đến nay, một người nước ngoài nhất thiết phải có cha mẹ hay ông bà là người Trung Quốc.
Đó là trường hợp của John Hou Saeter, một cầu thủ Na Uy hiện đấu cho câu lạc bộ Bắc Kinh Quốc An, là người đầu tiên được nhập tịch Trung Quốc vào tháng 2 vừa qua, mẹ của anh là người Trung Quốc, hay là đồng đội của anh Nico Yennaris, một cựu cầu thủ Anh đến từ câu lạc bộ Arsenal, được nhập tịch hồi trước hè nhờ có mẹ là người Trung Quốc.
Cũng có thể kể đến trường hợp Ty Browning, cựu cầu thủ của câu lạc bộ Anh Everton, hiện đá cho câu lạc bộ Quảng Châu Hằng Đại Đào Bảo, được nhập tịch nhờ có ông ngoại là người Trung Quốc.
Các ví dụ trên cho thấy là trường hợp của cầu thủ Brazil Elkeson đã phá vỡ rào cản huyết thống đó, và nhiều cầu thủ nước ngoài không có gốc gác Trung Quốc sẽ được nhập tịch Trung Quốc, để củng cố đội tuyển bóng đá quốc gia, mà mục tiêu là Cúp Thế Giới 2022 tại Qatar.
Mục tiêu đến được Qatar rất quan trọng vì lẽ tính ra đã 20 năm rồi, tức là từ năm 2012 đến nay, mà đội tuyển bóng đá Trung Quốc không vào được vòng chung kết Cúp Thế Giới. Do vậy, cần phải tạo thêm điều kiện.
Tuy nhiên, việc thu nhận cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển Quốc Gia chỉ mang tính chất ngắn hạn, và sẽ hạn chế về số lượng. Đây chính là điều mà tân lãnh đạo nền bóng đá Trung Quốc đã nói rõ.
Đông đảo quần chúng không thích !
Không phải là ai ở Trung Quốc cũng thích thú với việc cầu viện binh ngoại quốc. Stéphane Lagarde giải thích :
Cũng có một bộ phận công chúng, một bộ phận đông đảo, không có thiện cảm với việc cho cầu thủ nước ngoài vào đội tuyển quốc gia. Ta có thể đọc thấy điều đó trên các mạng xã hội.
Trong vụ này, có thể nói là có một yếu tố húy kỵ nào đó. Trong tuần này, tôi đã đi dự một buổi họp báo của câu lạc bộ Bắc Kinh Quốc An, tôi muốn đặt một câu hỏi về xu hướng chuyên nghiệp hóa của giải vô địch bóng đá quốc gia Trung Quốc, về khả năng việc chuyên nghiệp hóa này có thể thu hút thêm cầu thủ ngoại quốc, những cầu thủ sau đó có thể được nhập tịch. Thế là người ta nói với tôi rằng câu hỏi đó hiện vẫn còn rất tế nhị.
Đừng nói chi là đội tuyển quốc gia. Ở cấp các đội bóng câu lạc bộ, cũng vậy. Họ chỉ được quyền dùng 3 cầu thủ ngoại quốc cho mỗi trận đấu và Hiệp Hội Bóng Đá Trung Quốc như không muốn bộ môn này toàn cầu hóa quá nhanh.
Vào tháng Ba vừa qua chẳng hạn, hiệp hội quản lý bóng đá Trung Quốc đã yêu cầu mọi cầu thủ ngoại quốc đã nhập tịch Trung Quốc là phải tuân thủ cùng một quy định như các cầu thủ Trung Quốc, tức là phải học tập « lòng ái quốc » để hiểu rõ chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Quốc, đồng thời học tiếng Quan Thoại… và các câu lạc bộ có nhiệm vụ báo cáo hàng tháng về quá trình học tập lòng ái quốc của các cầu thủ này
Tóm lại, phải có quyết tâm thực sự thì mới chơi được trong nền bóng đá chuyên nghiệp Trung Quốc. Tài lừa bóng, sút bóng, chiến thắng trong các pha một chọi một hoàn toàn chưa đủ.
Dẫu sao thì cứu cánh biện minh cho phương tiện, và theo thông tín viên RFI, mục tiêu từng được chính ông Tập Cận Bình đề ra cho nền bóng đá Trung Quốc là đến năm 2050 phải ngự trị được trên làng bóng thế giới.
Mục tiêu thực thụ chính ra không phải là 2022 – Cúp Bóng Đá Thế giới Qatar chỉ là một giai đoạn. Mục tiêu đích thực là 2050, một cái mốc mà chính chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt ra.
Hình như là lãnh đạo Trung Quốc rất thích bóng đá, Chắc ai cũng nhớ là ông ta đã ghé thăm câu lạc bộ bóng đá Anh Quốc Manchester United vào năm 2012.
Giành được Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế Giới là ước mơ của Bắc Kinh, và cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, dù vẫn còn ở mức độ rất khiêm tốn, đang tạo cho mình những phương tiện để biến ước mơ đó thành sự thật, tức là trước mắt giành được vé vào vòng chung kết ở Qatar và thậm chí trong tương lai đoạt được Cúp Thế Giới.

Cúp C1 Châu Âu: PSG gặp khắc tinh,

Lyon may mắn, còn Lille số nhọ

Ngày 29/08/2019, lễ bốc thăm vòng bảng cúp bóng đá châu Âu C1 – tức là Cúp Champions League 2019-2020 – đã được tổ chức tại Monaco. Pháp có ba câu lạc bộ được tham gia : Paris Saint-Germain đội đương kim vô địch Pháp lọt vào bảng A, Lille, á quân thì rơi vô bảng H, trong lúc Lyon, hạng 3 kế thừa bảng G.
Lyon : Vận may tiếp tục khi tránh được toàn bộ các ông kẹ
Gọi là bốc thăm có nghĩa là hên xui may rủi. Nhìn dưới góc độ này, có thể nói là câu lạc bộ Lyon gặp may vô cùng khi rơi vào một bảng trên giấy tờ không có ông kẹ nào cả. Ba đối thủ của Lyon là đương kim vô địch nước Nga Zénith Saint-Pétersbourg, câu lạc bộ Bồ Đào Nha Benfica Lisboa hay đội Đức RB Leipzig có thể được xem là ngang tầm ngang sức với Lyon.
Câu lạc bộ hạng ba giải vô địch Pháp như đã được thần may mắn tiếp tục phù hộ vì ở Cúp C1 lần này, Lyon đã được đặc cách tuyển vào vòng bảng, không phải đấu vòng loại mà các câu lạc bộ hạng ba trong giải vô địch quốc gia phải kinh qua để giành vé dự C1.
Lille : Số nhọ và nhiệm vụ bất khả
Nếu Lyon số đỏ thì phải nói là Lille gặp vận đen, nói nôm na là số nhọ. Câu lạc bộ á quân trong giải vô địch Pháp, lần đầu tiên trở lại vòng bảng C1 kể từ năm 2012. Là đội có chỉ số UEFA thuộc diện thấp nhất trong 32 câu lạc bộ được đấu vòng bảng C1, Lille đã rơi vào một nhóm gồm ba đội sừng sỏ : Chelsea của Anh, Ajax Amsterdam của Hà Lan và Valencia của Tây Ban Nha.
Theo các nhà quan sát, với các đối thủ như vậy, câu lạc bộ miền bắc nước Pháp này sẽ phải thi đấu xuất thần mới hy vọng vượt được vòng bảng để tiến vào vòng 1/8, điều chưa từng xẩy ra từ năm 2007 đến nay.
Paris : Tránh được vỏ dưa, thì lại gặp phải vỏ dừa
Trong tư cách là nhà vô địch Pháp, Paris Saint-Germain trên nguyên tắc không phải nằm chung bảng với hai đương kim vô địch châu Âu là câu lạc bộ Anh Liverpool, vô địch C1 và Chelsea, vô địch C3, cũng như câu lạc bộ dẫn đầu các giải quốc gia sừng sỏ.
Thế nhưng PSG lại vẫn có khả năng chung bảng với hai đại gia Tây Ban Nha là Real Madrid hoặc Atlético de Madrid, và cuộc bốc thăm đã chỉ định cho Paris gặp Real Madrid, như ở vòng bảng mùa bóng 2015-2016 và như ở vòng 1/8 mùa bóng năm ngoái. 2017-2018. Cả hai lần đó đều không để lại cho PSG bất kỳ một ký ức tốt đẹp nào!
Cho dù vậy, nhóm A vẫn còn có cửa cho câu lạc bộ thành Paris vì hai đội Bruges của Bỉ và Galatasaray của Thổ Nhĩ Kỳ trên giấy tờ ở một đẳng cấp thấp hơn đội Pháp.

Bóng đá Việt Nam: Cùng là vô địch,

nhưng nữ không được trọng bằng nam

Sau đội tuyển nam, đến lượt đội tuyển bóng đá nữ của Việt Nam đoạt chức Vộ Địch Đông Nam Á.
Trong trận chung kết Cúp Bóng Đá AFF hôm 27/08/2019 vừa qua trên sân Thái Lan, các tuyển thủ nữ Việt Nam đã đánh bại đương kim vô địch là chủ nhà Thái Lan với tỷ số 1-0.
Trân thắng này lại càng có ý nghĩa trong bối cảnh đội tuyển Thái Lan vừa có lợi thế sân nhà, vừa có đội hình gồm nhiều nữ binh vừa tham dự World Cup 2019 tại Pháp trở về. Bên cạnh đó, còn có lợi thế lịch sử : Trong ba giải gần đây nhất ở Đông Nam Á, đội tuyển nữ Thái Lan đều đoạt chức vô đich.
Các lợi thế đó tuy nhiên đã không cản được con đường đăng quang của các nữ tuyển thủ Việt Nam, đã vươn lên đỉnh cao của bóng đá Đông Nam Á, tương tự như đội tuyển nam, đã giành được Cúp AFF vào cuối năm ngoái 2018.
Thành tích trên đây của đội tuyển bóng đá nữ rất đáng khen ngợi, thế nhưng, âm vang trong công luận hầu như không có, trái hẳn với cơn sốt do thầy trò của huấn luyện viên Park Hang Seo đã tạo ra trước đó.
Một hình ảnh đủ nói lên thái độ trọng nam khinh nữ đó. Khi chiến thắng trở về hôm 28/08/2019, đội tuyển nữ, như báo mạng Vnexpress ghi nhận, chỉ được khoảng vài chục người, đa phần là người nhà, ra chào đón. Trong lúc đó thì vào năm ngoái, đội tuyển nam đã được đón tiếp rầm rộ như những anh hùng.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.