Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 19/09/2019

Thursday, September 19, 2019 5:12:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 19/09/2019

Quan chức Mỹ phê phán ‘hành vi ác ý’

của TQ với Việt Nam

Trợ lý Ngoại trưởng, ông David Stilwell nêu ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Thượng viện Mỹ hôm 18/9 các hành vi ‘bắt nạt và đàn áp’ của Trung Quốc với Việt Nam, Hong Kong.
Đây là lần đầu tiên ông David Stilwell trình bày trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ từ khi ông nhậm chức vào tháng Sáu vừa qua.
Bài phát biểu của ông đề cập tầm nhìn của Hoa Kỳ về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, hành động của Trung Quốc trong khu vực và vấn đề Hong Kong.
Hành vi bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông
Dưới một đề mục có tiêu đề “Các hành vi ác ý của Trung Quốc”, ông David Stilwell nhắc đến sự việc tàu Trung Quốc khảo sát địa chất gần Bãi Tư Chính, “mang theo lực lượng bảo vệ bờ biển có vũ trang để đe dọa Việt Nam và các nước quốc gia ASEAN trong hoạt động phát triển tài nguyên dầu khí ở Biển Đông.”
“Thông qua việc lặp lại các hành động bất hợp pháp và quân sự hóa tại các khu vực đang tranh chấp, Bắc Kinh đã và đang tiếp tục ngăn chặn các thành viên ASEAN tiếp cận hơn 2,5 nghìn tỷ đô la nguồn năng lượng dự trữ.”
Nhắc đến các chuyến công du gần đây của ông Pompeo, ông David Stilwell cho hay rằng tại Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á tổ chức tại Thái Lan, ông Pompeo đã tuyên bố rõ ràng về việc Trung Quốc có hành vi bắt nạt trên Biển Đông.
Ông Pompeo đồng thời kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử “có ý nghĩa, phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.
“Trong khi Chiến lược Hoa Kỳ-Ấn Độ-Thái Bình Dương đã đạt được tiến bộ đáng kể nhằm củng cố và thúc đẩy một trật tự tự do và cởi mở ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, chúng tôi ngày càng lo ngại rằng một số nước đang tích cực tìm cách thách thức trật tự này. Chúng tôi cam kết hợp tác với bất kỳ quốc gia nào tuân thủ luật, nhưng sẽ chống lại bất kỳ quốc gia nào bóc lột quốc gia khác để làm họ suy yếu,” ông David Stilwell cho hay trong bài phát biểu.
Thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất trừng phạt Trung Quốc vì Biển Đông
Tập trận Mỹ-ASEAN: ‘Mỹ sẽ không đứng yên nếu TQ tiếp tục ép VN’
Cá Voi Xanh: ‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN’
Về mặt kinh tế, ông David Stilwell nhận định rằng “chính phủ Trung Quốc sử dụng một hệ thống chính sách không phù hợp với tự do và công bằng thương mại, bao gồm hạn chế tiếp cận thị trường; quy trình pháp lý không minh bạch và phân biệt; thao túng tiền tệ; ép buộc chuyển giao công nghệ; trộm cắp tài sản trí tuệ; và tạo ra năng lực công nghiệp phi thị trường để biến Bắc Kihn thành một trung tâm sản xuất bằng cách bóc lột các nước khác.”
“Như Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump đã chỉ ra, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc Bắc Kinh sử dụng các biện pháp và hình phạt kinh tế để làm rối loạn thị trường, gây ảnh hưởng, và đe dọa để thuyết phục các quốc gia khác chú ý đến chương trình nghị sự chính trị và an ninh của Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh theo đuổi một tầm nhìn có tính đàn áp tại Ấn Độ-Thái Bình Dương là nhằm tái sắp xếp trật tự khu vực theo cách họ muốn và đặt Trung Quốc vào vị thế cạnh tranh chiến lược với tất cả những quốc gia có chủ quyền đang tìm cách giữ gìn một trật tự tự do và cởi mở.”
Đề cập đến sáng kiến Vành đai Con đường của ông Tập Cận Bình, ông David Stilwell nói Bắc Kinh “đã đổ hàng trăm tỷ đô là vào hầu hết các quốc gia đang phát triển thông qua các khoản vay mờ ám, khiến các nước này sa vào bẫy nợ, hủy hoại môi trường, và thường trao cho Bắc Kinh quyền hạn quá mức trong các quyết định liên quan đến chính trị, chủ quyền của các nước này.
Và rằng “Ở những lĩnh vực Trung Quốc hành động theo cách làm suy yếu các luật lệ quốc tế, Mỹ buộc phải phản ứng.”
Ông David Stilwell khẳng định Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại trước hành động Trung Quốc bắt nạt Đài Loan, và sẽ không ngần ngại phơi bày “các hành động Trung Quốc phá hoại trật tự quốc tế” và “phá hoại nỗ lực thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ.”
“Chúng tôi cũng sẽ không im lặng về sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc tại Mỹ. Như Ngoại trưởng Pompeo đã nói, cuộc khủng hoảng nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc thực sự là vết bẩn của thế kỷ.”
Vấn đề Hong Kong
Ông David Stilwell nhận định rằng Hong Kong là vấn đề đáng quan ngại trong vài tháng gần đây.
“Sự phát triển đáng kinh ngạc của Hong Kong thành một trung tâm tài chính và thương mại toàn cầu là dựa trên xã hội cởi mở, pháp trị và tôn trọng các quyền cơ bản và quyền tự do. Sự phát triển này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi Hong Kong được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 là nhờ Trung Quốc đảm bảo với Vương quốc Anh trong Tuyên bố Trung-Anh là Hong Kong sẽ được duy trì quyền tự chủ và tự do như được phản ánh trong Luật cơ bản Hong Kong,” theo bài phát biểu của David Stilwell.
“Giữ vững quyền tự chủ này cũng là mục đích của Chính sách Hoa Kỳ-Hong Kong. Đạo luật năm 1992, đã định hình chính sách của Hoa Kỳ đối với Hong Kong kể từ đó.
Chúng tôi tin rằng các quyền tự do biểu đạt và tụ tập ôn hòa – các giá trị cốt lõi mà chúng tôi chia sẻ với Hong Kong phải được bảo vệ mạnh mẽ.
Hong Kong nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh dưới hình thức một quốc gia, hai chế độ. Người biểu tình ở Hong Kong chỉ yêu cầu Bắc Kinh giữ những lời hứa được đưa ra trong Tuyên bố chung và Luật cơ bản.
Bắc Kinh đã nhiều lần phản ứng bằng cách đổ lỗi cho Chính phủ Hoa Kỳ đã can thiệp và công khai danh tính của cán bộ ngoại giao Hoa Kỳ, đặt họ vào các tình huống nguy hiểm.”
“Trung Quốc đã không cung cấp bằng chứng nào về việc Mỹ can thiệp, đứng sau các cuộc biểu tình ở Hong Kong, bởi vì nó không tồn tại.
Người Hong Kong xuống đường vì Bắc Kinh đang phá vỡ cam kết một quốc gia, hai thể chế.
Như Bộ trưởng Pompeo đã quan sát, những người biểu tình yêu cầu Bắc Kinh duy trì các cam kết của mình theo Tuyên bố chung và Luật cơ bản.
Và như Tổng thống Trump đã nói, chúng tôi mong đợi một giải pháp nhân văn đối với người biểu tình. Hoa Kỳ ủng hộ biểu tình ôn hòa và tự do ngôn luận.”
Tầm nhìn Mỹ – Ấn Độ-Thái Bình Dương
Ông David Stilwell cho hay trong thời gian đầu ở vị trí trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông đã cùng ông Pompeo thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, với tầm nhìn “về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc chung đã mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả việc tôn trọng chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, bất kể quy mô quốc gia đó thế nào.”
Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?
Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?
Nhắc lại lịch sử từ Thế chiến II, khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đã thoát nghèo và chế độ độc tài, trở thành một khu vực có dân chủ và là nơi thu hút động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ông David Stilwell nhấn mạnh rằng đó là nhờ sự tham gia của Hoa Kỳ với các nguyên tắc được tuân thủ và khuyến khích, như tự do hàng hải; kinh tế thị trường và môi trường đầu tư cởi mở; tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản; tôn trọng nguyên tắc quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.
“Đây không chỉ là giá trị của Hoa Kỳ mà chúng đã được chia sẻ trên toàn cầu và trên toàn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.”
Ông David Stilwell cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một mạng lưới các đối tác “có cùng quan điểm để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực; đảm bảo tự do hàng hải và cá luật khác liên quan đến sử dụng biển; và giải quyết các thách thức chung trong khu vực”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49750915

Trump cảnh báo về thỏa thuận thương mại với TQ

Trump cho rằng Trung Quốc sẽ đối mặt “thỏa thuận thương mại khó khăn nhất” nếu câu giờ đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.
“Tôi nghĩ rằng sẽ sớm có thỏa thuận, có thể trước kỳ bầu cử tổng thống, hoặc sau bầu cử một ngày. Nếu đạt được sau ngày bầu cử, đó sẽ là thỏa thuận bạn chưa từng thấy, đó sẽ là thỏa thuận lớn nhất từng có và Trung Quốc biết điều đó”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một hôm 17/9.
Tuyên bố được Trump đưa ra trong bối cảnh Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Liêu Mân sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tới Washington tuần này để đưa ra chương trình nghị sự của Trung Quốc về các cuộc đàm phán vào tháng 10 giữa Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. Truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận thông tin này, song không đưa ra bất kỳ bình luận nào.
“Họ nghĩ tôi sẽ thắng. Trung Quốc nghĩ tôi sẽ giành chiến thắng một cách dễ dàng và họ lo ngại vì tôi đã nói với họ rằng nếu để sau cuộc bầu cử, thỏa thuận sẽ tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại. Họ muốn thấy người khác chiến thắng? Chắc chắn là vậy rồi”, Trump nói thêm. “Nếu sau cuộc bầu cử, đây sẽ là thỏa thuận khó khăn nhất mà bất cứ ai từng phải thực hiện theo quan điểm của phía Trung Quốc. Trung Quốc biết điều đó. Trung Quốc rất muốn ứng viên đảng Dân chủ chiến thắng”.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào đầu tháng 11 năm sau. Cả Mỹ và Trung Quốc lần lượt bày tỏ thiện chí trước khi xác nhận vòng đàm phán tiếp theo, làm tăng hy vọng rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sớm đạt thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh thương mại kéo dài đã 14 tháng.
Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm 17/9 xác nhận Trung Quốc đã mua hơn 700.000 tấn đậu nành trong tuần qua. Trump cũng nói rằng Trung Quốc đang bắt đầu mua số lượng lớn nông sản Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30481-trump-canh-bao-ve-thoa-thuan-thuong-mai-voi-tq.html

Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố

Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự vệ của Saudi Arabia

Tin từ CAIRO, Ai Cập – Theo một tuyên bố trên tài khoản Twitter chính thức vào thứ năm (19/9), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo trong cuộc gặp với Thái tử Mohammed bin Salman cho biết Hoa Kỳ ủng hộ “quyền tự vệ” của Saudi Arabia, đồng thời tuyên bố rằng hành vi của Iran sẽ “không được dung túng”.
Trong một báo cáo riêng về cuộc họp, hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia cho biết ông Pompeo lên án các cuộc tấn công, và ủng hộ việc Saudi kêu gọi các chuyên gia quốc tế đến nước này để điều tra thêm. SPA cho biết trong cuộc họp, Thái tử Mohammed nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công vào công ty dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco nhằm mục đích gây bất ổn an ninh khu vực, cũng như làm tổn hại đến nền kinh tế và nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-mike-pompeo-tuyen-bo-hoa-ky-ung-ho-quyen-tu-ve-cua-saudi-arabia/

USCIRF thăm Hòa Thượng Thích Quảng Độ,

Hội đồng Liên tôn

Phái đoàn Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã đến thăm Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và gặp gỡ với các đại diện của Hội đồng Liên tôn Việt Nam hôm 18/09, theo tin từ các tổ chức tôn giáo độc lập và không được chính quyền công nhận.
Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu ở thành phố Hồ Chí Minh, người tham dự cuộc gặp giữa phái đoàn Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) do Uỷ viên Anurima Bhargava dẫn đầu và Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nói với VOA:
“Phái đoàn đến vấn an Đức Tăng Thống, hỏi rằng từ lúc ngài về ở chùa Từ Hiếu đến nay có bị ai làm khó dễ gì hay không? Ngài đáp rằng ngài vẫn khỏe, không có ai làm khó dễ gì cả. Ngài nói ngài 92 tuổi rồi, ngài muốn sống tại chùa Từ Hiếu cho đến ngày viên tịch. Đức Tăng Thống đáp lại như vậy.”
XEM THÊM:
USCIRF: ‘vi phạm tự do tôn giáo ở VN tiếp tục có khuynh hướng tiêu cực’
Hòa Thượng Thích Nguyên Lý cho biết thêm rằng Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã đưa ra các kiến nghị với phái đoàn nhằm gây áp lực để chính quyền Việt Nam giảm bớt vi phạm tự do tôn giáo.
Tách tôn giáo ra khỏi chính quyền; không ép buộc tu sĩ Phật giáo tham gia vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp; can thiệp để Việt Nam có tự do dân chủ
Hòa thượng Thích Nguyên Lý thuật lại đề nghị của Hòa Thượng Thích Quảng Độ với USCIRF
“Phái đoàn hỏi Đức Tăng Thống rằng có nhờ đoàn đưa ra các kiến nghị can thiệp với nhà nước? Ngài đưa ra 3 kiến nghị nhờ phái đoàn can thiệp: Tách tôn giáo ra khỏi chính quyền, vì chính quyền gắn kết với tôn giáo thì không có tự do dân chủ; không ép buộc tu sĩ Phật giáo tham gia vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, bởi vì làm như vậy là sai với giáo luật nhà Phật; can thiệp để Việt Nam có tự do dân chủ, vì nếu vẫn còn độc đảng thì Giáo hội không thể nào sinh hoạt được.”
Trước đó, cũng hôm 18/09, phái đoàn USCIRF cũng đã gặp gỡ với các đại diện của Hội đồng Liên tôn ở chùa Giác Hoa.
Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc thuộc dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn, thành viên của Hội đồng Liên tôn, chia sẻ nội dung cuộc gặp này với VOA:
“Trong buổi gặp, đại diện các nhóm tôn giáo trình bày sự sách nhiễu, đàn áp của nhà cầm quyền đối với nhóm tôn giáo của mình, nhất là những người đứng lên nói tiếng nói của công lý, sự thật, những người bênh vực cho quyền của con người đang bị nhà cầm quyền tìm cách sách nhiễu, ngăn cản trong việc đi lại.”
XEM THÊM:
Các chức sắc tôn giáo độc lập đồng tình với phúc trình 2019 của USCIRF
Linh mục Lê Xuân Lộc cho VOA biết Hội đồng Liên tôn đã đưa ra một bản phúc trình tóm tắt các vi phạm về tự do tôn giáo của chính quyền đối với các nhóm tôn giáo chưa được nhà nước công nhận và nêu các kiến nghị cho phái đoàn USCIRF.
“Chúng tôi kiến nghị rằng chính phủ Hoa Kỳ cần quan tâm nhiều hơn đến tình hình tự do tôn giáo, yêu cầu Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC – các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo; yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, nhất là các chức sắc tôn giáo đang bị tù đày.”
…đề nghị Hoa Kỳ áp dụng lệnh trừng phạt các quan chức tham nhũng đang thao túng Việt Nam bằng cách tuồn ngoại tệ, tài sản ra nước ngoài.
Linh mục Lê Xuân Lộc
“Hội đồng Liên tôn cũng đề nghị Hoa Kỳ áp dụng lệnh trừng phạt các quan chức tham nhũng đang thao túng Việt Nam bằng cách tuồn ngoại tệ, tài sản ra nước ngoài.
“Chúng tôi nghĩ rằng chính phủ Hoa Kỳ và các nước cần phải áp dụng Đạo luật Toàn cầu Mangitsky để ngặn cản, răn đe, chế tài các nhà lãnh đạo Việt Nam để họ bớt đi sự đàn áp đối với các tôn giáo, cũng như các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam.”
Vào tháng 4/2019, USCIRF ra phúc trình thường niên năm 2019 nhấn mạnh rằng tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục “có khuynh hướng tiêu cực” và “tình trạng chung của các nhóm tôn giáo xấu đi trong năm 2018.”
https://www.voatiengviet.com/a/uscirf-tham-hoa-thuong-thich-quang-do-hoi-dong-lien-ton/5090332.html

Mỹ và đồng minh

thảo luận cách đáp trả vụ tấn công Ảrập Xêút

Hoa Kỳ đã thảo luận với Ảrập Xêút và các đồng minh ở vùng Vịnh về các khả năng đáp trả vụ tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ảrập Xêút mà họ đổ lỗi cho Iran và coi đó là một hành động gây chiến đối với Ảrập Xêút, theo Reuters.
Tổng thống Donald Trump hôm 18/9 đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
“Đây là một cuộc tấn công ở mức độ chúng ta chưa từng chứng kiến”, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói với các phóng viên trước khi đáp xuống thành phố cảng Jeddah của Ảrập Xêút để hội đàm với Thái tử Mohammed bin Salman.
“Ảrập Xêút đã bị tấn công. Đây là [vụ tấn công] trên lãnh thổ của họ. Đây là một hành động gây chiến trực tiếp với họ”.
XEM THÊM:
Quan chức Mỹ: ‘Vụ tấn công cơ sở dầu mỏ Ảrập Xêút đến từ tây nam Iran’
Theo Reuters, Đại sứ Ảrập Xêút ở Berlin nói rằng “mọi thứ đang được cân nhắc” và rằng mọi lựa chọn cần phải được thảo luận một cách kỹ càng.
Chính quyền Riyadh hôm 18/9 đã trưng bày phần còn lại của 25 máy bay không người lái và tên lửa của Iran mà họ nói rằng được sử dụng trong cuộc tấn công, cho thấy bằng chứng không thể chối cãi về sự xâm lược của Iran.
Phong trào Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào hai nhà máy lọc dầu của Ảrập Xêút.
Phe này hôm 18/9 tuyên bố đã đưa nhiều địa điểm ở Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất, trung tâm tài chính và du lịch ở Trung Đông, vào danh sách mục tiêu tiềm năng, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-v%C3%A0-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-c%C3%A1ch-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3-v%E1%BB%A5-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-%E1%BA%A3r%E1%BA%ADp-x%C3%AA%C3%BAt/5089908.html

Mỹ bắt đường dây

dân TQ đi ‘du lịch sinh con’ để lấy quốc tịch

Một phụ nữ Trung Quốc đã nhận tội điều hành một chương trình du lịch giúp nhiều người Trung Quốc sang Mỹ du lịch và sinh con để lấy quốc tịch Hoa Kỳ.
Dongyuan Li thừa nhận công ty của bà đã giúp đỡ những người Trung Quốc giàu có đến Mỹ để sinh con.
Bà Li đào tạo khách hàng vượt qua sự kiểm tra của hải quan Hoa Kỳ và che giấu việc mang thai.
Bạn có thể mua được quốc tịch những nước nào?
Trump muốn bỏ quyền ‘trẻ sinh ở Mỹ thì có quốc tịch’
Võ Kim Cự bác tin ‘định cư Canada’
5 cách di cư chính của dân Việt thời nay
Bà đã kiếm được hơn 3 triệu đôla tiền chuyển khoản.
Bà Li ở California và phải đối mặt với án tù 15 năm khi bị kết án vào tháng 12.
Đường dây ‘du lịch sinh con’
Bà Li thừa nhận rằng từ 2013 đến 2015, công ty Dịch vụ Kỳ nghỉ You Win USA tính phí mỗi người dân Trung Quốc, bao gồm cả các giới chức chính phủ – từ 40.000 đến 80.000 đôla để huấn luyện cách sang Mỹ sinh con.
Đi kèm theo sau đó sẽ là những lợi ích của quyền công dân Mỹ.
Trên trang web, công ty tuyên bố có hơn 500 khách hàng. Họ nói rằng quốc tịch Mỹ là “quốc tịch hấp dẫn nhất” và sẽ đảm bảo “ưu tiên việc làm trong chính phủ Hoa Kỳ”.
Bà Li nói rằng khách hàng ban đầu sẽ bay từ Trung Quốc đến Hawaii vì có suy nghĩ cho rằng hải quan ở Hawaii sẽ dễ dàng hơn. Từ đó họ có thể bay tới Los Angeles nơi họ sẽ ở trong các căn hộ.
Bà cũng thừa nhận các khách hàng được hướng dẫn cách vượt qua cuộc phỏng vấn với lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc, bao gồm cả việc khai man rằng họ sẽ ở lại Hoa Kỳ trong hai tuần.
Trên thực tế, họ dự định ở lại tới ba tháng để sinh con.
Cáo trạng
Bà Li đã nhận tội âm mưu phạm tội lừa đảo nhập cư và một tội gian lận visa.
Thỏa thuận với chính quyền liên bang, bà Li sẽ hoàn lại số tiền bao gồm 850.000 đôla, ngôi nhà của bà trị giá hơn 500.000 đô la và một số xe hơi dòng Mercedes Benz.
Tại sao điều này bất hợp pháp?
Mặc dù việc đến Mỹ và sinh con không phải là bất hợp pháp, nhưng việc khai man là phạm pháp.
Các nhà chức trách cho biết bà Li đang quảng bá những lợi ích của việc sinh con ở Mỹ, trong đó bao gồm giúp đỡ các gia đình nhập quốc tịch Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói về việc thu hồi quyền công dân có của những trẻ em được sinh ra ở Mỹ (birthright citizenship), nhưng cha mẹ không phải là công dân Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49750670

Ông Trump tước quyền

ra tiêu chuẩn khí thải xe hơi của California

Nếu không bị tước bỏ thì California, tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ, sẽ được quyền quy định các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn so với quy định của liên bang.
Nước Mỹ sẽ thế nào nếu California ly khai?
Nước Mỹ ‘không phải của riêng ai’
“Vì sao tôi dịch hết các tweets của ông Trump ra tiếng Trung?”
Tổng thống Trump nói rằng bước đi này sẽ cắt giảm giá xe hơi và tác động đối với vấn đề khí thải sẽ ở mức tối thiểu.
Tuy nhiên, nhiều khả năng quyết định này sẽ làm bùng lên cuộc chiến pháp lý về quyền của các tiểu bang.
“Chính quyền Trump bãi bỏ Quyền Khước Từ Quy Định Liên Bang của California trong vấn đề khí thải nhằm sản xuất các xe hơi không đắt cho người tiêu dùng,” Tổng thống Donald Trump viết tweet hôm thứ Tư.
“Các nhà sản xuất xe hơi cần nắm bắt cơ hội bởi nếu không áp dụng biện pháp này với California, quý vị sẽ không làm ăn được.”
California đã có những bước đi nhằm chặn các nỗ lực của chính phủ liên bang.
“Chúng tôi sẽ chống lại nỗ lực mới nhất này và sẽ bảo vệ các tiêu chuẩn xe hơi sạch của mình,” Thống đốc Gavin Newsom nói trong một tuyên bố ra hôm thứ Ba.
Xu hướng biến garage thành nhà ở tại khu Bờ Tây, Mỹ
Kế hoạch dẹp bạo lực súng của Trump có hợp lý?
Xả súng tại lễ hội ở California: Hai trẻ em thiệt mạng
Đây là diễn biến mới nhất trong một loạt các đối đầu giữa ông Trump và California.
Các quy định có ý nghĩa gì?
Việc California được quyền đưa ra các quy định riêng đã có từ thời thập niên 1970, khi Los Angeles bị khói đen bao phủ.
Tiểu bang đã được phép đưa ra các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn so với mức liên bang đưa ra, với điều kiện California có thể nêu lý do thuyết phục.
Vào năm 1977, các tiểu bang khác cũng được phép áp dụng các tiêu chuẩn của California.
Tiêu chuẩn của California nhìn chung đã trở thành tiêu chuẩn thực tế trên toàn quốc, bởi các nhà sản xuất xe hơi không làm các mẫu xe nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau ở các tiểu bang.
California nói rằng họ tiêu thụ chừng 12% tổng số xe hơi bán ra ở Mỹ.
Các biện pháp kiểm soát khí thải lần đầu tiên được áp dụng tại California, chẳng hạn như bộ lọc catalytic và các quy định về oxide nitrogen, đã trở thành phổ biến trên toàn nước Mỹ.
Hồi tháng Bảy, dựa vào quyền khước từ, California đã bí mật đàm phán với Ford, Honda, Volkswagen và BMW ở vùng Bắc Mỹ, là các hãng đã cam kết đến 2026 sẽ sản xuất xe hơi đáp ứng tiêu chuẩn 50 dặm/gallon Mỹ (50mpg, tức 4,7 lít nhiên liệu cho mỗi 100km chạy xe), so với tiêu chuẩn hiện thời 37mpg.
Việc tăng mức sử dụng hiệu quả năng lượng đồng nghĩa với việc xe chạy tốn ít xăng hơn, xả ra ít khí thải hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49745192

Tổng thống Trump: bức tường biên giới San Diego

 là “một hệ thống an ninh cấp thế giới”

Vào Thứ Tư (ngày 18 tháng 9), Tổng Thống Trump đã ký tên lên bức tường biên giới Hoa Kỳ-Mexico vừa hoàn thành xây dựng ở thành phố San Diego, và gọi bức tường này là một “hệ thống an ninh đẳng cấp thế giới” bất khả xâm phạm.
Tổng Thống Trump đã đi thăm một phần của bức tường biên giới trong khu vực Otay Mesa của San Diego. Tổng Thống đã từng đến thăm bức tường vào tháng 3 năm 2018 để xem bản thiết kế của bức tường, và các viên chức sau đó đã tiến hành xây dựng hàng rào bằng thép dài 14 dặm. Trước khi bức tường được xây dựng, biên giới ở San Diego được bảo vệ bởi 2 lớp kim loại có thể dễ dàng bị phá hủy bởi đèn hàn và cưa máy.
Ông Mark Morgan, ủy viên của Cơ quan Hải quan và Biên Phòng Hoa Kỳ, đã bảo vệ dự án bức tường biên giới của Tổng Thống Trump, và bác bỏ các nhà phê bình gọi đó là “một bức tường phù phiếm.” Trong chuyến viếng thăm, Tổng Thống Trump đã nhấn mạnh các đặc điểm nổi bật của bức tường với giới báo chí, cho biết bức tường đã được nghiên cứu bởi ba quốc gia khác nhau, hút nhiệt, và bức tường cắm sâu vào lòng đất để ngăn chặn người di dân đào hầm.  Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng có thể dễ dàng nhìn xuyên qua bức tường để phát hiện các mối đe dọa ở phía bên kia biên giới.
Tổng Thống cũng đã  dành nhiều lời khen ngợi cho chính phủ Mexico, đặc biệt là việc quốc gia này đã gửi hàng nghìn  binh sĩ đến biên giới phía bắc và phía nam để giúp làm chậm dòng người di dân đang hướng đến Hoa Kỳ. Tổng Thống Trup dự kiến bức tường sẽ kéo dài khoảng 550 dặm dọc theo biên giới 1,954 dặm. Chính quyền của ông sẽ ngừng lại ở khoảng 400 dặm để tính toán kế hoạch tiếp theo.
Đài KTLA5 dẫn lời Trung Tướng Todd Semonite cho biết hiện tại dự án đã hoàn thành được 66 dặm và 251 dặm khác đang được xây dựng tại 17 địa điểm khác nhau. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-buc-tuong-bien-gioi-san-diego-la-mot-he-thong-an-ninh-cap-the-gioi/

Vì sao thủ tướng Canada phải xin lỗi

vì bức ảnh chụp 18 năm trước?

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 18/9 đã lên tiếng xin lỗi vì hóa trang gương mặt màu nâu năm 2001, sau khi một bức ảnh được công bố chưa đầy năm tuần trước cuộc bầu cử mà Reuters nói là khá khó khăn đối với ông.
Theo hãng tin Anh, hình ảnh ông Trudeau với khuôn mặt hóa trang màu đậm chụp năm ông 29 tuổi là một thách thức lớn đối với một nhà lãnh đạo thường nói về sự cần thiết phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc và có ba bộ trưởng nổi bật gốc Ấn Độ trong nội các.
XEM THÊM:
Canada ‘không lùi bước’ trước Trung Quốc
“Khi đó đáng lẽ tôi đã phải hiểu rõ hơn, nhưng tôi đã không và đã làm điều đó. Tôi thực sự xin lỗi”, ông Trudeau, 47 tuổi, nói sau khi Time đăng tải bức ảnh.
Tạp chí này nói rằng bức ảnh do doanh nhân Michael Adamson ở Vancouver cung cấp cho họ đầu tháng này.
“Tôi hóa trang và mặc trang phục của Aladdin. Tôi đáng lẽ không nên làm điều đó”, ông Trudeau nói trong buổi truyền hình trực tiếp.
Theo Reuters, Canada thực thi chính sách về đa dạng văn hóa và khoảng một trong số 5 công dân Canada sinh ra ở nước ngoài.
https://www.voatiengviet.com/a/v%C3%AC-sao-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-canada-ph%E1%BA%A3i-xin-l%E1%BB%97i-v%C3%AC-b%E1%BB%A9c-%E1%BA%A3nh-ch%E1%BB%A5p-18-n%C4%83m-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-/5090447.html

Ủy ban châu Âu bổ nhiệm một loại các chức danh lạ

Ủy ban châu Âu – cơ quan hành pháp EU đã bổ nhiệm một loại các chức danh lạ để bảo vệ lối sống châu Âu, môi trường xanh và vị thế của châu lục này trên thế giới.
Thủ tướng Anh: “Thỏa thuận sơ bộ” Brexit đã hình thành
Ứng viên Chủ tịch Uỷ ban châu Âu sẵn sàng gia hạn Brexit
Với nhiệm kỳ mới bắt đầu từ tháng 11/2019 và do bà Ursula von der Leyen, người Đức làm tân chủ tịch, Ủy ban châu Âu đã có 27 cao ủy (commissioner).
Anh Quốc, nước thứ 28, đã từ chối bổ nhiệm cao ủy của mình với lý do đằng nào cũng rời Liên hiệp châu Âu qua quá trình Brexit nên không cần đại diện.
Bà von der Leyen, có cha là một quan chức cao cấp châu Âu và chồng là quý tộc lâu đời, đã cho biết 27 tân cao ủy (tương đương bộ trưởng của ‘chính phủ EU’), phản ánh sự đa dạng về giới tính và các quốc gia trong EU.
Phóng viên BBC Adam Flemming cho hay việc công bố tên tuổi các tân cao ủy “như cuộc trao giải Oscar” với niềm tự hào dân tộc được nêu bật.
Mỗi nước trong EU có một cao ủy.
Trong 27 người này có 13 là nữ, 14 là nam, và cộng thêm bà von der Leyen đứng đầu, thì Ủy ban châu Âu là sự cân bằng trọn vẹn về nam nữ.
Đã bị phê phán
Nhưng có lời phê phán từ báo Anh tờ The Guardian rằng toàn bộ các thành viên đều là người da trắng, không phản ánh cơ cấu dân số EU.
Chưa kể, các chức vụ mới tạo ra, có tên khá lạ, bị chê là cho thấy một châu Âu lo sợ người nhập cư, và sống trong tâm lý ‘pháo đài’ – fortress Europe.
Ví dụ chức danh ‘Cao ủy Bảo vệ lối sống châu Âu của chúng ta’ (Protecting Our European Way of Life) trao cho ông Margaritis Schinas là gây ra nhiều tranh cãi nhất.
Có dân biểu nghị viện EU yêu cầu bà von der Leyen đổi chức danh này, vì nó chỉ phản ánh tâm lý bài ngoại, coi “một lối sống châu Âu của chúng ta” là duy nhất tốt đẹp, cần bảo vệ.
Điều gây ngạc nhiên hơn là chức vụ này có phần lo về “di dân, bảo vệ biên giới”, phản ánh tâm lý lo ngại người nhập cư mà phe cực hữu ở châu Âu thổi lên.
Như thế, thực chất đây không phải và chức vụ giúp người đến từ các nền văn hóa khác hội nhập vào xã hội EU, mà là ngăn chặn họ ngay từ cửa khẩu.
Lối sống châu Âu là tự do lựa chọn cách sống của mỗi cá nhânBà Sophie in ‘t Veld
Nghị sĩ người Hà Lan ở Nghị viện EU, bà Sophie in ‘t Veld nói đây là một ‘chức vụ giả tạo’ (fake portfolio), vì lối sống châu Âu chính là sự tự do để cá nhân định đoạt họ sống ra sao.
Ông Margaritis Schinas cũng là phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho thấy việc bảo vệ lối sống riêng của người châu Âu là mục đích rất quan trọng với bà von der Leyen.
Chức Cao ủy Điều hành kiêm phó chủ tịch Ủy ban ’Vì một thỏa thuận Xanh cho châu Âu’ (European Green Deal) được trao cho ông Frans Timmermans (Hà Lan), thể hiện sự quan tâm đến nghị trình môi trường trong năm năm tới của EU.
Cùng lúc, lại có một chức cao ủy chuyên về ’Môi trường và Các Đại dương’ (Environment and Oceans), thuộc về ông Virginijus Sinkevicius (Lithuania).
Chức Cao ủy kiêm phó chủ tịch ủy ban vì ‘Europe Fit for the Digital Age’ (Châu Âu phù hợp với kỷ nguyên số) về tay bà Margrethe Vestager (Đan Mạch).
Một số tờ báo bình luận rằng chức này là cần thiết nhưng cái tên cũng là chỉ dấu châu Âu đang tụt hậu về công nghệ số so với Hoa Kỳ và Đông Á.
Nhu cầu cần một chức rất cao để thúc đẩy làm sao cho EU trở nên không lạc hậu trong công nghệ số đến từ một thực tế là EU liên tục đánh thuế, phạt các “đại gia công nghệ” của Hoa Kỳ như Google, Apple trong khi các nước EU không tạo ra được sản phẩm gì cạnh tranh.
Chức cao ủy của ông Jose Borrell (Tây Ban Nha) có tên là ‘A Stronger Europe in the World’ (Một châu Âu mạnh hơn trên thế giới).
Không rõ chức này có trách nhiệm gì lẫn với chức ‘Cao ủy về Các đối tác Quốc tế (International Partnerships) của bà Jutta Urpilainen (Phần Lan) hay không.
Một chức danh lạ tai nữa với ai chưa quen với cơ chế của EU là Cao ủy vì Quan hệ và Tầm nhìn (Relations and Foresight).
EU giải thích đây là chức lo về quan hệ nội bộ giữa các cơ quan của EU với nhau, chứ không phải quan hệ đối ngoại.
Ngoài ra, ông Valdis Dombrovskis (Latvia) sẽ lo về ‘Một nền kinh tế tốt cho nhân dân’ (An Economy that Works for People), ông Laszlo Trocsanyi (Hungary), nắm mảng ‘Láng giềng và Mở rộng EU’ (Neighbourhood and Enlargement);
Một chức danh nghe bình thường nhưng lại rất quan trọng cho EU giai đoạn tới là Cao ủy Thương mại – Trade Commissioner.
Chức này được trao cho ông Phil Hogan, người CH Ireland, quốc gia có dính líu trực tiếp nhất tới quá trình Brexit của Anh, vì chung đường biên với Bắc Ireland thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh.
Về thực chất Hogan sẽ trở thành nhà điều phối viên hàng đầu cho việc soạn thảo ra các thỏa thuận thương mại Anh với EU hậu Brexit.
Các tân cao ủy và chức vụ còn lại gồm:
Johannes Hahn (Áo), Ngân sách và Hành chính; Didier Reynders (Bỉ), Tư pháp; Mariya Gabriel (Bulgaria), Sáng tạo và Thanh niên; Dubravka Suica (Croatia), Dân chủ và Dân số; Stella Kyriakides (đảo Síp), Y tế – Sức khoẻ; Vera Jourova (CH Czech ), Giá trị và Minh bạch; Kadri Simson (Estonia), Năng lượng; Sylvie Goulard (Pháp), Thị trường nội bộ EU, kiêm giám đốc Cục Công nghệ Quốc phòng và Không gian; Paolo Gentiloni (Ý), Kinh tế; Nicolas Schmit (Luxemburg), Việc làm; Helena Dalli (Malta), Bình đẳng; Janusz Wojciechowski (Ba Lan), Nông nghiệp; Elisa Ferreira (Bồ Đào Nha), Liên kết và Cải cách; Rovana Plumb (Romania), Giao thông; Janez Lenarcic (Slovenia), Quản trị Khủng hoảng: Ylva Johansson (Thụy Điển), Nội vụ.
Các cao ủy của Ủy ban châu Âu nhận khoản lương cao hơn nhiều so với bộ trưởng hoặc tổng thống ở một số nước châu Âu.
Hiện nay, lương tháng của một cao ủy châu Âu là 20 nghìn 666 euro, hơn cả lương bà Angela Merkel, thủ tướng Đức (18 nghìn) và gấp nhiều lần thủ tướng Lithuania (4 nghìn).
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen nhận lương 27 nghìn 903 euro/tháng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49744715

EU khuyến cáo Anh

đang hướng tới một Brexit không thỏa thuận

Theo tin từ STRASBOURG/BRUSSELS – Vào hôm thứ Tư (18/9), Liên minh châu Âu khuyến cáo rằng Anh Quốc đang hướng tới một cuộc Brexit không có thỏa thuận đầy thiệt hại.
Ý tưởng của Luân Đôn để giải quyết vấn đề gây tranh cãi ở biên giới Ireland vẫn khó có chấp nhận, khi chỉ còn sáu tuần trước khi Anh Quốc chuẩn bị ly khai. Phát biểu trước các nhà lập pháp EU tại Strasbourg, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo với ông vào hôm thứ Hai (16/9), rằng Luân Đôn vẫn muốn có một thỏa thuận, nhưng sẽ ra đi vào ngày 31/10 bất kể việc có đạt được thỏa thuận hay không.
Phần lớn các nhà lập pháp EU bỏ phiếu ủng hộ việc gia hạn ngày ly khai theo kế hoạch của Anh Quốc trong một nghị quyết không ràng buộc. Các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh quyết định tại Brussels vào ngày 17-18/10, chỉ hai tuần trước khi Brexit trở thành hiện thực sau hơn ba năm kể từ ngày người dân Anh Quốc bỏ phiếu ly khai.
Vào hôm thứ Tư (18/9), Ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ JPMorgan tỏ vẻ thất vọng về triển vọng đạt được thỏa thuận của ông Johnson, sau khi các vòng đàm phán gần đây giữa hai bên cho thấy những cách biệt đáng kể.
Các nguồn tin của Anh Quốc và EU cho biết, Anh rất có thể sẽ không đưa ra một đề nghị hoàn chỉnh chi tiết bằng văn bản, về cách họ muốn thay đổi thỏa thuận Brexit hiện tại trước cuối tháng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/eu-khuyen-cao-anh-dang-huong-toi-mot-brexit-khong-thoa-thuan/

Pháp, Ý đạt đồng thuận về tiếp nhận di dân

Thanh Phương
Sau nhiều tháng bất hòa giữa hai nước, hôm qua, 18/09/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Ý Giuseppe Conte thông báo đã đồng ý với nhau về một « cơ chế tự động » phân bổ di dân, mà các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu phải tham gia nếu không sẽ bị xử phạt tài chính.
Trong cuộc họp báo chung, tổng thống Macron và thủ tướng Conte cũng yêu cầu phải có một sự quản lý « hiệu quả hơn » việc gởi trả về nguyên quán những di dân nào không hội đủ điền kiện để được cấp quy chế tị nạn.
Tuy nhiên, hai vị lãnh đạo không đề cập đến một số yêu cầu của nước Ý bổ sung cho « cơ chế tự động » nói trên, như phân bổ không chỉ người tị nạn, mà cả di dân kinh tế, và việc luân phiên sử dụng các hải cảng đón nhận thuyền nhân, bao gồm cả các cảng của Pháp.
Sau một thời gian dài đóng cửa với các tổ chức phi chính phủ, các cảng của Ý đã được mở lại trong những ngày qua, để các thuyền nhân có thể lên bờ.
Bộ trưởng Nội Vụ của nhiều nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có bộ trưởng Pháp, Đức và Ý, sẽ họp tại Malta vào thứ Hai tuần tới để bàn về hồ sơ này.
Chuyến đi Ý của tổng thống Macron là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo châu Âu kể từ một liên minh mới lên cầm quyền tại nước này. Ông Macron đến đây nhằm tái lập quan hệ tốt đẹp giữa Paris và Roma sau một năm gặp căng thẳng với chính phủ cũ đặc biệt là trên vấn đề di dân.
http://vi.rfi.fr/phap/20190919-phap-y-dat-dong-thuan-ve-tiep-nhan-di-dan

Quan hệ Nga-TQ bước sang kỷ nguyên mới

Ngày 18/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Điện Kremlin nhân chuyến thăm từ ngày 16 – 18/9.
Ngày 18/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Điện Kremlin nhân chuyến thăm của ông tới Nga trong các ngày 16-18/9. Nhà lãnh đạo Nga bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm của Thủ Tướng Trung quốc sẽ tạo đột phá cho sự phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Phát biểu tại cuộc gặp với Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Nga và Trung Quốc thực sự là các đối tác chiến lược trong nghĩa đầy đủ của từ này, đang thực hiện hợp tác đối tác toàn diện. Điều này đang là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.
Nhà lãnh đạo Nga cũng ghi nhận những đóng góp to lớn trong những năm gần đây của cả Thủ Tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho sự phát triển quan hệ Nga-Trung. Đồng thời cho biết, phía Nga cũng hết sức nỗ lực nhằm phát triển mối quan hệ Nga-Trung theo tất cả các hướng.
Tổng thống Putin cho biết: “Chúng tôi đánh giá rất cao điều này. Tôi chắc chắn rằng, các vị cũng thấy những nỗ lực của chúng tôi, từ phía Liên bang Nga nhằm phát triển mối quan hệ Nga-Trung theo tất cả các hướng. Điều duy nhất tôi muốn nói là sự sự phối hợp của chúng ta, tất nhiên, là yếu tố quan trọng nhất trong các vấn đề thế giới và có ảnh hưởng ngày càng quan trọng đến sự phát triển nền kinh tế của chúng ta, giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước hai quốc gia với mục tiêu nâng cao mức sống cho người dân”.
Về phần mình, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thông báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc gặp thường kỳ lần thứ 24 của ông với Thủ Tướng Nga Dmitri Medvedev diễn ra tại thành phố Saint Peterburg trong ngày 17/9.
Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc lưu ý, trong bối cảnh bất ổn về chính trị, kinh tế quốc tế, Trung Quốc và Nga tăng cường hợp tác không chỉ thúc đẩy sự phát triển của hai nước mà cho cả sự phát triển của khu vực và thế giới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm giữa Thủ Tướng Nga và Trung Quốc là mục tiêu tăng khối lượng thương mại song phương lên 200 tỷ đôla vào năm 2024, khoảng 20 văn bản về hợp tác đã được ký kết và thông qua một “lộ trình” kích thích giao dịch thương mại hàng hóa và dịch vụ cho đến năm 2024.
Các công ty lớn đã ký các tài liệu về các dự án quy mô lớn trong ngành hóa dầu, sản xuất vật liệu tổng hợp thế hệ mới và thành lập một doanh nghiệp dược phẩm chung, ký hai thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ.
Bên cạnh đó, Trung quốc có cơ hội hợp tác lớn với Nga trong lĩnh vực nông nghiệp, giảm phụ thuộc vào Mỹ. Nga có thể trở thành đối tác hấp dẫn, kể cả về yếu tố giá trong việc cung cấp cho Trung Quốc những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30484-quan-he-nga-tq-buoc-sang-ky-nguyen-moi.html

Mạng lưới phòng thủ dầy đặc của Nga

thách thức phương Tây

Thanh Hà
Việc Matxcơva triển khai hệ thống phòng không tại Bắc Cực là động thái gần đây nhất cho thấy Nga đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở khắp mọi nơi. Điện Kremlin ngày càng mở rộng các vùng “Chống Tiếp Cận và Chống Xâm Nhập – Anti Access/Area Denial” ở hải ngoại. Đây là một mối thách thức đối với phương Tây.
Đầu tuần bộQuốc Phòng Nga thông báo đã triển khai tên lửa S-400 tại quần đảo Novaya Zemlya, tăng cường khả năng phòng thủ cho căn cứ không quân tại Bắc Cực. Đây là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và đang trở thành một tuyến hàng hải quan trọng nhờ hiện tượng trái đất bị hâm nóng làm tan băng. Cũng chính vì thế mà ông khổng lồ châu Á,Trung Quốc, đã đang tăng tốc tranh giành ảnh hưởng ở Bắc Băng Dương.
Trước đây, trong vùng Bắc Cực, Matxcơva đã triển khai tên lửa tầm xa tại Mourmansk, Arkhangelsk ở phía tây bắc, sát với biên giới Phần Lan và Na Uy, cũng như là tại Sakha ở phía đông của nước Nga. Nhưng với việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại quần đảo Novaya Zemlya, bộ Quốc Phòng Nga giải thích : “Hệ thống phòng thủ S-400 sẽ cho phép tăng cường đáng kể khả năng kiểm soát không phận tại Bắc Cực“. Nói cách khách chính quyền Nga “củng cố thêm khu vực Chống Tiếp Cận và Chống Xâm Nhập tại một vùng chiến lược“.
Khái niệm “khu vực Chống Tiếp Cận và Chống Xâm Nhập” đã có từ cuối những năm 1990. Ban đầu, đấy đơn giản là việc một quốc gia lập ra vùng trên biển, trên không, để bảo vệ lãnh thổ cũng như các quyền lợi chiến lược của mình. Nhưng điều khiến giới quân sự của phương Tây lo ngại, là Nga lập ra các khu vực Chống Tiếp Cận và Chống Xâm Nhập ở những vùng hải ngoại. Cụ thể là Matxcơva đã tăng cường khả năng phòng thủ ở vùng biển Baltic, hay khá gần cửa ngõ của Liên Hiệp Châu Âu, rồi trang bị luôn cả S-400 cho chế độ Bachar Al Assad tại Syria. Còn Trung Quốc thì đã có những bước chuẩn bị để lập vùng nhận dạng phong không ở Biển Đông.
Trong cả trường hợp của Nga và Trung Quốc, các trang thiết bị quân sự ngày càng tối tân. Nga đã huy động từ tên lửa địa đối không, địa đối địa, tên lửa chống tàu ngầm … đến phía đông Địa Trung Hải hay eo biển Ormuz … Đô đốc Olivier Lebas, ghi nhận đây thực sự là một “thách thức” đối với quân đội Pháp. Bởi thứ nhất, “ngoài hệ thống tên lửa phòng không S-400 hay một số tên lửa chống tàu ngầm của Nga, của Trung Quốc, một số quốc gia như Iran, và thậm chí là ngay cả những lực lượng không phải là một quốc gia” cũng muốn lập những vùng Chống Tiếp Cận và Chống Xâm Nhập. Nhà quân sự người Pháp này muốn nói tới trường hợp của phe nổi dậy Huthi ở Yemen.
Thách thức thứ nhì đặt ra cho các nước phương Tây, như đô đốc John Richardson của Hải Quân Hoa Kỳ từng ghi nhận năm 2016, là chiến lược quốc phòng đó không chỉ nhằm tự vệ, mà còn theo đuổi mục đích “xâm chiếm” những vùng đất, những vùng biển không thuộc về mình hay ngăn ngừa mọi chiến dịch quân sự nhằm giành lại những vùng bị xâm chiếm đó. Đô đốc Mỹ, John Richardson năm 2016 đã đưa ra thí dụ cụ thể là trường hợp của Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Thách thức thứ ba đặt ra cho phương Tây, theo chuyên gia Corentin Brustlein, giám đốc Viện Quan hệ Quốc Tế Pháp, là không dễ dàng tìm ra được kẽ hở để can thiệp tại những vùng Chống Tiếp Cận và Chống Xâm Nhập của Nga hay Trung Quốc, bởi cả hai cùng là những cường quốc quân sự và cùng có vũ khí nguyên tử. Mọi chiến dịch can thiệp đều dẫn đến nguy cơ xung đột leo thang.
Cuối cùng, vẫn theo giám đốc Viện Quan hệ Quốc Tế Pháp, Corentin Brustlein, các vùng Chống Tiếp Cận và Chống Xâm Nhập đó đang thu hẹp khả năng hành động mà các nước phương Tây, trong khi đó là một lợi thế của khối này, từ thời Chiến Tranh Lạnh. Giờ đây với việc các vùng phòng thủ trở nên
dầy đặc hơn, mọi can thiệp quân sự ngày càng đòi hỏi nhiều phương tiện hơn, tốn kém hơn, bắt buộc các bên phải huy động những loại vũ khí tối tân hơn.
Điểm son duy nhất, là các vùng Anti Access/Area Denial của Nga không phải là những thành trì bất khả xâm phạm. Bằng chứng là tháng 4/2018, chiến dịch Hamilton do Anh, Pháp và Mỹ khởi động đã thành công. Paris, Luân Đôn và Washington đã phá hủy được một số kho vũ khí hóa học của Syria với một vài chiến đấu cơ xuất phát từ Pháp, vài chiếc tàu tuần dương và khoảng một trăm tên lửa. Có điều vào lúc mà tên lửa của Nga hiện diện khắp mọi nơi, rủi ro thiệt hại về nhân mạng càng cao hơn, và điều đó càng đẩy phương Tây vào một cuộc chạy đua tìm kiếm những công nghệ mới để phục vụ các mục tiêu quân sự.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190919-mang-luoi-phong-thu-day-dac-cua-nga-thach-thuc-phuong-tay

Nga : Giới nghệ sĩ phản đối kết án tù một đồng nghiệp

Tú Anh
Tại Nga, phong trào ủng hộ những người biểu tình chống bầu cử gian lận bị chính quyền trấn áp bỏ tù vẫn tiếp diễn. Trong số 6 người bị lãnh án nặng nề có trường hợp diễn viên sân khấu Pavel Oustinov được công luận chú ý đặc biệt. Diễn viên mới ra trường khẳng định anh không có tham gia xuống đường ngày 03/08/2019. Thế nhưng anh bị đánh và bị bắt.
Chuyện hiếm hoi tại nước Nga là cộng đồng nghệ sĩ, đạo diễn không bỏ rơi đồng nghiệp. Thứ Tư 18/09/2019, một cuộc biểu tình ủng hộ diễn ra trước cơ sở tiếp dân của điện Kremlin.
Thông tín viên Daniel Vallot gửi về bài phóng sự :
Tự do cho Pavel Oustinov. Diễn viên kiêm đạo diễn Alexander Molotchnikov giương tấm biểu ngữ này trong cuộc biểu tình bênh vực một trong những đồng nghiệp trẻ. Pavel Oustinov, vừa mới tốt nghiệp trường đào tạo kịch nghệ danh tiếng ở Matxcơva, bị lãnh án ba năm rưỡi tù giam.
Một bản án mà Alexander Molotchnikov xem là hoàn toàn phi lý : Giới phóng viên đã bảo vệ đồng nghiệp của họ là nhà báo Ivan Golounov, chúng tôi là diễn viên, chúng tôi phải bênh vực Pavel. Chúng tôi không thể làm khác được. Cuộc tranh đấu phải lan rộng cho đến khi Pavel Oustinov được tự do.
Sau người này đến người kia, diễn viên, đạo diễn thay nhau bước lên trước trụ sở tiếp dân của điện Kremlin. Tất cả đều phẫn nộ trước bản án oan khiên này.
Một nghệ sĩ tên Vladimir nói : Pavel không tham gia biểu tình. Trên các đoạn băng video phát tán trên internet người ta thấy rõ là Pavel vô can. Thế mà viên thẩm phán từ chối xem xét chi tiết này. Pavel Oustinov lùi lại khi thấy các cảnh sát nhào đến tấn công anh bằng dùi cui. Hành ảnh diễn viên trẻ bị đánh đập gây ra một làn sóng phản đối trên khắp nước Nga.
Bị báo chí đặt câu hỏi về bản án, điện Kremlin từ chối trả lời, viện lẽ vấn đề này thuộc thẩm quyền của toà án, mà quyết định sẽ được công bố trong phiên phúc thẩm.
Hồi tháng 6 vừa qua, sau một đợt biểu tình phản kháng trong nhiều tuần lễ liên tiếp, đích thân bộ trưởng Nội Vụ Nga Vladimir Kolokoltsev loan báo thả phóng viên điều tra Ivan Golounov đang bị quản thúc chờ ngày ra toà. Nhà báo có tiếng tăm này bị cảnh sát nhét ma túy vào nhà để trả thù nhiều vụ quan chức tham ô bị phát hiện. Một số sĩ quan cảnh sát liên can bị cách chức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190919-nga-gioi-nghe-si-tham-gia-phong-trao-phan-doi-an-tu-tran-ap-bieu-tinh

Cuộc bầu cử Israel lâm vào thế bế tắc

Tin từ JERUSALEM, Israel – Theo tin từ Reuters, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không giành được phần đa số, trong một cuộc bầu cử bất phân thắng bại giữa khối cánh hữu của ông và một nhóm trung tả do cựu lãnh đạo quân đội Benny Gantz lãnh đạo.
Kết quả gần như hoàn chỉnh được công bố vào hôm thứ Tư (18/9) là một tổn thất mới đối với nhà lãnh đạo tại chức lâu nhất của Israel, người vốn bị suy yếu do không thể thiết lập một chính quyền sau cuộc bầu cử không có kết quả hồi tháng Tư. Nhưng khi việc xây dựng liên minh một lần nữa trở thành chìa khóa để thành lập chính phủ, việc chính trị gia mưu mẹo được những người ủng hộ ca ngợi là “vua Bibi” có bị truất ngôi sau một thập kỷ nắm quyền hay không có thể chỉ sáng tỏ sau vài ngày hoặc vài tuần tới.
Các chiến dịch do ông Netanyahu và ông Gantz tiến hành chỉ tạo ra những khác biệt nhỏ trong nhiều vấn đề quan trọng.  Việc kỷ nguyên của ông Netanyahu kết thúc sẽ khó có thể mang lại những thay đổi đáng kể trong chính sách về quan hệ với Hoa Kỳ, cuộc đấu tranh chống Iran trong khu vực hoặc cuộc xung đột với Palestine.
Với phương tiện truyền thông Israel cho biết hơn 90 phần trăm số phiếu được tính trong cuộc bầu cử vào hôm Thứ ba, khối do đảng Likud của ông Netanyahu lãnh đạo cầm hòa với một nhóm do đảng Blue and White của ông Gantz đứng đầu. Một khối do đảng Likud lãnh đạo có vẻ sẵn sàng để kiểm soát 55 trong số 120 ghế của quốc hội, với 56 ghế thuộc về một liên minh trung tả. Cả hai trường hợp này đều chưa đạt mức chính phủ đa số, tức 61 nhà lập pháp. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuoc-bau-cu-israel-lam-vao-the-be-tac/

Đài Loan gửi Hong Kong 2000 mặt nạ phòng hơi độc

Cindy SuiBBC News, Đài Bắc
Dần dần nhưng chắc chắn, người dân Hong Kong và Đài Loan thấy số phận mình ràng buộc với nhau. Họ là hai nơi duy nhất ở Trung Quốc đã nếm trải tự do.
Nói nhỏ nhẹ, đeo kính, và sống cách Hong Kong 650km, Alex Ko hoàn toàn tách biệt khỏi các cuộc biểu tình đang càn quét Hong Kong.
Nhưng anh ấy chính là kiểu người khiến Trung Quốc lo ngại.
Trong những tuần gần đây, khi người biểu tình đang chiến đấu với cảnh sát trên đường phố Hong Kong đòi quyền bầu cử phổ thông và quyền tự do, thì Ko, 23 tuổi, không chỉ ngồi xem qua mạng.
Anh đã gây quỹ tại nhà thờ để mua hơn 2.000 mặt nạ phòng hơi độc và mũ bảo hiểm, rồi gửi chúng cho những người biểu tình ở Hong Kong vốn luôn phải đối phó với hơi cay của cảnh sát.
Ra trước QH Mỹ Joshua Wong kêu gọi thông qua luật nhân quyền
Joshua Wong kêu gọi Mỹ ủng hộ biểu tình
Các công ty PR từ chối ‘xây dựng lại hình ảnh’ cho Hong Kong
“Tôi chưa bao giờ đến Hong Kong, nhưng tôi cảm thấy mình không có lý do gì để không quan tâm,” anh nói.
“Là một người theo Thiên Chúa giáo, khi thấy mọi người bị tổn thương và bị tấn công, tôi cảm thấy phải giúp đỡ họ. [Và] Là một người Đài Loan, tôi lo ngại rằng chúng tôi có thể là nạn nhân kế tiếp.”
Trong khi Hong Kong được Anh Quốc trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Đài Loan đã tự trị kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949. Nhưng Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh cần thống nhất với Trung Quốc một ngày nào đó- bằng bạo lực nếu cần.
Sợ rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ kiểm soát Đài Loan, biến nó thành Hong Kong thứ hai, đã khiến chính phủ và nhân dân Đài Loan trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ nhất những người biểu tình ở Hong Kong.
Chính phủ Đài Loan đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Bắc Kinh và Hong Kong phản ứng tích cực với yêu cầu dân chủ của người biểu tình – và thực hiện lời hứa của họ về việc duy trì các quyền tự do và tự trị.
Và người dân Đài Loan – trong khi trước đây chủ yếu quan tâm đến nhạc Cantopop và món dim sum của Hong Kong – nay quay ra ủng hộ phong trào dân chủ.
“Mặc dù Đài Loan tách biệt với Trung Quốc bởi Eo biển Đài Loan, địa vị chính trị của chúng tôi không phải là Khu vực hành chính đặc biệt như Hong Kong,” anh Ko nói.
“Chúng tôi không phải là một phần của Trung Quốc, một ngày nào đó họ có thể xâm lược chúng tôi. Bằng cách gia nhập lực lượng [với Hong Kong], chúng tôi trở nên mạnh hơn. Một ngày nào đó chúng tôi cũng có thể cần sự giúp đỡ của họ.”
Trong khi đó, Bắc Kinh đã cáo buộc Đài Loan, cùng với Hoa Kỳ đã ‘đổ dầu vào lửa’ trong các cuộc biểu tình Hong Kong.
Mặc dù không có bằng chứng nào về việc Đài Loan giúp tổ chức hoặc tài trợ cho các cuộc biểu tình ở cấp nhà nước, nhưng đã có sự liên lạc giữa các nhà hoạt động kể từ Phong trào Dù Vàng của Hong Kong và Phong trào Hoa Hướng Dương của Đài Loan năm 2014. Cả hai đều xuất phát từ nỗi sợ rằng Bắc Kinh đẩy lùi nền dân chủ của họ.
Các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong, như Joshua Wong, đã đến Đài Loan để gặp các nhà hoạt động tại đây. Việc thành lập đảng Demosisto, mà Joshua Wong là Tổng thư ký, được cho là lấy cảm hứng từ Đảng Quyền lực mới của Đài Loan.
Việc người biểu tình tràn vào đập phá trong tòa nhà Quốc hội Hong Kong cũng phản ánh một sự cố tương tự ở Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan. Đảng cầm quyền của Đài Loan và một đảng đối lập gần đây đã lên tiếng ủng hộ việc cấp tị nạn cho những người biểu tình ở Hong Kong.
Sự phối hợp của Hong Kong và Đài Loan có thể có nghĩa là nhân đôi rắc rối cho Bắc Kinh. Nhưng không phải ai cũng nghĩ Đài Loan sẽ là Hong Kong kế tiếp.
“Đài Loan có độc lập và dân chủ, những gì người dân Hong Kong đang đấu tranh, chúng ta đã có rồi- quyền bầu cử phổ quát”, Yen Hsiao-lien, một luật sư đã nghỉ hưu nói.
Telegram giúp người biểu tình Hong Kong ‘trốn’ an ninh TQ
Biểu tình Hong Kong: Twitter và Facebook xóa tài khoản TQ
Bà và những người khác muốn giảm căng thẳng với Bắc Kinh và chung sống hòa bình. Họ lo ngại các cuộc biểu tình ở Hong Kong sẽ giúp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn – chính quyền của bà Văn bị nhiều người cho là làm cho mối quan hệ với Bắc Kinh trở nên tồi tệ hơn – thắng nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc đua chức tổng thống vào tháng Một tới.
Kể từ khi biểu tình ở Hong Kong nổ ra, chỉ số tín nhiệm của bà Thái Anh Văn đã tăng đáng kể. Bà Thái Anh Văn, từ Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền ủng hộ sự độc lập của Đài Loan, đang dẫn trước Han Kuo-yu từ phe đối lập Quốc Dân Đảng.
Những điều này được Bắc Kinh quan sát rất kỹ.
Một phần vì lo ngại Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử, Bắc Kinh sẵn sàng rút dự luật dẫn độ của Hong Kong vào đầu tháng Chín khi phải đối mặt với các cuộc biểu tình quy mô lớn, học giả Andy Chang nói.
100 ngày biểu tình ở Hong Kong trong 100 giây
“Chính phủ Trung Quốc] không muốn cho bà Thái Anh Văn có thêm lợi thế trong cuộc bầu cử sắp tới”, ông nói.
Nhưng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc chỉ có thể nhượng bộ phần nào thôi. Họ đang lo ngại nhiều hơn về mối đe dọa mà họ cho là lớn nhất – bất ổn và nguy cơ đối với quyền lực của họ từ nội tại.
Họ nghĩ rằng các phong trào dân chủ có thể khiến đất nước bất ổn, chiếm đoạt quyền lực của họ – hoặc trở thành công cụ để các đối thủ hất cẳng họ.
“Họ cảm thấy nếu họ hoàn toàn chấp nhận yêu cầu của người biểu tình, họ sẽ “mở cửa xả lũ” và khiến các nơi khác cũng trở nên bất ổn. Rốt cuộc, đứa trẻ nào khóc thì sẽ có kẹo,” ông Chang nói.
“Họ không muốn cho thấy rằng những người áp dụng các biện pháp mạnh để đưa ra yêu cầu của mình sẽ nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh. Điều này hoàn toàn khác với cách các nhà lãnh đạo trong một xã hội dân chủ nghĩ.”
Càng ngày, Bắc Kinh càng có nhiều hành động để ngăn cản người dân Đài Loan ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự do và tự trị của Hong Kong.
Mới đây, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ doanh nhân Đài Loan Lee Meng-chu vì nghi ngờ ông tham gia các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia. Bạn bè của ông Lee nói rằng ông là chủ một công ty thương mại nhỏ bình thường, chỉ đơn giản là đến thăm người biểu tình ở Hong Kong để cổ vũ họ, hai ngày trước khi sang Trung Quốc đại lục.
Nhưng, trong một động thái thách thức, người dân Đài Loan đã giúp chủ nhà sách Hong Kong bị giam giữ trước đó, Lâm Vinh Cơ, bằng cách quyên góp tiền để giúp ông này mở lại cửa hàng sách Causeway Bay ở Đài Bắc.
Cửa hàng sách ở Hong Kong của ông Lâm từng bày bán những cuốn sách nhạy cảm về chính trị và về các nhà lãnh đạo Trung Quốc, và gửi chúng đến đại lục, khiến ông và bốn đồng nghiệp bị giam giữ vào năm 2015. Cửa hàng này sau đó đã bị đóng cửa. Ông Lâm đã trốn sang Đài Loan vào tháng Tư, vì dự luật dẫn độ.
Chỉ trong tuần vừa qua, các nhà tài trợ Đài Loan đã giúp ông Lâm kiếm được hơn 5,4 triệu đô la Đài Loan (174.000 đô la Mỹ) thông qua một chiến dịch gây quỹ – gần gấp đôi mục tiêu ban đầu của ông.
Dần dần nhưng chắc chắn, người dân Hong Kong và Đài Loan thấy số phận mình ràng buộc với nhau.
Họ là hai nơi duy nhất ở Trung Quốc đã nếm trải tự do – và một số người tin rằng bằng cách gia nhập lực lượng của nhau, họ có thể cho giới lãnh đạo và người dân Trung Quốc biết rằng dân chủ đáng để đấu tranh đến mức nào.
Nhưng anh Ko khuyên người biểu tình ở Hong Kong sử dụng các biện pháp phi bạo lực và học hỏi kinh nghiệm của Đài Loan về việc sử dụng các biện pháp ôn hòa để đạt được dân chủ.
“Tôi nghĩ rằng các biện pháp ôn hòa cần thiết cho người biểu tình,” anh nói. “Nó có thể giúp họ suy nghĩ về loại [xã hội] mà họ muốn Hong Kong trở thành – an toàn và hòa bình, hoặc bạo lực.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49750910

Chính quyền Hong Kong mở đối thoại,

đặt ra các điều kiện tham dự

Chính quyền Hong Kong hôm 18/9 đã đặt ra các điều kiện tham gia một cuộc đối thoại mở giữa lãnh đạo Carrie Lam với công chúng vào tuần tới, theo Reuters.
Hãng này đưa tin rằng những người tham dự phải giữ “trật tự” và không mang theo những thứ như loa phóng thanh cầm tay, cờ và ô.
Cuộc đối thoại vào thứ Năm tuần tới sẽ chỉ dành cho khoảng 150 người và họ phải đăng ký trước trên mạng.
XEM THÊM:
Chính quyền Hong Kong sẽ không nhượng bộ thêm đối với người biểu tình
Tuyên bố của chính quyền được Reuters trích lại nói rằng đây là “cuộc đối thoại mở để cho mọi thành phần công chúng thể hiện quan điểm với chính quyền nhằm thấu hiểu sự bất mãn trong xã hội và tìm ra các giải pháp”.
Bà Lam cam kết tổ chức cuộc đối thoại nhằm tìm cách chấm dứt các cuộc biểu tình ở trung tâm tài chính của châu Á.
Theo Reuters, tuyên bố của chính quyền nói rằng “người tham dự không mang các vật dụng mà nhà tổ chức coi là có thể gây gián đoạn sự kiện hoặc gây ra phiền toái hoặc nguy hiểm cho những người khác”.
Một số các vật dụng bị cấm gồm loa phóng thanh cầm tay, ô cũng như các vật dụng phòng thủ.
https://www.voatiengviet.com/a/5090321.html

Phát ngôn viên Cảnh Sảng: Trung Quốc có quyền

chủ quyền và tài phán tại Bãi Tư Chính

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 18/9 nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Ông Cảnh Sảng nói điều này khi trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Bắc Kinh liên quan đến phát biểu mới đây của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng Trung Quốc đã tái vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khi cho tàu khảo sát Hải  Dương 8 vào khu vực gần Bãi Tư Chính. Bà Lê Thị Thu Hằng nói điều này sau khi có tin Trung Quốc tiếp tục đưa đội tàu Hải Dương 8 vào vùng biển của Việt Nam hôm 7/9 sau khi đã rút về Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa hôm 4/9. Đây là lần thứ ba phía Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển kể từ ngày 3/7, khi Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu Hải Dương 8 vào khu vực phía bắc bãi Tư Chính.
Kể từ tháng 5 năm nay, phía Việt Nam đã đơn phương thực hiện việc khoan tìm khí đốt ở vùng nước ở Wan’an Tan (Bãi Tư Chính) của Trung Quốc, điều này đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc. Nó cũng vi phạm thỏa thuận song phương về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, điều 5 của Tuyên bố chung của các bên ở Biển Đông (DOC), và các điều khoản liên quan trong UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc). Việt Nam nên ngay lập tức dừng các hoạt động vi phạm đơn phương để lập lại sự yên tĩnh tại vùng nước liên quan”, ông Cảnh Sảng phát biểu trước các phóng viên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định các hoạt động của Trung Quốc trong vùng nước này là hoàn toàn hợp pháp và không thể tranh cãi. Đồng thời ông đề nghị phía Việt Nam nên tiếp tục giải quyết vấn đề qua đàm phán hữu nghị.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/geng-shuang-china-has-sovereign-right-over-vanguard-bank-09192019073551.html

TQ ráo riết phát triển

lực lượng đổ bộ đường biển để làm gì?

Trong khi Mỹ đã và đang triển khai các tàu đổ bộ tiến công như một tàu sân bay thu nhỏ, Trung Quốc cũng đang ráo riết gia tăng năng lực đổ bộ.
Những hình ảnh gần đây cho thấy hải quân Trung Quốc (PLAN) đang tiến gần đến bước tiếp theo trong quá trình phát triển nhanh chóng lực lượng đổ bộ đường biển, với việc đóng tàu đổ bộ tiến công hạng nặng (LHD) thế hệ mới đầu tiên được đẩy nhanh tiến độ.
Tàu LHD đang là thứ còn thiếu trong đội hình này nở nhanh chóng của PLAN. Tàu dạng này có boong rộng để trực thăng hoạt động, có cửa “há mồm” để đổ bộ các phương tiện chiến đấu như xe tăng, xe bọc thép chở quân hay các loại tàu đệm khí…
Một con tàu như thế, theo phân tích của IISS (Viện quốc tế Nghiên cứu chiến lược), là thứ được mong chờ từ lâu trong quân đội Trung Quốc. Và ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy tàu LHD đầu tiên của PLAN, tàu lớp Type 075, đang được đóng ở Thượng Hải.
Các hình ảnh mới nhất cho thấy con tàu đã được hoàn tất cấu trúc cơ bản và có thể được hạ thủy trong năm nay hoặc năm 2020.
Và có vẻ con tàu Type 075 thứ hai đang được đóng và có nguồn tin nói ít nhất ba tàu loại này đã được lên kế hoạch. Căn cứ vào những hình ảnh hiện có, tàu Type 074 có thể là đối thủ của tàu LHD lớp Wasp trong hải quân Mỹ về kích cỡ, tức là khoảng 40.000 tấn đầy tải.
Ít nhất thì Type 075 cũng tương đương với thiết kế LDH lớn nhất của châu Âu, tàu Juan Carlos I của Tây Ban Nha, lượng choán nước khoảng 27.000 tấn, hoặc tàu Trieste của Ý nặng 32.000 tấn.
Theo IISS, tàu Type-075 giúp Trung Quốc gia tăng khả năng thực hiện tác chiến đổ bộ ở Biển Đông và xa hơn nữa. Năng lực này vốn đã được củng cố bởi 6 tàu đổ bộ (LPD) 18.000 tấn lớp Type 071 đã biên chế trong PLAN, và còn ít nhất hai tàu nữa đang được đóng.
Để tương thích với năng lực đang gia tăng này, lực lượng thủy quân lục chiến của PLAN cũng được mở rộng từ 10.000 lên 28.000, thậm chí 35.000 quân.
Tuy nhiên, IISS nhận định, cũng như vận hành tàu sân bay, việc để các đơn vị của PLAN thuần thục trong vận hành các tàu LHD phức tạp và tận dụng cao nhất năng lực hỗ trợ đường không của chúng là một thách thức. Năng lực này đến mức nào trong tương lai gần, và trong những trường hợp nào, vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Hơn thế nữa, môi trường vận hành các tàu đổ bộ cỡ lớn như LHD hay LPD gần bờ đang ngày càng trở nên nguy hiểm trước sự nở rộ năng lực chống tiếp cận/chống đổ bộ (A2/AD) của nhiều nước.
Chắc chắn thực tế này buộc các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc phải nghĩ đến trong khi họ dự định đưa tàu Type 075 vào biên chế hoạt động.
Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy PLAN đã hoàn toàn hiện đại xét về mặt công nghệ cải tiến và đặc biệt là năng lực đối đầu với A2/AD mà thủy quân lục chiến Mỹ nay đã mang vào thực tế, ví dụ máy bay có động cơ xoay trục kiểu V22 Osprey, hoặc các hệ thống không người lái.
Nhiều quốc gia khác cũng đang đầu tư phát triển năng lực đổ bộ bởi sự đa dụng của nó trong nhiều loại hình tác chiến và nhiệm vụ. Tuy không nước nào (tất nhiên trừ Mỹ) có tham vọng hoạt động như Trung Quốc, nhưng chắc chắn tất cả đều theo dõi chặt chẽ năng lực đổ bộ của Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến đến đâu để có phương án đối phó.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30506-tq-rao-riet-phat-trien-luc-luong-do-bo-duong-bien-de-lam-gi.html

Sau Solomon, TQ đang thuyết phục Haiti

cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan

Chính phủ Trung Quốc chính thức đề nghị Haiti chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để thiết lập quan hệ với Bắc Kinh, đồng thời cam kết Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác về chính trị, kinh tế và thương mại, vệ sinh công cộng và giáo dục với Haiti.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Le Nouvelliste của Haiti, Người đứng đầu văn phòng phát triển thương mại của Trung Quốc tại Haiti Vương Hướng Dương đã đưa ra đề nghị nếu Chính phủ Haiti có thể ủng hộ nguyên tắc “một Trung Quốc”, Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng thiết lập quan hệ với Haiti và tăng cường hợp tác về chính trị, kinh tế và thương mại, vệ sinh công cộng và giáo dục; nhấn mạnh Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là thành viên thường trực của Liên Hợp Quốc,
Trung Quốc đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề quốc tế, ngoài việc hỗ trợ Haiti, Trung Quốc cũng có thể cung cấp các khoản vay không lãi suất và các khoản vay ưu đãi cho nước này; khẳng định Trung Quốc sẽ hoàn toàn tôn trọng quốc gia tiếp nhận và đầu tư trực tiếp theo nhu cầu trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng tại Haiti.
Giới chuyên gia nhận định hành động này của Trung Quốc là tìm cách ngăn chặn, cô lập Đài Loan trên trường quốc tế. Fan Hesheng (Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ Latinh tại Đại học An Huy) nhận định, Haiti là quốc gia nghèo nhất ở Tây bán cầu và mặc dù có một số mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, sự phát triển sẽ bị hạn chế nếu không có mối quan hệ ngoại giao đầy đủ. Trong khi đó, một học giả của Viện Nghiên cứu Đài Loan thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết Haiti có thể sẽ bỏ rơi Đài Loan sớm. Xu Yicong (cựu đặc phái viên của Trung Quốc tại Ecuador, Cuba và Argentina) nhận định Mỹ là trở ngại lớn nhất đối với Bắc Kinh trong việc thuyết phục các đồng minh ngoại giao Đài Loan. Đối với các đồng minh của Đài Loan mà chưa thiết lập mối quan hệ với Trung Quốc, áp lực lớn nhất đến từ Mỹ, nước đã áp dụng cách tiếp cận chống Trung Quốc mạnh mẽ hơn dưới thời chính quyền Trump.
Đáng chú ý, Tiến sĩ Trương Trí Trình (Đại học Havard, Mỹ) nhận định, Trung Quốc chèn ép Đài Loan liên tục không chỉ vì không ưa đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn, mà đây là chủ trương nằm trong chiến lược lâu dài của Bắc Kinh. Từ khi đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) do bà Thái Anh Văn lãnh đạo chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và Quốc Hội Đài Loan vào tháng 1/2016, Trung Quốc đã tiến hành một loạt các bước để cô lập đảo quốc khỏi cộng đồng quốc tế. Trong đó có việc dùng tiền bạc chiêu dụ bốn quốc gia có quan hệ ngoại giao lâu dài với Đài Loan là Panama, Sao Tome và Principe, Burkina Faso, Cộng hòa Dominicana để các nước này cắt đứt mối giao tình. Hoặc đẩy Đài Loan ra khỏi ghế quan sát viên tại Diễn đàn Y tế Thế giới.
Năm ngoái, Trung Quốc đã cấm thực hiện các chuyến du lịch tới Palau, coi quần đảo nhiệt đới này là điểm đến bất hợp pháp vì không có quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh. Palau không phải quốc gia duy nhất mà Trung Quốc sử dụng du lịch như một công cụ ngoại giao. Trung Quốc cũng từng cấm du khách tới Hàn Quốc sau khi Seoul đồng ý để Mỹ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ Hàn Quốc mà Trung Quốc cho là đe dọa tới an ninh của nước này. Trước khi lệnh cấm được ban hành, khách Trung Quốc chiếm khoảng một nửa trong lượng khách du lịch tới Palau. Theo các dữ liệu chính thức, trong số 122.000 khách du lịch tới Palau năm 2017, có 55.000 người từ Trung Quốc và 9.000 người từ Đài Loan. Ngoài ra, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đổ xô tới Palau xây khách sạn, mở doanh nghiệp và mua các khu đất vàng ven biển. Sau khi lệnh cấm được áp đặt, lượng khách du lịch tới Palau giảm mạnh. Hãng hàng không Palau Pacific Airways hồi tháng 7/2018 thông báo dừng các chuyến bay tới Trung Quốc. Theo Palau Pacific Airways, Chính phủ Trung Quốc “đang nỗ lực ngăn cản thậm chí chặn hẳn khách du lịch tới Palau”. Từ khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm, hãng hàng không này đã bị sụt giảm 50% số lượng khách đặt vé. Khi được hỏi liệu việc coi Palau như một điểm đến bất hợp pháp có phải là cách để Trung Quốc gây sức ép buộc Palau phải rời xa Đài Loan hay không, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các quốc gia khác phải được thực hiện theo khuôn khổ của nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Đây là nguyên tắc cốt lõi của chính phủ Trung Quốc, trong đó coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, “nguyên tắc Một Trung Quốc là điều kiện tiên quyết và là nền tảng chính trị để Trung Quốc duy trì cũng như phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới”. Trong khi đó, Cơ quan Ngoại giao của Đài Loan cho biết trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã lôi kéo thành công 4 quốc gia để họ chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc bằng cách đưa ra những khoản viện trợ và đầu tư hào phóng.
Trước Haiti, Solomon được cho là quần đảo bị Trung Quốc sử dụng con bài kinh tế, viện trợ để lôi kéo nhằm chấm dứt quan hệ với Đài Loan. Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare (1/5/2019) tiết lộ rằng, quốc đảo này đang xem xét về việc có nên chấm dứt quan hệ với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
http://biendong.net/bien-dong/30498-sau-solomon-tq-dang-thuyet-phuc-haiti-cat-dut-quan-he-ngoai-giao-voi-dai-loan.html

‘Thủ phạm’ vây hãm tham vọng của TQ

Nếu nhân khẩu học là định mệnh thì Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong nhiều thập niên mà chưa có giải pháp dài hạn nào dễ dàng trước mắt.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã chạm phải một rào cản: nhân khẩu học. Và bất chấp những nỗ lực có vẻ như tuyệt vọng để đảo chiều tác động của chính sách một con, giới chuyên gia cảnh báo có thể đã quá muộn để ngặn chặn những tổn thương lâu dài, theo tạp chí National Interest.
National Interest cho biết, các nhà nghiên cứu của Chính phủ Trung Quốc đã dự đoán nền dân số lớn nhất thế giới này sẽ đạt đỉnh 1,4 tỷ người vào năm 2029. Tuy nhiên, sau đó dân số Trung Quốc sẽ trải qua một sự suy giảm “không thể ngăn chặn được” mà có thể giảm xuống còn 1,36 tỷ người vào năm 2050, thu nhỏ lực lượng lao động xuống khoảng 200 triệu người.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cảnh báo, nếu tỷ lệ sinh vẫn không thay đổi, dân số Trung Quốc thậm chí chỉ còn 1,17 tỷ người vào năm 2065. Báo cáo của Viện chỉ ra: “Về lý thuyết, sự suy giảm dân số dài hạn, đặc biệt là khi nó đi kèm với dân số già hóa liên tục, chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả rất bất lợi về kinh tế và xã hội”.
Nhằm hạn chế tăng trưởng dân số, chính sách một con của Trung Quốc bao gồm các khoản phạt nặng, buộc phải phá thai và triệt sản đã được áp dụng trong thời gian dài và rất thành công, khiến tỷ lệ sinh trên mỗi gia đình từ 2,9 trẻ em năm 1979 xuống còn 1,6 vào năm 1995.
Trong năm 2016, giới hạn này được nâng lên 2 con, nhưng tỷ lệ sinh vẫn giảm nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Năm ngoái, số ca sinh giảm xuống 15,2 triệu, và ở một số tỉnh thành giảm tới 35%. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc hiện tại chính thức giảm còn 1,6 con/phụ nữ, thấp hơn “tỷ lệ thay thế ” được trù tính là 2,1 con.
Một di sản khác của chính sách một con là thiếu phụ nữ. Do quan niệm trọng nam khinh nữ và phá thai chọn lọc, Trung Quốc hiện có số đàn ông vượt 34 triệu người so với số phụ nữ. Đến năm 2020, có thể có tới 24 triệu đàn ông trong độ tuổi kết hôn không cưới được vợ. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn, khi phụ nữ ở độ tuổi 22 đến 31 dự kiến giảm 40% từ năm 2015 đến 2025.
Gần đây, các khu vực phát triển hơn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã chứng kiến số ca sinh ít hơn so với các khu vực phía tây như tỉnh Thanh Hải, một yếu tố liên quan đến di cư. Tuy nhiên, các khu vực khác vùng đông bắc đã nếm trải sự suy giảm vì các yếu tố kinh tế. Tuy nhiên, một số ý kiến chỉ ra quan niệm hôn nhân và làm cha mẹ truyền thống đang thay đổi. Số lượng đăng ký kết hôn giảm dần theo năm kể từ 2013. Trong khi đó, li dị cũng gia tăng.
“Quan niệm của giới trẻ về gia đình và sinh con giờ đã khác, và những giá trị truyền thống như duy trì dòng dõi bằng cách sinh con… cũng suy yếu dần”, Yuan Xin thuộc Đại học Nankai trao đổi với nhật báo China Daily.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác, chẳng hạn chi phí nuôi con ngày càng cao, trong đó có giá nhà cao hơn, cạnh tranh giáo dục và thiếu các cơ sở chăm sóc trẻ ban ngày…
Bước ngoặt
Yi Fuxian, một chuyên gia kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng dân số Trung Quốc đã bắt đầu thu hẹp, lần đầu tiên vào năm 2018 kể từ sau nạn đói những năm 1960.
“Có thể thấy rằng năm 2018 là một bước ngoặt lịch sử trong dân số Trung Quốc”, ông Fuxian nói với báo New York Times. “Dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm và đang già đi nhanh chóng. Sức sống về kinh tế của nước này sẽ tiếp tục suy yếu”.
Và, lực lượng lao động giảm bớt là một trong những hệ lụy đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Dân số ở độ tuổi lao động, 15-64 tuổi, giảm liên tiếp trong 4 năm khi đạt đỉnh năm 2013. Kết quả là, tỷ lệ phụ thuộc của Trung Quốc (phần dân số không làm việc, bao gồm trẻ em và người già) đã tăng lần đầu tiên sau hơn 30 năm vào năm 2011, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Chính phủ Trung Quốc dự báo dân số cao tuổi của nước này có thể đạt tới 400 triệu người vào cuối năm 2035, tăng từ 240 triệu người năm ngoái. Điều này đã tác động tới ngân sách của chính phủ. Các khoản thanh toán lương hưu đã lên tới 640 tỷ Nhân dân tệ (90 tỷ USD) năm 2016, tăng 140% so với 5 năm trước đó. Các nhà phân tích cho rằng con số có thể tăng đáng kể, lên tới 60 nghìn tỷ Nhân dân tệ hàng năm vào năm 2050, chiếm hơn 20% tổng chi tiêu của chính phủ.
Điều này là bất kể hệ thống an sinh xã hội, lương hưu và chăm sóc y tế của Trung Quốc bị hạn chế tương đối, với ước tính 900 triệu người đang sống dựa vào mạng lưới an sinh xã hội ít ỏi.
Những dự báo kể trên đã tiếp sức cho các tuyên bố rằng nền kinh tế lớn nhất châu Á là hiện “đã già đi” trước khi trở nên giàu có.
“Ở các nước tiên tiến, số người trên 60 tuổi tăng gấp đôi lên khoảng 24% dân số từ năm 1950 đến 2015. Khi đó, thu nhập bình quân đầu người là khoảng 41.000USD”, cây bình luận Shuli Ren của mục Bloomberg Opinion viết. “Còn ở Trung Quốc, tiến trình này sẽ mất thêm 12 năm nữa, đến 2030.
Nhưng thu nhập bình quân đầu người năm 2025 vẫn chỉ bằng 1/3 mức mà các nền kinh tế tiên tiến đạt được năm 2015″.
Nới lỏng các giới hạn
Nhận thức được cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã chuyển sang nới lỏng thêm nữa các giới hạn trong chính sách kế hoạch hóa gia đình. Hình phạt đang được gỡ bỏ ở cấp địa phương cho việc sinh quá số con cho phép, kèm theo gợi ý rằng quy định về số con có thể sẽ bị hủy hoàn toàn.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hiện đang làm việc với các ban ngành khác để “nghiên cứu và cải thiện các chính sách liên quan đến thuế, việc làm, an sinh xã hội và nhà ở để hỗ trợ thực hiện chính sách sinh con thứ 2 “, theo China Daily.
Một trong số các biện pháp như vậy là đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu từ 55 lên 60 đối với nữ và từ 60 đến 65 đối với nam. Các chính quyền địa phương cũng đáp ứng nhiều khoản trợ cấp, kéo dài thời gian nghỉ thai sản và kết hợp các sáng kiến khác như chiến dịch vận động “1.001 lý do nên sinh con”.
Tuy nhiên, như đã thấy ở thế giới phát triển, việc đảo ngược tỷ lệ sinh giảm là vô cùng khó khăn, ngay cả với các chính sách cực kỳ thân thiện với gia đình.
Một nghiên cứu của nhà kinh tế Lyman Stone cho thấy, kể cả các chính sách kiểu Bắc Âu cung cấp sự hỗ trợ rộng rãi cho các gia đình cũng có rất ít tác động đến xu hướng sinh con dài hạn. Suy thoái kinh tế đã chứng kiến Trung Quốc trượt từ tăng trưởng GDP hai con số xuống một con số, trong khi nợ tăng cao, lên tới khoảng 254% GDP vào cuối năm 2018.
Tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài, như Nhật Bản đã làm, hoặc nâng cao năng suất lao động được xem là hai cách bù đắp cho lực lượng lao động thu hẹp. Tuy nhiên, hai thành viên của Harvard Business Review là J. Stewart Black và Allen J. Morrison chỉ ra ở Trung Quốc có nhiều rào cản, trong đó có giảm tăng trưởng năng suất và thiếu cởi mở với người nước ngoài, kể cả ở các tập đoàn lớn.
Từ lợi thế nhân khẩu học do dân số trong độ tuổi lao động tăng cao, mô hình kinh tế dựa trên khai thác lao động giá rẻ giờ đây đang nhanh chóng hụt hơi.
Các nhà phân tích tại JPMorgan cho rằng tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm dần tới mốc 5,5% so với mức 6,5% hiện tại từ năm 2021 đến năm 2025, và giảm xuống còn 4,5% vào năm 2030, khiến nước này khó vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lâu hơn dự đoán”, nhóm phân tích nhận định.
Sự thu hẹp về nhân khẩu học của Trung Quốc sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP cũng như năng lực rót vốn cho các tham vọng của nước này ở hải ngoại, chẳng hạn Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nó cũng dẫn đến bất bình đẳng gia tăng.
Trong khi đó, lực lượng lao động kết hợp của Ấn Độ, Indonesia và Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng đến ít nhất năm 2060. Tỷ lệ sinh cao và nhập cư mạnh sự kiến đưa dân số Mỹ tăng từ 324 triệu năm 2017 lên 390 triệu người năm 2050, còn dân số Ấn Độ có thể sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2027.
Nếu nhân khẩu học là định mệnh thì Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong nhiều thập niên mà chưa có giải pháp dài hạn nào dễ dàng trước mắt.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30463-thu-pham-vay-ham-tham-vong-cua-tq.html

Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa,

Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
VietNamNet giới thiệu một số nội dung trong cuốn “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của PGS.TS Trương Minh Dục:
Theo lịch sử Trung Quốc, năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng tiến hành chinh phục phương nam và 214 TCN xâm lược Văn Lang – Âu Lạc (Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang – Âu Lạc kéo dài từ năm 214-208 TCN giành thắng lợi vẻ vang.
Cuộc chiến đấu này chỉ diễn ra ở phía Bắc lưu vực sông Hồng của lãnh thổ Văn Lang – Âu Lạc. Vì vậy, quân Tần chưa thể đặt chân đến vùng Nam sông Hồng, nên không thể vượt biển để đến Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển khơi.
Khi nhà Hán thay nhà Tần và tiến hành mở rộng đất về phương Nam, dù chiếm được ba nước Việt (Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt), nhưng Tây Hán không có một chút thế lực gì trên biển ở khu vực dưới vĩ độ 20 độ Bắc.
Hoàng Sa thuộc về Giao Châu
Giao Châu dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 SCN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: “Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châm, thuyền lớn đi ngoài cõi, dưới thuyền gắn lá sắt sẽ bị nhổ ra”.
Đến thời Tam Quốc (năm 220-265), Vạn Chấn viết cuốn Nam Châu dị vật chí mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông. Đây là cuốn sách ghi chép lại những điều lạ ở nước ngoài, không phải điều lạ ở Trung Quốc.
Thời kỳ 785-805 thời nhà Đường, Giã Đam làm sách Tứ di lộ trình ghi đường biển từ Quảng Châu đến Một Lai (Malabar) không thấy đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng dưới đời Đường có sách Đường thư nghệ văn chí đề cập tới cuốn Giao Châu dị vật chí của Dương Phù chép những chuyện kỳ dị, những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được.
Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam).
Đời Nam Tống, cuốn Lĩnh ngoại đại đáp của Châu Khứ Phi xác nhận: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tạo lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư phiên đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam.
Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác, Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam
Đến thế kỷ 12, sử gia Triệu Nhữ Quát đời Tống trong cuốn Chư phiên chí xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quân Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).
Sách này cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Quốc không nên đến gần. Nhan đề sách là Chư phiên chí, nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
Trong Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561, phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Triều nhà Minh, trong cuốn Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi, Biển Đông được gọi là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hòa hạ Tây Dương, Trịnh Hòa hàng hải đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương.
Đời nhà Thanh, trong cuốn Hải ngoại ký sự viết năm 1696, Thích Đại Sán – một nhà sư thời Khang Hy đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn năm Ất Hợi (1695) mô tả vị trí Vạn Lý Trường Sa là “cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hàng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tấp vào bờ”.
Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Một trang trong cuốn Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán thuật lại chuyến du hành tới Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt
Đây là sự ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông, nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bởi lẽ, Hải ngoại ký sự là do người Trung Quốc viết về những điều được biết đến ở nước ngoài, chứ không phải viết về Trung Quốc.
Đến thế kỷ 19, trong bộ Hải quốc đồ ký, cuốn Hải lục của Vương Bỉnh Nam chép: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam.
Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa nêu lý do: “Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”.
Như vậy, qua các tài liệu lịch sử cổ của Trung Quốc, rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hòa bình và liên tục, không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào kể cả Trung Quốc.
Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ do Hàn lâm viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài Nghiên cứu về lịch sử và địa lý nhận định: “Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30462-thu-tich-co-trung-hoa-thua-nhan-hoang-sa-truong-sa-thuoc-chu-quyen-viet-nam.html

Quân đội TQ cải tổ toàn diện,

xây mộng siêu cường thế giới

Những chỉ trích về hiệu quả chiến đấu khiến quân đội Trung Quốc thực hiện chương trình cải cách sâu rộng, nhằm giành quyền lãnh đạo khu vực và thế giới.
Kể từ năm 2016 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ lực lượng vũ trang . Theo kế hoạch đề ra, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải được tối ưu hóa cơ cấu tổ chức theo yêu cầu của tình hình khu vực. Trong mấy năm, nhiệm vụ cải tổ cơ bản đã hoàn thành, PLA hiện tinh gọn về số lượng, hiệu quả chiến đấu tăng lên.
Bối cảnh cải tổ quân đội Trung Quốc
Nhu cầu chuyển đổi PLA đã được thảo luận và đánh giá trong vài năm trước. Tháng 1/2016, lãnh đạo Trung Quốc ra quyết định bắt đầu thực hiện quá trình cải cách này. Theo kế hoạch, đến năm 2020, công việc cải tổ phải được hoàn thành.
Lý do chính của cải cách xuất phát từ những chỉ trích kéo dài về cấu trúc của PLA. Theo đó, bộ máy vận hành của quân đội Trung Quốc vẫn theo cấu trúc của những thập niên trước, không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quốc phòng hiện đại. Ngoài ra, các hiện tượng tham nhũng và tiêu cực khác diễn ra trong quân đội, đòi hỏi PLA phải được cải cách triệt để.
Công việc chuẩn bị cho cải cách quân đội Trung Quốc diễn ra vài năm. Trong thời gian này, hơn 850 diễn đàn và hội nghị đã được tổ chức, bàn luận về cấu trúc tương lai của PLA. Một cuộc khảo sát về nhân sự được thực hiện ở 700 đơn vị quân sự, đồng thời ý kiến của hơn 900 chỉ huy các cấp đã được thu thập.
Bắc Kinh đã phân tích, tổng hợp và áp dụng kinh nghiệm thực tế ở nhiều nước. Đặc biệt, giới lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc đã nghiên cứu kĩ lưỡng những thay đổi mới mất của Các lược lượng vũ trang Nga và quân đội Hoa Kỳ. Từ đó, Bắc Kinh có thể xác định hướng phát triển của PLA và đưa ra một chương trình cải cách rõ ràng.
Mục tiêu đầu tiên của cải tổ là thay đổi cơ cấu tổ chức của PLA, nhằm loại bỏ nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu, đồng thời thúc đẩy quá trình thực thi nhiệm vụ, xử lí công việc nhanh gọn.
PLA cũng được lên kế hoạch tinh giảm lực lượng ở mức thấp nhất, tăng cường khả năng hiệu quả chiến đấu và duy trì lực lượng dự bị cần thiết. song song với quá trình đó, PLA cần được tái thiết vũ khí, khí tài hiện đại.
Cải cách cấu trúc Bộ Quốc phòng PLA
Tháng 1/2016, một quân lệnh được ban ra, nhằm mục đích tái cấu trúc bộ máy lãnh đạo cao nhất của PLA. Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần, Tổng cục vũ khí chuyển đổi thành 15 tổ chức mới với quy mô nhỏ hơn, trong đó có một số cơ quan quân đội lần đầu xuất hiện.
Một số cải tổ được tiến hành trong cấu trúc của Quân ủy Trung ương. Theo đó Ủy ban khoa học và công nghệ và Văn phòng hoạch định chiến lược thực hiện nhiệm vụ cải cách và hợp tác quân sự quốc tế. Các nhiệm vụ giám sát hành chính, tiến độ công việc được giao cho Văn phòng kiểm toán trực thuộc Quân ủy Trung ương.
Năm 2017, công việc tái cấu trúc các đơn vị hành chính quân sự được thực hiện. Quân đội Trung Quốc, trước đó được chia thành 7 quân khu, nay được sát nhập, chia thành 5 quân khu theo vị trí địa lý. Đó là Quân khu miền Tây, miền Đông, miền Bắc, miền Nam và Quân khu Trung tâm.
Thay đổi ở các đơn vị quân đội
Năm 2017, lực lượng mặt đất của PLA bao gồm 20 quân đoàn, mỗi quân khu có từ 3-5 cánh quân. Sau cải tổ, số lượng quân đoàn giảm xuống còn 13 quân đoàn. Ban chỉ huy tác chiến của các đơn vị PLA cũng được tái cơ cấu lại.
Quân khu Thẩm Dương trước đây có các sư đoàn số 16, 26, 39 và 40, bao gồm các lực lượng bộ binh, xe tăng và đội hình khác. Sau cải tổ, Quân khu Thẩm Dương hợp thành Bộ Tư lệnh Liên hợp miền Bắc, quản lý các sư đoàn 78,79 và 80. Các đơn vị này được cơ cấu bằng cách chuyển đổi và trang bị lại từ 4 sư đoàn trên.
Một quân đoàn PLA gồm có 6 lữ đoàn hỗn hợp, bao gồm bộ binh, xe tăng và các đơn vị mặt đất khác. Ngoài ra, PLA có 6 lữ đoàn hậu cần, các lữ đoàn pháo binh, phòng không, không quân và nhiều lực lượng khác. Bộ chỉ huy Quân khu miền Bắc trực tiếp kiểm soát 11 lữ đoàn biên giới và 4 lữ đoàn phòng thủ bờ biển.
Trang bị vũ khí, khí tài cho các lữ đoàn hỗn hợp là đặc điểm nổi bật của PLA. Trong mỗi lữ đoàn hỗn hợp có 2 tiểu đoàn xe tăng, mỗi đơn vị trang bị 40 xe; có hai tiểu đoàn bộ binh cơ giới, với 31 xe bọc thép ở mỗi đơn vị. Ngoài ra, mỗi lữ đoàn còn có một tiểu đoàn pháo binh (trang bị 36 khẩu pháo), một tiểu đoàn tên lửa phòng không (trang bị 18 hệ thống tên lửa).
Thay đổi của Lực lượng hạt nhân chiến lược
Trong bối cảnh cái cách chung của quân đội, Lực lượng hạt nhân chiến lược của PLA cũng có vài sự thay đổi. Đến cuối năm 2015, “Lực lượng pháo binh số 2” chịu trách nhiệm vận hành các hệ thống tên lửa mặt đất. Vào tháng 1/2016, tên gọi của lực lượng này được đổi thành “Lực lượng tên lửa Quân đội giải phóng nhân dân”.
Theo dữ liệu nước ngoài, việc tổ chức lại Lực lượng pháo binh số 2 thành Lực lượng tên lửa không gây ra bất cứ sự thay đổi lớn nào trong cơ cấu tổ chức. Lực lượng hạt nhân chiến lược này tăng lên về số lượng và có khả năng vượt xa một quân đoàn.
Lực lượng an ninh chiến lược
Kể từ năm 2016, một đơn vị mới đã xuất hiện trong cấu trúc PLA, đó là Lực lượng an ninh chiến lược. Lực lượng này chịu trách nhiệm thực hiện và ứng dụng công nghệ vô tuyến điện tử và công nghệ vũ trụ tiên tiến nhất.
Sử dụng vệ tinh quân sự và các thiết bị điện tử. Lực lượng an ninh chiến lược này tiến hành trinh sát, thực hiện các hoạt động tác chiến trong không gian mạng và chống lại vũ khí điện tử của kẻ thù.
Lực lượng an ninh chiến lược sẽ quản lý hệ thống không gian vũ trụ và điều hành hệ thống mạng. Trong đó, bộ phận thứ nhất chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động cho vệ tinh quân sự và các thiết bị khác cả trên quỹ đạo và dưới mặt đất. Bộ phận thứ hai tham gia vào lĩnh vực chiến tranh mạng và tác chiến điện tử nói chung.
Vì những nhiệm vụ đặc biệt đó, Lực lượng an ninh chiến lược của PLA gây sự chú ý đối với tình báo nước ngoài. Tuy vậy, hoạt động của lực lượng này vẫn còn nhiều bí ẩn.
Kết quả của quá trình cải tổ PLA
Đầu năm 2019, Bộ chỉ huy PLA công bố các dữ liệu về kết quả chuyển đổi lực lượng mặt đất và toàn bộ lực lượng vũ trang. Theo báo cáo, các đơn vị không tham gia chiến đấu của PLA bị cắt giảm một nửa. Số lượng sĩ quan phục vụ của PLA giảm gần 30%.
Cũng theo báo cáo của PLA, lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Trung Quốc, lực lượng mặt đất cắt giảm xuống dưới 50% tổng số quân của lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, con số chính xác đã không được đưa ra. Sau khi tinh giảm lực lượng, hiệu quả chiến đấu của PLA đã tăng lên.
Đánh giá chung về chương trình cải tổ quân đội Trung Quốc là khá tích cực. Trước hết, đó là đã tối ưu hóa các cấu trúc quản lý, phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các đơn vị. Việc cắt giảm số lượng đơn vị và nhân viên quân sự mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Song song với cải cách nhân sự và đơn vị quân sự, PLA được trang bị nhiều loại vũ khí và khí tài mới, với nhiều tính năng cải tiến, nhằm tăng cường hiệu quả chiến đấu.
Một thay đổi quan trọng là thành lập “Lực lượng an ninh chiến lược”, giúp đơn giản hóa việc tiến hành các chiến dịch quân sự và hỗ trợ các lực lượng vũ trang khác nhau trong quá trình tác chiến.
Việc chuyển đổi “Lực lượng pháo binh số 2” thành “Lực lượng tên lửa” không gây ra bất cứ tác động nghiêm trọng nào, bởi vì sự thay đổi chủ yếu gắn liền với việc phát triển kĩ thuật và công nghệ điện tử.
Kế hoạch cải cách quân đội Trung Quốc đã đúc rút những kinh nghiệm thực tế từ nhiều nước, đặc biệt là những thay đổi mới đây của quân đội Nga. Rõ ràng, Các Lực lượng vũ trang Nga chính là nguồn ý tưởng và giải pháp cơ bản cho chương trình hiện đại hóa PLA.
Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc hiện nay đã tinh gọn hơn, hiệu quả hơn. Những thay đổi cơ bản trên nhằm thực hiện chiến lược hiện tại của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn giành vị trí lãnh đạo khu vực, sau đó trở thành siêu cường thế giới với những vũ khí mạnh nhất hiện nay.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30505-quan-doi-tq-cai-to-toan-dien-xay-mong-sieu-cuong-the-gioi.html

Giữa bộn bề thương chiến, TQ bất ngờ

“thay tướng” sang Mỹ: Bắc Kinh đang toan tính gì?

Cuộc tham vấn cấp Thứ trưởng về các vấn đề kinh tế thương mại Trung-Mỹ lần này đã có sự thay đổi với những cuộc đàm phán tương tự trước đó từ phía Bắc Kinh.
Sau khi Trung Quốc nối lại việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp Mỹ như đậu nành, thịt lợn, tạm hoãn áp mức thuế mới đối với 16 sản phẩm nông nghiệp Mỹ, các cuộc đàm phán Trung-Mỹ cũng đạt được tiến bộ mới.
Vào ngày 17/9, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố, theo lời mời của phía Mỹ, ngày 18/9, Phó Chủ nhiệm Văn phòng tài chính trung ương, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Liêu Mân sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc sang Mỹ để tiến hành tham vấn về các vấn đề kinh tế và thương mại Trung-Mỹ nhằm chuẩn bị cho vòng đàm phán kinh tế và thương mại cấp cao song phương lần thứ 13 được tổ chức tại Washington.
Đáng chú ý, cuộc tham vấn cấp Thứ trưởng Trung-Mỹ lần này đã có sự thay đổi với những cuộc đàm phán tương tự trước đó.
Trước đây, các cuộc tham vấn cấp Thứ trưởng sẽ được diễn ra trước khi tiến hành cuộc đối thoại kinh tế và thương mại cấp cao Trung-Mỹ. Đại diện phía Trung Quốc luôn là Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm Phó đại diện đàm phán thương mại quốc tế Vương Thụ Văn. Ví dụ, các cuộc gặp cấp Thứ trưởng song phương vào tháng 8/2018, tháng 1/2019 hay tháng 2/2019 đều do ông Vương Thụ Văn đảm nhiệm.
Tuy nhiên lần này, ông Liêu Mân đã thế chân ông Vương Thụ Văn. Tại sao phái đoàn Trung Quốc sẽ tới Mỹ với sự thay đổi này? Việc “thay tướng” của Trung Quốc nhằm mục đích gì? đang là những thắc mắc của dư luận và truyền thông thế giới.
Giới phân tích cho rằng, sự sắp xếp này của Trung Quốc có liên quan đến trọng điểm của cuộc đàm phán Trung-Mỹ lần này. Phó Thủ tướng kiêm Trưởng đại diện đàm phán thương mại Trung-Mỹ Lưu Hạc ngày 12/9 cho biết, hai bên sẽ gặp nhau vào tuần tới tiến hành trao đổi thực chất về các vấn đề cùng quan tâm như cán cân thương mại, tiếp cận thị trường, bảo vệ cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, hầu hết các phương diện như tiếp cận thị trường, bảo vệ đầu tư nước ngoài và chính sách tiền tệ của Trung Quốc do Bộ Tài chính quản lý.
Được biết, khi thành lập các phòng ban và bổ nhiệm quan chức, chính phủ Trung Quốc luôn tập trung vào chuyên môn hóa và có sự phân công lao động là rõ ràng. Ông Liêu Mân hiện là Phó Chủ nhiệm Văn phòng ủy ban tài chính trung ương, đơn vị chịu trách nhiệm về các quyết định chính sách kinh tế trong nội bộ ĐCSTQ, Thứ trưởng đương nhiệm của Bộ Tài chính Trung Quốc, là một trong những trợ thủ của Phó Thủ tướng Lưu Hạc. Trước năm 2003, ông này từng là Phó Chủ tịch và sau đó là Chủ tịch Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc.
Hồi tháng 5/2018, ông Liêu Mân đã tháp tùng Trưởng đoàn Lưu Hạc sang Mỹ đàm phán và đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo các chính sách và sách lược của Trung Quốc để đối phó với các mối đe dọa thương mại từ Mỹ.
Trong khi đó, ông Vương Thụ Văn – Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc từ lâu đã phụ trách lĩnh vực thương mại kinh tế quốc tế. Ở Trung Quốc, ông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại đối ngoại và kinh tế quốc tế nhưng lại không nắm rõ phạm trù về chính sách tài chính và tiền tệ. Đây rất có thể là một lý do quan trọng khiến Bắc Kinh không cử ông dẫn đầu phái đoàn đàm phán đến Mỹ lần này.
Nhiều ý kiến cho rằng, ông Liêu Mân là người thích hợp cho vị trí Trưởng đoàn đàm phán cấp Thứ trưởng lần này của Trung Quốc khi xét ở phạm trù công việc, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính kinh tế và tham gia nhiều cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ,
Ngoài ra, một số ý kiến dự đoán, sự thay đổi này cho thấy, rất có khả năng Trung Quốc và Mỹ sẽ đạt được sự đồng thuận chung nhất định về các vấn đề thương mại như nông nghiệp và thuế quan.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30466-giua-bon-be-thuong-chien-tq-bat-ngo-thay-thay-tuong-sang-my-bac-kinh-dang-toan-tinh-gi.html

Hi Tech : Hoa Vi trình làng điện thoại mới Mate 30

Tú Anh
Hôm nay, Hoa Vi chọn thành phố Munich của Đức để tung ra thị trường điện thoại Mate 30. Tuy nhiên, sản phẩm mới của tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc, vì bị lệnh trừng phạt chi phối, không có các công cụ truy cập của Google.
Theo AFP, chiếc smartphone cao cấp của Hoa Vi có thể là nạn nhân đầu tiên của tập đoàn viễn thông Trung Quốc trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung. Mate 30 có thể bị tác hại vì không được sử dụng các công cụ dịch vụ thông dụng như Google Map, WhatsApp hay Instagram.
Câu hỏi mà giới thông thạo thời cuộc đặt ra là sản phẩm mới của Hoa Vi sẽ hoạt động ra sao nếu thiếu các linh kiện và dịch vụ của Silicon Valley đang áp đảo thị trường ? Liệu Hoa Vi có thành công trong việc lách né được các biện pháp trừng phạt của Washington ?
Không có Play Store (kho ứng dụng), điện thoại Mate 30 có thể dùng « phiên bản mở » của Android, công cụ tìm kiếm thịnh hành của Google trang bị trên hầu hết điện thoại di động hiện nay. Tuy nhiên, vì không có Play Store, người sử dụng Mate 30 của Hoa Vi không thể truy cập Google Map, WhatsApp hay Instagram.
Theo AFP, nhiều công ty thương mại điện thoại trong đó có Pháp, do dự khi bán Mate 30 vì e rằng vài giờ sau sẽ bị khách hàng quay trở lại than phiền.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190919-hi-tech-hoa-vi-trinh-lang-dien-thoai-moi-mate-30

Bắt tay TQ,

thủ tướng Solomon còn nhiều việc phải làm

Quý tử của Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare bị kéo dậy trong tình trạng say mèm để đi ‘tị nạn’ sau khi quốc đảo này chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, báo chí vùng lãnh thổ này viết.
Theo báo Taiwan News, con trai út của Thủ tướng Sogavare là Brandt Sogavare chỉ mới sang học tiếng Hoa tại một trường đại học phía bắc Đài Loan được 1 tháng.
Nếu đúng như kế hoạch, sau 1 năm học ngôn ngữ, cậu ấm Brandt sẽ theo học trường y tại phía nam Đài Loan.
Nhưng mọi thứ đã đảo lộn sau khi Solomon cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để thiết lập quan hệ ngoại giao chỉ với Trung Quốc.
Hôm 16-9, nội các của ông Sogavare đã phê chuẩn quyết định này. Và câu chuyện của Brandt Sogavare là một trong những chi tiết mô tả diễn biến có phần bất ngờ ấy.
Buổi sáng sau đó, ngôi trường nơi con trai thủ tướng Solomon đang theo học nhận được thông báo khẩn, yêu cầu lập tức đưa cậu Brandt và người phục vụ riêng rời khỏi trường, đến địa điểm bảo đảm an ninh.
Thế nhưng, khi đến ký túc xá, ban quản lý nhà trường đã bất ngờ vì cuộc sống xa hoa của cậu quý tử. Không chỉ gặp khó khăn trong việc dựng Brandt dậy trong cơn say xỉn, phía nhà trường cho biết còn phát hiện anh chàng hút thuốc trong phòng, vi phạm nội quy.
Sau khi bị đánh thức, cậu ấm Brandt được thông báo phải lập tức trở về quê nhà. Brandt cho biết cha mẹ không hề thông báo trước điều này với cậu, cũng như không hề biết về vụ việc cho đến khi xem tin tức truyền hình vào chiều 16-9.
Theo Taiwan News, Brandt cho biết cậu rất thích Đài Loan và không muốn đến Bắc Kinh. Nhiều người cho rằng nếu đã lên kế hoạch cắt đứt ngoại giao với Đài Loan từ trước, thì quyết định của thủ tướng Sogavare đưa con trai của mình tới đây quả là có hơi mạo hiểm.
Theo một nguồn tin cấp cao của Liberty Times, câu chuyện này là ví dụ điển hình cho “sự hai mặt” trong giới chính trị gia Solomon. “Một mặt, họ chấp nhận lời mời gọi của Trung Quốc. Mặt khác, họ lại không trung thực với Đài Loan”, nguồn tin này nói.
Đây chỉ là những thông tin một chiều từ phía Đài Loan đưa ra. Có nhiều lý do để báo chí Đài Loan truyền tải thông tin không hay cho Solomon sau khi đảo quốc này “chia tay” họ để thiết lập quan hệ với Trung Quốc đại lục.
Đài Loan vẫn muốn là một quốc gia độc lập khỏi Trung Quốc, không chấp nhận là một đảo của đại lục.
Lâu nay, Đài Loan được cho đã nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nhiều quốc gia trên thế giới để củng cố vị trí của mình, đặc biệt tại các nước nhỏ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30482-bat-tay-tq-thu-tuong-solomon-con-nhieu-viec-phai-lam.html

Hồng Kông : Trung Quốc tố Mỹ « đổ dầu vào lửa »

Thanh Phương
Hôm nay, 19/09/2019, Trung Quốc lên án Hoa Kỳ « đổ dầu vào lửa » sau khi các lãnh đạo của phong trào biểu tình đòi dân chủ kêu gọi các nghị sĩ Quốc Hội Mỹ gây áp lực đối với lên Bắc Kinh.
Hôm thứ Ba vừa qua, các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, trong đó có sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), nữ danh ca Hà Vận Thi (Denise Ho) đã ra điều trần trước một ủy ban Quốc Hội Mỹ để kêu gọi ủng hộ một dự luật nhằm bảo về các quyền dân sự ở đặc khu hành chính này. Dự luật hiện đang được các nghị sĩ Mỹ xem xét, dự trù chấm dứt quy chế đặc biệt của Hồng Kông trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, nếu bộ Ngoại Giao Mỹ đánh giá là chính quyền đặc khu không tôn trọng nhân quyền và Nhà nước pháp quyền. Văn bản này cũng dự trù trừng phạt những quan chức nào của Hồng Kông tham gia trấn áp « các quyền tự do cơ bản » của người dân đặc khu này.
Các nghị sĩ Hoa Kỳ hiện cũng đang xem xét một dự luật khác cấm bán cho cảnh sát Hồng Kông hơi cay, đạn cao su và các thiết bị khác dùng trong việc đàn áp biểu tình.
Trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng yêu cầu Washington « ngưng yểm trợ các thế lực cực đoan bạo động và những thành phần đòi ly khai ở Hồng Kông », đồng thời « ngưng đổ dầu vào lửa ». Ông Cảnh Sảng còn đòi Hoa Kỳ « ngưng xen vào chuyện nội bộ của Hồng Kông dưới bất kỳ hình thức nào ».
Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn cáo buộc « những thế lực ngoại bang » đứng đằng sau các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190919-hong-kong-trung-quoc-to-my-do-dau-vao-lua

Cháy rừng : Phi trường và trường học đóng cửa

ở Indonesia và Malaysia

Tú Anh
Hàng ngàn trường học và nhiều phi trường ở Indonesia và Malaysia phải đóng cửa trong ngày thứ Năm 19/09/2019. Khói mù và khí độc phát xuất từ các vụ cháy rừng ở hai quần đảo Sumatra và Kalimantan (Borneo) từ nhiều tháng nay bao phủ bầu trời hai nước Đông Nam Á này.
Theo cơ quan dự báo thời tiết của Đông Nam Á, hình ảnh vệ tinh cho thấy số đám cháy đã gia tăng gắp đôi trong ngày thứ Tư tại Kalimantan.
Malaysia quyết định cho học sinh nghỉ học, đóng cửa 2.800 ngôi trường trong đó có 300 trường ở thủ đô Kuala Lumpur. Tổng cộng, 1,7 triệu học sinh Malaysia ở nhà.
Indonesia cũng có quyết định tương tự liên quan đến 1.300 ngôi trường ở Kalimantan và hàng trăm cơ sở giáo dục ở đảo Sumatra.
Nhiều phi trường ở đảo Kalimantan cũng phải ngưng hoạt động vì mây bụi che tầm nhìn.
Theo AFP, ít nhất 328.000 hecta rừng ở Indonesia bị tiêu hủy. Đây là cơn hỏa hoạn, phát xuất từ việc phá rừng lấy đất canh tác, nghiêm trọng nhất tính từ thảm họa 2015.
Tình trạng này tái diễn hàng năm gây căng thẳng trong bang giao giữa Jakarta và Kuala Lumpur. Nguy hiểm hơn nữa là sức khỏe dân chúng trong khu vực bị đe dọa. Cuộc đua xe thể thao tại Singapore dự trù vào Chủ nhật có thể bị hủy bỏ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190919-chay-rung-phi-truong-va-truong-hoc-dong-cua-indonesia-va-malaysia

Thủ Tướng Úc

sắp có chuyến công du dài ngày đến Hoa Kỳ

Tin Canberra, Úc – Vào thứ Năm 19 tháng 9, Thủ Tướng Úc Scott Morrison sẽ bắt đầu chuyến công du Hoa Kỳ dài 8 ngày, và sẽ được Tổng Thống Trump đón tiếp một cách long trọng bằng quốc yến.
Vị nguyên thủ nước ngoài duy nhất từng được ông Trump tiếp đãi bằng quốc yến trước đây là Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron. Trong chuyến công du Hoa Kỳ, Thủ Tướng Morrison sẽ cùng Tổng Thống Trump đến Ohio để thăm một nhà máy tái chế giấy thuộc sở hữu của Úc. Ông Morrison cũng sẽ gặp một số nhân vật cao cấp trong chính quyền, bao gồm Phó Thủ Tướng Mike Pence, Ngoại Trưởng Mike Pompeo, và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper.
Đối với ông Morrison, chuyến công du này được sắp xếp để chứng tỏ rằng Úc luôn quý trọng mối quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ. Bất chấp những thắc mắc về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ với các đồng minh tại Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là dưới thời Tổng Thống Trump, Thủ Tướng Morrison đã tỏ ý rằng ông sẽ giúp duy trì sự liên lạc của Washington với khu vực.
Về phía Hoa Kỳ, Tổng Thống Trump cũng tỏ ra hết sức thân thiện với Thủ Tướng Morrison, và có vẻ rất tán thưởng chiến thắng bất ngờ của ông Morrison trong cuộc bầu cử tại Úc hồi tháng 5. Tương tự như ông Trump vào năm 2016, ông Morrison từng bị nhiều chuyên gia và các nhà phân tích dự đoán là sẽ thua cuộc.
Thủ Tướng Morrison là người ủng hộ mạnh mẽ lập trường của Tổng Thống Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Cộng, và cũng đã hứa sẽ tham gia liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu để tuần tra bảo vệ các tàu hàng tại eo biển Hormuz. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-uc-sap-co-chuyen-cong-du-dai-ngay-den-hoa-ky/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.