Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 09/09/2019

Monday, September 9, 2019 8:18:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 09/09/2019

Hoa Kỳ buộc tội giáo sư TQ dùng công nghệ của Mỹ

làm lợi cho Huawei

Các công tố viên Hoa Kỳ cáo buộc một giáo sư Trung Quốc tội lừa đảo vì sử dụng công nghệ của một công ty ở California để làm lợi cho công ty Huawei, theo Reuters.
Ông Bo Mao đã bị bắt ở Texas ngày 14/8 và sáu ngày sau đó được thả sau khi nộp số tiền thế chân 100.000 đôla và đồng ý ra hầu tòa ở New York, theo hồ sơ của tòa.
Tuy nhiên, vào ngày 28/8, tại Tòa án liên bang ở Brooklyn, ông Mao không nhận tội âm mưu chuyển lậu dữ liệu.
Theo cáo trạng, ông Mao thỏa thuận với một công ty công nghệ không nêu tên ở California để có được bảng vi mạch của công ty này và dùng cho nghiên cứu học thuật.
Cáo trạng cũng cáo buộc một tập đoàn viễn thông không xác định của Trung Quốc, mà các nguồn tin nói đó chính là công ty Huawei, đã cố gắng đánh cắp bảng mạch này và cáo buộc ông Mao đóng một vai trò trong âm mưu trên. Hồ sơ tòa án cũng nói rằng vụ việc này có liên quan đến công ty Huawei.
Ông Mao, một giáo sư của Đại học Hạ Môn ở Trung Quốc, và cũng là giáo sư thỉnh giảng tại đại học Texas vào mùa thu năm ngoái, lần đầu tiên được chú ý như là một phần của vụ án dân sự ở Texas giữa Huawei và công ty khởi nghiệp Thung lũng Silicon CNEX Labs Inc.
Công ty CNEX cho biết ông Mao đã xin một bảng vi mạch của công ty để làm một dự án nghiên cứu. Sau khi có được bảng mạch này, ông Mao đã sử dụng nó cho một nghiên cứu có dính tới công ty Huawei.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-buoc-toi-giao-su-tq-dung-cong-nghe-my-lam-loi-cho-huawei/5075879.html

Không quân Hoa Kỳ

yêu cầu điều tra việc ở tại khu nghỉ dưỡng Trump

Không quân Hoa Kỳ ra lệnh điều tra sau khi có những tiết lộ rằng một số người đã ở tại một trong những khu nghĩ dưỡng của Tổng thống Donald Trump ở Scotland.
Đã có sự gia tăng số lượng chuyến bay quân sự tới sân bay Prestwick ở Scotland, gần khu nghỉ dưỡng, kể từ khi ông lên nhậm chức.
Mueller: Trump ‘không hề được miễn tội’
Hạ viện Mỹ lên án Trump
Mỹ sắp bán hơn 2 tỷ đôla vũ khí cho Đài Loan
Trump đang tìm cách đối phó thâm hụt ngân sách?
Một ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ đang điều tra ông Trump do mâu thuẫn tiềm tàng về lợi ích.
Các chỉ huy của không quân đã “chỉ đạo Bộ Tư lệnh Không quân Vận tải (Air Mobility Command) [AMC, đơn vị giám sát tất cả các chuyến bay của Không quân Hoa Kỳ trên khắp thế giới] điều tra tất cả các chỉ đạo liên quan đến việc lựa chọn sân bay và chỗ ở trong suốt các chuyến bay quốc tế”, theo một tuyên bố được đưa trên trang web Politico.
Không quân Hoa Kỳ cho biết phi hành đoàn của họ đã tuân thủ tất cả các quy tắc, nhưng cho biết “việc ở tại các phòng cao cấp hơn, ngay cả trong mức giá cho phép của chính phủ, có thể được cho phép nhưng không được khuyến khích”.
Họ cũng lý giải việc sử dụng sân bay Prestwick tăng lên trong bốn năm qua vì một số yếu tố chính, bao gồm thời gian hoạt động lâu hơn và tiêu chuẩn hóa các địa điểm định tuyến.
“Từ năm 2015 đến 2019, máy bay của AMC Total Force đã đỗ tại Prestwick tổng cộng 936 lần (659 lần đỗ qua đêm), bao gồm 95 lần trong năm 2015, 145 lần năm 2016, 180 lần năm 2017, 257 lần năm 2018 và 259 lần tính đến tháng 8 năm 2019,” tuyên bố cho biết thêm.
Không quân không cho biết có bao nhiêu nhân viên của họ đã ở tại khu nghỉ dưỡng của tổng thống.
Đảng Dân chủ và giới chỉ trích cho rằng việc ở lại như vậy có thể làm giàu cho tổng thống bằng chi phí của người đóng thuế khi nhân viên của phi hành đoàn hạ cánh tại sân bay rồi ở lại khu nghỉ dưỡng Trump Turnberry gần đó.
Ủy ban Giám sát và Cải tổ Hạ viện cho biết chi tiêu tại sân bay Prestwick đã “tăng đáng kể” từ khi ông Trump lên nắm quyền.
Sân bay nằm trong nợ nần chồng chất cách Glasgow 55km đã tránh được việc bị đóng cửa.
Nó được cho là không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của Trump, vốn cũng đang thua lỗ.
Cáo buộc của ủy ban được nêu chi tiết trong một bức thư gửi cho Lầu Năm Góc – được gửi vào tháng Sáu, nhưng chỉ được tiết lộ trên website Politico hôm thứ Sáu.
Trích dẫn hồ sơ của Cục Hậu cần Quốc phòng (DLA), bức thư cho biết quân đội Mỹ đã thực hiện 629 đơn đặt hàng mua nhiên liệu ở sân bay, tổng trị giá 11 triệu USD, kể từ tháng 10 năm 2017.
Bức thư cũng cáo buộc rằng nhân viên quân đội được cung cấp “phòng giảm giá” và chơi golf miễn phí tại khu nghỉ dưỡng Trump Turnberry.
Ai sở hữu sân bay?
Sân bay Prestwick, nằm ở phía nam Glasgow, cách Trump Turnberry khoảng 30km về phía bắc.
Chính phủ Scotland đã mua sân bay với giá một Bảng Anh vào năm 2013, khi nó đối mặt với nguy cơ đóng cửa.
Hồi tháng Sáu, nó đã được rao bán. Vẫn chưa có người mua nào được công bố.
Trong bối cảnh nợ nần tăng, sân bay đã thông báo cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49638193

TT Trump ‘rất thất vọng’

nếu ông Kim không trở lại bàn đàm phán

Hoa Kỳ hy vọng sẽ tái đàm phán về việc phi hạt nhân hóa với Triều Tiên trong những ngày hoặc các tuần tới, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết hôm 8/9, đồng thời nói rằng Tổng thống Donald Trump “sẽ rất thất vọng nếu Chủ tịch Kim không quay trở lại bàn đàm phán”, theo Reuters.
Các cuộc đàm phán nhằm loại bỏ các chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng đã bị đình trệ kể từ khi hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa lãnh tụ Kim Jong Un và Tổng thống Donald Trump đổ vỡ ở Hà Nội tháng Hai năm nay.
“Chúng tôi biết rằng Chủ tịch Kim tiếp tục cam kết phi hạt nhân hóa. Chúng tôi hy vọng rằng trong những ngày hoặc có lẽ những tuần tới, chúng tôi sẽ trở lại bàn đàm phán với họ. Đó là kết quả tốt đẹp nhất”, ông Pompeo nói trên chương trình “This Week” của kênh ABC.
XEM THÊM:
Triều Tiên: Bão làm 5 người thiệt mạng

Trong những tuần qua, Triều Tiên đã phóng một loạt các quả tên lửa tầm ngắn để phản đối các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, gây phức tạp thêm cho việc tái khởi động các cuộc đàm
phán.
Ông Pompeo nói rằng các vụ thử nghiệm tên lửa tầm ngắn này là điều đáng thất vọng, nhưng ông Kim không vi phạm cam kết mà nhà lãnh đạo này đưa ra với ông Trump.
Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Pompeo nói rằng mục tiêu của Mỹ vẫn là một nước Triều Tiên phi hạt nhân hóa và điều này phải kiểm chứng được.
“Tôi nghĩ rằng Tổng thống Trump sẽ rất thất vọng nếu Chủ tịch Kim không quay trở lại bàn đàm phán hoặc tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa không phù hợp với các thỏa thuận mà họ đạt được trong ba lần gặp nhau”, ông Pompeo nói.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-r%E1%BA%A5t-th%E1%BA%A5t-v%E1%BB%8Dng-n%E1%BA%BFu-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-kim-kh%C3%B4ng-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-b%C3%A0n-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n/5075039.html

Hồng Kông : Khả năng can thiệp hạn hẹp của Hoa Kỳ

Thanh Hà
Kêu gọi Mỹ can thiệp giúp giải quyết khủng hoảng Hồng Kông liệu có là tính toán khôn ngoan của người biểu tình ? Bắc Kinh yêu cầu Washington “đứng ngoài” hồ sơ nhậy cảm này, nhưng cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ cùng khó xử về hồ sơ Hồng Kông.
RFI trình bày một phần bài viết mang tựa đề “Phẫn nộ tại Hồng Kông, ngòi thuốc nổ về mặt địa chính trị” của nhà báo Martine Bulard, đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique, tháng 9/2019.
Tác giả bài báo nhắc lại, từ đầu khủng hoảng tại Hồng Kông tới nay chính quyền và các nhà bình luận ở Bắc Kinh đổ lỗi cho Hoa Kỳ giật dây người biểu tình. Trên báo mạng Asia Times ngày 16/08/2019 nhà báo Jonathan Manthorpe viết : “Có những bằng chứng cho thấy các nhóm phản kháng muốn và đã được Hoa Kỳ giúp đỡ. Tổ chức mang tên Civil Human Righs Front (Mặt trận dân sự nhân quyền) được National Endowment for Democracy của Hoa Kỳ tài trợ”. Nhà báo Pháp bà Bulard lưu ý, cơ quan này xác nhận là đã giúp đỡ người biểu tình Hồng Kông và National Endowment for Democracy ”có liên hệ với” cơ quan tình báo Mỹ CIA.
Mỹ khó xử
Martine Bulard không vòng vo cho rằng chắc chắn là Mỹ có giúp đỡ về mặt tài chính cho phe dân chủ Hồng Kông. Dù vậy Washington dường như không nhất trí về mức độ can thiệp.
Chính quyền Trump có vẻ quan tâm đến thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh hơn là vế nhân quyền. Chính tổng thống Hoa Kỳ qua tin nhắn trên Twitter hôm 15/08/2019 từng tuyên bố ông hoàn toàn tin tưởng vào “khả năng giải quyết khủng hoảng (Hồng Kông) của chủ tịch Tập Cận Bình”. Tuyên bố này đã khiến ông bị cả bên đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa chỉ trích.
Khả năng can thiệp hạn hẹp của Donald Trump
Câu hỏi đặt ra là giờ đây, khi phe biểu tình Hồng Kông chính thức lên tiếng kêu gọi chủ nhân Nhà Trắng can thiệp, tổng thống Mỹ có thể làm được những gì ?
Nhà báo Pháp, Martine Bulard loại trừ khả năng Washington phong tỏa kinh tế Trung Quốc như sau biến cố Thiên An Môn. Bà viết : Ngay cả trong trường hợp tồi tệ nhất, tức là nếu Bắc Kinh thẳng tay đàn áp và để tái diễn một kịch bản Thiên An Môn phiên bản 2019, thì liệu Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế Trung Quốc như 30 năm trước hay không ? Tác giả bài viết mang tựa đề “Phẫn nộ tại Hồng Kông, ngòi thuốc nổ về mặt địa chính trị” trên tờ Le Monde Diplomatique, cho rằng câu trả lời là không.
Đành rằng trừng phạt kinh tế Trung Quốc cho phép hy vọng qua đó chận đứng mọi tham vọng từ kinh tế đến quân sự, ngoại giao … của Bắc Kinh và đây sẽ là một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa hai siêu cường kinh tế của thế giới này. Thế nhưng biện pháp phong tỏa Trung Quốc nguy hiểm ở chỗ “kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc đã quá phụ thuộc vào lẫn nhau”. Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đã gây nhiều tác động tiêu cực, không chắc là “vào lúc chuẩn bị ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai, tổng thống Donald Trump dám đi nước cờ đầy mạo hiểm đó”.
Bắc Kinh sẽ không hủy hoại hình ảnh “yêu chuộng hòa bình”
Thế còn về phía Bắc Kinh, Trung Quốc tính toán những gì về Hồng Kông ? Martine Bulard đưa ra những nhận định sau đây : liên quan đến khả năng chính quyền của ông Tập Cận Bình mạnh tay đàn áp phong trào dân chủ như đã dập tắt phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989, tác giả bài viết đánh giá khả năng đó ít có thể xảy ra.
Lý do thứ nhất : khác với 30 năm trước, lần này chính quyền Bắc Kinh không cảm thấy bị làn sóng phản kháng ở Hồng Kông đe dọa. Đối với đại đa số người dân ở Hoa Lục các vụ đập phá vừa qua ở đặc khu hành chính Hồng Kông thể hiện thái độ của “những đứa trẻ hư hỏng vì quá được nuông chiều”.
Thứ hai, như ghi nhận của một cựu giáo sư đại học Tinh Hoa Bắc Kinh, 30 năm qua Trung Quốc cũng đã “học hỏi nhiều ở phương Tây về cách giải quyết các cuộc nổi dậy mang màu sắc chính trị và giải quyết các cuộc biểu tình ôn hòa”.
Điểm thứ ba là Bắc Kinh ý thức được rằng đàn áp quá đáng ở Hồng Kông càng châm thêm củi lửa cho phe đòi ly khai tại Đài Loan và càng củng cố quan hệ giữa chính quyền của bà Thái Anh Văn với Donald Trump. Đó là một điều tối kỵ đối với Bắc Kinh, nhất là trong bối cảnh Đài Loan bầu lại tổng thống vào tháng Giêng 2020.
Martine Bulard nhấn mạnh : “Dưới nhãn quan của cả quân đội lẫn người dân Trung Quốc Đài Loan quan trọng hơn nhiều so với Hồng Kông”.
Yếu tố thứ tư là vẫn theo tác giả bài báo : để xảy ra đổ máu ở Hồng Kông sẽ hủy hoại nỗ lực ngoại giao của ông Tập Cận Bình và sẽ làm phương hại đến dự án Vành Đai Con Đường của Bắc Kinh, đến hình ảnh một Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, trong lúc mà sự hiện diện của Bắc Kinh tại Biển Đông đã khiến các nước láng giềng lo sợ.
Cuối cùng nhà báo Bulard tin rằng Hồng Kông sẽ tránh được kịch bản như Thiên An Môn, bởi phía Bắc Kinh cũng “lo sợkhông kém”. Ngay như tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một mặt cơ quan ngôn luận này gọi những người biểu tình Hồng Kông là những “con rối trong tay Washington” nhưng tổng biên tập của tờ báo này trong bài xã luận ngày 25/07/2019 mang tựa đề “Bắc Kinh có nên can thiệp vào Hồng Kông bằng sức mạnh hay không ?” đã thận trọng cho rằng : Can thiệp để rồi “Điều gì sẽ xảy ra sau đó ? Hồng Kông không có quân đội, không có cơ chế (chính trị) để tiếp tục những bước tiếp theo. (Đối với Bắc Kinh) về mặt chính trị, cái giá phải trả sẽ vô cùng to lớn. Công luận Hồng Kông sẽ không hưởng ứng”.
Trong mắt nhà báo Pháp, Martine Bulard, luật dẫn độ chỉ là giọt nước làm tràn ly, phơi bày những khủng hoảng sâu đậm trong xã hội Hồng Kông.
Bởi tác giả nhắc lại : Năm 2015 rồi năm 2017 Bắc Kinh đã tùy tiện bắt cóc 5 chủ hiệu sách và nhà in bị nghi ngờ muốn phát hành những tác phẩm làm xấu đi hình ảnh của lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình. Nói cách khác, bất luận là có dự luật dẫn độ hay không, Bắc Kinh vẫn có cách bắt giữ những đối tượng cần nhắm tới.
Dù vậy giới luật gia và các nhà bảo vệ nhân quyền Hồng Kông trông thấy dự luật dẫn độ là một công cụ mới để Bắc Kinh thu hẹp thêm nữa tính độc lập của nền tư pháp tại đặc khu hành chính này sau khi đã từ chối cho Hồng Kông bầu cử tự do hồi năm 2014.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190909-hong-kong-phe-bieu-tinh-keu-goi-my-can-thiep-kha-nang-han-hep-cua-hoa-ky

Con bài tẩy của Mỹ

trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Mỹ sẽ đặt lên bàn đàm phán thương mại với Trung Quốc con bài hỗ trợ nào có tinh răn đe Trung Quốc sắp tới?
Tính đến hôm nay, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đang bước vào giai đoạn quyết liệt, không khoan nhượng. Thật không may, tình hình căng thẳng đó không chỉ xoay quanh vấn đề thương mại, Mỹ, Trung Quốc đang sử dụng mọi ưu thế có thể của mình để gây áp lực lên nhau từ địa chính trị cho đến quân sự.
Vậy, Mỹ sẽ đặt lên bàn đàm phán thương mại với Trung Quốc con bài hỗ trợ nào có tinh răn đe Trung Quốc sắp tới?
Vào tháng 3/1979, thông qua “Luật quan hệ với Đài Loan”, Mỹ cam kết bảo vệ kinh tế, chế độ xã hội và an ninh cho Đài Loan. Trung Quốc đã “thử” cái cam kết này trong các lần “khủng hoảng eo biển Đài Loan” nhưng không thành công vì Mỹ tỏ ra kiên quyết hơn hẳn. Đến nay, vấn đề Đài Loan vẫn là chủ đề nhạy cảm nhất, quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ-Trung.
Mỗi khi Mỹ có ý đồ bán vũ khí cho Đài Loan là Trung Quốc phản đối kịch liệt và không khó để nhận thức là khi đó Mỹ chơi con bài này để buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp một vấn đề gì đó.
Trước khi cuộc chiến thương mại xảy ra, chúng ta đã rõ khi năm 2010, Mỹ đe bán cho Đài Loan gói vũ khí 6,4 tỷ USD và gần đây nhất, ngày18/12/2014, Tổng thống Barack Obama đã đặt bút ký phê chuẩn “Dự luật chuyển giao tàu chiến hải quân”, mở đường cho việc bán 4 tàu khu trục nhỏ Mỹ không còn sử dụng cho Đài Loan khi trước đó, cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cho phép bán 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Oliver Hazard Perry cho Đài Loan đã khiên cho Trung Quốc rất tức giận.
Còn bây giờ, trong khi cuộc thương chiến đang leo thang, Tổng thống Trump và quốc hội Mỹ đã chính thức chuẩn y bán vũ khí cho Đài Loan. Sau khi mua trót lọt các xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 và máy bay chiến đấu F-16V, Bộ Quốc phòng Đài Loan mới đây đã lên kế hoạch mua hệ thống pháo phản lực đa nòng di động (còn gọi là pháo hỏa tiễn) M142 và pháo tự hành M109A6 Paladi.
Lưu ý, hệ thống pháo phản lực đa nòng (M142 High Mobility Artillery Rocket System, HIMARS) cỡ nòng 227mm có tầm bắn lên tới 300 km. Do tầm bắn của loại vũ khí này có thể bao trùm khu vực ven biển Trung Quốc đại lục ở bờ đối diện.
Đúng thôi, vì Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, bán vũ khí cho Đài Loan chẳng khác nào phủ nhận “một Trung Hoa”.
Rõ ràng là việc bán vũ khí cho Đài Loan ra sao, như thế nào, thời điểm…là một đòn cực hiểm “2 trong 1” (chính trị và quân sự) của Mỹ giáng vào Trung Quốc.
Xét trong mối quan hệ song phương Trung-Mỹ, thì xử lý, hóa giải miếng đòn này là rất khó khăn.
Tuy nhiên, xét trên mối quan hệ đa phương, chiến lược toàn cầu, thì không phải không có cách để hóa giải, Trung Quốc có thể thỏa hiệp điều gì đó nhằm bảo vệ lợi ích an ninh cốt lõi, then chốt, của mình như đã từng khi chưa đủ thế lực để đối đầu tay đôi với Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30296-con-bai-tay-cua-my-trong-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung.html

Ân Xá Quốc Tế lên án ngành công nghiệp vũ khí

Trọng Thành
Một ngày trước Triển lãm vũ khí toàn cầu tại Luân Đôn sắp mở ra từ ngày 10 đến 13/09/2019, Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) công bố một kết quả điều tra mới cho thấy các công ty vũ khí đã không có đủ nỗ lực để ngăn ngừa các sản phẩm của họ rơi vào tay những kẻ xâm phạm nhân quyền.
Hiệp hội nhân quyền Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh về mặt pháp lý, theo các thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế, các công ty buôn vũ khí phải có trách nhiệm kiểm soát quá trình sử dụng các vũ khí mà họ bán ra. Khi tiến hành cuộc điều tra này, Ân Xá Quốc Tế đã tiếp xúc với 22 tập đoàn vũ khí lớn, của châu Âu, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Israel và Brazil, để hiểu được cụ thể là các tập đoàn này thi hành các biện pháp gì để tránh việc vũ khí họ bán ra góp phần vào các xâm phạm nhân quyền.
Vấn đề được hỏi rõ ràng bị coi là nhạy cảm. Chỉ có 7 trong số 22 tập đoàn chấp nhận trả lời. Đó là các công ty Airbus, BAE Systems, Leonardo, Lockheed Martin, Raytheon, Rolls-Royce, Saab et Thales. Đây là các công ty đã cung cấp vũ khí, được sử dụng trong cuộc chiến tại Yemen đang diễn ra. Ngày 03/09, một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo đặt nghi vấn về tính hợp pháp của việc cấp vũ khí cho các bên tham chiến tại Yemen.
Về phần mình, trong điều tra nói trên, Ân Xá Quốc Tế đưa ra nhận định nghiêm khắc : « Đã không có bất cứ công ty nào lập ra được một chính sách nghiêm túc hay xây dựng được các thủ tục đặc biệt, ví dụ như liên quan đến các bên xung đột, hay các chính quyền đang đối mặt với bối cảnh đảo lộn chính trị. Không có một công ty nào dẫn ra được các trường hợp cụ thể, cho thấy đã có… việc cấp hàng hóa hay dịch vụ bị đình chỉ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190909-an-xa-quoc-te-len-an-nganh-cong-nghiep-vu-khi

Anh : Nghị Viện bỏ phiếu

về đề nghị bầu cử trước kỳ hạn

Trọng Thành
Ngày 09/09/2019, Nghị Viện Anh bỏ phiếu về đề xuất bầu cử sớm của thủ tướng Boris Johnson. Khả năng Nghị Viện chấp thuận là rất thấp. Để tổ chức bầu cử trước kỳ hạn, ông Johnson phải được hai phần ba dân biểu ủng hộ. Hiện tại thủ tướng Johnson đã mất đa số tại Nghị Viện.
Các dân biểu Anh họp phiên cuối trước khi ngưng hoạt động cho đến ngày 14/10. Tân thủ tướng Johnson, lên nắm quyền từ cuối tháng 7/2019, tìm mọi cách thúc đẩy bầu cử sớm. Đối với ông Johnson, Nghị Viện Anh hiện nay đã hoàn toàn bất lực, bây giờ là lúc phải bầu ra một nghị viện mới để thực hiện Brexit, thể theo quyết định của 52% cử tri Anh, trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.
Hôm qua, ông Johnson một lần nữa kiên quyết loại trừ kịch bản triển hạn 3 tháng đàm phán tiếp về Brexit với Liên Hiệp Châu Âu, phải được đưa ra tại Hội Đồng Châu Âu, vào ngày 17 và 18/10 tới, theo đòi hỏi của Nghị Viện Anh hiện nay. Đối với thủ tướng Anh, dù có hay không có thỏa thuận (tức kịch bản « no deal »), Brexit phải diễn ra trước ngày 31/10/2019.
Các đảng phái đối lập Anh và nhiều nghị sĩ trong đảng Bảo Thủ cầm quyền, hồi tuần trước đã thông qua dự luật chống chủ trương « no deal » của thủ tướng, buộc người đứng đầu chính phủ phải yêu cầu Liên Âu triển hạn đàm phán trước 19/10. Luật đang chờ Nữ hoàng chuẩn y. Tuy nhiên, đối lập Anh lo ngại việc chuẩn y này sẽ không suôn sẻ và vụ việc sẽ bị đưa lên tòa án.
Thủ tướng Anh công du Ailen
Hôm nay, thủ tướng Anh đi Dublin để hội kiến đồng nhiệm Leo Varadkar. Đây là lần đầu tiên ông Johnson đến Ailen, kể từ khi nhậm chức. Hồ sơ Brexit chắc chắnlà tâm điểm thảo luận. Thông tín viên Emeline Vin từ Dublin nhận định :
« Một cách chính thức, sẽ không thể trông đợi gì từ cuộc hội kiến Leo Varadkar và Boris Johnson. Thủ tướng Ailen chỉ đơn giản là muốn làm quen với tân thủ tướng Anh và hiểu ra hơn lập trường của ông Johnson về vùng Bắc Ailen (thuộc Anh).
Tuy nhiên, chắc chắn là lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận nhiều về các đàm phán Brexit. Chính phủ Ailen muốn bằng mọi giá tránh Brexit không thỏa thuận, điều mà thủ tướng Anh hy vọng, và nhất là tránh việc tái lập đường biên giới Ailen và vùng Bắc Ailen.
Một đề xuất sau đây có thể sẽ được nêu ra hôm nay : đó là giới hạn phạm vi giải pháp « backstop » (tức điều khoản được chính phủ Anh tiền nhiệm và Liên Âu thỏa thuận, cho phép tạm thời duy trì biên giới mở. Trong thời kỳ chuyển tiếp, hàng hóa tự do lưu thông giữa lục địa và Anh). Theo đó, biên giới mở sẽ chỉ giới hạn riêng trong vùng Bắc Ailen, chứ không phải cho toàn Vương Quốc Anh. Vấn đề hàng rào thuế quan, trong trường hợp Brexit không thỏa thuận, sẽ được đàm phán tiếp.
Nhìn chung, thủ tướng Anh đến Dublin trong thế yếu : Ông Johnson đã mất đa số tại Nghị Viện, và thủ tướng Ailen biết rõ điều này. Trong một cuộc họp báo cuối tuần qua, thủ tướng Ailen cho biết ông chờ đợi đồng nhiệm Anh Quốc đưa ra được các đề xuất thuyết phục ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190909-anh-nghi-vien-bo-phieu-ve-de-nghi-bau-cu-som-cua-thu-tuong

Rượu vang Pháp vẫn đắt khách dù không được mùa

Tuấn Thảo
Mức sản xuất rượu vang Pháp trong năm 2019 có nguy cơ giảm 12% so với năm trước. Tính trên một chu kỳ 5 năm, khối lượng rượu vang Pháp đã giảm trung bình 4%. Đó là kết quả nghiên cứu gần đây của Agreste, cơ quan thống kê thuộc Bộ Nông nghiệp Pháp. Tuy nhiên, Pháp vẫn duy trì lượng xuất khẩu ở một mức cao.
Theo cơ quan Agreste có hai lý do chính để giải thích cho sự sụt giảm này. Đầu tiên hết đợt giá lạnh bất thường vào đầu mùa xuân năm 2019 và kế đến là đợt nắng gắt với những nhiệt độ kỷ lục vào mùa hè năm nay. Hai hiện tượng khí hậu này gộp lại đã tác động mạnh mẽ đến ngành trồng nho. Kết quả là mức sản xuất rượu vang Pháp trong năm 2019 chỉ đạt tới 43,4 triệu hectolít so với 49,3 triệu hectolít vào năm 2018.
Một cách chi tiết hơn, thời tiết đột ngột lạnh trở lại vào mùa xuân đã tác động đến các ruộng nho ở vùng Bordeaux, cũng như các vùng phía tây nước Pháp, ven dọc bờ Đại Tây Dương. Trong khi đợt nắng nóng kỷ lục (có lúc lên tới 43 độ C) đã gây nhiều thiệt hại đối với các ruộng nho chủ yếu ở các vùng Gard, Hérault và Var. Còn tại vùng Beaujolais, các trận ‘‘mưa đá’’ đầu tháng 8 năm 2019 đã gây nhiều thiệt hại cho các vườn trồng nho ở trong vùng.
Nhìn chung, cho dù mức sản xuất rượu vang của Pháp trong năm 2019 không quá đỗi tệ hại như năm 2017, nhưng rõ ràng là khí hậu nóng lạnh thất thường, thời tiết đột ngột thay đổi đã ảnh hưởng khá
nhiều đến khối lượng sản xuất của ngành rượu vang Pháp nói chung. Tuy nhiên xét về mặt chất lượng, điều đó còn tùy thuộc vào các vùng miền, vốn không bị ảnh hưởng như nhau.
Theo cơ quan Liv-Ex, chuyên ấn định ‘‘bảng trị giá’’ của 500 loại rượu vang tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, trong vòng một năm, thời tiết có thể bị xáo trộn thường xuyên ở vùng Bordeaux hay vùng Alsace chẳng hạn, trong khi vùng Bourgogne hay vùng Champagne lại tương đối ổn định về mặt khí hậu. Vì thế cho nên, trong năm rượu Bordeaux bị mất mùa, may mắn thay vùng sản xuất rượu Champagne lại bội thu nhờ được mùa.
Đó là trường hợp của năm 2013. Rượu Bordeaux niên hiệu 2013 được xem là tạm uống được. Cho dù có cất giữ lâu, rượu chưa chắc gì đã ngon hơn, ngược lại năm 2013 lại là năm thượng hạng của rượu Champagne. Một cách tương tự, rượu Champagne chỉ ở mức trung bình vào năm 2010, trong khi các chai rượu Bordeaux đắt khách hơn nhiều khi có gắn niên hiệu 2010, được xem là một trong những năm tuyệt vời nhất của vùng Bordeaux.
Còn trong năm 2019, theo nghiên cứu của cơ quan Agreste, đa số các loại rượu vang có ‘‘thương hiệu cầu chứng’’ đều có nguy cơ giảm 10% mức sản xuất. Còn về phía các loại rượu nhỏ dùng để chế biến rượu mạnh (eaux de vie), mức sản xuất có nguy cơ giảm tới 20% xuống còn 7,89 triệu hectolít. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giá của một chai rượu vang Pháp được bày bán trên thị trường, sẽ giảm đi so với năm 2018.
Theo cơ quan Live-Ex, trong trường hợp của nước Pháp vốn có mức tiêu thụ nội địa cao không thua gì lượng xuất khẩu, giá các loại rượu vang (nhất là các niên hiệu nổi tiếng) đều có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Xu hướng tăng giá này đã manh nha trong giai đoạn những năm 2008-2011 và ngày càng trở nên rõ rệt từ năm 2014 trở đi.
Theo lời ông Justin Gibbs, giám đốc và cũng là người đồng sáng lập cơ quan Liv-Ex, tại các quốc gia như Brazil, Ấn Độ và nhất là Trung Quốc, mức tiêu thụ rượu vang đã bùng phát mạnh mẽ, mức cầu đối với rượu vang Pháp ngày càng gia tăng, và theo luật thị trường, điều đó đã khiến cho giá rượu vang Pháp không ngừng đi lên, so với các loại rượu vang sản xuất tại các quốc gia khác.
Sự kiện ngành rượu vang Pháp bị giảm mức sản xuất, lại càng làm cho vấn đề thêm phức tạp hơn. Mức cung thì giảm, trong khi mức cầu thì vẫn tăng. Ít ra trên phương diện xuất khẩu, rượu vang Pháp năm nay tăng thêm 6% về mặt kim ngạch xuất khẩu. Tuy 2019 nhìn chung không được xem là một niên hiệu thượng hạng, nhưng giá sản phẩm vẫn có thể đắt hơn, nếu mức cầu vẫn tăng lên.
http://vi.rfi.fr/phap/20190909-2019-ruou-vang-phap-van-dat-khach-du-khong-duoc-mua

Pháp và Nga nối lại đối thoại,

Liên Hiệp Châu Âu bị chia rẽ

Minh Anh
Ngoại trưởng và bộ trưởng Quân Lực Pháp hôm nay 09/09/2019 đến Matxcơva gặp các đồng nhiệm Nga, trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao 2+2, tên gọi chính thức là Hội đồng hợp tác an ninh Pháp-Nga.
Với Paris, nước Nga của ông Putin là một đối tác chiến lược không thể thiếu trong các hồ sơ quốc tế quan trọng. Quan điểm này của Pháp đang gây chia rẽ giới quan sát và các nước thành viên trong Liên Hiệp.
Đây là lần đầu tiên Pháp và Nga nối lại đối thoại sau cuộc khủng hoảng Ukraina nổ ra năm 2014. Mục tiêu chuyến công du Matxcơva lần này của hai bộ trưởng Pháp là tìm kiếm những « điểm chung » mà hai bên có thể hợp tác với nhau trong một loạt các hồ sơ quốc tế Ukraina, Syria, Iran hay những thách thức chiến lược, sau việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí.
Thực ra, chiến dịch ngoại giao này của tổng thống Macron là sự nối tiếp truyền thống ngoại giao của Paris đối với Matxcơva có từ thời tướng De Gaulle hay thời tổng thống Mitterrand.
Thế nhưng, sáng kiến này của Pháp trong hoàn cảnh hiện nay lại không nằm trong đường lối ngoại giao chung của Liên Hiệp Châu Âu. Quan hệ giữa Liên Âu với Nga tuy chưa bao giờ bị đoạn tuyệt, nhưng đã trở nên căng thẳng kể từ sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina hay sau những tiết lộ về các mưu toan gây bất ổn tiến trình bầu cử tại châu Âu.
Việc Pháp chìa bàn tay thân thiện với Nga đã làm cho một số nước thành viên nhất là các nước Đông Âu tỏ ra quan ngại. Nước Đức cho rằng để tái lập quan hệ « nghiêm túc » với Nga, chính quyền Matxcơva phải thay đổi chính sách nhất là về Ukraina.
Do vậy, Berlin chỉ trích tổng thống Pháp Macron đơn phương hành động và rơi vào bẫy của tổng thống Nga muốn chia rẽ trục Pháp – Đức, như nhận xét của ông Milan Nic, chuyên gia về Đông Âu và Nga thuộc DGAP, cơ quan nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại Berlin được báo Le Monde trích dẫn.
Các nước Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, nhìn sự việc với cặp mắt đầy lo ngại. Quan điểm kiến tạo một cơ cấu an ninh mới cho châu Âu mà ông Macron muốn có sự tham gia của Nga lại không tương thích với xu hướng thân Mỹ của Ba Lan, vì chính quyền Vacxava lo ngại sự hồi sinh của những « xu hướng đế chế » và « những mưu toan thay đổi biên giới châu Âu ».
Thế nhưng, thiện chí nối lại quan hệ của Pháp lại được một số nước như Ý, Hy Lạp hay Phần Lan ủng hộ. Các quốc gia này đều cho rằng Nga là một tác nhân không thể thiếu trong nhiều hồ sơ quốc tế lớn. Và điều này cần thiết cho việc bảo đảm an ninh chung của châu Âu.
Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu trước những làn sóng chỉ trích tuy phải tái khẳng định tầm quan trọng của mối liên kết xuyên Đại Tây Dương, nhưng cũng xem « sáng kiến của Pháp như là cách không để châu Âu bị cô lập » trong bối cảnh chính trường quốc tế có nhiều biến động.
Liệu rằng chính sách « Reset – Xóa toàn bộ cái cũ và làm lại từ đầu » theo kiểu Macron có thể vận hành được hay không ? Quan hệ Pháp – Nga cũng như là Liên Hiệp Châu Âu với Nga có được cải thiện hay không ? Mọi câu trả lời phụ thuộc vào chủ nhân điện Kremlin.
http://vi.rfi.fr/phap/20190909-phap-va-nga-noi-lai-doi-thoai-lien-hiep-chau-au-bi-chia-re

Pháp và Nga họp cấp cao 2+2 đầu tiên kể từ năm 2014

Pháp và Nga, hôm nay, 09/09/2019, họp cấp cao trong khuôn khổ 2+2 (Ngoại giao và Quốc phòng) đầu tiên tại Matxcơva, kể từ 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina.
Từ Matxcơva, thông tín viên đài RFI, Daniel Vallot nhận định:
« Đối với ngành ngoại giao Nga, đây là một tín hiệu mới cho việc bình thường hóa và hòa dịu quan hệ giữa Nga và Pháp. Dĩ nhiên, tại điện Kremlin người ta tỏ ra phấn khởi khi dần dần nhận thấy đối thoại được nối lại với một trong những nước lớn của Liên Hiệp Châu Âu.
Một thiện chí đối thoại do chính tổng thống Pháp đề xuất mà mọi người đã được chứng kiến hồi mùa hè này với cuộc gặp tại Brégançon và đương nhiên, Matxcơva hy vọng gặt hái được một số kết quả.
Vậy thì các bộ trưởng Pháp và Nga sẽ bàn về chuyện gì? Từ hồ sơ Syria, Iran, cho đến cả Ukraina mà sự kiện mới nhất là cuộc trao đổi tù nhân quan trọng vừa diễn ra cách nay vài ngày. Đây có thể sẽ là khúc dạo đầu cho việc tái khởi động các cuộc thương lượng cho hồ sơ Ukraina hoàn toàn bị ngưng trệ kể từ khi thỏa thuận Minks được ký kết năm 2015.
Với Matxcơva, điều quan trọng hơn cả là mong muốn không chỉ thoát khỏi sự cô lập ngoại giao – tức nối lại đối thoại với các nước phương Tây – mà nhất là phải đạt được việc dỡ bỏ các trừng phạt đang đè nặng lên nền kinh tế đất nước. Để có được điều này, cần phải có tiến triển trong hồ sơ Ukraina, từ phá gỡ mìn, rút các vũ khí hạng nặng và vế chính trị của thỏa thuận Minks ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190909-phap-va-nga-hop-cap-cao-22-dau-tien-ke-tu-nam-2014

Bầu cử Nga: Đảng của Putin

chỉ còn 25 ghế trên 40 ở Moscow

Dù đã ‘cải trang’ thành ứng viên độc lập, người của ông Vladimir Putin thuộc đảng Nước Nga Thống Nhất chỉ giành được 25 ghế trong hội đồng thành phố Moscow, giảm từ 40 ghế kỳ trước.
Trong toàn bộ 45 ghế của hội đồng thành phố, các ứng viên của Đảng Cộng sản Nga chiếm 13 ghế, tăng lên từ 5 ghế trong nhiệm kỳ trước.
Ngôi sao Putin ‘ngày càng ít tỏa sáng’?
Putin cổ vũ huyền thoại Thế chiến Hai
‘Nga muốn tăng quan hệ quân sự và an ninh với VN’
TV Putin: Dân Nga xem đều dù không tin?
Bốn ứng viên của đảng theo phái tự do, Yabloko, đều trúng cử.
Theo các báo Phương Tây, Yabloko “là đảng duy nhất thực sự độc lập” trong cuộc bầu cử vào hội đồng thủ đô Moscow.
Tiếng xấu của đảng
Vì cái tên Nước Nga Thống Nhất ‘trở nên xấu xa’ trong dư luận, các ứng viên của đảng này đều ra tranh cử với tư cách độc lập, theo phóng viên BBC News Sarah Rainsford có mặt tại Moscow đưa tin.
Hồi tháng 9/2018, phe cộng sản biểu tình ở Moscow chống cải cách lương hưu mà Điện Kremlin đề xuất đã dùng chữ ‘Nhục nhã’ dán lên hình các chính trị gia đảng Nước Nga Thống Nhất.
Sau đó, ông Putin phải rút lại luật về tuổi hưu mới.
Ông Andrei Metelsky, lãnh đạo đảng Nước Nga Thống Nhất ở Moscow, đã không tái đắc cử.
Tại St Petersburg, quê hương ông Putin, đương kim thống đốc vùng thuộc đảng Nước Nga Thống Nhất cũng ra ứng cử với tư cách ‘độc lập’.
Năm vị thống đốc vùng khác cũng tìm cách ra ứng cử theo kiểu tương tự để tránh vì dính líu vào đảng Nước Nga Thống Nhất.
Đảng này đã có kết quả khá hơn trong bầu cử vào các chức thống đốc vùng trên Liên bang Nga.
Tuy thế, trong dấu hiệu cử tri Nga mất niềm tin vào hệ thống bầu cử, chỉ có 22% cử tri ở Moscow đi bỏ phiếu hôm Chủ Nhật 08/09/2019.
Đảng Nước Nga Thống Nhất cũng thua đậm ở Khabarovsk, vùng Viễn Đông của Nga.
Tại đây, đảng dân tộc chủ nghĩa LDPR đã thắng 34 trên 35 ghế dân biểu vào nghị viện địa phương.
Mệt mỏi vì ‘thời đại’ Putin?
Còn vài năm mới đến 2024, khi ông Vladimir Putin hết nhiệm kỳ nữa, hiện có ý kiến cho rằng người Nga ngày càng ít hứng thú với ‘thời đại Putin’.
Bài ‘Putin’s Hold on the Russian Public Is Loosening‘ của Sir Andrew Wood, Viện Chatham House, London (28/02/2019) cho hay có tâm lý chán nản ở Nga.
“Thu nhập thực tế giảm từ 11-14% với người dân Nga trong bốn năm qua, kể từ khi Nga chiếm Crimea, đem lại một liều thuốc tự hào cho Nga.”
“Nay, điều tra dư luận cho thấy niềm tin vào chính phủ, các cơ quan nhà nước đều giảm sút, xuống thấp nhất từ 2002.”
“Cuối 2018, điều tra dư luận của Levada cho hay 53% dân Nga mong muốn nội các của Medvedev bị sa thải.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49634636

Nga đứng về phía Việt Nam trong vụ việc Bãi Tư Chính?

Một số nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu Nga có đứng về phía Việt Nam trong vụ việc Trung Quốc gây hấn ở khu vực bãi Tư Chính? Xuất hiện câu hỏi này là điều dễ hiểu bởi lẽ Chính quyền của Tổng thống Nga Putin chưa lên tiếng công khai về vụ việc này mặc dù những hành vi của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam từ đầu tháng 7/2019 tới nay đe dọa an toàn của dự án hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Công ty Rosneft của Nga ở lô 06-1 trên thềm lục địa Việt Nam.
Trước hết, cần thấy rằng hợp tác dầu khí giữa Nga và Việt Nam có lịch sử lâu đời. Liên Xô trước đây đã hợp tác với Việt Nam thành lập liên doanh Vietsopetro tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam từ đầu những năm 80 của Thế kỷ 20 và rất thành công (Năm 1981 xí nghiệp liên doanh Vietsopetro đã đi vào hoạt động tại những khu vực mỏ dầu đã được người Mỹ đánh dấu vào năm 1974). Sau khi Liên Xô tan rã đầu những năm 90 của Thế kỷ trước, Nga đã tiếp quản các dự án hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và các tập đoàn dầu khí lớn của Nga tiếp tục mở rộng hợp tác với Việt Nam.Hoạt động Liên doanh Vietsopetro đã mang lại những thành quả to lớn về khai thác dầu khí tại Việt Nam và kích thích các công ty dầu khí lớn nhất của Nga đầu tư vào Việt Nam như Gazprom, Zarubezneft, Rosneft.
Lập trường nhất quán của Nga lâu nay là tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 mà Nga là thành viên. Nga luôn khẳng định kiên trì, khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp Nga triển khai các dự án hợp tác dầu khí với Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam phù hợp với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Thời gian qua, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ do cả Nga và Trung Quốc đang chịu sức ép rất lớn từ Mỹ nên việc Nga không lên tiếng công khai phê phán hành vi gây hấn của Trung Quốc, xâm phạm vùng biển Việt Nam và quấy rối hoạt động dầu khí giữa Việt Nam và Rosneft là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, có thể thấy lập trường của Nga trong hợp tác dầu khí với Việt Nam là không thay đổi. Việc công ty Rosneft kiên trì triển khai dự án hợp tác dầu khí với Việt Nam ở lô 06-1 bất chấp sự uy hiếp của các tàu hải cảnh Trung Quốc thể hiện công ty Rosneft phải có sự hậu thuẫn từ Chính quyền của Tổng thống Putin.
Xét về mặt chiến lược, Nga có lợi ích lớn trong việc duy trì luật lệ dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông và Nga có lợi ích kinh tế lớn trong việc hợp tác dầu khí với các nước ven Biển Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính các dự án hợp tác dầu khí của Nga với Việt Nam giúp Nga củng cố vị thế ở Biển Đông, nhất là trong lúc Nga đang gặp phải những khó khăn trong quan hệ với Mỹ và phương Tây. Việc Nga xích lại gần hơn với Trung Quốc trong thời gian gần đây chỉ là mang tính sách lược để ứng phó với những thách thức về kinh tế mà Nga đang phải đối mặt. Chính Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng của Nga ở khu vực, giữa Nga và Trung Quốc còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn, mâu thuẫn, trong đó có vấn đề Siberi của Nga mà Trung Quốc luôn dòm ngó.
Về mặt lịch sử, Liên Xô trước đây (Nga hiện nay) đã từng đối đầu, thậm chí xảy ra chiến tranh biên giới giữa 2 nước. Đây là bài học mà Nga không thể quên trong quá trình triển khai quan hệ với Trung Quốc. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế – thương mại Nga – Trung hiện nay cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho xã hội và kinh tế của Nga.
Chính quyền Nga không lên tiếng công khai về những hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở bãi Tư Chính không có nghĩa là Nga thay đổi qua điểm trên vấn đề Biển Đông. Nga lựa chọn cách làm kiên trì triển khai các hoạt động hợp tác trên thực tế, đồng thời để các học giả, nhà nghiên cứu chân chính của Nga lên tiếng.
Bà Marina Trigubenko – chuyên gia hàng đầu của Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện kinh tế, Viện hàn lâm khoa học Nga đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành vi của Trung Quốc. Bà Marina Trigubenko cho rằng hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại các Công ước quốc tế về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC); những hành động leo thang của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến việc gìn giữ hòa bình, an ninh và tự do hàng hải tại khu vực, gây cản trở các hoạt động khai thác dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam, trong đó có một số dự án liên doanh của Nga với Việt Nam.
Theo bà Marina Trigubenko, tháng 7/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự cảm ơn (thể hiện trong một quyết định của Tổng thống) tới ông Hoàng Vũ Nam – Giám đốc của Rosneft Vietnam, công ty con của công ty Nga Rosneft, một trong những công ty dầu khí lớn nhất thế giới, đã góp phần hợp tác với Nga trong việc phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu- năng lượng. Đây có thể được coi là sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính quyền Nga đối với hợp tác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Bà Marina Trigubenko cho rằng, hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, trái với các nguyên tắc của UNCLOS 1982; hoạt động của các xí nghiệp liên doanh Nga-Việt khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp, có lịch sử phát triển thành công lâu dài và đóng vai trò lớn đối với Việt Nam và Nga. Bà Marina Trigubenko nhấn mạnh các tàu hải cảnh và tàu đánh cá của Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động đe dọa Việt Nam, ngừng cản trở hoạt động bình thường của các công ty dầu khí Nga ở Biển Đông.
Bà Marina Trigubenko là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho hoạt động hợp tác khai thác dầu khí giữa Nga và Việt Nam; hiểu rõ lịch sử hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Nga trong 40 năm qua và hiểu rõ tính pháp lý của các khu vực mà Nga đang hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông. Ý kiến của bàMarina Trigubenko thể hiện rõ quan điểm của Nga đối với hợp tác dầu khí Việt – Nga nói chung và vụ việc Trung Quốc xâm lấn thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nói riêng.
http://biendong.net/bien-dong/30280-nga-dung-ve-phia-viet-nam-trong-vu-viec-bai-tu-chinh.html

Quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra chung tại Syria

Mai Vân
Hôm 08/09/2019, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho xe thiết giáp vượt qua biên giới tiến vào Syria, phối hợp với lực lượng Mỹ để tiến hành cuộc tuần tra chung Mỹ-Thổ đầu tiên tại khu vực đông bắc Syria.
Cuộc tuần tra nằm trong khuôn khổ thỏa thuận đạt được giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 07/08 nhằm thiết lập “vùng an toàn” dọc theo biên giới đông bắc Syria hiện do lực lượng Kurdistan YPG (được Mỹ hậu thuẫn) kiểm soát.
Thông tín viên RFI tại Istanbul, Anne Andlauer cho biết thêm chi tiết :
Sáu chiếc xe thiết giáp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua biên giới Syria vào buổi sáng để hợp lại cùng với một số xe tương tự của Mỹ : đây là hình ảnh đánh dấu giai đoạn đầu tiên của việc thiết lập trên hiện trường một vùng an toàn ở miền đông bắc Syria.
Cuộc tuần tra trên bộ, được drone và trực thăng quân sự từ trên không yểm trợ, đã diễn ra trong gần 3 tiếng đồng hồ chung quanh Tel Abyad.
Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng tuần tra trong một khu vực sẽ biến thành một « vùng an toàn », theo một thỏa thuận giữa hai nước.
Khu vực nằm ở bờ phía đông sông Euphrate chủ yếu do lực lượng dân quân Kurdistan YPG kiểm soát. Lực lượng này là đồng minh của Mỹ nhưng bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào diện tổ chức khủng bố. Mùa hè vừa qua, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã dọa tấn công nếu lực lượng này vẫn duy trì sự hiện diện ở biên giới của nước ông.
Thỏa thuận với Mỹ về một vùng an toàn đã ngăn không cho Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp nhưng Ankara chưa bỏ hẳn ý định. Hôm qua tổng thống Erdogan lại đe dọa tấn công nếu từ đây đến cuối tháng thỏa thuận không có kết quả.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vùng an toàn cho phép đón một phần trong số hơn 3,5 triệu người Syria đang tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình càng khẩn cấp hơn nữa vào lúc chiến sự ở vùng Idleb đang làm dấy lên lo ngại về một làn sóng mới người lánh nạn đổ về biên giới Thổ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190909-quan-do%CC%A3i-my-va%CC%80-tho-nhi-ky-tua%CC%80n-tra-chung-ta%CC%A3i-syria

Taliban: ‘Thêm nhiều người Mỹ sẽ chết

sau khi Washington hủy hòa đàm’

Hôm 8/9, Taliban nói quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump huỷ hoà đàm sẽ khiến Mỹ mất thêm nhiều mạng người. Trong khi đó, Mỹ khẳng định tiếp tục tăng cường sức ép lên nhóm phiến quân này, theo Reuters.
Nhóm Hồi giáo Taliban đưa ra tuyên bố sau khi Tổng thống Trump bất ngờ hủy bỏ các cuộc đàm phán bí mật được lên kế hoạch vào Chủ nhật (8/9) với các thủ lãnh chính của Taliban tại khu nghỉ dưỡng Camp David ở ngoại ô thủ đô Washington.
Ông Trump đã hủy các cuộc đàm phán hôm 7/8 sau khi Taliban tuyên bố đã thực hiện cuộc tấn công ở Kabul tuần trước, giết chết một lính Mỹ và 11 người khác.
Ông Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban, chỉ trích Tổng thống Trump vì đã hủy cuộc đối thoại và nói rằng cùng lúc với với việc hủy hòa đàm, các lực lượng quân sự Mỹ đã mở nhiều cuộc tấn công ở Afghanistan.
Ông Mujahid nói: “Điều này sẽ dẫn đến tổn thất nhiều hơn cho Hoa Kỳ. Uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng, lập trường chống hòa bình của họ sẽ bị phơi bày ra thế giới, tổn thất về tính mạng và tài sản sẽ tăng lên.”
Tại Washington, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng các cuộc đối thoại để mưu tìm hòa bình cho Afghanistan đã bị đình trệ, nhưng Washington sẽ không giảm bớt hỗ trợ quân sự cho quân đội Afghanistan cho đến khi phe Taliban thực hiện các cam kết quan trọng.
Hoa Kỳ hiện có khoảng 14.000 binh sĩ ở Afghanistan, mặc dù Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ rút phần lớn quân số ra khỏi nước này.
Sau khi ông Trump hủy bỏ các cuộc họp dự kiện diễn ra tại Trại David, chính phủ Afghanistan cho biết họ vẫn “cam kết hợp tác với Hoa Kỳ và các đồng minh khác để duy trì nền hòa bình lâu dài.”
https://www.voatiengviet.com/a/taliban-them-nhieu-nguoi-my-se-chet-sau-khi-washington-huy-hoa-dam/5075895.html

Thủ lĩnh sinh viên Hong Kong Hoàng Chi Phong

trên đường tới Đức và Hoa Kỳ

Thủ lĩnh sinh viên Hong Kong Hoàng Chi Phong đang trên đường tới Đức và Hoa Kỳ sau khi được thả khỏi trại giam vào thứ Hai, ngày 9 tháng 9.
Người đứng đầu phong trào đòi dân chủ của sinh viên Hong Kong bị bắt giữ tại sân bay Hong Kong vào hôm Chủ Nhật, 8 tháng 9, khi chuẩn bị lên đường sang Đức. Lý do Hoàng Chi Phong bị bắt được cho biết là do vi phạm điều kiện bảo lãnh tại ngoại.
Theo đài RTHK của Hong Kong, tòa án ở Hong Kong vào sáng thứ Hai đã quyết định thả Hoàng Chi Phong sau khi xác định việc bắt giữ anh là sai và điều kiện bảo lãnh cho phép Hoàng Chi Phong được thực hiện các chuyến đi ra nước ngoài nếu đã được sắp xếp từ trước khi anh bị bắt.
Hoàng Chi Phong, 22 tuổi, là một trong số những nhà đấu tranh đòi dân chủ cho Hong Kong bị cảnh sát bắt giữ hồi tháng trước với cáo buộc kích động người khác tập trung biểu tình trái phép cùng một số các cáo buộc khác. Anh được bảo lãnh trả tự do do sau đó.
Hoàng Chi Phong cho báo chí biết anh có kế hoạch gặp gỡ những chính trị gia Đức từ các đảng khác nhau và sẽ phát biểu tại trường đại học Humboldt ở Berlin. Hoàng Chi Phong cũng kêu gọi Đức dừng các thảo luận thương mại và bán vũ khí cho Hong Kong và Trung Quốc cho đến khi điều kiện nhân quyền được đưa vào đàm phán.
Đảng Demosisto của Hoàng Chi Phong cho biết anh cũng sẽ đến Hoa Kỳ trong chuyến ra nước ngoài lần này và sẽ trở lại Hong Kong vào cuối tháng 9.
Những cuộc biểu tình của người dân Hong Kong đã kéo dài 3 tháng qua và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt dù chính quyền Hong Kong đã rút lại dự luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc theo đòi hỏi của người biểu tình. Người dân Hong Kong tiếp tục đòi hỏi chính quyền Hong Kong phải trả tự do cho những người bị bắt giữ vì tham gia biểu tình và bỏ các cáo buộc bạo động đối với họ; tiến hành điều tra độc lập hành động thô bạo của cảnh sát đối với người biểu tình; bà trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức; chấp nhận bầu cử dân chủ cho Hong Kong.
Đã có ít nhất khoảng 1.200 người đã bị bắt giữ vì tham gia các cuộc biểu tình ở Hong Kong trong những tuần vừa qua, theo thống kê của cảnh sát.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/hong-kong-joshua-wong-on-way-to-germany-us-09092019101205.html

Cảnh sát Hồng Kông bất ngờ

nhận được 100 hộp thức ăn với thịt gà sống

Tin từ Hồng Kông — Vào tối hôm thứ Sáu (6/9), cảnh sát Hồng Kông nhận được một đơn giao hàng kỳ lạ bao gồm 100 hộp mì ống với thịt gà sống phía trên.
Các viên chức tại Sở cảnh sát Thượng Thủy bất ngờ nhìn thấy thịt sống khi mở hộp thức ăn. Không ai ăn những hộp thức ăn đó và họ nhanh chóng đặt đồ ăn từ một nơi khác. Hiện vẫn chưa rõ số thịt gà sống trên thật sự là do lỗi của nhà bếp, hay có liên quan đến tình trạng bất ổn tại Thượng Thủy. Thượng Thủy là một khu vực tiếp giáp với Trung cộng và gần đây liên tục xuất hiện những cuộc biểu tình lớn. Người dân địa phương ở đây kêu gọi để giành lại khu vực này từ những khách du lịch và thương nhân Trung Cộng.
Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông vẫn diễn ra căng thẳng. Lực lượng cảnh sát chống bạo động phải dùng bình xịt hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để giải tán người biểu tình. Hành động này gây ra một phản ứng dữ dội hơn từ những người biểu tình, khiến họ đáp trả bằng cách đốt lửa trên đường phố và ném gạch vào cảnh sát. Vào đầu tuần này, Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lâm tuyên bố rút lại Dự luật dẫn độ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-hong-kong-bat-ngo-nhan-duoc-100-hop-thuc-an-voi-thit-ga-song/

Chính quyền Hong Kong:

‘Mỹ chớ can thiệp vào việc nội bộ của đặc khu’

Hôm 9/9, hàng ngàn sinh viên Hong Kong nắm tay tạo thành các chuỗi dài bên ngoài các trường học để thể hiện sự đoàn kết, kêu gọi cải cách dân chủ sau các cuộc đụng độ bạo lực vào cuối tuần, theo AP.
Cuộc biểu tình ôn hòa này diễn ra khi chính quyền Hong Kong lên án “hành vi phi pháp của những người biểu tình cực đoan,” và cảnh báo Hoa Kỳ hãy tránh xa các vấn đề của Hong Kong.
Trước đó, hôm 8/9, hàng ngàn người biểu tình đã tổ chức một cuộc tuần hành ôn hòa tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ để tìm kiếm sự hỗ trợ của Washington, nhưng bạo lực đã bùng phát sau đó tại một khu phố thương mại khi những người biểu tình đập phá các ga tàu điện ngầm, đốt lửa và chặn giao thông, khiến cảnh sát phải nổ súng.
Vào tuần trước, chính quyền Hong Kong đã đồng ý rút bỏ một dự luật dẫn độ – nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình suốt những tháng qua – nhưng những người biểu tình muốn các yêu cầu khác được đáp ứng, bao gồm bầu cử trực tiếp các lãnh đạo thành phố và mở điều tra độc lập về các hành động của cảnh sát.
Cũng hôm 8/9, người biểu tình đã kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “đấu tranh cho Hong Kong” và đảm bảo Quốc hội thông qua dự luật đề xuất các biện pháp trừng phạt và chế tài kinh tế đối với các quan chức Hong Kong và Trung Quốc, những người bị cáo buộc đàn áp dân chủ và nhân quyền.
Chính quyền Hong Kong bày tỏ sự hối tiếc về dự luật của Hoa Kỳ, được gọi là Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong.
Chính quyền Hong Kong hôm 9/9 nói rằng “các cơ quan lập pháp nước ngoài không nên can thiệp bằng bất kỳ hình thức nào vào các vấn đề nội bộ” của Hong Kong.
Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, vào tuần trước nói rằng cư dân Hong Kong xứng đáng được tự chủ thực sự và không phải sợ hãi. Bà kêu gọi chấm dứt hành động bạo lực của cảnh sát chống lại người biểu tình và cho biết Quốc hội Hoa Kỳ mong muốn nhanh chóng thúc đẩy dự luật Hong Kong.
https://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-hong-kong-my-cho-can-thiep-vao-viec-noi-bo-cua-dac-khu/5075778.html

Hồng Kông: Cảnh sát trở thành đối tượng

bị người biểu tình căm hận

Mai Vân
Trong những tuần lễ gần đây liên tục xảy ra xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát Hồng Kông. Hôm 08/09/2019 sau một cuộc tuần hành tiến đến lãnh sự quán Mỹ ở khu vực Trung Hoàn, một số người biểu tình đã đốt phá cửa vào một ga tàu điện metro, bốn bến khác cũng bị đập phá một phần.
Theo ghi nhận của thông tín viên RFI, Florence de Changy, tại Hồng Kông, lòng tức giận của người biểu tình giờ đây chủ yếu nhắm vào cảnh sát :
Tại khu Causeway Bay, nơi giá sang cửa hiệu đắt nhất thế giới, không khí mua sắm tối Chủ Nhật hôm qua đột nhiên thay đổi khi vài trăm thanh niên biểu tình đến nơi ngăn chặn lưu thông, đi theo họ là đám đông không kém gồm các nhà báo, phóng viên nhiếp ảnh. 
Không khí thoạt đầu vẫn còn vui vẻ, cảnh sát chống bạo động chỉ thấp thoáng cách đấy 50 hay 100 mét. Đầu đội mũ bảo hiểm, mặt được che bằng mặt nạ cầu kỳ hơn là những khẩu trang giải phẫu thô sơ lúc ban đầu, hai thanh niên Nathan và Jessie đã mô tả thái độ và lời lẽ của người biểu tình đối với cảnh sát : « Đấy ! Họ đang nói những điều như cảnh sát là ăn mày, là chó săn, chủ yếu là những lời chửi rủa cảnh sát ».
Hai thanh niên giải thích là nỗi tức giận đối với cảnh sát lên cao dần sau 3 sự cố chính.
Tất cả bắt đầu vào buổi trưa ngày 12/06/2019, ở khu Admiralty với những cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy tại Hồng Kông.
Jessie nói thêm : « Còn thêm những chuyện ở Yên Lãng vào tháng 7 đã gây chấn động nữa. Người biểu tình bị côn đồ tấn công. Và còn ngày 31/08/2019… »
Nathan tóm lại : « Tôi nghĩ đây là những hành vi tồi tệ nhất mà cảnh sát đã làm đối với người Hồng Kông ».
Nhưng câu chuyện đã bị cắt ngang giữa chừng vì cảnh sát bắt đầu tấn công giải tán. Thêm một ngày cuối tuần khác ở Hồng Kông kết thúc trong màn khói cay.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190909-hong-kong-ca%CC%89nh-sa%CC%81t-tro%CC%89-tha%CC%80nh-do%CC%81i-tuo%CC%A3ng-bi%CC%A3-nguoi-bieu-tinh-cam-ha%CC%A3n

Thương chiến Mỹ-Trung:

Xuất khẩu TQ giảm trong tháng 8

Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 8 khi các chuyến hàng đến Mỹ chậm lại, làm tăng thêm lo ngại về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Trung Quốc dự kiến sẽ sớm công bố nhiều biện pháp hỗ trợ hơn, nhằm tránh nguy cơ suy thoái kinh tế mạnh.
Biện pháp hỗ trợ này có thể bao gồm những cắt giảm một số lãi suất cho vay chính, lần đầu tiên trong bốn năm.
Xuất khẩu tháng 8 từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 1% so với một năm trước đó, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6, khi giảm 1,3%.
Trong khí đó các nhà phân tích đã dự kiến sẽ thấy xuất khẩu gia tăng.
‘Nhu cầu yếu ớt’
Xuất khẩu tháng 8 sang Mỹ của Trung Quốc đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, chậm lại từ mức giảm 6,5% trong tháng Bảy. Trong khi đó, nhập khẩu từ Mỹ sụt giảm 22,4%.
Cuộc chiến thương mại kéo dài một năm giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong tháng 8, với việc Washington công bố áp 15% trên một loạt các mặt hàng Trung Quốc từ tháng Chín.
Trung Quốc đã phản công bằng cách áp thuế lại, và để đồng tiền nhân dân tệ của họ giảm giá để bù đắp một số áp lực thuế quan.
Trump có đúng về tình trạng mất việc ở TQ?
Thương chiến Mỹ – Trung trong 400 từ
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
Hôm thứ Sáu, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm yêu cầu dự trữ của các ngân hàng lần thứ bảy kể từ đầu năm 2018 để có thêm tiền cho vay.
Giới phân tích kỳ vọng rằng một đồng nhân dân tệ giảm sẽ cân bằng một số áp lực chi phí.
Trung Quốc lần đầu tiên để cho đồng nhân dân tệ vượt qua mức 7 đô la trong tháng 8 kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Điều đó khiến Washington gọi Bắc Kinh là “kẻ thao túng tiền tệ”.
“Xuất khẩu vẫn còn yếu ngay cả khi đối mặt với sự mất giá đáng kể của đồng nhân dân tệ, cho thấy nhu cầu yếu ớt là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu trong năm nay”, Zhang Yi, chuyên gia kinh tế tại Zhong Hai Sheng Rong Capital Management cho biết.
Tiếp tục đàm phán
Nhiều nhà phân tích dự đoán tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm hơn nữa trong những tháng tới, với nhiều biện pháp thuế quan của Mỹ sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10 và ngày 15 tháng 12.
Xuất khẩu bình quân hàng năm của Trung Quốc sang châu Âu, Nam Hàn, Úc và Đông Nam Á cũng trở nên tồi tệ hơn, so với con số của tháng Bảy.
Nhưng xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan đã tốt hơn một chút so với tháng trước.
Hôm thứ Năm, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đồng ý gia hạn các cuộc đàm phán thương mại vào tháng 10 tại Washington, lần đầu tiên kể từ cuộc họp thương mại Mỹ-Trung thất bại vào tháng Bảy.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49630766

Bắc Kinh đe dọa “nghiền nát”

mọi hoạt động ly khai tại Hồng Kông

Trọng Thành
Truyền thông Nhà nước Trung Quốc hôm nay, thứ Hai 09/09/2019, lớn tiếng đe dọa « sẽ nghiền nát » bất cứ hoạt động ly khai nào tại đặc khu Hồng Kông. Tuyên bố được đưa ra ngay hôm sau ngày nhiều người tranh đấu tập hợp trước lãnh sự quán Hoa Kỳ, để yêu cầu Washington hỗ trợ cho dân chủ và tự do tại Hồng Kông.
Nhật báo Anh ngữ China Daily của chính quyền Trung Quốc khẳng định đây là một bằng chứng về việc có các thế lực nước ngoài đằng sau phong trào phản kháng, và cảnh báo người biểu tình nên « ngừng thách thức sự kiên nhẫn của chính quyền trung ương ». Xã luận báo China Daily nhắc lại chủ quyền của Bắc Kinh đối với Hồng Kông và quy trách nhiệm cho các thế lực nước ngoài : « Hồng Kông là một vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, và đây là giới hạn, mà bất cứ ai cũng
không nên thách thức, kể cả về phía người biểu tình, cũng như các thế lực nước ngoài đang giật dây những trò chơi bẩn thỉu ».
Học sinh vào cuộc
Trong khi đó, phong trào phản kháng tại Hồng Kông sáng hôm nay có thêm một hình thức hoạt động mới. Học sinh nhiều trường trung học, khoảng 170 trường theo báo Nhật NHK, trước giờ vào lớp, khẩu trang bịt miệng – như trong các cuộc xuống đường của các thế hệ đi trước – nắm tay nhau, nối thành hàng dài, hô vang khẩu hiệu « Nhân dân Hồng Kông, hãy tiếp thêm dầu ! ».
« Tiếp thêm dầu » đã trở thành khẩu hiệu tập hợp mới của phong trào đòi dân chủ. Các học sinh cũng mang theo nhiều khẩu hiệu lên án bạo lực cảnh sát. Theo một học sinh trường trung học Wah Yan ở quận Kowloon, thì hoạt động nói trên là một biểu hiện mạnh mẽ nhất cho thấy phong trào phản kháng đã bắt rễ sâu trong xã hội Hồng Kông, lan vào cả học đường.
Dấu hiệu mệt mỏi
Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI Stéphane Lagarde có mặt tại Hồng Kông đêm qua, bên lề một cuộc biểu tình, đã có những dấu hiệu mệt mỏi của những người tham gia tranh đấu, liên tục từ 14 tuần qua. Đây có lẽ là một trong những lý do khiến phong trào phản kháng đang phải tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ bên ngoài.
« Cuộc tuần hành chính thức đã kết thúc từ lâu, nhưng đụng độ vẫn tiếp diễn giữa hàng chục người biểu tình và lực lượng an ninh tại khu Đồng La Loan (Causeway bay). Trên các đại lộ mua sắm, các trung tâm thương mại đã đóng cửa. Sắp đến nửa đêm, tiếng loa của cảnh sát vang lên hết vẻ kiên nhẫn, yêu cầu người biểu tình mau chóng giải tán và trở về nhà.
Dưới ánh sáng của những tấm màn hình khổng lồ, còn lại một số khách bộ hành rỗi việc, phóng viên với bộ áo màu vàng phản quang và những người thuộc lực lượng y tế tình nguyện.
Erik, một nhân viên y tế tình nguyện, vừa đến gần một người biểu tình để khuyên về nhà nghỉ, cho biết : ‘‘Chúng tôi nhìn thấy gương mặt người ấy mệt mỏi. Chưa kể một số vết thương nhẹ trên người. Chúng tôi khuyên người ấy nghỉ ngơi, tĩnh tâm. Chúng tôi biết là có khoảng 40% người biểu tình hiện nay đã kiệt sức, đặc biệt do đối đầu với cảnh sát’’.
Các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp, các cuộc đối đầu kéo dài đôi khi đến đêm khuya. Theo một thăm dò dư luận mới đây, khoảng 57% người Hồng Kông đã không ngủ đủ giấc trong mùa hè vừa qua. Đây cũng là trường hợp của Dejong Chen, một người mà chúng tôi đã gặp hôm nay trước cửa lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông.
Người kỹ sư này cho biết : Chúng tôi yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ, bởi một mình chúng tôi không thể đạt được các mục tiêu. Hiện nay, nhiều người trong số chúng tôi đã kiệt sức. Kỳ nghỉ cuối tuần nào cũng vậy, chúng tôi cũng phải xuống đường. Đa số người dân Hồng Kông cũng đã mệt mỏi, tuy nhiên điều này không cản trở chúng tôi tiếp tục cuộc chiến cho đến khi đạt được mục tiêu.
Mệt mỏi, thất vọng và cuối cùng là các xô xát, đụng độ. Trên tuyến đường tuần hành hôm Chủ Nhật này, đã có thêm một trạm xe điện ngầm bị đập phá ».
Hoàng Chi Phong lên đường sang Đức
Tìm kiếm các hỗ trợ từ bên ngoài là nỗ lực mới của phong trào phản kháng. Hôm nay, nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong (Joushua Wong), 22 tuổi, lên đường sang Đức, sau khi bị tạm giờ tại sân bay Hồng Kông, khi trở về từ Đài Loan tối qua. Sáng nay, Hoàng Chi Phong được trả tự do. Lý do bị câu lưu là do vi phạm quy chế bảo lãnh tại ngoại. Tuy nhiên, theo tư pháp Hồng Kông, việc tạm giữ là do một quyết định sai, trên thực tế, quy chế bảo lãnh tại ngoại cho phép đương sự đi ra nước ngoài.
Sau Đức, Hoàng Chi Phong có kế hoạch đi Mỹ, theo một phát ngôn viên của phong trào vì dân chủ Demosisto, mà Hoàng Chi Phong là người sáng lập.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190909-bac-kinh-de-doa-nghien-nat-moi-hoat-dong-ly-khai-tai-hong-kong

Bắc Kinh tung độc chiêu trước đàm phán Mỹ-Trung

PBOC hạ tỷ lệ dữ trự bắt buộc đồng nghĩa bơm thêm thanh khoản 900 tỷ nhân dân tệ (126,35 tỷ USD) vào nền kinh tế Trung Quốc.
Mới đây, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã chính thức thông báo hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5% và sẽ giảm tới 1% đối với một số ngân hàng đủ tiêu chuẩn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 16/9.
Theo tính toán, động thái chính sách của PBOC đồng nghĩa bơm thêm thanh khoản 900 tỷ nhân dân tệ (126,35 tỷ USD) vào nền kinh tế số hai thế giới.
Trong thông báo, PBOC nhấn mạnh sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chú trọng kiểm soát định hướng, duy trì thanh khoản đầy đủ và hợp lý, giữ tốc độ tăng quy mô tài chính xã hội cơ bản phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP.
Cũng theo PBOC, lần hạ mức dự trữ tiền gửi này ở gần đợt đăng ký thuế giữa tháng 9, thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ vẫn cơ bản ổn định và chỉ đạo thực hiện làm hai đợt cũng có lợi cho việc gia tăng cung tiền an toàn và có trật tự. Trung Quốc khẳng định duy trì định hướng chính sách tiền tệ ổn định.
Dương Đức Long, kinh tế gia của Quỹ Hải Khai Nguyên nói, lần cắt giảm này đã thực hiện chủ trương của Hội nghị thường vụ Quốc Vụ viện, tức là kiên quyết thực thi chính sách tiền tệ thận trọng và điều chỉnh  phù hợp kịp thời, đẩy nhanh thực hiện các biện pháp điều chỉnh hạ lãi suất, kịp thời vận dụng các công cụ chính sách như giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc phổ biến và giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc định hướng.
Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một biện pháp điều chỉnh theo chu kỳ. Nó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ niềm tin thị trường. Đây là một điểm tích cực lớn đối với thị trường chứng khoán hiện tại và có lợi cho việc thúc đẩy tăng hơn nữa.
Về phía các chuyên gia quốc tế, bà Freya Beamish, kinh tế gia về châu Á tại Pantheon Macroeconomics, cho biết Bắc Kinh đã đánh tiếng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc suốt nhiều tuần. Bà dự báo PBOC sẽ giảm lãi suất 0,2% trong tháng 9, tương tự như Fed.
Dự trữ bắt buộc là lượng tiền các ngân hàng phải duy trì tương ứng với tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo thanh khoản. Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng nghĩa các ngân hàng có thêm tiền để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, từ đó giảm chi phí đi vay.
Nhìn lại lịch sử, PBOC đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức lớn 16 lần.
Từ việc xem chỉ số chứng khoán của sàn Thượng Hải vào 1 ngày sau thì thấy tỷ lệ giảm bình quân 0,57%, xác suất tăng 37,5%; 5 ngày sau thông báo chỉ số chứng khoán bình quân tăng 0,22%, xác suất tăng 43,75%.
Giới quan sát cho rằng, việc PBOC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn có một mục đích khác ngoài mục đích bơm thêm thanh khoản lớn vào nền kinh tế, kích thích tiêu dùng.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các nhà đàm phán thương mại cấp cao Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ có cuộc gặp tại Washington trong tháng 10 tới. Trong khi đó, các nhân viên cấp thấp hơn sẽ gặp nhau vào cuối tháng này.
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, Bắ Kinh muốn có được ưu thế trên bàn đàm phán khi có thể chứng minh cho Mỹ thấy tiềm lực kinh tế của mình thông qua việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng.
Thế nhưng, liệu rằng Washington có chấp nhận “nhân nhượng” trước Bắc Kinh hay không? Khả năng đó rất thấp. Cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều muốn chứng tỏ vị thế và sức mạnh của mình trước đối phương.
Chính vì thế, các chuyên gia kinh tế không mấy lạc quan về cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sắp tới.
Sự leo thang nhanh chóng về thuế quan từ cả hai quốc gia trong những tuần gần đây sẽ khiến cho một thỏa hiệp thực sự trở nên khó khăn.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30278-bac-kinh-tung-doc-chieu-truoc-dam-phan-my-trung.html

TQ thực sự muốn gì ở Bắc Cực?

Liệu Bắc Kinh có tuân thủ luật chơi như ở Nam Cực?
Tháng 4 năm 2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi xuất hiện tại Hội đồng Bắc Cực để nói về mối đe dọa Trung Quốc ở Bắc Cực. Điều đó rõ ràng làm kinh ngạc nhiều người tham gia, những người háo hức hơn khi nói về cuộc khủng hoảng ngày một rõ ràng hơn của biến đổi khí hậu.
Một số người muốn thảo luận về vấn đề Nga, nhưng ông Pompeo lại chọn giải thích về mối đe dọa Trung Quốc.
Như được ghi nhận gần đây, sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Bắc Cực không hoàn toàn ngẫu nhiên, và có thể là một kết quả của liên minh Nga-Trung ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, hiện tại, xác suất sự hiện diện quân sự thường xuyên của Trung Quốc ở Bắc Cực vẫn là rất thấp. Nhưng nếu các tập đoàn Trung Quốc ráo riết tiến vào khu vực, tìm cách gặt hái những “phần thưởng” từ sự tan chảy nhanh chóng đang diễn ra sẽ gây ra những lo ngại.
Người Nga đã lên tiếng về sự tăng trưởng không giới hạn của ngành khai thác gỗ Trung Quốc ở Siberia. Và, thực tiễn đã chỉ ra rằng, việc kiểm soát và giám sát kém có thể tàn phá ngư trường Bắc Cực, một trong những thiên đường gần như nguyên sơ cuối cùng trên Trái đất và là nơi sinh sống của vô số loài sinh vật độc đáo.
Mới đây, phiên bản tiếng Quan thoại của Dragon Eye có đăng một bài về khả năng đánh bắt cá ở cực 2 cực trái đất của hai nhà nghiên cứu thủy sản Trung Quốc. Trọng tâm của tác phẩm là những chỉ số về nghề cá ở 2 cực và được xuất bản đầu năm 2019.
Khi phân tích, các tác giả giải thích về khả năng phát triển nguồn lợi thủy sản ở Bắc cực và tiềm năng chưa được khai thác của nó đã thu hút sự chú ý cao ở các nước liên quan. Các ước tính tốt về quần thể cá Bắc Cực, ngụ ý về một cơ cấu có trách nhiệm để hợp tác phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn chưa rõ ràng tại Bắc Băng Dương.
Bài báo giải thích rằng các hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc ở Nam Cực đã được phát triển khá tốt. Theo sáng kiến ​​bắt đầu vào năm 1984, Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của Ủy ban bảo tồn tài nguyên sinh vật biển ở Nam Cực (CCAMLR), cơ quan chi phối tất cả các hoạt động đánh bắt cá ở Nam Cực, vào năm 2007.
Theo báo cáo này, đây là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia Made in China 2025, là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hàng hải của Trung Quốc.
Không phóng đại tham vọng của Trung Quốc ở Bắc Cực, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy rằng hàng thập kỷ phát triển nghề cá ở Nam Cực đã được Bắc Kinh chuẩn bị tốt. Bài báo cũng nói rằng Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) gần đây đã xem xét kỹ lưỡng việc vận chuyển cần được quy định như thế nào tại Bắc cực, và hiện đang đánh giá các quy định đối với việc đánh bắt tại Bắc Cực.
Báo cáo này cũng kêu gọi Trung Quốc phá vỡ vị trí độc quyền của các quốc gia Scandinavi liên quan đến đổi mới đánh bắt cá ở Bắc Cực, bao gồm cả các khía cạnh an toàn và môi trường.
Các chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ không quan tâm đến việc đánh bắt cá của Trung Quốc ở Bắc Cực. Tuy nhiên, các tàu cá này có thể đe dọa Bắc Cực hơn bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc có thể triển khai đến khu vực.
Thật vậy, gợi ý được cung cấp bởi bài báo Trung Quốc này ngụ ý rằng việc đánh bắt cá của Trung Quốc ở các vùng Bắc Cực cần phải theo dõi chặt chẽ các hoạt động “đánh bắt” của những người khác trong khu vực.
Hiện tại, có một số bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng khi nói về việc mở rộng ra tất cả các đại dương thế giới, Bắc Kinh dường như sẵn sàng chơi theo các bộ quy tắc quan trọng, như CCAMLR. Tuy nhiên, trường hợp này cần được theo dõi xem liệu Bắc Kinh có thực sự tuân thủ cuộc chơi để bảo vệ môi trường toàn cầu, bao gồm thông qua việc áp dụng các thực hành nghề cá bền vững thực sự.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30275-tq-thuc-su-muon-gi-o-bac-cuc.html

TQ tự bôi nhọ hình ảnh của mình

và đẩy các nước ven Biển Đông xích lại gần Mỹ

Trung Quốc – nước đông dân nhất thế giới và có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, lại là 1 trong 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Lẽ ra Trung Quốc phải là quốc gia hành động có trách nhiệm phù hợp với địa vị của một nước lớn, song qua việc đẩy mạnh hành vi xâm lấn ở Biển Đông, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế và những lời chỉ trích của dư luận, những người cầm quyền ở Bắc Kinh đang tự bôi nhọ hình ảnh của mình trong con mắt của cộng đồng quốc tế.
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được ký kết vào năm 1982 và được coi như một bản Hiến pháp về Biển, đại dương trên toàn thế giới. Trung Quốc đã ký kết và phê chuẩn Công ước này nhưng Trung Quốc lại không tuân thủ nghĩa vụ của mình. Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài vụ kiện của Philippines khởi xướng, đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông. Nhưng Trung Quốc hoàn toàn không đoái hoài gì đến phán quyết mà tòa đã đưa ra. Như
vậy rõ ràng những người cầm quyền ở Bắc Kinh không quan tâm đến luật pháp quốc tế và lẽ phải mà là tham vọng củng cố sức mạnh, quyền lực, thống trị.
Đáng chú ý, không chỉ gây hấn với Việt Nam, Trung Quốc còn có nhiều động thái gây hấn cả với Philippines, Malaysia. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã điều hai tàu khảo sát là Zhanjian và Dong Fang Hong 3 hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines buộc Philippines phải lên tiếng và trao công hàm phản đối. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng bị cáo buộc quấy rối các tàu thăm dò dầu và khí đốt của Malaysia.
Đây không phải là điều gì mới lạ mà là cách làm mang tính quy luật của Trung Quốc. Họ muốn liên tục gây sức ép với các nước trong khu vực Biển Đông thông qua việc thực hiện các hành vi quấy rối bằng hình thức này hay hình thứckhác với mức độ ngày càng leo thang nghiêm trọng hơn.
Các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia đều có lợi ích chung là duy trì hòa bình ổn định, bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hải ở Biển Đông trên tinh thần thượng tôn pháp luật, song do các nước chưa có sự phối hợp hành động nên Trung Quốc đang tiếp tục lấn tới. Nếu mỗi nước đơn độc để chống chọi với Trung Quốc sẽ rất khó khăn và rơi vào “cái bẫy” của Trung Quốc “bẻ từng chiếc đũa”, song nếu 3 nước kết hợp thành 1 khối thống nhất thì Bắc Kinh phải dè chừng.
Để đối phó với sự cưỡng ép của Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Malaysia cần tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại những hành vi xâm lấn của Trung Quốc, đồng thời cần tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Trước hết cần cùng nhau vạch trần những hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông để thế giới thấy rõ bộ mặt thật của những người cầm quyền ở Bắc Kinh.
Mỹ có lợi ích chiến lược quốc gia ở Biển Đông nên không chấp nhận việc Trung Quốc tìm cách lấn lướt ở khu vực. Nhận thức rõ tham vọng “bá quyền” của Trung Quốc, Mỹ đã có nhiều thay đổi về mặt chính sách theo hướng kiên quyết hơn đối với các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Washington là củng cố quan hệ liên minh và quan hệ đối tác trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là mặt thuận cho các nước nhỏ ven Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia.
Trung Quốc đang mạnh mẽ và còn lớn mạnh hơn trong tương lai. Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi tham vọng bá quyền để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” mà không quan tâm đến lợi ích của Mỹ hay các nước khác. Trong bối cảnh đó, Mỹ mong muốn tập hợp sức mạnh cùng các quốc gia khác trong khu vực để thuyết phục và buộc Trung Quốc phải tôn trọng các quốc gia khác, tuân thủ luật pháp quốc tế. Việc tôn trọng lợi ích của nhau trong quan hệ quốc tế sẽ là con đường đúng đắn trong quá trình phát triển. Đây là điều giới cầm quyền ở Bắc Kinh luôn lớn tiếng rêu rao để biện hộ cho sự “phát triển hòa bình” của Trung Quốc, song trên thực tế họ không hành động như vậy.
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tạo nguy cơ cho hòa bình ổn định khu vực, Washington nhận thấy tầm quan trọng của việc hợp tác với các quốc gia khác trong đó có Việt Nam để đưa ra đối sách phù hợp với Bắc Kinh. Song song với việc củng cố quan hệ với những đồng minh truyền thống, Mỹ mong muốn hợp tác với các nước trong khu vực để có sức mạnh lớn hơn, ngăn chặn khả năng và ý đồ trở thành bá quyền của Trung Quốc.
Để đối phó với hành vi sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ đã có nhiều hỗ trợ dành cho đồng minh, chẳng hạn như Philippines. Về cách thức hỗ trợ với Philippines, Mỹgiúp nâng cao năng lực quân sự, quốc phòng cho Philippines để họ có thể đối phó với các hành vi gây rối của Trung Quốc, đồng thờituyên bố bảo vệ tàu, thuyền của chính phủ Philippines hoạt động ở Biển Đông theo Hiệp ước an ninh song phương.
Với Việt Nam, dường như Mỹ đã đứng về phía Việt Nam trong vụ việc Trung Quốc gây hấn vừa qua qua Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/8/2019lên án đích danh Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào các hoạt động dầu khí của Việt Nam; ngày 26/8/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ ra Thông cáo nêu rõ: “Gần đây, Trung Quốc đã nối lại hành vi can thiệp mang tính cưỡng ép đối với các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông, mâu thuẫn trực tiếp với cam kết của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La rằng Trung Quốc sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình.Các hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, lớn và nhỏ, được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực đã được quốc tế thừa nhận”. Đây là lần hiếm hoi Lầu năm góc lên tiếng phản đối trực diện hành vi của Trung Quốc gây hấn với Việt Nam.
Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược “cắt lát salami” hay còn gọi là chiến lược “tằm ăn lá dâu” đối với Việt Nam, Philippines và Malaysia trên Biển Đông. Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát Biển Đông thông qua các đảo nhân tạo, đây là điều Mỹ không chấp nhận. Mỹ luôn nhấn mạnh “không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông”, song những phát biểu chính thức của Mỹ liên quan đến vụ việc Trung Quốc gây hấn trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Mỹ đang đứng hẳn về phía Việt Nam.
Liên quan đến Thông cáo ngày 26/8/2019 của Bộ Quốc phòng Mỹ, ngày 27/8/2019, Người phát ngôn của Bắc Kinh nói Trung Quốc “kiên quyết bảo vệ trật tự thế giới và tuân thủ luật pháp quốc tế, luôn thực thi các quyền hợp pháp của mình trong khu vực dựa trên luật pháp quốc tế” và yêu cầu Mỹ “đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng trong các vấn đề quốc tế và khu vực.”
Phát biểu nói trên của Người phát ngôn Trung Quốc càng bôi nhọ thêm hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế bởi họ đang tìm cách “đổi trắng, thay đen” bởi hành vi của họ vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; các yêu sách của họ đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ. Chính Trung Quốc là kẻ đang hành động bất chấp luật pháp quốc tế.
Ngược lại, Thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đang đứng về phía chính nghĩa của Việt Nam, bảo vệ lẽ phải và thúc đẩy thực thi luật pháp quốc tế ở Biển Đông. mang tính xây dựng. Nếu những người cầm quyền ở Bắc Kinh không điều chỉnh hành vi của mình mà còn tiếp tục lớn tiếng xuyên tạc sự thật thì họ không chỉ tự làm xấu đi hình ảnh của mình, làm hổ thẹn cho mỗi người dân Trung Quốc mà còn đẩy các nước khu vực, trong đó có Việt Nam ngày càng xích lại gần Mỹ. Chắc Trung Quốc hiểu rõ “hữu xạ tự nhiên hương”.
http://biendong.net/bien-dong/30281-tq-tu-boi-nho-hinh-anh-cua-minh-va-day-cac-nuoc-ven-bien-dong-xich-lai-gan-my.html

Philippines khẳng định

không từ bỏ phán quyết Biển Đông

Phủ Tổng thống Philippines cho biết Manila sẽ không từ bỏ phán quyết Biển Đông, khẳng định phán quyết là cuối cùng, mang tính ràng buộc và không thể kháng cáo.
“Tuyên bố của chúng tôi, như Tổng thống đã nói, phán quyết về Biển Đông là cuối cùng, ràng buộc và không thể kháng cáo. Chúng tôi sẽ phải tìm kiếm cơ chế để thực thi nó”, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Salvador Panelo nói hôm 5/9.
Ông Panelo nhấn mạnh Philippines sẽ không từ bỏ phán quyết và điều này được làm rõ trong tuyên bố trước đó của Tổng thống Duterte.
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi ông Duterte nói ông không hài lòng khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục bác bỏ phán quyết Biển Đông trong cuộc gặp song phương ở Bắc Kinh cuối tháng 8.
“Tôi nói: Tôi không nhấn mạnh vào câu trả lời của ông bây giờ nhưng tôi không hài lòng với câu trả lời của ông. Dù vậy, tôi sẽ không đòi hỏi thêm những câu trả lời khác. Tôi vẫn sẽ giữ nguyên quan điểm như bắt đầu”, ông Duterte thuật lại cuộc trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc.
Theo ông Panelo, ngay cả khi các tranh chấp hàng hải rơi vào tình trạng bế tắc, Bắc Kinh và Manila vẫn có thể hợp tác trong một số lĩnh vực.
“Tổng thống quan tâm giải quyết các lĩnh vực khác mà ở đó Philippines không có xung đột với Trung Quốc”, ông này nói thêm.
Về đề xuất thăm dò dầu khí chung giữa 2 nước, ông Panelo cho biết ban chỉ đạo của 2 nước sẽ phải thảo luận về các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận được đề xuất.
“Điều đó phải được thỏa thuận, chúng tôi không biết các điều khoản tham chiếu sẽ là gì”, ông cho hay.
Tại cuộc họp giữa lãnh đạo 2 nước hồi tuần trước, Trung Quốc và Philippines xác nhận thành lập một ban chỉ đạo chung liên chính phủ và một nhóm làm việc giữa các doanh nghiệp có liên quan đến vấn đề hợp tác dầu khí trên Biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/30285-philippines-khang-dinh-khong-tu-bo-phan-quyet-bien-dong.html

Tổng thống Duterte cứng rắn hơn với TQ

trên vấn đề Biển Đông

Ngay trước chuyến thăm Trung Quốc từ 28/8/2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thể hiện một thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc trên vẩn để Biển Đông bởi lẽ:
(i)Nhà lãnh đạo Philippines thời gian qua liên tục phải đối mặt với làn sóng chỉ trích trong nước về thái độ mềm mỏng với Bắc Kinh bất chấp các hành động ngang ngược của Trung Quốc vi phạm các vùng biển của Philippines, thậm chí đi vào cả lãnh hải của Philippines, cách bờ biển Philippines chỉ vài hải lý;
(ii) Trong hơn 3 năm nắm quyền của Tổng thống Duterte, Philippines chưa thu được những lợi ích kinh tế như kỳ vọng từ Bắc Kinh mà chủ yếu chỉ là những lời hứa xuông, trong khi đó người Trung Quốc ở Philippines lại tăng lên rất nhiều gây ra nhiều vấn đề cho Philippines;
(iii) Nhóm tàu Hải Dương 08 tiến hành khảo sát bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính trong gần 2 tháng qua bất chấp phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Phán quyết 12/7/2016 của Tòa Trọng tài. Qua đây thấy rõ bộ mặt thật của những người cầm quyền ở Bắc Kinh.
Từ cuối tháng 7 đến nay, Philippines liên tiếp trao công hàm phản đối việc Bắc Kinh cho tàu khảo sát hoạt động trong vùng biển của Philippines.Tổng thống Philippines Duterte lên tiếng cảnh báo về việc đưa ra “các biện pháp không thân thiện” đối với các tàu nước ngoài đi vào vùng lãnh hải của nước này mà không được phép. Lời cảnh báo được đưa ra sau khi có thông tin Trung Quốc điều tàu chiến đi vào khu vực chỉ cách bờ biển của Philippines vài hải lý.
Theo một số nguồn tin, để thể hiện thái độ bất bình trước những hành động xâm lấn của Bắc Kinh ở Biển Đông, Tổng thống Duterte đã cắt ngắn lịch trình chuyến thăm Trung Quốc, ban đầu dự kiến là 8 ngày, đến nay rút ngắn còn lại 4 ngày.
Đáng chú ý là trước những hành vi xâm lấn của Trung Quốc, Tổng thống Duterte nhấn mạnh bất cứ cuộc phiêu lưu hay thám hiểm nào trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines đều liên quan trực tiếp tới phán quyết của Tòa Trọng tài; khẳng định sẽ trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình về phán quyết 12/7/2016 của Tòa Trọng tài trong chuyến thăm Trung Quốc từ 28/8/2019.
Trung Quốc đang cố tìm cách để ngăn ông Duterte nêu phán quyết của Tòa Trọng tài và vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc. Tuy nhiên, trong Lễ khánh thành một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Romblo, miền Trung Philippines hôm 21/8, ông Duterte tỏ ý sẽ hủy gặp Chủ tịch Tập Cận Bình nếu phán quyết Biển Đông bị gạt ra khỏi chương trình nghị sự cuộc gặp. Ông Duterte nói “Họ (Trung Quốc) nói vấn đề đó sẽ không được đề cập đến. Tôi nói không. Nếu tôi với tư cách là tổng thống của một quốc gia có chủ quyền không được phép lên tiếng về những gì tôi muốn nói, thì tốt nhất là đừng hội đàm gì nữa”.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Lopez Locsin Jr. cũng khẳng định không gì có thể ngăn ông Duterte thảo luận phán quyết của Tòa trọng tài khi gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc cuối tháng 8/2019.
Để đối phó với việc ông Duterte đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định quan điểm của Bắc Kinh không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài ngay trước chuyến thăm của ông Duterte. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói “Thực tế chứng minh rằng nếu chúng ta xử lý vấn đề này một cách đúng đắn, điều đó sẽ tốt cho hòa bình và ổn định khu vực”; “Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Philippines dựa trên luật pháp quốc tế để 2 bên cùng nhau bảo vệ an ninh và trật tự hàng hải”.
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Duterte tránh đề cập tới Phán quyết này và tuyên bố hoãn thực thi nó để tránh chiến tranh với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông bất ngờ đổi giọng hồi đầu tháng khi khẳng định đã đến thời điểm đề cập tới Phán quyết. Thực ra, khi mới nhận chức Tổng thống, ông Duterte luôn khẳng định không từ bỏ Phán quyết mà sẽ đề cập vào một thời điểm thích hợp. Ông Duterte đã cầm quyền được hơn 2/3 nhiệm kỳ Tổng thống, nay là thời điểm thích hợp để ông nêu vấn đề này với Trung Quốc.
Việt Nam cũng nên tranh thủ lúc này để có thể đưa ra một Tuyên bố mạnh mẽ hơn về phán quyết 12/7/2016, nhất là giữa lúc Trung Quốc đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam vì Phán quyết 12/7/2016 là một cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam bảo vệ các vùng biển của mình nói chung và khu vực bãi Tư Chính nói riêng.
Philippines có thái độ cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông còn được thể hiện qua việc Philippines tập trung tăng cường lực lượng tuần tra của mình. Mới đây nhất, hôm 20/8/2019 Philippines đã tiếp nhận tàu hộ tống (lớp Pohang) BRP Conrado Yap từ Hàn Quốc. Đây là tàu tuần tra mạnh nhất của nước này từ trước tới nay. Ngoài ra, Philippines còn đang đặt Hàn Quốc một chiến hạm mới nhất, hiện đại nhất BRP Joser Rizal (FF-150) sẽ được chuyển giao cho Philippines vào năm 2020.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhấn mạnh “Việc hàng loạt các tàu chiến Trung Quốc gần đây xâm phạm lãnh hải Philippines làm nhu cầu này tăng lên. Tần suất cũng tăng lên. Thật đáng báo động khi quá nhiều tàu hải quân Trung Quốc đi qua eo biển Sibutu”, Do vậy Philippines cần một lực lượng hải quân mạnh mẽ. Rõ ràng Philippines đã cứng rắn hơn với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/30282-tong-thong-duterte-cung-ran-hon-voi-tq-tren-van-de-bien-dong.html

Ấn Độ mua tên lửa S-400 của Nga

Trọng Thành
Báo chí Ấn Độ đồng loạt loan tin Matxcơva cam kết sẽ chuyển giao 5 tổ hợp tên lửa S-400 của Nga đúng thời hạn. Thông tin do một lãnh đạo Ngoại Giao Nga đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga Rossiya-1 ngày hôm qua, 08/09/2019.
Theo thứ trưởng ngoại giao Nga Yuri Borisov, 5 tổ hợp tên lửa sẽ được chuyển cho New Delhi trong vòng từ 18 đến 19 tháng tới, đúng theo các cam kết trong hợp đồng trị giá 5,43 tỉ đô la.
Tổ hợp tên lửa S-400 của Nga, bố trí trên đất liền, được coi là một vũ khí phòng không hùng mạnh, có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, đặc biệt là ngăn chặn tên lửa hành trình, phi cơ, các phương tiện bay không người lái, cũng như các tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối, trên đường lao xuống mục tiêu.
New Delhi và Matxcơva đã ký kết hợp đồng tại thượng đỉnh song phương thường niên lần thứ 19 tháng 10/2018, tổ chức tại Ấn Độ. Wahsington nhiều lần đe dọa trừng phạt Ấn Độ nếu mua vũ khí của Nga, theo đạo luật (Luật CAATSA – Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt). Tuy nhiên, cho dù muốn siết chặt quan hệ với Mỹ, New Delhi khẳng định không từ bỏ quan hệ với Nga, đồng minh và bạn hàng lâu đời.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn được báo South China Morning Post dẫn lại, nhà nghiên cứu Hồ Chí Dũng (Hu Zhiyong), Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Thượng Hải, nhận xét việc Nga chuẩn bị chuyển giao tên lửa cho Ấn Độ cho thấy quan hệ Ấn – Nga « hiện đang bước sang một giai đoạn quan trọng » và mục tiêu không khó thấy của Nga là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á.
Quan hệ Ấn – Nga tiếp tục được tăng cường đặc biệt với cuộc hội kiến giữa thủ tướng Ấn Narendra Modi và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vladivostok, Nga, bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (Eastern Economic Forum) ngày 04 và 05/09. Trong dịp này, New Delhi và Matxcơva đã thỏa thuận thiết lập tuyến đường hàng hải xuyên qua Biển Đông, nối liền cảng biển Chennai, đông nam Ấn Độ, với Vladivostok, Viễn Đông nước Nga.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190909-an-do-mua-5-to-hop-ten-lua-s-400-cua-nga

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.