Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 07/09/2019

Saturday, September 7, 2019 4:47:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 07/09/2019

TT Trump hứa hỗ trợ tái thiết Bahamas

vì lo ngại Trung Cộng nhúng tay vào

Tin Washington DC – Tổng Thống Donald Trump đã hứa sẽ hỗ trợ Bahamas tái thiết sau khi bão Dorian tàn phá đảo quốc vùng Caribbean. Tuy nhiên, ý nghĩa đằng sau thiện ý này không chỉ vì Hoa Kỳ quan tâm đến người dân Bahamas, mà còn vì Washington lo ngại Trung Cộng sẽ lợi dụng tình hình thiên tai để tạo ảnh hưởng.
Nhiều phần của Bahamas chỉ cách bờ biển Florida 50 dặm, do đó, việc một đối thủ chính trị và kinh tế tạo được chỗ đứng tại đảo quốc này sẽ là mối lo ngại lớn cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Chính phủ Trump nói rằng điều ưu tiên hiện nay là tập trung vào việc giúp Bahamas hồi phục. Tuy nhiên, một số viên chức Hoa Kỳ cho biết với đài NPR rằng, chính phủ cũng lo ngại về các ảnh hưởng lâu dài, bao gồm cả vấn đề an ninh, trước sự hiện diện của Trung Cộng trong khu vực.
Bắc Kinh lâu nay vẫn không hề che giấu sự quan tâm của họ tới vùng châu Mỹ La-tinh. Ngay sau khi Tổng Thống Trump đắc cử và tuyên bố rút lui khỏi Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã nói với các lãnh đạo thương nghiệp của Châu Mỹ La-tinh rằng, Trung Cộng luôn sẵn sàng để thỏa thuận. Chính phủ cộng sản Trung Cộng, với nguồn tiền lớn và khả năng điều động tiền mặt nhanh chóng, hiện đang trở thành một thế lực tại châu Mỹ La-tinh.
Sự xâm nhập của Trung Cộng vào khu vực này được mở rộng đáng kể trong đợt khủng hoảng tài chính gần đây nhất, nhờ vào việc mua khoáng sản và hàng hóa với số lượng lớn từ các quốc gia vốn đang rất cần tiền. Trung Cộng cũng chi nhiều tỷ Mỹ kim cho các dự án xây đường sá và mạng viễn thông cho các nước Mỹ La-tinh. Gần đây nhất, Trung Cộng đã bắt đầu thể hiện sức mạnh của nước này trong vũ đài chính trị, khi ngăn cản các đề nghị của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc về việc tăng thêm áp lực với Venezuela. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tt-trump-hua-ho-tro-tai-thiet-bahamas-vi-lo-ngai-trung-cong-nhung-tay-vao/

Bờ Đông Hoa Kỳ đón bão Dorian

Bão Dorian đổ bộ xuống Outer Banks thuộc bang North Carolina, Hoa Kỳ, hôm 6/9, kéo theo sóng to gió lớn sau vài ngày biến nhiều nơi ở Bahamas thành đống đổ nát.
Theo Trung Tâm Bão Quốc gia, Dorian tới Mũi Hatteras lúc 9 giờ sáng với sức gió tối đa lên tới 150 km/giờ, tức là yếu hơn lúc bão ghé vào Bahamas trước đây trong tuần khiến ít nhất 30 người chết.
Bão gây lụt lội khu vực Outer Banks. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy nước dâng cao tận bếp, làm hư hỏng hàng rào và phố đi bộ trên biển. Outer Banks là khu vực có nhiều cảnh đẹp, gồm nhiều đảo nhỏ, và nổi tiếng về các bãi biển, hải đăng và vẻ đẹp thiên nhiên.
Dự báo bão Dorian sẽ đem gió bão nhiệt đới vào Massachusetts sáng sớm 7/9.
Chặng dừng chân trước của bão Dorian, ở đảo quốc Bahamas, đang gánh chịu thiệt hại nặng nề với ít nhất 70 ngàn người cần cứu trợ khẩn cấp. Đây là cơn bão tàn phá dữ dội nhất từng quét qua Bahamas.
Tại Mỹ có ít nhất 4 ca tử vong liên quan đến bão Dorian. Ba trường hợp trong số này xảy ra ở hạt Orange, bang Florida. Nạn nhân thứ tư là cư dân bang North Carolina.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%9D-%C4%91%C3%B4ng-hoa-k%E1%BB%B3-%C4%91%C3%B3n-b%C3%A3o-dorian-/5073570.html

Sau Bahamas, bão Dorian giảm cường độ

 khi đi qua Mỹ để lên Canada

Trọng Nghĩa
Sau khi tàn phá nặng nề quần đảo Bahamas, đã khiến ít nhất 43 người chết, bão Dorian đã tiếp tục đường đi ngược lên phía Bắc, dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Hoa Kỳ, quét qua Bắc Carolina vào sáng hôm qua, 06/09/2019, sau đó tiến lên vùng New England (phía đông bắc Hoa Kỳ) vào hôm nay, và sẽ tiếp tục hành trình lên miền Nova Scotia ở Canada
Điều có thể gọi là may mắn cho nước Mỹ là trận bão, thuộc diện cấp 5 cực mạnh khi đánh vào Bahamas, đã giảm hẳn cường đô sau đó. Khi đánh vào tiểu bang Bắc Carolina, Dorian chỉ còn là một trận bão cấp 1, với sức gió tối đa là 150 km/g.
Cho dù vậy, tại bang Bắc Carolina, trận bão cũng đã tạo nên tình trạng tình trạng lụt lôi ở một số nơi, đặc biệt ở vùng Outer Banks nơi phải hứng bão.
Riêng tại Bahamas, công tác cứu hộ vẫn tiếp tục sau khi quần đảo này phải gánh chịu điều được cho là cơn bão tàn phá dữ dội nhất từng quét qua vùng này.
Theo số liệu được phát ngôn viên thủ tướng Bahamas công bố và sáng nay, đã có ít nhất 43 người thiệt mạng, một mức cao hơn con số 30 được đưa ra trước đó. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên này, con số tử vong sẽ thực thụ vì bão sẽ còn tăng thêm nữa.
Theo Liên Hiệp Quốc, hiện có ít nhất 70 ngàn người Bahamas cần trợ giúp khẩn cấp, từ thức ăn, nước uống, cho đến thuốc men. Trong vòng ba tháng tới đây, Liên Hiệp Quốc sẽ cho chuyển tới đảo quốc vùng Caribê này 85 tấn lương thực.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190907-sau-bahamas-bao-dorian-giam-cuong-do-khi-di-qua-my-de-len-canada

Thêm ca tử vong vì bệnh phổi

có liên quan đến thuốc lá điện tử

Tin Washington DC – Cơ quan y tế Hoa Kỳ vào thứ Sáu, 6 tháng 9, thông báo rằng hiện đã có ít nhất 450 trường hợp mắc bệnh phổi có thể bắt nguồn từ việc hút thuốc lá điện tử. Các ca bệnh này được báo cáo tại 33 tiểu bang và 1 vùng lãnh thổ, bao gồm cả một số trường hợp vẫn đang được điều tra bởi viên chức địa phương.
Ca tử vong thứ 3 đã được thông báo tại Indiana, trong khi trường hợp thứ tư đang chờ xác nhận. Hai ca tử vong khác được báo cáo trước đó xảy ra tại Illinois và Oregon. Các cơ quan CDC, FDA, và các bộ y tế tiểu bang, hiện đang hợp tác điều tra để tìm hiểu xem các sản phẩm nào đã được người bệnh sử dụng. Nhà chức trách vẫn chưa xác định được một sản phẩm thuốc lá điện tử nào có mối liên hệ rõ ràng với các trường hợp mắc bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh đã dùng loại dung dịch hút thuốc có chứa chất THC, loạt hóa chất ảnh hưởng đến tinh thần có trong cần sa.
Vào Thứ Năm, cơ quan y tế New York cho biết đã phát hiện một lượng rất cao hóa chất vitamin E acetate, trong gần như mọi dung dịch hút thuốc có chứa cần sa đang được nhà chức trách phân tích. Hóa chất này hiện đang là mục tiêu điều tra của các viên chức y tế về nguyên nhân gây bệnh phổi. Theo nhà chức trách, nhiều bệnh nhân đã bị khó thở và đau ngực trước khi phải nhập viện. Một số người có các triệu chứng khác như nôn mửa, tiêu chảy, sốt, và mệt mỏi. Đa số người bệnh đều là thiếu niên tuổi teen hoặc người trẻ tuổi vừa trưởng thành, có sức khỏe rất tốt trước đó. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/them-ca-tu-vong-vi-benh-phoi-co-lien-quan-den-thuoc-la-dien-tu/

Sở Y Tế điều tra ca tử vong đầu tiên

ở Los Angeles do hút thuốc lá điện tử

Tin từ Los Angeles, California – Vào hôm thứ Sáu (7 tháng 9), Sở Y Tế Cộng đồng quận Los Angeles cho biết họ đang điều tra ca tử vong điều tiên có liên quan đến hút thuốc lá điện tử.
Theo KTLA, tổng cộng có 12 trường hợp tổn thương phổi liên quan đến hút thuốc lá điện tử (VAPI) được trình báo tại Quận Los Angeles. Các cơ quan y tế trên toàn quốc đã khuyến cáo công chúng về việc sử dụng thuốc lá điện tử, họ cho biết ở 33 tiểu bang, có ít nhất 450 trường hợp có thể mắc bệnh phổi nghiêm trọng do hút thuốc lá điện tử.
Giám đốc Sở Y Tế Cộng đồng quận Los Angeles, Tiến sĩ Barbara Ferrer cho biết ca tử vong ở quận Los Angeles là ca thứ tư trên toàn quốc trong hai tuần qua. Hôm thứ Sáu (6 tháng 9), tiến sĩ Ferrer đã họp với các viên chức y tế khác, để thảo luận về cuộc điều tra các bệnh lý liên quan đến hút thuốc lá điện tử, đồng thời đưa ra khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử đến phổi. Viên chức Y tế quận Los Angeles, Bác sĩ Muntu Davis cho biết trong 12 trường hợp đột nhiên mắc bệnh phổi nghiêm trọng, có một bệnh nhân liên quan đến hút thuốc lá điện tử chứa cần sa.
Hôm thứ Năm, Sở Y tế New York cho biết họ đã thử nghiệm và tìm thấy nồng độ rất cao E Acetate trong hầu hết các sản phẩm thuốc lá điện tử chứa cần sa. Hóa chất này hiện là mục tiêu nghiên cứu trọng tâm cho các vấn đề bệnh tật. Bác sĩ Davis cho biết, khoảng 2/3 trường hợp là thanh thiếu niên và người trẻ tuổi, 1/3 còn lại là người trung niên và người lớn tuổi, đồng thời cho biết mức độ sử dụng, dù là hàng ngày hay không thường xuyên, cũng có ảnh hưởng trong các ca mắc bệnh. Bác sĩ Davis cũng khuyến cáo những ai chưa sử dụng thuốc lá điện tử thì nên chờ cho đến khi Bộ Y Tế chính thức xác định tất cả đặc tính của nó. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/so-y-te-dieu-tra-ca-tu-vong-dau-tien-o-los-angeles-do-hut-thuoc-la-dien-tu/

Apple: người Duy Ngô Nhĩ

bị chọn làm mục tiêu trong cuộc tấn công Iphone

Vào hôm thứ Sáu (6/9), công ty Apple xác nhận rằng người Duy Ngô Nhĩ của Trung Cộng bị chọn làm mục tiêu của các cuộc tấn công do lỗ hổng bảo mật của iPhone. Nhưng họ tranh cãi về mô tả của công ty đối thủ Alphabet về nỗ lực theo dõi người dùng điện thoại thông minh trong thời gian thực tế (real time).
Người Duy Ngô Nhĩ là một nhóm thiểu số Hồi giáo bị Bắc Kinh xem là mối đe dọa an ninh. Hồi tuần trước, các nhà nghiên cứu của Google Project Zero cho biết rằng năm lỗ hổng bảo mật dẫn đến một “nỗ lực lâu dài để hack người dùng điện thoại iPhone ở một số cộng đồng nhất định trong khoảng thời gian ít nhất là hai năm”. Các nhà nghiên cứu không nêu rõ các cộng đồng này, nhưng CNN, TechCrunch và các hãng thông tấn khác đưa tin rằng các cuộc tấn công này nhằm mục đích giám sát người Duy Ngô Nhĩ.
Gần đây, hãng tin Reuters đưa tin rằng Trung Cộng hack các công ty viễn thông châu Á để theo dõi khách du lịch Duy Ngô Nhĩ. Vào hôm thứ Sáu (6/9), Apple cho biết cuộc tấn công này “tập trung trong phạm vi hẹp” và ảnh hưởng đến “ít hơn một chục trang web tập trung vào nội dung liên quan đến cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ”, chứ không phải hack “hàng loạt” người dùng iPhone như các nhà nghiên cứu của Google mô tả.
Apple cũng cho biết họ khắc phục sự việc vào tháng 2, trong vòng 10 ngày kể từ khi được Google thông báo. Apple cho biết theo bằng chứng, các cuộc tấn công trang web chỉ kéo dài hai tháng, thay vì hai năm như thông tin từ các nhà nghiên cứu của Google. Những người xử dụng iPhone nên cập nhật hệ điều hành iOS mới nhất vừa mới được công ty Apple gởi ra để đóng lỗ hổng này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/apple-nguoi-duy-ngo-nhi-bi-chon-lam-muc-tieu-trong-cuoc-tan-cong-iphone/

‘Trung Quốc là mối hiểm họa lớn nhất của Mỹ

 trên không gian mạng’

Một quan chức chính phủ hàng đầu của Mỹ về công nghệ thông tin hôm 4/9 cho biết Trung Quốc đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ trên không gian mạng, theo The Hill.
Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh về an ninh mạng, Giám đốc an ninh thông tin Liên bang (CISO) Grant Schneider cho biết Trung Quốc có “năng lực và khả năng cũng như ý định” hoạt động chống lại Mỹ trong không gian mạng nhiều hơn các quốc gia khác.
Trung Quốc “là một kẻ thù đã thể hiện ý định của họ, có phương tiện rõ ràng để xâm nhập và tấn công các hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu của chúng tôi, các hệ thống chính phủ, và những thứ khác, cả từ khía cạnh đánh cắp tài sản trí tuệ cũng như gián điệp,” ông Schneider được The Hill trích lời nói tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh mạng Billington thường niên lần thứ 10 ở Washington.
Theo tờ báo chuyên về chính trị được xuất bản ở Washington, ông Schneider nói rằng sự phụ thuộc của Mỹ vào các hệ thống công nghệ thông tin chỉ tạo ra các lỗ hổng bảo mật tiềm tàng mà các quốc gia như Trung Quốc có thể khai thác. Ông cũng nhất mạnh rằng các mối đe dọa đối với các mạng đã và đang tăng cao.
Những bình luận của Schneider được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump với Trung Quốc ngày càng leo thang. Tranh chấp kéo dài trong năm qua đôi khi tập trung vào các vấn đề an ninh tiềm ẩn liên quan đến gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei.
Chính quyền Trump viện dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia khi họ ngăn không cho các công ty của Mỹ làm ăn với Huawei, một trong những nhà cung cấp sản phẩm viễn thông lớn nhất thế giới. Mỹ cũng đã gây áp lực lên các đồng minh không cho phép Huawei vào mạng không dây 5G của họ.
Ông Schneider đã phát biểu cùng trong một buổi thảo luận với cựu CISO Liên bang, Tướng Greg Touhill, người cũng thảo luận về các mối đe chính về an ninh mạng đối với Hoa Kỳ.
Mặc dù không đề cập đến Trung Quốc nhưng ông Touhill nhấn mạnh rằng các rủi ro không gian mạng đối với cơ sở hạ tầng quan trọng và các lỗ hổng bảo mật do số lượng Internet of Things (vạn vật kết nối hay IoT) ngày càng tăng hoặc bất kỳ sản phẩm nào có khả năng kết nối với internet là vấn đề bảo mật tiềm ẩn.
“Sự ra đời của IoT tiếp tục mở rộng nguy cơ phơi nhiễm và cái giá cho một người nào đó tham gia vào các hoạt động tội ác và tội phạm nguy hiểm là khá thấp,” ông Touhill được The Hill trích lời nói. “Tôi thấy bối cảnh mối đe dọa tiếp tục mở rộng, rủi ro tiếp tục cao.”
Vai trò của giám đốc an ninh thông tin liên bang được lập ra vào năm 2016, và ông Touhill là CISO liên bang đầu tiên cho đến tháng 1 năm 2017. Ông Schneider là quyền CISO liên bang cho đến khi được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm chính thức vào vị trí này năm 2018.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-la-moi-hiem-hoa-lon-nhat-cua-my-tren-khong-gian-mang/5073355.html

Chính quyền Trump cân nhắc

cắt giảm thêm số người tỵ nạn cho năm 2020

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Sáu (6/9), một viên chức cao cấp cho biết chính quyền tổng thống Donald Trump đang xem xét việc cắt giảm thêm số người tị nạn hàng năm, khi họ chuyển các nhân viên phụ trách để giải quyết các yêu cầu tị nạn từ các gia đình Trung Mỹ đến biên giới phía Nam của Hoa Kỳ.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump cắt giảm số người tỵ nạn được phép vào Hoa Kỳ. Quyết định này vấp phải sự chỉ trích từ những người ủng hộ nhân quyền và các chuyên gia an ninh quốc gia. Hồi năm ngoái, chính quyền giới hạn chương trình này ở mức 30,000 người tị nạn, giảm từ 45,000 người vào năm 2018, vốn là mức trần thấp nhất kể từ năm 1980. Trong năm cuối cùng tại chức, cựu Tổng thống Barack Obama đặt giới hạn này ở mức 110,000 người tị nạn.
Khi trả lời phỏng vấn với các phóng viên, viên chức ẩn danh này cho biết tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề này. Các viên chức chính quyền hàng đầu vẫn chưa họp để thảo luận về mức trần được thiết lập mỗi năm vào cuối tháng Chín. Nhưng viên chức này cho biết chính quyền đang huy động nhiều nguồn lực hơn để giải quyết hàng trăm ngàn gia đình và trẻ em đa phần Trung
Mỹ, những người vượt qua biên giới Hoa Kỳ – Mexico trong năm qua để nhiều người tìm nơi ẩn náu ở Hoa Kỳ. Viên chức này cho biết Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chuyển các nhân viên phụ trách tị nạn sang giải quyết các trường hợp tầm trú – và sẽ tiếp tục thay đổi nhiều hơn – giảm số lượng hồ sơ tị nạn có thể được giải quyết bất kể mức giới hạn. Viên chức này không cung cấp thông tin chi tiết về số lượng viên chức được huy động. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-trump-can-nhac-cat-giam-them-so-nguoi-ty-nan-cho-nam-2020/

Phe Dân chủ điều tra vụ Phó TT Pence

ở khách sạn của Trump tại Ireland

Phe Dân chủ trong Hạ viện Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra nhắm vào việc Phó Tổng thống Mike Pence ở tại một khách sạn thuộc sở hữu của Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Ireland trong tuần này, hai ủy ban cho biết hôm thứ Sáu.
Ông Pence bị phe Dân chủ đả kích khi ông lưu lại Câu lạc bộ Golf Quốc tế Trump ở Doonbeg ở bờ biển phía tây Ireland trong chuyến thăm của ông tới nước này, cách thủ đô Dublin nơi ông có các cuộc hội kiến 300 km.
Elijah Cummings, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện, đã viết thư cho Nhà Trắng, Tổ chức Trump, Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ và Văn phòng Phó Tổng thống để yêu cầu tài liệu về chuyến thăm vào tháng 9.
Những lá thư được báo chí trích dẫn nói rằng câu lạc bộ golf này là “khoản đầu tư có vấn đề” cho công ty của ông Trump và đã làm ăn không sinh lời từ nhiều năm.
“Ủy ban không cho rằng nên sử dụng tiền của người đóng thuế ở Mỹ để làm giàu cho cá nhân Tổng thống Trump, gia đình và các công ty của ông ấy,” ông Cummings viết, nói rằng việc ông Pence ở đó có thể là mâu thuẫn lợi ích và vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.
Marc Short, chánh văn phòng của ôn Pence, nói với các nhà báo rằng ông Trump đã gợi ý cho ông Pence ở lại khách sạn này, mặc dù ông Trump nói sau đó rằng ông không liên quan đến quyết định này.
Trong một lá thư riêng, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ, Jerrold Nadler, và Chủ tịch một tiểu ban Tư pháp, Steve Cohen, dẫn ra việc ông Pence ở lại câu lạc bộ golf của ông Trump để đòi giao nộp các tài liệu cho cuộc điều tra của riêng họ về quyết định của Nhà Trắng tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Nhóm Bảy Cường quốc kinh tế vào năm sau tại khu resort của ông Trump ở Florida.
Tháng trước tại hội nghị G7 ở Pháp, ông Trump cho biết chính quyền của ông đang cân nhắc tổ chức hội họp tại khu resort chơi golf của ông ở khu vực thành phố Miami nhưng nhấn mạnh rằng ông sẽ không thu lợi cá nhân từ việc tổ chức sự kiện này.
Ông Nadler và ông Cohen cho biết vào tháng 8 rằng họ có kế hoạch điều tra đề xuất này.
Ông Trump vẫn kiểm soát các khách sạn, sân golf và các doanh nghiệp khác của ông, mặc dù ông nói rằng ông đã bàn giao các hoạt động hàng ngày cho các con trai của ông trước khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2017.
Các tổ chức giám sát và cựu quan chức đạo đức chính phủ nói rằng ông Trump đã không đặt ra các biện pháp đề phòng để bảo đảm rằng ông không trực tiếp thu lợi từ các hành động được thực hiện với tư cách là tổng thống, như các tổng thống trước đây đã làm.
https://www.voatiengviet.com/a/phe-dan-chu-dieu-tra-vu-pho-tong-thong-pence-o-khach-san-cua-trump-tai-ireland/5074081.html

Hải Quân Mỹ hoan nghênh

kết quả cuộc tập trận đầu tiên với ASEAN

Trọng Nghĩa
Khai mạc tại căn cứ hải quân Sattahip của Thái Lan hôm 02/09/2019, cuộc diễn tập hàng hải đầu tiên giữa Mỹ và Hiệp Hội Đông Nam Á ASEAN đã kết thúc tại Singapore ngày 06/09/2019. Hải quân các nước đã thực hiện một loạt bài tập trên vịnh Thái Lan, ngoài khơi mũi Cà Mau của Việt Nam, rồi ở Singapore.
Phát biểu trong buổi lễ bế mạc đợt diễn tập, chuẩn đô đốc Mỹ Joey Tynch, tư lệnh Lực Lượng Đặc Nhiêm 73 (Task Force 73), phụ trách vấn đề hợp tác an ninh của Hải Quân Mỹ tai Đông Nam Á, đã nhấn mạnh đến thành công của đợt diễn tập trong việc xây dựng lòng tin và năng lực hoạt động.
Bản tin của cơ quan thông tin bộ Quốc Phòng Mỹ trích lời chuẩn đô đốc Tynch khẳng định : « Tôi hoàn toàn tin rằng chúng ta mạnh mẽ hơn khi cùng nhau hoạt động trên biển… Cuộc diễn tập chung Hoa Kỳ -ASEAN là một sự kiện đầy ý nghĩa và là một bước tiến tích cực đến việc hình thành một khu vực kết nối với nhau một cách chặt chẽ hơn. Và đó là chìa khóa để duy trì an ninh và ổn định trong lĩnh vực hàng hải.
Cuộc tập trận được phía Mỹ gọi là AUMX huy động 8 chiến hạm và 4 phi cơ đến từ 7 quốc gia, cùng với hơn 1000 người đại điện cho toàn bộ 10 nước ASEAN và Hoa Kỳ. Việt Nam nằm trong số các nước ASEAN có gởi chiến hạm tham gia đợt tập trận, cụ thể là chiếc tàu hộ vệ săn ngầm HQ-18, một chiến hạm lớp Pohang của Hàn Quốc.
Theo báo chí Việt Nam, chiếc HQ-18 đã tham gia hầu như tất cả các nội dung tập trận, từ Mã hóa và giải mã bản điện (PUBEX), Liên lạc bằng ánh đèn (FLASHEX), vận động đội hình chiến thuật vào ban đêm và chụp ảnh đội hình từ trên không (PHOTOEX). Chiến hạm Việt Nam cũng tham gia nội dung gọi là VBSS, tức là đổ bộ lên tàu khả nghi để kiểm tra.
Về ý nghĩa cuộc tập trận hải quân đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN, giới phân tích đặc biệt ghi nhận dụng tâm của ASEAN nhấn mạnh đến mong muốn đa phương hóa mối quan hệ của mình, đặc biệt trong lãnh vực quân sự.
Ý nghĩa này đăc biệt rõ trong bối cảnh gần đây Trung Quốc đã đưa vào bản dự thảo Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông một quy định theo đó « các bên không được tham gia tập trận với những nước ngoài vùng, trừ khi tất cả các bên liên quan được thông báo trước, và không phản đối. », một quy định được cho là nhằm loại việc hợp tác với Mỹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190907-hai-quan-my-hoan-nghenh-ket-qua-cuoc-tap-tran-dau-tien-voi-asean

Nông dân Mỹ là ‘chiến binh’ khi thương chiến với TQ

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư (4/9) ca ngợi nông dân Mỹ vì sự kiên nhẫn của họ trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc.
Theo Breitbart, ông Trump nói về những người nông dân: “Họ là những chiến binh. Họ cũng biết chúng ta phải làm điều này đối với Trung Quốc, chúng ta không thể để nó tiếp diễn”.
“Những người nông dân của chúng ta sẽ được giúp đỡ”, Tổng thống Trump đề cập đến những kế hoạch của ông nhằm giúp nông dân Mỹ bị thiệt hại từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Ông Trump trấn an nông dân rằng chính phủ liên bang sẽ bồi hoàn tổn thất tài chính của họ, ông nói thêm rằng hàng tỷ đô la từ thuế nhập khẩu đối với hàng Trung Quốc đang được đưa vào Kho bạc.
Kể từ khi Tổng thống Trump áp dụng thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách hạn chế nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ, trong đó có đậu nành, mặt hàng mà Trung Quốc thường mua từ Mỹ với số lượng lớn.
Ông chủ Nhà Trắng tiếp tục nói về nông dân Mỹ: “Họ hiểu rằng chúng ta phải chiến thắng trong cuộc chiến này, đây là cuộc chiến thương mại, trận đấu thương mại, bạn có thể gọi nó bằng bất cứ cái tên nào bạn muốn, điều này lẽ ra phải được thực hiện bởi các tổng thống trước tôi”.
Tổng thống Trump tỏ ra lạc quan rằng Trung Quốc sẽ buộc phải đi đến bàn đàm phán, dù tranh chấp thương mại đang diễn ra. Ông cũng lưu ý rằng Trung Quốc đang trải qua nền kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 57 năm do hậu quả của cuộc chiến thương mại mà ông khởi xướng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30212-nong-dan-my-la-chien-binh-khi-thuong-chien-voi-tq.html

Đại sứ Mỹ lên án TQ

từ Biển Đông đến Vành đai Con đường

Đại sứ Hoa Kỳ tại Hàn Quốc Harry Harris hôm thứ Tư (4/9) đã lên án mạnh mẽ Bắc Kinh trong bài phát biểu của ông tại Hội nghị Ấn Độ Dương (IOC), trước sự chứng kiến của một nhà ngoại giao Trung Quốc, theo ANI.
Ông Harris, người từng là Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã chỉ trích Trung Quốc về hàng loạt vấn đề, từ cách đối xử với người dân tộc Duy Ngô Nhĩ đến sáng kiến ​​Vành đai Con đường và hành vi “hăm dọa” ở Biển Đông.
Ông Harris tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là tìm cách ép buộc các thành viên ASEAN xác định các quy tắc ứng xử trong khu vực theo lệnh của Bắc Kinh và tuân thủ các tiêu chuẩn của Trung Quốc. Các vị có thể thấy tình trạng hăm dọa trong hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông và việc họ bất tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Ông Harris nói rằng Hoa Kỳ nhìn nhận Biển Đông là một vùng biển quốc tế và việc Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trong khu vực “đều là bất hợp pháp”.
Mỹ kêu gọi Trung Quốc dừng ‘hành vi bắt nạt’ ở Biển Đông
Wei Hongtian, một quan chức Trung Quốc tham gia Hội nghị, đã làm gián đoạn phần hỏi đáp sau đó của Đại sứ Harris và các đại biểu tham dự.
Người điều phối chương trình đã cố gắng xoa dịu tình hình bằng việc nói với quan chức Trung Quốc rằng đây không phải là diễn đàn để phản bác song phương, nhưng ông Wei khăng khăng phải đáp trả tuyên bố của Đại sứ Mỹ.
Ông Wei nói: “Về việc quân sự hóa, tự do hàng hải … ở Biển Nam Hoa (ám chỉ Biển Đông), Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Nam Sa (ám chỉ quần đảo Trường Sa) ở Biển Nam Hoa và các vùng biển lân cận”.
“Mọi người đều đang được hưởng quyền tự do hàng hải, không có gì xảy ra ở đó”, ông Wei nói trong khi người điều phối cố gắng ngăn ông ta đưa thêm quan điểm. Cuối cùng, quan chức Trung Quốc đặt câu hỏi: “Ai đang bắt nạt ai cơ chứ?”.
Anh-Pháp-Đức lên tiếng về Biển Đông, Trung Quốc đáp trả: ‘Đừng thổi phồng’
Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Harris cũng nói: “Hoa Kỳ và Trung Quốc bất đồng một cách cơ bản về cách tiếp cận đối với trật tự quốc tế hiện tại. Chính phủ Trung Quốc không giữ lời, từ hiệp ước với Anh về Hồng Kông, tới những cam kết đối với WTO và nhân quyền”.
Ông Harris tiếp tục: “Đây là lý do tại sao chúng tôi đã nói rất rõ trong tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chúng tôi rằng Hoa Kỳ bác bỏ chính sách đối ngoại dựa trên đòn bẩy và thống trị, thay vào đó là tìm kiếm các mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng, bình đẳng và trao đổi công bằng. Các vị có thể thấy sự khác biệt về giá trị và cách Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, công dân của chính họ ở miền tây Trung Quốc”.
Tại sao người đàn ông Duy Ngô Nhĩ phải đau khổ thốt lên- Tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn
Đại sứ Mỹ tuyên bố: “Việc Trung Quốc liên tục can thiệp và có hành vi leo thang đối với các hoạt động [khai thác] dầu khí lâu đời của Việt Nam tại vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam [ở Biển Đông] là điều gây quan ngại sâu sắc”.
Ông Harris chất vấn về những cam kết của Trung Quốc trong Bộ Quy tắc ứng xử với ASEAN về tranh chấp hàng hải, nói rằng: “Các vị có thể thấy điều đó trong các chính sách kiểu săn mồi trong sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc, [dự án đó] phớt lờ các quy tắc quốc tế về minh bạch, lôi kéo các quốc gia vào bẫy nợ, khiến họ dễ bị ép buộc và đe dọa chủ quyền của họ”.
http://biendong.net/dam-luan/30213-dai-su-my-len-an-tq-tu-bien-dong-den-vanh-dai-con-duong.html

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung

xuất hiện dấu hiệu hạ nhiệt

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau 3 ngày Mỹ và Trung Quốc đồng loạt áp đặt mức thuế quan mới đối với hàng hóa của nhau.
Phía Trung Quốc cho biết, nước này không hề muốn có một cuộc chiến tranh thương mại, trong khi phía Mỹ cho biết, cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra tốt đẹp.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp Thượng nghị sĩ Mỹ Steve Daines – đồng chủ tịch Nhóm chuyên viên Mỹ-Trung của Thượng viện Mỹ đang ở thăm Trung Quốc, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc – nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc – đã nói rằng nước này kiên quyết phản đối cuộc chiến thương mại do không có lợi cho Trung Quốc, Mỹ và cả thế giới. Trung Quốc hy vọng hai bên tìm được điểm chung, gác lại bất đồng và có thể giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Quan điểm của Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng đã được người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh tại cuộc họp báo trước đó ít ngày: “Điều quan trọng nhất lúc này là hai bên cần tạo ra các điều kiện cần thiết cho đàm phán. Chúng tôi tin rằng, nếu cả hai bên cùng hợp tác với nhau, tạo ra các điều kiện cần thiết để thúc đẩy đàm phán đạt kết quả tốt đẹp.”
Về phía Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một dòng trạng thái mới nhất đăng tải trên trang Twitter cá nhân hôm qua (3/9) đã đánh giá cao các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cho rằng đàm phán vẫn đang diễn ra tốt đẹp.
Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định một thỏa thuận sẽ khó đạt được hơn nhiều nếu hai nước không giải quyết được căng thẳng thương mại và ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Tuy nhiên, ông vẫn cảnh báo rằng Mỹ sẽ cứng rắn hơn trong đàm phán nếu Trung Quốc kéo dài đàm phán cho đến nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông.
Phát biểu trước báo giới trước đó, ông Donald Trump cũng đã nhấn mạnh ý này: “Chúng tôi vẫn đang đàm phán với phía Trung Quốc. Cuộc gặp vẫn đang được xúc tiến. Chúng ta sẽ chờ xem điều gì sẽ xảy ra”.
Theo đánh giá của giới phân tích, tuyên bố của quan chức cấp cao cả Trung Quốc và Mỹ đã phần nào làm dịu bớt sức nóng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sau khi hai bên ngày 1/9 vừa qua đồng loạt áp đặt đợt áp thuế bổ sung mới đối với hàng hóa của nhau.
Theo đó, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp thế 15% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tổng trị giá 125 tỷ USD, gồm loa thông minh, tai nghe bluetooth và nhiều loại giày dép. Về phía Trung Quốc, nước này cũng đã bắt đầu áp các mức thuế bổ sung 5% và 10% đối với hơn 1.700 mặt hàng của Mỹ. Trung Quốc cũng áp thuế 5% đối với dầu thô của Mỹ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bùng nổ vào tháng 7/2018, theo đó hai nước liên tiếp bổ sung các mức thuế áp với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau. Tranh cãi thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới gây lo ngại làm tổn hại tăng trưởng kinh tế toàn cầu
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30210-cang-thang-thuong-mai-my-trung-xuat-hien-dau-hieu-ha-nhiet.html

Các nước vùng Amazon ký hiệp định bảo vệ rừng

Bảy nước khu vực Amazon ngày 6/9 ký hiệp ước bảo vệ rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới thông qua việc phối hợp đáp ứng thảm họa và theo dõi bằng vệ tinh. Diễn tiến này xảy ra giữa lúc hàng ngàn dặm vuông rừng Amazon đang bị hỏa hoạn thiêu rụi.
Tổng thống Colombia, Bolivia, Ecuador và Peru cùng Phó Tổng thống Suriname và Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Guyana dự thượng đỉnh 1 ngày tại thành phố Leticia, miền Nam Colombia.
Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, tham gia qua đường truyền video link trong khi Ngoại trưởng Brazil là Ernesto Araujo tới tham dự trực tiếp.
“Cuộc họp này sẽ sống mãi như một cơ chế phối hợp cho các Tổng thống cùng chia sẻ báu vật Amazon,” Tổng thống Colombia, Ivan Duque, tuyên bố tại lễ ký hiệp ước và cho biết thêm các nước sẽ gặp lại nhau lần nữa tại hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên hiệp quốc vào tháng 12.
Các nước sẽ lập mạng lưới thảm họa thiên tai để phối hợp tốt hơn trong các trường hợp như cháy rừng trên diện rộng, hiệp ước nói.
Vẫn theo thỏa thuận vừa kể, nhóm cũng sẽ cùng làm việc về các sáng kiến tái tạo rừng, tăng cường nỗ lực theo dõi qua vệ tinh hoạt động phá rừng, phát triển các sáng kiến giáo dục và tăng cương vai trò của các cộng đồng trong vấn đề phát triển bền vững.
Các nước cũng nhất trí chia sẻ thông tin về các hoạt động như khai thác bất hợp pháp làm tổn hại các khu rừng bảo tồn, hiệp ước ghi rõ.
Số vụ cháy rừng ở khu vực Amazon thuộc lãnh thổ Brazil trong năm nay đã tăng lên 83%.
https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%B9ng-amazon-k%C3%BD-hi%E1%BB%87p-%C4%91%E1%BB%8Bnh-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-r%E1%BB%ABng/5073566.html

Đức Giáo Hoàng chỉ trích các nhà lãnh đạo

tham nhũng trong chuyến thăm Mozambique

Tin từ MAPUTO, Mozambique – Khi kết thúc chuyến thăm Mozambique vào hôm thứ Sáu (6/9), Đức Giáo hoàng Francis chỉ trích các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh trong nước, những người cho phép cá nhân bị tha hóa bởi người ngoài.
Vào ngày cuối cùng ở nước này, Đức Giáo Hoàng Francis đến thăm một bệnh viện dành cho những người mắc bệnh HIV-AIDS do cộng đồng Sant’ Egidio điều hành, và sau đó chủ trì một buổi lễ cho khoảng 60,000 người trong sân vận động quốc gia của Maputo. Tại bệnh viện và trong bài thuyết giảng của ông, Đức Giáo hoàng Francis bàn về cả bốn chủ đề chính của chuyến đi đến đất nước này cũng như Madagascar và Mauritius – là  hòa bình, nghèo đói, tham nhũng và bảo vệ môi trường. Tại sân vận động, trong một khu vực của thủ đô nơi nhiều người sống trong những ngôi nhà lợp mái tôn, Đức Giáo hoàng cho biết Mozambique là một vùng đất giàu có về tự nhiên và văn hóa. Nhưng nghịch lý thay, số lượng lớn người dân vẫn sống dưới mức nghèo khổ. Tại bệnh viện AIDS, Đức Giáo hoàng nhìn thấy một cây thánh giá làm bằng gỗ và mảnh kim loại từ mái nhà bị sập của một bà lão.
Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc, 80% trong nền dân số khoảng 30 triệu người của Mozambique không thể chi trả các chi phí tối thiểu cho một chế độ ăn uống đầy đủ. Mozambique được xếp vào phần hạng thấp nhất trong bảng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/duc-giao-hoang-chi-trich-cac-nha-lanh-dao-tham-nhung-trong-chuyen-tham-mozambique/

Bà Merkel với Hong Kong, dân chủ và nhân quyền

Bà Angela Merkel trong chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh nói rằng các quyền và sự tự do của người dân Hong Kong “phải được đảm bảo”.
Những bình luận của bà Thủ tướng Đức được đưa ra vào tối thứ Sáu, sau cuộc gặp của bà với Thủ tướng chủ nhà Lý Khắc Cường, và lại được nhắc lại vào hôm sau, thứ Bảy.
Hong Kong: Người biểu tình nhắm vào sân bay quốc tế
Thủ tướng TQ ủng hộ HK chấm dứt biểu tình ‘hỗn loạn’
Hong Kong: Bà Carrie Lam tuyên bố rút dự luật dẫn độ
“Trong tình hình hiện nay, cần phải làm mọi thứ để tránh bạo lực,” bà Merkel nói tại cuộc họp báo chung với ông Lý.
“Và các giải pháp sẽ chỉ đạt được trong tiến trình chính trị – tức là phải thông qua đối thoại.”
Bà Merkel cũng nhấn mạnh rằng “các quyền và sự tự do” cho người dân Hong Kong “phải được trao” cho người dân.
Quan điểm của nước chủ nhà là thế giới “cần tin rằng người dân Trung Quốc có khả năng và sự khôn ngoan để giải quyết tốt các vấn đề của mình”, ông Lý Khắc Cường nói trong cùng buổi họp báo.
Hợp tác song phương
Mang theo một phái đoàn doanh nhân hùng hậu, chuyến đi của bà Merkel tới Bắc Kinh đặt trọng tâm vào việc làm ăn với Trung Quốc.
Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng vào Đức lớn nhất trong năm 2018, với tổng trị giá hàng hóa trên 100 tỷ euro, Tân Hoa Xã nói.
Bà Merkel nói Đức mở cửa cho đầu tư Trung Quốc và hoan nghênh các công ty Trung Quốc tới làm ăn, nhưng Đức sẽ kiểm tra các khoản đầu tư trong một số lĩnh vực chiến lược và trong các công trình cơ sở hạ tầng then chốt.
Tối hôm thứ Sáu, Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp bà Merkel đã nhấn mạnh tầm quan trọng “ngày càng tăng” trong việc củng cố hợp tác song phương giữa hai quốc gia, Tân Hoa Xã nói.
‘Tiếng nói trọng lượng’
Tuy nhiên, dường như các lợi ích kinh doanh không làm người Đức coi nhẹ câu chuyện Hong Kong.
Hôm thứ Bảy, bà Merkel tiếp tục kêu gọi tìm giải pháp hòa bình cho vùng đặc khu này.
“Tôi ủng hộ quan điểm là mọi cuộc xung đột cần phải được giải quyết mà không dùng đến bạo lực, và bất kỳ điều gì khác, theo tôi, cũng đều là thảm họa.”
Sau các cuộc họp với ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, bà Merkel nói Bắc Kinh đã lắng nghe quan điểm của bà. “Đó là điều quan trọng,” bà nói.
Phát biểu của bà Merkel trên đất Trung Quốc được cho là sẽ khiến Bắc Kinh không hài lòng.
Một số người đánh giá rằng bà Merkel có lẽ là nhà lãnh đạo quốc tế thích hợp nhất để lên tiếng trong tình hình hiện nay.
“Do cuộc tranh giành quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay, nên việc Tổng thống Donald Trump lên án Trung Quốc về vấn đề Hong Kong nhiều khả năng sẽ khiến cho Chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng đường lối cứng rắn hơn tại đó,” cây viết Tom Rogan người Anh chuyên bình luận các vấn đề quan hệ quốc tế, nhận xét trên Washington Examiner.
“Ông Tập sẽ không muốn bị giới tinh hoa trong Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là dễ bảo dưới những lời cảnh cáo của Mỹ.”
Đáng chú ý là việc cho phép cho các phóng viên tham dự buổi họp báo chung được tiến hành chặt chẽ tới mức bất thường, AFP nói.
Nhiều phóng viên thuộc câu lạc bộ báo chí quốc tế tại Bắc Kinh đã không được cấp thẻ vào dự.
Bà Merkel có chương trình phát biểu trước sinh viên Đại học Khoa học và Kỹ Thuật Hoa Trung tại thành phố Vũ Hán ở miền trung Trung Quốc trong hôm thứ Bảy.
Thư ngỏ của người biểu tình Hong Kong
Trước khi bà Merkel có chuyến thăm ba ngày tới Trung Quốc, bắt đầu từ hôm thứ Năm 5/9/2019, người biểu tình Hong Kong đã kêu gọi bà hãy ủng hộ họ khi có các cuộc họp với giới lãnh đạo Trung Quốc.
Nhà hoạt động nổi tiếng của Hong Kong, Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) và những người khác đã gửi thư ngỏ tới bà.
Lá thư được báo Bild của Đức đăng hôm thứ Tư có đoạn viết, “bà đã trực tiếp trải nghiệm sự khủng bố của môt chính quyền độc tài”, nhắc tới việc bà Merkel sinh trưởng tại quốc gia cộng sản Đông Đức.
“Chúng tôi hy vọng bà sẽ bày tỏ quan ngại về tình thế thê thảm của chúng tôi, và bà sẽ chuyển những đòi hỏi của chúng tôi tới chính phủ Trung Quốc trong thời gian bà ở Trung Quốc.”
Trong thư ngỏ, những người biểu tình cũng cảnh báo rằng “nước Đức cần cảnh giác trước khi làm ăn với Trung Quốc, bởi Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế, và đã liên tục vi phạm lời hứa của họ”.
Đức là nước tiếp nhận nhiều nhà hoạt động nước ngoài, và là nơi có nhiều nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc tới tị nạn, trong đó có nghệ sỹ Ngải Vị Vị.
Hồi tháng Năm, hai nhà hoạt động độc lập Hong Kong được cấp quy chế tị nạn tại Đức, AFP tường thuật, trong vụ được cho là những người bất phục đầu tiên từ vùng đặc khu hành chính của Trung Quốc được hưởng quy chế bảo vệ này.
Trong số các nhà hoạt động nước ngoài đáng chú ý được Đức tiếp nhận và cấp quy chế tị nạn có luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài.
Ông Đài, người bị Việt Nam án 15 năm tù với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, được đưa thẳng từ nhà tù sang Đức vào tháng 6/2018, sau khi đã bị giam hai năm rưỡi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49620724

Gấu trúc song sinh ở Đức tên Hong-Kong

Hai chú gấu trúc mới sinh tại Sở thú Berlin đã bất ngờ bị cuốn vào tình trạng bất ổn chính trị của Hong Kong, sau khi báo chí Đức bắt đầu chiến dịch đặt tên cho chúng là ‘Hong’ và ‘Kong’.
Đứng đầu cuộc bình chọn là tên ‘Hong’ và ‘Kong’.
Những cái tên gợi ý khác bao gồm “Joshua Wong Chi-fung” và “Agnes Chow Ting” – hai nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Hong Kong.
Hong Kong: Người biểu tình nhắm vào sân bay quốc tế
Trung Quốc cử đội quân mới tới Hong Kong
Telegram giúp người biểu tình Hong Kong ‘trốn’ an ninh TQ
Cặp đôi được sinh ra vào tối Thứ Bảy. Gấu mẹ Mạnh Mạnh được vườn Trung Quốc cho mượn.
Một trong những tờ báo hàng đầu của Berlin, Der Tagesspiegel, đã yêu cầu độc giả gợi ý tên cho cặp gấu trúc song sinh.
Một độc giả viết rằng hai chú gấu trúc nên được đặt tên “trong sự đoàn kết với một thành phố đang chiến đấu vì lẽ sống”.
Cho các sở thú trên khắp thế giới mượn gấu trúc cho là một phần của chính sách ngoại giao mềm của Trung Quốc, nhằm mục đích giành thiện cảm từ nước ngoài.
Vì các gấu trúc con sẽ phải trở về Trung Quốc sau hai đến bốn năm, bài báo cho rằng việc đặt tên chúng theo tên các nhà hoạt động thậm chí có thể là một cách lén giữ chúng ở Đức.
Cuộc bình chọn tên không có liên quan gì đến sở thú – nhưng nó đã sớm được tờ báo lá cải hàng đầu của Đức, Bild, nhắm đến với một lời kêu gọi “chính trị hóa” việc đặt tên cho những con gấu trúc nhỏ.
“Bild muốn gọi những chú gấu trúc là Hong và Kong bởi vì chính trị tàn bạo của Trung Quốc nằm đằng sau những bé gấu trúc này”, tờ báo viết hôm thứ Năm.
“Bild đang yêu cầu chính phủ Đức có những phản ứng mang tính chính trị liên quan đến sự ra đời của những chú gấu này.”
Trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel hiện đang có chuyến thăm Trung Quốc, tờ Bild viết rằng bà Angela Merkel thậm chí có thể chuyển tin tức cho Chủ tịch Tập Cận Bình.
Các nhà hoạt động Hong Kong đã kêu gọi bà Merkel nêu lên các vấn đề của họ trong các cuộc hội đàm tại Bắc Kinh.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Bild, nhà hoạt động Joshua Wong đã đề nghị sở thú nên đặt tên cho cặp gấu trúc là “Tự do” và “Dân chủ”.
Truyền thông Đức bắt đầu chiến dịch truyền thông gấu trúc khi chính phủ Hong Kong tung ra một loạt quảng cáo toàn trang trên các tờ báo quốc tế, được thiết kế để trấn an các nhà đầu tư rằng Hong Kong vẫn mở cửa cho doanh nghiệp.
Các quảng cáo, sẽ được đăng trên các tờ báo hàng đầu trên khắp thế giới, nói rằng chính phủ Hong Kong quyết tâm đạt được một “giải pháp ôn hòa và hợp lý” cho những căng thẳng chính trị hiện nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49618685

Thủ tướng Anh bị dồn vào chân tường

Thanh Hà
Thứ Sáu mồng 06/09/2019 là một ngày đen tối với thủ tướng Anh. Đa số các nghị viên có ý định bỏ phiếu chống lại kế hoạch tổ chức bầu cử trước thời hạn do ông Boris Johnson đề xuất. Cùng lúc, Thượng Viện thông qua luật bắt buộc Luân Đôn phải đàm phán lại với Liên Hiệp Châu Âu tránh một “Brexit No deal”.
Thông tín viên Muriel Delcroix giải thích :
“Vào lúc mà những tin không hay tích tụ ở Westminster, trụ sở Nghị Viện Anh, Boris Johnson đến Scotland đổi gió. Thủ tướng Anh muốn chứng tỏ ông đã lao vào chiến dịch vận động tranh cử và đã cố ý để cho giới truyền thông quay phim cảnh ông tiếp xúc với các ngư dân, hay nông gia.
Trong khi đó thì ngày giờ cuộc bầu cử trước thời hạn vẫn chưa được ấn định. Boris Johnson vẫn cương quyết đề nghị bầu lại Nghị Viện vào ngày 15 tháng 10 tới đây, thế nhưng các đảng đối lập một lần nữa sẽ lại bác bỏ đề nghị này qua cuộc biểu quyết vào chiều Thứ Hai, mồng 9 tháng 9 sắp tới.
Cùng lúc, một cánh cửa khác cũng vừa đóng lại trước mặt ông Johnson : Thượng Viện đã thông qua một đề xuất của Hạ Viện, qua đó khép lại mọi tranh cãi về mặt pháp lý. Kể từ Thứ Hai tuần sau, văn bản này sẽ trở thành luật và bộ luật đó ngăn cản thủ tướng Johnson đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào cuối tháng 10 tới đây nếu Luân Đôn không đạt được thỏa thuận với Bruxelles.
Như vậy, ông Boris Johnson sẽ phải yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu cho dời ngày Brexit nếu như không đạt được một thỏa thuận mới với châu Âu có lợi hơn cho Luân Đôn.
Hôm qua, thủ tướng Johson một lần nữa nhắc lại là ông sẽ đạt được đồng thuận với các nước châu Âu và ông còn tuyên bố là thà chết còn hơn là phải hoãn lại ngày Brexit.
Trên thực tế, nếu không tuân thủ bộ luật vừa được thông qua tuần này, ông Boris Johnson có thể bị kiện. Trong trường hợp đó, ông và giàn cố vấn sẽ phải tìm ra đáp án cho một bài toán nan giải”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190907-thu-tuong-anh-bi-don-vao-chan-tuong

‘Bạn đi đâu?’ nơi mê cung cổ dưới lòng nước Ý

Vicki SalemiBBC Travel
“Cuối cùng thì là thế. Tôi rất hài lòng!” Luciano Faggiano thốt lên. Con trai ông là Andrea dịch từng từ tiếng Ý sang tiếng Anh cho tôi.
Đó là hai ngày trước khi nhà hàng Quo Vadis khai trương vào ngày 8/6/2019, một nhà hàng kiểu Ý mà ông mơ ước mở từ gần hai thập niên trước ở quê nhà ông tại Lecce, vùng Puglia miền đông nam nước Ý.
Thành phố Ý đã cách mạng hóa sản phẩm mì
Lễ hội đặc biệt tại Venice, Ý tháng Bảy hàng năm
Nấm siêu đắt Croatia mang danh ‘đặc sản Ý’
Sinh ra trong gia đình nông dân và từng giúp việc trong nhà hàng của ông cậu từ thời thiếu niên, Luciano luôn có niềm đam mê với ẩm thực.
Đến tuổi 17, ông làm việc trong một nhà hàng nổi tiếng trong lịch sử của London, nhà hàng Quo Vadis, và cuối cùng ông tự mở một tiệm ăn, đặt tên là nhà hàng Moby Dick ở thị trấn Torre dell’s Orso, cách Lecce khoảng 30km về hướng đông nam.
Khi tiệm pizza bên bờ biển này đóng cửa vào năm 1987, ông quyết định rời khỏi ngành kinh doanh ẩm thực, tập trung đầu tư vào bất động sản và cuối cùng trở thành chủ cho thuê nhà.
Tuy nhiên, định mệnh như đã an bài khi vào năm 2000, những người thuê nhà ở tầng trệt trong khu nhà của ông liên tục phàn nàn về tình trạng ẩm mốc.
Vào thời điểm đó, kế hoạch ban đầu của Luciano là sẽ sửa chữa hệ thống dẫn nước và mở một nhà hàng kiểu Ý khi khách thuê nhà dọn đi, vì ngành du lịch bắt đầu phát triển trong khu vực.
Thế là ông đập phần sàn nhà ra để thay ống cống, và phần còn lại trở thành lịch sử – đúng nghĩa như người ta vẫn nói.
Trong tám năm đào bới sau đó, ông và các con trai là Adrea, Marco và Davide đã phát hiện ra cả thế giới ngầm bị chôn giấu từ Thế kỷ 5 trước Công Nguyên.
“Chúng tôi tìm được rất nhiều thứ – 5.000 mảnh hiện vật – gồm đồng xu, một chiếc nhẫn vàng của giám mục trên có khảm 33 viên ngọc lục bảo, đồ gốm, đĩa sứ, đồ chơi trẻ em bằng đất nung, tượng đài và một đường hầm dưới lòng đất dẫn đến một khán phòng vòng cung,” Andrea kể lại.
Phát hiện đã rọi ánh sáng vào đời sống của những cư dân bản địa trước đây của vùng này qua nhiều thời đại, từ thời Đế chế Roma, thời Trung Cổ và thời Phục Hưng. Một trong số những hiện vật cổ xưa nhất là từ bộ tộc Messapi, sống ở vùng Salento thời cổ đại.
Trong khi gia đình ông Faggiano đào xới, Tiến sĩ Tanzalla, nhà khảo cổ học do chính phủ chỉ định, là người giám sát cuộc khai quật.
Ở Ý, tất cả những gì tìm được dưới lòng đất đều thuộc về chính phủ, bất kể chủ bất động sản là ai, và vì vậy, theo Andrea, hàng ngàn cổ vật đã được đưa vào kho của Bảo tàng Sigismondo Castromediano trong thành phố, và Bảo tàng Castello di Lecce (còn được gọi là Lâu đài của Vua Charles V).
Tuy nhiên, gia đình Faggiano có thể mượn lại một số cổ vật.
Ban đầu, kế hoạch của họ là mở nhà hàng Ý ở ngôi nhà tại địa chỉ 56 Via Ascanio Grandi sau khi người thuê nhà dọn đi, nhưng đến năm 2008, họ đã khai trương một bảo tàng độc lập, bốn tầng lầu ngay trên khu vực khai quật.
“Tôi đến London để học ngôn ngữ, và giờ đây tôi điều hành một bảo tàng cùng với anh trai,” Andrea mỉm cười kể lại khi tôi đến thăm Lecce.
Tôi cực kỳ say mê khu phố cổ duyên dáng này – đây thực sự là bảo vật của vùng Salento, phần miền nam vùng Puglia, nằm ở phần gót trên bản đồ hình chiếc giày của đất nước Italy – và tôi cũng rất thích bảo tàng tuyệt vời này, nằm ngay bên trên khu vực khảo cổ. Không hề để ý, tôi đã trao 5 Euro tiền vé vào cửa cho một trong những nhà khai quật.
Người Mông Cổ và cuộc sống nơi băng giá âm 40 độ C
Kỳ quan địa chất siêu thực ít người biết đến ở Mỹ
Chữa bệnh bằng rượu vang ở Pháp
Ngay lập tức tôi cực kỳ sửng sốt trước những gì mình chứng kiến, gồm một bể nước hình quả chuông được tạo tác từ đá và sau đó được dùng làm hầm thoát hiểm; một hầm mộ làm nơi chôn cất tập thể, có chứa các hiện vật được tìm thấy như chiếc nhẫn của một hồng y Dòng Tên.
Đi loanh quanh trong bảo tàng, người ta khó lòng cưỡng lại sự mê hoặc khi đưa mắt nhìn qua chiếc nắp bằng mica đậy trên miệng chiếc giếng sâu 8m. Nội dung miêu tả viết rằng: “Nơi đây lúc nào cũng có nước chảy từ sông ngầm Idume bên dưới Lecce và sau đó đổ ra biển ở Torre Chianca, cách Lecce 12km.”
Một phòng trong bảo tàng là một phần của nhà nguyện cũ từng được sử dụng khi tòa nhà là tu viện từ năm 1200 đến năm 1609.
Trên bàn thờ đá có những hình ảnh điêu khắc chiếc lá thể hiện chu kỳ cuộc đời. Mái nhà có từ Thế kỷ 16 ở tầng một được xây bằng đá mác, tạo hình thành một cây thập giá, và khoảng 600 chiếc bình hình trụ bằng đất nung, theo như một miêu tả viết lại, là hệ thống cách nhiệt và khiến trần nhà nhẹ hơn.
Gặp gỡ gia đình thực hiện bảo tàng là một dịp may không ngờ. Ánh mắt của ông Luciano và Andrea đều sáng lên khi nói về nhà hàng Ý của gia đình mà ông Luciano cuối cùng cũng có thể mở bằng cách mua lại ngôi nhà hàng xóm ở số nhà 58 Via Ascanio Grandia.
“Cha tôi muốn sao cho khách một khi đã ghé thăm bảo tàng rồi thì sẽ ghé qua cả nhà hàng Ý. Hoặc thêm cả khách đến nhà hàng rồi sang thăm bảo tàng nữa thì còn tốt hơn,” Andrea nói. “Nó giống như dịch vụ mà bạn có thể mang lại cho mọi người – cả hai đều quan trọng.”
Tuy nhiên, Luciano kìm nén cơn phấn khích đào sâu xuống bên dưới nhà hàng. “Chắc chắn là vẫn còn nhiều thứ ở bên dưới, vì ngôi nhà đó ở ngay bên cạnh,” Andrea nói.
Luciano đặt tên nhà hàng là Quo Vadis, theo tên của nhà hàng nổi tiếng ở London từ thời ông mới đi làm, cũng là tên bộ phim Mỹ năm 1951 về triều đại của Hoàng đế Nero.
Trong tiếng Latin, “quo vadis” có nghĩa là “bạn đi đâu?” Cụm từ này rất hợp với Luciano, vì ông đã có kế hoạch tổng thể cho cả hai tài sản của mình: ông hy vọng nhà hàng – với các chỗ ngồi nhìn xuống khu vực khai quật – sẽ tạo ra cảm giác “cổ xưa” tương tự như cảm giác với viện bảo tàng, và nhà hàng phục vụ những món ăn từ xa xưa bắt nguồn từ Lecce.
“Tất cả đều có kết nối. Ẩm thực là văn hóa,” ông Luciano giải thích. “Trong mỗi bảo tàng đều có chứa lịch sử, nhưng ẩm thực có lịch sử của riêng nó… tôi muốn mọi người hiểu ẩm thực địa phương.”
Thực đơn của nhà hàng thể hiện những nguyên liệu chất lượng đặc trưng cho vùng Salento, cùng với những món đặc sản trong tuần hoặc món ăn theo mùa.
Chẳng hạn, ở nhà hàng có món ciceri e tria, một món nui địa phương với đậu gà và nui chiên, và món frisa ncapunata, một loại bánh mì nguyên cám nướng bỏ lò có rắc cà chua tươi, nụ bạch hoa, lá oregano, rau xà lách rocket, và dầu ôliu. Và nơi đây sẽ không thể trọn vẹn là nhà hàng vùng Puglia nếu không có món orecchiette (món nui có hình dạng như cái tai).
Tráng miệng gồm có các món như cotognata (mứt mộc qua với đường), và pasticciotto, một loại bánh ngọt phủ kem sữa trứng.
Rượu trong vùng, bia nấu thủ công, cà phê cappuccino, thức uống đóng chai và nước trái cây được phục vụ kèm với những món bán chính ở quán như bánh pizza, bánh calzones có nhân và parmigiana (cà tím chiên với sốt thịt và phô mai mozzarella).
Trong thực đơn thậm chí còn có cả một phần “ẩm thực đường phố Salento” gồm những món như rustico Leccese, bánh ngọt nhân phô mai mozzarella, sốt cà chua, sốt béchamel và tiêu đen, bánh pizza calzone chiên, và pittule, bánh rán nhỏ nhân ôliu đen và cà chua.
“Chúng tôi cần quay trở về ăn những món ăn mà đất đai dành cho chúng tôi,” Luciano nói. “Ăn uống không có hóa chất, không thuốc trừ sâu hay chất độc – chỉ là tự nhiên. Chỉ ăn những món đơn giản thôi.”
Khách đến nhà hàng có thể thưởng thức tất cả những món đơn giản ngon lành này khi ăn bên trong nhà hàng hay ngoài vườn; gia đình Faggiano định sẽ đối đãi với thực khách như “khách của gia đình” – và rõ ràng việc vận hành nhà hàng – bảo tàng là công việc gia đình.
Andrea và Marco làm việc ở viện bảo tàng, cùng với mẹ là bà Anna Maria, vợ ông Luciano. Bà là người làm món orecchiette toàn bộ, từ giai đoạn đầu tiên cho tới khi hoàn tất.
Người em họ, Antonio, là trưởng nhóm bồi bàn ở nhà hàng Quo Vadis. Davide, người con trai út làm việc ở Astoria, một quán cà phê cách đó hai phút đi bộ mà ông Luciano mua lại từ năm 2009, và nơi này là nguồn cung cấp tài chính cho bảo tàng đến khi nó có thể tự vận hành.
Dù hân hoan đón chào ngày khai trương dự tính cùng với gia đình và bạn bè, ông Luciano vẫn chưa xong việc. Ông muốn bắt đầu một cuộc phiêu lưu khác để kết nối mọi người trong vùng và thậm chí trở lại từ thời tuổi thơ làm nông của ông Luciano.
“Dự án kế tiếp là xây một công viên,” Andrea nói. “Cha tôi sở hữu một mảnh đất cách Lecce 12 km với cây mọc dại từ xa xưa và muốn giữ lại những loại cây già cỗi. Mọi người thậm chí không biết về những loại cây này nữa. Tất cả mọi thứ đều kết nối với nhau – cỏ cây, rau củ đều đến từ lòng đất, vì vậy không có gì khác biệt.”
Khi tạo ra kết nối mạnh mẽ với vùng đất cổ xưa này, dù là nhờ bảo tàng, nhà hàng hay công viên, gia đình Faggiano hy vọng chia sẻ nỗ lực của họ với nhiều thế hệ cư dân bản địa và du khách, một tinh thần nhất quán với những di sản họ khám phá.
“Chúng tôi tìm thấy một khối đá có viết dòng chữ Latin với nội dung: “Si deus pro nobis quis contra nos‘,” Andrea kể lại. “Chúng tôi chỉ tìm thấy một nửa khi khai quật, nhưng nó có nghĩa là “Nếu Chúa bên ta, thì ai có thể chống lại ta?”, vì vậy [nỗ lực của chúng tôi] như khối đá chúng tôi tìm thấy – nếu bạn làm điều tốt cho đời, không có gì xấu có thể xảy ra… cuối cùng bạn sẽ được làm điều bạn mong muốn.”
Vậy, người chủ cảm thấy gì khi nhà hàng Quo Vadis cuối cùng cũng có thể khai trương?
“Thấy nhẹ nhõm,” ông Luciano chia sẻ. “Như người Hy Lạp nói, luôn luôn có alpha và omega, mọi thứ luôn luôn có bắt đầu và kết thúc. Khi bạn có ý chí và năng lượng để thực hiện một việc, cuối cùng nó sẽ đến với bạn.”
“Dưới lòng đất” (Unearthed) là loạt bài viết của BBC Travel tìm hiểu những kỳ quan khảo cổ vừa được phát hiện và ít người biết đến.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-49554420

Hội nghị Vladivostok:

Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) diễn ra từ 4/9 đến 6/9 tại Vladivostok, thành phố Viễn Đông của Nga, là cơ hội để nước này tìm kiếm đối tác châu Á trong bối cảnh Moscow bị phương Tây cô lập. Trong khi đó, các nước lớn ở châu Á cũng nhân cơ hội này tìm cách tách Nga ra khỏi Trung Quốc, theo nhận định của các nhà phân tích với truyền thông quốc tế.
Hướng về châu Á
Trên Arab News hôm 4/9, ông Andrew Hammond, phó giáo sư tại Trường Kinh tế London, nhận định rằng Diễn đàn kinh tế phương Đông tại Vladivostok là ‘nỗ lực mới nhất của Nga nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Viễn Đông’.
“Nhưng khu vực này còn lâu mới là trọng tâm duy nhất trong đại chiến lược của Putin nhằm khôi phục sự vai trò địa chính trị của Nga từ châu Á-Thái Bình Dương cho đến Mỹ Latin,” ông viết.
Gần hai thập kỷ sau khi lên nắm quyền, ông Putin đã sáp nhập Crimea ở châu Âu và can thiệp vào Syria ở Trung Đông. Nói chung điều này cho đến nay đã giúp ích cho ông ở trong nước, giúp ông giành được thêm một nhiệm kỳ sáu năm vào năm 2018, vẫn theo bài báo.
Tại Vladivostok trong tuần này, Nga sẽ tiếp tục đặt cược vào thúc đẩy mối quan hệ với bốn quốc gia cụ thể là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ. Tất cả lãnh đạo của các nước này đều tham dự, bao gồm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Trong số này, có lẽ Trung Quốc mới là quốc gia đang có mối quan hệ mạnh mẽ nhất với Nga ngay bây giờ. Lĩnh vực được nhắc đến nhiều nhất trong mối quan hệ nồng ấm này là chính trị và an ninh, nhưng Nga và Trung cũng có cuộc đối thoại kinh tế sâu rộng, theo ông Hammond.
Trong vòng vài ngày, Tổng thống Nga Putin sẽ gặp ba nhà lãnh đạo từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Điều này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ lạnh lẽo của Nga với nhiều quốc gia quan trọng, đặc biệt là ở phương Tây.
“Một câu hỏi quan trọng là ông Putin xem việc xây dựng lại mối quan hệ với các cường quốc chính từ Mỹ đến Pháp, Đức và Anh có ý nghĩa đến đâu,” bài báo viết. Theo tác giả, vấn đề này trở nên đặc biệt cấp bách sau nhiều năm Nga bị phương Tây trừng phạt do can thiệp ở Ukraine và Crimea; quan ngại về cáo buộc Moscow can thiệp rộng rãi vào một loạt các cuộc bầu cử ở phương Tây; các âm mưu giết người nhắm vào cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông ở Anh mà nước Nga bị cáo buộc là thủ phạm.
Bầu không khí giữa Nga và châu Âu vẫn còn căng thẳng, như thể hiện tại cuộc họp G7 tháng trước, khi mà Paris, London và Berlin hoài nghi trước đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump là cho Moscow gia nhập lại vào nhóm mà nước này từng là thành viên từ năm 1997 cho đến 2014.
“Điều này nhấn mạnh rằng khi mà ông Trump vẫn là Tổng thống Mỹ, có lẽ lĩnh vực bất định lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Nga là quan hệ với Mỹ,” ông Hammond nhận định và cho rằng cả ông Putin và ông Trump đều hy vọng xích lại gần nhau, nhưng những diễn biến trong năm 2017 và 2018, bao gồm áp lực Nhà Trắng phải đối mặt trong cuộc điều tra của Quốc hội và FBI về cáo buộc thông đồng với Moscow trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016, đã đóng băng cơ hội tiềm năng đó.
Không chỉ áp lực nội bộ nước Mỹ đang làm phức tạp mối quan hệ song phương Mỹ-Nga mà cũng có căng thẳng giữa Moscow và Washington ở Trung Đông dưới thời Tổng thống Trump, bao gồm việc Mỹ bắn tên lửa vào Syria để đáp trả vụ tấn công bằng khí độc mà chế độ Damascus, vốn được Moscow chống lưng, bị cáo buộc là thủ phạm. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là James Mattis và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó là Rex Tillerson đặc biệt lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích Moscow. Ông Tillerson đã nói rằng ‘Nga hoặc là đồng lõa hoặc đơn giản là bất lực ở Syria’.
Tác giả bài báo phân tích rằng sự leo thang căng thẳng giữa Washington và Moscow thậm chí còn đến mức khiến Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói rằng hai nước ‘chỉ còn một bước nữa là tiến đến chiến tranh’ và mối quan hệ ‘đã bị hủy hoại hoàn toàn’.
“Cuộc gặp thượng đỉnh trong tuần này là nỗ lực mới nhất của Nga để khẳng định vị thế quốc tế của mình. Với sự không chắc chắn trong phương hướng quan hệ với phương Tây, Putin đang chú trọng hơn bao giờ hết vào châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ,” vẫn theo bài báo.
Chia rẽ Nga-Trung?
Cảnh giác trước mối quan hệ đối tác ngày càng lớn mạnh giữa Nga với Trung Quốc, các nước láng giềng của Bắc Kinh đang ngày càng tìm cách kéo Nga ra xa Trung Quốc.
Đó chính là điều mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe muốn làm tại Vladivostok trong tuần này, theo nhận định của tờ Wall Street Journal. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ vắng mặt một cách đáng chú ý tại sự kiện này vốn là dịp để Tổng thống Nga Vladimir Putin, giới thiệu về các cơ hội đầu tư ở vùng Viễn Đông của Nga.
“Cả hai nhà lãnh đạo đều quan tâm làm thế sao họ có thể chen vào giữa Putin và Tập,” ông Alexander Gabuev, chuyên gia cấp cao tại viện nghiên cứu Carnegie Moscow Center, được Wall Street Journal dẫn lời nói. “Mỗi vị đều có chương trình nghị sự riêng, nhưng cả hai đều muốn kéo Moscow ra khỏi Bắc Kinh.”
Theo tờ báo này, Nga và Trung Quốc đã ca ngợi mối quan hệ được củng cố của họ; giao thương đã tăng lên và cả hai tính ký một thỏa thuận quân sự mới. Nhưng chiều sâu của mối quan hệ là chưa được thử thách, và các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Nga là ít hơn rất nhiều so với kỳ vọng khi Moscow tuyên bố xoay trục sang phương Đông vào năm 2014, khi mối quan hệ với phương Tây trở nên tồi tệ. Điều đó đã khiến các cường quốc khu vực khác băn khoăn làm thế nào để khai thác điểm yếu tiềm năng trong mối quan hệ của họ.
Diễn đàn EEF năm nay là lần thứ năm. Trong khi Nga thất bại trong việc thu hút các khoản đầu tư kinh doanh lớn vào vùng Viễn Đông kém phát triển, sự kiện này đã trở thành một diễn đàn cho giới tinh hoa chính trị của Nga để trình bày giới thiệu các kế hoạch phát triển của chính phủ theo hướng từ trên xuống, theo bài viết của Wall Street Journal.
Bài báo cho rằng bên cạnh phát triển quan hệ song phương tốt đẹp hơn vốn sẽ khiến Trung Quốc bị tổn hại, Thủ tướng Ấn có lẽ cũng tìm kiếm từ sự hỗ trợ của ông Putin cho chính sách Kashmir mới của ông Modi là tìm cách sáp nhập Kashmir, nơi mà Pakistan cũng có tuyên bố chủ quyền, vào lãnh thổ liên bang của Ấn Độ. Trung Quốc đã lên tiếng phản đối động thái của ông Modi, trong khi Moscow không có bất kỳ lời chỉ trích nào.
Nhưng ông Modi có thể cũng quan tâm đến các dự án hạt nhân mới và các vụ giao dịch vũ khí đang tiếp diễn cũng như các cơ hội ở Viễn Đông Nga. Trong thời gian hướng tới diễn đàn, các quan chức và nhà đầu tư từ năm tiểu bang của Ấn Độ đã được dẫn đi khắp vùng Viễn Đông để xem xét các khả năng, bao gồm cả việc khai thác kim cương để cung cấp cho thị trường khổng lồ của Ấn Độ, bài phân tích chỉ rõ.
Mối quan hệ của Ấn Độ với Nga – và với Liên Xô trước kia – đã đi xuống khi mối quan hệ của New Delhi với Mỹ đã được cải thiện trong thập kỷ qua. Nhưng ông Modi đã củng cố mối quan hệ này vào đầu năm nay với một thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ đô la để mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Nga cho biết họ sẵn sàng thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để hoàn tất thỏa thuận như dự kiến là vào năm 2023 bất chấp phản đối nghiêm trọng từ Washington.
“Hợp đồng sẽ được thực hiện đầy đủ,” hãng thông tấn nhà nước Nga RIA dẫn lời ông Roman Babushkin, cố vấn ngoại giao của đại sứ quán Nga ở Ấn Độ, cho biết.
Hai nước Nga và Ấn cũng sẽ thảo luận về việc tăng cường hợp tác nguyên tử hiện tại với một lò phản ứng năng lượng hạt nhân mới ở Ấn Độ, cũng theo Wall Street Journal.
Nhật-Nga sẽ giảng hòa?
Còn đối với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, các cuộc đàm phán với ông Putin là một phần trong nỗ lực của Tokyo tiến sâu vào các nước châu Á-Thái Bình Dương trong lúc nước Mỹ dưới chính quyền Trump được coi là ngày càng hướng nội và đo đó được xem là tường thành không đáng tin cậy chống lại Trung Quốc.
“Người Nhật xây dựng kế hoạch dự phòng rất tỉ mỉ chống lại các động thái có thể của Trung Quốc, nhất là vào lúc Mỹ đang trở nên kém tin cậy. Và vì lý do này, họ đang cố gắng xây dựng mạng lưới các mối quan hệ, bao gồm cả với Nga,” ông Vasily Kashin, chuyên gia về Đông Á tại Trường Kinh tế Cấp cao có trụ sở tại Moscow, nhận định với Wall Street Journal.
Còn đối với Nga, họ không mất gì nhiều trong việc theo đuổi các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực.
“Có sự mơ hồ trong mối quan hệ của họ mà cả Nga và Trung Quốc đều cảm thấy thoải mái,” ông Kashin nói với Wall Street Journal. “Cả hai đều hiểu các rằng phía bên kia cần thêm các đối tác khác.”
Để đạt được tiến triển trong quan hệ với Nga, ông Abe có thể lùi bước về tranh chấp chủ quyền mà ông đã cam kết sẽ giải quyết đối với một chuỗi đảo bị Liên Xô chiếm đóng từ Nhật Bản hồi năm 1945 mà Nhật gọi là Lãnh thổ phương Bắc còn Nga gọi là quần đảo Kuril, Wall Street Journal nhận định.
Chuỗi đảo này đã trở thành biểu tượng chủ quyền quốc gia ở cả hai nước, làm tăng chi phí chính trị của bất kỳ sự nhượng bộ nào. Mặc dù hai nước đã có cuộc nói chuyện một năm trước, nhưng thỏa thuận mới duy nhất mà ông Abe và ông Putin có được từ cuộc họp của họ tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào tháng 6 là hợp tác xử lý rác trên các hòn đảo tranh chấp.
Vẫn theo Wall Street Journal, trong hơn hai chục lần gặp nhau với ông Putin, ông Abe thường tránh công khai xung đột và cố gắng thể hiện hình ảnh mối quan hệ được cải thiện. Các nhà quan sát Nhật Bản nói rằng điều này có khả năng sẽ tiếp diễn tại cuộc họp ở Vladivostok.
https://www.voatiengviet.com/a/h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-vladivostok-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-cho-nga-tranh-th%E1%BB%A7-ch%C3%A2u-%C3%A1-/5073564.html

Ukraine thả ‘người đáng chú ý’ vụ MH17

khi đổi tù nhân với Nga

Nga và Ukraine vừa hoàn tất việc trao đổi tù nhân vốn đã được chờ đợi từ lâu.
Trong số những người được trả tự do có 24 thủy thủ Ukraine và – đối tượng gây tranh cãi – một “người đáng chú ý” trong vụ bắn hạ phi cơ MH17, là vụ khiến 298 người thiệt mạng.
Người ta hy vọng là việc trao đổi người sẽ làm giảm bớt căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng.
Biển Đông: ‘Cảnh giác TQ sau sự cố Nga-Ukraine’
Nhà báo Nga bị bắn chết ở Ukraine
Ukraine ban hành thiết quân luật
Chào đón những người Ukraine tại sân bay, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói: “Chúng tôi phải làm mọi bước đi để chấm dứt cuộc chiến kinh khủng này.”
Nga nói rằng họ hài lòng vì các công dân Nga đã trở về nhà.
Quan hệ giữa hai nước xấu đi nghiêm trọng vào năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào Nga, và các phiến quân được Nga hậu thuẫn bắt đầu chiến dịch nổi dậy ở hai vùng miền đông Ukraine.
Hơn 13 ngàn người đã bị giết chết trong cuộc xung đột tại các vùng Donetsk và Luhansk.
Hồi tháng Tư, Ukraine bầu tân tổng thống. Ông Zelensky nói ưu tiên hàng đầu của ông là chấm dứt cuộc xung đột.
Các quan chức Nga nói tiến trình hướng tới việc thả tù nhân là điều tối quan trọng cho việc cải thiện “bầu không khí quanh việc dàn xếp cuộc khủng hoảng Ukraine”.
Các cuộc đàm phán về chủ đề cực kỳ nhạy cảm này đã được thực hiện hoàn toàn bí mật; các quan chức của cả hai bên đều nhấn mạnh rằng bất kỳ rò rỉ tin tức nào cũng đều có thể làm phương hại tới việc đổi người.
Hôm 30/8, tân công tố viên của Ukraine chia sẻ một tin đăng trên Facebook theo đó nói việc trao đổi người đã bắt đầu. Tin này sau đó đã bị văn phòng Tổng thống Zelensky bác bỏ.
Các tù nhân nào được đem ra trao đổi?
Danh sách những người được phía Nga trả tự do gồm có 24 thủy thủy Ukraine, bị Nga bắt giữ ở ngoài khơi Crimea hồi tháng 11 năm ngoái.
Ukraine có bị Putin tấn công sau vụ đoạt tàu?
Nga bắt tàu hải quân Ukraine
Họ bị bắt cùng ba tàu hải quân khác khi các tàu tìm cách đi qua Eo biển Kerch, lối đi duy nhất từ Biển Azov để vào các cảng của Ukraine.
Hồi tháng Năm, một tòa án quốc tế đã ra lệnh cho Nga phải thả các thủy thủ này cùng các tàu thuyền của họ.
Trong số những người Ukraine được trả tự do khác có nhà làm phim Oleg Sentsov, người được coi là tù nhân chính trị số 1 người Ukraine tại Nga; phóng viên Roman Sushchenko, hai nhà hoạt động cực hữu Ukraine Mykola Karpyuk và Stanislav Klykh.
‘Người đáng chú ý’
Phía Nga không chính thức xác nhận danh sách các công dân của mình được trả tự do.
Tuy nhiên, trong số những người Nga được thả, đáng chú ý nhất và gây tranh cãi nhất là Volodymyr Tsemakh, được cho là chỉ huy của hệ thống phòng không của phiến quân ở miền đông Ukraine, được Nga hỗ trợ.
Kết luận vụ bắn hạ MH17 gây tranh cãi
Vụ bắn rơi MH17: Hà Lan truy nã bốn nghi phạm
‘Nga phải chịu trách nhiệm’ vụ bắn MH17
Ông Tsemakh, 58 tuổi, là “người đáng chú ý” trong cuộc điều tra do Hà Lan dẫn đầu về vụ bắn rơi chiếc phi cơ MH17 của hãng hàng không Malaysia, khiến toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng.
Người ta tin rằng ông là chỉ huy của hệ thống phòng không tại Snizhne ở vùng tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk, một trong những khu vực của các phiến quân được Nga hậu thuẫn ở đồng Ukraine.
Snizhne nằm gần với nơi mà các nhà điều tra nói là đã bắn ra trái tên lửa trúng vào chiếc phi cơ của Malaysia Airlines.
Nhóm các nhà điều tra tội phạm quốc tế hồi 2016 nói rằng quả tên lửa này đã được đưa từ Nga đến, và bắn ra từ một cánh đồng do những người ly khai được Nga hậu thuẫn kiểm soát.
Trong một chiến dịch táo tợn hồi tháng Sáu, tin tức nói các lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã đưa lậu ông Tsemakh ra khỏi vùng các phiến quân kiểm soát, và ông lẽ ra sẽ phải ra hầu tòa trong tháng Mười.
Tuy ông không phải là nghi phạm, nhưng các công tố viên quốc tế nói họ muốn ông vẫn ở tại Ukraine để họ có thể thẩm vấn thêm.
Hồi tuần trước, các công tố viên thúc giục giới chức Ukraine không cho phép ông này đi sang Nga.
Tuy nhiên, trong một quyết định do tòa án đưa ra hôm thứ Tư, ông được trả tự do.
Chính phủ Hà Lan nói họ thất vọng về việc Ukraine quyết định để ông này đi tới Nga.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49621427

Iran thực hiện lời đe dọa:

Dùng máy ly tâm hiện đại để làm giàu uranium

Trọng Nghĩa
Vào hôm nay, 07/09/2019, chính quyền Iran đã loan báo việc cho khởi động 20 máy ly tâm loại IR-4 cũng như 20 máy khác loại IR-6, điều vốn bị cấm trong Thỏa Thuận Hạt Nhân 2015. Đây là một bước mới của Teheran trên con đường rút khỏi thỏa thuận, nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ và sự bất động của Châu Âu, đã không có hành động cụ thể nào để bảo vệ kinh tế Teheran chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Thông tín viên RFI tại Iran Siavosh Ghazi tường trình :
Theo phát ngôn viên của Tổ Chức Năng Lượng Nguyên Tử Iran, nước này đã bắt đầu sử dụng các loại máy ly tâm IR4 và IR6 để làm giàu uranium. Đây là loại máy hiện đại hơn nhiều và nhất là làm giàu uranium nhanh hơn.
Theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, Iran chỉ được phép làm giàu uranium bằng máy ly tâm IR1, là những loại máy cũ, và phải chờ thêm 11 năm, tức là vào khoảng năm 2025 trước khi được quyền sử dụng các máy ly tâm mới này.
Vì vậy, động thái của Iran phản ánh một sự tăng tốc mạnh mẽ của chương trình làm giàu uranium của nước này.
Đây là bước thứ ba được Teheran thực hiện để đáp trả các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ, vốn đã tác động mạnh đến nền kinh tế Iran trong một năm qua.
Bước này được tiến hành sau thất bại trong các cuộc đàm phán với Châu Âu, vốn đã hứa thực hiện các biện pháp bảo vệ nền kinh tế Iran chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ, đặc biệt là cho phép Iran xuất khẩu dầu và có quan hệ ngân hàng bình thường với phần còn lại của thế giới.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ không ngạc nhiên
Phát biểu tại Paris vào trưa nay (07/09) sau cuộc tiếp xúc với bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper cho biết là ông không hề ngạc nhiên trước hành động của Iran, vì theo ông chính quyền Teheran đã « vi phạm hiệp ước không phổ biến hạt nhân trong nhiều năm, do đó không có gì ngạc nhiên khi họ theo đuổi những gì mà họ luôn có ý định theo đuổi ».
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Paris trong khuôn khổ chuyến đi tiếp xúc với các đồng minh NATO sau khi ông nhậm chức vào tháng 7. Trước Paris, ông Esper đã ghé Luân Đôn (Anh) và Stuttgart (Đức).
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190907-iran-thuc-hien-loi-de-doa-dung-may-ly-tam-hien-dai-de-lam-giau-uranium

Triều Tiên có thể đã thử tên lửa đạn đạo mới

Nhật Bản: Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi Iwaya cho rằng Triều Tiên đã phóng ít nhất hai loại tên lửa đạn đạo đời mới trong 4 tháng qua.
Bộ trưởng Iwaya đưa ra kết luận này dựa trên những đánh giá tình báo về hình dạng các quả đạn, cũng như hàng loạt yếu tố khác như phương án phóng và tầm bắn của các vật thể được Triều Tiên phóng thử từ ngày 4/5 đến 6/8.
“8 vật thể trong số này là tên lửa đạn đạo tầm ngắn đời mới, có nhiều đặc điểm giống hệ thống Iskander của Nga. Hai tên lửa được thử nghiệm ngày 24/8 cũng là mẫu mới, sử dụng nhiên liệu rắn”, ông Iwaya nói trong cuộc họp báo hôm qua ở Tokyo.
Iwaya bác bỏ sự tương đồng giữa 4 quả đạn được Triều Tiên thử nghiệm hôm 10/8 và 16/8 với mẫu Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS) của Mỹ, cho rằng chúng có hình dáng khác với những tên lửa truyền thống.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh nhiều chuyên gia cảnh báo các vụ thử tên lửa Triều Tiên không phải cách truyền thông điệp chính trị đơn thuần, mà đang đặt ra mối đe dọa thật sự với Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như ít nhất 8 căn cứ Mỹ với 30.000 binh sĩ đồn trú tại hai nước này
Bộ trưởng Iwaya tuần trước nói với các phóng viên tại Tokyo rằng quỹ đạo bất thường của tên lửa Triều Tiên là bằng chứng về chương trình được Bình Nhưỡng thiết kế để xuyên thủng lá chắn phòng thủ sử dụng công nghệ Mỹ cả trên biển và trên đất liền của Nhật. Tầm bắn khoảng 700 km cũng giúp chúng tấn công mọi mục tiêu trên bán đảo Triều Tiên và một phần lãnh thổ Nhật Bản.
Các tên lửa đời mới của Triều Tiên đều đặt trên xe vận tải kiêm bệ phóng (TEL), tăng đáng kể khả năng cơ động so với những bệ phóng tên lửa cố định. Chúng có thể ẩn mình tại các địa điểm được ngụy trang kín đáo, trước khi di chuyển tới bãi phóng, khai hỏa và rời trận địa chỉ trong vài phút.
“Các loại tên lửa này đặt ra thách thức lớn với khả năng cảnh báo sớm của tình báo Mỹ – Hàn, cũng như đe dọa năng lực đánh phủ đầu của liên quân. Chúng có thể được coi là vũ khí thông thường giá rẻ với hiệu suất cao, giúp Triều Tiên răn đe các lực lượng tại Hàn Quốc và Nhật Bản”, chuyên gia vũ khí Kim Dong-yub thuộc Đại học Kyungnam của Hàn Quốc nhấn mạnh.
http://biendong.net/bi-n-nong/30206-trieu-tien-co-the-da-thu-ten-lua-dan-dao-moi.html

Hong Kong vẫn biểu tình dù dự luật dẫn độ đã bị rút

Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 6/9 cho biết các biện pháp giúp khôi phục trật tự tại thành phố do Trung Quốc cai trị vừa được công bố trong tuần này mới là bước đầu tiên, trong khi đó, hàng ngàn người lại tập trung bên ngoài ga tàu điện ngầm để tiếp tục biểu tình sau nhiều tháng bất ổn và đụng độ có bạo lực.
Việc bà Lam rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi không thể xoa dịu một số nhà hoạt động và đám đông dự kiến sẽ tăng lên vào ban đêm khi trung tâm tài chính châu Á đón chờ các cuộc biểu tình vào cuối tuần này nhằm làm gián đoạn giao thông đến sân bay.
XEM THÊM:
Trung Quốc phê chuẩn Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam
Sân bay Quốc tế Hong Kong thông báo rằng chỉ những hành khách có vé mới được phép sử dụng dịch vụ tàu tốc hành đến sân bay vào ngày 7/9 từ trung tâm thành phố Hong Kong. Tàu này sẽ không dừng tại bán đảo Kowloon trên đường tới sân bay. Theo thông báo trên, dịch vụ xe buýt cũng có thể bị ảnh hưởng.
Các biện pháp này nhằm tránh tình trạng hỗn loạn giống như cuối tuần trước, khi những người biểu tình chặn đường đến sân bay, ném các vật cản lên đường ray và gây hư hại tuyến tàu điện công cộng ở thị trấn mới Tung Chung gần đó trong các cuộc đụng độ với cảnh sát.
“Bốn biện pháp nhằm mục đích đạt được một bước tiến trong việc giúp Hong Kong thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan”, bà Lam nói với các phóng viên trong một chuyến đi đến vùng Quảng Tây phía nam của Trung Quốc. “Chúng tôi không thể ngăn chặn bạo lực ngay lập tức”.
Bà Lam hôm 4/9 đã rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi, trong đó cho phép đưa người dân Hong Kong đến Trung Quốc đại lục để xét xử tại các tòa án do Đảng Cộng sản cầm quyền kiểm soát, và công bố ba biện pháp khác để giúp giảm bớt khủng hoảng, bao gồm đối thoại với người dân.
Nhiều người biểu tình cam kết tiếp tục đấu tranh mặc dù dự luật dẫn độ đã bị rút, vì họ cho rằng sự nhượng bộ này là quá ít và quá muộn.
Một số nhà hoạt động và các nhóm ủng hộ dân chủ nói rằng họ sẽ không từ bỏ các yêu cầu của họ, với các cuộc biểu tình được lên kế hoạch vào tối ngày 6/9 tại các địa điểm trên toàn thành phố như ga tàu điện ngầm và gần trụ sở chính quyền.
Các cuộc biểu tình gây ra thách thức lớn nhất từ trước tới nay đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.
Trong khi đó, các nhà chức trách nói rằng tình trạng hỗn loạn gây tác động xấu lên nền kinh tế Hong Kong, nơi này hiện phải đối mặt với suy thoái kinh tế lần đầu tiên trong một thập kỷ qua. Có bằng chứng cho thấy một số quỹ đang chuyển đến các trung tâm tài chính đối thủ của Hong Kong, chẳng hạn như Singapore.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-van-bieu-tinh-du-du-luat-dan-do-da-bi-rut/5073150.html

Hong Kong:

Người biểu tình nhắm vào sân bay quốc tế

Người biểu tình ở Hong Kong có kế hoạch chặn sân bay quốc tế của thành phố hôm thứ Bảy 7/9, sau một đêm thứ Sáu bạo lực, với cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su để giải tán người biểu tình.
Đây là cuộc đụng độ mới nhất trong chuỗi 14 tuần bất ổn liên tiếp tại Hong Kong.
Hàng trăm người biểu tình, nhiều người đeo mặt nạ và mặc đồ đen, tấn công các trạm tàu điện ngầm trên bán đảo Cửu Long vào tối thứ Sáu, sau khi video CCTV cho thấy cảnh sát đánh đập người biểu tình trên một chuyến tàu điện ngầm hôm 31/8 trong khi họ nằm co quắp trên sàn tàu.
Hong Kong: Bà Carrie Lam tuyên bố rút dự luật dẫn độ
Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc
Thủ tướng TQ ủng hộ HK chấm dứt biểu tình ‘hỗn loạn’
Các nhà hoạt động đập vỡ các biển báo, phá vỡ các cửa quay, đốt lửa trên đường phố và vẽ lên tường vào thứ Sáu.
“Các hành động này đã trở nên thái quá,” chính phủ Hong Kong nói trong một tuyên bố.
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam tuyên bố nhượng bộ trong tuần này để cố gắng chấm dứt các cuộc biểu tình, bao gồm chính thức loại bỏ dự luật dẫn độ, nhưng nhiều người nói rằng hành động này là “quá ít, quá muộn”.
Dự luật sẽ cho phép dẫn độ nghi phạm ở Hong Kong sang Trung Quốc đại lục, mặc dù Hong Kong có một nền tư pháp độc lập có từ thời thuộc địa Anh.
Các cuộc biểu tình, bắt đầu vào tháng Sáu, nay đã phát triển thành phong trào kêu gọi dân chủ và nhiều người biểu tình cam kết đấu tranh.
Các cuộc biểu tình đã có lúc làm tê liệt nhiều phần của thành phố, một trung tâm tài chính lớn của châu Á, trong bối cảnh các cuộc chiến đuổi – chạy trên đường phố giữa người biểu tình và cảnh sát đôi
khi trở nên bạo lực khi cảnh sát dùng đến hơi cay và đạn cao su và vòi rồng để giải tán người biểu tình. Các vụ bắt giữ bạo lực người biểu tình đã thu hút sự chú ý của quốc tế.
Các cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch vào thứ Bảy bao gồm việc chặn các tuyến đường đến Chek Lap Kok, được xây dựng trong những ngày tàn của sự cai trị của Anh.
Sân bay thông báo rằng chỉ những hành khách có vé mới được phép sử dụng dịch vụ tàu Airport Express vào thứ Bảy, khởi hành ở trung tâm Hong Kong. Tàu sẽ không dừng trên đường, trên bán đảo Cửu Long. Dịch vụ xe buýt cũng có thể bị tấn công, theo thông báo của sân bay.
Các biện pháp này nhằm tránh sự hỗn loạn từng xảy ra cuối tuần trước, khi những người biểu tình chặn đường đến sân bay, ném các mảnh vỡ trên đường ray xe lửa và tràn vào ga tàu điện ngầm ở thị trấn mới Tung Chung trong cuộc đua chạy-đuổi với cảnh sát.
Người biểu tình cũng chiếm sảnh sân bay quốc tế vào tháng trước khiến nhiều chuyến bay bị hoãn, hủy.
Trung Quốc đã lên án các cuộc biểu tình, cảnh báo về thiệt hại cho nền kinh tế và rằng có thể sử dụng vũ lực để dập tắt tình trạng bất ổn.
Ngoài việc kêu gọi rút lại dự luật dẫn độ và thả những người bị bắt, những người biểu tình muốn có một cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát, rút lại định nghĩa người biểu tình là bạo loạn, và quyền tự do cho người dân Hong Kong lựa chọn lãnh đạo riêng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49618684

Cảnh sát Hồng Kông có mặt tại phi trường

trước cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Bảy (7/9), cảnh sát Hồng Kông lục soát xe cộ giao thông công cộng hướng tới phi trường, đề phòng cuộc biểu tình dự kiến phá vỡ mạng lưới đường bộ và xe điện ngầm của những người biểu tình chống chính phủ.
Đây là cuộc biểu tình gần đây nhất trong 14 tuần biểu tình ở thành phố. Cảnh sát có mặt tại trạm chính của Hồng Kông Airport Express và lục soát ít nhất một chiếc xe buýt đang hướng đến phi trường, trước các cuộc biểu tình dự kiến sẽ bắt đầu vào giữa buổi chiều. Chỉ hành khách mới được phép tiến vào tòa nhà phi trường hoặc sử dụng Airport Express, và lên xe điện ở trung tâm thành phố Hồng Kông. Xe điện không dừng trên đường trên bán đảo Cửu Long.
Các biện pháp này được đưa ra nhằm tránh sự hỗn loạn vào cuối tuần trước, khi những người biểu tình chặn đường đến phi trường, ném các mảnh vỡ lên đường ray hỏa xa và đập phá ga tàu điện ngầm MTR ở thị trấn Tung Chung gần đó trong các cuộc đụng độ kéo dài với cảnh sát. Hồi tháng trước, người biểu tình cũng chiếm sảnh đến, ngăn chặn và trì hoãn các chuyến bay, giữa một loạt các cuộc đụng độ với cảnh sát.
Phi trường Chek Lap Kok được xây dựng trong những ngày cuối của chính quyền thuộc địa Anh Quốc trên một hòn đảo nhỏ, và được dẫn đến bằng một loạt các cây cầu. Vào tối hôm thứ Sáu (6/9), hàng trăm người biểu tình, nhiều người đeo mặt nạ và mặc đồ đen, tấn công các trạm tàu điện ngầm MTR trên bán đảo Cửu Long, vì truyền hình chiếu những cảnh cảnh sát đánh đập người biểu tình trên một chuyến tàu điện ngầm vào ngày 31 tháng 8 khi họ co ro trên sàn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-hong-kong-co-mat-tai-phi-truong-truoc-cuoc-bieu-tinh-du-kien-se-dien-ra/

Tập Cận Bình: Hitler Của TC

Vi Anh
Tin BBC hôm 31-8-2019, “Hội nghị Trung ương lần thứ tư của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào tháng Mười tại Bắc Kinh, Tân Hoa Xã loan tin… TC sẽ chấp nhận “Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” là khái niệm được dùng để chỉ việc duy trì chủ nghĩa cộng sản trong tên gọi của Đảng, và duy trì quyền kiểm soát chính trị độc đảng, nhưng về kinh tế thì chủ yếu tuân theo các nguyên tắc kinh tế thị trường.”
Nhiều dấu chỉ cho thấy Tập cận Bình đánh dấu thời đại của mình như một thời đại phục hưng “đại dân tộc Trung Hoa” như Hitler đã làm sau khi nước Đức bị nhục, đất nước bị xâu xé sau khi thua đại chiến thế giới lần thứ nhứt. Ông Tập cận Bình lợi dụng và khai thác tối đa tinh thần thượng tôn dân tộc cố hữu của các triều đại vua chúa Trung Hoa, khích động tối đa tinh thần quốc gia cực đoan với khẩu hiệu “phục hưng đại dân tộc Trung Hoa”, biến Trung Quốc thời Cộng sản thành bá chủ khu vực như thời xa xưa.
Đầu tháng 12 năm 2013, vừa mới được Đảng CS Trung Quốc cử làm Chủ Tịch Đảng và Chủ tịch Quân ủy Trung Ương, chưa nhận được bàn giao quyền hành “nhà nước”, ông Tập Cận Bình mau mau mặc lại bộ quân phục, đi thăm một đại đơn vị của Quân đội Giải phóng Nhân dân của TC ở Quảng Châu, là nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển của TQ hồi thế kỷ thứ 7. Trước ba quân tướng sĩ,
Ông mạnh dạn và tự hào nói Ông sẽ tăng cường quân lực, đó là yếu tố then chốt  để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”  của ông. Ông  tin tưởng «Giấc mơ này có thể được xem như là giấc mơ của đại dân tộc, và đối với quân đội, đó chính là giấc mơ của một đội quân hùng mạnh».
Trong thời làm Phó Chủ Tịch Nước, Ông là người làm ra chính sách và chỉ đạo các vấn đề Biển Đông của TC. Bây giờ cờ đã vào tay, Ông bắt đầu thời đại của Ông bằng việc chỉ đạo nhiều chiến dịch khích động tinh thần thượng tôn dân tộc Trung Hoa trong quần chúng nhân dân TQ.
Đối với Việt Nam, nhà cầm quyền  tỉnh đảo Hải Nam ra lịnh cho lực lượng tuần duyên  lên tàu, lục soát, và trục xuất các tàu thuyền qua lại trong vùng lãnh hải rộng lớn mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Và tàu TC cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2, thuộc tập đoàn quốc doanh Petro Vietnam.
Còn đối với Nhựt, một làn sóng biểu tình bài xích Nhựt nổi lên ở Trung Quốc. Nhà cầm quyền ở các thành phố kinh tế, kỹ nghệ lớn của TQ kích động tinh thần bài Nhật trong “quần chúng nhân dân”, mặc thị xúi dục dân chúng vụ biểu tình chống Nhựt, đập phá cơ sở của người Nhật, tẩy chay sản phẩm Nhật, kể cả liện đá  vào xe của đại sứ Nhựt. Số xe hơi của Toyota, Honda sản xuất và bán ra tại TC giảm nhiều.
Tiêu biểu nhứt là TC dàn dựng cuộc biểu tình của 9 ngàn người Trung Quốc vào ngày 13/12/2012, gọi là  tưởng niệm 75 năm vụ lính Nhật thảm sát và cưỡng hiếp người Trung Hoa ở thành phố Nam Kinh. Theo TC thì quân Nhựt đã tàn sát 300.000 người Trung Hoa và hảm hiếp mấy chục ngàn phụ nữ trong cuộc tiến chiếm thành phố Nam Kinh trong 6 tuần lễ, bắt đầu vào 13 tháng 12 năm 1937. Nhưng theo sử gia Mỹ, Jonathan Spence, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, chỉ có 42.000 thường dân và binh lính bị giết chết và 20.000 phụ nữ bị hãm hiếp, trong số này nhiều người đã chết sau đó.
Theo ghi nhận của báo Pháp Le Monde, Ô.Tập Cận Bình rất  thiết tha  với niềm tin và quyết chí  «Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa». Bài diễn văn đầu tiên Ông đọc trước báo chí và công chúng sau khi Đảng CS/ TQ “cộng đồng tuyển trạch” làm Chủ Tịch Đảng và Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương của Ông,  Ông nhắc đi nhác lại nhiều lần giấc mơ «Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa».
Ông còn thể hiện niềm tin và ý chí ấy qua việc đích thân Tổng bí thư Đảng đến dự một buổi triễn lãm mang chủ đề «Con đường của sự phục hưng» tại Viện Bảo Tàng quốc gia Trung Quốc.
Một dàn cảnh tạo ép  phê sân khấu ngoạn mục dưới ánh sáng đèn màu của tinh thần thượng tôn dân tộc cố hữu và cực đoan của vua chúa Trung Hoa coi quốc gia dân tộc của mình là “trung tâm” ở giữa cái hoa, là bá chủ còn các nước xung quanh vốn là man di, mọi rợ chư hầu mà Trung Hoa ra ơn khai hoá, đô hộ.
Tinh thần bá chủ cố hữu của vua chúa Trung Hoa đó bây giờ được Đảng Nhà Nước TC hồi sinh với  giai cấp thống trị là Đảng CS nắm toàn quyền độc tài đảng trị trên xã hội Trung Quốc. Độc tài vua chúa chỉ là độc tài cá nhân, độc tài gia đình; còn độc tài CS là độc tài  giai cấp, độc tài đảng trị toàn diện, mạnh bạo, khắc nghiệt, triệt để hơn nhiều.
Điểm báo Le Monde, Đài RFI có lần nhận xét, “chính Đảng cộng sản đã tái sinh ra một Trung Quốc sau những sự kiện «nhục nhã» trong thế kỷ XIX… Sự tôn vinh tinh thần dân tộc được nâng lên đến mức tối đa. Tư tưởng này được biểu hiện qua việc sao chụp lại một tấm hình lớn mô tả quang cảnh vào thời xa xưa, sứ thần từ các nước lân cận đến dâng cống nạp lên hoàng đế Trung Hoa.
Chính Ô. Tập cận Bình còn nhân cách hoá mình với giấc mơ “đại dân tộc Trung Hoa”. Nhơn một cơ hội long trọng trình bày về lịch sử Đảng CS, Ông Tập Cận Bình “thật thà khai báo”: «Ai cũng nói về giấc mơ Trung Hoa. Tôi tin rằng sự phục hưng tinh thần dân tộc Trung Quốc là giấc mơ lớn nhất của đất nước trong thời buổi hiện đại».
Thái độ, hành động phục hưng đại dân tộc Trung Hoa làm bá chủ thiên hạ mà Ô Tập cận Bình đã tích cực thực hiện làm cho người ta liên tưởng đến Hitler khích động người dân Đức, con sư tử ở Âu Châu cảm thấy tủi nhục sau khi thua Thế Chiến 1 bị các siêu cường đối xử tệ bạc. Khích động của Hitler đưa nước Đức trở thành độc tài quốc xả và gây Thế chiến  thứ 2, số người chết và thiệt hại nhiều lần hơn Thế Giới Đại Chiến 1.
Với Trung Cộng một chế độ độc tài đảng trị toàn diện, Tập cận Bình  bây giờ  trên phương diện đối nội, dễ làm hơn Hitler vì độc tài CS đã có sẵn rồi và tinh thần thượng tôn dân tộc cực đoan của Trung Quốc là cố hữu.
Đối ngoại hành động ngoại giao của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, thì tuyên bố Mỹ đứng trung lập trong các cuộc tranh chấp biển đảo. Thái độ đó bắc cầu cho TC làm tới. Tương tự như thời Thủ Tướng Chamberain của Anh xách dù qua lại, to nhỏ, chiều chuộng Đức. Đức thấy phản ứng Âu châu yếu xìu, tấn công thăm dò một nước thấy êm ru, thế là tiến chiếm hầu hết các nước Âu châu, tạo thành Thế
Chiến thứ hai. Một thế chiến Mỹ phải tham dự, quân lính Mỹ chết nhiểu nhứt và tốn hao tài sản Mỹ nhiều nhứt./.(VA)
https://vietbao.com/a298505/tap-can-binh-hitler-cua-tc

Tập Cận Bình nói Duterte:

Quên phán quyết biển Đông của PCA đi

Trong 5 ngày “đi sứ” Trung Quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người ngày càng bị chỉ trích trong nước vì thái độ “khúm núm” yếu nhược trước Bắc Kinh đã phải nhận nhiệm vụ nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) năm 2016 xử Philippines thắng kiện trong vụ kiện Trung Quốc xâm phạm biển Đông.
Tuy nhiên trong buổi gặp mặt trực tiếp tại Bắc Kinh, ông Tập đã thẳng thắn kêu gọi ông Duterte rằng hãy “đặt sang một bên” tranh chấp hàng hải giữa hai nước và thay vào đó tập trung vào đẩy mạnh dự án khai thác dầu khí chung giữa hai nước ở biển Đông.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tập cũng không quên nhắc nhở người đồng cấp của mình hãy vững tâm “đừng để bị ảnh hưởng bởi các thế lực bên ngoài”, tập trung vào việc hợp tác kinh tế song phương, triển khai dự án khai thác dầu khí chung ở biển Đông và hoàn tất đàm phán về bộ Quy tắc ứng xử trên biển vào năm 2021.
Việc ông Duterte ngỏ ý muốn hợp tác với Trung Quốc khai thác dầu khí tại một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines như vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) đã gây phân hóa sâu sắc công luận nước này, trong khi phán quyết của The Hague năm 2016 đã bác bỏ hoàn toàn các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn Biển Đông, trong đó có vùng Bãi Cỏ Rong.
Tổng thống Duterte, người khẳng định Manila không có cơ hội chiến thắng Trung Quốc trong một cuộc chiến trên biển đã coi đây là một giải pháp có thể giúp làm dịu tình hình Biển Đông, hóa giải nguy cơ xung đột, biến đối thủ thành đối tác. Điều này đã khiến nhiều người dân, thậm chí giới chính trị gia lên án tổng thống Duterte phản bội tổ quốc, nhân nhượng chủ quyền đổi lấy các lợi ích kinh tế.
Theo báo Inquirer, phủ tổng thống Philippines nhấn mạnh là tổng thống Duterte đã khẳng định trước ông Tập Cận Bình rằng phán quyết The Hague “có tính quyết định, ràng buộc và không thể khiếu nại”. Tuy nhiên tuyên bố lại nói rằng trong những lần hội kiến tới, ông Duterte sẽ không nêu trở lại vấn đề này với Trung Quốc.
Người phát ngôn của ông Duterte hôm thứ Sáu (30/9) cho biết ông Tập trả lời bằng việc nhất mạnh lập trường của Bắc Kinh là không công nhận phán quyết của PCA năm 2016.
Mới đây nhất hôm 1/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới tái khẳng định rằng lập trường của Bắc Kinh về biển Đông vẫn không thay đổi.
“Thực tế đã chứng minh rằng nếu chúng tôi xử lý phù hợp vấn đề này, nó sẽ là điều tốt cho ổn định và hòa bình khu vực”, ông Cảnh nói trong một cuộc họp báo.
Ngoài ra, theo SCMP, ông Tập còn nói với ông Duterte rằng Trung Quốc sẵn sàng nhập thêm hoa quả tươi và các nông sản khác từ Philippines, đồng thời sẽ cử các chuyên gia nông nghiệp và ngư nghiệp tới giúp Philippines phát triển các ngành này.
Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý tiếp tục hợp tác trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông và phát triển khu công nghiệp, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague ngày 12/7/2016 ra phán quyết có lợi cho Manila trong vụ kiện về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông.
PCA bác bỏ yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc và ủng hộ vụ kiện của Philippines do Tổng thống khi đó của nước này, ông Benigno Aquino, khởi xướng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc có phản ứng gay gắt, nói rằng phán quyết này “vô giá trị” cũng như “không có tính cưỡng hành”.
Theo giới phân tích, sau khi lên làm tổng thống Philippines, người kế nhiệm ông Aquino, ông Rodrigo Duterte, dường như “làm ngơ” thắng lợi này và “xích lại” gần hơn với Trung Quốc.
“Philippines là láng giềng hữu nghị của Trung Quốc và là đối tác quan trọng đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Kể từ khi ông Duterte nhậm chức, quan hệ Trung Quốc và Philippines đã được củng cố và tăng cường”, phát ngôn viên Cảnh Sảng nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30228-tap-can-binh-noi-duterte-quen-phan-quyet-bien-dong-cua-pca-di.html

Trận chiến quyết định Trung-Mỹ

nằm tại Đài Loan

Ngày 3/9, trong video phát trực tiếp, ông Quách Văn Quý đã gây bùng nổ thông tin với nhận định sắp nổ ra Thế chiến thứ Ba, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị kế hoạch thu phục Hồng Kông và Đài Loan, hiện nay nội bộ ĐCSTQ đã phổ biến thông tin chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Còn phía Mỹ đang tập trung các lực lượng quân sự gồm cả lục quân, hải quân và không quân.
Theo chia sẻ trực tiếp qua video của ông Quách Văn Quý, hôm 1/9 ông Quách và cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng Bannon cùng chia sẻ thông tin được công luận đặc biệt chú ý: ĐCSTQ đã bí mật xây dựng “chiến lược đôi bên cùng có lợi”, nhân sự kiện Hồng Kông thực hiện thu hồi Đài Loan trong 24 tiếng. Quân đội ĐCSTQ đã tập hợp xong và chuẩn bị phát động cuộc chiến ở eo biển Đài Loan. Trong 48 giờ qua đã xảy ra những diễn biến đối với Trung Quốc như sau:
(1) Các cổ phiếu quân sự của Trung Quốc đồng loạt lên giá tới giới hạn đỉnh cho phép (2) Trong 48 giờ qua, lượng vàng lớn nhất của Trung Quốc đã được bán ra; (3) Các ngân hàng lớn của Trung Quốc đã có thông báo nội bộ, hạ thấp tỷ lệ dự trữ vàng; (4) ĐCSTQ đã ban hành hướng dẫn cho 90 triệu đảng viên chuẩn bị cho chiến tranh; (5) Quan trọng nhất là tình hình kho chứa dầu chiến lược của ĐCSTQ ở Phúc Kiến, Đại Liên, Hạ Môn và Chu Hải đã bước vào tình trạng sẵn sàng cho chiến tranh.
Quách Văn Quý nhấn mạnh rằng tất cả các thông tin trên có thể tra thấy trên các trang thông tin trực tuyến tại Trung Quốc Đại Lục.
Thương nhân này cũng chỉ ra việc ĐCSTQ đã nhận định những người được gọi là chí sĩ dân quyền Hồng Kông đã đến Đài Loan để liên kết với giới đấu tranh vì độc lập của Đài Loan. Ông Quách nhắc nhở mọi người hãy theo dõi kênh 7  Truyền hình Trung ương của ĐCSTQ (CCTV7), vì đó là kênh chung của quân sự và nông nghiệp. Gần đây kênh quân sự này liên tục đưa tin về chiến lược quân sự và sức mạnh quân sự chống lại Đài Loan, liên tục phát sóng các cuộc tập trận quân sự trong quá khứ.
Ông Quách còn chế giễu rằng sau khi ông và Bannon gây bùng nổ thông tin thì công ty Bảo an của Đài Loan – Bộ Quốc phòng Đài Loan mới cho biết họ đang quan sát tình hình nhưng chưa phát hiện có động tĩnh gì từ quân đội cũng như hệ thống tên lửa của Đại Lục. Quách Văn Quý nhận định, hiện giờ ĐCSTQ muốn thu phục Đài Loan chỉ cần hai căn cứ ở Tây Tạng và Quảng Tây là đủ sức, số lượng tên lửa của ĐCSTQ rất nhiều và gần như sắp quá hạn sử dụng, khi tấn công Đài Loan cho dù ĐCSTQ dùng mỗi mét đất một tên lửa cũng dùng không hết.
Ông Quách cũng nhắc nhở mọi người hãy theo dõi động thái của quân đội Mỹ, châu Âu, Nga và Nhật Bản.
Theo Đài VOA Mỹ đưa tin, hôm 2/9 vừa qua Mỹ và 10 nước đồng minh đã tiến hành tập trận quân sự chung có tên là AUMX.
Ngày 2/9, Reuters đã công bố đoạn ghi âm bài phát biểu trong hội nghị kín của bà Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), ghi âm tiết lộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết bà ta đã “phá hoại quá lớn” đối với Hồng Kông và “không thể tha thứ”, nếu có lựa chọn thì xin từ chức. Bà cho biết Bắc Kinh không có kế hoạch đưa quân đội vào Hồng Kông, cũng phủ nhận thông tin cho rằng ĐCSTQ muốn bình ổn Hồng Kông trước 1/10, hiện đã sẵn sàng để tổ chức Quốc khánh quy mô nhỏ.
Ngay khi có thông tin này, Quách Văn Quý đã thông báo cho những người bạn ở Mỹ và châu Âu rằng ĐCSTQ muốn tấn công Đài Loan, nếu ĐCSTQ cho điều động quân đội vào Hồng Kông thì khả năng tấn công Đài Loan là 50%, nếu không vào Hồng Kông thì khả năng là 90%. Thực tế quân của ĐCSTQ cũng có bộ phận đã vào Hồng Kông với lý do “luân chuyển quân đồn trú”, nếu trong “luân chuyển” 22 năm qua mà chỉ có quân vào chứ không có quân ra thì đường phố Hồng Kông từ lâu đã đầy quân lính của ĐCSTQ.
Thương nhân này nhận định rằng cách làm việc của ĐCSTQ là mọi thứ muốn làm đều trái với tuyên bố, khi phát ngôn toàn lời lừa dối, phủ nhận, cố gắng che giấu những gì muốn làm.
Quách Văn Quý chỉ ra rằng các tin tức nội bộ ĐCSTQ là minh chứng rõ ràng: trong cuộc họp của ĐCSTQ, hầu hết giới chức muốn thực thi thiết quân luật đối với Hồng Kông, bởi vì cần phải ngăn chặn tình hình ở Hồng Kông lan vào Đại Lục, đặc biệt từ Quảng Đông. Gần đây tại Quảng Đông, Quảng Tây và Tân Cương đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình tập thể, nguyên nhân vì trong thời đại truyền thông mạng xã hội ngày nay, rất nhiều thông tin bên ngoài đã nhanh chóng lan truyền về Đại Lục.
Một bộ phận quan chức khác cho rằng hiện Trung Quốc không đủ khả năng chịu được cú sốc kinh tế. Cuối cùng, Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã đưa ra quyết định trong vòng 16 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ phải giải quyết vấn đề Hồng Kông, sau khi Tổng thống Mỹ tiếp theo nhậm chức thì ĐCSTQ sẽ nỗ lực đạt được thỏa thuận với Mỹ. Như vậy kế hoạch hiện nay là biến thời kỳ khó khăn hơn 10 tháng trong quan hệ với phương Tây thành thời kỳ chiến lược để thôn tính Đài Loan và Hồng Kông.
Trong video, ông Quách chỉ ra rằng sau khi đưa ra quyết định ĐCSTQ đã thông báo cho giới chức Hồng Kông biết. Thông tin tình báo mà ông ta nhận được từ Hồng Kông và phương Tây đã xác nhận rằng ĐCSTQ sẽ thiết quân luật ở Hồng Kông. ĐCSTQ cũng cho biết họ hối hận vì không mạnh tay xử lý ngay khi chiến dịch chống luật dẫn độ bắt đầu vào ngày 9/6 và 16/6. Số người biểu tình lên đến 1 triệu và 2 triệu là quá quan trọng, giúp cứu được người dân Hồng Kông và nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ phương Tây.
Theo các nguồn tin nội bộ, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã nhiều lần xin từ chức, vào sau ngày 9/6, sau 16/6, và sau 17/7, nhưng tất cả đều bị từ chối. Cuối cùng Bắc Kinh thẳng thắn cảnh báo rằng nếu Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức nghĩa là “có âm mưu riêng”. Dọa nạt của Bắc Kinh đã khiến bà Lâm phải khóc sụt sùi khi ở trong phòng rửa mặt.
Quách Văn Quý nhận định, lần này mánh khóe trong các quyết sách của ĐCSTQ đối với dụng quân và quyền lực đã lộ rõ 100% trước người phương Tây và người Trung Quốc trên toàn thế giới: ĐCSTQ không hùng mạnh cũng không có gì bí ẩn như thế giới tưởng tượng! Ngày thiết quân luật ở Hồng Kông là khởi đầu cho sự sụp đổ của ĐCSTQ.
Quách Văn Quý dự đoán, sau khi thiết quân luật ở Hồng Kông thì sẽ có khoảng thời gian hòa hoãn tạm thời ở Đài Loan. ĐCSTQ không muốn gặt hái được quá ít lợi ích khi lao vào cuộc chiến này, phải làm sao bắn một mũi tên trúng hai đích. ĐCSTQ muốn dùng thời gian hơn một năm để thu phục hoàn toàn Hồng Kông và Đài Loan, từ đó thống trị châu Á. Đến bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 với việc hạ bệ được Tổng thống Trump thì ĐCSTQ sẽ thúc đẩy những nhượng bộ với đảng Dân chủ hoặc Tổng thống mới khác để đạt được thỏa thuận, khi đó có thể từ từ thực hiện mưu đồ thống trị thế giới.
Ông nhấn mạnh rằng nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan, chắc chắn 100% quân đội Mỹ sẽ can thiệp, nhưng có một tiền đề là người dân Đài Loan phải tham chiến trước chứ không phải đầu hàng. Vì khoảng cách sức mạnh giữa quân đội của ĐCSTQ và của Mỹ là rất lớn nên cuộc chiến này sẽ là đòn kết liễu vận mệnh của chính thể độc tài này. Đây là cơ hội cuối cùng để Mỹ cứu thế giới, không tiêu diệt ĐCSTQ thì tất cả thế giới tự do sẽ bị ĐCSTQ tiêu diệt.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30226-tran-chien-quyet-dinh-trung-my-nam-tai-dai-loan.html

Phi thuyền không gian Ấn Độ gặp trục trặc

trong nỗ lực hạ cánh lên mặt trăng

Vào hôm Thứ Sáu (6/9), phi thuyền đổ bộ Vikram không người lái của Ấn Độ – mang theo một chiếc xe tự hành nhỏ và niềm tự hào của một quốc gia – dường như rơi xuống gần cực nam của mặt trăng, vào giai đoạn cuối một cuộc hạ cánh có vẻ trơn tru.
Với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi theo dõi tình hình tại trung tâm điều khiển, phi thuyền đổ bộ Vikram của Tổ chức Nghiên cứu Không Gian Ấn Độ đã bắn hỏa tiễn giảm tốc độ ngay sau 4 giờ chiều theo múi giờ miền Đông, và bắt đầu cuộc hạ cánh kéo dài 15 phút trên bề mặt. Phi thuyền đổ bộ Chandrayaan-2, mang theo tám dụng cụ khoa học và một chiếc xe tự hành sáu bánh nhỏ được gọi là Pragyan (“Trí tuệ”). Theo kế hoạch, phi thuyền sẽ dành hai tuần dưới ánh sáng ban ngày để nghiên cứu môi trường vùng cực của mặt trăng, trong một chuyến bay được xem là một màn trình diễn năng lực không gian ngày càng tinh vi của Ấn Độ.
Một cuộc đổ bộ thành công sẽ đưa Ấn Độ vào một nhóm độc quyền cùng Hoa Kỳ, Liên Xô/Nga và Trung Cộng, với tư cách là quốc gia thứ tư trong lịch sử không gian hạ cánh thành công trên mặt trăng.
Những khoảnh khắc ban đầu của cuộc hạ cánh dường như diễn ra suôn sẻ, khi phi thuyền đổ bộ Vikram chao đảo, bắt đầu mất độ cao và vận tốc ngang, bắn ra bốn động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng để “thắng khẩn cấp”. Sau đó, phi thuyền bắt đầu thực hiện một cú “thắng tốt” nhằm đạt độ cao khoảng 1,300 feet. Nhưng ở độ cao 1.3 dặm (6,864 feet) trên bề mặt, hệ thống đo từ xa ngừng phản hồi. Người điều khiển chuyến bay, đang tươi cười và vỗ tay khi đạt được những cột mốc khác nhau, đột nhiên im
lặng khi họ nhìn vào màn hình máy tính. Một màn hình ở phía trước căn phòng cho thấy độ cao và quỹ đạo của phi thuyền không gian có vẻ như ngừng thay đổi, với phi thuyền đổ bộ ngay phía trên bề mặt. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/phi-thuyen-khong-gian-an-do-gap-truc-trac-trong-no-luc-ha-canh-len-mat-trang/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.