Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 17/08/2019

Sunday, August 18, 2019 7:52:00 AM // ,

Tin khắp nơi – 17/08/2019

Mỹ rút một số mặt hàng Trung Quốc

khỏi danh sách đánh thuế 10%

Chính quyền Trump sẽ miễn cho một số sản phẩm nội thất gia đình, đồ dùng trẻ em, modem và bộ định tuyến internet do Trung Quốc sản xuất khỏi chịu thuế quan 10% trong đợt đánh thuế tiếp theo.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ hôm thứ Sáu công bố danh sách đầy đủ các mặt hàng được rút khỏi 300 tỉ đôla thuế quan dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 và 15 tháng 12, một số trong số này đã bị áp thuế 25%.
Ông Trump hôm thứ Ba trì hoãn hơn một nửa mức thuế được đề xuất cho đến tháng 12, nói rằng nó sẽ giúp bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng khỏi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong mùa bán hàng Giáng Sinh.
Danh sách mới gồm 44 mặt hàng nhập khẩu được miễn đánh thuế, trị giá khoảng 7,8 tỉ đôla theo dữ liệu của Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ, cũng bao gồm một số hợp chất hóa học được dùng trong sản xuất nhựa. Reuters trước đây đưa tin kinh thánh và sách tôn giáo sẽ được rút khỏi khỏi danh sách đánh thuế.
Phần lớn các mặt hàng được loại bỏ khỏi danh sách đánh thuế là các sản phẩm nội thất, bao gồm ghế có khung bằng gỗ và bằng kim loại và những sản phẩm làm bằng nhựa. Một số trong số này trước đây đã bị áp thuế trong các hạng mục đồ nội thất rộng hơn.
Ngành buôn bán đồ nội thất ở Mỹ trị giá 114 tỉ đôla là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì giá cả gia tăng do thuế quan của ông Trump, tăng lên 25% trong tháng Năm.
https://www.voatiengviet.com/a/my-rut-mot-so-mat-hang-trung-quoc-khoi-danh-sach-danh-thue-10-phan-tram/5046148.html

Lưỡng đảng ủng hộ kế hoạch

bán phi cơ F-16 cho Đài Loan

Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Sáu (16 tháng 8), một số thành viên Dân Chủ và Cộng Hòa cho rằng Quốc hội nên nhanh chóng bán phi cơ chiến đấu F-16 trị giá 8 tỷ Mỹ kim cho Đài Loan, khi hòn đảo tự trị này đang phải đối mặt với sức ép từ Trung Cộng.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch đã hoan nghênh đề nghị bán phi cơ F-16V của Lockheed Martin  cho Đài Loan. Ông cho rằng Đài Loan sẽ tăng cường khả năng bảo vệ không phận có chủ quyền trước áp lực ngày càng tăng từ Trung Cộng. Trong khi đó, Chủ tịch ủy ban Vũ khí Thượng viện Jim Inhofe và Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn cho biết Đài Loan vẫn là một trụ cột quan trọng trong an ninh và ổn định khu vực. Quyết định bán phi cơ sẽ ngăn chặn sự hung hăng của Bắc Kinh.
Tương tự, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Eliot Engel, và dân biểu Cộng Hòa Michael McCaul, Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ted Cruz cũng ra tuyên bố ủng hộ. Hôm thứ Sáu, tờ New York Times dẫn lời các viên chức chính phủ giấu tên, đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Trump đã bật đèn xanh cho kế hoạch mua bán với Đài Loan, và Bộ Ngoại giao đã thông báo không chính thức kế hoạch này đến ủy ban đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện vào thứ Năm. Tờ Times cho biết một khi các ủy ban phê chuẩn, Quốc hội sẽ nhận được thông báo chính thức.
Theo Reuters, Trung Cộng từng lên án gay gắt kế hoạch này, đồng thời khuyến cáo sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả. Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hua Chunying, đây là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Cộng, và Washington đã làm suy yếu chủ quyền và lợi ích an ninh của nước này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/luong-dang-ung-ho-ke-hoach-ban-phi-co-f-16-cho-dai-loan/

Quan sát Cuộc sống Đó đây Hồ sơ Đàm phán

thương mại Mỹ-Trung “không hẹn ngày gặp lại“

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết hôm 14/8 rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa quyết định vòng đàm phán thương mại tiếp theo sẽ diễn ra khi nào.
“Tôi không nghĩ sẽ có một thời gian cụ thể được đưa ra”, ông Ross nhận định trên trang CNBC. Thay vào đó, bước tiếp theo trong vòng đàm phán lâu dài này “có lẽ sẽ là một cuộc điện thoại trong vài tuần tới”.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ đưa ra nhận định này 1 ngày sau khi chính quyền Tổng thống Trump thông báo sẽ hoãn áp thuế 10% lên 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc cho tới ngày 15/12 nhằm tránh giá cả một số mặt hàng như điện thoại di động, laptop và bảng điều khiển trò chơi điện tử bị tăng cao trước dịp Giáng sinh.
Động thái này đã tạm thời tăng niềm tin của các nhà đầu tư khi chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới hạ nhiệt.
Theo Politico, Tổng thống Trump quan tâm đến việc điều chỉnh tỷ lệ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang hơn là việc cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
“Trung Quốc không phải vấn đề của chúng ta. Vấn đề của chúng ta là Fed. Tăng quá nhiều và quá nhanh. Nhưng bây giờ lại giảm quá chậm”, ông Trump viết trên Twitter.
Tổng thống Trump vẫn có kế hoạch áp 10% thuế lên khoảng 112 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hoặc hơn và quyết định này sẽ có hiệu lực ngày 1/9.
Đoàn đàm phán Trung Quốc dẫn đầu là Phó Thủ tướng Lưu Hạc dự kiến sẽ quay lại Washington đầu tháng 9 để thảo luận thêm về vấn đề thương mại mặc dù không có nhiều hy vọng là hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận sớm.
Ông Ross cũng được hỏi về viễn cảnh Trung Quốc sẽ mua thêm nông sản Mỹ và đổi lại Washington sẽ dừng các lệnh trừng phạt đối với tập đoàn viễn thông Huawei của nước này song ông cho biết việc đàm phán về các vấn đề khó khăn hơn có thể sẽ bị trì hoãn cho tới sau cuộc bẩu cử Tổng thống năm 2020.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29844-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-dam-phan-thuong-mai-my-trung-khong-hen-ngay-gap-lai.html

Quan hệ Mỹ – Trung:

Tranh chấp thương mại chỉ là khúc dạo đầu

Tiến trình tranh chấp thương mại là diễn biến gây ồn ào nhất trong cuộc đối đầu toàn diện giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ – Trung. Đối với chính quyền Donald Trump, bản chất của cuộc chiến thương mại này không chỉ đơn thuần là vấn đề thuế quan, mà còn là một quá trình gây sức ép buộc Trung Quốc thay đổi các chính sách căn bản.
Tuy nội dung thỏa thuận thương mại mới chưa được tiết lộ, nhưng trong đó có một số cáo buộc của phía Mỹ, đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải thay đổi, chúng được đề cập tới như sau:
– Chấm dứt chính sách ép công ty nước ngoài buộc phải chuyển giao công nghệ và liên doanh đối tác Trung Quốc.
– Xóa bỏ ưu đãi cho các công ty quốc doanh về vốn, lãi suất, đất đai, thông tin… tạo ra sự bất công bằng trong cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
– Thay đổi thực trạng Chính phủ chi phối Công đoàn, khiến tổ chức này không hoạt động vì lợi ích của công nhân mà chỉ là kênh tuyên truyền của chính quyền và chủ doanh nghiệp. Kết quả là mức lương thấp hơn so với cơ chế thị trường, tạo ra lợi thế chi phí sản xuất thấp cho hàng xuất khẩu.
– Chấm dứt hiện trạng không có cơ chế tư pháp độc lập, dung túng các hoạt động ăn cắp sở hữu trí tuệ tràn lan.
– Bãi bỏ cơ chế ngân hàng trung ương chịu sự chỉ đạo của chính phủ. Không cho phép chính phủ thao túng tiền tệ, duy trì lạm phát cao nhằm tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, dù đánh đổi bằng thiệt hại cho người dân trong nước.
– Chấm dứt tình trạng chính phủ kiểm soát và ép buộc các doanh nghiệp tham gia hoạt động gián điệp thương mại, đánh cắp bí mật công nghệ – quân sự (Hoa Kỳ ước tính thiệt hại 600 tỉ USD mỗi năm) và nhiều hành vi bất minh khác.
– Dỡ bỏ luật an ninh mạng, cải thiện môi trường thông tin bất bình đẳng tại Trung Quốc.
Trong tình hình hiện nay, nếu xét đến bản chất của Chính phủ Trung Quốc và quan điểm quyết liệt của ông Trump, có thể nói, rất khó đạt được một thỏa thuận thương mại thực sự thỏa mãn yêu cầu của cả hai bên. Trung Quốc từ lâu đã coi các chính sách “bẩn” của họ là bình thường, vì chúng “đảm bảo sự kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc”. Có nghĩa là, nếu thay đổi căn bản các chính sách trên đây thì sẽ chạm đến vấn đề nhạy cảm nhất – quyền lực tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo các tiền lệ giải quyết tranh chấp thương mại, chỉ cần Chính phủ Trung Quốc tỏ ra quyết liệt không nhượng bộ kết hợp đe dọa không hợp tác và dùng lợi ích kinh tế, chính trị để mua chuộc quan chức Chính phủ Mỹ, thì thông thường họ đều đạt được mục đích. Nhưng lần này dường như các giải pháp đó không hữu hiệu. Ví dụ, ngay từ giai đoạn đầu của cuộc thương chiến, ngày 3/6, BBC đưa tin “Trung Quốc đã cảnh báo rằng tất cả các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington sẽ bị vô hiệu nếu Hoa Kỳ thiết lập các biện pháp trừng phạt thương mại”. Nhưng diễn biến sau đó cho thấy ông Donald Trump vẫn giữ thế chủ động, trong khi Trung Quốc liên tục phải chạy theo.
Vài mốc quan trọng của cuộc thương chiến Mỹ – Trung
Ngày 23/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch tăng thuế đối với 1.300 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc (trị giá tương đương 50 tỉ USD).
Ngày 1/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp đặt thuế suất 15-25% lên 50 tỉ USD hàng hóa nhập từ Mỹ.
Ngày 13/9/2018, tổng thống Trump chỉ thị áp thuế 10% (sau đó nâng lên 25%) đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời ngay lập tức rằng Trung Quốc sẽ “phản công cứng rắn”.
Ngày 16/7/2019, tổng thống Trump tuyên bố sẽ tiếp tục đánh thuế lên 325 tỉ USD hàng nhập Trung Quốc.
Sau nhiều tuyên bố cứng rắn yêu cầu Mỹ hủy bỏ toàn bộ thuế quan để tiếp tục đàm phán, đối với thông điệp mới nhất từ ông Trump, Trung Quốc kêu gọi Mỹ hãy “quyết tâm và kiên trì”.
Có nhiều lý do dẫn đến quan điểm quyết liệt chưa từng có của Chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc. Những người chú ý phân tích các bài phát biểu của ông Trump về đường lối chính trị của Bắc Kinh, hoặc bài phát biểu tổng hợp về Trung Quốc của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại viện Hudson, thì có thể thấy tranh chấp thương mại chỉ là phần nổi của núi băng trôi mà thôi. Do vậy, có thể dự đoán rằng kết quả cuối cùng của chuỗi sự việc này sẽ không đơn giản. Nó giống với một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới mà trong đó cả hai nền kinh tế vẫn cùng tồn tại, nhưng sẽ chỉ còn lại một thể chế chính trị áp đảo. Không đơn giản là thể chế dân chủ kiểu Mỹ sẽ chiến thắng nếu như họ không đủ trí tuệ và sự quyết đoán. Vì không phải ngẫu nhiên mà ngay tại Mỹ, một ứng viên tổng thống theo thiên hướng Xã hội Chủ nghĩa như Bernie Sanders suýt nữa giành được vai trò đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử gần đây nhất. Hiện nay, nhân vật này cũng đang có lượng cử tri ủng hộ đáng gờm cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2020.
Khác thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô, khi mà giao lưu kinh tế giữa các bên không đáng kể, tức là hai đối thủ vẫn có thể song song tồn tại với hai hệ tư tưởng riêng. Hiện nay, khi nền kinh tế Trung Quốc đã hòa nhập rất sâu rộng vào thế giới, sự ràng buộc của các định chế thương mại đã chặt chẽ đến mức rất khó phân tách. Cũng chính mức độ hòa nhập kinh tế như vậy đã làm cho mâu thuẫn về thể chế
chính trị bị đẩy lên mức đỉnh điểm. Khả năng cao là một trong hai nước phải chấp nhận “lối chơi” của bên kia. Một là nền kinh tế Mỹ sẽ bị chi phối bởi hệ thống chính trị Trung Quốc. Hai là dưới áp lực của đòn bẩy kinh tế Mỹ, Trung Quốc sẽ phải từ bỏ thể chế chính trị hiện nay. Trong đó, khả năng thứ hai cao hơn.
Bộ Ngoại giao Mỹ: Chính quyền Trung Quốc là ‘chế độ côn đồ’
Trong mấy chục năm qua, nhất là từ sau khi Trung Quốc tham gia vào WTO, Chính phủ nước này đã dùng sự ràng buộc về kinh tế làm điều kiện trong quan hệ với các nước khác. Trong suốt thời gian ấy, không chỉ các nước nhỏ, mà các quốc gia phát triển như Mỹ cũng thường phải nhún nhường yêu sách của Trung Quốc.
Tuy nhiên, thái độ của chính quyền Donald Trump lần này dường như càng ngày càng quyết liệt hơn, đa chiều hơn. Rõ ràng là họ đang tiến hành các bước xử lý tranh chấp theo một kế hoạch chặt chẽ, bao gồm cả việc sử dụng tất cả sức mạnh của Mỹ, như tài chính, công nghệ, quân sự, tài nguyên… Thậm chí, chính thái độ quyết liệt và hiệu quả của Mỹ đã khiến nhiều quốc gia và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới trở nên mạnh mẽ và cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Châu Âu, dù khá chậm chạp trong hành động, nhưng cũng đã liên tục nêu các điều kiện mới trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, như đòi xóa bỏ chính sách cưỡng ép chuyển giao công nghệ… Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Anh, Úc, Nhật, Đức, Canada… cũng sẵn sàng phối hợp với các tín hiệu từ Mỹ.
Ở phía bên kia, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng kiểm duyệt thông tin trong nước nhằm che giấu thực trạng rất xấu trong quan hệ quốc tế. Mặt khác, họ cũng đang huy động tất cả sức mạnh, kể cả các thủ đoạn đen tối nhất, để đối đầu với nước Mỹ trên mọi lĩnh vực xảy ra tranh chấp. Một trong số những hành động đó là việc quân sự hóa cấp tập các thực thể trên biển Đông hòng kiểm soát tuyến hàng hải hàng đầu thế giới. Bắc Kinh cũng không ngại dùng thủ đoạn bẩn thỉu là đầu tư mạnh vào hoạt động truyền thông ngay trong lòng nước Mỹ để định hướng dư luận và chi phối kết quả bầu cử, nhằm loại ông Trump khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Thậm chí, họ sẵn sàng chi tiền để đăng các bài viết trá hình có nội dung phê phán Chính phủ Mỹ trong thương chiến với Trung Quốc… Cũng không thể loại trừ khả năng chính Trung Quốc đang ngấm ngầm thúc đẩy Bắc Triều Tiên tiến hành các cuộc thử tên lửa mới đây, nhằm gây mất ổn định trong khu vực, chi phối nước Mỹ và đánh lạc hướng dư luận trong nước ra khỏi chuỗi sự kiện tranh chấp thương mại.
Điểm đáng ngại nhất trong các diễn biến tới đây là phía Trung Quốc sẽ không ngần ngại thi triển những thủ đoạn đen tối, bẩn thỉu kiểu “lưỡng bại câu thương” nhắm vào Mỹ và các đồng minh quân sự – kinh tế thân cận của họ, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29840-quan-he-my-trung-tranh-chap-thuong-mai-chi-la-khuc-dao-dau.html

Tổng thống Trump cảnh cáo TQ:

 ‘Phải nhân đạo với Hồng Kông’

Cách đây ít giờ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đăng tải trên Twitter, đưa điều kiện Trung Quốc muốn thực hiện một thỏa thuận thương mại thì trước hết họ nên đối xử “nhân đạo” với Hồng Kông.
Theo Reuters, tuyên bố của ông Trump như một giải pháp hòa bình cho các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.
Tổng thống Trump viết trên Twitter: “Những điều tốt đẹp đã được đưa ra trong lời kêu gọi với Trung Quốc. Họ đang ăn thuế quan bởi đồng tiền của họ mất giá và “rót” tiền vào hệ thống tiền tệ của họ. Người tiêu dùng Mỹ vẫn ổn dù có hoặc không có thời hạn tháng 9, nhưng nhiều điều tốt đẹp sẽ đến từ trì hoãn ngắn đến tháng 12. Nó thực sự giúp Trung Quốc nhiều hơn chúng ta, nhưng chúng ta sẽ được đền đáp. Trung Quốc đang mất hàng triệu việc làm cho các quốc gia không bị áp thuế quan. Hàng triệu công ty đang rời khỏi Trung Quốc. Dĩ nhiên Trung Quốc muốn có một thỏa thuận. Hãy để họ hành động nhân đạo với Hồng Kông trước”, (Tạm dịch).
Hôm thứ Ba (13/8), ông Trump tuyên bố lùi thời hạn áp thuế 1/9 với một số mặt hàng cụ thể trong đó có các sản phẩm công nghệ, quần áo, giày dép, sang ngày 15/12.
Tổng thống Trump cũng đề cập tới một cuộc gặp riêng với ông Tập:
“Tôi biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất rõ. Ông ấy là một lãnh đạo tuyệt vời, tôn trọng người dân của ông ấy. Ông ấy cũng rất cừ trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt. Tôi không nghi ngờ gì nếu
Chủ tịch Tập muốn giải quyết nhanh chóng và nhân đạo vấn đề Hồng Kông, ông ấy có thể làm được. Liệu có cuộc họp riêng tư?”. (Tạm dịch)
Hôm thứ Tư (14/8), một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng, Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” về việc quân đội Trung Quốc tiến tới biên giới Hồng Kông.
Trước đó, các nhà lập pháp cấp cao của Hoa Kỳ từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa kêu gọi Tổng thống Trump có đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc về Hồng Kông trong bối cảnh lo ngại gia tăng về can thiệp của Bắc Kinh.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29839-tong-thong-trump-canh-cao-tq-phai-nhan-dao-voi-hong-kong.html

Hoa Kỳ gia hạn cho Huawei thêm 90 ngày

để mua hàng từ các nhà cung cấp Hoa Kỳ

Tin từ SINGAPORE/WASHINGTON — Reuters dẫn lời hai nguồn tin trong cuộc cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sẽ gia hạn một lệnh ân xá, cho phép Huawei Technologies mua hàng từ các công ty Hoa Kỳ để họ có thể phục vụ các khách hàng hiện tại.
“Giấy phép tạm thời” này sẽ được gia hạn cho Huawei trong 90 ngày. Ban đầu, Bộ Thương mại đã cho phép Huawei mua một số hàng hóa do Hoa Kỳ sản xuất vào tháng 5 ngay sau khi đưa công ty Trung Cộng này vào danh sách đen, nhằm giảm thiểu sự gián đoạn cho khách hàng của họ. Nhiều khách hàng trong số đó hiện đang vận hành các mạng lưới ở vùng nông thôn Hoa Kỳ.
Quyết định này sẽ gia hạn một thỏa thuận mất hiệu lực vào ngày 19 tháng 8, đồng thời giúp Huawei giữ vững khả năng duy trì các mạng viễn thông hiện có và cung cấp các bản cập nhật phần mềm cho thiết bị cầm tay của họ.
Việc gia hạn này đã trở thành một quân cờ quan trọng của Hoa Kỳ trong đàm phán thương mại với Trung Cộng. Nhưng hai nguồn tin trên cho biết tình hình gia hạn vẫn còn biến động. Và quyết định liên quan đến Huawei có thể sẽ thay đổi trước hạn chót vào hôm thứ Hai (19/8). Một trong hai nguồn tin này cho biết dự kiến tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thảo luận về Huawei trong một cuộc điện đàm vào cuối tuần này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-gia-han-cho-huawei-them-90-ngay-de-mua-hang-tu-cac-nha-cung-cap-hoa-ky/

Mỹ, Canada bàn về Hong Kong, Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, thảo luận về các cuộc biểu tình ở Hong Kong và vụ hai công dân Canada đang bị Trung Quốc giam giữ, văn phòng Thủ tướng Trudeau loan báo ngày 16/8.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong khởi sự ôn hòa hồi tháng tư phản đối dự luật dẫn độ nghi phạm từ Hong Kong sang Trung Quốc xét xử và dần dà chuyển thành các cuộc biểu tình đòi dân chủ, một thách thức trực tiếp đối với sự cai trị của đảng cộng sản Trung Quốc đối với lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh.
Bắc Kinh bắt giữ hai công dân Canada ngay sau khi cảnh sát Canada hồi tháng 12 năm ngoái bắt giám đốc tài chính công ty Huawei của Trung Quốc, Mạnh Vãn Châu, theo yêu cầu của Mỹ.
“Hai lãnh đạo… bàn về mối quan hệ với Trung Quốc trong đó có vụ giam giữ tùy tiện hai công dân Canada và diễn tiến hiện nay ở Hong Kong,” văn phòng Thủ tướng Canada cho biết.
Dự kiến cuối tuần này sẽ tiếp tục diễn ra các cuộc biểu tình tại Hong Kong. Trung Quốc tố cáo các cuộc biểu tình ngày càng trở nên bạo động này là ‘gần như khủng bố’ và cảnh cáo có thể dùng võ lực để đập tan.
Tổng thống Trump đã kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đích thân gặp trực tiếp người biểu tình Hong Kong để xoa dịu căng thẳng.
https://www.voatiengviet.com/a/my-canada-ban-ve-hong-kong-trung-quoc-/5045580.html

Giám Đốc Y Tế New York kết luận

 Jeffrey Epstein tự sát trong phòng giam

Tin từ New York — Vào hôm thứ Sáu (16 tháng 8), giám đốc y tế thành phố New York đưa ra kết luận nguyên nhân cái chết của ông Jeffrey Epstein là do tự sát.
Trong một tuyên bố, giám đốc y tế Barbara Sampson cho biết bà đưa ra kết luận trên, khi đã xem xét kỹ lưỡng tất cả thông tin điều tra, bao gồm cả kết quả khám nghiệm tử thi hoàn chỉnh. Bà Sampson đưa ra thông báo, sau khi một viên chức Bộ Tư pháp nói với hãng thông tấn AP rằng một số nhân viên nhà tù có liên quan đến sự việc này đã không hợp tác với các điều tra viên. Theo đó, FBI muốn phỏng vấn nhân viên nhà tù, nhưng đại diện nghiệp đoàn liên tục trì hoãn.
Các luật sư của ông Epstein cho biết họ “không hài lòng” với kết luận của bà Sampson và họ sẽ mở điều tra riêng, bao gồm cả việc thu thập bất kỳ đoạn phim giám sát nào trong khu vực xung quanh phòng giam của ông Epstein.
Vào ngày 10/8, ông Epstein (66 tuổi) được phát hiện tử vong tại Trung tâm Cải huấn Metropolitan. Sự việc khiến dư luận xôn xao, vì một tù nhân quan trọng lại tử vong ngay tại nhà tù liên bang Manhattan.
Trước đó tờ Washington Post và New York Times đưa tin rằng kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy xương cổ của ông Epstein bị gãy, dẫn đến suy đoán ông đã bị sát hại. Dù có nhiều giả thuyết xoay quanh cái chết của ông Epstein, nhưng theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân là do các nhân viên trại giam đã không bảo đảm an toàn và không theo dõi ông Epstein. Theo một số nguồn tin thân cận, quản ngục trong khu nhà giam của ông Epstein không kiểm tra ông sau mỗi 30 phút, đồng thời bị nghi ngờ giả mạo thông tin trong nhật ký làm việc.
Theo KTLA, sau cái chết của ông Epstein, các công tố viên liên bang đã tập trung tìm kiếm các cáo buộc nhằm vào đồng phạm của ông. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/giam-doc-y-te-new-york-ket-luan-jeffrey-epstein-tu-sat-trong-phong-giam/

Nữ phi công thủy quân lục chiến đầu tiên

lái chiếc phi cơ chiến đấu F-35B

Theo tin từ KTLA, đại úy thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Anneliese Satz vừa làm nên lịch sử, khi cô hoàn thành khóa huấn luyện bay căn bản dành cho chiếc phi cơ F-35B.
Theo lực lượng Thủy quân Lục chiến, cô là nữ thủy quân lục chiến đầu tiên điều khiển phi cơ F-35B. Cô Satz đã tham gia huấn luyện trên khắp cả nước trong bốn năm qua, trước khi cô hoàn thành khóa học vào ngày 27/6. Cô Satz lái chiếc phi cơ tàng hình siêu thanh cất cánh ngắn / hạ cánh thẳng đứng, và bay đến Phi đội huấn luyện tấn công Marine Fighter 501 ở Beaufort, Nam Carolina. Ngoài ra, cô Satz cũng đã từng tự mình lái chiếc F-35B Lightning II Joint Strike Fighter lần đầu tiên. Cô cho biết chương trình huấn luyện đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho lần cất cánh đầu tiên cũng như các chuyến bay sau đó.
Trước khi tham gia Thủy quân lục chiến, cô Satz đã có giấy phép phi công thương mại và từng lái trực thăng. Cô cho rằng những kinh nghiệm này đã giúp cô vượt qua khóa huấn luyện. Tính đến thời điểm hiện tại, cô Satz hoàn thành hơn 300 giờ bay và được phân công đến Phi đội tấn công thủy quân lục chiến 121, ở tỉnh Iwakuni, Nhật Bản. Cô Satz rất biết ơn những người hướng dẫn, những người bảo trì phi cơ và vô số người khác ở đơn vị 501, vì đã dành thời gian truyền đạt kinh nghiệm của họ trong khóa huấn luyện. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nu-phi-cong-thuy-quan-luc-chien-dau-tien-lai-chiec-phi-co-chien-dau-f-35b/

Quy định của Trump về người tị nạn gặp trở ngại

Một tòa phúc thẩm Hoa Kỳ hôm 16/8 giáng một đòn đẩy lùi nỗ lực của chính quyền Trump muốn cấm gần như tất cả các di dân không được nộp đơn xin tị nạn tại biên giới Mỹ-Mexico, nhưng tòa không áp dụng quyết định này trên toàn quốc.
Phán quyết chống lại một điều khoản của chính sách di trú cứng rắn của Tổng thống Trump mà qua đó bắt buộc đa số người tị nạn phải xin tị nạn tại một nước thứ ba trong cuộc hành trình tới biên giới Mỹ.
Tuy nhiên, tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 nói phán quyết này chỉ áp dụng với 9 tiểu bang miền Tây nằm trong khu vực 9 mà trong đó chỉ có hai bang nằm trên biên giới phía Nam là California và Arizona. Điều này mở ngỏ khả năng là lệnh cấm của chính quyền Trump có thể được áp dụng tại các bang biên giới là Texas và New Mexico.
Một trong những mục tiêu chính của chính quyền Trump là giảm số đơn xin tị nạn của các di dân Trung Mỹ tại khu vực biên giới Mỹ-Mexico và đã ra quy định rằng những ai không nộp đơn xin tị nạn ở một nước thứ ba trên đường tới biên giới Mỹ và không bị nước đó từ chối thì không hội đủ điều kiện để được Mỹ duyệt xét đơn xin tị nạn.
Phán quyết của tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 chống lại quy định vừa kể được đưa ra cùng ngày khi một số tiểu bang và các nhóm hoạt động bảo vệ di dân đệ đơn kiện quy định của chính quyền Trump khước từ cấp thẻ xanh cho các di dân nhận trợ cấp chính phủ.
https://www.voatiengviet.com/a/quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-c%E1%BB%A7a-trump-v%E1%BB%81-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n-g%E1%BA%B7p-tr%E1%BB%9F-ng%E1%BA%A1i-/5045583.html

Hội Đồng Bảo An : Cachemire

là vấn đề riêng giữa Ấn Độ và Pakistan

Thùy Dương
Hôm qua 16/08/2019, Hội Đồng Bảo An họp bàn về tình hình vùng Cachemire hiện đang có tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Cuộc họp kín kết thúc mà không có bất kỳ quyết định nào được đưa ra. Hội Đồng Bảo An cho rằng Cachemire là vấn đề chỉ liên quan đến hai nước Ấn Độ và Pakistan.
Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki giải thích :
« Khi đề nghị Hội Đồng Bảo An tổ chức cuộc họp này, Pakistan, vốn được Trung Quốc ủng hộ, hy vọng vụ việc được nâng lên tầm quốc tế. Nhưng cuối cùng thì đa phần thành viên Hội Đồng Bảo An cho rằng đây là vấn đề song phương và do hai nước Ấn Độ – Pakistan tự giải quyết.
Đọc thêm : Ấn Độ tước quyền tự trị xứ Cachemire: Các hệ quả nào ?
Không có tuyên bố chung, và như vậy, cũng không có quyết định nào được đưa ra. Nhưng ít nhất thì đây cũng là một cuộc họp mang tính lịch sử. Lần gần đây nhất Hội Đồng Bảo An thảo luận về vùng Cachemire là vào năm 1971, cách nay gần 50 năm. Điều này có thể là do các nước thành viên Hội Đồng Bảo An không mặn mà với việc can thiệp, vào thời điểm này, vào cuộc khủng hoảng giữa hai cường quốc nguyên tử khu vực.
Đại sứ Pakistan tại Liên Hiệp Quốc hoan nghênh việc tiếng nói của người dân vùng Cachemire đã được lắng nghe. Còn đại diện Trung Quốc cho biết lo ngại về tình hình và khả năng xảy ra các vi phạm nhân quyền tại vùng Cachemire. Đại sứ Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc, người bác bỏ những cáo buộc nói trên, thì nở nụ cười tươi, chắc chắn vì hài lòng về kết quả cuộc họp.
Kể từ khi xóa bỏ quy chế đặc biệt của vùng Cachemire cách nay 12 ngày, New Delhi luôn cho rằng không cần có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Donald Trump kêu gọi chính quyền hai nước đối thoại. Tổng thống Mỹ đã điện đàm với thủ tướng Pakistan. Hồi tháng 07, ông Donald Trump đã từng đề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải giữa New Delhi và Islamabad ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190817-hoi-dong-bao-an-hop-ban-ve-cachemire

‘Người nhện’ leo nhà chọc trời Hong Kong

treo biểu ngữ kêu gọi hòa bình

Một nhà leo núi người Pháp có mệnh danh ‘Người nhện’ đã trèo lên một tòa nhà cao tầng ở Hong Kong để treo biểu ngữ kêu gọi hòa bình trong bối cảnh bất ổn chính trị tại đây.
Alain Robert trương tấm biểu ngữ in hình bắt tay và cờ Hong Kong, Trung Quốc vào sáng thứ Sáu 16/8.
Hong Kong đang trải qua nhiều tháng biểu tình, trong đó có các cuộc đụng độ bạo lực với cảnh sát.
Nhà leo núi 58 tuổi, nổi tiếng thế giới với các màn leo nhà cao tầng, cho biết hành động của ông là một lời ‘kêu gọi khẩn thiết vì hòa bình’.
Người Trung Quốc đại lục nghe gì về biểu tình Hong Kong?
Hong Kong, Việt Nam và những tiềm ẩn
‘Bắc Kinh và người biểu tình Hong Kong cần thỏa hiệp khi còn có thể’
“Có lẽ những gì tôi làm có thể giúp ‘hạ nhiệt’ và có thể khiến người ta mỉm cười. Dù sao đó cũng là hy vọng của tôi”, ông Robert nói với giới truyền thông.
Như trong nhiều lần leo trèo trước đây, ông Roberts không sử dụng dây hay đai bảo hiểm.
Ông Robert nói thông điệp của ông tại tòa nhà 68 tầng Cheung Kong Center là “một lời kêu gọi khẩn thiết cho hòa bình và đối thoại giữa người Hong Kong và chính phủ của họ”.
Thông điệp của ông nhận được nhiều phản hồi đa chiều trên mạng xã hội.
Nghệ sỹ bất đồng chính kiến Trung Quốc, hiện đang sống tại Úc, Badiucao, đặt câu hỏi trên Twitter: “Ông có thực sự muốn bắt tay với tên đổ tể và những kẻ độc tài không?”
Ông Robert thường thực hiện các màn leo treo mà không báo trước hoặc không có giấy phép.
Ông từng trèo lên nhiều tòa nhà cao tầng ở Hong Kong, bao gồm tòa Cheung Kong Center.
Tháng Tám năm ngoái, ông bị một tòa án ra lệnh ‘cấm trèo’ trong vòng 365 ngày, nhưng không rõ lệnh cấm này đã hết hiệu lực hay chưa.
Hong Kong: Giám đốc Cathay Pacific từ chức
Hình ảnh: Sự hỗn loạn tại sân bay Hong Kong
Đầu năm 2019, ông bị bắt tại Philippines sau khi trèo lên một tòa tháp 47 tầng ở Thủ đô Manila.
Những chiến công trong quá khứ của ông bao gồm leo lên tòa tháp Burj Khalifa ở Dubai, tòa nhà cao nhất thế giới, và tòa tháp Petronas ở Kuala Lumpur, tòa nhà Đài Bắc 101 ở Đài Loan, và tòa Heron ở London.
Biểu tình ở Hong Kong bắt đầu vào tháng Tư để phản đối dự luật dẫn độ vốn cho phép các nghi phạm bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục.
Giới chỉ trích cảnh báo dự luật có thể làm suy yếu các quyền tự do được luật pháp quy định của Hong Kong và có thể được sử dụng để trấn áp những người bất đồng chính kiến.
Cá cuộc biểu tình đã lan rộng kể từ đó. Người biểu tình nay đòi hỏi toàn quyền dân chủ cho Hong Kong và yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của cảnh sát đối với người biểu tình.
Tháp Cheung Kong Center mà người nhên Pháp leo lên do tỷ phú Li Ka Shing – người giàu nhất Hong Kong – sở hữu.
Hôm thứ Sáu, ông Li cho đăng một loạt quảng cáo trên báo Hong Kong, kêu gọi chấm dứt bạo lực.
Ông cũng kêu gọi mọi người “yêu mến Hong Kong, yêu Trung Quốc, và yêu bản thân mình”, và “chấm dứt giận giữ bằng tình yêu” và “chấm dứt bạo lực”.
Cùng với các quảng cáo này, ông tỷ phú cũng có thông điệp nói ông tin tưởng vào tương lai của Hong Kong gắn liền với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Hong Kong – thuộc địa cũ của Anh Quốc – có các quyền khác biệt và có nền tư pháp độc lập so với đại lục.
Ông cũng nói ông cho rằng chính phủ đã nghe rõ các thông điệp của người biểu tình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49379540

Bộ Nội Vụ Ý vẫn không cho

hơn 130 thuyền nhân trên tàu Open Arms lên bờ

Bất chấp việc 6 nước châu Âu tuyên bố sẵn sàng chia sẻ gánh nặng thuyền nhân, các di dân trên tàu Open Arms của Tây Ban Nha vẫn không được phép lên đảo Lampedusa hôm nay, 17/08/2019. Tình trạng trên con tàu đang trở nên không thể chịu nổi. Viên thuyền trưởng lo ngại nhiều người sẽ liều mình nhảy xuống biển.
Trả lời truyền hình Tây Ban Nha, thuyền trưởng Marc Reig cho biết tất cả mọi người trên tàu đều quá sức mệt mỏi, mỗi giây trôi qua, tình hình có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Mong là sẽ ai đó can thiệp để gỡ ngòi, nếu không Open Arms sẽ nổ tung. Theo tổ chức phi chính phủ Proactiva Open Arms, nhiều di dân muốn tự sát. Viên thuyền trưởng nhấn mạnh là con tàu neo ở khoảng cách khá gần bờ, nên sẽ có nhiều người liều mạng nhảy xuống biển.
Trong đêm thứ Năm qua ngày thứ Sáu 16/08, 13 thuyền nhân trên tàu Open Arms đã được đưa đi cấp cứu tại một đảo nhỏ phía nam đảo Sicilia.
Trong khi đó, tối hôm qua, bộ trưởng Nội Vụ Ý Matteo Salvini cảnh báo sẽ không nhân nhượng, đồng thời lên án tổ chức phi chính phủ Proactiva Open Arms đã lừa dối và nhạo báng thế giới, mục tiêu duy nhất của con tàu này là vớt thật nhiều dân gặp nạn trên biển để đưa vào bờ biển nước Ý, và chỉ vào nước Ý mà thôi.
Về phía châu Âu, một phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh là toàn châu Âu phải nỗ lực tìm ngay các giải pháp để các di dân nhanh chóng được lên bờ. Thủ tướng Ý hôm thứ Năm cũng cực lực lên án bộ trưởng Nội Vụ đã triệt để khai thác chủ đề chống thuyền nhân, đóng cửa cảng, vì mục tiêu chính trị cá nhân.
Uy thế ông Salvini sụt giảm
Bộ trưởng Nội Vụ Ý được sự ủng hộ của khoảng 36 đến 38% cử tri theo các thăm dò dư luận, do lập trường chống di dân. Tuy nhiên, uy tín của ông Salvini sụt giảm sau khi liên minh cầm quyền với phong trào Năm Sao tan vỡ. Một mặt trận chung bất ngờ chống Salvini có thể đang hình thành, với sự tham gia của phong trào Năm Sao và đảng Dân Chủ trung tả, sau tuyên bố của ông Salvini muốn giải tán chính phủ, tổ chức bầu cử sớm.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190817-hon-130-thuyen-nhan-tren-tau-open

Nga: Đảng Cộng Sản và đối lập

biểu tình đòi ”bầu cử trung thực”

Anh Vũ
Một diễn biến mới trong phong trào phản kháng đòi bầu cử tự do kéo dài cả tháng nay tại Matxcơva. Hôm nay, 17/08/2019, những người Cộng Sản và phe đối lập tự do Nga cùng kêu gọi biểu tình tại thủ đô đòi bầu cử trung thực.
Chính quyền Nga tìm mọi cách để loại các ứng cử viên độc lập tham dự cuộc bầu cử địa phương tổ chức vào ngày 8/9 tới.
Phe Cộng Sản Nga, vốn được điện Kremlin đánh giá là đối lập « ôn hòa », ít khi tham gia vào các cuộc biểu tình phản kháng chính quyền. Lần này họ đã quyết định gia nhập phong trào biểu tình, dù các ứng cử viên Cộng Sản vẫn được phép gia ứng cử trong cuộc bầu cử sắp tới, vì đảng Cộng Sản cũng có được một số ghế trong Quốc Hội Nga.
Hôm nay, phe Cộng Sản tổ chức cuộc mít tinh lớn tại đại lộ Sakharov ở trung tâm thủ đô để kêu gọi « bầu cử trung thực và sạch ». Cuộc tập hợp của họ được cho phép. Cuộc mít tinh của Đảng Cộng Sản quy tụ khoảng 4000 người tham gia.
Trong lúc đó, phe đối lập tự do không được chính quyền cho phép tổ chức mít tinh và tuần hành, nhưng vẫn tập trung khoảng 50 nghìn người tại cùng địa điểm trên. Phe đối lập tự do bị tan rã, sau khi hàng loạt ứng viên của họ bị bác đơn ra ứng cử.
Từ giữa tháng 7, một làn sóng biểu tình phản đối đã rộ lên ở Nga. Cảnh sát thẳng tay trấn áp các cuộc tập hợp. Tổng số đã có gần 3.000 vụ bắt giữ trong tháng. Những người dẫn đầu phong trào phản kháng, những nhân vật đối kháng nổi trội đều bị bắt giam. Rất nhiều người biểu tình là các sinh viên, nghệ sĩ hay những người đấu tranh chính trị bị truy tố vì các tội danh hình sự như « gây rối », hay dùng « vũ lực chống người thi hành công vụ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190817-nga-dang-cong-san-va-doi-lap-tu-do-bieu-tinh

Mỹ – Iran: Tàu chở dầu Grace 1

bị Mỹ ra lệnh bắt giữ

Bộ tư pháp Mỹ đã ban hành lệnh bắt giữ một tàu chở dầu Iran đang bị giam giữ, một ngày sau khi một thẩm phán ở Gibraltar ra lệnh thả.
Tàu chở dầu siêu cấp Grace 1 đang chở 2,1 triệu thùng dầu đã bị bắt giữ vào ngày 04/7/2019 vì bị nghi ngờ vận chuyển dầu bất hợp pháp đến Syria.
Một nỗ lực pháp lý vào phút chót của Hoa Kỳ để giữ cho tàu Grace 1 bị giam giữ đã bị Gibraltar từ chối hôm thứ Năm, 15/8.
Iran lại bắt tàu dầu, truyền thông nước này nói
Hải quân Anh ngăn Iran ‘định bắt’ tàu dầu ở Vịnh Oman
Anh ‘quan ngại sâu sắc’ vụ Iran bắt tàu dầu
Một mạng lưới các công ty bình phong bị cáo buộc đã rửa hàng triệu đô la để hỗ trợ cho các lô hàng như vậyCông tố viên Liên bang Jessie Liu
Mỹ nói ‘bắn hạ’ máy bay drone của Iran
Iran trước đây đã gọi việc giam giữ tàu này là “chặn giữ bất hợp pháp”.
Hai tuần sau khi tàu Grace 1 bị bắt giữ, hôm 19/7, Iran đã bắt giữ tàu chở dầu mang cờ Anh Stena Impero ở eo biển Hormuz.
Mặc dù Iran tuyên bố con tàu đã vi phạm “các quy tắc hàng hải quốc tế”, việc bắt giữ Stena Impero được nhiều người tin là hành động trả đũa.
Công ty bình phong rửa tiền?
Lệnh bắt giữ được một tòa án liên bang Hoa Kỳ ban hành tại Washington vào thứ Sáu và được gửi tới cơ quan “Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ (USMS) và/hoặc bất kỳ nhân viên thực thi pháp luật được ủy quyền hợp pháp nào khác”.
Lệnh này kêu gọi bắt giữ chiếc tàu chở dầu và thu giữ dầu vận tải trên tàu.
Lệnh cũng yêu cầu thu giữ 995.000 đô la từ một tài khoản tại một ngân hàng Mỹ giấu tên liên kết với Paradise Global Trading LLC, một công ty của Iran.
Bộ tư pháp Mỹ cho biết tàu Grace 1 và công ty trên có liên can đến gian lận ngân hàng, rửa tiền, vi phạm các đạo luật tịch thu tài sản khủng bố và đặc biệt là luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, một đạo luật trao quyền hành động cho Tổng thống Mỹ trong trường hợp có chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp quốc tế.
“Một mạng lưới các công ty bình phong bị cáo buộc đã rửa hàng triệu đô la để hỗ trợ cho các lô hàng như vậy”, Công tố viên Liên bang Jessie Liu nói.
Bà cũng nói thêm rằng các bên liên quan có liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, mà Hoa Kỳ coi là một tổ chức khủng bố nước ngoài.
Sẽ không tới Syria?
Chính phủ của Gibraltar nói họ đã nhận được sự đảm bảo từ Iran rằng tàu Grace 1 sẽ không đi tới các quốc gia “chịu lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu” – đó là Syria.
Thủ hiến ở vùng lãnh thổ Anh Fabian Picardo tại Gibraltar nói thêm:
“Chúng tôi đã tước một lượng dầu thô với trị giá hơn 140 triệu đô la từ chế độ Assad ở Syria.”
Trước đó, sau khi một thẩm phán ra lệnh thả chiếu tàu chở dầu, ông Picardo nói với BBC rằng con tàu sẽ có thể rời đi ngay khi khâu hậu cần kỹ thuật giải quyết xong:
“Có thể là hôm nay, có thể là ngày mai,” ông cho biết.
Cả Anh và Gibraltar đều chưa hồi đáp lệnh bắt giữ nói trên của Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49380790

Quan sát Cuộc sống Đó đây

Hồ sơ Triều Tiên cảnh báo hậu quả

nếu Hàn Quốc triển khai THAAD của Mỹ

Bài xã luận của KCNA nhấn mạnh, Hàn Quốc không nên trở thành “khiên đỡ đạn” của Mỹ bằng cách triển khai THAAD.
Hôm qua (14/8), hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA đã đăng tải bài xã luận cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Hàn Quốc cho Mỹ triển khai hệ thống THAAD cũng như lắp đặt tên lửa tầm trung tại nước này.
Bài xã luận của KCNA nhấn mạnh, Hàn Quốc không nên trở thành “khiên đỡ đạn” của Mỹ và cho rằng việc thúc đẩy triển khai Hệ thống hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cũng như bố trí tên lửa tầm trung tại Hàn Quốc sẽ khiến Hàn Quốc bị liên lụy.
Bài xã luận đưa ra phân tích, việc Hàn Quốc cho Mỹ lắp đặt hệ thống THAAD không phải là để đối phó với sự đe dọa từ Triều Tiên mà nhằm phục vụ chiến lược của Mỹ. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến những hệ quả phản tác dụng đối với Hàn Quốc, nếu hoàn thiện việc triển khai THAAD và tiếp tục bố trí tên lửa tầm trung trên lãnh thổ, Hàn Quốc sẽ trở thành căn cứ phát động tấn công hạt nhân nhằm vào Triều Tiên và các khu vực tại châu Á, điều này sẽ khiến Hàn Quốc trở thành “khiên đỡ đạn” cho Mỹ.
Do đó, Hàn Quốc cần phải dừng ngay hành động “tự mình hại mình” này. Các chuyên gia cho rằng, bài viết của KNCA là nhằm vào động thái mới đây của Mỹ, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bày tỏ hy vọng sẽ bố trí tên lửa tầm trung của Mỹ tại một số khu vực của châu Á, trong đó Hàn Quốc là một trong những địa điểm tiềm năng.
Tình hình Bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây có nhiều diễn biến phức tạp khi Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa tầm ngắn cũng như nhiều lần cảnh báo Mỹ – Hàn vì các cuộc tập trận chung. Trong khi đó, hôm qua (14/8), Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng công bố sẽ tăng cường ngân sách trang bị vũ khí trong giai đoạn từ 2020-2024 nhằm đối phó với các nguy cơ từ Triều Tiên
http://biendong.net/bi-n-nong/29830-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-trieu-tien-canh-bao-hau-qua-neu-han-quoc-trien-khai-thaad-cua-my.html

Chủ tịch Bắc Hàn tiếp tục giám sát

việc bắn thử vũ khí mới

Tin từ SEOUL, Nam Hàn — Vào hôm thứ Bảy (17/8), hãng thông tấn nhà nước KCNA cho biết chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đã giám sát việc bắn thử vũ khí mới một lần nữa vào sáng hôm thứ Sáu (16/8).
Quân đội Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đã phóng ít nhất hai hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn vào hôm thứ Sáu. Đây là đợt thử nghiệm vũ khí thứ sáu của Bắc Hàn kể từ cuối tháng 7. Các hành động gần đây của Bắc Hàn đã làm phức tạp hóa các nỗ lực đàm phán với Hoa Kỳ về các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Vào hôm thứ Sáu (16/8), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đặc phái viên Stephen Biegun sẽ đến Nhật Bản và Nam Hàn vào tuần tới để hợp tác về việc giải trừ nguyên tử Bắc Hàn. Thông tin về chuyến đi của ông Biegun đã được công bố sau khi Tổng thống Trump tuyên bố vào hôm thứ Bảy tuần trước, rằng ông Kim đã sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán giải trừ nguyên tử bị đình trệ với Hoa Kỳ, và sẽ ngừng các vụ thử nghiệm hỏa tiễn gần đây ngay khi các cuộc tập trận quân sự Hoa Kỳ – Nam Hàn kết thúc.
Bắc Hàn đã phản đối các cuộc tập trận quân sự chung được bắt đầu vào tuần trước giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn, đồng thời đã gọi các cuộc tập trận này là hành động diễn tập cho chiến tranh. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chu-tich-bac-han-tiep-tuc-giam-sat-viec-ban-thu-vu-khi-moi/

Triều Tiên phóng thêm tên lửa,

hủy đàm phán với Hàn Quốc

Triều Tiên từ chối đàm phán hòa bình thêm nữa với Seoul hôm 16/8, cùng ngày Bình Nhưỡng phóng thêm ít nhất hai tên lửa thử nghiệm và đây là lần thử nghiệm thứ 6 trong vòng một tháng, NPR dẫn nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc cho biết.
Tuyên bố từ Bình Nhưỡng được đưa ra sau bài phát biểu ngày hôm trước của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đánh dấu dịp kỷ niệm 74 năm độc lập của Triều Tiên, trong đó, ông Moon tuyên bố sẽ thống nhất bán đảo Triều Tiên vào năm 2045, một chủ đề mà Bình Nhưỡng coi là khiêu khích.
Đáp lại, một phát ngôn viên ẩn danh của Ủy ban Thống nhất Hòa bình của miền Bắc nói trong một tuyên bố được hãng thông tấn chính thức KCNA đăng tải rằng ông Moon là một kẻ “trơ trẽn”, và quyết định ngừng đàm phán của Bình Nhưỡng là “hoàn toàn do lỗi từ những hành động của Hàn Quốc”.
“Chúng tôi không còn gì để nói với chính quyền Hàn Quốc nữa, cũng như không có ý định ngồi lại thêm với họ“, NPR dẫn lời người phát ngôn của Triều Tiên nói hôm 16/8.
Trong khi đó, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng Triều Tiên đã bắn thêm hai “phi đạn không xác định “ xuống vùng biển ngoài khơi phía đông của bán đảo, sau khi nó đạt độ cao khoảng 18 dặm và bay được khoảng 142 dặm.
Mặc dù các quan chức Seoul không cho biết loại phi đạn này là gì, nhưng tầm bắn của những phi đạn này tương ứng với các tên lửa thử nghiệm trước đó được xác định là KN-23 của Triều Tiên. Đây là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các tên lửa của Triều Tiên đã rơi vào vùng lãnh hải của nước này. Bộ này nói thêm rằng họ không thấy bất kỳ mối đe dọa an ninh sắp xảy ra nào từ vụ phóng đạn mới nhất, theo Reuters.
Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết họ đã được biết về các vụ phóng này và đang tham khảo ý kiến với Seoul và Tokyo, theo AP.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-phong-them-ten-lua-huy-dam-phan-voi-han-quoc/5045179.html

Biểu tình ở Hồng Kông truyền cảm hứng

cho Đài Loan tăng cường đối kháng TQ

Bà Ketty W. Chen, Phó chủ tịch Tổ chức Dân chủ Đài Loan cho hay, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã có tác động đến Đài Loan nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, theo Nikkei.
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông gây ra những lo lắng về toan tính của Bắc Kinh đối với Đài Loan, mối lo này đã sục sôi thành các cuộc biểu tình ở Đài Bắc.
Vào ngày Chủ nhật 23/6, theo sau một cuộc biểu tình của khoảng 5.000 người, chủ yếu là những người trẻ tuổi, chống lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi của Hồng Kông, đã diễn một cuộc biểu tình khác lớn hơn nhiều, với hàng trăm ngàn người tham gia, chỉ trích tác động của Trung Quốc lên truyền thông Đài Loan.
Người Đài Loan chống lại “truyền thông đỏ”
Những người biểu tình ở Đài Loan thúc giục chính phủ hành động, chống lại cái gọi là “truyền thông đỏ”, ám chỉ các hãng truyền thông địa phương, bị thâu tóm bởi được các doanh nhân có lợi ích ở Trung Quốc.
Trong khi “truyền thông đỏ” đối diện với những lời chỉ trích của những người biểu tình Đài Loan, thì luật dẫn độ rõ ràng cũng khiến người Đài Loan hết sức quan ngại.
Nỗi lo sợ rằng Bắc Kinh đang thắt chặt sự kìm kẹp của mình đối với thuộc địa cũ của Anh, làm trầm trọng thêm nỗi sợ hãi của người dân Đài Loan về tương lai của chính họ, khiến cho người Đài Loan và Hồng Kông xích lại gần nhau hơn.
Nguyên do các cuộc biểu tình ở Đài Loan có thể bắt nguồn từ đầu năm nay.
Bà Ketty W. Chen (bên trái), phó chủ tịch của Tổ chức Dân chủ Đài Loan (TFD). (Ảnh: TFD)Bà Ketty W. Chen (bên trái), Phó chủ tịch của Tổ chức Dân chủ Đài Loan (TFD). (Ảnh: TFD)
Tổng thống Thái Anh Văn ngăn chặn thông điệp thống nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình
Vào ngày 2/1, trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm “Thông điệp gửi đồng bào Đài Loan” năm 1979, ông Tập Cận Bình nhắc lại lời kêu gọi thống nhất, khiến cả Đài Loan và Mỹ cảnh giác cao độ.
Ông Tập lảng tránh hoàn toàn sự hiểu ngầm trước đây giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Quốc Dân đảng theo cái gọi là “Đồng thuận 1992”, rằng có “một Trung Quốc nhưng có 2 cách hiểu khác nhau”.
“Sự đồng thuận 1992” là một thỏa thuận ngầm mà ĐCSTQ đạt được với Quốc dân Đảng vào năm đó, khi Quốc dân Đảng còn nắm quyền ở Đài Loan. Theo sự đồng thuận này, hai bên nhất trí chỉ có một Trung Quốc, nhưng mỗi bên lại có một cách diễn giải khác nhau về ý nghĩa của nguyên tắc này.
Thay vào đó, ông Tập nhấn mạnh, nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, vốn đã áp dụng cho Hồng Kông, là lựa chọn duy nhất cho Đài Loan. Ông Tập nhắc lại rằng “trong khi người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc”, Bắc Kinh sẽ không từ bỏ lựa chọn quân sự nếu thấy cần thiết.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã ngăn chặn trước thông điệp của ông Tập bằng một bài phát biểu năm mới mạnh mẽ, xung đột với thông điệp của ông Tập. Bà Thái giới thiệu 4 điều “cần thiết” như những nền tảng quan trọng, quyết định liệu mối quan hệ xuyên eo biển có thể phát triển tích cực hay không. Bà Thái yêu cầu Trung Quốc thừa nhận sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), và xử lý sự khác biệt giữa các eo biển, một cách hòa bình và bình đẳng. Sự thách thức của bà Thái mang lại cho bà một biệt danh mới: “Cô gái Đài Loan Cứng rắn” (La Tai Mei).
Ngay cả phe đối lập Quốc Dân Đảng, vốn thân Bắc Kinh, cũng tuyên bố trong một thông cáo đầu năm rằng: Nền tảng “một quốc gia, hai chế độ” được áp dụng trước khi Hồng Kông quay trở về với đại lục là điều không thể chấp nhận được đối với Đài Loan, bởi hình thức này không được công chúng ủng hộ.
Người Đài Loan lo lắng quyền của họ cũng bị tiêu diệt như ở Hồng Kông
Các cuộc biểu tình của Hồng Kông chống lại dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đã có tác động chính trị và tâm lý to lớn đối với người Đài Loan, đặc biệt là những người trẻ tuổi, bà Bà Ketty nhận định. Giới trẻ ở Đài Loan bây giờ nghĩ rằng, nếu chính sách “một quốc gia, hai chế độ” được triển khai ở Đài Loan, thì quyền tự do ngôn luận và biểu tình của họ sẽ bị tiêu diệt giống như ở Hồng Kông.
Ông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing-Kee), là một trong 5 nhà xuát bản sách ở Hồng Kông bị mất tích trong năm 2015. Ông chỉ xuất hiện vài tháng sau đó trên truyền hình trong khi bị giam giữ tại Trung Quốc, để “thú nhận” tội lỗi được cho là của mình. Ông Lâm đã nói với đám đông tại cuộc biểu tình chống “truyền thông đỏ” ở Đài Bắc: “Nếu Đài Loan bị cai trị bởi Đại lục trong tương lai, mỗi người trong số các bạn có thể sẽ phải chạy trốn để thoát khỏi nguy hiểm đến tính mạng, giống như tôi đây”.
Bà Ketty nhấn mạnh: “Đối với những người trong chúng ta, sống hoặc làm việc tại Đài Loan, mối liên hệ giữa lập trường cứng rắn của Bắc Kinh đối với Đài Loan và dự luật dẫn độ của Hồng Kông, là khá rõ ràng. Hầu hết người Đài Loan, bao gồm cả những người bỏ phiếu cho Quốc Dân đảng (hiện là phe đối lập với đảng cầm quyền của bà Thái Văn Anh), đều được hưởng tự do và bảo vệ các quyền, đi kèm với hệ thống dân chủ, và không muốn từ bỏ điều đó”.
Đối với cuộc bầu cử tổng thống vào đầu năm tới, bản sắc dân tộc, chủ quyền của Đài Loan, và mức độ mà các ứng cử viên chính trị lên kế hoạch bảo vệ lối sống dân chủ của họ, đang là trung tâm của các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên.
Tổng thống Thái Anh Văn đã tuyên bố quan điểm của mình. Nhưng, Quốc Dân đảng, vốn từ lâu đã nghiêng nhiều hơn về phía Bắc Kinh, qua các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng, 5 ứng cử viên tổng thống chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế.
Một cuộc khảo sát gần đây do tổ chức Academia Sinica của Đài Loan cho thấy, hầu hết những người được hỏi hiện đều coi trọng chủ quyền hơn so với lợi ích kinh tế trong quan hệ xuyên eo biển. Theo bà Ketty, tinh thần ủng hộ độc lập này sẽ tồn tại rất lâu sau các cuộc thăm dò, chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục cố gắng kìm hãm Đài Loan.
Dự kiến, cuộc khảo sát năm 2019 của Tổ chức Dân chủ Đài Loan công bố vào tháng Bảy này, sẽ lặp lại kết quả của năm ngoái, rằng phần lớn người dân Đài Loan (73%) tin rằng mặc dù dân chủ là không hoàn hảo, nhưng họ nghĩ rằng đó vẫn là hình thức tốt nhất của chính thể.
Chính quyền Trump sắp cứng rắn với Trung Quốc về tự do tín ngưỡng?
Chính phủ Đài Loan đang sửa đổi luật pháp để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia của Đài Loan, bằng cách đặt “truyền thông đỏ”, các đảng chính trị địa phương và các tổ chức xã hội dân sự đang truyền bá tuyên truyền của ĐCSTQ, và tham gia vào những sự kiện chính trị chính thức do ĐCSTQ tổ chức, ra ngoài sự bảo vệ của pháp luật Đài Loan.
Trong bài phát biểu gần đây nhất của mình tại Đại học Columbia hôm 13/7, trong thời gian dừng chân thăm các đồng minh ngoại giao của Đài Loan ở Caribbean, Tổng thống Thái Anh Văn đã nhấn mạnh quan điểm của người Đài Loan là ủng hộ những người trẻ tuổi ở Hồng Kông, và kinh nghiệm “một quốc gia, hai chế độ” đã chứng minh cho thế giới thấy rằng chủ nghĩa độc tài và dân chủ không thể cùng tồn tại ở cùng một nơi.
“Nếu ông Tập kiên quyết với lập trường cứng rắn của mình đối với Hồng Kông và Đài Loan, nó sẽ chỉ khiến mọi người ở Hồng Kông và Đài Loan xích lại gần nhau hơn và khiến Bắc Kinh không thể thực hiện được hy vọng thống nhất”, bà Ketty kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29838-bieu-tinh-o-hong-kong-truyen-cam-hung-cho-dai-loan-tang-cuong-doi-khang-tq.html

Hong Kong, Việt Nam và những tiềm ẩn

cho phong trào dân chủ

Nguyễn ViệnGửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
Cả thế giới đang hướng về Hong Kong với cả sự phấn khích hy vọng và lo âu. Điều gì sẽ xảy ra cho Hong Kong trong những ngày sắp tới?
Người biểu tình Hong Kong có thể đạt được gì?
Có vẻ như những người biểu tình không muốn dừng lại, bởi họ chưa đạt được bất cứ điều gì trong những mục tiêu tranh đấu của họ.
Luật dẫn độ vẫn chưa bị hủy bỏ vĩnh viễn, vấn đề chỉ là thời gian.
Bàn tròn BBC: Hong Kong khó là Thiên An Môn thứ hai?
Bầu cử tự do cho người dân Hong Kong là điều không thể có khi Hong Kong đang là một phần lãnh thổ của cộng sản Trung Quốc.
Một Hong Kong độc lập thì quá ảo tưởng.
Dân Hong Kong sẽ biểu tình đến bao giờ?
Chính quyền Hong Kong cũng như Bắc Kinh có lẽ sẵn sàng chờ đợi ngày người dân mệt mỏi nếu như mọi việc vẫn còn trong vòng kiểm soát, hoặc dùng một giải pháp sắt máu mà Trung Quốc sẽ không ngần ngại thực hiện bất chấp dư luận quốc tế, bởi họ là cộng sản.
Về phía những người biểu tình, tôi tin rằng họ cũng không quá ngây thơ để có thể hy vọng thay đổi thể chế sau những ngày biểu tình tổng lực.
Tuy nhiên, điều không thể khác là nguyện vọng của họ, ý chí của họ phải được bày tỏ và họ muốn được lắng nghe.
Tất nhiên, một chính quyền nằm trong tay Bắc Kinh thì không thể đáp ứng bất cứ điều gì. Vì thế, vấn đề của Hong Kong không chỉ là hôm nay, mà sẽ là vẫn còn, mãi còn cho đến khi có một Trung Quốc dân chủ.
Điều tích cực nhất trong sự giận dữ của người Hong Kong, theo tôi, nó sẽ tác động không ít đến giới tinh hoa của Trung Quốc, cũng như những con người đang sống lưu vong trên quê hương mình ở Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông…
Nó là cảm hứng và niềm hy vọng cho ngày mai, một cuộc sống mang dấu ấn con người thay vì một trại súc vật.
Từ Hong Kong nhìn tới chuyện Việt Nam
Cũng như Hong Kong, tôi không tin trong ngắn hạn, giới tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam có thể làm được điều gì đáng kể.
Khi quân đội còn nằm trong tay đảng Cộng sản thì không có bất cứ cơ sở nào để tin rằng chế độ này sẽ bị lật đổ. Đảng Cộng sản tất nhiên biết rõ điều ấy.
Điều trớ trêu và bi kịch nhất, có lẽ không ai bảo vệ chế độ cộng sản ở Việt Nam cẩn thận cho bằng… Trung Quốc. Môi hở răng lạnh.
Cũng là oái oăm nhất, chống Trung Quốc có thể bị coi là “phản động”, mặc dù Trung Quốc đang trường chinh thôn tính Việt Nam.
Đối với đảng Cộng sản, không phải thế lực thù địch, bất cứ từ đâu đến hay trong nhân dân để đảng phải lo nghĩ, mà chính là sự tự diễn biến, tự chuyển hóa của hàng ngũ cán bộ đảng viên.
Nội tại những bất cập, sai lầm và tha hóa là những khiếm khuyết bẩm sinh mà đảng tự bản thân không thể sửa đổi.
Bên cạnh đó, những tác động xã hội từ bên ngoài trong một thế giới mở không thể không làm cho những đầu óc thủ cựu nhất phải so sánh, cũng như sự thức tỉnh của người dân đang càng ngày càng lan rộng về một lịch sử bị dối trá, bưng bít trước những sự thật.
Cái giá trị lớn lao nhất của giới tranh đấu trong thời gian qua chính là góp phần vào sự thức tỉnh đó bằng ý thức bày tỏ lòng trung thực của mình về những vấn đề cấp bách của đất nước mà đảng đang cố dụi đầu vào cát và bắt nhân dân của mình cũng phải sợ hãi tránh né bằng sự phủ dụ cái nhu nhược “cứ để Đảng và nhà nước lo”.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà văn hiện sống tại Sài Gòn.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-49371013

Đến lượt hàng ngàn giáo viên Hồng Kông

 tuần hành đòi dân chủ

Thùy Dương
Các biểu tình cuối tuần này tại Hồng Kông được coi là một phép thử lòng quyết tâm của những người đấu tranh đòi dân chủ cho Hồng Kông, cũng như của chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh. Cuộc tuần hành lớn ngày Chủ Nhật 18/08/2019 được dự báo sẽ quy tụ hàng triệu người. Còn trong ngày hôm nay 17/08, hàng ngàn giáo viên tuần hành dưới mưa để ủng hộ cuộc biểu tình của giới sinh viên ngày mai.
Cuộc tuần hành của các nhà giáo diễn ra ôn hòa, với sự cho phép của cảnh sát. Tập hợp tại khu thương mại Central, đoàn tuần hành tiến về hướng khu phố tập trung các cơ quan hành chính thiết yếu của Hồng Kông, bắt đầu từ Government House, nơi đặt văn phòng của trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).
Vào buổi chiều, số người tham gia tuần hành ngày càng đông. Người biểu tình giương cao biểu ngữ : « Cảnh sát Hồng Kông biết luật, cảnh sát Hồng Kông vi phạm pháp luật ». Một nhà giáo về hưu tên là Lee phát biểu với hãng tin Anh Reuters : « Nếu bà Carrie Lam dũng cảm đáp ứng các nguyện vọng của chúng tôi ngay từ đầu, thì đã không có ai bị thương ».
Tối hôm qua, hàng ngàn người Hồng Kông tập trung tại một công viên kêu gọi chính quyền các nước thông qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào nhà chức trách Hồng Kông.
Bên cạnh các cuộc tuần hành của phe đòi dân chủ, hàng ngàn người ủng hộ chính quyền cũng tập hợp trong một công viên để phản đối tình trạng bạo lực do những người đấu tranh đòi dân chủ gây ra. Họ ủng hộ cảnh sát, nhiều người phất cờ Trung Quốc. AFP nhận định tình trạng chia rẽ, đối kháng xã hội tại Hồng Kông ngày càng dâng cao.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190817-hong-kong-den-luot-hang-ngan-giao-vien-tuan-hanh-doi-dan-chu

Hồng Kông: Bắc Kinh gây áp lực

buộc các đại tập đoàn phản đối biểu tình

Anh Vũ
Để đối phó với làn sóng phản kháng tiếp tục dâng cao ở Hồng Kông vào những ngày cuối tuần, Bắc Kinh nhắm vào giới doanh nhân, thúc ép họ phải lên tiếng kêu gọi chấm dứt biểu tình, bạo lực. Từ hôm qua, nhiều ông chủ, các công ty lớn đã đăng đàn trên truyền thông chính thống của Trung Quốc để bày tỏ lập trường ủng hộ chính quyền, phản đối biểu tình.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
“Cần phải lên tiếng nhưng tuyên bố công khai thì càng tốt. Vài giờ qua liên tiếp có những tuyên bố của giới doanh nhân Hồng Kông với nội dung giống nhau. Các nhà tài phiệt, các ông chủ tập đoàn lớn đồng thanh kêu gọi chấm dứt bạo lực.
”Cần phải kết thúc” là thông điệp của người giàu nhất đặc khu hành chính. Ông vua bất động sản Lý Gia Thành (Li Ka-Shing), 91 tuổi, đã mua một cột quảng cáo trên báo để đăng lời kêu gọi người dân Hồng Kông hãy yêu mảnh đất của mình và yêu Trung Quốc. Thông điệp này đã được nhiều tập đoàn kiểm toán tầm cỡ thế giới nhắc lại. Bốn văn phòng kế toán lớn nhất Hồng Kông KPMG, Ernst & Young, Deloitte và PriceWaterhouse Cooper đã lần lượt cho đăng những bài riêng trên nhật báo Global Times để nhắc lại quan điểm phản đối mọi hành động gây tổn hại đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Sau khi kêu gọi các công ty đưa ra các lời tuyên bố như trên, nhật báo Nhà nước khẳng định các thành viên của ngành công nghiệp và các cư dân mạng Trung Quốc đã hối thúc các cơ quan sa thải nhân viên có hành vi ủng hộ những thành phần bạo động“.
Người đầu tiên phải trả giá cho sách lược gây áp lực của Bắc Kinh là tổng giám đốc của hãng hàng không Cathay Pacific, ông Rupert Hogg, hôm qua đã phải từ chức. Thông cáo của hãng bay lớn nhất Hồng Kông ghi rõ Rupert Hogg từ chức vì « có trách nhiệm trong những sự kiện gần đây ». Cùng lúc, một lãnh đạo khác, ông Paul Loo, giám đốc thương mại của Cathay Pacific Airline cũng phải rời khỏi chức vụ vì cùng lý do.
Ông Rupert Hogg rơi vào hoàn cảnh rất khó xử sau khi một số nhân viên của hãng ủng hộ và tham gia vào các cuộc biểu tình phản kháng hiện nay. Bắc Kinh đã rất tức tối cảnh cáo hãng bay. Đồng thời Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc còn ra lệnh cấm các nhân viên ủng hộ biểu tình được bay tới Trung Quốc.
Trước sức ép như vậy, ban lãnh đạo hãng hứa sa thải những nhân viên tham gia biểu tình. Bốn nhân viên trong đó có 2 phi công đã bị sa thải. Cathay Pacific đứng trước sức ép bị tẩy chay ở Trung Quốc, thị trường lớn của hãng. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán của hãng bị lao dốc thê thảm trong những ngày qua.
Khủng hoảng : Thiệt hại kinh tế tồi tệ hơn đợt dịch SARS
Trên bình diện kinh tế, sau hai tháng lâm vào khủng hoảng, biểu tình phản kháng, nền kinh tế Hồng Kông đã bị tác động rõ nét.
Chính quyền Hồng vừa phải đưa ra kế hoạch khẩn cấp, bơm thêm hơn 2 tỷ đô la để hỗ trợ sức mua. Khoản ngân sách này chủ yếu giúp các doanh nghiệp nhỏ, các sinh viên và các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Cuộc khủng hoảng chính trị xã hội, cộng thêm với hệ lụy của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến nền kinh tế Hồng Kông thêm khó khăn. Nên biết là 45% trao đổi buôn bán của đặc khu hành chính phụ thuộc vào Hoa Lục.
Tình hình bất ổn đã khiến các nhà đầu tư né tránh thị trường tài chính Hồng Kông. Các công ty lớn của Trung Quốc niêm yết chứng khoán tại Hồng Hông từ tháng 6 năm nay đã bị mất một lượng lớn tài sản. Riêng tỷ phú Lý Gia Thành, người giầu nhất Hồng Kông, đã bị mất 3 tỷ đô la.
Các lĩnh vực du lịch, thương mại đều trong tình trạng thua lỗ. Bất động sản thương mại, bán lẻ, tiểu thương bị ảnh hưởng nặng nề do sức mua giảm sút vì khủng hoảng. Lãnh đạo đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga thông báo tác động của đợt khủng hoảng hiện nay còn tồi tệ hơn cả vụ dịch viêm phổi cấp SARS năm 2003. Tăng trưởng năm nay dự báo sẽ chỉ còn 1% thay vì 3% như tính toán.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190817-hong-kong-bac-kinh-gia-tang-suc-ep-len-cac-dai-tap-doan-phan-doi-bieu-tinh

Biểu tình Hong Kong:

Người Trung Quốc đại lục nghe gì?

By BBC BeijingBBC News
Kể từ khi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ bắt đầu, Hong Kong đã thu hút sự chú ý toàn cầu. Nhưng sự kiện này tại Trung Quốc đại lục phải một thời gian sau mới được tường trình.
Và ở đây, mọi người chỉ được nghe kể về một số câu chuyện chọn lọc và đôi khi bị tường trình sai lệch.
Báo chí nhà nước Trung Quốc mô tả người biểu tình là một nhóm nhỏ ly khai và bạo động, được kích động bởi các thế lực nước ngoài và bị dân địa phương ghét bỏ.
Hong Kong, Việt Nam và những tiềm ẩn
Hong Kong: Giám đốc Cathay Pacific từ chức
‘Bắc Kinh và người biểu tình Hong Kong cần thỏa hiệp khi còn có thể’
Trong những ngày gần đây các cơ quan truyền thông Trung Quốc phân phối video của những khoảnh khắc bạo lực nhất của sự việc, biến một nhà báo đại lục bị đánh tại sân bay thành một anh hùng.
Đây là cách báo chí Trung Quốc tường thuật những cuộc biểu tình.
Bị kiểm duyệt
Nếu bạn Google “Hong Kong” bằng tiếng Trung, thuật ngữ đầu tiên xuất hiện là “biểu tình Hong Kong”, liên kết đến những bài tường trình của cả truyền thông phương Tây như BBC và New York Times và truyền thông nhà nước như CCTV.
Nhưng quyền truy cập vào Google ở Trung Quốc bị chặn, và nếu bạn xem trên Baidu, công cụ tìm kiếm bị thanh lọc được chủ yếu sử dụng ở đại lục, bạn sẽ nhận được “các chuyến bay Hong Kong trở lại bình thường”, tiếp theo là “chuyện gì đã xảy ra ở Hong Kong trong thời gian gần đây”. Kết quả sẽ dẫn đến những gì đại sứ Trung Quốc tại Anh vừa nói về sự kiện này và tổn hại cho Hong Kong người biểu tình gây ra vì làm tê liệt sân bay.
Khi các cuộc biểu tình đầu tiên bùng nổ vào ngày 9/6, truyền thông nhà nước bị kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc đã giữ im lặng, ngoại trừ tường thuật về các cuộc biểu tình của phe thân chính phủ và lời lên án của bộ ngoại giao về can thiệp của lực lượng nước ngoài . Một bài viết trên tờ Toàn cầu Thời báo theo chủ nghĩa dân tộc có nội dung: “Phụ huynh Hong Kong tuần hành chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ.”
Đầu tháng 7, truyền thông nhà nước cho đăng những câu chuyện đầu tiên về các cuộc biểu tình sau khi người biểu tình đột nhập vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp, quốc hội Hong Kong.
Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước, chỉ trích “những hành động vô pháp luật gây ra sự tàn phá hàng loạt, gây sốc, đau khổ và tức giận”, trích dẫn lời của Văn phòng Liên lạc Hong Kong của chính quyền trung ương.
Loạt tường trình thứ hai về cuộc biểu tình diễn ra khi Văn phòng Liên lạc bị bao vây vào cuối tháng Bảy.
Thông điệp chính thức của báo chí Trung Quốc nhấn mạnh những khoảnh khắc bạo lực, với những từ như đụng độ, đám đông và bạo loạn, làm phẫn nộ dư luận đại lục.
Trong tuần qua, những bài tường thuật tập trung vào việc người biểu tình ném bom xăng và gây thương tích cho cảnh sát.
Phần lớn sự chú ý trên các phương tiện truyền thông Hong Kong tập trung vào một người biểu tình phái nữ bị thương ở mắt trong các cuộc đụng độ.
Cả hai bên lúc ấy đều nhả đạn, vì vậy không rõ vết thương của cô gái biểu tình này do cảnh sát hay người biểu tình gây ra. Người biểu tình đổ lỗi cho cảnh sát, nhưng CCTV hôm thứ Hai, tường thuật, với giọng điệu kiên quyết, rằng thương tích là do một người cùng biểu tình gây ra. CCTV thậm chí còn đăng một bức ảnh cho thấy một phụ nữ đang đếm tiền mặt, và bài viết đề nghị rằng phụ nữ bị thương ở mắt chính là kẻ được trả tiền [để biểu tình].
Video cho thấy cảnh sát vũ trang tập họp tại thành phố lân cận Thâm Quyến, trên đất liền, cũng được truyền thông nhà nước phổ biến, và trích dẫn từ Văn phòng Hong Kong và Macao của chính phủ Trung Quốc cảnh báo rằng phong trào biểu tình đã đặt nền móng cho “khủng bố”. Một số người cho rằng đây là động thái chuẩn bị dư luận cho một cuộc đàn áp có thể xảy ra của Bắc Kinh, thậm chí bởi cảnh sát vũ trang.
Một cuộc tọa đàm khiến sân bay của thành phố phải đóng cửa đã dẫn đến sự hỗn loạn chưa từng thấy tối thứ Ba khi hai người đại lục bị những người xung quanh trói và đánh.
Một người, là phóng viên của Hoàn cầu Thời báo đã hét lên “Tôi ủng hộ cảnh sát Hong Kong”. Phóng viên này tên là Fu Guohao, đang được mệnh danh là “anh hùng” ở đại lục.
Một bình luận trực tuyến nói rằng cảnh sát Hong Kong nên học hỏi cách Đảng Cộng sản Trung Quốc dẹp các cuộc biểu tình năm 1989 “với bàn tay sắt”. Bình luận này muốn nói về xe tăng và lực lượng vũ trang được gửi đến Quảng trường Thiên An Môn, giết chết hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người tham gia biểu tình tại đây.
Phương tiện truyền thông nhà nước cũng phản ánh lập trường của chính phủ với cáo buộc “can thiệp nước ngoài”, đặc biệt là từ Hoa Kỳ và Anh Quốc, mặc dù không đưa ra được bằng chứng.
Họ cũng chạy các bài báo trích dẫn Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại Anh, người hôm thứ Năm kêu gọi các nước ngừng can thiệp và “liên kết các hành vi phạm tội bạo lực”.
Người đại lục nghĩ gì về các cuộc biểu tình?
Trung Quốc có vô số blogger độc lập đăng bài trên WeChat và Weibo. Ý kiến của họ thường chỉ tiếp cận được một số đối tượng hạn chế nếu họ chọn chủ đề nhạy cảm, vì nội dung đó có thể bị xóa trong vài giờ.
Tuần trước, một bài viết trên WeChat được lan truyền nhanh chóng khi nó cung cấp các mốc thời gian chi tiết và bối cảnh lịch sử về diễn tiến biểu tình, một điều mà truyền thông nhà nước có xu hướng tránh.
Ví dụ, bài viết này lập luận rằng dự luật dẫn độ không phải là một giải pháp tốt cho vụ kiện pháp lý mà nó được đề xuất – liên quan đến một người đàn ông Hong Kong giết một phụ nữ ở Đài Loan nhưng trốn về thành phố quê nhà.
Bài viết đã bị xóa bởi một hoạt động kiểm duyệt quy mô lớn của Trung Quốc sau vài giờ.
Có nhiều cách để vượt qua Bức tường lửa vĩ đại kiểm soát những gì người dân ở Trung Quốc được thấy trên các trang mạng trực tuyến. Giới trẻ Trung Quốc biết cách thể kết nối vào mạng lưới toàn cầu để tiếp cận với tin tức từ các kênh bên ngoài với sự trợ giúp của VPN.
Những người này làm gì với tin đọc được?
Mặc dù đọc được cả tin tức trong và ngoài nước, một thanh niên Trung Quốc đại lục, không muốn xác định danh tính, vẫn không mấy có thiện cảm với người biểu tình, và cho biết động cơ cuối cùng đằng sau tình trạng bất ổn không phải là chính trị, mà là kinh tế.
“Thời kỳ phát triển nhanh nhất của Hong Kong đã qua, vì vậy những người trẻ ở đó không tìm thấy cách để tiến thân. Họ cảm thấy nghẹt thở trong một môi trường nhà ở đắt đỏ, khí hậu ngột ngạt và một người hàng xóm [đại lục] đang ngày càng giàu hơn,” thanh niên này nói.
“Những người trẻ Hong Kong coi thường người đại lục, đồng thời sợ chúng tôi vì họ không muốn chúng tôi vượt qua họ”, một người đại lục khác nói, cũng trong điều kiện giấu tên.
Người này và bạn bè hiếm khi nói về cuộc biểu tình đang diễn ra, nói, bởi vì thành phố này không quan trọng đối với họ. “Nếu một cuộc biểu tình nổ ra ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải, nó sẽ đáng lo ngại hơn nhiều.”
Đó là suy nghĩ khá điển hình của người đại lục đã được giáo dục qua nhiều thế hệ rằng tăng trưởng kinh tế vượt xa các mối quan tâm khác.
Một số người dùng từ “thanh niên vô dụng”, một biệt danh miệt thị ra đời trong phong trào Chiếm giữ Trung tâm năm 2014 dành cho những người biểu tình được coi là không đóng góp được gì cho xã hội ngoài những lời phàn nàn.
Nhưng một người đại lục nói với chúng tôi rằng cô cảm thấy thuật ngữ này xuất phát từ việc giải thích sai. Cô nói rằng giới trẻ của Hong Kong có những giấc mơ của riêng họ và rằng cần có sự giao tiếp cởi mở hơn giữa hai khu vực.
Thế còn những người đại lục hiện đang sống ở Hong Kong nghĩ gì?
Nhiều người bày tỏ sự ủng hộ cho các cuộc biểu tình. Một người đàn ông sống ở Hong Kong trong hơn một thập niên cho biết ông đã tham gia cuộc biểu tình ngày 9/6 và quyên góp cho một dự án gây quỹ cho chiến dịch quảng cáo toàn cầu về cuộc biểu tình.
Nhưng ông nói không thích một số hành động cực đoan hoặc bạo lực của một số người biểu tình, và chỉ trích truyền thông Hong Kong, nói rằng họ cũng có thể bị thiên vị.
Một người đại lục khác ở Hong Kong cho biết họ hiểu “nỗi sợ hãi, giận dữ và nghi ngờ của người biểu tình, nhưng đánh đập người khác là điều không thể tha thứ. Nếu những người bị đánh vào mặt là tội phạm, thì bạo lực cũng biến những người biểu tình thành tội phạm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49368757

TQ có dám lặp lại ‘Thảm sát Thiên An Môn’

ở Hồng Kông?

Trung Quốc có thể thực hiện một cuộc đàn áp đẫm máu như thảm sát Thiên An Môn đối với phong trào biểu tình của Hồng Kông để khiến dân chúng sợ hãi. Tuy nhiên, hậu quả của kịch bản này có thể tác động thảm khốc với nền kinh tế và chính trị Trung Quốc, khiến Bắc Kinh không dám đưa ra bất kỳ sự can thiệp quá khích nào, các nhà phân tích nhận định trên Japan Today.
Khi các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình ủng hộ dân chủ và cảnh sát ở thuộc địa cũ của Anh ngày càng trở nên dữ dội, sự lên án của Bắc Kinh đã mạnh mẽ hơn với những cảnh báo rằng những người chơi với lửa sẽ bị lửa thiêu.
Cùng lúc đó, quân đội Trung Quốc trú tại Hồng Kông đã tung một đoạn video diễn tập “chống bạo động”, trong đó các binh sĩ sử dụng súng trường tấn công, tàu sân bay bọc thép và pháo nước để giải tán đám đông người biểu tình.
Quân đội Trung Quốc đăng video cảnh báo người biểu tình Hồng Kông
Những hình ảnh và ngôn từ mạnh mẽ đã làm dấy lên mối lo ngại rằng Bắc Kinh có thể tiến vào đàn áp phong trào dân chủ tại thành phố bán tự trị.
Ben Bland, nghiên cứu viên tại Viện Lowy ở Sydney nói “Bắc Kinh muốn hù dọa người biểu tình bằng cách cử quân đội hoặc hình thức can thiệp trực tiếp khác”.
“Nhưng mức độ rủi ro hành động cao, cùng rủi ro kinh tế và uy tín đối với Trung Quốc, đưa quân Giải phóng quân vào Hồng Kông sẽ là một động thái nguy hiểm”, Bland nhận định.
Hoa Kỳ lo ngại Bắc Kinh có thể dùng quân đội dập tắt biểu tình Hồng Kông
Cuộc đàn áp tàn bạo năm 1989 của Trung Quốc đối với biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn đã dẫn đến hai năm kinh tế gần như đình trệ. Do đó, bất kỳ sự can thiệp tương tự nào ở Hồng Kông có thể gây nên sự sụp đổ nghiêm trọng hơn nhiều.
Sự ổn định lâu dài của trung tâm tài chính quốc tế là rất quan trọng với sự thịnh vượng kinh tế của Trung Quốc. Hình ảnh quân đội Trung Quốc hoặc cảnh sát chống bạo động trên đường phố Hồng Kông sẽ lên sóng và phát trực tiếp trên toàn thế giới.
Nó cũng sẽ có tác động lớn đến tham vọng thống nhất đại lục của Bắc Kinh với hòn đảo Đài Loan vốn đang được cai trị dưới chế độ dân chủ. Hiện tại, Trung Quốc đã hạn chế bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với lực lượng cảnh sát Hồng Kông.
Mặc dù luật pháp đặc khu tuyên bố rằng, quân đội Trung Quốc đóng quân ở đây không thể can thiệp vào các vấn đề ở đây, nhưng lại cho phép họ triển khai theo yêu cầu của chính phủ Hồng Kông để “duy trì trật tự công cộng”.
Các chuyên gia an ninh lưu ý rằng trong 30 năm kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc đã phát triển một bộ máy kiểm soát an ninh tinh vi cho phép họ có thêm nhiều phương án để dập tắt phong trào biểu tình, chứ không chỉ đơn giản là cử xe tăng đến đàn áp.
Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc
Theo nhà phân tích Ngô Quang, cựu giảng viên chính trị tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc đã tiếp thu được bài học từ cuộc đàn áp năm 1989 khi tiến hành nhiều cuộc “trao đổi” với lực lượng cảnh sát ở châu Âu và Hoa Kỳ. “Một phần lớn trong số này là trao đổi về cách đối phó với các cuộc bạo loạn chính trị và các cuộc biểu tình ôn hòa”, ông nói.
Những phương pháp đó đã cho thấy rõ ràng trong cuộc tập trận đồn trú của quân đội Trung Quốc và cuộc tập trận khác của hàng ngàn cảnh sát chống bạo động Trung Quốc thực hiện ở Thâm Quyến, ở biên giới với Hồng Kông.
Trong cả hai video đó, lực lượng an ninh trong trang bị đầy đủ, đội hình chặt chẽ đã sử dụng hơi cay và khiên để giải tán người biểu tình đeo khẩu trang và đội mũ xây dựng, hình ảnh gợi nhớ đến những người biểu tình ở Hồng Kông.
Ngô Quang nhấn mạnh rằng trong khi các kỹ thuật là hiện đại, nhưng khả năng triển khai chúng hiệu quả ở Hồng Kông hay không lại là một vấn đề khác. “Chính quyền Trung Quốc không có kinh nghiệm trấn áp bạo loạn trong một xã hội tự do”, ông nhận định.
Và ngay cả khi nó có thể thực hiện một can thiệp không gây chết người thì các lực lượng của Trung Quốc trên đường phố Hồng Kông trong bất kỳ khả năng nào vẫn sẽ gây ra sự lo ngại và phẫn nộ toàn cầu.
Nhà phân tích chính trị Willy Lam, Đại học Hồng Kông Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ lựa chọn phương thức bí mật hơn, đó là cài cắm quân đội hoặc cảnh sát của chính họ vào. “Họ sẽ mặc đồng phục cảnh sát Hồng Kông để thể hiện rằng đó không phải là một cuộc triển khai chính thức”, Lam nói.
Hồng Kông: Mật vụ giả dạng người biểu tình giúp cảnh sát bắt dân
Có tin đồn cho rằng việc cài cắm đã được triển khai, vì một số người mặc áo cảnh sát Hồng Kông nhưng lại hành xử thô bạo tựa như cảnh sát đại lục.
Một trong những người lãnh đạo cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989, Wu’er Kaixi, lập luận rằng giới lãnh đạo Trung Quốc vốn tập trung vào lợi ích cá nhân, sẽ không dám thực hiện hành vi can thiệp vũ trang nào đối với thành phố.
Ông Kaixi phát biểu tại Đài Loan: “Tôi tin rằng họ đã tiếp thu được bài học rằng cái giá phải trả cho việc sử dụng quân đội [để đàn áp] là rất cao”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29847-tq-co-dam-lap-lai-tham-sat-thien-an-mon-o-hong-kong.html

TQ lại sẽ tập trận tại Biển Đông

Cục Hải sự Trung Quốc vào ngày 12 tháng 8 ra thông báo việc quân đội Hoa Lục tiến hành hoạt động ‘huấn luyện quân sự’ tại khu vực phía tây bắc quần đảo Hoàng Sa. Cụ thể thời gian bắt đầu từ 0 giờ ngày 18 tháng 8 cho đến 24 giờ ngày 20 tháng 8, theo giờ Bắc Kinh.
Cơ quan này cảnh báo tàu bè trong thời gian diễn ra huấn luyện quân sự như thế không được đi vào khu vực diễn tập.
Vừa qua, trong hai ngày 6 và 7 tháng 8, Trung Quốc cũng tiến hành hoạt động tương tự tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng, sau đó ra thông cáo với nội dung cho rằng việc Trung Quốc tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự ở Hoàng Sa thuộc Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết vào ngày 7 tháng 8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối sự vi phạm đó của Trung Quốc.
Cũng tin liên quan, vào ngày 9 tháng 8, Cục Hải Sự Trung Quốc cũng có thông báo hoạt động ‘diễn tập bắn đạn thật’ mỗi ngày theo khung giờ nhất định từ 12 đến 14 tháng 8 tại khu vực gần bờ phía đông đảo Hải Nam.
Tin Trung Quốc tiếp tục các hoạt động quân sự tại Biển Đông được đưa ra vào khi Bắc Kinh cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào khu vực Bãi Tư Chính nằm trong Vùng đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa của Việt Nam.
Việt Nam lúc đầu không thông tin rõ ràng về vấn đề này, mãi nhiều tuần lễ sau Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng và cuối cùng phản đối đích danh Trung Quốc về sự xâm phạm này được nêu ra từ phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
http://biendong.net/bi-n-nong/29846-tq-lai-se-tap-tran-tai-bien-dong.html

TQ cản trở quốc tế điều tra Tây Tạng và Tân Cương

Những năm gần đây, Trung Quốc xiết chặt luồng thông tin ra khỏi Tây Tạng. Chính quyền Bắc Kinh chặn tận gốc dòng người lưu vong ở đây trốn qua biên giới, kìm kẹp các phương tiện truyền thông xã hội và cản trở người nước ngoài tiếp cận với cư dân khu vực.
Giờ đây, để nghiên cứu về Tây Tạng, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã phải tiến hành như cách mà họ làm đối với Triều Tiên, khi Bắc Kinh chặn luồng thông tin khỏi quốc gia thuộc dãy Himalaya, theo bà Sophie Richardson, Giám đốc phụ trách Trung Quốc thuộc HRW nói với kênh Tây Tạng Tự do.
Bà Richardson gọi việc điều tra những gì đang xảy ra ở Tây Tạng giống như “ghép các mảnh phù hợp vào với nhau”, và nói thêm rằng tình hình ở đó đang xấu đi khi Trung Quốc gia tăng kìm kẹp khu tự trị.
Năm 2017, Trung tâm Tiếp nhận Người mới đến Tây Tạng tại Dharamshala, miền bắc Ấn Độ, ghi lại khoảng 60 trường hợp trốn thoát khỏi đất nước. Số liệu này đánh dấu sự sụt giảm 40% người tị nạn so với năm trước, theo Tibetan Journal.
Bà Richardson coi Tây Tạng và Tân Cương là hai khu vực cần “khẩn thiết” điều tra vì “sự thù địch đặc biệt” của chính quyền trung ương và khu vực dành riêng cho người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ.
Hàng năm, HRW đều đưa ra một loạt báo cáo về Tây Tạng. Từ tháng 5/2019, báo cáo nêu bật các trường hợp tù nhân chính trị Tây Tạng bị Trung Quốc bắt giam. Báo cáo của tổ chức này dựa trên các nguồn tin từ người lưu vong trốn thoát kết hợp với tài liệu chính phủ bị rò rỉ, và thậm chí là tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc – loại tài liệu mà bà Richardson gọi là “kho lưu trữ đáng chú ý về vi phạm nhân quyền … thường được trình bày dưới dạng chiến thắng chính sách công”.
Điều mà bà Richardson lo ngại nhất về tình hình ở Tây Tạng là việc Trung Quốc xiết chặt thông tin liên lạc cơ bản.
“Các nhà chức trách đang rất cố gắng, không chỉ để cắt đứt mọi người khỏi các nguồn thông tin, mà thực sự cản trở điều tra nghiên cứu”, bà Richardson nói, “Tôi nghĩ nhà nước Trung Quốc không làm điều đó trừ khi họ có điều cần che giấu”.
Peter Irwin, người phát ngôn của Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới nói với Free Tibet, chính phủ Trung Quốc cần thay đổi trước khi bị truyền thông phanh phui, và các điều kiện nhân quyền ở cả Tân Cương và Tây Tạng cần được cải thiện.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29841-tq-can-tro-quoc-te-dieu-tra-tay-tang-va-tan-cuong.html

Biển Đông tái căng thẳng trước chuyến thăm

Bắc Kinh của tổng thống Philippines

Tin Manila, Philippines – Các chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng biển phía nam Philippines đã khiến căng thẳng hàng hải xuất hiện trở lại, chỉ vài tuần trước khi Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte có chuyến thăm Bắc Kinh.
Theo chính phủ Manila, ít nhất 5 chiến hạm Trung Cộng đã đi qua eo biển Sibutu vào tháng 7 và tháng 8 mà không báo trước. Eo biển này được coi là vùng biển quốc tế, nhưng vì các chiến hạm Trung Cộng không báo trước và lại tắt hệ thống nhận dạng tự động để tránh radar, nên chuyến đi của hạm đội này bị quân đội Philippines coi là gian trá.
Phát ngôn viên của tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, vào thứ Năm, 15 tháng 8, nói rằng chuyến đi của hạm đội Trung Cộng không phải là một hành động thân thiện và là sự vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật hàng hải. Các diễn biến này xuất hiện ngay trước chuyến công du của Tổng Thống Duterte đến Bắc Kinh, nơi ông dự định sẽ thảo luận về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và việc thành lập Bộ quy tắc cư xử trên biển.
Dưới thời Tổng Thống Duterte, Manila đã tập trung vào việc cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, tuy nhiên, giới chỉ trích cho rằng điều này được trả giá bằng lợi ích hàng hải của Philippines. Vào tháng 6 năm nay tại bãi cạn Reed Bank, một tàu Trung Cộng đã tông chìm tàu cá Philippines, khiến người dân tăng áp lực buộc Tổng Thống Duterte phải cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, nhiều khả năng ông Duterte sẽ dùng chuyến thăm Trung Cộng lần này để thúc đẩy hợp tác kinh tế và thỏa thuận về việc đánh cá và khai thác dầu ở bãi cạn Scarborough. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/cang-thang-bien-dong-tai-xuat-hien-truoc-chuyen-tham-bac-kinh-cua-tong-thong-philippines/

Thái Lan: Một quan chức chống tham nhũng

bị tố tham nhũng

Thùy Dương
Tại Thái Lan, theo AFP hôm nay, 17/08/2019, ông Prayat Puangjumpa, một quan chức cấp cao của Cơ quan quốc gia chống tham nhũng bị chính tổ chức do ông lãnh đạo tố cáo không khai báo nhiều tài sản có giá trị tương đương hàng chục triệu đô la.
Từ Bangkok, thông tín viên RFI Carol Isoux cho biết chi tiết:
« Một căn hộ sang trọng tại Luân Đôn, nhiều tài khoản ngân hàng, nhiều tiền mặt và cổ phần trong nhiều công ty với trị giá lên đến nhiều triệu euro, tất cả đều mang tên vợ của ông. Quan chức này giải thích chính điều đó đã khiến ông quên không khai báo, và với ông thì đây cũng chỉ là một sự hiểu lầm. Ông cũng khẳng định vợ ông chỉ cho mượn tên, còn tất cả những tài sản đó đều là của người khác.
Việc một lãnh đạo của cơ quan cấp cao nhất về chống tham nhũng bị tố cáo như vậy có thể khiến người Thái nản lòng. Các chính trị gia tham nhũng bị nhìn nhận là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của đất nước. Đây cũng là lý do thường được quân đội nêu lên để giải thích cho việc lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Tướng Prayuth, thủ tướng Thái Lan, đã khẳng định cuộc đấu tranh chống tham nhũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông, thế nhưng chính phủ đương nhiệm cũng đã vấy bùn vì nhiều vụ tai tiếng, nhất là về bộ sưu tập những chiếc đồng hồ xa xỉ, đắt tiền của bộ trưởng Quốc Phòng. Cơ quan quốc gia chống tham nhũng, sau cuộc điều tra, đã kết luận không có gì bất thường trong vụ này, bởi vì đó chỉ là những chiếc đồng hồ một doanh nhân giàu có cho bộ trường Quốc Phòng mượn, nên không có gì đáng lo ngại.
Trong nhiều bảng xếp hạng quốc tế, Thái Lan bị liệt vào nhóm các nước tham nhũng nhiều nhất ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190817-thai-lan-mot-quan-chuc-cap-cao-bi-to-cao-tham-nhung

Cảnh sát Úc ra cảnh báo sau vụ

người Hoa xô xát trong biểu tình về Hong Kong

Cảnh sát ở thành phố Melbourne của Úc ngày thứảy ra một cảnh báo sau khi những vụ ẩu đả nhỏ nổ ra giữa những người ủng hộ và phản đối phong trào biểu tình ở Hong Kong trong một cuộc tập hợp có sự tham dự của hàng trăm người từ cộng đồng người Hoa của thành phố này vào tối ngày thứ Sáu.
“Chúng tôi tôn trọng quyền của cộng đồng bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa và hợp pháp nhưng sẽ không dung thứ những người vi phạm pháp luật hoặc có hành vi gây rối xã hội hoặc bạo lực,” phát ngôn viên cảnh sát bang Victoria nói với Reuters trong một phát biểu gửi qua email.
Cảnh sát nói rằng họ đã thẩm vấn hai người đàn ông liên quan đến vụ “tấn công bất hợp pháp” và thả họ ra chờ lệnh triệu tập, sau khi xảy ra xô xát tại một cuộc tập hợp được tổ chức để ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong. Truyền thông Úc đưa tin cuộc biểu tình thu hút 600 người vào lúc cao điểm.
Không có thương tích nào được báo cáo.
Ngày thứ Bảy, hơn 100 người tụ tập tại trung tâm thành phố Melbourne dự một cuộc biểu tình khác để ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong. Báo The Guardian đưa tin một số ít người bắt đầu quát tháo nhóm người này nhưng cảnh sát đã đưa họ đi khỏi cuộc biểu tình, Reuters cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-uc-ra-canh-bao-sau-vu-nguoi-hoa-xo-xat-trong-bieu-tinh-ve-hong-kong/5046188.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.