Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Anh phải có trách nhiệm hỗ trợ dân Hồng Kông

Sunday, August 18, 2019 9:11:00 AM // ,

16-8-2019
Người dân Hồng Kông giương cờ Anh biểu tình, đi tới ga xe lửa West Kowloon ngày 7/7/2019. Nguồn: Chan Long Hei/EPA
Đại sứ TQ ở Anh nói là Anh không được can thiệp vào chuyện Hong Kong. Cha nội đại sứ này điển hình là “mẫu” người cộng sản TQ. “Mẫu” người này, giấy tờ hợp đồng pháp lý, chữ ký con dấu… đối với họ đều là chuyện ngồi cầu tiêu “sổ toẹt”. Phán quyết Tòa PCA 11-7-2016 là thí dụ điển hình. Còn thỏa thuận Đặng Tiểu Bình ký với bà Thatcher 1997 bảo đảm Hong Kong “tự trị” trong vòng 50 năm là chuyện thứ hai.
Nước Anh có “trách nhiệm” với dân Hong Kong, ít ra cho tới năm 2047. Trách nhiệm này đến từ đâu và gồm có những điều gì?
Hong Kong gồm có 3 vùng lãnh thổ, trong đó có đảo Hong Kong, bán đảo Cửu long và khu Tân giới. Đảo Hong Kong và bán đảo Cửu long là “nhượng địa vĩnh viễn” của nhà Thanh cho Anh. Còn khu Tân giới là “đất mướn”, hợp đồng 99 năm.
Năm 1997, khi hợp đồng mướn đất “đáo hạn”, TQ không chỉ không muốn kéo dài hợp đồng mà còn đòi lại đất (mà Thanh triều đã nhượng). Vì các lý do “tế nhị”, như không thể bảo vệ nếu TQ đem quân vô chiếm, nên bà Thacher “đắng lòng” trả Hong Kong lại cho TQ.
(Trên phương diện công pháp quốc tế, TQ không có quyền từ khước các hiệp ước nhượng địa của nhà Thanh – Công ước Vienne 1979 về kế thừa các công ước).
Trên danh nghĩa, tất cả dân sinh ra trên lãnh thổ Hong Kong thuộc về “thần dân” của Nữ hoàng Anh.
Nguồn gốc “trách nhiệm” của nước Anh đối với khối dân chúng Hong Kong đến từ quan hệ “dân chúng-lãnh thổ-quốc gia” cấu thành “Đế quốc Anh”. Trách nhiệm đó là nhà nước phải bảo vệ người dân của mình (không bị các thế lực khác áp bức).
Hong Kong trả lại cho TQ. Những người Hong Kong có “hoan hỉ” nhập tịch TQ chưa ? Nếu chưa thì họ vẫn còn có quốc tịch Anh.
Nước Anh cón có trách nhiệm do ràng buộc về cam kết “quyền tự trị” cho dân Hong Kong, ít nhứt đến năm 2047.
Quyền “tự trị” của dân chúng Hong Kong gồm có các quyền tự chủ về “hành chánh”, kinh tế và tư pháp.
Người dân Hong Kong có quyền bầu ra người lãnh đạo vùng đất tự trị này. Quyền này đã bị Bắc Kinh “sổ toẹt”, qua việc thò cánh tay nối dài chỉ định bà Carrie Lam.
Người dân Hong Kong có quyền hưởng một nền tư pháp tự do, công bằng, bác ái… khác với pháp chế “bịt miệng trấn nước” XHCN của Bắc kinh. Các vụ cảnh sát bắn vào mắt người biểu tình thể hiện thứ pháp chế độc địa này. Bây giờ Bắc kinh muốn “thò bàn tay lông lá” vô nền tư pháp ở đây, buộc phải “trục xuất” người có dấu hiệu phạm tội về lục địa để phân xử.
Người dân Hong Kong biểu tình phản đối, thứ nhứt, do Bắc kinh bội ước, sử dụng bạo lực đàn áp biểu tình. Thứ hai, đòi thực thi dân chủ và trả lại nền tư pháp độc lập cho Hong Kong.
Hiển nhiên Anh phải có trách nhiệm hỗ trợ dân chúng Hong Kong, thứ nhứt vì liên hệ Nữ hoàng-“thần dân” chưa thấy là “gián đoạn”. Thứ hai, buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng những gì mà họ đã hứa.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.