Tin khắp nơi – 09/08/2019
Friday, August 9, 2019
6:00:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Trump: Không ai được quyền nói chuyện với Iran
trên danh nghĩa Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/8 tuyên bố không ai được quyền nói chuyện với Iran trên danh nghĩa Hoa Kỳ và tố cáo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gửi tín hiệu cho Iran dễ gây hiểu lầm.Trong một loạt dòng tin đăng trên Twitter, ông Trump yêu cầu ông Emmanuel chớ nói thay nước Mỹ.
Chưa rõ ông Trump muốn ngụ ý nhắc tới chuyện gì và Tòa Bạch Ốc cũng từ chối bình luận, nhưng trước đây trong tuần có tin nói Tổng thống Pháp đã mời Tổng thống Iran, Hassan Rouhani, tới thượng đỉnh G7 trong tháng này để gặp ông Trump. Tin này bị một nhà ngoại giao Pháp phủ nhận hôm 7/8.
Lãnh đạo EU tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa Tehran và Washington sau khi ông Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 vào năm ngoái và tái áp đặt chế tài Iran để thúc đẩy cho một thỏa thuận mới.
Tehran đáp trả bằng một loạt động thái bao gồm bắt giữ một tàu dầu của Anh ở vùng Vịnh và quay lưng với một số cam kết về giới hạn hoạt động hạt nhân theo thỏa thuận 2015.
Khủng hoảng này dự kiến sẽ là trọng tâm tại thượng đỉnh G7 tháng này.
Chính quyền Trump tuyên bố mở ngỏ đàm phán với Tehran và rằng Hoa Kỳ không muốn chiến tranh với Iran.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-khong-ai-duoc-noi-chuyen-voi-iran-tren-danh-nghia-my-/5034863.html
Mỹ lên án Trung Quốc là ‘chế độ côn đồ’
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 8/8 gọi Trung Quốc là ‘chế độ côn đồ’ vì đã tiết lộ hình ảnh và các thông tin cá nhân của một nhà ngoại giao Mỹ, người gặp gỡ các lãnh đạo sinh viên của phong trào dân chủ ở Hong Kong.Lời lên án nặng nề hiếm thấy này được đưa ra trong lúc Bắc Kinh và Washington đang lâm vào cuộc chiến thương mại giữa những tranh cãi khác.
Văn phòng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Hong Kong cùng ngày yêu cầu Mỹ giải thích về các tin tức trên báo lề đảng của Trung Quốc rằng giới ngoại giao của Mỹ liên lạc với lãnh đạo sinh viên của các cuộc biểu tình gây tê liệt Hong Kong 9 tuần qua.
Tờ Ta Kung Pao ở Hong Kong đăng ảnh một nhà ngoại giao Mỹ mà họ xác định danh tính là Julie Eadeh phụ trách khâu chính trị của tòa lãnh sự Mỹ gặp gỡ với các sinh viên tại một khách sạn sang trọng.
Bức hình xuất hiện dưới tựa đề ‘Sự can thiệp của lực lượng bên ngoài.’
“Tôi không cho là việc tiết lộ thông tin cá nhân, hình ảnh của một nhà ngoại giao Mỹ, tên tuổi con cái họ, tôi không cho việc đó là một sự phản kháng đúng thủ tục, đó là điều một chế độ côn đồ sẽ làm,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói tại cuộc họp báo hôm 8/8.
“Đó không phải cách cư xử của một quốc gia có trách nhiệm.”
Đài CCTV của nhà nước Trung Quốc mô tả nhà ngoại giao Mỹ đó là “bàn tay hắc ám núp sau cánh gà gây hỗn loạn ở Hong Kong”, theo tường thuật của tờ New York Times.
Trung Quốc lâu nay tố cáo các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, kích động biểu tình tiếp diễn ở Hong Kong.
https://www.voatiengviet.com/a/my-len-an-trung-quoc-la-che-do-con-do-/5034866.html
40,000 di dân tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico-
10,000 đến từ Cameroon
Theo tin từ KTLA, những người đàn ông người Cameroon đã phải đi bộ mỗi sáng đến cửa nhập cảnh biên giới Hoa Kỳ và Mexico với hy vọng được tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Họ đã ngủ chung với nhau trên 10 tấm nệm trên sàn của một căn nhà ở tầng ba phía trên một cửa tiệm cắt tóc.Chỉ trong vòng ba tháng, dòng người di dân từ Cameroon đã khiến số lượng người di dân ở thành phố Tijuana tăng từ 4,800 lên 10,000 người tính tới Chủ nhật (4 tháng 8). Cùng lúc đó, Hoa Kỳ đã đưa nhiều người Trung Mỹ trở lại Mexico, để họ chờ ngày đến tòa án di trú của Hoa Kỳ phán quyết.
Dựa trên dữ kiện của chính phủ Mexico và thống kê của hãng thông tấn AP, đã có ít nhất 40,000 người di dân đã đến biên giới Hoa Kỳ – Mexico để xin tỵ nạn hoặc chờ đợi phiên tòa tại Hoa Kỳ. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người đã vào Hoa Kỳ bất hợp pháp, định cư ở Mexico hoặc quay trở lại Trung Mỹ.
Quyết định khiến Mexico trở thành “phòng chờ” cho những người tầm trú có thể là giải pháp cứng rắn nhất của chính quyền Tổng thống Trump, đối với những người di dân đang tìm kiếm sự bảo vệ nhân đạo. Để tránh bị áp thuế cao, vào tháng 6, Mexico đã đồng ý cho phép người tầm trú chờ đợi ở nước này cho đến ngày trình diện tòa án di trú ở Hoa Kỳ. Theo dữ kiện từ chính phủ Mexico, Hoa Kỳ đã gửi 19,911 người di dân về lại nước này tính đến ngày 11/7. Lượng người di dân ngày càng tăng cao khi chính quyền Tổng thống Trump cắt giảm số lượng tiếp nhận các trường hợp xin tỵ nạn mỗi ngày. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/40000-di-dan-tai-bien-gioi-hoa-ky-mexico-10000-den-tu-cameroon/
Đối phó nóng với Thương Chiến Mỹ – Trung:
Từ Bắc Đới Hà tới Hà Nội
TS Phạm Đỗ ChíGửi tới BBC từ WashingtonHôm 5/8 thị trường chứng khoán Mỹ tuột dốc nặng nề với cả ba chỉ số chính đều giảm khoảng 3%; hai hôm sau 7/8 vàng nhảy vọt lên trên 1500 USD/ounce, cao nhất từ 6 năm qua, và đồng Bitcoin dù đứng sau trong hậu trường tài chính cũng vượt mức 12,000 USD.
Tiền TQ mất giá không phải vì “thao túng tiền tệ”
Phản ứng trên được coi là do Trung Quốc quyết định trả đũa Mỹ bằng cách tuyên bố ngưng mua tất cả các nông sản Mỹ, thay vì mua thêm một số lớn như đã hứa dạo cuối tháng 6 như điều kiện để nối lại thương thuyết về thương mại đã bế tắc từ cuối tháng 3, và nhất là ngừng các chính sách can thiệp để cho đồng yuan phá giá qua mức 7 yuan/1 đô la.
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
David Hutt: ‘Mục tiêu thương chiến kế tiếp của Trump là VN’
TQ: Tập Cận Bình đang gặp thách thức lớn nào?
Nhưng nhân dân tệ mất giá là do áp lực thị trường từ khá lâu nay, phản ánh sự rối loạn trong nền kinh tế và hệ thống tài chính TQ, chứ không phải do thao túng tiền tệ như số đông hiểu sai tình hình.
Ngân hàng Trung ương TQ lại nắm cơ hội coi đây là “vũ khí tiền tệ” nằm trong tay mình để đáp ứng với áp thuế của Mỹ. Thực sự đó chính là con dao hai lưỡi mà TQ không thể sử dụng quá mức, đồng tệ xuống giá quá mức sẽ gây các dòng vốn tháo chạy và sự sụp đổ nhanh toàn bộ hệ thống kinh tế tài chính TQ!
Xin nhắc lại rằng tiền TQ liên tục đã mất giá từ mức 6,3 yuan/$ trong suốt năm qua do khủng hoảng tiền tệ gây ra bới cuộc thương chiến. Nhân chuyện TQ cường điệu nhận vơ tỷ giá tiền yuan là vũ khí đó, Bộ Tài chính Hoa kỳ cũng chính thức tuyên bố luôn hôm 5/8 là TQ là nước thao túng tiền tệ (currency manipulator) nhằm đối lại với gia tăng áp thuế của Mỹ lên hàng nhập TQ.
Các quan sát viên cũng coi đây là trả lời chính thức của Tập Cận Bình sau mấy ngày hội ý ở khu nghỉ mát mùa hè nổi tiếng Bắc Đới Hà với các lãnh đạo TQ xưa và nay, góp ý giải quyết thương chiến ra sao, thêm vụ biểu tình Hong Kông đang chuyển hướng mạnh mẽ và gây ảnh hưởng chính trị rất nặng cho TQ, vụ Đài Loan muốn tỏ ra độc lập hơn …
Đáp trả cứng rắn
Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn lựa đường lối đáp trả cứng rắn với Mỹ, bất chấp các hậu quả nặng nề đang và sắp xảy ra với nền kinh tế TQ. Tăng trưởng GDP chỉ còn 6,2% trong sáu tháng đầu năm 2019 và có thể giảm thêm 0,5% để xuống dưới mức 6% trong sáu tháng cuối năm. Kết quả là nạn thất nghiệp thành thị đang xảy ra nghiêm trọng, cùng lúc do các hãng chạy khỏi TQ, lạm phát lương thực gia tăng và người lao động từ các đô thi trở về nông thôn.
Khi đồng yuan (RMB) xuống dưới mức gây mất tín nhiệm như trên, khủng hoảng sẽ xảy ra với các dòng vốn tháo chạy, khi các hãng ngoại quốc và TQ tăng gia việc di dời sang các nước khác, dân cư chuyển tiền sang mua vàng và ngoại tệ mạnh như tiền yen, khủng hoảng nợ công (vốn đã lên tới 300% GDP) và nợ ngân hàng cũng đang đè nặng áp lực.
Họp lãnh đạo TQ ở Bắc Đới Hà đã có kết quả ra sao?
Các biện pháp trả đũa tuyên bố sau cuộc họp nội bộ TQ dành cho các lãnh đạo cao nhất ở khu nghỉ mát Bắc Đới Hàn trong hai tuần đầu tháng 8 cho thấy rõ hơn là các điều đình để giải quyết thương chiến lại một lần nữa thất bại, sau khi hai Bộ trưởng Tài chính và Thương mại Hoa Kỳ đã lần chót có mặt ở Thượng hải để tiếp nối vòng điều đình trong hai ngày 31/7 và 1/8.
Chuyện đánh thuế 10% thêm lên 300 tỷ hàng TQ, sau thuế 25% trên 250 tỷ hàng ban đầu, là theo lộ trình (road map) Mỹ định sẵn bởi TT Trump, tuyên bố ngay lúc lãnh đạo TQ họp ở Bắc Đới Hà nhắm gây hiệu ứng rối loạn chính trị tối đa cho TQ, trong thế Cờ Vây Mỹ đã vạch ra.
Hiện còn lại hai bước được chờ đợi:
Tăng thuế lên 25% trên 300 tỷ hàng mới áp đặt; và
Vòng vây công nghệ siết chặt thêm với Huawei và các hãng TQ khác.
Ngoài ra Trung Quốc bị liệt vào vai trò kẻ thao túng tiền tệ, Hoa Kỳ cũng có thêm lý do chính trị hợp lý cho việc i) áp thêm thuế nếu muốn; ii) cấm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia chương trinh mua sắm chính phủ iii) kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới và/hoặc iv) vận động các quốc gia khác áp dụng các chế tài thương mại.
Theo một số quan sát viên quốc tế theo sát tình hình, thương chiến Mỹ – TrungTQ không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế, mà phản ánh càng ngày càng rõ hơn lập trường của Mỹ muốn cùng với khối Âu Tây chống tham vọng bành trướng của TQ.
Vì vậy, các điều kiện của Mỹ ngoài việc đơn giản đòi TQ mua hàng nhiều hơn từ Mỹ, còn nhắm đến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, việc bàn giao công nghệ của các hãng Mỹ muốn đầu tư ở TQ, và nhất là ngăn chặn gián điệp công nghệ và an ninh quốc phòng qua việc giới hạn hoạt động của Huawei.
Theo tôi, không phải là TT Trump cần duy trì căng thẳng kinh tế và chính trị với Chủ tịch họ Tập để gây sự ủng hộ dân chúng Mỹ trước bầu cử mà Hoa Kỳ cần người lãnh đạo mạnh để đối phó với TQ, nhất là khi cả hai đảng ở Mỹ ủng hộ chuyện đó.
Nếu giải quyết xong thương chiến, mọi chuyện êm hết thì nội bộ chính trị Mỹ lại lưu ý chuyện riêng tư của ông Trump. Ban lãnh đạo TQ đã không đọc được điều này từ hiện tình chính trị Mỹ mà chỉ muốn trì hoãn nhượng bộ điều đình cho đến sau bầu cử tháng 11/2020 trong hy vọng đảng Dân chủ sẽ thắng cử.
Ngoài ra với áp lực thương chiến tiếp tục gay go gây khó khăn cho kinh tế toàn cầu, Trump có thể gây áp lực lên Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ (Fed) để tiếp tục giảm lãi suất có lợi hơn cho kinh tế Mỹ đến ngày bầu cử. Áp lực của thương chiến lên lạm phát Mỹ thấy rõ là không đáng kể từ hơn một năm nay, và Fed không thể dựa vào lạm phát gia tăng mà ngưng việc giảm lãi suất ở Mỹ đã bắt đầu từ tuần trước (lần đầu sau 10 năm).
VN sẽ ra sao nếu là mục tiêu tiếp theo của thương chiến Mỹ?
Qua tuyên bố trực tiếp của TT Trump là “VN là kẻ lợi dụng thu lợi nhất từ cuộc thương chiến Mỹ – Trung” và việc Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá rất cao (456,23%) lên sản phẩm thép xuất khẩu từ VN sử dụng nguyên liệu của Hàn Quốc & Đài Loan, đã làm dấy lên lo ngại về việc Mỹ muốn đưa VN thành mục tiêu mới trong cuộc thương chiến để dằn mặt các nước muốn giúp tuồn hàng TQ sang Mỹ với mác giả của các nước khác.
Trong chuyện này ở VN, theo tôi đang nổi bật sự dằng co của hai phe: phe thân TQ và phe thân Mỹ.
Phe thân TQ thì loay hoay không muốn làm gì nhiều, để mặc chuyện xảy ra rồi sẽ tính sau, nhất là nếu Mỹ áp đặt thuế như với TQ, sẽ coi đó là lý do chính trị để chủ trương “xa Mỹ”.
Phe thân Mỹ muốn áp dụng các biện pháp có thực chất thay đổi thương mại: mua hàng nhiều hơn như đã bắt đầu làm qua nông sản (cherry, đậu nành, nho Mỹ), hải sản (tôm hùm rẻ, cua Hoàng Đế) và gà bò heo…
Lo ngại trên có cơ sở thực tế và đúng là Việt Nam cần tăng cường mua hàng Mỹ để giải quyết quan tâm của Mỹ về thâm hụt thương mại với Việt Nam. Tuy nhiên những giá trị hàng mua cho tới nay chưa đủ. Cần mua nhiều hơn các hàng Mỹ đắt tiền như máy bay, nhiên liệu, xe hơi, các dụng cụ y khoa và dược phẩm… mới có thể thực hiện được mục tiêu trên.
Thêm vào đó việc chinh cần làm là không cho phép tuồn hàng lậu sang Tàu. Các tin tức cho biết là trong bước đầu, Chính phủ VN đã cho thành lập Ủy ban điều tra về xuất xứ các hàng nhập vào VN và tái xuất sang Mỹ. Và cũng phải tiến tới việc làm một quyển Sách Trắng về xuất khẩu sang Mỹ, làm rõ điều quan trọng là trong số lượng xuất khẩu hàng trăm tỷ đô la từ VN thực chất giá trị gia tăng nội địa của VN nhỏ hơn rất nhiều, thí dụ rõ nhất là điện thoại Samsung và các hàng điện tử khác.
Phe thân TQ còn ngây thơ tin là Mỹ sẽ không mạnh tay áp thuế với VN nhưng những người suy nghi thế sẽ nhầm to: Mỹ đang sửa soạn tung các biện pháp cảnh cáo qua ví dụ Việt Nam – nếu Việt Nam không chứng minh được mình là quốc gia tôn trọng luật pháp và đang thực sự nỗ lực kiểm soát vấn đề gian lận xuất xứ khi xuất hàng vào Mỹ – cho các nước Á châu khác là không thể tiếp tay TQ né thuế Mỹ.
Cùng lúc quan sát của tôi là ảnh hưởng từ TQ tại VN và tiền lót đường cho tuồn hàng lậu lại quá mạnh, không hiểu VN có tỉnh táo nổi không và kịp hành động trước khi Mỹ ra tay.
Cùng lúc có tin quan trọng nhất, Việt Nam và Liên Âu vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Khung về tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (“Framework Participation Agreement (FPA)”).
Chưa rõ có phải hai bên đang trên đường tiến tới một thỏa thuận quốc phòng chính thức, cụ thể hơn theo đó Việt Nam có thể được bảo vệ lúc cần trong tương lai hay không? Nhưng rõ ràng khối EU ủng hộ tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.
Trong khi khuyến nghị các phe giải quyết tranh chấp vùng Biển Đông bằng UNCLOS 1982, EU nêu rõ việc quân sự hóa và căng thẳng vừa qua do Trung Quốc gây ra đã tác động tiêu cực đến hòa bình, ổn định tại khu vực. Biến cố bãi Tư Chính trong mấy tuần qua đãchỉ ra thêm lần nữa là VN cần “tách Trung”, tranh thủ ngay sự trợ giúp của Hoa Kỳ& Liên Âu và quốc tế hóa vấn đề giải quyết tranh chấp biển đảo sau.
Tất nhiên để theo đuổi chiến lược mới, sự cần thiết có Mỹ như một “đối tác chiến lược” cả về kinh tế và quân sự sẽ đòi hỏi ở VN một thái độ và thể hiện tích cực hơn trong lĩnh vực thương mại ngay lúc này.
Bài thể hiện quan điểm riêng của TS Phạm Đỗ Chí, viết từ Washington sau chuyến thăm Sài Gòn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49274721
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ – Hàn
thảo luận về an ninh khu vực
Ngày 09/08/2019, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã đến Seoul trong khuôn khổ chuyến công du châu Á. Tại đây, ông có cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Jeong Kyeong Doo để bàn về tình hình an ninh trong khu vực.Cuộc họp giữa ông Jeong và Esper diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang yêu cầu Hàn Quốc phải chia sẻ một phần chi phí duy trì quân đội Mỹ tại bán đảo Triều Tiên.
Hai bên dự định thảo luận về tình hình an ninh tại bán đảo Triều Tiên, tìm biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai quốc gia về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng thời thảo luận về khả năng chuyển giao Quyền chỉ huy tác chiến (OPCON) cho Seoul.
Hai quốc gia đồng minh vừa bắt đầu tập trận chung mùa hè vào ngày 05/08. Đây được coi như một bài kiểm tra đối với năng lực quân sự của Hàn Quốc trong tiến trình chuyển giao OPCON.
Cuộc họp cũng diễn ra trong thời điểm Bắc Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa tầm ngắn trong thời gian gần đây nhằm cảnh cáo Mỹ và Hàn Quốc về các cuộc tập trận chung giữa hai nước.
Một trong những điểm đáng chú ý khác của cuộc họp giữa hai bộ trưởng Quốc Phòng là liệu ông Esper có chính thức đề nghị Hàn Quốc tham gia vào liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu dự kiến sẽ tuần tra eo biển Ormuz gần Iran. Ông Esper cũng có thể đề nghị lắp đặt tên lửa tầm trung tại Hàn Quốc sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung (INF) ký với Nga.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190809-bo-truong-quoc-phong-my-han-thao-luan-nhung-van-de-nhay-cam
Mỹ: Linh cữu cựu binh chiến tranh Việt Nam
được chào đón như người hùng
Hàng trăm hành khách tại một sân bay ở Dallas đã dành chút thời gian trong hành trình của mình để chứng kiến sự trở về của một cựu binh chiến tranh Việt Nam đã ngã xuống.Ông Col Roy Knight Jr lần cuối nhìn thấy gia đình mình cũng ở sân bay này 52 năm trước, khi họ tới để nói lời tạm biệt trước khi ông tham chiến.
Viên phi công lái chiếc trực thăng đưa hài cốt ông Col Knight trở về chính là con trai ông, Bryan, người nhìn thấy cha mình lần cuối khi mới 5 tuổi.
Ông Col Knight lái các máy bay chiến đấu gần như mỗi ngày cho đến khi ông bị bắn hạ vào năm 1967.
Ngài đại sứ và Thái Lan trong cuộc chiến VN
Sài Gòn chỉ là một trong bốn cuộc di tản lớn
Lính Mỹ bị bắt vì vụ đột kích sứ quán Bắc Hàn
Hài cốt của ông không được tìm thấy cho đến hơn năm thập kỷ sau đó. Ông Col Knight đã được truy tặng Huân chương Không quân, Ngôi sao bạc, cùng nhiều huân chương khác vì những hoạt động của ông trong chiến tranh.
Vào thứ năm, chuyến trở về Dallas của ông trên chuyến bay của hãng hàng không Southwest đã truyền cảm hứng cho một khoảnh khắc im lặng đầy ngẫu hứng trong nhà ga sân bay.
“Đó là một khoảnh khắc rất cảm động”, phát ngôn viên của sân bay Dallas Love Field, Chris Perry nói.
Ông Perry nói ông từng chứng kiến linh cữu các cựu chiến binh khác được đưa về, nhưng phản ứng trước linh cữu của ông Knight “vô cùng đặc biệt”.
Phóng viên Jackson Proskow của Global News tường thuật chi tiết về việc máy bay chở hài cốt ông Col Knight đáp xuống sân bay Dallas Love Field và gọi việc chứng kiến giây phút này là một “đặc ân”.
Hình ảnh cho thấy hành khách chen chúc quanh các cửa sổ nhà ga, dán mũi lên kính để chứng kiến linh cữu ông Col Knight được đưa đến. Nhân viên của hãng hàng không Southwest đã trao cờ Mỹ cho mọi người tại cổng.
“Khoảnh khắc này thật đáng kinh ngạc. Toàn bộ sân bay rơi vào im lặng”, ông Proskow viết.
Các tweet của ông Proskow được 18 nghìn lượt tweet lại và 40 nghìn lượt thích.
Nhiều người bình luận về lễ kỷ niệm “đẹp” cho ông Col Knight.
Và một số lưu ý rằng sự trở lại của ông thể hiện một khoảnh khắc đồng thuận hiếm hoi ở Mỹ, sau một vụ xả súng hàng loạt ở Texas và Ohio trong tuần này gây chấn động cả nước.
“Tôi nghĩ những sự kiện như vậy kéo mọi người xích lại gần nhau, ” ông Perry nói.
Ông Col Knight sinh ra ở Garner, Texas vào tháng 2/1931. Ông gia nhập Không quân Hoa Kỳ chỉ vài ngày sau sinh nhật thứ 17, tiếp nối 5 anh trai, những người từng phục vụ trong Thế chiến thứ hai.
Ông được nhận để đào tạo trở thành phi công vào năm 1957, sau đó tiếp tục phục vụ ở Đức và Pháp trong vai trò phi công chiến đấu. Con trai của ông, Bryan, sinh ra ở Pháp trong thời kỳ này, trong khi cha của ông đóng quân ở Toul-Rosieres.
Năm 1967, ông Col Knight nhận được lệnh phục vụ ở Đông Nam Á và báo cáo cho Phi đội tiêm kích 602 tại căn cứ không quân Hoàng gia Thái Lan Udorn. Từ đó ông lái các máy bay chiến đấu cho đến khi bị bắn hạ trong khi tấn công một mục tiêu trên đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào.
Ban đầu, ông ta bị tuyên bố mất tích trong khi thực hiện nhiệm vụ, sau đó 7 năm, có thông báo ông hi sinh khi thực hiện nhiệm vụ. Trong thời gian đó, ông được thăng cấp Đại tá.
Tang lễ của ông Col Knight sẽ được tổ chức vào cuối tuần này theo nghi lễ quân đội.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49288480
Cựu Phó Giám đốc McCabe kiện FBI
về chuyện bị sa thải hồi 2018
Cựu quan chức Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI, Andrew McCabe,người bị sa thải sau những bất đồng với Tổng thống Donald Trump, ngày 8/8 đệ đơn kiện tố cáo việc sa thải ông vi phạm quyền hiến định vềtự do ngôn luận và thủ tục hợp pháp.Đơn kiện nộp lên tòa liên bang ở Washington kêu gọi thẩm phán ra lệnhphục hồi đầy đủ những trợ cấp, bảo hiểm sức khỏe và các phúc lợi hưutrí khác cho đương đơn.
Ông McCabe nói chuyện ông bị sa thải là một sự trả thù bất hợp phápđáp lại việc ông từ chối trung thành với Tổng thống Trump.
Ông McCabe từng là giới chức cao cấp số 2 của FBI và đóng vai tròquan trọng trong các cuộc điều tra về cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ 2016.
Ông Trump và các đảng viên Cộng hòa khác tố cáo ông McCabe, mộtđảng viên Cộng hòa lâu năm làm việc cho FBI hơn 2 thập niên, thiên vịchính trị và xung khắc quyền lợi liên quan đến các vụ điều tra về bàClinton mà ông trông coi.
Ông McCabe rời khỏi vị trí Phó giám đốc FBI vào đầu năm 2018.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-pho-giam-doc-mccabe-kien-fbi-ve-chuyen-sa-thai-ong-/5034860.html
Bộ Ngoại Giao Đình chỉ công tác một nhân viên
có liên hệ với chủ nghĩa dân tộc da trắng
Tin từ Washington – Theo Reuters dẫn lời một nguồn tin nội bộ, hôm thứ Năm (8 tháng 8), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đình chỉ một viên chức đối ngoại, một ngày sau khi họ phát hiện người này có liên hệ với nhóm chủ nghĩa dân tộc da trắng.Bộ Ngoại giao từ chối tiết lộ danh tánh viên chức trên. Tuy nhiên, Southern Poverty Law Center (SPLC), một tổ chức dân quyền phi lợi nhuận chuyên theo dõi các nhóm kỳ thị ở Hoa Kỳ, đã xác nhận danh tánh viên chức này là ông Matthew Gebert. Trong một báo cáo công bố hôm thứ Tư ( 7 tháng 8), tổ chức SPLC cho biết ông Gebert đã tập trung nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng tại nhà riêng, và tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc da trắng trên mạng.
Trong cuộc họp báo ngắn với các phóng viên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Morgan Ortagus cho biết hiện bà chưa thể xác nhận bất kỳ thông tin nào. Theo Reuters, hai vụ nổ súng vào cuối tuần qua ở hai tiểu bang Texas và Ohio đã thu hút sự chú ý nhằm vào chủ nghĩa dân tộc da trắng và chủ nghĩa cực đoan ở Hoa Kỳ. Hiện cảnh sát đang điều tra vụ nổ súng ở El Paso, tiểu bang Texas là hành vi phạm tội do kỳ thị và khủng bố trong nước.
Cơ quan Điều tra Liên bang cho biết động cơ của kẻ nổ súng ở thành phố Dayton, tiểu bang Ohio cũng bắt nguồn từ những tư tưởng bạo lực.
Hôm thứ Tư, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, ông Joe Biden cáo buộc Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy niềm tin vào người da trắng thượng đẳng, và dẫn đến loạt vụ nổ súng ở Hoa Kỳ.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Hai (5 tháng 8), Tổng thống Trump khẳng định bản thân không phải là một người kỳ thị chủng tộc. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bo-ngoai-giao-dinh-chi-cong-tac-mot-nhan-vien-co-lien-he-voi-chu-nghia-dan-toc-da-trang/
Chủ tịch thượng viện & NRA
phản đối yêu cầu bỏ phiếu sớm luật súng đạn
Tin từ Sioux City, Iowa – Vào hôm thứ Năm (8 tháng 8), Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell thuộc đảng cộng hòa đã bác bỏ yêu cầu của hơn 200 thị trưởng để Thượng viện sớm xem xét luật súng đạn mới, sau hai vụ nổ súng hàng loạt khiến 31 người thiệt mạng vào cuối tuần qua.Cũng hôm thứ Năm, Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA), nhà tài trợ chính cho nhiều thượng nghị sĩ Cộng Hòa, cũng đã thẳng thắn tuyên bố phản đối bất kỳ dự luật hạn chế súng đạn nào.
Trong một lá thư gửi Thượng nghị sĩ McConnell và Chuck Schumer, 214 thị trưởng, bao gồm cả thị trưởng thành phố El Paso, và Dayton đã kêu gọi Thượng viện bỏ phiếu thông qua dự luật kiểm tra lý lịch người mua súng được Hạ viện phê chuẩn, thay vì chờ bỏ phiếu sau kỳ nghỉ hè của Thượng viện.
Ông McConnell cho biết ông sẽ triệu tập cuộc họp lưỡng đảng về vấn đề này sau kỳ nghỉ hè, chứ không ngay bây giờ. Ông cho biết việc kiểm tra lý lịch người mua súng và “luật cở đỏ” sẽ được xem xét. Theo Reuters, luật cờ đỏ cho phép tòa án và cơ quan hành pháp địa phương tịch thu súng khỏi những người được xem là có nguy cơ gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Thượng nghị sĩ Cory Booker cho biết họ đủ số phiếu để thông qua dự luật.
Vào tháng 2, Hạ viện đã thông qua dự luật kiểm tra lý lịch phổ quát đối với người mua súng. Dự luật thứ hai cũng được Hạ viện thông qua vào tháng 2, qua đó kéo dài thời gian kiểm tra lý lịch từ ba ngày thành 10 ngày làm việc, trong trường hợp thông tin về đơn xin mua súng không đầy đủ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chu-tich-thuong-vien-nra-phan-doi-yeu-cau-bo-phieu-som-luat-sung-dan/
Hoa Kỳ : Chiến dịch bắt giữ di dân tại Mississippi
gây tranh cãi
Minh AnhChính sách di dân của Donald Trump lại gây tranh cãi. Vào lúc tổng thống Mỹ đang có chuyến thăm hai bang Texas và Ohio hôm 07/08/2019 để trấn an các nạn nhân vụ xả súng cuối tuần trước, cảnh sát chống di dân tiến hành một trong số các chiến dịch lớn nhất lịch sử nước nay : Gần 700 người bị bắt, hàng chục trẻ em bị tách rời khỏi bố mẹ.
Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki tường thuật:
« Những đứa trẻ gào khóc đòi cha mẹ. Nhiều hình ảnh và bức ảnh được phát đi liên tục trên các đài truyền hình Mỹ và trên mạng xã hội. Thứ Tư 07/08/2019, cảnh sát chống nhập cư của Mỹ (ICE) đã mở một chiến dịch có phối hợp tại năm thành phố của Mississippi. Khoảng 600 nhân viên cảnh sát được huy động. Họ nhắm vào 7 nhà xưởng.
Cảnh sát đến nơi lúc 8 giờ sáng, họ bao vây các tòa nhà để ngăn cản người lao động đi ra. Tổng cộng 680 người, phần đông nói tiếng Tây Ban Nha, đã bị bắt. Những ai chứng minh được có giấy tờ hợp pháp thì được thả, nhưng vẫn còn hàng trăm người bị giam giữ.
Thứ Tư cũng là ngày học đầu tiên ở đây, và vào giờ tan học, rất nhiều trẻ em rơi vào cảnh chơ vơ một mình. Những em nào may mắn thì được hàng xóm đón về, nhưng còn mấy chục em khác bị dẫn về các phòng tập thể thao.
Chiến dịch bắt di dân mới này đã gây ra nhiều phản ứng mạnh mẽ, nhất là từ các ứng viên đảng Dân Chủ. Với nghị sĩ Kamala Harris, ʺcác chiến dịch này nhằm làm tan rã các gia đình và gieo rắc sợ hãiʺ. Ông Beto O’Rourke, dân biểu bang Texas coi đó là ʺsự tiếp tục chính sách thù hận nhắm vào người nhập cưʺ.
Rất nhiều người còn chỉ trích thời điểm mở chiến dịch, chỉ vài ngày sau vụ xả súng, đang phủ mầu tang tóc lên cả cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha tại El Paso ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190809-hoa-ky-chien-dich-bat-giu-di-dan-tai-mississippi-gay-tranh-cai
Liên Hiệp Châu Âu
gia tăng hợp tác quốc phòng với Việt Nam
Anh VũGiữa lúc tình hình Biển Đông đang nóng lên do những hành động gây hấn của Trung Quốc tại bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đón bà Federica Mogherini, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, đồng thời là đại diện cấp cao của Liên Hiệp Châu Âu EU về chính sách đối ngoại-an ninh.
Trong chuyến công du Hà Nội từ ngày 03 đến 05/08, bà Mogherini đã gặp gỡ và làm việc với ngoại trưởng Phạm Bình Minh rồi bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch và đặc biệt gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 05/08. Trước khi quan chức cao cấp Liên Hiệp Châu Âu tới Hà Nội, một số trang báo của khu vực như Asia Times đã loan tin bà Federica Mogherini sẽ ký một thỏa thuận khung hợp tác quốc phòng FPA (Framework Participation Agreement), thỏa thuận an ninh đầu tiên giữa Bruxelles với một nước trong khu vực Đông Nam Á.
Hiệp định khung này vẫn chưa được được ký ngay trong chuyến công du của bà Mogherini, tuy vậy báo chí Việt Nam dẫn thông cáo chung hai bên cho biết : « Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu hoan nghênh việc kết thúc đàm phán Hiệp định thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Namvào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (Hiệp định FPA). Hiện nay, lộ trình đã rõ ràng theo hướng hoàn thiện các thủ tục nội bộ dẫn tới việc ký kết, phê chuẩn và thực hiện đầy đủ hiệp định trên ».
Vẫn theo báo chí Việt Nam, trong cuộc gặp với bà Federica Mogherini hôm 05/08, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ hi vọng hai bên sẽ sớm ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (FPA).
Một khi được ký, Hiệp định FPA sẽ mở ra cho Việt Nam khả năng tham gia đóng góp vào các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh của châu Âu và mang lại lợi ích nhiều mặt hơn ở phía sau. Hiện tại trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mới chỉ có Úc , New Zealand và Hàn Quốc ký hiệp định này với EU.
Chuyến thăm và kết quả làm việc của lãnh đạo cao cấp EU tại Hà Nội vừa rồi vẫn còn giới hạn trong những tuyên bố ủng hộ lập trường lẫn nhau mang tính biểu tượng, nhưng giới quan sát chính trị trong khu vực nhận thấy rõ Liên Hiệp Châu Âu đang cố gắng xây dựng mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với khu vực và đặc biệt là với Việt Nam.
Châu Âu đang có tham vọng tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á, với mục tiêu ngăn chặn đà bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù các nước lớn trong Liên Hiệp Châu Âu vẫn muốn duy trì mối quan hệ lâu dài và có hiệu quả với Bắc Kinh, họ không chấp nhận để Bắc Kinh kiểm soát ảnh hưởng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là độc chiếm Biển Đông, huyết mạch hàng hải thế giới.
Chuyên gia Richer Heydarian, giáo sư đại học Manila, tác giả nhiều cuốn sách về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và về chính sách bá quyền Trung Quốc, trong bài viết trên trang mạng Nikkei Asian Rewiew đăng ngày 09/08 liên quan đến chuyến đi của bà Federica Mogherini tới Hà Nội, nhận định : « Liên Hiệp Châu Âu có nhiều lý do để cắm chân ở Đông Nam Á. Thứ nhất, điều đó phù hợp với chủ trương chiến lược của Liên Âu. Không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, EU luôn kêu gọi bảo vệ tự do hàng hải trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế và ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, dường như những hành động quân sự hóa, những hành vi gây hấn ngày càng hung hăng và những đòi hỏi chủ quyền ngày quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông đang trở thành một mối đe dọa trực tiếp đối với các giá trị căn bản mà Châu Âu bảo vệ ».
Việt Nam đang phải đối mặt với đe dọa ngày càng lớn do chính sách bành trướng của nước láng giềng lớn Trung Quốc, chỉ có sự ủng hộ ngoại giao quốc tế, bên cạnh việc tăng cường khả năng quân sự, mới mong ngăn chặn được tham vọng của Bắc Kinh và giữ được chủ quyền biển đảo không để bị mất thêm hay tránh bị quấy nhiễu hăm dọa như trường hợp ở bãi Tư Chính.
Một thỏa thuận quốc phòng với Liên Hiệp Châu Âu sẽ giúp Việt Nam thêm bạn bớt thù, vì thỏa thuận cho phép EU giúp đỡ các quốc gia nhỏ bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích chính đáng, cũng như « giữ gìn trật tự đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế » như tuyên bố của bà Federica Mogherini tại Hà Nội.
Ký được một thỏa thuận quốc phòng với EU dù thế nào vẫn là thắng lợi về mặt ngoại giao của Hà Nội, trước những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông như hiện nay.
Sự quan tâm của Liên Hiệp Châu Âu đến an ninh của khu vực Đông Nam Á cho thấy các cường quốc đang chia sẻ những lo ngại để bảo vệ tài sản chung của quốc tế và để ngăn chặn tham vọng bá chủ trên biển của Trung Quốc. Theo chuyên gia Heydarian, được trích dẫn ở trên, « Châu Âu sẽ phải trở thành nhân tố quan trọng hơn trong những hành động tập thể nhằm duy trì trật tự trên cơ sở luật pháp tại châu Á ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190809-vi-sao-lien-hiep-chau-au-quan-tam-den-hop-tac-quoc-phong-voi-viet-nam
Brexit: Kinh tế Anh lần đầu tiên
sụt giảm kể từ năm 2012
Bộ trưởng Tài chính Anh nói với BBC rằng ông không trông đợi việc Anh quốc sẽ suy thoái sau khi các dữ liệu cho thấy nền kinh tế đã giảm 0,2% trong khoảng từ tháng Tư đến tháng Sáu 2019.Ông Sajid Javid phát biểu sau khi Cục Thống kê Quốc gia (ONS) nói nền kinh tế đã co hẹp lần đầu tiên kể từ năm 2012.
Suy giảm bất ngờ xuất hiện sau khi các dự trữ cho Brexit của các doanh nghiệp đang được sử dụng và ngành công nghiệp xe hơi đóng cửa ở nhiều nơi.
Đồng bảng Anh trượt dốc khi dữ liệu được công bố, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế.
Đồng bảng yếu thúc đẩy khách du lịch đến nước Anh
Vì sao kinh tế Anh có vẻ tốt bất chấp lo lắng Brexit?
Tất nhiên, có những doanh nghiệp ngoài kia đang tính đến Brexit khi họ đưa ra các quyết định. Không ai ngạc nhiên vì những con số ngày hôm naySajid Javid, Bộ trưởng Tài chính Anh
VN cần Anh tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Rob Kent-Smith, người đứng đầu về thống kê GDP tại cơ quan thống kê này, nói sản lượng chế tạo giảm và ngành xây dựng suy yếu.
Một cuộc suy thoái xảy ra khi nền kinh tế sụt giảm trong hai quý liên tiếp. Đây là lần đầu tiên kể từ quý IV năm 2012.
Các nhà kinh tế đã không dự báo về sụt giảm kinh tế vào quý hai, nhưng đã dự kiến sẽ có đình trệ, với dự báo thống nhất về tỷ lệ tăng trưởng là 0%.
Tại sao nền kinh tế bị sụt giảm?
Nền kinh tế Anh đã cho thấy tăng trưởng 0,5% trong quý đầu tiên sau khi dự trữ của các hãng chế tạo trước Brexit giúp tăng sản lượng, khi lĩnh vực sản xuất ghi nhận mức tăng theo quý lớn nhất kể từ những năm 1980.
Cục Thống kê Quốc gia cho biết GDP đã “đặc biệt biến động” từ đầu năm 2019 đến nay vì những thay đổi đối với hoạt động gây ra bởi mốc Brexit ban đầu là 29 tháng Ba.
Cơ quan thống kê cho biết số liệu mới nhất của họ cho thấy rằng các kho dự trữ tăng thêm đã giảm một phần trong quý hai và một số nhà sản xuất ô tô đã tiến hành việc đóng cửa hàng năm vào tháng Tư như một phần của kế hoạch dự phòng, điều cũng đánh vào tăng trưởng.
Ông Kent-Smith nói: “Sản lượng sản xuất giảm trở lại sau một khởi đầu đầu năm mạnh mẽ, với sản xuất được đẩy mạnh trước kỳ hạn ban đầu của việc nước Anh rời khỏi EU.”
Ông nói thêm rằng “lĩnh vực dịch vụ vốn thường chiếm ưu thế hầu như đã không tăng trưởng chút nào”.
Bộ trưởng tài chính nói gì?
Ông Javid nói với BBC: “Tôi không mong đợi một cuộc suy thoái nào cả. Và thực tế, đừng tin lời tôi. Không có một nhà dự báo hàng đầu nào ngoài kia đang mong đợi một cuộc suy thoái, Ngân hàng Anh quốc (Bank of England) độc lập cũng không mong đợi một cuộc suy thoái. Và đó là bởi vì họ biết rằng các yếu tố cơ bản vẫn còn mạnh mẽ. “
Đầu tháng này, Ngân hàng Anh quốc kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng 1,3% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 1,5% trước đó vào hồi tháng Năm.
Khi được hỏi về tác động của Brexit, Bộ trưởng Tài chính nói: “Chúng ta đã thấy một số dự trữ đáng kể chưa từng có của các doanh nghiệp Anh khi dự đoán về Brexit, và bây giờ họ đang sử dụng những dự trữ đó, các dự trữ đang giảm xuống.
“Tất nhiên, có những doanh nghiệp ngoài kia đang tính đến Brexit khi họ đưa ra các quyết định.”
Ông Javid nói: “Không ai ngạc nhiên vì những con số ngày hôm nay.”
Tăng trưởng ở nơi khác thế nào?
Dữ liệu được đưa ra vào thời điểm có dấu hiệu các nền kinh tế khác cũng đang chậm lại. Ví dụ, dữ liệu vào thứ Sáu 2019 cho thấy sản lượng công nghiệp của Pháp giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng Sáu.
Ông Javid nói: “Đây là giai đoạn thử thách trên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng chậm lại ở nhiều quốc gia.
“Nhưng các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Anh rất mạnh – tiền lương đang tăng lên, việc làm đang ở mức cao kỷ lục và chúng tôi dự báo sẽ tăng nhanh hơn Đức, Ý và Nhật Bản trong năm nay.”
Các số liệu chứa đựng một số biến dạng làm tăng con số tăng trưởng trong quý đầu tiên, và làm giảm nó trong quý thứ hai, bao gồm cả dự trữ cho một Brexit không có thỏa thuậnFaisal Islam, Chủ biên kinh tế BBC
Nhưng John McDonnell, người giữ vị trí ‘Bộ trưởng Tài chính’ trong nội các của đảng đối lập, nói rằng “những con số kinh tế ảm đạm là kết quả trực tiếp của sự kém năng lực của đảng Bảo thủ”.
“Các chính sách Brexit xoay chong chóng của đảng Bảo thủ, bao gồm cả Boris Johnson hiện đang đưa chúng ta tới một Brexit không có thỏa thuận, làm phá vỡ nền kinh tế.”
Ông Javid nói cách tốt nhất để đối phó với sự không chắc chắn của Brexit là rời khỏi EU vào ngày 31 tháng Mười, có hoặc không có thỏa thuận.
“Chúng tôi đang chứng kiến sự biến động trong các số liệu và một trong những cách tốt nhất để thực sự chấm dứt sự biến động này là mang lại sự chắc chắn về Brexit và đảm bảo chúng ta sẽ rời khỏi EU vào ngày 31 tháng Mười.”
‘Không phải là một món quà’
Bình luận về diễn biến mới nhất trong nền kinh tế Anh, Chủ biên kinh tế của chúng tôi, Faisal Islam viết:
“Nền kinh tế đã sụt giảm theo quý lần đầu tiên kể từ năm 2012, làm tăng nguy cơ rằng Anh quốc có thể rơi vào một suy thoái kinh tế về lí thuyết.
“Các số liệu chứa đựng một số biến dạng làm tăng con số tăng trưởng trong quý đầu tiên, và làm giảm nó trong quý thứ hai, bao gồm cả dự trữ cho một Brexit không có thỏa thuận.”
Vẫn theo biên tập viên của chúng tôi, các số liệu cũng hàm chứa và thể hiện những tác động với các nhà sản xuất xe hơi liên quan tới thời hạn đầu tiên của Brext vào tháng Ba.
“Nhưng cũng có một số điểm yếu thực sự và kéo dài qua con số này, một số trong số đó là do mức đầu tư kém, và một số là do mức tăng trưởng toàn cầu kém.
Số liệu này được cho là tệ nhất trong khối quốc gia G7 và nước Anh lẽ ra đã tránh được suy thoái nếu kỳ vọng tăng trưởng trong quý này được đáp ứng, nhưng điều đó trên thực tế đã không được đảm bảo.
“Đây không phải là món quà chào đón mà bất cứ một tân Bộ trưởng Tài chính và tân Thủ tướng nào mong muốn ,” Chủ biên kinh tế của chúng tôi bình luận.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49295820
Anh: Một thiếu nữ Việt mất tích ở York,
tám người bị bắt giữ
Tám người đã bị bắt trong một cuộc tìm kiếm một du khách Việt Nam tuổi vị thành niên bị mất tích ba ngày trước.Linh Lê, 15 tuổi, không nói tiếng Anh, đã mất tích trong nhóm du lịch của cô ở York vào chiều thứ Ba, 06/8/2019.
Cô gái được nhìn thấy lần cuối cùng với một người đàn ông châu Á ở trên khu tường thành của thành phố phía ở Station Rise trong nội đô lúc 16h40 hôm thứ Ba.
Nữ tội phạm Việt 30 xuân khai ba lần ‘Tôi 16 tuổi’
Người Việt và nạn ‘nô lệ hiện đại’ tại Anh
Người Việt ở Anh bất hợp pháp: ‘Tôi hụt hẫng’
Cảnh sát vùng Bắc Yorkshire nói họ “ngày càng lo ngại” đến sự an toàn của cô gái và tin rằng cô “có thể ở bất cứ đâu trên đất nước này”.
Người đàn ông xuất hiện cùng Linh Lê trong lần cuối cùng cô được nhìn thấy đang ở độ tuổi khoảng 20 và mặc một chiếc áo tối màu, đội mũ lưỡi trai màu đen.
Cô gái mặc một chiếc áo khoác trắng hiệu Ariana Grande, bận quần soóc và mang một ba lô cũng màu trắng.
Cảnh sát nói: “Sau khi lùng kiếm, tám người đã bị bắt liên quan đến vụ mất tích của cô gái và những người này vẫn bị giam giữ để thẩm vấn.
“Cảnh sát ngày càng quan ngại về sự an toàn của Linh Lê và đang kêu gọi công chúng biết chia sẻ thông tin về tung tích của cô gái.
“Người ta tin rằng cô ấy có thể đang ở bất cứ đâu ở trong nước Anh.”
‘Tìm kiếm qua đêm’
Tờ báo địa phương, The York Press, hôm 6 tháng Tám cũng đưa tin, cho hay:
“Cảnh sát đang tìm kiếm một du khách tuổi vị thành niên đến từ Việt Nam và bị mất tích ở trung tâm thành phố York chiều hôm trước và tin rằng cô có thể đi với một người đàn ông.
“Linh Le, 15 tuổi, đã bị tách ra khỏi nhóm du lịch của cô ở Coney Street lúc 4.30 tối ngày thứ Ba”.
Tờ báo cho hay cảnh sát vùng đã ra thông tin cho hay rằng cô gái không nói tiếng Anh và chưa bao giờ đến Anh quốc từ trước.
“Cảnh sát có thể xác nhận cô gái được nhìn thấy lần cuối trên khu tường thành, phía trên Station Rise, lúc 4h40 chiều hôm qua (thứ Ba) mặc áo khoác Ariana Grande màu trắng, quần soóc lửng màu xanh nhạt và đeo ba lô màu trắng.”
“Mười phút trước, thiếu nữ cũng được nhìn thấy ở phố Coney Street…
“Một cuộc tìm kiếm tiếp tục qua đêm đang diễn ra và cảnh sát đã xem lại đoạn video trên camera an ninh (CCTV) như một phần việc tìm kiếm ,” báo The York Press cho hay.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49295821
Anh : Thị trường bia chao đảo vì Brexit
Tương lai Brexit bất định khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Anh Quốc đối mặt với tình trạng bấp bênh. Các xưởng sản xuất bia cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.Thông tín viên RFI, Marina Daras đã gặp gỡ các nhà sản xuất bia trong khuôn khổ Lễ hội Bia Anh Quốc tại London :
Mỗi năm có khoảng 200 xưởng bia mới được mở ra tại Anh. Đây là con số không cao đối với ngành công nghiệp sản xuất bia rượu của nước này, một ngành đang đối mặt với nhiều thách thức do Brexit, với nhiều hệ lụy về giá nguyên liệu nhập khẩu và trang thiết bị.
Marc Bishop, chủ xưởng bia St Austell, bày tỏ sự lo lắng : « Phần lớn mạch nha dùng trong sản xuất đều đến từ Anh, nên tôi hy vọng mạch nha sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng hoa bia thì khác. Hoa bia của chúng tôi đến từ châu Âu. Thể nào chúng tôi cũng bị ảnh hưởng, nhưng vẫn chưa biết sẽ bị ảnh hưởng ra sao ».
Marc Bishop cũng cho biết thêm : « Bia của chúng tôi rất đa dạng, nên chúng tôi cũng có thể nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ và Úc, nhưng đó thật sự không phải là loại hoa bia mà khách hàng của chúng tôi đang tìm kiếm. Điều quan trọng đối với chúng tôi bây giờ là có thể tiếp tục nhập hàng từ châu Âu ».
Xưởng bia Siren Craft Brew được thành lập năm 2013. Hiện xưởng bia này đang phát triển rất thuận lợi, nhưng vẫn bị tác động bởi Brexit. Chủ xưởng bia cho biêt : « Đồng bảng Anh giảm giá khiến chúng tôi gặp nhiều bất lợi, bởi vì chúng tôi vừa mua một dây chuyền đóng hộp tự động ».
Ông nói với vẻ đầy lo lắng : « Lượng xuất khẩu chiếm 20% tổng doanh thu của chúng tôi, đây cũng là một nỗi lo. Bây giờ chúng tôi phải làm gì ? Làm sao mới hiệu quả ? Chúng tôi đều không biết. Chúng tôi vừa sản xuất một loại bia có tên là « bánh kem phô mai vị chanh Castile », toàn bộ chanh đều nhập từ Napoli (Ý). Liệu trong tương lai chúng tôi có thể tiếp tục sản xuất loại bia này nữa hay không ? Chúng tôi cũng chưa biết nữa ».
Nước Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu cũng có thể là một tín hiệu tích cực, vì đây là cơ hội cho nước này hợp tác với các đối tác mới, như Trung Quốc chẳng hạn. Trong năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 50 tỷ euro bia từ Anh Quốc.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190809-anh-thi-truong-bia-bap-benh-vi-brexit
Ý: Bộ trưởng Nội Vụ Salvini
đòi bầu cử Quốc Hội trước thời hạn
Mai VânNước Ý lâm vào khủng khoảng chính trị. Bộ trưởng Nội Vụ kiêm phó thủ tướng Ý Matteo Salvini, lãnh đạo đảng Liên Đoàn, thuộc xu hướng cực hữu, hôm qua, 08/08/2019, đã đòi bầu cử Quốc Hội trước thời hạn, qua đó phá vỡ liên minh cầm quyền với Phong Trào 5 Sao của Luigi di Maio.
Yêu cầu trên được đưa ra trong bối cảnh kết quả thăm dò ý định bỏ phiếu của cử tri cho thấy đảng Liên Đoàn thu được từ 37 đến 39% dự định bầu.
Thông tín viên Anne Le Nir tại Roma giải thích rõ thêm về đòi hỏi của bộ trưởng Nội Vụ Ý :
« Matteo Salvini đã chính thức lên tiếng tối hôm qua (08/08) tại Pescara, nơi ông tổ chức một cuộc mít tinh tranh cử, đòi tổ chức một cuộc bầu cử trước thời hạn càng sớm càng tốt.
Lý do là ông đã chán ngấy đồng minh 5 Sao mà theo ông, đã ngăn chặn hoạt động của nước Ý. Ông phát biểu : « Tôi không còn chịu đựng được những câu trả lời ‘không’, ‘không’ ở chuyện này, ‘không’ ở chuyện kia. Phải hành động, xây dựng, làm việc. Người ta không cần những bộ trưởng cản trở công việc chung của đất nước. Cho nên cần phải trao lại quyền quyết định cho người Ý, chúng ta phải phục vụ nhân dân Ý ».
Lãnh đạo Liên Đoàn nói rõ là ông muốn tranh chiếc ghế thủ tướng, nhưng có lẽ ông phải kiên nhẫn thêm, vì đương kim thủ tướng Giuseppe Conte, trong cuộc họp báo sau tuyên bố của ông Salvini, giải thích là bộ trưởng Nội Vụ phải ra trước Quốc Hội để giải thích vì sao ông đột nhiên làm gián đoạn hoạt động của chính phủ.
Ngày lưỡng viện quốc hội Ý họp lại trước thời hạn để thảo luận về vụ này chưa được thông báo ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190809-y-bo-truong-noi-vu-salvini-doi-bau-cu-quoc-hoi-truoc-thoi-han
Thông điệp của Tổng thống Nga Putin
khi cảm ơn công ty Rosneft Việt Nam
Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tìm cách cản trở hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam ở lô 06.1, Tổng thống Nga Putin đã cảm ơn Giám đốc lô khai thác của công ty Rosneft Việt Nam vì những cống hiến trong việc phát triển tổ hợp nhiên liệu và năng lượng. Đây được coi là thông điệp quan trọng của Nga gửi tới Trung Quốc.Thông điệp quan trọng của Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin cảm ơn Công ty Rosneft Việt Nam vì những đóng góp trong phát triển tổ hợp nhiên liệu và năng lượng cho thấy Chính phủ Nga luôn ủng hộ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng thềm lục địa, đồng thời cũng là sự thừa nhận đối với quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, nhất là khu vực Bãi Tư Chính, nơi công ty Rosneft của Nga đang hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam.
Được biết, Rosneft là một công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga. Nói chung, ở thềm lục địa Việt Nam, Rosneft tham gia vào các dự án khai thác sản xuất khí và khí ngưng tụ trong hai khối, đồng thời cũng là thành viên của dự án “Đường ống Nam Côn Sơn” (tỷ lệ của công ty trong dự án là 32,67%). Rosneft Vietnam BV, công ty con của “Rosneft”, vào tháng 5/2018 đã bắt đầu khoan giếng sản xuất LD-3P (mỏ Lan Đỏ) trong khuôn khổ chương trình phát triển Lô 06.1 trên thềm lục địa Việt Nam. Trong Lô 06.1, Rosneft Việt Nam BV sở hữu 35% cổ phần và là nhà điều hành dự án. Trong địa phận Lô này có ba mỏ khí ngưng tụ – Lan Tây, Lan Đỏ và Phong Lan Dại. Dự trữ địa chất ban đầu của khí trong các mỏ này đạt khoảng 69 tỷ m3.
Việc Tổng thống Nga Putin đưa ra lời cảm ơn đối với Công ty Rosneft Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là nhằm mục đích: (1) Thể hiện thái độ, lập trường ủng hộ Việt Nam trong việc ngăn chặn, đối phó với hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính nói chung và ở lô 06.1 nói riêng. (2) Truyền tải thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc, các công ty của Nga đang khai thác hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc không có quyền ngăn cản. Nếu Trung Quốc cố tình ngăn chặn và cản trở, hãy cân nhắc xem mình có đủ sức để đối phó với Nga hay không. (3) Cuối cùng, Tổng
thống Nga đưa ra lời cảm ơn trên cũng là cách khẳng định quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa Nga và Việt Nam.
Chính sách của Nga về vấn đề Biển Đông
Trong những năm gần đây, Nga giữ lập trường rõ ràng về tranh chấp Biển Đông. Theo đó, Nga không phải một bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng Nga có những lợi ích ở vùng này, kể cả ở Việt Nam. Nga muốn tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp; khẳng định Nga dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực; cho rằng, lối thoát tốt nhất và duy nhất ra khỏi tình trạng này là việc tổ chức cuộc đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời Nga kêu gọi giữ bình tĩnh, kiềm chế và không để những cuộc tranh chấp biến khu vực này thành một “điểm nóng” trên thế giới. Nga cho rằng tất cả các bên liên quan đều phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm con đường giải quyết bằng chính trị ngoại giao mà các bên đều có thể chấp nhận được; nhận định chỉ có đàm phán, con đường mà Trung Quốc và ASEAN đã đi, mới có thể mang lại kết quả cho các bên, đó chính là một thỏa thuận mà các bên chấp nhận được. Không những vậy, Nga cũng rất quan tâm theo dõi diễn biến tình hình ở Biển Đông, coi đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh và ổn định ở toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Nga không phải là một bên tham gia vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không bị lôi kéo vào những tranh chấp này; Nga không đứng về bên nào trong tranh chấp, cho rằng việc tham gia của bên thứ ba vào các tranh chấp này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tất cả các quốc gia liên quan tới những tranh cãi lãnh thổ trong khu vực này phải nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm giải pháp chính trị-ngoại giao cho các vấn đề hiện nay trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), trên tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đạt được năm 2002, cũng như những thỏa thuận vào tháng 7/2011 giữa các nhà lãnh đạo về việc thực thi Tuyên bố năm 2002. Nga cho rằng việc tham vấn và đàm phán về những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được tiến hành trực tiếp giữa các bên liên quan với hình thức phù hợp nhất do các bên tự xác định. Nga sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.
Lợi ích của Nga gắn chặt với khu vực Biển Đông
Đầu tiên, các doanh nghiệp của Nga đang hợp tác khai thác dầu khí với nhiều nước Đông Nam Á. Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông, nó sẽ tác động lớn đến chương trình hợp tác khí đốt giữa Nga với Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nga và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược toàn diện. Việt-Nga đang phát triển đề án chung về dầu khí ở Biển Đông và Nga cũng mong muốn trở lại Cam Ranh, đồng thời bán cho Việt Nam các vũ khí tiên tiến giúp Việt Nam nâng cao khả năng quốc phòng.
Thứ hai, Biển Đông sẽ là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Nga. Nga cho rằng, việc Mỹ mượn cớ có lợi ích tại Biển Đông để củng cố, phát triển lực lượng hải quân và tìm cách thâu tóm các nguồn tài nguyên. Để ngăn cản Mỹ bành trướng, Nga sẽ phải hợp tác với Trung Quốc trong nhiều vấn đề, hoặc sẽ phải nhường Trung Quốc trên chính trường quốc tế để tìm kiếm sự đồng thuận của Bắc Kinh trong các sự kiện có lợi cho lợi ích quốc gia của Nga. Tuy nhiên, Nga cũng sẽ không hoàn toàn im lặng nếu Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ của hai quốc gia. Không những vậy, Việt Nam là đối tác thân nhất với Nga và là đồng minh của Nga ở Đông Nam Á. Hơn thế nữa, Việt Nam còn là một trong những bạn hàng mua trang thiết bị vũ khí lớn nhất của Nga và là đối tác mang lại lợi ích đáng giá cho các hoạt động của các tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực như khai thác dầu khí, chế tạo máy móc, sản xuất năng lượng… Ở tầm cao hơn, quan hệ của Nga với Việt Nam còn được thúc đẩy do nhu cầu xác lập địa vị của Nga ở khu vực.
Thứ ba, các nước ven Biển Đông là khách hàng mua vũ khí truyền thống của Nga. Nga muốn thu lợi từ những hợp đồng năng lượng, hạ tầng cơ sở và vũ khí. Nhờ tăng cường hợp tác với Việt Nam, kể cả hợp tác về công nghệ quân sự, xuất khẩu vũ khí, liên doanh trong các đề án năng lượng, Nga tạo ra một sự cân bằng lực lượng và quyền lợi chung ở Biển Đông và đồng thời đa dạng hóa được quan hệ đối tác với các nước châu Á. Giới chuyên gia phân tích quân sự nhận định Nga đang triển khai chính sách hai mặt đối với vấn đề Biển Đông, trong đó: Nga đang dựa vào buôn bán vũ khí để tăng nguồn thu; bán vũ khí là động lực của “kim ngạch thương mại” Nga – Trung và thậm chí có thể là nòng cốt của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước. Ngoài ra, Nga đang âm thầm tiến hành ở châu
Á-Thái Bình Dương, cũng như các thỏa thuận mua bán vũ khí và năng lượng trị giá hàng tỷ USD với các bên tranh chấp khu vực. Điều này cho thấy Nga có các mục tiêu chiến lược, lợi ích và cả những hành động trực tiếp liên quan tới diễn biến tranh chấp ở Biển Đông.
Nga không muốn can dự sâu vào tranh chấp Biển Đông là để cân bằng lợi ích và tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, thách thức từ trong nước.
Thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang gặp nhiều khó khăn, xung đột quyền lợi với phương Tây ngày càng sâu sắc và Nga đang bị chi phối, ảnh hưởng trong vấn đề Syria, Ucraina khiến tranh chấp Biển Đông không được ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Nga.
Thứ hai, tranh chấp Biển Đông rất phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề (chủ quyền, kiểm soát thực tế, quân sự hóa, cải tạo đảo, đá, quản lý tài nguyên và tự do hàng hải) và liên quan đến nhiều đối tác của Nga ở trong khu vực, khiến nước này không thể công khai tất cả chủ trương, chính sách, quan điểm liên quan vấn đề Biển Đông, nhằm tránh bị các nước lôi kéo vào tranh chấp chủ quyền trong khu vực.
Thứ ba, Nga cũng muốn lợi dụng tranh chấp Biển Đông để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp quân sự, bán các trang thiết bị, khí tài quân sự cho các nước trong khu vực Biển Đông; đồng thời thông qua các hoạt động hợp tác, giao lưu quân sự để kiềm chế các hoạt động của Mỹ ở Biển Đông.
Thứ tư, Nga đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Nga không muốn vì vấn đề Biển Đông để ảnh hưởng đến quan hệ với các nước liên quan. Gần đây, quan hệ Nga và Việt Nam đang ngày càng được cải thiện; hai nước cũng đã nâng cấp quan hệ lên hàng “đối tác chiến lược toàn diện” để thúc đẩy quan hệ song phương, trong đơ hợp tác về quân sự vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Theo Asia Times, Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 của Nga trên toàn thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Từ 2011 đến 2015, 93% lượng vũ khí của Việt Nam là do Nga cung cấp. Kể từ 2011, Việt Nam mua 129 hệ thống tên lửa và 36 máy bay cũng như 8 tàu hải quân của Nga. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc hiện là đối tác chiến lược toàn diện; hai nước có nhiều thỏa thuận quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế. Ngoài ra, Nga và ASEAN cũng đang tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị.
http://biendong.net/bien-dong/29764-thong-diep-cua-tong-thong-nga-putin-khi-cam-on-cong-ty-rosneft-viet-nam.html
Người Nga đổ xô đi mua iốt
sau vụ nổ bí ẩn gây tăng mức phóng xạ
Cư dân hai thành phố phía bắc nước Nga đang tích trữ iốt để sử dụng nhằm làm giảm tác động của phóng xạ sau một tai nạn bí ẩn tại một địa điểm thử nghiệm quân sự gần đó, Reuters dẫn lại nguồn tin từ truyền thông khu vực cho biết ngày 9/8.Bộ Quốc phòng Nga chỉ tiết lộ một vài chi tiết về vụ tai nạn, nói rằng có 2 người thiệt mạng và 6 người bị thương do vụ nổ động cơ đẩy chất lỏng tên lửa tại một địa điểm thử nghiệm ở Nga.
Mặc dù ban đầu Bộ Quốc phòng Nga nói không có hóa chất độc hại nào thải ra khí quyển và mức độ phóng xạ không thay đổi, nhưng nhà chức trách ở thành phố lân cận Severodvinsk báo cáo về “một đợt phóng xạ ngắn”. Không có giải thích chính thức nào được đưa ra cho lý do vì sao một tai nạn như vậy lại khiến cho bức xạ tăng đột biến.
“Ai cũng gọi điện hỏi về iốt suốt cả ngày”, cơ quan truyền thông khu vực Arkhangelsk, 29.Ru, dẫn nguồn một nhà thuốc tây cho biết.
29.Ru cho biết việc đổ xô đi mua iốt xảy ra ở các thành phố cảng phía bắc, là Arkhangelsk và Severodvinsk, khiến một số hiệu thuốc đã hết sạch iốt. Severodvinsk là nơi có một nhà máy đóng tàu chuyên chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Nhà chức trách đã đóng cửa một khu vực vận chuyển ở vịnh Dvina, gần nơi xảy ra tai nạn, trong một tháng mà không giải thích lý do.
Một sĩ quan hải quân giấu tên được báo Kommersant dẫn lời cho biết tai nạn có thể đã xảy ra tại một địa điểm thử nghiệm trên biển, và vụ nổ tên lửa có thể gây ra sự cố tràn nhiên liệu độc hại.
Truyền thông Nga cho biết vụ nổ động cơ tên lửa có thể xảy ra tại khu vực thử vũ khí gần làng Nyonoksa ở vùng Arkhangelsk.
Tin cho hay có một khu vực gần Nyonoksa được sử dụng để thử nghiệm vũ khí, gồm tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình được sử dụng cho hải quân Nga. Một số báo suy đoán rằng vụ thử có thể liên quan đến một tên lửa siêu thanh mới có tên Tsirkon.
Greenpeace trích dẫn số liệu từ Bộ Khẩn cấp Nga nói mức độ bức xạ đã tăng gấp 20 lần so với bình thường từ Nyonoksa đến khu vực khoảng 30 km (18 dặm) xung quanh Severodvinsk.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-nga-do-xo-di-mua-iot-sau-vu-no-bi-an-gay-tang-muc-phong-xa/5035708.html
Kyrgyzstan :
Tấn công hai lần để bắt một cựu tổng thống
Thanh PhươngHuy động đến lực lượng đặc nhiệm, nhưng phải tấn công đến hai lần mới bắt được một cựu tổng thống bị cáo buộc tham nhũng, đó là những gì vừa xảy ra tại Kyrgyzstan, quốc gia vùng Trung Á.
Tối 08/08/2019, cựu tổng thống Almazbek Atambaïev mới chịu nộp mình cho lực lượng an ninh, từ hai ngày qua vẫn bao vây tư dinh của ông ở làng Koi-Tach, gần thủ đô Bichkek. Nhưng cũng trong căn biệt thự này, đã có đến cả ngàn người ủng hộ cựu tổng thống Kyrgyzstan, tập hợp về đây để liều chết bảo vệ ông.
Chính những người ủng hộ này đã chống trả quyết liệt suốt nhiều tiếng đồng hồ với lực lượng đặc nhiệm, cho nên cuộc tấn công đầu tiên vào tối thứ Tư 07/08 đã thất bại. Một thông tín viên của hãng tin Pháp AFP đã chứng kiến cảnh những người ủng hộ cựu tổng thống Kyrgyzstan và cảnh sát ném đá vào nhau. Phe của Atambaïev còn tước vũ khí và đánh đập một số lính đặc nhiệm, rồi bắt những người lính này làm con tin. Hậu quả của đợt tấn công đầu tiên là một lính đặc nhiệm thiệt mạng và một sĩ quan cảnh sát địa phương bị thương nặng. Người dân trong khu vực cũng bị vạ lây, vì ngoài 24 người trong lực lượng an ninh, còn có 23 thường dân bị thương, một số là do trúng đạn.
Cuộc tấn công lần thứ hai vào tư dinh của Atambaïev hôm 08/08 đã kết thúc mà không có ai thương tích gì. Cuối cùng, cựu tổng thống Kyrgyzstan đã bị bắt, hay đúng hơn là ông tự ra nộp mình cho nhà chức trách. Ông đã bị tạm giam cho đến ngày 26/08 trong khi chờ ra tòa.
Cựu tổng thống bị cáo buộc « tham nhũng »
Cầm quyền từ năm 2011 đến 2017, ông Atambaïev đã bị truy tố về tội tham nhũng vào cuối tháng 06/2019. Một trong những tội mà ông Atambaiev bị cáo buộc là « mua bán bất hợp pháp đất đai » và đã thả Aziz Batoukaïev, trùm mafia người Tchetchnia, năm 2013. Các nghị sĩ Quốc Hội đã bãi bỏ quyền miễn trừ tư pháp của ông với tư cách cựu tổng thống Kyrgyzstan. Atambaïev đã phản bác những cáo buộc đó và cho rằng ông chỉ là nạn nhân của cuộc đấu đá cá nhân với người kế nhiệm, tổng thống Sooronbai Jeenbekov.
Jeenbekov thật ra là người từng được ông Atambaïev nâng đỡ. Chính ông Atambaïev, vào cuối nhiệm kỳ, đã dùng mọi thủ đoạn chính trị để đưa Jeenbekov lên làm người kế nhiệm. Nhưng quan hệ giữa hai nhân vật đã nhanh chóng xấu đi và bây giờ họ coi nhau như kẻ thù.
Tổng thống Jeenbekov đã phải rút ngắn kỳ nghỉ hè để về thủ đô Bichkek chủ trì một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia. Trong cuộc họp này, ông Jeenbekov đã lên án người tiền nhiệm là đã « vi phạm thô bạo » Hiến Pháp, khi chống trả lực lượng an ninh. Nhưng trong đêm 07 rạng sáng 08/08, trước khi bị bắt, Atambaïev tuyên bố rất hùng hồn trên một kênh truyền hình mà ông còn là sở hữu chủ: «Nhân dân Kyrgyzstan sẽ không bao giờ quỳ gối, sẽ không bao giờ là một đàn cừu ngoan ngoãn, sẽ không bao giờ là nô lệ của một phe nhóm lãnh đạo ».
Xung khắc cá nhân giữa cựu tổng thống và tổng thống đương nhiệm ở Kyrgyzstan gây cho ngại cho Matxcơva. Theo hãng tin Ria Novosti, lãnh đạo cơ quan tình báo SVR của Nga, ông SergueÏ Narychkine hôm 08/08 cảnh báo rằng xung đột tại quốc gia Trung Á này « đã lên đến ngưỡng nguy hiểm ».
Nhà phân tích chính trị, blogger video Azim Azimov, được AFP trích dẫn, lo ngại bùng nổ nội chiến, nếu hai phe quyết định đấu nhau tới cùng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190809-kyrgyzstan-tan-cong-hai-lan-de-bat-mot-cuu-tong-thong
Hồng Kông: Biểu tình ngồi lì ở sân bay
đòi ‘Dân chủ bây giờ’
Người biểu tình tụ tập đông đảo tại các cổng đến ở sân bay quốc tế Hồng Kông hôm 9/8, phát tờ rơi chống chính phủ và vẫy biểu ngữ viết bằng hàng chục ngôn ngữ nhằm nâng cao nhận thức của du khách trước các cuộc biểu tình được hoạch định vào cuối tuần trên toàn thành phố, theo Reuters.Khoảng một ngàn người biểu tình, chủ yếu là giới trẻ mặc áo phông đen, tham gia cuộc tọa kháng, phát tờ rơi mở đầu với dòng chữ “Du khách quý mến” trên những bức tranh nghệ thuật phác họa các cuộc biểu tình đã diễn ra kể từ hồi tháng 6, vốn đã đẩy Hồng Kông, một trung tâm tài chính quan trọng, vào cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi nơi này được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.
“Xin thứ lỗi cho chúng tôi về một ‘Hồng Kông không như mọi ngày’, tờ rơi bằng tiếng Anh viết. “Bạn đã đến một thành phố bị tan vỡ, chia rẽ, không phải là nơi mà bạn từng hình dung. Chúng tôi đang tranh đấu vì chính cái thành phố Hồng Kông ấy”.
Các cuộc biểu tình ngày càng dữ dội ở Hồng Kông đặt ra một trong những thách thức nghiêm trọng nhất của người dân chống lại nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Điều đã bắt đầu như phản ứng giận dữ chống dự luật dẫn độ cho phép nghi phạm hình sự bị đưa sang Trung Quốc để bị xét xử, nay đã bị đình chỉ, giờ đã phát triển thành 1 phong trào đòi nhiều quyền dân chủ hơn, đòi trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức, và thậm chí, cấm du khách từ đại lục.
Đám đông ở sân bay kéo đến chật kín ở hai sảnh của khu vực đến. Người biểu tình hát bài “Anh có nghe tiếng dân hát?” từ vở nhạc kịch Les Miserables, hô vang các khẩu hiệu: “Dân chủ ngay bây giờ” và “Người Hồng Kông, hãy thêm dầu!” – một lời hô hào phổ biến bằng tiếng Quảng Đông.
Cuộc biểu tình tại sân bay diễn ra khi các nhà phát triển địa ốc đầy thế lực tại Hồng Kông lần đầu tiên lên tiếng, kêu gọi bình tĩnh sau khi hàng chục công ty lớn cảnh báo trong những ngày gần đây rằng tình trạng bất ổn đã làm giảm thu nhập.
Bà Lam đã lên lịch một cuộc họp báo vào lúc 5.15 p.m. giờ địa phương (0915 GMT) với Bộ trưởng Tài chính Paul Chan và Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Edward Yau sau khi tác động đối với nền kinh tế lan rộng do hệ quả của các cuộc biểu tình.
Không có dấu hiệu về sự hiện diện của cảnh sát tại sân bay vào cuối chiều thứ Sáu.
“Đây sẽ là một cuộc biểu tình ôn hòa, miễn là cảnh sát không xuất hiện” một người biểu tình, Charlotte Lam, 16 tuổi, nói với Reuters.
“Chúng tôi đã làm giấy dán, biểu ngữ bằng hơn 16 ngôn ngữ, từ tiếng Nhật đến tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi muốn truyền bá thông điệp của chúng tôi ra quốc tế. Chúng tôi không phải là những kẻ nổi loạn, chúng tôi là một nhóm người Hồng Kông đấu tranh cho tự do và nhân quyền”, cô Lam nói.
Bạo lực leo thang đã khiến các quốc gia kể cả Hoa Kỳ và Úc phải đưa ra cảnh báo du lịch, mặc dù du khách không than phiền về cuộc biểu tình tại sân bay.
https://www.voatiengviet.com/a/bieu-tinh-hong-kong-doi-dan-chu-ngay-bay-gio/5035782.html
Hồng Kông :
Biểu tình dai dẳng, tiểu thương lo lắng
Minh AnhCuộc đọ sức giữa những người biểu tình đòi dân chủ với chính quyền Hồng Kông vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy được đông đảo dân Hồng Kông ủng hộ, mà bằng chứng là cuộc tổng đình công hôm thứ Hai 05/08/2019, các cuộc biểu tình dai dẳng với việc phong tỏa các trục phố thương mại quan trọng khiến giới kinh doanh bắt đầu lo lắng.
Causeway Bay là một trong những khu vực có đông người lui tới nhất tại đặc khu. Đây là một khu rất náo nhiệt với nhiều trung tâm thương mại và cũng đầy các gian hàng tiểu thương.
Trao đổi với đặc phái viên đài RFI, Christophe Paget, một số tiểu thương tại đây cho biết họ lo ngại vì biểu tình kéo dài quá lâu :
« ʺDĩ nhiên là các cuộc biểu tình ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tôi rồi. Bây giờ đã quá trưa mà tôi chỉ có ba khách hàng trong tiệm thuốc. Trong khu phố lúc nào cũng đông đúc này, không chỉ có người đi làm hay người lớn tuổi đâu, còn có nhiều du khách đến đây để vui chơi nữa. Nếu họ biết chuyện gì đang diễn ra, liệu họ có đến nữa hay không ?ʺ
Chen không mấy gì hài lòng. Quả thật là tại khu phố này, giờ này cũng khá là ủ ê. Đi về hướng trung tâm thương mại quảng trường Causeway, cô Siu, chủ một tiệm bánh ngọt, cho biết :
ʺLúc đầu tôi thông cảm là những người biểu tình có những yêu sách của họ. Nhưng một số người bắt đầu trở nên hung hăng và điều này làm tôi sợ. Gần đây, bên cạnh khu trung tâm thương mại SoGo, nhiều người đã cắt các dây cáp đèn giao thông. Thật là nguy hiểm, đây không phải là cách để bày tỏ sự phản đối.
Cảnh sát cũng không nên có những hành động bạo lực, nhưng họ cũng có những lý do để xử lý một số người biểu tình. Tôi nghĩ là tất cả những điều này đều có một tác động lên doanh thu. Và tôi e rằng những người biểu tình đến một khu phố khác mà tôi cũng có tiệm ở đấy và chuyện lại xảy ra giống như vậyʺ
Ông Jeremy Tai, chủ một cửa hiệu đồ thêu, cũng thấy là có ít khách hàng hơn. Nhưng ông tỏ ra khoan dung hơn với phong trào :
ʺTôi không ủng hộ những người biểu tình nhưng ở đây là Hồng Kông, một địa điểm quốc tế, và người ta có quyền đi xuống đường. Giới trẻ có một khả năng lớn : Họ có thể ngăn chặn khách hàng đến các khu thương xá. Như vậy sẽ khó cho Bắc Kinh nói chuyện với họ : Khi bọn trẻ không đồng tình điều gì đó, mà thật ra họ chẳng đồng tình với cái gì cả. Những người trẻ tuổi này quá lý tưởng, những người buôn bán ở đây chẳng có quan tâm đến các cuộc biểu tình đâu. Họ chỉ muốn kiếm sống thôiʺ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190809-hong-kong-bieu-tinh-dai-dang-tieu-thuong-lo-lang
Hoàng Chi Phong: Dân Hồng Kông
không khuất phục trước “hoàng đế” Tập Cận Bình
« Tức nước vỡ bờ », từ phong trào phản đối dự luật dẫn độ sang Hoa lục cách đây hai tháng, hiện người dân Hồng Kông đòi lại những quyền cơ bản mà đáng lẽ họ tiếp tục được hưởng cho đến năm 2049 theo mô hình « một quốc gia, hai chế độ ».Phong trào thu hút đủ mọi tầng lớp tham gia, từ giới luật sư, ngân hàng đến công chức, lần lượt xuống đường ủng hộ những đòi hỏi của người dân, mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình quy tụ hơn 2 triệu người hôm 16/06/2019 và cuộc tổng đình công hôm 05/08.
Tuy nhiên, mức độ bạo lực trong những vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát cũng đã vượt qua sức tưởng tượng. Điều này khác hẳn với phong trào Dù Vàng năm 2014 mà Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), một trong những thủ lĩnh sinh viên vừa được ra khỏi tù hôm 17/06, sau khi thi hành xong hai án tù năm 2017 và 2018. Vừa ra khỏi tù, nhà hoạt động chính trị 22 tuổi đã lên tiếng kêu gọi đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) từ chức.
Đặc phái viên Christophe Paget của đài RFI đã gặp và phỏng vấn Hoàng Chi Phong tại Hồng Kông.
P.V. Hoàng Chi Phong (Joshua Wong)09/08/2019Nghe
RFI : Hoàng Chi Phong, anh ra tù cách đây hai tháng khi mà các cuộc biểu tình đã bắt đầu. Hiện tại, anh tham gia phong trào như thế nào ?
Hoàng Chi Phong : Tôi tham gia phần lớn các cuộc biểu tình. Cùng với đảng Demosisto (đảng Dân Chủ), chúng tôi tổ chức hỗ trợ pháp lý bằng cách phối hợp với học sinh trung học. Ngoài ra, chúng tôi quyên góp tiền (crowdfunding) và cũng tổ chức tập hợp trong cuộc tổng đình công vào thứ Hai vừa qua (05/08).
Đây là đợt tổng đình công lớn nhất kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, qua đó người dân Hồng Kông chứng tỏ nhiệt huyết và quyết tâm của họ. Nhưng đó sẽ không phải là cuộc tổng đình công cuối cùng. Tôi nghĩ là sẽ còn có một cuộc tổng đình công khác trong một hoặc hai tháng nữa.
Giữa làn sóng biểu tình hiện nay và phong trào của anh cách đây 5 năm có những điểm gì khác ?
Cách đây 5 năm, chúng tôi yêu cầu tổ chức bầu cử tự do và chúng tôi đã phải đối mặt với chủ tịch Tập Cận Bình. Ngày nay, chúng tôi cũng yêu cầu bầu cử tự do và chúng tôi phải đương đầu với hoàng đế Tập. Chúng tôi hoàn toàn biết rõ về chính sách hà khắc của chủ tịch Trung Quốc mà chúng tôi đang phải chịu.
Ngoài ra, phong trào này không có thủ lĩnh, và đây là một điểm tích cực. Chính quyền Bắc Kinh không thể nhắm đến bất kỳ ai. Họ không thể ngăn chặn phong trào bằng việc lôi ra pháp luật một người đứng đầu. Chính nhờ điểm này mà phong trào kéo dài được từ hai tháng nay để trở thành « mùa Hè của bất bình ». Đới Diệu Bình (Benny Tai, phó giáo sư, khoa Luật, đại học Hồng Kông), Ivan Long và tôi đều bị bỏ tù với tư cách là thủ lĩnh chính trị, nhưng lần này phong trào không hề có người đứng đầu, mà chỉ có những nhà điều phối giúp người dân tiếp tục đấu tranh.
Phong trào Dù Vàng chủ yếu là sinh viên, nhưng giờ người ta có cảm giác là mọi tầng lớp xã hội đều tham gia. Vậy đâu là lý do ?
Điều này là nhờ vào thế hệ hậu chiến (« babyboom ») và thế hệ Millennials (còn gọi là « thế hệ Y », những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến đầu thập niên 2000). Chúng tôi ý thức rất rõ về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh vì dân chủ. Trên tổng số 500 người bị bắt trong vòng hai tháng gần đây, người trẻ nhất chỉ mới 13 tuổi và người già nhất là 63 tuổi.
Việc có nhiều thế hệ tham gia là điều rất quan trọng, cho thấy sự đa dạng và đoàn kết của người dân Hồng Kông. Họ không tin vào chính phủ Bắc Kinh do Tập Cận Bình lãnh đạo. Họ hoàn toàn hiểu rằng có được bầu cử tự do quan trọng như thế nào đối với tất cả chúng tôi.
Phải chăng trong vòng 5 năm, người dân Hồng Kông đã mất niềm tin vào Bắc Kinh ?
Từ hàng loạt sự kiện như các nghị sĩ bị mất ghế, các nhà hoạt động bị cầm tù, các nhà xuất bản bị bắt cóc, một thông tín viên nước ngoài bị trục xuất khỏi Hồng Kông, chúng tôi hiểu rằng mô hình « một quốc gia, hai chế độ » đã bị xói mòn để trở thành « một quốc gia, một chế độ ».
Ông Tập Cận Bình đã thay đổi chế độ để trở thành hoàng đế. Với việc sửa đổi Hiến Pháp mà ông cho thông qua để xóa quy định về số nhiệm kỳ chủ tịch, ông Tập sẽ tiếp tục tại vị ở Trung Quốc trong 5, 10, 15 hoặc 20 năm nữa. Chính điểm này đã làm chúng tôi ý thức được tình hình và cũng làm chúng tôi sợ. Chính phủ Hồng Kồng phải được chính người dân Hồng Kông công minh bầu lên, chứ không phải do những người bị Bắc Kinh giật dây.
Những cuộc biểu tình hiện nay cũng bạo lực hơn phong trào Dù Vàng. Có những cảnh khó mà hình dung ra được cách đây 5 năm.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay 1.800 lần trong hai tháng vừa qua, so với 18 lần khi diễn ra phong trào Dù Vàng. Tình hình hiện nay khác hoàn toàn. Cảnh sát Hồng Kông đã dùng đến vũ khí sát thương. Cảnh sát chống bạo động đóng trên nóc nhiều tòa nhà cao tầng ở trung tâm Hồng Kông và bắn đạn hơi cay, đạn cao su từ tầng 14 để ngăn đoàn người biểu tình. Họ thực sự triển khai cả một lực lượng đông đảo quá mức và có khả năng gây chết người. Họ thi hành lệnh từ Bắc Kinh để làm nao núng người biểu tình. Nhưng khí thế vẫn còn đó và phong trào vẫn tiếp tục !
Phong trào Dù Vàng kéo dài hơn hai tháng mà không xảy ra bạo lực, trong khi lần này, người biểu tình đã tấn công và làm hư hại trụ sở Nghị Viện, ngoài ra, nhiều sở cảnh sát cũng bị nhắm đến.
Nhiều người bị bắn đạn cao su, trong khi chúng tôi chỉ là những người biểu tình ôn hòa. Và người ta lại coi đó là chuyện bình thường. Thật điên rồ, thật kinh khủng ! Người dân phẫn nộ và họ hy vọng lấy lại quyền được bầu ra chính phủ của riêng họ.
Ngày 16/06, hai triệu người trên tổng số 7,5 triệu dân Hồng Kông đã tham gia một cuộc tuần hành. Điều này cho thấy rõ mong muốn của chúng tôi có được bầu cử tự do. Nhưng chính phủ hoàn toàn lờ đi cuộc tuần hành của người dân. Không ai muốn cuối tuần nào cũng đi biểu tình cả, nhưng điều này đã xảy ra.
Nhiều người biểu tình nhắm vào các trụ sở cảnh sát, các tòa nhà của chính phủ để cho thấy rằng đó không phải là những nơi đại diện cho tiếng nói của người dân. Cánh cửa thoát khỏi khủng hoảng không phụ thuộc vào người biểu tình, mà phụ thuộc vào việc chính phủ đừng tiếp tục nấp sau lực lượng chống bạo động và không làm gì cả.
Tại sao bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không rút hẳn dự luật dẫn độ ?
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ là con rối trong tay Bắc Kinh và chế độ Cộng Sản. Bất kể quyết định nào của bà đều phải phụ thuộc vào Quốc vụ viện. Vì thế mà chúng tôi cần có bầu cử tự do, người điều hành đặc khu không được là con rối của Bắc Kinh.
Câu hỏi quan trọng khác : Liệu Bắc Kinh có sẽ điều quân đến Hồng Kông ?
Chính quyền Bắc Kinh không thể điều Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đến Hồng Kông. Nếu họ làm, thì kinh tế và phát triển sẽ sụp đổ. Và cái giá mà các nhà lãnh đạo tài chính thân Bắc Kinh ở Hồng Kông phải trả sẽ vô cùng lớn. Chính vì thế, họ sẽ không bao giờ làm điều đó.
Vậy thì đâu là giải pháp thoát khỏi khủng hoảng cho Bắc Kinh ?
Xóa dự luật dẫn độ, chấp nhận một ủy ban điều tra độc lập về tình trạng bạo lực của cảnh sát và để người dân Hồng Kông được bầu cử tự do.
Chính quyền Pháp phải tước huân chương Bắc đẩu Bội tinh đã trao cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Chúng tôi vừa đăng bản kiến nghị về vấn đề này trên mạng Twitter. Người dân Pháp cần phải hành động. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không xứng đáng nhận danh hiệu này khi bà điều cảnh sát chống bạo động trấn áp người biểu tình và không màng đến mong muốn được bầu cử tự do của người dân. Điều mà chúng tôi yêu cầu, đó là một quyền mà người dân châu Âu được hưởng từ thế kỷ trước. Vậy mà chúng tôi vẫn còn phải đấu tranh để có được quyền đó.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190809-hong-kong-nguoi-dan-khong-khuat-phuc-truoc-hoang-de-tap-can-binh
Xuất khẩu Trung Quốc tăng
dù thương chiến đang âm ỉ
Xuất khẩu của Trung Quốc gia tăng bất ngờ trong tháng 7, cao hơn dự đoán là sẽ bị giảm xuống, trong khi căng thẳng thương mại với Mỹ tiếp tục sôi sục.Số liệu chính thức cho thấy xuất khẩu tăng 3,3% trong tháng trước, so với dự báo giảm 2%.
Nhập khẩu giảm 5,6% trong tháng 7, thấp hơn mức giảm 8,3% dự kiến.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn chịu áp lực khi Washington chuẩn bị tấn công Bắc Kinh bằng một đợt thuế mới vào tháng tới.
“Trước mặt, xuất khẩu có vẻ sẽ vẫn bị áp lực và giảm xuống trong các quý tới”, nhà kinh tế cấp cao Trung Quốc thuộc công ty nghiên cứu ‘Kinh tế Thủ đô’ Julian Evans-Pritchard nói.
Hoa Kỳ tuyên bố sẽ áp thuế lên 300 tỷ đôla sản phẩm Trung Quốc vào ngày 1 tháng 9, sau khi các cuộc đàm phán thương mại kéo dài giữa hai nước bị bế tắc.
TQ: Tập Cận Bình đang gặp thách thức lớn nào?
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng trong tuần này khi Mỹ chính thức gọi Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ” sau khi giá trị đồng nhân dân tệ giảm mạnh so với đồng đôla Mỹ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết hôm thứ Hai rằng sự sụt giảm của tiền Trung Quốc được thúc đẩy bởi “các biện pháp bảo hộ thương mại và áp dụng tăng thuế lên hàng Trung Quốc”.
Nhưng thống đốc ngân hàng trung ương Yi Gang sau đó nói rằng Trung Quốc sẽ không tham gia vào “phá giá cạnh tranh”.
Đồng nhân dân tệ yếu hơn khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn, vì hàng sẽ rẻ hơn khi mua bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên, lo ngại về một cuộc chiến tiền tệ làm rung chuyển thị trường vào đầu tuần này.
Hôm thứ Năm, PBOC đặt trung điểm nhân dân tệ chính thức của mình dưới mức 7 cho đồng đôla Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2008.
Nhưng điểm giao dịch vững chắc hơn dự kiến của các nhà giao dịch và được xem là một tín hiệu cho thấy các Bắc Kinh muốn ổn định sự suy giảm của đồng tiền.
Đồng nhân dân tệ sụt giá gây ảnh hưởng thế nào?
Đồng nhân dân tệ ổn định và thị trường chứng khoán tăng cao hơn trong giờ giao dịch châu Á.
Ông Evans-Pritchard thuộc Kinh tế Thủ đô nói rằng trong những tháng tới, “bất kỳ sự gia tăng xuất khẩu nào đến từ đồng [nhân dân tệ] yếu hơn sẽ bị lu mờ bởi việc áp thuế của Mỹ và sự yếu kém nói chung của nền kinh tế”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49288950
Điều gì đang làm ông Tập Cận Bình ‘đau đầu’?
Quốc PhươngBBC News Tiếng ViệtHội nghị ở Bắc Đới Hà mới đây cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ban lãnh đạo nước này đang gặp những thách thức to lớn từ thương chiến Mỹ -Trung, biểu tình Hong Kong, hồ sơ Đài Loan cho tới vấn đề Biển Đông, theo một nhà báo từ BBC News Tiếng Trung hôm 08/8/2019.
Trung Quốc đang chịu những áp lực về kinh tế, thương mại và đời sống ở thị trường nội địa, đặc biệt là ở những khu vực đô thị cấp hai trở xuống, trong bối cảnh cuộc thương chiến ngày một phức tạp mà việc ‘trả đũa’ bằng phá giá đồng Nhân dân tệ mới đây so với đồng đôla chưa rõ ràng về một kết quả nào, vẫn theo ý kiến này.
Ông Tập Cận Bình được cho là nắm giữ tập trung nhiều quyền lực, do đó các áp lực về trách nhiệm nhà lãnh đạo càng cao với ông, từ đối nội tới bang giao, nhà báo Howard Zhang, Trưởng ban BBC News Tiếng Trung nói với Bàn tròn thứ Năm.
Bàn tròn BBC: Trung Quốc từ thương chiến đến Biển Đông
Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”
VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung
Mở đầu cuộc trao đổi tại hội luận trực tuyến từ London, ông Howard Zhang bình luận về diễn biến Trung Quốc mới phá giá đồng tiền của nước này:
“Tôi nói đây là một phép thử chính trị. Tôi xem thương chiến hiện nay như một ván cờ mà mỗi bên xem bên kia đi một nước và sẽ đi tiếp.
Việc Trung Quốc để đồng nhân dân tệ rớt giá, vượt ngưỡng 7 đổi 1 USD là nước đi tâm lý.
“Sang hôm thứ hai, thì Trung Quốc đã ngừng giảm giá đồng tiền. Có rất nhiều sức ép buộc đồng Nhân dân tệ phải xuống giá, nhiều nhà đầu tư đã đặt cược là đồng tiền này sẽ phải xuống giá nhiều hơn. Thế nhưng Trung Quốc đã ngừng lại và như vậy, chúng ta sẽ còn chờ xem kết cục thế nào.
“Ảnh hưởng như thế nào, thì phải hỏi tùy người. Tổng thống Donald Trump ngày hôm qua nói rằng hàng ngàn công ty đang rời khỏi Trung Quốc. Tiền Trung Quốc đang bị bao vây, đang rất khó khăn.
Nhưng phía Trung Quốc lại nói đang ở trong quá trình chuyển đối, tái cơ cấu. Chúng ta đang đi lên mô hình mới hơn, không có sao.
“Tin ai, thì còn phải hỏi tùy vào người nào. Ở các thành phố lớn của Trung Quốc thì có lẽ không tệ lắm, nhưng ở các thành phố bậc hai, tức là các thành phố bên ngoài, họ đang bắt đầu lo ngại về việc mất việc làm, và giá thịt gà, thịt heo đã tăng lên.”
Liệu Trung Quốc có thắng?
Một số nhà phân tích cho rằng điều này có thể dẫn đến một “cuộc chiến tiền tệ” Trung – Mỹ, bên cạnh cuộc chiến thương mại đang diễn ra, khi được hỏi về phạm vi ảnh hưởng và hệ quả sẽ ra sao nếu cuộc chiến mới này nổ ra, trên phạm vi quốc tế và khu vực và Liệu Trung Quốc sẽ thắng hay là không, ông Zhang đáp:
Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’
TQ giận dữ về cuộc họp an ninh cao cấp Mỹ-Đài
Biểu tình Hong Kong: Giao thông công cộng tê liệt
“Câu trả lời khá đơn giản, dù chúng ta nói đến cuộc chiến tiền tệ, cuộc chiến thương mại hay cuộc chiến công nghệ, đấu một chọi một thì Trung Quốc không thể nào thắng được.
“Bởi vì từ sau Thế chiến Hai, Mỹ đã thống trị hệ thống mà chúng ta sống. 90% giao dịch thương mại trên thế giới là bằng đồng tiền đôla.
“Trung Quốc chỉ là người đứng ngoài và anh không thể nào chiến thắng khi mà anh không phải là người áp đặt luật chơi.
“Nhưng nhìn về lâu dài, với những yếu tố khác tác động, ví dụ như vấn đề Iran, vấn đề Triều Tiên, thì Trung Quốc có thể có lựa chọn khác. Nhưng khi chỉ nói từng cuộc chiến như hiện nay, thì Trung Quốc không thể nào thắng được.”
Gần đây, Trung Quốc đã có một cuộc đối đầu với Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính ở Biển Đông, một số nhà quan sát cho rằng áp lực từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, căng thẳng với Đài Loan và một số vấn đề nội bộ (bao gồm cả các cuộc biểu tình liên tục ủng hộ dân chủ Hồng Kông ) quá lớn đến nỗi ông Tập Cận Bình và lãnh đạo Trung Quốc phải quyết định chuyển hướng sự chú ý của thế giới để tái cân bằng.
Bàn về bản chất và nguyên do phía sau diễn tiến mới này ở Biển Đông, ông Zhang nói:
“Truyền thông trong nước Trung Quốc gần như không nói gì về vụ đối đầu ở biển với Việt Nam.
Nghĩa là họ không muốn làm to chuyện này ở trong nước. Họ không xem đó là vấn đề chính trị để nói với trong nước.
Nhưng họ muốn nói với quốc tế rằng anh không thể muốn làm gì thì làm.”
Quan hệ Việt – Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?
Cuộc chiến tình báo: Tập Cận Bình truy quét ‘nội gián’
Vai trò an ninh trong cuộc đấu Tập Cận Bình – Chu Vĩnh Khang
Về vấn đề Hong Kong, trước câu hỏi liệu Trung Quốc có gửi quân đội đến Hong Kong hay không, nhà báo bình luận:
“Nếu Trung Quốc muốn gửi quân đội vào Hong Kong, thì đầu tiên phải có yêu cầu từ Chính phủ Hong Kong và có nhiều điều kiện khác, ví dụ phải là có sự xâm lược của ai đó, hoặc là có thiên tai. Nhưng họ không thể nào gửi quân đội nào vì sẽ có sự lo ngại rằng sẽ có sự lo ngại và sự phản đối của quốc tế.
“Hiện nay, Hong Kong vẫn là một tuyến được rất quan trọng về mặt thương mại, về mặt tài chính. Và Trung Quốc không thể nào mất Hong Kong trong vị thế tài chính như vậy, đặc biệt trong cuộc chiến đang diễn ra về thương mại với Hoa Kỳ nữa. Nó sẽ như là tự chém vào tay của mình, cho nên trừ khi thực sự cần thiết, thì họ mới gửi quân đội vào.
“Mặt khác là có những vấn đề là có những đối tượng ngầm, không phải là chính thức, và nếu như Trung Quốc chưa gửi những người đó vào thì họ cũng có thể sẽ gửi những người đó vào, nếu như họ cảm thấy cần. Nhưng về việc gửi quân đội, thì tôi nghĩ là chưa.”
Thách thức nào lớn nhất?
Truyền thông quốc tế có đề cập tới Hội nghị ở Bắc Đới Hà vào thời điểm hiện nay và cho rằng ông Tập Cận Bình và ban lãnh đạo Trung Quốc đang đối diện một số áp lực, thách thức, về áp lực cao nhất mà ông Tập đang gánh chịu, ông Zhang nói:
“Sức ép cao nhất đối với ông Tập Cận Bình, ít nhất trên giấy tờ, là ông ta đã tập trung tất cả quyền lực vào mình làm người lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.
“Khi anh càng có nhiều quyền lực thì anh càng phải có nhiều trách nhiệm, và anh phải đối phó với những khó khăn, thách thức khi nó xảy ra. Hiện nay, đó là thách thức đối với Mỹ, đối với kinh tế, đối với Hong Kong, với Đài Loan.
“Và tại các đất nước độc đoán như Trung Quốc và có lẽ với cả Việt Nam cũng thế, thì mặc dù bên ngoài các lãnh tụ tỏ ra mạnh mẽ, nhưng trong các cuộc họp, sẽ có người hỏi họ là khi anh đã phạm sai lầm, thì anh phải làm gì chứ?
“Thế thì tại cuộc họp Bắc Đới Hà hiện nay, chúng ta có thể hình dung có những người về hưu như là ông Hồ Cẩm Đào, ông Giang Trạch Dân, hoặc không phải trực tiếp những người này, mà có những người khác, họ sẽ hỏi rằng thế bây giờ đã có những vấn đề như vậy, thì ông sẽ làm thế nào để giải quyết và như vậy đó là thách thức rất là lớn cho ông Tập Cận Bình.”
Trong toàn bộ tổng thể vấn đề như đã trình bày này, khi được hỏi là từ nay đến trung hạn, liệu Trung Quốc có phát động một cuộc chiến tranh hay hành động quân sự nào với bất cứ đối tượng nào trong khu vực Biển Đông hay không, ông Zhang nêu quan điểm:
“Chiến tranh, cũng như là tôi vừa nói về vấn đề đưa quân đội vào Hong Kong, thì cả hai đều là giải pháp cuối cùng, khi mà không còn giải pháp nào khác. Hiện nay, thách thức lớn nhất là vấn đề nội bộ trong Trung Quốc, giữa các phe họ tranh giành quyền lực với nhau để xem ai là phe mạnh nhất.
“Phe của ông Tập Cận Bình rất là mạnh rồi, nhưng vẫn chưa phải là mạnh nhất và ông ấy sẽ có những lo ngại là nếu chiến tranh xảy ra. Chiến tranh thì đem lại bất trắc. Bất trắc thì đem lại những khó khăn không lường trước, không thể xét đoán.
“Vì thế tôi hồ nghi và nghĩ rằng khi nào tệ lắm và không thể còn sự lựa chọn nào khác, thì ông ta mới gây ra chiến tranh, còn không thì không xảy ra đâu.
“Có lẽ kịch bản duy nhất mà tôi nghĩ là có thể xảy ra xung đột, ví dụ như là Hoa Kỳ tự nhiên có động thái gì đó.
Gần đây có tin đồn rằng có khi Đài Loan sẽ cho thuê đảo Ba Bình, ở Trường Sa, cho quân Mỹ thuê chẳng hạn. Hay là bỗng nhiên Mỹ lại gửi quân đội đến đóng ở Đài Loan, thì đó sẽ là những bước đi mà Trung Quốc sẽ phải có phản ứng để bày tỏ sự bất mãn của mình. Nếu không thì sẽ bị xem là Trung Quốc đã thất bại.
“Đó là kịch bản khả dĩ duy nhất mà tôi nghĩ rằng có thể khiến xảy ra xung đột,” Trưởng ban BBC News Tiếng Trung nói với Bàn tròn thứ Năm.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc hội luận tại Bàn tròn Thứ Năm hôm 08/8/2019 về các thách thức của Trung Quốc từ ‘thương chiến đến Biển Đông’.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49277045
TQ lạc lõng, đơn độc tại Hội nghị ASEAN
khi bị các nước lên án, phản đối
những hành động phi pháp ở Biển Đông
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52, các nước đã đồng loạt lên án, phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc đã ra sức bao biện, hướng lái để những tránh búa rìu dư luận.TQ tìm cách bao biện về hành động phi pháp ở Biển Đông
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Bangkok hôm 31/7, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đồng thời có tuyên bố nhằm xoa dịu căng thẳng. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo các quốc gia ngoài khu vực cần tránh những hành động làm gia tăng thêm căng thẳng liên quan tới tranh chấp chủ quyền ở khu vực. “Chúng tôi cho rằng các nước không phải trong khu vực không nên cố tình thổi phồng những khác biệt từ quá khứ. Các nước bên ngoài cũng không được lợi dụng những khác biệt này để gieo rắc sự ngờ vực giữa Trung Quốc và các nước ASEAN”, ông Vương Vương Nghị cố ngăn các nước tham gia vào vấn đề Biển Đông.
Cũng trong ngày 31/7, nhằm xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông tại cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, ông Vương Nghị cho rằng Trung Quốc đang thảo luận nhằm mở rộng và “tối ưu hóa” các cuộc tập trận chung với các nước ASEAN. Bắc Kinh cho hay ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất quá trình đọc bản nháp đầu tiên đàm phán về văn bản của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). “Đây là một thành tựu mới và quan trọng trong quá trình tham vấn COC và đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu hoàn thành quá trình tham vấn trong khoảng thời gian 3 năm”, tờ Straits Times của Singapore dẫn lời Bộ trưởng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Cũng theo ông Vương, dựa trên văn bản nháp, các quốc gia tham gia đàm phán COC hy vọng có thể xóa bỏ bớt những bất đồng quan điểm. Trong buổi họp báo vào cuối ngày 31/7, Bộ trưởng Vương Nghị còn nhấn mạnh sự ủng hộ đối với quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN khi thông qua “Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” hồi tháng 6 với mục tiêu giúp cả khối đối phó tốt hơn với các thách thức trong tương lai. Theo ông Vương, “nhiều điều khoản và ý tưởng nằm trong ‘Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương’ trùng khớp với quan điểm của Trung Quốc mà điển hình là cam kết về sự đoàn kết, mở cửa, minh bạch trong khối ASEAN”. Ông Vương khẳng định, Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với ASEAN để “định hướng và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tăng trưởng tích cực giữa hai bên”.
Các nước đồng loạt lên án, phản đối hành động của TQ ở Biển Đông
Thông cáo chung sau hội nghị cũng nhấn mạnh, “một số Bộ trưởng đã bày tỏ mối quan ngại về hoạt động cải tạo, hành động và những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra ở Biển Đông”. Cụm từ “những tai nạn nghiêm trọng” trong thông cáo năm nay được đánh giá là phản ứng mạnh mẽ hơn của ASEAN đối với Trung Quốc so với bản thông cáo hồi năm ngoái, đồng thời cho thấy tình hình căng thẳng ở Biển Đông đang ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Căng thẳng ở Biển Đông trong thời gian gần đây có dấu hiệu gia tăng sau vụ việc một tàu cá của Philippines bị Trung Quốc tấn công và đâm chìm cũng như vụ việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng biển của Việt Nam.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc hôm 31/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên thực địa ở Biển Đông, trong đó có hoạt động của tàu khảo sát HD-08 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, các hành động như vậy đe dọa nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Phó Thủ tướng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN về tầm quan trọng của tăng cường lòng tin, không quân sự hóa, kiềm chế, không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình; tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thông cáo chung được công bố vào cuối phiên họp toàn thể của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN hôm 31/7 cũng cho hay, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC. Theo đó, các Bộ trưởng hoan nghênh những biện pháp thiết thực có thể giúp giảm căng thẳng và rủi ro tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai. Các Bộ trưởng cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Bởi đây từng là một trong những văn bản được Tòa trọng tài quốc tế The Hauge, Hà Lan sử dụng hồi năm 2016 để đưa ra phán quyết phủ nhận tuyên bố chủ quyền phí lý “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/29761-tq-lac-long-don-doc-tai-hoi-nghi-asean-khi-bi-cac-nuoc-len-an-phan-doi-nhung-hanh-dong-phi-phap-o-bien-dong.html
TQ và Campuchia có thể đang áp dụng chiến thuật
âm thầm thiết lập các “căn cứ quân sự”
mà không cần bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào
Hiện có nhiều thông tin cho rằng Trung Quốc và Campuchia đang tăng cường hợp tác quân sự, trong đó có việc Campuchia cho phép Trung Quốc thiết lập ít nhất hai căn cứ hải quân tại Ream và Koh Kong, song hai bên đều phủ nhận thông tin trên. Giới quan sát cho rằng có thể TQ và Campuchia đang áp dụng một chiến thuật là cứ âm thầm hợp tác mà không cần bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào để tránh các dư luận trái chiều.Hôm 29/7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố, nước này đã mua “hàng chục nghìn” vũ khí của Trung Quốc. Gần đây, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD cho các khoản vay mềm, cơ sở hạ tầng và đầu tư vào Campuchia. Đáp lại, Phnom Penh cũng tăng cường các cuộc tập trận quân sự với Trung Quốc và ngày càng thắt chặt mối quan hệ đồng minh. Phát biểu trên Facebook hôm 29/07 khi đến thăm công trình xây sân vận động ở Phnom Penh, món quà của Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng chỉ trong năm nay (2019), Campuchia đã chi 40 triệu USD mua thêm vũ khí từ Trung Quốc. “Tôi đã ra lệnh mua hàng chục ngàn vũ khí bổ sung… nay, chúng đang được vận chuyển tới”, ông Hun Sen nói nhưng không giải thích là đã đặt mua các loại vũ khí nào Các hợp đồng trước đó đạt con số 290 triệu USD, cho phép Campuchia dùng vũ khi Trung Quốc để hiện đại hoá quân đội.
Mới đây nhất, chính quyền của ông Hun Sen gọi bài trên báo Wall Street Journal về một thoả thuận bí mật Campuchia – Trung Quốc để quốc gia lớn sử dụng căn cứ hải quân Campuchia là “tin giả”. Chính quyền Campuchia còn tổ chức cho các đoàn nhà báo nước ngoài đến xem một khu đất ở Ream, Sihanoukville và chỉ ra rằng tại đó không hề có căn cứ nào cho người Trung Quốc cả. Mặc dù vậy, giới chuyên gia về an ninh, quốc phòng ở nước ngoài không tin vào chiến dịch thông tin tuyên truyền đó của Campuchia.
Hai tờ báo Australia là “The Age” và “Sydney Morning Herald” trích lời Chuyên gia Euan Graham tại Đại học La Trobe nói rằng sẽ sai lầm khi nghĩ rằng Campuchia xây một căn cứ cho Trung Quốc kiểu như căn cứ Mỹ đóng ở Nhật Bản. Trái lại, ông tin rằng đây là một quá trình từ từ, tạo vị trí bán quân sự, bán dân sự và khi cần khi Trung Quốc mới điều chuyển lực lượng tới.Ngay lập tức, Australia đã quan tâm đến chuyện này và chuyên gia an ninh quốc phòng John Blaxlabd từ Đại học Quốc gia Australia nói Úc cần đánh giá lại bố trí an ninh vùng cùng đồng minh trong nhóm năm quốc gia “Five power deal” gồm Australia, Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh. Các nước này đang kiểm soát eo biển Malacca và nếu Trung Quốc đưa được không quân xuống Campuchia, cộng với các căn cứ đã có ở Djibouti và Pakistan, thì tính toán an ninh của Australia phải thay đổi. Năm 2018, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã lên tiếng về một “căn cứ hải quân” Campuchia xây cho Trung Quốc. Phân tích gia Malcolm Davis từ Viện Chính sách Chiến lược Australia trong bài viết đăng hôm 29/7 nói rằng thỏa thuận cho phép Trung Quốc sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream có hiệu lực trong 30 năm và sẽ được tự động gia hạn 10 năm một lần.
Vào tháng 5/2019, Andrew Nachemson viết trên South China Morning Post rằng giới quan sát nghi là sân bay to trên đảo Koh Kong có thể dùng vào mục tiêu quân sự. Mô thức nhận đất cho thuê dài hạn để rồi có thể “thu nhận vĩnh viễn” đã có trong quan hệ Trung Quốc với Sri Lanka. Bài báo nói Campuchia cho tập đoàn UDG của Trung Quốc thuê 45 nghìn hectare đất trên đảo Koh Kong tới năm 2108, theo thoả thuận 99 năm. Tại đây, UDG cho xây đường băng dài 3,4 km, dài hơn sân bay quốc tế ở Phnom Penh và hơn hẳn đường băng dân sự chỉ cần tối đa 2,8 km. Về lý thuyết, đường băng khổng lồ này là để phục vụ một casino “vắng tanh vắng ngắt” trên hòn đảo nghỉ dưỡng, theo bài báo. Dù là công ty tư nhân, UDG (Union Development Group) từng có vinh dự được đón một lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc, ông Vương Khâm Mẫn, đến tận nơi thăm dự án Koh Kong. Được biết công trình “du lịch” trên hòn đảo của Campuchia được chính Trương Cao Lệ, cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc ủng hộ.
Như vậy, có thể thấy để tránh búa rìu dư luận từ các nước, Campuchia có thể sẽ ngầm cho Trung Quốc tiến hành các hoạt động tăng cường hiện diện quân sự, kể cả việc đồn trú tại các cẳng biển và sủ dụng các bến bãi như là của Trung Quốc mà không cần bất kỳ một thỏa thuận nào. Dựa vào những gì được tiết lộ thì nhiều khả năng điều này thực sự đang diễn ra và các nước rất cần lưu tâm.
http://biendong.net/bien-dong/29763-tq-va-campuchia-co-the-dang-ap-dung-chien-thuat-am-tham-thiet-lap-cac-can-cu-quan-su-ma-khong-can-bat-ky-thoa-thuan-cu-the-nao.html
Hủy mua thịt heo của Mỹ,
Trung Cộng gom thịt heo trong mùa dịch ở Việt Nam
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 9 tháng 8 năm 2019 loan tin: Trung Cộng ra quyết định hủy mua 14,700 tấn thịt heo của Mỹ. Đàn heo nước này còn đang bị dịch heo châu Phi tấn công làm cho 200 triệu con heo phải mang đi tiêu hủy, chiếm 30% số lượng heo trong cả nước. Vì vậy, nguồn cung loại thực phẩm ở Trung Cộng bị này thiếu hụt trầm trọng.Để bù đắp cho sự thiếu hụt, Trung Cộng buộc phải tìm nguồn thay thế. Việt Nam là một trong những nguồn mà Trung Cộng hướng đến, bất chấp việc các đàn heo ở Việt Nam cũng đang mắc bệnh dịch heo châu Phi nhiều tháng nay. Ông Nguyễn Văn Duy, một thương lái chuyên mua thịt heo ở tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ năm 2017 đến nay, Trung Cộng đã không nhập cảnh thịt heo Việt Nam qua đường tiểu ngạch, nên heo hầu như không bán được sang nước này nữa. Tuy nhiên, nay các đầu mối của Trung Cộng lại tăng cường thu mua thịt heo của Việt Nam, không chỉ mua heo nguyên con, mà họ còn mua cả thịt heo đã được xẻ miếng ra. Ngoài việc thu mua thịt heo bất chấp về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, các con buôn Trung Cộng cũng đã tăng giá thu mua đối với mặt hàng này từ 2,000 đến 6,000 đồng một kg.
Trong một diễn biến khác, dịch heo châu Phi đã xuất hiện ở 62 tỉnh, thành của Việt Nam khiến 4 triệu con heo phải tiêu hủy, nhiều người lo lắng trong thời gian tới Việt Nam cũng thiếu nguồn cung thịt heo. Trước tình thế này, trong thời gian qua các loại hải sản, và thịt heo của Mỹ đã được nhập cảng vào Việt Nam khá nhiều. Và thịt heo Mỹ không chỉ được người dân Việt Nam lựa chọn vì tâm lý sính ngoại, mà còn vì giá rẻ hơn thịt heo Việt Nam.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/huy-mua-thit-heo-cua-my-trung-cong-gom-thit-heo-trong-mua-dich-o-viet-nam/
TQ tiếp tục gây rối,
bao vây đảo Thị Tứ và phản ứng của Philippines
Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr cho biết 113 tàu cá Trung Quốc đã được phát hiện đang “vây kín” đảo Thị Tứ trong khoảng thời gian từ ngày 24 – 25/7. Hòn đảo này nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang do Philippines chiếm đóng.Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã đưa ra tuyên bố phản đối hôm 31/7 trên mạng xã hội, nói rằng ông quyết định dựa trên thông tin “tình báo quân sự”. Ngoại trưởng Philippines đang ở Bangkok để tham dự hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN. “Chúng tôi đã bắt đầu các hình thức phản đối ngoại giao”, tờ Rappler dẫn lời ông Teodoro Locsin.
Trước đó, hôm 30/7 Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cáo buộc Trung Quốc có hành vi bắt nạt và hoạt động của nước này ở vùng biển tranh chấp trái ngược với tuyên bố đảm bảo hòa bình với Manila. “Họ nói rằng họ không bắt nạt láng giềng, họ tuân theo luật pháp quốc tế, nhưng theo tôi là không phải. Trên thực tế Trung Quốc không làm theo những gì họ nói”, ông Lorenzana nói.
Động thái diễn ra trong bối cảnh các tàu chiến Trung Quốc đã đi qua đảo Tawi-Tawi, phía Nam Philippines, kể từ tháng 2 mà không thông báo cho chính quyền Philippines. Vào tháng 6, ngư dân Philippines cũng cáo buộc bị một tàu Trung Quốc đâm chìm thuyền trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Vào tháng 4, nước này cũng tuyên bố Trung Quốc đã tiến hành khai thác nghêu trên quy mô lớn. Động thái mới nhất thể hiện quan điểm phản đối ngày càng thẳng thắn của Philippines với Trung Quốc, bất chấp tuyên bố của Tổng thống Rodrigo Duterte rằng ông muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.
Thị Tứ là đảo lớn thứ hai ở Trường Sa về diện tích tự nhiên, hiện do Philippines kiểm soát trái phép. Năm 2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng: “Như đã nhiều lần được khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền
của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị”.
Cùng thời điểm trên, Trung Quốc đang đưa trái phép một nhóm tàu khảo tại Bãi Tư Chính, thuộc Vùng thềm lục địa và khu vực Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Hành động trên của Trung Quốc đang bị dư luận lên án, phản đối mạnh mẽ.
http://biendong.net/bien-dong/29762-tq-tiep-tuc-gay-roi-bao-vay-dao-thi-tu-va-phan-ung-cua-philippines.html
Manila phản đối tàu Trung Quốc xuất hiện
trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines
Bộ Ngoại giao Philippines sẽ chính thức phản đối việc Trung Quốc điều 2 tàu khảo sát đến vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở Biển Đông.Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin cho biết thông tin về phản đối này trên Twitter hôm 9/8.
Hôm 7/8, chuyên gia Ryan Martinson thuộc Đại học Hải chiến Mỹ đưa những hình ảnh trên Twitter cho thấy hai tàu khảo sát của Trung Quốc là Dong Fang 3 và Zhang Kian đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, cách bờ biển phía đông nước này khoảng 80 hải lý.
Thông tin về quyết định phản đối của Philippines được đưa ra vào khi Tổng thống Rodrigo Duterte chuản bị có chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng này.
Trước chuyến thăm, Tổng thống Duterte, người muốn có quan hệ thân thiết hơn với Bắc Kinh, cho biết ông sẽ nêu phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hồi năm 2016.
Trong những tháng qua, Trung Quốc liên tục gây sức ép lên Philippines ở Biển Đông. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana, tàu chiến của Trung Quốc đã nhiều lần đi vào khu vực 12 hải lý vùng lãnh hải của Philippines từ tháng 2 trở lại đây. Philippines cũng đã chính thức phản đối Trung Quốc về vấn đề này.
Philippines mới đây cũng phản đối việc Trung Quốc điều hơn 100 tàu cá đến đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Đây là đảo rất gần với đá nhân tạo Subi do Trung Quốc kiểm soát.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/philippines-to-protest-chinese-ships-presence-amid-troubled-ties-08092019085826.html
Philippines trao công hàm phản đối
hoạt động trái phép của tàu TQ ở đảo Thị Tứ
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. (31/7) cho biết, Chính phủ Philippines đã trao Công hàm phản đối việc hàng trăm tàu thuyền của Trung Quốc hoạt động quanh đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép.Đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Việc Philippines trao Công hàm phản đối Trung Quốc xuất phát từ thông tin do Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington công bố các hình ảnh vệ tinh cho biết số lượng tàu cá Trung Quốc đã tăng từ 61 tàu hôm 8/2 lên 113 vào ngày 24/7 vừa qua. Tuy nhiên, Philippines chỉ chính thức gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Hermogenes Esperon Jr. xác nhận thông tin của AMTI và đề xuất sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề này. Đáng chú ý, Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines cho biết, từ ngày 30/7, các tàu Trung Quốc đã rút khỏi vùng biển nêu trên với lý do thời tiết xấu.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (31/7) cho rằng vùng biển phía Tây nước này (Biển Đông), bình yên cho đến khi Trung Quốc tiến vào và thực hiện hành động gây hấn. Theo ông Delfin Lorenzana, nếu Trung Quốc không bắt đầu xây các đảo nhân tạo, thì Biển Đông đã yên ả hơn, và nếu Trung Quốc không trở nên quá hung hăng ở Biển Đông thì cũng sẽ
không có mâu thuẫn trong khu vực. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cũng chỉ trích Trung Quốc không giữ các cam kết chính trị đã đưa ra về vấn đề Biển Đông. “Họ nói không bắt nạt nước khác, họ tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng những gì họ nói không phải là những gì họ đang làm”. Bộ trưởng Lorenzana cho biết thêm trừ khi Trung Quốc làm theo những gì họ nói, còn không những gì họ nói tiếp tục bị nghi ngờ. Người Philippines sẽ tiếp tục nhìn Bắc Kinh với sự ngờ vực.
Trên thực tế, đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đảo này xếp thứ hai trong quần đảo về mặt diện tích. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ, cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa. Việt Nam cũng đã dựng bia chủ quyền trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5 năm 1963.
Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ của Việt Nam. Hiện Philippines xây dựng trái phép một đường băng dài 1.260 m được xây dựng vào năm 1975 với khả năng tiếp nhận các máy bay lớn nhưng đã xuống cấp. Ngoài ra, nơi đây còn có căn cứ hải quân, bến tàu, trung tâm y tế, trường học và một tháp thông tin di động.
Đề cập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và hoạt động của các bên ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ ngoại Việt Nam nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước liên hợp quốc về Luật biển 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam đề nghị các nước có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.
http://biendong.net/bien-dong/29760-philippines-trao-cong-ham-phan-doi-hoat-dong-trai-phep-cua-tau-tq-o-dao-thi-tu.html
Hacker Philippines tấn công website Việt Nam
để đáp trả hành vi ăn cắp tài khoản Facebook
Tin tặc Philippines đã tấn công các trang web của Việt Nam, bao gồm cả một cơ quan chính phủ, có thể để trả thù việc hacker Việt ăn cắp tài khoản Facebook của người Philippines. VNExpress loan tin ngày 9/8.Filterech Hackers đã phát động các cuộc tấn công vào nhiều trang web của Việt Nam với tên miền có đuôi .vn, bao gồm cả Hải quan Đồng Nai vào thứ ba 6/8.
Hành động này được cho là để trả thù việc tin tặc Việt Nam đánh cắp tài khoản Facebook của nhiều người Philippines.
Vào cuối tháng 7, một hacker Philippines đã nhận thấy rằng nhiều tài khoản Facebook của Philippines có nhiều người theo dõi đang được bán trực tuyến tại Việt Nam.
Hacker này đã chia sẻ thông tin này trên trang Facebook Philippine Cyber Eagles và chỉ cho mọi người cách bảo vệ tài khoản Facebook khỏi hacker Việt.
Theo Vnexpress, tại Việt Nam hiện nay có đến hàng ngàn hacker, hầu hết là những người trẻ tuổi.
Những hackers này tìm kiếm các tài khoản đã hơn 10 năm và có nhiều người theo dõi vì Facebook cung cấp một số lợi ích nhất định cho những tài khoản này. Sau đó họ hack các tài khoản này, thay đổi thông tin đăng nhập và bán với giá khởi điểm 10.000 đồng.
Các giao dịch này diễn ra công khai nhưng Facebook vẫn không làm bất cứ điều gì để ngăn chặn.
Một nhà báo công nghệ Philippines với tài khoản Facebook là Art Samaniego cho biết tin tặc Philippines hiện đang cố gắng kết nối với tin tặc Việt Nam để giải quyết vấn đề này.
Việt Nam có hơn 64 triệu người dùng Internet trong tổng số 97 triệu người.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã phải chịu 3.159 cuộc tấn công mạng trong sáu tháng đầu năm nay, giảm 45,9% so với năm trước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/philippine-hackers-attack-vn-websites-to-avenge-fb-account-theft-08092019081629.html
Thủ tướng Ấn Độ
biện minh cho quyết định về Cachemire
Mai VânBốn ngày sau khi hủy bỏ chế độ tự trị của vùng Cachemire, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hôm 08/08/2019, đã giải thích rằng quyết định của ông là nhằm tiêu diệt nạn khủng bố và thúc đẩy phát triển vùng lãnh thổ này.
Trong bài diễn văn dài 40 phút, ông Modi cố trấn an người dân Cachemire, nơi mà quy chế đã đột ngột bị thay đổi hoàn toàn. Để xoa dịu dân chúng, lệnh giới nghiêm được giảm nhẹ vào thứ Sáu 09/08, ngày cầu nguyện quan trọng của người Hồi Giáo. Tuy nhiên, không chắc là ông Modi lấy được lòng tin của người dân Cachemire.
Thông tín viên RFI Sébastien Farcis tại New Delhi tường thuật :
« Ông Narendra Modi tự đặt mình trong vai trò người cha đất nước, chỉ muốn điều tốt lành cho người dân Cachemire. Theo ông, « quy chế tự trị đã nuôi dưỡng tinh thần ly khai và khủng bố…, ngăn cản không cho người dân Cachemire được hưởng những tiến bộ của phần còn lại của Ấn Độ, như chế độ quota, bình quyền nam nữ… ». Đối với thủ tướng Ấn Độ, « tất cả những điều đó bây giờ đã kết thúc ».
Ông Modi còn nêu lên những dự án lớn mà chính quyền trung ương dự kiến tiến hành, và có thể tạo ra việc làm : Nâng cấp phi trường, xây các tuyến xe lửa mới. Thủ tướng Ấn Độ như muốn thương lượng với người dân Cachemire : Hãy từ bỏ đòi hỏi ly khai thì sẽ trở nên giàu có và trù phú.
Để người Cachemire nghe theo những lời này, trước tiên họ phải tin tưởng chính quyền trung ương, thế nhưng sự tin tưởng đã bị hoàn toàn cắt đứt do quyết định bãi bỏ quy chế tự trị của Cachemire một cách thô bạo. Việc cải tổ quy chế bị áp đặt bằng cách cắt đứt mọi liên lạc trong vùng và triển khai hàng chục ngàn binh lính trên đường phố.
Sự hòa giải dân tộc do đó phải mất nhiều thời gian. Trong khi chờ đợi, tình hình an ninh vẫn căng thẳng và sinh hoạt ở Cachemire sẽ rất khó trở lại bình thường ».
Bầu cử ở Cachemire
Cũng vào ngày 08/08, thủ tướng Ấn thông báo sẽ sớm tổ chức bầu cử ở Cachemire. Khi nào tình hình an ninh được ổn định, người dân Cachemire sẽ chọn lựa lãnh đạo của mình, chọn lựa các thống đốc như từng làm trong quá khứ. Ông Modi đảm bảo là Cachemire sẽ tìm lại được quy chế đầy đủ của một Bang trong Cộng Hòa Ấn Độ.
Trích dẫn báo chí và hãng thông tấn PTI của Ấn Độ, AFP cho biết là trong mấy ngày qua, đã có 560 người bị bắt ở Cachemire, từ giảng viên đại học, doanh nhân, cho đến lãnh đạo chính trị, nhà hoạt động trong các tổ chức dân sự, có người bị bắt giữa đêm. Những người này đang bị cầm giữ trong trại giam.
Chính quyền Pakistan phản ứng dè chừng
Dù chưa có phản ứng chính thức nào từ phía chính quyền Pakistan sau bài phát biểu của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 08/08, nhưng nhiều quan chức cấp cao nước này đã có những tuyên bố khá gay gắt.
Ghi nhận của thông tín viên Sonia Ghezali tại Islamabad :
« Các thành viên chính phủ thốt ra những lời lẽ nặng nề mà bắt đầu bằng lời phát biểu của thủ tướng Imran Khan. Ông nói : « Pakistan không muốn chiến tranh, nhưng nếu Ấn Độ cứ ép chúng ta như vậy, chúng ta sẽ đáp trả đúng theo lẽ ».
Tuy nhiên, giải pháp quân sự bị gạt sang một bên. Ngoại trưởng Shah Mehmood hôm nay (09/08) nói rõ đang kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu can thiệp nhằm buộc Ấn Độ ngồi vào bàn đàm phán. Ông Shah Mehmood cho biết tiếp : « Chúng tôi thiên về các giải pháp chính trị, ngoại giao và pháp lý hơn ».
Thủ tướng Imran Khan đã có phản ứng dữ dội, bực tức trong phiên họp Quốc Hội : « Các ông muốn tôi phải làm gì ? Tấn công Ấn Độ ư ? ». Theo ông Imran Khan, đây là một cuộc chiến dư luận và Pakistan phải thắng.
Trên trang Twitter, ông nêu câu hỏi : « Chẳng lẽ chính quyền của ông Narendra Modi nghĩ rằng dùng quân sự đàn áp người Cachemire là có thể chấm dứt phong trào ly khai sao ? ». Rồi ông tự trả lời : « Điều này chỉ khiến họ đoàn kết hơn thôi ».
Chính quyền Pakistan hiện đang đợi xem tình hình tại phần Cachemire thuộc Ấn Độ tiến triển ra sao sau khi lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ. Nếu công luận đồng loạt lên án việc rút lại quyền tự trị vùng Cachemire của Ấn Độ, phong trào phản đối diễn ra những ngày gần đây vẫn còn ít được hưởng ứng. Nhiều người còn đợi xem liệu cuộc diễu hành mừng Quốc khánh ngày 15/08 tới có sẽ trở thành cuộc biểu tình ủng hộ người dân Cachemire hay không ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190809-an-do-thu-tuong-modi-bie%CC%A3n-minh-cho-quyet-dinh-ve-vu%CC%80ng-kashmir
Cơ quan di trú New Zealand
cấm nhập cảnh 47 du học sinh Việt Nam
Cơ quan di trú New Zealand vừa có hành động ngăn chặn 47 du học sinh Việt Nam nhập cảnh vào nước này vì phát hiện gian lận trong việc làm hồ sơ xin cấp visa (thị thực) du học.Tin từ mạng trực tuyến của đài truyền TVNZ hôm 9/8 cho biết như vừa nêu.
Theo tin, bà Jeannie Melville trợ lý giám đốc điều hành Cơ quan di trú New Zealand cho biết, văn phòng Mumbai đã phát hiện 47 trường hợp gian lận về tài chính từ Việt Nam. Do đó, cơ quan di trú New Zealand đã có những hành động như trên.
Theo lời của bà Melville, một số trung tâm môi giới du học cũng có liên quan đến vụ lừa đảo này. Qua sự việc này, bà Melville cảnh báo đối với các du học sinh rằng, văn phòng Mumbai có nhiều nhân viên giàu kinh nghiêm và thành thạo trong việc phát hiện các hành vi gian lận; bên cạnh đó Cơ quan di trú New Zealand và cơ quan giáo dục New Zealand đã triển khai một số chương trình tuyển sinh du học chất lượng cao từ thị trường Việt Nam. Từ năm 2013 – 2019 số thị thực du học sinh hợp lệ từ Việt Nam đã tăng lên tới 55% và đặc biệt ở du học sinh cấp bậc trung học và đại học.
Việc các cơ sở tư vấn du học Việt Nam làm giả hồ sơ xin visa cho sinh viên du học tại các nước trên thế giới không còn xa lạ. Vào tháng 11/2018, Nhật Bản cũng đã “cấm cửa” 12 công ty tư vấn du học của Việt Nam từ tháng 11/2018 đến 3/2019 vì nghi ngờ các công ty này đã cấp chứng chỉ tiếng Nhật giả cho các hồ sơ xin visa của sinh viên du học trong một thời gian dài.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản “cấm cửa” đối với các cơ sở du học Việt Nam do có các dấu hiệu vi phạm. Hồi đầu tháng 12/2018, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã ra thông báo về việc 5 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam sẽ không được chấp nhận đại diện nộp hồ sơ xin visa. Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty du học đã cung cấp thông tin sai lệch, có những hành vi không minh bạch trong việc cung cấp thông tin ứng viên như trình độ tiếng Nhật, năng lực chuyên môn hay khả năng tài chính.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/new-zealand-immigration-authorities-ban-entry-to-47-vietnamese-students-08092019084731.html
0 comments