Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 13/08/2019

Tuesday, August 13, 2019 10:28:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 13/08/2019

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm thứ Ba, chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi khu vực.
Một nguồn tin của BBC cho biết tàu Hải Dương Địa Chất 8 lúc rời đi chỉ nhằm mục đích tiếp dầu rồi quay lại Bãi Tư Chính.
Tàu Hải Dương Địa Chất 8 lần đầu tiên vào khu vực dưới sự hộ tống của lực lượng hải cảnh Trung Quốc hồi đầu tháng Bảy. Có vẻ như tàu đã tiến hành một cuộc khảo sát địa chất tại vùng biển vốn là điểm nóng trong khu vực từ nhiều năm nay.
Hôm 8/8, tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc rời Bãi Tư Chính sau hơn một tháng hai bên căng thẳng.
Trong lúc các tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải cảnh Trung Quốc đối đầu trong nhiều tuần, sau thời gian đầu im lặng, chính phủ hai nước đã liên tiếp ra tuyên bố qua lại, cáo buộc lẫn nhau là vi phạm chủ quyền của mình.
Kể từ khi xảy ra cuộc đối đầu, tàu thuyền Trung Quốc cũng hoạt động trong một lô dầu khí của Việt Nam, nơi có giàn khoan của hãng dầu khí Nga Rosneft thuê đang hoạt động.
Đúng như các nhà quan sát dự báo, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã quay trở lại khu vực.
Dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi di chuyển của các tàu thuyền, cho thấy tàu này hiện đang được ít nhất hai tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, Reuters tường thuật.
Các dữ liệu cũng cho thấy sau khi rời Bãi Tư Chính, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã đậu tại Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền nhưng Bắc Kinh đã cơi nới, xây thành đảo nhân tạo.
Không rút đi hoàn toàn
Vào thời điểm Hải Dương Địa Chất 8 tạm rút khỏi Bãi Tư Chính, phía Trung Quốc vẫn để tàu thuyền của mình hiện diện tại vùng mà Việt Nam nói là hoàn toàn thuộc vùng EEZ của mình.
“Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu khảo sát của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng ít nhất hai tàu hải cảnh của họ vẫn ở trong khu vực này,” ông Devin Thorne, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng (C4ADS) nói với Reuters hôm 7/8, trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích hàng hải Windward.
Dòng tweet của giáo sư Đại học Hải chiến Hoa Kỳ, Ryan Martinson hôm 7/8 nói tàu Hải dương Địa chất 8 đã rời Bãi Tư Chính để trở về Đá Chữ Thập.
Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) trước đó nói với BBC rằng việc rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 nhưng vẫn để lại hai tàu hải giám ở khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính cho thấy “Trung Quốc chưa hoàn tất công việc khảo sát của họ tại đây, nhưng có thể đã có được một số kết quả sơ bộ.”
Ông Trung cho rằng ý kiến và tiếng nói của cộng đồng quốc tế không phải là lý do tàu Hải Dương Địa Chất 8 rời đi, và cũng sẽ “không ảnh hưởng gì đến quyết định của Trung Quốc”.

Trung Quốc lại sẽ tập trận tại Biển Đông

Cục Hải sự Trung Quốc vào ngày 12 tháng 8 ra thông báo việc quân đội Hoa Lục tiến hành hoạt động ‘huấn luyện quân sự’ tại khu vực phía tây bắc quần đảo Hoàng Sa. Cụ thể thời gian bắt đầu từ 0 giờ ngày 18 tháng 8 cho đến 24 giờ ngày 20 tháng 8, theo giờ Bắc Kinh.
Cơ quan này cảnh báo tàu bè trong thời gian diễn ra huấn luyện quân sự như thế không được đi vào khu vực diễn tập.
Vừa qua, trong hai ngày 6 và 7 tháng 8, Trung Quốc cũng tiến hành hoạt động tương tự tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng, sau đó ra thông cáo với nội dung cho rằng việc Trung Quốc tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự ở Hoàng Sa thuộc Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết vào ngày 7 tháng 8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối sự vi phạm đó của Trung Quốc.
Cũng tin liên quan, vào ngày 9 tháng 8, Cục Hải Sự Trung Quốc cũng có thông báo hoạt động ‘diễn tập bắn đạn thật’ mỗi ngày theo khung giờ nhất định từ 12 đến 14 tháng 8 tại khu vực gần bờ phía đông đảo Hải Nam.
Tin Trung Quốc tiếp tục các hoạt động quân sự tại Biển Đông được đưa ra vào khi Bắc Kinh cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào khu vực Bãi Tư Chính nằm trong Vùng đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa của Việt Nam.
Việt Nam lúc đầu không thông tin rõ ràng về vấn đề này, mãi nhiều tuần lễ sau Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng và cuối cùng phản đối đích danh Trung Quốc về sự xâm phạm này được nêu ra từ phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Philippines cấm tất cả những tàu thăm dò ngoại quốc

 vào vùng biển nước này

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin ban hành lệnh cấm những tàu thăm dò nước ngoài vào vùng biển Philippines.
Mạng báo Philstar loan tin ngày 13 tháng 8 dẫn ý kiến trên Twitter của ông Teodora Locsin rằng bộ trưởng ngoại giao Philippines cấm những tàu khảo sát biển, bổ sung thêm Trung Quốc vào lệnh giới hạn đối với Pháp và Nhật Bản.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, thì nếu cấp ngoại lệ cho một quốc gia sẽ ngay lập tức khiến cho lệnh cấm bị bãi bỏ hoàn toàn.
Ý kiến của bộ trưởng ngoại giao Philippines được đưa ra sau khi có tin phát hiện hai tàu thăm dò của Trung Quốc hoạt động trong vùng Đặc Quyền Kinh tế của Philippines vào tuần qua. Đó là tàu thăm dò hải dương Zhanjian và Dong Fang Hong.
Mạng báo Inquirer vào ngày 13 tháng 8 cũng loan tin Phủ tổng thống Philippines ủng hộ biện pháp của Bộ Ngoại giao đưa Trung Quốc vào danh sách những quốc gia mà tàu thăm dò không được phép hoạt động tại vùng biển của Philippines.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.