Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 21/07/2019

Sunday, July 21, 2019 7:02:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 21/07/2019

Trung Quốc đứng đầu danh sách

các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ

Trung Quốc đứng đầu danh sách các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ, và có khả năng biến đổi trật tự thế giới thành ‘tốt hay xấu’.
Thứ trưởng Quốc phòng John Rood phụ trách về chính sách của Ngũ Giác Đài phát biểu như vừa nêu tại Diển đàn An Ninh Aspen ở Colodado như vừa nêu  và được South China Morning Post loan đi ngày 21 tháng 7.
Trung Quốc là một chủ điểm được nói đến nhiều trong diễn đàn kéo dài 4 ngày qui tụ các quan chức Hoa Kỳ hàng đầu và những thủ lãnh về chính sách trên thế giới vừa kết thúc vào ngày thứ bảy 20 tháng 7.
Tướng về hưu Tony Thomas cho rằng Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, là một thách thức lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ mà Hoa Kỳ từng chứng kiến trong khoảng thời gian gần 20 năm.
Ông Chris Brose, Cựu giám đốc Ủy ban Quân Vụ chịu trách nhiệm tài trợ và giám sát của Bộ Quốc Phòng đề cập đến tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông và tại vùng biên giới với Ấn Độ và đó nên là một tập trung lớn đối với những nộ lực an ninh của Hoa Kỳ.
Ông Chris Brose cũng cảnh giác rằng Washington có nguy cơ mất thế thượng phong nếu như không có ứng phó đối với việc Bắc Kinh đầu tư sâu rộng vào công nghệ; tuy nhiên ông này lạc quan cho rằng Trung Quốc đã không thể tạo nên một mối nguy bao trùm.
Cũng tin liên quan, tại Diễn đàn An ninh Aspen, chỉ huy quân đội tại khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương, Đô đốc Philip Davidson, vào ngày thứ năm 18 tháng 7 phát biểu rằng những tên lửa mà Trung Quốc bắn ra Biển Đông vào tháng trước là một loại tên lửa đạn đạo chống ngầm mới mà Bắc Kinh phát triển được.
Tin này do Đài NHK của Nhật loan đi ngày 19 tháng 7 và theo đô đốc Philip Davidson thì có sáu tên lửa đạn đạo chống ngầm được bắn đi và đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho bắn thử nghiệm loại tên lửa này ra Biển Đông.
Đô đốc Philip Davidson cho rằng vụ thử tên lửa đó của Trung Quốc không chỉ đưa ra một thông điệp đối với Hoa Kỳ mà cho toàn thế giới.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cn-us-se-th-07212019092541.html

Mỹ nhìn rõ âm mưu của TQ

trong các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc

Fox News đưa tin, mới đây ông Khuất Đông Ngọc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã được bổ nhiệm một chức vụ cao trong Liên Hiệp Quốc (LHQ). Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế. Mỹ cho rằng đây chính là “nỗ lực hợp tác” của Trung Quốc tại quốc tế nhằm thúc đẩy lợi ích và tính chuyên chế trong các chương trình nghị sự.
Ông Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã được bầu làm tân Tổng giám đốc nhiệm kỳ tiếp theo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hồi tháng trước. Hiện tại đã có 4/15 cơ quan chuyên môn của LHQ do người Trung Quốc đứng đầu.
Ngoài ra, còn có một số cơ quan của LHQ do quan chức ĐCSTQ đứng đầu như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).  Trong số 15 cơ quan chuyên môn, Hoa Kỳ không có ai nắm giữ chức Tổng giám đốc của bất kỳ cơ quan nào.
Một nhà ngoại giao của LHQ chia sẻ với FOX News: “Trung Quốc ngày càng có tiếng nói trong LHQ, điều này phù hợp với vị thế là nước nộp lệ phí lớn thứ hai cho tổ chức này.” “Họlợi dụng mối quan hệ đối tác với các quốc gia đang phát triển, hòng xóa bỏ những điều họ không thích, trong đó có vấn đề nhân quyền.”
“Cùng với Nga, Trung Quốc ngày càng thách thức trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc. Đại đa số người trên thế giới cho rằng trật tự này có thể khiến người dân được hưởng an toàn và hạnh phúc. Do đó, đa số các quốc gia trên thế giới đều cần chuẩn bị tốt để chống lại cách làm của Trung-Nga.”
Chuyên gia Brett D. Schaefer của LHQ chia sẻ với Fox News, Trung Quốc không ngừng ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng của họ trong LHQ và các tổ chức thế giới khác. Ông cũng chỉ ra rằng cơ quan chuyên môn đầu tiên của Liên Hiệp Quốc –  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng do công dân Trung Quốc, bà Trần Phùng Phú Trân (Margaret Chan) lãnh đạo từ năm 2007.
“Trung Quốc lợi dụng Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, cũng như Tổ chức Y tế Thế giới, ngăn cấm người Đài Loan được quyền tham gia và thảo luận,” ông Schaefer nói: “Trung Quốc lợi dụng Liên minh Viễn thông Quốc tế hợp pháp hóa Vành đai và Con đường (BRI) và thúc đẩy mạnh các mục tiêu liên quan đến Internet… Rất rõ ràng, Trung Quốc có một kế hoạch, họ nhắm vào các tổ chức nhất định để thực hiện mục tiêu của mình.”
Schaefer còn nói, Trung Quốc lợi dụng vai trò của mình trong mối quan hệ với các nước đang phát triển, còn không ngại lợi dụng áp lực kinh tế và chính trị để giành lấy sự ủng hộ của các quốc gia khác.
“Các chính phủ phương Tây hết sức tôn trọng tính độc lập của các quan chức nước mình nếu họ đảm nhiệm chức vụ nào đó trong LHQ, còn Trung Quốc thì hy vọng rằng người nhậm chức tại LHQ sẽ công khai lên tiếng ủng hộ các chính sách của Trung Quốc.” Ông chỉ ra rằng vụ bắt giữ cựu Chủ tịch Interpol, ông Mạnh Hồng Vĩ là một ví dụ.
Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Mỹ hiểu rất rõ âm mưu của Trung Quốc trong LHQ. “Chúng tôi hy vọng LHQ sẽ tiến hành cải cách và nỗ lực thiết lập một tổ chức mang lại hiệu quả cao hơn nữa, không làm suy yếu địa vị lãnh đạo của chúng tôi trên vũ đài toàn cầu, đây là một phần trong quyết tâm lãnh đạo của chúng tôi.” Ông nói thêm: “Không còn nghi ngờ gì về việc Trung Quốc đang không ngừng tận dụng các thủ đoạn để gia tăng sức ảnh hưởng trong các tổ chức quốc tế và toàn bộ hệ thống quốc tế…Thay vì thực hiện theo các nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc lại tập trung vào thúc đẩy mô hình chuyên chế và tư lợi.”
Hành động của Trung Quốc tại LHQ chủ yếu nhắm vào Đài Loan. Phát ngôn viên của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại New York chia sẻ với Fox News rằng, Trung Quốc ngăn cấm Đài Loan tham gia và kiểm soát các cơ quan chuyên môn trong LHQ.
Vị này nói: “Càng vô lý hơn nữa khi những người mang hộ chiếu của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) không được phép vào LHQ ngay cả với tư cách là khách du lịch. Các nhà báo Đài Loan cũng bị từ chối tham dự các cuộc họp như Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.”
Ông Gordon Chang, chuyên gia về Trung Quốc và Đông Á, kêu gọi cộng đồng quốc tế nên có phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cách làm của Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng cảnh báo rằng Mỹ và ĐCSTQ hiện đang trong cuộc chiến tranh liên quan đến tồn vong.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29398-my-nhin-ro-am-muu-cua-tq-trong-cac-to-chuc-thuoc-lien-hiep-quoc.html

Lockheed Martin được hợp đồng bán

hỏa tiễn phòng thủ cho Saudi Arabia 1.48 tỷ mỹ kim

Tin từ WASHINGTON, DC — Vào hôm thứ Sáu (19/7), Ngũ Giác Đài cho biết công ty Lockheed Martin nhận được một hợp đồng trị giá 1.48 tỷ mỹ để xây dựng hệ thống hỏa tiển phòng thủ  THAAD cho Saudi Arabia, nâng tổng giá trị của thỏa thuận lên 5.36 tỷ mỹ kim.
Ngũ Giác Đài cho biết hợp đồng mới này là một sửa đổi đối với một thỏa thuận được trao trước đây để sản xuất Hệ thống phòng thủ khu vực giai đoạn cuối cho Saudi Arabia. Vào tháng 11 năm 2018, các viên chức Saudi Arabia và Hoa Kỳ đã ký thư đề nghị và chấp nhận
các điều khoản chính thức cho việc Saudi Arabia mua 44 dàn phóng, hỏa tiễn THAAD và thiết bị liên quan.
Vào tháng Tư, công ty Lockheed từng nhận được một hợp đồng trị giá 2.4 tỷ mỹ kim cho các hỏa tiễn đánh chặn THAAD, một số trong số đó dự kiến sẽ được chuyển đến Vương quốc Saudi Arabia. Hợp đồng mới nhất này là về các thiết bị hỗ trợ đánh chặn.
Lockheed Martin, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Hoa Kỳ, đã chế tạo và tích hợp hệ thống THAAD, được thiết kế để bắn hạ các hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn, tầm vừa và tầm trung. Raytheon, một công ty khác của Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm chế tạo radar tối tân của hệ thống này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/lockheed-martin-duoc-hop-dong-ban-hoa-tien-phong-thu-cho-saudi-arabia-1-48-ty-my-kim/

Ngoại trưởng Mỹ và Mêhicô họp bàn về di dân

Thu Hằng
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Mêhicô hôm nay, 21/07/2019, gặp đồng nhiệm Marcelo Ebrard để bàn về vấn đề di dân và Kế hoạch Phát triển cho Trung Mỹ. Các cuộc hội đàm này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington vừa mới thắt chặt chính sách đối với di dân xin tị nạn.
Thông tín viên RFI Patrick John tường trình từ Mêhicô :
« Buổi làm việc này sẽ giúp lập một bản sơ kết về những biện pháp di trú mà chính quyền Mêhicô ban hành, chiểu theo thỏa thuận ngày 07/06/2019 ký với Washington. Thỏa thuận này tránh cho Mêhicô bị Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Mêhicô.
Đối với chính quyền của tổng thống Lopez Obrador, đây là bản sơ kết mang tính tích cực. Vì nhờ triển khai hơn 20.000 vệ binh quốc gia dọc biên giới phía bắc và nam Mêhicô, quốc gia này đã giảm được làn sóng di dân. Và chính phủ Mỹ hài lòng về kết quả trên.
Nhưng điểm khiến Mêhicô phật lòng, đó là Hoa Kỳ thông báo đóng cửa biên giới đối với người xin tị nạn và buộc họ phải nộp đơn cho chính quyền Mêhicô. Ngoại trưởng Marcelo Ebrard có lẽ sẽ nhắc lại với đồng nhiệm Mike Pompeo sự phản đối của chính quyền Mêhicô về quyết định đơn phương của Mỹ.
Ngoại trưởng Ebrard có thể cũng tranh thủ dịp này để yêu cầu Hoa Kỳ đóng góp khoảng 2 tỉ đô la vào việc triển khai Kế hoạch Phát triển cho Trung Mỹ. Đây là một kiểu Kế hoạch Marshall nhằm tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế-xã hội, ngăn cản người dân Trung Mỹ vượt biên ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190721-ngoai-truong-my-va-mehico-hop-ban-ve-di-dan

Toàn nước Mỹ kỷ niệm 50 năm

 con người đặt chân lên Mặt Trăng

Thụy My
Cách đây đúng 50 năm, tổng thống Mỹ Richard Nixon gọi điện thoại trực tiếp từ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng lên Mặt Trăng, nơi hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin vừa hạ cánh. Lúc đó là 23 giờ 45 phút, giờ Washington. Mười phút sau, hai phi hành gia bước những bước đầu tiên trên Mặt Trăng. Người Mỹ đã kỷ niệm giây phút lịch sử này trên toàn quốc vào hôm qua, 20/07/2019.
Từ Cap Canaveral, phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố : « Nếu Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins không phải là anh hùng, thì chẳng có ai là người hùng cả ». Theo ông, sự kiện này còn cần phải được kỷ niệm trong 1.000 năm nữa, vào thế kỷ thứ 30.
Trước đó tại Nhà Trắng, tổng thống đương nhiệm Donald Trump dự lễ kỷ niệm từ hôm thứ Sáu cùng với các viên chức NASA và hai phi hành gia Apollo 11 là Buzz Aldrin, Michael Collins.
Chỉ riêng NASA đã tổ chức khoảng 30 sự kiện hôm qua trên đất Mỹ. Nhiều viện bảo tàng và các thành phố lớn trên toàn quốc có các hoạt động kỷ niệm thành công lẫy lừng của chuyến
bay Apollo 11, và không thể kể hết những trại hè dành cho trẻ em và người lớn về chủ đề Mặt Trăng.
NASA mời gọi mọi người tự làm ra một mô hình hỏa tiễn và phóng lên trời vào đúng lúc con người lên thăm Chị Hằng lần đầu tiên cách đây nửa thế kỷ. Riêng tại đại bản doanh NASA ở Houston, một cuộc trình diễn âm nhạc lớn đã được tổ chức, khán giả đếm ngược cho đến thời điểm lịch sử.
Nếu cách đây 50 năm, có 530 triệu người theo dõi phi hành gia Neil Armstrong bước những bước đầu tiên trên Mặt Trăng, thì nay tại Hoa Kỳ tất cả các kênh truyền hình đều có những chương trình đặc biệt, liên tục chiếu các phim tài liệu và phim ảnh về chiến thắng vang dội của Apollo 11.
Cũng đúng vào dịp kỷ niệm này, hôm qua một hỏa tiễn Soyouz đã được phóng đi từ Baikonour để lên trạm không gian ISS, với ba phi hành gia gồm một người Nga, một người Mỹ và một người Ý.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190721-toan-nuoc-my-ky-niem-50-nam-con-nguoi-dat-chan-len-mat-trang

Anh lên án vụ Iran bắt giữ tàu

là ‘hành động thù địch’

Anh hôm thứ Bảy lên án vụ Iran bắt giữ một tàu chở dầu treo cờ Anh ở vùng Vịnh là “hành động thù địch,” bác bỏ lời giải thích của Tehran rằng họ bắt giữ con tàu này vì nó liên quan tới một vụ tai nạn.
Vệ binh Cách mạng Iran đăng một video lên mạng cho thấy tàu cao tốc áp sát tàu chở dầu Stena Impero, với tên của nó có thể nhìn thấy rõ.
Binh sĩ đeo nạ và mang súng máy trèo xuống boong tàu từ một máy bay trực thăng, sử dụng cùng một chiến thuật mà Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đã sử dụng để bắt giữ một tàu chở dầu Iran ngoài khơi Gibraltar hai tuần trước.
Hành động hôm thứ Sáu trong thủy lộ quan trọng nhất để vận chuyển dầu mỏ toàn cầu được nhìn nhận ở phương Tây như một sự leo thang lớn sau ba tháng đối đầu đã đưa Iran và Mỹ đến bờ vực chiến tranh.
Nó diễn ra sau mấy tuần Tehran dọa trả đũa việc Anh bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 của Iran, bị cáo buộc vi phạm các chế tài đối với Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Penny Mordaunt gọi vụ việc này là một “hành động thù địch.” Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt nói ông đã bày tỏ “sự thất vọng vô cùng” qua điện thoại với người đồng cấp Iran, Mohammad Javad Zarif. Ông triệu tập tham tán của Iran ở London.
Người phát ngôn của Vệ binh Cách mạng Iran, Thiếu tướng Ramezan Sharif, nói Tehran bắt giữ con tàu ở eo biển Hormuz bất chấp “sự chống cự và can thiệp” của một tàu chiến Anh đang hộ tống nó khi đó. Không có tàu chiến Anh nào được nhìn thấy trong video mà Vệ binh đăng tải.
Thông tấn xã Fars của Iran cho biết các vệ binh đã kiểm soát tàu Stena Impero vào ngày thứ Sáu sau khi nó đụng phải một tàu đánh cá Iran và phớt lờ tín hiệu cấp cứu của tàu này.
Con tàu, không chở hàng hóa, đã được đưa đến cảng Bandar Abbas của Iran. Nó sẽ ở đó cùng với 23 thành viên thủy thủ đoàn – 18 người trong số này là người Ấn Độ – trong khi vụ tai nạn được điều tra, các hãng thông tấn của Iran dẫn lời Allahmorad Afifipour, người đứng đầu Tổ chức Cảng và Hàng hải ở tỉnh Hormozgan thuộc miền nam, cho biết.
Ông Zarif nói với ông Hunt rằng con tàu phải trải qua một quy trình pháp lí trước khi nó được thả ra, hãng thông tấm ISNA đưa tin.
Pháp, Đức và Liên minh Châu Âu đã cùng Anh lên án vụ bắt giữ.
https://www.voatiengviet.com/a/anh-len-an-vu-bat-giu-tau-la-hanh-dong-thu-dich/5008649.html

Luân Đôn chuẩn bị trừng phạt Teheran

sau vụ tầu dầu Anh bị bắt giữ

Thu Hằng
Chính phủ Anh đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt Iran sau khi quân đội nước này bắt giữ và tịch biên tầu chở dầu Stena Impero của Anh. Ngoại trưởng Jeremy Hunt có thể sẽ thông báo những biện pháp trên vào hôm nay, 21/07/2019.
Theo trang The Telegraph, phía Anh có thể đưa ra những biện pháp riêng để trừng phạt về kinh tế và ngoại giao Iran. Ngoài ra, Luân Đôn còn có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu áp dụng trở lại những biện pháp trừng phạt từng được gỡ bỏ trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân 2015.
Trong bức thư gửi Hội Đồng Bảo An và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 20/07, mà Reuters có được, phái đoàn Anh lên án « sự can thiệp bất hợp pháp » của Iran. Vì khi bị Iran bắt, tầu dầu của Anh đang ở vùng biển của Oman và như vậy, con tầu đó đang thực hiện « quyền được quá cảnh sang eo biển quốc tế như được quy định trong khuôn khổ luật quốc tế ». Tuy nhiên, bức thư khẳng định Anh Quốc « không tìm cách đối đầu với Iran ».
Mỹ cáo buộc Iran « leo thang bạo lực »
Ngay sau khi bắt giữ tầu Stena Impero, trên mạng Twitter, ngoại trưởng Iran viết rằng Anh nên ngừng hỗ trợ cho chích sách khủng bố kinh tế của Mỹ. Ngay lập tức, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lên án Teheran « leo thang bạo lực ».
Từ Houston, thông tín viên RFI Thomas Harms giải thích :
« Sự kiện tầu chở dầu của Anh bị Iran bắt thứ Sáu 19/07 xảy ra sau khi tổng thống Donald Trump thông báo một tầu chiến của Mỹ đã bắn hạ một máy bay không người lái của Iran.
Một loạt sự kiện nối tiếp xảy ra mà theo bình luận của tổng thống Mỹ trước báo giới tại Nhà Trắng hôm 20/07 càng chứng minh cho những gì ông nói về Iran, rằng quốc gia này chỉ mang lại rắc rối và chỉ toàn rắc rối mà thôi.
Ông Donald Trump từ chối bình luận về việc tầu dầu của Anh bị bắt, liệu chính quyền Teheran đã vượt lằn ranh đỏ hay chưa. Ông chỉ nói thêm rằng Hoa Kỳ có một thỏa thuận an ninh với Anh Quốc. Trong khi đó, hôm qua (20/07), Luân Đôn đã đe dọa Iran về những hậu quả nghiêm trọng.
Về phần mình, bộ chỉ huy trung ương quân đội Hoa Kỳ (CENTCOM, phụ trách Trung Đông, Trung Á và Nam Á) cho biết đang triển khai các biện pháp hàng hải quốc tế để bảo đảm an ninh cho các tuyến đường thủy ở Trung Đông.
Lo ngại về rủi ro đánh giá nhầm dẫn tới một cuộc xung đột ngoài ý muốn, nên bộ Quốc Phòng Mỹ muốn thúc đẩy ổn định và góp phần làm giảm căng thẳng để tầu thuyền có thể tiếp tục qua lại an toàn ở eo biển Ormuz ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190721-luan-don-chuan-bi-trung-phat-teheran-sau-vu-tau-dau-anh-bi-bat-giu

Putin nói ‘thông cảm’ với Trump

từ trước cuộc bầu cử 2016

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông đã “thông cảm” với Donald Trump từ trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 đưa ông Trump lên nắm quyền, vì mong muốn của ông khôi phục quan hệ bình thường với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với nhà làm phim người Mỹ Oliver Stone ngày 19 tháng 6 và được đăng trên website của Điện Kremlin vào ngày thứ Sáu, ông Putin cũng nói rằng bất kì người nào bị cáo buộc là tin tặc Nga vẫn không thể nào ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.
Tổng thống Nga nhắc lại rằng ông đã không và sẽ không can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Quan hệ giữa Moscow và Washington lâu nay đã căng thẳng vì những phát hiện của giới tình báo và chấp pháp ở Mỹ nói rằng Nga đã tìm cách tác động đến kết quả cuộc bầu cử
tổng thống Mỹ năm 2016 để tăng cơ hội giành chiến thắng của ông Trump. Điện Kremlin phủ nhận điều này.
Các cơ quan tình báo và chấp pháp của Mỹ nói rằng Nga đã sử dụng thông tin xuyên tạc và các chiến thuật khác để hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử của ông Trump vào năm 2016, điều mà ông Putin bác bỏ.
“Và cho dù blogger người Nga nào – tôi không biết ai làm việc trên Internet – bày tỏ quan điểm của họ về tình hình ở Mỹ theo cách này hay cách khác, điều này không thể nào đóng vai trò quyết định. Chuyện này phi lí,” ông Putin nói.
“Nhưng chúng tôi đã thông cảm với ông ấy, bởi vì ông ấy nói rằng ông ấy muốn khôi phục quan hệ bình thường với Nga. Có gì xấu đâu? Và tất nhiên, chúng tôi không thể không hoan nghênh một lập trường như vậy.”
https://www.voatiengviet.com/a/putin-noi-thong-cam-voi-trump-tu-truoc-cuoc-bau-cu-2016/5008682.html

Nga : 20.000 người biểu tình

đòi bầu cử tự do ở Matxcơva

Thu Hằng
Phe đối lập đã huy động được hơn 20.000 người biểu tình ở thủ đô Matxcơva ngày 20/07/2019 để yêu cầu tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Lý do của cuộc biểu tình đông đảo này bắt nguồn từ việc ngày 16/07, Ủy ban Bầu cử Nga bác đơn ứng cử của khoảng 60 ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Matxcơva, diễn ra vào tháng Chín.
Trong đoàn người biểu tình có nhà đối lập Alexei Navalny. Ông kêu gọi gây áp lực với chính quyền để những ứng viên bị loại có thể được ra tranh cử.
Thông tín viên RFI tại Matxcơva Daniel Vallot phỏng vấn nhà đối lập Navalny :
« Trên khán đài, Alexei Navalny, nhà đối lập nổi tiếng, không nằm trong danh sách ứng viên bị loại khỏi cuộc bầu cử diễn ra vào tháng Chín. Tuy nhiên, quyết định của Ủy ban Bầu cử liên quan đến rất nhiều người thân cận và đồng minh chính trị của ông.
Đối với nhà đấu tranh chống tham nhũng, quyết định trên không chỉ nhạo báng quyền của những ứng cử viên mà cả những cử tri muốn ủng hộ phe đối lập.
Ông nói : « Cuộc tập hợp này mang ý nghĩa quan trọng vì người dân ở Matxcơva muốn chứng tỏ rằng họ từ chối bị đối xử như công dân hạng hai. Điều mà người ta nhận thấy, đó là sự coi thường lâu nay từ phía nhà cầm quyền. Chính quyền thường có thói quen sửa kết quả bầu cử, nhưng lần này, họ còn quyết định trước là những người đó thậm chí không thể được ra tranh cử ! »
Liệu quyết định trên cho thấy chính quyền sợ những ứng viên độc lập này ? Ông Navalny khẳng định : « Dĩ nhiên ! Điều này cho thấy là chính quyền sợ. Họ sợ rằng chính những ứng viên của họ không được lòng dân và họ sẽ thua tất ! »
Ông Alexei Navalny muốn tranh thủ nỗi tức giận của những ứng viên bị tước quyền ra tranh cử. Một trận chiến mới mở ra cho nhà đối lập với điện Kremlin: ông Navalny từng bị tước quyền ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2018.
Một năm sau, điểm tín nhiệm của tổng thống Vladimir Putin, cũng như của đảng đang cầm quyền bị suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên, trừ trường hợp bất ngờ, phe đối lập sẽ không tận dụng được tình thế này trong các cuộc bầu cử ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190721-nga-20000-nguoi-bieu-tinh-doi-bau-cu-tu-do-o-matxcova

Bầu cử Ukraina : Gần 50% cử tri

muốn bỏ phiếu cho đảng của Zelensky

Trọng Thành
Ukraina bầu cử Quốc Hội hôm nay, Chủ Nhật, 21/07/2019. Đảng « Người phục vụ Nhân dân » của tân tổng thống Ukraina, với rất nhiều gương mặt xuất thân từ xã hội dân sự và giới trẻ, giành được nhiều thiện cảm của cử tri. Thất vọng với các thế lực chính trị truyền thống, gần một nửa số cử tri dự định bỏ phiếu cho đảng của tổng thống Volodymyr Zelensky.
Trong số 22 đảng tham gia bầu cử, năm đảng có khả năng vào được Quốc Hội mới, hai trong số đó là các đảng vừa mới được thành lập. Đảng Người phục Nhân dân của tổng thống Zelensky, nguyên là một diễn viên hài, đã quyết định loại trừ tất cả các cựu dân biểu, và ưu tiên cho những người trẻ, xuất thân từ xã hội dân sự, từ giới doanh nghiệp, giới tranh đấu xã hội hay những nhân vật nổi tiếng không hề có kinh nghiệm chính trị. Tuổi trung bình của các ứng viên hai đảng này là 37 tuổi.
Đảng mới thành lập thứ hai có khả năng vào Quốc Hội, là « Golos » (có nghĩa là Tiếng nói) của ca sĩ Svyatoslav Vakartchouk, ca sĩ của một nhóm nhạc rock nổi tiếng nhất Ukraina. Đảng này vừa thành lập cách nay một tháng. Nếu vượt quá 5% phiếu bầu để vào được Quốc Hội, đảng này có thể liên minh với đảng của tổng thống Zelensky.
Tại khu vực giới tuyến với vùng ly khai thân Nga, trước ngày bầu cử, hai binh sĩ và một thường dân thiệt mạng. Hôm nay, quân đội Ukraina thông báo hai quân nhân khác tử thương do trúng mìn. Tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn không thời hạn giữa chính quyền Kiev và phe ly khai sẽ chính thức có hiệu lực từ hôm nay. Tình hình an ninh ngày bầu cử nhìn chung không gây lo ngại cho chính quyền Kiev và các nhà quan sát quốc tế.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190721-bau-cu-ukraina-gan-50-cu-tri-muon-bo-phieu-cho-dang-cua-zelensky

Iran bác bỏ tuyên bố của Hoa Kỳ

việc phá hủy máy bay không người lái

Tin từ DUBAI — Vào hôm thứ Sáu (19/7), Đài truyền hình nhà nước Iran phát sóng đoạn phim, chứng minh rằng lời tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc Hải quân Hoa Kỳ đã phá hủy một máy bay không người lái của Iran ở vùng Vịnh là sai sự thật.
Đoạn video do Vệ binh Cách mạng công bố đã cho thấy góc nhìn các tàu chiến từ trên không. Đài truyền hình cho biết máy bay không người lái đã thu được các cảnh quay và các ký hiệu thời gian cho thấy máy bay không người lái vẫn đang quay phim sau khi Washington tuyên bố rằng nó bị phá hủy ở eo biển Hormuz.
Vào hôm thứ Năm (18/7), tổng thống Donald Trump cho biết máy bay không người lái của Iran bay tới phạm vi 1,000 mét (900 mét) của chiến hạm Boxer của Hoa Kỳ, và máy bay này phớt lờ “nhiều lệnh yêu cầu rút lui”.
Cũng liên quan đến Ian, vào hôm thứ Sáu (19/7), Anh Quốc tố cáo Iran bắt giữ 2 tàu chở dầu ở vùng Vịnh, và nhấn mạnh rằng Tehran phải thả tàu ngay lập tức hoặc sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran từng tuyên bố bắt giữ một chiếc tàu chở dầu cắm cờ nước Anh mang tên Stena Impero. Hành động này xảy ra hai tuần sau khi Hải quân Anh bắt giữ một tàu dầu của Iran ở Gibraltar.
Tuy nhiên, hãng thông tấn Tasnim cho biết, Iran không bắt giữ chiếc tàu chở dầu thứ hai do Anh điều khiển mang tên Mesdar. Tàu Mesdar được Tehran cho phép tiếp tục lộ trình di chuyển sau khi nhận được khuyến cáo về các vấn đề an toàn và môi trường. Dựa vào dữ kiện theo dõi lộ trình các con tàu của Refinitiv, các chuyên gia phát hiện ra rằng hai tàu Stena Impero và Mesdar đã thay đổi hướng di chuyển một cách rõ rệt không lâu sau khi đi vào vùng biển của Vịnh Ba Tư thông qua eo biển chiến lược Hormuz.
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho rằng các vụ bắt giữ này là không thể chấp nhận được, và tự do hàng hải cần phải được duy trì. Ông Hunt nhấn mạnh, Iran sẽ đối mặt với hậu quả nếu không thả tàu, nhưng ông khẳng định Anh Quốc sẽ không tính đến việc sử dụng các giải pháp quân sự. Tổng thống Trump nói sẽ thảo luận với Anh về vấn đề này. Lý do Iran đưa ra trong vụ bắt giữ tàu chở dầu của Anh Quốc là do tàu này tắt thiết bị theo dõi định vị và không tuân theo một số khuyến cáo của quân đội Iran. Do vậy, chính quyền Iran yêu cầu quân đội điều hướng cho chiếc tàu Stena Impero cập cảng Bandar Abbas để điều tra. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/iran-bac-bo-tuyen-bo-cua-hoa-ky-viec-pha-huy-may-bay-khong-nguoi-lai/

Iran cảnh báo Anh không làm leo thang căng thẳng

Đại sứ Iran tại Anh hôm 21/7 cảnh báo London không làm leo thang căng thẳng, trong khi một quan chức Anh từ chối loại bỏ khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt sau khi Tehran bắt giữ một tàu chở dầu treo cờ Anh, theo Reuters.
Anh hôm 19/7 coi việc Iran giữ tàu Stena Impero ở Eo biển Hormuz là một “hành động thù địch”.
“Anh cần phải khống chế “các thế lực chính trị nội địa muốn làm theo thang căng thẳng hiện thời giữa Iran và Anh ra ngoài khuôn khổ của vấn đề tàu bè”, đại sứ Iran tại Anh Hamid Baeidinejad viết trên Twitter.
“Đây là điều khá nguy hiểm và thiếu khôn ngoan tại một thời điểm nhạy cảm trong khu vực”, ông viết, nói thêm rằng Iran “kiên quyết và sẵn sàng cho các tình thế khác nhau”.
XEM THÊM:
Anh lên án vụ Iran bắt giữ tàu là ‘hành động thù địch’
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Anh Tobias Ellwood không loại từ khả năng đáp trả Iran bằng các biện pháp trừng phạt.
Vụ bắt giữ tàu Stena Impero xảy ra sau một vụ các lực lượng hàng hải hoàng gia Anh bắt giữ tàu chở dầu của Iran hôm 4/7 gần Gibraltar, theo Reuters.
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt hôm 20/7 nói rằng các hành động của Tehran cho thấy “các dấu hiệu đáng ngại rằng Iran có thể lựa chọn một bước đi nguy hiểm với các hành vi trái phép và gây bất ổn sau vụ Gibraltar bắt giữ đúng luật tàu chở dầu tới Syria”.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-anh-kh%C3%B4ng-l%C3%A0m-leo-thang-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng/5009170.html

Bất chấp quốc tế kêu gọi,

Iran kiên quyết không thả tàu dầu Anh

Trọng Thành
Căng thẳng gia tăng tại vùng Vịnh sau khi Teheran bắt giữ một tàu dầu Anh quốc, sau một vụ va chạm trên biển. Hàng loạt lời kêu gọi từ phía châu Âu, cũng như các đe dọa từ phía Mỹ và Anh, đã không khiến Iran thay đổi quyết định. Chính quyền Teheran hôm nay 21/07/2019 thông báo, số phận của chiếc tàu dầu phụ thuộc vào « thái độ hợp tác » của thủy thủ đoàn với các nhà điều tra.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình bằng tiếng Anh của Nhà nước Iran Press TV, ông Allah-Morad Afifipour, lãnh đạo cơ quan phụ trách cảng và giao thông trên biển thuộc tỉnh Hormozgan, khẳng định « cuộc điều tra phụ thuộc vào sự hợp tác của thủy thủ đoàn (con tàu Stena Impero) và cũng vào khả năng các nhà điều tra tiếp cận với các bằng chứng cần thiết để làm rõ vụ việc ». Người phụ trách Iran cho biết 23 thành viên thủy thủ đoàn (bao gồm 18 người Ấn Độ, ba người Nga, một người Philippines và một người Latvia) đều «khỏe mạnh».
Trước đó, ông Afifipour cũng thông báo là tàu Anh Stena Impero « đã va chạm với một tàu đánh cá ». Việc chính quyền Iran mở điều tra về « các nguyên nhân » xảy ra tai nạn là phù hợp với « luật pháp quốc tế ». Lãnh đạo ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cũng khẳng định là mọi hành động của phía Iran tại vùng Vịnh là nhằm để luật pháp quốc tế được tôn trọng.
Trong khi đó, đại sứ Iran tại Anh, Hamid Baeidinejad, đã hối thúc chính quyền Anh không để cho các thế lực chính trị nội bộ muốn căng thẳng leo thang giữa Luân Đôn và Teheran, khiến tình hình tồi tệ thêm. Đại sứ Iran cũng cảnh báo là Teheran sẵn sàng « nhiều kịch bản » để đối phó.
Về phản ứng của Iran, chuyên gia Thierry Coville, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (Institut des relations Internationales et Stratégiques) nhận định :
« Cần phải hiểu rõ cội rễ của vấn đề. Về phía chính quyền Iran, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định hạt nhân, Teheran tuân thủ thỏa thuận trong vòng một năm cho đến tháng 5/2019. Nền kinh tế Iran bị trừng phạt Mỹ chịu tác hại trầm trọng với mức lạm phát 50%. Người ta đưa ra con số 40% dân Iran sống dưới ngưỡng nghèo khó. Thuốc men thiếu thốn, xuất khẩu dầu mỏ sụt giảm mạnh. Về mặt lô-gic, có thể thấy là chính quyền Iran sau một thời gian nhất định sẽ không thể chịu bó tay chờ đợi. Chúng ta thấy Teheran bắt đầu phản ứng, nhưng trong trạng thái kiềm chế ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190721-bat-chap-quoc-te-keu-goi-iran-kien-quyet-khong-tha-tha-tau-dau-anh

Nhật: Liên minh Abe

được dự báo thắng bầu cử Thượng viện

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được dự báo giành đa số ghế trong cuộc bầu cử Thượng viện hôm 21/7.
Theo Reuters, sự kiện này có thể xác định liệu mục tiêu sửa đổi Hiến pháp chủ hòa hậu Thế chiến II có thể tiếp tục hay không.
Quan hệ Nhật-Trung ‘trở lại bình thường’
Ông Abe gặp ông Tập dưới bóng ông Trump?
Trump-Kim: Abe tới Mỹ giữa đợt sóng ngoại giao
Vì sao nhiều người Nhật về hưu muốn đi tù?
Các cuộc thăm dò cho thấy đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe và liên minh được trông đợi giành được hơn một nửa trong số 124 ghế để giành đa số ghế Thượng viện.
Tuy nhiên, không chắc là liệu liên minh cầm quyền có giữ được ⅔ ghế cần thiết để bắt đầu quá trình sửa đổi Hiến pháp chủ hòa nhằm tiếp tục hợp pháp hóa quân đội, một động thái gây tranh cãi.
“Nếu họ không đạt được ⅔ ghế Thượng viện, việc sửa đổi hiến pháp là không thể,” ông Steven Reed, một giáo sư danh dự tại Đại học Chuo nói.
Việc sửa đổi Hiến pháp chủ hòa được cho là mang tính biểu tượng cao.
Hiến pháp chủ hòa vốn giới hạn lực lượng vũ trang Nhật chỉ được hành động tự vệ
Các cuộc thăm dò cho thấy các cử tri đang chia rẽ về sự thay đổi này. Những người phản đối lo ngại rằng nếu làm như vậy thì sẽ tăng nguy cơ nước Nhật dính vào các cuộc xung đột do Hoa Kỳ dẫn dắt.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48999805

Hàn Quốc và Mỹ

định đổi tên cuộc tập trận 19-2 Dong Maeng

Thu Hằng
Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc mang tên 19-2 Dong Maeng (Đồng Minh), theo dự kiến, sẽ diễn ra vào tháng 08/2019. Ngày 21/07/2019, một số nguồn tin cho biết hai nước đang nghiên cứu đổi tên cuộc tập trận nhằm tránh ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về nguyên tử với Bắc Triều Tiên.
Theo Yonhap, cuộc tập trận 19-02 Dong Maeng sẽ diễn ra vào ba tuần đầu tháng Tám. Quyết định đổi tên dường như nhằm xoa dịu Bình Nhưỡng sau khi bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên cảnh báo vào tuần trước rằng cuộc tập cuộc trận 19-2 Dong Maeng sẽ tác động đến các cuộc đàm phán về hạt nhân với Washington. Trong cuộc gặp tại Bàn Môn Điếm hôm 30/06, tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong Un đồng ý nối lại đàm phán trong những tuần tiếp theo.
Theo tin mới nhất của Reuters, ông Choi Jong Kun, một cố vấn của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, cho biết cuộc tập trận 19-2 Dong Maeng có thể sẽ vẫn diễn ra như dự kiến. Phát biểu trong một diễn đàn về chiến lược hôm 20/07 tại Mỹ, ông nhấn mạnh phần lớn cuộc thao dượt có thể sẽ tập trung vào các tình huống giả định trên máy tính, chứ không triển khai quân nhân trên thực địa.
Cuộc tập trận Dong Maeng thay thế cho hai cuộc tập trận Key Resolve và Foal Eagle thường diễn ra vào mùa xuân. Vào tháng 03/2019, Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận Dong Maeng lần thứ nhất.
Năm 2018, Seoul và Washington cũng đã chấm dứt cuộc tập trận chung Freedom Guardian để giảm căng thẳng với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, từ lâu, Bình Nhưỡng yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc phải ngừng tất cả các cuộc tập trận chung, bị coi là nhằm xâm chiếm Bắc Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190721-han-quoc-va-my-dinh-doi-ten-cuoc-tap-tran-19-2-dong-maeng

Hong Kong: Phong tỏa khu trung tâm

ngăn cuộc biểu tình mới nhất

Cảnh sát Hong Kong phong tỏa trung tâm thành phố hôm 21/7 để ngăn cuộc biểu tình mới nhất nhằm phản đối dự luật dẫn độ.
Theo Reuters, hàng vạn người dự kiến xuống đường từ Victoria Park, Causeway Bay đến Wan Chai, cách nhau một trạm tàu ​​điện ngầm.
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Hong Kong: Hàng vạn người biểu tình
Biểu tình Hong Kong: Công nghệ hỗ trợ biểu tình như thế nào?
Hong Kong bị choáng sau đợt biểu tình
Các nhà tổ chức cuộc biểu tình không được kết thúc cuộc biểu tình ở quận Central, gần nơi cảnh sát hồi tháng 6/2019 bắn đạn cao su và hơi cay để giải tán người biểu tình.
Cuộc biểu tình hôm 21/7 diễn ra một ngày sau khi hàng vạn người tuần hành ủng hộ cảnh sát và kêu gọi chấm dứt bạo lực.
Tình hình ở Hong Kong vẫn rất căng thẳng sau một loạt các cuộc đối đầu giữa các nhà hoạt động và cảnh sát trong các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp.
Cảnh sát vào cuối ngày 19/7 đã thu giữ một lô chất nổ tự chế và vũ khí trong một tòa nhà ở quận Tsuen Wan. Ba người đã bị bắt liên quan đến vụ này.
Không rõ liệu những chất nổ bị phát hiện có liên quan đến cuộc biểu tình hôm 21/7 hay không.
Trụ sở chính phủ và đồn cảnh sát vốn là mục tiêu của người biểu tình trong các cuộc biểu tình trước, hiện đã bị rào chắn trong khi truyền thông cho biết 5.000 cảnh sát đang được điều động ứng phó với cuộc biểu tình dự kiến ​​bắt đầu lúc 07:00 GMT.
Một số con đường lớn đã bị đóng.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam đã xin lỗi vì sự hỗn loạn mà dự luật dẫn độ đã gây ra và tuyên bố nó “đã chết”. Tuy nhiên, những người biểu tình đòi phải rút dự luật hoàn toàn và đòi bà Lam từ chức.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49061944

Tài tử Hong Kong Simon Yam

bị đâm trên sân khấu tại Trung Cộng

Hôm thứ Bảy (20 tháng 7), tài tử người Hong Kong Simon Yam bị đâm trên sân khấu khi đang phát biểu tại một sự kiện quảng cáo ở Trung Cộng.
Đoạn phim đăng tải trên mạng truyền thông xã hội Trung Cộng cho thấy ông Yam đang phát biểu trên sân khấu thì một người đàn ông bất ngờ lao đến đâm nam tài tử. Sau đó ông Yam ôm bụng và bị thương khi ông rời khỏi sân khấu. Truyền thông Hong Kong đưa tin, cảnh sát địa phương đã bắt giữ một nghi can tại hiện trường.
Theo bản tin của tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, nam tài tử 64 tuổi đã tham gia lễ khai trương một cửa hàng ở miền nam tỉnh Quảng Đông.
Ông Simon Yam là tài tử nổi tiếng ở châu Á và nhận được nhiều lời khen trên trang web đánh giá phim IMDB với các bộ phim như ‘Lara Croft Tom Raider: The Cradle of Life’ và ‘Ip Man’. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tai-tu-hong-kong-simon-yam-bi-dam-tren-san-khau-tai-trung-cong/

Người Hong Kong

đổ về văn phòng đại diện Bắc Kinh

Hàng nghìn người biểu tình hôm 21/7 đổ về văn phòng đại diện của Bắc Kinh ở Hong Kong, trong bối cảnh bất bình về dự luật dẫn độ hiện dẫn tới phong trào phản đối điều nhiều người coi là sự xói mòn tự do ở thành phố này, theo Reuters.
Hãng tin này nói rằng hàng triệu người đã tuần hành suốt hơn hai tháng qua, thể hiện sức mạnh chưa từng có nhằm phản đối lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam.
Bất chấp sắc lệnh của cảnh sát, theo Reuters, các nhà hoạt động, trong đó có nhiều người mặc đồ đen, đã tuần hành ra khỏi khu vực chính thức được cho phép để tiến về Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh.
Một số người biểu tình đã ném trứng lên tường của Văn phòng Liên lạc, trong khi một số người khác ngăn cản các tuyến đường chính.
XEM THÊM:
Cảnh sát Hong Kong tìm thấy chất nổ trước cuộc biểu tình cuối tuần
Reuters cho rằng các hình ảnh này gợi lại các cuộc biểu tình đòi dân chủ đã làm tê liệt Hong Kong năm 2014.
Cuộc biểu tình hôm 21/7, vốn trước đó diễn ra ôn hòa trên tuyến đường được cho phép, là vụ phản đối mới nhất trong cuộc bạo loạn đã đẩy trung tâm tài chính châu Á vào cuộc khủng hoảng chính trị.
Hãng tin Anh đưa tin thêm rằng cuộc tuần hành diễn ra một ngày sau khi hàng chục nghìn người tập hợp để bày tỏ sự hậu thuẫn đối với các cảnh sát, vốn trước đó bị cáo buộc đã quá mạnh tay đối với các nhà hoạt động.
Cuộc phản đối hôm 21/7 nêu bật yêu cầu rút hoàn toàn dự luật dẫn độ cũng như kêu gọi một cuộc điều tra độc lập đối với các cáo buộc về các hành động tàn bạo của cảnh sát, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-hong-kong-%C4%91%E1%BB%95-v%E1%BB%81-v%C4%83n-ph%C3%B2ng-%C4%91%E1%BA%A1i-di%E1%BB%87n-b%E1%BA%AFc-kinh/5009127.html

Hồng Kông lại ồ ạt biểu tình

chống dự luật dẫn độ và bạo lực cảnh sát

Thụy My
Hàng chục ngàn người dân Hồng Kông một lần nữa lại xuống đường ngày Chủ nhật 21/07/2019, và đòi hỏi của họ là phải mở điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát. Trong khi đó chính quyền cho rằng một cuộc điều tra trong nội bộ ngành cảnh sát là đã đủ. Về phần mình, cảnh sát lo sợ người biểu tình sẽ đi quá trớn, nhất là sau khi phát hiện chất nổ tại một căn hộ nơi những người đấu tranh đòi độc lập trú ngụ.
Đây là Chủ nhật biểu tình lần thứ bảy tại đặc khu chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Thông tín viên Florence de Changy ở Hồng Kông cho biết thêm chi tiết :
« Tối thứ Sáu 19/7, cảnh sát tìm thấy hai ký lô TATP, một loại chất nổ rất mạnh đã từng được sử dụng trong vụ khủng bố ở Luân Đôn năm 2005. Ngoài ra còn có bom xăng tự tạo, những chai a-xít và một loạt đồ vật có thể dùng làm vũ khí…tất cả những thứ này cho đến nay chưa hề nhìn thấy trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Tại cùng một địa điểm, cảnh sát còn tịch thu được những chiếc loa cầm tay, nón bảo hộ lao động màu vàng – cùng một loại với những chiếc nón mà các thanh niên biểu tình đã đội. Những tài liệu của một đảng chủ trương độc lập là đảng Quốc Gia Hồng Kông cũng được tìm thấy.
Thế nên cảnh sát đã sử dụng một loạt những biện pháp đề phòng, mà trước hết là huy động hàng ngàn nhân viên cùng với lực lượng đặc biệt. Những tòa nhà từng là đích nhắm của người biểu tình như trụ sở cảnh sát, Nghị Viện, trụ sở chính quyền đều được bảo vệ bằng
những hàng rào đồ sộ cao hơn hai mét, chứa đầy nước, có nghĩa là không thể xê dịch nổi. Đó cũng là những « tường thành » từng được dựng lên trong chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc cách đây hai năm, được giữ an ninh cực kỳ nghiêm ngặt.
Những hàng rào bảo vệ người đi bộ dọc theo lề đường đã bị gỡ đi, thay vào đó là những dải băng của cảnh sát. Tương tự đối với những thùng rác và tất cả những vật gì có thể dùng đến trong các vụ đụng độ trước đây. Cảnh sát cũng buộc phải đi theo một lộ trình ngắn nhất, và cuộc biểu tình phải kết thúc sớm hơn. Tuy nhiên không có gì chắc chắn rằng người biểu tình sẽ tuân thủ những hạn chế này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190721-hong-kong-lai-o-at-bieu-tinh-chong-du-luat-dan-do-va-bao-luc-canh-sat

Nhiều nhà máy rời khỏi Trung Quốc

tránh thuế quan của Tổng thống Trump

Một số nhà máy đang chuyển ra khỏi Trung Quốc. Những công ty khác thì đang thiết kế lại chiến lược sản phẩm. Một số đang tìm kiếm những lỗ hổng trong luật thương mại, hoặc thậm chí dán nhãn sai về nơi xuất xứ của hàng hóa – tất cả đều với mục tiêu trốn tránh “cơn bão thuế quan” đối với hàng hóa từ Trung Quốc.
Sự dịch chuyển này diễn ra trong bối cảnh nhiều công ty gặp tổn thất vì thuế quan trong cuộc chiến thương mại kéo dài hàng năm của ông Trump với Trung Quốc không biết khi nào sẽ kết thúc, theo Global News.
Xcel Brands, một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, sở hữu các thương hiệu như Halston, Isaac Mizrahi và C. Wonder. Hai năm trước, công ty này sản xuất tất cả mặt hàng quần áo của họ ở Trung Quốc. Bây giờ, công ty này đã di chuyển, đa dạng hóa nơi sản xuất sang Việt Nam, Campuchia, Bangladesh và Canada, và cũng cân nhắc tới Mexico và Trung Mỹ. Đến năm sau, họ dự kiến, sẽ hoàn toàn rời khỏi Trung Quốc.
Tổng thống Trump đã phát động cuộc chiến thương mại lớn nhất thế giới kể từ những năm 1930 bằng cách áp mức thuế quan trị giá 250 tỷ đô la lên hàng hóa Trung Quốc và đe dọa sẽ đánh thuế thêm 300 tỷ đô la. Ông cũng đã theo đuổi các trận chiến thương mại khác với các đồng minh Hàn Quốc, Mexico, Canada và Nhật Bản và Liên minh Châu Âu về thương mại thép, nhôm và ô tô.
Đối mặt với “viễn cảnh chiến tranh thương mại mãi mãi” với các đối tác thương mại của Mỹ, nhiều doanh nghiệp nói rằng họ trì hoãn các quyết định đầu tư và xem xét lại các mối quan hệ kinh doanh.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29399-nhieu-nha-may-roi-khoi-trung-quoc-tranh-thue-quan-cua-tong-thong-trump.html

Phỏng vấn chuyên gia:

Tội ác Chống lại loài người của chính quyền TQ

Trong bối cảnh một tòa án độc lập điều tra về thu hoạch tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc, một tạp chí nhân quyền tại Ý đã phỏng vấn tiến sĩ Lý Huy Qua (Li Huige), Giảng sư tại Trung tâm Y tế Đại học thuộc Đại học Johannes Gutenberg – trường đại học lớn thứ 5 ở Đức. Ông Lý Huy Qua đã trình bày về vấn đề thu hoạch tạng này từ góc nhìn của một chuyên gia y tế.
Cuộc phỏng vấn của tạp chí nhân quyền Bitter Winter với tiến sĩ Lý bắt đầu bằng thông tin về một bộ phim tài liệu nổi tiếng năm 2014 có tiêu đề Thu hoạch Nhân thể (Human Harvest), do nhà làm phim Leon Lee ở Vancouver, Canada, đạo diễn.
Ông có thể tóm lược ngắn gọn nội dung của bộ phim Thu hoạch Nhân thể cho độc giả của chúng tôi hay không?
Thu hoạch Nhân thể là một bộ phim tài liệu của hãng phim Flying Cloud Productions ở Vancouver, Canada. Bộ phim đã giành được Giải thưởng Peabody và một số giải thưởng khác. Bộ phim bắt đầu với câu chuyện của các bệnh nhân Đài Loan đến Trung Quốc Đại Lục và được cấy ghép tạng chỉ trong vòng vài tuần. Trung Quốc không có hệ thống hiến tạng trước năm 2010 và các quan chức Trung Quốc tuyên bố rằng phần lớn tạng là do tù nhân bị xử tử hiến tặng. Tuy nhiên, số lượng các vụ tử hình quá thấp khi đặt trong tương quan với số ca cấy ghép tiến hành mỗi năm, chưa kể thời gian chờ đợi ghép tạng cực ngắn. Một loạt cuộc điều tra của ông David Matas, ông David Kilgour và các nhà hoạt động nhân quyền khác cho thấy, các cơ quan tạng chủ yếu đến từ tù nhân lương tâm là người tập Pháp Luân Công, khi phong trào thực hành tâm linh này bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999.
Ông đã gây chú ý khi góp mặt trong một phiên bản của bộ phim đó. Ông đóng vai trò gì trong phim?
Vào năm 2016, mạng truyền hình tiếng Đức, 3sat, đã chuyển thể bộ phim Thu hoạch Nhân thể sang phiên bản tiếng Đức với tựa đề “Ausgeschlachtet: Organe auf Bestellung” (Ăn thịt đồng loại: Tạng theo đặt hàng). Trong phiên bản này, 3sat đã phỏng vấn tôi và lồng ghép phát biểu của tôi vào đoạn phim được đặt tên tiếng Đức. Trên thực tế, phiên bản tiếng Đức này là một phiên bản làm lại của 3sat. Đóng góp của tôi là giải thích tình hình ở Trung Quốc, ví dụ như, tại sao không phải tất cả các cơ quan tạng từ tù nhân hành quyết đều có thể sử dụng cho cấy ghép. Tuy nhiên, thông điệp chính của bộ phim vẫn giữ nguyên; nó chủ yếu dựa trên cuộc điều tra của hai ông Matas và Kilgour.
Trong nhiều năm, tội ác “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest – tên một cuốn sách của hai tác giả Matas và Kilgour) đặc biệt nhằm vào phong trào Pháp Luân Công. Mặc dù chúng ta biết rằng tội ác tương tự cũng đồng thời diễn ra ở các cộng đồng khác, nhưng khi bộ phim được phát hành, người tập Pháp Luân Công vẫn là nhóm nạn nhân đặc thù. Tại sao lại là Pháp Luân Công?
Chính cuộc đàn áp tàn bạo đối với phong trào Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khiến cho toàn bộ tội ác thu hoạch tạng trở nên khả thi. Tại sao Pháp Luân Công bị bức hại? Báo cáo của Freedom House 2017 chỉ ra rằng đó là trận chiến của ĐCSTQ nhắm vào linh hồn Trung Quốc. Pháp Luân Công là nhóm tín ngưỡng độc lập lớn nhất phát triển nhanh chóng sau Cách mạng Văn hóa. Đó là lý do tại sao Pháp Luân Công trở thành mục tiêu của ĐCSTQ. Chiến dịch “nhổ tận gốc” phong trào này bắt đầu từ những năm 1990, khi mà mạng Internet chưa phổ biến rộng rãi như ngày nay và người dân ở Trung Quốc chỉ có quyền truy cập hạn chế vào các nguồn thông tin độc lập. Do đó, tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công của ĐCSTQ hiệu quả đến mức nhiều người Trung Quốc tin rằng người tập Pháp Luân Công đáng bị giết. Một số bác sĩ liên quan đến tội ác mổ cướp tạng thậm chí còn nghĩ rằng họ đang làm những việc tốt: loại bỏ kẻ thù, đồng thời, giúp đỡ bệnh nhân tiếp tục sống sót nhờ các cơ quan tạng của kẻ thù.
Thật tàn khốc! Tại sao ĐCSTQ sợ Pháp Luân Công?
ĐCSTQ không chỉ sợ Pháp Luân Công. Nó lo sợ mọi đoàn nhóm nếu nhóm đó lớn mạnh và không ngừng phát triển, đặc biệt là các nhóm tôn giáo. Ngày nay, tín đồ Kitô hữu cũng bị gia tăng đàn áp tại Trung Quốc chỉ vì số lượng của họ đang tăng lên nhanh chóng.
Tình hình Pháp Luân Công ở Trung Quốc ngày nay thế nào? Còn lại bao nhiêu người? Và ngoài Trung Quốc thì sao?
Bất chấp cuộc đàn áp tàn bạo, Pháp Luân Công vẫn tồn tại ở Trung Quốc. Freedom House ước tính số người tối thiểu ở Trung Quốc tập luyện Pháp Luân Công hiện nay trong khoảng từ 7 đến 10 triệu, trong khi các nguồn tin của Pháp Luân Công ở nước ngoài ước tính, tổng số này là 20 đến 40 triệu. Trên thực tế, cuộc đàn áp của ĐCSTQ tại Trung Quốc đã đẩy nhanh sự phát triển của Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc. Pháp Luân Công hiện đã được truyền bá đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của phong trào này, cũng đã được xuất bản với 40 ngôn ngữ khác nhau.
ĐCSTQ đã tạo ra một cơ quan đặc biệt vượt trên cả pháp luật nhằm điều tra và đàn áp các tôn giáo bị cấm mà chế độ coi là “phi tôn giáo” hoặc dán nhãn tà giáo. Cơ quan này chính là Phòng 610 khét tiếng. Ngay cả khi giờ đây Phòng 610 đã ngừng hoạt động, chức năng của nó vẫn được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước khác. Có thể nói là nó đã đóng một vai trò quan trọng trong tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng của tù nhân lương tâm.
Trước khi chính thức phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã tạo ra một “Nhóm lãnh đạo trung ương xử lý vấn đề Pháp Luân Công”, theo đó “Văn phòng của nhóm lãnh đạo xử lý vấn đề Pháp Luân Công” được thành lập. Văn phòng này được gọi là “Phòng 610”, lấy tên theo ngày thành lập, ngày 10 tháng 6 năm 1999.
Trong một báo cáo mới dài 342 trang xuất bản hồi tháng 7/2018, Trung tâm Nghiên cứu Thu hoạch Nội tạng Trung Quốc (COHRC), “Chương VII – Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc vẫn tiếp tục bất chấp Tuyên bố cải cách” đã viết, với cấu trúc xuyên suốt từ trên xuống dưới trong toàn Đảng, chính phủ và quân đội, Phòng 610 được trao quyền chỉ huy tất cả các cơ quan cảnh sát và tư pháp. Nó giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ buôn bán tạng từ người tập Pháp Luân Công theo yêu cầu. Các cuộc điều tra gần đây của các nhà báo Hàn Quốc vào năm 2017, hay các kênh khác vào năm 2018 cho thấy, thời gian chờ đợi tạng để cấy ghép ở Trung Quốc chỉ trong khoảng vài ngày đến vài tuần. Một hệ thống ghép tạng theo yêu cầu như vậy chỉ có thể vận hàng khi có kho tạng sống khổng lồ. Điều này có nghĩa là tội ác thu hoạch tạng do chính quyền hậu thuẫn vẫn đang diễn ra, và nếu không có Phòng 610 và cơ quan kế nhiệm nó thì điều này là không thể.
Tôi luôn bị sốc bởi số lượng án tử hình tù nhân lương tâm hàng năm ở Trung Quốc. Các tổ chức nổi tiếng thế giới, như Tổ chức Ân xá Quốc tế chỉ ra rằng chúng ta thực sự không biết có bao nhiêu vụ hành quyết mỗi năm vì con số đó là bí mật quốc gia. Mặc dù vậy, chúng ta có thể tính được đến hàng nghìn người. Có mối tương quan nào giữa số án tử hình được thực hiện hàng năm ở Trung Quốc đối với tù nhân lương tâm và số lượng tạng theo nhu cầu thị trường quốc tế về buôn bán các bộ phận cơ thể người?
Chúng ta phải phân biệt hai loại tù nhân khác nhau: tù nhân bị kết án tử hình và tù nhân lương tâm. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng trước năm 2010, các cơ quan tạng cho cấy ghép chủ yếu đến từ các tù nhân bị hành quyết. Tuy nhiên, số vụ tử hình, cho dù con số ước tính cao nhất, cũng quá thấp so với số ca cấy ghép được thực hiện. Số ca cấy ghép thậm chí tiếp tục tăng mạnh sau năm 2007, dù thời điểm đó các vụ hành quyết đã chính thức giảm. Có thể thấy, phần lớn tạng cấy ghép không đến từ các tù nhân bị hành quyết, mà từ việc giết hại tù nhân lương tâm vốn không bị kết án tử hình một cách hợp pháp.
Chính quyền Trung Quốc nói rằng việc thu hoạch nội tạng chỉ còn là chuyện dĩ vãng và giờ đã kết thúc. Họ nói rằng họ đã dừng việc đó vào năm 2015. Điều này có đúng không?
Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận việc thu hoạch tạng từ các tử tù vào năm 2005. Mười năm sau, đến 2015 họ tuyên bố ngừng sử dụng tạng tù nhân. Tuy nhiên, thông báo này không đi kèm với bất kỳ thay đổi nào về điều luật hay quy định hiến tạng. Các quan chức Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch tích hợp tạng tù nhân vào hệ thống hiến tặng tự nguyện, coi đây là hiến tặng tự nguyện từ công dân. Một số đồng nghiệp và tôi đã phân tích thủ thuật ngữ nghĩa mà họ sử dụng. Cho đến bây giờ, Trung Quốc vẫn chưa chịu thừa nhận hành vi thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm.
Ông đã đề cập đến các chương trình hiến tặng tự nguyện. Những chương trình này có thể thực sự đáp ứng được số lượng tạng theo yêu cầu?
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng, sau năm 2015, toàn bộ tạng cho cấy ghép đều là tự nguyện hiến tặng. Điều này hiển nhiên không thể là sự thật.
Hãy cùng so sánh con số chính thức từ Trung Quốc và Mỹ năm 2017. Hoa Kỳ có khoảng 130 triệu người đăng ký hiến tạng, trong đó chỉ có 5.000 người sau khi qua đời có thể hiến tạng thực sự. 5.000 người khác qua đời trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) mà chưa đăng ký danh sách hiến tạng. Ngay cả nếu 10.000 người này đều có thể hiến tạng, thì thời gian chờ đợi trung bình cho một ca ghép thận ở Mỹ năm 2017 là 3,6 năm.
Cuối năm 2017, Trung Quốc chỉ có 373.536 người đăng ký hiến tặng. Con số này quá ít, không xác đáng. Quan chức Trung Quốc tuyên bố, có 5.146 người đăng ký hiến tạng qua đời vào năm 2017, chủ yếu là trong phòng ICU. Đây chính là vấn đề. Nếu người ta không muốn đăng ký hiến tạng, vậy tại sao tỷ lệ hiến tạng của các bệnh nhân trong phòng ICU có thể cao như vậy? (*) Một nghiên cứu gần đây sử dụng phương pháp thống kê pháp y để kiểm tra các bộ dữ liệu hiến tạng từ năm 2010 đến 2018 tại Trung Quốc đã tìm thấy bằng chứng về sự giả mạo và thao túng một cách hệ thống.
(*) LND: Ý nói tỉ lệ 5.000/130 triệu người hiến tạng ở Mỹ quá thấp so với tỉ lệ 5.146/373.536 người hiến tạng ở TQ dù Mỹ có hệ thống hiến tạng đứng đầu thế giới.
Ngay cả khi con số 5.146 người tự nguyện hiến tạng là đúng, điều này có thể giải thích cho số ca ghép tạng mà chính phủ công bố là 15.000 ca. Nhưng vẫn không thể giải thích cho thời gian chờ đợi ghép tạng quá ngắn, từ vài ngày đến một tuần (như tôi đã nói trước đó). Thời gian chờ đợi ngắn này chỉ khả thi trong trường hợp có tồn tại sẵn một nguồn tạng sống khổng lồ và “những người hiến tạng” có thể bị giết theo nhu cầu mua bán tạng.
Buôn bán tạng trên thị trường quốc tế là một món hời béo bở. Có phải chính phủ Trung Quốc đã và đang tích cực dựa vào nguồn thu màu mỡ này?
Các bệnh viện được hưởng lợi trực tiếp từ việc buôn bán tạng. Chính phủ hưởng lợi gián tiếp. Các bệnh viện “giàu có” sẽ đòi hỏi chính phủ hỗ trợ tài chính ít hơn.
Ngày nay, các nhóm khác ngoài Pháp Luân Công, đặc biệt là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (hiện đang được lập hồ sơ DNA) cùng Hội Đông phương Thiểm điện (thường gọi là Church of Almighty God trong tiếng Anh), một phong trào Kitô giáo mới và đang phát triển nhanh chóng, là mục tiêu bị mổ lấy tạng. Tại sao?
Đây đều là các nhóm dễ bị tổn thương ở Trung Quốc, và tình hình hiện tại rất nghiêm trọng. May mắn thay, vấn nạn thu hoạch tạng của Trung Quốc hiện đã được biết đến một cách rộng rãi và giành được sự chú ý khá cao của cộng đồng quốc tế. Đây là những yếu tố khiến tình hình của các nhóm này tốt hơn chút ít so với Pháp Luân Công vào những năm 2000. Báo cáo chuyên sâu của các kênh truyền thông và nhân quyền quốc tế hy vọng có thể ngăn các nhóm này tránh khỏi bị ĐCSTQ thu hoạch tạng theo hệ thống. Do đó, việc cộng đồng quốc tế duy trì áp lực đối với Trung Quốc là hết sức trọng yếu.
Tháng 2/2017, ông Hoàng Khiết Phu (hiện là chủ tịch Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Quốc gia Trung Quốc và cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc) đã được mời phát biểu tại một hội nghị về buôn bán tạng do Viện Khoa học Giáo hoàng Vatican tổ chức. Điều này khiến nhiều người có ấn tượng sâu sắc, và cũng khiến tôi nghĩ đến một vấn đề quan trọng. Chế độ Bắc Kinh có khuynh hướng nói rằng các vụ cưỡng bức mổ lấy nội tạng vốn không phải là theo lệnh Trung Quốc, mà bởi một số “tư nhân” và các công ty. Cái cớ này cũng được sử dụng để chỉ trích người khác và khoác cho mình cái vẻ vô tội. Chúng ta đương nhiên đều biết rằng tại Trung Quốc, tất cả đều do nhà nước kiểm soát, và không thể có chuyện khu vực “tư nhân” có thể đứng ra thực hiện những việc này. Có chứng cứ nào chứng minh được người thực sự tiến hành tội ác đẫm máu kinh khiếp này chính là chính quyền, là ĐCSTQ, là nhà nước và chính phủ không?
Khi tuyên bố cải cách hệ thống cấy ghép tạng năm 2015, Trung Quốc đã khiến người ta hiểu lầm, vì thế mà Trung Quốc đã được sự công nhận và ủng hộ của các tổ chức quốc tế. Nhiều tổ chức học thuật và các công ty đã gia hạn hợp tác với ngành cấy ghép Trung Quốc mà không cần xác minh tình hình thực tế.
Tội phạm về tạng ở Trung Quốc khác hẳn với ở bất kỳ quốc gia nào khác. Thời gian chờ đợi tạng cực ngắn không chỉ diễn ra ở một hoặc hai bệnh viện này kia, mà ở hầu hết các bệnh viện trên đất nước; không chỉ ở một vài thời điểm riêng lẻ, mà là nhất quán và liên tục từ những năm 2000 đến nay. Phải có một hệ thống đằng sau nó. Các nhóm tội phạm “tư nhân” không thể cung cấp một số lượng lớn tạng như vậy, mà phải có sự hậu thuẫn của nhà nước, thành lập một hệ thống cung cấp tạng theo nhu cầu thì mới được hiện được.
Thêm nữa, còn có những cuộc điều tra quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Kết quả của các cuộc điều tra này, mặc dù vẫn do các bên thứ ba xác minh, nhưng cũng cho thấy cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra lệnh thu hoạch tạng từ Pháp Luân Công. Trong đó, Ủy ban Chính trị Pháp luật của ĐCSTQ, bao gồm cả Phòng 610, đã phát huy vai trò then chốt trong tội ác này (Xem mục IV. Các cuộc điện thoại – Chương VIII của báo cáo COHRC 2018).
Có phải khi thu hoạch tạng từ các tù nhân hành quyết, đôi khi nạn nhân vẫn chưa chết đã bị mổ lấy tạng để có nguồn tạng tươi sống hơn?
Một nguyên tắc đạo đức cốt lõi trong cấy ghép tạng là “quy tắc người tử vong hiến tặng”, nêu rõ rằng người hiến tạng phải qua đời trước khi tiến hành mổ lấy tạng, và việc mổ lấy tạng không được gây ra cái chết của người hiến. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy tại Trung Quốc, nhiều cơ quan tạng đã bị trích mổ từ các thân thể sống, và những người này tử vong trong quá trình thực hiện. Đây gọi là hành động “thu hoạch tạng sống”. Điều này không chỉ nói về việc tạng được mổ lấy từ những người còn có ý thức mà không gây mê, nó còn có
nghĩa là “những người hiến tạng” còn sống (có thể gây mê hoặc không) tại thời điểm bắt đầu phẫu thuật mổ lấy tạng. Dựa trên bằng chứng có sẵn, trong tuyên bố của tôi đệ trình lên Toà án Trung Quốc (tên gọi tắt của tòa án độc lập điều tra về thu hoạch tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc), tôi đã phân loại hành vi thu hoạch tạng sống ở Trung Quốc thành bốn loại:
Loại 1: Thu hoạch tạng từ các tù nhân bị xử bắn mà chưa hoàn toàn tử vong. Tình huống này chỉ xảy ra trong quá trình xử bắn tù nhân. Có những trường hợp được ghi chép rõ rằng khi bắn súng sẽ cố tình bắn vào ngực phải thay vì vào đầu tù nhân. Mục đích là để duy trì lưu thông máu nhằm cải thiện chất lượng tạng khi thu hoạch. Trong những trường hợp như vậy, tạng được thu hoạch từ các cơ thể còn sống mà không cần gây mê (Xem thêm tại BMC Medical Ethics).
Loại 2: Thu hoạch tạng từ các tù nhân sau khi tiêm thuốc độc. Ở Trung Quốc, có thể tuyên bố tử vong trong vòng vài chục giây sau khi bắt đầu tiêm thuốc độc. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cả hai tiêu chí chung cho việc đánh giá một người là “chưa tử vong” là không chết tim phổi cũng như không chết não đều được đáp ứng. Mổ lấy tạng từ các tù nhân sau khi tiêm thuốc độc được thực hiện trong điều kiện các tù nhân vẫn còn sống (Xem thêm tại Cambridge Quarterly of Healthcare Ethics).
Loại 3: Thu hoạch tạng cũng chính là phương thức hành quyết tù nhân. Đây rất có thể là tình huống mổ cướp tạng từ các tù nhân lương tâm. Tù nhân lương tâm không bị kết án tử hình, nên sẽ không hành quyết (như Loại 1 hoặc Loại 2). Do đó, việc mua sắm nội tạng từ các tù nhân lương tâm hầu như luôn luôn là thu hoạch tạng sống vì giết chết tù nhân trước khi thu hoạch tạng sẽ làm giảm chất lượng tạng. Tạng được thu hoạch từ các cơ thể sống, rất có thể được gây mê, giống như trong một thủ thuật bình thường, sự khác biệt duy nhất là việc mổ lấy các cơ quan tạng trọng yếu sẽ dẫn đến cái chết của tù nhân. Có một báo cáo trong một Tạp chí Y học Trung Quốc từng xuất bản một bài báo mô tả quá trình như vậy (Xem thêm các phân tích).
Loại 4: Thu hoạch tạng với lý do chết não. Rất nhiều luận văn chuyên ngành y học của Trung Quốc tuyên bố, tạng cấy ghép là do “những người chết não hiến tặng”, nhưng quá trình mổ lấy tạng lại cho thấy sự thực không phải như vậy. Trong những trường hợp này, hiển nhiên là chưa hề tiến hành trắc định chết não, bởi vì những người hiến tặng đã không sử dụng máy thở (do đó không có tiến hành xét nghiệm ngừng hô hấp) trước khi mổ lấy tạng. Hơn nữa, trong những trường hợp đó, quy trình mổ lấy tạng cho thấy rõ, trái tim của nhiều người hiến tạng vẫn còn đập. Điều này có nghĩa là tình trạng của những người hiến tặng này không đáp ứng tiêu chí chết não cũng như chết tim, vậy thì tạng đã được thu hoạch từ cơ thể sống (Xem thêm tại bản tóm tắt P107B).
Thu hoạch tạng bắt đầu từ năm nào và đặc biệt là từ khi nào thì bắt đầu hành vi thu hoạch sống?
Lịch sử thu hoạch tạng sống ở Trung Quốc có chiều dài gần như bằng chính lịch sử ghép tạng của Trung Quốc. Vụ việc thu hoạch tạng sống đầu tiên được ghi chép rõ ràng là từ một tù nhân chính trị vào ngày 30/4/1978. Nạn nhân là một nữ giáo sư tên Chung Hải Nguyên. Những năm 1990, Tân Cương cũng từng báo cáo nhiều vụ thu hoạch tạng sống từ các tù nhân chính trị. Tuy nhiên, chỉ sau năm 2000, thu hoạch tạng sống mới đi vào hoạt động có hệ thống ở Trung Quốc.
Tuy là rất khó để đưa ra, nhưng có bất kỳ số liệu, hoặc ước tính nào về tội ác thu hoạch đẫm máu này không? Có tổng số bao nhiêu người đã bị lạm dụng và giết chết để thu hoạch tạng? Mỗi năm có bao nhiêu người bị hại? Có bao nhiêu người tập Pháp Luân Công trong tổng số đó?
Thật sự rất khó để ước tính con số chính xác vì sự không minh bạch của Trung Quốc. Nhưng điều chắc chắn là con số chính thức 10.000 ca cấy ghép mỗi năm mà quan chức Trung Quốc công bố thấp hơn hẳn con số thực tế. Năm 2006, đã có báo cáo rằng khoảng 1.000 bệnh nhân Hàn Quốc đã đến Trung Quốc để cấy ghép mỗi năm. Theo báo cáo, tổng số bệnh nhân nước ngoài được cấy ghép tạng ở Trung Quốc (còn gọi là du lịch ghép tạng) trong năm 2006 lên đến hơn 11.000 người. Do đó, số lượng cấy ghép thực sự (bao gồm cả bệnh nhân nước ngoài và trong nước) rất có thể lên đến vài chục nghìn ca mỗi năm, mà phần lớn tạng cấy ghép đến từ người tập Pháp Luân Công.
Gần đây, tạp chí y khoa BMJ – British Medical Journal, một trong những tạp chí y khoa lâu đời nhất thế giới, đã đăng tải một nghiên cứu kêu gọi cộng đồng y học ghép tạng thế giới tẩy chay 400 bài báo khoa học về cấy ghép tạng của Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại rằng những nghiên cứu này lấy nguồn tạng phi đạo đức từ tù nhân Trung Quốc. Ông nghĩ gì về điều này?
Nghiên cứu này chỉ ra rằng cộng đồng quốc tế đã không tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức của chính mình. Thật không may, nhiều tổ chức và đoàn thể xã hội vẫn chưa ý thức được việc lạm dụng cấy ghép tạng ở Trung Quốc là một vấn đề nghiêm trọng và là hành vi vi phạm nhân quyền khốc liệt.
Bắt đầu từ tháng 12 năm 2018, Tòa án Độc lập đã điều tra các tội ác của chế độ ĐCSTQ. Họ đã nghe nhiều nhân chứng trong phiên điều trần và thu thập rất nhiều bằng chứng. Ông đã làm chứng trước tòa. Ông có thể chia sẻ trải nghiệm đó không?
Tòa án Độc lập được hỗ trợ khởi xướng bởi ETAC, một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế, bao gồm các luật sư, học giả, nhà đạo đức, chuyên gia y tế, nhà nghiên cứu và người ủng hộ nhân quyền nhằm chấm dứt vấn nạn thu hoạch tạng ở Trung Quốc.
Mục đích của Toà án là điều tra những hành vi phạm tội hình sự, nếu có, đã được thực hiện bởi các cơ quan/tổ chức/cá nhân được nhà nước hoặc nhà nước phê duyệt ở Trung Quốc có thể đã tham gia vào việc thu hoạch tạng.
Theo giải thích của Giáo sư Wendy Rogers, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Quốc tế của ETAC, “Tòa án là một đáp ứng đối với các cáo buộc liên tục và đáng tin cậy liên quan đến việc giết tù nhân lương tâm nhằm lấy khí quan của họ ở Trung Quốc. Để giải quyết các tội phạm bị cáo buộc ở mức độ này, cộng đồng quốc tế yêu cầu phân tích pháp lý mạnh mẽ liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan/tổ chức của nhà nước hoặc được nhà nước phê duyệt ở Trung Quốc đã tham gia vào thu hoạch tạng cưỡng bức. Toà án sẽ cung cấp phân tích này, cùng với một hồ sơ bằng chứng thu hoạch tạng cưỡng bức minh bạch và dài hạn.”
Kể từ tháng 3 năm 2018, Toà án đã đánh giá hàng trăm tài liệu, bao gồm các báo cáo của David Matas, David Kilgour, Ethan Gutmann và của Trung tâm nghiên cứu thu hoạch tạng Trung Quốc. Toà án đã mời hàng chục chuyên gia, nhân chứng và thân nhân của các nạn nhân và tổ chức ba phiên điều trần cả ngày từ ngày 8 đến 10 tháng 12 năm 2018. Trung Quốc cũng được mời nhưng từ chối tham gia. Vào ngày 10 tháng 12 (Ngày Nhân quyền), Toà án tuyên bố Phán quyết Tạm thời: Chúng tôi chắc chắn, đồng thuận, không chút hoài nghi rằng tại Trung Quốc, việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn.
Đã đến lúc hành động. Đây không còn là lúc thích hợp để lảng tránh!
Ngày 17/6/2019, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc
Chủ tọa của tòa án độc lập là ngài Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và tư vấn luật miễn phí cho các nhóm nạn nhân khác nhau. Đáng chú ý, ông đã đảm trách vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ngài Geoffrey Nice cũng cho biết bên cạnh tội ác Chống lại loài người là thu hoạch tạng, chính quyền Trung Quốc đồng thời vi phạm một lúc ít nhất 7 điều của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế
Kể từ khi phán quyết tạm thời được công bố, nó đã trở thành một nền tảng quan trọng để cộng đồng quốc tế mạnh mẽ lên tiếng về tội ác thu hoạch tạng tại Trung Quốc, đáng chú ý có các động thái lập pháp từ nhiều nước trên thế giới vào nửa đầu năm 2019
Trong tuyên án, Tòa cũng cho rằng quan trọng nhất là “người dân, các nhà hoạt động, các chính trị gia” cần phải gây áp lực lên “chính phủ để họ phải thực hiện nghĩa vụ của họ khi đối mặt với một vấn đề đồi bại đến thế”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29392-phong-van-chuyen-gia-toi-ac-chong-lai-loai-nguoi-cua-chinh-quyen-tq.html

Người Mỹ là bị coi là “ngốc” trong mắt người TQ

Trong mắt người Trung Quốc, nhiều người nước ngoài thật là “ngốc”, đặc biệt là người Mỹ.
Người Mỹ không có thói quen tích lũy tiền bạc giống như người Trung Quốc, rất ít kén chọn khi mua hàng, cũng như không ép giá, trả giá. Người Mỹ rất rộng rãi, phóng khoáng, kiếm ra tiền không ki bo chắt góp, không lo lắng nhiều đến tương lai.
Người Mỹ và Trung Quốc có sự khác biệt rất lớn về quan điểm sống, người Mỹ không lo đến tiền dưỡng lão sau này, thậm chí còn không để dành tiền cho con cái dùng khi kết hôn. Vậy thì họ tiêu tiền vào những việc gì?
Đối với những người Mỹ rất ít khi đi ăn bên ngoài, thì thường họ tự nấu ăn, chi phí ăn uống mỗi tháng của họ khoảng 120 đô la là bữa ăn có đủ trứng, thịt, rau và trái cây rồi. Ở Mỹ mua một chiếc xe nội địa chỉ mất khoảng 20.000 đô la; ba người cùng sống trong một căn nhà, nếu không phải ở khu vực đắt đỏ thì một căn khoảng 150.000 đô la, và chỉ cần đi làm 5-6 năm là có thể trả hết được. Cộng thêm việc giáo dục tiểu học đến trung học được miễn phí, khi lên đại học còn có thể đăng ký vay ngân hàng cho con học, sau khi tốt nghiệp các con tự mình đi làm trả nợ vay, vì vậy so với người Trung Quốc thì đa số người Mỹ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.

Số tiền mà họ tiết kiệm được đa phần được sử dụng vào những việc như y tế, giải trí, du lịch v.v… Vì vậy cuộc sống tinh thần của họ vô cùng phong phú, điều này cũng tạo nên tính cách lạc quan của họ.
Có rất nhiều gia đình Mỹ đều sở hữu một chiếc “nhà xe” (RV), bên trong giống như một căn nhà ấm áp vậy, cần gì cũng có, có thể lái đi du lịch khắp nơi, vài ngày rồi lại trở về nhà.
Họ cũng thường tổ chức cả gia đình đi xem thi đấu thể thao, hòa nhạc cho dù chi phí không hề rẻ, hoặc còn có thể thấy các bậc phụ huynh vui vẻ dắt theo con nhỏ vừa ăn bỏng ngô, uống nước ngọt, vừa tận hưởng không khí náo nhiệt ở đó. Có lẽ rất nhiều người Trung Quốc sẽ chê giá vé đắt, không nỡ bỏ tiền ra xem, nhưng người Mỹ lại không cho là vậy, đây chính là sự ngẫu hứng của họ, điều này cũng cho thấy họ vô cùng xem trọng chất lượng sống. Đối với người Mỹ, chỉ cần họ cảm thấy đáng giá thì tiền bạc không thành vấn đề.
Vậy thì vì sao người Mỹ lại không thích so sánh giá, trả giá? Rất nhiều người Trung Quốc thích so sánh giá, trả giá khi mua hàng, cố gắng trả giá thấp nhất có thể. Thế nhưng nếu nhìn từ góc độ của người Mỹ thì có lẽ việc tiết kiệm được vài đồng mà phải hy sinh thời gian quý báu của mình, hơn nữa trong lúc trả giá còn có thể tự gây phiền phức cho mình thì ngược lại chính là “mất nhiều hơn được”.
Đôi lúc phải đi xa hơn một chút nhưng mua được hàng rẻ, thì họ vẫn lựa chọn nơi nào gần, bỏ thêm một chút tiền để mua thứ tương tự, chứ không muốn phải chạy đi xa.
Không chỉ các gia đình bình thường như vậy mà rất nhiều người làm công thuộc tầng lớp thấp lại càng như thế, có khi công việc đã đạt đến mức thỏa mãn rồi, họ sẽ không muốn dành nhiều thời gian hơn để “làm vượt mức tiến độ”, mà sẽ dùng thời gian nhàn hạ để làm những việc giải trí mà mình thích. Đôi lúc có thể rỗng túi, họ cũng sẽ không cảm thấy lo âu, mà vẫn sẽ vui vẻ sống.
Những quan niệm này rất khác biệt với người Trung Quốc. Tuy mỗi dân tộc đều có những sự khác nhau rất lớn, nhưng so với một Trung Quốc theo chủ nghĩa thực dụng ngày nay thì sự chất phác, xem nhẹ tiền bạc, xem trọng cuộc sống tinh thần của người Mỹ chẳng phải vô cùng giống với quan niệm của người xưa hay sao?
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29390-nguoi-my-la-bi-coi-la-ngoc-trong-mat-nguoi-tq.html

Cố vấn của ông Trump:

‘TQ đang trong lề sai của lịch sử’

Các trợ lý của Tổng thống Donald Trump nói rằng họ đang xác định ngày và thời gian cho vòng đàm phán tiếp theo với Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại vốn đã làm tổn hại mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo ABC 15 News.
Trước khi đàm phán, một nhân vật chủ chốt trong nhóm trợ lý của Tổng thống Trump đang cảnh báo Trung Quốc rằng, việc không đạt được thỏa thuận sẽ mang lại hậu quả sâu sắc lâu dài.
Ông Larry Kudlow, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ nói: “Tôi nghĩ rằng nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo hướng họ đang đi thì họ đang trong lề sai của lịch sử”, “Họ không phải là Liên Xô; nhưng loại hình kiểm soát của chính phủ như thế này, tức chế độ tập quyền, thì không bao giờ có hiệu quả lâu dài”.
Ý kiến ​​được đưa ra một ngày sau khi Bắc Kinh công bố tốc độ tăng trưởng GDP theo quý thấp nhất kể từ năm 1993. Quốc gia này đang cho thấy phản ứng tiêu cực đối với thuế quan mà Tổng thống Trump áp đặt lên hàng hóa xuất khẩu trị giá 250 tỷ USD của họ. Ông Kudlow cho rằng đây là một dấu hiệu đáng nói về tình trạng của nền kinh tế Trung Quốc, khi ông không có xu hướng tin tưởng vào độ tin cậy của chỉ số GDP do nhà nước Trung Quốc công bố (con số thực có thể thấp hơn nhiều – PV).
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không trả lời yêu cầu bình luận về phát biểu trên.
Hạ viện Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng việc theo đuổi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc của tổng thống đã gây ra tổn thất ở trong nước.
“Tôi không nghĩ rằng, nó không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, chỉ là bây giờ thôi, nhưng điều đó sẽ xảy ra”, Thượng nghị sĩ Doug Jones thuộc Đảng Dân chủ bang Alabam nói, “Bây giờ chúng ta sẽ thấy rằng trong ngắn hạn, thuế quan sẽ gây ra sự suy yếu nguồn cung các mặt hàng chủ lực của Alabama như Kinh thánh và mồi câu cá nhân tạo”.
Nói một cách công bằng, các trợ lý của Tổng thống Trump cũng thừa nhận cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang làm tổn thương các công ty Mỹ. Nhưng họ tuyên bố việc cắt giảm thuế và từ bỏ quy định trừng phạt, sẽ làm suy giảm các tác động mà tổng thống quyết giành chiến thắng trước Trung Quốc, đó là một quá trình lâu dài, một quan chức cấp cao nói với Tập đoàn truyền thông Sinclair.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29401-co-van-cua-ong-trump-tq-dang-trong-le-sai-cua-lich-su.html

Tổng thống Philippines:

Sẽ lên tàu cùng Đô đốc Mỹ để đối phó với TQ

Tổng thống Duterte viện dẫn Hiệp ước Phòng thủ Chung giữa Mỹ và Philippines, tiếp tục kêu gọi Washington điều Hạm đội 7 tới Biển Đông để đối phó với Trung Quốc.
“Bây giờ, tôi đang kêu gọi Mỹ. Dựa trên Hiệp ước Phòng thủ Chung, tôi muốn Mỹ tập hợp tất cả Hạm đội 7 của họ tới đối phó với Trung Quốc. Khi đó, tôi sẽ tham gia cùng họ. Tôi sẽ ngồi cùng tàu với Đô đốc Mỹ”, ông Duterte nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Tuyên bố của ông Duterte được đưa ra sau khi các quan chức Mỹ và Philippines kết thúc cuộc họp Rà soát Chiến lược Song phương kéo dài hai ngày ở Manila. Theo đó, cả hai nước đều thừa nhận tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh vững mạnh trong việc tăng cường hợp tác an ninh, cũng như thúc đẩy ổn định và thịnh vượng khu vực.
Tuyên bố trên nối dài những lời thách thức Mỹ đối phó với Trung Quốc trên biển Đông được nhà lãnh đạo Philippines đưa ra gần đây đáp trả các chỉ trích nói rằng ông đang mềm mỏng với Trung Quốc về các tranh chấp trên biển Đông.
Hiệp ước quốc phòng chung giữa Mỹ và Philippines được ký kết vào năm 1951, những năm đầu Chiến tranh Lạnh. Theo hiệp ước này, Manila và Washington cam kết hỗ trợ cho quốc gia còn lại trong trường hợp một trong hai quốc gia bị tấn công vũ trang vào lãnh thổ lục địa hoặc đảo ở Thái Bình Dương thuộc quyền tài phán của quốc gia đó, các lực lượng vũ trang, các tàu hoặc máy bay ở Thái Bình Dương.
Mỹ nhấn mạnh họ không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ tại các vùng biển tranh chấp nhưng sẽ thực thi các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải trên vùng biển này.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng của Philippines từng kêu gọi xem xét lại hiệp ước này vì lo ngại nó sẽ kéo Manila vào một cuộc chiến với Trung Quốc.
Các tranh chấp trên biển Đông vẫn đang là vấn đề nhức nhối giữa Philippines và Trung Quốc bất chấp việc quan hệ giữa 2 nước cải thiện đáng kế do chính sách “thân thiện” với Bắc Kinh mà ông Duterte áp dụng sau khi lên nắm quyền cách đây 3 năm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ biển Đông, phớt lờ các phán quyết của Tòa trọng tài tại La Hague năm 2016 bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh với vùng biển này. Trung Quốc nhiều lần bị lên án vì bồi đắp các căn cứ quân sự, triển khai tàu, máy bay tới các khu vực tranh chấp trên biển Đông.
“Cả 2 bên ý thức được tầm quan trọng của liên minh mạnh mẽ giữa Philippines và Mỹ trong việc tăng cường hợp tác an ninh và thúc đẩy sự ổn định và an ninh khu vực”, tuyên bố chung đưa ra sau cuộc đối thoại nói trên nêu rõ.
Cũng theo tuyên bố này, cả Washington và Manila tái khắng định cam kết bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trên biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế được phản ánh trong Công ước Luật Biển.
Sau cuộc họp,  Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Hermogenes Esperon bày tỏ hy vọng cộng đồng quốc tế luôn đồng hành cùng Philippines trong nỗ lực duy trì tự do hàng hải trên biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/29386-tong-thong-philippines-se-len-tau-cung-do-doc-my-de-doi-pho-voi-tq.html

Đến lượt Malaysia phóng tên lửa chống TQ

Như động thái gửi thông điệp cảnh báo Trung Quốc, Malaysia vừa bắn tên lửa chống tàu trong cuộc diễn tập quân sự gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Trang IHS Jane’s 360 mới đây đưa tin Hải quân hoàng gia Malaysia (RMN) phóng tên lửa từ tàu hộ tống lớp Kasturi, chiếc KD Kasturi và một trực thăng hải quân Super Lynx.
Chiếc KD Kasturi phóng tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block II trong khi trực thăng Super Lynx phóng tên lửa chống tàu Sea Skua.
“Vụ phóng thành công là bằng chứng cho thấy RMN có khả năng chế ngự được các hoạt động trên Biển Đông” – Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Bin Sabu nói trong tuyên bố sau cuộc diễn tập.
“Việc thực thi các cuộc diễn tập sẽ đảm bảo cộng đồng hàng hải, đặc biệt những ai tại vùng biển phía đông bán đảo Malaysia, rằng RMN và các lực lượng vũ trang Malaysia luôn sẵn sàng gìn giữ hòa bình và bảo vệ lợi ích trên Biển Đông” – ông nhấn mạnh.
Lần cuối RMN phóng tên lửa chống tàu là trong các cuộc diễn tập hải quân năm 2014.
Một số tàu tham gia cuộc tập trận ngày 15-7 gồm tàu ngầm KD Abdul Rahman lớp Perdana Menteri, tàu hộ tống Laksamana Hang Nadim và Laksamana Tan Pusmah, tàu khu trục KD Lekiu.
Cuộc diễn tập phóng tên lửa của RMN diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Trung Quốc bị cáo buộc quấy rối các tàu thăm dò dầu và khí đốt của Malaysia, Việt Nam trong những tuần qua, theo trang Express.
http://biendong.net/bi-n-nong/29384-den-luot-malaysia-phong-ten-lua-chong-tq.html

Malaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết

để đàm phán với Trung Quốc về COC

Trọng Thành
Căng thẳng tại khu vực nam Biển Đông trong những tuần gần đây với các vụ đối đầu liên tục xẩy ra giữa tàu tuần duyên Trung Quốc với tàu Việt Nam và tàu Malaysia. Hôm qua, 20/07/2019, ngoại trưởng Malaysia kêu gọi khối ASEAN đoàn kết để đàm phán với Trung Quốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông (COC).
Theo báo chí Indonesia, phát biểu tại một hội nghị tổ chức tại đại học Paramadina, Jakarta, ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah nhấn mạnh là, nếu ASEAN muốn duy trì được vị thế trung tâm của mình trên trường quốc tế, thì không quốc gia nào có thể đàm phán riêng rẽ với Trung Quốc về các tranh chấp tại Biển Đông. Lãnh đạo ngoại giao Malaysia đặt câu hỏi : « Điều gì sẽ xảy ra nếu từng thành viên của khối 10 quốc gia ASEAN thương lượng với Trung Quốc ? ».
Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah nhấn mạnh là không thể để cho Biển Đông trở thành yếu tố chia rẽ ASEAN, mà ngược lại điều này cần khiến toàn khối siết chặt đoàn kết.
Biển Đông trở nên căng thẳng hơn sau khi Trung Quốc đưa tàu đến sát một địa điểm khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Hôm 19/07, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Việt Nam tố cáo đích danh tàu Trung Quốc Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng một số tàu hộ tống hoạt động thăm dò tại vùng biển này, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh rút nhóm tàu.
Từ 29/07 tới 03/08, các bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN sẽ có cuộc họp tại Bangkok. Báo Nhật Nikkei cho biết, theo một dự thảo tuyên bố chung của hội nghị này, các nước ASEAN ghi nhận các lo ngại liên quan đến các hoạt động đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, « làm gia tăng căng thẳng, và xói mòn lòng tin, có hại cho hòa bình và ổn định của khu vực » - một cách gián tiếp lên án các hoạt động của Trung Quốc.
Đầu tháng này, truyền thông quốc tế loan tin Trung Quốc tập trận bắn thử hỏa tiễn đạn đạo chống hạm tại Biển Đông. Một động thái được coi là nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh gia tăng quân sự hóa vùng biển này.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm qua 20/07/2019 bày tỏ quan ngại về « những hành động khiêu khích liên tục » của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của các nước láng giềng ở Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190721-malaysia-keu-goi-asean-doan-ket-de-dam-phan-voi-trung-quoc-ve-coc

Úc “vô cùng thất vọng”

về việc Trung Cộng giam giữ nhà văn Yang Hengjun

Vào hôm thứ Sáu (19/7), Canberra cho biết Úc “vô cùng thất vọng” đối với hành động giam giữ hình sự một nhà văn người Úc gốc Hoa ở Trung Cộng, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh thả nhà văn nếu ông ta đang bị giam giữ vì “quan điểm chính trị khác biệt”.
Ngoại trưởng Marise Payne cho biết Úc đã được xác nhận vào hôm thứ Sáu rằng ông Yang Hengjun, người bị chính quyền Trung Cộng giam giữ kể từ tháng 1, đã bị chuyển sang giam giữ hình sự, vì lý do an ninh quốc gia. Trong một tuyên bố với ngôn từ mạnh mẽ, bà Payne cho biết chính phủ đã liên tục đề cập đến vụ án của ông Yang với chính quyền Bắc Kinh ở cấp cao, và hai lần viết thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Cộng yêu cầu một nghị quyết “công bằng và minh bạch”, cũng như quyền tiếp cận với luật sư của ông. Bà vẫn chưa nhận được lời giải thích nào về việc tại sao ông Yang, còn được gọi là Yang Jun, bị giam giữ.
Những nhận xét của bà Payne đánh dấu một sự can thiệp mạnh tay bất thường trong vụ án mà Úc chủ yếu lặng lẽ giải quyết trong hậu trường. Ông Clive Hamilton, tác giả của quyền sách Silent Invasion: China’s Influence in Australia, cho biết tuyên bố của chính phủ đã thể hiện “sự cứng rắn đáng kể về mặt ngôn ngữ mà Úc từng sử dụng trong vấn đề này và các vấn đề tương tự”. Ông cho biết thế giới đang bắt đầu nhận ra rằng chính sách ngoại giao hung hăng của Bắc Kinh chính là một dấu hiệu của sự yếu kém. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/uc-vo-cung-that-vong-ve-viec-trung-cong-giam-giu-nha-van-yang-hengjun/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.