Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Thế Giới – 28/7/2019

Sunday, July 28, 2019 5:22:00 PM // ,


Tin Thế Giới – 28/7/2019

Mỹ cử tàu chiến qua eo biển Đài Loan,

khả năng khiến TQ nóng mặt

Quân đội Hoa Kỳ hôm thứ Tư (24/7) cho biết họ đã cử một tàu chiến của Hải quân đi qua eo biển Đài Loan, một động thái có khả năng chọc giận Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Theo Reuters, chiếc tàu chiến đi qua eo biển là Antietam. Eo biển Đài Loan rộng khoảng 180 km, ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc.
Trong một bản tuyên bố hôm thứ Tư, Tư lệnh Clay Doss, người phát ngôn của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Hoa Kỳ, cho biết: “Chuyến ghé qua [của con tàu] thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.
Chuyến đi có nguy cơ làm tăng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi nhiều khả năng sẽ được Đài Bắc nhìn nhận là một dấu hiệu hỗ trợ từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump, Reuters bình luận.
Hoa Kỳ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng có quy định theo luật pháp về việc cung cấp các phương tiện tự vệ cho hòn đảo.
Cũng hôm thứ Tư, Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng tham gia chiến tranh với Đài Loan nếu hòn đảo này có động thái hướng tới độc lập.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/29544-my-cu-tau-chien-qua-eo-bien-dai-loan-kha-nang-khien-tq-nong-mat.html

Tổng thống Trump yêu cầu

 WTO ngừng ưu đãi Trung Cộng

Vào hôm thứ Sáu (26/7), chính quyền Trump đã mở ra một mặt trận mới trong nỗ lực cải tổ hệ thống thương mại toàn cầu, bằng cách yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới cập nhật định nghĩa của họ về tình trạng “quốc gia đang phát triển”, và xóa bỏ lối đối xử thuận lợi cho các quốc gia như Trung Cộng.
Nếu không nhận được sự thay đổi như ý, chính quyền Hoa Kỳ cho biết sẽ sẵn sàng tạo ra luật riêng và sẽ không áp dụng luật của WTO, vì tin rằng Trung Cộng không còn đủ điều kiện để được đối xử đặc biệt. Tòa Bạch Ốc cho biết những lợi ích của tình trạng “quốc gia đang phát triển” bao gồm “các khung thời gian dài hơn để áp dụng các biện pháp bảo vệ, thời gian chuyển đổi rộng, thuế thấp hơn, lợi thế về thủ tục cho các tranh chấp của WTO và khả năng tận dụng các khoản trợ cấp xuất cảng nhất định”.
Trong biên bản ghi nhớ, tổng thống Trump đã ra lậnh Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer “sử dụng tất cả các phương tiện có sẵn” để thay đổi các quy định của WTO.
Biên bản ghi nhớ này cho biết “WTO đang rất cần cải cách”. Mỹ đã trích dẫn những định nghĩa từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1995, và việc không xét đến những thay đổi lớn về tình trạng kinh tế đối với các quốc gia như Trung Cộng, dù đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai và là quốc gia xuất cảng lớn nhất thế giới. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-yeu-cau-wto-ngung-uu-dai-trung-cong/

Liệu Hoa Kỳ có thông qua

đạo “luật 2019 trừng phạt Hoa Đông & biển Đông”

Tin từ Washington DC, ngày 27/7/2019: Hai Thượng Nghị sỹ cộng hào Marco Rubio  và  dân chủ Ben Cardin (cùng 13 thượng nghị sỹ khác thuộc lưởng đảng đã bảo trợ và giới thiệu dự luật  “Đạo Luật 2019 Trừng Phạt Hoa Đông và Biển Đông” lên Thượng viện Hoa Kỳ cuối tháng Năm, và theo dự đoán của nhiều nhà phân tích thì dự luật này có khả năng cao được thông qua.
Dự luật tuyên xưng lập trường của Hoa Kỳ về các hành động bất hợp pháp của Trung Cộng tại biển Hoa Đông và Biển Đông, và đưa  ra các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân hay tổ chức từ Trung Cộng nếu có các hành vi trái với công pháp quốc tế.
Theo Thượng Nghị sỹ Ben Cardin thì Trung Cộng có nhiều hành động hung hăng ở hai vùng biển này, xâm lấn và đe doạ các nước làng giềng, và Hoa Kỳ phải hành động để bảo vệ  con đường thương mại và tự do hàng hải, thúc đẩy giải pháp ngoại giao hoà bình đối với mọi tranh chấp sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo dự luật, để đối phó với việc Trung Cộng đưa ra các yêu sách không không chính đáng và quân sự hoá ở Biển Đông, Hoa Kỳ cần xét lại chính sách trung lập (không đứng về một phe tranh chấp) và hỗ trợ bên yếu thế để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng. Các cá nhân, tổ chức của Trung Cộng tham gia các dự án xây cất hay phát triển các cơ sở quân sự ở Hoa Đông hay Biển Đông, thực hiện các hành động hay chính sách đe doạ hoà bình và an ninh ở hai biển này đều là đối tượng của đạo luật bằng các chế tài như phong toả tài sản, cấm nhập cảnh vào Mỹ  hay thu hồi giấy nhập cảnh (đối với cá nhân).
Dự luật này công khai bảo vệ Nhật bản và Philippines, trong khi cộng sản Việt Nam không được hưởng quy chế này vì không có hiệp ước bảo vệ với Hoa Kỳ như hai quốc gia trên. Dự luật đã được nộp vào Thượng viện Hoa Kỳ với số hiệu là ROS19622.  Dự luật này cần được thông qua tại tại  Tiểu Ban có tên là “The Subcommittee On East Asia, The Pacific and International Cyber Security Policy”. Sau khi Tiểu Ban này thông qua, Dự Luật sẽ  được chuyển đến Uỷ Ban Liên Lạc Đối Ngoại biểu quyết, trước khi  được đưa ra phiên khoáng đại Thuợng Viện.
Người Việt ở Hoa Kỳ nên vận động dự luật này với các nghị sỹ thuộc địa phương của mình. Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Canh thì khả năng quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật này rất là cao, nhất là khi nó không cần phải dự trù kinh phí thi hành.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/lieu-hoa-ky-co-thong-qua-dao-luat-2019-trung-phat-hoa-dong-bien-dong/

Venezuela: Maduro dọa

bắt những ai ủng hộ hiệp ước liên Mỹ TIAR

Thùy Dương
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 27/07/2019 cho biết sẵn sàng ra lệnh bắt những người ủng hộ việc đưa đất nước tái nhập hiệp ước phòng thủ khu vực, có tên là Hiệp Ước Hỗ Tương Liên Mỹ(TIAR).
Phát biểu tại một sự kiện quân sự ở thủ đô Caracas, tổng thống Nicolas Maduro gọi những người Venezuela ủng hộ hiệp ước TIAR là những « kẻ tội phạm muốn Venezuela bị xâm lược ».Ông tuyên bố muốn bỏ hiệp ước TIAR – mà ông gọi là một « tờ giấy », vào sọt rác. Caracas muốn hiệp ước này vĩnh viễn không bao giờ xuất hiện trở lại tại Venezuela.
Thông báo của tổng thống Maduro được đưa ra sau khi Quốc Hội Venezuela, định chế duy nhất do phe đối lập kiểm soát, hôm 23/07, thông qua luật cho phép quốc gia này tái nhập hiệp ước TIAR.
Theo AFP, quyết định của Quốc Hội Venezuela – nằm trong tay phe đối lập – là một phần chiến lược của tổng thống lâm thời Juan Guaido. Maduros cáo buộc lãnh đạo đối lập muốn mở đường cho Mỹ can thiệp quân sự để lật đổ ông.
Hiệp Ước Hỗ Tương Liên Mỹra đời vào năm 1947, có nhiều nước lớn như Hoa Kỳ, Brazil, Colombia… tham gia. Theo hiệp ước này, một cuộc tấn công vào một trong các thành viên sẽ bị coi là cuộc tấn công vào cả liên minh, và các thành viên khác có quyền can thiệp quân sự. Venezuela đã rút khỏi hiệp ước hồi năm 2013, dưới thời tổng thống Hugo Chavez.
Cũng trong ngày 27/07/2019, phó chủ tịch đảng Xã Hội Venezuela, Diosdado Cabello, nhân vật thứ hai trong chính quyền Maduro, thông báo rất có thể thủy quân lục chiến Mỹ đã thâm nhập vào Venezuela một tuần sau khi xảy ra một sự cố trên không.
Mỹ khi đó tố cáo một chiến đấu cơ của Venezuela đã bám đuôi một máy bay trinh thám của Mỹ đang làm nhiệm vụ giám sát trên không phận quốc tế ở vùng biển Caribê.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190728-tt-maduro-doa-bat-nhung-nguoi-ung-ho-venezuela-tai-nhap-hiep-uoc-tuong-ho-lien-my

Châu Âu: Đợt nắng nóng lịch sử lan sang Bắc Âu

Thùy Dương
Đến lượt nhiều nước Bắc Âu phải đối mặt với đợt nắng nóng lịch sử. Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan ghi nhận nhiệt độ tăng cao, với hiện tượng « đêm nhiệt đới » khi nhiệt độ vào ban đêm vẫn không giảm xuống dưới 20 độ C.
Theo AFP, cơ quan khí tượng quốc gia Na Uy hôm 27/07/2019 ghi nhận nhiệt độ ở Lakfors, miền bắc nước này, đạt 35,6 độ C, bằng với mức cao kỷ lục ghi nhận tại Na Uy hồi năm 1970, ở Nesbyen.
Còn tại Thụy Điển, ngay cả ở miền bắc, nhiệt độ đã lên đến 34,8 độ C tại thành phố Markusvinsa và đây là một kỷ lục kể từ năm 1945.
Trong tuần qua, nhiều nước Tây Âu như Pháp, Đức, Anh đã hứng chịu một đợt nắng nóng hiếm thấy. Tiêng tại Pháp, ngày 25/07, khoảng 80 tỉnh được đặt ở mức báo động vì nắng nóng. Nhiều nơi có nhiệt độ trên 40°C. Riêng Paris phá kỷ lục với nhiệt độ 42,6°C vào lúc hơn 15 giờ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190728-chau-au-dot-nang-nong-lich-su-lan-sang-bac-au

Kết thúc Tour de France 2019: Egal Bernal lập kỳ công

Ngoại trừ bất ngờ vào giờ chót, tay đua Egan Bernal, 22 tuổi, gần như chắc chắn đi vào lịch sử Tour de France. Anh là người đầu tiên đem về chiếc Áo Vàng cho Colombia và cũng là nhà vô địch trẻ tuổi nhất của cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp từ hơn 70 năm qua.
Trong chặng cuối cùng hôm 28/07/2019, đoàn đua phải vượt nốt 128 cây số cuối cùng từ thành phố Rambouillet, vùng Yvelines, ngoại ô phía nam Paris, để đến đại lộ Champs Elysées. Tất cả mọi chú ý đều hướng về chiếc Áo Vàng trên vai tay đua Egan Bernal.
Lớn lên thành phố Zipaquira, Colombia, Bernal đã vượt hơn 3400 cây số, không dưới ba mươi cái đèo từ chặng đầu tiên Tour de France 2019 khởi hành hôm 06/07/2019, để đến được Khải Hoàn Môn vào quãng 9 giờ tối nay.
Colombia vô cùng tự hào với thắng lợi của Egan. Cho đến tận chặng áp chót tối 27/07/2019 Bernal vẫn chưa dám tin anh sẽ là người đầu tiên đem chiếc áo vàng của Tour de France về cho Colombia, nơi mà môn đua xe đạp chỉ đứng sau có môn bóng đá.
Trên nguyên tắc, ba nhà vô địch vòng đua xe đạp 2019 là Egan Bernal, về nhất, Garaint Thomas tay đua người xứ Wales, đồng đội Bernal, về nhì và Steven Kruijswijk, người Hà Lan, về hạng ba.
Pháp hơi buồn vì một lần nữa lại hụt chức vô địch Tour de France. Buồn hơn nữa là tay đua Alaphilippe đã giữ được chiếc Áo Vàng trong 14 ngày liên tiếp nhưng đã để mất phần thưởng cao quý này hai ngày trước khi về đến Paris. Julian Alaphilippe đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng kết thúc vòng đua xe đạp 2019.
http://vi.rfi.fr/phap/20190728-ket-thuc-tour-de-france-2019-tay-dua-colombia-egal-bernal-lap-ky-cong

Nga: Hơn 1.000 người biểu tình ủng hộ đối lập

bị bắt ở Moscow

Cảnh sát Moscow bắt giữ hơn 1.000 người tại một cuộc biểu tình và đây là một trong những vụ trấn áp lớn nhất trong nhiều năm tại Nga.
Những người biểu tình bị kéo ra khỏi tòa thị chính khi lực lượng an ninh dùng dùi cui giải tán đám đông.
Đám đông biểu tình để phản đối việc loại trừ các ứng viên phe đối lập khỏi các cuộc bầu cử địa phương. Phe đối lập nói rằng họ bị cấm tranh cử vì động cơ chính trị.
Ông Putin nói gì về cuộc chiến Liên Xô ở Afghanistan?
Putin nói Ukraine dàn dựng vụ đụng độ trên biển
Putin muốn chính phủ “kiểm soát” nhạc rap
Putin ký luật xem báo nước ngoài ‘là đặc vụ’
Một số ứng viên bị cấm đứng tham gia cuộc bầu cử ngày 8/9 đã bị bắt giữ trước đó.
Khoảng 30 người không được tranh cử vì “không thu thập đủ chữ ký hợp lệ”.
Giới chức cho biết ít nhất 1.074 người bắt trong cuộc biểu tình bị cấm, các quan, trong khi quan sát viên ghi nhận 1.127 vụ bắt giữ.
Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin gọi cuộc biểu tình là “mối đe dọa an ninh”, và nói sẽ duy trì trật tự công cộng.
Sự giận dữ đang lan rộng trong số những người ủng hộ phe đối lập.
Lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny, người chỉ trích gay gắt Tổng thống Vladimir Putin, đã bị bắt giam 30 ngày vào hôm 24/7 sau khi kêu gọi biểu tình không được phép hôm 27/7.
Ông Putin có chuyến đi lặn tại biển Baltic hôm 27/7.
Trước đó, hôm 20/7, hơn 20.000 người Nga đã xuống đường, yêu cầu bầu cử công bằng và hàng chục người bị bắt.
Không rõ có bao nhiêu người đã tham gia cuộc biểu tình hôm 27/7 nhưng lượng người dường như đã giảm mạnh.
Theo cảnh sát, khoảng 3.500 người tụ tập, trong đó có khoảng 700 nhà báo.
Oleg Boldyrev, phóng viên BBC News tại Moscow, phân tích:
“Không ai ảo tưởng rằng nhà chức trách sẽ để mọi người biểu tình ôn hòa. Cuộc biểu tình này cũng diễn ra với sự bắt giữ tùy tiện, đối đầu. Câu hỏi đặt ra là liệu sự tức giận về việc không thể đề cử một ứng viên – ngay cả đối với các cuộc bầu cử ở cấp thấp như chính quyền thành phố – sẽ khiến người dân Moscow tìm cách có những biểu hiện bất đồng lớn hơn. Rốt cuộc, có rất nhiều người dân không hài lòng với cách chính quyền Moscow và Thị trưởng Sobyanin điều hành thành phố hoặc đưa phản hồi về các mối quan ngại.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49067931

Nga, TQ ‘làm phép thử’

khi bay qua không phận Hàn Quốc

Máy bay Hàn Quốc đã bắn hàng trăm phát súng cảnh cáo trong hôm thứ Ba (23/7) sau khi một máy bay Nga bay qua một chuỗi đảo trên Biển Nhật Bản.
Một quan chức hàng đầu Hàn Quốc gọi đó là nỗ lực Moscow và Bắc Kinh nhằm tận dụng các tình thế trong khu vực, theo bản tin ngày 24/7 của báo Nhật Bản Nikkei.
Máy bay A-50 của Nga đã vi phạm không phận trên chuỗi đảo mà Hàn Quốc gọi là Dokdo, còn Nhật bản gọi là Takeshima.
Chiếc A-50 đã bay vào khu vực hai lần, theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Máy bay Hàn Quốc đã bắn cảnh báo 80 phát đạn cho lần đầu tiên, và 280 phát đạn cho lần thứ hai sau khi máy bay Nga phớt lờ cảnh báo. Chuyến bay được thực hiện giữa thời điểm Hàn Quốc và Nhật Bản đang phải đối mặt với những rạn nứt ngày càng gia tăng liên quan đến lao động cưỡng bức thời chiến và thương mại.
Chuyến bay qua cụm đảo mà Nga tiến hành có thể là một nỗ lực gây áp lực lên quan hệ song phương Nhật Bản – Hàn Quốc cũng như quan hệ đối tác ba chiều với đồng minh quân sự lớn nhất của họ là Hoa Kỳ.
Mới đây, Nhật Bản siết chặt quy định xuất khẩu vật liệu sang Hàn Quốc. Cuối năm ngoái, một tàu của Hàn Quốc cũng đã khóa radar điều khiển hỏa lực trên một máy bay tuần tra của Nhật Bản, điều này cũng đã giáng một đòn mạnh vào quan hệ đối tác an ninh của họ.
Nga nói rằng, họ không vào không phận Hàn Quốc, Moscow gọi chuyến bay là một cuộc tập trận chung với Trung Quốc, và Nga đang củng cố mối quan hệ quân sự với Trung Quốc thông qua các cuộc tập trận chung trên toàn thế giới.
Trong một động thái hiếm hoi, máy bay chiến đấu của Nhật Bản cũng cất cánh sau khi máy bay ném bom của Trung Quốc tiếp cận các đảo từ Biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói. Các máy bay ném bom Trung Quốc đã tham gia cùng 2 máy bay Nga và bay vào khu vực nhận dạng phòng không của Hàn Quốc trong một tiếng rưỡi, theo Nikkei.
Seoul đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc với Nga về vụ việc, Tokyo xác nhận chiếc máy bay đã vi phạm không phận và lên án Moscow.
“Chúng tôi xem tình huống này là cực kỳ nghiêm trọng và chúng tôi sẽ có hành động mạnh mẽ hơn nếu có một sự cố tương tự xảy ra”, Chánh Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong nói với đồng cấp Nga Nikolai Patrushev.
“Chúng tôi hiểu là máy bay quân sự Nga đã vi phạm không phận hòn đảo hai lần”, Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết trong hôm thứ Ba.
“Vụ việc là một thử nghiệm liên minh Hàn Quốc với Hoa Kỳ”, quan chức hàng đầu của Hàn Quốc nói, “và để gia tăng rạn nứt trong quan hệ đối tác an ninh ba chiều của chúng tôi với Nhật Bản”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29543-nga-tq-lam-phep-thu-khi-bay-qua-khong-phan-han-quoc.html

Iran: Châu Âu đừng nên khiêu khích

với việc dùng tàu chiến hộ tống tàu dầu

Trọng Nghĩa
Ngày 28/07/2019, 5 nước còn ở lại trong Hiệp Định Hạt Nhân Iran 2015 là Anh, Đức, Nga, Pháp và Trung Quốc, họp lại với Iran tại Vienna – Áo để tìm cách cứu vãn bản thỏa thuận đã bị Mỹ, rồi Iran phá hoại. Teheran lên giọng cảnh cáo các nước Châu Âu không nên theo đề nghị của Anh Quốc mà cử tàu hải quân hộ tống tàu dầu ở vùng Vịnh, vì hành động đó sẽ bị Iran coi là « khiêu khích ».
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một tuyên bố, Ali Rabiei, phát ngôn viên chính phủ Iran xác định : « Chúng tôi nghe nói rằng họ có ý định phái một hạm đội châu Âu đến vùng Vịnh Ba Tư, hành động đương nhiên là chứa đựng một thông điệp thù địch, mang tính khiêu khích và sẽ làm gia tăng căng thẳng ».
Phát ngôn viên chính phủ Iran nhắc lại vấn đề an ninh của vùng Vịnh dồi dào dầu mỏ phải do chính các nước trong khu vực duy trì, và Iran chính là « tác nhân lớn nhất trong công cuộc bảo đảm an ninh hàng hải tại vùng Vịnh Ba Tư ».
Cùng một quan điểm, tổng thống Iran Hassan Rohani cho rằng sự hiện diện của một lực lượng hải quân châu Âu như vậy sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn mà thôi.
Phát biểu sau cuộc tiếp xúc với ngoại trưởng Oman Yusuf bin Alawi đang thăm Iran, ông Rohani khẳng định : « Sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài sẽ không giúp ích cho an ninh khu vực và sẽ là nguồn căng thẳng chính ».
Các tuyên bố cứng rắn nói trên được đưa ra trong bối cảnh Anh Quốc, hôm 22/07 cho biết là đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng do châu Âu dẫn đầu, để hộ tống các tàu chở dầu đi qua tuyến vận chuyển dầu được đánh giá là bận rộn nhất thế giới. Việc cho tàu chiến hộ tống tàu dầu là nhằm đáp trả việc Iran bắt giữ một tàu treo cờ Anh vào ngày 19/07 trước đó.
Việc Teheran chận bắt chiếc Stena Impero xẩy ra hai tuần sau khi chính quyền Anh bắt giữ một tàu chở dầu Iran ngoài lãnh thổ hải ngoại Gibraltar, với cáo buộc tàu này vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu đối với Syria.
Hôm 25/07, Anh Quốc đã ra lệnh cho Hải Quân hộ tống các tàu treo cờ Anh đi qua eo biển Ormuz, nơi chiếc Stena Impero bị lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran chặn bắt.
Luân Đôn hiện đang đơn độc trong quyết định cho tàu chiến hộ tống tàu dầu. Trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm 26/07/2019, bộ trưởng Bộ Quân Lực Pháp Florence Parly cho biết Paris, Luân Đôn và Berlin đã lên kế hoạch « phối hợp » phương tiện và « chia sẻ (thông tin) » về vùng Vịnh để tăng cường an ninh hàng hải, nhưng sẽ không triển khai thêm lực lượng quân sự.
Bà Parly tuyên bố : « Chúng tôi không muốn đóng góp vào một lực lượng có thể bị đánh giá là làm gia tăng căng thẳng ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190728-iran-chau-au-dung-nen-khieu-khich-khi-dung-tau-chien-ho-tong-tau-dau

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ mua máy bay từ nước khác

nếu Hoa Kỳ không bán F-35

Tin từ ISTANBUL, Thổ Nhĩ Kỳ — Vào hôm thứ Sáu (26/7), tổng thống Tayyip Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua máy bay chiến đấu của nước khác nếu Hoa Kỳ không bán cho họ các máy bay phản lực F-35, đồng thời cho biết thêm rằng quyết định của Hoa Kỳ về việc loại bỏ họ khỏi chương trình này sẽ không thể ngăn họ đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hồi tuần trước, Hoa Kỳ cho biết họ đã loại bỏ đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 như đã đe dọa từ lâu, sau khi Ankara mua và tiếp nhận hệ thống phòng thủ hỏa tiễn S-400 của Nga mà Washington xem là một mối đe dọa.
Washington cũng đã đe dọa sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù Ankara đã bác bỏ các khuyến cáo này. Thay vào đó, họ đã đặt niềm tin vào những bình luận mang tính thông cảm từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang bị đối xử “bất công”.
Khi trả lời phỏng vấn với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Sáu (26/7), tổng thống Donald Trump cho biết rằng ông không đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ vì đã mua hệ thống phòng không của Nga, nhưng lại không nêu rõ thời điểm ông sẽ quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì giao dịch với quân đội Nga, theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ năm 2017.
Khi phát biểu công khai về mối quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ lần đầu tiên sau 11 ngày, tổng thống Erdogan cho biết ông hy vọng các viên chức Hoa Kỳ sẽ “hợp lý” về vấn đề trừng phạt, và cho biết thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể sẽ xem xét lại việc mua máy bay Boeing của Hoa Kỳ để đáp trả lệnh trừng phạt.
https://www.sbtn.tv/tho-nhi-ky-tuyen-bo-se-mua-may-bay-tu-nuoc-khac-neu-hoa-ky-khong-ban-f-35/

ASEAN gặp Mỹ: Cơ hội để Việt Nam

 đòi Trung Quốc ‘xuống thang’?

Ngoại trưởng Mỹ, Nga, Nhật, Hàn Quốc cùng nhiều nước sẽ đến Bangkok dự hội nghị ngoại trưởng Asean, trong bối cảnh Việt Nam đang đòi Trung Quốc rút tàu khỏi Bãi Tư Chính.
Bãi Tư Chính: Việt Nam tỏ thái độ ‘quyết liệt, mạnh mẽ’
Từ 29/7 tới 3/8, hàng loạt các cuộc gặp ngoại giao sẽ diễn ra ở Bangkok, Thái Lan, qua các sự kiện như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (APT), Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 26 (ARF).
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ dự họp trong hai ngày, 1 và 2/8.
Một quan chức Thái không nêu tên nói với báo Thái Bangkok Post rằng Asean “sẽ cho phép các nước thảo luận những lo ngại đang diễn ra như khủng hoảng Rohingya và tranh chấp trên Biển Đông”.
“Chúng tôi sẽ dùng các diễn đàn để tìm cách giảm bớt căng thẳng, xây dựng niề tin, tìm kiếm giải pháp có thể,” quan chức này nói.
Một viên chức bộ ngoại giao Mỹ cũng xác nhận Biển Đông sẽ được Mỹ bàn tại Bangkok.
Hôm 20/7, Bộ ngoại giao Mỹ nói Mỹ lo ngại về tin tức Trung Quốc đang có hành vi can thiệp tại Biển Đông, ảnh hưởng hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam.
Tuyên bố này nói: “Trung Quốc nên ngừng ngay hành vi bắt nạt nước khác và kiềm chế, tránh hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn”.
Ngày 25/7, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đã trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam đã chính thức nói các tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã có những hành vi “đe dọa sử dụng vũ lực” đối với các tàu của Việt Nam ở bãi Tư Chính.
Việt Nam nói tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đang thực hiện cuộc khảo sát địa chất tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý).
Thông tấn xã Việt Nam khẳng định Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam.
Bài đăng ngày 28/7 của Thông tấn xã Việt Nam nói “không quốc gia nào có quyền trịch thượng ‘yêu cầu’ Việt Nam ngừng công việc thăm dò các mỏ dầu ở khu vực biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Theo lịch, cuộc gặp ngoại trưởng Asean và Trung Quốc diễn ra ngày 31/7.
Ngày hôm sau, ngoại trưởng Mỹ sẽ họp với Asean.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49144077

Triều Tiên thả tàu cá Nga

Triều Tiên đã thả một tàu cá của Nga, đại sứ quán Nga ở Triều Tiên thông báo hôm 28/7, theo Reuters.
Tin cho hay, Triều Tiên giữ tàu cá với các thuyền viên gồm 15 người Nga và hai người Hàn Quốc hôm 17/7, cáo buộc tàu này vi phạm luật về nhập cảnh.
Tuy nhiên, phía Nga nói rằng tàu cá không vi phạm bất kỳ luật lệ nào.
Hai thuyền viên Hàn Quốc cũng được phóng thích, đại sứ quán thông báo trên Facebook, theo Reuters.
XEM THÊM:
Putin: Đảm bảo của Mỹ chưa đủ để Triều Tiên bỏ hạt nhân
Hãng tin RIA của Nga trước đó dẫn lời cơ quan phụ trách đánh bắt thủy sản của Nga nói rằng dữ liệu tàu bè cho thấy rằng hành động của Triều Tiên bất hợp pháp và tàu cá Nga không vào lãnh hải Triều Tiên.
Cơ quan này còn được trích lời nói rằng Nga sẽ không tổ chức bất kỳ cuộc đàm phán nào với Triều Tiên về việc hợp tác đánh bắt thủy sản cho tới khi nào vụ việc được giải quyết.
Theo Reuters, Bộ Thống nhất Hàn Quốc, vốn xử lý quan hệ với Triều Tiên, xác nhận việc tàu cá Nga cũng như hai thuyền viên Hàn Quốc đã được thả.
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-th%E1%BA%A3-t%C3%A0u-c%C3%A1-nga/5018521.html

Hong Kong: Bất chấp lệnh cấm, dân lại biểu tình

Hàng chục ngàn người dân Hong Kong lại biểu tình hôm Chủ nhật 28/7, chặn các đường lớn, bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.
Hong Kong: Cảnh sát bắn hơi cay giải tán biểu tình
Hong Kong: ‘Côn đồ áo trắng’ tấn công ở trạm MTR
Cảnh sát Hong Kong nói người dân chỉ được tuần hành bên trong công viên Chater Garden mà thôi.
Nhưng người dân tiếp tục mặc đồ đen, mang dù, hô khẩu hiệu chống cảnh sát và đi qua các khu vực lớn của Hong Kong hôm Chủ nhật.
Trước đó, hôm thứ Bảy, cảnh sát dùng hơi cay, đạn cao su khi xảy ra một cuộc biểu tình ở Yuen Long.
Đây là ngày cuối tuần liên tục thứ tám chứng kiến biểu tình tại Hong Kong.
Các cuộc biểu tình được châm ngòi bởi một dự luật gây tranh cãi mở đường cho khả năng dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.
Chính phủ đã tạm dừng dự luật này – nhưng những người biểu tình hiện cũng đang yêu cầu điều tra về bạo lực của cảnh sát, đòi cải cách dân chủ và lãnh đạo Hong Kong là bà Carrie Lam phải từ chức.
Trung Quốc hôm thứ Tư cảnh báo rằng quân đội có quyền vãn hồi trật tự tại Hong Kong nếu như chính quyền địa phương có yêu cầu.
Lời cảnh báo được đưa ra vào lúc chính phủ Trung Quốc công bố chiến lược quốc phòng mới, trong đó cáo buộc Hoa Kỳ là làm xói mòn sự ổn định toàn cầu, và xác định chủ nghĩa ly khai chính là mối đe dọa an ninh trực tiếp đối với Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49144290

Liệu Hồng Kông có thể độc lập khỏi Bắc Kinh?

Estonia và các nước vùng Baltic khác, chẳng hạn như Latvia và Lithuania, đã đạt được điều mà hầu hết các nhà quan sát lúc đó coi là bất khả thi. Không những họ đã thoát khỏi sự thống trị của Điện Kremlin trong giai đoạn 1988-1991, mà họ còn sống sót, thịnh vượng và sớm trở thành các nước thành viên của cả NATO và Liên minh Châu Âu.
Liệu Hồng Kông có thể đi theo con đường này – không chỉ tách khỏi Trung Quốc đại lục nhưng sống sót và phát triển trên sân khấu thế giới hay không? Hầu hết các chuyên gia nói không, nhưng họ cũng có thể sai.
Hồng Kông hôm nay mạnh về kinh tế hơn bất kỳ một quốc gia Baltic nào trong những năm 1980. Nền kinh tế của các nước nhỏ bé này hoàn toàn bị Moscow kiểm soát, không nước nào đủ khả năng tự lực, và tất cả đều phụ thuộc nặng nề vào Liên Bang Xô Viết, không nước nào có thể sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn của Châu Âu.
Trái với tình trạng trước khi độc lập của các nước Baltic, Hồng Kông là một trung tâm tài chính nối Trung Quốc và thế giới. Vai trò này có thể bị suy yếu nếu Hồng Kông độc lập, nhưng cả hai bên sẽ tiếp tục cần nhau. Sự khác biệt về chính trị không khiến Singapore và Đài Loan không rơi vào các mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc. Thêm nữa, các doanh nghiệp phương Tây sẽ cảm thấy an toàn hơn khi tiếp tục đầu tư vào một Hồng Kông độc lập, dân chủ và tôn trọng pháp luật.
Hồng Kông có quá nhỏ để trở thành một quốc gia độc lập hay không? Không. Hồng Kông có hơn 7,4 triệu dân số – lớn hơn rất nhiều lần số dân 1,3 triệu người của Estonia. Thực tế, dân số của Hồng Kông còn vượt qua cả ba nước cộng hòa vùng Baltic gộp lại. Dân số Đài Loan gấp 3 lần Hồng Kông với 24 triệu dân, nhưng Singapore cũng chỉ có 5,6 triệu người.
Diện tích của Hồng Kông chỉ rộng 1.104 km2, trong khi mỗi nước Baltic rộng ít nhất 40 lần con số đó. Tuy nhiên Singapore cũng có thể vươn lên chỉ với diện tích đất đai vỏn vẹn 722 km2. Trong thế kỷ trước, những quốc gia – thành phố trong liên minh Hanse, chẳng hạn Hamburg, Gdansk, Riga và Dorpat cũng có thể trở thành các nền cộng hòa thịnh vượng, độc lập được quản lý bởi giới tinh hoa trọng thương.
Tại sao người Hồng Kông nên muốn độc lập? Hầu hết dân số Hồng Kông là người Hoa, nhưng bản sắc của họ – giống như Đài Loan và Singapore – đã trở nên khác biệt rõ rệt so với những anh em ở Trung Quốc đại lục. Hầu hết người Hồng Kông nói tiếng Quảng và rất ghét bị Bắc Kinh gây áp lực phải sử dụng tiếng Quan Thoại. Họ viết và đọc bằng ký tự phồn thể chứ không phải ký tự giản thể do chính phủ ĐCSTQ nghĩ ra. Do ảnh hưởng từ thời thuộc địa Anh, một phần lớn người dân Hồng Kông thông thạo tiếng Anh và sử dụng tên tiếng Anh. Người Hồng Kông được hưởng quyền tự do báo chí, tự do internet và nhiều quyền dân chủ khác mà người đại lục không có. Việc Bắc Kinh lân la đòi tước đoạt những quyền này của họ để đồng hóa với người Hoa ở Đại Lục đã tạo ra những cuộc biểu tình đầy bạo lực gần đây. Một cuộc khảo sát từ năm 2016 cho thấy gần 40% người Hồng Kông tuổi từ 15 đến 24 muốn Hồng Kông độc lập. 17,4% nói chung mong muốn điều này, nhưng chỉ 3,6% tin tưởng viễn cảnh này là khả thi. Các cáo buộc gần đây về việc chính quyền dùng bạo lực cảnh sát và băng đảng xã hội đen để trấn áp người biểu tình – một điều mà ĐCSTQ thường xuyên sử dụng với người Hoa đại lục – đã tăng cường nhiệt tình đòi độc lập.
Di sản của 100 năm thuộc địa Anh đã để lại cho Hồng Kông những giá trị phương Tây và dân chủ sâu sắc trong giáo dục, pháp luật, thương mại, và hình thành một xã hội công bằng, tôn trọng lẫn nhau, khác xa so với xã hội quần ngư tranh thực, cá lớn nuốt cá bé tại Hoa Lục dưới sự thống trị của ĐCSTQ. Một số người thậm chí đã hy vọng các giá trị tự do của Hồng Kông sẽ mở mắt cho giới lãnh đạo Trung Quốc và khiến họ thay đổi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, Trung Quốc đang đi theo hướng trở thành một nhà nước độc tài kỹ trị, một phiên bản hiện đại của xã hội Mao Trạch Đông năm xưa.
David đã đánh bại người khổng lồ Goliath ở vùng Baltic như thế nào? Sau 8 năm sa lầy ở Afghanistan, ý chí đế quốc của Liên Xô suy sụp vào những năm 1980. Lợi dụng các chương trình cải tổ kinh tế, chính trị và cho phép công khai bày tỏ ý kiến của Mikail Gorbachev tại Moscow, các nhân vật chống cộng tại Baltic như Lennart Meri ở Estonia và Vytautas Landsbergis ở Lithuania đã tổ chức một cuộc “Cách mạng Hát” phi bạo lực. Những đám đông khổng lồ đổ ra đường và hát các ca khúc bản địa. Mặt trận Bình Dân yêu cầu Moscow tôn trọng một điều khoản trong hiến pháp Xô Viết, trong đó cho phép mỗi nước cộng hòa có quyền tự quyết định. Họ khẳng định rằng luật pháp của mỗi nước của họ vượt lên trên các mệnh lệnh từ Moscow. Quân đội Xô Viết tại Baltic đã tấn công người biểu tình một lần, nhưng chỉ sát hại ít hơn 20 người. Không lâu sau đó, cơ quan lập pháp Liên Xô đã công nhận Estonia,
Latvia và Lithuania là những nhà nước tự chủ và không còn phụ thuộc vào Liên Bang Xô Viết. Các nước khác trong Liên Bang đã áp dụng biện pháp của vùng Baltic, và đến năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, toàn bộ 15 nhà nước cộng hòa trong liên bang tuyên bố độc lập.
Trong khi đó, khi lãnh đạo Trung Quốc đối mặt với các đòi hỏi mạnh mẽ về dân chủ và quyền công dân của người biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989, họ đã máu lạnh nổ súng giết hàng ngàn người, phần lớn là thanh niên và sinh viên. Nhưng đến nay, ý tưởng về một cuộc thanh trừng người biểu tình quy mô lớn dường như bất khả thi, mặc dù Bắc Kinh vẫn đặt ưu tiên cao nhất là duy trì “sự ổn định”.
Trung Quốc hiện nay mạnh hơn Liên Xô dưới thời Gorbachev ở mọi mặt, nhưng địa vị của nó được xây dựng trên nền đất nhão. Ở khắp Trung Quốc, đâu đâu cũng có thể chứng kiến sự bất an của người lao động bình dân, cuộc trốn chạy của giới có tiền, và sự bất mãn của những người bất đồng chính kiến. Giới tri thức và doanh nhân đang yêu cầu có quyền tự do lớn hơn. Sự bất mãn với hành động xâm lược của người Hán đang bùng lên trong những người Tây Tạng, Kazakh, Duy Ngô Nhĩ và Mông Cổ. Ô nhiễm không khí và nước khiến công chúng phẫn nộ, cùng sự xâm phạm quyền riêng tư thái quá của chính quyền tạo ra một cảnh tù túng và nghẹt thở sẽ sớm bùng phát thành hành động. Thêm vào đó, mong muốn “xuất khẩu mô hình chính trị” của ĐCSTQ đã chết yểu khi rơi vào tầm ngắm của chính quyền Mỹ. Cuộc chiến thương mại cam go cũng khiến Bắc Kinh chật vật nhận ra vị thế “con rồng rỗng” của mình, khi phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ của Mỹ và phương Tây để phát triển.
Nếu những vấn đề trên tiếp tục nhân lên và ý chí của người Hồng Kông vẫn vững vàng, họ có thể đạt được giấc mơ Estonia. Tất nhiên không phải hôm nay, nhưng nó có thể xảy ra trong một thập kỷ. Họ sẽ cần một lãnh đạo được đa số người dân thành phố trọng vọng như Lennart Meri của Estonia, cộng với một nhân tố mà bây giờ đang thiếu – một Gorbachev của Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29541-lieu-hong-kong-co-the-doc-lap-khoi-bac-kinh.html

TQ thuê căn cứ hải quân Campuchia

bằng thỏa thuận bí mật?

Tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ) hôm Chủ Nhật (21/7) loan tin Trung Quốc thuê căn cứ hải quân Campuchia độc quyền 30 năm bằng một thỏa thuận bí mật ký kết từ mùa xuân năm nay. Tuy nhiên, cả Campuchia và Trung Quốc đều lên tiếng bác bỏ thông tin này.
WSJ dẫn thông tin từ các quan chức Mỹ và đồng minh thông thạo về vấn đề Trung Quốc, Campuchia cho biết Bắc Kinh và Phnom Penh đã đạt được thỏa thuận nêu trên từ mùa xuân năm nay, nhưng không công bố công khai. Với thỏa thuận này, Trung Quốc thuê căn cứ hải quân Campuchia độc quyền 30 năm và có thể tự động gia hạn thêm 10 năm sau mỗi lần hết hạn.
Thỏa thuận cho phép Trung Quốc độc quyền tiếp cận một phần Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia tại Vịnh Thái Lan. Nếu thực sự thuê được căn cứ hải quân này, Trung Quốc sẽ lần đầu có một cơ sở hải quân chuyên dụng tại Đông Nam Á. Căn cứ này sẽ cho phép chế độ Bắc Kinh củng cố khả năng khẳng định yêu sách chủ quyền và các lợi ích kinh tế trên Biển Đông, cũng như thách thức đáng kể các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Cũng theo WSJ, Mỹ và các đối tác đồng minh trước đó đã vận động Campuchia không cho phép quân đội Trung Quốc sử dụng một sân bay tại Dara Sakor thời gian 99 năm. Sân bay này do một công ty tư nhân Trung Quốc đầu tư xây dựng trên đất Campuchia.
Theo WSJ, các quan chức của Trung Quốc và Campuchia đều lên tiếng phủ nhận hai nước đã bí mật ký thỏa thuận thuê và cho thuê Căn cứ Hải quân Ream.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm thứ Hai (22/7) nói với trang tin Fresh News thân chính phủ rằng: “Đây là tin tức bịa đặt tồi tệ nhất từng xảy ra đối với Campuchia.”
“Không có điều gì như vậy có thể xảy ra bởi vì việc chứa chấp các căn cứ quân sự nước ngoài là đi ngược lại với hiến pháp Campuchia,” ông Hun Sen nói.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat nói với Reuters rằng thông tin như vậy là “bịa đặt và không có cơ sở”.
Theo Reuters, vào tháng Mười Một năm ngoái Campuchia cũng đã lên tiếng bác bỏ các thông tin cho rằng chế độ Trung Quốc từ năm 2017 đã vận động Phnom Penh cho thuê một căn cứ quân sự có thể chứa tàu hộ tống, tàu khu trục và các tàu chiến khác của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Trong khi đó, tờ WSJ dẫn lời Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh Emily Zeeberg cho biết Washington “quan ngại rằng bất kỳ bước đi nào của chính quyền Campuchia về việc mời sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Campuchia” sẽ gây tổn hại cho hòa bình và ổn định khu vực.
Theo Reuters, đầu tháng này Bộ Quốc phòng Mỹ đã gửi một lá thư cho giới chức Campuchia. Trong thư, Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằngTrung Quốc có thể đang nỗ lực đạt được chỗ đứng quân sự tại Campuchia và đặt câu hỏi tại sao chế độ Phnom Penh đã từ chối lời đề nghị của Mỹ về việc giúp sửa lại một căn cứ hải quân.
Bộ Ngoại giao Mỹ tháng này cũng phát đi một tuyên bố kêu gọi Campuchia hãy từ chối một thỏa thuận cho Trung Quốc thuê căn cứ hải quân vì động thái này vi phạm hiến pháp Campuchia yêu cầu chính phủ nước này phải theo đuổi “chính sách ngoại giao độc lập”.
“Chúng tôi quan ngại rằng việc chính quyền Campuchia thực hiện bất kỳ bước đi nào về mời sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Campuchia sẽ đe dọa tới sự đoàn kết và trung lập của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc điều phối phát triển khu vực, và gây tổn hại cho hòa bình, ổn định tại Đông Nam Á,” tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói. Việc ngoại giới dấy lên lo ngại Trung Quốc thuê căn cứ hải quân Campuchia cũng xuất phát từ quan hệ đồng minh rất gần gũi của chính quyền hai nước.
Trung Quốc – đồng minh khu vực mạnh mẽ nhất của chính quyền Hun Sen – đã rót hàng tỷ USD vào việc hỗ trợ phát triển và cấp vốn vay cho Campuchia thông qua các thỏa thuận khung song phương và sáng kiến Vành đai và Con đường.
Vài năm qua rất nhiều các liên doanh thương mại Trung Quốc hiện diện tại Campuchia, đầu tư vào các lĩnh vực như sòng bạc, khu nghỉ dưỡng, du lịch v.v… Rất có thể thuê căn cứ hải quân Campuchia là bước phát triển chiến lược tiếp theo của chế độ Trung Quốc tại quốc gia Đông Nam Á này?
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29542-tq-thue-can-cu-hai-quan-campuchia-bang-thoa-thuan-bi-mat.html

Khi TQ và Nga “ném đá dò đường”

trên không phận Hoa Đông

Theo chuyên gia Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga hợp tác với nhau để tiến sâu hơn vào Thái Bình Dương và đã có kế hoạch diễn tập chung trước đó.
Với những diễn biễn xảy ra vào ngày 23/7, các chuyên gia cho rằng, việc hợp tác xâm nhập lần này của Trung Quốc và Nga đối với biển Hoa Đông là phép thử với Nhật Bản.
Đối chọi không cân sức
Nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Không quân Hàn Quốc Kim Yong-chun nhận định, đây được coi là cuộc diễn tập nhằm công kích vào cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong lúc máy bay của Nga và Trung Quốc bay lượn trên vùng biển Hoa Đông, thì 2 chiếc tàu chiến của Trung Quốc cũng đang trong tình trạng vận hành gần phía đông khu vực Pohang của Hàn Quốc.
Quân đội Hàn Quốc đã rất nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút ra khỏi Khu nhận diện phòng không của Hàn Quốc (KADIZ)  thông qua đường dây nóng giữa Trung tâm Giám sát phòng không Trung ương (MCRC) và Trung tâm phòng không chiến khu Bắc Trung Quốc. Ban đầu phía Trung Quốc thông báo rằng không thể cung cấp thông tin vượt quyền hạn. Sau đó lại thông báo rằng máy bay đang bay thực hiện đúng Luật pháp quốc tế.
Giáo sư Kim Tae-ho thuộc Đại học quốc tế Hàn Quốc lo ngại rằng không chỉ có Hoa Đông, Trung Quốc và Nga hợp tác với nhau để tiến sâu hơn vào Thái Bình Dương, và đã có kế hoạch diễn tập chung bí mật trước đó. Thời gian tới, cả Nga và Trung Quốc sẽ tăng việc khiêu khích tại các khu vực này thông qua huấn luyện chung.
Hàn Quốc khẳng định Nga và Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc. Cả Nga và Hàn Quốc đã phủ nhận việc này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng Trung Quốc và Hàn Quốc là hai nước láng giềng thân thiết nên cần phải thận trọng khi sử dụng từ “xâm phạm”. Vùng nhận diện phòng không không phải không phận, các nước có thể tự do bay dựa trên luật pháp quốc tế.
Phát ngôn này lại mâu thuẫn với chính hành động của mình khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV vào tháng 1/2019 đã phát đi hình ảnh một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã
bắn cảnh cáo đối với máy bay nước ngoài khi xâm nhập vào Vùng nhận diện phòng không Trung Quốc (CADIZ).
Về phía Nga, Bộ Quốc phòng Nga lại cho biết rằng máy bay chiến đấu của Hàn Quốc đã không có liên lạc thông tin với máy bay Nga và cũng không bắn cảnh cáo vào máy bay Nga.
Phản ứng của Nhật Bản
Trong khi đó, Nhật Bản đã kháng nghị lên cả Nga và Hàn Quốc, trong đó nêu rõ đảo Dokdo (tên gọi của Hàn Quốc) thực chất là đảo Takeshima thuộc lãnh thổ của Nhật Bản. Nhật Bản đang có những phương án đối ứng với những hành vi trên thông qua chuẩn bị lực lượng không quân xuất kích khi cần thiết. Vị trí xuất kích không được tiết lộ.
Nhật Bản cho rằng máy bay quân sự của Nga đã 2 lần xâm nhập vào vùng biển Takeshima của Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu Hàn Quốc không thể phủ nhận lập trường chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Takeshima. Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định Takeshima/Dokdo là lãnh thổ của Nhật Bản cả về mặt lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế.
Nhà bình luận chính trị, nguyên Trưởng ban biên tập hãng tin Jiji của Nhật Bản cho rằng vấn đề trên cho thấy Tổng thống Hàn Quốc với tư tưởng “phản Nhật ly Mỹ” sẽ chờ phản ứng của Nhật hơn là có động thái gì. Bởi lẽ, phản ứng quá mạnh đối với Nga và Trung Quốc sẽ có những thiệt hại về mặt ngoại giao.
Ông Nobaru Seiichiro-Nguyên Đại sứ Nhật Bản tại OECD cho rằng Nhật Bản cần phải mạnh mẽ với cả Trung Quốc. Đặc biệt khi Trung Quốc đang “quấy rối Biển Đông”, “khiêu khích Hoa Đông”. Mặt khác, khi Trung Quốc đang bị phản đối mạnh mẽ vì xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, nên đưa bài đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận nhằm vào Hàn Quốc. Hàn Quốc thì cho rằng Dokdo/Takeshima là lãnh thổ của Hàn Quốc cả về măt địa lý, lịch sử và luật pháp quốc tế, phản đối lập trường của Nhật Bản.
Hàn Quốc lúng túng?
Giám đốc Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Eui-yong, đã kháng nghị lên Thư ký Hội đồng an ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev. Đồng thời Hàn Quốc cũng đã triệu Đại sứ Trung Quốc và Nga tại Seoul lên để kháng nghị việc này.
Tuy nhiên, Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã không mở hội nghị với Cơ quan an ninh Quốc gia và Cơ quan an ninh Nội các để xem xét hành động khiêu khích của Trung-Nga và lập trường của Nhật Bản về chủ quyền đối với đảo Dokdo/Takeshima. Ngay cả Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chưa có phát ngôn cụ thể nào về vấn đề này.
Do vậy, quan chức của Phủ Tổng thống Hàn Quốc trong buổi họp báo ngày 24/7 cho rằng những vấn đề liên quan đến không phận của chúng tôi thì chúng tôi sẽ tự trả lời (có nghĩa khẳng định chủ quyền đối với Dokdo/Takeshima).
Trong khi đó, các đảng phái đối lập Hàn Quốc cũng đang lên tiếng về vụ việc. Đại diện của đảng Tự do Hàn Quốc đưa ra câu hỏi, tại sao đến giờ này Phủ Tổng thống Hàn Quốc vẫn chưa mở ra Hội nghị an ninh quốc gia? Quan chức của Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho rằng điều quan trọng bây giờ là phải đưa ra được những phương án thiết thực chứ không phải là mở một cuộc hội nghị về an ninh.
Sự việc này đã khiến mâu thuẫn các nước trong khu vực Đông Bắc Á và Nga, Trung Quốc lâm vào tình trạng rối ren. Nếu xử lý không khéo, nguy cơ bùng nổ chiến tranh có thể xảy ra.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29540-khi-tq-va-nga-nem-da-do-duong-tren-khong-phan-hoa-dong.html

Nợ công TQ chiếm hơn 15% trên tổng nợ toàn cầu

Tổng nợ công của Trung Quốc tăng mạnh trong quý 1/2019 trong bối cảnh nước này thúc đẩy các khoản cho vay và phát hành trái phiếu chính phủ nhằm tạo động lực vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm.
Viện Tài chính Quốc tế, trụ sở tại Washington D.C (Mỹ), công bố số liệu thống kê cho thấy nợ công của Trung Quốc tăng gần 304% so với GDP trong 3 tháng đầu năm, tức hơn 40.000 tỉ USD (tương đương 15% tổng số nợ trên toàn cầu), theo Reuters hôm 17.7.
Cách đây hơn 2 năm, chính quyền Bắc Kinh triển khai chiến dịch giảm nợ và các khoản cho vay rủi ro cao, nhưng do nền kinh tế tăng trưởng trì trệ do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc quyết định thả lỏng các điều kiện tín dụng và tăng chi tài khóa cho các dự án cơ sở hạ tầng để hỗ trợ kinh tế phát triển.
Kết quả từ các động thái kích thích nền kinh tế là tổng giá trị các khoản cho vay mới trong 6 tháng đầu năm 2019 lên đến 9.670 tỉ nhân dân tệ (32,7 triệu tỉ đồng), mức cao kỷ lục tại các ngân hàng Trung Quốc.
Hồi đầu tuần, Cục thống kê quốc gia (NBS) công bố tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang giảm đến mức chậm nhất trong gần 30 năm, sau khi GDP vào quý 2 của nước này chỉ còn 6,2% so với 6,4% trong quý 1.
“Tình hình kinh tế vẫn khó khăn cả trong lẫn ngoài nước, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm dần và tình trạng bất ổn do tác động từ bên ngoài đang gia tăng”, theo AFP dẫn lời phát ngôn viên NBS Mao Thịnh Dũng.
“Nền kinh tế đang đứng trước áp lực suy giảm mới”, ông Mao cảnh báo.
Về phần mình, tổng nợ của bên còn lại trong cuộc chiến thương mại là Mỹ đã tăng thêm 2.900 tỉ USD kể từ quý 1/2018, nâng tổng số nợ công của nước này lên mức cao kỷ lục: hơn 69.000 tỉ USD trong quý đầu năm 2019.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29538-no-cong-tq-chiem-hon-15-tren-tong-no-toan-cau.html

Trung Công cần thị trường mới

để bán lượng hàng thặng dư

Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo tin từ NYTIMES, Trung Cộng hiện đang có quá nhiều nhà máy sản xuất quá nhiều hàng hóa. Nhờ cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, khách hàng lớn nhất của họ ở nước ngoài đã không còn giữ vững sức mua như trước. Vì vậy, Trung Cộng hiện đang tìm kiếm các khách hàng mới.
Trong tuần này, Trung Cộng đã chính thức khởi động lại những nỗ lực của họ để tạo ra một khu vực thương mại tự do trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với một mục tiêu xa vời là đạt được một thỏa thuận vào tháng 11, 2019. Nếu thành công, hiệp ước này thậm chí còn có thể mở ra các thị trường từ Úc đến Ấn Độ. Bắc Kinh cũng đang cố gắng duy trì các cuộc đàm phán ba chiều có thể giảm bớt các rào cản thương mại giữa Trung Cộng, Nhật Bản và Nam Hàn.
Ở một góc nhìn tổng thể hơn, Trung Cộng đang đơn phương cắt giảm các mức thuế của riêng họ đối với một loạt các hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới, ngay cả khi họ đang áp dụng mức thuế trả đũa cao hơn đối với hàng hóa do Hoa Kỳ sản xuất.
Hồi tuần trước, Trung Cộng đã đưa tin rằng tốc độ tăng trưởng của họ đã giảm xuống mức chậm nhất trong gần ba thập kỷ, một phần vì cuộc chiến thương mại với chính quyền tổng thống Trump đã bắt đầu ảnh hưởng khu vực xuất cảng quan trọng của nước này. Các công ty toàn cầu hiện đang tìm cách chuyển công việc sang các nước khác để tránh một cuộc chiến thương mại kéo dài. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-can-thi-truong-moi-de-ban-luong-hang-thang-du/

TQ: VN ‘vi phạm quyền chủ quyền’ Bãi Tư Chính

‘từ tháng Năm’

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mới cáo buộc Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính kể từ tháng Năm”, theo South China Morning Post.
“Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của mình và đang liên lạc với phía Việt Nam”, bà Hoa được tờ báo của Hong Kong trích lời nói tại một cuộc họp báo hôm 26/7. “Chúng tôi kêu gọi phía Việt Nam xử lý phù hợp vụ việc”.
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng về sự việc bà nói là “nghiêm trọng” và cho biết rằng Hà Nội đã “trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam”.
“Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật”, bà Hằng nói trong tuyên bố mới nhất về cuộc “đối đầu” giữa tàu chấp pháp Việt Nam và Trung Quốc nhiều tuần qua.
Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về vụ Bãi Tư Chính, gia tăng cuộc khẩu chiến với Trung Quốc.
XEM THÊM:
Vụ Bãi Tư Chính: Công ty Nga và Nhật ‘gây phức tạp’ cho Trung Quốc
Trong tuyên bố đầu tiên hôm 16/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ nói tới “hoạt động của nước ngoài” ở Biển Đông, không nhắc tới Trung Quốc, nhưng sau đó chỉ đích danh Bắc Kinh hôm 19/7 và tới lần mới nhất hôm 25/7, yêu cầu Trung Quốc “rút ngay”.
Cáo buộc của bà Hoa Xuân Oánh về việc Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền kể từ tháng Năm” lần đầu tiên xác nhận thời điểm “châm ngòi” cho cuộc “đối đầu” giữa tàu hải cảnh hai nước ở Bãi Tư chính.
Hai quốc gia láng giềng phương bắc chỉ lên tiếng sau khi ông Ryan Martinson, chuyên gia về hải quân Trung Quốc của Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, đầu tháng này đăng tải trên Twitter về việc tàu Việt Nam và Trung Quốc “vờn nhau” ở Bãi Tư Chính.
Ít ngày sau đó, hôm 12/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã “đón tiếp” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Trong thông cáo mà tới ngày 28/7 vẫn là một trong các tin chính trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tập được cho là đã nhờ bà Ngân “chuyển lời chào chân thành tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”.
“Ông Tập Cận Bình chỉ ra rằng Trung Quốc và Việt Nam là đồng chí và anh em và cũng là một cộng đồng với tương lai chung có tầm quan trọng chiến lược”, nhà lãnh đạo Trung Quốc được trích lời nói.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-vn-vi-ph%E1%BA%A1m-quy%E1%BB%81n-ch%E1%BB%A7-quy%E1%BB%81n-b%C3%A3i-t%C6%B0-ch%C3%ADnh-t%E1%BB%AB-th%C3%A1ng-n%C4%83m/5018482.html

TQ phản bác

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về Hong Kong

Trung Quốc tuyên bố rằng nước này mạnh mẽ phản đối điều Bắc Kinh gọi là tuyên bố “sai trái” của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông Eliot Engel, theo Reuters.
Trong tuyên bố ra ngày 26/7, dân biểu này nói rằng ông “quan ngại sâu sắc” về thông tin về sự tàn bạo của cảnh sát Hong Kong và chỉ trích Bắc Kinh về “phản ứng ngày càng gay gắt cũng như việc miêu tả mang tính tuyên truyền” về người biểu tình Hong Kong.
XEM THÊM:
Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào người biểu tình Hồng Kông trong cuộc tuần hành bị cấm
Reuters dẫn lời Văn phòng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Hong Kong hôm 28/7 nói rằng Bắc Kinh “thúc giục các chính trị gia nước ngoài chấm dứt phát đi các tín hiệu sai trái về hành vi bạo lực này”.
Văn phòng nói thêm: “Các chính trị gia Mỹ có tư cách gì mà chỉ trích pháp quyền, các quyền tự do và nhân quyền ở Hong Kong?”
Hãng tin Anh nói rằng đây là lời phản bác mới nhất của Trung Quốc đối với các chính trị gia Mỹ và Anh, sau khi họ chỉ trích phản ứng của chính quyền Hong Kong đối với các cuộc biểu tình cũng như ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đối với đặc khu này.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-ph%E1%BA%A3n-b%C3%A1c-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-%E1%BB%A7y-ban-%C4%91%E1%BB%91i-ngo%E1%BA%A1i-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-hong-kong/5018584.html

Trung Quốc khoe tàu khảo sát đại dương mới

bị nghi sẽ dùng ở Biển Đông

Trọng Nghĩa
Trung Quốc hôm 27/07/2019 lại phô trương chiếc Đại Dương Hiệu (Da Yang Hao), một con tàu khảo sát đại dương cỡ lớn được cho là sẽ khai mở một « kỷ nguyên mới » cho việc nghiên cứu biển khơi. Theo giới quan sát chiếc tàu này cũng sẽ là công cụ giúp Bắc Kinh áp đặt yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.
Trích dẫn truyền thông Trung Quốc, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cho biết chiếc tàu khảo sát mới này của Trung Quốc có trọng tải 4.600 tấn, tầm hoạt động khoảng 14.000 hải lý, chạy được với tốc độ tối đa 16 nút (hải lý/giờ). Con tàu có khả năng thăm dò tài nguyên ở sâu dưới đáy bất kỳ đại dương nào trên thế giới.
Báo chí Trung Quốc không ngần ngại cho rằng con tàu sẽ đưa năng lực thăm dò và nghiên cứu tài nguyên biển của Trung Quốc vào một « kỷ nguyên mới » và sẽ giúp duy trì lợi ích của Bắc Kinh trên các vùng biển quốc tế.
Theo một số nhà quan sát, Bắc Kinh ngày càng tăng cường đội tàu khảo sát đại dương và dùng các chiếc tàu dân sự này để áp đặt yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên biển, nhất là ở Biển Đông. Trong bối cảnh đó, tàu Đại Dương Hiệu rất có thể sẽ được triển khai xuống Biển Đông.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã hai lần đội lốt hoạt động dân sự để tìm cách xâm chiếm vùng biển của Việt Nam, một lần vào năm 2014, với việc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển gần Hoàng Sa, và lần mới đây là triển khai chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 tại khu vực Bãi Tư Chính gần Trường Sa.
Trả lời tờ SCMP, ông Collin Koh chuyên gia về hàng hải tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, cho rằng nếu chiếc tàu này được triển khai xuống Biển Đông, điều đó sẽ tăng cường sự hiện diện trên biển của Trung Quốc trong khu vực.
Không chỉ là hiện diện đơn thuần, theo chuyên gia Collin Koh, tại Biển Đông, con tàu sẽ còn có nhiệm vụ thu thập những thông tin và dữ liệu hải dương quan trọng, giúp Trung Quốc tăng cường hiểu biết về vùng biển, cho phép Bắc Kinh tối ưu hóa phạm vi các hoạt động dân sự và quân sự trong vùng, qua đó khẳng định thêm yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Còn theo ông Tống Trung Bình (Song Zhongping), một nhà bình luận quân sự tại Hồng Kông, việc tăng cường năng lực trên biển trong lãnh vực dân sự rất quan trọng nếu Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc hàng hải. Ttong chiều hướng đó, chuyên gia này cho rằng hoạt động của chiếc Đại Dương Hiệu sẽ không giới hạn ở Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190728-trung-quoc-khoe-tau-khao-sat-dai-duong-moi-bi-nghi-se-dung-o-bien-dong

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.