Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

TQ đứng trước lựa chọn ‘sinh tử’ ở thượng đỉnh G20

Sunday, June 16, 2019 5:37:00 PM // ,

Từ đầu tháng 6, Mỹ đã nhiều lần nói rằng “Hội đàm Trump – Tập” sẽ được tổ chức vào dịp Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tháng này. Bắc Kinh đang đứng trước một lựa chọn rất khó khăn và quan trọng, có thể so sánh là vấn đề sống còn không chỉ của nền kinh tế.
Ngày 10/6, Tổng thống Trump bất ngờ nói rằng, nếu không thể đạt được thỏa thuận thương mại với ông Tập Cận Bình, ông sẽ áp thuế đối với một lô sản phẩm còn lại của Trung Quốc trị giá 325 tỷ USD.
Ngày 11/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nếu Hoa Kỳ nhất quyết muốn leo thang cuộc xung đột thương mại thì Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp trả và “đánh đến cùng”. Tuy nhiên, người phát ngôn Cảnh Sảng cũng nhắc lại rằng cánh cửa đàm phán bình đẳng của Trung Quốc vẫn đang mở.
Từ quan điểm của cả hai bên, việc có tổ chức “Hội đàm Trump – Tập” tại Hội nghị G20 ở Osaka Nhật Bản hay không, sẽ là bước ngoặt của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Mối quan hệ Mỹ – Trung có cả cơ hội hòa hoãn hoặc xấu đi.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng ngày 4/4/2019. (Ảnh: News.dwnews)
Tổng thống Trump gia tăng áp lực: Không có đàm phán thì tăng thuế quan
Ông Trump tin rằng, ông Tập sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và dự kiến hai người sẽ gặp nhau tại đây. Ông nói với CNBC, “Nếu chúng tôi không đạt được thỏa thuận, bạn sẽ thấy thuế tăng”. Ông nói rằng có “mối quan hệ tốt” với ông Tập Cận Bình, nhưng ông Tập Cận Bình là vì Trung Quốc, còn ông là vì Hoa Kỳ.
Hiện tại, Trung Quốc chưa xác nhận liệu ông Tập Cận Bình có tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 hay không. Nếu ông Tập Cận Bình tham dự G20, cơ hội gặp gỡ ông Trump là rất cao.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến thoái lưỡng nan
Có lẽ Bắc Kinh đang suy nghĩ kỹ những vấn đề này nên chần chừ chưa công bố thông tin xác nhận. Nói cách khác Bắc Kinh đang tiến thoái lưỡng nan.
Cố vấn cao cấp, chuyên gia nghiên cứu Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ (CSIS) cho rằng, nếu ông Trump và ông Tập gặp nhau có thể sẽ giúp ngăn chặn quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi.
Bà nói với báo chí rằng: “Chỉ có hai nhà lãnh đạo tối cao mới có thể ra quyết định bước tiếp theo như thế nào”
Nhưng chính vì đây là cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tối cao, nếu đàm phán đổ vỡ thì sẽ không còn khả năng xoay xở nữa. Lãnh đạo tối cao không thể quyết định được thì ai có thể thay đổi được cục diện? Do đó Bắc Kinh có thể đặc biệt thận trọng.
Đàm phán thì sẽ có hai khả năng xảy ra. Một là đạt được thỏa thuận, ngăn chặn Mỹ tăng thuế. Hai là không đạt được thỏa thuận, hai bên tay trắng ra về.
Media player poster frame
Đàm phán thương mại Mỹ -Trung: Dân Trung Quốc ‘nhắm hỏa lực’ vào phó Thủ tướng
  Ông Tập Cận Bình kêu gọi, Hoa Kỳ không tăng thuế?
Trước tiên nói về khả năng thứ nhất. Hai bên đạt được thỏa thuận ngăn chặn Hoa Kỳ tăng thuế. Điều này có thể cần Bắc Kinh đồng ý với yêu cầu của Hoa Kỳ, khôi phục các thỏa thuận trước đó và sau đó hai bên sẽ ngồi vào bàn đàm phán một lần nữa.
Như chúng ta đã biết, vài ngày trước, ông Tập Cận Bình đến thăm Nga, đã cho Nga vay 20 tỷ đô la Mỹ, tặng hai con gấu trúc, và chia cho Nga một phần Dự án Nhiệt điện Đảo Hồ Lô mà Trung Quốc có thể tự xây dựng. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không đạt được điều mong đợi. Ông Putin thẳng thừng nói rằng ông sẽ ngồi ngoài xem cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, sẽ không tham gia.
Thái độ của Moscow có thể khiến Bắc Kinh hiểu rằng Trung Quốc và Nga sẽ không quay lại mối quan hệ như sau Thế chiến II. Do đó, trước mặt ông Putin, ông Tập đã trực tiếp nói rằng ông Trump là một “người bạn tốt” và nói rằng mối quan hệ Mỹ – Trung là “trong bạn có tôi, trong tôi có bạn”.
Nhà bình luận thời sự Triệu Nham cho rằng, có thể ông Tập Cận Bình sẽ cần phải tuyên bố mạnh mẽ với ông Trump rằng ngoại giao Mỹ – Trung là “nguyên tắc ưu tiên hàng đầu” chứ không phải ngoại giao Trung – Nga.
Media player poster frame
Trung Quốc và Nga liệu có bảo vệ chính phủ Maduro tới cùng ?
 Hội đàm Trump – Tập đổ vỡ, quan hệ thương mại Mỹ – Trung sẽ chấm dứt?
Về khả năng thứ hai, Trump – Tập không đạt được thỏa thuận và ra về tay trắng.
Bà Bonnie Glaser cho rằng, cả ông Trump và ông Tập đều tin là họ có “quân bài” trong tay. “Ông Tập Cận Bình có thể không muốn nhượng bộ. Ông ấy muốn chứng minh rằng mình cứng rắn và Trung Quốc không thể bị lợi dụng. Còn ông Trump tin rằng nền kinh tế Mỹ đủ mạnh và Hoa Kỳ có lợi thế hơn Trung Quốc ở một số phương diện”.
Theo phong cách “đã nói là làm” của ông Trump, nếu cuộc đàm phán với Tập thất bại, thì Mỹ có thể sớm áp dụng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 325 tỷ USD. Và sau đó, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể sẽ trả đũa Hoa Kỳ theo giọng điệu quen thuộc: “không ngại đánh” hoặc “đánh đến cùng”. Cứ lặp lại như thế này, mối quan hệ thương mại Mỹ – Trung sẽ từng bước tiến đến sự chấm dứt.
Cuối cùng, có khả năng giống như ông Hồ Bình, Tổng biên tập tờ báo Mùa xuân Bắc Kinh, đã chỉ ra, cuộc chiến thương mại sẽ đạt đến “cực điểm”, hai bên không còn trao đổi kinh tế và thương mại, không ai mua hàng hóa của đối phương nữa.
Sự gián đoạn thương mại chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của Hoa Kỳ và Trung Quốc, và cuộc đối đầu đầy đủ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể không xa nữa. Đánh giá từ tình hình quốc tế hiện nay, đã có một số sự cố xảy ra giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nếu mối quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi, có thể sẽ có “nổ súng” và cộng đồng quốc tế sẽ một lần nữa chia làm hai phe.
Bắc Kinh sẽ sẵn sàng cho tình huống này hay không? Chưa nói về cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh có thể chịu được bao nhiêu áp lực trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? Nền kinh tế Trung Quốc có thể chịu được bao nhiêu?
Ông Trump đã nói rất rõ ràng vào ngày 11/6 rằng: “Vì thuế quan, các công ty ở nhiều quốc gia hiện đang rút khỏi Trung Quốc và Trung Quốc đã chịu tổn thất nặng nề”. Ông Trump có thể thấy những điều này, chính quyền Bắc Kinh không lẽ nào lại không thấy điều đó? Có một câu nói ở Trung Quốc rằng “ai khó chịu thì người đó tự biết”.

Làm thế nào trước lựa chọn “sinh tử”?

Hai con đường, “hai cánh cửa dẫn tới sự sống và cái chết”, ông Tập Cận Bình sẽ đi như thế nào?
Trong chuyến thăm Nga, ông Tập suýt nữa xảy ra sự cố, khi ông bắt tay với mọi người trên sân khấu, ông đã mất kiểm soát và suýt ngã khỏi sân khấu. May mắn thay, một vệ sỹ của Nga đã nhanh tay đỡ ông Tập kịp thời.
Tai nạn này, với những người quan sát có dụng ý, xem ra giống như một điềm báo mà ông Tập nên suy nghĩ. Tờ Apple Daily của Hồng Kông tin rằng, sự vấp ngã của nhà lãnh đạo không phải là một dấu hiệu tốt.
Viên Bân, nhà bình luận thời sự của Hồng Kông cho rằng, đây giống như là một cảnh báo cho ông Tập: Những người đào hố để ông ngã đều là ‘người của mình’, nhưng thực sự giúp đỡ ông lại là người nước ngoài.
Viên Bân chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc hiện khí số đã hết. Nếu ông Tập nhất quyết bảo vệ và trói chặt mình vào đảng thì sẽ chỉ có một con đường chết. Nếu ông Tập mưu tính cho chính mình, cho người dân Trung Quốc thì ông không được bỏ qua cảnh báo. Đưa ra lựa chọn đúng đắn có thể bước đến con đường sống.
Đi đâu, về đâu, ông Tập hãy suy nghĩ cho kỹ.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.