Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi -12/06/2019

Wednesday, June 12, 2019 4:01:00 PM // ,


Quyết tâm bảo vệ đồng minh,

Mỹ sẽ bán lô vũ khí trị giá 2 tỷ USD cho Đài Loan

Hãng tin Reuters cho biết, Mỹ đang đệ trình Quốc hội kế hoạch ban lô vũ khí trị giá 2 tỷ USD cho Đài Loan.
Theo thông tin trên, lô vũ khí trị giá 2 tỷ USD Mỹ định bán cho Đài Loan có thể gồm 108 xe tăng M1A2 Abrams do Tập đoàn hàng không và quốc phòng Mỹ General Dynamics Corp sản xuất; một số loại vũ khí chống tăng, bao gồm 409 tên lửa Javelin do các tập đoàn quốc phòng Raytheon và Lockheed Martin sản xuất trị giá 129 triệu USD; 1.240 tên lửa chống tăng TOW trị giá 299 triệu USD; 250 tên lửa thường được dùng trong các hệ thống vũ khí phòng không trị giá 223 triệu USD…
Thông tin về thương vụ vũ khí của Mỹ xuất hiện trong bối cảnh Đài Loan đang mong muốn nâng cấp đội xe tăng hiện thời do Mỹ chế tạo cho hòn đảo này, trong đó có các xe tăng M60 Patton. Mỹ cho đến nay vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan, bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc đại lục. Washington dù không có mối quan hệ ngoại giao cấp nhà nước chính thức với Đài Bắc, nhưng có quyền giúp cung cấp cho hòn đảo này các phương tiện tự vệ căn cứ theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan 1979.
Trước đó, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng Ba đã nói rằng Mỹ đang phản ứng tích cực với các yêu cầu mua vũ khí mới của Đài Bắc để tăng cường khả năng phòng thủ nhằm đối mặt với áp lực gia tăng từ Trung Quốc. Chế độ Bắc Kinh trước nay vẫn coi Đài Loan là tỉnh ngoài khơi xa, lãnh thổ thiêng liêng của mình và chưa bao giờ loại trừ việc sử dụng vũ lực để đưa hòn đào tự trị này sáp nhập vào Đại Lục.
Đài Loan gần đây ngày càng lo ngại về các động thái tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bao gồm việc tăng 7% ngân sách quốc phòng năm 2019 và triển khai oanh tạc cơ chiến lược H-6 ở căn cứ không quân Hưng Ninh, tỉnh Quảng Đông, cách đảo Đài Loan chỉ 450 km. Khiến  Đài Loan đang tìm cách mua thêm các vũ khí hiện đại từ Mỹ, đồng thời đưa các công ty của hòn đảo này vào chuỗi cung ứng công nghiệp quốc phòng của Washington, bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc đại lục.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ được đánh giá ở mức gần gũi chưa từng thấy, Đài Loan đã cử một nhóm quan chức quân sự và lãnh đạo ngành công nghiệp phòng vệ tới dự Hội nghị Công nghiệp Phòng vệ Mỹ – Đài Loan thường niên tại Maryland. Tại hội nghị, Đài Loan đã cho thấy nhu cầu về vũ khí của hòn đảo này, đồng thời đề xuất với Mỹ các thỏa thuận và dự án mới liên quan tới vũ khí. Phát biểu tại hội nghị hôm qua, Phó lãnh đạo
cơ quan phòng vệ Đài Loan Chang Guan-chung cho biết Đài Loan quyết định chi hàng tỷ USD để mua sắm vũ khí và hiện đại hóa ngành công nghiệp phòng vệ của hòn đảo này. Ông Chan cũng tiết lộ kế hoạch nâng cấp vũ khí của Đài Loan, trong đó Tập đoàn Phát triển Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Đài Loan sẽ chế tạo 66 máy bay huấn luyện T-5 và công bố vào tháng 9 năm sau. Ngoài ra, Đài Loan cũng lên kế hoạch đóng các tàu ngầm, các tàu tuần tra thế hệ mới, các tàu mang tên lửa và ngư lôi để nâng cao năng lực phòng vệ của hải quân. Cũng theo ông Chan, Đài Loan sẽ tiếp tục tăng ngân sách phòng vệ để tạo điều kiện và cải thiện quá trình thu mua vũ khí. Quan chức cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết, Đài Loan một mặt mua vũ khí từ các nước khác, song hòn đảo này cũng cần hiện đại hóa ngành công nghiệp phòng vệ để có thể tự chế tạo những vũ khí mà Đài Loan không thể mua được từ nước ngoài. Ông Chan kêu gọi Mỹ ủng hộ ngành công nghiệp phòng vệ Đài Loan bằng cách cho phép các công ty của hòn đảo này tham gia hợp nhất vào chuỗi cung ứng công nghiệp quốc phòng của Mỹ.
Giới chuyên gia nhận định, Đài Loan đang có tham vọng mua nhiều loại hình vũ khí của Mỹ để nâng cao năng lực tác chiến, đề phòng khả năng bị Trung Quốc tấn công bất ngờ. Trong đó, một số loại vũ khí Đài Loan muốn sở hữu gồm công nghệ tàu ngầm, tiêm kích tàng hình F-35 và xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams.
Hệ thống vũ khí và công nghệ tàu ngầm: Đài Loan từ lâu đã tìm cách mua công nghệ và linh kiện để nâng cấp hạm đội tàu ngầm lạc hậu cũng như xây dựng tàu ngầm bản địa. Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, trong tháng 4, Washington đã cho phép các nhà thầu quốc phòng Mỹ giúp Đài Loan chế tạo tàu ngầm. Tuy vậy, Đài Loan sẽ cần sự trợ giúp của các quốc gia khác để hoàn thành kế hoạch chế tạo tàu ngầm điện diesel, vì Mỹ chỉ chế tạo tàu ngầm hạt nhân.
Tiêm kích tàng hình F-35: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Yen Teh-fa cho biết phiên bản F-35B phù hợp với yêu cầu của Đài Loan về loại máy bay cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng. Ông Yen cho biết các cuộc đàm phán về việc mua sắm đã bắt đầu và Đài Bắc sẽ chuyển yêu cầu tới Mỹ sau khi hoàn thành việc đánh giá đề xuất. F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình đa chức năng do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo. Nó được trang bị một loạt các công nghệ tiên tiến và sẽ trở thành trụ cột của quân đội Mỹ trong tương lai gần. Tuy nhiên, giới phân tích quốc phòng đánh giá thấp khả năng Đài Loan có thể mua được F-35. Hợp đồng bán F-35 được đánh giá là quá nhiều rủi ro cả về ngoại giao lẫn bí mật công nghệ.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams: Lực lượng phòng vệ Đài Loan đang sử dụng xe tăng M48, M60 do Mỹ chế tạo. Hạm đội xe tăng của Đài Loan đã lạc hậu và không còn phù hợp với chiến trường hiện đại. Đài Loan từ lâu đã thảo luận kế hoạch thay thế xe tăng cũ bằng M1A2 Abrams do Mỹ chế tạo. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quốc phòng lo ngại loại xe tăng này không phù hợp với các vùng đất ngập nước ven biển và địa hình nhiều đồi núi ở đảo Đài Loan. Sau hơn một thập kỷ tranh luận, ngày 10/7/2018, chính phủ Đài Loan cho biết muốn mua 108 xe tăng M1A2 Abrams nhưng không rõ khi nào lô hàng đầu tiên được chuyển giao.
Trong khi đó, bất chấp phản đối của chính quyền Trung Quốc đại lục, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý thông qua 2 thỏa thuận vũ khí với Đài Loan trong vòng chưa đầy 18 tháng. Hai thỏa thuận lần lượt được thông qua vào tháng 6/2017 và tháng 9/2018 với giá trị là 1,4 tỷ USD và 330 triệu USD. Theo Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Đài Loan Rupert Hammond-Chambers, Washington dự kiến sẽ tiếp tục phê chuẩn một thỏa thuận vũ khí nữa với Đài Bắc vào cuối năm nay, dự kiến có giá trị khoảng 50 triệu USD. Nếu được thông qua, đây sẽ là thỏa thuận vũ khí thứ 3 của Mỹ và Đài Loan kể từ khi ông Trump nhậm chức. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục đánh giá nhu cầu phòng vệ của Đài Loan và bán vũ khí cho hòn đảo này theo đúng quy định trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan; nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục làm vậy nhằm hỗ trợ an ninh cho hòn đảo và bảo vệ hòa bình, ổn định tại eo biển Đài Loan.
Trước đó, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương David Helvey cho rằng Đài Loan “cần thêm nguồn lực để hiện đại hóa quân đội, tăng cường huấn luyện sẵn sàng đối phó với nguy cơ xâm lược”. Trong khi đó, Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng của tập đoàn RAND cho biết nếu căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, Washington sẽ còn phê chuẩn nhiều thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan hơn nữa, chứ không chỉ 1-2 lần như hiện nay.
Trái ngược với Mỹ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế, xâm phạm lợi ích quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc; kêu gọi Washington tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc” bằng việc chấm dứt các hợp đồng bán vũ khí và cắt quan hệ quân sự với Đài Bắc, nhằm tránh làm tồn hại quan hệ Trung-Mỹ và duy trì hòa bình ổn định tại eo biển Đài Loan.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định rằng quân đội Trung Quốc giữ vững “quyết tâm không sao lay chuyển được” để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
http://biendong.net/bien-dong/28627-quyet-tam-bao-ve-dong-minh-my-se-ban-lo-vu-khi-tri-gia-2-ty-usd-cho-dai-loan.html

Đánh “đầu rồng” Huawei, TT Trump khiến

cả thành trì công nghệ của TQ chao đảo ra sao?

Chiến tranh thương mại đang là chủ đề bao phủ trung tâm thương mại số 1 của Trung Quốc – thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông.
Bên trong các nhà hàng, quán cà phê ở trung tâm công nghệ cao miền Nam Trung Quốc này, chủ đề được trao đổi nhiều nhất là tin đồn về các vụ IPO, sáp nhập doanh nghiệp hay đổi mới để ứng phó trước chiến tranh thương mại với Mỹ, cũng như chiến dịch của chính quyền tổng thống Donald Trump nhằm vào hãng Huawei.
Mọi câu chuyện dường như đều tập trung về Yuehai – quận phía Tây thành phố Thâm Quyến và là nơi đặt trụ sở của hãng kinh doanh mạng xã hội khổng lồ Tencent, nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE, và hãng chế tạo máy bay không người lái DJI. Các doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc tại đây đông đúc đến mức người ta nói đùa rằng dường như thương chiến đang diễn ra giữa Mỹ với thành phố Thâm Quyến, hay thậm chí là quận Yuehai.
Trong 40 năm qua, Thâm Quyến đã chuyển mình từ một làng chài nhỏ gần Hồng Kông, trở thành thành phố có hơn 12 triệu dân và lĩnh vực công nghệ đem lại hơn 1/3 GDP. Vai trò của các ngành công nghệ trong cơ cấu thu nhập của Thâm Quyến khiến nhiều người lo ngại sự phát triển ở đây sẽ chịu tác động xấu từ thương chiến.
Một nhân viên công nghệ tên Lin nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), “Chiến tranh thương mại sẽ có ảnh hưởng lâu dài, bao gồm trong kinh danh và với toàn bộ thị trường”.
Một nhân viên công ty mạng cho biết anh bắt đầu lo ngại về khả năng các sản phẩm và chiến lược kinh doanh của công ty mình bị ảnh hưởng.
Chính phủ Trung Quốc có những chương trình to lớn cho Thâm Quyến. Nơi này được hoạch định trở thành trung tâm sáng tạo và đổi với trong kế hoạch Vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macau (GBA), hay còn gọi là Vành đai tam giác đô thị Châu Giang (Pearl River Delta) – khu vực bao gồm 9 đô thị và 2 đặc khu hành chính ở miền Nam Trung Quốc.
Kế hoạch GBA là chương trình hướng tới tạo dựng một tổ hợp thế lực kinh tế đối trọng với San Francisco hay Vịnh Tokyo.
Tuy nhiên, đứng trước các biện pháp thuế quan leo thang của Mỹ từ tháng 5/2019, cùng với chiến dịch chống lại hãng viễn thông Huawei – doanh nghiệp then chốt trong hệ thống mạng 5G của Trung Quốc, các cơ quan chính phủ, các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đang phải tính toán cho một tương lai bất ổn.
Mỹ tấn công “đầu rồng” của Thâm Quyến
“Huawei chính là chìa khóa,” một nhà nghiên cứu chính sách ẩn danh làm việc cho chính quyền thành phố Thâm Quyến tiết lộ với SCMP.
“Huawei là công ty quan trọng nhất ở thượng tầng chuỗi giá trị, là lãnh đạo và là trung tâm của sản nghiệp [công nghệ]. Họ là ‘đầu rồng’ của chúng tôi.”
Báo cáo hiếm hoi được Sở thống kê Thâm Quyến công bố hồi năm 2016 cho thấy, Huawei là hãng đóng góp lớn nhất cho GDP thành phố với hơn 7%, tương đương 143 tỉ nhân dân tệ (khoảng 20.6 tỉ USD). Con số này gần tương đương với tổng thu nhập mà phần còn lại của nhóm 20 doanh nghiệp hàng đầu mang về cho Thâm Quyến – bao gồm ZTE, Tencent, nhà chế tạo chip Foxconn, và hãng xe BYD.
Không có thêm số liệu nào được công bố kể từ năm 2016 bởi mức độ nhạy cảm của nó, song nhiều người tin rằng giá trị của Huawei trong cơ cấu kinh tế thành phố đã gia tăng và hãng này có thể nắm tới hơn 10% GDP của Thâm Quyến.
Huawei cùng các đơn vị nhánh của mình cũng là nguồn công ăn việc làm số 1 tại Thâm Quyến khi thuê hơn 80.000 nhân sự tại trụ sở và 3.000 nhân viên khác ở cơ sở nghiên cứu phát triển tại thành phố Đông Hoản cách đó không xa.
Nhà nghiên cứu chính sách nêu trên cho hay, chính quyền Thâm Quyến “phải làm mọi điều có thể” để giúp các công ty công nghệ trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Nhưng với việc Mỹ cấm Huawei nhập khẩu linh kiện từ các công ty Mỹ, đồng thời ngăn chặn Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại Mỹ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia, thì giới chức Thâm Quyến khó có thể can thiệp được gì nhiều. Bên cạnh đó, Mỹ còn thúc giục các đồng minh hành động theo mình và “đánh bật” Huawei.
“Mọi người biết chìa khóa [cho các vấn đề của Huawei] không phải là ở Thâm Quyến. Vấn đề nằm tại Washington. Thâm Quyến không thể dàn xếp gián đoạn trong chuỗi cung ứng của hãng này và các thị trường quốc tế.”
Các công ty khác dường như cũng bắt đầu bị cuốn vào cọ xát thương mại Mỹ-Trung, trong đó có DJI – hiện cung cấp gần 80% số thiết bị bay không người lái sử dụng ở Mỹ và Trung Quốc. Dù không nêu tên DJI nhưng Bộ an ninh nội địa Mỹ (DHS) gần đây cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ về rủi ro an ninh khi sử dụng thiết bị bay không người lái của Trung Quốc.
Các thông cáo của DJI đến nay vẫn né tránh vấn đề này, cho biết doanh nghiệp đang theo dõi quá trình đàm phán giữa hai nước và chưa thể dự đoán trước tương lai. Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu hãng này sẽ tự lực nhiều hơn để đề phòng kịch bản bị cô lập khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. DJI nói họ đang tìm kiếm những nguồn linh kiện tốt nhất có thể, đồng thời sẽ phát triển công nghệ của riêng mình.
với quy mô và tầm quan trọng của mình, Huawei vẫn là ưu tiên then chốt của chính quyền Thâm Quyến. Nguồn tin của SCMP nói, “Trong khi chúng tôi vẫn trông chừng các công ty khác, chúng tôi chắc chắn sẽ tập trung nỗ lực vào giúp đỡ Huawei”.
Nguồn tin thân cận với cơ quan phụ trách khoa học công nghệ tỉnh Quảng Đông tiết lộ, chính quyền tỉnh đã lập một tổ công tác để điều phối các ban ngành liên quan ở Quảng Châu, Thâm Quyến và Đông Hoản.
Tổ công tác đã gặp trao đổi với những đơn vị công nghệ đã và có thể bị tác động bởi thương chiến, nhằm thảo luận vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những điều cần phải làm,” nguồn tin cho hay. “Thúc đẩy ngành công nghệ là một quá trình lâu dài.”
Cả một hệ sinh thái phụ trợ Huawei bị tác động
Vành đai tam giác đô thị Châu Giang vây quanh Thâm Quyến là một phần trọng yếu trong chuỗi cung ứng đối với các nhà sản xuất công nghệ cao. Điều này có nghĩa là toàn bộ cụm kinh tế này có thể bị tổn hại bởi hành động của Mỹ nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc.
Các đô thị lân cận Thâm Quyến đều nằm trong hệ sinh thái trị giá 3.000 tỉ tệ hỗ trợ cho thị trường xuất khẩu của Thâm Quyến – với giá trị 1.600 tỉ tệ vào năm ngoái.
Allen Zhang, nhà sáng lập hãng chế tạo tai nghe Crazybaby, mô tả chuỗi cung ứng trong Vành đai tam giác là “phần quan trọng nhất khiến Thâm Quyến trở thành kinh đô sản xuất”.
“Có rất nhiều thành phố vệ tinh xung quanh Thâm Quyến như Đông Hoản, Huệ Châu, Trung Sơn. Họ có thể tạo thành một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để cung cấp gần như tất cả mọi thứ, từ nguyên liệu thô cho đến linh kiện máy tính, với giá thành rất thấp,” ông Zhang nói.
SCMP đưa tin, Huawei đã sẵn sàng cho kịch bản gián đoạn xuất khẩu, bằng cách xúc tiến kế hoạch dự phòng và tham vấn với các nhà cung cấp của hãng. Cụ thể, Huawei liên hệ với các nhà cung cấp bên ngoài Mỹ để kiểm tra lại xem các nguồn cung này có sử dụng linh kiện hoặc công nghệ Mỹ hay không.
Tác động từ chuỗi cung ứng đối với Huawei sẽ trở nên rõ ràng hơn trong vòng 2-4 tháng tới, theo Qiu Dongmin – cố vấn cấp cao của Defangxin Certified Public Accountants tại thành phố Đông Hoản, với nhiều khách hàng là các công ty chế tạo.
“Tác động từ cấm vận mảng kinh doanh điện thoại di động của Huawei sẽ không hiện hữu ngay lập tức, bởi hầu hết đơn hàng điện thoại đã được Huawei cùng các công ty lớn khác đăng ký trong giai đoạn tháng 4 tới tháng 6,” Qiu nói.
“Nhưng từ tháng 8 đến tháng 10, các nhà cung ứng thường sẽ nhận đơn hàng gia tăng của Huawei và các hãng khác để đáp ứng nhu cầu thị trường đối với các mẫu điện thoại bán chạy. Đây là giai đoạn then chốt để quan sát toàn bộ chuỗi cung ứng ở Thâm Quyến, Đông Hoản và Huệ Châu.”
Qiu cho rằng những công ty lớn như Huawei gần như không thể kiểm tra thông tin với toàn bộ các nhà cung ứng cho hãng.
“Các nhà cung ứng không muốn trao cho Huawei toàn bộ thông tin chi tiết về công nghệ của họ trong bất kỳ tình huống nào. Tôi tin rằng các công ty công nghệ cần đến 1 tháng để nhận ra bức tranh rõ ràng hơn, bởi hiện vẫn còn nhiều phần thông tin mâu thuẫn,” ông Qiu nói.
“Điều chắc chắn là tất cả mọi người đều lo ngại. Một số lo ngại về tương lai doanh nghiệp của mình, số khác lo lắng có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của Mỹ.”
Ba công ty cung ứng các sản phẩm cho dây chuyền của Huawei xác nhận đại diện của hãng viễn thông Trung Quốc mới đây đã tìm đến họ để xác nhận liệu các sản phẩm và dịch vụ từ đây có chứa những công nghệ quan trọng của Mỹ hay không.
Hồi năm ngoái, ngân sách mua sắm của Huawei là 70 tỉ USD, với hơn 13.000 đối tác trong và ngoài Trung Quốc. Trong số các nhà cung ứng này, Huawei xếp 92 đơn vị vào nhóm cốt lõi đối với hoạt động của mình, bao gồm 33 công ty Mỹ và 25 công ty Trung Quốc, 11 từ Nhật và 10 từ Đài Loan, số còn lại là các đơn vị từ Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông,…
Xuất khẩu bị ảnh hưởng
Tác động của cấm vận Mỹ đối với Thâm Quyến hay GBA không chỉ đánh vào các hãng cung ứng mà còn cả các nhà xuất khẩu. Trong khi thành phố đề xuất cấp quota xuất khẩu cho doanh nghiệp để hỗ trợ bù đắp thiệt hại từ thương mại toàn cầu, sự sụt giảm trong thương mại của Thâm Quyến với Mỹ là không thể tránh khỏi do hệ quả từ thuế quan cao.
Số liệu Hải quan Thâm Quyến cho thấy trong Quý I năm nay, kim ngạch thương mại với Mỹ chiếm 17% quy mô thương mại địa phương, trị giá 57.4 tỉ tệ, giảm 5.9% so với quý trước đó.
Guo Wanda, phó chủ tịch điều hành của Viện phát triển Trung Quốc, nói rằng chiến tranh thương mại có tác động là điều hiển nhiên, song quy mô xuất khẩu tổng thể của Thâm Quyến thực ra đã tăng trưởng 3.3% vào tháng trước.
“Các công ty có thể phải cắt giảm nhân sự, hoặc các doanh nghiệp nhỏ thậm chí phải đóng cửa, đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra,” ông Guo nói. “Nhưng từ góc nhìn tổng thể của Thâm Quyến, tác động [của thương chiến] là kiểm soát được. Nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thành phố, nhưng không có nghĩa là [tình hình kinh tế] sẽ lao dốc mạnh.”
Guo chỉ ra, với những thành phố có nhiều đơn vị xuất khẩu trên địa bàn như Đông Hoản hay Phật Sơn, thuế quan của Mỹ có thể sẽ gây ra ảnh hưởng sâu sắc hơn. Bất chấp sức ép gia tăng từ Washington, những công ty ở vùng GBA đã đẩy mạnh phát triển hệ thống 5G.
“Chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ bởi Vùng vịnh lớn có hai trong số những doanh nghiệp đi đầu về 5G là Huawei và ZTE,” ông Guo nhận định. “Cũng có những cơ hội khác nữa. Huawei đang sử dụng đến phương án dự phòng, bao gồm các bộ phận và hệ điều hành của chính họ. Điều này sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng mới để dẫn dắt sự tăng trưởng của phát triển công nghệ.”
Nỗ lực của Thâm Quyến
Chính quyền Thâm Quyến đang tiếp tục đầu tư mạnh tay vào khu vực công nghệ. Theo số liệu chính thức, thành phố đã chi ra khoảng 100 tỉ tệ – tương đương 4.16% GDP địa phương – cho hoạt động nghiên cứu phát triển vào năm 2018, tăng nhẹ so với mức 4.13% của năm trước đó.
Thâm Quyến có kế hoạch tăng mức đầu tư trên lên 4.25% GDP vào năm 2020, vượt qua mức đầu tư cho nghiên cứu phát triển công nghệ trung bình 4.20% mà các nước đi đầu về công nghệ như Đức, Hàn Quốc,… bỏ ra.
Thành phố cũng tìm cách gây dựng các sản nghiệp mới nổi mang tính chiến lược – bao gồm trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới. Các ngành này đóng góp 37% GDP thành phố trong năm ngoái, giảm so với mức 40% trong 2 năm trước đó. Tính đến cuối giai đoạn kế hoạch 5 năm hiện nay của Trung Quốc (kết thúc năm 2020), tỉ trọng mục tiêu của các lĩnh vực này tại Thâm Quyến là 42% GDP.
Thâm Quyến còn tiếp tục áp dụng các biện pháp giảm thuế để khích lệ đổi mớ và thu hút nhân tài công nghệ cấp cao – một chính sách hiệu quả nhằm thúc đẩy các gói thanh toán hào phóng hơn mà không khiến nhà tuyển dụng tốn thêm chi phí.
Tại Diễn đàn tương lai 2019 tổ chức tháng trước, phó thị trưởng Thâm Quyến Wang Lixin tuyên bố chính quyền thành phố sẽ giảm thuế cho các nhân tài cả bản địa và nước ngoài. Một số cá nhân xác định sẽ không phải nộp thuế thu nhập qua 15%/năm.
“Giả sử bạn kiếm được 1 triệu tệ một năm. Vậy theo quy định mới bạn sẽ đóng 150.000 tệ thuế thu nhập, tiết kiệm được đến 300.000 tệ so với mức thuế hiện nay,” ông Wang nói.
Trong khi các giải pháp chính sách khác tiếp tục được cân nhắc, nhà chức trách cũng có bước đi cụ thể để hỗ trợ xuất khẩu.
Ivan Zhai, giám đốc điều hành Phòng thương mại Hồng Kông tại Quảng Đông, cho biết các công ty, đặc biệt là những đơn vị xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, đã xin tư vấn từ Sở thương mại Thâm Quyến về chính sách mới nhất của Mỹ.
“Bên cạnh ứng phó với thuế quan gia tăng, mối quan ngại chủ chốt còn liên quan đến cuộc điều tra của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ theo Điều 337 [của Luật thương mại Mỹ 1930],” ông Zhai nói, cho biết điều tra của Mỹ liên quan tới những tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ – vấn đề then chốt khiến Mỹ bất mãn với Bắc Kinh trong chiến tranh thương mại, mà theo các nhà xuất khẩu Trung Quốc thì [các vụ điều tra] ngày càng diễn ra thường xuyên.
“Các công ty đã xin được đào tạo vào hè năm ngoái về cách thức để tuân thủ Điều 337, cũng như cách khiếu nại nếu họ bị xác định là vi phạm quy định.”
http://biendong.net/doc-bao-viet/28637-danh-dau-rong-huawei-tt-trump-khien-ca-thanh-tri-cong-nghe-cua-tq-chao-dao-ra-sao.html

‘Chia tay’ Huawei, Mỹ cũng rất cần thời gian

Khi mối quan hệ “cộng sinh” với Huawei kéo dài quá lâu, các công ty Mỹ cần thời gian để thích ứng sau cú sốc và phải chờ thời điểm chín muồi nếu muốn “đường ai nấy đi”.
Khi Chính phủ Mỹ tung “cú đấm” trời giáng vào Huawei với lệnh cấm mua linh kiện từ các công ty Mỹ hồi giữa tháng 5, nước Mỹ dường như chia thành hai phe: một bên, điển hình là cựu chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon, hả hê hoan nghênh lệnh cấm này và một bên, điển hình là Google, bày tỏ lo ngại về các hậu quả.
Giờ đây, khi nói về Huawei trong cách tiếp cận của Mỹ, một lối suy nghĩ kết hợp đang nhận được sự chú ý: vừa lo ngại hậu quả nhưng cũng vừa không muốn buông tha cho tập đoàn dính nhiều tiếng xấu này.
Chờ thời cơ chín muồi
Ngày 10-6, báo Wall Street Journal tiết lộ trong một bức thư gửi lên Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và 9 nghị sĩ Mỹ, quyền giám đốc Văn phòng ngân sách và quản lý Nhà Trắng Russell T. Vought đã kêu gọi hoãn một số hạn chế nhắm vào Huawei được đưa ra theo Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA).
Được ông Trump ký vào năm 2018, luật chính sách quốc phòng này cấm các cơ quan liên bang Mỹ và những cơ quan nhận trợ cấp hay vay mượn liên bang làm ăn với các công ty Trung Quốc, hoặc những nhà thầu có sử dụng đáng kể sản phẩm của các công ty này.
Lá thư lập luận rằng NDAA có thể dẫn tới sự “suy giảm đáng kể” trong số lượng công ty cung cấp sản phẩm cho Chính phủ Mỹ, và sẽ ảnh hưởng những công ty Mỹ ở các khu vực nông thôn – nơi các sản phẩm Huawei vẫn còn phổ biến – vốn phụ thuộc vào trợ cấp liên bang.
Theo ông Vought, thay vì thời gian 2 năm (tức còn 1 năm nữa kể từ ngày ký), việc thực thi NDAA nên diễn ra sau 4 năm. Tuy nhiên, vị quan chức này không muốn Mỹ hoãn quá lâu hoặc ngừng hẳn lệnh cấm.
Lý do trì hoãn là “để đảm bảo việc thực thi lệnh cấm được hiệu quả mà không gây hại đến các mục tiêu an ninh”. Đồng thời, Washington sẽ có thêm thời gian xem xét về các tác động cũng như đưa ra giải pháp khả thi. Lá thư này có thể không ảnh hưởng tới lệnh cấm nhằm vào Huawei mới đây, nhưng lời kêu gọi từ một quan chức cấp cao bên trong chính quyền ông Trump rõ ràng cho thấy Washington không thể “đoạn tuyệt” ngay với Huawei.
Việc Chính phủ Mỹ hôm 21-5 tạm thời nới lỏng lệnh cấm Huawei trong 3 tháng để các khách hàng Huawei có thời gian sắp xếp cũng cho thấy Washington chưa thể cấm ngay Huawei. Tuy nhiên, màn kịch kế tiếp ra sao vẫn chưa rõ.
Lối đi chung nào cho hai bên?
Một mặt xem Huawei là mối đe dọa an ninh, Chính phủ Mỹ được giới quan sát phỏng đoán đang sử dụng Huawei làm con bài mặc cả trong thương chiến với Trung Quốc. Mới đây, dù khẳng định Huawei “tách rời” vấn đề thương mại, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin vẫn nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ nới lỏng các hạn chế với Huawei nếu có tiến bộ trong đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Ông Paul Triolo, người đứng đầu mảng chính sách công nghệ tại Hãng tư vấn Eurasia Group ở Mỹ, nhận định hiện các tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung có liên quan tới những tiến triển trong lệnh cấm Huawei. Tuy nhiên, vấn đề Huawei không thể được giải quyết thông qua những kênh thương mại chính thức.
Do đó, một cuộc đàm phán riêng biệt về Huawei giữa quan chức cấp cao hai bên có thể là cách duy nhất để “giải cứu” gã khổng lồ công nghệ này. “Huawei sẽ phải gửi một đội đại diện tới Washington để thừa nhận tội lỗi và đàm phán một “thỏa thuận bẽ mặt” với nhà chức trách Mỹ” – ông Triolo đề xuất. Tuy nhiên, đến nay chưa có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh hay Huawei đang xem xét lựa chọn này.
Một số nguồn thạo tin cho biết tuần trước, Chính phủ Trung Quốc đã mời đại diện các công ty công nghệ lớn như Microsoft và Dell của Mỹ, ARM của Anh cũng như Samsung của Hàn Quốc đến để cảnh báo các “đại gia” công nghệ này có thể đối mặt với hậu quả thảm khốc nếu hợp tác với lệnh cấm của chính quyền ông Trump, theo báo New York Times. Cuộc gặp càng cho thấy “sự sống còn” của Huawei vô cùng quan trọng với Trung Quốc và nỗi sợ của Bắc Kinh về việc Washington đánh mạnh vào điểm yếu chí tử này.
“Những người ở Bắc Kinh ngày càng cảm nhận Chính phủ Mỹ có ý định kiềm chế sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc. Nếu quá trình này không bị ngăn lại hoặc làm chậm đi, tương lai của toàn nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc sẽ lâm nguy” – ông Triolo nhận định.
Huawei tự lực cánh sinh
Tờ Thời Báo Hoàn Cầu mới đây tiết lộ Huawei đang thử nghiệm hai phiên bản hệ điều hành (OS): một dành cho thị trường Trung Quốc có tên “HongMeng OS” và một dành cho thị trường quốc tế có tên “Oak OS”. Trước đó, các thông tin rò rỉ cho biết phiên bản quốc tế hệ điều hành di động của Huawei là “ArkOS”.
Giấy phép tạm thời để Huawei sử dụng hệ điều hành Android của Google sẽ hết hạn cuối tháng 8. Sau đó, Huawei mất quyền tiếp cận các bản cập nhật bảo mật chính thức cũng như cửa hàng Google Play Store, và sẽ phải truy cập Android thông qua bản mã nguồn mở AOSP.
Tuy nhiên, Google đã cảnh báo việc Huawei tùy biến phiên bản Android riêng sẽ khiến smartphone của người dùng dễ bị tấn công bảo mật, từ đó đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28614-chia-tay-huawei-my-cung-rat-can-thoi-gian.html

Lãnh đạo Lầu Năm Góc

nhắc khéo Trung Quốc về Bắc Triều Tiên

Gia Hưng
Tại buổi họp giữa bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Patrick Shanahan và đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề Đối Thoại Shangri-La ngày 01/06/19, ông Shanahan đã tặng phái đoàn Trung Quốc một cuốn sách 32 trang. Nhưng thực chất cuốn sách này bao gồm các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các tàu Bắc Triều Tiên giao và nhận dầu, một hành động vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Theo hãng tin AP hôm nay, 12/06/2019, món quà này được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi tặng trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington có nhiều mâu thuẫn, từ vấn đề thương mại, việc Mỹ có thể bán vũ khí cho Đài Loan, đến cách thức gây áp lực để buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Trung Quốc tuy đã chấp thuận lệnh của Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Triều Tiên giao nhận dầu hỏa , nhưng các bức ảnh nói trên cho thấy Bắc Kinh vẫn để cho Bình Nhương tiếp tục vi phạm.
Một quan chức quốc phòng Mỹ xin được giấu tên cho biết ông Ngụy Phượng Hòa đã rất bất ngờ về việc được ông Shanahan tặng cuốn sách khi mở đầu cuộc họp, nhưng sau khi biết rõ nội dung của cuốn sách, ông đã nhanh chóng đưa lại cho cấp dưới.
Theo trung tá Joe Buccino, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, ông Shanahan đã có ý tưởng này để cho thấy việc thực thi các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc tại vùng biển Trung Quốc là một « lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác ». Bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, cũng tham gia diễn đàn, cho biết khi bà hỏi phái đoàn Trung Quốc về cuộc họp với lãnh đạo quốc phòng Mỹ, họ cho rằng cuộc họp rất tích cực và cởi mở, nhưng không hề đề cập tới cuốn sách. Bà nói : « Tôi nghĩ việc này khiến họ thấy xấu hổ. Họ chắc đã nghĩ rằng được tặng một cái gì đó tốt đẹp, nhấn mạnh một điều gì đấy tích cực, chứ không phải đưa ra bằng chứng Trung Quốc thất bại trong việc trừng phạt Bắc Triều Tiên ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190612-lanh-dao-lau-nam-goc-nhac-kheo-trung-quoc-ve-bac-trieu-tien

Trump công khai phản đối chuyện dùng

điệp viên CIA do thám Kim Jong Un

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/6 công khai phản đối việc dùng điệp viên CIA để do thám lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Ông Trump nói với báo giới tại Tòa Bạch Ốc rằng “Tôi nghe thấy tin tức về CIA liên quan đến anh trai ông ta, hay anh cùng cha khác mẹ của ông ta. Tôi sẽ bảo ông ấy rằng chuyện đó không xảy ra dưới quyền kiểm soát của tôi.”
Trước đó một ngày, tờ Wall Street Journal loan tin anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un là Kim Jong Nam từng là một nguồn tin của Cơ quan Tình báo Trung Ương Mỹ CIA. Ông Kim Jong Nam bị sát hại tại sân bay ở Kuala Lumpur, Malaysia, năm 2017.
Chưa có bình luận gì từ CIA.
Bà Susan Rice, nguyên cố vấn an ninh quốc gia dưới thời của cựu Tổng thống Barack Obama, lên Twitter phản ứng rằng “Hỡi nước Mỹ, chuyện này cho thấy tất cả những gì quý vị cần biết về người gọi là ‘Tổng tư lệnh của chúng ta’.”
Triều Tiên có trang bị hạt nhân, đất nước công an trị hầu như khép kín với thế giới bên ngoài và sử dụng nhiều mạng lưới điệp viên để do thám chính công dân của họ, được giới tình báo Hoa Kỳ xem là ‘mục tiêu khó’ vì không dễ tuyển mộ điệp viên từ đây.
Ngăn CIA sử dụng các nguồn tin như Kim Jong Nam sẽ tước mất của cơ quan này những thông tin đáng giá về giới lãnh đạo Triều Tiên và về các mối đe dọa cho khu vực cũng như an ninh Hoa Kỳ.
“Tổng thống nên hiểu rằng để giữ an toàn cho quốc gia, CIA cần phải thực hiện được công việc của mình là thu thập, phân tích thông tin tình báo hỗ trợ cho nhiều chính sách và sáng kiến về ngoại giao, quân sự, và kinh tế,” Jung H. Pak, cựu giới chức tình báo cao cấp của Mỹ chuyên về Đông Á nay đang làm việc tại Viện nghiên cứu Brookings, chia sẻ với Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-cong-khai-phan-doi-chuyen-dung-diep-vien-cia-do-tham-kim-jong-un-/4955121.html

Trump khoe vừa nhận thêm

một lá thư ‘tuyệt vời’ của Kim Jong Un

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/6 tiết lộ nhận được một lá thư ‘tuyệt vời’ từ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Ông Trump nói với báo giới tại Tòa Bạch Ốc rằng ‘Tôi nghĩ sắp xảy ra một điều rất tích cực.’
Washington đang tìm cách gầy dựng lại động lực cho các cuộc đàm phán bế tắc với Bình Nhưỡng nhằm buộc Triều Tiên giải giới chương trình võ khí hạt nhân. Lần gặp thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Trump-Kim tại Hà Nội hồi tháng Hai không đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa.
Phát biểu của ông Trump được đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal loan tin rằng người anh cùng cha khác mẹ đã bị ám sát của ông Kim, là ông Kim Jong Nam, từng là điềm chỉ viên của CIA Mỹ. Ông Kim Jong Nam bị sát hại tại phi trường Kuala Lumpur ở Malaysia năm 2017.
“Tôi nhận được một lá thư tuyệt vời từ Kim Jong Un …Tôi lấy làm cảm kích,” Tổng thống Trump nói. “Tôi nghe thấy tin tức về CIA liên quan đến anh trai ông ta, hay anh cùng cha khác mẹ của ông ta. Tôi sẽ bảo ông ấy rằng chuyện đó không xảy ra dưới quyền kiểm soát của tôi.”
Ông Trump từng ca ngợi các thư từ qua lại trước đây của ông Kim là ‘tuyệt vời’, nhưng ông nói lá thư mới đây nhất rất ‘nồng ấm, tử tế’ đồng thời cũng lặp lại rằng ông tin Triều Tiên rất có tiềm năng.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-khoe-vua-nhan-them-mot-la-thu-tuyet-voi-cua-kim-jong-un-/4955123.html

Cuộc chiến thương mại:

Đại học Mỹ phụ thuộc vào sinh viên TQ ra sao?

Hoa Kỳ là điểm đến hàng đầu của các du học sinh Trung Quốc.
Tại Mỹ, số du học sinh đến từ Trung Quốc chiếm 1/3 và đóng góp một lượng đáng kể cho các trường học trên khắp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều áp lực về việc hạn chế sinh viên nước ngoài, đặc biệt sinh viên Trung Quốc, trong bối cảnh diễn ra căng thẳng Mỹ-Trung về một loạt vấn đề, nổi bật nhất là thương mại.
Trung Quốc thậm chí đã khuyến cáo sinh viên nước này đến Hoa Kỳ có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro cao.
Thương chiến Mỹ Trung: VN lợi trước mắt chứ không lâu dài
Biển Đông: Philippines không bỏ phán quyết PCA
TQ khóa tài khoản WeChat của phóng viên BBC
Huawei: ‘Chúng tôi trần trụi trước thế giới’
Căng thẳng leo thang
Chính phủ Hoa Kỳ đang nhắm vào các nhóm sinh viên hoặc học giả mà họ cảm thấy có thể là nguy cơ về an ninh quốc gia hoặc liên quan đến cáo buộc trộm cắp tài sản trí tuệ.
Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rút ngắn thị thực cho sinh viên Trung Quốc đang theo học một số khóa học, vì lo ngại về gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ.
Các thành viên đảng Cộng hòa của Quốc hội cũng đang đưa ra dự luật cấm bất kỳ ai được quân đội Trung Quốc bảo trợ hoặc tuyển dụng nhận thị thực sinh viên hoặc nghiên cứu.
Về phần mình, Trung Quốc tuần trước đưa ra một cảnh báo chưa từng có đối với các sinh viên và học giả của mình, kêu gọi họ “nâng cao đánh giá rủi ro” sau khi sự chậm trễ và tỷ lệ từ chối cấp visa du học Mỹ gia tăng.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc muốn ngăn cản sinh viên học tập tại Mỹ để tăng áp lực, như một phần của cuộc chiến thương mại đang leo thang.
Tỷ lệ từ chối sinh viên muốn học tập tại Hoa Kỳ trong năm nay theo diện học bổng của chính phủ Trung Quốc là 13,5% trong quý đầu tiên của năm 2019, theo thống kê chính thức của Trung Quốc. Cao hơn hẳn so với tỷ lệ 3,2% năm 2018.
Đó là một gia tăng đáng kể, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Mỹ.
Số sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ
Nguồn: Viện Giáo dục Quốc tế
Trong thập kỷ qua, số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học tại Hoa Kỳ tăng gấp ba.
Trong năm học 2017-18, có 360.000 sinh viên Trung Quốc đăng ký học ở Mỹ.
Họ trở thành một nguồn thu quan trọng cho các trường học ở Mỹ.
Hầu hết các trường đại học tư sẽ không tính thêm tiền cho sinh viên quốc tế, nhưng có thể có thêm phí cho chi phí hành chính.
Tại các trường đại học công lập được điều hành bởi chính phủ tiểu bang, sinh viên nước ngoài thường sẽ trả giống như các sinh viên Mỹ ngoài tiểu bang.
Nhìn chung, sinh viên quốc tế đóng góp 28% tổng số tiền học phí cho các trường đại học công lập trong năm 2015, theo Deserve, một công ty cung cấp dịch vụ tài chính cho sinh viên.
Và với khoảng một phần ba số sinh viên nước ngoài đến từ Trung Quốc, một tỷ lệ lớn doanh thu đến từ những du học sinh này.
Số tiền mà sinh viên Trung Quốc và gia đình họ đóng góp cho nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng. Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA) ước tính số tiền này là 13 tỷ đô la trong năm 2017-2018, bao gồm học phí và chi phí sinh hoạt.
Đóng góp của sinh viên Trung Quốc cho nền kinh tế Mỹ
tỷ đôla
Nguồn: NAFSA
Du học tại Mỹ vẫn là một lựa chọn rất hấp dẫn đối với sinh viên Trung Quốc.
Mary Gallagher, giám đốc tại Trung tâm Lieberthal-Rogel về Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Michigan cho biết: “Với các phụ huynh Trung Quốc, không có hệ thống giáo dục nào khác tốt hơn nơi này”.
Ngược lại, số lượng sinh viên Mỹ đến Trung Quốc du học thì rất ít, chỉ dưới 12.000 người đăng ký vào năm 2017-2018.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48591638

Con trai ông Trump sắp ra điều trần

Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ ngày 12/6 sẽ chất vấn ông Donald Trump Jr., trưởng nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Reuters dẫn một nguồn tin từ Quốc hội cho hay hôm 11/6.
Buổi chất vấn kín dự trù sẽ bao gồm nhiều đề tài, trong đó có xoay quanh chuyện ông Trump con biết gì về dự án Tháp Trump tại Moscow; về cuộc họp tại Tháp Trump hồi tháng 6/2016 giữa Trump Jr., cố vấn chiến dịch tranh cử Jared Kushner, và Paul Manafort với một luật sư Nga, nhân vật mà họ nghĩ là có thông tin gây bất lợi cho đối thủ phía Dân chủ là bà Hillary Clinton.
Các thượng nghị sĩ cũng muốn chất vấn ông Trump con về buổi điều trần của ông trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện hồi tháng 9/2017 mà nội dung khai chứng trái ngược với lời điều trần của cựu luật sư riêng của Tổng thống Trump, ông Michael Cohen.
Ủy ban Tình báo Thượng viện là ủy ban duy nhất của Quốc hội đang tiến hành cuộc điều tra mang tính lưỡng đảng về sự can thiệp của Nga vào chính trị Mỹ nói chung, và vào cuộc bầu cử Tổng thống 2016 nói riêng.
https://www.voatiengviet.com/a/4955118.html

Mexico muốn có “giải pháp khu vực”

để kiềm chế dòng người di cư sang Mỹ

Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard công nhận nước họ có thời hạn 45 ngày để giảm số dân tìm cách vào Mỹ định cư, trong một thoả thuận để không phải đối mặt với thuế quan của Hoa Kỳ.
Marcelo Ebrard cũng cho biết họ sẽ cố gắng củng cố biên giới phía Nam nhằm giảm người di cư như Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu.
Mặc dù chưa có mục tiêu cụ thể nào được đặt ra, ông Ebrard cho biết các biện pháp này sẽ được đánh giá vào giữa tháng Bảy.
Chống nhập cư, TT Trump áp thuế lên toàn bộ hàng hóa Mexico
Mỹ: 7 điều nên biết về bức tường của Trump qua biểu đồ
Nếu sau đó con số không giảm, các cuộc thảo luận sẽ diễn ra với Brazil, Panama và Guatemala – những quốc gia hiện đang được người di cư sử dụng làm điểm trung chuyển.
‘Câu giờ’
Ông Ebrard cho biết thỏa thuận đạt được với Mỹ vào thứ Sáu sau nhiều ngày “đàm phán hết sức khó khăn” đã cho Mexico một khung thời thời gian để họ có thể chứng minh là sẽ thành công trong việc giảm số lượng người di cư.
Ông nói rằng các nhà đàm phán Mỹ đã muốn Mexico cam kết “không cho di dân” đi qua lãnh thổ của mình, nhưng theo ông Ebrard, đó là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Ông Ebrard cho biết phía Mỹ cũng muốn chỉ định Mexico là “quốc gia thứ ba an toàn”, điều này sẽ khiến Mexico phải nhận những người xin tị nạn hướng tới Mỹ và xử ký yêu cầu của họ tại chính nước mình.
Ngoại trưởng Ebrard nói rằng ông đã khước từ yêu cầu đó vào thời điểm hiện tại:
“Chúng tôi đã nói họ hãy đặt ra một khoảng thời gian để xem đề xuất của Mexico có đem lại hiệu quả không, và sau đó chúng ta sẽ ngồi xuống và xem những biện pháp bổ sung nào là cần thiết ‘”.
“Tôi nghĩ đó là thành tựu quan trọng nhất của các cuộc đàm phán”, ông nói thêm.
Mexico cho biết họ sẽ triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia trên khắp đất nước từ thứ Hai và cử thêm 6.000 binh sĩ đến biên giới phía nam với Guatemala.
Tiến trình này đã diễn ra thế nòa?
Tại biên giới phía bắc Mexico, tiếp giáp với Hoa Kỳ, vượt biên trái phép đã tăng trở lại sau giảm trong năm đầu tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump tại vị.
Hồi tháng 2, ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới Mỹ-Mexico, nói rằng điều đó là cần thiết để giải quyết những gì ông cho là khủng hoảng.
Vào tháng 5, ông Trump đe dọa tăng thuế 5% đối với hàng hóa Mexico từ 10/06 và tăng 5% mỗi tháng cho đến khi đạt 25% vào tháng 10 nếu Mexico không có hành động đáng kể để hạn chế di cư.
Mexico hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ, chỉ sau Trung Quốc và Canada. Sau nhiều ngày đàm phán, một thỏa thuận đã đạt được vào thứ Sáu mà cả hai bên đều ca ngợi là thành công.
Nhưng vào hôm thứ Hai, Tổng thống Trump đã cảnh báo rằng các biện pháp thuế quan vẫn còn trên bàn đàm phán, nếu một phần của thỏa thuận không được quốc hội Mexico thông qua, việc thuế sẽ được khôi phục.
Khi được hỏi về dòng tweet này, ông Ebrard nói rằng ông nghĩ Tổng thống Trump đang đề cập đến các biện pháp khu vực có thể được thực hiện cùng với các quốc gia Trung Mỹ mà hầu hết những người di cư đến từ đó.
Ông nói rằng những biện pháp đó sẽ được sử dụng nếu các kế hoạch của chính phủ Mexico (chẳng hạn như củng cố biên giới với Guatemala) thất bại.
“Nếu các biện pháp của chính phủ không hiệu quả, chúng tôi sẽ phải chuyển sang mô hình khu vực (cần được Quốc hội Mexico phê chuẩn), đó là những gì ông đang đề cập”, ông Ebrard nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.
Tổng thống Trump cũng nói rằng Mexico sẽ sớm thực hiện các giao dịch mua nông sản “lớn” từ Mỹ.
Nhưng khi được hỏi về thỏa thuận này vào thứ Hai, ông Ebrard nói rằng không có thêm thỏa thuận nào với Mỹ và ông Trump có thể đang đề cập đến tăng trưởng thương mại dự kiến sau thỏa thuận di cư.
Khi được các phóng viên tại Nhà Trắng hỏi về mâu thuẫn này, ông Trump nói lại rằng có một thỏa thuận khác sẽ được công bố “rất sớm”.
“Họ phải được chấp thuận và họ sẽ được chấp thuận. Nếu họ không được chấp thuận, chúng tôi sẽ phải suy nghĩ về thuế quan.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48538308

Ứng viên thủ tướng Boris Johnson muốn

‘Anh ra khỏi EU ngày 31/10′

Một trong những ứng viên hàng đầu của đảng Bảo thủ ra tranh chức thủ tướng Anh, ông Boris Johnson nói Anh Quốc ‘sẽ phải ra khỏi EU cuối tháng 10′ năm nay.
Tuy nói rằng Anh Quốc qua Brexit sẽ “thiết kế một quan hệ đối tác mới với châu Âu”, ông không muốn quá trình này kéo dài hơn, gọi đó là “quyết định mang tính sống còn”.
Một mặt ông Johnson nói ông không “nhắm tới chỗ không có thỏa thuận với EU” nhưng Anh Quốc “không thể tiếp tục trì hoãn” Brexit.
“Trì hoãn là thất bại, là đem lại Jeremy Corbyn”, ông nhắc đến tên lãnh đạo đảng Lao động đối lập, người có thể lên làm thủ tướng nếu đảng Bảo thủ thất cử.
EU cho Anh hạn chót đến 31/10/2019 phải thông qua thỏa thuận EU.
Thiếu chi tiết cụ thể
Nữ hoàng Anh đón TT Trump ở Điện Buckingham
Brexit: Thủ tướng Anh mất kiểm soát, Quốc hội tìm lựa chọn khác
Thay Theresa May, đảng Bảo thủ Anh chọn lãnh đạo ra sao?
Theo phóng viên BBC News Norman Smith theo dõi bài diễn văn của ông Boris Johnson ở London trưa 12/06, phát biểu của ông Johnson “không có gì cụ thể”.
Diễn giả Boris Johnson nói nhiều về tương lai tươi sáng của Anh Quốc sau khi ra khỏi EU mà không đi vào các chi tiết, như nếu Quốc hội ngăn chặn khả năng “no-deal” (không có thỏa thuận với EU) thì ông sẽ làm gì.
Ông Johnson cũng nói nếu “may mắn lên làm thủ tướng, ông sẽ là người bán hàng tốt (sales person) cho nước Anh trên thế giới”.
Khoe rằng hồi nắm chức bộ trưởng ngoại giao, ông đã “bay vòng quanh thế giới, đi mọi nơi” để giới thiệu hình ảnh, hàng hóa Anh, và nếu làm thủ tướng, ông sẽ tiếp tục làm như thế.
Tranh chức lãnh đạo đảng Bảo thủ và thủ tướng
Hiện đã có ít nhất 10 nghị sĩ Đảng Bảo thủ sẽ tranh cử nội bộ để lên lãnh đạo đảng này.
Họ đã vào đang lần lượt trình bày ra chương trình hành động của mình và ý kiến về Brexit trong số những người này hiện rất khác nhau.
Có người đồng ý với phương án ‘no-deal’, có người cho rằng cần trì hoãn tiếp quá trình Brexit để có thỏa thuận với EU.
Ông Boris Johnson, cựu đô trưởng London và cựu bộ trưởng ngoại giao, được cho là một trong số ứng viên hàng đầu lên thay bà Theresa May.
Chức lãnh đạo đảng đang có đa số trong Hạ viện cũng đem lại cho người thắng cuộc ghế thủ tướng Anh.
Cuộc bỏ phiếu đầu tiên sẽ diễn ra vào hôm thứ Năm, 13 tháng Sáu, khi các nghị sĩ Đảng Bảo thủ cố gắng thu nhỏ danh sách xuống còn hai ứng cử viên.
Mọi thành viên của Đảng Bảo thủ sau đó sẽ có cơ hội bỏ phiếu cho ứng cứ viên yêu thích của họ.
Dự kiến vào tuần thứ ba của tháng 7/2019 mọi việc phải xong và Anh Quốc có tân lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Người này, nếu được Nữ hoàng Elizabeth II ủy nhiệm lập tân nội các thì sẽ lên làm thủ tướng Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48610543

Cảnh sát London tuyển thêm nữ

và nhân viên làm bán phần thời gian

Nữ nhân viên cảnh sát mặc quân phục màu đen như thời 100 năm trước và dự các lễ kỷ niệm tại giáo đường Westminster Abbey, London hôm 17/05
Lần đầu tiên trong lịch sử, Sở Cảnh sát Đô thành London (Met Police) mở chiến dịch tuyển người làm bán phần thời gian (part-time).
Đây cũng là nỗ lực để phụ nữ có thể làm cảnh sát.
Số người bị cảnh sát Anh bắn chết tăng nhanh
Cảnh sát Ba Lan mang quan tài đi biểu tình
Cảnh sát chặn biểu tình chống TQ
Khi phụ nữ tuần hành bị cảnh sát đánh
Cựu tổng thống Pháp Sarkozy bị cảnh sát tạm giữ
Cuộc sống hiện đại ở Anh không tạo điều kiện cho nhiều phụ nữ có thể làm việc toàn phần thời gian (full-time) vì nhà ở xa công sở, hoặc vì phải đón con sau giờ học ở mẫu giáo, trường tiểu học.
Nay, bà Cressida Dick, Cảnh sát trưởng London, nói cần “gỡ bỏ rào cản” để cảnh sát có thêm nữ.
Cảnh sát Đô thành London có đội tuần tra kỵ binh và bằng motor
Mang hàm tướng (commissioner), bà Cressida Dick cũng là phụ nữ đầu tiên làm lãnh đạo cảnh sát đô thành London.
Cảnh sát đường sông hoạt động trên sông Thames để bảo vệ một chuyến thăm ngoại giao cao cấp
Quy định về làm việc ‘part-time’ sẽ áp dụng từ tháng 11/2019 cho cả các nhân viên cảnh sát hiện đã có mặt trong lực lượng này ở London.
Năm nay, Anh Quốc làm lễ đánh dấu 100 năm phụ nữ lần đầu tiên làm cảnh sát.
Cảnh sát bắt người. Quy định về làm việc ‘part-time’ sẽ áp dụng từ tháng 11/2019 cho cả các nhân viên cảnh sát hiện đã có mặt trong lực lượng này ở London.
Một số nữ nhân viên cảnh sát mặc quân phục màu đen như thời 100 năm trước và dự các lễ tại giáo đường Westminster Abbey, London hôm 17/05 vừa qua.
Cảnh sát Anh tổ chức ra sao?
Cảnh sát Đô thành London dàn hàng ngang ngăn người biểu tình
Tại Anh, theo truyền thống sheriff từ thời trung cổ, một tỉnh có một lực lượng cảnh sát (police force) độc lập với nhau.
Họ hoạt động theo luật về cảnh sát và độc lập với chính phủ.
Cảnh sát có thể ra lệnh bắt chính trị gia, kể cả các bộ trưởng, nếu thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cảnh sát Anh là lực lượng phi chính trị nên không liên quan gì đến các đảng phái trong quốc hội, hội đồng địa phương.
Met Police, có trụ sở tại phố Scotland Yard, London nên còn được gọi là ‘Scotland Yard’, và không liên quan gì đến cảnh sát Scotland.
Cảnh sát vũ trang đeo áo giáp khám xe
Trong 43 lực lượng cảnh sát toàn Anh, Met Police là đông nhất (43 nghìn người) và có ngân sách lớn nhất (3,24 tỷ bảng Anh/năm).
Đa số là các đơn vị cảnh sát phường, phố phục vụ cho gần 8 triệu dân nội đô London và các quận phụ cận.
Ngoài ra, Met Police còn có đơn vị chống khủng bố, bảo vệ các cơ quan ngoại giao, chống bạo động, cảnh sát giao thông, cảnh sát đường sông (sông Thames).
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48608033

TT Pháp sẽ tặng cây mới cho TT Mỹ

sau khi cây sồi trồng tặng bị chết

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 11/6 cho rằng không nên quan trọng hóa chuyện cây sồi bị chết sau khi ông trồng tặng Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Macron nói rằng mọi người không gán biểu tượng vào mọi thứ và ông sẽ tặng nhà lãnh đạo Mỹ một cây mới.
Hai vị tổng thống đã trồng một cây sồi trong khuôn viên Nhà Trắng để tôn vinh mối quan hệ đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Pháp nhân dịp ông Macron thăm cấp nhà nước tại Washington hồi tháng 4 năm 2018.
Cây này đã bị đưa đi kiểm dịch vì có những lo ngại là ký sinh trùng trên cây có thể lây lan sang những cây khác khu vực Nhà Trắng.
Các quan chức Hoa Kỳ cuối tuần này thông báo cây đã chết dẫn đến nhiều người đăng bài trên truyền thông xã hội so sánh việc cây chết với mối quan hệ khó khăn của hai nhà lãnh đạo kể từ chuyến thăm.
Cây này có xuất xứ ở rừng Belleau, Pháp, nơi gần 2.000 lính Mỹ đã chết trong Thế chiến thứ nhất. Không lâu sau khi được trồng trong vườn của Nhà Trắng, nó đã bị đào lên.
“Hóa ra cây sồi này đã bị kiểm dịch vì Mỹ có những lý do về vệ sinh, và cái cây tội nghiệp đã không qua khỏi”, ông Mac Macron nói. “Tôi sẽ gửi tặng một cây sồi khác bởi vì tôi nghĩ rằng các binh sĩ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta vì tự do đáng để làm như vậy”.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-phap-se-tang-cay-moi-cho-tt-my/4956032.html

Thủ tướng Pháp trình bày

chương trình hành động mới của chính phủ

Trọng Thành
Chiều hôm nay, 12/06/2019, vào lúc 15 giờ, thủ tướng Pháp Edouard Philippe trình bày chương trình hành động mới của chính phủ trước Quốc Hội. Đây là lần thứ hai thủ tướng Philippe trình bày về cương lĩnh hành động của chính phủ. Nhiều nhà quan sát coi đây là điểm khởi đầu cho « hồi hai » nhiệm kỳ tổng thống Emmnuel Macron.
Chương trình hành động thứ hai của chính phủ Edouard Philippe rất được công luận Pháp chờ đợi, hơn nửa năm sau khi khởi đầu cuộc khủng hoảng Áo Vàng. Theo giới thân cận của thủ tướng Pháp, ba trọng tâm chính của giai đoạn còn lại của nhiệm kỳ tổng thống sẽ là môi trường, các vấn đề xã hội và thuế khóa. Phủ thủ tướng Pháp cho biết là sẽ không có thay đổi gì về cương lĩnh chính trị, vốn đã được tổng thống xác lập ngay từ đầu nhiệm kỳ. Chương trình hành động của chính phủ chỉ đưa ra các phương thức làm việc mới, cũng như lịch trình thực thi các cải cách.
Thông báo về chương trình hành động mới, giữa nhiệm kỳ, là điều hiếm khi xảy ra trong lịch sử nền Đệ ngũ cộng hòa Pháp. Đây là lần thứ tư kể từ 1958, một thủ tướng Pháp đứng ra thực hiện nhiệm vụ này. Việc ông Edouard Philippe thông báo trước Quốc Hội về chương trình hành động mới được coi là một sự ghi nhận công lao của người đứng đầu chính phủ.
Trước cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, một số người cho rằng vị thủ tướng xuất thân từ cánh hữu này sẽ bị loại, nếu đảng cầm quyền thất bại. Kết quả cuộc bầu cử cuối tháng 5 rốt cuộc đã khiến cho vị thế của ông Philippe được tăng cường, trong bối cảnh đảng cánh hữu Pháp Những người Cộng Hòa – LR đại bại.
Sau phần trình bày của thủ tướng, Quốc Hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với thủ tướng. Theo nhiều nhà quan sát, nhiều nghị sĩ trong đảng đối lập LR có thể sẽ bỏ phiếu cho ông Philippe. Ngược lại, lãnh đạo nhóm nghị sĩ LR kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng. Đảng cầm quyền Cộng Hòa Tiến Bước đang rất cần sự ủng hộ của cánh hữu và cánh trung để tạo lập liên minh trước các cuộc bầu cử địa phương vào năm tới 2020 và năm tiếp theo 2021.
http://vi.rfi.fr/phap/20190612-phap-thu-tuong-philippe-trinh-bay-chuong-trinh-hanh-dong-moi-cua-chinh-phu

Cảnh sát Nga bắt giữ hơn 200 người

tại cuộc biểu tình của báo giới Moscow

Cảnh sát Nga cho biết họ bắt giữ hơn 200 người hôm thứ Tư 12/6, trong đó có cả chính trị gia đối lập Alexei Navalny, tại một cuộc biểu tình ở Moscow kêu gọi trừng phạt các nhân viên cảnh sát liên quan đến việc vu oan cho một nhà báo.
Một ngày trước đó, cảnh sát đã đột ngột hủy bỏ cáo buộc là nhà báo điều tra Ivan Golunov phạm tội liên quan đến ma túy. Đây là sự quay ngoắt 180 độ hiếm hoi của chính quyền khi đối mặt với sự tức giận từ những người ủng hộ ông Golunov với lập luận rằng ông bị biến thành mục tiêu vì các bài báo của ông.
Ông Golunov, 36 tuổi, nổi tiếng vì đã vạch trần nạn tham nhũng của các quan chức thành phố Moscow. Ông bị cảnh sát bắt giữ hôm 6/6 trong tuần trước và bị cáo buộc mua bán ma túy, một cáo buộc mà ông thẳng thừng phủ nhận.
Những người ủng hộ nói ông Golunov đã bị vu oan và bắt giam một cách thô thiển. Sự việc này làm cho giới báo chí bày tỏ sự đoàn kết chưa từng thấy, đồng thời khiến cho nhà chức trách phải nhanh chóng rút lại cáo buộc. Nhà chức trách đang lo ngại về tình trạng bất ổn xã hội tại thời điểm Tổng thống Vladimir Putin phải đối mặt với sự không hài lòng của người dân về mức sống.
Chính quyền đã hy vọng rằng việc trả tự do cho ông Golunov và lời hứa sẽ trừng phạt những người vu oan cho ông sẽ xoa dịu những người ủng hộ ông, nhưng họ quyết định vẫn tiến hành biểu tình hôm 12/6, bất chấp đó là ngày nghỉ lễ ở Nga.
Các nhân chứng cho Reuters biết hơn 1.000 người đã tuần hành qua trung tâm Moscow, hô vang “Nước Nga sẽ được tự do”, “Nước Nga không cần có Putin” và “Đả đảo Sa hoàng”, trong khi đó, cảnh sát chặn một số đường phố và cảnh báo rằng người biểu tình không được vi phạm luật pháp.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-nga-bat-giu-200-nguoi-bao-gioi-bieu-tinh/4955858.html

An ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương:

Pháp đã dấn thân, Anh đang mày mò

Mai Vân
Vào đúng thời điểm diễn đàn an ninh thường niên quan trọng nhất châu Á là Đối Thoại Shangri-La mở ra tại Singapore, Lầu Năm Góc ngày 31/05/2019 đã cho ra bản « Chiến Lược về Ấn Độ-Thái Bình Dương » của Hoa Kỳ. Bộ Quân Lực Pháp cũng quảng bá một báo cáo mang tựa đề: « Pháp và an ninh ở Ấn Độ Thái Bình Dương », mà văn bản chính thức vừa được công bố trên mạng hôm 11/06. Cả Mỹ lẫn Pháp đều cử một phái đoàn quan trọng đến Singapore, tương tự như Anh Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Luân Đôn chưa đưa ra được một báo cáo chính sách tương tự như Mỹ và Pháp, về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó Biển Đông có một vị trí quan trọng.
Khác biệt giữa Pháp và Anh Quốc nói trên đã được chuyên san Nhật Bản The Diplomat nêu bật trong hai bài phân tích : « Pháp quảng bá quyết tâm mới vì ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương – France Trumpets Renewed Commitment to Stability in Indo-Pacific », đăng ngày 06/06, và bài viết một hôm sau mang tựa : « Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Anh đang ở đâu ? Where Is Britain’s Indo-Pacific Strategy? ».
Đối với nhà nghiên cứu về Đông Á, Steven Stashwick, quyết tâm của Pháp muốn dấn thân trở lại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương phản ánh quan điểm theo đó Paris cảm thấy có trách nhiệm trước hiện tượng trong vùng đang hình thành những khối nước có thể gây nên xung đột toàn cầu.
Trong cả lời nói lẫn việc làm, theo tác giả bài phân tích, Pháp cho thấy rõ cam kết duy trì một sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời đóng góp vào việc duy trì ổn định trong vùng, bảo vệ những quyền hạn và quy tắc quốc tế then chốt.
Phát biểu tại Đối Thoại Shangri-La vào đầu tháng 6 này, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly đã nhận định rất thẳng thắn vê tình hình an ninh căng thẳng đang tác hại đến khu vực Đông Á. Theo bà Parly, trước những diễn biến về an ninh và những thách thức « Hợp tác cần thiết hơn bao giờ hết… Không cần là Kissinger mới thấy được là ở đây đang hình thành những khối làm nền tảng cho một cuộc đối đầu toàn diện ở Châu Á. Chúng ta đã thấy nào là chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ học, chiến tranh tiền tệ, chiến tranh từ ngữ, và những sự cố trên không hay trên biển giữa máy bay hay tàu chiến. Và đây chỉ là mới bắt đầu. »
Bộ trưởng Quân Lực Pháp cũng nhấn mạnh trên 5 ưu tiên của Pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó có việc phát huy sự ổn định của vùng thông qua hợp tác quân sự và an ninh, bảo vệ quyền tự do tiếp cận các tuyến hàng hải, cổ vũ cho những phương tiện đa phương để duy trì sự ổn định chiến lược.
Biển Đông trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp
Về quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải, bộ trưởng Quân Lực Pháp cam kết cho tàu chiến đến Biển Đông ít ra hai lần trong một năm. Bà Parly cũng cảnh cáo rằng Pháp sẽ không bị « những thủ đoạn đáng ngờ » hù dọa, hay chấp nhận những sự ‘đã rồi’ đi ngược với luật lệ quốc tế.
Theo The Diplomat, dù không nêu đích danh, nhưng Pháp rõ ràng là đã nhắm vào Trung Quốc, tác nhân của những mối quan ngại.
Bộ trưởng Quân Lực Pháp đồng thời nêu bật nhân tố hợp tác trong các chiến dịch của Pháp, như việc triển khai trục thăng Anh trên tàu chiến Pháp lúc tuần tra ở Biển Đông vừa qua.
Pháp cũng đang nỗ lực thắt chặt quan hệ quốc phòng trong vùng. Một ví dụ mới nhất là ngày 28/05 vừa qua, khu trục hạm Pháp FS Forbin (D620), đã ghé cảng Nhà Bè ở Thành Phố Hồ Chí Minh, trong một chuyến thăm được phía Việt Nam ghi nhận là đầu tiên của một tàu chiến Pháp từ sau thời kỳ thuộc địa. Sự kiện được cho là mang tính biểu tượng cao của quan hệ quốc phòng được nâng cấp giữa hai nước.
Để đánh dấu một cách cụ thể quyết tâm của Paris dấn thân sâu hơn vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, vào đúng lúc mở ra Đối Thoại Shangri-La 2019, hàng không mẫu hạm Pháp Charles de Gaulle và đoàn tàu tháp tùng đã cặp bến Singapore.
Đoàn tàu tác chiến của Pháp đã được triển khai ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và đã tham gia nhiều cuộc tập trận với Hải Quân các đối tác trong đó có Ấn Độ, Úc, Anh, Nhật Bản, Singapore và Hoa Kỳ.
Vì sao Anh Quốc chưa có chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương ?
Trong lúc Pháp có vẻ dứt khoát dấn thân vào Ấn Độ Thái Bình Dương, The Diplomat đã nhìn sang Anh Quốc, với một thắc mắc về sự thiếu vắng chính sách của Luân Đông về khu vực trọng yếu này.
Trong bài phân tích « Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Anh đang ở đâu ? »  chuyên gia Lê Kiệt Thăng (Li Jie Sheng) không ngần ngại cho rằng sự thiếu vắng chính sách rõ ràng của Luân Đôn ảnh hưởng đến sự dấn thân của Anh Quốc.
Tại Đối Thoại Shangri-La, bộ trưởng quốc phòng Anh, bà Penny Mordaunt, cũng có những lời lẽ, đánh giá tương tự như các đồng nhiệm Mỹ và Pháp về tình hình khu vực, nhưng Luân Đôn không có báo cáo nào về chính sách và cũng không có loan báo nào về việc triển khai lực lượng trong vùng.
Đối với nhà phân tích Lê Kiệt Thăng, trong lúc Pháp hiện diện tại Singapore với tàu sân bay Charles de Gaulle, chiến hạm của Hải Quân Anh hoàn toàn vắng bóng. Trong tình hình đó, rõ ràng là những phát biểu của bộ trưởng Anh không có tác động bằng các đồng nhiệm khác.
Tuy nhiên, The Diplomat đã ghi nhận là trong thực tế, không phải là Anh Quốc không hiện diện ở Ấn Độ Thái Bình Dương.
Như bà Mordaunt đã nêu lên tại Đối Thoại Shangri-La, 4 chiến hạm của Hải Quân Anh, các chiếc HMS Sutherland, HMS Albion, HMS Argyll, and HMS Montrose, đã từng được triển khai trong vùng trong các chiến dịch bảo về quyền tự do hàng hải năm 2018, và tập trận với nhiều nước trong trong vùng, Malaysia, New Zealand… Tàu chiến Anh cũng có những cuộc viếng cảng thường xuyên trong khu vực. Các tàu này cũng đến Nhật Bản mà Anh xem là đối tác chiến lược.
Ngoài ra Anh Quốc đã thiết lập một bộ phận chuyên trách vấn đề quốc phòng ở Châu Á Thái Bình Dương (British Defense Staff – Asia Pacific), nhằm củng cố những cam kết về quốc phòng ở khu vực, cùng với việc tăng số lượng tùy viên quân sự ở các quốc gia Châu Á.
Ngoài bộ Quốc Phòng, các bộ Ngoại Giao, Cơ Quan Thương Mại Quốc Tế DIT (Department for International Trade) và những cơ quan khác cũng giúp duy trì sự hiện diện của Anh Quốc trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương.
Anh Quốc không có một cách tiếp cận thống nhất về Châu Á
Đối với The Diplomat, vấn đề là Anh Quốc hiện không có một cách tiếp cận thống nhất đối với Châu Á. Cụ thể là trên mặt kinh tế tài chính thì Luân Đôn có vẻ đứng về phía Trung Quốc, nước gây phiền hà về mặt an ninh trong vùng.
Khi còn là thủ tướng, ông David Cameron đã đón tiếp long trọng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ca ngợi thời kỳ vàng son của quan hệ Anh – Trung Quốc. Còn thủ tướng Theresa May thì muốn Anh Quốc tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc. Khi cựu bộ trưởng quốc phòng Gavin Williamson thông báo là tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth sẽ đến Biển Đông thì bộ trưởng tài chính Philip Hammond đã bày tỏ sự bất đồng, vì đã phải hủy bỏ một cuộc gặp quan trọng ở Bắc Kinh.
Cách đây không lâu, thủ tướng May đã muốn dựa vào Hoa Vi để triển khai hệ thống 5G ở Anh, bất chấp cảnh báo của cơ quan tình báo. Vụ việc đã dẫn đến việc bãi nhiêm bộ trưởng Quốc Phòng Williamson bị nghi đã tiết lộ thông tin với báo chí.
Đối với chuyên gia Lê Kiệt Thăng, cách tiếp cận đó đi ngược lai với cam kết của Anh về quốc phòng và tuần tra vì tự do hàng hải, tạo nên hình ảnh một chính sách rời rạc. Sự thiếu vắng một Quyển Sách Trắng về chiến lược đối với Ấn Độ Thái Bình Dương phản ánh sự thiếu vắng chiến lược của Anh Quốc.
Liệu Luân Đôn có thể ra được một văn kiện chính thức về chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương hay không ? Trước mắt, khả năng này rất khó. Lý do quan trọng nhất là không có sự thống nhất trong chính quyền : bộ Tài Chính và cơ quan thương mại quốc tế DIT vẫn muốn thân thiện với Trung Quốc, trong khi bộ Quốc Phòng và có lẽ cả bộ Ngoại Giao thì muốn đối phó với hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và vấn đề vi phạm nhân quyền.
Đối với The Diplomat, cho dù vẫn hiện diện ở Ấn Độ Thái Bình Dương nhưng với cách tiếp cận hiện nay, Anh Quốc sẽ chỉ có một vai trò thứ yếu trong vùng mà thôi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190612-an-ninh-an-do-thai-binh-duong-phap-da-dan-than-anh-dang-may-mo-ok

Thủ tướng Nhật tới Iran giúp hòa giải với Hoa Kỳ

Gia Hưng
Hôm nay, 12/06/19, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu chuyến công du Iran nhằm đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Hoa Kỳ với Teheran, một năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Ông Shinzo Abe sẽ gặp tổng thống Hassan Rohani và lãnh đạo tối cao Iran, giáo chủ Ali Khamanei. Ông là lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tới Iran từ 40 năm qua, kể từ cuộc cách mạng năm 1979 khai sinh ra nước Cộng Hòa Hồi Giáo này.
Thông tin viên Frédéric Charles từ Tokyo cho biết thêm :
Được biết, ông Shinzo Abe không đến Iran để gửi thông điệp từ Washington. Nhưng trước chuyến thăm Nhật Bản của tổng thống Donald Trump vào cuối tháng 5, lãnh đạo ngoại giao Iran đã đến thăm Tokyo. Thủ tướng Nhật Bản sau đó không lâu đã thông báo ý định công du Iran.
Tại Tokyo, tổng thống Donald Trump đã khẳng định rằng Iran mong muốn đạt được một thỏa thuận về hạt nhân. Tại Teheran, ông Shinzo Abe sẽ được một vinh dự hiếm hoi, đó là hội kiến lãnh đạo tối cao Iran. Như vậy là có khả năng thủ tướng Nhật sẽ đóng vai trung gian giữa Iran và Hoa Kỳ. Khác với phương Tây, Nhật Bản không có tiền lệ lịch sử hay tôn giáo với khu vực Trung Đông. Nước này luôn thi hành chính sách ngoại giao dầu hỏa.
Ông Shinzo Abe là cũng là lãnh đạo chính phủ gần gũi nhất với Donald Trump. Điều này có thể giúp Washington và Teheran giữ liên lạc và giảm thiểu nguy cơ chiến tranh giữa Mỹ và Iran.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190612-thu-tuong-nhat-toi-iran-giup-hoa-giai-voi-hoa-ky

Hong Kong:

cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình

Cảnh sát Hong Kong đã bắn đạn cao su và xịt hơi cay vào người biểu tình ở Hong Kong, nơi sự tức giận về luật dẫn độ trong dân chúng đã chuyển thành bạo lực.
Người biểu tình chặn những ngả đường chính xung quanh các tòa nhà chính phủ và ném gạch đá và các vật thể vào cảnh sát.
Chính phủ vẫn đang tiếp tục thúc đẩy đạo luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc. Dự luật này dự kiến sẽ được thông qua trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng vào ngày 20/6.
Bản quyền hình ảnhMARCIO MACHADOImage captionBiểu tình gia tăng khi dự luật dẫn độ được bàn thảo
Nhưng Hội đồng Lập pháp (LegCo) đã trì hoãn lần thảo luận lần thứ hai về dự luật này.
Hong Kong: Biểu tình có bao giờ đạt kết quả?
Hong Kong: Hàng vạn người biểu tình
Đụng độ tại biểu tình hơn nửa triệu người ở Hong Kong
Hội đồng Lập pháp ủng hộ Bắc Kinh nói cuộc thảo luận đáng lẽ diễn ra hôm thứ Tư sẽ được tổ chức tại “một thời điểm sau”.
Đây là lần đầu tiên đạn cao su được sử dụng ở Hong Kong trong nhiều thập kỷ. 22 người bị thương nhưng không ai được cho là bị thương nặng.
Chuyện gì đang xảy ra?
Các cuộc biểu tình phần lớn là hòa bình khi hàng trăm ngàn người biểu tình xuống đường và tìm cách chặn lối vào các tòa nhà chính phủ trước cuộc thảo luận luật dẫn độ.
Nhưng hôm thứ Tư, cuộc biểu tình đã leo thang, với hơi cay, đạn cao su được bắn vào các nhà hoạt động khi họ tìm cách tràn vào các tòa nhà chính phủ.
Cảnh sát đã dựng một hàng rào chắc chắn với các lá chắn và vẫy biểu ngữ mang dòng chữ “Cảnh báo, hơi cay” nhằm ngăn người biểu tình tới gần, theo bản tin trực tiếp được phát trên truyền hình địa phương.
Nhưng người biểu tình có vẻ như không nản, họ ném các cọc tiêu giao thông và các vật thể khác họ vớ được vào cảnh sát.
Phóng viên BBC Gabriel Gatehouse đang có mặt trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp nơi cảnh sát đã chiếm đóng. Ông cho biết một cảnh sát bị thương và được đưa đi. Tất cả các cửa ra vào đã bị khóa chặt.
Xe cấp cứu đang trên đường tới tòa nhà này, theo hãng tin Anh Reuters.
Cảnh sát Trưởng Stephen Lo Wai-chung mô tả cuộc đụng độ là “nổi loạn”, có thể phải chịu án 10 năm tù, theo tờ South China Morning Post.
Ông nói cảnh sát “không có sự lựa chọn nào khác” và phải dùng vũ khí để ngăn người biểu tình phá hàng rào.
“Chúng tôi lên án những hành vi vô trách nhiệm như vậy. Không cần phải làm người vô tội bị thương để biểu đạt ý kiến của các bạn.”
Nhưng một người biểu tình trẻ tuổi, đeo mặt nạ và găng tay đen, nói với hãng tin AFP rằng họ “sẽ không rời cho tới khi họ xóa bỏ luật này.”
Image captionBà Anson Chan, cựu bí thư hội đồng điều hành Hong Kong thời ông Đổng Kiến Hoa lo ngại luật dẫn độ sẽ bị Trung Quốc ‘lạm dụng’
Chính phủ đã hứa ràng buộc về mặt pháp lý các biện pháp bảo vệ nhân quyền và các biện pháp khác mà họ nói sẽ làm giảm bớt những lo ngại.
Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay tại Hong Kong kể từ khi lãnh thổ này được người Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Cảnh sát cho biết đang điều tra các lời đe dọa giết lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam và các thành viên của bộ tư pháp.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh TVB, bà Lam chối bỏ cáo buộc của người biểu tình nói bà đã “bán đứng” Hong Kong.
“Tôi đã lớn lên ở đây cùng với tất cả người dân Hong Kong,” bà nói. “Tình yêu của tôi đối với nơi này đã khiến tôi chịu nhiều hy sinh cá nhân”.
Những ai liên quan?
Một loạt các nhóm đã lên tiếng chống lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc trong những ngày gần đây bao gồm các trường học, luật sư và doanh nghiệp, với hàng trăm kiến nghị được đưa ra.
Hàng trăm doanh nghiệp bao gồm một tạp chí cho biết họ sẽ đóng cửa để cho phép nhân viên của họ biểu tình và gần 4.000 giáo viên cho biết họ sẽ đình công.
Một số ngân hàng, bao gồm HSBC, đã sắp xếp công việc linh hoạt cho thứ Tư 12/7.
Các tổ chức vận động hành lang lớn cho biết họ sợ các kế hoạch này sẽ làm hỏng khả năng cạnh tranh của Hong Kong như là một trung tâm kinh tế.
Vào Chủ Nhật, các nhà tổ chức cho biết hơn một triệu người đã xuống đường với các khẩu hiệu yêu cầu chính phủ từ bỏ các sửa đổi Luật Dẫn độ, mặc dù cảnh sát đưa con số thấp hơn nhiều, khoảng 240.000 người.
Sau cuộc biểu tình chủ yếu trong ôn hòa, một số người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà LegCo, một số người bị thương và bị bắt giữ.
Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam, đã cảnh báo các cuộc biểu tình và đình công hàng loạt đi xa hơn, nói: “Tôi kêu gọi các trường học, phụ huynh, tổ chức, tập đoàn, đoàn thể xem xét nghiêm túc nếu họ ủng hộ những hành động cực đoan này”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48604884

Vì sao hơn 1 triệu người biểu tình

chống dự luật dẫn độ của Hồng Kông?

Hơn 1 triệu người biểu tình đã đổ ra các tuyến đường trên khắp Hồng Kông để phản đối một dự luật dẫn độ gây tranh cãi khi cho phép Trung Quốc dẫn độ những người bị truy nã ở Hồng Kông về Đại lục.
Biểu tình rầm rộ
Đây được xem là phong trào biểu tinh rầm rộ nhất từng diễn ra kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc từ năm 1997. Mặt trận Nhân quyền Dân sự, tổ chức đứng ra kêu gọi người biểu tình, cho hay có khoảng 1,03 triệu người đã tham gia tuần hành – một con số rất lớn nếu đem ra so sánh với dân số 7,48 triệu người của Hồng Kông.
Cảnh sát Hồng Kông ước tính số lượng người biểu tình chỉ khoảng 240.000 người.
Giới phê bình nói rằng dự luật dẫn độ sẽ khiến cho bất cứ ai đang ở Hồng Kông chịu rủi ro bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ vì những mục đích chính trị hoặc những cáo buộc không thể đảo ngược….và làm xói mòn hệ thống pháp lý bán tự trị của thành phố.
Dự luật này đã gây ra thế bế tắc chính trị, sự phản ứng dữ dội từ cộng đồng doanh nghiệp có tư tưởng bảo thủ của Hồng Kông, và thậm chí khiến cho chính quyền Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Hồng Kông.
Chính quyền Hồng Kông nói rằng dự luật này được thiết kế để lấp một số lỗ hổng trong bộ luật hiện tại bằng cách cho phép Hồng Kông xét trên từng trường hợp cụ thể để quyết định xem liệu có nên gửi người bị truy nã tới các vùng lãnh thổ mà họ không có thỏa thuận dẫn độ chính thức hay không – như Đài Loan, Macau và Đại lục Trung Quốc. Giới lập pháp Hồng Kông còn nói rằng, việc đảm bảo một phiên tòa công bằng sẽ không được ghi vào dự luật.
Trong chiều Chủ nhật vừa qua, người biểu tình đã tập trung tại Công viên Victoria ở trung tâm Hồng Kông, giơ cao nhiều khẩu hiệu và mặc áo trắng – tượng trưng cho phong trào biểu tình này. “Hồng Kông, không bao giờ từ bỏ!” – một biểu ngữ viết. Nhiều người biểu tình khác sử dụng biểu ngữ như “phản đối dẫn độ về Trung Quốc”…và kêu gọi bà Carrie Lam – Trưởng đặc khu Hồng Kông – từ chức. Có ít nhất 7 người biểu tình bị bắt giữ – cảnh sát Hồng Kông thông báo trên Twitter.
Vào khoảng 7h30 chiều Chủ nhật (giờ Hồng Kông), có 5 – 6 người đàn ông mang mặt nạ định chiếm trục đường chính trong thành phố – cảnh sát Hồng Kông cho hay, đồng thời nói rằng, lực lượng của họ đã buộc phải sử dụng hơi cay để giải tán đoàn người biểu tình.
Cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra một cách hòa bình trong phần lớn thời gian trong ngày, nhưng đến đêm thì biến thành biểu tình bạo lực, khi cảnh sát cố gắng giải tán người biểu tình bằng gậy.

Hàng nghìn người khác cũng đã tổ chức biểu tình dự luật dẫn độ của Hồng Kông ở nhiều thành phố của Australia trong hôm cuối tuần trước. Các cuộc tuần hành tương tự cũng được lên kế hoạch tổ chức ở nhiều thành phố trên toàn thế giới – tổ chức chính trị Demosisto ở Hồng Kông nói trong một tuyên bố.
Vào khoảng 10h30 tối Chủ nhật (giờ Hồng Kông), các nhà tổ chức tuyên bố rằng cuộc tuần hành của họ đã kết thúc. Đám đông biểu tình sau đó giải tán, chỉ còn một số nhóm người tru lại xung quanh tòa nhà Hội đồng Lập pháp. Đến đêm cùng ngày, chính quyền Hồng Kông đưa ra một tuyên bố nói rằng họ đã nắm được thông tin về các cuộc biểu tình, nhưng một lần nữa khẳng định dự luật gây tranh cãi vẫn sẽ được đem ra tranh luận như kế hoạch vào ngày 12/6.
“Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Lập pháp xem xét kỹ lưỡng dự luận theo cách hợp lý, từ tốn và tôn trọng nhằm đảm bảo Hồng Kông luôn là một thành phố an toàn đối với người dân và doanh nghiệp” – chính quyền đặc khu hành chính cho hay.
Từ vụ du khách bị ám sát ở Đài Loan
Dự luật gây tranh cãi một phần là do một vụ án mạng rùng rợn xảy ra ở Đài Loan, khi một phụ nữ 20 tuổi ở Hồng Kông bị bạn trai sát hại khi đang có kỳ nghỉ tại đây. Hiện tại, nghi phạm không thể bị dẫn độ từ Hồng Kông để chịu xét xử ở Đài Loan.
Thế nhưng, chính quyền Đài Bắc đã tuyên bố từ trước rằng họ từ chối hợp tác với bộ luật mới của Hồng Kông nếu như nó đặt công dân của Đài Loan vào chỗ rủi ro bị dẫn độ tới Trung Quốc. Hòn đảo tự trị này trước đây từng chứng kiến nhiều công dân của mình bị cáo buộc phạm tội ở một số nước không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao bị dẫn độ về Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của Đài Loan.
Hồi đầu tuần trước, Chris Patten, Thị trưởng người Anh cuối cùng của Hồng Kông, đã chỉ trích dự luật dẫn độ.
“Từ nhiều năm nay, người ta đã biết chính xác lý do tại sao mà không nên có một thỏa thuận dẫn độ với Trung Quốc” – ông Patten nói trong một đoạn thông điệp hình ảnh – “Tranh luận mà họ đưa ra là, việc dẫn độ theo một hiệp ước còn tốt hơn là bắt cóc người ta một cách phi pháp khỏi Hồng Kông – ai mà lại tin vào điều này?”.
Tháng trước, nhiều đại diện của EU đã có cuộc gặp với bà Carrie Lam – Trưởng đặc khu Hồng Kông – để thể hiện quan ngại sâu sắc liên quan tới dự luật này. Các thành viên thuộc Ủy ban Điều hành Nghị viện Mỹ về Trung Quốc (CECC) cũng công khai phản đối dự luật này, cảnh báo bà Lam rằng nó có thể “gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa Mỹ và Hồng Kông”.
Không mong muốn, không cần thiết!
Các tổ chức doanh nghiệp ở Hồng Kông thường thể hiện quan điểm trung lập về các vấn đề chính trị gây tranh cãi, thì lần này cũng nhập cuộc phản đối gay gắt dự luật dẫn độ. Trong nỗ lực nhằm duy trì sự ủng hộ từ người dân, chính quyền Hồng Kông đã phải hạn chế tầm bao phủ của các cáo buộc có thể bị dẫn độ – nhưng đối với nhiều người thì đó vẫn chưa đủ.
Phòng Thương mại Mỹ ở Hồng Kông hồi tuần trước cảnh báo rằng có “quá nhiều điều bất ổn trong nhiều phần cơ bản của dự luật này” khiến nó không thể được thông qua nếu ở dưới dạng hiện tại. “Hồng Kông chưa sẵn sàng để thông qua dự luật này và chúng tôi không thể tìm ra lý do mà họ cố gắng thúc đẩy nó trong khi lỗ hổng luật pháp mà họ muốn sửa đã tồn tại suốt 20 năm qua” – tuyên bố của Phòng Thương mại Mỹ cho hay.
Tuy nhiên, phát ngôn viên chính quyền Hồng Kông, ông Matthew Cheung, cho hay động thái trên là nhạy cảm về mặt thời gian. “Nghi phạm trong vụ ám sát ở Đài Loan hiện đang chịu án vì các cáo buộc phạm tội khác ở Hồng Kông, nhưng dự kiến sẽ được trả tự do vào tháng 10 tới” – ông Cheung nói – “Bởi vậy chúng ta cần phải đưa ra cơ sở pháp lý để chúng ta có thể hỗ trợ phía Đài Loan, trước khi cơ quan lập pháp tạm nghỉ từ giữa tháng 7 tới tháng 10 năm nay”.
Ông Cheung tuy nhiên không xua tan mối quan ngại của Đài Loan về dự luật này. Trong khi đó, Trưởng đặc khu Lam nói rằng sẽ là “vô căn cứ” khi cho rằng chính quyền Hồng Kông “sẽ chỉ nghe theo các chỉ đạo của Chính phủ Trung ương và sẵn sàng giao nộp những người bị truy nã mà Chính phủ Trung ương muốn”.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, Washington “quan ngại về việc chính quyền Hồng Kông đề xuất sửa đổi đối với Sắc lệnh về người phạm tội bị truy nã (Fugitive Offenders Ordinance), trong đó cho phép cá nhân bị dẫn độ tới Đại lục Trung Quốc theo đề nghị của chính quyền nước này, và đang theo dõi chặt chẽ diễn biến”.
Sự phản đối mạnh mẽ
Dự luật dẫn độ, và đặc biệt là nỗ lực của chính quyền Hồng Kông trong việc thúc đẩy nó được thông qua nhanh chóng, đã làm dấy lên làn sóng tuần hành biểu tình ở thành phố này sau một thời gian lặng tiếng.
Các nhà tổ chức từng tuyên bố có 130.000 người tham gia biểu tình chống dự luật này trong tháng 4 vừa qua. Dù phía cảnh sát chỉ đưa ra con số 22.800 người, thì đây vẫn là cuộc biểu tình lớn nhất ở Hồng Kông kể từ sau Phòng trào Umbrella (Cây dù) năm 2014 – phong trào kêu gọi cải cách chính trị bất thành từng khiến nhiều phần của Hồng Kông bị tê liệt suốt nhiều tháng.
Nỗi lo sợ về dự luật dẫn độ – cùng lời chỉ trích từ nhiều cộng đồng người dân Hồng Kông – còn khiến chúng ta nhớ lại sự kiện năm 2003, khi nửa triệu người dân đổ xuống đường biểu tình việc thông qua một dự luật chống nổi loạn. Dự luật này sau đó bị chặn, nhưng vấn đề này đã trở thành đề tài nóng ở Hồng Kông khi kể từ sau đó, chính quyền Hồng Kông không dám đem dự luật này ra tranh luận lại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28610-vi-sao-hon-1-trieu-nguoi-bieu-tinh-chong-du-luat-dan-do-cua-hong-kong.html

Trung Cộng cáo buộc Hoa Kỳ

đòi Bắc Kinh sửa đổi hàng trăm đạo luật

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Một viên chức Trung Cộng gần đây cáo buộc rằng, Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều yêu cầu quá đáng, buộc Trung Cộng phải sửa đổi hàng trăm đạo luật để bảo vệ tài sản trí tuệ, và đây chính là nguyên nhân khiến các cuộc đàm phán thương mại thất bại.
Ông Shi Yinhong, học giả của trường đại học Renmin và là cố vấn chính phủ, nói rằng sự khác biệt giữa hai bên là do Washington muốn có một hệ thống ràng buộc mạnh mẽ về bản quyền, trong khi Bắc Kinh chỉ chấp nhận một hệ thống pháp lý tương đối yếu, không giám sát quá chặt, và không có các lệnh trừng phạt tự động khi có bên vi phạm thỏa thuận.
Lên tiếng tại một hội nghị an ninh tại Hong Kong, viên chức Trung Cộng nói Bắc Kinh và Washington có những khác biệt cơ bản về việc điều gì mới là một thỏa thuận tốt, và cả hai bên đều không thể chấp nhận các yêu cầu của phía kia. Theo truyền thông Trung Cộng, cuộc đàm phán bị đình trệ sau khi Tổng Thống Donald Trump muốn có các thỏa thuận có tính ràng buộc nhiều hơn. Ông Shi nói Hoa Kỳ đã đưa cho Trung Cộng một danh sách về hàng trăm kiểu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà nước này muốn giải quyết. Hoa Kỳ đã muốn Trung Cộng phải sửa đổi hàng trăm đạo luật, một yêu cầu mà Bắc Kinh không thể nào chấp nhận.
Ông Shi cũng cho biết khi Trung Cộng đưa ra các lời hứa chung chung, phía Hoa Kỳ lại muốn có những lời cam kết chắc chắn. Viên chức Trung Cộng này khẳng định, xét về tính chất, cuộc chiến thương mại không phải là vấn đề mất cân bằng giao thương, mà là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thay đổi cách đảng Cộng Sản Trung Cộng điều hành hoạt động kinh tế ở trong nước và ngoài nước. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-cao-buoc-hoa-ky-doi-bac-kinh-sua-doi-hang-tram-dao-luat/

Tướng TQ đề xuât mô hình hợp tác quốc phòng

ở châu Á – Thái Bình Dương

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 18, Giám đốc ban Hợp tác Quân sự Quốc tế Trung Quốc Thiếu tướng Từ Quách Vĩ đưa ra đề xuất 3 điểm nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng tại vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Đề xuất mới
Theo Tướng Từ Quách Vĩ, Trung Quốc “ủng hộ đối thoại và hợp tác song phương và đa phương về mặt an ninh”cũng như “tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế trong vùng”; đồng thời đưa ra đề xuất tăng cường hợp tác quốc phòng: (1) Cần xúc tiến sự tương tác tích cực về hợp tác quốc phòng giữa các nước chủ yếu trong vùng châu Á – Thái Bình Dương. Không đề cập đến các chiến dịch vì tự do hàng hải của Mỹ ở trong khu vực, ông Từ Quách Vĩ nhấn mạnh rằng khi mối quan hệ giữa các nước này ổn định, vùng châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ hưởng lợi từ sự ổn định đó. (2) Xây dựng một kết cấu mở và toàn diện trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Thiếu tướng Từ Quách Vĩ phản đối việc hình thành các khối quân sự. Tiếp tục ca ngợi về nền kinh tế hội nhập thế giới, chủ nghĩa đa phương về chính trị và an ninh, ông Từ Quách Vĩ kêu gọi mọi sáng kiến mới cần minh bạch hơn và quy tụ nhiều nước tham gia hơn, đồng thời không phương hại tới lợi ích của các nước khác. (3) Tăng cường hợp tác thực hành trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, thông qua các cam kết chung. Trung Quốc cho biết tiếp tục tìm kiếm chiến lược an ninh riêng của nước này trong bối cảnh rộng hơn là duy trì an ninh cho toàn khu vực, đồng thời khuyến khích hợp tác với một  “khái niệm an ninh sáng tạo” để góp phần bảo đảm tương lai tươi sáng cho vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Tham vọng và hành vi ngang ngược không thay đổi
Trong những năm gần đây, ngoài việc đưa ra các yêu sách chủ quyền phi pháp đối với 80% Biển Đông, Trung Quốc còn tiến hành nhiều hoạt động quân sự trái pháp luật ở trong khu vực. Trong đó nổi bật nhất là việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tiến hành cải tạo phi pháp, quân sự hóa trái phép trên nhiều đảo, đá ở Biển Đông, đe dọa nghiệm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Trái ngược với chủ trương “hòa bình” được Trung Quốc tuyên truyền, thời gian gần đây, nước này đã tiến hành một số lượng rất lớn hoạt động quân sự dưới nhiều quy mô khác nhau.
Thứ nhất, hoạt động chiếm giữ và xây dựng các điểm đảo ở Biển Đông. Trung Quốc cũng khẳng định mình có “chủ quyền” bất khả tranh biện đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng đa số các thực thể địa lý ở Biển Đông. Năm 1956, Trung Quốc đã lợi dụng khoảng trống bố phòng mà quân đội Pháp vừa mới rút đi để đưa quân chiếm đóng phía Đông quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 1974, một cuộc hải chiến đã diễn ra giữa quân đội Việt Nam và quân đội Trung Quốc. Kể từ sau cuộc hải chiến đó, quân đội Trung Quốc đang chiếm giữ toàn bộ các đảo, đá, bãi cạn lúc chìm lúc nổi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục sử dụng sức mạnh quân đội, để chiếm đóng sáu thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa gồm: Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ (Tư Nghĩa), Ga Ven có sự phản kháng từ phía quân đội Việt Nam. Năm 1995, Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn lúc chìm lúc nổi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa có sự kháng cự từ quân đội Philippines. Năm 2005, Trung Quốc mở rộng chiếm đóng bãi cạn lúc chìm lúc nổi Bàn Than thuộc quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, tồn tại nhiều tranh cãi về sự kiểm soát của Trung Quốc đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi Én Đất. Nhiều nguồn tin từ các nhà nghiên cứu và nhà báo cho biết bãi Én Đất vẫn chưa có bên nào chiếm đóng. Điều này cũng phù hợp với thông tin từ vệ tinh tháng 02/2014 cho thấy chưa có công trình kiên cố nào trên bãi. Nói tóm lại, Trung Quốc hiện tại đang chiếm đóng phi pháp trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và chín thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, việc chiếm
đóng bằng vũ lực này hoàn toàn đi ngược lại với luật pháp quốc tế hiện đại và sẽ không bao giờ được xem như một phương thức hợp pháp xác lập chủ quyền.
Thứ hai, hoạt động hiện đại hóa quân đội. Các nhân tố quan trọng của khía cạnh quân sự trong các căng thẳng gần đầy là việc hiện đại hóa hải quân một các vững chắc của Trung Quốc và việc trưng bày sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc thông qua các chuyến hải trình giám sát và các cuộc tập trận. Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đều hiện đại hóa lực lượng hải quân của hai nước trong thập kỷ vừa qua, song các nỗ lực của Trung Quốc lại vượt rất xa Việt Nam đến một mức độ rất lớn. Trong nội bộ Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hạm đội Biển Nam (SSF) có căn cứ ở Zhanjiang, Quảng Đông, hiện nay đang có một số trong những tàu chiến bề mặt có khả năng tốt nhất Trung Quốc, bao gồm năm trong số bảy tàu khu trục hiện đại mà Trung Quốc đã tự phát triển trong mười năm qua. Hạ tầng của SSF gần đây cũng được nâng cấp, bao gồm mở rộng căn cứ hải quân quan trọng Yulin ở Tam Á trên đảo Hải Nam. Dù căn cứ được mở rộng để phù hợp với hạm đội các tàu ngầm hiện đại đang mở rộng (bao gồm tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin mới, hoặc SSBNs, được phát triển cuối những năm 2000), nó cũng có sân tàu mới phục vụ cho các chiến dịch trên mặt biển. Với những nhà quan sát khu vực, việc mở rộng căn cứ này biểu tượng hóa cho lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc và sự tập trung của nước này vào việc định vị sức mạnh hải quân ở Biển Đông. Chắc chắn, nguyên nhân chính cho việc mở rộng căn cứ hải quân Yulin là để tăng cường sự răn đe hạt nhân của Trung Quốc (bằng việc coi như một căn cứ của SSBNs) và để tạo chỗ trú cho hạm đội tàu ngầm đang mở rộng (hạm đội này sẽ đóng vai trò quan trọng trong một xung đột bất kỳ với Đài Loan). Tuy nhiên, với vị trí địa lý của căn cứ ở đảo Hải Nam, tỉnh xa nhất về phía Nam của Trung Quốc giữ phần phía Bắc của Biển Đông, việc mở rộng trên cũng thể hiện khả năng mới rằng Trung Quốc có thể đứng vững trong các tranh chấp Biển Đông, thậm chí còn triển khai nhiều lực lượng hơn nữa ở khu vực này trong tương lai.
Sự hiện đại hóa của quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa và sự mở rộng kéo theo của sức mạnh quân sự Trung Quốc ở vùng châu Á – Thái Bình Dương đã và đang được ghi nhận lại. Chi tiết vấn đề này có nghĩa là giảm vai trò của lục quân để xây dựng lực lượng hải quân, không quân và tên lửa. Cụ thể Hải quân quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tăng cường mua sắm tàu ngầm chiến đấu. Tốc độ và quy mô của việc hiện đại hóa hải quân còn được biểu hiện qua tốc độ gia tăng của chi phí dành cho quốc phòng của Trung Quốc. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), ngân sách quốc phòng của Trung Quốc có chiều hướng tăng nhanh (xem Phụ lục số 03a và Phụ lục số 03b). Chỉ trong thời gian sáu năm, chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng hơn hai lần so với mức ở năm 2008. Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới và đồng thời cũng là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới trong giai đoạn 2008-2015.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng được củng cố theo chiều hướng mang tính chiến đấu nhiều hơn phòng thủ. Trung Quốc là nước duy nhất trong các quốc gia tiếp giáp Biển Đông được sở hữu vũ khí hạt nhân. Hoạt động hiện đại hóa quân đội trong khi đang chiếm giữ trái phép lãnh thổ của quốc gia khác là vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế. Nhìn rộng ra, Biển Đông còn tồn tại nhiều tranh chấp, Trung Quốc là một bên trong tranh chấp đó, việc hiện đại hóa quân đội một cách mạnh mẽ gây sức ép rất lớn cho các quốc gia khác trong tranh chấp phải hiện đại hóa quân đội nhằm phòng vệ và tự vệ. Điều này tạo đà cho việc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia, gây phương hại đến hòa bình và an ninh trong khu vực. Dựa vào thế mạnh quân sự này, Trung Quốc ngày càng có những hành vi làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông.
Thứ ba, một số hoạt động quân sự có quy mô sâu rộng từ năm 2008 đến nay. Các hoạt động diễn tập là cách chính mà Hải quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thực hiện thể hiện năng lực hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc để răn đe các bên tuyên bố chủ quyền khác. Dữ liệu về các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc khó có thể thu thập được bởi vì nó không được báo cáo một cách có hệ thống trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các năm qua, phạm vi, mức độ và nhịp độ của các cuộc tập trận trong khu vực dường như đã tăng lên. Các hoạt động tập trận này thể hiện sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và được thực hiện ở Biển Đông, phục vụ cho các tuyên bố chủ quyền và quyền trên các vùng biển.
Phạm vi và nội dung của các cuộc diễn tập của Hải quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc biểu hiện sức mạnh hải quân đang lớn mạnh của Trung Quốc ở khu vực. Hải quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tăng số lượng các cuộc diễn tập do các lực lượng đặc nhiệm có vài tàu chiến hoạt động cùng nhau, và số lượng các cuộc diễn tập ở Biển Đông, bao gồm cả các vùng nước tranh chấp. Rất nhiều, không phải tất cả, các cuộc diễn tập này phản ánh sức mạnh đang lên của Hải quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, điều đã được tạo ra bởi quá trình hiện đại hóa từ cuối những năm 1990.
Bên cạnh đó là một số hoạt động đáng chú ý của các tàu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 11/6/2009, một tàu ngầm của hải quân Trung Quốc va chạm với thiết bị cảm biến sóng siêu âm của tàu khu trục USS John S.McCain gần Vịnh Subic ngoài khơi bờ biển Philippines. Ngày 31/5/2011, ba tàu quân sự của Trung Quốc sử dụng súng để đe dọa các đội gồm bốn tàu đánh cá Việt Nam trong khi họ đang đánh bắt cá trong vùng biển của quần đảo Trường Sa. Tháng 6/2012, Trung Quốc tuyên bố triển khai các tàu tuần tiễu hải quân sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông. Đáng chú ý nhất là sự kiện từ ngày 01/5-15/7/2014, một lực lượng hơn 80 tàu trong đó có bảy tàu chiến bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, cố ý đâm va và phun vòi rồng vào các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian rất ngắn ngay trước và sau phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS, Trung Quốc đã tiến hành tập trận với quy mô lớn. Cụ thể, ngày 5-11/7/2016 Trung Quốc diễn tập với nhiều khí tài tối tân và tháng 8/2016, hải quân Trung Quốc đã có cuộc tập trận chung với Nga ở đảo Hải Nam và Hoàng Sa.
Vi phạm luật pháp quốc tế
Việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực, thậm chí là quân đội chính quy, đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được pháp điển hóa trong Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên bố 1970, cụ thể:
Một là, vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945. Trung Quốc đã dựa vào vị thế nước lớn nên tự cho mình có nhiều quyền và lợi ích trên biển hơn quốc gia khác, từ đó, tiến hành hàng loạt hoạt động quân sự nhằm “bảo vệ” cho những quyền và lợi ích đó bất chấp việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp của những quốc gia nhỏ hơn.
Hai là, vi phạm nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình quy định tại khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
Ba là, vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, quy định tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc 1945: “Tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính tr của bất kỳ quốc gia nào dưới bất kỳ hình thức nào trái với những mục đích của Liên Hợp quốc”. Trung Quốc đã và đang sử dụng vũ lực trên các vùng biển thông qua hàng loạt hoạt động quân sự, trực tiếp xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền, lợi ích trên biển của quốc gia khác, đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực cũng như trên thế giới trước nguy cơ chiến tranh quân sự.
Bốn là, nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda). Trung Quốc đã tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế cả song phương lẫn đa phương. Việc sử dụng vũ lực, sẵn sàng điều động lực lượng quân đội ngoài vi phạm những quy định chung của luật quốc tế còn vi phạm tất cả các cam kết song phương và đa phương của nước này.
Bên cạnh đó, hoạt động quân sự trên biển của Trung Quốc cũng vi phạm các nguyên tắc và quy định của luật biển quốc tế, cụ thể:
Một là, vi phạm quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không. Trước cường độ hoạt động quân sự trên biển của Trung Quốc, an ninh hàng hải và hàng không bị ảnh hưởng rất lớn, quyền tự do hàng hải và quyền đi qua không gây hại của các quốc gia khác cũng như quyền tự do hàng không bị thu hẹp và phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe và tính mạng con người và rủi ro tổn thất hàng hóa. Đặc biệt, đối với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa và yêu sách vùng nước xung quanh các đảo nhân tạo đó đã làm rối loạn tuyến đường giao thông huyết mạch này. ADIZ ở Biển Hoa Đông và nguy cơ
Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông gây ra sự mất ổn định cũng như an ninh và an toàn của các tuyến bay.
Hai là, vi phạm vào các “đặc quyền kinh tế” của quốc gia khác. Trong luật biển quốc tế, chỉ có quốc gia ven biển mới có đặc quyền xây dựng đảo nhân tạo trong nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình căn cứ theo Điều 60 và Điều 80 UNCLOS 1982. Các vị trí mà Trung Quốc đã và đang tiến hành hoạt động quân sự để bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo thì không nằm trong các nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc nên nước này không có quyền xây dựng các đảo nhân tạo.
Ba là, vi phạm nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. UNCLOS 1982 tại Điều 279 quy định nghĩa vụ bắt buộc đối với các quốc gia phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Trong khi đó, Trung Quốc lại tăng cường hoạt động quân sự trên biển, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong các tranh chấp trên biển.
http://biendong.net/bien-dong/28629-tuong-tq-de-xuat-mo-hinh-hop-tac-quoc-phong-o-chau-a-thai-binh-duong.html

Bắc Kinh trỗi dậy: Mỹ phải dè chừng vì tới cả

Liên Xô cũng không bao giờ “nguy hiểm” được như TQ?

Báo cáo mới đây nhận định rằng Mỹ cần thay đổi kế hoạch chiến lược nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi với tư cách là kẻ thua cuộc.
Nhận định của cựu binh sĩ Mỹ
Một báo cáo mới đây nhận định rằng, các nhà lãnh đạo nước Mỹ dường như đang sử dụng chiến lược tương tự như đã dùng với Liên Xô trong cuộc đối đầu thời hiện đại với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã có những dấu hiệu cho thấy nước này đã trở thành một thách thức khó đương đầu hơn nhiều so với đối thủ thời Chiến Tranh Lạnh của Mỹ.
Mỹ đã đối phó với Liên Xô bằng cách hạn chế sức mạnh quân sự Liên Xô thông qua những biện pháp về kinh tế và tiến bộ khoa học kĩ thuật. Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work và cựu cộng sự của ông tại Bộ Quốc phòng Mỹ Greg Grant cho rằng Bắc Kinh có cả ý chí lẫn năng lực để làm được những điều Mỹ đã làm.
Và bởi vậy, Mỹ cần thay đổi kế hoạch nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi với tư cách là kẻ thua cuộc.
“Liên Xô sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp, chứ đừng nói là vượt qua Mỹ về mặt công nghệ. Nhưng nhận định này có thể sẽ không đúng với Trung Quốc,” các tác giả lý giải trong bản báo cáo được công bố bởi Trung tâm nghiên cứu An ninh Mỹ.
Họ cho rằng trong khi Trung Quốc theo đuổi và bắt kịp năng lực quân sự, công nghệ và thậm chí tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới, thì Washington có thể trở thành nạn nhân của “chiến lược có chủ ý, kiên trì và có sự hỗ trợ của các nguồn lực quân sự-kĩ thuật dồi dào của Trung Quốc”. Tuy nhiên, trước đó, Trung Quốc đã phủ nhận các nhận định và cho rằng đây là “tư tưởng Chiến Tranh Lạnh”.
Mỹ đã không phải đối diện với một đối thủ nào có GDP lớn hơn 40% GDP Mỹ trong hơn một thế kỉ qua. GDP của Trung Quốc hiện tại đang ở mức khoảng 63% GDP của Mỹ, và Trung Quốc có khả năng sẽ chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ nhất thế giới trong vòng khoảng 10 năm tới.
“Mỹ sẽ khó có thể đầu tư quá nhiều để vượt qua thách thức công nghệ Trung Quốc như Mỹ đã từng làm với Liên Xô, mà thay vào đó, Mỹ sẽ phải cố gắng sáng tạo và đối chọi với người Trung Quốc”.
Hiện tại Mỹ đang rơi vào cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Chính quyền Washington dưới thời ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc lợi dụng và xây dựng kinh tế bằng việc trục lợi từ Mỹ. Một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ dường như sắp diễn ra khi Mỹ tìm cách ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.
Tại Lầu Năm Góc, ông Work đã tham gia vào dự án có tên “Chiến lược Bù đắp Thứ ba”, một bước tiến sẽ không chỉ khôi phục lại các lợi thế then chốt của Mỹ trong việc đối đầu với các đối thủ mạnh, trong đó có Trung Quốc.
Dự án này, cũng giống như mục tiêu hướng về Thái Bình Dương, chưa bao giờ nhận được sự ủng hộ cần thiết dưới thời ông Obama bởi lo ngại sẽ kích động cuộc chạy đua vũ trang hoặc một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây, ông Work đã tỏ ra bất bình với sự do dự của chính quyền tiền nhiệm. “Tôi đã cố gắng để cho chính phủ thấy những mối nguy trước mắt mà chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ được nữa. Mỗi ngày chúng ta đều chờ đợi, chúng ta tụt lại phía sau ngày càng xa,” ông Work trả lời trên Washington Post.
Mỹ có thể thua?
Hồi năm ngoái, một báo cáo đã được trình lên Quốc hội để đánh giá về Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của ông Trump, cảnh báo về những thách thức mới được đặt ra bởi các đối thủ lớn của Mỹ, kêu gọi chú tâm tới những thế mạnh của Mỹ trong khi các thế lực đối địch như Nga và Trung Quốc học được cách đối phó với năng lực tân tiến của Mỹ. Nga và Trung Quốc dường như cũng đã dần có được những năng lực chiến tranh cao cấp mà trước đây chỉ Mỹ mới có.
“Nói ngắn gọn, quân đội Mỹ có thể thua trong cuộc đối đầu tay đôi tiếp theo mà Mỹ tham gia,” báo cáo viết.
Đầu năm nay, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Tướng Robert Ashley viết trong một bức thư kèm theo báo cáo cho thấy năng lực quân sự của Trung Quốc đang “trên đà sở hữu hệ thống vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới”.
“Trung Quốc đang xây dựng một đội quân mạnh mẽ, nguy hiểm với năng lực trải dài trên cả không quân, hải quân, trên vũ trụ và trên mặt trận thông tin”.
Trên thực tế, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nỗ lực hiện đại hóa để trở thành lực lượng chiến đấu tầm cỡ quốc tế. Đây được cho là ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Trung Quốc.
“PLA đã kiên trì theo dõi quân đội Mỹ trong hơn 2 thập kỉ. PLA đã học hỏi cách Mỹ chiến đấu và phát triển chiến lược để khai thác điểm yếu và khuất phục điểm mạnh của Mỹ,” Work và Grant cảnh báo trong bản báo cáo.
http://biendong.net/diem-tin/28635-bac-kinh-troi-day-my-phai-de-chung-vi-toi-ca-lien-xo-cung-khong-bao-gio-nguy-hiem-duoc-nhu-tq.html

Phương thức hoạt động của tình báo đối ngoại TQ

So với CIA (Mỹ), cơ quan tình báo đối ngoại Trung Quốc ít được công chúng biết đến hơn. Họ có những phương thức khiến phản gián Mỹ khó xử lý.
Nhân sự cấp cao của Bộ An ninh Trung Quốc giai đoạn đầu
Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Lin Yun được bổ nhiệm làm vị Bộ trưởng đầu tiên của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS). Tuy nhiên vào năm 1985 một lãnh đạo của Cục Phản gián thuộc Bộ Công an Trung Quốc là Yu Qiangsheng đào tẩu sang Mỹ. Sau sự cố này, cả Lin Yun và cục trưởng Phản gián đều bị cách chức.
Năm 1985 Jia Chunwang được bổ nhiệm làm Bộ trưởng An ninh Quốc gia thay cho Lin Yun. Giai đoạn đó trong nội bộ Bộ An ninh, cả người gốc Bộ Công an và người gốc Ban Điều tra Trung ương đều muốn đưa người trong hàng ngũ mình lên thay thế Lin Yun. Để giải quyết xung đột này, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bổ nhiệm Jia Chunwang là người ngoài cuộc, không dính dáng đến phe nào, vào vị trí Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia (Bộ Quốc an).
Dưới thời Jia Chunwang, MSS đạt được các thành công đáng kể trong việc thu thập các thông tin nhạy cảm về hạt nhân và các công nghệ khác từ Mỹ. Đến năm 1998, Jia Chunwang được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Công an thay Tao Siju. Ông này cũng đóng vai trò bí thư thứ nhất của Đảng ủy Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc.
Năm 1998, Xu Yongyue người tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng An ninh Quốc gia, thay thế Jia Chunwang được chuyển sang nhiệm vụ khác. Xu Yongyue là người trợ lý tin cậy cho Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Ông Xu cổ xúy việc chấm dứt các tiêu cực trong Bộ An ninh này, như là tệ bán giấy thông hành một chiều sang Hong Kong – loại giấy tờ này thường được cấp cho các nhân viên tình báo. Tham nhũng khi đó khá lan tràn trong ngành tình báo Trung Quốc do các đơn vị của Ủy
ban Kiểm tra Trung ương Trung Quốc chưa được giám sát hoạt động của Bộ An ninh Quốc gia.
Năm 2002, ông Xu được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 3/2003, ông được tái bổ nhiệm làm người đứng đầu MSS.
Mục tiêu đối ngoại
Theo hồ sơ DEBKA – một nguồn tin trực tuyến Israel, sau sự kiện tấn công khủng bố 11/9/2001, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông tin nói rằng Mỹ sẽ liên minh với Nga để lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan. Một liên minh như vậy sẽ làm thay đổi các tính toán của Trung Quốc liên quan đến các chính sách trong khu vực.
Vào ngày 12/10/2004, Xu Yongyue gặp gỡ với Nartai Dutbaev, Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Kazakhstan. Hai bên tham vấn về hợp tác song phương và khẳng định các nỗ lực chung trong việc “chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan, tội phạm có tổ chức, và vấn đề ma túy”.
Vào tháng 2/2006, ông Xu dẫn một phái đoàn sang Singapore để gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Cố vấn của nước này.
Một thông cáo ngày 20/5/1998 trước Ủy ban Kinh tế Hỗn hợp của Quốc hội Mỹ nêu rằng 50% trong số 900 vụ việc được điều tra ở vùng Bờ biển phía Tây liên quan đến công nghệ có dính dáng đến Trung Quốc. Báo cáo cho rằng FBI ước tính các vụ gián điệp của Trung Quốc ở Thung lũng Silicon đã tăng 20-30% mỗi năm. Ngoài Mỹ, các đặc vụ của Trung Quốc còn quan tâm đến Anh, Pháp, Hà Lan và Đức.
Mạng lưới điệp viên và nghệ thuật bòn rút thông tin từng tí một
Các nhân viên tình báo chuyên nghiệp của Trung Quốc thường được cử ra nước ngoài đảm nhiệm công việc trong nhiệm kỳ 6 năm, 10 năm hoặc cư trú dài hạn, tùy thuộc vào bản chất nhiệm vụ hoặc thành tích hoạt động.
MSS không phải là cơ quan chính phủ duy nhất thực hiện hoạt động tình báo. Ngoài ra điệp viên của MSS còn thường đáp ứng cả nhu cầu thông tin tình báo của các cơ quan khác của chính phủ Trung Quốc. Ở Mỹ, Trung Quốc có 7 cơ quan ngoại giao thường trực được cho là có nhân viên tình báo nằm bên trong đội ngũ của họ.
Vào giữa tháng 9/1996, Quân ủy Trung ương và Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn báo cáo kế hoạch do Bộ Tổng tham mưu và Bộ An ninh Quốc gia soạn về việc củng cố, điều chỉnh, và tăng cường hoạt động tình báo ở Hong Kong, Macau và nước ngoài. Gần 120 nhân viên tình báo hoạt động ở Mỹ, Canada, Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản trong vai nhà công nghiệp, doanh nhân, chủ ngân hàng, học giả và nhà báo đã được triệu về nước.
Ngoài các điệp báo viên chuyên nghiệp, MSS còn sử dụng thêm các công dân Trung Quốc hoặc người Mỹ gốc Hoa để tìm lấy các công nghệ và dữ liệu bậc trung.
Các du khách, doanh nhân, sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc hình thành nên một kho lớn các điệp viên tiềm năng cho tình báo Trung Quốc. “Quốc an Bộ” (MSS) kiểm soát nhóm này thông qua lợi ích vật chất và các mối quan hệ cá nhân cùng một số “biện pháp” nghiệp vụ khác. Các điệp viên dạng này sẽ tập hợp những mẩu nhỏ thông tin để rồi sau đó tình báo Trung Quốc sẽ từ từ ráp nối lại thành bức tranh tổng thể.
Theo một phiên điều trần trước ủy ban Quốc hội Mỹ năm 1999, Trung Quốc mất tới 2 thập kỷ để thu thập thông tin tình báo về các thiết kế đầu đạn hạt nhân WW-88 từ phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân quốc gia của Mỹ.
Một báo cáo của Thượng nghị sĩ Mỹ Rudman vào năm 1999 đã đánh giá bộ máy thu thập tình báo của Trung Quốc là “rất thành thục trong nghệ thuật bòn rút thông tin tưởng như là vô hại”. Bản chất thu thập thông tin một cách phân tán như vậy khiến giới chức phản gián Mỹ gặp khó khăn lớn trong việc truy tố các điệp viên Trung Quốc.
Đối với hoạt động tình báo kinh tế, Globald Security cho rằng MSS có 3 phương pháp. Mô hình thứ nhất là tuyển các đặc vụ, đặc biệt là học giả và nhà khoa học, ở ngay Trung Quốc trước khi họ được gửi ra nước ngoài để lấy được thông tin. Phương thức thứ 2 là sử dụng các hãng Trung Quốc để mua các công ty Mỹ sở hữu các công nghệ mà Trung Quốc khát khao. Phương pháp thứ 3 là tậu công nghệ thông qua các công ty bình phong của Trung Quốc. Mô hình thứ 3 này là được sử dụng phổ biến hơn cả. FBI ước tính có hơn 3.000 công ty là bình phong do điệp viên Trung Quốc lập ra…
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28615-phuong-thuc-hoat-dong-cua-tinh-bao-doi-ngoai-tq.html

Kim Jong Un gửi hoa phúng điếu

 cựu Đệ nhất Phu nhân Hàn Quốc

Em gái của lãnh tụ Triều Tiên, bà Kim Yo Jong, hôm thứ Tư 12/6 đã gặp các quan chức Hàn Quốc tại biên giới được canh gác nghiêm ngặt giữa hai miền Triều Tiên để trao hoa phúng điếu và lời chia buồn của anh bà, ông Kim Jong Un, về cái chết của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Lee Hee-ho.
Bản tin Reuters dẫn lời một giới chức Hàn Quốc cho biết bà Kim Yo Jong đã tới làng biên giới Bàn Môn Điếm ở khu phi quân sự phân chia hai miền Triều Tiên để tỏ lòng kính trọng đối với cựu Đệ nhất Phu nhân Lee Hee-ho, góa phụ của cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung.
Bà Lee qua đời tại Seoul, thủ đô của miền Nam, hôm thứ Hai 10/6.
Sinh thời, ông Kim Dae-jung đã cố gắng cải thiện mối quan hệ giữa hai miền bán đảo Triều Tiên, ông trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Hàn Quốc gặp lãnh tụ Bắc Triều Tiên lúc bấy giờ, là ông Kim Jong Il, vào năm 2000.
Các quan chức Hàn Quốc cho hay bà Kim Yo Jong không có tin nhắn hay thư đặc biệt nào để gửi cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Hai bên trao đổi trong khoảng 15 phút. Bà Kim Yo Jong là người mà trong 18 tháng qua đã nổi lên trong cương vị một trợ lý hàng đầu của Kim Jong Un, anh trai của bà.
Chung Eui-yong, Cố vấn an ninh của Hàn Quốc, thuật lại với các nhà báo rằng bà Kim Yo Jong nói bà “hy vọng là Nam và Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục hợp tác, duy trì quyết tâm của cựu Đệ nhất Phu nhân Lee Hee-ho, tiến tới hòa giải và hợp tác giữa nhân dân hai miền”.
Thư ký báo chí của Tổng thống Moon cho biết bà Kim Yo Jong hôm nay chỉ chú tâm vào việc tưởng nhớ người quá cố và chia buồn với những người ở lại mà thôi.
Tại một cuộc họp báo riêng rẽ, Thư ký báo chí của ông Moon tiết lộ rằng bà Kim Yo Jong đề cập tới cảm tình đặc biệt mà anh của bà dành cho cựu Đệ nhất Phu nhân Lee Hee-ho.
Chuyến thăm của bà Kim Yo Jong diễn ra đúng một năm sau khi ông Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thỏa thuận với nhau tại cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim đầu tiên ở Singapore, rằng hai bên sẽ làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, và xoa dịu nỗi sợ chiến tranh.
Kể từ đó, các cuộc đàm phán đã bị đình trệ và những liên hệ giữa hai miền đã trở nên lạnh nhạt hơn.
Ông Kim Dae-jung, Tổng thống Hàn Quốc từ năm 1998 đến 2003, được biết đến về chính sách Ánh dương, cổ vũ cải thiện quan hệ với miền Bắc. Năm ngoái, các quan hệ cởi mở hơn giữa hai miền Triều Tiên được coi như sự hồi sinh của chính sách ấy.
Chế độ Bắc Triều Tiên bị cô lập và miền Nam Triều Tiên giàu có, dân chủ, trên nguyên tắc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh bởi vì chiến tranh giữa hai miền từ năm 1950 tới năm 1953 kết thúc với một thỏa thuận ngừng bắn, chứ không phải là một hiệp ước hòa bình.
Năm ngoái đã chứng kiến một số cuộc gặp cấp cao giữa hai miền Nam-Bắc, gồm ba hội nghị thượng đỉnh giữa Kim Jong Un và Tổng thống Moon của Hàn Quốc.
Bà Kim Yo Jong đã đến thăm Hàn Quốc vào dịp miền Nam đăng cai Thế vận hội mùa đông vào tháng 2 năm 2018, bà cũng tháp tùng anh bà tới dự các hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
https://www.voatiengviet.com/a/kim-jong-un-gui-hoa-phung-dieu-cuu-de-nhat-phu-nhan-han-quoc/4956016.html

Quốc vương Thái Lan chính thức

phê chuẩn thủ tướng Chan-ocha

Quốc vương Thái Lan ngày 11/6 chính thức phê chuẩn cựu Tổng Tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha làm thủ tướng dân cử, 5 năm sau khi ông lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự, mặc dù thành phần nhân sự trong chính phủ liên minh của ông chưa rõ ràng.
Theo Reuters, liên minh của ông Prayuth sẽ đối mặt với sự chống đối quyết liệt của Mặt trận Dân chủ bao gồm 7 đảng. Mặt trận này cho rằng các luật lệ bầu cử của chế độ quân sự bảo đảm chiến thắng về tay các lực lượng thân quân đội, trong khi các thành viên của mặt trận là đối tượng bị sách nhiễu về mặt pháp lý.
Thái Lan đã tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 3, và Quốc hội mới tuần trước đã bỏ phiếu bầu ông Prayuth làm thủ tướng, nhờ những lá phiếu của thượng viện, mà toàn bộ nhân sự đều được chỉ định bởi chính quyền quân nhân do ông Prayuth lãnh đạo từ năm 2014.
Trong Hạ viện dân cử gồm 500 thành viên, liên minh 19 đảng của ông Prayuth chỉ chiếm đa số sít sao và giới truyền thông gần đây tường thuật về những sự đôi co về các vị trí trong nội các.
Hôm 11/6, ông Prayuth bày tỏ sự lạc quan.
Reuters dẫn lời ông nói :
“Những ý tưởng về chính sách được các bên đề xuất đều có lợi cho nhân dân. Vì vậy, chính phủ xuất phát từ bầu cử và thông qua sự tham gia của các thành viên quốc hội phải là một chính phủ của mọi người dân Thái”.
Trong lễ tuyên thệ, ông Prayuth bái chào bức chân dung của Quốc vương Maha Vajiralongkorn. Nhà vua vừa chính thức đăng quang vào tháng trước, không tham dự buổi lễ.
“Tôi sẽ thúc đẩy một môi trường hòa bình cho một xã hội thống nhất dựa trên tình yêu, tình đoàn kết và nhân ái… và tôi sẽ bảo vệ phẩm giá của các thể chế nhà nước, tôn giáo và chế độ quân chủ, vốn được người dân Thái Lan trân trọng sâu sắc”, ông Prayuth nói.
Nhà lãnh đạo chính quyền quân nhân vận động tranh cử với lời hứa sẽ chấm dứt cuộc đối đầu giữa các đối thủ chính trị và thành phần ủng hộ Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, những người trung thành với ông Thaksin đang lãnh đạo Đảng Pheu Thai, là đảng đứng đầu Mặt trận Dân chủ.
Các đảng viên thuộc đảng của ông Prayuth tố cáo các đối thủ là không triệt để trung thành với chế độ quân chủ, và lãnh đạo của Đảng Future Forward Party- Hướng đến Tương lai, cũng là một phần của Mặt trận Dân chủ, đang đối mặt với cáo buộc của cảnh sát về tội phạm mạng và tội bội phản.
https://www.voatiengviet.com/a/thai-lan-phe-chuan-thu-tuong/4954772.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.