Tin Việt Nam – 01/05/2019
Wednesday, May 1, 2019
7:10:00 PM
//
Slider
,
Tin Việt Nam -
Nhà thờ Bùi Chu sẽ bị đập đi
xây mới hay ‘đại tu’ ngày 13/5?
Ben NgôBBC Tiếng Việt
Linh mục đại diện giáo phận Bùi Chu nói với BBC rằng việc đại tu nhà thờ “không dỡ ra thì sao sửa được” và chương trình “theo kế hoạch thì ngày 13/5 tiến hành”.
Trong khi đó, một kiến trúc sư nói với BBC rằng “cần công bố hồ sơ dự án cũng như phương pháp trùng tu Nhà thờ Bùi Chu, để các chuyên gia có thể phản biện khách quan”.
Mạng xã hội dấy lên nhiều ý kiến quan ngại trước tin Nhà thờ Bùi Chu, một trong những nhà thờ lâu đời và đẹp nhất ở tỉnh Nam Định với 134 năm tuổi, do “xuống cấp” nên sẽ bị “hạ giải” theo cách dùng từ của giáo phận Bùi Chu, còn dư luận thì hiểu là “dỡ bỏ” vào ngày 13/5 để xây nhà thờ mới.
Quan hệ Vatican-Việt Nam có nồng ấm hơn?
Vụ chùa Ba Vàng ‘có trách nhiệm của chính quyền’?
Thủ Thiêm và di sản kiến trúc tôn giáo
Đại đức Thái Minh ‘bị cách chức’, bà Yến bị phạt
Trước đó, website chính thức của Giáo phận Bùi Chu cho hay: “Theo dự kiến của Đức cha, nhà thờ chính tòa sẽ được hạ giải vào ngày 13/5/2019. Do đó, có thể nói lễ Truyền dầu ngày 18/4 là lần cuối cùng các tín hữu sẽ được dự lễ tại nhà thờ cổ kính, gắn chặt với những thăng trầm của đời sống đức tin giáo phận suốt trên 100 năm.”
Hôm 1/5, Linh mục Joseph Trần Hưng Đạo, giám đốc Caritas Bùi Chu nói với BBC qua điện thoại: “Việc trùng tu nhà thờ thì có vấn đề gì đâu, công trình nào cũng chỉ có một khoảng thời gian của nó.”
“Sửa mà đại tu nhà thờ mà không dỡ ra thì sao sửa được?”
“Tuy vậy, nhà thờ cũng đang nghe ngóng thông tin từ bên ngoài.”
“Công việc của Giáo hội thì ai hiểu được thì hiểu. Một vài người không đồng tình thì có thể họ không hiểu công việc phải làm.”
“Nhà thờ này đã hơn 100 năm tuổi, xuống cấp thì phải sửa chữa, đại tu thôi, nhưng việc này thì chúng tôi không trả lời nhiều.”
“Chương trình theo kế hoạch thì ngày 13/5 tiến hành”.
Trước đó, một văn bản do Tòa Giám mục Bùi Chu phát đi hôm 11/3 do Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu ký có nội dung “Về việc trợ giúp đại tu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu”. Trích:”Trải qua hơn 130 năm, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, nhất là chống chọi với những cơn bão, nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Tường nhà thờ đã bị nứt nẻ nhiều chỗ, vôi vữa và gạch mái bị rớt xuống, ảnh hưởng không chỉ tới việc thờ phượng mà còn gây nguy hiểm tới tính mạng của giáo dân.”
“Để bảo vệ di sản quý giá, chúng tôi đoàn thuận theo đề nghị của đa số giáo dân, đã quyết định đại tu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu…”
Văn bản kêu gọi trợ giúp đại tu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu
Hôm 1/5, BBC liên hệ Linh mục Trần Công Nghị, phó chủ tịch Liên đoàn Công giáo Việt Nam Tây Nam Hoa Kỳ để hỏi bình luận, nhưng ông hồi đáp qua email rằng “tôi ở xa không nắm vững các chi tiết nên không thể cho ý kiến về việc này.”
Quanh vụ LM Lê Ngọc Thanh ‘rời khỏi Sài Gòn’
Vụ thỉnh vong chùa Ba Vàng: dư luận dậy sóng
‘Tính đường dài’
Hôm 30/4, kiến trúc sư Sơn Đặng, người có kinh nghiệm với công tác trùng tu di sản ở Mỹ và Nhật, nói với BBC:
“Theo thông lệ quốc tế, muốn được cấp phép trùng tu các di sản, thì hồ sơ dự án có kèm theo phương pháp trùng tu và phương pháp thi công phải được công bố minh bạch trên website của các cơ quan quản lý và cấp phép.”
“Việc này giúp mọi bên có liên quan có thể truy cập và phản biện rộng rãi. Giáo phận Bùi Chu thiết nghĩ cũng nên theo thông lệ này, công bố hồ sơ dự án để các chuyên gia trên cả nước có thể nghiêm túc đánh giá lại, và có ý kiến phản biện khách quan, nhằm tránh việc đập đi xây mới nhưng lại đánh đồng với việc đại tu.”
“Bên cạnh đó, để tránh tạo thành tiền lệ xấu, thiết nghĩ nên cân nhắc xếp hạng di sản thế giới cho chuỗi nhà thờ cổ ở miền Bắc.”
“Việc này không chỉ là cứu Nhà thờ Bùi Chu mà còn cứu những di sản quý khác khỏi số phận như nhà thờ Trà Cổ bị đập bỏ hồi tháng 3/2017.”
“Cái này là tính đường dài cho việc bảo vệ di sản ở Việt Nam.”
Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu khánh thành năm 1885
Theo báo Người Lao Động, đến nay chỉ có Nhà thờ Phát Diệm ở Ninh Bình, Nhà thờ Đức Bà ở TP.Hồ Chí Minh, nhà thờ Lớn và Nhà thờ Cửa Bắc ở Hà Nội được xếp hạng và được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa
Cùng ngày, bà Hồ Diệu Phương, làm ngành xây dựng nội thất, nói với BBC:
“Theo tôi, một công trình cổ hơn 100 năm tuổi như Nhà thờ Bùi Chu không những có giá trị về lịch sử kiến trúc quá lớn lao mà còn có giá trị thiêng liêng về tinh thần đối với giáo dân nói riêng, và là một di sản quý giá nói chung.”
“Tôi cho rằng, không nên hạ giải để làm mới, mà nên có một cuộc đại trùng tu để bảo vệ trạng thái kiến trúc nguyên thủy của di sản. Một đơn vị được lựa chọn để thực hiện việc đại tu này đặc biệt phải là đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công tác bảo vệ trùng tu các di sản văn hóa cổ.”
“Bản vẽ phối cảnh trước và sau trùng tu, vật liệu thay thế, quá trình thi công, các phương án thi công tháo dời và lắp đặt tái dựng nên được một hội đồng các chuyên gia thẩm định và thông qua trước khi bắt tay vào việc. Kỹ thuật trùng tu và phục hồi di sản không phải là việc dễ dàng ai, công ty cũng làm được.”
Chúng ta cần kêu gọi hội đồng các nhà khảo cổ, hội kiến trúc sư, các tổ chức văn hóa di sản thế giới vào cuộc giúp sức để giữ lại một di sản Nhà thờ Bùi Chu cổ kính xứng tầm văn hóa nhưng vẫn an toàn cho giáo dân và giáo hội trong công việc phụng sự hằng ngày.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48089340
Blogger Trương duy nhất
vẫn chưa được gặp luật sư và gia đình
Trung Khang, RFAĐã hơn ba tháng trôi qua kể từ khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt giam, cho đến nay, ông vẫn chưa được gặp gia đình và luật sư của mình. Thậm chí các đơn xin gặp thân chủ của luật sư đều bị trả về.
Cô Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada, khi trao đổi với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do hôm 30/4/2019, cho biết tình hình hiện nay của Ba cô:
“Tính đến bây giờ, chưa có ai bên phía luật sư cũng như gia đình được gặp ba nên các thông tin như sức khỏe ba ra sao tạm thời chưa có câu trả lời.”
Theo Cô Trương Thục Đoan, Mẹ cô và luật sư Trần Vũ Hải, người được blogger chỉ định từ trước khi bị bắt để làm đại diện cho mình, đã nhiều lần nộp đơn, thậm chí đến tận bộ công an và cơ quan cảnh sát điều tra để yêu cầu được gặp ba theo như đúng luật định, nhưng đều không được tiếp xúc với blogger.
Tính đến bây giờ, chưa có ai bên phía luật sư cũng như gia đình được gặp ba nên các thông tin như sức khỏe ba ra sao tạm thời chưa có câu trả lời.
-Trương Thục Đoan
Blogger Trương Duy Nhất là người từng có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ. Trước khi bị bắt, ông đã sang Thái Lan để xin tị nạn vì lo ngại mình có thể bị bắt giữ vì những thông tin quan trọng mà ông biết về chính phủ. Tuy nhiên, ông đã mất tích đột ngột hôm 26/1.
Hai tháng sau, Bộ Công an Việt Nam mới thông báo trong một họp báo ở Hà Nội rằng blogger này đã bị bắt vì có liên quan đến vụ án Vũ “nhôm”, một cựu sĩ quan công an đang phải ngồi tù với một loạt cáo buộc liên quan đến tham nhũng đất đai, lợi dụng chức vụ quyền hạn….
Cô Trương Thục Đoan cho biết, ngày 20/3/2019 mẹ cô, bà Cao Thị Xuân Phượng, lần đầu thăm nuôi blogger Trương Duy Nhất ở trại T16 tại Hà Nội và gửi được một chút đồ ăn cùng tiền mặt cho blogger.
Tuy nhiên, ngày 22/4/2019, khi bà Cao Thị Xuân Phượng ra thăm nuôi blogger Trương Duy Nhất lần 2, giới chức trại giam cho biết cơ quan cảnh sát điều tra có lệnh xuống là blogger Trương Duy Nhất không được phép nhận đồ thăm nuôi của gia đình.
Nhà phê bình Văn học Phạm Xuân Nguyên, một thân hữu của blogger Trương Duy Nhất, người đi cùng bà Cao Thị Xuân Phượng – vợ blogger Trương Duy Nhất đến trại T16 ngày 22/4, cho biết:
Bà Cao Thị Xuân Phượng, vợ ông Trương Duy Nhất mang đồ tiếp tế cho chồng ở trại giam T16 tại Hà Nội hôm 20/3/2019. Courtesy of FB Phạm Xuân Nguyên
“Vừa rồi vào ngày 22/4, tức mỗi tháng được thăm nuôi một lần vào ngày chẵn, chị Phượng là vợ Anh Nhất, bay từ trong Đà Nẵng ra, sau đó tôi chở chị Phượng đến T16 là trại tạm giam của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an. Dù trước đó vào lúc sáng chị Phượng đã lên cơ quan cảnh sát điều tra nộp đơn xin thăm gặp theo luật quy định trong thời gian tạm giam, tuy nhiên khi vào thì không được gặp, mà chỉ được tiếp tế. Nhưng khi làm thủ tục thì được sĩ quan trực mang hàm đại úy cho biết lần này Trương Duy Nhất không được nhận đồ tiếp tế, do có công văn chỉ đạo từ cơ quan cảnh sát điều tra.”
Ông Phạm Xuân Nguyên cho biết, bà Phượng đã đến văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra để hỏi cụ thể. Tuy nhiên theo bà Phượng cho biết thì người trực ban cũng chỉ ghi nhận và nói là sẽ báo cấp trên. Cho đến giờ, gia đình blogger Trương Duy Nhất vẫn chưa nhận được câu trả lời nào về quyết định này.
Ông Phạm Xuân Nguyên cho biết thêm, Luật sư Trần Vũ Hải cũng đã làm đơn lên cơ quan công an xin gặp ông Nhất, nhưng các đơn gửi đều bị trả về vì sai địa chỉ. Luật sư Trần Vũ Hải cho gia đình biết ông đã thụ lý nhiều vụ khác, và đã nhiều lần gửi văn bản lên địa chỉ này nhưng chỉ riêng trường hợp Trương Duy Nhất thì bị trả về.
Đài Á Châu Tự Do không liên hệ được với Luật sư Trần Vũ Hải để xác minh thông tin này.
Ngoài thông tin ít ỏi đưa ra tại buổi họp báo hôm 25/3 của Bộ Công an, cho đến nay, gia đình và luật sư của blogger Trương Duy Nhất vẫn chưa nhận được bất cứ thông báo chính thức nào từ phía chính quyền cho biết là đã bắt blogger Trương Duy Nhất ở đâu và bắt như thế nào?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 30/4 liên quan quy định của pháp luật về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết:
“Về vấn đề thăm gặp thì bên an ninh, cảnh sát điều tra tự bản thân họ đặt ra cái điều luật là sau khi kết thúc điều tra mới cho luật sư cũng như thân nhân gặp, để đảm bảo bí mật điều tra. Tuy nhiên việc này theo luật, Viện trưởng Viện kiểm sát là người quyết định có cho luật sư và gia đình thăm gặp hay không, tiếp xúc hay không, cho luật sư tham gia tố tụng hay không? Nhưng cơ quan an ninh điều tra cứ tự ý ban ra vì tội an ninh quốc gia nên kết thúc điều tra mới được thăm gặp.”
Báo cáo về Nhân quyền Việt Nam năm 2018 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã chỉ trích Việt Nam về những trường hợp công an ngăn cản không cho luật sư tiếp cận thân chủ của mình cho đến hết quá trình điều tra, thậm chí chỉ đến khi gần sát phiên tòa.
Trong trường hợp của blogger Trương Duy Nhất, đến lúc này gia đình và luật sư vẫn không thể biết đến bao giờ quá trình điều tra mới kết thúc.
Theo Bộ Luật Hình sự của Việt Nam, quá trình điều tra có thể kéo dài cả năm, đối với những trường hợp bị coi là đặc biệt nghiêm trọng, thời gian tạm giữ trong quá trình điều tra có thể kéo đến 20 tháng.
Trong quá trình điều tra, họ tìm mọi cách để họ gây khó khăn, cô lập tù nhân để họ khai thác. Họ gây sức ép với tù nhân, mà việc này là trái quy định pháp luật, những người bị tạm giữ, tạm giam là chưa thành án, họ vẫn có quyền công dân, quyền được thăm nuôi và tiếp tế từ gia đình, gặp gỡ luật sư.
-Blogger Điếu Cày
Theo Nhà báo tự do, blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, ở California, người đã từng ở chung tù với blogger Trương Duy Nhất trước khi ông được trả tự do vào năm 2014, cơ quan công an chỉ muốn cô lập Trương Duy Nhất:
“Nói chung trong quá trình điều tra, họ tìm mọi cách để họ gây khó khăn, cô lập tù nhân để họ khai thác. Họ gây sức ép với tù nhân, mà việc này là trái quy định pháp luật, những người bị tạm giữ, tạm giam là chưa thành án, họ vẫn có quyền công dân, quyền được thăm nuôi và tiếp tế từ gia đình, gặp gỡ luật sư… Nhưng cơ quan điều tra đối với các vụ án chính trị thì họ thường làm như vậy.”
Cô Đoan cho biết thêm, vì lo lắng, mẹ cô có yêu cầu xem chữ ký xác nhận của ba trong tờ giấy kê khai các món đồ gửi vào trại T16 hồi tháng 3, và bà Phượng đã xác nhận đó chính xác là chữ ký và nét chữ của Blogger Trương Duy Nhất.
Nhưng theo Cô Đoan, động thái cấm nhận đồ thăm nuôi mới đây của chính quyền có thể là một hình thức tra tấn và khủng bố về tinh thần:
“Với một nhà báo như ba con, bị bỏ tù đồng nghĩa với việc bị cưỡng ép rời bỏ ngòi bút và các phương tiện tác nghiệp khác thì đó đã là một sự ngược đãi khủng khiếp. Nhưng họ chỉ có thể cưỡng bức hành vi chứ không bao giờ cưỡng bức nổi tư tưởng của ba con.”
Có rất nhiều nghi ngờ xung quanh sự mất tích của blogger Trương Duy Nhất. Trong khi phía công an Việt Nam không đưa ra bất cứ lời giải thích nào về tình huống blogger này bị bắt giữ khi đang ở Thái Lan, các nghi ngờ cho rằng blogger này có thể đã bị mật vụ Việt Nam bắt giữ khi đang ở Bangkok.
Cô Trương Thục Đoan cho rằng cha của cô mất tích kể từ ngày 26 tháng 1 ở Thái Lan và 28/1 lại ở Việt Nam. Cô cho rằng rõ ràng người cha không thể tự nguyện trở về trong nước.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Đài Á Châu Tự Do, đã có 12 Nghị sĩ của Nghị Viên Châu Âu, Ba Dân Biểu Mỹ cùng nhiều Tổ chức lên tiếng cho trường hợp của Blogger Trương Duy Nhất như: Human Rights Watch, Committee to Protect Journalists, Amnesty International, Reporters Without Borders (RSF), US Agency for Global Media (USAGM)…
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blogger-truong-duy-nhat-isn-t-allowed-to-met-with-lawyer-and-family-04302019133216.html
Nguyễn Văn Thừa, kẻ dâm ô trẻ em chưa bị xử lý
Nguyễn Trang NhungTrong nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em được phản ánh trên truyền thông, số vụ chìm xuồng có lẽ không ít. Nguyên nhân có thể là cơ quan điều tra vô trách nhiệm, báo chí ngừng đưa tin, gia đình nạn nhân chủ động hoặc miễn cưỡng để sự việc rơi vào quên lãng trong khi công lý chưa được thực thi…
Trường hợp của bé N.T.T.T., 11 tuổi, ở khu phố 15, phường Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận là một ví dụ. Sự việc có dấu hiệu chìm xuồng, không phải vì gia đình bé muốn, mà vì cơ quan điều tra và báo chí đều chưa làm đúng và đủ phận sự của mình, thậm chí, còn thể hiện sự chùn bước.
Câu chuyện bắt đầu từ tháng 11 năm 2018. Bé T. và một số bé gái khác đã tham gia lớp học nhạc do ông Nguyễn Văn Thừa, 55 tuổi – ở khu phố 3 cùng phường với bé T. – hướng dẫn. Từ đó cho đến đầu năm 2019, ông Thừa đã nhiều lần xâm hại tình dục các bé, bao gồm sờ mó vào các vùng nhạy cảm của các bé, trong đó có bé T..
Khi biết sự việc, bà nội và mẹ của bé T. đã ngất xỉu. Gia đình đã đưa bé đi khám tại Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh Bình Thuận vào ngày 14/2/2019. Kết quả cho thấy màng trinh có vết rách tương đối nham nhở ở vị trí hướng 3 giờ và 9 giờ.
Gia đình bé T. và 2 gia đình khác đã trình báo và gửi đơn tố cáo đến công an phường Mũi Né. Cơ quan này đã mời ông Thừa lên làm việc và ông đã thừa nhận mình có sờ mó vào ngực và âm hộ của các bé, song biện minh rằng hành động này chỉ là nựng, xuất phát từ tình thương.
Sau đó, sự việc được chuyển lên công an TP. Phan Thiết. Công an thành phố đã lấy lời khai của các bé nhiều lần và đưa cả 3 bé đi khám tổng quát tại Trung tâm Giám định Pháp y của tỉnh, và kết quả là 2 bé bị rách chân màng trinh và bé còn lại có dấu hiệu bị dâm ô.
Các chi tiết tưởng như quá rõ để vụ án được khởi tố. Nhưng không. Thay vì giải quyết sự việc một cách nhanh chóng và dứt khoát, công an thành phố đã mời bố bé T. là anh Nguyễn Tuấn Anh lên làm việc đến 6 lần và trong những lần gần nhất, ông Trần Thanh Tuấn, điều tra viên, đã chuyển hướng giải quyết theo cách thuyết phục gia đình bé T. nhận bồi thường tổn thất tinh thần 50 triệu đồng.
Với gia đình bé T., đó là sự xúc phạm. Bố bé đã rất bức xúc và phản ứng với ông Tuấn. Chia sẻ sự việc với tôi qua một cuộc trò chuyện online vào tháng 4, bố bé nói mặc dù anh cần tiền, nhưng không phải bất chấp công lý như vậy, và rằng nhân phẩm của con gái anh không thể bị đánh đổi bằng tiền.
Tại thời điểm mà sự phẫn uất lên đến đỉnh điểm, bố bé từng có hành động mất kiểm soát. Vào một ngày, anh đã lái chiếc xe máy tông thẳng vào nhà thủ phạm, làm vỡ cửa kính. Gia đình thủ phạm vì là bên gây ra sự việc nên đã không kiện cáo, song đã hăm dọa và có những lời nói khiếm nhã.
Khi gia đình tìm đến báo chí, sự việc không trở nên khá hơn. Một số nhà báo đã vào cuộc song bỏ lửng giữa chừng và trở nên lạnh nhạt. Tin tức về sự việc chỉ dừng lại ở một số bài báo vào cuối tháng 2 năm nay trên Pháp Luật TP. HCM,[1] Truyền hình Quốc hội Việt Nam,[2] Người Lao Động[3] và một số trang khác.
Đến nay, sự việc đang rơi vào khoảng lặng. Hai gia đình kia đã rút lui còn bố bé T. vẫn đi tiếp. Bố bé đã gửi đơn cứu xét[4] đến viện kiểm sát thành phố, công an thành phố và công an tỉnh (và dự định sẽ gửi đến một số cơ quan khác), trình bày sự việc và thể hiện mong mỏi sự việc được giải quyết.
Là người viết bài này, tôi biết đến sự việc một cách tình cờ qua một facebooker quen biết với bố bé, và vì vậy đã kết nối với anh qua facebooker đó, được nghe anh kể về sự việc cùng hành trình gian nan và có phần mệt mỏi lẫn buồn tủi khi đi tìm công lý cho con gái anh.
Được biết, anh đang cân nhắc về việc thuê luật sư. Nhưng cho đến khi luật sư xuất hiện (nếu có), tôi hi vọng sự việc sẽ được lật lại nhờ truyền thông và các cá nhân, tổ chức quan tâm, bởi sự việc của bé T. là sự việc mà bất cứ gia đình nào có thể gặp phải, và bởi công lý là điều chúng ta phải đấu tranh để đạt đến.
Chú thích:
[1] Xác minh thông tin thầy dạy nhạc xâm hại 3 nữ sinh tiểu học
https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/xac-minh-thong-tin-thay-day-nhac-xam-hai-…
[2] Cần xác minh vụ việc dâm ô trẻ em tại Mũi Né
http://quochoitv.vn/Videos/chuyen-dong-365/2019/2/can-xac-minh-vu-viec-d…
[3] Bình Thuận: Một người dạy nhạc bị tố xâm hại 3 nữ sinh tiểu họchttps://nld.com.vn/thoi-su/binh-thuan-mot-nguoi-day-nhac-bi-to-xam-hai-3…
[4] Đơn cứu xét được đăng kèm bài viết này với sự đồng ý của anh Nguyễn Tuấn Anh, bố bé
T. (Ngày ký thực tế là một ngày tháng 4 mặc dù ngày ký trên đơn là 17/2 do sai sót khi viết đơn.)
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/nguyen-van-thua-child-molester-still-free-05012019110014.html
Từ tháng 5, học sinh, giáo viên không được dùng
mạng xã hội đưa thông tin giáo dục tiêu cực
Từ ngày 28/5 trở đi, học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không được sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin, hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, đường lối của đảng, chính sách pháp luật nhà nước hoặc môi trường giáo dục.Truyền thông trong nước loan tin ngày 1/5, trích Thông tư 06/2019 của Bộ giáo dục và Đào tạo về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, và giáo dục thường xuyên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trước đó có giải thích rằng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục để ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn và chống bạo lực học đường.
Trong thông tư còn có nhiều nội dung quy định trách nhiệm cho cán bộ quản lý phải bao dung, đối xử công bằng; giáo viên phải có ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; học sinh không được xúc phạm giáo viên, bạn bè. Đặc biệt, thông tư cũng nhắc đến nghĩa vụ và chuẩn mực của phụ huynh đối với giáo viên và học sinh.
Trong cả hai nội dung quy định cho phụ huynh và học sinh đều nhắc đến việc không bịa đặt thông tin, không xúc phạm tinh thần và danh dự giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo dục.
Việt Nam thời gian qua đã gia tăng việc kiểm soát thông tin trên các trang mạng xã hội với việc đưa vào luật An Ninh mạng bị quốc tế chỉ trích là góp phần bóp nghẹt tự do bày tỏ ý kiến của người dân.
Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 8 facebookers đã bị bắt giữ vì đưa tin và những có những bình luận trên facebook bị công an xác định là xuyên tạc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/students-teachers-must-not-use-social-networks-to-provide-negative-educational-info-05012019084014.html
Rostec của Nga lập cơ sở bảo dưỡng trực thăng ở Việt Nam
Trung tâm bảo dưỡng trực thăng của Nga tại Vũng Tàu có ý nghĩa gì về hợp tác song phương và tầm khu vực?Bài của Tiến sĩ Prashanth Parameswaran trên tạp chí The Diplomat hôm 30/04 bàn về việc một công ty quốc phòng thuộc nhà nước của Nga vào tuần trước công bố khai trương một cơ sở bảo dưỡng mới tại Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Nga (Rostec) hôm 22/04 tuyên bố khai trương một cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu động cơ máy bay trực thăng mới tại Việt Nam.
Thông cáo của hãng nói trung tâm “hỗ trợ hậu cần” này đi vào hoạt động tại thành phố Vũng Tàu, một khu vực mà Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam có các cơ sở.
Vào tháng 10 năm ngoái, UEC-Klimov, một công ty con của United Engine Corporation, trực thuộc Rostec, và Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Trực thăng của Việt Nam, đã ký hợp đồng phân phối liên quan đến dịch vụ bảo trì động cơ.
Hợp tác Việt-Nga: Vũ khí, dầu khí và tiền tệ
Mỹ-Việt hứa hẹn tăng hợp tác quốc phòng
Tại sao VN tiếp đón hàng không mẫu hạm Mỹ?
VN muốn trấn an TQ về chuyến thăm của USS Carl Vinson
Mua vũ khí: Việt Nam là khách hàng lớn của ai?
Mỹ ‘hoan nghênh VN chủ động ở Châu Á–TBD’
Thỏa thuận này được cho đã mở đường cho các bước tiếp theo bao gồm việc thiết lập một trung tâm bảo dưỡng như vậy.
Thông cáo mô tả trung tâm đặt tại Vùng Tàu, do UEC-Klimov thành lập, được trang bị với tất cả các thiết bị, phụ tùng và dây chuyền lắp ráp cần thiết để cung cấp sửa chữa động cơ do UEC-Klimov thiết kế.
Được biết đối tác Việt Nam bảo dưỡng cho các loại trực thăng chế tạo tại Nga và đóng vai trò là nhà phân phối động cơ TB3-117 và VK-2500 mà Nga đang giúp bảo trì.
Tác giả bài viết cho rằng trung tâm bảo dưỡng của Rostec là một phần của nỗ lực rộng hơi tầm khu vực theo đó Nga muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước châu Á.
Viktor Kladov, giám đốc phu trách hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của Rostec, cho biết ngoài Việt Nam, hãng này đã có kế hoạch mở rộng dịch vụ hỗ trợ và sửa chữa máy bay trực thăng tới Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào, Úc, Bangladesh và Sri Lanka.
Báo cáo ra tháng Ba 2018 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy Việt Nam là khách hàng lớn thứ ba của Nga trong lĩnh vực mua bán vũ khí.
Việt Nam đứng thứ ba (10%) trong danh sách mua hàng của Nga, sau Ấn Độ (35%) và Trung Quốc (12%).
Việt Nam cũng là khách hàng thứ ba của Israel (6,3%), sau Ấn Độ (49%) và Azerbaijan (13%).
Với Belarus, Việt Nam là khách hàng số một (26%), tiếp theo là Trung Quốc (26%) và Sudan (23%).
Cộng hòa Czech là đối tác lớn tiếp theo, với Việt Nam là khách hàng thứ ba (11%), sau Iraq (44%), và Mỹ (19%).
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48119788
Phản ứng của dân về tăng giá điện ‘là điều tất yếu’
Một nữ chuyên gia kinh tế nói với BBC rằng phản ứng của người dân về việc tăng giá điện “là điều tất yếu” và lẽ ra ngành điện cần mời chuyên gia độc lập có đánh giá về phương cách điều chỉnh giá điện.Cùng lúc, một nhà hoạt động có ý kiến rằng bức xúc của người dân là vì “không có sự lựa chọn nào khác” về nhà cung cấp điện cũng như xăng dầu.
Việt Nam: ‘Giá điện bất cập, thị trường độc quyền’
Báo Tuổi Trẻ hôm 29/4 dẫn lời giải thích của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) “Tiền điện tăng do sử dụng nhiều và do điều chỉnh giá.”
“Nhà đèn cho rằng theo quy luật thời tiết, hằng năm tại khu vực miền Nam, Tây Nguyên bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng. Hà Nội cũng bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển mùa nóng, nên nhu cầu sử dụng điện của khách hàng cho cho các thiết bị giải nhiệt, hút ẩm, đặc biệt máy lạnh tăng cao.”
“Số ngày sử dụng điện nhiều hơn nên lượng điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn kết hợp các yếu tố điện sử dụng tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng hè cộng với việc giá bán điện điều chỉnh làm tổng số tiền điện của kỳ hóa đơn tháng 4/2019 của các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước,” tờ báo viết.
VN: Tăng giá điện ‘có thể tác động mọi mặt đời sống’
Bộ Công Thương nói gì về Nhiệt điện Long An?
Nổ ở nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
Việt Nam thiếu kinh nghiệm về Công đoàn độc lập?
Hôm 29/4, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nói với BBC: “Phản ứng của người dân về việc tăng giá điện là điều tất yếu trong bối cảnh giá cả mọi thứ thời gian qua đã tăng khá nhiều.”
“Việc tăng giá điện cũng khiến chi phí cho doanh nghiệp bị đội lên, khiến sản phẩm, dịch vụ của họ khó cạnh tranh hơn.”
“Cách ngành điện giải thích về việc tăng giá điện cũng khiến người ta bức xúc về khái niệm “lũy tiến.”
“Lẽ ra ngành điện cần mời chuyên gia độc lập bên ngoài có đánh giá về phương cách điều chỉnh giá điện để có ý kiến khách quan hơn.”
Trả lời BBC hôm 29/4, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long từ Hà Nội đặt câu hỏi về vai trò thẩm định giá của cơ quan chức năng.
“Hiện nay điện là lĩnh vực độc quyền và nhà nước qui định giá, cụ thể là Bộ Công thương thì Cục điều tiết điện lực sẽ trình phương án và đưa Bộ tài chính vào cơ quan thẩm định.
“Chúng ta cần phải hỏi là cơ quan thẩm định đấy có đủ năng lực để thẩm định hay không. Cơ quan thẩm định đã làm đúng năng lực của mình chưa. Tức là biểu giá điện thì do Cục điều tiết điện lực của Bộ Công thương xây lên thì có khách quan hay không”.
TS Ngô Trí Long: ‘Biểu giá điện lũy tiến là bất cập’
‘Không có sự lựa chọn nào khác’
Hôm 29/4, nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành nói với BBC: “Chúng ta có thể thấy sự tăng giá xăng hay điện là vấn đề thường xuyên xảy ra. Dư luận có thể sẽ bức xúc một thời gian ngắn rồi đâu lại vào đấy vì sẽ bị cuốn vào những sự kiện xã hội khác.”
Trong vấn đề này cũng có hai luồng quan điểm giữa đồng tình và phản đối. Phía đồng tình thì cho rằng mức giá điện Việt Nam không cao, thậm chí vẫn thấp hơn so với các nước trên thế giới. Nhưng theo tôi, việc tiếp cận theo mức giá sẽ khó giải thích được sự bức xúc của dư luận trong vấn đề tăng giá này.”
“Nguồn cơn của sự bức xúc theo tôi chính là sự mập mờ, thiếu minh bạch tài chính, và quan trọng hơn chính là sự độc quyền của EVN. Điều này gây cho người dân cảm giác khó chịu vì họ không có sự lựa chọn nào khác.”
Ý kiến trên mạng
Bài trên trang Facebook của BBC News Tiếng Việt về chủ đề tăng giá điện đã nhận được nhiều bình luận, và gắn vào lễ kỷ niệm 44 năm ngày 30/04.
Nữ Facebooker Vân England viết:
“Nhờ “ph…g” các bạn mới được sống dưới chế độ mà nó muốn cướp muốn làm gì cũng được. Đảng CS quang vinh bốn lần.”
Eva Bùi thì viết:
“Bí mật quốc gia??? Mai mốt ngành móc cống cũng trở thành bí mật quốc gia chắc. Mấy ông bộ này rất có khiếu hài hước.”
Facebooker khác, ký tên là Đúng Sai thì bình luận:
“Một nhà nước mở mồm lên là DO DÂN VÌ DÂN những gì nói và làm thì khác biệt nhau quá xa.”
Trong một diễn biến khác, tờ Vientiane Times hôm 26/4 cho hay, Chính phủ Lào đồng ý sửa đổi cơ cấu đơn giá điện để giảm tiền điện như một cách thúc đẩy đầu tư và năng suất.
Việc hạ giá điện có hiệu lực đến năm 2025, thông cáo của Văn phòng Thủ tướng Lào cho hay.
“Việc sửa đổi cũng đảm bảo rằng các nhà đầu tư sản xuất điện có lợi nhuận để đầu tư vào lĩnh vực này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48089337
Sản lượng và cái bẫy kế toán
Nguyễn Xuân NghĩaTrước Diễn đàn “Vành Đai Con Đường” vào tuần qua tại Bắc Kinh, Tổng bí thư Tập Cận Bình cố trấn an dư luận về sự minh bạch và bền vững của cả kế hoạch. Lý do là quốc tế liên tục cảnh báo về hiện tượng “bẫy nợ” mà các nước nghèo có thể bị khi vay tiền Trung Quốc thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến “Nhất Đới Nhất Lộ” của Bắc Kinh. Diễn đàn Kinh tế sẽ nói tới một cái bẫy khác….
Vành đai, Con đường
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, tuần qua Trung Quốc đã tổ chức tại Bắc Kinh một hội nghị gọi là diễn đàn liên quan tới sáng kiến phát triển hệ thống xây dựng hạ tầng cơ sở trong đất liền và ngoài biển, gọi là “Nhất Đới Nhất Lộ” do Tổng bí thư Tập Cận Bình đề xướng từ sáu năm trước, nay gọi là “Vành Đai Con Đường”. Theo dõi hội nghị này, ông có nhận xét gì?
Khác với hội nghị năm 2017 có tính biểu dương rất duy ý chí, hội nghị “Vành đai, Con đường” năm nay là sự trấn an để xoa dịu và mời chào quốc tế với hứa hẹn tuân thủ quy luật thị trường,
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là sau sáu năm xoay trở, ông Tập Cận Bình đang hạ chân xuống đất. Thứ nhất, tham vọng văn hóa của ông là mở lại “Con Đường Tơ Lụa” vốn đã có từ thời thượng cổ. Thật ra, nó chẳng xuất phát từ Trung Quốc mà từ Trung Đông và Trung Á qua bên Tầu. Thứ hai, tham vọng kinh tế của ông là khai thông qua hướng Tây sự bế tắc của các tỉnh bị khóa trong lục địa, rồi phát triển cơ hội hợp tác với các nước khác nhằm giải quyết yêu cầu kinh tế. Thứ ba, về an ninh, các cơ hội hợp tác đó củng cố vai trò chiến lược của Trung Quốc với nhiều bạn hàng sau này sẽ là đồng minh đồng chí của đà bành trướng.
- Sự kiện kế hoạch có nhiều tên gọi khác nhau, với nội dung là sáu “tẩu lang” trên đất liền từ Trung Á qua Trung Đông tới Âu Châu và các đường hàng hải ngoài biển, cho thấy sự định hình chậm rãi của một sáng kiến đa diện lắm tham vọng. Thế rồi hệ thống kinh tế chính trị Bắc Kinh, với vai trò chủ động của doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan tài trợ như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, lại gây hậu quả bất lường, là các nước đang phát triển được khuyến dụ tham gia bị mắc nợ, gọi là rơi vào bẫy nợ, môi sinh bị ô nhiễm và chủ quyền bị đe dọa.
- Đâm ra về mặt nổi, Bắc Kinh đã bành trướng sức mạnh mềm của mình mà chìm sâu bên dưới là phản ứng hoài nghi của nhiều nước. Vì vậy, khác hội nghị năm 2017 có tính biểu dương rất duy ý chí, hội nghị năm nay là sự trấn an để xoa dịu và mời chào quốc tế với hứa hẹn tuân thủ quy luật thị trường, nhưng việc tổ chức lại luộm thuộm từ hôm Thứ Năm 25 trước khi họ Tập xuất hiện hôm sau với phát biểu ôn tồn về Vành Đai Con Đường và về trận thương chiến với Hoa Kỳ. Có gì đó rất kỳ đang xảy ra tại Bắc Kinh. Riêng tôi thì tự hỏi vì sao các nước lại mắc bẫy và xin đề nghị là ta nên chú ý tới việc đó.
Nguyên Lam: Như Nguyên Lam hiểu thì ông vừa trình bày những toan tính có dời đổi của lãnh đạo Bắc Kinh nhưng để cảnh báo về cách suy nghĩ của các nước khác, có phải như vậy không, thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên đi từ nền móng của vấn đề. Các quốc gia đã phát triển nay tranh luận rất căng về phẩm chất của phát triển, tới độ báo động rằng kinh tế thị trường và tư bản chủ nghĩa bị khủng hoảng làm thiên hạ hiểu lầm. Các quốc gia đang phát triển, kể cả Trung Quốc và Việt Nam, thì mới ở trình độ chú trọng tới số lượng của đà tăng trưởng chứ chưa lên tới cái vế phẩm chất hay chất lượng. Nói vắn tắt thì ta có một thế giới quan tâm đến phẩm và thế giới kia của đa số mới chỉ quan tâm đến lượng mà thôi. Và đấy mới là cái bẫy đáng ngại!
Lượng và phẩm
Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta có thể hiểu cách nêu vấn đề của ông, nhưng cái bẫy ông nói về việc quan tâm đến lượng mà thiếu phẩm là gì trong thực tế?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chưa nói đến yếu tố xã hội hay môi sinh của tăng trưởng, kỳ này tôi chỉ đề cập tới… kế toán, là cách tính ra đà tăng trưởng. Các nước đang phát triển, là mỹ từ lịch sự để nói đến tình trạng chậm tiến, đều muốn tiến nhanh và chấp vào một khái niệm hay phạm trù kế toán là sản lượng: sản lượng gia tăng là kinh tế có tăng trưởng. Chế độ chủ quan duy ý chí thì đề ra chỉ tiêu hàng năm, hay năm năm, của đà tăng trưởng để cả nước thi đua hoàn thành. Bên trong, các cơ chế hay cơ quan hữu trách lấy chỉ tiêu đó làm tiêu chuẩn thẩm định kế hoạch, chương trình hay từng dự án. Một dự án hay công trình mà có thể tăng sản lượng kinh tế bằng hay cao hơn chỉ tiêu ở trên đưa xuống là coi như có giá trị. Vấn đề kế toán ở đây là lấy gì, ở đâu và tốn kém chừng nào để có được sản lượng đó?
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin đề nghị ông nêu một thí dụ cụ thể cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin nêu hai thí dụ. Nếu nhà nước say đòn vì được quốc tế xoa đầu khen là kinh tế tăng trưởng 7% một năm, con số nhiệm màu này là chỉ tiêu mà các cơ quan hay doanh nghiệp công tư đều phải hoàn thành. Từ đó, địa phương hay doanh nghiệp nhà nước đều tìm cách đi vay nhằm đạt chỉ tiêu.
- Vấn đề kế toán ở đây là người ta không tính ra các loại phí tổn của việc đi vay và ta thấy ra tai họa đó của Trung Quốc là vay quá nhiều để đạt mức tăng trưởng ảo được đo lường bằng sản lượng, cũng là một số liệu kế toán quốc gia sai lạc. Nếu vay một triệu bạc cho một công trình chỉ nâng đà tăng trưởng có nửa triệu, là chuyện bình thường mà người ta gọi là “sản nhập” không phải sản xuất tại Trung Quốc, thì kế toán vẫn ghi sai là sản lượng tăng một triệu dù đà tăng trưởng thật chỉ có một nửa. Vì vậy, thống kê về Tổng sản lượng GDP của Trung Quốc là không đáng tin và lãnh đạo Bắc Kinh có biết như vậy.
Nguyên Lam: Ông nói tới hai thí dụ. Thưa ông, thí dụ kia là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thí dụ kia là Việt Nam đang ra sức thực hiện kế hoạch gồm nhiều dự án cho con đường cao tốc Bắc-Nam trải dài 1.800 cây số. Một phần của kế hoạch là các dự án dài 654 cây số sẽ tốn 118 nghìn tỷ bạc từ nhiều nguồn tài trợ do nhiều cơ chế thực hiện. Nguồn tài trợ của nhà nước có thể là 55.000 tỷ, của tư nhân là 63 nghìn. Chuyện kế toán là nhà nước lấy đâu ra 55 nghìn tỷ đó? Lấy từ ngân sách đang bị bội chi hay phải đi vay như thí dụ ta vừa nói về Trung Quốc, vì khi vay thì trả lãi ra sao và ai sẽ trả sau này với kết quả thực tế là gì?
Nguyên Lam: Thưa ông, còn 63 nghìn tỷ kia nữa chứ? Vấn đề kế toán sẽ là gì?
Trong khi thế giới báo động về cái máy chém Bắc Kinh thì Việt Nam lại chui đầu vào đó và sẽ lại bị bẫy.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Phần tài trợ và thực hiện đó có thể là đầu tư nội địa hay ngoại quốc. Giới đầu tư nội địa, nghĩa là Việt Nam, khó có ngay 63 nghìn tỷ cho thời hạn ba năm của kế hoạch nên cũng sẽ có vấn đề kế toán. Họ bỏ vốn riêng và mong là phải có lời, đa số còn lại là đi vay nên cũng phải trả lãi. Họ vay ai nếu không từ các nhà đầu tư tài chính khác? Chưa nói đến yếu tố đất đai và kỹ thuật, khoản tiền lời và lãi đó cũng là phí tổn của dự án mà ai sẽ bút ghi hay bút toán các khoản lãi đơn chồng lãi kép này? Hệ thống kế toán quản trị của chúng ta đã có trình độ kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề này chưa? Tôi e rằng chưa.
Nguyên Lam: Nhưng còn có khả năng của giới đầu tư ngoại quốc cho yêu cầu 63 nghìn tỷ đó. Thưa ông, trong vụ này, vấn đề kế toán sẽ là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta đang trở lại Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc!
- Nhà đầu tư ngoại quốc là những ai và ai trong bộ máy nhà nước của Việt Nam sẽ quyết định về việc gọi thầu và đấu thầu cho các dự án xây dựng hạ tầng này? Khi doanh nghiệp Trung Quốc đã chực sẵn để nhập cuộc, với hứa hẹn thực hiện toàn bộ công trình Bắc Nam, họ sẽ nắm lấy xương sống của Việt Nam như nhiều người đã thấy và đã sợ. Mà họ có hệ thống kế toán riêng để tính ra lời lãi, lời về an ninh chiến lược và lãi là khi bút ghi rằng họ đã đầu tư ngần này tiền cho một dự án xây dựng hạ tầng, y hệt như trong kế hoạch Vành Đai Con Đường mà thế giới đang báo động.
Nguyên Lam: Kết luận của ông là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong khi thế giới báo động về cái máy chém Bắc Kinh thì Việt Nam lại chui đầu vào đó và sẽ lại bị bẫy. Ngoài yếu tố an ninh, chính trị và thậm chí tham nhũng như người ta đã thấy tại Malaysia hay Sri Lanka về Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc, có khi Việt Nam vẫn còn ở tình trạng đo đếm về lượng hơn là về phẩm và lãnh đạo thì khoe cái được, như đà tăng trưởng gần 7% mà chẳng nói về cái mất, ai đó sẽ phải trả sau này…
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/grow-and-accouting-trap-04302019134606.html
Tuyến đường sắt Hà Nội với vốn vay Trung Quốc
không thể khai thác dịp 30/4
Việc khai trương tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông với nguồn vốn vay từ Trung Quốc tiếp tục bị trì hoãn và không thể đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 như đã dự định.Truyền thông trong nước trích dẫn nguồn tin từ Ban quản lý dự án (BQLDA) đường sắt của Bộ Giao thông Vận tải cho biết hôm 30/4 rằng dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội “vẫn chưa thể vận hành, khai thác vào cuối tháng 4 này theo như chỉ đạo của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.”
Đây không phải là lần đầu tiên tuyến đường sắt nội đô trên cao của Hà Nội do nhà thầu Trung Quốc xây dựng bị trì hoãn mở cửa cho công chúng sử dụng.
Tuyến đường sắt ban đầu được nhà thầu Trung Quốc tuyên bố sẽ hoàn thành trong năm 2013 nhưng sau đó bị hoãn tới năm 2015 rồi năm 2016 và đến nay vẫn chưa được hoàn tất như họ hứa hẹn.
Lý giải việc trì hoãn thêm một lần nữa vào dịp lễ 30/4, ban lãnh đạo Ban Quản lý đường sắt được báo Nhân Dân trích lời nói rằng dự án chưa được cấp chứng nhận an toàn hệ thống và Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệp thu. Họ cho biết vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên không đủ điều kiện đưa vào vận hành thương mại từ cuối tháng 4.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông là tâm điểm chú ý trong dư luận trong những năm qua do nhà thầu Trung Quốc vài lần trì hoãn việc hoàn thành và vốn bị đội lên gần gấp đôi.
Hiện nay, tổng thầu EPC Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện nhiều hạng mục ở các nhà ga cũng như các thủ tục đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống, nghiệm thu và bàn giao dự án, theo Nhân Dân.
“Tổng thầu EPC thiếu kinh nghiệm triển khai dự án, không bố trí nhân lực có trình độ bao quát, cũng như chậm trễ hoàn thành các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, hồ sơ nghiệm thu,” theo ban Quản lý dự án.
Cuối tháng 3, Tuổi Trẻ trích lời phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án thừa nhận tình trạng mất an toàn của nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông trước khi nghiệm thu.
Việc đội vốn của dự án cũng làm người dân trong nước phẫn nộ khi lúc đầu nhà thầu Trung Quốc tính toán chi phí thực hiện là 553 triệu USD nhưng sau đó đội lên 868 triệu USD, trong đó có 670 triệu USD vốn vay từ Trung Quốc, theo Economic Times.
Tiền Phong cho biết, năm 2021 là thời hạn hết bảo hành, thanh quyết toán để kết thúc dự án trong khi theo tính toán của các chuyên gia, mỗi ngày chậm tiến độ, dự án phải trả lãi vay khoảng 1,2 tỷ đồng.
Hồi tháng 8 năm ngoái, công chúng cũng đã phẫn nộ khi các biển báo có tiếng Trung Quốc xuất hiện ở một nhà gia trên tuyến đường sắt dài 13km đi qua ba quận nội thành của thủ đô Việt Nam. Sau đó nhà thầu Trung Quốc đã bị Bộ GTVT buộc phải gỡ bỏ các biển báo này.
https://www.voatiengviet.com/a/tuyen-duong-sat-ha-noi-voi-von-vay-trung-quoc-khong-the-khai-thac-dip-30-thang-4/4899282.html
Cao tốc Bắc – Nam với “một đai một đường”
Nguyễn HoàngNguyễn Xuân Phúc vừa chân ướt chân ráo về Hà Nội thì chạng vạng 28/4, mưa như những túi nước khổng lồ trút ào ào xuống đầu người dân. Cơn giông lốc tràn qua thủ đô khiến nhiều người liên tưởng tới “tâm bão thông tin” đang vần vũ trên cả nước. Chuyến “đóng thế” của Xuân Phúc tại Bắc Kinh lành dữ thế nào trở thành mối quan tâm hàng đầu (Tin Nguyễn Phú Trọng sẽ xuất hiện tại quốc tang 3/5 tới tạm thời bị đẩy xuống thứ yếu).
Nhiều người thở phào nhẹ nhõm khi biết Việt Nam không có tên trong danh sách những nước ký vào bản ghi nhớ về “Diễn đàn Vành đai Con đường” (BRF). Trong một tuyên bố riêng rẽ sau ba ngày thượng đỉnh (từ 25—27/4), Trung Quốc cho biết họ đã ký được bản ghi nhớ với nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Ý, Peru, Barbados, Luxembourg, Peru và Jamaica.
Sự hoan hỷ càng bộc lộ khi biết rằng, hàng chục văn kiện tầm quốc gia do phía Trung Quốc chuẩn bị sẵn, nhẽ ra Nguyễn Phú Trọng phải ký trong đợt “triều cống” vừa qua, nhưng nhờ biến cố 14/4, đã được gác lại. Đáng chú ý, trong chuyến công tác này, Nguyễn Xuân Phúc chỉ đóng vai “chứng kiến” các đối tác hai nước ký các văn bản liên quan đến kinh tế, trong đó có hai thỏa thuận mở cửa để Việt Nam xuất khẩu sữa và măng cụt vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc Mỹ và phương Tây không một nước nào tỏ ra mặn mà, chỉ một mình Trung Quốc quan tâm tới dự án cao tốc Bắc – Nam, vẫn nổi lên như “thanh gươm Damocles” lơ lửng trên đầu trên cổ Việt Nam. Phát biểu của Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Nhật tại phiên họp Uỷ ban Kinh tế Quốc hội càng làm cho người dân nghi ngờ bản hoà tấu “mật ngọt chết ruồi” của TTXVN về cuộc hội kiến giữa ông Phúc với ông Tập.
Đối mặt với Tập, hẳn nhiên Phúc bắt buộc phải hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ (BRI), nhưng đã không quên gắn việc tham gia BRI của Việt Nam với việc “bảo đảm các nguyên tắc hợp tác hòa bình, bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp luật pháp quốc tế, hướng đến mục tiêu đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng chung của tất cả các nước”.
Ông Phúc “hoan nghênh Trung Quốc triển khai các dự án lớn, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, đại diện cho trình độ phát triển của Trung Quốc tại Việt Nam”. Khi hoan nghênh như thế, chắc hẳn cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh tạm thời tảng lờ dự án “Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông” do Trung Quốc thiết kế và thi công chưa đi vào vận hành nhưng có đoạn trông như hoang phế.
Mà không chỉ có đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, các đại dự án đầu tư công ở Việt Nam như boxit, các nhà máy nhiệt điện, gang thép, phân đạm, hóa chất… do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận trọn gói hay trúng thầu thi công đều bị đội vốn, bị chậm tiến độ, có công nghệ lạc hậu… gây nên thua lỗ cực lớn. Được biết, trong hội kiến riêng vừa rồi tại Bắc Kinh, hai bên đều có liên hệ tới những mảng tối này trong bang giao vừa qua.
Nhưng việc Xuân Phúc lại tiếp tập đoàn Thái Bình Dương tại Bắc Kinh, một tập đoàn mà Hà Nội đang định “bán cái” dự án “Cao tốc Bắc – Nam” cho họ, càng dấy lên lo ngại điều chuyên gia Phạm Chi Lan cảnh báo: “Dân ta không thể chấp nhận trao cả con đường xương sống của đất nước hay bất cứ đoạn nào của con đường vào tay những kẻ đến từ một quốc gia không ngừng muốn biến đất đai, biển trời của ta thành một bộ phận trong vành đai, con đường của họ…”
Bài viết của bà Chi Lan còn vạch rõ những thủ thuật từ nhiều dự án Trung Quốc ở nước ta, như bỏ thầu thấp rồi nâng vốn lên gấp hai – ba lần, kéo dài thời gian thi công, sử dụng kỹ thuật, thiết bị, vật tư chất lượng thấp, đưa lao động của họ sang và tìm cách ăn đời ở kiếp tại nước ta, đấy là chưa kể đến những hệ quả về môi trường và tệ tham nhũng khi làm ăn với họ. Ý kiến chung của người dân hiện nay, nếu tiếp tục thuê nhà thầu Trung Quốc là tiếp tay cho tham nhũng.
Cách đây đúng một tháng, một tuyên bố của bảy tổ chức xã hội dân sự và hàng trăm cá nhân thúc giục nhà cầm quyền “loại bỏ dứt khoát nhà thầu Trung Quốc, không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung Quốc.” Trong số những người tham gia ký tên trên bản tuyên bố, ngoài những nhân sĩ, trí thức nổi tiếng trong ngoài nước, còn có nhiều người từng là đảng viên CSVN.
Sau khi EVN “tăng chui” giá điện lên trên 35% (Đông Âu xưa mà thế này chính phủ đã đổ rồi) thì việc “lót ổ chui” cho đặc khu Vân Đồn để đón lân bang “có chung đường biên giới với Việt Nam”, chưa phải là kết thúc. Giờ đến lượt “Cao tốc Bắc – Nam”! Cơ sở nào mà Nguyễn Thiện Nhân dám hứa với Bộ Chính trị là sẽ không có biểu tình trong các dịp này. Nhìn những tấm áp-phích của giáo dân vùng Nghệ An thì quả là Thiện (hay Ác?) Nhân này đã uống thuốc liều.
Đối phó với “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI), ngay cả cái đảng và nhà nước này dường như buộc đang phải lựa chọn dần dà trở thành thành viên theo sát (shadow member) trong “Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP) do Bộ tứ thúc đẩy. Một số chuyên gia nhận định, Việt Nam phát huy nguyên tắc tham gia tất cả, theo như một định hướng đối ngoại sau Đổi mới là “làm bạn với tất cả”.
Nhưng trên thực tế, hai đại chiến lược nói trên là hai mô thức kiến tạo trật tự thế giới khác nhau giữa Hoa Kỳ với thế giới tự do là một bên, còn bên kia là Trung Quốc với một vài quốc gia lạc hậu và độc tài ở Á Phi Mỹ – La tinh. Hai cái hệ hình này là hoàn toàn ngược nhau trong cả triết lý lẫn nội hàm. Vì vậy, chủ động tham gia hay bắt buộc phải tham gia là hai câu chuyện hoàn toàn không thể đánh đồng làm một.
Không được quên, hiện nay một bóng ma đang ám ảnh Tập Cận Bình – bóng ma của nền dân chủ toàn cầu. Phải luôn luôn nhớ, tham vọng Mao Trạch Đông từng tuyên bố: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái đất”. Vì vậy, bằng mọi cách, tránh làm “cánh tay nối dài” cho Trung Quốc. Vì quyền lợi thiết thân của quốc gia lẫn khu vực, không thể để cho dự án “Cao tốc Bắc – Nam” trở thành đầu cầu của “một đai một đường” (OBOR)!
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/39986502-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-hoi-kien-tong-bi-thu-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh.html
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/du-an-cao-toc-bac-nam-chi-nha-thau-trung-quoc-quan-tam/
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/north-south-highway-or-obor-04302019143701.html
Ủy ban Bảo vệ Ký giả-CPJ:
Luật An ninh mạng là một vũ khí mới
để Chính phủ Việt Nam chống lại tự do báo chí
Hòa Ái, RFACác tổ chức báo chí quốc tế, trong vài năm trở lại đây, xếp hạng Việt Nam là một trong những quốc gia đứng cuối bảng về tự do báo chí và cầm tù nhiều nhà báo nhất.
Nhân Ngày Tự do Báo chí Toàn cầu năm 2019, Đài RFA sơ lược tình hình báo chí tại Việt Nam trong những năm vừa qua.
Bị tụt hạng về tự do báo chí
Trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn đứng trong những thứ hạng thấp về tự do báo chí theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ về tự do báo chí.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam ở thứ hạng 176/180 trong Báo cáo về chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2019.
Việt Nam vào năm ngoái bị RSF xếp tụt một bậc hạng so với vị trí 175/180, qua đánh giá không có tiến bộ về tự do báo chí suốt 4 năm liền trước đó. Nguyên nhân đánh giá tụt hạng mà RSF đưa ra là truyền thông ở Việt Nam phải tuân theo mệnh lệnh của Đảng Cộng sản lãnh đạo; song song với việc gia tăng sách nhiễu, khủng bố, bắt bớ các nhà báo công dân ở mức độ kinh hoàng trong hai năm 2017 và năm 2018, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hồi năm 2011.
Hồi năm 2014, RSF xếp Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia theo đuổi chính sách kiểm duyệt báo chí và cấm đoán internet một cách gắt gao. Tại thời điểm đó, đại diện của RSF, bà Delphine Halgand lên tiếng với RFA về cảnh báo mức độ nguy hiểm mà người viết blog ở Việt Nam gặp phải đối với Chính quyền Hà Nội.
“Tháng 9 năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng mức độ kiểm duyệt lên một tầm cao hơn khi công bố Nghị Định 72 với qui định cấm sử dụng các trang blog cũng như những trang mạng xã hội dân sự để thông tin, trao đổi về những sự kiện đang xảy ra trong nước. Hành động này chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn lựa một phương cách mới nhằm trấn áp cả một thế hệ trẻ vốn có kiến thức, có sự hiểu biết mà có thể gây phương hại đến nền báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát.”
RSF và các tổ chức báo chí quốc tế như Freedom House hay Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cho rằng không chỉ dựa theo Nghị định 72, mà Việt Nam còn dùng các điều khoản 79 “lật đổ chính quyền nhân dân”, 88 “tuyên truyền chống nhà nước”, 258 “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong Bộ luật Hình sự để can thiệp vào truyền thông mạng xã hội và bỏ tù các nhà báo cùng blogger.
Theo số liệu thống kê của RSF hiện Việt Nam giam tù ít nhất 30 nhà báo và blogger. Trong khi đó, CPJ ghi nhận Hà Nội tuyên án tù 11 nhà báo trong năm 2018, cho thấy Việt Nam nằm trong số các quốc gia kết án tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới.
CPJ quan ngại sâu sắc rằng Việt Nam sẽ sử dụng các điều khoản quy định trong Luật An ninh mạng để sách nhiễu các nhà báo và làm suy giảm tự do báo chí. Chính phủ Việt Nam đã lạm dụng nhiều điều luật chống nhà nước mơ hồ để tống giam các nhà báo chỉ vì họ thực hiện công việc của mình. Luật An ninh mạng mới ban hành là thêm một vũ khí nữa cho Chính phủ Việt Nam sử dụng để chống lại các nhà báo độc lập
-Đại diện của CPJ, ông Shawn Crispin
Sau khi Luật An ninh mạng của Việt nam đi vào hiệu lực từ ngày 1/1/2019, các thông tin trên truyền thông trong nước cho thấy người dân thường xuyên bị triệu tập, bị bắt giữ và bị khởi tố vì đưa tin trên mạng xã hội mà Công an Việt Nam cho là các thông tin đó sai sự thật hoặc nhằm mục đích chống Đảng và Nhà nước. Trường hợp điển hình là Facebooker Huỳnh Trương Ca, vào cuối tháng 12 năm 2018 bị Tòa án ở Đồng Tháp tuyên 5 năm 6 tháng tù giam, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự.
Một trong những người bị bắt mới nhất là bà Nguyễn Thị Huệ, ở Gia Lai. Bà Huệ bị công an bắt tạm giam hồi trung tuần tháng 2 năm 2019 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 Bộ luật Hình sự. Lý do là bà Huệ đã chia sẻ trên Facebook về việc khiếu kiện nhiều lần của gia đình ở Hà Nội.
Đại diện của CPJ đặc trách khu vực Đông Nam Á, ông Shawn Crispin nhận định về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam bị tác động ra sao bởi các luật định của nước này:
“CPJ quan ngại sâu sắc rằng Việt Nam sẽ sử dụng các điều khoản quy định trong Luật An ninh mạng để sách nhiễu các nhà báo và làm suy giảm tự do báo chí. Chính phủ Việt Nam đã lạm dụng nhiều điều luật chống nhà nước mơ hồ để tống giam các nhà báo chỉ vì họ thực hiện công việc của mình. Luật An ninh mạng mới ban hành là thêm một vũ khí nữa cho Chính phủ Việt Nam sử dụng để chống lại các nhà báo độc lập.”
Sẽ tồi tệ hơn
Mặc dù Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi rõ rằng công dân có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định tôn trọng và đảm bảo quyền tự do báo chí của người dân, tuy nhiên Freedom House ghi nhận Việt Nam liên tục bị xếp trong danh sách nhóm các quốc gia không có tự do báo chí trong nhiều năm. Thống kê của Freedom House cho thấy trong số 40 nước ở Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ được xếp trên 3 quốc gia Lào, Trung Quốc và Bắc Hàn về tự do báo chí.
Ông Shawn Crispin của CPJ nhấn mạnh rằng:
“Hiến pháp Việt Nam trên danh nghĩa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên thực tế là các nhà báo thường xuyên bị sách nhiễu và bỏ tù theo các điều luật hà khắc khi họ đưa tin nghiêm túc về Chính phủ. Có rất nhiều blogger và nhà báo độc lập dũng cảm ở Việt Nam đã thúc đẩy tự do báo chí thông qua những bài báo trung thực của họ. Nhưng thật không may, Chính phủ thường nhắm vào những nhà báo này để trả thù.”
Đại diện phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, ông Benjamin Ismail hồi năm 2016 cũng từng đưa ra nhận định với Đài Á Châu Tự Do rằng:
“Thông tin độc lập cũng như thông tin tự do là những thứ không thể có trong một xã hội nằm dưới sự kiểm soát của một Đảng Cộng sản như Việt Nam.”
Nhà báo độc lập Đỗ Cao Cường, một nhà báo được cộng đồng biết đến qua những phóng sự trung thực về ô nhiễm môi trường tại Việt Nam mà anh bất chấp hiểm nguy để đưa tin, cho RFA biết các nhà báo độc lập luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro:
“Từ các nhóm lợi ích cho đến chính quyền đều bịt miệng các nhà báo độc lập bằng cách bắt bớ, đe dọa cả những người thân và gia đình của các nhà báo độc lập. Những nhà báo tự do không có cơ hội để tiếp cận và phản biện với chính quyền, cũng như không thể kiện chính quyền. Do đó, tôi nghĩ rằng tương lai rất nguy hiểm cho các nhà báo độc lập tại Việt Nam.”
Trong năm 2018, báo chí chính thống của Việt Nam cũng gặp phải tình trạng bị phạt hành chính và đình bản do bị quy cho là đưa thông tin sai sự thật, không đúng tôn chỉ và mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí. Đơn cử, Bộ Thông Tin-Truyền Thông, vào ngày 16/7/2018 ra quyết định xử phạt Báo Tuổi Trẻ 220 triệu đồng và đình bản báo Tuổi Trẻ Online trong thời gian ba tháng, buộc phải xin lỗi và cải chính thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết có tựa “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình” đăng tải trên báo vào ngày 19/6/2018, và thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?” hôm 26/5/2017.
Vào tháng 9 năm 2018, có thêm hai cơ quan báo chí bị phạt hành chính tổng cộng 40 triệu đồng bao gồm Báo Pháp luật – Xã hội và Tạp chí điện tử Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo. Mới đây vào tháng 2 năm 2019, Báo mạng Người Tiêu Dùng bị kỷ luật tạm ngưng hoạt động và đóng phạt 65 triệu đồng do đăng bài liên quan đến lãnh đạo trong sai phạm ở Dự án Đô thị mới Thủ Thiêm. Tạp chí Luật Khoa còn ghi nhận trong năm 2017, Bộ Truyền Thông-Thông Tin đã xử phạt 55 cơ quan báo chí với hơn một tỷ đồng.
Từ các nhóm lợi ích cho đến chính quyền đều bịt miệng các nhà báo độc lập bằng cách bắt bớ, đe dọa cả những người thân và gia đình của các nhà báo độc lập. Những nhà báo tự do không có cơ hội để tiếp cận và phản biện với chính quyền, cũng như không thể kiện chính quyền. Do đó, tôi nghĩ rằng tương lai rất nguy hiểm cho các nhà báo độc lập tại Việt Nam
-Nhà báo Đỗ Cao Cường
Một số nhà báo ở Việt Nam Đài RFA tiếp xúc chia sẻ rằng không chỉ nhà báo độc lập, mà cả các nhà báo và các báo thuộc truyền thông lề phải ở Việt Nam trong thời gian tới cũng sẽ phải đối mặt với nhiều cam go hơn nữa dưới sự kiểm duyệt ngày càng gắt gao hơn của Chính phủ qua Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Quy hoạch khẳng định chủ trương báo chí là công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, diễn ra ngày 28/12/18, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Lê Mạnh Hùng cho biết tính đến cuối tháng 11 năm 2018, Việt Nam có 19 ngàn nhà báo được cấp thẻ và gần 24 ngàn hội viên Hội Nhà báo cùng 844 cơ quan báo chí in, với 184 báo in, 660 tạp chí, 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập và 67 đài phát thanh, truyền hình. Tất cả các cơ quan báo chí này đều phải chịu sự kiểm soát thông tin của Nhà nước mà cụ thể là theo đường hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Blogger Nguyễn Ngọc Già nêu lên quan điểm của ông về tình hình báo chí Việt Nam:
“Tôi nghĩ đang rất là tồi tệ và sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu cái gọi là ‘quy hoạch báo chí’ khai triển. Ngay ý nghĩa ‘quy hoạch’ dùng cho báo chí đã là một khái niệm mất tự do rồi. Phải xem báo chí là sản phẩm thị trường như các quốc gia dân chủ thì mới gọi là có tự do báo chí. Cho đến nay không có kinh tế thị trường ở Việt Nam, thì nhất định không có tự do báo chí và không có các loại tự do khác, bởi kinh tế là quyết định. Nhà nước Việt Nam rất mâu thuẫn trong quản lý báo chí nói riêng và điều hành cả xã hội nói chung. Tôi ví kinh tế và chính trị như một đôi chân, Chính phủ Việt Nam muốn nhích ‘chân kinh tế’, có thể thấy qua việc Việt Nam vẫn tiếp tục xin Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường trong chuyến đi mới nhất của ông Nguyễn Văn Bình đến Mỹ hồi trung tuần tháng 4, mà trong khi ‘chân chính trị’ cứ dậm tại chỗ. Hình ảnh đó cho thấy họ không thật tâm muốn tự do báo chí.”
Trong khi các tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế như RSF vận động chính phủ các nước Châu Âu và Hoa Kỳ cần thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, trong đó có quyền tự do thông tin và tự do báo chí thì tại Việt Nam, các nhà báo công dân và những blogger vẫn kiên trì công việc của họ với quyết tâm như nhà báo độc lập Đỗ Cao Cường từng tuyên bố “Giết tôi đi rồi hãy bắt tôi im lặng”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-new-cybersecurity-law-is-one-more-weapon-for-the-government-against-press-freedom-04302019145603.html
0 comments