Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 01/05/2019

Wednesday, May 1, 2019 6:57:00 PM // ,


Tin khắp nơi – 01/05/2019

Trump và Đảng Dân chủ đồng ý

chi 2.000 tỷ đô cho cơ sở hạ tầng

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo Dân chủ hôm 30/4 đã đồng ý chi tiêu 2.000 tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường sá, cầu, cấp nước, đường truyền băng thông rộng và hệ thống điện, và sẽ gặp nhau một lần nữa trong ba tuần để bàn bạc cách chi tiêu cho kế hoạch, các lãnh đạo Dân chủ nói.
Cuộc gặp này, vốn được xem là rất tích cực, tương phản với các cuộc đàm phán căng thẳng giữa hai bên trên những vấn đề gai góc hơn là di dân và an ninh biên giới. Hai đảng phái đã bày tỏ sự ủng hộ cho một dự luật cơ sở hạ tầng tiềm năng mà nếu được thông qua sẽ trở thành một dẫn chứng hiếm hoi về thành tích lập pháp phi đảng phái.
“Chúng ta đã có một cuộc họp rất hiệu quả với Tổng thống Mỹ,” Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói với các phóng viên ở Nhà Trắng. “Chúng tôi đã có sự nhất trí: rằng thỏa thuận sẽ lớn và táo bạo.”
Mặc dù có sự thống nhất trong mong muốn củng cố cơ sở hạ tầng của Mỹ, các biện pháp để chi trả cho dự luật vốn cần phải được sự phê chuẩn của Quốc hội, có thể là rào cản lớn nhất cho sự hợp tác giữa hai đảng.
“Chúng tôi đã nhất trí về một con số vốn rất, rất tích cực – 2.000 tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng. Lúc đầu chúng tôi đã bắt đầu với con số thấp hơn – ngay cả Tổng thống cũng tích cực đẩy con số đó lên 2.000 tỷ,” ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện, nói.
Nhà Trắng mô tả cuộc họp này là ‘hiệu quả’ và xác nhận rằng một cuộc họp khác sẽ diễn ra vào tháng 5.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-v%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-%C4%91%E1%BB%93ng-%C3%BD-chi-2-000-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4-cho-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-h%E1%BA%A1-t%E1%BA%A7ng/4898212.html

Trump ra lệnh siết chặt quy định về xử lý đơn xin tị nạn

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 30/4 chỉ thị cho các quan chức siết chặt quy định tị nạn, bao gồm đưa ra mức phí đối với các hồ sơ tị nạn và cấm những ai vào Mỹ bất hợp pháp được làm việc cho đến khi đơn xin tị nạn của họ được chấp thuận.
Động thái này là nỗ lực mới nhất của chính quyền Trump để ngăn chặn dòng di dân ngày càng đông băng qua biên giới phía nam của Mỹ – nhiều người trong số họ tìm kiếm quy chế tị nạn. Nhiều thay đổi này sẽ làm biến chuyển đáng kể cách thức đối xử với người tị nạn nhưng cũng đòi hỏi những quy trình rất mất nhiều thời gian trước khi chúng có hiệu lực.
Các quan chức của chính quyền Trump lâu nay vẫn cáo buộc là luật pháp Mỹ, vốn bảo vệ người xin tị nạn, là đã khuyến khích những hồ sơ tị nạn dối trá hay không xứng đáng.
Tuy nhiên những tổ chức vì quyền lợi di dân chỉ trích những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm hạn chế bảo vệ người tị nạn là làm hại những di dân tìm kiếm con đường tị nạn hợp pháp để thoát khỏi tình trạng bạo lực và bị ngược đãi.
Hôm 30/4, Tổng thống Trump đã ký một bản ghi nhớ của Tổng thống yêu cầu Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa đưa ra một loạt những quy định mới trong vòng 90 ngày để siết chặt chính sách tị nạn, trong đó có đặt ra mức phí mở hồ sơ tị nạn vốn hiện nay vẫn miễn phí.
Ngay cả khi mức phí là rất nhỏ cũng có thể là không thể kham nổi đối với nhiều người xin tị nạn, bà Victoria Neilson, một cựu quan chức ở Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ, cơ quan thụ lý các đơn xin tị nạn, cho biết.
“Đa số những người đến Mỹ để xin tị nạn không có gì hơn ngoài những bộ đồ họ mang theo,” bà nói.
Một quy định nữa mà ông Trump yêu cầu các quan chức phải đưa ra là đảm bảo rằng các đơn xin tị nạn sẽ được phán quyết ở các tòa án di dân trong vòng 6 tháng.
Luật pháp Mỹ yêu cầu Bộ Tư pháp hoàn tất các trường hợp xin tị nạn trong vòng 6 tháng nhưng với trên 800.000 hồ sơ tồn đọng, các hồ sơ tị nạn thường phải mất nhiều năm mới có phán quyết.
“Quy định phải thụ lý hồ sơ tị nạn trong vòng 180 ngày đã được đưa ra trong vòng hơn hai thập niên,” ông Ashley Tabaddor, chủ tịch công đoàn các thẩm phán di dân, cho biết. “Vấn đề là chúng tôi chưa bao giờ có đủ nguồn lực để phán quyết những hồ sơ này một cách kịp thời.”
Ông Trump cũng ra lệnh cho các quan chức đưa ra những quy định không cho phép những người xin tị nạn vào Mỹ bất hợp pháp có được giấy phép làm việc trong khi hồ sơ của họ đang được thụ lý. Hiện tại, những người xin tị nạn vào nước Mỹ cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp đều được phép làm việc trong khi chờ hồ sơ của mình được giải quyết.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-ra-l%E1%BB%87nh-si%E1%BA%BFt-ch%E1%BA%B7t-quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-v%E1%BB%81-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-%C4%91%C6%A1n-xin-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n/4898214.html

Mỹ ‘sẵn sàng’ trợ giúp thêm cho nông dân

Chính quyền của Tổng thống Trump sẵn sàng cung cấp thêm hỗ trợ liên bang cho các nông dân, nếu cần, một trợ lý cho biết hôm 30/4.
Theo Reuters, kể từ năm ngoái, khoảng 12 tỷ đôla đã được dùng để hỗ trợ nông dân nhằm giúp họ khắc phục thiệt hại từ cuộc tranh chấp thương mại với Trung Quốc.
Bộ Nông nghiệp Mỹ trước đó loại bỏ khả năng cung cấp thêm hỗ trợ cho năm 2019.
XEM THÊM:
Quan chức Mỹ sắp sang Trung Quốc đàm phán thương mại
Cho tới tháng Ba, theo Reuters, hơn 8 tỷ đôla đã được hỗ trợ theo chương trình năm ngoái.
Hôm 30/4, Bộ này cho biết gia hạn thời hạn nộp đơn xin trợ giúp cho tới ngày 17/5.
Từng giúp mang lại chiến thắng cho Tổng thống Trump vào năm 2016, các nông dân Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các chính sách thương mại của ông, vốn dẫn tới việc áp thuế với các đối tác thương mại chính như Trung Quốc, Canada và Mexico.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-tr%E1%BB%A3-gi%C3%BAp-th%C3%AAm-cho-n%C3%B4ng-d%C3%A2n-/4897078.html

Lầu Năm Góc triển khai

thêm 320 quân nhân tới biên giới Mexico

Quân đội Mỹ hôm 29/4 thông báo sẽ triển khai thêm 320 quân nhân của Bộ Quốc phòng tới biên giới với Mexico.
Reuters dẫn thông báo, đưa tin rằng số binh sĩ này sẽ tiếp xúc với các di dân nhiều hơn trong các vai trò như lái xe chở họ cũng như “theo dõi” phúc lợi của họ.
XEM THÊM:
Dân quân ở New Mexico bắt giữ di dân tại biên giới
Tuyên bố của Lầu Năm Góc nói rằng chỉ riêng đợt triển khai mới nhất này sẽ tốn khoảng 7,4 triệu đôla cho tới hết tháng Chín.
Nhìn chung, quyết định trên xác nhận các chi tiết về đợt triển khai quân được công bố hôm 26/4.
Theo Reuters, cả người ủng hộ lẫn chống đối chính sách di dân của Tổng thống Trump hiện theo dõi sát việc triển khai quân đội Mỹ tới biên giới với Mexico mà giờ gồm lực lượng khoảng 5 nghìn thành viên.
https://www.voatiengviet.com/a/l%E1%BA%A7u-n%C4%83m-g%C3%B3c-tri%E1%BB%83n-khai-th%C3%AAm-320-qu%C3%A2n-nh%C3%A2n-t%E1%BB%9Bi-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-mexico/4897023.html

Cựu phó TT Mỹ Biden dẫn đầu

các cuộc thăm dò dư luận cử tri Dân Chủ

Mai Vân
Theo kết quả hai cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 30/04/2019, cựu phó tổng thống Joe Biden dẫn đầu trong cuộc chạy đua vòng bầu cử sơ bộ tranh chức ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ năm 2020.
Chỉ sau hai ngày bước vào vận động tranh cử, ông Joe Biden đã được 30% ý định bầu, bỏ xa đối thủ về nhì, thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders, được 15%. Mười tám ứng viên còn lại không ai vượt được 10% ý định bỏ phiếu. Người về thứ 3 là nữ thượng sĩ Elizabeth Warren chỉ được 8%, theo thăm dò của viện SSRS cho đài CNN.
Riêng ông Joe Biden như thế đã tăng 11 điểm so với cuộc thăm dò vào tháng 3. Tuy nhiên, theo AFP, cuộc vận động của đảng Dân Chủ chỉ mới bắt đầu, 64% trong số 1.007 người được hỏi cho là chọn lựa của họ chưa chắc chắn, tức là có thể thay đổi, điều quan trọng là đánh bại được ông Trump. Và đối với 56%, ông Biden là người có khả năng nhất đánh bại đương kim tổng thống trong cuộc bầu cử 2020.
Trong cuộc vận động của ông, Joe Biden muốn tạo ra cho mình hình ảnh một người biết đoàn kết, với phát biểu « ôn hòa ». Ông còn nhắc nhiều đến xuất thân bình dân của mình. Trả lời đài ABC, hôm qua, ông Biden khẳng định muốn chấm dứt sự chia rẽ nước Mỹ mà ông cho rằng chính ông Trump đã gây nên.
Cựu phó tổng thống Mỹ còn ca ngợi Barack Obama. Trên Twitter ông nhắc lại những năm làm phó tổng thống cho Obama, từ 2009 đến 2017, là một vinh dự đối với ông. Tuy nhiên Joe Biden cũng yêu cầu ông Obama là không chính thức ủng hộ ông vào lúc này.
Sau cuộc vận động ở Pittsburgh, Pennsylvania, và Iowa, ông Biden sẽ có cuộc mít tinh lớn ở Philadelphia vào ngày 18/05.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190501-cuu-pho-tt-my-biden-tham-do-du-luan-cu-tri-dan-chu

Facebook tăng bảo mật cho Instagram và Whatsapp

By Zoe KleinmanPhóng viên công nghệ BBC News
Mark Zuckerberg vừa tiết lộ một loạt thay đổi đối với các ứng dụng và nền tảng mạng xã hội Instagram và Whatsapp.
Các thiết kế và tính năng mới là đáp ứng trực tiếp đối với những lời chỉ trích về cách Facebook bảo vệ dữ liệu người dùng.
Zuckerberg cho biết công ty có kế hoạch đặt quyền riêng tư lên hàng đầu.
Ông thừa nhận rằng Facebook cần phải xây dựng lại niềm tin.
Trong bài nói chuyện với các kỹ sư viết lập trình, Zuckerberg nói việc chuyển trọng tâm của công ty sang quyền riêng tư là “thay đổi lớn” trong cách thức hoạt động của Facebook.
Một số thay đổi rõ ràng đối với người dùng bao gồm:
Các tin nhắn được gửi qua Facebook Messenger sẽ được mã hóa đầu đến cuối theo mặc định, có nghĩa là chính Facebook cũng không nhìn thấy nội dung tin nhắn và Messenger sẽ được tích hợp hoàn toàn với WhatsApp.
Instagram đang thử nghiệm tính năng “số lượt thích riêng tư”, vốn sẽ ẩn “số lượt thích” đối với người xem, nhưng không ẩn với chủ tài khoản.
Sẽ có nhiều cách “phù du” hơn để chia sẻ nội dung trong tin nhắn – có nghĩa là sẽ không có hồ sơ lưu trữ các tin nhắn này.
Một dịch vụ thanh toán an toàn trên WhatsApp đang được thử nghiệm ở Ấn Độ sẽ được triển khai tới các quốc gia khác vào cuối năm nay.
Facebook đang được thiết kế lại để khiến các nhóm cộng đồng trở thành trung tâm của newsfeed. Việc thiết kế lại đang được triển khai ở Mỹ và sau đó sẽ lan rộng ngay lập tức.
Các bài đăng trên Instagram sẽ không còn phải bắt đầu bằng ảnh hoặc video, có thể chia sẻ nội dung chỉ bằng văn bản, nhãn dán hoặc hình vẽ nhờ chế độ máy ảnh “Create” mới.
“Trong tương lai, quyền riêng tư là điều tối quan trọng,” Zuckerberg nói.
“Tôi biết danh tiếng của chúng ta về quyền riêng tư không được tốt lắm vào lúc này, nói một cách nhẹ nhàng là vậy.”
Zuckerberg cho biết Facebook đã tập trung vào việc tìm cách mã hóa quyền riêng tư trên toàn bộ nền tảng mảng xã hội của công ty.
“Nó sẽ không xảy ra ngay trong một đêm và tôi muốn nói rõ rằng, chúng ta không có tất cả các câu trả lời.”
Trước đó, Zuckerberg cũng nói rằng ông tin rằng mọi người sẽ muốn thảo luận riêng trong các nhóm và cộng đồng nhỏ trong tương lai.
Tuy nhiên, ông sẽ phải thuyết phục công luận rằng Facebook chính là nơi để làm điều này, một số nhà phân tích nhận xét.
“Câu hỏi lớn là nó sẽ thực hiện điều đó như thế nào trong một thế giới mà mạng xã hội đang bị kiểm duyệt trong năm 2019 và những năm sau đó,” Matt Navarra, cố vấn truyền thông xã hội nói.
“Phán quyết của tôi: Facebook sẽ bỏ ra nhiều nỗ lực chỉnh đốn và vựng dậy trở lại, nhưng những tai tiếng của nó sẽ vẫn còn được nhắc đến trong nhiều năm tới.”
Phân tích của Dave Lee
phóng viên công nghệ BBC Bắc Mỹ
Quyền riêng tư cá nhân chính là tương lai của Facebook, như Mark Zuckerberg đã nói trước đây, nhưng lần này thì Facebook có thêm nhiều chi tiết cụ thể hơn.
Những thay đổi về thiết kế là tái thiết lớn nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây. Facebook sẽ tập trung hơn vào các nhóm và các tương tác riêng tư với tin nhắn được mã hóa đến mức mà chính Facebook cũng không thể truy cập được.
Và, đây mới là tin lớn… nó sẽ không còn màu xanh nữa. Các ứng dụng máy tính để bàn cho thấy Zuckerberg muốn nhắm đến thứ tương tự như iMessage của Apple.
Nhưng Facebook cần phải chứng minh rằng đây không chỉ là công việc sơn sửa lại diện mạo để thoát khỏi những rắc rối hiện tại.
Mark Zuckerberg đề cập nhanh về việc công ty không có danh tiếng tốt về quyền riêng tư – gần như nhếch mép khi anh ta nói điều đó. Công ty đang nỗ lực làm việc để lấy lại niềm tin, Zuckerberg nhấn mạnh.
Đồng thời Facebook phải cho thấy nó tiếp tục đổi mới ngay cả khi phải đối phó với những khó khăn trước mắt. Đó có lẽ là rủi ro lớn hơn đối với Facebook ở đây: trong khi nó đang khắc phục vấn đề của mình, các đối thủ cạnh tranh đang nỗ lực để có được chỗ đứng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48104298

Hoa Kỳ sắp công bố chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương mới

trong tháng 5

Hoa Kỳ sẽ công bố chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương mới tại diễn đàn Shangri-la ở Singapore vào cuối tháng này, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách An ninh Ấn Độ Thái Bình Dương của Mỹ, Randall Schriver cho biết như vậy vào tuần trước tại Malaysia.
Diễn đàn Shangri-la được tổ chức hàng năm, quy tụ các lãnh đạo quốc phòng của nhiều quốc gia, để thảo luận các vấn đề liên quan đến an ninh.
Ông Shriver cho biết bài phát biểu của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan tại Singapore sẽ tập trung vào báo cáo Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương và nói rõ hơn về chiến lược này của Mỹ.
“Chiến lược Quốc phòng Quốc gia và Chiến lược  An ninh Quốc gia của Mỹ đã xác định khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương là ưu tiên”, ông Shriver cho biết. Ông Shriver cũng cho biết trong thời gian tới các nước sẽ thấy thêm sự hiện diện và nguồn lực của Mỹ ở trong khu vực nhưng không nói cụ thể sự hiện diện và nguồn lực của Mỹ là gì.
Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu chiến và máy bay đi qua khu vực Biển Đông theo chương trình tự do hàng hải mà Mỹ đã tiến hành từ năm 2015 trở lại đây.
Ông Schriver cũng cho biết chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương mà Mỹ thực hiện không nhằm vào bất cứ một quốc gia cụ thể nào, nhưng vẫn có một số nghi ngờ cho rằng các hành vi của Trung Quốc cho thấy những mục tiêu của nước này đi ngược lại các mục tiêu của chiến lược khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương mở của Mỹ.
Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương lần đầu tiên được Tổng thống Donald Trump đưa ra tại Thượng đỉnh APEC tổ chức ở Việt Nam vào tháng 11/2017. Đây được coi là chiến lược mới của Mỹ thay thế chiến lược chuyển trục về Châu Á của Tổng thống Barack Obama trước đó  nhằm đối phó với sự lớn mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-to-unveil-new-indo-pacific-strategy-this-month-in-singapore-05012019090643.html

90% các vụ kiện gián điệp kinh tế của Hoa Kỳ liên quan đến TQ

Mới đây, Phó trợ lý Tổng chưởng lý Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Adam Hickey cho biết, kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quôc là một “lộ trình trộm cắp”. Hành vi trộm cắp bí quyết thương mại của chính phủ Trung Quốc đã đe dọa Hoa Kỳ, họ phải chịu trách nhiệm về những vụ trộm này ở một mức độ nhất định.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 25/4 đưa tin, ông Adam Hickey đã có bài phát biểu tại Hội nghị Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ và Đội Viễn thông Quốc gia lần thứ 5 hôm 24/4. Ông Adam đã nhấn mạnh vấn đề Trung Quốc trộm cắp bí quyết thương mại, gây ra mối đe dọa cho Mỹ, ông đề xuất các chiến lược mới với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (United States Department of Justice, viết tắt là DOJ) để đối phó với Bắc Kinh.
Ông Adam nói rằng, kể từ khi Trung Quốc công bố kế hoạch “Made in China 2025” vào năm 2015, DOJ đã cáo buộc hành vi trộm cắp bí quyết thương mại đối với các cá nhân và đoàn thể Trung Quốc trong ít nhất 8 ngành công nghiệp.
Ngoài ra, kể từ năm 2011, hơn 90% các vụ kiện gián điệp kinh tế của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đều có liên quan đến đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và hơn 2/3 các vụ kiện trộm cắp bí quyết thương mại liên bang đều mối liên hệ địa lý với Trung Quốc.
Hickey cho biết, trong một số vụ kiện cho thấy, ĐCSTQ đang lợi dụng các cơ quan tình báo và công nghệ tình báo gián điệp của họ để đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp tư nhân Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc nhất định phải chịu trách nhiệm về những vụ trộm này ở một mức độ nhất định.
Adam Hickey, Phó Trợ lý Tổng chưởng lý Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), đã có bài phát biểu thẳng thắn về nạn trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc hôm 24/4. (Ảnh: rsaconference).
“Một khía cạnh khác trong mối đe doạ của Trung Quốc là từ chối thực hiện cam kết hợp tác với Hoa Kỳ trong việc phòng chống tội phạm, và họ cũng không tôn trọng luật pháp và các thủ tục pháp lý phổ quát. Khi một công ty hoặc cá nhân Trung Quốc vi phạm luật pháp Hoa Kỳ, các yêu cầu cung cấp tài liệu và quyền thẩm vấn của Hoa Kỳ trong nhiều năm qua vẫn không có hồi âm, các cam kết hợp tác cũng không được thực hiện”.
Ông Adam Hickey tin rằng: “Chỉ riêng việc truy tố hình sự là không đủ để bù đắp thiệt hại do các vụ trộm gây ra, cũng không đủ chấn tỉnh kẻ trộm cắp trong tương lai”.
Đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc, ông Adam nói rằng DOJ đã thiết lập dự án “Sáng kiến Trung Quốc” với hàng loạt các mục tiêu, và các hạng mục ưu tiên.
Hiện tại, DOJ đang tìm cách sử dụng các công cụ để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, gồm các công cụ kinh tế có sẵn của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Văn phòng đại diện thương mại cùng các công cụ ngoại giao của Bộ Ngoại giao và sự tham gia của các cơ quan tình báo và quân sự.
Đồng thời, DOJ cũng cung cấp thông tin cần thiết khi đối mặt với mối đe dọa cho các công tố viên và các công ty trong khu vực tài phán của họ trên toàn Hoa Kỳ, giúp các công ty đề cao cảnh giác và để khu vực kinh tế tư nhân khi xảy ra sự cố có thể hợp tác hiệu quả với các cơ quan chấp pháp.
Hickey cũng nhấn mạnh, Hoa Kỳ cần phải bảo vệ tốt hơn mạng lưới viễn thông của mình khỏi các mối đe dọa trong chuỗi cung ứng, và chống lại bất kỳ mối đe dọa an ninh quốc gia nào do đầu tư nước ngoài mang lại.
Bộ Tư pháp đã sẵn sàng thực hiện “Đạo luật hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài”, nhằm mở rộng quyền lực của Ủy ban đầu tư nước ngoài của Mỹ, kịp thời ứng phó với các rủi ro an ninh quốc gia mới xuất hiện.
ĐCSTQ thông qua kế hoạch “Made in China 2015” trợ cấp khoản tài chính cực lớn để hỗ trợ và bồi dưỡng các doanh nghiệp quy mô lớn, thực hiện cái gọi là “Đại nhảy vọt” về công nghệ khoa học. ĐCSTQ hy vọng có thể lủng đoạn thị trường Trung Quốc và bộ phận thị trường toàn cầu vào năm 2025, tham vọng có thể dẫn đầu 10 ngành công nghệ hàng đầu, và vào năm 2035, họ có thể sẽ vượt qua Đức và Nhật Bản.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27701-90-cac-vu-kien-gian-diep-kinh-te-cua-hoa-ky-lien-quan-den-tq.html

Mỹ phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan,

Bộ Quốc phòng TQ tức giận phản đối

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 15/4 đã phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan với trị giá 500 triệu Đô la Mỹ, đồng thời đã thông báo cho Quốc hội Mỹ. Hôm 24/4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phẫn nộ biểu thị Quân đội Trung Quốc kiên quyết phản đối, yêu cầu Mỹ lập tức hủy bỏ thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan; người phát ngôn Văn phòng sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cũng cho biết, “kiên quyết phản đối Mỹ và Đài Loan có liên hệ quân sự với bất cứ hình thức nào”.
Mỹ phê chuẩn bán vũ khí trị giá 500 triệu USD cho Đài Loan
Theo Thời báo Tự do tại Đài Loan đưa tin, quân đội Mỹ hôm 15/4 công bố thông tin cho biết, Bộ Ngoại giao nước này đã phê duyệt thương vụ bán vũ khí quân sự cho Đài Loan, dự tính thương vụ này có trị giá khoảng 500 triệu USD, tiếp tục cung cấp căn cứ không quân Luke Air Force Base ở tiểu bang Arizona cho Đài Loan tiến hành dự án đào tạo nhân viên phi công lái chiến đấu cơ F-16, cung cấp hỗ trợ bảo trì và hậu cần,  đồng thời gửi thông báo đến Quốc hội Mỹ.
Chuyên gia phân tích cho rằng, việc này không chỉ cho thấy Mỹ bình thường hóa bán vũ khí quân sự cho Đài Loan, đồng thời cũng cho thấy giao lưu Không quân Mỹ – Đài Loan lần đầu tiên thể hiện ra bề mặt. Ngày 17/4, ông Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cho biết, thương vụ mua bán vũ khí quân sự này phù hợp với “Đạo luật Quan hệ Đài Loan”, hơn nữa cũng là để trợ giúp Đài Loan tăng cường khả năng răn đe, để đối phó với sự đe dọa từ Trung Quốc.
Hôm 24/4, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Thái Anh Văn đã tiếp kiến ông Tommy Hicks – chủ tịch Ủy ban Đảng cộng hòa toàn quốc (Republican National Committee, RNC), bà Thái đã cảm ơn sự ủng hộ đảng Cộng hòa đối với nền dân chủ Đài Loan. Bà Thái cho biết, đây là lần thứ 3 chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố bán vũ khí quân sự cho Đài Loan, và bình thường hóa các thủ tục bán vũ khí quân sự cho Đài Loan. Chúng ta nhìn thấy Mỹ đang dùng hành động thực tế và thiết thực, kiên định ủng hộ Đài Loan.
 Trung Quốc “kiên quyết phản đối”
Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, hôm 24/4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm đã lên tiếng về vấn đề này. Ông Ngô Khiêm nói, thương vụ bán vũ khí quân sự này của Mỹ “đầu độc sự phát triển mối quan hệ giữa quân đội hai nước Mỹ – Trung, phá hoại nghiêm trọng quan hệ giữa hai bờ eo biển và hòa bình ổn định tại khu vực eo biển Đài Loan”; ông Ngô Khiêm cho rằng thương vụ này không những “hoàn toàn sai lầm” mà còn “rất nguy hiểm”.
Trong phát biểu của mình, ông Ngô Khiêm cũng nói “dựa vào người phương Tây để đề cao bản thân là không có đường thoát, lấy Đài Loan để chế phục Đại lục chắc chắn sẽ uổng công”, ông cho biết, Trung Quốc yêu cầu Mỹ nghiêm khắc tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và các quy định trong 3 thông cáo Trung – Mỹ, đồng thời yêu cầu Mỹ “lập tức hủy bỏ các thương bán vũ khí quân sự cho Đài Loan, dừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, cũng như liên hệ quân sự với Đài Loan”, tránh tạo thành tổn thương cho quan hệ Mỹ – Trung và tổn hại đến hòa bình ổn định khu vực eo biển Đài Loan.
Trong buổi họp báo cùng ngày 24/4, người người phát ngôn Văn phòng sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc Mã Hiểu Quang cũng lên tiếng về vấn đề này, ông Mã cho biết, vấn đề Đài Loan “liên quan đến chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”, kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí quân sự cho Đài Loan, và liên hệ quân sự với khu vực Đài Loan bằng bất cứ hình thức nào, “đây là lập trường nhất quán và rõ ràng”.
http://biendong.net/bi-n-nong/27708-my-phe-chuan-ban-vu-khi-cho-dai-loan-bo-quoc-phong-tq-tuc-gian-phan-doi.html

Sợ đòn Iran, 2 tàu sân bay Mỹ đến khẩn Trung Đông

Lần đầu tiên kể từ năm 2016, Mỹ triển khai tới hai biên đội tàu sân bay ở Địa Trung Hải, đề phòng nguy cơ xung đột quân sự với Iran.
Trong hơn hai năm qua, lần đầu tiên các nhóm tấn công tàu sân bay John C. Stennis (CVN-74) và Abraham Lincoln (CVN 72) cùng gia nhập lực lượng tác chiến của Hạm đội 6 ở khu vực Địa Trung Hải.
Điều này đã được công bố vào ngày 23 tháng 4, bởi một quan chức chỉ huy của Hạm đội 6 là Phó Đô đốc Lisa Franchetti.
Phó đô đốc Franchetti nhận xét rằng, đây là cơ hội hiếm có để hai nhóm tấn công hợp tác cùng với các đồng minh và đối tác quan trọng trong khu vực. Các nguồn tin của DEBKAfile cho rằng, bà đang đề cập đến lực lượng hải quân của Anh, Pháp và Israel.
Phó đô đốc Franchetti, người từng giữ chức Tư lệnh Hạm đội 6 kể từ đầu năm 2018, nói thêm rằng: Từ các hoạt động của hai biên đội tàu sân bay Mỹ ở Địa Trung Hải cho thấy hình ảnh một “Lực lượng hàng hải linh hoạt” và khả năng mở rộng cung cấp cho lực lượng tác chiến chung của Mỹ trong khu vực, đồng thời thể hiện cam kết của chính quyền Washington đối với các đồng minh về sự ổn định và an ninh của khu vực.
Các nguồn tin quân sự của DEBKAfile cho biết thêm rằng, sự tập trung bất thường của lực lượng hải quân và không quân Mỹ trong khu vực này nhằm đưa ra cảnh báo cho Iran về việc chớ có manh động tấn công vào lực lượng của Mỹ hoặc các đồng minh trong khu vực.
Giới chức lãnh đạo Mỹ và các quốc gia đồng minh cho rằng, Tehran có thể tung ra các “hành động liều lĩnh” để đáp trả các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump đối với Iran trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ.
Mức độ tập trung binh lực lớn chưa từng có của Washington trong mấy năm qua giúp lực lượng của Mỹ có khả năng chống lại bất kỳ nỗ lực nào của Iran nhằm can thiệp vào các tuyến vận chuyển dầu từ vùng Vịnh qua Eo biển huyết mạch Hormuz và tuyến đường qua Vịnh Aden hoặc Biển Đỏ.
Trong một bài viết trước đó của DEBKAfile cho biết, Mỹ đã đặt lực lượng quân sự của mình ở Trung Đông vào tình trạng báo động cao vào ngày 22 tháng 4, trước khi tuyên bố hủy bỏ các miễn trừ cho phép 8 quốc gia mua dầu của Iran, nước hiện đang Mỹ bị trừng phạt.
Các quốc gia sẽ không còn được hưởng lợi từ quyền miễn trừ của Mỹ là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Italia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi ngày, các nước này nhập khẩu khoảng một triệu thùng dầu của Iran.
Giới chức Mỹ tính toán rằng, trước mắt, các lệnh trừng phạt sẽ ngăn chặn ít nhất 10 tỷ dollars rơi vào tay chính quyền Iran.
Mục tiêu của Mỹ là tước bỏ nguồn lực của Iran, không cho nước này nguồn kinh phí để cung cấp cho các chính phủ và nhóm vũ trang bất hợp pháp “gây bất ổn ở Trung Đông trong bốn thập kỷ qua” và buộc chính quyền Tehran phải chấp thuận các điều kiện của Washington.
Vì dầu là hàng hóa xuất khẩu duy nhất của Iran, nên mức doanh số xuất khẩu dầu “về mức không” mà Mỹ quyết tâm áp đặt cho Iran tương đương với doanh thu bằng 0 cho kho bạc của nước này. Đó là một viễn cảnh tồi tệ mà Tehran không bao giờ muốn thấy.
Hành động cứng rắn của Mỹ kết hợp với những thảm họa thiên tai liên tiếp trên diện rộng đã đặt Iran đứng trước viễn cảnh tồi tệ là cạn kiệt ngân sách, nền kinh tế bị suy sụp, đời sống nhân dân khó khăn, dẫn đến đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội.
Chính quyền Tehran đối mặt với hai lựa chọn: Hoặc là chấp nhận khuất phục Washington hoặc sử dụng các biện pháp quân sự để buộc Mỹ giảm bớt sự kìm kẹp. Và dường như Iran không có ý định đầu hàng.
Tehran thường cảnh báo rằng nếu xuất khẩu dầu của Iran bị bóp nghẹt, họ sẽ làm gián đoạn tuyến đường chở dầu qua Biển Đỏ; hay ngăn chặn một phần hoặc toàn bộ Eo biển Hormuz, tuyến hàng hải lưu thông một phần năm mức tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày của thế giới.
Các lựa chọn tấn công khác cho Tehran sẽ là các cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông, bao gồm cả trên lãnh thổ Syria và Iraq; lẫn ở vùng Vịnh và Biển Đỏ.
Các đơn vị đặc nhiệm dân quân Shiite địa phương hoặc các đơn vị đặc biệt của Lực lượng Vệ binh Cách mạng (IRGC) sẽ nhận được mệnh lệnh tấn công các mục tiêu thuộc về các đồng minh của Hoa Kỳ, bao gồm Israel, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Do đó, lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh ở Trung Đông đã được đặt trong tình trạng báo động; đồng thời, hai nhóm tác chiến tàu sân bay được điều động đến Địa Trung Hải, sẵn sàng phóng tên lửa hành trình vào Iran, nếu nước này phong tỏa các tuyến được biển vận chuyển dầu ở Trung Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/27675-so-don-iran-2-tau-san-bay-my-den-khan-trung-dong.html

Quân đội Mỹ đang theo dõi sát tình hình bất ổn ở Venezuela

Quân đội Hoa Kỳ hôm thứ ba cho biết họ đang theo dõi sát diễn biến ở Venezuela nhưng không gợi ý bất cứ vai trò gì trong các sự kiện đang diễn ra, trong lúc các phe phái vũ trang chống đối và ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro đang đụng độ nhau tại một cuộc biểu tình bên ngoài căn cứ không quân ở Caracas.
“Chúng tôi đang theo dõi sát các diễn biến mới ở Venezuela và liên hệ chặt chẽ với các đối tác liên ngành và các cơ quan chỉ huy cao cấp của chúng tôi. Vào thời điểm hiện tại, nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ vẫn không thay đổi,” Đại tá Armando Hernandez, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh miền Nam, đặc trách các lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở Mỹ La tinh, nói.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-doi-my-dang-theo-doi-sat-tinh-hinh-bat-hon-o-venezuela/4897569.html

Ngoại trưởng Mỹ: Nga đã khuyên tổng thống Maduro

 không chạy sang Cuba

Mai Vân
Vào lúc tổng thống Venezuela tự phong Juan Guaido, được Mỹ ủng hộ, kêu gọi tiếp tục biểu tình vào hôm nay, 01/05/2019, và sau khi có nổ súng giữa binh sĩ ủng hộ Guaido và lực lượng thân Maduro, Washington trong suốt ngày hôm qua, đã gia tăng sức ép để tổng thống Nicolas Maduro rời bỏ chính quyền, thậm chí rời khỏi Venezuela.
Theo ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, một chiếc máy bay đã đợi sẵn đề chở ông Maduro sang Cuba, nhưng Nga đã khuyên ngăn.
Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, đã ghi nhận các phản ứng tại Mỹ trước các diễn biến ở Venezuela, trước tiên là của cố vấn An Ninh Quốc Gia: ông John Bolton phủ nhận là đã có đảo chính nhưng thất bại :
« Đó không phải là một cuộc đảo chính. Việc ông Juan Guaido tìm cách kiểm soát quân đội không có gì là đảo chính cả. John Bolton đã lên tiếng ngay vào buổi sáng. Cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ còn khẳng định: Tất cả phương án đều đã đặt lên bàn và với giọng đe dọa ông cho là sẽ là một sai lầm lớn của Maduro và những người ủng hộ ông ta khi sử dụng vũ lực đối với dân thường.
Vào cuối ngày hôm qua, sức ép gia tăng đối với tổng thống Maduro và đồng minh của ông. Tổng thống Donald Trump trên Twitter thông báo sẵn sàng áp đặt cấm vận toàn diện đối với Cuba và trừng phạt nghiêm ngặt nếu La Habana không triệt thoái hệ thống bố trí quân sự của Cuba ra khỏi Venezuela.
Vào buổi chiều thì ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo yêu cầu Nicolas Maduro rời khỏi Venezuela: Đã lâu rồi không ai thấy Maduro. Đã có một chiếc máy bay sẵn sàng cất cánh và Maduro đã sẵn sàng ra đi vào lúc sáng, nhưng theo những gì mà người ta được biết, Nga đã yêu cầu ông ta ở lại. Nhưng cũng đến lúc Maduro phải ra đi và chúng tôi yêu cầu ông ra đi càng nhanh càng tốt.
Ngoại trưởng Mỹ như đã thúc trực tiếp ông Maduro phải đi qua La Habana… Không thể ở lại Venezuela… Hãy cho chiếc máy bay đó cất cánh đi ».
Hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi «các bên không sử dụng bạo lực», «kiềm chế» và «ngay lập tức có các biện pháp để đưa tình hình trở lại bình thường».
Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, đồng thời khẳng định Liên Âu nỗ lực làm mọi việc để nền dân chủ và Nhà nước pháp quyền trở lại tại Venezuela, thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng, theo đúng Hiến pháp.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190501-my-nga-tong-thong-venezuela-khong-chay-sang-cuba

Chính phủ Venezuela cáo buộc

lãnh đạo đối lập âm mưu đảo chính

Giới chức Venezuela nói họ vừa dẹp một âm mưu đảo chính nhỏ sau khi lãnh đạo đối lập Juan Guiadó tuyên bố ông trong “giai đoạn cuối cùng” tiến tới chấm dứt sự cầm quyền của Tổng thống Nicolás Maduro.
Ông xuất hiện trong một đoạn video cùng những người mặc quân phục, và nói ông được sự ủng hộ của quân đội.
Guaido hủy biểu tình ở Tây Venezuela
Juan Guaidó bị Quốc hội thân Maduro tước quyền miễn trừ
Venezuela: Guaidó chờ quân đội ủng hộ
Ông Guiadó, người tự tuyên bố mình là tổng thống lâm thời hồi tháng Giêng, đã kêu gọi để phe quân sự ủng hộ ông nhiều hơn nữa trong việc chấm dứt việc ông Maduro “cướp đoạt” quyền lực.
Quân đội nhìn chung ủng hộ ông Maduro trong cuộc đối đầu với ông Guiadó.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo đối lập nhận được sự ủng hộ của hàng chục quốc gia, trong đó gồm hầu hết các nước Mỹ-Latin và Hoa Kỳ.
Nhưng quốc tế có vẻ như có ý kiến chia rẽ về những diễn biến mới nhất tại Caracas.
Diễn biến mới nhất
Ông Guiadó xuất hiện trong một video dài ba phút, bên cạnh một lãnh đạo đối lập khác là ông Leopoldo López, người đã bị quản chế tại gia kể từ khi bị kết tội xúi giục bạo lực trong các cuộc biểu tình chống chính phủ hồi 2014.
Chữ Thập Đỏ ‘sẽ cứu trợ cho Venezuela’
Máy bay Nga chở gì sang giúp ông Maduro?
Venezuela: Mỹ rút nhân viên tòa đại sứ ở Caracas
Ông López nói ông đã được các thành viên quân đội thả ra, những người tuyên bố trung thành với ông Guiadó.
Trong đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội, ông Guiadó oi ông được sự ủng hộ của “những người lính can đảm” tại Caracas.
Ông Guaidó, Chủ tịch Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, đã kêu gọi quân đội ủng hộ ông kể từ khi ông tự tuyên bố mình là tổng thống lâm thời.
Ông nói rằng Tổng thống Maduro là một “kẻ chiếm quyền” bởi đã được tái bầu trong kỳ bầu cử bị phản đối rộng khắp.
Đoạn video có vẻ như được thu hình vào lúc bình minh ở trong hoặc gần căn cứ không quân La Carlota ở thủ đô Caracas.
Mọi người có theo ông Guaidó?
Đoạn video sau đó đã được Reuters ghi lại, cho thấy cảnh ông Guiadó và ông López cùng hàng chục người mặc quân phục đứng trên một con đường cao tốc ở Caracas.
Nhiều người đeo băng tay và băng đầu màu xanh để tỏ ý ủng hộ ông Guiadó. Đoạn video cũng cho thấy hơi cay bắn vào họ.
Video cho thấy cảnh những người ủng hộ ông Guiadó ném đá vào căn cứ không quân trong lúc những người khác vẫy cờ Venezuela, nhưng có vẻ như họ không phối hợp hành động với nhau.
Ông López, người dẫn dắt đảng Popular Will mà ông Guiadó là một thành viên, thúc giục người Venezuela hãy tham gia cùng: “Toàn bộ người dân Venezuela, những ai muốn tự do hãy tới đây, hãy làm gián đoạn trật tự, hãy cùng tham gia, cổ vũ cho binh lính của chúng ta, cùng nhân dân. Xin chào Venezuela, hãy cùng nhau thực hiện điều này.”
Vợ ông nói với Parkin Daniels của Guardian rằng ông đã được thả “để sát cánh bên Guiadó, giải phóng Venezuela”.
Chính phủ phản ứng thế nào?
Bộ trưởng Thông tin Jorge Rodríguez đã lên Twitter nói về các sự kiện. Ông viết rằng chính phủ đang chặn một nhóm nhỏ “những kẻ phản bội trong quân đội”, mà ông nói là đang ủng hộ một cuộc đảo chính.
Bộ trưởng Quốc phòng Vladmir Padrino nói rằng các căn cứ quân sự đang “hoạt động bình thường” và rằng các lực lượng có vũ trang đang “vững vàng bảo vệ hiến pháp và các cơ quan hợp pháp”.
Trong một tin tweet sau đó, ông viết, “Họ là những kẻ hèn nhát!!”
Một thành viên cao cấp trong đảng xã hội đang nắm quyền, Diosdado Cabello, kêu gọi những người ủng hộ Tổng thống Maduro hãy xuống đường quanh dinh tổng thống để bảo vệ ôgn Maduro khỏi “âm mưu hữu khuynh”.
Cộng đồng quốc tế nói gì?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết tweet đáp lời ông Guiadó.
“Chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ nhân dân Venezuela trong công cuộc đấu tranh đòi tự do và dân chủ,” ông viết.
Trong lúc đó, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders nói Tổng thống Hoa Kỳ đã được báo cáo tình hình và “chúng tôi đang theo dõi những gì diễn ra”.
Hoa Kỳ mong phục hồi dân chủ, tự do cho người dân VenezuelaBà Kellyanne Conway
Còn bà Kellyanne Conway, cố vấn trong Tòa Bạch Ốc thì nói chính quyền Hoa Kỳ “sát cánh cùng lãnh đạo đối lập Juan Guaidó.
Bà Conway nói, “đã đến lúc lãnh đạo XHCN Nicolás Maduro phải ra đi, và Hoa Kỳ mong phục hồi dân chủ, tự do cho người dân Venezuela.”
Thượng nghị sỹ Mỹ Marco Rubio, một người ủng hộ mạnh mẽ ông Guiadó, cũng dùng Twitter để thúc giục quân đội Venezuela ủng hộ chủ tịch quốc hội.
Nhưng một nữ phát ngôn viên của chính phủ Tây Ban Nha thì cảnh báo về tình trạng “tắm máu” ở Venezuela.
“Tây Ban Nha không ủng hộ bất kỳ cuộc đảo chính quân sự nào,” Isavel Celaa nói, và thúc giục tìm giải pháp “hòa bình” cho cuộc khủng hoảng Venezuela.
Tổng thống Colombia Iván Duque kêu gọi quân đội Venezuela ủng hộ ông Guiadó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48098088

Venezuela: Juan Guaidó kêu gọi tiếp tục biểu tình hôm 1/5

Về ‘âm mưu đảo chính’ ở Venezuela
Tổng thống lâm thời tự phong Juan Guaidó kêu gọi người Venezuela ủng hộ ông tiếp tục biểu tình hôm 1/5, sau cuộc đụng độ dữ dội hôm 30/4.
Tổng thống Nicolás Maduro, người mà nhà lãnh đạo phe đối lập đang cố gắng lật đổ, vẫn thách thức bất chấp các cuộc biểu tình.
Trong bài diễn văn trên truyền hình, ông mô tả những người ủng hộ Guaidó là một “nhóm nhỏ” mà kế hoạch của họ đã thất bại.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ cáo buộc ông Maduro đã sẵn sàng lên đường trốn sang Cuba để thoát khỏi tình trạng bất ổn.
Venezuela nói đang ‘dập tắt âm mưu đảo chính’ 30/4
Juan Guaidó bị Quốc hội thân Maduro tước quyền miễn trừ
Venezuela: Guaidó chờ quân đội ủng hộ
Giới chức Mỹ cho biết ba thành viên nội các ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đồng tình rằng ông ta phải ra đi.
Tin tức này xuất hiện sau khi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó kêu gọi quân đội giúp chấm dứt sự cai trị của ông Maduro.
Người biểu tình xuống đường ở thủ đô Caracas để ủng hộ ông Guaidó hôm thứ Ba 30/4.
Nhưng các lãnh đạo quân sự dường vẫn ủng hộ ông Maduro, cáo buộc ông Guaidó đã toan tính đảo chính.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng quả quyết rằng Tổng thống Maduro đã chuẩn bị rời Venezuela hôm thứ Ba để bay tới Cuba nhưng đã bị Nga phản bác. Ông Pompeo không đưa ra bằng chứng nào về tuyên bố này.
“Họ có một chiếc máy bay đợi sẵn trên đường băng. Ông ấy đã sẵn sàng rời đi sáng nay, như chúng tôi biết. Người Nga cho biết ông ta nên ở lại”, ông Pompeo nói với đài truyền hình CNN.
Tổng thống Maduro có bài phát biểu khiêu khích trên truyền hình tối thứ Ba.
Ngồi bên cạnh các chỉ huy quân sự, ông nói ông sẽ chiến thắng khi đối mặt với những gì ông gọi là một nỗ lực đảo chính được hậu thuẫn bởi chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Các quan chức là ai?
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino là một trong những người đã tham gia vào cuộc đàm phán kéo dài ba tháng với phe đối lập.
Tuy nhiên, ông Padrino xuất hiện trên truyền hình hôm thứ Ba, xung quanh là các binh lính, khẳng định lòng trung thành với ông Maduro.
Ông Bolton cũng nêu tên chánh án tòa án tối cao Maikel Moreno và chỉ huy trưởng bảo vệ Tổng thống, ông Ivan Rafael Hernandez Dala.
Ông nói rằng họ đã cam kết “đạt được sự chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình từ phe cánh của Maduro” sang cho ông Guaidó – người mà Mỹ, Anh và một số quốc gia khác công nhận là nhà lãnh đạo chính đáng của Venezuela.
“Tất cả đồng tình rằng ông Maduro phải đi,” ông Bolton nói với các phóng viên ở Washington.
Ông Bolton không đưa ra bằng chứng nào cho thấy những người trung thành với Maduro đang chuẩn bị từ bỏ ông ta. Những khẳng định sau đó được lặp lại bởi Elliott Abrams, đặc phái viên Hoa Kỳ tại Venezuela.
Điều gì xảy ra ở Venezuela?
Cuộc tranh giành quyền lực giữa ông Maduro và ông Guaidó, người lãnh đạo Quốc hội do phe đối lập bầu, bắt đầu từ tháng Một.
Ông Guaidó tuyên bố mình là lãnh đạo lâm thời và đã được hàng chục quốc gia công nhận, nhưng ông Maduro vẫn nắm quyền.
Vào sáng thứ Ba 30/1, ông Guaidó xuất hiện trong một video trên mạng xã hội cùng với một lãnh đạo phe đối lập khác, Leopoldo López, người bị quản thúc tại gia kể từ khi bị kết tội xúi giục bạo lực trong các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2014.
Trong video, ông Guaidó tuyên bố ông đang ở “giai đoạn cuối” chấm dứt sự cai trị của Tổng thống Maduro và rằng ông có sự hỗ trợ của “những người lính dũng cảm” ở Caracas.
“Các lực lượng vũ trang quốc gia đã đưa ra quyết định chính xác … họ được đảm bảo đứng về phía lẽ phải của lịch sử,” ông nói.
Tuy nhiên, quân đội dường như không ủng hộ ông Guaidó trong ngày này.
Phóng viên BBC Guillermo Olmo ở Caracas, cho rằng thứ Ba đánh dấu giai đoạn bạo lực nhất của cuộc khủng hoảng chính trị Venezuela cho tới nay.
Các cuộc đụng độ diễn ra giữa những người ủng hộ ông Guaidó và các xe quân đội. Người biểu tình được nhìn thấy ném đá, nhưng bị đẩy lùi bởi hơi cay và vòi rồng.
Camera truyền hình cũng ghi được khoảnh khắc xe bọc thép lao vào đám đông. Không rõ có ai bị thương tích trong vụ việc này.
Bộ Y tế Venezuela cho biết 69 người bị thương trên cả nước.
Một thất bại, hoặc hơn thế, sẽ xảy ra?
Katy Watson, BBC News
Sự kiện hôm thứ Ba chắc chắn rất kịch tính. Nhưng không rõ khi nào nó chấm dứt ở Venezuela.
Juan Guaidó đã có động thái táo bạo khi tuyên bố các lực lượng vũ trang đã đứng về phía ông. Và việc chính trị gia đối lập Leopoldo López, người đang bị quản thúc tại gia, đứng bên cạnh ông cũng là một bất ngờ lớn. Ai đã giải thoát ông ta và điều đó nói gì về lòng trung thành của các lực lượng vũ trang?
Nhưng ngày trôi qua mà mọi việc không rõ ràng hơn – chính xác ai là người đứng sau cái gọi là cuộc nổi dậy này? Để Juan Guaidó đạt được sự thay đổi thể chế như đã hứa, ông ta cần các tướng quân đội đứng về phía mình. Cho đến nay, ít nhất là công khai, họ vẫn trung thành với ông Maduro.
Tình hình vẫn còn khó hiểu – nhưng sự tự tin mà phe đối lập có được vào đầu ngày có vẻ như đang suy yếu dần.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48116048

Lãnh đạo đối lập Venezuela kêu gọi quân đội nổi dậy

Lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido hôm 30/4 kêu gọi công chúng Venezuela nổi dậy lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro, trong lúc các phe phái vũ trang chống và ủng hộ ông Maduro đụng độ nhau tại một cuộc biểu tình bên ngoài căn cứ không quân ở Venezuela khi cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này bước sang một đỉnh điểm mới, theo Reuters.
Các nhân chứng cho hãng thông tấn Anh biết, hàng chục thanh niên vũ trang trong quân phúc đã tháp tùng ông Guaido trong cuộc đọ súng với các binh sĩ ủng hộ cho ông Maduro bên ngoài căn cứ không quân La Carlota, nhưng có vẻ như phe đối lập không chủ ý giành quyền kiểm soát bằng vũ lực.
Trong một video đăng trên Twitter vào sáng sớm 30/4, ông Guiado tuyên bố bắt đầu “giai đoạn cuối” của chiến dịch lật đổ ông Maduro, và kêu gọi người dân Venezuela và quân đội ủng hộ ông chấm dứt sự “cướp đoạt” của ông Maduro.
Khoảng ba giờ sau thông báo của ông, không có dấu hiệu của bất kỳ hoạt động quân sự nào khác, cũng không có báo cáo thương vong nào ngay lập tức.
Các lực lượng an ninh trước đó đã bắn hơi cay vào ông Guaido khi hàng trăm thường dân gia nhập vào nhóm ông, Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vladimir Padrino nói: “Chúng tôi bác bỏ phong trào đảo chính này, vốn nhằm mục đích đem bạo lực vào đất nước”.
Ông nói rằng các lực lượng vũ trang vẫn “kiên quyết bảo vệ chính quyền hợp pháp và hợp hiến của quốc gia”, và tất cả các đơn vị quân đội trên khắp Venezuela báo cáo tình trạng “bình thường” trong doanh trại và căn cứ của họ.
Động thái này được xem là nỗ lực táo bạo nhất của ông Guaido nhằm thuyết phục quân đội nổi dậy chống lại ông Maduro. Nếu thất bại, nó có thể được coi là bằng chứng cho thấy ông thiếu sự hỗ trợ mà ông đã từng tuyên bố. Nó cũng có thể khuyến khích chính quyền, những người đã tước quyền miễn trừ quốc hội và mở nhiều cuộc điều tra về ông, có thể bắt giữ ông.
Hoa Kỳ nằm trong số 50 quốc gia công nhận ông Guaido là Tổng thống Venezuela, và đã áp đặt các lệnh trừng phạt để cố gắng thay thế ông Maduro.
Giá dầu hiện đang ở mức rất cao, 73 USD, một phần do sự bất ổn ở Venezuela, một thành viên của khối OPEC đã bị Mỹ trừng phạt và cuộc khủng hoảng kinh tế.
Theo lời phát ngôn viên Nhà Trắng, Sarah Sanders, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “đã được thông báo và đang theo dõi tình hình đang diễn ra”. Nhà Trắng từ chối bình luận về việc chính quyền đã được hỏi ý kiến hay biết trước về kế hoạch của ông Guaido hay không.
https://www.voatiengviet.com/a/guaido-keu-goi-quan-doi-noi-day/4897769.html

Venezuela : Mỹ tăng sức ép nhưng Maduro vẫn kháng cự

Tú Anh
Nicolas Maduro chuẩn bị lên máy bay đậu sẵn để bay sang Cuba tị nạn nhưng vào giờ chót Matxcơva thuyết phục tổng thống Venezuela thay đổi ý định. Tuyên bố trên đây của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gián tiếp nhìn nhận áp lực mới nhất của Mỹ lôi kéo quân đội Venezuela ủng hộ đối lập, nhưng không mang lại kết quả mong muốn.
Vào lúc đối lập Venezuela vận động dân chúng và chuẩn bị biểu dương lực lượng trên toàn quốc nhân ngày lễ Lao Động 01 tháng 05 thì ngày hôm trước xảy ra một số đột biến chứng tỏ có một cuộc đấu trí ác liệt.
Sáng sớm này 30/04, tổng thống tự phong Juan Guaido xuất hiện trong một doanh trại quân đội ở thủ đô Caracas bên cạnh những người lính đeo băng xanh dương trên tay, màu biểu tượng của « Chiến dịch Tự do ». Ông long trọng tuyên bố « quân đội đã đứng về phe dân chúng».
Sự kiện tù nhân chính trị Leopoldo Lopez, nhân vật chủ chốt chống chế độ Hugo Chavez trong thập niên 2000, đang bị quản thúc, lại đứng cạnh Juan Guaido cũng như nhiều nhà đối lập khác được thả, chứng tỏ Manuel Ricardo Cristopher Figuera, giám đốc cơ quan công an chính trị Sebin, đã ngả theo đối lập. Nếu công cụ đàn áp đối lập bỏ rơi chế độ, thì đây là một đòn đau đối với tổng thống Maduro, nhưng Sebin không có vũ khí nặng như quân đội, theo bình luận của « đại sứ đối lập » ở Genève với báo Thụy Sĩ Le Temps.
Còn theo thông tín viên của Le Monde ở Washington, thì từ sáng sớm 30/04, đích thân tổng thống Mỹ theo dõi diễn biến tình hình « từng phút một ».
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, trong một cuộc họp báo đột xuất, thúc giục những sĩ quan cao cấp, công chức nồng cốt của chế độ Maduro đã tiếp xúc với đối lập, phải hành động. Bộ trưởng Quốc Phòng Vladimir Padrino, chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ phủ tổng thống Iven Hernandez và chánh án Tòa Án Tối Cao Maikel Moreno là ba nhân vật được John Bolton lưu ý. Để gây sức ép tâm lý, cố vấn an ninh Mỹ đe dọa sử dụng « mọi biện pháp » tuy rằng Hoa Kỳ « vẫn ưu tiên cho giải pháp chính trị và không chủ trương đảo chính ».
Matxcơva thuyết phục Maduro bám trụ
Trước áp lực của Washington, tổng thống Maduro bỏ dinh tổng thống chạy vào bộ Quốc Phòng. Nếu tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ là sự thật thì « Maduro đã sẵn sàng bay sang Cuba nhưng Matxcơva đã thuyết phục được tổng thống Venezuela nên ở lại » kháng cự cuộc tấn công của Juan Guaido.
Theo các nguồn tin thông thạo ở Caracas, giám đốc công an chính trị Sebin là nhân vật cột trụ đầu tiên đi theo đối lập. Tư lệnh không quân cũng từ chối tuân lệnh tổng thống Maduro oanh kích biểu tình, nhưng theo một viên chức Mỹ, tổng thống tự phong Juan Guaido khó mà thuyết phục được quân đội bỏ rơi Maduro.
Sau khi tổng thống tự phong rời căn cứ quân sự ở ngoại ô Caracas, vệ binh trung thành với tổng thống Maduro nổ súng và cho xe bọc thép ủi vào đám đông gây thương tích cho 78 người.
Sau một ngày im lặng, tổng thống Maduro tuyên bố phá vỡ một mưu toan đảo chính. Trước đó, ngoại trưởng Venezuela tố cáo Lầu Năm Góc và cố vấn an ninh Mỹ chủ mưu đảo chính, điều mà ông John Boton bác bỏ.
Chính quyền Nga, yểm trợ chế độ Maduro bằng quân sự và ngoại giao, chỉ trích đối lập Venezuela chọn hình thức tranh đấu cực đoan. Trong khi đó, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi hai bên chấm dứt mọi

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.