Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 30/05/2019

Thursday, May 30, 2019 6:22:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 30/05/2019

Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông


Trên trang mạng asiatimes, ngày 22/05/2019, với bài viết có tựa « Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông », Richard Javad Heydarian, nhà phân tích chính trị, ngoại giao khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã khẳng định như trên.



Richard Javad Heydarian, đồng thời là giảng viên khoa học chính trị tại đại học De La Salle và đại học Ateneo de Manila, Philippines. Ông cho rằng vào lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gia tăng cường độ, một mặt trận thứ hai với nguy cơ xung đột cao giữa hai cường quốc đang dần dần hình thành tại Biển Đông và có thể buộc những quốc gia trong khu vực phải tỏ rõ quan điểm địa chính trị của mình.

Trung tuần tháng Năm, một chiến hạm Mỹ được trang bị tên lửa dẫn đuờng đã đi tuần tra gần vùng bãi đá Scarborough, bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 2012 nhưng Philippines khẳng định có chủ quyền. Đây là lần thứ hai, trong vòng một tháng, tàu chiến Mỹ hoạt động tại vùng biển này, nhân danh tự do hàng hải và nhằm tỏ thái độ chống lại chính sách của Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ồ ạt các thực thể đang có tranh chấp tại Biển Đông.

Đầu tháng Năm, hải quân Mỹ-Philippines lần đầu tiên đã phối hợp luyện tập tìm kiếm và cứu hộ cũng gần bãi đá Scarborough. Cách đó chưa đầy 5 cây số, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ cuộc luyện tập này.

Theo tác giả, Trung Quốc có lý do để lo ngại : Trong tháng Tư, hải quân Mỹ-Philippines đã tập trận chung với giả định giành lại quyền kiểm soát một hòn đảo bị chiếm giữ. Một số chuyên gia cho rằng các cuộc tập trận, luyện tập cho thấy trong tương lai, tuần dương Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng hơn tại vùng biển này.

Trong năm nay, Trung Quốc đã gia tăng triển khai lực lượng hải quân và bán quân sự tại Biển Đông, gây nhiều lo ngại về nguy cơ va chạm, xung đột với những quốc gia nhỏ bé hơn, có tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đẩy mạnh việc hợp tác với hải quân các đồng minh, đối tác. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ cùng với Nhật Bản, Ấn  Độ và Philippines, ngày 09/05, đã tiến hành tập trận chung trong khuôn khổ hoạt động tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, thể hiện cam kết chung là « thúc đẩy hợp tác hàng hải trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở cửa ».

Các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Philippines và các nước khác trong vùng đã làm dấy những phản ứng từ phía các nước phương Tây. Hồi tháng Tư, hải quân Pháp tự tiến hành chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải tại Biển Đông. Tàu chiến Pháp còn đi qua cả eo biển Đài Loan.

Trong tương lai, các động thái tương tự chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra tại vùng Biển Đông. Gần đây, tại Kuala Lumpur, trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Randall Schriver đã tuyên bố vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương là « khu vực ưu tiên » của Hoa Kỳ.

Nhân diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La, Singapore, (31/05-02/06/2019), chính quyền Hoa Kỳ công bố một chiến lược mới chống lại những tham vọng hàng hải của Trung Quốc. Theo ông Randall Schriver, mục tiêu của chiến lược mới này là không để cho Trung Quốc « triển khai thêm các hệ thống quân sự » và phải dỡ bỏ các hệ thống quân sự đã được lắp đặt trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Quan chức này nhấn mạnh, ý định của Hoa Kỳ là không để cho « bất kỳ nước nào thay đổi luật pháp quốc tế và nguyên trạng tại Biển Đông », chính vì thế, Hoa Kỳ tiến hành các chiến dịch tuần tra vì tự do lưu thông cũng như các hoạt động hiện diện khác ở Biển Đông.




Chủ tịch Trung Quốc


‘từ bỏ’ cam kết Biển Đông với ông Obama



Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm 29/5 nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phá vỡ cam kết không quân sự hóa Biển Đông với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

“Mùa thu năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống Obama là họ sẽ không quân sự hóa các hòn đảo [ở Biển Đông]. Nhưng những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay đó là các đường băng dài 10 nghìn bộ [hơn 3 nghìn mét], các kho chứa đạn dược, việc thường xuyên triển khai thiết bị có khả năng phòng thủ tên lửa, khả năng hàng không, vân vân”, vị tướng là sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội Hoa Kỳ nói trong một cuộc trao đổi về quốc phòng ở Viện Brookings tại thủ đô Washington.

“Vì thế, rõ ràng họ đã từ bỏ cam kết đó”.



Về ý kiến cho rằng Trung Quốc dường như không còn cấp tập xây đảo và quân sự hóa ở Biển Đông, ông Dunford nói: “Tôi cho rằng đó là vì các đảo giờ đã được phát triển tới mức chúng có thể cung cấp khả năng quân sự theo như đúng yêu cầu của Trung Quốc”.

Họ cần phải bị quy trách nhiệm nào đó để ngăn chặn các vi phạm trong tương lai.

Tướng Dunford nói.

Vị tướng Mỹ này nói thêm rằng “khi chúng ta phớt lờ các hành động không tuân thủ các luật lệ, nguyên tắc và tiêu chuẩn, chúng ta đã lập ra một tiêu chuẩn mới”.

Dù “không gợi ý phải có hành động quân sự đáp trả” việc làm của Trung Quốc, ông Dunford nói rằng điều cần làm là phải có “hành động tập thể chặt chẽ đối với những ai vi phạm các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế”.

“Họ cần phải bị quy trách nhiệm nào đó để ngăn chặn các vi phạm trong tương lai”, vị tướng Mỹ nói tiếp.

Ông cũng nói thêm rằng “dĩ nhiên có thể có các bước đi kinh tế và ngoại giao” để thực hiện điều này, chứ không phải “hành động quân sự đáp trả”.

Bình luận của Tướng Dunford được đưa ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa chính quyền của Tổng thống Trump và Trung Quốc tiếp tục leo thang.



Theo tìm hiểu của phóng viên VOA tiếng Việt, cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình với ông Obama được đưa ra vào ngày 25 tháng Chín năm 2015.

Khi đó, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Barack Obama tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng nhân chuyến thăm Mỹ, ông Tập nói rằng “liên quan tới các hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa theo cách gọi của Trung Quốc] không nhắm mục tiêu hoặc ảnh hưởng tới bất kỳ nước nào, và Trung Quốc không có ý định theo đuổi việc quân sự hóa”.

… Trung Quốc không có ý định theo đuổi việc quân sự hóa.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Obama.

Ông Tập cũng tuyên bố “cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông], giải quyết các khác biệt và tranh chấp thông qua đối thoại, và xử lý các tranh chấp thông qua đàm phán, tham vấn và một cách hòa bình, và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được lợi ích chung thông qua hợp tác”.

Trước đó, ông Obama nói rằng trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc “quân sự hóa ở các vùng biển tranh chấp” cũng như “nhắc lại quyền của tất cả các nước về tự do hàng hải và bay ngang và dòng chảy thương mại không bị cản trở”.



“Tôi chỉ ra rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ra khơi, bay ngang và hoạt động ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”, ông Obama nói, theo Nhà Trắng.

Kể từ năm 2015 tới nay, Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều hoạt động thể hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, khiến Trung Quốc giận dữ.

Mới nhất, tàu khu trục Hoa Kỳ Preble hôm 19/5 đã tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để theo lời hải quân Hoa Kỳ là “thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức, và bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến hàng hải theo luật pháp quốc tế”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng từng lên tiếng ủng hộ “quyền tự do hàng hải” ở Biển Đông sau hành động của Mỹ.




Nhật: Sẵn Sàng Bảo Vệ Phi Luật Tân Chống TQ


BIỂN ĐÔNG — Nhật Bản nói rằng họ sẵn sàng bảo vệ Phi Luật Tân nếu an ninh cần thiết và tiếp tục giữ Biển Đông rộng mở cho tự do hàng hải.

Đại sứ Phi Luật Tân tại Nhật Bản là Jose Laurel V nói rằng Nhật Bản  đã đồng ý trao cho Manila 10 chiếc tàu phòng vệ duyên hải và những tài sản khác, theo báo Philippines Star cho biết. Ông Laurel giải thích sự quan trọng của việc giữ tự do hàng hải. Ông cho biết thêm rằng Nhật ngưỡng mộ Tổng Thống Rodrigo Duterte và “sự lãnh đạo lôi cuốn của ông.”Ông Laurel nói rằng, “Khi Nhật Bản đi xuống phía nam, quốc gia nào mà họ sẽ tới đầu tiên? Đó là Phi Luật Tân. Vì vậy, Nhật Bản là quốc gia trao đổi thương mại.



“Họ tồn tại trên việc bán hàng hóa sản xuất cho thế giới. Họ phải giữ đường biển cho tàu thuyền đi lại tự do.

“Như thế chỉ có mỗi cách mà họ đi ra là xuống phía nam, giữ cho phía đông Ấn Độ Dương sống còn và để đi tới Châu Âu. Nếu họ muốn đi tới Mỹ thì họ phải đi về hướng bờ tây của Hoa Kỳ.

“Bạn phải nhớ rằng bởi vì chúng tôi là bạn bè rất thân, Nhật Bản cũng dựa vào Phi Luật Tân.

“Nhật Bản sẽ hậu thuẫn nhân dân Phi Luật Tân lúc cần thiết, đặc biệt về an ninh.

Nhật và Phi có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc là nước tuyên bố chủ quyền trên  Biển Đông.

Brunei, Indonesia, Malaysia, Taiwan và Vietnam cũng tuyên bố chủ quyền trên đường mậu dịch bận rộn nhất thế giới này.

Nhật, Phi cùng tham gia với Mỹ và Ấn Độ để tập trận hải quân trên vùng biển tranh chấp này vào tuần trước.




Mỹ tiếp tục cam kết sẽ bảo vệ Philippines ở Biển Đông


Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim (23/5) khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công vũ trang ở Biển Đông.

Phát biểu trước báo giới tại thành phố Quezon của Philippines, Đại sứ Sung Kim cho biết Biển Đông “rất quan trọng đối với tất cả chúng ta” và Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện ở vùng biển này. Dù không phải là bên tranh chấp, Mỹ rất quan tâm tới những gì đang diễn ra ở Biển Đông và đó là lý do Mỹ làm việc tận lực để bảo vệ tự do hàng hải và tự do hàng không trong khu vực. Những nguyên tắc và giá trị này quan trọng đối với tất cả chúng ta, không chỉ cho khu vực Thái Bình Dương mà cả cộng đồng quốc tế nên đó là lý do Mỹ đang tiến hành hoạt động tự do hàng hải.

Ngoài ra, Đại sứ Sung Kim khẳng định Mỹ có sự hỗ trợ của Philippines trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công vũ trang ở Biển Đông; cho rằng Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương nên Hiệp ước phòng thủ chung rõ ràng áp dụng cho các tình huống ở Biển Đông; nhấn mạnh đây là mối quan hệ liên minh rất gần gũi nên có sự liên lạc liên tục giữa hai bên. Theo ông Sung Kim, tính riêng trong năm 2018, Mỹ và Philippines có trên 250 hoạt động quân sự chung.

Được biết, Hiệp ước An ninh Mỹ – Philippines 1951 (MDT) là công cụ pháp lý quan trọng để Mỹ bảo vệ Philippines trước các hoạt động khiêu khích, đe dọa an ninh từ Trung Quốc. MDT được ký kết vào ngày 30/8/1951 tại Washington, DC giữa đại diện của Philippines và Mỹ, trong đó quy định cả hai nước sẽ hỗ trợ nhau nếu một trong hai nước bị tấn công từ bên ngoài. Cụ thể: Điều II, Mỹ và Philippines bằng cách tự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau để duy trì và phát triển năng lực cá nhân và tập thể chống lại các cuộc tấn công vũ trang. Điều III, Mỹ và Philippines thông qua Bộ Trưởng Ngoại giao hoặc các cơ quan đại diện để tham khảo, trao đổi ý kiến liên quan việc thực hiện MDT khi Mỹ hoặc Philippines nhận thấy toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hay an ninh bị đe dọa bởi cuộc tấn công vũ trang ở bên ngoài Thái Bình Dương. Điều IV, khi Mỹ hoặc Philippines công nhận rằng một cuộc tấn công vũ trang trong khu vực Thái Bình Dương đe dọa đến hòa bình và an ninh của một trong hai nước thì Mỹ hoặc Philippines sẽ có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho nước kia. Điều V, một cuộc tấn

công vũ trang quy định trong Điều IV bao gồm một cuộc tấn công vũ trang trên lãnh thổ, trên các vùng đảo thuộc chủ quyền của Mỹ hoặc Philippines ở Thái Bình Dương, hoặc tấn công các lực lượng vũ trang, tàu, máy bay của Mỹ hoặc Philippines ở Thái Bình Dương. ĐIỀU VIII, MDT có hiệu lực vô thời hạn.

Trước đó, tại lễ kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp ước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Philippines Alberto Del Rosario (11/11/2011) tái khẳng định MDT là nền tảng cơ bản trong quan hệ song phương, hai nước có nghĩa vụ chung thực hiện MDT và cam kết sẽ duy trì quan hệ mật thiết, đáp ứng yêu cầu hợp tác để tăng cường khả năng phòng thủ, ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh chung; khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong việc giải quyết những thách thức khu vực và trên thế giới, bao gồm cả an ninh hàng hải và các mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, phát triển hạt nhân, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia; khẳng định hai bên chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp chủ quyền ở các vùng biển thông qua các tiến trình hòa bình, hợp tác, đa phương và ngoại giao trong khuôn khổ luật pháp quốc tế; cam kết thúc đẩy lợi ích an ninh quốc gia chung thông qua đối thoại chiến lược cấp cao.

Gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (1/3) cam kết sẽ bảo vệ Philippines trước “các vụ tấn công bằng vũ trang” ở khu vực Biển Đông, khẳng định các hoạt động xây đảo và động thái quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa tới chủ quyền, an ninh và kinh tế của Philippines cũng như Mỹ, nhấn mạnh Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, nên mọi vụ tấn công nhằm vào lực lượng, máy bay hoặc tàu của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ chung theo điều 4 trong Hiệp ước Phòng thủ lẫn nhau Mỹ và Philippines; đồng thời tái khẳng định Mỹ luôn đảm bảo cam kết không lay chuyển, đó là giữ Biển Đông luôn là vùng biển mở cho giao thương hàng hải quốc tế, trong bối cảnh Trung Quốc không giấu giếm ý định kiểm soát toàn bộ tuyến đường biển huyết mạch này.

Trái ngược với Mỹ, một số quan chức Philippines gần đây quan ngại rằng Mỹ sẽ không thực hiện theo các điều khoản trong MDT để bảo vệ Manila trước các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (5/3) cho rằng, Chính phủ Philippines nên xem xét lại Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines để tránh gây ra xung đột vũ trang tiềm tàng với Trung Quốc trên Biển Đông. Theo ông Lorenzana, môi trường an ninh trong khu vực đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với khi Philippines và Mỹ xây dựng Hiệp ước phòng thủ chung cách đây 68 năm; Philippines không gây xung đột và cũng sẽ không có chiến tranh với bất kỳ nước nào trong tương lai. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, Mỹ đã thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra quân sự ở Biển Đông, điều này khiến gia tăng khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ở trong khu vực. Và khi đó, vì Hiệp ước đã có, Philippines đương nhiên trở thành “kẻ trong cuộc”, bị lôi vào cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, ông Lorenzana cũng bày tỏ lo ngại về cam kết của Mỹ đối với Philippines và cảnh báo về những hậu quả không thể lường trước được. Năm 1992, quân đội Mỹ đã rút khỏi Philippines sau khi Thượng viện nước này bỏ phiếu chấm dứt hợp đồng cho thuê hai căn cứ của Mỹ trên đất Philippines. Ông Lorenzana cho biết, ngay sau đó người Trung Quốc bắt đầu các hành động coi thường luật pháp quốc tế ở Biển Đông và “Mỹ đã không ngăn chặn” về âm mưu của Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn.

Trước đây ông Lorenzana đã từng nhiều lần kêu gọi xem xét lại Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines. Phát biểu tại hội nghị của Hiệp hội các nhà báo quốc tế ở Manila, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (17/1/2018) cho rằng Manila nên xem xét lại Hiệp ước đồng minh với Washington để làm rõ khi nào Mỹ hỗ trợ nước này trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông là thách thức an ninh “lớn nhất” của Philippines.




Biển Đông: Các lãnh đạo cấp cao của TQ


cũng có thể bị Mỹ trừng phạt


Các lãnh đạo cấp cao của Mỹ cũng có thể bị Mỹ trừng phạt nếu dự luật ngăn quân sự hóa Biển Đông được Hoa Kỳ thông qua.

Hải quân Trung Quốc phô diễn sức mạnh trong một cuộc tập trận trên Biển Đông – ảnh Sputnik International.

Theo nhận định của trang Asia Times, nếu Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông trong thời gian tới, các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc cũng có thể bị cấm vận nếu người đó trực tiếp chỉ đạo quân sự hóa hai vùng biển này.

Giữa lúc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trở lên gay gắt, tuần trước, 14 nhà lập pháp của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, đại diện bởi thượng nghị sĩ Marco Rubio, đã đệ trình lên quốc hội dự luật trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có liên quan đến hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông.

Nội dung được các thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ đệ trình lên Quốc hội có tên “Dự luật áp lệnh cấm vận đối với Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa liên quan đến các hoạt động trên Biển Đông và Hoa Đông và các mục đích khác”, dự luật này có 12 tiểu mục.

Trong Mục 2 của dự luật nêu rõ, dù Mỹ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền đối với các thực thể đất trong khu vực… Tất cả yêu sách hàng hải phải được dựa trên thực thể tự nhiên, theo đúng luật quốc tế”. (Báo cáo Bộ Quốc phòng Mỹ tháng 8-2015).

Trong Mục 5, quan điểm trên được nhấn mạnh, rằng Quốc hội Mỹ phản đối hành động của chính phủ bất cứ quốc gia nào can thiệp vào quyền tự do sử dụng vùng nước và không phận ở Biển Đông hoặc Hoa Đông; yêu cầu Trung Quốc ngừng theo đuổi các yêu sách bất hợp pháp và hành động quân sự hóa một khu vực quan trọng đối với an ninh toàn cầu.

Dự luật cũng kêu gọi chính phủ Mỹ mở rộng các chiến dịch tự do hàng hải và hàng không, phản ứng lại hành động khiêu khích của Trung Quốc bằng các biện pháp tương xứng.

Tờ Asia Times bình luận cho rằng, với những từ ngữ, nội dung cứng rắn như trên, Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông 2019 hứa hẹn sẽ khiến Bắc Kinh phản ứng mạnh nếu được thông qua, thương chiến cũng sẽ gia tăng vì nhiều công ty hàng đầu Trung Quốc có liên quan đến hoạt động cải tạo ở Biển Đông.

Dự luật đang được Quốc hội Mỹ xem xét yêu cầu tổng thống áp đặt lệnh trừng phạt về nhập cảnh và tài sản tại Mỹ đối với bất cứ người Trung Quốc nào có liên quan đến các dự án xây dựng và phát triển, trực tiếp bằng hành động hoặc chính sách, mang tính chất đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Theo Asia Times, do cách tiếp cận toàn diện của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, trong đó chính quyền địa phương, quân đội, các tổ chức bán quân sự đều có tham gia, lệnh cấm vận của Mỹ có thể vượt xa hơn các doanh nghiệp nhà nước lớn, bao trùm cả quân đội Trung Quốc và các đơn vị chính quyền.

Ngoài ra, dự luật có đính kèm danh sách ban đầu gồm 25 công ty Trung Quốc có thể bị trừng phạt ngay, đáng chú ý là CCCC Dredging Group, công ty con trực thuộc Tập đoàn Xây dựng viễn thông Trung Quốc, đơn vị đã tham gia xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.

Danh sách này còn có Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (Sinopec), Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), China Mobile, Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom), Tập đoàn Khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC)…

Về mặt lý thuyết cấm vận có thể áp dụng với cả lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc, nếu người đó chủ trương quân sự hóa phi pháp Biển Đông.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.