Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Mỹ thẳng thừng bác điều kiện của Triều Tiên; Triều Tiên chỉ trích Washington; Triều Tiên đi nước cờ mới; Kim Jong-un đánh tiếng

Wednesday, April 24, 2019 2:36:00 PM // ,

Mỹ thẳng thừng bác điều kiện của Triều Tiên; Triều Tiên chỉ trích Washington; Triều Tiên đi nước cờ mới; Kim Jong-un đánh tiếng

Quí bạn đọc thân mến, 

 
Có phải BTT vừa trúng 2 phát đạn từ NT Pompeo và CVAN Bolton tại cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kin Hà nội thì đây là cú chạy đạn mới nhưng khổ nổi Mỹ cứ xiết cấm vận làm cho BTT cạn gạo, dầu vơi nên trước đây ông Kim còn bắn thử được hỏa tiễn đường xa có thể đến thăm New York, San Francisco thì nay chỉ bắn được phi đạn tầm gần … nhưng cũng phải rán bắn để giữ cho tinh thần quân đội đừng xuống cấp vì thiếu ăn và có thể may ra cũng giữ được chút thể diện trước khi phải đến gặp  xì Trump lần 3 để …đánh ván bài tẩy mới ?
Nhưng ông Trùm cứng quá, nắm tẩy xì Kim, cấm vận tứ phương bốn hướng làm BTT như cá mắc cạn không biết lặn làm sao vì bùa treo dê bán cẩu đang hết linh nghiệm, nhưng dân gian ta có câu nhứt hóa tam nên cũng rán … chờ xem sao !!! BBT

Mỹ thẳng thừng bác điều kiện của Triều Tiên về đàm phán hạt nhân

 20/04/2019
Sau khi bác bỏ yêu cầu của Triều Tiên về việc phải “linh hoạt hơn trong cách thức đàm phán”, Washington tiếp tục từ chối đề nghị của Bình Nhưỡng về việc thay Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bằng một trưởng đoàn đàm phán hạt nhân “thận trọng và chín chắn hơn”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Yonhap/AFP)
Yonhap cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 19/4 tuyên bố, ông sẽ tiếp tục dẫn đầu phái đoàn của Mỹ đàm phán hạt nhân với Triều Tiên bất chấp yêu cầu của Bình Nhưỡng.
“Không có gì thay đổi. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán. Tôi sẽ vẫn phụ trách đoàn đàm phán. Tổng thống Trump phụ trách nỗ lực đàm phán chung, nhưng đội ngũ của tôi và Đặc phái viên Stephen Biegun sẽ tiếp tục dẫn đầu các nỗ lực nhằm đạt được điều mà Chủ tịch Kim đã cam kết thực hiện hồi tháng 6 năm ngoái về giải trừ hạt nhân”, Yonhap dẫn lời Ngoại trưởng Pompeo tại cuộc họp báo hôm qua sau cuộc họp với người đồng cấp Nhật Bản và bộ trưởng quốc phòng hai bên.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói thêm rằng, ông tin vẫn còn “cơ hội thực sự để đạt được mục tiêu giải trừ hạt nhân Triều Tiên.
Những bình luận trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Triều Tiên đề nghị Mỹ thay Ngoại trưởng Pompeo bằng một trưởng đoàn đàm phán “thận trọng và chín chắn hơn” để loại bỏ những “trở ngại” đàm phán hiện nay.
Sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai hồi cuối tháng 2 không đạt được thỏa thuận, Bình Nhưỡng đã đổ lỗi cho Washington và cảnh báo sẽ chấm dứt đàm phán hạt nhân vì lối đàm phán “như xã hội đen” của Mỹ.
Trong một bài phát biểu cuối tuần trước, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng họp thượng đỉnh lần 3 với Tổng thống Mỹ Donald Trump nếu Mỹ “linh hoạt hơn” trong cách thức đàm phán và đưa ra hạn chót cuối năm nay.
Tuy nhiên, đáp lại yêu cầu này của ông Kim, Tổng thống Trump cho biết, sẽ tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt với Triều Tiên. Trong khi đó, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh Triều Tiên trước hết phải thực hiện cam kết giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn “vào cuối năm nay hoặc sớm hơn”.
Theo Yonhap

Sau Ngoại trưởng Mỹ, Triều Tiên chỉ trích quan chức cứng rắn của Washington

20/04/2019
Sau khi thẳng thắn tuyên bố muốn loại Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khỏi bàn đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân, Triều Tiên tiếp tục công kích Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton – một người có quan điểm “diều hâu” trong chính quyền Tổng thống Donald Trump.
 Sau Ngoại trưởng Mỹ, Triều Tiên chỉ trích quan chức cứng rắn của Washington - 1
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton (Ảnh: Reuters) 
Triều Tiên đã chỉ trích ông Bolton đưa ra những lời kêu gọi “vô nghĩa” nhằm muốn Bình Nhưỡng chứng tỏ rằng họ nghiêm túc trong việc phi hạt nhân hóa. Đây là lần thứ 2 Triều Tiên lên tiếng chỉ trích một quan chức cấp cao của Mỹ trong chưa đầy 1 tuần, theo Reuters.
Trước đó, Tổng thống Trump cho biết ông để ngỏ khả năng tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, trong một bài trả lời phỏng vấn với Bloomberg, ông Bolton ngày 17/4 cho biết cần phải có “một dấu hiệu thực sự từ Triều Tiên rằng họ đưa ra quyết định chiến lược sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân” để hội nghị lần 3 có thể diễn ra.
“Ông Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng, đã đưa ra phát ngôn vô nghĩa”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 19/4 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui, đưa tin.
“Phát biểu của ông Bolton khiến tôi hoài nghi rằng liệu ông ấy thực sự không hiểu ý định của 2 nhà lãnh đạo Mỹ – Triều Tiên, hay ông ấy chỉ cố gắng đưa ra một phát ngôn với khiếu hài hước và hiểu sai lệch vấn đề. Khi cân nhắc lại mọi thứ, những từ ngữ mà ông ấy nói ra không có sức hấp dẫn và với tôi ông ấy dường như có tầm nhìn mờ mịt”, bà Choe nói.
Nhà ngoại giao Triều Tiên đồng thời cảnh báo rằng mọi chuyện sẽ không tốt đẹp nếu phía Mỹ tiếp tục “đưa ra những nhận xét như vậy mà thiếu đi sự thận trọng và lý do”.
KCNA ngày 18/4 đưa tin, Triều Tiên đã thẳng thắn nói không còn muốn Ngoại trưởng Pompeo tham gia vào các cuộc đàm phán hạt nhân. Bình Nhưỡng đồng thời đề xuất Washington cử một quan chức khác “cẩn thận và chín chắn hơn trong giao tiếp” thay thế cho ông Pompeo.
Ngày 15/3, bà Choe từng tuyên bố hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Chủ tịch Kim và Tổng thống Trump diễn ra cuối tháng 2 ở Hà Nội không thể đạt được “kết quả đột phá” là do Ngoại trưởng Pompeo và Cố vấn Bolton với quan điểm “thù địch, thiếu tin tưởng” đã “gây trở ngại cho các nỗ lực đàm phán mang tính xây dựng của hai nhà lãnh đạo”. Hai quan chức này sau đó đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này của bà Choe.
Hiện nay, các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn đang lâm vào thế bế tắc.
Ông Bolton là người theo chủ nghĩa tân bảo thủ, được biết đến với những chính sách đối ngoại thẳng thắn và có phần hiếu chiến và là quan chức theo quan điểm “diều hâu” tiêu biểu trong chính quyền ông Trump.
Theo Reuters

Triều Tiên đi nước cờ mới trong đàm phán hạt nhân với Mỹ?

 19/04/2019 
 Giới chuyên gia cho rằng, vụ thử nghiệm vũ khí mới đây của Triều Tiên cho thấy dường như Bình Nhưỡng đang và sẽ sử dụng nước cờ mới trong các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân với Mỹ sau hai hội nghị đầu tiên.
Triều Tiên đi nước cờ mới trong đàm phán hạt nhân với Mỹ? - 1
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát đơn vị quân đội ngày 17/4. (Ảnh: Yonhap)
Sức ép từ thử vũ khí chiến thuật
Trong một động thái mà giới chuyên gia cho rằng nhằm gây sức ép đàm phán với Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong tuần này đã đến thăm một đơn vị quân đội và thị sát thử nghiệm vũ khí chiến thuật mới. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông kêu gọi tinh thần tự lực cánh sinh để “giáng đòn mạnh” vào các thế lực thù địch.
Mặt khác, ông cũng tuyên bố sẵn sàng gặp thượng đỉnh lần 3 với Tổng thống Mỹ Donald Trump với điều kiện Washington phải thay đổi cách thức đàm phán trước cuối năm nay.
Nếu chuyến thăm đơn vị không quân của ông Kim nhằm thể hiện năng lực đối phó lệnh trừng phạt của Bình Nhưỡng, thì chuyến thị sát thử nghiệm vũ khí chiến thuật mới được coi là dấu hiệu rõ ràng nhất gửi đến Washington rằng vũ khí chiến thuật của Triều Tiên ngày càng được củng cố.
Shin Jong-woo, một chuyên gia về vũ khí tại Diễn đàn quốc phòng Hàn Quốc, nhận định vũ khí mới của Triều Tiên có thể là một tên lửa dẫn đường tầm ngắn. Trong khi đó, chuyên gia quân sự Kim Dong-yub của Đại học Kyungnam, cho rằng đó là một tên lửa hành trình tầm ngắn.
“Nhiều khả năng đó là một tên lửa hành trình tầm ngắn có thể biến đổi thành tên lửa đất đối đất, không đối đất và hạm đối hạm”, chuyên gia Kim bình luận.
Shin Won-sik, một cựu tướng 3 sao tại Hàn Quốc, cho rằng Triều Tiên chưa bao giờ ngừng cải tiến độ chính xác của các tên lửa tầm ngắn ngay cả khi theo đuổi các chính sách ngoại giao với Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, với việc thử nghiệm vũ khí chiến thuật tầm ngắn, Triều Tiên đang đi những nước cờ thận trọng. Bình Nhưỡng có thể tăng sức ép với Washington với một vụ thử như vậy mà vẫn có thể tuyên bố rằng Triều Tiên không hề phá vỡ các cam kết với Mỹ.
Karl Dewey, một chuyên gia phân tích cấp cao của tạp chí quốc phòng IHS Markit, nhận định việc Triều Tiên tập trung vào bản chất chiến thuật của vũ khí chủ yếu hướng đến dư luận trong nước hơn là phát tín hiệu thay đổi chiến lược đàm phán với Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia khác tin rằng, đây là một tín hiệu rõ ràng gửi đến Mỹ.
“Đó là thông điệp từ ông Kim Jong-un rằng ông ấy không còn tin tưởng ở ông Trump hay ông Moon Jae-in, rằng ông ấy sẵn sàng đi theo một hướng riêng. Ông ấy đang cho thấy rằng không có sự thỏa hiệp nào dưới sức ép của Mỹ”, Lee Byong-chul, một chuyên gia về Triều Tiên tại Viện nghiên cứu Viễn Đông, bình luận.
“Không đặt tất cả trứng vào một rổ”
Triều Tiên đi nước cờ mới trong đàm phán hạt nhân với Mỹ? - 2
Tổng thống Nga Putin (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: AP)
Vụ thử vũ khí chiến thuật của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Kim Jong-un chuẩn bị có chuyến thăm tới Nga và tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên với Tổng thống Vladimir Putin vào cuối tháng này.
Triều Tiên vốn dựa vào Nga và Trung Quốc để đối trọng với Mỹ, đối phó với các lệnh trừng phạt từ Washington. Cả Nga và Trung Quốc hiện tiếp nhận hàng chục nghìn lao động Triều Tiên.
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Triều Tiên khi đóng góp hơn 93% kim ngạch thương mại cho quốc gia Đông Bắc Á này. Tuy nhiên, hiện tại Bắc Kinh cũng đang phải xoay sở với những tác động từ cuộc chiến thương mại với Mỹ. Do vậy, Triều Tiên có thể cần đến sự hỗ trợ của Nga hơn bao giờ hết để đối phó các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, giới chuyên gia nhận định.
“Ông Kim không muốn đặt tất cả trứng vào một rổ. Ông Kim Jong-un muốn cho Mỹ thấy rằng Trung Quốc không phải là lựa chọn duy nhất của họ”, David Kim, chuyên gia phân tích tại Trung tâm nghiên cứu Stimson ở Washington (Mỹ), nói.
Trong một dấu hiệu nữa cho thấy việc tăng sức ép đàm phán với Mỹ, Triều Tiên hôm qua đã đề nghị Mỹ thay Ngoại trưởng Mike Pompeo bằng một trưởng đoàn đàm phán khác “thận trọng, chín chắn hơn” trong các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân.
Theo New York Times

Kim Jong-un đánh tiếng hợp tác với Putin giữa lúc căng thẳng với Mỹ

 20/04/2019 
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bày tỏ mong muốn hợp tác với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên giữa lúc mối quan hệ với Mỹ đang gặp căng thẳng. 
Ông Kim Jong-un đánh tiếng hợp tác với ông Putin giữa lúc căng thẳng với Mỹ - 1
Tổng thống Putin (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: Sky)
Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) ngày 19/4 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gửi một bức thư tới Tổng thống Nga Vladimir Putin, khẳng định nỗ lực trong việc tăng cường mối quan hệ song phương. Đây là bức thư hồi đáp sau khi Tổng thống Putin gửi lời chúc mừng nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhân dịp ông tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên.
“Tôi sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với ngài nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Triều Tiên và Nga một cách kiên định và mang tính xây dựng phù hợp với yêu cầu trong kỷ nguyên mới, đồng thời bảo vệ hòa bình và an ninh của bán đảo Triều Tiên cũng như thế giới”, nhà lãnh đạo Kim Jong-un viết trong thư.
Ông Kim Jong-un cho biết việc phát triển mạnh mẽ và tăng cường mối quan hệ hữu nghị Nga – Triều là lợi ích chung cho cả hai nước. Trong thư, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng chúc Tổng thống Putin “sức khỏe và thành công hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng nước Nga hùng mạnh”, đồng thời mang lại “sự thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân Nga”.
Bức thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un được công bố ngay trước thềm chuyến đi của ông tới Nga vào cuối tháng này để tham dự cuộc hội đàm đầu tiên với Tổng thống Putin. Hai nhà lãnh đạo được cho là sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông Nga.
Cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Triều diễn ra trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang tìm kiếm sự cân bằng về ngoại giao sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai kết thúc mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Căng thẳng trong mối quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng khiến các cuộc đàm phán hạt nhân lâm vào bế tắc, đặc biệt sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm vũ khí chiến thuật trong tuần này.
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết ông Kim và ông Putin dự kiến sẽ thảo luận về việc phát triển quan hệ song phương, vấn đề phi hạt nhân hóa và hợp tác khu vực. Ông Peskov khẳng định “Nga sẵn sàng làm tất cả để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.
Theo Sputnik 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.