TQ đang tìm “những con đường khác” để bành trướng trên Biển Đông
Những năm qua, việc Trung Quốc bộc lộc rõ là kẻ bành trướng, bất chấp luật pháp quốc tế tại vùng biển rộng 1,35 triệu dặm vuông thuộc Biển Đông và tiến hành quân sự hóa khu vực đã tạo dựng một môi trường an ninh vô cùng phức tạp.
Tạp chí The Diplomat mới đây có bài viết tiêu đề “Giai đoạn quân sự hóa kế tiếp của Trung Quốc trên Biển Đông”. Tác giả, Tiến sỹ Scott N. Romaniuk, thuộc Viện Trung Quốc, Đại học Alberta, Canada, và nghiên cứu sinh Tobias Burgers tại Viện Otto-Suhr thuộc Đại học Tự do Berlin, cho rằng: Mặc dù có người cho rằng căng thẳng trong khu vực sẽ giảm bớt do Trung Quốc ngừng các hành động phiêu lưu chiếm thêm lãnh thổ về phía nam, môi trường an ninh phức tạp của khu vực, nhưng sắp tới sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng và phức tạp.
Căng thẳng là do Trung Quốc quyết củng cố những vị trí mà họ có được trên Biển Đông thông qua sức mạnh quân sự và sức mạnh chính trị. Bên cạnh đó là mối đe dọa nghiêm trọng từ việc tuần tra quân sự và bước nhảy vọt trong việc triển khai máy bay do thám, chiến hạm có tên lửa được dẫn đường và rất nhiều khí tài quân sự.
Tác giả cuốn sách cho rằng, sự lên tiếng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với điều mà họ cho là các hành động đột kích mang tính khiêu khích của Mỹ là một chỉ dấu cho thấy những thực thể Bắc Kinh kiểm soát trên Biển Đông và lợi ích của họ trong khu vực vẫn gặp đe dọa. Còn mối đe dọa từ bên ngoài thì Bắc Kinh sẽ còn tiếp tục lấn chiếm và xây dựng ở vùng biển này.
Kể từ khi Bắc Kinh mở chiến dịch xây dựng đảo đến nay đã gần 10 năm. Giai đoạn tiếp theo là củng cố và tăng cường khả năng quân sự ở những lãnh thổ họ có được. Cụ thể là trú đóng trên nhiều hòn đảo nhỏ từng được xem là con người không thể ở được. Đó là bãi cạn Scarborough chiến lược cách đảo chính Luzon của Philippines 140 hải lý. Song, sự trơ lì của Trung Quốc ở Biển Đông đến nay vẫn chưa đem lại thay đổi trong hiện trạng quan hệ giữa các cường quốc.
Bắc Kinh đã mở rộng những bãi san hô và bãi đá ngầm hiện có lên đến hàng nghìn mẫu. Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của họ vẫn chưa tới mức đủ để giành quyền kiểm soát đối với toàn bộ Biển Đông. Quá trình này nhiều khả năng sẽ diễn ra lâu hơn so với những phân tích của các các nhà nghiên cứu. Việc chiếm giữ và xây dựng đảo không hề làm giảm đi các tuyên bố chủ quyền hiện tại của các bên tranh chấp.
Đến hiện tại có thể thấy, sự kết hợp của ba nhân tố giúp gia tăng nhanh chóng khả năng có thêm hành động quân sự hóa trên Biển Đông là: việc Trung Quốc bành trướng trong quá khứ và tiếp tục củng cố vị trí bất chấp tuyên bố chủ quyền liên tục của các nước khác; việc Washington tuyên bố rằng tự do hàng hải vốn là nguyên tắc của luật pháp quốc tế cần phải được duy trì; việc Bắc Kinh không giữ lời hứa trước đây là sẽ không xây dựng thêm nữa trên Biển Đông.
Các chiến dịch cứu hộ dân sự lâu nay vẫn là lời biện hộ chính cho việc Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và triển khai các hệ thống vũ khí. Hệ thống ấy khá đồng bộ, bao gồm máy bay chiến đấu tối tân, tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm và công nghệ phá sóng. Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn luôn nói tại các diễn đàn quốc tế rằng, những thực thể họ chiếm giữ trên Biển Đông sẽ không được quân sự hóa.
Cuốn sách cũng nêu rõ: do Trung Quốc không có khả năng theo kịp các khía cạnh trong sức mạnh quân sự của Mỹ - ít nhất là về mặt chất lượng – trong ngắn hạn, sự hiện diện quân sự bên ngoài biên giới Trung Quốc là một nấc thang hợp lý và cần thiết nếu Trung Quốc hy vọng thể hiện quyền lực của họ lên một mức cao hơn. Đầu tư quân sự của Trung Quốc tiếp tục tăng và họ chỉ có một mặt trận để tập trung vào – đó là Biển Đông.
Những vấn đề gây xao lãng cũng cho Trung Quốc thời gian để thiết lập sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông trên những thực thể mà họ kiểm soát hơn là mở rộng và theo đuổi các công trình bồi đắp đảo. Lại nữa, Bắc Kinh cũng viện tới những phương cách khác để khẳng định chủ quyền với việc Brunei đang ngày càng dựa vào Trung Quốc về kinh tế thông qua các thỏa thuận thương mại và tài chính. Brunei trở thành đồng minh mà Trung Quốc rất cần trên Biển Đông. Nước này sẽ giữ im lặng hoặc xoay chuyển theo hướng phù hợp với các lợi ích chiến lược của Bắc Kinh.
Một nước có tranh chấp trong khu vực là Philippines. Nước này đã tìm cách lấy lòng Trung Quốc sau khi bị hấp dẫn với những hứa hẹn của ý tưởng “Vành đai-Con đường”. Chiến lược phát triển này vừa là công cụ chính trị vừa là ý tưởng kinh tế mà Bắc Kinh có thể dựa vào để tăng cường ảnh hưởng chính trị đối với chính sách của các nước quanh Biển Đông.
Theo các tác giả, Việt Nam vẫn là một nước ngoan cố đối với Bắc Kinh và vẫn là thành trì chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Hà Nội liên tục có những hành động thách thức Trung Quốc. Nỗ lực của Việt Nam trong việc lên án những hành động phiêu lưu của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy giới hạn của chính sách gây áp lực hữu hảo của Bắc Kinh lên các nước để họ lặng lẽ từ bỏ tuyên bố chủ quyền các khu vực tranh chấp.
Bắc Kinh đang tìm “những con đường khác” để bành trướng trên Biển Đông, mở rộng quyền kiểm soát của họ trên thực tế. Trong đó việc kéo dài các cuộc đàm phán và mua chuộc các nước là hai chiến thuật khả dĩ. Bằng cách này, Moscow cũng từng dùng chiến thuật tương tự để siết chặt sự kiểm soát của họ đối Crimea bốn năm sau khi họ sáp nhập vùng lãnh thổ này từ tay Ukraine.
Thế trận giằng co trên Biển Đông vẫn tiếp diễn. Đương nhiên các nước có chủ quyền trong khu vực phải sẵn sàng đối phó với những trò ma quái của Trung Nam Hải.
0 comments