Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 14/03/2019

Thursday, March 14, 2019 7:23:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 14/03/2019

Tăng ngân sách quốc phòng: TT Trump phát động trở lại

 “cuộc chiến giữa các vì sao”?

Minh Anh
Ngày 11/03/2019, chính quyền Donald Trump trình dự thảo ngân sách cho năm 2020. Ngân sách dành cho an ninh quốc gia tăng 5%, đạt mức 750 tỷ đô la. Đặc biệt, trong dự thảo ngân sách lần này, bộ Quốc Phòng Mỹ muốn dành 14,1 tỷ cho các chiến dịch không gian. Giới quan sát nhận định, ngân sách quốc phòng 2020 đi theo hướng chiến lược an ninh mới mà tổng thống Mỹ công bố năm 2018.
Trong dự thảo ngân sách quốc phòng cho năm 2020, bộ Quốc Phòng đề nghị 104 tỷ cho việc nghiên cứu và phát triển chủ yếu các loại vũ khí siêu thanh (tên lửa và chiến đấu cơ), trí thông minh nhân tạo và “các công nghệ không gian”.
Đặc biệt, trong lĩnh vực không gian – một mặt trận mới giữa các cường quốc như nhận xét của giới chuyên gia – Mỹ muốn dành 72,4 triệu để xây trụ sở cho “Lực lượng Không gian Mỹ”. Mức chi này tuy chỉ chiếm có 0,01% trong số 718 tỷ đô la dự thảo ngân sách quốc phòng, nhưng một lần nữa khẳng định đường lối chiến lược quốc phòng mới của chính quyền Donald Trump.
Ngày 11/10/2018, phó tổng thống Mỹ Mike Pence thông báo thành lập “Lực lượng Không gian” – một đạo quân thứ sáu, hoạt động độc lập với Không quân Mỹ như mong muốn của tổng thống Mỹ. Ông cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ cần khẩn cấp thành lập đạo quân này.
Do vậy, theo giải thích lãnh đạo Không quân Mỹ, ông David Goldfein, được kênh truyền hình CNBC trích dẫn, ít nhất khoảng 1,6 tỷ dành để phát triển các loại vệ tinh cảnh báo tên lửa không gian, một mắt xích còn thiếu trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Quả thật, trong vài năm gần đây, quân đội Mỹ nhận thấy các vệ tinh mà Hoa Kỳ sử dụng rất nhiều cho các chiến dịch quân sự đang trở thành các mục tiêu tấn công.
Trong lĩnh vực này, chính quyền Donald Trump cho rằng hai nước Nga và Trung Quốc vẫn là những mối đe dọa chính cho an ninh quốc gia. Tuy nhiên, theo phân tích của ông Xavier Pasco, giám đốc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS, chuyên gia về chính sách không gian Mỹ trên đài RFI, chính việc Trung Quốc năm 2007 là quốc gia đầu tiên trên thế giới phá hủy thành công vệ tinh của mình bằng tên lửa đã khiến cho Washington thật sự lo lắng. Chính từ đó, Hoa Kỳ ngày càng củng cố hơn nữa các chiến lược quốc phòng của mình.
Câu hỏi đặt ra: Phải chăng tổng thống Trump có đang phát động một “cuộc chiến giữa các vì sao” phiên bản 2.0? Liệu rằng cuộc chiến lần này sẽ có cùng một kết cục như cuộc đua giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, do cố tổng thống Mỹ, Ronald Reagan phát động hồi năm 1983, đã làm cho nền kinh tế Liên Xô suy sụp?
Về điểm này, ông Xavier Pasco cho rằng khác với cuộc chiến Mỹ – Liên Xô năm xưa, nhằm bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ trước các vụ tấn công tên lửa hạt nhân tiềm tàng từ Matxcơva, cuộc đua không gian lần này có mục đích bảo vệ các thiết bị vệ tinh, vốn rất hữu ích cho các hoạt động dọ thám.
Chuyên gia Xavier Pasco lưu ý thêm là công nghệ không gian gần giống với công nghệ tên lửa đạn đạo. Phải chăng đây cũng chính là lý do để Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung INF?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190314-tang-ngan-sach-quoc-phong-tt-trump-phat-dong-tro-lai-cuoc-chien-giua-cac-vi-sao

Manafort, cựu giám đốc tranh cử của Trump,

bị phạt thêm 43 tháng tù

Người từng đứng đầu chiến dịch tranh cử của Donald Trump, ông Paul Manafort, đã bị tuyên án thêm 43 tháng tù nữa với các cáo buộc xuất phát từ cuộc điều tra về can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ.
Diễn biến xảy ra một tuần sau khi ông Manafort, 69 tuổi, đã bị phạt tù 47 tháng vì tội lừa đảo trong một vụ án liên quan.
Bản án mới nhất phái sinh từ hai tội danh âm mưu mà Manafort đã nhận tội vào năm ngoái.
Trump giận dữ công kích Mueller
Michael Cohen khai Trump chỉ đạo ông nói dối
Vụ án này đã lấy đi tất cả mọi thứ của tôi – tài sản, tiền bạc, bảo hiểm nhân thọ, tài khoản ủy thác cho con cháu của tôi và thậm chí nhiều hơn thế nữaBị cáo Paul Manafort
‘Đau đầu lớn nhất của Trump không phải là Mueller’
Ông nói với tòa án liên bang ở Washington DC rằng ông muốn xin lỗi về hành động của mình.
“Tôi xin lỗi vì những gì tôi đã làm và cho tất cả các hoạt động đã đưa chúng tôi đến đây ngày hôm nay”, Manafort nói.
Thẩm phán Tòa án khu vực Hoa Kỳ Amy Berman Jackson đã kết án ông Manafort tổng cộng 73 tháng tù tính chung cho cả hai bản án, mà một trong số này được tuyên vào tuần trước.
Cả hai vụ đều xuất phát từ một cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016.
Tuy nhiên, không có cáo buộc nào về ông Manafort liên quan đến “thông đồng với Nga”. Ông Trump luôn phủ nhận cáo buộc, mô tả cuộc điều tra là một cuộc săn phù thủy hay bới lông tìm vết.
‘Mức án nặng nhất’
Đây là các mức án phạt nặng nhất tới nay về mặt số tháng tù giam được tuyên kể từ khi cuộc điều tra bắt đầu.
Mỹ: Hạ viện tìm bằng chứng cáo buộc ông Trump
Mueller nói tin của Buzzfeed về Trump không chuẩn
Roger Stone: Một đồng minh của Trump bị bắt
Trump phủ nhận ông từng làm việc cho Nga
Bị cáo không phải là kẻ thù số một của công chúng. Nhưng ông ta cũng không phải là nạn nhânThẩm phán Amy Berman Jackson
“Vụ án này đã lấy đi tất cả mọi thứ của tôi – tài sản, tiền bạc, bảo hiểm nhân thọ, tài khoản ủy thác cho con cháu của tôi và thậm chí nhiều hơn thế nữa”, Manafort nói với Thẩm phán Jackson hôm thứ Tư khi ngồi trên xe lăn.
Trước khi tuyên án, Thẩm phán Jackson nói rằng “khó mà cường điệu” về số lượng những lời nói dối và gian lận liên quan.
“Bị cáo không phải là kẻ thù số một của công chúng,” bà nói.
“Nhưng ông ta cũng không phải là nạn nhân.”
Ông Manafort đã nhận tội vào tháng 9/2018 với hai cáo buộc trọng tội – âm mưu chống lại Hoa Kỳ và âm mưu cản trở công lý – liên quan đến hoạt động vận động hành lang của ông.
Manafort cũng đồng ý hợp tác với cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller trong một thỏa thuận đổi lại có được một bản án nhẹ hơn.
Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau đó, thỏa thuận này đã sụp đổ khi các nhà điều tra cho biết Manafort đã nhiều lần nói dối chính phủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47559197

Boeing bắt dừng bay tất cả các phi cơ Boeing 737 Max

Boeing quyết định cấm bay toàn bộ phi đội máy bay 737 Max toàn cầu sau khi giới điều tra phát hiện ra bằng chứng mới tại hiện trường xẩy ra tai nạn nghiêm trọng của hãng hàng không Ethiopia.
Hãng sản xuất máy bay Mỹ tuyên bố sẽ đình chỉ tất cả 371 máy bay.
Cục Hàng không Liên bang (FAA) cho biết bằng chứng mới cũng như dữ liệu vệ tinh mới được tinh chỉnh đã thúc đẩy quyết định tạm thời cấm các máy bay phản lực.
Indonesia: Vì sao Boeing 737 mới tinh đã rơi?
Hoa Kỳ: Boeing 737 Max 8 đạt tiêu chuẩn bay
Quanh vụ VietJet mua 100 máy bay Boeing của Mỹ
Trung Quốc tạm ngừng bay Boeing 737 Max-8
Ethiopian Airlines: ‘Không ai sống sót’ khi Boeing 737 rơi trên đường tới Kenya
FAA trước đó đã nói Boeing 737 Max đạt tiêu chuẩn bay giữa lúc nhiều hãng hàng không đã cấm sử dụng máy bay này.
Tai nạn hôm Chủ Nhật tại Addis Ababa giết chết 157 người.
Đó là thảm họa gây tử vong thứ hai trong vòng 5 tháng của Boeing 737 Max 8 sau tai nạn xảy ra ở Indonesia vào tháng 10, cướp đi 189 mạng sống.
FAA đã khám phá ra điều gì?
FAA gửi một đội điều tra thảm họa đến nơi xảy ra vụ tai nạn của hãng hàng không Etopian Airlines để làm việc với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.
Dan Elwell, quyền quản trị của FAA, cho biết hôm thứ Tư: “Mọi người đều thấy rõ rằng đường bay của hãng hàng không Etopianian rất gần và hoạt động rất giống với chuyến bay của Lion Air.”
Ông nói thêm rằng “bằng chứng chúng tôi tìm thấy trên mặt đất cho thấy nhiều khả năng đường bay rất gần với Lion Air”.
Tổng thống Donald Trump thoạt đầu tuyên bố rằng FAA sẽ đưa ra lệnh khẩn cấp sau “thông tin mới và bằng chứng vật lý mà chúng tôi nhận được từ hiện trường và từ các địa điểm khác và thông qua một vài khiếu nại khác”.
Mỹ là quốc gia mới nhất quyết định đình chỉ Boeing 737 Max bay sau khi các quốc gia bao gồm Anh, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc đều tuyên bố ngừng dùng máy bay này trước đó.
Cho đến sáng nay, FAA tuyên bố là “không thấy có lỗi hệ thống về vận hành của Boeing 737 Max” và rằng không có cơ sở để ngừng sử dụng.
Trước đó, hôm thứ Tư, Canada đã ra lệnh cấm bay sau khi bộ trưởng giao thông Marc Garneau cho biết ông đã nhận được bằng chứng mới về tai nạn.
Ông nói rằng dữ liệu vệ tinh cho thấy sự tương đồng có thể có giữa cách máy bay Boeing 737 Max hoạt động ở Canada và máy bay của hãng hàng không Etopian Airlines bị rơi.
Boeing đã nói gì?
Boeing, nhà sản xuất máy bay Mỹ, cho biết họ “tiếp tục hoàn toàn tin tưởng vào sự an toàn của 737 Max”.
Tuy nhiên, Boeing nói thêm rằng sau khi tham khảo ý kiến của FAA và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, họ đã quyết định cho 737 Max 8 ngừng bay trong tinh thần “hết sức thận trọng và để trấn an quần chúng về sự an toàn của việc đi máy bay”.
Dennis Muilenburg, chủ tịch, giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị của Boeing, cho biết: “Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để hiểu nguyên nhân của các vụ tai nạn trong việc hợp tác với các nhà điều tra, triển khai các cải tiến an toàn và giúp đảm bảo điều này không xảy ra nữa.”
Sara Nelson, chủ tịch Hiệp hội Tiếp viên Hàng không – CWA, nói: “Mạng sống con người luôn phải là ưu tiên hàng đầu. Nhưng một thương hiệu cũng đang bị đe dọa. Và thương hiệu đó không chỉ là Boeing. Đó là nước Mỹ. Mỹ là một biểu tượng trong ngành hàng không quốc tế và bằng cách mở rộng thị trường rộng lớn thế giới nói chung, chúng ta đặt ra tiêu chuẩn về an toàn, năng lực và sự trung thực trong quản trị hàng không.”
Cổ phiếu của Boeing đã tăng cao hơn lên tới $377 sau thông báo này.
Tuy nhiên, giá trị của công ty đã giảm gần 26 tỷ đôla kể từ vụ tai nạn ở Ethiopia vào cuối tuần.
Điều gì sẽ xảy ra với khách hàng đi máy bay?
Hãng Southwest Airlines cho biết họ đã loại bỏ ngay lập tức tất cả 34 máy bay 737 Max 8 khỏi lịch trình bay.
Mặc dù Southwest có đội ngũ máy bay Boeing 737 Max 8 lớn nhất thế giới, hãng hàng không này cho biết những máy bay đó chiếm “ít hơn 5% số chuyến bay hàng ngày của chúng tôi”.
Họ cho biết đang cung cấp “chính sách đặt vé lại linh hoạt”, có nghĩa là bất kỳ khách hàng nào đã đặt vé trên chuyến bay Max 8 bị hủy, có thể đặt vé lại trên các chuyến bay thay thế” mà không phải trả thêm phí hoặc chênh lệch giá vé trong vòng 14 ngày kể từ ngày định khởi hành ban đầu”.
American Airlines cho biết 24 chiếc Boeing 737 Max của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi việc đình chỉ, nói thêm: “Đội ngũ của chúng tôi sẽ làm việc để đặt vé lại cho khách hàng nhanh nhất có thể và chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này.”
United Airlines cho biết máy bay Boeing 737 Max của họ chiếm khoảng 40 chuyến bay mỗi ngày.
Họ nói: “Thông qua sự kết hợp giữa máy bay dự phòng và khách hàng đặt vé lại, chúng tôi không nghĩ sự kiện này gây tác động đáng kể lên lịch trình bay của chúng tôi do kết quả của lệnh cấm sử dụng này.”
Phân tích của Leggett, phóng viên kinh doanh quốc tế của BBC:
Trước tình trạng các cơ quan thẩm quyền về hàng không khác trên thế giới quyết định đình chỉ chiếc 737 Max, FAA – nơi cung cấp chứng nhận an toàn cho máy bay mới – đã chịu áp lực mạnh mẽ và phải đi đến cùng quyết định.
Tuy nhiên, điều thú vị ở đây là những gì FAA đã thực sự nói.
Trong khi Cơ quan Hàng không Dân dụng của Anh quốc, ví dụ, cho biết hành động của họ chỉ đơn giản là phòng ngừa, FAA đã đi xa hơn.
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ, đã thực sự tham gia vào cuộc điều tra, cho biết họ đã đưa ra quyết định do kết quả của bằng chứng mới được thu thập tại hiện trường và phân tích ngày hôm nay – cũng như những dữ liệu vệ tinh.
Điều đó sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo tại trụ sở của Boeing ở Chicago.
Kể từ sau vụ tai nạn, giới phân tích đã tập trung vào những điểm tương đồng giữa thảm kịch hôm Chủ nhật và một vụ tai nạn khác liên quan đến chiếc 737 Max ngoài khơi Indonesia hồi tháng 10 năm ngoái.
FAA đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những điểm tương đồng đó không chỉ là bề ngoài?
Và điều đó có phải là hệ thống chống ngưng trệ MCAS của Boeing có liên quan đến tai nạn ở Indonesia, cũng có thể đã đóng vai trò trong thảm họa mới nhất?
Giới phi công nói gì về 737 Max 8?
Các phi công ở Mỹ đã phàn nàn vào cuối năm ngoái về các vấn đề gặp phải trong việc điều khiển chiếc Boeing 737 Max 8 trong quá trình cất cánh.
Họ đã báo cáo những khó khăn tương tự như những gì đã góp phần gây ra vụ tai nạn Lion Air gây tử vong ở Indonesia vào tháng 10.
Chiếc máy bay của hãng hàng không Etopian Airlines bị rơi vài phút sau khi máy bay cất cánh.
Flightradar24, một giám sát viên không lưu, cho biết “tốc độ thẳng đứng của máy bay không ổn định sau khi cất cánh”.
Tài liệu cho thấy các phi công bay vào tháng 11 năm ngoái đã báo cáo dùng bộ phận tự động chỉ để cho mũi máy bay hạ thấp xuống đã khiến hệ thống cảnh báo phải thốt lên: “Đừng chìm! Đừng chìm!”
Tính năng này, mới đối với mẫu Boeing 737 Max, được thiết kế để giữ cho máy bay không bị ngưng trệ.
Hệ thống này có mục đích ngăn máy bay hướng lên trên một góc quá cao, nơi nó có thể mất lực nâng.
Tuy nhiên, theo hồ sơ nộp cho Hệ thống Báo cáo An toàn Hàng không Hoa Kỳ, mà các phi công sử dụng để tiết lộ thông tin ẩn danh, hệ thống này có vẻ khiến máy bay chúc mũi xuống.
Trong cả hai tai nạn, phi công buộc phải can thiệp để ngăn máy bay hạ cánh.
Sau vụ tai nạn của Lion Air, Boeing đã đưa ra một bản tin về những việc cần làm liên quan đến việc đọc sai từ cảm biến, trong đó gửi thông tin về góc máy bay đang bay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47565213

Beto O’Rourke loan báo

chiến dịch vận động tranh cử TT Mỹ 2020

Cựu dân biểu bang Texas Beto O’Rourke sẽ phát động chiến dịch vận động tranh cử năm 2020 của ông vào ngày hôm nay, thứ Năm 14/3 tại Hoa Kỳ, chấm dứt nhiều tháng đồn đoán về liệu ông có gia nhập nhóm đông đảo thành viên Đảng Dân chủ đang thử thời vận, tìm cơ hội để ra tranh chức Tổng thống với ông Donald Trump.
Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với chiến dịch vấn động, cho biết ông O’Rourke sẽ chính thức loan báo quyết định của ông qua video trên truyền thông xã hội vào lúc 7:30 giờ miền Đông Hoa Kỳ, tức là 11:30 giờ quốc tế.
Năm ngoái, ông O’Rourke được nhiều người biết tiếng khi ông ra tranh cử để giành chiếc ghế của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà Ted Cruz, dù rốt cuộc ông không đạt được mục tiêu, nhưng cuộc đua gây cấn với kết quả sít sao tại một cứ địa vững chắc của Đảng Cộng hoà đã khiến tên tuổi của ông O’Rourke nổi lên trên khắp nước.
Dự kiến ông O’Rourke sẽ lập tức khởi sự chiến dịch vận động của ông từ bang Iowa, bang đầu tiên sẽ tổ chức bầu cử sơ khởi trong nội bộ để chọn ứng viên đại diện cho Đảng Dân chủ vào tháng Hai năm 2020.
Chiến dịch vận động tranh cử của ông O’Rourke ở bang Texas năm ngoái thu hút nhiều đám đông cuồng nhiệt, gây quỹ được 80 triệu USD. Chuyến thăm Iowa lần này sẽ là trắc nghiệm đầu tiên để xem liệu ông Beto O’Rourke có thể bước ra sân khấu chính trị quốc gia, và thu phục giới cử tri Mỹ với sức thu hút kiểu ngôi sao nhạc pop mà ông đã chứng tỏ tại tiểu bang nhà hồi năm ngoái hay không.
Trang tin Politico đưa tin, ngoài một sự kiện đã được loan báo tại Waterloo, Iowa vào ngày thứ Bảy sắp tới, dự kiến ông O’Rourke sẽ ghé thăm nhiều thị trấn ở miền Đông Iowa, vốn là một cứ địa của Đảng Dân chủ.
Theo Reuters, quyết định của ông O’Rourke đưa ra sau một thời gian dài cân nhắc, đã ảnh hưởng phần nào tới mức ủng hộ dành cho ông.
Kết quả một cuộc thăm dò đáng tin cậy ở Iowa công bó hồi tuần trước cho thấy ông O’Rourke chỉ được 5% cử tri Đảng Dân chủ chọn làm ứng viên hàng đầu, sau 4 ứng viên khác, kể cả cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, người vẫn chưa tuyên bố tham gia cuộc đua, và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders.
https://www.voatiengviet.com/a/beto-orourke-loan-bao-chien-dich-van-dong-tranh-cu-tt-my-2020/4828644.html

‘Bố già’ Gambino bị bắn chết

bên ngoài tư gia ở đảo Staten, New York

Người được cho là trùm Mafia đứng đầu gia đình tội phạm Gambino ở New York, “Franky Boy” Cali, đã bị bắn chết ngay trước cửa nhà ông ta vào đêm thứ Tư 13/3, cảnh sát và truyền thông cho hay.
Nguồn tin cảnh sát cho biết Cali, 53 tuổi, bị bắn chết bằng nhiều phát vào ngực ngay sau 9 giờ tối, tức 0100 giờ quốc tế ngày thứ Năm, ngay trước cửa nhà.
Giới truyền thông, trong đó có tờ New York Post, dẫn nhiều nguồn tin ẩn danh của cảnh sát, tường thuật rằng trùm mafia Cali đã bị bắn ít nhất là 6 hoặc 7 lần, sau đó còn bị một chiếc xe pickup màu xanh do hung thủ lái, cán lên người.
Theo tường thuật của hãng tin Reuters trước đây, Gambino là một trong 5 nhóm gia đình mafia gốc Ý truyền thống từng tung hoành ngang doc tại New York. Gia đình Gambino kiếm tiền bất hợp pháp bằng những hành vi bạo lực và các vụ bảo kê, tống tiền.
Vẫn theo Reuters, bản cáo trạng về các hoạt động mafia đối với những tay anh chị trong các tổ chức tội phạm, trong đó có gia đình Gambino, bao gồm: tội giết người, cho vay lấy lãi nặng, cờ bạc và phân phối ma túy.
Năm 1988, nhật báo New York tường thuật rằng Cali là một trong 62 người bị bắt về tội bảo kê, sử dụng bạo lực để tống tiền, một tội hình sự liên bang. Ông ta sau đó tuyên bố nhận tội trước tòa về tội “toa rập để tống tiền”, và thọ án tù giam 16 tháng.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-gia-gambino-bi-ban-chet-ngoai-tu-gia-o-new-york/4828819.html

Ngoại trưởng Hoa Kỳ lên án Trung Quốc

ngăn chặn các nước khai thác dầu khí ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm thứ Tư, ngày 13/3 lên tiếng chỉ trích Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo là đã đưa ra những tuyên bố vô trách nhiệm liên quan đến việc Trung Quốc ngăn cản các nước khai thác năng lượng ở Biển Đông.
Mặc dù không chỉ đích danh Hoa Kỳ, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các nước trong khu vực có đủ năng lực giải quyết các tranh chấp theo cách của mình, còn các nước bên ngoài khu vực nên kiềm chế không tạo thêm khó khăn và khuấy động tình hình. Ông Lục Khảng cũng nói là Trung Quốc đang đàm phán với các nước Đông Nam Á để giải quyết những tranh chấp ở vùng Biển Đông.
Trước đó, vào ngày 12/3, phát biểu tại một hội nghị tại Houston, Texas, trước những người đứng đầu các công ty dầu khí và đại diện lĩnh vực dầu khí đến từ nhiều nước, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Trung Quốc đang ngăn chặn việc khai thác năng lượng ở Biển Đông qua các biện pháp xâm lấn, ngăn cản các nước khác ở khu vực Đông Nam Á tiếp cận với nguồn dự trữ năng lượng có giá trị ước tính lên đến 2,5 nghìn tỷ đô la. Ngoại trưởng Pompeo cũng chỉ trích việc Trung Quốc cho xấy lấp các đảo nhân tạo ở vùng nước tranh chấp mà theo ông không phải chỉ đơn giản là biện pháp an ninh.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết, để đối phó với Trung Quốc, chính phủ Mỹ đẩy mạnh an ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra. Tòa Trọng tài Quốc tế ở the Hague hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này nhưng phía Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của tòa.
Việt Nam trong những năm vừa qua đã chịu nhiều sức ép từ phía Trung Quốc khi tìm cách khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam. Một số những lô dầu khí mà Việt Nam muốn khai thác dù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng cũng nằm trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn.
Điển hình nhất là vụ công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha bị ngưng việc khoan tìm dầu khí ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam hồi tháng 3 năm 2018 sau khi đã bị ngưng khai thác tại một lô khác là 136/03 cũng thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ hồi năm 2017. Việc ngưng khai thác được cho là vì sức ép từ Trung Quốc.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) hồi tháng 1 vừa qua cũng cho biết căng thẳng ở Biển Đông sẽ tiếp tục ảnh ưởng đến hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam trong năm nay với dự báo sản lượng khai thác dầu thô trong năm 2019 của Việt Nam sẽ giảm 11,45% so với năm ngoái.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/beijing-hits-back-at-us-secretary-of-state-mike-pompeo-irresponsible-scs-energy-claims-03142019084209.html

Mỹ nói Trung Quốc vượt quá mọi vi phạm nhân quyền

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/3 chỉ trích những vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, nói rằng đây là những sự sách nhiễu chưa từng thấy mà Bắc Kinh áp dụng với cộng đồng Hồi giáo thiểu số “kể từ những năm 1930.”
Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh đến những vi phạm nhân quyền tại Iran, Nam Sudan, Nicaragua và Trung Quốc trong “Báo cáo Nhân quyền Các nước” được công bố hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng ông nói với báo giới rằng Trung Quốc “vượt quá mọi vi phạm nhân quyền.”
“Theo tôi, chúng ta chưa từng thấy những việc như vậy kể từ những năm 1930,” ông Michael Kozak, người đứng đầu văn phòng phụ trách dân chủ-nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu tại cùng buổi thuyết trình khi nhắc đến những vi phạm nhân quyền sắc dân thiểu số Hồi Giáo tại Trung Quốc.
“Tập trung ước tính đến hàng triệu người, nhốt vào các trại, tra tấn, sách nhiễu, tìm cách bài trừ văn hóa và tôn giáo v..v..những gì từ trong máu mủ di truyền của người ta. Thật là khủng khiếp.”
Ông Kozak nói Trung Quốc lúc đầu phủ nhận có những trại tập trung nhưng bây giờ lại nói “có trại nhưng đây là những trại huấn luyện lao động và trại viên toàn là những người tự nguyện.”
Tỉnh trưởng Tân Cương ngày 12/3 cho biết Trung Quốc đang điều hành những trường nội trú, không phải những trại tập trung, tại vùng viễn tây Trung Quốc. Khu vực rộng lớn giáp ranh Trung Á là quê hương của hàng triệu người Uighur và những sắc tộc thiểu số Hồi Giáo khác.
“Chuyện đó không đúng với những dữ kiện mà chúng tôi và những người khác đưa ra, nhưng ít nhất chúng tôi bắt đầu cho họ thấy quốc tế đang hết sức chú ý chuyện này,” ông Kozak nói.
“Đây là một trong những vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trên thế giới hiện nay.”
Phúc trình nói trong năm qua, chính phủ Trung Quốc gia tăng một cách đáng kể chiến dịch giam giữ hàng loạt các nhóm sắc tộc thiểu số Hồi Giáo tại vùng Tân Cương.
Vẫn theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhà cầm quyền tại đây đã giam giữ tùy tiện từ 800.000 người và có thể lên đến hơn 2 triệu người Uighur, sắc dân Kazakh và những người Hồi Giáo khác trong những trại giam nhằm xóa bỏ tôn giáo và bản sắc của họ.
Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng các giới chức chính phủ tại Trung Quốc tuyên bố là những trại tập trung này cần thiết để chống khủng bố, các phần tử đòi ly khai và những phần tử cực đoan. Tuy nhiên truyền thông quốc tế, các tổ chức nhân quyền và những cựu tù nhân báo cáo là các giới chức an ninh trại đã đối xử tồi tệ, tra tấn, và sát hại một số tù nhân.
Về tình hình nhân quyền Iran, phúc trình nói chính phủ Iran ‘vẫn tiếp tục cách đối xử tàn bạo mà chế độ đã áp dụng đối với người dân Iran trong 4 thập niên qua,’” đã giết hơn 20 người và bắt giữ hàng ngàn người không theo tiến trình pháp lý vì họ đã biểu tình đòi quyền lợi.
Tại Nam Sudan, báo cáo nhân quyền nói các lực lượng quân sự đã dùng bạo động tình dục chống lại thường dân, căn cứ trên sự trung thành chính trị và sắc tộc, trong khi tại Nicaragua, những người biểu tình ôn hòa bị bắn tỉa và những người chỉ trích chính phủ “bị buộc phải lưu vong, tù đày hay sát hại.”
Phúc trình cũng sửa lại việc mô tả thông thường vùng Cao nguyên Golan “bị Israel chiếm đóng” thành “do Israel kiểm soát.”
Một chương khác về vùng Bờ Tây và Dải Gaza bị Israel chiếm đóng cùng với Cao nguyên Golan trong cuộc chiến 1967 tại Trung Đông, cũng không đề cập đến những lãnh thổ này là bị “chiếm đóng,” hay dưới “sự chiếm đóng.”
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-n%C3%B3i-trung-qu%E1%BB%91c-v%C6%B0%E1%BB%A3t-qu%C3%A1-m%E1%BB%8Di-vi-ph%E1%BA%A1m-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n/4828382.html

Hạt nhân Bắc Triều Tiên :

Ngoại trưởng Mỹ gặp tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Thu Hằng
Ngày 13/03/2019, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hội đàm với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres về vấn đề phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên. Bộ Ngoại Giao Mỹ không nêu rõ nội dung cuộc gặp nhưng rất nhiều khả năng hai bên đã đề cập đến việc áp dụng các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên.
Theo Yonhap, cuộc gặp giữa ngoại trưởng Mỹ và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc diễn ra vào lúc một nhóm điều tra của Hội Đồng Bảo An nhấn mạnh trong bản báo cáo thường niên rằng chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên vẫn không có gì thay đổi.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ còn cho biết đặc sứ của Mỹ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun đến New York ngày 14/03 để tiếp xúc với các đại diện của Hội Đồng Bảo An cũng như 5 nước thành viên thường trực.
Trong khi đó, Bắc Triều Tiên, thông qua website tuyên truyền Uriminzokkiri, tiếp tục đề xuất « phi hạt nhân hóa từng bước », kêu gọi quốc tế dỡ bỏ một phần cấm vận đổi lại với việc tháo dỡ khu thử hạt nhân Yongbyon. Người dân được kêu gọi tập trung vào quá trình « tự cung tự cấp » và « hiện đại hóa » để đối phó với « chế độ trừng phạt của các thế lực thù nghịch ».
Song song với lời kêu gọi dỡ bỏ một phần trừng phạt, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục cải tạo khu thử tên lửa Dongchang-ri và việc trùng tu gần như đã hoàn tất, theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc ngày 13/03.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190314-hat-nhan-bac-trieu-tien-ngoai-truong-my-gap-tong-thu-ky-lien-hiep-quoc

Điều 50 Brexit: EU xem xét gia hạn lâu hơn?

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk tuyên bố ông sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo EU “mở rộng thời gian gia hạn” cho thời hạn Brexit, nếu nước Anh cần suy nghĩ lại về chiến lược của mình và đạt được sự đồng thuận.
Sự can thiệp của ông được đưa ra khi các nghị sĩ Anh sẽ bầu để tìm kiếm gia hạn thay vì 29/3 thì chờ đến 30/6.
Các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp mặt tại Brussels hôm 21/3 và sẽ có quyết định cuối cùng.
EU không còn cơ hội thứ ba cho Brexit?
Brexit: Nghị viện Anh lại bác Thỏa thuận của Thủ tướng
Thủ tướng Anh: Brexit ‘cần thêm một cú hích nữa’
Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng nếu thỏa thuận Brexit của bà không được chấp thuận thì việc gia hạn lâu hơn có thể cần thiết.
Sau hai thất bại vang dội tại Hạ viện, bà sẽ thực hiện một nỗ lực khác để thúc đẩy Thỏa thuận rút khỏi EU trong tuần tới.
Tất cả 27 quốc gia EU sẽ phải đồng ý gia hạn, và ông Tusk, chủ tịch hội đồng của khối, sẽ hội đàm với một số nhà lãnh đạo trước thềm cuộc họp tại Brussels vào tuần tới.
Trong khi Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker khẳng định rằng bất kỳ sự trì hoãn nào “nên được thực hiện trước cuộc bầu cử Châu Âu” vào cuối tháng Năm, ông Tusk nói rõ sự trì hoãn lâu hơn có thể xảy ra.
Ông Tusk hồi đầu năm phát biểu rằng trái tim của EU vẫn rộng mở cho Anh quốc nếu nước này thay đổi suy nghĩ về Brexit.
Ông đã kích động phản ứng giận dữ từ những người ủng hộ Brexit khi ông nói rằng có một “nơi đặc biệt dưới địa ngục” cho những ai thúc giục Brexit “mà thậm chí không có lấy một phác thảo về kế hoạch làm sao thực hiện điều đó một cách an toàn”.
Đề xuất của ông Tusk được đưa ra sau khi có tin tức nói EU cảnh báo ‘không có cơ hội thứ ba‘ dành cho thỏa thuận rời đi của nước Anh ngay khi thủ tướng Anh nhận thất bại lần hai trước Quốc hội hôm thứ Ba về thỏa thuận mà bà xây dựng.
Vì vậy, tại thời điểm quan trọng này, các nhà lãnh đạo Châu Âu suy nghĩ gì về việc gia hạn Điều 50, hiệp ước gia hạn hai năm mà nước Anh đã viện dẫn vào ngày 29 tháng 3 năm 2017?
Đức mất niềm tin nhưng vẫn muốn giúp
Trong giới doanh nhân và chính trị ở Berlin, sự thất vọng ngày càng gia tăng, thậm chí là tức giận, về sự phát triển ở nước Anh.
Tuy vậy, Đức có vẻ như sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp tạo điều kiện cho một Brexit có trật tự mà bà Angela Merkel khẳng định là vẫn có thể.
Thủ tướng Đức sẽ không đưa ra công khai liệu bà sẽ ủng hộ việc gia hạn Điều 50 hay không, nhưng nó được thừa nhận rộng rãi rằng bà và chính phủ của bà sẽ sẵn sàng làm điều đó.
Có những người tin rằng sự ủng hộ nên có điều kiện phụ thuộc vào khả năng của nước Anh trong việc đưa ra lý do và sự kỳ vọng của mình trước khi việc gia hạn được chấp thuận.
Và có những lo ngại đáng kể về tác động của việc gia hạn lâu hơn lên các cuộc bầu cử EU nhưng lợi ích của Đức phụ thuộc vào việc tránh được một Brexit không đạt thỏa thuận và thiệt hại có thể gây ra cho nền kinh tế Đức.
Chính phủ Đức sẽ làm những gì có thể để đạt được mục tiêu đó.
Tiến sĩ Norbert Roettgen, chủ tịch ủy ban đối ngoại, kêu gọi Anh và EU nên có thời gian.
“Mọi thứ thật cuồng nhiệt, rối loạn và không rõ ràng. Hãy chậm lại và cố gắng có cái đầu sáng suốt,” ông nói. “Thế giới sẽ không kết thúc nếu tất cả chúng ta dành thời gian hít thở, tập trung vào những điểm mấu chốt.”
“Nếu chúng ta cố gắng gấp rút có một kết quả bây giờ điều đó chắc chắn sẽ sai lầm.”
Pháp sẽ đòi hỏi những điều kiện cứng rắn
Theo Hugh Schofield tại Paris:
Là quốc gia “tiền tuyến” có chung đường biên giới với Vương quốc Anh – nhờ đường hầm Channel Tunnel – Pháp có nhiều lo ngại hơn hết về một Brexit không có thỏa thuận.
Brexit: Quốc hội Anh sẽ ‘bỏ phiếu thêm’ về các sửa đổi
Brexit: EU liệu có giúp đỡ sau thất bại của bà May?
Quốc hội Anh có ngăn được viễn cảnh Brexit không thỏa thuận?
Tuy nhiên, khi chấp nhận cho London thêm thời gian, Tổng thống Emmanuel Macron được kỳ vọng sẽ nhấn mạnh các điều kiện.
Ông sẽ không thông qua việc gia hạn nếu điều đó chỉ đơn giản là làm giảm nỗi đau.
Việc gia hạn “cơ bản” một vài tuần sẽ là vấn đề dễ dàng, theo Elvire Fabry từ Viện Jacques Delors ở Paris.
Ngay cả khi Hạ viện thông qua kế hoạch của bà Theresa May hôm thứ Ba, việc gia hạn như vậy có lẽ là không tránh khỏi, và tự động được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần tới.
“Nhưng sự gia hạn dài hơn đặt ra tất cả các vấn đề. Không ai thấy thoải mái với ý nghĩ Anh tham gia bầu cử EU vào tháng Năm. Nó sẽ là sự phân tâm không mong muốn,” bà Fabry nói.
“Vì vậy, với sự gia hạn lâu hơn sẽ phải có một mục tiêu rất rõ ràng và chính xác được đưa ra bằng văn bản – ví dụ, các cuộc bầu cử mới ở Anh hoặc một cuộc trưng cầu dân ý mới.”
Bà nói rằng Brussels “khá ủng hộ” ý tưởng này – nhưng trong những ngày qua mọi thứ đã thay đổi.
“Không ai ở đây thảo luận, ‘chúng ta hãy vượt qua và không có thỏa thuận.’ Sự mệt mỏi đó dường như đang có chỗ đứng ở nước Anh, nhưng không phải tại Châu Âu.”
“Ở đây mọi người đều kiệt sức và mất kiên nhẫn – nhưng chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi không thể làm thêm gì nữa. Người Anh phải tự giải quyết việc này với nhau.”
Ba Lan đồng ý bất cứ điều gì trừ việc không đạt thỏa thuận
Theo Adam Easton tại Warsaw:
“Người dân Anh đã quyết định nước Anh sẽ rời, đó nên là kết luận. Nếu không nó sẽ là sự sỉ nhục.”
Đó là cách một thành viên nghị viện Châu Âu từ đảng cầm quyền, Ryszard Legutko, nói và thêm rằng: “Một cuộc trưng cầu dân ý lần hai và một sự gia hạn quá dài cũng là một sự sỉ nhục”.
Các quan chức cấp cao thì điềm đạm hơn chút.
Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Jacek Czaputowicz, nói Vương quốc Anh có thể cần thêm một chút thời gian.
“Chúng tôi đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Anh – những lá phiếu, có những kỳ vọng nhất định về việc họ sẽ kết thúc như thế nào. Có lẽ chúng tôi sẽ cần… kéo dài thời gian một chút, có thể cần thêm một ít thời gian để suy ngẫm,” ông nói với phóng viên trong quốc hội Ba Lan.
“Theo quan điểm của chúng tôi một Brexit không đạt thỏa thuận là giải pháp tồi tệ nhất.”
Với Wasrsaw, việc đảm bảo quyền của khoảng một triệu người Ba Lan đang sống ở Anh luôn là ưu tiên số một, và chính phủ hai quốc gia duy trì “liên lạc thường xuyên”.
Nhưng Ba Lan đang hy vọng một thỏa thuận và một thời kỳ chuyển giao suôn sẻ. Đó là bởi vì Vương quốc Anh là thị trường bán hàng lớn thứ ba của Ba Lan.
Hà Lan chờ đợi và hy vọng điều tốt nhất
Theo Anna Holligan tai Rotterdam:
Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Stef Blok nói với BBC rằng đất nước của ông sẽ xem xét một cách “nhân từ” bất kỳ yêu cầu nào gia hạn Điều 50. Nhưng “không có mục tiêu rõ ràng sẽ không giải quyết được điều gì”, ông cảnh báo.
Câu thần chú “hãy hy vọng điều tốt nhất, chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất” củng cố cách tiếp cận của người Hà Lan, và ông Blok đã có mặt tại sự kiện giới thiệu sự chuẩn bị của chính phủ cho một sự rút lui không đạt thỏa thuận.
“Tôi đang mong đợi bất kỳ giải pháp nào sẽ giải quyết vấn đề, nhưng điều đó giờ đây phải đến từ London.”
Người Hà Lan không bao giờ muốn Vương quốc Anh rời Liên minh Châu Âu nhưng tôn trọng lựa chọn của họ. Nhưng bây giờ họ xem bất kỳ sự gia hạn nào giống như xé một miếng dính plaster. Lý tưởng nhất là giải quyết nhanh chóng để vượt qua nỗi đau.
“Chúng ta đang sống trong thực tế là Brexit đã thỏa thuận chúng ta”, bộ trưởng ngoại thương Sigrid Kaag nói, ra hiệu cho một dòng xe tải đang lăn bánh trên phà đến cảng Felixstowe của Anh.
“(Hà Lan) là cửa ngõ tự nhiên của bạn vào Châu Âu. Với một chính phủ ổn định. Chúng tôi không ngồi yên, chúng tôi không hoảng loạn, chúng tôi đã sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào.”
Italia nói: ‘Hãy cho chúng tôi biết những gì bạn muốn’
Theo James Reynolds tại Rome:
Ý sẽ ủng hộ việc gia hạn Điều 50 với hai điều kiện:
Nếu Anh giải thích chính xác những gì họ muốn
Nếu Anh nói chính xác họ muốn gia hạn bao lâu
Italia tin rằng chính phủ Anh thực lòng khi nói họ không muốn sự ra đi không có thỏa thuận, một quan chức cao cấp của Ý, yêu cầu không nêu tên, nói với BBC.
Nhưng, đồng thời, nước Ý không ngại chuẩn bị cho việc không đạt được thỏa thuận. Trong vài ngày tới, chính phủ hy vọng sẽ thông qua một gói điều luật nhằm giải quyết những ưu tiên của mình: quyền công dân, ổn định tài chính, giúp đỡ các doanh nghiệp.
Tuần tới, chính quyền Rome dự kiến sẽ tổ chức một loạt cuộc họp thông tin tại các cảng trên khắp đất nước để giải thích việc không đạt thỏa thuận sẽ được tiến hành như thế nào.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47568504

Brexit : Phản ứng thận trọng của châu Âu

Tuy các dân biểu Anh vào hôm qua đã bác bỏ khả năng Brexit không thỏa thuận, nhưng châu Âu vẫn đề phòng. Các nghị sĩ châu Âu họp phiên toàn thể tại Strasbourg đã thông qua một số biện pháp khẩn cấp.
Thông tín viên RFI, Domitille Piron, tường thuật từ Strasbourg :
“Không kể việc tái lập kiểm tra ở biên giới, một Brexit không thỏa thuận đặt ra nhiều vấn đề cụ thể.
Một ví dụ mà nghị sĩ châu Âu Karima Delli, báo cáo viên về một dự án trong lãnh vực chuyên chở hàng không đã nêu lên : Điều gì xẩy ra khi Anh rút khỏi châu Âu mà không có thỏa thuận ?
Thông thường mà nói, thì Anh không thể tiếp cận với không phận châu Âu, với thị trường châu Âu. Máy bay Anh sẽ không bay được, sẽ dẫn đến tê liệt đường bay, tê liệt lưu thông. Không thể được, đó là lý do mà chúng tôi đã lập một loại lưới an toàn để các hãng máy bay Anh Quốc có thể tiếp tục bay cho đến cuối năm 2019. Như thế vẫn có thời gian để thích nghi. Nhưng đến cuối tháng 12 thì Anh Quốc phải nói rõ là họ muốn gì.
Nhiều biện pháp cụ thể đã được thông qua để đối mặt với tình huống mập mờ vào những tháng tới đây. Ví dụ như vào mùa khai trường sắp tới, một sinh viên Bồ Đào Nha đi học ở Scotland theo chương trình Erasmus sẽ không phải lo lắng gì.
Một người Pháp làm việc 10 năm ở Luân Đôn chẳng hạn và muốn trở về Paris, sẽ không mất quyền lợi xã hội, quyền về hưu…
Và những tàu cá Bỉ hay Hà Lan có thói quen đánh bắt trong vùng biển Anh có thể tiếp tục hoạt động như thế cho đến cuối năm 2019.
Châu Âu đảm bảo dịch vụ tối thiểu trong nhiều lãnh vực với điều kiện là Anh Quốc cũng thông qua những biện pháp tương tự.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190314-brexit-phan-ung-than-trong-cua-chau-au

Brexit : Thủ tướng Anh ra tối hậu thư

cho các nghị sĩ Bảo Thủ

Thu Hằng
Sau khi đã bác thỏa thuận Brexit mà bà May đạt được với Bruxelles, tối 13/03/2019, Nghị Viện Anh loại luôn khả năng “No Deal”, tức là rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận – với tỉ lệ sát sao 312 phiếu chống, 308 phiếu thuận.
Tối nay 14/03/2019, Nghị Viện Anh tiến hành cuộc bỏ phiếu lần thứ ba về khả năng dời ngày « ly hôn » đến cuối tháng Sáu, thay vì 29/03.
Tuy nhiên, để trở lại thương lượng với Bruxelles về việc lùi ngày ra khỏi Liên Âu, thủ tướng Theresa May đã đặt điều kiện cho các nghị sĩ Anh : Từ nay đến ngày 20/03/2019, phải thông qua thỏa thuận Brexit mà họ đã bác hai lần.
Thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :
« Bà Theresa May tuyệt nhiên từ chối buông tay và sẽ tìm cách thuyết phục thêm lần thứ ba những nghị sĩ ủng hộ Brexit « nổi loạn » trong đảng Bảo Thủ để họ ủng hộ thỏa thuận Brexit vào tuần tới.
Tối thứ Tư (13/03), thủ tướng Anh bị hạ nhục thêm một lần nữa khi 13 thành viên nội các của bà, trong đó có 4 bộ trưởng, đã phá vỡ kỷ luật của đảng. Bất chấp kiến nghị của chính phủ, họ đã bỏ phiếu ủng hộ một sửa đổi loại trừ mọi khả năng rời khỏi Liên Âu trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà không có thỏa thuận.
Bà Theresa May tức giận và đã đưa ra tối hậu thư cho các nghị sĩ bảo thủ ủng hộ Brexit : Hoặc các vị ủng hộ thỏa thuận của tôi, hoặc các vị có nguy cơ nói « vĩnh biệt » Brexit.
Kiến nghị được chính phủ đưa ra bỏ phiếu hôm nay (14/03) thực ra là thông báo liệu các nghị sĩ có thông qua thỏa thuận Brexit của thủ tướng Anh từ giờ đến thứ Tư 20/03 hay không, để Luân Đôn yêu cầu Bruxelles lùi thời hạn Brexit đến ngày 30/06. Nhưng nếu thỏa thuận này lại bị bác lần thứ ba, Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ yêu cầu phía Anh Quốc ra thời hạn hoãn lâu hơn, có thể đến hai năm.
Bà Theresa May liều mình thêm một lần nữa và lần này có thể đủ thuyết phục những nghị sĩ nổi loạn trong đảng. Nhiều người trong số họ nói rằng từ giờ không có lựa chọn nào khác ngoài bỏ phiếu cho một thỏa thuận mà họ ghét cay ghét đắng vì hiểu rằng Brexit có khả năng bị hoãn lại mãi mãi ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190314-brexit-thu-tuong-anh-ra-toi-hau-thu-cho-nghi-si-bao-thu

Công du Đông Phi : Thông điệp kép

tổng thống Pháp gửi đến Trung Quốc

Thanh Hà
Công du ba nước ở Đông Phi trong bốn ngày, tổng thống Emmanuel Macron muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng chiến lược và kinh tế của Djibouti, Ethiopia và Kenya. Đây cũng là một tín hiệu mạnh gần hai tuần lễ trước chuyến viếng thăm Paris cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình. Chinh phục các đối tác Đông Phi nhiệm vụ khó hoàn thành của chủ nhân điện Elysée ?
Kể từ khi phong trào Áo Vàng bùng phát tại Pháp từ giữa tháng 11/2018, vòng công du ba nước Đông Phi từ ngày 11 đến 14/03/2019 là chuyến xuất ngoại thứ nhì của tổng thống Macron. Chặng dừng đầu tiên là Djibouti, nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Pháp tại châu Phi. 1 450 lính Pháp hiện đồn trú không xa căn cứ của Nhật, của Mỹ và mới đây nhất là của quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc trong tầm ngắm của Paris
Về mặt chính thức căn cứ hải quân đầu tiên của quân đội Trung Quốc ở hải ngoại này là địa bàn hoạt động cho khoảng 400 quân, nhưng theo giới phân tích, từ nay đến năm 2026 sẽ có tới khoảng 10.000 lính Trung Quốc “đổ bộ” vào Djibouti. Đây là cửa ngõ của Bắc Kinh vào Đông Phi và Ấn Độ Dương.
Do vậy theo nhà nghiên cứu Pháp Sonia Le Gouriellec, chuyên gia về Djibouti và khu vực Sừng Châu Phi, Paris thực sự lo ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh tại quốc gia có vị trí chiến lược này. Điện Elysée nhìn nhận tổng thống Macron công du Đông Phi, bởi đây là một khu vực đang bị nhiều nước lớn tranh giành ảnh hưởng, và “đặc biệt là có một sự cạnh tranh với Trung Quốc”.
Trong nhãn quan của chuyên gia Pháp, Mathieu Duchatel, thuộc viện nghiên cứu độc lập Institut Montaigne, trụ sở tại Paris, việc tổng thống Macron chọn Djibouti là chặng đầu vòng công du Đông Phi là một “thông điệp kép gửi đến Bắc Kinh”. Từ năm 2015 Pháp bị chỉ trích “lơ là” với vùng thuộc địa cũ này. Cả về mặt chiến lược lẫn kinh tế Paris đã “nhường sân chơi” lại cho “một số các cường quốc” khác. Thế nhưng 12 giờ dừng chân tại Djibouti hôm đầu tuần của ông Macron theo chuyên gia Duchatel là nhằm khẳng định với Trung Quốc về “mối quan tâm của Pháp đối với vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương (…) để làm đối trọng với sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực”.
Ngoài vế chiến lược, tổng thống Macron còn gián tiếp nhắn nhủ với ông Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh không một mình một chợ trong vùng Đông Phi, không độc quyền đầu tư vào các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cho khu vực này trong khuôn khổ kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 7/2017 khi thông báo căn cứ tại Djibouti bắt đầu hoạt động, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Lục Khảng, không vòng vo : “căn cứ này cho phép Trung Quốc thực hiện tốt hơn các chiến dịch tuần tra chống cướp biển ngoài khơi Somalia đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế và xã hội” của Djibouti.
Theo các con số chính thức, Bắc Kinh đã đầu tư 14 tỷ đô la để phát triển cơ sở hạ tầng cho Djibouti, các doanh nghiệp Trung Quốc hiện diện trong các lĩnh vực từ đường sắt đến văn hóa. Một nguồn tin thông thạo so sánh : vào lúc quân đội Mỹ thuê đất của Djibouti để mở căn cứ quân sự với giá 60 triệu đô la một năm, thì Trung Quốc chịu chi ra đến 100 triệu cho chính quyền của tổng thống Ismaïl Omar Guelleh.
Djibouti : “Pháp không nhiều tiền như Trung Quốc”
Tương tự như với Djibouti, Kenya và Ethiopia cũng là hai quốc gia trong khu vực mà các nhà chiến lược của Bắc Kinh đã không thể bỏ qua.
Theo nghiên cứu của viện Institut Montaigne, Trung Quốc có một tầm nhìn tổng quát cho ba quốc gia được tổng thống Macron công du lần này. Tập đoàn vận tải hàng hóa Trung Quốc China Merchant Group chẳng hạn dự trù đầu tư 15 tỷ đô la trong chưa đầy hai thập niên sắp tới vào Djibouti. Ngoài hải cảng Doraleh tập đoàn nhà nước Trung Quốc này còn bỏ vốn để trùng tu hệ thống đường sắt cho Djibouti. Năm 2016 đã cho khánh thành hệ thống đường sắt nối liền Djibouti với Addis-Abeba thay thế cho tuyến đường sắt đã hơn 100 năm tuổi do Pháp xây dựng từ năm 1917. Bắc Kinh coi đây là cổng vào để hàng của Trung Quốc đến tay trên 150 triệu dân tại ba nước Djibouti, Kenya và Ethiopia.
Để so sánh, một nguồn tin thân cận với phủ tổng thống Djibouti được viện Institut Montaigne trích dẫn cho rằng, trong lúc Trung Quốc chịu chi ra hàng tỷ đô la thì “Pháp thực sự không có phương tiện tài chính và không có được một chiến lược rõ ràng nào cho Djibouti”.
Vào lúc tổng thống Emmanuel Macron báo động về “bẫy nợ Trung Quốc” và nguy cơ Bắc Kinh chi phối vùng thuộc địa đầu tiên này của Paris tại Lục Địa Đen, thì một chính khách Djibouti nói với viện nghiên cứu Pháp rằng “chúng tôi không quan tâm đến chuyện nợ nần”. Quốc gia nhỏ bé của Đông Phi này đang theo đuổi mục đích “trở thành một cột mốc quan trọng trên ván cờ thương mại của khu vực và đang muốn chứng minh rằng Djibouti sẽ thành công”.
Lợi thế của Pháp để không bị Trung Quốc đánh bạt ?
Theo giới chuyên gia, cơ hội của Pháp là đưa ra một số những dự án phát triển “khác với” cung cách làm ăn của Trung Quốc. Nhiều lãnh đạo các tập đoàn lớn của Pháp như France Telecom hay Orange trong ngành viễn thông, tập đoàn dầu khí Total hay công ty giao thông hàng hải CMA-CGM… đã tháp tùng tổng thống Macron trong vòng công du Đông Phi lần này. Trong chặng dừng cuối cùng kết thúc chuyến công du Đông Phi, tại Kenya hôm 14/03/2019 tổng thống Pháp đã chứng kiến lễ ký kết 2 tỷ đô la hợp đồng.
Là nguyên thủ pháp đầu tiên đến Nairobi kể từ khi Kenya dành được độc lập năm 1963, và từ sau tướng De Gaulle năm 1966 Emmanuel Macron cũng là vị tổng thống đầu tiên công du Ethiopia. Cả hai quốc gia này đều là những mục tiêu được các tập đoàn Trung Quốc quan tâm. Do vậy 2 tỷ đô la hợp đồng nói trên được ký kết trong các lĩnh vực từ quản lý hệ thống xa lộ, đến năng lượng, và dầu khí được coi là một dấu ấn quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Paris với Nairobi.
Kenya và Ethiopia là hai thị trường năng động, là hai nền kinh tế đứng hàng thứ tư và thứ năm ở phía nam sa mạc Sahara, với một tầng lớp trung lưu khá đông đảo. Cả Kenya lẫn Ethiopia đều có những tỷ lệ tăng trưởng cao : GDP Kenya tăng 8 % năm ngoái, với Ethiopia là 5 %. Khu vực kinh tế tư nhân của hai quốc gia này được đánh giá là “rất năng động”, ngành tài chính ngày càng trở nên vững vàng hơn. Do vậy Pháp đang trông thấy ở hai quốc gia vốn không sử dụng ngôn ngữ của Molière này làm bàn đạp thâm nhập vào thị trường 300 triệu dân ở Đông Phi này.
Nhưng nếu nhìn về phương tiện, phần thắng chắc chắn thuộc về Trung Quốc và như nhiều nhà đầu tư vào Đông Phi ghi nhận : Trung Quốc lắm tiền để đầu tư vào Lục Địa Đen, qua đó có gây nên một “bẫy nợ” với châu Phi. Nhưng nợ nần có chồng chất hay không, thì đấy lại là một chuyện khác. Dù vậy, cơ hội mà tổng thống Pháp đem lại cho các đối tác từ Djibouti đến Kenya hay Ethiopia là “mở một cánh cửa để những quốc gia này có thêm một đối tác đáng tin cậy khác ngoài Bắc Kinh”
Còn nhìn từ phía nhà nghiên cứu Tony Chafer đại học Portsmouth nếu như Trung Quốc tập trung vào ngành xây dựng và nhất là cơ sở hạ tầng, thì Pháp chú trọng nhiều hơn đến ngành viễn thông, đến các dịch vụ cung cấp nước sạch và hệ thống phân phối điện lực.
Một khác biệt nữa về tầm nhìn của Paris và Bắc Kinh về Đông Phi là tổng thống Pháp trông cậy vào tầng lớp trẻ của Ethiopia và Kenya để phác họa ra chính sách đối ngoại của Paris với châu lục này. Tại thủ đô Addis-Abeba chẳng hạn hồ sơ xây dựng những thành phố sạch là một trong những hồ sơ chính nguyên thủ pháp đã đề cập tới và đây cũng sẽ là trọng tâm hội nghị Pháp và châu Phi tổ chức vào năm tới. Còn tại thủ đô Kenya, ông Emmanuel Macron đã cùng với nước chủ nhà khai mạc hội nghị về môi trường, One Planet Summit.
http://vi.rfi.fr/phap/20190314-tong-thong-phap-cong-du-dong-phi

NATO dọa không trao đổi thông tin

nếu Đức dùng công nghệ 5G của Hoa Vi

Minh Anh
Chỉ huy lực lượng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – tại châu Âu, tướng Mỹ Curtis Scaparrotti, cảnh báo, Liên Minh sẽ ngừng trao đổi thông tin nếu Đức hợp tác với tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) để phát triển hạ tầng cơ sở viễn thông 5G.
Hôm qua, 13/03/2019, tại Ủy Ban Quân Lực Hạ Viện Mỹ, khi được hỏi về khả năng Đức lựa chọn tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi để phát triển hạ tầng viễn thông 5G, tướng Scaparrotti, chỉ huy lực lượng NATO tại châu Âu, bày tỏ lo ngại, vì băng thông rộng và nguy cơ bị lấy các dữ liệu rất lớn.
Theo AFP, tướng Scaparrotti tuyên bố rằng nếu hệ thống thông tin quân sự của Đức dùng công nghệ 5G thì NATO sẽ không liên lạc với giới quân sự Đức qua hệ thống này nữa.
Trong thời gian qua, Hoa Kỳ thúc giục, gây sức ép với nhiều nước đồng minh phương Tây để không hợp tác, lựa chọn công nghệ 5G của Hoa Vi, vì lo ngại tập đoàn viễn thông Trung Quốc này làm gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh.
So với các đối thủ cạnh tranh khác, hiện nay Hoa Vi được coi là tập đoàn đi đầu và sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ 5G.
Để khắc phục sự chậm trễ trong lĩnh vực công nghệ số, vào giữa tháng Ba này, Đức sẽ cho đấu thầu lựa chọn thiết bị và công nghệ 5G để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông.
Đầu tuần, báo Mỹ The Wall Street Journal tiết lộ là đại sứ Mỹ tại Berlin đã viết thư cho bộ trưởng Kinh Tế Đức đe dọa là hợp tác tình báo giữa hai nước có thể bị xem xét lại nếu Berlin lựa chọn hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc, ví dụ như Hoa Vi.
Đáp lại, thủ tướng Đức cho biết Berlin rất chú ý đến vấn đề an ninh trong việc xây dựng mạng 5G. Đức đang xác định các chuẩn mực riêng của mình và sẽ thảo luận với các đối tác châu Âu cũng như là Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190314-nato-doa-khong-trao-doi-thong-tin-neu-duc-dung-cong-nghe-5g-cua-hoa-vi

Quốc hội Nga thông qua

luật trừng phạt những ai nói xấu Nhà nước

Quốc hội Nga hôm 13/3 đã phê chuẩn những quy định phạt mới đối với những ai xúc phạm chính quyền trên mạng hay lan truyền tin thất thiệt bất chấp cảnh báo từ những người chỉ trích rằng động thái này có thể dọn đường cho việc kiểm duyệt trực tiếp của nhà nước đối với các tiếng nói bất đồng.
Các dự luật này – vốn giờ đây chỉ cần chữ ký của Tổng thống Vladimir Putin để trở thành luật – đã giành được sự ủng hộ rộng rãi ở Hạ viện, vài ngày sau khi hàng ngàn người tập hợp để phản đối việc siết chặt các hạn chế trên mạng Internet.
Một dự luật đề xuất phạt lên tới 100.000 rúp, tương đương 1.525 đô la, cho hành động thể hiện ‘sự thiếu tôn trọng trắng trợn’ trên mạng đối với Nhà nước, chính quyền, công chúng, quốc kỳ hay Hiến pháp Nga. Người tái phạm có thể bị ngồi tù lên đến 15 ngày.
Dự thảo luật thứ hai sẽ cho phép giới chức có quyền chặn các trang mạng nếu như chúng không tuân thủ yêu cầu gỡ bỏ những thông tin mà Nhà nước cho là không chính xác.
Các cá nhân có thể bị phạt lên đến 400.000 rúp (tương đương 6.100 đô la) cho hành động lan truyền thông tin sai trên mạng mà thông tin này dẫn đến ‘vi phạm trật tự công cộng ở quy mô lớn’.
Hội đồng nhân quyền Nga và một nhóm trên 100 các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và các nhà hoạt động nhân quyền hôm 13/3 đã kêu gọi Thượng viên bác bỏ dự luật này.
Các nhân vật văn hóa nổi bật đã công bố một lá thư ngỏ mô tả những dự luật này là ‘vi hiến’ và là ‘tuyên bố mở để thiết lập chế độ kiểm duyệt trực tiếp của Nhà nước’.
Điện Kremlin bác bỏ dự luật này là kiểm duyệt.
Các dự luật an ninh mạng hà khắc hắc được đưa ra trong vòng 5 năm qua đã yêu cầu các trang tìm kiếm phải xóa bỏ một số kết quả tìm kiếm, các dịch vụ nhắn tin phải chia sẽ chìa khóa mã hóa với các cơ quan an ninh và các mạng xã hội phải lưu trữ thông tin người dùng trên máy chủ đặt ở bên trong nước Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-nga-th%C3%B4ng-qua-lu%E1%BA%ADt-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-nh%E1%BB%AFng-ai-n%C3%B3i-x%E1%BA%A5u-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/4828004.html

Syria : Nga oanh kích quân thánh chiến ở Idleb

Mai Vân
Máy bay Nga hôm 13/03/2019, đã oanh kích vào các chốt đóng quân của lực lượng thánh chiến ở thành phố và tỉnh Idleb, song song với các cuộc pháo kích của quân đội Syria. Đây là lần đầu tiên trong năm nay không quân Nga mở chiến dịch tấn công Idleb.
Thông tín viên RFI trong khu vực, Paul Khalifeh, tường thuật :
“Bộ Quốc Phòng Nga cho biết là đợt tấn công hôm thứ Tư đã được bàn bạc với Thổ Nhĩ Kỳ, và nhắm một nhà kho chứa máy bay không người lái đã được giao hôm trước đón để chuẩn bị một cuộc tấn công vào căn cứ không quân Hmeimim.
Chiến dịch không kích diễn ra sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngưng tuần tra trong vùng phi quân sự, sau yêu cầu của các thành phần thánh chiến muốn đi cùng với lính của Ankara.
Theo những nguồn tin thân cận với đối lập và chính phủ Syria, thì máy bay Nga đã nhắm vào nhiều vị trí của tổ chức Hayat Tahrir al-Cham, phân nhánh cũ của Al Qaida ở Syria, ở ngay trong thành phố Idleb và trong tỉnh cùng tên.
Một quả bom đã phá thủng tường nhà tù chính của thành phố và nhiều tù nhân đã trốn thoát. Lực lượng thánh chiến đã cố công bắt lại. Pháo binh của quân đội Syria tiếp ứng, cũng nã pháo vào vị trí của Hayat Tahrir al- Cham ở nhiều điểm trong tỉnh. Chiến sự đã lan ra đến thành phố cảng Lattaquié.
Đây là lần đầu tiên từ đầu năm mà nơi này đã bị trúng đạn pháo, nhiều quả đã rơi gần sân vận động chính, nhưng không gây thiệt hại nhân mạng.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190314-syria-nga-oanh-kich-thanh-chien-o-idleb

Slovakia buộc tội Marian Kocner

‘thuê giết’ nhà báo Jan Kuciak

Công tố Slovakia vừa khởi kiện một doanh nhân nước này vì tội ‘đặt hàng’ từ giới tội ác để ám sát nhà báo trẻ Jan Kuciak và vợ chưa cưới vào năm ngoái.
Vụ giết chết Jan Kuciak và Martina Kusnirova, cùng ở tuổi 27, vào tháng 2/2018 đã khiến người dân Slovakia xuống đường phản đối và đưa tới chỗ chính phủ của thủ tướng Robert Fico phải từ chức.
Vụ giết nhà báo trẻ chấn động Slovakia
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chính khách Slovakia kiểm tra nói dối
Vì sao Bộ trưởng nội vụ Slovakia từ chức?
Phong trào chống lại đảng của ông Fico và các cộng sự cũng đang làm thay đổi chính trị Slovakia, thậm chí có thể khiến một nhà đấu tranh chống tham nhũng thắng cử tổng thống.
Tin mới nhất cho hay doanh nhân Marian Kocner, đã bị cảnh sát bắt, nay bị buộc tội đã ‘thuê người’ giết nhà báo Kuciak.
Ông Kuciak cho đến khi bị bắn chết cùng vị hôn thê, đã viết các bài báo về mối liên hệ của chính giới Slovakia trong những vụ rửa tiền hàng triệu euro, đánh cắp ngân quỹ EU, lừa đảo thuế VAT cùng mafia Ndrangheta ở Ý.
Hãy cùng nhau chống lại cái ÁcZuzana Caputova
Hôm 8/03, công tố viện chính thức nêu tên Marian Kucner trong hồ sơ vụ ‘thuê giết nha ̀báo điều tra Jan Kuciak”.
Sang hôm 14/03, cảnh sát Slovakia xác nhận ông Marian Kucner bị buộc tội chính thức, và còn bốn người nữa liên quan cũng đã bị bắt.
Jan Kuciak và Martina Kusnirova bị bắn chết tại nhà riêng ở làng Velka Maca, cách Bratislava 65 km.
Nay công tố viện Slovakia nói “nguyên nhân chính của vụ sát nhân chính là các bài báo mà nạn nhân, ông Kuciak, chuẩn bị công bố”.
Phong trào chống đảng Smer
Vụ buộc tội bị cáo đầu tiên sau án mạng khủng khiếp diễn ra không lâu trước khi Slovakia bước vào cuộc bầu cử tổng thống.
Cựu thủ tướng Fico có hy vọng đảng Smer của ông giành lại được vị thế nhất định trong cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, một phong trào chống lại đảng Smer và 12 năm cầm quyền của đảng này đang dâng lên, theo Reuters hôm 06/03.
Hiện nay, bà Zuzana Caputova (45 tuổi, đã ly hôn, có hai con) một nhân vật đấu tranh chống tham nhũng nổi tiếng, đang dẫn đầu trong thăm dò dư luận Slovakia.
Tổng thống sắp hết nhiệm kỳ, Andrej Kiska, tuyên bố ủng hộ bà Caputova ra tranh chức tổng thống.
Bà Caputova, một luật sư, đã bỏ ra 15 năm để chống lại dự án do một doanh nhân “quen biết rộng với chính quyền” muốn xây bãi rác ngay trong khu vực trồng nho truyền thống ở nông thôn Slovakia.
Khẩu hiệu của bà và nhóm xã hội dân sự do bà điều hành rất đơn giản: ‘Hãy cùng nhau chống lại cái Ác’ (Let’s fight evil together).
Theo Bloomberg, bà được sự ủng hộ từ phong trào phản đối chính phủ do người dân phẫn nộ vì vụ giết nhà báo Jan Kuciak.
Nếu thắng cử, bà Caputova có thể gây khó khăn cho việc trở lại chính trường của ông Fico và những người thân cận ông ta.
Trong số họ có cựu bộ trưởng nội vụ Robert Kalinak.
Sau khi xảy ra vụ Jan Kuciak, phong trào biểu tình ban đầu buộc ông Kalinak từ chức, rồi mới đến lượt thủ tướng Fico.
Ông Kalinak còn bị cho là có liên quan đến vụ đưa ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức tới Slovakia và ra khỏi nước này bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia hồi 2017.
Tuy nhiên, hồi tháng 8/2018, Robert Kalinak khẳng định rằng ông không hề dính líu vào vụ ‘bắt cóc’ ông Trịnh Xuân Thanh.
Thậm chí, ông còn trình ra cả kết quả máy kiểm tra nói dối để phía Đức thấy là ông “không biết gì về vụ việc” gây khủng hoảng quan hệ hai bên.
Ông Kalinak nay không còn giữ chức gì trong chính quyền Slovakia.
Hồi tháng 3/2018, công tố viện Slovakia cũng điều tra quan hệ làm ăn ‘mờ ám’ của ông Kalinak với một doanh nhân, theo báo Slovakia.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47574113

Đài Loan có thể cấm tất cả thiết bị

và phần mềm ứng dụng của Trung Quốc

Các cơ quan an ninh quốc gia Đài Loan đang cân nhắc những biện pháp mới nhằm mở rộng lệnh cấm sử dụng thiết bị thông tin liên lạc, ứng dụng mạng xã hội hoặc ứng dụng văn phòng của Trung Quốc trong các cơ quan chính phủ, quân đội, trường đại học và các cơ quan lập pháp Đài Loan.
Mạng báo Asia Times vào ngày 12 tháng 3 dẫn nguồn từ truyền thông Đài Loan. Theo đó, các công ty rơi vào tầm ngắm bao gồm: ZTE, tập đoàn viễn thông bị cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ hồi năm ngoái; Hikvision, tập đoàn chuyên sản xuất các thiết bị do thám mà được nói chính phủ Trung Quốc dùng để theo dõi người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương; và Lenovo, đơn vị đã bị nhắc đến trong một số điệp vụ do Trung Quốc chủ đạo. Ngoài ra còn có những công ty gồm Xiaomi, Vivo, Oppo và một số nhà sản xuất phần cứng khác sẽ không được tham gia đấu thầu  các đơn hàng chính phủ Đài Loan.
Một khi những lệnh cấm như vừa nêu có hiệu lực thì công chức chính phủ và quân đội có thể bị cấm không được sử dụng điện thoại thông minh và những thiết bị do Trung Quốc chế tạo.
Cùng lúc, Ủy ban Thông tin quốc gia Đài Loan nhắc lại rằng phải được sự chấp thuận trước khi nhập khẩu các thiết bị hạ tầng thông tin, viễn thông từ nước ngoài. Tuy nhiên, chưa rõ là sản phẩm của các công ty phương Tây hoặc Đài Loan sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc có bị hạn chế hay không.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/taiwan-may-ban-all-chinese-equipment-apps-03132019141120.html

Quá trình hiện đại hóa quốc phòng

của Nhật Bản hiện nay và phản ứng của TQ

Trong một vài năm gần đây, cùng với đó là quá trình hiện đại hóa quốc phòng, Nhật Bản liên tục thể hiện quan điểm kiên quyết, nhất quán về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh việc triển khai hoạt động trên Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc hôm 12/3 vừa qua cho rằng sự phát triển quân sự của Nhật Bản đã vượt quá nhu cầu của một nước chỉ duy trì lực lượng quân sự ở mức có khả năng phòng vệ theo quy định của Hiến pháp và đảo lộn trật tự thế giới.
Quá trình phát triển quốc phòng của Nhật Bản
Sau một thời gian dài dưới sự chiếm đóng của Mỹ (1945-1952), Nhật Bản giành lại độc lập. Tuy nhiên theo Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Bản bị cấm xây dựng quân đội thường trực hoặc tiến hành chiến tranh với bất cứ mục đích gì. Mặc dù Hiến pháp Nhật Bản nói rằng “lực lượng hải, lục, không quân, cũng như tiềm năng chiến tranh khác, sẽ không bao giờ được duy trì”, song Tự vệ đội, hay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập ngay sau khi Mỹ kết thúc chiếm đóng Nhật Bản. Tự vệ đội là một trong những lực lượng vũ trang được trang bị công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và chi phí quân sự của Nhật Bản đứng vào hàng cao nhất thứ bảy trên thế giới. Mặc dù Hiệp ước Hợp tác và An ninh lẫn nhau, ký kết vào năm 1960, cho phép sự hiện diện liên tục của các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản, hầu hết trong số đó đóng trên đảo Okinawa, mặc dù không có thỏa thuận chính thức nào cả buộc Nhật Bản phải chính thức dựa vào Mỹ, Liên Hợp quốc, hoặc bất kỳ thế lực nào khác để bảo vệ đất nước mình.
Hậu quả từ sự Chiếm đóng của Mỹ, cùng những nỗ lực của chính quyền Nhật Bản, đặc biệt là sự thúc đẩy của Mỹ, để sửa đổi Hiến pháp và tái vũ trang. Điều này đã được ngăn chặn bằng sự chống đối lại hành động này của một số nước từng bị quân đội Nhật xâm chiếm, và những tổ chức, đoàn thể chống chiến tranh nói chung, cùng với thái độ và những yếu tố quan trọng của chương trình nghị sự ttrong nội các chính phủ Nhật Bản. Năm 1967, Thủ tướng Eisaku Sato đưa ra ba nguyên tắc phi hạt nhân mà theo đó Nhật Bản sẽ chống lại việc sản xuất, hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân. ý tưởng tương tự cũng được thể hiện nhiều năm sau đó chống lại việc sản xuất và xuất khẩu vũ khí quy ước. Nghị viện Nhật Bản hiện đang cân nhắc việc sửa đổi Hiến pháp sẽ bãi bỏ Điều 9, và cho phép Nhật Bản một lần nữa có khả năng tái vũ trang quân sự.
Trong lúc này, Nhật Bản đã triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản để hỗ trợ trong một số nhiệm vụ không chiến đấu, đặc biệt là những người có liên quan đến viện trợ nhân đạo, chẳng hạn như giúp đỡ các nạn nhân của trận động đất Kobe năm 1995, cung cấp hỗ trợ hành chính cho Lực lượng Lâm thời Liên hợp quốc ở Liban , Tiểu đoàn Na Uy trong những năm 1990 và giúp tái thiết lại Iraq. Một số quan
chức Nhật Bản mong muốn có quân đội riêng của họ vì sợ sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thù địch của Bắc Triều Tiên. Họ tuyên bố rằng Mỹ đã không đủ sức mạnh và thẩm quyền giải quyết các vấn đề này, và do đó Nhật Bản phải tự xây dựng lực lượng riêng để bảo vệ chính mình trước những hiểm họa xung quanh.
Năm 2004, Tổng thư ký Liên Hợp quốcKofi Annan đã công bố một kế hoạch mở rộng số ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và Nhật Bản tìm cách đạt được một trong những vị trí này. bất chấp sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản, một số cuộc tranh luận có hay không về một đất nước không có quân đội thường trực có thể được coi là một “cường quốc thế giới” mà cần phải có một ghế thường trực trong Hội đồng. tranh chấp lãnh thổ gần đây với các nước láng giềng như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, và Nga ở các quần đảo như Senkaku, Liancourt Rocks, và quần đảo Kuril, cũng như lời buộc tội về sự minh oan của Nhật Bản về vụ sách giáo khoa lịch sử gây tranh cãi khác nhau cũng làm quá trình này ngày càng thêm phức tạp.
Năm 2019, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua kế hoạch ngân sách kỷ lục cho năm tài khóa, với mức chi tiêu quốc phòng tăng cao chưa từng có tiền lệ, lên đến 45,93 tỷ USD, tăng năm thứ sáu liên tiếp dưới thời chính quyền Thủ tướng Abe. Theo kế hoạch, số ngân sách này được dùng để mua sắm trang thiết bị quân sự hiện đại, gồm chiến đấu cơ F-35A, V-22 Ospreys, hệ thống tên lửa đánh chặn thế hệ mới SM- 3 Block 2A do Nhật Bản và Mỹ hợp tác sản xuất, tên lửa tàng hình JSM do Na Uy sản xuất với tầm bắn khoảng 500km. Giới chức quốc phòng cho biết Nhật Bản cũng quyết định triển khai 2 hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Aegis do Mỹ sản xuất, với giá khoảng 885 triệu USD mỗi hệ thống.
Sự tham gia của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông
Trong một vài năm gần đây, Nhật Bản liên tục thể hiện quan điểm kiên quyết, nhất quán về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh việc triển khai hoạt động trên Biển Đông.Quan điểm và mục tiêu xuyên suốt của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông là duy trì hòa bình, đảm bảo an ninh và tự do hàng hải quốc tế, trên nguyên tắc mọi bất đồng tranh chấp chủ quyền và tranh chấp biển phải được giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật biển quốc tế bằng các biện pháp hòa bình. gày 12/7/2016, sau khi Tòa án trọng tài thường trực quốc tế (PCA) ra phán quyết về vụ kiện giữa Philíppin và Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố phán quyết của PCA là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý; các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết này. Ngoại trưởng Kishida nêu rõ Nhật Bản kiên định ủng hộ việc tôn trọng quy định luật pháp và sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết các tranh chấp trên biển. Ngoài ra, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề Hội nghị AMM 49, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã hối thúc Bắc Kinh chấp nhận và tuân thủ phán quyết của PCA, đồng thời bày tỏ quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông hiện nay, hy vọng Trung Quốc sẽ tránh những hành động có thể làm leo thang căng thẳng tại vùng biển tranh chấp. Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2016 đã nêu rõ các hoạt động hiện tại của Trung Quốc tại Biển Đông là bá quyền, đơn phương, hướng tới việc đặt các nước vào việc đã rồi trên vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.
Nhật Bản đã kêu gọi các bên tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, ủng hộ các nước ASEAN đấu tranh chống việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa, thúc đẩy ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Trong những chuyến thăm đến các nước ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đều đưa vấn đề tự do hàng hải, hàng không cũng như tình hình an ninh Biển Đông ra thảo luận. Chủ đề về Biển Đông luôn giữ vị trí cao trong quan hệ của Nhật Bản với một số nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Inđonesia… Nhật Bản cũng tích cực hỗ trợ một số nước ASEAN bảo vệ quyền lợi, nâng cao năng lực phòng thủ trên biển: Một mặt, Nhật Bản hỗ trợ trang bị cho các nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Biển Đông như Việt Nam, Philíppin nhằm tăng cường khả năng cảnh báo trên biển và củng cố lực lượng tiền duyên của các nước này để đối phó với Trung Quốc. Trong Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á – Đối thoại Shangri La (2014), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố cần phải chi viện trên thực tế để Việt Nam, Philíppin và Malaixia tăng cường năng lực quân sự trên biển. Nhằm nâng cao khả năng phòng thủ biển của các nước ASEAN, Nhật Bản đã kết hợp các khoản hỗ trợ như viện trợ phát triển chính thức (ODA), đào tạo nâng cao khả năng do Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tổ chức, hợp tác về trang bị phòng thủ, để trợ giúp các nước này. Mặt khác, Nhật Bản thông qua các hình thức huấn luyện, diễn tập quân sự chung với các nước ASEAN để nâng cao khả năng quân sự của các nước này và giúp cho quân đội Nhật Bản thông thạo tình hình thực tế trong khu vực Biển Đông, nhằm thử nghiệm cho việc tuần tra, giám sát của Nhật Bản tại khu vực biển này. Trong tháng 5-6/2015, tàu chiến của Nhật Bản và Philippines nhiều lần tiến hành diễn tập chung tại vùng biển của Philippines. Tháng 8 năm 2015, Nhật Bản, Mỹ và Philippines tiến hành diễn tập cứu trợ nhân đạo tại vịnh Subic. Đối với Việt Nam, tháng 5/2015, đã có hai máy bay tuần tra trên biển P-3C của Nhật Bản lần đầu đến Đà Nẵng; tháng 11/2015, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhận thức chung về việc tàu chiến của Nhật Bản có thể cập cảng Cam Ranh.
Mối quan hệ Nhật Bản – TQ và phản ứng của TQ
Nhật Bản đang tăng cường mở rộng sự hiện diện và củng cố quan hệ quốc phòng. Thông qua các sáng kiến mới như Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (gọi tắt là JMDF), tới thăm các quốc gia thành viên ASEAN hoặc tham gia các cuộc tập trận song phương và đa phương. Tháng 3/2016, một tàu của JMDF đã cập cảng Malaixia để tham gia những đợt tập trận huấn luyện thân thiện với lực lượng hải quân Malaysia. Tháng 4/2016, tàu ngầm Oyashio cùng tàu khu trục Ariake và Setogiri đã cập cảng tại Vịnh Subic của Philíppin trong chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2002. Tiếp đó, Ariake và Setogiri cũng lần đầu tiên tới Vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, tàu khu trục cỡ lớn Ise lần đầu tiên vượt qua Biển Đông, tham gia hoạt động cùng các hạm đội quốc tế và tập trận đa phương ở Inđonesia. Ngày 13/7/2016, cuộc tập trận chung giữa Cảnh sát biển Nhật Bản (viết tắt là JCG) và Cảnh sát biển của Philippines (PCG) đã diễn ra ngoài khơi vịnh Manila, đúng một ngày sau khi PCA công bố phán quyết trong vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc. Dù quan điểm của hai nước về cuộc tập trận là không nhằm vào Trung Quốc, nhưng thời điểm của nó cho thấy rõ ràng đây là một phản ứng có liên quan đến sự việc trên. Bên cạnh đó, JMDF cũng đã tham gia tập trận cùng Mỹ và Australia (2/2016) ở vùng biển của Singapore và tháng 4/2016 ở vùng biển lân cận của Inđonesia.
Nhật Bản tìm cách giành thế chủ động trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc trên nhiều phương diện. Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp lâu dài ở Biển Hoa Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản cho rằng nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông thì sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mục đích chiến lược của Nhật Bản là hình thành thế phối hợp tác chiến hai cánh Biển Đông và Biển Hoa Đông, từ đó cản trở hoạt động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng mong muốn hỗ trợ một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, để đổi lại sự ủng hộ của các nước này đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông; tạo mối liên kết giữa Nhật Bản với một số nước Đông Nam Á trong vấn đề tranh chấp trên biển, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh phải tác chiến trên cả hai mặt trận Biển Hoa Đông và Biển Đông; đồng thời, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản muốn nhân vấn đề Biển Đông, tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước ASEAN là các bên tranh chấp ở Biển Đông, đẩy mạnh viện trợ cho các nước này về kinh tế và quân sự, qua đó nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của mình trong khu vực, hình thành một “liên minh chiến lược biển” để đối phó với Trung Quốc. Nhật Bản cho rằng Biển Đông như một cái “hang trống”, sẽ hút hết sức mạnh của Trung Quốc vào đó; Trung Quốc càng cứng rắn thì càng lún sâu tại Biển Đông, nếu giành được chiến thắng tại đây thì cũng hao tổn sức lực, ảnh hưởng đến việc phát triển của Trung Quốc, nhất là quá trình trở thành cường quốc biển thế giới.
Phản ứng với việc Nhật chính thức mua tên lửa JSM, hãng Tân Hoa xã hôm 12/3/2019 đã bày tỏ những quan ngại rằng những bước đi của Nhật Bản sẽ trái ngược với Hiến pháp hòa bình và làm đảo lộn trật tự thế giới thời hậu chiến. Ngoài ra, thông tấn Trung Quốc bày tỏ quan ngại đặc biệt với việc Nhật Bản nâng cấp tàu khu trục Izumo thành tàu sân bay, nâng cao đáng kể năng lực tấn công của nước này. Hãng tin Trung Quốc dẫn lời giới quan sát cho rằng khoản ngân sách khổng lồ cũng như việc gia tăng số lượng vũ khí hiện đại nhất đã vượt quá nhu cầu của một nước chỉ duy trì lực lượng quân sự ở mức có khả năng phòng vệ theo quy định của Hiến pháp và đảo lộn trật tự thế giới. Hồi tháng 11/2018, Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ “sự bất mãn sâu sắc” với nội dung báo cáo quốc phòng mới đây của Nhật Bản 2018, theo đó Tokyo lo ngại Bắc Kinh tăng cường hoạt động hải quân tại những vùng biển xung quanh Nhật Bản. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản “cố tình phóng đại mối đe dọa Trung Quốc” vì “những động cơ bí mật nào đó”.
http://biendong.net/bien-dong/26867-qua-trinh-hien-dai-hoa-quoc-phong-cua-nhat-ban-hien-nay-va-phan-ung-cua-tq.html

TQ: Phụ huynh giận dữ vì thức ăn ‘kinh tởm’ ở trường học

Một trong những trường trung học uy tín nhất của Trung Quốc đã trở thành mục tiêu của sự phẫn nộ của công chúng sau khi hàng đống thực phẩm hết hạn bị mốc được tìm thấy trong nhà bếp của căng tin.
Bánh mì mốc, thịt và hải sản ôi thiu được phát hiện tại trường Trung học Thực nghiệm số 7 Thành Đô.
Một phụ huynh nói với BBC về sự kinh hoàng và ghê tởm của anh, nói rằng thực phẩm bị “hôi thối và kinh tởm” và so sánh nó với cám lợn.
Nỗ lực đưa đời sống tự nhiên trở lại thành phố
TQ làm giả kết quả kiểm tra ô nhiễm nước sông
Việt Nam: Thực phẩm ‘bẩn’ tồn tại ‘hàng chục năm’
Nhà trường hiện đã đưa ra lời xin lỗi, và nói rằng họ rất lấy làm “xấu hổ”.
Các vụ bê bối về an toàn thực phẩm không phải là hiếm ở Trung Quốc và họ thường để các nhà chức trách xoa dịu công chúng.
Làm thế nào họ phát hiện ra?
Vụ bê bối lần đầu tiên nổ ra khi một nhóm nhỏ phụ huynh được mời tham dự sự kiện trồng cây hôm thứ Hai ở một trường trung học tư thục ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Khi đến trường, nhóm phụ huynh đã phát hiện ra bánh mỳ mốc, thịt và hải sản ôi thiu trong bếp của căng tin trường.
Không rõ tại sao họ dừng lại đúng ở nhà bếp, nhưng một phụ huynh mà Lulu Luo của BBC đã nói chuyện dẫn chứng sự cố vào đầu tháng Mười Một năm ngoái nơi nhiều học sinh bị đau bụng, táo bón và nhiều triệu chứng khác.
“[Đồ ăn trông giống như] đã ở trong tủ đá lâu năm, [nó trông] như thịt thây ma,” người cha có con gái và con trai theo học tại trường cho biết.
“Tôi ngửi thấy mùi thịt lợn, nó bốc mùi thối. [Còn có] gừng, trông cũng thật kinh tởm.”
Theo phụ huynh này, trường tư có học phí 39.000 CNY (xấp xỉ 135 triệu VNĐ) một năm – gấp 20 lần học phí trường công.
“Chúng tôi thậm chí không để bọn trẻ ăn thức ăn thừa ở nhà… Tôi bỏ ra hàng chục nghìn đô la và những đứa con của tôi đang ở trong chuồng lợn,” ông nói.
“Tôi không dám kể với con trai nhỏ của tôi… Tôi lo lắng nó sẽ không dám ăn đồ ăn của căng tin nữa. Con gái tôi đã nói với tôi rằng nó bị đau bụng. Tôi [nói] với nó có thể nó đã tập thể dục quá mức.
“Điều này làm tan nát tim tôi.”
Phụ huynh phản ứng thế nào?
Kinh hoàng, nhóm phụ huynh đã chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội, không lâu sau đã được các phụ huynh khác nhìn thấy.
Giải mã sự bùng nổ thực phẩm lành mạnh
Kỳ lạ nhà hàng ‘phục vụ đồ ăn thừa’
Trung Quốc thu mua không khí sạch
Cũng theo phụ huynh này, trường ngay lập tức chuyển thức ăn mốc lên hai xe tải để chở đi.
Một chiếc xe đã bị chặn lại bởi một đám phụ huynh tức giận đã xuất hiện tại trường để phản đối, ông cho biết.
Video xuất hiện trên mạng xã hội hôm thứ Tư (13/3) cho thấy hàng trăm phụ huynh giận dữ biểu tình bên ngoài cổng trường.
Cảnh sát được nhìn thấy sử dụng vũ lực để chống lại họ, một video cho thấy một nhóm cảnh sát đập một người đàn ông nằm xuống đất.
Trong một video khác, phụ huynh có thể được nhìn thấy đang ôm chặt mắt vì đau đớn, một số nguồn tin địa phương nói rằng cảnh sát sử dụng bình xịt hơi cay chống lại họ.
Cảnh sát Thành Đô sau đó đã đăng tải một tuyên bố trên Weibo nói rằng 12 người đã bị bắt giữ.
Họ nói rằng những phụ huynh này đã làm “gián đoạn nghiêm trọng” giao thông và lăng mạ cảnh sát. Sau đó họ được thả cùng ngày.
“Tại sao họ nên được tin tưởng dù bất cứ điều gì?”
Theo phân tích của Stephen McDonell, phóng viên BBC tại Trung Quốc:
Người nước ngoài đôi khi lầm tưởng rằng không có nhiều biểu tình ở Trung Quốc. Trên thực tế, các hành vi bất đồng chính kiến nổ ra khá thường xuyên và có thể đột ngột.
Nếu các thành viên gia đình bị làm tổn hại, đặc biệt khi được chăm sóc ở trường học hoặc trường mẫu giáo hoặc bệnh viện, thì từ những người bình tĩnh có thể trở lên giận dữ tràn ra đường.
Thuốc bị lỗi, sữa bột nhiễm độc, lừa đảo đầu tư và giáo viên lạm dụng học sinh, tất cả đã gây ra sự phẫn nộ công chúng nhắm vào giới chức có nhiệm vụ giữ an toàn cho cộng đồng.
Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không quan tâm nhiều đến những sự việc như thế này thì chúng có thể dẫn đến sự sụp đổ niềm tin của người dân vào hệ thống.
Nếu quan chức địa phương thậm chí không thể quản lý để cho học sinh có bữa trưa an toàn thì tại sao họ nên được tin tưởng dù bất cứ điều gì?
Nhà trường nói gì?
Trường Thành Đô sau đó đã đưa ra lời xin lỗi và nói họ sẽ ngừng mua thực phẩm từ nhà cung cấp hiện tại.
Ngôi trường là một trong những trường học có uy tín nhất ở Trung Quốc và đã từng được nêu tên trong số “Top 10 trường tư xuất sắc nhất” của Trung Quốc.
Nhà trường cho biết những người chịu trách nhiệm sẽ bị xử lý theo pháp luật, nói rằng họ “xấu hổ” vì vụ việc và điều đó sẽ không tái diễn.
Tuy nhiên, một phụ huynh mà BBC đã trò chuyện, nói rằng vụ việc không phải là “sự cố tách biệt”, và cho biết thêm đơn vị cung cấp này đã phục vụ cho “hơn 100.000 học sinh trên khắp 20 trường học”.
Chính quyền quận Ôn Giang – quận ở Thành Đô nơi ngôi trường tọa lạc – đưa ra tuyên bố hôm thứ Tư cho biết tám người có trách nhiệm về an toàn thực phẩm của trường đang bị chính quyền điều tra.
Được biết 36 học sinh của trường đã được nhập viện để kiểm tra tổng thể sau đó đã được xuất viện.
Chính quyền quận cũng nói rằng thực phẩm tươi sống sẽ được gửi đi kiểm tra, cho biết thêm rằng một “cuộc điều tra toàn diện và chuyên sâu” về sự cố này sẽ được tiến hành.
“[Chúng tôi sẽ] kiên quyết áp dụng chính sách không khoan nhượng. Những người liên quan sẽ bị xử lý nghiêm,” cơ quan ngôn luận của quận nói trong một tuyên bố trên Weibo.
Đầu năm ngoái, một trường quốc tế ở Thượng Hải bị phát hiện đã phục vụ thức ăn hết hạn cho học sinh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47568503

Máy bay quân sự TQ rơi ngay trước thềm

dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Lực lượng Hải quân

Một máy bay chiến đấu của Hải quân Trung Quốc đã bị rơi và phát nổ trong khi đang bay huấn luyện sáng 12/3 tại đảo Hải Nam, khiến 2 phi công thiệt mạng.
Theo trang tin Đông Phương, một máy bay chiến đấu của Hải quân Trung Quốc đã bị rơi và cháy nổ trong khi đang bay huấn luyện sáng 12/3. Sự cố xảy ra ở gần sân bay Lạc Đông trên đảo Hải Nam, khiến cả 2 phi công đều thiệt mạng. Trang weibo chính thức của quân đội Trung Quốc đã xác nhận thông tin trên. Theo nhà chức trách, máy bay rơi không gây thương vong cho người dưới mặt đất nhưng làm một tháp nước bị hư hỏng.
Tư liệu cho thấy, Lạc Đông là một sân bay tiền duyên của Hải quân Trung Quốc, được tin là nơi có bố trí 2 trung đoàn gồm Trung đoàn 25 với các máy bay J-11B được Trung Quốc chế tạo theo mẫu SU-27 của Liên Xô cũ và Trung đoàn 27 được trang bị loại JH-7A được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo nhằm kiểm soát tình hình Biển Đông.Nguyên nhân sự cố đang được điều tra, nhưng không nêu rõ chiếc máy bay bị rơi là loại tiêm kích J-11B hay tiêm kích JH-7A.
Được biết vụ tai nạn máy bay trên diễn ra trong thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị cho Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày thành lập Lực lượng Hải quân (1949-2019), trong đó lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc sẽ tổ chức buổi duyệt chiến hạm, tàu chiến quốc tế quy mô lớn tại vùng biển Hoàng Hải, ngoài khơi thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông vào ngày 23/4 tới. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay đã mời Hải quân của hơn 10 nước tham gia cuộc duyệt binh, trong đó có Hải quân Pháp, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc. Philippines và Nhật Bản đã xác nhận sẽ cử tàu chiến tham dự. Dự kiến lễ duyệt binh được chủ trì bởi Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình cũng là Chủ tịch Quân Ủy Trung ương. Đây được cho là cơ hội để Hải quân Trung Quốc “phô trương thanh thế, đánh bóng hình ảnh”. Hai tàu sân bay Liêu Ninh
và Type 001A cùng nhiều chiến hạm mới khác của Trung Quốc như tàu khu trục Type 055, tàu đổ bộ Type 075 và tàu ngầm mang tên lửa đạn dạo dự kiến sẽ xuất hiện trong đội duyệt binh. Giới quan sát nhận định, với cuộc duyệt binh quy mô lần này, Trung Quốc dường như muốn gởi thông điệp tới Mỹ rằng quân đội nước này vẫn duy trì chiến lược gia tăng sức mạnh quân sự, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
http://biendong.net/bien-dong/26868-may-bay-quan-su-tq-roi-ngay-truoc-them-dip-ky-niem-70-nam-ngay-thanh-lap-luc-luong-hai-quan.html

Tai nạn bộc lộ điểm yếu của không quân TQ

Các chuyên gia nói việc đóng mới tàu sân bay, mua và sản xuất nhiều chiến đấu cơ mới đã dẫn đến tình trạng thiếu phi công chiến đấu đạt chất lượng trong không quân Trung Quốc. Hậu quả là các tai nạn thường xuyên xảy ra.
Một máy bay hải quân của Trung Quốc đã rơi ở đảo Hải Nam hôm qua, làm thiệt mạng hai phi công, theo nguồn tin từ quân đội Trung Quốc.
Một tuyên bố ngắn gọn nói vụ tai nạn xảy ra trong khi các phi công đang bay huấn luyện trên hạt Lạc Đông thuộc tỉnh Hải Nam. Không ai trên mặt đất bị thương.
Mặc dù quân đội Trung Quốc (PLA) không nêu cụ thể chiếc máy bay rơi là loại gì, nhưng một số nhân chứng nói đó là loại cường kích hai chỗ ngồi Tây An JH-7, còn gọi là “Phi báo”.
Máy bay JH-7, được biên chế trong hải quân và không quân PLA từ những năm 1990, đã gặp một số tai nạn chết người.
Vụ rơi máy bay quân sự tồi tệ nhất trong lịch sử không quân PLA xảy ra vào tháng 1/2018. Ít nhất 12 quân nhân đã chết khi một máy bay của Không quân PLA, được tin là máy bay trinh sát điện tử, đâm xuống đất ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc.
Trong giai đoạn 2016-2017, có ít nhất 4 tai nạn liên quan đến dòng máy bay tiêm kích trên hạm J-16 “Cá mập bay”, một trong bốn vụ dẫn đến chết người.
Các nhà bình luận quân sự trước đây từng nói việc Trung Quốc muốn cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu, bao gồm việc đóng tàu sân bay mới, chế tạo các chiến đấu cơ mới, đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt phi công đạt chất lượng.
Để bù đắp thiếu hụt này, PLA đã bắt đầu các đợt tuyển mộ lớn và triển khai các chương trình huấn luyện chuyên sâu dành cho phi công quân sự.
Hiện nay Trung Quốc có một tàu sân bay đang hoạt động, là tàu Liêu Ninh. Tàu này có thể mang tối đa 24 chiếc J-15 cùng một số máy bay loại khác. Trong khi đó, tàu sân bay do Trung Quốc tự đóng mang số hiệu Type 001A theo dự kiến sẽ sớm được đưa vào biên chế. Tàu này theo thiết kế có thể mang theo 32 chiếc J-15.
Đó là chưa kể một chiếc hàng không mẫu hạm khác nữa đang được đóng và con tàu này được cho là còn mang số máy bay nhiều và hiện đại hơn nữa.
Trong bối cảnh đó, các cựu quan chức hải quân Trung Quốc cảnh báo, huấn luyện, chứ không phải thiết bị, mới là chìa khóa cho khả năng sẵn sàng chiến đấu, theo SCMP.
Báo này dẫn ra các số liệu cho thấy từ cuối năm 2016, chỉ có 25 phi công đủ phẩm chất bay tiêm kích J-15 trong khi 12 người khác đang trải qua các khóa đào tạo.
Hầu hết phi công hải quân Trung Quốc đều được tuyển mộ từ không quân, trong khi chính lực lượng này cũng đang cần những phi công được huấn luyện kỹ càng hơn.
Năm 2019, lần đầu tiên hải quân PLA tổ chức tuyển mộ phi công trên quy mô toàn quốc.
Bên lề kỳ họp quốc hội đang diễn ra ở Bắc Kinh, ông Phòng Vị, một phi công của PLA thuộc quân khu miền Tây, nói PLA đang phải củng cố các chương trình huấn luyện phi công trong lúc nhiều thiết bị quân sự mới được đưa vào biên chế. ‘Con người là chìa khóa cho mọi thứ”, ông nói.
Trở lại vụ tai nạn tồi tệ nhất của không quân PLA đầu năm 2018 ở Quý Châu. Lúc đó báo chí Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi liệu sự thúc bách liên tục trong việc hiện đại hóa quân đội đã dẫn đến trình trạng năng lực thực sự của PLA không theo kịp yêu cầu hay không.
Vụ rơi máy bay với 12 cái chết này xảy ra chỉ vài tuần sau vụ rơi tiêm kích trên hạm J-15. Một nhà quan sát Trung Quốc ẩn danh lúc đó đã nói với SCMP rằng:
“Chúng ta phải nhận thấy rằng, có một khoảng cách chết người giữa việc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và việc phát triển máy bay không hoàn hảo”.
Dù động cơ và thiết kế máy bay của Trung Quốc còn nhiều vấn đề, các phi công vẫn buộc phải bay “bởi đây là nhiệm vụ chính trị xây dựng một lực lượng sẵn sàng chiến đấu cao”, nhà bình luận này nói.
http://biendong.net/diem-tin/26877-tai-nan-boc-lo-diem-yeu-cua-khong-quan-tq.html

Nhìn lại sự phát triển của Hải quân TQ

và những hệ lụy đối với khu vực và thế giới

Giới quan sát cho rằng quyết tâm phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc là không thay đổi và chiến lược trở thành cường quốc biển là một chiến lược lâu dài mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục theo đuổi. Điều này đã đưa đến một số tác động và hệ lụy tiêu cực đến hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Tác động lớn nhất của việc Trung Quốc phát triển Hải quân để vươn lên trở thành cường quốc biển và mở rộng ảnh hưởng ra biển đối với khu vực là làm thay đổi trật tự địa – chính trị khu vực và thế giới, cụ thể:
Thứ nhất,làm thay đổi cân bằng quyền lực ở khu vực. Tuy trong ngắn hạn và trung hạn các nước trong khu vực có thể điều chỉnh để lấy lại cân bằng nhưng về lâu dài, xu thế cán cân bị lệch có thể gây bất ổn định cho môi trường hòa bình của khu vực, khiến các quốc gia cảm thấy bất an phải gia tăng tiềm lực quốc phòng hoặc liên minh, liên kết để lấy lại trạng thái cân bằng của khu vực.
Thứ hai, khiến cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn gia tăng, trong khi hiệu lực luật pháp quốc tế suy giảm. Thực hiện chiến lược phòng vệ biển gần, Trung Quốc sẽ phải tìm cách “đẩy” Mỹ ra khỏi bờ Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tất yếu sẽ dễ sinh ra va chạm với các nước lớn khác, làm gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, ảnh hưởng của chính trị cường quyền, “ngoại giao pháo hạm” sẽ gia tăng, vai trò của các thể chế quốc tế, luật pháp quốc tế và các cơ chế, diễn đàn an ninh khu vực sẽ bị thách thức.
Thứ ba, là gia tăng chi tiêu quốc phòng. Việc Trung Quốc gia tăng nhanh chóng tiềm lực quốc phòng sẽ có tác động dây chuyền làm gia tăng chi tiêu quốc phòng của các nước láng giềng, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Tuy chưa tới mức chạy đua vũ trang, việc gia tăng nhanh chóng chi tiêu quốc phòng ở khu vực cũng báo hiệu các xung đột hoặc sự cố rất dễ xảy ra.
Thứ tư,là đe dọa an ninh, an toàn hàng hải. Trung Quốc sẽ tìm cách bảo vệ và kiểm soát các tuyến hàng hải huyết mạch từ Hoa Đông và Biển Đông qua Malacca đi Trung Đông, thách thức vai trò của Mỹ và Ấn Độ, có thể ảnh hưởng đến tự do và an toàn hàng hải khu vực. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy trước mắt Trung Quốc có thể sẽ chưa dám thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ khi Mỹ không đe dọa nghiêm trọng tới lợi ích quốc gia và các tuyến thương mại huyết mạch trên biển của Trung Quốc. Cùng tồn tại với đổi thủ chính và cùng cạnh tranh để mưu cầu lợi ích khi còn có thể đang là cách mà Trung Quốc triển khai chiến lược cường quốc biển của họ. Tuy nhiên, về lâu dài, Trung Quốc sẽ muốn đẩy Mỹ và các đối thủ khác ra khỏi khu vực Biển Đông. Những hành động của Trung Quốc đang làm ở Biển Đông giống như những gì mà hải quân Mỹ đã làm trong thế kỷ 19 để kiểm soát vùng Caribe và vịnh Mexico, tạo nên địa vị thống trị của Mỹ ở Tây bán cầu và gia tăng mạnh mẽ vị thế của Mỹ là một siêu cường thế giới. Những điều Trung Quốc đang tìm kiếm không phải là để đương đầu với hải quân Mỹ, một cuộc chiến mà Trung Quốc không thể giành chiến thắng hiện nay, mà là gây sức ép nhằm đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực. Sức mạnh của hải quân không nằm ở một chiếc tàu chiến đơn lẻ, mà nằm ở hạm đội tàu. Trung Quốc đang phát triển hạm đội mặc dù hiện vẫn còn khoảng cách khá xa so với Mỹ. Trong bối cảnh đó, nguy cơ xảy ra đối đầu là rất hiện hữu, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và các vùng biển lân cận.
Thứ năm, là gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Việc Trung Quốc tăng cường triển khai chiến lược trở thành cường quốc biển sẽ có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là thương mại, và tăng cường hợp tác biển quốc tế.Việc gia tăng đầu tư cho ngành đóng tàu và các dịch vụ biển giúp giảm chi phí và tạo thuận lợi hóa cho thương mại qua đường biển, giúp thương mại phát triển. Bản thân các ngành kinh tế biển được đầu tư cũng góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa cho các ngành kinh tế quốc nội khác phát triển theo. Khi Trung Quốc và các nước trong khu vực cùng tăng cường năng lực biển thì hợp tác biển sẽ ngày càng phát triển, như hợp tác nghiên cứu khoa học biển, hợp tác phòng chống tội phạm trên biển, hợp tác cùng khai thác, cứu trợ cứu nạn.
Nhìn chung, việc Trung Quốc luôn cho rằng lực lượng hải quân nước này đang phát triển theo xu hướng “hòa bình, hữu nghị và trách nhiệm” dường như không thể thuyết phục dư luận khi rất nhiều bằng chứng hiện nay về việc nước này không ngưng quân sự hóa ở Biển Đông, thậm chí có nhiều hành động đe
dọa an toàn, tính mạng của người dân các nước.Chắc chắn, sự phát triển của hải quân Trung Quốc và việc nước này theo đuổi chiến lược cường quốc biển chắc chẵn sẽ còn gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho sự phát triển hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
http://biendong.net/bien-dong/26871-nhin-lai-su-phat-trien-cua-hai-quan-tq-va-nhung-he-luy-doi-voi-khu-vuc-va-the-gioi.html

Sau Biển Đông, TQ đang nhắm tới mục tiêu

trở thành nhà xuất khẩu máy bay không người lái quân sự

đứng đầu thế giới

Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2023 sẽ tự chế tạo ít nhất 10.000 chiếc máy bay không người lái (UAV) để biên chế cho quân đội, nhất là lực lượng hải quân và không quân. Ngoài ra, theo một báo cáo công bố hôm 11/3, Trung Quốc hiện cũng là nhà xuất khẩu UAV hàng đầu thế giới.
Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển hôm 11/3 đã công bố báo cáo cho biết Trung Quốc đang bán vũ khí cho nhiều quốc gia hơn và hiện là nhà xuất khẩu máy bay không người lái (UAV) hàng đầu thế giới với 153 chiếc cho 13 quốc gia trong 5 năm qua. Trong khi, Mỹ là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới song chỉ bán 5 máy bay không người lái quân sự cho Anh, trong vòng 10 năm kể từ năm 2009. Theo báo cáo, trong giai đoạn 2014-2018, Trung Quốc đã mở rộng cơ sở khách hàng mua vũ khí của mình từ 41 lên tới 53 quốc gia.Mỹ, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc là năm nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, chiếm 3/4 tổng khối lượng bán vũ khí từ 2014-2018.Khách hàng chính của máy bay không người lái Trung Quốc là các quốc gia Trung Đông, bao gồm Ai Cập, Iraq, Jordan, Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.Pakistan, đồng minh chủ chốt của Trung Quốc tại Nam Á, vẫn là người mua vũ khí hàng đầu của Bắc Kinh trong 5 năm qua kể từ năm 1991, tiếp theo là Bangladesh và Algeria.Trong số xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc, có đến 70% xuất sangchâu Á và châu Đại Dương trong 5 năm qua, tiếp theo là 20% đến châu Phi và 6,1% đến Trung Đông. Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc bị hạn chế bởi thực tế là nhiều quốc gia, bao gồm 4 trong số 10 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu trong năm 2014 – 2018 (Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và Việt Nam) sẽ không mua vũ khí của Trung Quốc vì lý do chính trị, báo cáo cho biết.
Theo các báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ và giới nghiên cứu quân sự các nước, nhờ tăng cường mua sắm của nước ngoài và đẩy mạnh tự nghiên cứu, chế tạo UAV, đến nay quân đội Trung Quốc đã có hàng trăm UAV thuộc các chủng loại khác nhau, như ASN-229A, WJ-600, S-100, ASN-209, BZK-005, GJ-1, CH-3, WZ-5, Dufeng II, AT-200, U-650… trong đó có nhiều loại UAV có phạm vi hoạt động rộng, có khả năng vận hành liên tục trọng một thời gian dài. Một số loại UAV như BZK-005, GJ-1 còn có thể được trang bị các loại vũ khí để phục vụ cho mục đích tấn công. Ngoài ra, còn loại UAV vận tải như AT-200.
Đáng chú ý, theo Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật vật lý (ET) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, AT-200 với tầm bay 2.000 km có thể đáp xuống các bãi cỏ và bãi đất trống tại các căn cứ quân sự không có đường băng. UAV này có thể bay từ đảo Hải Nam đến các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa trong 1 giờ, đến bãi cạn Scarborough (Philippines) khoảng 3 giờ và các địa điểm Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 4 giờ. Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2023 sẽ tự chế tạo ít nhất 10.000 chiếc UAV để biên chế cho quân đội, nhất là lực lượng hải quân và không quân, trong đó ưu tiên phát triển các loại UAV có khả năng mang theo vũ khí tấn công, như tên lửa, súng laze, bom thông minh… để tăng cường hiệu quả tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển.
Gần đây, Trung Quốc tăng cường đáng kể việc triển khai hoạt động của thiết bị bay không người lái ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Theo các báo cáo của Bộ Quốc phòng các nước, hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã nhiều lần phát hiện và thậm chí còn chụp được hình ảnh về các UAV của Hải quân Trung Quốc hoạt động trong vùng biển thuộc khu vực đảo Phú Lâm và nhóm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa, ở khu vực bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa và trên các tàu chiến của Trung Quốc hoạt động nhiều khu vực khác nhau của Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tổ chức Nghiên cứu Project 2049 Institute (Mỹ) cho biết hiện nay, quân đội Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông và Biển Hoa Đông 04 loại UAV, gồm BZK-005, S-100, ASN-209 và GJ-1.
http://biendong.net/bien-dong/26869-sau-bien-dong-tq-dang-nham-toi-muc-tieu-tro-thanh-nha-xuat-khau-may-bay-khong-nguoi-lai-quan-su-dung-dau-the-gioi.html

Báo cáo của thủ tướng TQ bị chê thẳng tay,

cựu Bộ trưởng mắng tơi tả “Made in China 2025″

Những quan điểm trái chiều được phát biểu ở kỳ họp “Lưỡng hội” Trung Quốc năm nay được đánh giá là tín hiệu thú vị – theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và thủ tướng Lý Khắc Cường tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ngày 5/3/2019 ở Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh (Ảnh: AP)
Công chúng Trung Quốc thường ít khi chứng kiến những tranh luận chính sách có ý nghĩa. Các cuộc thảo luận thực sự dường như được tiến hành sau những cánh cửa đóng kín, nhằm hướng đến một hình ảnh đoàn kết nhất trí trước dư luận.
Tại kỳ họp “Lưỡng hội” vào tháng 3 hàng năm ở Trung Quốc – gồm Đại hội đại biểu Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc (CPPCC) và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC), các đại biểu thường phát biểu theo chủ trương của chính phủ và tránh đưa ra những luận điểm chi tiết.
Sự gia tăng đáng kể những tiếng nói phản biện ở kỳ “Lưỡng hội” năm nay, dù là với mức độ nhẹ, vẫn là điều khiến dư luận quốc tế quan tâm.
Theo SCMP, phần lớn quan điểm trái chiều đưa ra nhằm vào chính sách đối ngoại của ban lãnh đạo, khi Trung Quốc bị sa lầy trong chiến tranh thương mại với Mỹ và đứng trước mối lo bị kìm hãm trong tham vọng gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
Báo cáo của thủ tướng Lý Khắc Cường bị chê thẳng
Tại một phiên thảo luận mở, ông Diệp Đại Ba – cựu quan chức ngoại giao, nay là ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, chất vấn rằng liệu có chính xác khi thủ tướng Lý Khắc Cường nêu trong báo cáo chính phủ rằng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” đã đạt được “tiến triển quan trọng” trong năm 2018.
“Tôi cho rằng đánh giá như vậy là hơi thổi phồng,” ông Diệp nói. “Chúng ta đạt được một số kết quả và phát triển nhanh, nhưng vẫn còn những vấn đề.”
Vành đai và Con đường – sáng kiến chiến lược của chủ tịch Tập Cận Bình nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ra phạm vi châu Á và thế giới – được bổ sung vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017.
Năm 2018, Vành đai và Con đường vấp phải những rào cản không nhỏ. Bên cạnh việc Mỹ công khai cảnh báo đồng minh, đối tác và các nước khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cẩn trọng khi tham gia vào các dự án kinh tế với Trung Quốc, những dự án quan trọng mà Bắc Kinh đã đạt được với Malaysia và Pakistan cũng bị đình chỉ do chính quyền sở tại lo ngại về rủi ro “bẫy nợ”.
Ông Diệp chỉ ra mối hợp tác giữa Bắc Kinh với các nước thông qua Vành đai và Con đường “không được suôn sẻ”.
“Mối hợp tác với một số nước có vẻ không được toàn diện,” ông nói. “Chúng ta chỉ hợp tác được ở số ít dự án cụ thể. Thay vì nói rằng đã đạt được ‘tiến triển quan trọng’, tôi gợi ý chúng ta sửa thành ‘các lĩnh vực hợp tác tiếp tục gia tăng’.”
Khổng Tuyền, Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng tiểu tổ lãnh đạo công tác đối ngoại trung ương ĐCSTQ, Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Chính hiệp Trung Quốc, thì cho rằng đối đầu thương mại Mỹ-Trung không nên được đề cập nổi bật trong báo cáo của ông Lý.
“Mọi người đều chú ý vào đó và đó là một vấn đề lớn,” ông Khổng nói. “Nhưng cá nhân tôi không nghĩ rằng cần phải làm nổi việc cải thiện thương mại Mỹ-Trung trong báo cáo chính phủ… Tại sao chúng ta phải đặt Mỹ vào một vị trí nổi bật như thế? Tôi cho là chúng ta thậm chí có thể không đề cập [đối đầu thương mại Mỹ-Trung].”
Khác với các năm trước khi báo cáo thường niên của thủ tướng không đề cập quá nhiều đến chính sách đối ngoại, năm nay ông Lý Khắc Cường đã nêu tới 3 lần vấn đề thương chiến với Mỹ trong báo cáo.
Cụm từ “nguyên tắc cạnh tranh công bằng” cũng lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo. Đây là cụm từ mà Mỹ thường sử dụng để chỉ việc Trung Quốc hỗ trợ cho các doanh nghiệp quốc doanh, gây mất cân bằng cạnh tranh. Trong báo cáo, ông Lý cam kết chính phủ Trung Quốc sẽ đối đãi công bằng với doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong các gói thầu nhà nước.
Sau khi ông Lý Khắc Cường đọc báo cáo công tác chính phủ năm 2018 tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm 5/3, các đại biểu Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc đã chia về các tổ tiến hành thảo luận. Quốc hội Trung Quốc sẽ bỏ phiếu về báo cáo cuối cùng và ngân sách năm mới trong ngày cuối của kỳ họp, 15/3.
Kế hoạch “Made in China 2025″ bị chỉ trích mạnh
Trong một phiên thảo luận khác ở “Lưỡng hội”, kế hoạch Made in China 2025 – bản quy hoạch chiến lược và cương lĩnh hành động 10 năm cấp quốc gia nhằm đẩy mạnh ngành chế tạo công nghệ cao, do Quốc vụ viện Trung Quốc ấn hành tháng 5/2015 – đã bị cựu Bộ trưởng tài chính Lâu Kế Vĩ chỉ trích gay gắt.
Ông Lâu, nay là ủy viên Chính hiệp, gọi cương lĩnh này là “sự lãnh phí tiền thuế của người dân” và “nói được rất nhiều nhưng làm được rất ít”.
“Ngay từ đầu đã không cần thiết phải nêu rõ mốc thời gian năm 2025,” ông Lâu bình luận trên SCMP. “[Chính phủ] muốn các ngành công nghiệp sẽ đạt đỉnh cao vào năm 2025, nhưng [xu thế phát triển] của những ngành này là không thể đoán định, và chính phủ không nên tự nghĩ rằng họ có khả năng dự đoán điều không thể thấy trước.”
“Tôi đã chống lại [Made in China 2025] ngay từ đầu, tôi không đồng tình với kế hoạch đó lắm,” ông Lâu nói thêm.
Đây là lần đầu tiên trong 3 năm, bản quy hoạch Made in China 2025 không được đề cập trong báo cáo của thủ tướng Trung Quốc. Một số ý kiến đổ lỗi đây là nguồn cơn gây ra làn sóng phản đối Trung Quốc tại Mỹ. Tổng thống Donald Trump gọi kế hoạch của Bắc Kinh là “sự xúc phạm” và áp đặt hàng loạt biện pháp ngăn chặn Trung Quốc đột phá trong những lĩnh vực công nghệ then chốt.
Washington cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng thương mại và thị trường bất công để giành lợi thế cho Made in China 2025. Trong các cuộc đàm phán thương mại mới đây, Mỹ đòi hỏi Trung Quốc có biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn, cấm hành vi cưỡng ép chuyển giao công nghệ, dỡ bỏ rào cản thị trường để bảo đảm cạnh tranh công bằng đối với doanh nghiệp nước ngoài.
Kế hoạch thu hút nhân tài bị phê phán
Tương tự “Made in China 2025″, Kế hoạch ngàn người – một chiến dịch cấp quốc gia khác nhằm thu hút tinh anh người Hoa từ nước ngoài trở về Đại lục – đã bị các đại biểu Quốc hội và Chính hiệp chỉ trích là quá hấp tấp.
Chương trình trên bị giới chức tình báo Mỹ mô tả là “[thúc đẩy] chuyển giao hợp pháp và bất hợp pháp công nghệ Mỹ, sở hữu trí tuệ Mỹ và tri thức Mỹ”. Bắc Kinh cũng đã trở nên kín kẽ hơn trong các thông tin liên quan đến kế hoạch này.
Nhiều quan điểm bất đồng tại Lưỡng hội 2019
Trong khi nhiều quan điểm chỉ trích được đưa ra, Chủ tịch tỉnh Chiết Giang, đại biểu Quốc hội Trung Quốc, ông Viên Gia Quân khẳng định với SCMP rằng tỉnh này vẫn đang theo đuổi “Made in China 2025″.
Ninh Ba, trung tâm sản xuất của tỉnh, đã trở thành thành phố tiên phong của chiến lược này vào năm 2016, tập trung vào phát triển thiết bị thông minh và các hệ thống tự lái. Trả lời về lộ trình công nghệ hóa, ông Viên cho biết “Chúng tôi vẫn xúc tiến [kế hoạch Made in China 2025]“.
Các sáng kiến của chính phủ và ưu-khuyết điểm của chúng không phải là chủ đề duy nhất gây tranh cãi trong Lưỡng hội năm nay.
Giáo sư Thời Ân Hoằng, cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc, cho rằng các tranh cãi ở Lưỡng hội là hệ quả của sự thiếu minh bạch từ giới chức cấp cao.
“Đàm phán thương mại vẫn diễn ra trong các vấn đề như sáng tạo công nghệ, nhưng lại thiếu chỉ dẫn rõ ràng từ các nhà quyết sách hàng đầu,” ông Thời nói.
“Có thể là các nhà lãnh đạo chưa có quyết định, cũng có thể họ chưa thể công khai những quyết định đó bởi vẫn đang đàm phán,… do đó chúng ta sẽ còn thấy nhiều không gian để công chúng tranh luận.”
Dù vậy, ông Thời cho rằng những ý kiến trái chiều khó có thể tác động đến định hướng chính sách của Bắc Kinh.
“Mọi người đều hiểu những chính sách đó đang được điều chỉnh, nhưng không rõ ràng là điều chỉnh thế nào,” ông nói. “Tranh cãi sẽ ngừng lại một khi ban lãnh đạo có quyết sách và ban hành chỉ thị xuống cấp dưới.”
Trương Bá Hối, chuyên về chính trị Trung Quốc tại Đại học Lingnan, Hồng Kông, nhận xét Bắc Kinh có truyền thống “cởi mở” hơn với quan điểm trái chiều về chính sách đối ngoại hơn là chính sách đối nội.
“Cho đến gần đây, chính sách đối với Triều Tiên của Trung Quốc vẫn thể hiện nhiều bất đồng trong nước,” ông nói. “Một số người thậm chí gọi Triều Tiên là gánh nặng và cho rằng chúng ta nên từ bỏ họ. Lúc nào cũng có tranh cãi trong các vấn đề đối ngoại.”
“Không có gì ngạc nhiên khi những quan điểm phê bình nhẹ nhàng xuất hiện tại Lưỡng hội,” ông Trương đánh giá. “Có thể chính phủ cũng muốn điều đó, bởi họ muốn nhận được phản hồi [về chính sách] từ tầng lớp tinh anh trong xã hội.”
http://biendong.net/doc-bao-viet/26883-bao-cao-cua-thu-tuong-tq-bi-che-thang-tay-cuu-bo-truong-mang-toi-ta-made-in-china-2025.html

Quốc hội TQ “nóng rực” khi đoàn Tân Cương họp báo,

lần đầu nói về số phận các “trại tập trung”

Lãnh đạo Tân Cương, Trung Quốc, lần đầu tiên lên tiếng về tương lai của các “trung tâm đào tạo” đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi tại khu tự trị này.
Chiều 12/3, tại sảnh Tân Cương thuộc Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, đoàn đại biểu Tân Cương đã tổ chức hội nghị bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, thảo luận các văn kiện dự thảo sửa đổi về đầu tư nước ngoài, báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc,…
Chủ tịch khu tự trị Tân Cương Shohrat Zakir đã có cuộc trả lời họp báo mở.
Sẽ đến lúc các trung tâm đào tạo ở Tân Cương biến mất
Trả lời hai câu hỏi của phóng viên đề cập đến các “trại cải huấn” được lập ra để “giáo dục lại” người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, ông Zakir nói rằng sẵn sàng “hoan nghênh các bạn phóng viên từ nước ngoài tự mình đến trải nghiệm, cảm nhận và du lịch ở Tân Cương”.
Theo ông này, kể từ cuối năm 2018 đã có hơn mười đoàn khách nước ngoài thăm Tân Cương và được tham quan các “trung tâm giáo dục đào tạo kỹ năng nghề” mà nhà chức trách lập ra, cũng như giao lưu với học viên tại đây.
“Các trung tâm bồi dưỡng hoàn toàn không giống một số hãng thông tấn mô tả như là nơi ngược đãi học viên, hạn chế tự do. Trung tâm giống như trường học nội trú, mà học viên được ăn ở miễn phí, học ngôn ngữ, pháp luật và các kỹ năng,” chủ tịch Tân Cương nói trong cuộc họp báo.
Ông Zakir cho biết, “chúng tôi sẽ có ngày càng ít người ở trong các trung tâm này, và nếu một ngày xã hội không còn cần [các trung tâm] nữa, thì chúng sẽ dần dần biến mất”.
Theo số liệu do Zakir cung cấp, Tân Cương đã duy trì liên tục 2 năm 3 tháng không xảy ra vụ khủng bố nào. “Tình hình ổn định tiếp tục mang lại lợi ích, năm 2018 toàn khu vực Tân Cương có 537.000 người thoát nghèo, 513 thôn làng rút khỏi diện nghèo, tỉ lệ phát sinh đói nghèo giảm xuống còn 6.51%, giảm 5.06% so với năm 2017,…”
Shohrat Zakir là quan chức chính phủ Trung Quốc đầu tiên lên tiếng xác nhận sự tồn tại của các “trung tâm dạy nghề” nói trên chỉ là tạm thời.
Trước đó, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ thông tin trên truyền thông nước ngoài rằng các trại tập trung được lập ra ở Tân Cương đã tước đi tự do của hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ. Theo chính phủ Trung Quốc, các trung tâm này là “giải pháp chống lại chủ nghĩa cực đoan”, nhằm giúp các học viên có cuộc sống và nghề nghiệp bình thường.
China News cho hay, họp báo của đoàn đại biểu Tân Cương dường như là sự kiện “nóng bỏng nhất” trong kỳ họp Quốc hội Trung Quốc năm nay, khi hội trường đã không còn một chỗ trống cho các phóng viên từ 45 phút trước khi cuộc họp bắt đầu, nhiều người không thể đứng lên hay ngồi xuống được, thậm chí có trường hợp hai ký giả phải chia sẻ nhau một chiếc ghế.
Trung Quốc đứng trước sức ép quốc tế
Trong cuộc họp báo, ông Zakir từ chối tiết lộ số lượng “học viên” trong các trung tâm đào tạo, nhưng khẳng định con số này ít hơn thông tin “1 triệu người”.
“Số lượng [học viên] thay đổi liên tục,” ông cho hay, “song còn cách xa con số cường điệu mà một số người đưa ra rằng có gần 1 triệu người trong các trung tâm.”
Ông cũng lặp lại thông tin được chính phủ Trung Quốc tuyên bố trước đây, rằng học viên gia nhập những trung tâm ở Tân Cương “một cách tự nguyện”, và họ được phép tự do rời khỏi trung tâm hay về thăm gia đình.
Cuộc thảo luận ở đoàn đại biểu Tân Cương hôm 12/3 là sự kiện được mở cửa cho báo chí nước ngoài dự. Bí thư Tân Cương, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, ông Trần Toàn Quốc, cũng có mặt trong họp báo.
Pakistan, đồng minh thân cận hàng đầu của Trung Quốc từ thế giới Hồi giáo, lần đầu phá vỡ im lặng hồi tháng 9 năm ngoái khi công khai chỉ trích chính sách của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Pakistan cảnh báo những biện pháp trấn áp của giới chức Trung Quốc có thể châm ngòi cho chủ nghĩa cực đoan hơn là phát huy tác dụng chống khủng bố.
Mới đây nhất, hồi tháng 2, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ của tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng lên án cách đối xử của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi là “sự hổ thẹn với nhân loại”, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa các “trại tập trung”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hami Aksoy ngày 9/2 cáo buộc người Hồi giáo gốc Thổ đứng trước sức ép và sự “đồng hóa có hệ thống” ở khu vực tây Trung Quốc.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay, thông điệp từ lãnh đạo Tân Cương là động thái mới nhất của Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh phải đối mặt với áp lực quốc tế không nhỏ trong vấn đề người Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực trong các chiến dịch cấp quốc tế nhằm “cải chính” cho các trung tâm đào tạo ở Tân Cương, cũng như tổ chức những chuyến thăm dành cho quan chức ngoại giao và truyền thông nước ngoài đến khu tự trị này.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26881-quoc-hoi-tq-nong-ruc-khi-doan-tan-cuong-hop-bao-lan-dau-noi-ve-so-phan-cac-trai-tap-trung.html

Giải mã “bẫy nợ”

trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ

Trước các chỉ trích về bẫy nợ trong dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chúng ta hãy xem xét toàn diện khía cạnh cho vay của sáng kiến này.
Trung Quốc là một trong những nước có dòng tài chính đầu tư ra nước ngoài hàng đầu thế giới. Phần lớn số tiền chính thức mà Trung Quốc đưa ra nước ngoài được đầu tư cho các khoản vay trong các dự án về hạ tầng, năng lượng và liên lạc.
Các dự án nói trên nằm trong siêu dự án “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) – phương tiện chính của Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển cả trong nội địa và ở hải ngoại.
Thông qua các đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Trung Quốc muốn kết nối tốt hơn nữa với thế giới và gia tăng thương mại dọc theo con đường này. Năm năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch BRI, Trung Quốc đã chi khoảng 25 tỷ USD cho các dự án hạ tầng.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là các nước đi vay đã được hưởng lợi tới mức độ nào từ các khoản đầu tư này của Trung Quốc?
Hiện nay ít nhất 8 nước đang gặp khó khăn đặc biệt do vấn đề nợ nần liên quan đến đại dự án BRI, theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) vào hồi tháng 3/2018. Giới phê bình e ngại các khoản vay này có thể khiến một số quốc gia bị phụ thuộc vào Trung Quốc và chịu ảnh hưởng chính trị từ nước này.
Cáo buộc về “Ngoại giao bẫy nợ”
Paul Haenle, cựu cố vấn chính phủ Mỹ và giám đốc Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa, tóm tắt các ý kiến phê bình: “Một số vị tin rằng Trung Quốc đang thực hành “ngoại giao bẫy nợ” thông qua BRI, khiến cho các nước đang phát triển lâm vào tình cảnh phụ thuộc do nợ, và nợ đó chuyển hóa thành ảnh hưởng chính trị”.
Haenle giải thích thêm: “Mối quan ngại đặc biệt về hoạt động của Trung Quốc ở Sri Lanka, Pakistan, và Malaysia nằm ở tâm điểm các tranh cãi về bẫy nợ. Trung Quốc đã giành được quyền hoạt động trong 99 năm ở cảng Hambantota, miền nam Sri Lanka sau khi chi phí cho dự án này đội lên ngoài tầm kiểm soát, khiến Sri Lanka phải từ bỏ quyền kiểm soát đối với cảng này để được Trung Quốc cung cấp gói giải cứu”.
Không còn là mới việc Trung Quốc cho các nước khác các sự lựa chọn khác ngoài việc thanh toán nếu các nước này không đủ điều kiện trả nợ cho họ. Hồi năm 2011, tin tức cho hay Trung Quốc đã xóa nợ cho Tajikistan để đổi lấy 1.158km2 lãnh thổ ở vùng tranh chấp giữa hai nước, theo báo cáo của CDG.
Vẫn theo Haenle, tranh cãi về chuyện bẫy nợ càng nổi bật hơn khi vào năm 2018, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hủy bỏ 23 tỷ USD trong các dự án BRI.
Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc VOV.VN – Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.
Một số quốc gia phương Tây đã nhanh chóng lợi dụng tâm lý cảnh giác này. Trong một diễn văn ở Đại học George Mason, Virginia, Ngoại trưởng Mỹ khi ấy là ông Rex Tillerson đã cảnh báo phải đề phòng trước cách tiếp cận phát triển của Trung Quốc.
Theo Tillerson, chiến lược Trung Quốc “khuyến khích sự lệ thuộc bằng việc sử dụng các hợp đồng mập mờ và các thỏa thuận khiến cho các quốc gia bị ngập trong nợ nần và phải cắt bớt chủ quyền của mình, khiến họ không có sự tăng trưởng bền vững và dài hạn”.
Trong khi đó, chuyên gia chuyên về Trung Quốc Frans-Paul van der Putten (thuộc một tổ chức nghiên cứu quan hệ quốc tế của Hà Lan) thì lại cho rằng ít có khả năng Trung Quốc cố tình tạo ra tình trạng nợ nần ở các nước thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (với ý đồ đổi nợ lấy tài nguyên và sự ủng hộ ngoại giao).
Tuy nhiên, theo ông, Bắc Kinh không nỗ lực nhiều để ngăn ngừa thực trạng đó. Theo Putten, điều này phù hợp với cách tiếp cận thực dụng phổ biến của Trung Quốc. “Các nước đó có trả được nợ hay không không quan trọng, vì nếu họ không trả được nợ, Trung Quốc vẫn tìm được cách để hưởng lợi”.
Trung Quốc luôn thắng
Với ý tưởng “hợp tác cùng thắng”, Bắc Kinh luôn có gì đó để thu lợi từ việc đầu tư của mình. Nếu ảnh hưởng chính trị chỉ là mục tiêu phụ thì Trung Quốc phải thu được những gì từ hàng tỷ USD mà họ chi vào cơ sở hạ tầng ở nước ngoài?
Mô hình phát triển của Trung Quốc dựa trên thương mại. Hạ tầng tốt hơn sẽ làm gia tăng thương mại, thúc đẩy phát triển. BRI hướng tới kết nối và phát triển các khu vực phía tây của Trung Quốc nhưng cũng đồng thời nhằm tới phát triển các thị trường theo hướng có lợi cho họ, chẳng hạn như các thị trường đầy tiềm năng ở châu Phi.
Thêm nữa, các dự án phát triển hạ tầng là một “sự đầu tư vào mối quan hệ tốt hơn giữa chính phủ Trung Quốc và chính quyền nước nhận vốn”. Bằng việc trao khoản vay, Trung Quốc giành được lợi thế ngoại giao, thắt chặt quan hệ với nước cụ thể đó.
Tuy nhiên các ngân hàng chính sách của Trung Quốc thường cung cấp tiền cho một dự án cụ thể nào đó ở nước nhận đầu tư với điều kiện các công ty Trung Quốc sẽ thực thi dự án. Như vậy, Putten giải thích, tiền sẽ chảy từ ngân hàng chính sách của Trung Quốc vào các công ty xây dựng Trung Quốc.
Lấp đầy khoảng trống hạ tầng
Ở đây tình hình “cùng thắng” là rõ ràng nhất. Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính rằng cho đến năm 2030 riêng châu Á cần khoảng 26.000 tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết là một trong các trở ngại lớn nhất cho tăng trưởng và phát triển ở châu Phi và châu Mỹ Latin.
Các thể chế đa phương không thể cung cấp vốn cho tất cả các dự án phát triển cần thiết nên vẫn có nhiều không gian cho Trung Quốc hành động.
Trung Quốc quyết theo đuổi “Vành đai và Con đường” bất chấp trở ngại VOV.VN – Tại hội thảo “Sáng kiến Vành đai & Con đường” lần 2 ở Hà Nội, học giả Trung Quốc khẳng định quyết tâm theo đuổi sáng kiến này là không lay chuyển.
Theo Putten, các ngân hàng phát triển quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới có nguồn quỹ giới hạn. Trong khi đó các ngân hàng thương mại phương Tây lại không thể cung cấp các khoản vay mạo hiểm nữa kể từ khi nổ ra khủng hoảng kinh tế.
Putten thừa nhận: “Ở đây vai trò của Trung Quốc là rất lớn. Không chỉ là nguồn tài chính thay thế mà còn là nguồn quan trọng”.
Mô hình cho vay của Trung Quốc
Tiền của Trung Quốc lấp vào khoảng trống cho vay để xây dựng cơ sở hạ tầng quốc tế. Vậy sao khoản vay này thường gây ra nợ và tranh cãi? Có một lý do là hầu hết việc cho vay trong khuôn khổ BRI là dựa trên các thiết chế nhà nước với nhà nước, và do vậy có khả năng tạo ra thách thức đối với nợ quốc gia.
Thường thì các khoản vay sẽ được dẫn dắt bởi các tiêu chuẩn do các thể chế đa phương quy định như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hay các cơ chế đa phương như Câu lạc bộ Paris. Nhưng Trung Quốc không phải là thành viên của Câu lạc bộ Paris, nên họ không cần thông báo cho các thành viên khác về các hoạt động tín dụng của mình và cũng không phải tuân thủ tiêu chuẩn nào cả.
Scott Morris, một trong các tác giả của báo cáo CDG về tình trạng nợ nần ở các nước tham gia BRI, giải thích: “Trung Quốc nói chung tuân thủ luật pháp nước sở tại khi họ cung cấp tiền cho các dự án phát triển… Như vậy các tiêu chuẩn sẽ cao khi luật pháp địa phương là mạnh, và sẽ rất thấp khi luật địa phương yếu kém”.
Sự khác biệt giữa các khoản vay của Trung Quốc với các khoản vay của các định chế như WB nằm ở chỗ các thể chế này đánh giá luật pháp nước sở tại và sẽ áp đặt các bảo vệ của riêng họ nếu thấy luật pháp nước sở tại là quá yếu kém. Morris cho biết, Trung Quốc phó mặc trách nhiệm này cho các chính phủ đối tác và “tuân thủ mọi yêu cầu của luật nước sở tại”.
Còn trong bối cảnh đa phương, Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.
Cái giá phải trả
Vấn đề nợ tại các nước tham gia “ Vành đai và Con đường ” cũng gây khó khăn cho bản thân Trung Quốc. Trong giai đoạn 2000-2014, Bắc Kinh đã phải chi tới 13 tỷ USD cho các hoạt động liên quan đến nợ.
Ngoài ra Trung Quốc còn vấp phải chỉ trích từ giới phê bình quốc tế. Và chính công luận Trung Quốc cũng chỉ trích việc chính phủ nước này viện trợ và cho vay.
Theo công chúng Trung Quốc, nước này không nhận lại được tiền của mình trong khi lại bị quốc tế chỉ trích. Vì vậy, ngày càng nhiều người Trung Quốc đang đặt ra câu hỏi tại sao Bắc Kinh không dành số tiền đó để đầu tư cho người nghèo ở ngay bên trong lãnh thổ Trung Quốc?
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26880-giai-ma-bay-no-trong-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-cua-tq.html

Trung Quốc ngăn LHQ trừng phạt

thủ lãnh đứng sau vụ tấn công Kashmir

Ngày 13/3, Trung Quốc ngăn không cho một ủy ban của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đưa vào danh sách đen thủ lãnh của tổ chức chủ chiến Jaish-e-Mohammad (JeM). Tổ chức này tuyên bố đã tấn công một đoàn xe của lực lượng bán quân sự Ấn Độ tại vùng tranh chấp Kashmir.
Vụ tấn công ngày 14/2 đã giết chết ít nhất 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ. Đây là cuộc tấn công gây nhiều tử vong nhất trong 30 năm nổi dậy tại Kashmir, làm căng thẳng tăng cao giữa Pakistan và Ấn Độ. Hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân đều nói đã bắn rơi máy bay phản lực chiến đấu của bên kia vào cuối tháng qua.
Hoa Kỳ, Anh và Pháp yêu cầu ủy ban phụ trách chế tài nhóm Nhà nước Hồi Giáo và nhóm al Qaeda đưa thủ lãnh Masood Azhar của JeM vào danh sách cấm bán vũ khí, cấm du hành và phong tỏa tài sản. Ủy ban gồm 15 thành viên này hoạt động dựa trên tiêu chí đồng thuận.
Trung Quốc đề nghị tạm hoãn yêu cầu này, theo một công hàm của phái bộ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc gởi cho ủy ban. Trung Quốc không nêu lý do.
Phái bộ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc không trả lời yêu cầu bình luận.
Trước đây, Trung Quốc đã ngăn chặn ủy ban chế tài Liên hiệp quốc trừng phạt Azhar vào năm 2016 và 2017.
Vảo năm 2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói có những qui định rõ rệt về việc liệt kê một cá nhân hay tổ chức là khủng bố, và Trung Quốc luôn luôn tin là ủy ban liên hệ của Liên hiệp quốc nên hoạt động trên nguyên tắc khách quan.
JeM là một tổ chức chống Ấn Độ, có liên hệ với al-Qaeda và bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc liệt vào danh sách đen vào năm 2001. Vào tháng 12 năm 2001, các chiến binh Jaish, cùng với các thành viên của một tổ chức chủ chiến khác có căn cứ tại Pakistan là Lashkar-e-Taiba tấn công Quốc hội Ấn Độ, suýt dẫn đến cuộc chiến tranh thứ tư giữa hai nước.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-ng%C4%83n-lhq-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-th%E1%BB%A7-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BB%A9ng-sau-v%E1%BB%A5-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-kashmir/4827981.html

Đầu tư từ TQ: Dù rủi ro,

người dân Nepal thừa nhận không còn lựa chọn

Với việc hoàn thành 140km đường nối từ thủ đô Kathmandu của Nepal về phía bắc thông qua sáng kiến Vành đai – Con đường, Trung Quốc đang tiếp tục gia tăng hiện diện ở khu vực Nam Á.
Dự án từ Trung Quốc mọc lên “như nấm”
Vào đầu thế kỉ 19, Nepal chủ yếu xuất khẩu gạo, bột mì và bơ sang Tây Tạng, đồng thời nhập khẩu ngược lại len và muối từ vùng đất này. Tuy nhiên hiện tại, hầu hết những đoàn xe tải di chuyển từ Nepal về phía Jilong, Trung Quốc đều trống trơn, ngoại trừ thỉnh thoảng là những chuyến xe chở lúa mì và ớt. Trong khi đó, 90% hoạt động thương mại dọc biên giới chủ yếu vận chuyển hàng hoá tiêu dùng và công nghiệp từ Trung Quốc đến Nepal.
Trong thời gian qua, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nằm trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai – Con đường” đang “mọc lên như nấm” ở khu vực biên giới 2 nước, bao gồm kế hoạch sửa chữa các cây cầu nối liền các thị trấn biên giới Nepal và Trung Quốc.
Tháng 6/2018, Nepal và Trung Quốc đã khởi động lại kế hoạch mở rộng tuyến đường sắt tới Jilong vào năm 2020 với số vốn đầu tư lên tới 8 tỉ USD, trong đó kết nối với Kathmandu thông qua thị trấn Timure vào năm 2027 và hướng tới Lumbini, biên giới Nepal với Ấn Độ.
Ngoài ra, Nepal và Trung Quốc cũng đã kí các thoả thuận về việc phát triển các dự án thuỷ lợi, nhà máy sản xuất xi măng và các khu chế xuất nông sản với tổng trị giá đầu tư lên tới 2,4 tỷ USD.
Theo Bộ công nghiệp Nepal, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc tại nước này đã vượt tất cả các quốc gia khác trong 3 năm liên tiếp tính tới 12/7/2018. Trong khi đó, vốn đầu tư từ Ấn Độ ở cùng thời điểm chỉ bằng khoảng 10% của Trung Quốc
Đối với quốc gia Nam Á, cái giá cho những dự án này là sự ủng hộ về ngoại giao đối với Bắc Kinh: Lãnh sự Nepal tại Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, được biết đến là cơ quan ngoại giao nước ngoài duy nhất tại đây, đã lên tiếng ủng hộ tuyên bố khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với cả Tây Tạng và Đài Loan.
Lo ngại tác động tiêu cực
Trận động đất xảy ra vào năm 2015 đã gần như phá huỷ hoàn toàn tuyến đường nối biên giới 2 nước đi qua thị trấn Timure của Nepal. Đến nay, khu vực cửa khẩu Tatopani – Zhangmu vẫn chưa thể hoạt động trở lại do thiệt hại nặng nề từ trận động đất, đối mặt với tình trạng tương tự là nhà máy thuỷ điện Rasuwagadhi vốn đang trong giai đoạn thi công và được ngân hàng Trung Quốc Exim Bank cấp vốn.
Sau trận động đất, quân đội Trung Quốc đã tham gia hỗ trợ Nepal trong công tác cứu hộ và tiến hành di tản các công nhân Trung Quốc tại nhà máy, nơi 35 người đã thiệt mạng.
Kể từ đó, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại biên giới 2 nước thông qua nguồn vốn hỗ trợ từ Sáng kiến “Vành đai – Con đường”. Dự án thuỷ điện cũng được khởi động lại vào năm 2016 bất chấp sự phản đối từ người dân địa phương do lo ngại tác động tiêu cực về môi trường.
Khado, chủ một nhà nghỉ tại thị trấn Timure cho biết sự phát triển của khu vực này đang kéo theo làn sóng người lao động và du khách từ Ấn Độ, bên cạnh đó là giới doanh nhân Trung Quốc.
International Rivers, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ về môi trường, đã kêu gọi cần đánh giá lại các rủi ro và lợi ích từ những dự án của Trung Quốc tại Nepal. Đáng chú ý, tổ chức này đã đặt dấu hỏi về tính bền vững và hiệu quả lâu dài của dự án thuỷ điện Rasuwagadhi do tác động từ tình trạng biến đổi khí hậu.
Nepal với hơn 6.000 dòng sông trải dài khắp đất nước, coi tiềm năng thuỷ điện là nguồn tài nguyên xuất khẩu chính trong tương lai, đang tiếp tục kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Thuỷ điện Quốc tế (IHA), tổng công suất lý thuyết từ nguồn lực thuỷ điện tại Nepal lên tới 84,000 megawatt, trong khi hiện công suất lắp đặt mới chỉ ở mức 753 megawatt. Ngoài ra, quốc gia này cũng kì vọng sẽ tận dụng được vị trí chiến lược với biện giới phía Nam là cửa ngõ hướng tới thị trường Ấn Độ.
Các nhà đầu tư Trung Quốc nhận được những ưu đãi lớn từ phía chính quyền Kathmandu để đầu tư tại đây. “Đối với lĩnh vực năng lượng, các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 10 năm đầu tiên, và giảm xuống 50% trong 5 năm tiếp theo, đối với lĩnh vực du lịch là 100% trong 5 năm với các khoản đầu tư trên mức 17,5 tỷ USD”, Binod Prasad Acharya, chuyên viên kinh tế tại sứ quán Nepal ở Bắc Kinh cho biết tại một hội thảo về xúc tiến vốn đầu tư Trung Quốc vào tháng 2/2017.
Hiện, cả Ấn Độ và Mỹ đã cảnh báo Nepal về các khoản vay với những điều khoản không rõ ràng từ Trung quốc, đồng thời chỉ trích Bắc Kinh đang đẩy các quốc gia đang phát triển vào những bẫy nợ, qua đó giúp nước này gia tăng các ảnh hưởng chính trị trong tương lai.
Lựa chọn duy nhất
Dẫu vậy, đối với những người dân sinh sống dọc biên giới với Trung Quốc, khoản đầu tư từ Bắc Kinh mang lại những cơ hội đổi đời.
Bahadur Tamang chở khách 3 chuyến mỗi tuần và kiếm được 530 USD mỗi tháng, một khoản tiền không nhỏ tại Nepal, khi GDP đầu người ở quốc gia này hiện chỉ ở mức 1.000 USD ở giai đoạn 2017 – 2018.
Tuy nhiên, đây cũng là một công việc đầy rủi ro. Pasang Lhamu, tuyến đường từ Kathmandu đến biên giới, đã xuống cấp trầm trọng do thường xuyên phải đối mặt với tình trạng lở đất. Đồng thời các lái xe di chuyển qua tuyến đường này thường xuyên bị kiểm tra an ninh do tuyến đường đang được quân đội
Nepal kiểm soát. Với hơn 8 tiếng đồng hồ di chuyển, tuyến đường đỏi hỏi một sự tập trung cao độ từ các lái xe.
Pemba Tashi, 37 tuổi, cho biết anh thường làm việc tại những công trường xây dựng ở bên kia bên giới để đổi lại 150 Nhân dân tệ (tương đương 22 USD) một ngày, gấp đôi mức thu nhập kiếm được ở trong nước để kiếm tiền nuôi bốn đứa con ăn học.
“Chúng tôi có thể kiếm được nhiều công việc khác nhau, kéo dài từ vài tuần cho đến 3 năm, trong khi phụ nữ thì làm việc tại các quán bar hay cửa hàng”, Tashi nói. Kể từ năm 2002, người dân Nepal dọc biên giới Trung Quốc được phép tiến vào trong lãnh thổ Trung Quốc trong phạm vi 30km để du lịch, làm việc hay mua bán.
“Mọi thứ trong nhà tôi đều được mua từ Trung Quốc. Chúng tôi phải sang đó để kiếm sống và mua hàng. Đây là cách duy nhất để tiếp tục duy trì cuộc sống trong những năm tới”, Tashi khẳng định.
http://biendong.net/diem-tin/26879-dau-tu-tu-tq-du-rui-ro-nguoi-dan-nepal-thua-nhan-khong-con-lua-chon.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.