Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 29/03/2019

Friday, March 29, 2019 6:07:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 29/03/2019

Sau bồi đắp đảo, Bắc Kinh củng cố vị trí trên Biển Đông

Bắc Kinh đang tiến vào giai đoạn kế tiếp trong kế hoạch Biển Đông của họ với việc củng cố và quân sự hóa những thực thể mà họ đã chiếm được trên Biển Đông sau khi đã hoàn thành công việc bồi đắp đảo nhân tạo, hai nhà nghiên cứu ở Canada và Đức cho biết.
Trong bài phân tích mới đây đăng trên tạp chí The Diplomat có tiêu đề ‘Giai đoạn quân sự hóa kế tiếp của Trung Quốc trên Biển Đông’, Tiến sỹ Scott N. Romaniuk, hiện đang nghiên cứu sau tiến sỹ về vai trò an ninh và quân sự Trung Quốc tại Viện Trung Quốc, Đại học Alberta, Canada, và nghiên cứu sinh tiến sỹ Tobias Burgers tại Viện Otto-Suhr thuộc Đại học Tự do Berlin, cho rằng việc Trung Quốc bành trướng một cách đáng kinh ngạc tại vùng biển rộng 1,35 triệu dặm vuông thuộc Biển Đông và ngay sau đó tiến hành quân sự hóa khu vực trong vài năm qua đã tạo dựng một mội trường an ninh phức tạp.
Mặc dù có lập luận cho rằng căng thẳng trong khu vực sẽ giảm bớt do Trung Quốc đã ngừng các hành động phiêu lưu chiếm thêm lãnh thổ về phía nam, môi trường an ninh phức tạp của khu vực có thể sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng dâng cao và phức tạp mới trong năm 2019, bài viết nói. Giai đoạn kế tiếp này sẽ diễn ra do Trung Quốc quyết tâm củng cố những vị trí mà họ có được trên Biển Đông thông qua sức mạnh quân sự và sức mạnh chính trị song song với mối đe dọa nghiêm trọng từ việc tuần tra quân sự và bước nhảy vọt trong việc triển khai máy bay do thám, chiến hạm có tên lửa được dẫn đường và rất nhiều khí tài quân sự, hai tác giả phân tích.
“Cho dù Bắc Kinh đang có sự yên ắng tạm thời – không chiếm thêm các thực thể trên Biển Đông – cách hành xử của họ ở vùng biển này chính là hiện thân của mục tiêu đạt được bá quyền trong khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa đạt được mức độ kiểm soát đối với tuyến hải lộ quan trọng về mặt chiến lược này. Ở một vùng biển mà năm bên tranh chấp còn lại – Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, và Đài Loan – đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, lập trường của Trung Quốc vẫn bị áp lực và các lãnh thổ mà họ kiểm soát liên tục bị đe dọa,” bài phân tích nêu rõ.
Hai nhà nghiên cứu cho rằng sự lên tiếng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với điều mà họ cho là các hành động đột kích mang tính khiêu khích của Mỹ là một chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy những thực thể Bắc Kinh
kiểm soát trên Biển Đông và lợi ích của họ trong khu vực vẫn gặp đe dọa. Còn mối đe dọa từ bên ngoài thì Bắc Kinh sẽ còn tiếp tục lấn chiếm và xây dựng ở vùng biển này, tác giả nói.
Chiến dịch xây dựng đảo ban đầu của Trung Quốc giờ đây đã diễn ra gần 10 năm. Giai đoạn kế tiếp của việc bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông là củng cố và tăng cường khả năng quân sự ở những lãnh thổ họ có được – trú đóng nhiều hòn đảo nhỏ từng được xem là không thể ở được, bao gồm bãi cạn Scarborough chiến lược vốn nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ có 140 hải lý. Dù vậy, nỗ lực của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn không thể đem lại thay đổi lớn trong hiện trạng quan hệ giữa các cường quốc.
Trong vòng một vài năm qua, Bắc Kinh đã mở rộng những bãi san hô và bãi đá ngầm hiện có lên đến hàng ngàn mẫu, nhưng sự hiện diện quân sự và sự sẵn sàng chiến đấu của họ vẫn chưa tới mức đủ để giành quyền kiểm soát đối với toàn bộ Biển Đông. “Quá trình này nhiều khả năng sẽ diễn ra lâu hơn mọi người tưởng. Việc chiếm giữ và xây dựng đảo không hề làm giảm đi các tuyên bố chủ quyền hiện tại của các bên tranh chấp. Những tuyên bố chủ quyền này – vốn được các đối tác và đồng minh ở xa hậu thuẫn – cũng không có khả năng biến mất trong tương lai,” bài phân tích lập luận.
Theo hai nhà nghiên cứu, sự kết hợp của ba nhân tố giúp gia tăng nhanh chóng khả năng sẽ có thêm hành động quân sự hóa trên Biển Đông. Đó là: việc Trung Quốc bành trướng trong quá khứ và tiếp tục củng cố vị trí bất chấp tuyên bố chủ quyền liên tục của các nước khác; việc Washington tuyên bố rằng tự do hàng hải vốn là nguyên tắc của luật pháp quốc tế cần phải được duy trì; và việc Bắc Kinh không giữ lời hứa trước đây là sẽ không xây dựng thêm nữa trên Biển Đông.
Các chiến dịch cứu hộ dân sự lâu nay vẫn là lời biện hộ chính cho việc Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và triển khai các hệ thống vũ khí, bao gồm máy bay chiến đấu tối tân, tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm và công nghệ phá sóng bất chấp đảm bảo của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng những thực thể họ chiếm giữ trên Biển Đông sẽ không được quân sự hóa. Bắc Kinh đã từng tỏ dấu hiệu rằng tương lai của các sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc có dính đến Giải phóng quân Trung Quốc sẽ khiến họ cần xây thêm căn cứ quân sự. Những bước đi này là chìa khóa để tăng cường năng lực chống tiếp cận của Trung Quốc.
Hai nhà nghiên cứu cho rằng do Trung Quốc không có khả năng theo kịp tất cả các khía cạnh trong sức mạnh quân sự của Mỹ – ít nhất là về mặt chất lượng – trong ngắn hạn, sự hiện diện quân sự bên ngoài biên giới Trung Quốc là một nấc thang hợp lý và cần thiết nếu Trung Quốc hy vọng thể hiện quyền lực của họ lên một mức cao hơn. Đầu tư quân sự của Trung Quốc tiếp tục tăng và họ chỉ có một mặt trận để tập trung vào – đó là Biển Đông. Những vụ việc như giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, bị bắt giữ và tranh chấp thương mại dai dẳng với Mỹ đã khiến mọi người tập trung sự chú ý giúp cho Bắc Kinh có vỏ bọc hữu dụng để che đậy những hoạt động của họ trên Biển Đông. Do đó, lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông đã trở nên tương đối ít được nhắc đến trên truyền thông.
“Những vấn đề gây xao lãng cũng cho Trung Quốc thời gian quý giá để thiết lập sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông trên những thực thể mà họ kiểm soát hơn là mở rộng và theo đuổi các công trình bồi đắp đảo nữa. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng viện tới những phương cách khác để khẳng định chủ quyền với việc Brunei đang ngày càng dựa vào Trung Quốc về kinh tế thông qua các thỏa thuận thương mại và tài chính. Nhờ đó mà Bắc Kinh đã có được một đồng minh mà họ rất cần trên Biển Đông vốn hoặc sẽ là giữ im lặng hoặc lay chuyển theo hướng phù hợp với các lợi ích chiến lược của Bắc Kinh,” bài phân tích viết.
Về phía Philippines, nước này đã tìm cách lấy lòng Trung Quốc sau khi bị hấp dẫn với những hứa hẹn của ý tưởng ‘Vành đai-Con đường’. Chiến lược phát triển hoành tráng này vừa là công cụ chính trị vừa là ý tưởng kinh tế mà Bắc Kinh có thể dựa vào để tăng cường ảnh hưởng chính trị đối với chính sách của các nước quanh Biển Đông.
“Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước tương đối ngoan cố đối với Bắc Kinh và vẫn là thành trì chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông với một chuỗi những hành động thách thức Trung Quốc. Nỗ lực của Việt Nam trong việc lên án những hành động phiêu lưu của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy giới hạn của chính sách gây áp lực hữu hảo của Bắc Kinh lên các nước để họ lặng lẽ từ bỏ tuyên bố chủ quyền các khu vực tranh chấp.”
Bắc Kinh đã chứng tỏ có những con đường khác để tiến trên Biển Đông và mở rộng quyền kiểm soát của họ trên thực tế. Kéo dài các cuộc đàm phán và mua chuộc các nước là hai chiến thuật khả dĩ. Moscow cũng từng dùng chiến thuật tương tự để siết chặt sự kiểm soát của họ đối Crimea bốn năm sau khi họ sáp nhập vùng lãnh thổ này từ tay Ukraine, tác giả bài phân tích nhận xét.

Mỹ dồn sức vào các ‘kịch bản ở Biển Đông’

Cuộc tập trận lớn của Lục quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong tài khóa 2020 sẽ tập trung vào kịch bản Biển Đông.
Theo báo Defense News ngày 28-3, đó là tuyên bố của Tướng Robert Brown, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương của Mỹ nói trong một cuộc phỏng vấn tại hội thảo chuyên đề mới đây của Hiệp hội Lực lượng Toàn cầu của Lục quân Mỹ .
Lục quân Mỹ sẽ tài trợ cho hai cuộc tập trận lớn trong năm 2020, một ở Thái Bình Dương và một ở châu Âu.
Cuộc tập trận ở Thái Bình Dương được thúc đẩy bởi một Trung Quốc đang trỗi dậy, và đây cũng là quốc gia được xác định là đối thủ cạnh tranh chiến lược lâu dài với Mỹ trong Chiến lược Quốc phòng (NDS) của Lầu Năm Góc.
NDS đưa ra viễn cảnh một thế giới nơi trong đó sự cạnh tranh giữa các cường quốc, chứ không phải nỗ lực chống khủng bố, sẽ thúc đẩy cơ cấu ra quyết định và lực lượng của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Hiện Lục quân Mỹ có 85.000 binh sĩ đồn trú lâu dài ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và đang thực hiện các cuộc tập trận quan trọng như Pacific Pathways với các đồng minh và đối tác.
Tuy nhiên, lực lượng này đang hướng tới việc thực hành triển khai nhanh từ lục địa Mỹ đến Thái Bình Dương nhằm đảm khả năng ứng phó một cuộc khủng hoảng tiềm tàng.
Theo Tướng Brown, kế hoạch là đưa một đại bản doanh sư đoàn và nhiều lữ đoàn trong khoảng thời gian 30-45 ngày cùng đội ngũ hỗ trợ, Brown nói.
“Họ sẽ nhận thử thách đến Thái Bình Dương với các lực lượng đã được phân công ở Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ không đến Hàn Quốc mà đến với một kịch bản Biển Đông nơi chúng tôi sẽ ở quanh Biển Đông”, ông nói, đồng thời cho biết thêm Lục quân còn có thể can dự vào “một kịch bản khác” ở biển Hoa Đông.
Tướng Brown cho biết cuộc tập trận sẽ bao gồm nhiều hoạt động mà Lục quân Mỹ “chưa thực hiện ở quy mô lớn như vậy”. Lực lượng Mỹ sẽ đến các nước như Philippines, Thái Lan và có thể sẽ làm việc với Malaysia, Indonesia và thậm chí các nước như Brunei.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các nước như Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines. Trung Quốc đã cải tạo ít nhất bảy thực thể thành các đảo nhân tạo được bố trí cơ sở quân sự nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Bắc Kinh cũng từng tuyên bố họ có quyền hạn chế hoạt động hàng hải quốc tế tại vùng biển này, theo Defense News.
Theo Tướng Brown, cuộc tập trận ở Biển Đông sẽ tập trung vào các hoạt động hỗn hợp và đa quốc gia.

Điểm mặt các loại khí tài của Cảnh sát biển các nước

Vũ khí cá nhân, súng máy hạng nặng, súng phun nước áp lực cao, pháo hạm, vũ khí âm thanh… là những công cụ thông dụng để Cảnh sát biển một số nước trên thế giới đối phó với những tên hải tặc. Những vũ khí này không gây chết người nhưng lại có công năng chống cướp biển rất hiệu quả.
Nạn cướp biển hiện nay đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho tất cả các quốc gia có hoạt động trên biển. Để đối phó với vấn nạn này, các quốc gia đã huy động nhiều lực lượng vũ trang, bán vũ trang và cả dân sự tham gia công tác phòng chống. Trong đó, thường xuyên và trực tiếp là Lực lượng Cảnh sát biển, ở một số nước gọi là Lực lượng Tuần duyên, Lực lượng Phòng vệ biển, Lực lượng bảo vệ bờ biển. Trang bị vũ khí chống cướp biển, hỗ trợ thực thi pháp luật trên biển của lực lượng này ở mỗi nước được quy định khác nhau theo pháp luật nước sở tại.
Hải cảnh Trung Quốc
CCG được thành lập tháng 03/2013, trên cơ sở tái cơ cấu Cục Hải dương Quốc gia, nhằm thống nhất chỉ huy các lực lượng “tuần tra, chấp pháp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông”, bao gồm các lực lượng: Hải giám (CMS), Hải cảnh (Cảnh sát biển của Cục quản lý biên phòng – BCD), Ngư chính (Cơ quan đảm bảo thực thi pháp luật Ngư nghiệp – FLEC), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC). Theo đó, các lực lượng này khi hoạt động ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều phải lấy danh nghĩa CCG và sẽ chịu sự “chỉ huy nghiệp vụ” của Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an Trung Quốc và “quản lý hành chính” của Bộ Đất đai và Tài nguyên. CCG được trang bị khoảng 164 tàu tuần tra, 10 máy
bay các loại trong đó có ít nhất 1 trực thăng vận tải đa năng Mi-8, 2 máy bay cánh cố định Y-12 cùng một số trực thăng khác do Trung Quốc sản xuất.
Ngoài ra, CCG còn được trang bị các máy bay MA-60, (còn gọi là Tân Chu 60) là loại máy bay cánh bằng 2 động cơ cánh quạt được cải tiến trên cơ sở máy bay vận tải Y-7 của Tập đoàn công nghiệp hàng không Tây An; các tàu của CCG gồm các loại: tàu chấp pháp mang tên “Trung Quốc Hải cảnh” (bao gồm cả các tàu Trung Quốc Ngư chính và Trung Quốc Hải giám trước đây); tàu kéo mang tên “Hải cảnh thác” và tàu bệnh viện mang tên “Hải Y”. Theo tài liệu Trung Quốc, hiện CCG chỉ còn duy nhất tàu “Trung Quốc Hải cảnh 44020” có trọng tải 300 tấn, vài tàu 1.000 tấn, còn lại phần lớn đều từ 2.000 đến 5.000 tấn; trong đó có 2 tàu “Trung Quốc Hải cảnh 3901” và “Trung Quốc Hải cảnh 2901” có lượng giãn nước tới 12.000 tấn. Những năm gần đây Trung Quốc đã tiến hành cải tạo nhiều tàu chiến lớn của Hải quân thành tàu Hải Cảnh (như Tàu 31239 vốn là tàu hộ vệ lớp 053H2G mang tên An Khánh, 339; tàu 31240 vốn là tàu hộ về tên lửa Hoài Nam, 540; tàu 31241 nguyên là tàu hộ vệ tên lửa Hoài Bắc, 541; các tàu 46111 vốn là tàu tuần tra Type 718B; tàu 46341 nguyên là tàu tuần tra Type 818….hay tàu Hải cảnh thác – 25 nguyên là tàu đổ bộ Type 072 của Hải quân có lượng giãn nước 4.170 tấn)…
Đáng chú ý, trên các tàu Hải cảnh Trung Quốc được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, có khả năng sát thương cao như: Pháo phòng không tầm gần 6 nòng 30mm H/PJ-13, có tính năng tác chiến vượt trội hơn nhiều do được kế thừa trình độ kỹ thuật từ pháo hạm AK-630M 6 nòng của Nga. Pháo AK-630M có thể bắn liên tục 400 phát đạn và có thể tiếp tục bắn 400 phát tiếp theo chỉ sau khi được nghỉ 30 giây; pháo bắn nhanh 76,2mm kiểu H/PJ-26; pháo phòng không phòng thủ tầm gần tốc độ cao H/PJ-26 76,2mm; pháo phòng không tầm gần H/PJ-17 30mm, là loại pháo nòng đơn có hiệu suất chiến đấu cao nhất hiện nay của Trung Quốc; tốc độ bắn cao nhất là 350 phát/phút, cơ số đạn 280 viên…
Tuần duyên Mỹ (USCG)
USCG là một quân chủng thuộc các Lực lượng vũ trang Mỹ. Tuần duyên Mỹ hoạt động chủ yếu trên các vùng biển, đa nhiệm vụ với sứ mệnh giám sát và duy trì luật phát tại các vùng biển thuộc chủ quyền của nước Mỹ. Trang bị của USCG cực kỳ đa dạng với đủ mọi loại tàu mặt nước và máy bay trực thăng, đảm bảo khả năng hoạt động tốt cho mọi địa hình từ vùng nước nông tới vùng nước sâu cho tới hệ thống đường thủy trong nội địa đất nước này. USCG có khoảng 1.650 tàu thuyền lớn nhỏ các loại. Một số tàu tuần tra lớp Hamilton lắp pháo hạm 76 mm kết hợp với pháo 25 mm và hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20 mm. Loại hiện đại nhất là lớp Legend sử dụng pháo hạm tự động 57 mm, 1 hệ thống Phalanx 20 mm, 4 súng máy 12,7 mm, 2 súng máy 7,62 mm. Các tàu tuần tra loại nhỏ lắp vũ khí từ 12,7-25 mm tùy thuộc vào lượng giãn nước. USCG còn có khoảng 210 máy bay các loại phục vụ cho các hoạt động tuần tra trên biển. Một số tàu có lắp hệ thống vũ khí âm thanh tầm xa LRAD nhằm ngăn chặn các tàu vượt biên hoặc cướp biển. Vũ khí cá nhân của USCG gồm có, súng lục M9, P229R-DAK, súng trường tiến công M16A2, M4 carbine, súng bắn tỉa M14, Mk11, M107, súng phóng lựu M203.
Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JCG)
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có một hạm đội lớn và nhiệm vụ chính của lực lượng này là duy trì quyền kiểm soát các tuyến đường biển của quốc gia và tuần tra vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng đã tăng cường tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được trang bị nhiều và hiện đại. Mặc dù hiện không sở hữu tàu sân bay nào, nhưng họ có 2 tàu khu trục lớp Hyūga trọng tải 18.000 tấn có thể chở 11 máy bay trực thăng cùng đơn vị đổ bộ và 1 tàu lớp Izumo có lượng giãn nước tới 27.000 tấn có thể chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Có nguồn tin, tàu sân bay trực thăng Izumo có thể mang được máy bay F-35B do Mỹ chế tạo. 1 tàu lớp Shirane trọng tải 7.500 tấn có thể mang 3 máy bay trực thăng. Nhóm tàu khu trục trang bị tên lửa có điều khiển (DDG) gồm 2 tàu lớp Atago trọng tải 10.000 tấn (đầy tải), 4 tàu lớp Kongō trọng tải 9.500 tấn (chuẩn bị lắp hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3), 2 tàu lớp Hatakaze trọng tải 4.600 tấn. Nhóm tàu khu trục thông thường (DG) gồm 4 tàu lớp Akizuki trọng tải 6.800 tấn, 5 tàu lớp Takanami trọng tải 6.500 tấn, 9 tàu lớp Murasame trọng tải 6.100 tấn, 8 tàu lớp Asagiri trọng tải 4.900 tấn,8 tàu lớp Hatsuyuki trọng tải 3.000 tấn,6 tàu lớp Abukuma trọng tải 2.500 tấn. Về tàu ngầm, dù không có tàu ngầm hạt nhân, nhưng Nhật Bản là một trong số các quốc gia có nhiều tàu ngầm diesel-điện ở châu Á cũng như trên thế giới với những đặc điểm kỹ – chiến thuật tương đối cao và sở hữu vũ khí điện tử, ngư lôi và tên lửa hiện đại. Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang sở hữu 9 tàu ngầm tấn công lớp Sōryū, 10 tàu lớp Oyashio và 2 tàu lớp Harushio (dùng cho nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ). Dự kiến tàu ngầm lớp Soryu sẽ có 11 chiếc đến năm 2020. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với nhiệm vụ là quét mìn do Hải quân Liên Xô rải, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có kỹ thuật
quét mìn tiên tiến nhất thế giới. Ngày nay, kỹ thuật quét mìn vẫn được tiếp tục được phát triển và được trang bị một số loại tàu quét mìn tiên tiến, bao gồm: 3 tàu viễn dương lớp Yaeyama, 2 tàu cận duyên lớp Uraga, 9 tàu lớp Uwajima, 3 tàu lớp Hirashima và 12 tàu lớp Sugashima.Chính phủ Nhật Bản hiện có kế hoạch mở rộng hạm đội tàu ngầm số lượng từ 17 lên 22 chiếc và nâng số tàu khu trục lên 48-50 chiếc.
Các tàu tuần tra của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đều được trang bị súng, pháo hạng nặng. Vũ khí chính của tàu gồm 1 pháo 40 mm, 1 pháo 20 mm. Một số tàu tuần tra cỡ lớn khác được trang bị kết hợp pháo 35 mm với pháo 20 mm hoặc pháo 30 mm và pháo 20 mm. Các tàu tuần tra cỡ nhỏ sử dụng pháo 20 mm. Bên cạnh các vũ khí hạng nặng nói trên, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản còn sử dụng vũ khí cá nhân, vòi rồng để ngăn chặn hay tấn công cướp biển khi chúng có ý định tấn công các tàu thương mại. Lực lượng này thực thi nhiệm vụ luôn có sự hậu thuẫn của máy bay trực thăng, giúp hoạt động chống cướp biển của họ trở nên hiệu quả hơn.
Cảnh sát biển Singapore ( PCG)
Eo biển Malacca là một khu vực khá nhức nhối về nạn cướp biển. Do đó, nhiệm vụ chống cướp biển của Cảnh sát biển các nước xung quanh eo biển này khá nặng nề. Đối với Cảnh sát biển Singapore, trang bị của họ chủ yếu là các tàu tuần tra loại nhỏ tốc độ cao. Vũ khí lớn nhất là pháo 25 mm cùng 2 súng máy hạng nặng 12,7 mm lắp trên tàu tuần tra lớp Mako Shark. Các tàu tuần tra lớp PH lắp pháo 20 mm cùng 2 súng máy hạng nặng M2 12,7 mm. Các tàu tuần tra dưới 20 tấn sử dụng súng máy đa mục đích 7,62 mm. Vũ khí cá nhân gồm súng tiểu liên MP5, súng trường M16, súng lục Glock 19 và một số vũ khí phi sát thương khác.
Cơ quan Thực thi pháp luật hàng hải Malaysia (MMEA)
MMEA, còn được gọi là Cảnh sát biển Malaysia, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật hàng hải trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế nước này. Malaysia tiếp giáp với eo biển Malacca nên chống cướp biển là một trong những nhiệm vụ nặng nề của họ. MMEA thành lập một đơn vị đặc nhiệm STAR chuyên trách về chống khủng bố sẽ là lực lượng đầu tiên đối phó với mối đe dọa từ cướp biển trước khi có sự hỗ trợ của hải quân hay cảnh sát. Phần lớn các tàu tuần tra loại nhỏ của MMEA không được trang bị vũ khí, một số tàu tuần tra hạng trung có lắp pháo hạm cỡ nòng tới 57 mm, một số tàu sử dụng pháo 30 mm. Vũ khí cá nhân gồm có, súng lục Glock 19, Remington 870, tiểu liên MP5, UMP, súng trường tiến công M16A1, M4A1 carbine (chỉ dành cho STAR), Steyr AUG, SIG 553 (chỉ dành cho STAR).
Cảnh sát biển Ấn Độ (ICG)
ICG là một phần của lực lượng vũ trang Ấn Độ. Cơ quan này hoạt động dưới sự điều hành của Bộ Quốc phòng, phối hợp chặt chẽ với hải quân trong các nhiệm vụ thực thi pháp luật hàng hải, đặc biệt là nhiệm vụ chống cướp biển. ICG có trang bị vũ khí rất mạnh, gồm 6 tàu tuần tra lớp Samar lắp pháo hạm 76 mm, 3 tàu tuần tra lớp Vishwast lắp pháo hạm 30 mm. 5 tàu tuần tra lớp Vikram sử dụng pháo 40 mm hoặc 30 mm. Một số tàu tuần tra cỡ nhỏ dưới 300 tấn lắp pháo 30 mm. Vũ khí cá nhân tương tự như các đơn vị khác của quân đội Ấn Độ ngoại trừ một số loại chỉ trang bị cho lực lượng đặc nhiệm.
Cảnh sát biển Hàn Quốc (KCG)
Vũ khí lớn nhất trên các tàu tuần tra của KCG là pháo 40 mm nòng kép dùng cho các tàu loại lớn cùng pháo 20 mm. Các tàu tuần tra loại nhỏ sử dụng pháo 20 mm. Các loại xuồng tuần tra có thể gắn súng máy hạng nặng. Vũ khí cá nhân có thể sử dụng các loại như súng trường tiến công K2, M16, tiểu liên K1A, súng máy đa mục đích M60D. Các vũ khí phi sát thương như vòi rồng, vũ khí âm thanh cũng là những công cụ hiệu quả để ngăn chặn các tàu khả nghi.
Cảnh sát biển Nga
Cảnh sát biển Nga có trang bị vũ khí rất mạnh. Họ có 6 tàu tuần tra chuyển đổi từ tàu khu trục nhỏ lớp Krivak, các tàu này lắp pháo hạm tới 100 mm. Một số tàu chuyển đổi từ tàu hộ tống lớp Grisha sử dụng pháo 57 mm. Tàu tuần tra lớp Rubin lắp pháo hạm 30 mm. Về vũ khí cá nhân gồm có các loại súng trường tiến công thuộc gia đình AK-47 và một số vũ khí khác. Vòi rồng là công cụ không thể thiếu đối với các hoạt động chấp pháp trên biển.
Cảnh sát biển Việt Nam (VCG)
Cảnh sát biển Việt Nam hiện được trang bị các loại phương tiện, vũ khí hiện đại như tàu đa năng DN 2000, tàu kéo cứu nạn 3500 CV, máy bay CaSa 212-400, thiết bị tuần thám MS 600, cùng các thiết bị trinh sát, phòng chống tội phạm ma túy, chống cướp biển khác. 2 tàu tuần tra đa năng cỡ lớn nhất của VCG mang số hiệu CSB 8001, CSB 8002 được trang bị pháo nòng đôi cỡ 25mm cùng các súng máy hạng nặng cỡ 14,5mm, vòi phun nước tốc độ cao 6,6m/phút, đặc biệt là hệ thống vũ khí âm thanh LRAD
do Mỹ chế tạo. Chức năng của hệ thống này đóng vai trò như một thiết bị truyền phát âm thanh và vũ khí phi sát thương, được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ như: tuần tra trên biển, chống cướp biển, giải tán biểu tình…

Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES):

Công cụ hỗ trợ đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông

ASEAN và Trung Quốc đã được nhất trí chung để triển khai khai thực hiện Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES). Tuy nhiên, để đảm bảo hòa bình, ổn đinh và an ninh hàng hải ở Biển Đông còn cần cả sự nỗ lực của các bên liên quan.
CUES vẫn chưa đủ để đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông
CUES là một thỏa thuận không ràng buộc, trong đó đề ra các hành động an toàn cũng như trao đổi thông tin cơ bản và chỉ dẫn cho các tàu hải quân và máy bay trong các vụ va chạm ngoài ý muốn trên biển. Nó khởi đầu từ Bộ quy tắc cho các va chạm không báo trước trên biển, được trình bày lần đầu tiên tại Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS) vào năm 1998 và sau đó được các Tư lệnh Hải quân tại hội nghị ký kết. Bộ quy tắc ban đầu không được chấp nhận rộng rãi. Những nỗ lực để khôi phục nó vào năm 2014 đã bị Trung Quốc ngăn chặn, rõ ràng bởi vì nó đã được gọi là một “Bộ quy tắc” – có thể được hiểu là sự ràng buộc – và bởi vì nó sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để thông tin. Nhưng vào tháng 4/2014, việc đổi tên CUES đã được thông qua bởi tất cả 21 quốc gia thành viên WPNS, bao gồm cả Trung Quốc và tất cả các quốc gia ASEAN có yêu sách ở Biển Đông. Hiện nay, lực lượng hải quân của cả Mỹ và Trung Quốc thường xuyên sử dụng CUES và vào cuối năm 2015,Trung Quốc đề xuất liên kết huấn luyện với các nước ASEAN về việc sử dụng CUES.
Việc thông qua CUES tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc – ASEAN là một cử chỉ chính trị hơn là một biện pháp hiệu quả nhằm làm giảm các nguy cơ xảy ra sự cố ở Biển Đông. Nó chỉ mở rộng CUES với hai quốc gia khác – Lào, nước không có biển, không có lực lượng hải quân và Myanmar, nước có lực lượng hải quân nhưng không hoạt động ở Biển Đông.
Hiện nay CUES chỉ áp dụng cho lực lượng hải quân, nhưng có nhiều lời kêu gọi mở rộng nó với lực lượng bảo vệ bờ biển. Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc vào đầu năm 2016, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đã đề nghị với Trung Quốc rằng CUES cần được mở rộng để bao gồm cả các tàu hải quân và bảo vệ bờ biển.
Philippines cũng đã đề nghị việc bao gồm lực lượng bảo vệ bờ biển và các lực lượng hải quân khác trong CUES. Đề xuất này được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) 2016 tại Lào, song có rất ít hy vọng nó sẽ được coi là tích cực, khi phạm vi của ADMM không mở rộng với lực lượng dân sự bảo vệ bờ biển. Trong khi đó, Mỹ cũng bày tỏ sự quan tâm trong việc mở rộng CUES cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ và Trung Quốc.
Mong muốn mở rộng CUES đối với lực lượng bảo vệ bờ biển bắt nguồn từ thực tế là phần lớn các sự cố ở Biển Đông có liên quan đến lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu thực thi pháp luật khác. Trong số 45 sự cố chính được xác định ở Biển Đông từ giữa năm 2010 đến năm 2016, ít nhất một tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc hoặc tàu chấp pháp biển khác của Trung Quốc có tham gia vào 71% của sự cố.
Lực lượng bảo vệ bờ biển khu vực đã phần nào có xu hướng chính đáng chống lại sự mở rộng của CUES đối với hoạt động của họ. Chức năng và trách nhiệm của họ khác biệt với những người trong lực lượng hải quân và họ có cách tiếp cận khác đối với việc sử dụng vũ lực. Lực lượng bảo vệ bờ biển có thể sử dụng vũ lực như một phần của nhiệm vụ thực thi hằng ngày, nhưng một số chiến thuật của họ được liệt kê như những điều cần tránh dưới CUES. Song, những hành động thường xuyên của các tàu bảo vệ bờ biển trong vai trò thực thi pháp luật có thể bao gồm việc sử dụng vòi rồng phun nước, mang súng và nổ súng cảnh cáo.
Tàu bảo vệ bờ biển cũng có thể đụng độ trong những hoàn cảnh khác nhau. Có thể tàu chấp pháp biển muốn tiếp cận gần nhau, trong khi các tàu chiến gặp nhau trong trường hợp va chạm ngoài ý muốn thường sẽ tránh xa nhau. Trong khi hầu hết các quy trình an toàn đặt ra trong CUES có liên quan đến bảo vệ bờ biển, họ có thể không mấy thoải mái với một số thủ tục thông tin liên lạc chi tiết và hướng dẫn điều động trong các phụ lục của CUES. Điều này rất “hải quân” và được cho là không liên quan hoặc dễ hiểu đối với lực lượng bảo vệ bờ biển.
Hợp tác đa phương giữa lực lượng bảo vệ bờ biển có thể gặp thách thức lớn hơn so với lực lượng hải quân. Lực lượng hải quân có chức năng rõ ràng và có lịch sử hợp tác lâu dài, nhưng vai trò của lực lượng bảo vệ bờ biển cũng có thể thay đổi đáng kể giữa nước này với nước khác. Không ai nói rằng lực lượng bảo vệ bờ biển không cần một loại tài liệu CUES để ngăn chặn và quản lý rủi ro của các sự cố liên quan đến tàu thực thi pháp luật dân sự, nhưng thay vào đó, lực lượng này nên tập trung vào an toàn và sự hiểu biết chung trong việc thực thi pháp luật hàng hải.
Trung Quốc là xuất phát điểm của mối đe dọa an ninh hàng hải ở Biển Đông
Kể từ khi sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã tích cực triển khai nhiều hoạt động phi pháp trên thực địa nhằm khẳng định “chủ quyền” đối với vùng biển này.
Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu cấp tập tăng cường xây dựng, tôn tạo và bồi đắp các cấu trúc địa lý mà nước này đang chiếm đóng trái phép tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã cải tạo phi pháp 7 đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa; nâng cấp, sửa chữa phi pháp nhiều hạng mục công trình tại các đảo, đá đang chiếm đóng ở Biển Đông. Theo số liệu thống kế không chính thức, Trung Quốc đã xây dựng phi tổng cộng 1.652 tòa nhà ở Biển Đông, trong đó có gần 800 tòa nhà ở Trường Sa. Chỉ riêng ở đá Xu Bi đã có gần 400 tòa nhà. Việc Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa và Hoàng Sa đã tàn phá tới 160km2 rạn san hô và phá hủy gần 60km2 san hô vòng ở các khu vực xung quanh.
Sau khi cải tạo phi pháp các đảo, đá, bãi cạn ở Biển Đông, biến chúng thành những tiền đồn quân sự trong khu vực, Trung Quốc đã tích cực triển khai vũ khí ra Biển Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã triển khai một số loại vũ khí như: Điều03 máy bay quân sự Tây An Y-7 tới đá Vành Khăn, Xu Bi; thiết lập hơn 40 cơ sở radar khác nhau trên 7 đảo đá mà nước này chiếm giữ phi pháp ở Trường Sa; triển khai 03 xe đặc chủng mang thiết bị phá song quân sự trên đá Vành, đá Chữ Thập; triển khai tên lửa tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và các tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9A hoặc HQ-9B trên đá Vành Khăn, đá Xu Bi và đá Chữ Thập; triển khai hệ thống tên lửa đất đối không hoặc đối hạm, máy bay ném bom, kể cả Tây An H-6K, radar, xe hậu cần, thiết bị phá sóng đến đảo Phú Lâm; kích hoạt và thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử được lắp đặt trên các đá Vành Khăn, Chữ Thập; đưa tàu tìm kiếm cứu nạn “Nam Hải cứu 115”, có bãi đáp cho trực thăng cứu hộ cỡ trung tới neo đậu thường trú tại Đá Xu Bi; điều tàu chiến Type 054A ra Đá Chữ Thập…
Trung Quốc cũng đã tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp trong khu vực Biển Đông. Những cuộc tập trận này không chỉ vi phạm chủ quyền của các nước ven biển mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa hoạt động tự do hàng hải trong khu vực, cụ thể: Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành tập trận tại các khu vực Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông, Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương; triển khai nhiều tàu chiến, máy bay giám sát hoạt động của tàu hải quân Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Australia khi tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông.
Không những vậy, Trung Quốc còn đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, nhất là tại những vùng biển tồn tại tranh chấp chủ quyền với các nước ven biển; tìm cách khai thác các nguồn năng lượng mới trên biển như băng cháy; đưa ra các chủ trương, chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ, đồng thời chỉ huy lực lượng chấp pháp tăng cường tuần tra, bắt giữ (phi pháp) ngư dân các nước. Trung Quốc còn liên tục sử dụng ảnh hưởng chính trị, kinh tế, quân sự để tăng cường sức ép, buộc các công ty nước ngoài rút khỏi các dự án thăm dò và khai thác dầu khí mặc dù trong vùng nước thuộc phạm vi quyền chủ quyền của Việt Nam. Trong nửa đầu năm 2018, Trung Quốc liên tục sử dụng nhiều thủ đoạn ngăn chặn, thậm chí ép buộc nhiều đối tác của Việt Nam phải ngừng khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam,
Ngoài ra, Trung Quốc tiến hành cải tổ các lực lượng vũ trang và chấp pháp trên biển, đưa Quân ủy trung ương Trung Quốc (CMC) thay Cục Hải dương quốc gia chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển, biến lực lượng này thành đơn vị chủ chốt thực thi các nhiệm vụ phi pháp ở Biển Đông. Việc điều chỉnh trên được Bắc Kinh tuyên truyền rằng ngoài việc thực thi chức năng, nhiệm vụ trước đây như “duy trì, chấp hành pháp luật trên biển, bao gồm triệt phá hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật trên biển, duy trì trị an và bảo vệ an ninh trên biển, bảo vệ sử dụng khai thác tài nguyên biển và môi trường sinh thái biển, quản lý nghề đánh bắt thủy sản, chống buôn lậu trên biển và hiệp đồng chỉ đạo công tác chấp pháp trên biển của các địa phương”, việc tái cơ cấu cũng sẽ “cho phép CCG tham gia nhiều hơn vào các cuộc diễn tập quân sự, hoạt động huấn luyện thường nhật với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và CCG cũng sẽ hợp tác hiệu quả hơn với lực lượng hải quân trong các trường hợp khẩn cấp, thậm chí là chiến tranh”.
Từ khía cạnh luật pháp quốc tế, chứng cứ lịch sử cho thấy, tất cả các hoạt động trên của Trung Quốc đều là phạm pháp, khiến tình hình khu vực trở nên bất ổn.
Đầu tiên, Trung Quốc vi phạm nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế. Nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ đối với các điều ước quốc tế mà nước mình đã tham gia ký kết. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế khác. Lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định quyết tâm của các nước thành viên là: “Tạo những điều kiện cần thiết để bảo đảm công lý và tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế đặt ra”. Điều 26 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế cũng nêu rõ “Mọi điều ước đã có hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc của luật quốc tế; Định ước Helsinki năm 1975 cũng có nêu rõ nguyên tắc này.
Thứ hai, Trung Quốc vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc.Không chỉ là thành viên mà Trung Quốc còn là 1 trong 5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vậy mà Trung Quốc đã không tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc. Hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia quy định tại Khoản 1 Điều 2 Hiến chương LHQ khi Trung Quốc dựa vào vị thế nước lớn nên tự cho mình có nhiều quyền và lợi ích trên biển hơn quốc gia khác, để tiến hành hoạt động quân sự nhằm bảo vệ cho những quyền và lợi ích đó bất chấp việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp của các nước khác. Vi phạm nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình quy định tại Khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ. Vi phạm Khoản 4, Điều 2 Hiến chương LHQ, cụ thể quy định “các quốc gia thành viên hạn chế việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực (Vũ lực thông thường được hiểu là vũ lực quân sự, vũ lực do vũ khí, khí tài) trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác hoặc trái với các mục đích của LHQ”. Vi phạm Điều 33 Hiến chương LHQ, trong đó quy định: “Các bên tham gia tranh chấp trước tiên phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”, tuy nhiên việc quân sự hóa trên các thực thể ở Biển Đông của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại quy định này.
Thứ ba, Trung Quốc vi phạm UNCLOS.Trung Quốc là một thành viên ký UNCLOS, tuy nhiên, Trung Quốc không những không thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước mà còn ngang nhiên vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước. Trung Quốc cũng đã phớt lờ Điều 123 UNCLOS về trách nhiệm của các quốc gia ven biển hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của họ; vi phạm Điều 129, Điều 193, Điều 196 UNCLOS về nghĩa vụ chung cho tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Vi phạm quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không. Cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, an ninh hàng hải và hàng không bị ảnh hưởng rất lớn, quyền tự do hàng hải và quyền đi qua không gây hại của các quốc gia khác cũng như quyền tự do hàng không bị thu hẹp và phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Ngoài ra, Trung Quốc cũng vi phạm các quy định Điều 87 UNCLOS, liên quan việc “tôn trọng hợp lý”.Việc hưởng quyền xây dựng đảo nhân tạo của một số quốc gia không nên ảnh hưởng bất hợp lý đến quyền và lợi ích của các quốc gia khác cũng như cả cộng đồng quốc tế. Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong các điều khoản liên quan của UNCLOS, nó chỉ ra rằng khi một quốc gia ven biển thiết lập vùng an toàn xung quanh đảo nhân tạo, cần đảm bảo rằng khu vực này liên quan một cách hợp lý đến bản chất và chức năng của hòn đảo nhân tạo ấy, và cũng cần phải đưa ra thông báo về phạm vi của vùng an toàn. Hơn nữa, “đảo, các thiết lập và cấu trúc nhân tạo cùng với các vùng an toàn bao quanh chúng có thể không được thiết lập nếu chúng ảnh hưởng đến việc sử dụng các tuyến đường biển đã được công nhận thiết yếu đối với đường biển quốc tế”.
Thứ tư, Trung Quốc vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).Trung Quốc đã ký kết DOC với các nước ASEAN năm 2002, tuy nhiên những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã đi ngược lại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 DOC, theo đó, “Các bên cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc nêu trên và trên căn bản bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; Các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực; Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả UNCLOS”.
Ngoài ra, hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cũng đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam – Trung Quốc ký kết trong các chuyến thăm cấp cao như: Tuyên bố chung về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11-15/10/2011); Tuyên bố chung về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (19-21/6/2013); Tuyên bố chung trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (13-15/10/2013); Tuyên bố chung liên quan chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (7-10/4/2015); Thông cáo chung sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (12-15/1/2017) và Tuyên bố chung liên quan chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12-13/11/2017). Theo đó, Trung Quốc đã vi phạm nhận thức chung về việc: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Phản ứng chính thức của Việt Nam về CUES
Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam nhấn mạnh, một nước không được viện lý do, như áp dụng nội luật chẳng hạn, để né tránh khắc phục sự cố xảy ra trên biển khi được yêu cầu qua đường dây nóng. CUES cần được áp dụng cho tất cả tàu thuyền của chính phủ hoạt động ở biển Đông, bao gồm cả tàu quân sự và bán quân sự. ASEAN và Trung Quốc cần sớm đạt được một Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) mang tính ràng buộc, toàn diện, thực chất và trở thành công cụ hữu hiệu giúp ngăn ngừa xung đột, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở biển Đông.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Nam, tăng cường hợp tác trên biển cần tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 và các thỏa thuận khu vực trong quá trình triển khai mọi hoạt động trên biển; tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nước khác; đảm bảo sự tham gia tự nguyện, có trách nhiệm và vì lợi ích chung của tất cả các bên. Cộng đồng quốc tế cần nghiên cứu thiết lập cơ chế giúp tập hợp, liên kết các điều khoản trong các công ước quốc tế hiện có và bổ sung các điều khoản mới để xây dựng các quy tắc ứng xử chung, các cơ chế can thiệp tập thể trong tình huống đột xuất, bất ngờ trên biển. Một khung pháp lý mang tính tổng quát sẽ giúp gia tăng trách nhiệm thực thi các quy định của luật pháp quốc tế và giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột trên biển.
Thứ trưởng Bùi Văn Nam khẳng định Việt Nam cam kết tích cực hợp tác với các nước thành viên ASEAN và các quốc gia khác thông qua các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng lòng tin và triển khai các biện pháp ngoại giao phòng ngừa nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra va chạm, xung đột trên biển. Việt Nam ủng hộ bất kỳ sáng kiến, cơ chế hợp tác nào có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Chính quyền Philippines lại thể hiện sự bất lực

trước TQ ở Biển Đông

Phủ Tổng thống Philippines khẳng định trước các hành động hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông, chính phủ nước này chỉ có thể phản đối thật mạnh mẽ, vì Trung Quốc đang có sự kiểm soát tại Biển Đông.
Phát biểu trước báo giới hôm 25/3, khi được phóng viên hỏi về thông tin cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough và ngăn ngư dân Philippines tiếp cận các khu vực gần đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, liệu Philippines sẽ làm gì khi Trung Quốc đang kiểm soát như hiện nay? Ông Salvador Panelo, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, nói rằng nếu các thông tin trên là có thật, chính quyền Philippines chắc chắn sẽ phản đối thái độ hung hăng của Trung Quốc.
“Chúng ta chỉ có thể bày tỏ phản đối như bất kỳ nước nào đang tranh chấp chủ quyền. Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm, hoặc nếu các anh muốn chúng ta phải tuyên bố chiến tranh với họ à?”, Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines trả lời. Tiếp theo, khi được hỏi liệu Philippines có bất lực trước Trung Quốc không, ông Panelo cho rằng không ai có khả năng thực thi một phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vào tháng 7/2016, vốn bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh đưa ra phi pháp nhằm chiếm trọn Biển Đông. Trung Quốc đến nay vẫn không thừa nhận phán quyết nêu trên. Ông Panelo nói thêm: “Liệu có phán quyết nào của tòa án quốc tế đã được thực thi chưa? Nếu có thì chúng ta có hi vọng. Nếu không, thì đến giờ chúng ta không thể làm gì cả. Nên hãy thảo luận nó trong các cuộc bàn thảo”.
Báo PhilStar nhận xét rằng những gì ông Panelo nói về Trung Quốc cũng tương tự điều Tổng thống Rodrigo Duterte từng lập luận năm 2018, trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Singapore. Dư luận cho rằng Philippines nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thậm chí là bỏ qua phán quyết của Tòa Trọng tài Liên hợp quốc theo Phụ lục VII về vụ kiện “đường lưỡi bò”, để đổi lại những lợi ích về kinh tế từ Trung Quốc, mà cụ thể là các khoản viện trợ và đầu tư tài chính. Tuy nhiên, thực tế đến nay Philippines đã không nhận được gì nhiều. Qua các tiếp xúc song phương, phía Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư và cung cấp những khoản hỗ trợ tài chính ưu đãi lên đế hàng chục tỉ USD cho mục tiêu phát tiển nền kinh tế Philippines. Song đến nay nguồn vốn này vẫn chưa đổ về Philippines, cũng như chưa có bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng lớn nào được khởi công. Ngoài ra, những khoản đầu tư của Trung Quốc còn quá ít so với đầu tư của các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản tại Philippines. Trong chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (01/2017), chính phủ Nhật Bản đã cung cấp ngay gói hỗ trợ, đầu tư trị giá 8,7 tỉ USD cho Philippines. Giới phân tích cho rằng Trung Quốc thường cho vay mà không quan tâm khả năng trả nợ của đối tác, nhưng đổi lại cũng đòi hỏi lãi suất “cắt cổ” hoặc yêu cầu tài sản thế chấp hoặc có giá trị kinh tế lâu dài hay có vị trí an ninh, chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực, kiểu như mỏ khoáng sản hay cảng biển để giành thêm quyền kiểm soát trong trường hợp bên đi vay vỡ nợ.
Trong khi đó, việc Chính quyền Tổng thống Duterte thắt chặt quan hệ với Trung Quốc đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ chính giới và người dân Philippines. Thất vọng với cách tiếp cận quá mềm mỏng của ông Duterte, nhiều quan chức quốc phòng hàng đầu của Philippines gần đây có xu hướng thích công bố các thông tin liên quan tới việc Trung Quốc đang dần từng bước củng cố hạ tầng và sự hiện diện ở Biển Đông bằng cách tiết lộ cho giới truyền thông hoặc cho những người chỉ trích ông Duterte tại Quốc hội. Bộ phận chính trị gia khác tại Toà án, Quốc hội và các đảng chính trị đối lập tại Philippines liên tục chỉ trích thái độ nhu nhược trước Trung Quốc của Tổng thống Duterte, cho rằng Chính quyền Philippines đã bỏ qua phán quyết của Tòa, chấp nhận đánh đổi chủ quyền cho Trung Quốc để lấy lợi ích kinh tế. Người người dân Philippines đã phản đối mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc vi phạm phán quyết, xâm phạm chủ quyền của Philippines tại bãi cạn Scarborough. Nhiều cuộc biểu tình của người dân Philippines đã nổ ra để yêu cầu Trung Quốc ngừng ngăn cản hoạt động đánh bắt và tịch thu cá của ngư dân Philippines.

Mỹ ủng hộ COC ‘thực chất và có hiệu quả’ về Biển Đông

Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ cho một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) cho Biển Đông có ý nghĩa và hiệu quả, đại diện phía Mỹ cho biết tại cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN lần thứ 32 ở thủ đô Washington, D.C. của Mỹ hôm 28/3.
Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ cho một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) cho Biển Đông có ý nghĩa và hiệu quả, đại diện phía Mỹ cho biết tại cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN lần thứ 32 ở thủ đô Washington, D.C. của Mỹ hôm 28/3.
Phiên đối thoại này có sự tham gia của ông W. Patrick Murphy, phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, và Thứ trưởng Ngoại giao Lào Thongphane Savanphet đại diện cho khối ASEAN.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ phát đi thì cuộc đối thoại này đã nhấn mạnh phạm vi rộng trong sự hợp tác giữa Mỹ và ASEAN trên các trụ cột chính trị, kinh tế, xã hội và khẳng định tầm quan trọng của Quan hệ Đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN trong việc đảm bảo khu vực vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do.
“Các thành viên tham gia đối thoại nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh hàng hải để đảm bảo ổn định khu vực cũng như hợp tác trên biển để đối phó với nạn ô nhiễm chất thải nhựa và việc đánh bắt phi pháp, không trình báo và không được quản lý,” thông cáo viết.
“Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ đối với Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông có ý nghĩa và có hiệu quả vốn duy trì quyền của các bên thứ ba và hoàn toàn nhất quán với luật quốc tế.”

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.