Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 13/03/2019

Wednesday, March 13, 2019 6:48:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 13/03/2019

Trung Quốc sẽ làm gì

khi Hoa Kỳ gia tăng hiện diện ở Biển Đông?

Trung Quốc trong năm 2019 tăng chi tiêu cho ngân sách quốc phòng 7,5% và tốc độ tăng chi quốc phòng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Biển Đông leo thang.
Vấn đề được nêu ra, liệu rằng Trung Quốc sẽ có động thái quân sự nào khi Mỹ và đồng minh tăng cường hiện diện ở vùng biển Châu Á-Thái Bình Dương? Đài RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia trong phần sau.
Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh?
Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc Hội thường niên vào ngày 5 tháng 3, Trung Quốc cho biết chi khoảng 177 tỷ đô la Mỹ (USD) cho quốc phòng của nước này trong năm 2019. Mặc dù tỉ lệ tăng 7,5% trong năm nay thấp hơn tỉ lệ tăng 8,1% trong năm ngoái, tuy nhiên tốc độ tăng chi cho quốc phòng của Trung Quốc được nói là cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trước đó vào ngày 3 tháng 3, The Wall Street Journal đăng tải một bài xã luận của ký giả Mark Helprin, thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR)-một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế của Hoa Kỳ với nội dung khẳng định trong khi Washington tập trung vào những nơi khác thì Bắc Kinh đang chuẩn bị cho chiến tranh.
Ký giả Mark Helprin cho rằng Trung Quốc đang tiến hành một trò chơi dài hạn mà tập trung vào phát triển quân sự và bành trướng, mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc có chiều hướng suy thoái. Ký giả Mark Helprin lập luận không giống như Hoa Kỳ tập trung vào các mục tiêu
ngắn, Trung Quốc chơi một trò chơi dài, trong đó mục tiêu chính là mối tương quan thuận lợi của các lực lượng theo thời gian và biện pháp quan trọng nhất là năng lực quân sự.
Cho nên sự lệ thuộc của Chính quyền Cộng sản Triều Tiên vào Trung Quốc là một lẽ dĩ nhiên, một sự thực hiển nhiên. Chúng ta không phải quan ngại nếu Triều Tiên không thỏa hiệp được với Mỹ thì Triều Tiên sẽ lệ thuộc hơn nữa vào Trung Quốc không? Triều Tiên đã lệ thuộc và hoàn toàn lệ thuộc Trung Quốc. Tôi nghĩ ngay cả Triều Tiên không thể chế bom nguyên tử, nếu không có sự thỏa thuận và giúp đỡ của Trung Quốc. Có thể Triều Tiên chỉ là ‘một cái xưởng’ chế tạo bom nguyên tử, còn người thực sự chế tạo mới là Trung Quốc
-Ông Nguyễn Gia Kiểng
Tác giả bài xã luận nhấn mạnh đến việc phát triển vũ khí của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt liên quan đến vũ khí hạt nhân bởi mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên mà quốc gia Cộng sản khép kín này được cho là lệ thuộc vào Trung Quốc. Ký giả Mark Helprin chỉ ra Trung Quốc là nước đứng thứ 3 toàn cầu về sở hữu hạt nhân với 228 tên lửa hạt nhân, sau Mỹ và Nga cùng với 55 tàu ngầm tấn công nên thực tế cho thấy Trung Quốc có thể tấn công các căn cứ của Mỹ ở Nam Hàn, Nhật Bản và đảo Guam, thậm chí bắn tên lửa hạt nhân đến lãnh thổ đất liền của Mỹ.
Từ Pháp quốc, ông Nguyễn Gia Kiểng, cựu Phụ tá Tổng trưởng Kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa, một nhà quan sát tình hình kinh tế thế giới, lên tiếng với RFA rằng nhìn lại Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Bắc Hàn được xem như lệ thuộc vào Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc điều động một lực lượng lớn quân đội đến giúp đỡ, giải vây ở sông Áp Lục (Yalu River). Ông Nguyễn Gia Kiểng nêu lên quan điểm của mình:
“Cho nên sự lệ thuộc của Chính quyền Cộng sản Triều Tiên vào Trung Quốc là một lẽ dĩ nhiên, một sự thực hiển nhiên. Chúng ta không phải quan ngại nếu Triều Tiên không thỏa hiệp được với Mỹ thì Triều Tiên sẽ lệ thuộc hơn nữa vào Trung Quốc không? Triều Tiên đã lệ thuộc và hoàn toàn lệ thuộc Trung Quốc. Tôi nghĩ ngay cả Triều Tiên không thể chế bom nguyên tử, nếu không có sự thỏa thuận và giúp đỡ của Trung Quốc. Có thể Triều Tiên chỉ là ‘một cái xưởng’ chế tạo bom nguyên tử, còn người thực sự chế tạo mới là Trung Quốc.”
Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có tác động gì đến mối quan ngại như của ký giả Mark Helprin nêu ra hay không, ông Nguyễn Gia Kiểng nhận định:
“Với lãi suất là 3,3%, trung bình mỗi năm Trung Quốc phải trả tiền lãi của các khoản vay vào khoảng 1000 tỷ đô la Mỹ (USD). So với 1000 tỷ đó thì 30 tỷ tiền thuế mà ông Trump đánh vào hàng hóa của Trung Quốc sẽ không thiệt hại bao nhiêu. Đó là tôi nói thiệt hại tối đa ở mức 30 tỷ USD. Vậy thì chúng ta không nên coi cái gọi là ‘cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung’ là quan trọng.”
Tác giả của bài xã luận có nhan đề, tạm dịch là “Hoa Kỳ đang nhượng lại vùng Thái Bình Dương cho Trung Quốc”, ký giả Mark Helprin cho rằng thật sự là khó hiểu khi hiện tại Hoa Kỳ không nhận thấy được các mối quan hệ sức mạnh căn bản mà Trung Quốc chú trọng tập trung vào và nếu như Hoa Kỳ càng kéo dài lổ hổng này, cũng như không gửi một tín hiệu nào trong lúc Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự thì rõ ràng vùng biển Tây Thái Bình Dương của Mỹ cuối cùng sẽ trở thành một cái hồ của Trung Quốc.
Chiến lược đối trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương
Đài RFA ghi nhận hồi trung tuần tháng 10 năm ngoái, trong cuộc phỏng vấn với chương trình Hugh Hewitt nổi tiếng của Hoa Kỳ, cố vấn An ninh Mỹ John Bolton cảnh báo Trung Quốc đã lợi dụng trật tự thế giới quá lâu trong khi Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đối phó với Trung Quốc.
Trong một diễn biến liên quan, tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, diễn ra vào ngày 12 tháng 2, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, Đô đốc Philip Davidson nhấn mạnh Mỹ cần chú trọng hơn nữa trong việc hợp tác với đồng minh và đối tác trong bối cảnh Trung Quốc “quân sự hóa” ở Biển Đông. Đô đốc Philip Davidson cho rằng Hoa Kỳ phải chấp nhận môi trường ở Biển Đông đang thay đổi rất nhanh chóng nên đòi hỏi những cách tiếp cận mới. Đô đốc Philip Davidson cho biết thêm Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương đang có những cuộc thương thảo với các đối tác và đồng minh về những cơ hội có thể ở đó cũng như tăng cường hợp tác trong diễn tập quân sự, trong tuần tra ở Biển Đông và trong đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) với Trung Quốc.
Mới đây nhất, vào ngày 7 tháng 3, Báo mạng sputniknews.com, của Nga dẫn lời của Đô đốc Philip Davidson tuyên bố trong cùng ngày rằng Hoa Kỳ ghi nhận các hoạt động quân sự của Trung Quốc gia tăng trong năm 2018 ở Biển Đông với các tàu, chiến đấu cơ và máy bay ném bom nhiều hơn những năm trước đó. Đô đốc Philip Davidson lập luận rằng hoạt động này gây nguy hiểm cho hoạt động thương mại và thông tin tài chính diễn ra ở khu vực Biển Đông.
Mặc dù tuyên bố như vừa nêu, tuy nhiên Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương của Hoa Kỳ từ chối cho biết số liệu về lực lượng tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ sẽ tăng lên hay không trước sự gia tăng hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà quan sát độc lập làm việc tại Singapore nói với RFA rằng cần có cái nhìn khách quan trong việc đánh giá các diễn tiến ở khu vực Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng ký giả Mark Helprin có cái nhìn bi quan trong bài xã luận đăng tải trên tờ The Wall Street Journal:
“Họ quá bi quan về các tác động của chính trị và địa chiến lược cũng như an ninh toàn cầu từ phía Mỹ. Thứ hai là họ đánh giá quá cao về vai trò và kết quả mà Trung Quốc có thể đạt tới trong tương lai. Một bên là Mỹ thì đánh giá quá thấp. Còn một bên đánh giá quá cao Trung Quốc. Các bài viết như thế thì không thấy dẫn chứng mà nhận định và bình luận thì rất thiếu sót.”
Mỹ với trách nhiệm của một nước đang đứng ở tuyến đầu trong việc đảm bảo trật tự an ninh quốc tế đã hình thành từ lâu và đến bây giờ vẫn chưa có gì thay đổi cả thì không có lý do gì mà họ không đảm bảo quyền lợi quốc gia của họ trong bối cảnh ở khu vực Biển Đông mà có lợi ích của quốc gia đó. Nếu nói như thế thì có thể thấy rằng việc can dự của Hoa Kỳ vào Biển Đông là có cơ sở về mặt chính trị cũng như chiến lược, dựa trên nền tảng đảm bảo an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Không thể giảm đi mà chỉ có tăng lên thôi
-TS. Hà Hoàng Hợp
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhắc lại Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã tiến hành “Chính sách xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương”, cho thấy rằng người Mỹ không bỏ vùng Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông. Tiếp đến Chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn theo “Chính sách xoay trục’ này và tăng cường các hoạt động tuần tra về tự do hàng hải; đồng thời còn lập ra một cơ chế an ninh mới gọi là ‘Cơ chế an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương”, bao trùm cả Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh:
Trong vòng gần 2 năm qua vẫn chưa thấy qua cơ chế này có hoạt động nào lớn, nhưng rõ ràng có ý nghĩa. Đặc biệt là vào hôm mùng 4 tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã tái khẳng định hiệp định hòa bình với Philippines rằng nếu có một nước nào đó tấn công Phi, tức là tấn công nước Mỹ và nước Mỹ sẽ đánh trả. Đây là một tuyên bố rất mạnh mẽ.
Sự nhất quán trong chính sách của các nước lớn, kể cả Hoa Kỳ lẫn của các nước nhỏ thì trước hết họ phải quan tâm đến lợi ích quốc gia của nước họ trước. Lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ ở Biển Đông là thứ nhất họ phải bảo vệ bằng được con đường vận chuyển hàng hóa đi qua Biển Đông hơn 5000 tỷ USD, trong đó hơn một nửa lượng hàng hóa Mỹ đi qua khu vực này, còn lại là của các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Úc, kể cả Philippines…và những nước bạn của Hoa Kỳ như Singapore, Đài Loan và cả Việt Nam…Mỹ với trách nhiệm của một nước đang đứng ở tuyến đầu trong việc đảm bảo trật tự an ninh quốc tế đã hình thành từ lâu và đến bây giờ vẫn chưa có gì thay đổi cả thì không có lý do gì mà họ không đảm bảo quyền lợi quốc gia của họ trong bối cảnh ở khu vực Biển Đông mà có lợi ích của quốc gia đó. Nếu nói như thế thì có thể thấy rằng việc can dự của Hoa Kỳ vào Biển Đông là có cơ sở về mặt chính trị cũng như chiến lược, dựa trên nền tảng đảm bảo an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Không thể giảm đi mà chỉ có tăng lên thôi.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp khẳng định vai trò của Mỹ và Trung Quốc ở vùng biển Thái Bình Dương đều quan trọng, thế nhưng ông cho rằng giấc mơ làm chủ khu vực này của Trung Quốc sẽ rất khó trở thành hiện thực.
Còn ông Nguyễn Gia Kiểng lập luận trong tương lai không xa, chiến lược “Sáng kiến vành đai và con đường” mà Trung Quốc tung ra sẽ khiến cho nền kinh tế của nước này lâm vào khủng hoảng, vì vay tiền với lãi suất cao và cho vay lại với lãi suất thấp và rất có triển vọng không đòi lại được. Do đó, một khi kinh tế của Trung Quốc bị khủng hoảng thì sẽ dẫn đến khủng
hoảng chính trị và hậu quả là tuy mối nguy Trung Quốc có thật, nhưng sẽ giảm đi chứ không tăng lên.

Kêu gọi nghiên cứu chung về biển ở Biển Đông:

TQ đang đánh lừa cộng đồng quốc tế

Thời báo Hoàn Cầu (17/2) đưa tin, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng hợp tác nghề cá ở Biển Đông cần vượt lên trên quan niệm về khu vực tranh chấp và coi việc bảo vệ các đàn cá là mục tiêu chính của vấn đề hợp tác. Các nước quanh Biển Đông có thể tiến hành “nghiên cứu khoa học chung về biển” như một hình thức hợp tác hoàn toàn về môi trường.
Theo giới chuyên gia Trung Quốc, các đàn cá di cư không thể biết về các ranh giới gây tranh cãi, việc hợp tác quản lý nghề cá khu vực nên được tiến hành dựa trên hệ sinh thái tổng thể của vùng nước, không nên giới hạn bởi các đảo, đá còn tranh chấp. Hoạt động hợp tác quản lý nghề cá hiện nay ở Biển Đông vẫn đang ở giai đoạn thấp, chủ yếu là song phương, giữa Trung Quốc và Việt Nam hay Trung Quốc – Philippines, và chủ yếu liên quan đến quản lý hoạt động thực thi pháp luật và đào tạo kỹ thuật nghề cá. Các chuyên gia cho rằng, việc các nước ven biển đưa ra các khái niệm khác nhau về thời gian nghỉ đánh bắt cá và chính sách cấm đánh bắt cá đã gây ra tình trạng đánh bắt cá quá mức và ngăn cản các nước tiến hành hoạt động đánh bắt hiệu quả. Các chuyên gia đề xuất, tình trạng xung đột trên biển do không có các đường ranh giới trên biển rõ ràng có thể được giải quyết dựa trên kinh nghiệm hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Theo đó, hai nước cần tôn trọng quyền của ngư dân mỗi bên, chứ không phải áp dụng nội luật của mình để chống lại ngư dân nước khác.
Về “quyền đánh cá truyền thống” trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục cho rằng “Bắc Kinh có quyền từ xưa và chủ quyền lịch sử đối với các bãi ngầm, bãi đá ở Biển Đông”, và rằng “Biển Đông là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc”, đồng thời phản bác lại các tuyên bố chủ quyền của các nước đối với vùng biển này. Tuy nhiên, Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng thuyết phục và các lập luận liên quan yêu sách “chủ quyền” trên, cố tình mập mờ trong việc giải thích cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất yêu sách chủ quyền của mình.
Và để giải đáp cho những thắc mắc của cộng đồng quốc tế, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Liên hợp quốc (7/2016) đã ra phán quyết liên quan Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Trong số các vấn đề khởi kiện, Philippines đã yêu cầu Tòa làm rõ các yêu sách của Trung Quốc về các quyền chủ quyền và quyền tài phán, và đối với “các quyền lịch sử”, đối với các vùng biển trên Biển Đông nằm bên trong gọi là “đường chín đoạn” là trái với UNCLOS và không có hiệu lực pháp lý trong chừng mực mà chúng vượt quá các giới hạn địa lý và thực chất của các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng theo UNCLOS.
Trong phán quyết của Tòa đã làm rõ yêu sách “quyền đánh cá truyền thống” và “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế, hay nói cách khác, Trung Quốc hoàn toàn không có “quyền đánh cá truyền thống” và “vùng nước lịch sử” ở Biển Đông. Cụ thể:
Tòa Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông. Về mặt nội dung thực chất, Tòa kết luận rằng UNCLOS quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước UNCLOS liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại UNCLOS. Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong UNCLOS. Tòa cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Tòa kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.
Tòa Trọng tài xem xét đến quyền hưởng các vùng biển và quy chế của các cấu trúc. Trước tiên, Tòa tiến hành đánh giá liệu một số bãi do Trung Quốc yêu sách có nổi khi thuỷ triều lên đỉnh hay không. Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý trong khi các cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy. Tòa nhận thấy rằng các bãi này đã bị làm
biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Tòa cũng nhắc lại rằng UNCLOS phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Sau đó, Tòa tiến hành đánh giá liệu các có cấu trúc nào trong số các cấu trúc do Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý không. Theo UNCLOS, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Tòa kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác. Tòa cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc. Tòa cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản. Tòa kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác. Theo đó, Tòa kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Tòa cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.
Hợp tác về nghề cá ở Biển Đông
Trên thực tế, để hợp tác nghiên cứu chung về quản lý nghề cá ở Biển Đông là rất khó khăn. Vì so với các nước khác có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc liên tục đơn phương áp đặt các lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông và hậu thuẫn cho ngư dân khai thác, đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của nước khác. Hành động này của Bắc Kinh đã vấp phải sự chỉ trích, lên án gay gắt của cộng đồng quốc tế.
Theo đó, từ năm 1999 đến nay, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đều đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Trung Quốc thường tuyên truyền về cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội và sự hoan nghênh rộng rãi cộng đồng ngư dân. Tuy nhiên, trên thực tế, hành động đơn phương này của Trung Quốc không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại DOC mà còn xâm phạm chủ quyền của các nước ven Biển Đông. Trung Quốc chỉ sở hữu hợp pháp 13% diện tích Biển Đông, tức là nếu áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá theo quy định quốc tế, thì nước này chỉ được cấm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Nhưng Bắc Kinh lại ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 90% khu vực của Biển Đông (hơn 3 triệu km2), vi phạm nghiêm trọng UNCLOS và xâm hại đến vùng đặc quyền kinh tế mà các nước trong khu vực đã tuyên bố chủ quyền.
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm nhiều quy định của luật pháp quốc tế: (1) lệnh cấm đánh bắt cá này là quyết định vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa vốn là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam, song đã bị Trung Quốc 3 lần sử dụng vũ lực bất hợp pháp vào năm 1909, năm 1956 và năm 1974. Sau khi sử dụng vũ lực xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc áp dụng nhiều thủ đoạn, để hợp thức hóa “chủ quyền lịch sử” đối với khu vực này, như xây dựng các căn cứ quân sự kiên cố; ồ ạt đưa quân, dân ra quần đảo để tạo lập các đơn vị hành chính “thành phố Tam Sa”; công bố văn bản pháp lý quy định hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng các vùng biển và thềm lục địa bao lấy toàn bộ quần đảo; thường xuyên  ra các lệnh, quyết định hành chính, lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm là một ví dụ điển hình. (2) Phạm vi của Lệnh cấm đánh cá này xâm phạm các EEZ và thềm lục địa của Việt Nam và Philippines. Theo quy định của UNCLOS 1982, Việt Nam (12/11/1982) đã công bố Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam, nên Việt Nam hoàn toàn có quyền xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình. Phạm vi mà Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough, đã bao trùm lên một phần vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Không những vậy, tại phán quyết của Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (7/2016), Toà đã khẳng định việc áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá năm 2012 tại một khu vực lớn tại Biển Đông, mà không loại trừ EEZ của Philippines và không giới hạn áp dụng với các tàu mang cờ Trung Quốc, là sự vi phạm Điều 56 UNCLOS về quyền chủ quyền đối với tài nguyên sinh vật biển trong EEZ của Philippines (đoạn 716, phán quyết 2016). Việc tiếp tục đơn phương tuyên bố áp dụng lệnh đánh bắt cá trong phạm vi rộng tại Biển Đông vào năm 2017, năm 2018, sau khi phán quyết Tòa Trọng tài có hiệu lực, cho thấy sự thách thức của Trung Quốc đối với quy định của pháp luật quốc tế hiện hành. (3) Phạm vi lệnh cấm đánh cá còn vi phạm quy chế của vùng chồng lấn nằm ở cửa vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán phân định vùng chồng lấn này. Theo quy định của UNCLOS và theo thực tiễn quốc tế, trong khi đàm phán phân định vùng chồng lấn, các bên liên quan không được phép đơn phương tiến hành bất kỳ một hoạt động nào. Việc Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá ở vùng chồng lấn là trái với quy định của UNCLOS, bất chấp thông lệ quốc tế và hoàn toàn đi ngược lại cam kết chính trị của hai bên. (4) Với điều kiện địa lý của một vùng biển nửa kín, nơi các tài nguyên sinh vật có độ đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau lớn, việc tham vấn là một trong các nghĩa vụ bắt buộc để bảo tồn các loài có khả năng di cư cao và sinh sống trên vùng biển của nhiều quốc gia.  Tuy nhiên, Trung Quốc đã tuỳ tiện áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong khoảng thời gian không phù hợp với thực tiễn đánh bắt cá ở Biển Đông và không tiến hành tham vấn với các quốc gia hữu quan. (5) Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm cho thấy Trung Quốc vi phạm nguyên “kiềm chế, không thực hiện các hoạt động làm phức tạp và leo thang tranh chấp” đã được quy định trong DOC.
Dù biết vi phạm luật pháp quốc tế, Trung Quốc cố tình đưa ra lệnh cấm đánh cá nhằm phục vụ âm mưu riêng. Thứ nhất, để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc áp dụng và phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp để “giành lấy sự công nhận trên thực tế” yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông. Trung Quốc muốn thông qua việc cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, đặc biệt là UNCLOS để tìm cách hợp thức hóa yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Thứ hai, thông qua việc đưa ra quy định cấm đánh bắt cá hàng năm, Trung Quốc muốn phản biện lại phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) bằng cách chứng minh “Trung Quốc là nước đang kiểm soát hiện hữu, lâu dài ở Biển Đông” và các thực thể địa lý (bị Tòa tuyên bố không phải đảo) đó hoàn toàn “thích hợp cho con người ở và có đời sống kinh tế riêng”. Thứ ba, Trung Quốc muốn thông qua lệnh cấm đánh bắ cá mặc cả, răn đe, hăm dọa, mua chuộc các quốc gia, các công ty, các cá nhân đang thực hiện các dự án đầu tư khai thác tài nguyên trong phạm vi hoàn toàn nằm trong các vùng biển hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông.
Không những vậy, Trung Quốc là nước có đội tàu cá đông nhất thế giới (khoảng 450.000 tàu cá), trong đó khoảng 200.000 tàu đánh cá đại dương. Hàng năm, số tàu cá Trung Quốc khai thác, đánh bắt khoảng 71 triệu tấn cá ở khu vực Biển Đông. Theo số liệu thống kê, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về tốc độ phát triển nghề cá. Những tàu cá của Trung Quốc thường được trang bị súng, mìn, vòi rồng, hệ thống vệ tinh hàng hải cấp độ quân sự, kết nối với lực lượng tuần duyên Trung Quốc và dễ dàng nhận được sự “trợ giúp” của lực lượng này. Tại Nam Hải, ngư dân Trung Quốc thậm chí còn được khuyến khích đi vào các vùng biển tranh chấp của các nước và hệ thống vệ tinh trên tàu cá sẽ giúp cảnh báo, phát hiện các tàu nước ngoài. Theo các chuyên gia, khi khoác lên mình đồng phục màu xanh, ngư dân TQ trở thành dân quân biển, núp bóng tàu cá để tiến hành trinh sát, do thám cũng như nhiều hành động gây rối tại vùng biển các nước. Ngoài ra, Trung Quốc còn huy động lực lượng hải cảnh Trung Quốc sẵn sàng tiếp tế xăng dầu cho tàu cá, thậm chí ra tay can thiệp khi tàu cá bị cơ quan hành pháp của nước khác truy đuổi, bắt giữ vì hành vi đánh bắt trộm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Đối với các nước, hoạt động của tàu cá Trung Quốc là đặc biệt nguy hại, do: (1) những tàu cá này đã ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước. Tại những nước xa xôi như châu Âu, châu Mỹ và Tây Phi, sự xuất hiện của tàu cá Trung Quốc thật sự là ngoài sức tưởng tượng. (2) Với tập quán “bầy đàn” tàu cá Trung Quốc thường đi số lượng lớn, được trang bị vũ khí thường chống trả quyết liệt và liều lĩnh đối với lực lượng chức năng các nước, bất chấp nguy hiểm chết người. Điều này đã vượt ra khỏi phạm vi của hoạt động đánh cá thông thường mà có tính chất của hoạt động tội phạm nguy hiểm có tổ chức. (3) Sự xuất hiện của tàu cá Trung Quốc gây ra sự hủy hoại nghiêm trọng môi trường biển và nguồn lợi thủy sản tại vùng biển các nước. Tàu cá Trung Quốc sử dụng loại lưới mắt nhỏ càn quét, tận diệt các loài hải sản, ngay cả trong mùa sinh sản và trong khu vực bảo tồn của các nước. Nhiều tàu còn sử dụng thuốc nổ, lưới chì… khiến cho các bãi san hô bị tàn phá, gây mất cân bằng sinh thái. Các nước châu Mỹ cho biết nhiều loại thủy sản quý hiếm như hải sâm, cá mập đã suy giảm nghiêm trọng do hoạt động đánh bắt trộm của tàu cá Trung Quốc. (4) Hoạt động của tàu cá Trung Quốc đã gây xáo trộn đời sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt cá truyền thống của người dân các nước. Nhiều tàu cá của các nước châu Phi cho biết đã bị tàu cá Trung Quốc xuôi đuổi ngay trên ngư trường truyền thống của họ.
Kết luận:
Từ âm mưu, ý đồ và hoạt động thực tiễn của Trung Quốc liên quan nghề cá cho thấy, Bắc Kinh chỉ muốn thông qua ngư nghiệp, cụ thể là đánh bắt cá ở Biển Đông làm công cụ khẳng định “chủ quyền” và hậu thuẫn tàu cá khai thác trái phép trong vùng biển của nước khác. Chình vì vậy, xuất phát điểm giữa Trung Quốc và các bên liên quan ở Biển Đông không giống nhau, nên rất khó để các nước cùng phối hợp việc hợp tác quản lý nghề cá khu vực Biển Đông.

Thách thức khi Trung Quốc và Philippines

cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông ​

Chỉ cần cục diện chính trị Philippines tương đối ổn định, việc Trung Quốc và Philippines cùng khai thác ở Biển Đông có thể giành được những tiến triển đột phá.
Sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Philippines và cục diện Biển Đông về tổng thể ổn định hiện nay đã giúp hai nước có khả năng tiềm tàng trong cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Tuy nhiên, hai nước vẫn phải làm rõ sự khác biệt về nhận thức đối với nội hàm cụ thể, căn cứ pháp lý và điều kiện cần thiết của việc cùng khai thác.
Trước hết, Trung Quốc và Philippines có cách hiểu khác nhau về nội hàm của việc cùng khai thác.
Học giả Trung Quốc thường cho rằng cùng khai thác là hai quốc gia trở lên đạt được hiệp định hợp tác giữa các chính phủ để khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực đó, đồng thời tạo điều kiện để giải quyết dứt điểm tranh chấp.
Đối với vấn đề này, học giả Philippines cho rằng nhận thức của hai nước trong giai đoạn hiện nay có sự khác nhau.
Giáo sư trường Đại học Luật Philippines, Jay Batongbacal cho rằng cơ sở cho việc cùng khai thác mà Trung Quốc đưa ra là xác nhận vùng biển tranh chấp và khai thác sử dụng tài nguyên biển.
Phạm vi đề cập đến vừa gồm lô SC72, vừa gồm lô SC57 còn Philippines lại có khuynh hướng cho rằng đó là hợp tác thiết thực trên biển mà hai nước đang triển khai.
Theo đó, Philippines nhấn mạnh nhiều hơn đến việc cùng thăm dò, chứ không phải là khai thác sử dụng toàn diện, phạm vi đề cập cơ bản chỉ giới hạn ở lô SC57.
Thứ hai, Trung Quốc và Philippines vẫn có bất đồng về căn cứ luật quốc tế cho việc cùng khai thác. Thông thường, căn cứ của luật quốc tế để cùng khai thác chủ yếu đến từ hai phương diện.
Một mặt là nguyên tắc hợp tác và nghĩa vụ đàm phán trong Hiến chương Liên hợp quốc. Mặt khác là biện pháp dàn xếp tạm thời trên cơ sở UNCLOS.
Đây là căn cứ chủ yếu về luật pháp quốc tế mà Trung Quốc và Philippines đàm phán, đối thoại cùng khai thác trong một thời gian dài trước kia.
Tuy nhiên, do phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài ủng hộ chủ trương của Philippines, dẫn đến nhiều người Philippines nhận định phán quyết này là căn cứ quan trọng để nước này giải quyết tranh chấp và vấn đề cùng khai thác ở Biển Đông trong tương lai.
Tổng thống Philippines, Duterte cũng có thời điểm cho rằng không thể từ bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài, rằng đây là thắng lợi lịch sử của Philippines, đồng thời cho biết sẽ tăng cường sử dụng phán quyết này trong thời điểm phù hợp.
Cuối cùng, ở cấp độ song phương, để thúc đẩy Trung Quốc và Philippines cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông phải có hai điều kiện cần thiết.
Sau khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền, Philippines đã tích cực thúc đẩy cơ chế đối thoại với Trung Quốc để triển khai hợp tác trên biển (Ảnh: redsvn).
Điều kiện thứ nhất là hai bên cần thừa nhận có tồn tại tranh cãi về việc phân định biên giới trên biển và có mong muốn thực hiện nguyên tắc hợp tác và nghĩa vụ đàm phán.
Trung Quốc và Philippines từng tổ chức nhiều cuộc tham vấn về việc xử lý ổn thỏa các tranh chấp trên biển, đạt được một loạt nhận thức chung.
Đồng thời, hai nước đã xác nhận nhiều lần trong các văn kiện giữa hai bên.
Sau khi Tổng thống Duterte lên cầm quyền, Philippines không những chỉ còn biết đến Tòa Trọng tài mà còn quan tâm hơn đến hợp tác, quan hệ Trung Quốc-Philippines và các hợp tác liên quan được thúc đẩy thuận lợi.
Điều kiện thứ hai là Trung Quốc và Philippines đều muốn cấm các hoạt động khai thác đơn phương, đồng thời nhất trí có những dàn xếp tạm thời mà không ảnh hưởng đến chủ trương của từng bên.
Chính quyền Duterte không còn tích cực thúc đẩy đơn phương khai thác. Cựu Ngoại trưởng Philippines, Cayetano còn công khai nói rằng không bên nào được đơn phương khai thác.
Trong thời gian diễn ra vụ kiện lên Tòa Trọng tài về Biển Đông, dường như tất cả các cơ chế đối thoại cấp cao giữa hai nước đều rơi vào đình trệ.
Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền, Philippines tích cực thảo luận và thiết lập cơ chế đối thoại với Trung Quốc.
Trong cơ chế tham vấn Trung Quốc-Philippines về vấn đề Biển Đông do nhà lãnh đạo của hai nước khởi xướng, có cả nội dung triển khai nghiên cứu thảo luận về hợp tác thiết thực trên biển. Điều này trên thực tế cũng là biểu hiện của sự dàn xếp tạm thời.
Không ít học giả Philippnes đã bày tỏ sự ủng hộ khai thác chung với Trung Quốc ở Biển Đông.
Chuyên gia phân tích về an ninh và ngoại giao châu Á-Thái Bình Dương, Lucio Blanco cho rằng cùng khai thác không liên quan đến việc giải quyết tranh chấp giữa hai nước hiện nay trên biển.
Tóm lại, hiện nay chính quyền Philippines của Tổng thống Duterte có thái độ tương đối tích cực đối với kế hoạch cùng khai thác, chỉ cần cục diện chính trị Philippines tương đối ổn định, việc Trung Quốc và Philippines cùng khai thác ở Biển Đông có thể giành được những tiến triển mang tính đột phá.

Hợp tác tuần tra chung trên biển giữa các nước ASEAN:

Giải pháp cho vấn đề tàu cá TQ lộng hành ở Biển Đông

Vấn đề tàu cá Trung Quốc từ lâu đã trở thành mối quan ngại của nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở khu vực Biển Đông. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã huy động hàng nghìn lượt tàu cá ra khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và sử dụng chúng như một lực lượng chính để phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông. Giới quan sát cho rằng hợp tác tuần tra chung trên biển sẽ giúp các nước ngăn chặn nạn tàu cá Trung Quốc hiện nay.
Biển Đông là khu vực có nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua, là vùng biển có nhiều hoạt động thương mại nhộn nhịp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau vùng biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, vùng biển này cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn định. Thứ nhất là do nạn cướp biển và cướp có vũ trang. Thứ hai, chính là sự hoạt động lộng hành, hung hán không theo quy định của tàu cá Trung Quốc, mà có ý kiến đã cho rằng đây chính là “hành động cướp biển thời hiện đại” hay “tội phạm có tổ chức”
Tàu cá TQ – “Cướp biển thời hiện đại” hay “tội phạm có tổ chức”
Trung Quốc là nước có đội tàu cá đông nhất thế giới (khoảng 450.000 tàu cá), trong đó khoảng 200.000 tàu đánh cá đại dương. Hàng năm, số tàu cá Trung Quốc khai thác, đánh bắt khoảng 71 triệu tấn cá ở khu vực Biển Đông. Theo số liệu thống kê, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về tốc độ phát triển nghề cá. Những tàu cá của Trung Quốc thường được trang bị súng, mìn, vòi rồng, hệ thống vệ tinh hàng hải cấp độ quân sự, kết nối với lực lượng tuần duyên Trung Quốc và dễ dàng nhận được sự “trợ giúp” của lực lượng này. Tại Nam Hải, ngư dân Trung Quốc thậm chí còn được khuyến khích đi vào các vùng biển tranh chấp của các nước và hệ thống vệ tinh trên tàu cá sẽ giúp cảnh báo, phát hiện các tàu nước ngoài. Theo các chuyên gia, khi khoác lên mình đồng phục màu xanh, ngư dân TQ trở thành dân quân biển, núp bóng tàu cá để tiến hành trinh sát, do thám cũng như nhiều hành động gây rối tại vùng biển các nước. Ngoài ra, Trung Quốc còn huy động lực lượng hải cảnh Trung Quốc sẵn sàng tiếp tế xăng dầu cho tàu cá, thậm chí ra tay can thiệp khi tàu cá bị cơ quan hành pháp của nước khác truy đuổi, bắt giữ vì hành vi đánh bắt trộm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tàu cá Việt Nam thường xuyên bị tàu Trung Quốc xuôi đuổi và tấn công khi đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Vụ việc xảy ra tương tự hôm 30/7/2017 tại địa điểm cách Đông Nam đảo Cù Lao Xanh, Bình Định 145 hải lý, tàu Bình Định số hiệu 96101 TS đã bị tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm vào mạn phải rồi bỏ chạy, làm một ngư dân bị thương nhẹ, tàu hư hỏng nặng. Hôm 21/4/2018, hai tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 45103 và 46001 đã đâm chìm tàu cá QNg 90332 TS của Việt Nam ở vùng biển cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 7 hải lý về phía Đông Nam. Đến hôm 24/5/2018, khi đang đánh bắt tại vùng biển cách đá Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 7 hải lý về hướng Tây Nam, tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 96798 TS của Việt Nam tiếp tục bị tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 31102 đâm chìm. Các vụ việc tương tự như trên cũng thường xuyên xảy ra đối với ngư dân các nước trong khu vực khi họ đánh bắt cá trong vùng ngư trường truyền thống của mình, như tại Philippines, Indonesia.
Tuần tra chung trên biển sẽ giúp ngăn chặn tác hại của tàu cá TQ
Thực tế cho thấy, trước thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các biện pháp xây dựng lòng tin hầu như không được đề cập đến, nhất là giữa các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển. Cụ thể, các hoạt động tuần tra chung chưa được thảo luận rộng rãi, không có sự đồng thuận cao giữa các quốc gia hữu quan ở Biển Đông. Hiện nay, lực lượng chuyên trách trên biển của các quốc gia hữu quan trong khu vực đã và đang tiến hành hợp tác tuần tra chung trên biển từng bước đạt hiệu quả. Với những hành động tuần tra chung giữa lực lượng hải quân, cảnh sát biển của các nước trong khu vực Biển Đông, nhất là giữa các nước thành viên ASEAN đang ngày càng được đề cao, và được xem là một trong những biện pháp quan trọng về xây dựng lòng tin góp phần gìn giữ môi trường hòa bình và ổn định trên biển. Do tình hình an ninh ở Biển Đông có chiều hướng phức tạp nên các quốc gia thành viên ASEAN trong thời gian qua đã đẩy nhanh tiến trình hợp tác tuần tra chung trên biển. Cụ thể từ năm 1998 Việt Nam đã thực hiện tuần tra chung trên biển với Thái Lan giữa lực lượng hải quân Việt Nam với lực lượng hải quân Hoàng gia Thái Lan. Cho đến nay hai nước vẫn thường xuyên duy trì hoạt động tuần tra chung trên biển của lực lượng chuyên trách. Thông qua hoạt động tuần tra chung trên biển đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên vũng biển giáp ranh của hai nước, qua đó tạo điều kiện cho ngư dân hai nước khai thác nguồn tài nguyên hải sản trên biển. Mặt khác, thông qua những chuyến tuần tra chung trên biển của các lực lượng chức năng đã góp phần xây dựng lòng tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ thông tin để cùng nhau quản lý tốt vùng biển trong vịnh Thái Lan. Ngoài Thái Lan, Việt Nam và Campuchia vẫn thường xuyên tổ chức hoạt động tuần tra chung trên biển giữa lực lượng chuyên trách của hai nước, qua đó góp phần duy trì an ninh và trật tự ở vùng biển giáp ranh của hai nước. Tuần tra chung trên biển giữa các nước Indonesia, Malaysia, Philippines sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Do yêu cầu cấp thiết trong thời gian qua Indonesia, Malaysia và Philippines đã tuần tra chung trên biển tại vùng biển phía Nam Philippines để ngăn chặn các hoạt động bắt cóc, đòi tiền chuộc trong khu vực.
Nhìn tổng thể, hoạt động tuần tra chung được tổ chức thường niên giữa các nước ASEAN góp phần đảm bảo an toàn hàng hải đồng thời giảm bớt nguy cơ xung đột tiềm tàng ở Biển Đông. Hợp tác tuần tra chung là hành động thiết thực của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển giữa các quốc gia ở Biển Đông trong thời gian vừa qua, biện pháp này đã được một số quốc gia thiện chí phối hợp. Trong khi tranh chấp chủ quyền biển đảo chưa được giải quyết một cách triệt để, hợp tác tuần tra chung trên biển được xem là biện pháp xây dựng lòng tin hữu hiệu ở Biển Đông và thực tế cho thấy biện pháp này đã dần dần trở thành nhu cầu cấp thiết góp phần gìn giữ môi trường hòa bình và ổn định. Thực tiễn cho thấy các chuyến tuần tra chung góp phần thúc đẩy gìn giữ môi trường biển hòa bình, ổn định, qua đó góp phần răn đe những âm mưu và hành động của cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ở khu vực Biển Đông.
Kết luận:
Trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng theo đuổi ý đồ kiểm soát Biển Đông hiện nay bằng nhiều thủ đoạn, trong đó việc sử dụng tàu cá như lực lượng “dân quân biển” sẽ tiếp tục diễn ra với quy mô, mức độ nghiêm trọng hơn. Điều này càng đòi hỏi các nước trong khu vực, nhất là các nước ở Biển Đông phải hợp tác chia sẻ thông tin, phối hợp lập trường để đối phó với tác hại từ hoạt động này của Trung Quốc.

Thực trạng và triển vọng của hợp tác phát triển chung

nguồn tài nguyên và phân định biển ở Biển Đông trong ASEAN

Các nước ASEAN đang đẩy nhanh hợp tác quốc tế trên biển, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như hợp tác quốc tế về phân định biển, giao lưu trao đổi, chia sẻ thông tin, hợp tác chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền trên biển… trong đó vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là việc hợp tác khai thác chung nguồn tài nguyên và phân định trên vùng biển chồng lấnở Biển Đông.
Hợp tác khai thác chung theo đúng quy định của UNCLOS
Hợp tác khai thác chung chỉ có thể được tiến hành trên vùng biển có sự chồng lấn thực theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Biển Đông vừa là nơi có lợi ích chung, vừa là nơi có vùng biển đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán riêng của các quốc gia trong khu vực. Chính vì vậy, việc tăng cường khả năng hợp tác cùng phát triển trên một số lĩnh vực ít nhạy cảm ở vùng biển có sự chồng lấn thực sự chiếu theo quy định của UNCLOS là nhu cầu cấp thiết đối với các bên liên quan. Thông qua biện pháp hợp tác cùng nhau khai thác nguồn tài nguyên biển sẽ góp phần gìn giữ môi trường hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Tuy nhiên để tăng cường biện pháp xây dựng lòng tin, các bên cần xác định rõ việc khai thác chung chỉ diễn ra ở vùng biển có sự chồng lấn thực sự, mà ở đó các bên chưa ký kết hiệp định về phân định biển. Việc phân định chính xác quyền sở hữu
và xác định quy chế pháp lý vùng biển của các cấu trúc địa lý như đảo đá, bãi chìm, bãi cạn và các nguồn tài nguyên duới đáy biển trên cơ sở của UNCLOS là vấn đề cấp thiết. Thực tiễn cho thấy, cần phải có những giải pháp chung mang tính chia sẻ và có sự đồng thuận cao giữa các quốc gia hữu quan, đây được xem là cơ sở hình thành quan điểm hợp tác khai thác chung ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng để góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định. Từ kinh nghiệm lịch sử, mô hình hợp tác khai thác chung diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới trong khi vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết dứt điểm. Do đó, khai thác chung không phải là ý tưởng mới trong xử lý các tranh chấp biển hiện nay.
Trên thực tế, vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng biển chồng lấn trên thềm lục địa của hai nước rộng khoảng 2.800 km2. Khu vực này nằm ở cửa vịnh Thái Lan có độ sâu thấp, trung bình khoảng 50 m, địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng. Hai nước Việt Nam và Malaysia đều là thành viên của UNCLOS, cho nên nguyên tắc chung để giải quyết phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là nguyên tắc công bằng đã được ghi nhận trong các Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS. Trước yêu cầu của thực tế, hai bên đã tuần tự đàm phán, thu hẹp những bất đồng, nhằm tìm ra giải pháp công bằng mà hai bên có thể chấp nhận. Do đều là thành viên của UNCLOS, Việt Nam và Malaysia chấp nhận áp dụng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và UNCLOS để giải quyết phân định biển. Đầu năm 1992, trong chuyến thăm Malaysia của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, một thoả thuận về tiến hành đàm phán phân định thềm lục địa giữa hai nước đã được thông qua.
Trên cơ sở thoả thuận đó, tại Kuala Lumpur, vòng đàm phán đầu tiên giữa hai nước Việt Nam và Malaysia (6/1992) đã diễn ra và thành công tốt đẹp. Trên cơ sở nội dung của vòng đàm phán đầu tiên đó, hai nước đã từng bước nhất trí thỏa thuận áp dụng nguyên tắc dàn xếp tạm thời được quy định trong Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS, đó là ranh giới được vạch ra và ghi rõ trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định vị trí của nó, có trường hợp việc vẽ ranh giới ngoài hay các đường hoạch định này có thể được thay thế bằng các bản kê các tọa độ địa lý các điểm. Trên cơ sở đó hai bên nhanh chóng đi đến thỏa thuận áp dụng mô hình khai thác chung cho vùng xác định trên tinh thần hiểu biết và hợp tác.Ngày 05/6/1992, hai nước đã chính thức ký Bản ghi nhớ quy định phạm vi vùng xác định, và hai bên phải cử đại diện của mình để tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác trong vùng xác định và sự hợp tác khai thác đó không làm phương hại đến kết quả hoạch định phân định biển cuối cùng giữa hai nước.
Việc ký kết Bản ghi nhớ ngày 05/6/1992 cho thấy Việt Nam luôn là nước đi đầu trong việc áp dụng các quy định của các Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS, không chỉ trong phân định biển mà cả trong các biện pháp phát triển chung nguồn tài nguyên biển trong vùng biển chồng lấn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Bản ghi nhớ cũng không giải quyết triệt để được vấn đề phân định biển giữa hai nước Việt Nam và Malaysia. Thực tế cho thấy, hai bên cần phải tiếp tục đàm phán hòa bình và dựa trên nội dung của UNCLOS và Bản ghi nhớ để phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Để thực hiện nội dung của Bản ghi nhớ, Việt Nam đã cử Petro Vietnam, Malaysia cử Petronas hợp tác khai thác nguồn dầu khí ở vùng xác định. Ngày 29/7/1997, tấn dầu đầu tiên đã được khai thác tại mỏ Bunga kekwa và sự kiện này đã đánh dấu thành công lớn cho cả hai bên trong quản lý, hợp tác khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như đóng góp kinh nghiệm quý báu để giải quyết các tranh chấp khác. Do khoảng cách giữa bờ biển và các đảo của hai bên chưa tới 400 hải lý, nằm trên một thềm lục địa thuần nhất và hơn nữa yêu sách của hai bên đều dựa trên đường trung tuyến, tức là dựa trên tiêu chuẩn khoảng cách bờ biển của hai quốc gia, cho nên hai nước có thể sử dụng một đường phân định đơn nhất làm ranh giới cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước.
Hợp tác khai thác chung được xem là một thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, nhằm chia sẻ nguồn tài nguyên trên các vùng biển chồng lấn. Cơ sở của các thỏa thuận này chính là những quy định của luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế, nhất là quy định của UNCLOS. Xét trên phương diện luật, UNCLOS yêu cầu các nước liên quan tiến hành đàm phán về các dàn xếp tạm thời trong khi chờ đàm phán để ký hiệp định cuối cùng về việc phân định ranh giới biển. Dàn xếp tạm thời có thể bao gồm các thỏa thuận cùng nhau khai thác thủy sản hoặc cùng nhau thỏa thuận khai thác các nguồn tài nguyên biển khác như dầu mỏ và khí đốt. Về phương diện chính trị, thỏa thuận tạm thời về khai thác chung được xem là giải pháp tạm thời nhằm giảm nguy cơ xung đột giữa các bên tranh chấp và chỉ nhằm mục đích khai thác nguồn tài nguyên biển và biện pháp này cũng không làm ảnh hưởng đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển. Như vậy, hợp tác khai thác chung giữa các quốc gia ASEAN được triển khai thực hiện thường xuyên và có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm nguy cơ gây bất ổn và đảm bảo môi trường hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Đông. Tại những cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông đã
có nhiều đề nghị áp dụng phương án hợp tác khai thác chung trên vùng biển chồng lấn, nhưng trên thực tế việc triển khai mô hình này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Để đi đến việc ký kết các thỏa thuận hợp tác khai thác chung ở Biển Đông, các bên liên quan cần thống nhất và xác định được vùng tranh chấp tức vùng chồng lấn. Chỉ khi xác định được vùng chồng lấn như vậy thì mới có thể nói tới biện pháp hợp pháp tức là khai thác chung. Tuy nhiên, do mỗi nước đều có những quan điểm, lập trường khác nhau khiến việc xác định được vùng chồng lấn là vô cùng phức tạp. Đặc biệt là việc Trung Quốc vẫn giữ nguyên cái tuyên bố về chủ quyền theo “đường lưỡi bò” mà không hề đưa ra bất kỳ một vị trí tọa độ cũng không hề đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lý nào khiến những đề xuất hợp tác khai thác chung rơi vào bế tắc. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn cố tình lồng ghép, sử dụng câu chữ khi tuyên truyền về “gác lại tranh chấp, cùng khai thác” và giữ nguyên lập trường cho rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông”.
Vấn đề hiện nay trong hợp tác phân định biển giữa các nước
Phân định biển là nội dung quan trọng trong chính sách của các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, đảo trên thế giới và khu vực. Phân định biển giữa các quốc gia có vùng biển tiếp giáp nhau là nhằm tạo ra đường biên giới trên biển rõ ràng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để quản lý và phát triển các lĩnh vực kinh tế biển. Trong thực tế, tại khu vực Biển Đông, đã có nhiều hiệp định phân định biển được ký kết trên tinh thần hòa bình, ổn định, hợp tác khai thác chung giữa các quốc gia liên quan. Việt Nam đã tiến hành đàm phán phân định biển với hầu hết các nước láng giềng có chung biên giới biển, có thể kể tới Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc năm 2000, Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc năm 2000, Hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với Thái Lan trong vịnh Thái Lan năm 1997, Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia năm 1982, Hiệp định phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia năm 2003. Hiện nay Việt Nam và Indonesia đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, vấn đề phân định biển không phải ở khu vực nào cũng có thể tiến hành một cách dễ dàng được, bởi vì khó khăn nhất là ở vấn đề đàm phán giải quyết về tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng đảo vì do quan điểm của chủ quyền của các bên còn quá xa nhau.
Tháng 12/2016, Quốc hội Indonesia (DPR) đã phê chuẩn hiệp định phân định biển giữa Indonesia và Singapore, theo đó ranh giới trên biển giữa hai nước được xác định ở phía Đông eo biển Singapore. Hiệp định này xác định đường biên giới trải dài 9,45 km giữa Changi của Singapore và đảo Batam của Indonesia. Sự phê chuẩn này diễn ra sau 27 tháng kể từ khi hiệp định biên giới trên biển giữa hai nước được ký kết vào tháng 9/2014. Đáng chú ý, trong kỳ họp Quốc hội kéo dài 1 tháng, DPR chỉ phê chuẩn 2 dự luật, trong đó có hiệp định với Singapore, trong khi trì hoãn tới 40 dự luật khác. Indonesia coi việc phê chuẩn Hiệp định trên có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó giúp phân định ranh giới trên biển nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền và bảo tồn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Hiện nay, Indonesia đã giải quyết tất cả các ranh giới hàng hải song phương với Singapore, ngoại trừ ranh giới giữa đảo Bintan của Indonesia và đảo Pedra Branca của Singapore. Singapore cần phải đàm phán phân định ranh giới vùng biển của đảo Pedra Branca với Malaysia sau khi đào nảy được Tòa trọng tài công lý quốc tế tuyên bố là thuộc chủ quyền của Singapore (5/2008). Hiệp định vừa được phê chuẩn là hiệp định trên biển thứ ba giữa Singapore và Indonesia.
Vào tháng 5/1973, dưới thời của Chính quyền của Tổng thống Suharto và Thủ tướng Lý Quang Diệu, hai nước đã ký Hiệp định phân định biên giới trên biển dọc theo phần trung tâm của eo biển Singapore. Hiệp định này được Indonesia phê chuẩn vào tháng 12/1973, Singapore phê chuẩn vào tháng 8/1974. Tiếp đó vào tháng 3/2009, hiệp định phân định biên giới thứ hai tại phía Tây của eo biển Singapore, bao gồm vùng biển trải dài giữa bãi Sultan của Singapore và vùng biển Pulau Nipa của Indonesia. Hiệp định thứ hai này được cả hai bên phê chuẩn vào tháng 8/2010. Mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa Thủ tướng Lý Hiển Long và Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono và sau đó là Tổng thống Jokowi Widodo đã giúp cho hai nước nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định phân định biên giới thứ 3. Hiệp định này được phê chuẩn chỉ một tháng sau khi hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp hẹp đầu tiên vào tháng 11/2016. Sự dễ dàng và nhanh chóng trong việc phê chuẩn của Indonesia cũng có thể là nhờ sự ủng hộ về chính trị trong nước. Chủ nghĩa dân tộc bùng phát trong xã hội Indonesia đòi hỏi chính phủ nước này phải đảm bảo Indonesia có đường biên giới xác định rõ ràng để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Với hiệp định này, Indonesia có thể có điều kiện tốt hơn để quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tháng 5/2014, tại Malacanang – Phủ Tổng thống Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Albert del Rosario và người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa đã ký Hiệp định về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Indonesia trên vùng biển Mindanao và Celebes trước sự chứng kiến của Tổng thống hai nước. Lễ ký trên diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Philippines, đồng thời để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á và Diễn đàn kinh tế thế giới của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã nhất trí đẩy nhanh việc hoàn thành việc phân định biên giới biển giữa hai nước. Đây là một trong những điểm chính của thỏa thuận giữa Indonesia và Malaysia trong các cuộc họp song phương giữa lãnh đạo hai nước tại Putra Jaya, Malaysia ngày 6/2/2015. Cuộc đàm phán kỹ thuật đường biên giới biển giữa Indonesia và Malaysia đã được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 26/2/2015. Ngoài ra, để tạo động lực sớm hoàn thành các cuộc đàm phán, Tổng thống Jokowi và Thủ tướng Najib đã đồng ý bổ nhiệm Trưởng đoàn đàm phán của hai nước. Bên cạnh đó, hai nước cũng nhất trí tiến tới hoàn thành các tiêu chuẩn của các thủ tục trong việc xử lý đối với các ngư dân trong vùng biển vẫn còn chồng chéo. Đối với lao động nhập cư Indonesia, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường các nỗ lực bảo vệ lao động nhập cư tốt hơn, trong đó có việc tăng cường cung cấp lao động thông qua thủ tục hợp pháp. Hai nhà lãnh đạo đã thể hiện quyết tâm tiếp tục tối ưu hóa tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước, bao gồm cả thương mại và đầu tư. Tổng thống Jokowi đã mời các doanh nhân Malaysia đầu tư vào Indonesia, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, như đường cao tốc, nhà máy điện, đường sắt và cảng biển.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.