Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tập Cận Bình gây chia rẽ chính phủ Ý với dự án Con đường Tơ lụa mới

Friday, March 22, 2019 3:52:00 PM // ,

RFI
Thu Hằng
22/03/2019


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được tổng thống Ý Sergio Mattarella đón tiếp tại Roma, ngày 22/03/2019.REUTERS/Remo Casilli
Đến Roma tối 21/03/2019, chủ tịch Trung Quốc được long trọng đón tại phủ tổng thống Ý sáng 22/03. Ý là chặng đầu tiên trong chuyến công du một số nước châu Âu của ông Tập Cận Bình để bảo vệ dự án khổng lồ « Con đường Tơ lụa mới » do chính ông khởi xướng năm 2013.
Sau lễ đón long trọng, ông Tập Cận Bình hội đàm với tổng thống Ý Sergio Mattarella tại điện Quirinale. Sau đó, ông Tập sẽ thăm Nghị Viện Ý, một số di tích ở Roma và có thể đến thành phố cảng Palermo trên đảo Sicilia.
Ngoài khoảng 15 thỏa thuận hợp tác có thể được hai bên ký kết, ngày 23/03, chủ tịch Trung Quốc chính thức ký với thủ tướng Ý Giuseppe Conte biên bản ghi nhớ việc Ý tham gia sáng kiến « Vành đai - Con đường ». Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đầu tư vào các cảng biển ở Ý, trong đó có cảng Trieste trên biển Adriatic, nhằm tăng cường xuất khẩu của Trung Quốc vào châu Âu.
Theo AFP, dự án Con đường Tơ lụa mới này đang chia rẽ chính phủ Ý, nằm trong tay phe cực hữu và dân túy. Ông Matteo Salvini (lãnh đạo đảng cực hữu Liên Đoàn), phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng bộ Nội Vụ, đã từ chối lời mời dự tiệc chiêu đãi chủ tịch Trung Quốc do tổng thống Mattarella tổ chức. Ông cũng tỏ ra thận trọng về khả năng tập đoàn Hoa Vi tham gia vào việc triển khai hệ thống mạng 5G dành cho điện thoại di động ở Ý.
Ngược lại, phó thủ tướng Luigi Di Maio (đứng đầu Phong Trào 5 Sao) lại ủng hộ thỏa thuận với Trung Quốc vì theo ông, đã đến lúc phải nói « nước Ý trước đã » trong quan hệ ngoại thương. Ông cũng trấn an rằng một cơ chế kiểm soát sẽ được thành lập để ngăn ngừa mọi âm mưu tình báo từ phía Trung Quốc.
Trung Quốc cũng có thể đóng vai trò cứu tinh cho hãng hàng không Ý Alitalia đang nằm dưới sự quản lý đặc biệt từ năm 2017. Theo Reuters, khả năng này được ông Michel Geraci, quốc vụ khanh Ý đặc trách Công Nghiệp, nêu lên khi trả lời đài truyền hình Sky Italia.
----------
Ông Tập Cận Bình thăm Italia, TQ đưa ra yêu cầu "kỳ quặc": Lãnh đạo không ở gần Đại sứ quán Mỹ
Tác giả: Thủy Thu
Nguồn: Soha
Ngày đăng: 2019-03-22

Ông Tập Cận Bình tại kỳ họp Lưỡng hội. Ảnh: AFP
Tờ báo nổi tiếng tại Italia đã tiết lộ lý do liên quan đến quyết định trên của phái đoàn Trung Quốc trong chuyến thăm Roma của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Theo thông báo của Bộ Ngoại Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức ba nước châu Âu gồm Italia, Monaco và Pháp từ ngày 21-26/3.
Được biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ ở thăm Italia trong 2 ngày 21 và 22/3. Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình công du châu Âu đầu năm 2019 của ông Tập.
Đáng chú ý, tờ Il Foglio - tờ báo nổi tiếng tại Italia tiết lộ, Bắc Kinh đã đưa ra yêu cầu đặc biệt về khách sạn cư trú với Roma trong chuyến thăm lần này.
Theo đó, thay vì sẽ ở một trong những khách sạn sang trọng, nổi tiếng tại tuyến phố trung tâm Via Veneto - lựa chọn hàng đầu của các nguyên thủ, siêu sao thế giới tới Roma thì phái đoàn của ông Tập Cận Bình lại lựa chọn khách sạn Parco dei Principi - một trong những địa điểm an toàn nhất ở thủ đô Roma, nằm bên cạnh công viên trung tâm Villa Borghese và các tòa nhà Đại sứ quán Áo và Ả rập Xê út.
Theo nguồn tin của báo Italia, Bắc Kinh lựa chọn Parco dei Principi làm đại bản doanh của phái đoàn lên tới 200 người của phái đoàn Trung Quốc dựa trên nhiều yếu tố.
Thứ nhất, Chủ tịch Tập Cận Bình cần có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi sau kỳ họp Lưỡng hội - sự kiện chính trị quan trọng nhất Trung Quốc - kéo dài 15 ngày vô cùng căng thẳng vừa qua.
Thứ hai, địa điểm này gần với Đại sứ quán Trung Quốc - nằm ở Trieste, cách Parco dei Principi chưa đầy 1,5km nhưng trước hết nó cách xa Via Veneto - nơi đặt Đại sứ quán Mỹ - do lo ngại "hệ thống ăng ten giám sát" của Washington.
Hiện nay, Mỹ và một số đồng minh châu Âu đều bày tỏ lo lắng trước chuyến thăm Italia của nhà lãnh đạo Trung Quốc, bởi chuyến công du được đánh giá là nỗ lực để mở rộng sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh với một số thành viên EU.
Sáng kiến của Trung Quốc hiện đang bị Mỹ và đồng minh chỉ trích khi chỉ đem lại lợi ích cho Bắc Kinh nhưng lại tạo ra bẫy nợ nặng nề cho đối tác.
Trước phản ứng trên, Bắc Kinh nhiều lần khẳng định, đó là những cáo buộc vô căn cứ và riêng đối với Italia, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng khẳng định, Italia là cường quốc với nền kinh tế phát triển nên nước này "tự hiểu rõ lợi ích bản thân và có thể độc lập đưa ra phát quyết của mình".
theo Trí Thức Trẻ
--------


0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.