Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 21/02/2019

Thursday, February 21, 2019 3:42:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 21/02/2019

TQ thử lửa hệ thống chỉ huy thời chiến,

tập trận trên Biển Đông và TBD

Trung Quốc vừa hoàn tất một cuộc diễn tập kéo dài 1 tháng không được loan báo trước, có sự tham gia của các lực lượng hải quân, không quân và đơn vị tên lửa của quân đội nước này. Các cuộc diễn tập diễn ra trong Biển Đông và các vùng biển ở Trung và Tây Thái Bình Dương, tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết hôm 21/2/2019.
Giới quan sát quân sự nói các cuộc diễn tập đó cho thấy là Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ muốn thử lửa hệ thống chỉ huy thời chiến, và cùng lúc, củng cố các hệ thống chống tên lửa của họ trong Biển Đông.
Đây là một thủy lộ đông tàu bè qua lại nhất trên thế giới, và là nơi mà nhiều quốc gia, trong đó có VN, có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo với TQ,
Bản tin của tờ báo Hong Kong trích dẫn thông báo Hạm đội Nam Hải của Hải quân TQ, cho hay nhiều tàu chiến mới đã góp mặt trong các cuộc diễn tập vừa rồi, trong đó có tàu khu trục có tên lửa dẫn đường Hefei, hộ tống hạm trang bị tên lửa Yuncheng, tàu đổ bộ Changbaishan, và tàu tiếp liệu Honghu.
Bản tin của SCMP tường thuật rằng để mô phỏng các điều kiện thời chiến một cách trung thực nhất, cuộc tập trận không theo một kịch bản đã định, tập trận không được thông báo trước,mọi mệnh lệnh của cấp chỉ huy và các phương án hành động đều theo sát các điều kiện như trong một cuộc xung đột thực tế.
Cuộc tập trận còn bao gồm diễn tập đẩy lùi tàu chiến đang xông tới, giải cứu, và diễn tập bắn đạn thật.
Vẫn theo nguồn tin này thì trong cuộc tập trận kéo dài 34 ngày khởi sự từ ngày 16/1/2019, các lực lượng hỗn hợp TQ đã thực hiện 20 cuộc diễn tập khác nhau.

Chuyên gia quốc tế: TQ có thể sẽ gia tăng tập trận,

thị uy ở Biển Đông để đối phó với các nước thời gian tới

Trước việc Mỹ và đồng minh liên tục gia tăng sự hiện diện và tiến hành các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông ngay từ đầu năm 2019, giới chuyên gia các nước nhận định Trung Quốc có thể sẽ gia tăng hoạt động tập trận hoặc hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông để thị uy, đối phó.
Ngay đầu năm 2019, Mỹ và các nước như Anh, Australia,Canada, Nhật Bản… đã cho thấy cam kết hiện diện tại khu vực Biển Đông và gửi đi tín hiệu về tự do hàng hải, hàng không theo luật pháp quốc tế, đáp trả các yêu sách đòi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. Giới phân tích các nước cho rằng động thái của các nước đang khiến Trung Quốc bất an và sẽ có những biện pháp đối phó. Dự báo Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động tập trận quân sự, gia tăng sức mạnh ở Biển Đông. Theo báo cáo Khảo sát thường niên được công bố ngày 17/12/2018 của Trung tâm Hành động Ngăn chặn (CPA), thuộc viện nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) của Mỹ nhận định cùng với Đài Loan, Biển Đông là những vấn đề có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự được trung tâm nghiên cứu tại Mỹ dự báo cho năm 2019. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Christopher Pyne hôm 28/1/2019 cho biết các hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ làm gia tăng sự quan ngại về ý đồ trỗi dậy của Bắc Kinh trong khu vực. Nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang rục rịch triển khai các vũ khí hiện đại ra Biển Đông như pháo điện từ, thử nghiệm tàu sân bay, hệ thống tên lửa… Nhiều ý kiến nhận định thời điểm Trung Quốc triển khai rầm rộ các cuộc tập trận thường là vào tháng 4-5/2019.
Năm 2018, Trung Quốc rêu rao rằng Biển Đông hoàn toàn là vùng biển hòa bình, ổn định và hợp tác. Các tranh chấp song phương giữa một số nước ASEAN với Trung Quốc là công việc nội bộ và phải được chính các nước giải quyết thông qua thương thuyết song phương trực tiếp. Vì vậy, Trung Quốc đã tìm mọi cách ngăn cản các nước bên ngoài can dự vào vấn đề Biển Đông và các nước trong khu vực giải quyết vấn đề tại các diễn đàn đa phương. Một trong những hình thức được Trung Quốc sử dụng thường xuyên chính là các cuộc tập trận và triển khai vũ khí chiến lược ở Biển Đông.
Tính riêng trong năm 2018, Trung Quốc đã tiến hành ít nhất 12 đợt tập trận lớn, trung bình 1 đợt trong tháng. Có thể kể đến như: Cuộc tập trận tại các khu vực Biển Đông, Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương (20-26/2) của Biên đội Huấn luyện thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, với các tình huống giả định về phòng không, bảo vệ hàng hải và tác chiến trên biển. Cùng dịp này, Trung Quốc triển khai 4 tàu hải cảnh và 2 tàu cá dân binh tại bãi cạn Scarborough và 1 tàu hộ vệ tên lửa để theo dõi, giám sát hoạt động của Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ. Cuộc tập trận ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương (25/3) của Trung Quốc, trong đó đã huy động cả các máy bay ném bom H-6K, máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35. Cùng thời điểm, Trung Quốc (23/3) đã triển khai 2 tàu hộ vệ tên lửa là “Lục Bàn Thủy” (514) và “Hoàng Sơn” (570) ra Biển Đông để ngăn cản tàu khu trục Mustin của Mỹ đang tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa. Cuộc tập trận dài ngày trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Vi Châu 24 hải lý về phía Đông Bắc và 11 hải lý về phía Đông Nam (24/3-05/4) của Trung Quốc. Trong đó, lần đầu tiên có sự tham gia tàu sân bay Liêu Ninh và khoảng 40 tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Cùng thời gian này, Trung Quốc (27/3) đã điều 12 máy bay ném bom H-6K xuất phát từ tỉnh Thiểm Tây đến “một địa điểm ở Biển Đông” để tiến hành huấn luyện và diễn tập chiến đấu tầm xa. Đợt tập trận (4-12/4) tại khu vực rộng khoảng 27 km2 phía Đông Nam đảo Hải Nam, với sự tham gia của tàu sân bay Liêu Ninh và 48 tàu chiến các loại, 76 máy bay chiến đấu và hơn 10.000 binh sỹ và nhiều tàu ngầm thuộc hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Đây là cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc, trong đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/4) đã trực tiếp thị sát cuộc tập trận này. Cùng thời gian nay, Hải quân Trung Quốc cũng thông báo tiến hành tập trận trong khu vực rộng khoảng 950 km2 tại cảng Quỳnh Hải, phía Đông đảo Hải Nam.Ngày 10/4, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo Hải quân nước này tiến hành tập trận ở 7 điểm khác nhau trên Biển Đông, tại khu vực rộng khoảng 8.500 km2 phía Nam đảo Hải Nam từ ngày 11/4-13/4, trong đó đã triển khai khoảng 60 tàu cá dân binh và 10 tàu chấp pháp để bảo vệ vòng ngoài cho các cuộc tập trận này. Cuộc tập trận bắn đạn thật của quân đội Trung Quốc tại eo biển Đài Loan (18/4). Từ ngày 9-12/5, Trung Quốc tiếp tục tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc còn tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng và triển khai một số hoạt động trên thực địa như xây dựng cơ sở thử nghiệm tàu không người lái quy mô lớn, hoàn hành lắp đặt trung tâm thông tin liên lạc trên đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa.
Có thể thấy Trung Quốc đã tăng tần suất, lực lượng, phạm vi, hình thức các cuộc tập trận, nhất là trước, trong hoặc sau thời điểm có hoạt động của Mỹ và các nước ở Biển Đông. Đáng chú ý năm 2018, Trung Quốc đã lần đầu tiên tiến hành hình thức tập trận chung với các nước ASEAN. Giới chuyên gia các nước cho rằng các nước ASEAN cần cảnh giác và thận trọng trước các cuộc tập trận chung ở Biển Đông với Trung Quốc, vì Trung Quốc lợi dụng các cuộc tập trận chung trên biển với ASEAN để “tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, mở rộng giao lưu và hợp tác, giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực”. Các cuộc tập trận chung với ASEAN giúp Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự, gửi đi thông điệp cảnh báo đối với các nước bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ… không nên can dự vào vấn đề Biển Đông. Đây là dịp để Trung Quốc chứng tỏ khả năng dẫn dắt các nước khu vực thực hiện theo các sáng kiến do Trung Quốc khởi xướng. Ngoài ra, Trung Quốc sử dụng các cuộc tập trận chung với ASEAN để tuyên truyền theo dụng ý rằng tình hình Biển Đông đang ổn định, phát triển và hợp tác nhờ vào những nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN. Trong đó, Trung Quốc và các nước
hoàn toàn có thể xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp mà không cần sự can dự của các nước bên ngoài. Trung Quốc sử dụng các cuộc tập trận chung với ASEAN để xoa dịu dư luận về hoạt động quân sự hóa ồ ạt của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông; song cũng nhằm phục vụ cho ý đồ này một cách thuận lợi hơn, tránh các phản ứng quyết liệt từ các nước.
Các hoạt động tập trận trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm tinh thần tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở biển Đông”. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Dư luận lên án các hoạt động tập trận và hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường an ninh, hòa bình, hợp tác trong khu vực. Những hoạt động này của Trung Quốc thể hiện chính sách bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc, gây tổn hại đến các quy chuẩn của luật pháp quốc tế và những nỗ lực thúc đẩy hợp tác, giải quyết hòa bình các tranh chấp của các nước. Ngoài ra, những hoạt động quân sự của Trung Quốc còn đe dọa nghiêm trọng đến an toàn của hoạt động hàng hải, hàng không của khu vực và quốc tế, cũng như hoạt động đánh bắt cá của ngư dân các nước. Giới quan sát các nước cho rằng trong thời gian tới, Trung Quốc còn tiếp tục thúc đẩy nhiều hoạt động quân sự và gia tăng kiểm soát ở Biển Đông bất chấp những nỗ lực của ASEAN và các tuyên bố của Trung Quốc về thúc đẩy đàm phán ký kết COC. Vì vậy, cộng đồng quốc tế, nhất là ASEAN cần tăng cường đoàn kết, trao đổi, phối hợp trong xử lý, đối phó đối với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là cần có tiếng nói chung trong vấn đề này.
Kết luận: Việc Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận nhằm phô trương sức mạnh và thể hiện quyết tâm cho cái mà nước này gọi là bảo vệ “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời tìm cách ngăn cản sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ và các nước ở Biển Đông, cũng như việc Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với các nước tranh chấp khác ở Biển Đông như Philippines, Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ ý đồ hướng lái dư luận theo chủ ý của Trung Quốc trong việc giải quyết song phương giữa Trung Quốc với các nước. Những hoạt động này đã và đang gây phức tạp tình hình an ninh khu vực, tạo ra nhiều hệ lụy và sẽ được Trung Quốc tiếp tục tiến hành trong thời gian tới.

Bản tin Biển Đông ngày 18/02/2019

ASEAN và Trung Quốc sẽ cùng bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông
Ngày 16/2, Bộ Ngoại giao Thái Lan ra thông cáo báo chí cho biết, nhận lời mời của Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai, Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Thái Lan từ ngày 15 – 16/2. Hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực và toàn cầu, trong đó có vấn đề Biển Đông. Liên quan đến việc ASEAN và Trung Quốc thảo luận về dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), hai Ngoại trưởng hoan nghênh các tiến bộ đã đạt được, nhất là việc đàm phán về dự thảo đơn nhất của COC. Bên cạnh đó, hai Ngoại trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động hợp tác cùng thắng ở Biển Đông, như hoạt động bảo vệ môi trường biển. Tại cuộc gặp, Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trấn an người đồng cấp Thái Lan rằng, giống như các nước thành viên Công ước Luật Biển 1982, chính sách của Trung Quốc là bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Trung Quốc đã kiên trì chính sách trên trong nhiều năm và sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai. Đồng thời, ông Vương Nghị nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực cùng các bên tăng cường hòa bình, an ninh ở khu vực, biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.
Theo China Daily ngày 16/2, tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai hoan nghênh tầm nhìn của Trung Quốc về việc kết thúc đàm phán COC trong vòng 3 năm. Thái Lan với vai trò là nước Chủ tịch ASEAN 2019 sẵn sàng chung tay cùng các nước ASEAN, thúc đẩy tiến độ và chất lượng các cuộc đàm phán với mục tiêu mà Trung Quốc đã đề ra. Ngoại trưởng Don Pramudwinai cho rằng, việc sớm đạt được COC phù hợp với thực tiễn khu vực và ràng buộc các nước sẽ mang lại lợi ích cho cả
khu vực và cộng đồng quốc tế. Hai Ngoại trưởng cũng nhấn mạnh các nước liên quan cần tiếp tục giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua đàm phán và đối thoại hữu nghị.
Đàm phán về COC sẽ diễn ra vào cuối tháng 2/2019
Ngày 16/2, The Straits Times đưa tin, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sẽ diễn ra vào cuối tháng này. Nhắc lại các kết quả đã đạt được giữa các nước ASEAN và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông như việc đạt Bộ khung COC vào cuối năm 2017, bắt đầu tiến trình đàm phán nội dung COC từ tháng 3/2018, Trung Quốc đề xuất hoàn thành COC trong 3 năm, xây dựng Hướng dẫn tránh va chạm trên không,… Bộ trưởng Ng Eng Hen cho rằng các hoạt động xây dựng lòng tin như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ tính toán sai lầm, đồng thời xây dựng lòng tin giữa quân đội các nước. Với lưu ý rằng không quốc gia nào sẽ cố gắng đẩy Quân đội Trung Quốc (PLA) ra khỏi các cấu trúc mà nước này đã xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông, Bộ trưởng Ng nghi ngờ về khả năng các căn cứ và cơ sở hạ tầng của PLA ở Biển Đông sẽ phát triển tương đương với Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (Indopacom) ở Hawaii. Kết luận, Bộ trưởng Ng Eng Hen cho rằng, để bảo đảm sự ổn định ở Biển Đông, ASEAN đã áp dụng cách tiếp cận thực tế để xây dựng COC “nếu không ràng buộc thì cũng kiềm chế các hành vi”.
Mỹ đẩy mạnh tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để chống lại tham vọng của Trung Quốc
Ngày 16/2, tờ South China Morning Post đăng bài viết cho rằng Mỹ đã và đang đẩy mạnh các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông nhằm thách thức các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc củng cố các yêu sách biển tại khu vực này. Các quan chức Mỹ đã tỏ dấu hiệu cho thấy Washington sẽ thúc đẩy các biện pháp chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, có vẻ như Bắc Kinh sẽ không bị kiềm chế.
Theo thống kê, Mỹ đã tiến hành 2 hoạt động tự do hàng hải từ đầu năm 2019 đến nay, 5 lần trong năm 2018, 4 lần trong năm 2017, so với 4 lần trong năm 2015-2016. Các hoạt động này đều khiến Bắc Kinh tức giận, phải ra lời cảnh báo và cử tàu ra đuổi tàu chiến Mỹ, đôi lúc suýt xảy ra va chạm. Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức ngày 16/2, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Washington cam kết đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cũng tại diễn đàn này, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì khẳng định Bắc Kinh kiên quyết phản đối bất cứ hành động nào xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc dưới danh nghĩa tự do hàng hải.
Yue Gang, đại tá quân đội Trung Quốc nghỉ hưu cho rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các hoạt động tự do hàng hải và sẽ cử thêm nhiều tàu hải cảnh đến Biển Đông. Tuy nhiên, ông Gang cho rằng nguy cơ xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ đã được kiềm chế bởi không bên nào muốn chiến tranh. Theo Collin Koh, nghiên cứu viên tại Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, việc triển khai các hoạt động tự do hàng hải có thể một trong những cách Mỹ thể hiện cam kết an ninh đối với chính phủ các nước trong khu vực, tuy nhiên các hoạt động này chỉ có tác động không đáng kể đối với các làn sóng chiến lược và kinh tế của Bắc Kinh trải khắp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thay vào đó, Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng sự hiện diện của quân đội nước ngoài, kể cả các hoạt động tự do hàng hải chung, làm cái cớ biện minh cho các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Bản tin Biển Đông ngày 19/02/2019

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi nghiên cứu chung về biển ở Biển Đông
Ngày 17/2, Global Times đưa tin, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng hợp tác nghề cá ở Biển Đông cần vượt lên trên quan niệm về khu vực tranh chấp và coi việc bảo vệ các đàn cá là mục tiêu chính của vấn đề hợp tác. Các nước quanh Biển Đông có thể tiến hành “nghiên cứu khoa học chung về biển” như một hình thức hợp tác hoàn toàn về môi trường. Cao Qun, nghiên cứu viên tại Trung tâm an ninh và hợp tác hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cho rằng, các đàn cá di cư không thể biết về các ranh giới gây tranh cãi, việc hợp tác quản lý nghề cá khu vực nên được tiến hành dựa trên hệ sinh thái tổng thể của vùng nước, không nên giới hạn bởi các đảo, đá còn tranh chấp. Theo Chen Xiangmiao, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc, hoạt động hợp tác quản lý nghề cá hiện nay ở Biển Đông vẫn đang ở giai đoạn thấp, chủ yếu là song phương, giữa Trung Quốc và Việt Nam hay Trung Quốc – Philippines, và chủ yếu liên quan đến quản lý hoạt động thực thi pháp luật và đào tạo kỹ thuật nghề cá. Các chuyên gia cho rằng, việc các nước ven biển đưa ra các
khái niệm khác nhau về thời gian nghỉ đánh bắt cá và chính sách cấm đánh bắt cá đã gây ra tình trạng đánh bắt cá quá mức và ngăn cản các nước tiến hành hoạt động đánh bắt hiệu quả. Các chuyên gia đề xuất, tình trạng xung đột trên biển do không có các đường ranh giới trên biển rõ ràng có thể được giải quyết dựa trên kinh nghiệm hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Theo đó, hai nước cần tôn trọng quyền của ngư dân mỗi bên, chứ không phải áp dụng nội luật của mình để chống lại ngư dân nước khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore: Cái giá phải trả cho xung đột ở Biển Đông quá cao
Ngày 18/2, nhân dịp tham dự Hội nghị An ninh Munich tại Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã trả lời phỏng vấn hãng tin DW. Bộ trưởng Ng Eng Hen cho rằng, sẽ không xảy ra tình trạng đối đầu toàn diện ở Biển Đông, bởi các bên tranh chấp cũng như cộng đồng quốc tế đều nhận thấy các giá phải trả cho xung đột là quá cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không thể có tính toán sai lầm hay rủi ro nào; vụ tàu của Trung Quốc đi gần tàu Decatur của Mỹ đang thực hiện tự do hàng hải cuối năm 2018 là một ví dụ. Trả lời câu hỏi của phóng viên bình luận về khả năng sự hiếu chiến và bá quyền ngày càng tăng của Trung Quốc gây ra thách thức đối với các nước khác, Bộ trưởng Ng Eng Hen cho rằng đó chỉ là một trong số nhiều quan điểm. Nhìn từ góc độ của Trung Quốc, họ coi đó là trỗi dậy hòa bình và muốn các nước cùng tham gia. Ông Ng cho rằng điều này cũng có phần nào đúng khi chính sự phát triển của Trung Quốc giúp ổn định Châu Á sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu của thập kỷ trước. Liên quan đến sự thống nhất, đoàn kết trong ASEAN về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ng Eng Hen nhấn mạnh vai trò của Singapore, theo đó nước này lựa chọn cách tiếp cận thực tế. Cụ thể, Singapore đã thành công trong việc thuyết phục Brunei tổ chức cuộc diễn tập hải quân giữa 10 nước ASEAN và 8 nước khác khi Brunei làm Chủ tịch ASEAN. Đến khi Singapore đảm nhiệm chức vụ này, Singapore đã tổ chức cuộc diễn tập hải quân đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc. Bộ trưởng Ng cho rằng, cách tiếp cận của Singapore là tăng cường can dự để giảm thiểu nguy cơ tính toán sai lầm, và cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cũng đã thiết lập đường dây nóng để giảm thiểu căng thẳng.

Điểm mặt những vũ khí mới siêu khủng của TQ

có thể triển khai ở Biển Đông

Trong những năm gần đây, cùng với tiềm lực kinh tế của Trung Quốc không ngừng được nâng cao, Bắc Kinh đã đầu tư nghiên cứu, chế tạo nhiều loại vũ khí mới tinh vi và mạnh mẽ. Số vũ khí trên đa phần sẽ được Trung Quốc triển khai ở Biển Đông, nới mà Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế để chiếm hữu phi pháp.
Tàu khu trục lớp 055
Truyền thông Trung Quốc xem xét nó từ nhiều phương diện: là chiến hạm loại 10.000 tấn, có tải trọng lớn nhất trong lịch sử, khả năng tác chiến mạnh nhất và thời gian nghiên cứu dài nhất. Type 055 có lượng giãn nước đầy tải ước tính là 13.000 tấn, trang bị vũ khí với hệ thống thẳng đứng với 112 ống phóng chìm, có thể phòng các loại tên lửa khác nhau như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình, tên lửa phòng không. Đồng thời, Type 055 cũng là khu trục hạm nhiều bệ phóng thẳng đứng nhất trên thế giới. Ngay cả tàu khu trục Zumwalt của Mỹ cũng chỉ có 96 ống phóng.
Ngoài ra, khu trục hạm Type 055 còn sử dụng radar băng tần S, có khả năng tàng hình, chống vệ tinh quỹ đạo thấp. Đây là loại radar đầu tiên trên thế giới sử dụng thiết kế thân cột tích hợp, không có nhiều thiết bị treo bên ngoài, nhìn tổng thể rất đơn giản và gọn.
Giới truyền thông Trung Quốc thậm chí còn đánh giá, khu trục hạm Type 055 không chỉ đại diện cho trình độ cao nhất của công nghiệp hải quân Trung Quốc mà còn chiếm vị trí “bá chủ” trong hàng ngũ khu trục hạm hải quân thế giới. Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm tình báo liên hợp, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Mỹ cho biết Trung Quốc sẽ không tiếc tiền trong cuộc chạy đua với Mỹ. Ông dự đoán Bắc Kinh sẽ đóng mới khoảng 20 tàu khu trục Type-055 và nhiều tàu hộ vệ Type-054 để phục vụ cho 4 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2030.
Tàu ngầm hạt nhân
Tàu ngầm Hình 094 (tiếng Trung:094型) là loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo được phát triển bởi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Đây là lớp tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ hai của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chiếc đầu tiên được đóng tại xưởng đóng tàu Huludao tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. NATO gọi loại tàu ngầm này là lớp Tấn. Chiếc đầu tiên bắt đầu được đóng vào năm 1999 và hoàn thành vào tháng 7 năm 2004. Vào mùa thu năm 2009 hai chiếc tàu ngầm được đóng hoàn tất đã đưa vào thử nghiệm với các khả năng như lặn sâu, tốc độ, tác chiến và ẩn nấp. Hai chiếc này được thấy một ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông và một ở căn cứ hải quân Tam Á, đảo Hải Nam. Tàu ngầm Hình 094 có thiết kế khá giống tàu ngầm Hình 093 với vỏ tàu có hình giọt nước với bốn bánh lái nằm ngang. Nó có trọng tải choáng nước khá lớn từ 8.000 đến 9.000 tấn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đang nghiên cứu loại tầm ngầm hạt nhân thế hệ mới, ưu việt hơn so với tàu Type 094. Kể từ năm 2009, các báo cáo đã khẳng định sự tồn tại của dự án tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 (NATO định danh lớp Tùy), được cho là có độ ồn giảm đáng kể so với Type 093. Tàu dự kiến được ra mắt vào năm 2020, thuộc biên chế biên đội hàng không mẫu hạm của Trung Quốc. Dự án tàu ngầm Type 096 (NATO định danh lớp Đường) được trông đợi sẽ thay thế các tàu ngầm Type 094. Tàu được cho là có kích thước lớn hơn lớp 094, trang bị đến 24 tên lửa đạn đạo JL-3 có tầm bắn 10.000km.
Mẹ các loại bom:
Thời báo Hoàn cầu cho biết, Trung Quốc đã thử nghiệm phiên bản mới của “mẹ các loại bom”, loại vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất. Mỹ đã chế tạo thành công loại vũ khí như vậy với tên gọi MOAB. Nó đã được Không quân Mỹ sử dụng để tiêu diệt phiến quân trong một tổ hợp hang động ở Afghanistan vào năm 2017. Theo Thời báo Hoàn cầu, MOAB của Trung Quốc chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân về sức mạnh. Tuyên bố của Global Times đi kèm với hình ảnh một quả bom được thả từ khoang máy bay ném bom H-6K, sau đó là một vụ nổ lớn trên mặt đất. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng sức mạnh vụ nổ có thể dễ dàng quét sạch các mục tiêu trên mặt đất như các công sự, tòa nhà kiên cố, pháo đài và hầm trú ẩn.
Báo cáo cho biết thêm MOAB của Trung Quốc nhỏ và nhẹ hơn MOAB của Mỹ, cho phép thả từ khoang vũ khí của máy bay ném bom giống như bom thông thường. Trong khi MOAB của Mỹ được đẩy ra từ khoang chở hàng của máy bay vận tải C-130. Trung Quốc tuyên bố rằng MOAB của họ chính xác hơn của Mỹ. Trung Quốc đã cố gắng sao chép công nghệ quân sự từ những nước khác và cải tiến lại theo yêu cầu sử dụng của họ. Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng ngay cả với phương pháp ném bom được xem là ưu việt hơn, việc triển khai vũ khí như vậy trong thực chiến đòi hỏi sự vượt trội về ưu thế trên không.
Tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay DF-26
Truyền thông nhà nước Trung Quốc (1/2019) công bố quân đội nước này đã triển khai tên lửa đạn đạo DF-26, có thể tấn công các tàu cỡ trung và lớn di chuyển trên biển. DF-26 từng được truyền thông TQ và các chuyên gia quốc phòng đặt cho biệt danh “Kẻ giết người Guam”, khả năng mang theo đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân nặng 1,2 – 1,8 tấn, tên lửa DF-26 là một trong những loại vũ khí tiên tiến nhất của TQ; tên lửa được dẫn đường bằng radar, có khả năng cơ động để bám sát các mục tiêu đang di chuyển; tầm bắn khoảng 4.500km, tên lửa này có thể bắn tới đảo Guam của Mỹ ở phía Đông và Indonesia ở phía Tây. DF-26 được đưa vào sử dụng tháng 4/2017 và lần đầu được biết tới trong cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh năm 2015.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết tên lửa DF-26 là loại vũ khí mới được trang bị cho PLARF và có 4 tính năng nổi bật. Thứ nhất, đây là loại tên lửa được nghiên cứu, phát triển và chế tạo hoàn toàn bởi Trung Quốc và nước này có toàn quyền sở hữu DF-26. Thứ hai, DF-26 có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân, có khả năng phản công hạt nhân nhanh chóng hoặc tấn công phủ đầu chính xác ở tầm trung và tầm xa. Thứ ba, nó có thể tấn công chính xác mục tiêu quan trọng trên đất liền cũng như tàu cỡ trung và cỡ lớn trên biển. Thứ tư, Trung Quốc đã áp dụng một số công nghệ mới cho DF-26, làm tăng hiệu quả và nâng cao khả năng kết nối của nó. Ngoài ra, ông Ngô Khiêm khẳng định, Trung Quốc không giống như Mỹ và Nga mà sẽ tiếp tục duy trì nghiêm ngặt chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, bất chấp khả năng tự vệ mạnh mẽ của loại tên lửa mới.
Với tầm bắn như vậy, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng DF-26 tấn công thẳng vào lãnh thổ Mỹ ở đảo Guam hoặc có thể dùng DF-26 để nhắm mục tiêu vào các tàu chiến trên biển, trong trường hợp có chiến tranh. Ngoài ra, những quả tên lửa khổng lồ (nặng khoảng 20 tấn) này cũng có khả năng đe doạ các tàu sân bay lớp Nimitz, thậm chí các siêu tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân lớp Ford của Mỹ. Trong khi đó, theo phân tích của tờ National Interest (Mỹ), có ít nhất 2 phiên bản của tên lửa DF-26, bao gồm DF-26A và DF-26B. Các phiên bản này có trang bị đầu đạn khác nhau, cũng như các thiết bị dẫn đường riêng biệt. Trong đó, một phiên bản có lẽ được thiết kế để nhắm mục tiêu cố định trên mặt đất và có khả năng trang bị kép đầu đạn thông thường/hạt nhân với độ sai lệch khoảng 150 – 450m. Tuy
nhiên, một biến thể tên lửa DF-26 chống hạm sẽ được thiết kế để nhắm mục tiêu trên biển và trên bộ với độ chính xác cực kỳ cao. Theo đó, độ sai lệch sẽ là rất nhỏ, ước tính có thể chỉ vào khoảng 10m.
Theo đánh giá của các nhà phân tích thuộc Viện hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc, DF-26 là một trong những chương trình phát triển tên lửa tiên tiến nhất nước này. DF-26 cho phép Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công đáp trả một cách nhanh chóng ngay khi bị đối phương tấn công trước.Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng độc đáo và chưa được tiết lộ. Công nghệ dẫn hướng mới cho phép nó bám theo những mục tiêu di động. Đây là tính năng chưa từng có đối với các tên lửa đạn đạo tầm trung.
Tên lửa đạn đạo Cự lang 3 (JL-3)
Giới tình báo Mỹ cho rằng, loại tên lửa JL-3 mà Trung Quốc mới bắn thử gần đây có tầm phóng cực đại 9.000km, có thể được trang bị cho các tàu ngầm chiến lược Type 096.
Nguồn tin từ cơ quan tình báo Mỹ khẳng định, trong cuộc phóng thử ngày JL-3 không bay hết tầm, cuộc bắn chủ yếu kiểm tra hệ thống tên lửa khi khởi động từ bệ phóng thẳng đứng trên tàu ngầm. Với cự ly này, JL-3 trở thành tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nguy hiểm nhất của Hải quân Trung Quốc. Từ trước tới nay, Bắc Kinh mới chỉ trang bị cho các tàu ngầm của mình tên lửa JL-2 có tầm phóng khoảng 7.000km. Giới phân tích cho rằng, ít nhất phải tới đầu năm 2020 thì Hải quân Trung Quốc mới có cặp “song sát” JL-3 và Type 096. “Cặp bài trùng” này được cho là tạo ra mối đe dọa “tốt hơn” so với tàu ngầm Type 094 và JL-2.
Máy bay ném bom tầm xa Hong-20
Tờ Business Insider (10/10) đưa tin, các chuyên gia quân sự của Trung Quốc cho biết máy bay ném bom hạt nhân tàng hình Hong-20 (H-20) của nước này sẽ sớm thực hiện chuyến bay đầu tiên và đây có thể sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi ở Biển Đông. H-20 được Chính phủ Trung Quốc giao cho Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An năm 1958 nghiên cứu, chế tạo.
Theo Blog Military and Commercial Technology, chiếc H-20 có cấu trúc tương tự như máy bay ném bom B-2 Spirit, vũ khí chủ lực sẽ là tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10K, còn được gọi là KD-20, có thể mang được các đầu đạn thông thường và hạt nhân với tầm bắn khoảng 1.500km. Trung Quốc cũng có thể phát triển các biến thể của tên lửa CJ-10 cận âm với khả năng tàng hình. Đến cuối năm 2019, Công nghiệp hàng không Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thiện 3 nguyên mẫu đầu tiên của H-20.
Việc Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo máy bay ném bom tàng hình thế hệ 5 H-20 sử dụng vũ khí tàng hình sẽ gia tăng đáng kể khả năng sống còn của những phương tiện chuyên chở và vũ khí có thể vượt qua lưới lửa phòng không tiêu diệt được mục tiêu. Hiện PLA đang phát triển học thuyết quân sự tương lai mà các máy bay ném bom có khả năng bay đến biên giới không phận kẻ thù (đối thủ số 1 của Trung Quốc là Mỹ) trước khi phóng tên lửa hành trình. H-20 có ưu thế rất lớn đối với các đối thủ trong khu vực, chẳng hạn như Ấn Độ. Chiếc máy bay này có thể xuyên qua hệ thống phòng không đối phương, tiêu diệt các mục tiêu có giá trị lớn như sân bay, các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại và tên lửa phòng thủ bờ biển. Trong tương lai, H-20 được hy vọng có thể tấn công tiêu diệt hệ thống phòng không của Mỹ và các quốc gia đồng minh, cho phép các máy bay thế hệ cũ hơn như H-6 không kích thành công các mục tiêu chính trị quân sự hoặc các mục tiêu có ý nghĩa chiến lược như tàu sân bay Mỹ.
Ngoài H-20, Trung Quốc còn đang sở hữu phiên bản máy bay chiến đấu tàng hình 2 chỗ ngồi được phát triển từ J-20. “Tất cả máy bay chiến đấu tàng hình hiện tại trên thế giới đều chỉ có một chỗ ngồi, vì vậy phiên bản mới của J-20 có thể là máy bay chiến đấu tàng hình 2 chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới”, bản tin Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho hay. Báo cáo cho biết sẽ cần thêm một phi công thứ hai để xử lý thông tin đa dạng từ hệ thống chiến đấu kỹ thuật số trang bị trên J-20.
Ăng ten radio khổng lồ
Tờ South China Morning Post, cho biết Trung Quốc đã hoàn thành mạng lưới ăng ten vô tuyến Phương pháp Điện từ Không dây (WEM). Nó là mạng lưới các dây điện cao thế được kết nối với nhau theo hình chữ thập rộng 60 km và dài 80-100 km. Mạng lưới ăng ten này tạo thành một hình chữ nhật trên bản đồ với diện tích 3.700 km2, dù Trung Quốc không đưa ra vị trí chính xác vì lý do an ninh. Mạng lưới ăng ten được kết nối với các máy phát điện trong lòng đất để phát tín hiệu vô tuyến tần số cực thấp (ELF) có thể xuyên qua lớp vỏ Trái Đất tới 3.500 km.
Tín hiệu ELF được sử dụng để liên lạc với các tàu ngầm trong lòng đại dương mà không cần chúng phải nổi lên. Nhà phân tích Joseph Trevithick cho biết ELF sẽ cho phép các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hoạt động lâu hơn trong lòng đại dương so với các phương pháp liên lạc khác, giúp chúng khó bị phát hiện hơn, nâng cao khả năng răn đe hạt nhân. Tuy nhiên, ELF chỉ cho phép liên lạc một chiều từ mặt đất đến tàu ngầm. Mặt khác, ELF không phải là một công nghệ mới – đây là sự phô trương về đầu
tư cở sở hạ tầng chứ không phải là đột phá công nghệ. Mỹ từng đặt 2 cơ sở như vậy tại Michigan và Wisconsin, nhưng đã đóng cửa vào đầu thế kỷ 21, khi các công nghệ mới hơn được phát triển.
Radar “Vượt đường chân trời”
Giới truyền thông Trung Quốc tiết lộ thông tin Bắc Kinh đang phát triển hệ thống radar “Vượt đường chân trời” (OTH), trang bị cho những hạm đội tàu sân bay trong tương lai, sẽ cho phép hải quân Trung Quốc phát hiện các mối đe dọa từ tàu chiến, máy bay và tên lửa sớm hơn những công nghệ hiện nay.
Theo các chuyên gia quân sự, các radar giám sát thường hoạt động theo nguyên lý truyền sóng bức xạ điện từ, nhưng sóng này lại có xu hướng đi theo đường thẳng. Trong khi đó, Trái Đất lại có dạng hình cầu, điểm giao nhau giữa đường thẳng của sóng radar và hình cầu của Trái Đất được gọi là “giới hạn đường chân trời”. Điều đó đồng nghĩa với việc các trạm radar cảnh giới bố trí từ mặt đất sẽ không thể phát hiện được các mục tiêu di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời này, nhất là các mục tiêu di chuyển trên mặt biển nơi mà giới hạn đường chân trời được phát huy tối đa.
Hệ thống radar trên bộ OTH là loại radar mặt đất có cự ly phát hiện mục tiêu xa nhất trong số các loại radar (lên đến hàng ngàn km, ngoài tầm nhìn thẳng), hiện đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống cảnh báo sớm, trong các hệ thống phòng thủ tên lửa của các cường quốc quân sự trên thế giới. Do có tầm hoạt động lớn, radar OTH được sử dụng để phát hiện các vụ nổ hạt nhân, theo dõi các vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo, phát hiện sớm các vụ phóng và xác định sơ bộ tọa độ đường bay của tên lửa đường đạn… Rađa OTH làm việc ở dải sóng tần số từ 3 đến 30Hz, dựa trên hiệu ứng phản xạ sóng điện từ qua tầng điện ly khí quyển. Sóng điện từ này bức xạ từ radar đến mục tiêu và phản xạ lại theo đường gấp khúc nên bị tổn hao nhiều về năng lượng, do vậy radar OTH cần có máy phát công suất và kích thước ăng-ten rất lớn so với các loại radar thông thường.
Các hệ thống OTH được chia làm 2 loại chính, sóng mặt đất và sóng trên không. Hệ thống sử dụng cơ chế sóng trên không còn gọi là OTH-B, nó dùng tầng điện ly của bầu khí quyển để phản xạ lại các sóng rdadar, thường là ở tầng số 5-28 MHz, nhờ đó sóng radar sẽ đi xa hơn giới hạn đường chân trời của mình. Nhược điểm của hệ thống này là sự tồn tại của “vùng tối”, nơi mà radar không thể “nhìn” thấy gì. Radar dùng cơ chế sóng mặt đất, còn gọi là OTH-SW, dựa vào việc làm cho sóng radar lan truyền theo bề mặt của đại dương, đi xa hơn “đường chân trờ”. Do đó, OTH-SW phải được đặt trên bờ biển, và nó không có vùng tối. Còn OTH-B có thể triển khai ở bất kỳ đâu. Những hệ thống radar ngoại biên thường có kích thước rất lớn so với các radar thường.
Tuy nhiên, các hệ thống này có điểm yếu là lượng điện tiêu thụ khổng lồ và phải được xây dựng trên những địa hình thoáng và bằng phẳng. Sự thiếu cơ động cũng biến các radar OTH trở thành mục tiêu dễ bị tấn công. Nhiều nước đã chuyển sang đầu tư cho các hệ thống cảnh báo sớm trên không.
Pháo điện từ
Pháo ray điện từ trường (Railgun) sử dụng năng lượng điện từ trường thay cho thuốc phóng để đẩy viên đạn bay rất xa, có thể phá hủy mục tiêu bằng chính động năng của nó. Về nguyên tắc, pháo ray điện sử dụng nguyên tắc lực điện từ Lorentz để đẩy viên đạn rời nòng pháo bằng hai khối tụ điện lắp song song. Nhờ nguồn điện tích lũy cực lớn, lực đẩy điện tử của pháo ray điện tạo ra sơ tốc tới 9.000km/giờ (2,5km/giây) cho viên đạn được phóng đi. Viên đạn được ổn định quỹ đạo nhờ 4 cánh lái nhỏ nằm phần đuôi. Với vận tốc gấp vài lần tốc độ âm thanh, nó vượt qua khoảng cách 160km trong vòng vài giây và tấn công mục tiêu định trước bằng khả năng xuyên phá động năng cực lớn.
Theo thông tin từ cộng đồng tình báo Mỹ, pháo ray của Trung Quốc có khả năng tấn công một mục tiêu trên khoảng cách 124 dặm (200 km) với tốc độ lên tới 1,6 dặm /s (2,5 km/s). Pháo ray điện từ trường từ lâu đã là một trong những vũ khí có nguyên lý vật lý mới, là mong muốn của quân đội các quốc gia Nga, Iran và Mỹ do tính hiệu quả về chi phí, các chiến hạm được trang bị một khẩu pháo có tầm bắn của tên lửa có điều khiển, dẫn đường với độ chính xác cao.
Những viên đạn (có thể là đạn dưới cỡ), sử dụng trong pháo ray của Trung Quốc có giá thành mỗi quả từ 25.000 – 50.000 USD, các nhân viên tình báo cho biết. Dù đây không phải là một so sánh chính xác vì mỗi loại vũ khí sử dụng công nghệ khác nhau, nhưng tên lửa hành trình Tomahawk chống tàu của Mỹ có giá thành ước tính là 1,4 triệu USD, nhưng tên lửa Tomahawk có thể bị đánh chặn, còn đạn Railgun thì không thể.
Từ năm 2015 đến 2017, vũ khí nguyên tắc vật lý mới được các nhà khoa học quân sự Trung Quốc tinh chỉnh để mở rộng phạm vi tấn công và tăng cường khả năng phá hủy. Tháng 12/2017, pháo ray điện từ trường được gắn thành công trên một chiến hạm nổi và bắt đầu thử nghiệm trên biển, một kỳ tích mà các cường quốc quân sự, không nước nào đạt được. Các chuyên gia Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành thử nghiệm trên biển và hoàn thiện thiết kế năm 2023.

Cuộc đua pháo điện từ giữa Mỹ và TQ:

Tác động, ảnh hưởng lớn đến tranh chấp Biển Đông

Kể từ năm 2010 đến nay, Mỹ và Trung Quốc liên tục công bố thông tin, hình ảnh và kế hoạch về phát triển pháo điện từ (pháo ray điện từ trường). Việc hai cường quốc hàng đầu thế giới tìm mọi cách để sở hữu loại vũ khí được coi là nguy hiểm hàng đầu này sẽ có những tác động, ảnh hưởng đến tình hình Biển Đông.
Pháo điện từ – bước đột phá của hỏa lực hải quân
Ngày nay hải quân có 3 loại hình yểm trợ hỏa lực gồm pháo hạm, tên lửa hành trình và không quân hải quân, trong đó không quân hải quân đảm nhiệm vai trò tiến công chủ lực. Theo các chuyên gia quân sự, việc sử dụng kết hợp giữa pháo và tên lửa hành trình, trong đó pháo đảm nhận nhiệm vụ chi viện hỏa lực chủ yếu là một giải pháp hiệu quả cao.
Pháo chính xác tầm xa có thể tạo ra một cuộc cách mạng so với các hệ thống pháo hiện nay. Tuy nhiên chúng lại không thể đảm nhiệm tiêu diệt toàn bộ các mục tiêu do tầm bắn hạn chế. Áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện nay có thể làm tăng tầm bắn của các hệ thống pháo, nhưng lại làm gia tăng chi phí đáng kể.
Bị hạn chế bởi giới hạn vật lý và chi phí, các hệ thống pháo thông thường hiện đã đạt tới giới hạn về tầm bắn. Mặc dù đạn tăng tầm có điều khiển ra đời đã nối dài tầm bắn của các hệ thống pháo thông thường, song yêu cầu về kích thước, nhiên liệu và thuốc nổ làm cho chi phí của loại đạn này khá cao. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa là phương tiện tốt hơn đạn pháo tăng tầm trong việc tiến công các mục tiêu từ khoảng cách trên 100 km. Tuy nhiên giá thành của tên lửa cũng không hề rẻ và số lượng tên lửa mà các chiến hạm mang theo cũng chỉ giới hạn ở con số từ vài chục cho đến khoảng 100 quả.
Pháo điện từ được coi là giải pháp yểm trợ hỏa lực tầm xa không thông thường hiệu quả nhất. Sơ tốc của đạn tăng lên chính là nhân tố chủ yếu để tăng tầm bắn, uy lực sát thương và khả năng phản ứng vì pháo điện từ không sử dụng liều phóng hoặc thuốc nổ. Trong thế kỷ 21, nhiệm vụ tiến công của hải quân sẽ tăng lên, bao gồm tiến công tung thâm, ngăn chặn, yểm trợ không chiến tầm gần và yểm trợ hỏa lực trên biển. Pháo điện từ được coi là phương tiện thích hợp với nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trên biển. Nếu so sánh một pháo điện từ tốc độ đạn Mach 7, nhịp bắn 6 phát/phút với các máy bay F/A-18 trên tàu sân bay thì pháo điện từ có thể bắn một khối lượng đạn gấp 2 lần, tạo ra uy lực sát thương gấp 3 lần và số lượng mục tiêu gấp 10 lần so với F/A-18.
Pháo điện từ là gì?
Pháo ray điện từ trường (Railgun) sử dụng năng lượng điện từ trường thay cho thuốc phóng để đẩy viên đạn bay rất xa, có thể phá hủy mục tiêu bằng chính động năng của nó. Về nguyên tắc, pháo ray điện sử dụng nguyên tắc lực điện từ Lorentz để đẩy viên đạn rời nòng pháo bằng hai khối tụ điện lắp song song. Nhờ nguồn điện tích lũy cực lớn, lực đẩy điện tử của pháo ray điện tạo ra sơ tốc tới 9.000km/giờ (2,5km/giây) cho viên đạn được phóng đi. Viên đạn được ổn định quỹ đạo nhờ 4 cánh lái nhỏ nằm phần đuôi. Với vận tốc gấp vài lần tốc độ âm thanh, nó vượt qua khoảng cách 160km trong vòng vài giây và tấn công mục tiêu định trước bằng khả năng xuyên phá động năng cực lớn.
Theo thông tin từ cộng đồng tình báo Mỹ, pháo ray của Trung Quốc có khả năng tấn công một mục tiêu trên khoảng cách 124 dặm (200 km) với tốc độ lên tới 1,6 dặm /s (2,5 km/s). Pháo ray điện từ trường từ lâu đã là một trong những vũ khí có nguyên lý vật lý mới, là mong muốn của quân đội các quốc gia Nga, Iran và Mỹ do tính hiệu quả về chi phí, các chiến hạm được trang bị một khẩu pháo có tầm bắn của tên lửa có điều khiển, dẫn đường với độ chính xác cao.
Những viên đạn (có thể là đạn dưới cỡ), sử dụng trong pháo ray của Trung Quốc có giá thành mỗi quả từ 25.000 – 50.000 USD, các nhân viên tình báo cho biết. Dù đây không phải là một so sánh chính xác vì mỗi loại vũ khí sử dụng công nghệ khác nhau, nhưng tên lửa hành trình Tomahawk chống tàu của Mỹ có giá thành ước tính là 1,4 triệu USD, nhưng tên lửa Tomahawk có thể bị đánh chặn, còn đạn Railgun thì không thể.
Thực tế, nguyên tắc hoạt động của pháo điện từ đã được phát hiện từ rất lâu, nhưng do những rào cản về kỹ thuật, đặc biệt là cần nguồn cung năng lượng điện cực lớn, nên việc áp dụng nó vào thực tế không phải là việc dễ dàng. Có thể lấy ví dụ ở dòng pháo ray điện Hải quân Mỹ đang phát triển, nó cần nguồn năng lượng điện tới 25 Megawatt. Để mang được khẩu pháo tối tân này cần chiến hạm cỡ lớn không
phải đơn giản để chở theo khẩu pháo, mà là chở các máy phát điện cung cấp năng lượng cho chúng. Cũng chính vì lý do này, khu trục hạm lớp Zumwalt với lượng choán nước tới 200.000 tấn với hệ thống động cơ phát điện gas-turbin mới đủ khả năng cung cấp năng lượng cho các tổ hợp pháo ray điện hoạt động.
Một số ưu, nhược điểm của pháp điện từ
Pháo ray điện từ về nguyên lý sử dụng nguyên tắc đảo chiều từ trường để tạo lực đẩy điện từ giúp tạo sơ tốc cực lớn cho đầu đạn (xuyên phá động năng) nằm giữa hai ray điện. Hệ thống sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng điện nên kết cấu hệ thống đơn giản và tận dụng không gian vốn rất hạn chế trên hạm để mang được cơ số đạn chiến đấu lớn hơn. Công nghệ sử dụng khả năng sát thương động năng này cũng không bị ảnh hưởng của các yếu tố thời gian hay thời tiết. So với tên lửa, pháo ray điện có nhiều lợi thế về chi phí sử dụng rẻ, bảo quản dễ dàng và hiệu năng chiến đấu cao. Thực tế, chiến hạm dù có lớn tới đâu cũng chỉ mang được một số lượng đạn tên lửa nhất định. Khi sử dụng hết để nạp lại, chiến hạm buộc phải quay về cảng hoặc hệ thống chuyên dụng để nạp đạn. Pháo ray điện không cần điều này vì cơ cấu đạn nhỏ, có thể dễ dàng vận chuyển như đạn pháo thông thường, thậm chí là tiếp vận ngay trên biển. Trong tác chiến, đạn tên lửa có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gây nhiễu có thể trượt mục tiêu nếu hệ thống dẫn đường bị vô hiệu hóa. Đối với pháo ray điện thì không. Khả năng bay thuần quán tính, tốc độ siêu thanh, đầu đạn tấn công có phản xạ tiết diện nhỏ nên việc ngăn chặn hoặc gây nhiễu chúng gần như là không thể.
Về giá thành, mỗi tên lửa tấn công có giá tới hàng trăm tới hàng triệu USD cho mỗi đơn vị, còn mỗi đơn vị đạn pháo ray điện từ sử dụng chỉ khoảng vài chục nghìn USD. Trong khi đó, tầm bắn của pháo ray điện đã đạt gần tương đương so với các dòng tên lửa phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, pháo ray điện cũng có những yếu điểm về việc cần nguồn cung năng lượng lớn, khi tạo lực đẩy từ trường kháng trở của hệ thống dây dẫn phát nhiệt rất lớn gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động ổn định trong thời gian dài. Những yếu tố này đang được khắc phục nhờ sự tiến bộ của công nghệ vật liệu mới và siêu dẫn. Với những ưu thế vượt trội so với các dòng vũ khí hải quân truyền thống hiện nay, việc pháo ray điện từ xuất hiện có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong khái niệm tác chiến hải quân.
Giới chuyên gia nhận định, do pháo điện từ sử dụng lực điện từ để bắn đi các quả đạn kim loại với tốc độ siêu thanh (từ Mach 4 đến Mach 7). Điều này cho phép nó bắn đạn được xa hơn và gây ra tổn thất lớn hơn các loại đạn dùng lực đẩy của thuốc súng. Các tàu chiến được trang bị pháo điện từ đều sẽ có sức mạnh vô hiệu hóa “gần như bất cứ tàu nào của đối phương ngay tức thì”. Chuyên gia Justin Bronk tại Viện nghiên cứu Royal United Services nhận định nếu như mẫu pháo điện từ trên chứng minh được khả năng hoạt động, thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có khả triển khai loại đạn siêu vượt âm với khả năng làm vô hiệu hóa hạm đội của đối phương trước khi cuộc chiến toàn diện nổ ra. Điều đó sẽ mang lại cho Bắc Kinh lợi thế ở nhiều khu vực tranh chấp trên thế giới. Bên cạnh đó, theo ông Bronk, đạn pháo điện từ rẻ hơn và dễ tích trữ hơn ngư lôi hoặc tên lửa. Chúng dễ đánh trúng vào các tên lửa của đối phương hơn, điều đó khiến chúng trở nên ưu việt hơn bất cứ loại vũ khí nào đang được lắp đặt trên các tàu tuần dương hoặc tàu khu trục hiện nay. Tuy nhiên, pháo điện từ đòi hỏi một lượng điện rất lớn để vận hành. Vì thế, tàu chiến cần phải có thiết kế chuyên biệt để lắp đặt được nó.
Đánh giá về pháo ray điện, nhiều học giả quốc tế, trong đó có Nga nhận định pháo ray điện về bản chất là bước đệm và nền tảng cho các dòng vũ khí sử dụng năng lượng điện từ trong tương lai, chứ không phải là vũ khí mang tính cách mạng. “Nó có thể được lắp đặt trên tàu chiến và tấn công nhiều dạng mục tiêu khác nhau, nhưng thực sự hiện nay nó còn rất cồng kềnh. Dải nhiệm vụ của dòng vũ khí này rất hẹp”, chuyên gia Học viện Tên lửa và pháo binh Nga, Constantine Sivkov nhận xét. Còn theo đánh giá của chuyên gia quân sự Nga, Yuri Knutov, pháo ray điện chỉ có hiệu quả trong nhiệm vụ phá hủy… lô cốt, bongkee của đối phương. Mỹ có thể nhanh chóng sản xuất pháo ray điện trong vòng 10-15 năm tới. Pháo ray điện hiện tại mới chỉ thể hiện ở các ưu điểm về sơ tốc đầu đạn và chi phí thấp do không còn sử dụng thuốc nổ truyền thống.
Quá trình nghiên cứu, chế tạo của Trung Quốc
Pháo ray điện từ trường của Trung Quốc xuất hiện trên truyền thông lần đầu tiên năm 2011, được bắt đầu đưa vào thử nghiệm năm 2014. Từ năm 2015 đến 2017, vũ khí nguyên tắc vật lý mới được các nhà khoa học quân sự Trung Quốc tinh chỉnh để mở rộng phạm vi tấn công và tăng cường khả năng phá hủy. Tháng 12/2017, pháo ray điện từ trường được gắn thành công trên một chiến hạm nổi và bắt đầu thử nghiệm trên biển, một kỳ tích mà các cường quốc quân sự, không nước nào đạt được. Các chuyên gia Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành thử nghiệm trên biển và hoàn thiện thiết kế năm 2023.
Theo giới chức tình báo Mỹ, Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm pháp điện từ lắp đặt trên biển. Tàu chiến Trung Quốc được trang bị pháo điện từ có vẻ là tàu đổ bộ tăng Haiyangshan (Type 072 lớp Yuting). Con tàu dài 120m này thường vận chuyển xe tăng và trực thăng thực hiện các hoạt động tác chiến đổ bộ, nó có thể vận chuyển được 4.800 tấn hàng hóa. Tàu được trang bị 3 tổ hợp pháo phòng không 37mm H / PJ76F. Tất cả các tàu đổ bộ 072III đều do nhà máy đóng tàu Zhonghua Thượng Hải sản xuất. Haiyangshan có lẽ là đã được sửa đổi đặc biệt để lắp đặt được hệ thống cung cấp điện và hệ thống làm mát nhằm hỗ trợ vận hành pháo điện từ.
Quá trình nghiên cứu, chế tạo của Mỹ
Từ giữa những năm 2000, Mỹ đã chi hàng trăm triệu dành cho chương trình súng điện từ. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia của Mỹ năm 2019 có dành 20 triệu USD đầu tư cho chương trình súng điện từ của quân đội Mỹ. Trong khi đó, chuyên gia quân sự Carl Schuster, cựu Giám đốc tại Ủy ban Tình báo Hỗn hợp thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ), khẳng định nếu thông tin trên là chính xác, khẩu súng có thể đã “đi vào hoạt động trong vòng một hoặc hai năm”.
Mỹ hiện tại là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực pháo ray điện từ và đã cho ra mắt 2 mẫu súng ray điện do hãng General Atomics và BAE Systems phát triển. Các nguyên mẫu này đã bắn thành công các đầu đạn nặng tới 9kg với sơ tốc rời nòng đạt Mach 7 và tầm bắn đạt tới 160 km. Mỹ dự kiến sẽ giới thiệu các mẫu pháo ray điện từ nâng cấp trong năm 2016 uy lực hơn với công suất cực đại đạt 32 Megawatt. Sau khi hoàn thiện, pháo ray điện sẽ được trang bị trước tiên trên các khu trục hạm lớp Zumwalt.
Theo hãng tin CNBC, Mỹ dự đoán Trung Quốc sẽ có pháo điện từ sẵn sàng tác chiến vào năm 2025. Theo chuyên gia Andrey Leonkov, Mỹ đang tập trung phát triển pháo điện từ không plasma. Trong một thí nghiệm mới đây, một khẩu pháo điện từ của Mỹ đã bắn thành công một viên đạn nặng 10kg với tốc độ 2,5km/s. Pháo điện từ được cho là có thể định nghĩa lại chiến tranh tương lai. Một vũ khí như thế có thể thay thế tên lửa hành trình hay đạn pháo thông thường ở tầm bắn 300-400km. Thậm chí theo Izvestia, pháo điện tử có thể sử dụng làm vũ khí chống vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Giới chức Hải quân Mỹ tuyên bố, việc trang bị pháo ray điện có thể sẽ thay đổi nguyên tắc các cuộc hải chiến trong tương lai. Đây sẽ là vũ khí giúp Mỹ tiếp tục vị trí siêu cường của mình và kiểm soát các đại dương.
Trong khi đó, trang tin Scout Warrior dẫn lời các quan chức của Lầu Năm Góc cho hay, Bộ Quốc phòng Mỹ đang đẩy nhanh chương trình phát triển đạn siêu tốc (HVP). HVP là một loại đạn pháo công nghệ cao, với sự giúp đỡ của các bao dẫn khác nhau (thành phần dẫn đạn trong nòng) mà nó có thể được bắn đi từ pháo 127 mm, 155 mm, hoặc từ hệ thống vũ khí EM. Trong tất cả các trường hợp phần đầu đạn là như nhau. HVP có thể chống lại một loạt các mục tiêu – mặt đất, mặt nước hay trên không. Đạn HVP tương lai sẽ được sử dụng trong cả tác chiến phòng không, mục tiêu của nó bao gồm cả tên lửa đạn đạo và các loại đạn dẫn đường. Đạn có thể mang lõi xuyên Wolfram để phá hủy mục tiêu bọc giáp hoặc lắp đầu nổ mảnh nhằm sát thương sinh lực địch. Đạn có chiều dài đến 610 mm và nặng 12,7 kg. Hệ thống dẫn đường của HVP hiện vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên có thể thấy rằng đạn được lắp thiết bị điện tử có độ bền cao nhằm đảm bảo chịu được gia tốc cực lớn khi bắn.
Ban đầu, đạn HVP được thiết kế dành riêng cho pháo ray điện từ (railgun) của Hải quân Mỹ nhưng nay, nó có thể được sử dụng trên các hệ thống vũ khí hiện có như pháo tự hành. Pháo ray điện từ sử dụng lực điện từ để phóng đạn HVP, tạo ra sơ tốc tới 8.000km/h, và đạt tầm bắn 160-180 km. Đạn HVP phá hủy mục tiêu nhờ vào động năng từ vụ va chạm với tốc độ siêu cao. Đạn như vậy không cần đến chất nổ. Loại đạn đặc biệt này có thể sử dụng trên các loại pháo truyền thống cỡ nòng 5 inchs. Công nghệ lực đẩy điện từ cho phép HVP có sơ tốc đầu đạn lớn hơn các loại pháo truyền thống, nhưng chậm hơn so với đạn trên pháo ray điện. Hải quân Mỹ có kế hoạch đến năm 2020 sẽ trang bị pháo ray điện từ cho các tàu khu trục lớp Zumwalt (DDG 1000) và các tàu tuần dương.
Ngoài ra, hướng phát triển pháo ray điện trong tương lai có thể được áp dụng trên xe tăng. Với khả năng cung cấp lực đẩy lớn hơn nhiều lần so với pháo truyền thống, pháo ray điện sẽ tạo ra cuộc cách mạng khi được trang bị trên các phương tiện chiến đấu trên bộ, trong đó có xe tăng. Đánh giá về hướng phát triển này, Tư lệnh Lục quân Mỹ, tướng Mark Milly cho biết: “Chúng ta đang đứng ở ngưỡng cửa của sự thay đổi cơ bản về bản chất của các loại vũ khí lục quân”.
Pháo điện từ sẽ sẽ khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, mất kiểm soát
Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí hiện đại. Thời gian tới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ đưa số vũ khí trên đến những vùng biên như Tây Tạng, Tân Cương, Biển Đông, biển Hoa Đông. Tuy nhiên, thời điểm triển khai số vũ khí trên còn là một ẩn số đối với các nước. Theo các tài liệu của giới tình báo Mỹ trong năm 2018 được kênh CNBC
tiết lộ, nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng Trung Quốc có khả năng lắp đặt súng điện từ trên tàu khu trục từ năm 2025.
Theo văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ, súng điện từ thực sự là “nhân tố thay đổi cuộc chơi trên mặt trận”. Kênh RT (Nga) đánh giá súng điện từ có thể chuyển cán cân sức mạnh hải quân từ hàng không mẫu hạm sang tàu chiến mặt nước.
Trong bối cảnh Mỹ và cộng đồng quốc tế liên tục chỉ trích các hoạt động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những hành động trên của Bắc Kinh là đi ngược lại cam kết không quân sự hóa, không chạy đua vũ trang trong khu vực do chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra. Nếu Trung Quốc tiếp tục ngoan cố, bất chấp công luận và luật pháp quốc tế để triển khai phi pháp hệ thống vũ khí điện từ ở Biển Đông sẽ là hành động leo thang căng thẳng nguy hiểm, có khả năng châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang và khả năng xảy ra xung đột quân sự trong khu vực.
Không những vậy, nếu Trung Quốc đơn phương triển khai hệ thống vũ khí điện từ ra các đảo nhân tạo ở Trường Sa (của Việt Nam, bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép) sẽ là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng từng tuyên bố “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hành động (triển khai vũ khí, quân sự hóa Biển Đông) của Trung Quốc không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không phù hợp với nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng trên biển cũng như xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, trái với tinh thần và nội dung của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cũng như việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông và khu vực”. Đồng thời, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh “Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nêu trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có hành động làm phức tạp tình hình; đóng góp thiết thực và tích cực vào phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông và khu vực”.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.