RAND Corp: Nga quậy phá, Trung Quốc bạn bè – Lê Minh Nguyên dịch
(RAND Corp) Nga là quốc gia quậy phá chứ không phải là bạn bè; Trung Quốc là bạn bè chứ không phải là quốc gia quậy phá
Với những thách thức khác nhau, cần có những phản ứng khác nhau
-James Dobbins, Howard J. Shatz, Ali Wyne
(RAND Corp là tổ chức think tank, nghiên cứu chính sách toàn cầu của Mỹ, được lập ra năm 1948 bởi Công ty máy bay Douglas Aircraft Company để cung cấp việc nghiên cứu và phân tích cho Quân Đội Hoa Kỳ. RAND Corp được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ và nguồn lực tư, các công ty, các trường đại học và các cá nhân. Ở Việt Nam RAND Corp được biết đến nhiều trong thời chiến tranh. Chúng ta không ai thích Cộng Sản Trung Quốc vì chính sách Thiên Triều thực dân mới của họ, nhưng chúng ta cần khách quan và trung thực trong việc đánh giá tình hình để không chủ quan lạc hướng cho cách mạng dân chủ VN. Nghiên cứu của RAND Corp có thể đi ngược với những gì chúng ta nhìn về TQ, nhưng nó giúp chúng ta chạm chân thực tế trong các tính toán chiến lược của HK.)
Nga và Trung Quốc đại diện cho những thách thức khác biệt đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Nga không phải là nuớc cạnh tranh trong tinh thần bạn bè hay gần như bạn bè mà là một quốc gia quậy phá đuợc vũ trang tốt để tìm cách lật đổ trật tự quốc tế mà Nga không bao giờ có thể hy vọng thống trị được.
Ngược lại, Trung Quốc là quốc gia cạnh tranh bạn bè, muốn định hình một trật tự quốc tế mà TQ thèm muốn sẽ thống trị.
Cả hai nuớc đều tìm cách để thay đổi hiện trạng, nhưng chỉ có Nga là tấn công các quốc gia láng giềng, sáp nhập lãnh thổ chiếm được và hỗ trợ các lực lượng nổi dậy địa phương để xé ra thu tóm thêm lãnh thổ. Nga ám sát các đối thủ trong và ngoài nước, can thiệp vào các cuộc bầu cử nước ngoài, lật đổ các nền dân chủ nước ngoài và hoạt động để phá hoại các định chế của châu Âu và Đại Tây Dương.
Ngược lại, ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc chủ yếu dựa trên các biện pháp tích cực hơn: thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển. Những đặc tính này làm cho Trung Quốc ít trở thành một mối đe dọa trước mắt nhưng lại là một thách thức dài hạn lớn hơn nhiều.
Trong nhịp điệu quân sự, Nga có thể được kiềm chế, nhưng Trung Quốc thì không thể. Sự chiếm được ưu thế quân sự của TQ ở Đông Á sẽ tăng lên theo thời gian, buộc Hoa Kỳ phải chấp nhận trả những giá cao và các rủi ro lớn hơn chỉ để đảm bảo các cam kết hiện đang có. Nhưng đó là địa kinh tế, hơn là địa chính trị, mà trong đó cuộc tranh đua lãnh đạo thế giới sẽ diễn ra. Chính trong lĩnh vực địa kinh tế, sự cân bằng ảnh hưởng toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Những phát hiện chính yếu:
A.
Trung Quốc tiêu biểu cho một thách thức địa kinh tế lớn hơn đối với Hoa Kỳ so với Nga
* GDP lợi tức bình quân đầu người của Trung Quốc gần ngang bằng Nga; trong khi dân số TQ gấp tám lần Nga và tốc độ tăng trưởng gấp ba lần Nga.
* Tính đến năm 2017, nền kinh tế của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Nga thứ 11.
* Chi tiêu quân sự của Nga thấp hơn của Trung Quốc và khoảng cách đó có khuynh huớng cứ tăng dần lên.
* Nga nhỏ hơn TQ nhiều, các triển vọng kinh tế thì nghèo kém hơn và ít có khả năng gia tăng sức mạnh quân sự nhanh chóng trong dài hạn.
B.
Nga là mối đe dọa quân sự trực tiếp và gần gũi hơn đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ so với Trung Quốc, nhưng có thể chống lại được.
* Nga có thể sẽ vẫn vượt trội về mặt quân sự so với tất cả các nước láng giềng kề cận, ngoại trừ Trung Quốc.
* Nga dễ bị tổn thương trước một loạt các biện pháp ngăn chặn phi quân sự, như trừng phạt kinh tế Nga và hạn chế thu nhập của Nga trong việc xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch; tuy nhiên, những nỗ lực đa phương sẽ hiệu quả hơn các hoạt động đơn phương chỉ một mình Hoa Kỳ.
C.
Trung Quốc tiêu biểu cho một thách thức quân sự khu vực và cho kinh tế toàn cầu
* Về mặt quân sự, Trung Quốc có thể được kềm chế trong một thời gian nữa; về mặt kinh tế, TQ đã phá vỡ các ràng buộc khu vực.
* Nga hậu thuẩn các phong trào chính trị cực hữu và cực tả nhằm phá vỡ nền chính trị của các xã hội đối nghịch, và nếu có thể, dựng lên các chế độ thân Nga hơn. Trung Quốc thì nguợc lại, dường như thờ ơ với các thể loại chính quyền của các nuớc mà TQ tương tác, nên làm tăng sức hấp dẫn của TQ như là một đối tác kinh tế.
Các đề nghị:
* Trong lĩnh vực an ninh, Hoa Kỳ nên tiếp tục kềm giữ Đông Á và Đông Nam Á, chấp nhận những tốn kém và rủi ro lớn hơn trong việc đối trọng lại khả năng quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Trong khi đó, Washington nên giúp các đồng minh và đối tác của mình trong khu vực, giúp dựng lên các hệ thống chống tiếp cận không cho vào vùng (A2/AD) của riêng họ. Cuối cùng, Hoa Kỳ nên tận dụng mọi cơ hội để giải quyết các vấn đề khúc mắc cùng loại bỏ các điểm căng thẳng Trung-Mỹ, nhận chân rằng vị thế thương lượng của mình sẽ dần xấu đi theo thời gian.
* Trong lĩnh vực kinh tế, Hoa Kỳ cần cạnh tranh hiệu quả hơn ở những thị trường nước ngoài, kiên trì và tăng cường các chuẩn mực quốc tế về thương mại và đầu tư, cùng khích lệ Trung Quốc hoạt động bên trong các khuôn khổ đó. Với những nỗ lực của Trung Quốc muốn lãnh đạo khu vực công nghệ cao trong dài hạn, cùng những lợi thế tiềm năng mà sự lãnh đạo đó mang lại, Hoa Kỳ cũng cần cải thiện môi trường sáng tạo. Các biện pháp nên bao gồm việc tài trợ lớn hơn cho nghiên cứu, tìm cách giữ lại các nhà khoa học và công nghệ nước ngoài được đào tạo ở Hoa Kỳ, và cải cách luật lệ nhằm làm dễ dàng việc ra mắt sản phẩm, và cải tiến cho quy trình vận hành được tốt hơn trong các doanh nghiệp và thị trường.
* Để đáp lại Sáng kiến Vành Đai Con Đường của Trung Quốc, Hoa Kỳ nên có những tiếp cận ưu đãi của mình đối với các thị trường lớn nhất thế giới, các nước công nghiệp của Châu Âu và Châu Á; hỗ trợ các quốc gia tăng cường kết nối với nền kinh tế thế giới; làm việc với các đối tác để đảm bảo sự minh bạch hơn trong các dự án Vành Đai Con Đường của Trung Quốc; và gia tăng hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu và các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
* Trong tất cả những thách thức này, Hoa Kỳ cần phối hợp hành động một cách thành công hơn với các đồng minh và đối tác thương mại.
Lê Minh Nguyên dịch – 11/2/2019
0 comments