Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 31/12/2018

Tuesday, January 1, 2019 7:27:00 AM // ,

No sub-categories

Tin Việt Nam – 31/12/2018

Việt Nam kết án 40 nhà hoạt động

với tổng án tù 300 năm trong năm 2018

Tin từ Hà Nội – Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), chính thể CSVN đã kết án 40 nhà hoạt động với tổng mức án 300 năm tù giam và 69 năm quản chế trong năm 2018.
Trong số 40 nhà hoạt động này thì có 16 nhà hoạt động bị kết tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79. Tổ chức Hội Anh em Dân chủ có 8 thành viên bị kết án vì tội danh này, tiếp theo là tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết có 5 thành viên bị xử án tù vì tội danh này.  Người bị kết án nặng nhất là ông Lê Đình Lượng – 20 năm tù và 5 năm quản chế. Những người bị án dài tiếp theo là ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Quốc Hoàn.
Sáu nhà hoạt động bị kết án theo tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” gồm có các ông Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc, Bùi Hiếu Võ, Nguyễn Viết Dũng và Nguyễn Đình Thành bị án tù từ sáu đến tám năm tù giam và 3 hoặc 4 năm quản chế.  Bốn Facebookers Trương Đình Khang, Nguyễn Hồng Nguyên, Đoàn Khánh Vinh Quang và Bùi Mạnh Đồng bị kết án với tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” với mức án nhẹ nhất là 1 năm và nặng nhất là 2 năm 6 tháng.
Nhà báo công dân Đỗ Công Đương bị khép hai tội danh theo Điều 331 và “Gây rối trật tự công cộng”. Ông bị xử với tổng mức án là 9 năm.  9 nhà hoạt động và 64 người biểu tình ôn hoà trong giữa tháng Sáu bị khép tội “gây rối trật tự công cộng” và bị xử mức án từ 8 đến 6 năm tù giam.
Năm tới, chính quyền Việt Nam có thể sẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến mạnh hơn nếu việc áp dụng Luật An ninh mạng được thực hiện một cách nghiêm khắc. Nhiều nhà hoạt động và Facebooker có thể sẽ bị bắt và kết án vì một luật được cho là công cụ để bịt miệng giới bất đồng chính kiến.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/viet-nam-ket-an-40-nha-hoat-dong-voi-tong-an-tu-300-nam-trong-nam-2018/

Thiên tai mới nhất tiếp tục gây thiệt hại

về người và tài sản tại miền Trung

Theo báo cáo hôm 31/12 của Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết tình hình thiên tai mới nhất gây nhiều thiệt hại về người và tài sản ở nhiều tỉnh miền Trung.
Theo báo cáo, tính đến chiều ngày 30/12 vụ sạt lở đất trong ngày tại thôn Khánh, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa khiến 3 người chết. Tại tỉnh Phú Yên 1 người chết do lũ cuốn trôi, 384 nhà bị chìm trong nước.
Về Nông nghiệp, có hơn 10.000 héc ta lúa bị ngập trãi đều tại các địa phương như Huế, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
Về thủy lợi, hơn 50m đê kè và 35m tuyến đê sông bị sói lở nặng tại Bình Định, hơn 460 m3 đất đá sạt lở tại Phú Yên cùng với sự sạt lở bờ biển tại một số khu vực dọc các tỉnh giáp biển.
Về giao thông, một số tuyến đường bị ngập trong nước sâu tới hơn nữa mét gây ra tình trạng giao thông hỗn loạn tại một số nơi như Phú Yên. Một số tuyến đường tại Khánh Hòa sau khi nước rút nhưng vẫn còn sạt lở đất nên hiện chưa thông các tuyến đường.
Theo văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương Về Phòng Chống Thiên tai, để chủ động ứng phó với tình hình, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và đội tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tập trung theo dõi chặt chẻ các diễn biến thời tiết để kịp thời thông báo đến người dân và tàu thuyền ngoài khơi không vào vùng nguy hiểm.
Ngoài ra, các tỉnh miền Trung chủ động kiểm tra và thực hiện các phương án đối phó với tình hình mưa lũ có thể diễn biến phức tạp trong vài ngày tới do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh. Đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt và đảm bảo các công trình hồ chứa nước và các đập thủy điện.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/natural-disasters-cause-many-losses-in-people-and-property-in-the-central-region-12312018081939.html

Trụ sở ban chỉ huy quân sự xã bị đập phá

Một nhóm khoảng 20 thanh niên đã đập phá trụ sở Ban chỉ huy quân sự xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long vào tối 30/12. Lý do được nói là có xích mích với người của Ủy Ban Xã.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 31/12 cho biết vào khoảng 8 giờ tối ngày 30/12, một vài thanh niên sau khi đi dự đám cưới ở địa phương thì chạy xe vào Ủy Ban Nhân Dân xã Long An rú ga, nẹt ống bô khiến một người dân quân thường trực và hai người giữ xe lại nhắc nhở.
Vì xảy ra xích mích nên một lúc sau có một nhóm thanh niên khoảng 20 người kéo đến tấn công, dùng kéo đâm người dân quân và hai người giữ xe nói trên.
Ông Nguyễn Hoàng Sang, Phó trưởng Công an xã, được cho biết đã có mặt tại hiện trường và nổ súng chỉ thiên nhưng nhóm thanh niên vẫn tấn công. Ông Sang và 3 người bị thương của Ủy Ban nói trên đã chạy vào Trụ sở Công an và đi qua cửa sau vào Trụ sở Ban chỉ huy quân sự xã để lánh nạn và gọi điện thoại Công an huyện hỗ trợ.
Tuy nhiên, nhóm thanh niên vẫn tiếp tục truy lùng nhóm người của Ủy Ban và dùng ghế gỗ đập phá khiến nhiều tài sản bị hư hỏng, nhưng bỏ chạy khi thấy lực lượng 113 đến hiện trường.
Tin cho hay, ba người bị thương được cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long nhưng lại tiếp tục xảy ra xô xát với một số người khác bị nghi ngờ thuộc nhóm thanh niên nói trên.
Hiện công an địa phương được nói có mặt tại bệnh viện bắt giữ được hai thanh niên và đang tiếp tục điều tra vụ việc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-headquarters-of-the-communal-military-headquarters-smashed-12312018075757.html

Người dân liên tục mất tiền

do tội phạm Trung Cộng đổ bộ

Các đối tượng Trung Cộng làm thẻ giả bị bắt ở Vũng Tàu – Ảnh: Vietnamnet
Tin Saigon, Việt Nam –  Nhiều người dân Việt Nam sử dụng dịch vụ gửi tiền tại các ngân hàng đã bị mất tiền trong tài khoản, nhiều dấu hiệu cho thấy đây là tội phạm thẻ Trung Cộng, Malaysia.
Báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 12 năm 2018 loan tin, nhiều ngân hàng thừa nhận thời điểm cuối năm là lúc tội phạm thẻ hoạt động mạnh, nhiều người dân đã bị mất tiền.
Một người dân tên Trúc, ở quận Tân Bình, Sài Gòn bỗng dưng bị mất 11 triệu đồng trong tài khoản. Khi chị đến ngân hàng khiếu nại thì nhận được trả lời phải sau 60 ngày mới có kết quả, vì tiền của chị bị mất tại cây ATM của hệ thống ngân hàng khác. Tức là sau Tết cổ truyền dân tộc, chị Trúc mới có câu trả lời của phía ngân hàng.
Một vị khách khác cũng ở Sài Gòn cho biết, thẻ ATM chị vẫn giữ trong người, không tiết lộ mật khẩu cho bất kỳ ai nhưng tiền trong tài khoản của chị cũng bỗng dưng bị mất. Tuy nhiên, phía ngân hàng không chịu trách nhiệm vì khoản tiền bị mất của chị không xác minh được là lỗi của ngân hàng, nên khoản tiền sẽ không được bồi hoàn. Khi khách hàng này tiếp tục khiếu nại thì mới được trả 50% số tiền bị mất.
Ông Lê Huỳnh Hà, thuộc ngân hàng Vietcombank cho biết, đối tượng phạm tội phổ biến là người Trung Cộng và Malaysia. Khi lấy được dữ liệu của khách hàng, chúng chế tạo thẻ giả, sau đó ra các địa phương giáp biên giới Trung Cộng như Quảng Ninh, Hà Giang… rút tiền xong rồi về Trung Cộng.
Gần đây nhất, ngày 20 tháng 12 năm 2018, công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt được 22 đối tượng người Trung Cộng sang Việt Nam để làm thẻ ngân hàng giả và đánh bạc trên mạng. Nhưng ngày hôm sau, công an CSVN đã giao các đối tượng này cho công an Trung Cộng.
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-lien-tuc-mat-tien-do-toi-pham-trung-cong-do-bo/

Cơ quan chức năng Đài Loan bắt giữ

một người  bị tình nghị có dính líu

đến việc giúp cho 152 du khách Việt bỏ trốn

Tin tức loan đi ngày 31 tháng 12 cho biết một người đàn ông gốc Việt họ Trịnh, 30 tuổi, có thẻ thường trú hợp pháp tại Đài Loan đã bị bắt hôm 28 tháng 12. Người này sống tại khu vực Tân Bắc và bị điều tra về việc lái xe chở các du khách Việt rời khỏi khách sạn. Người này cũng bị nghi bao che, giấu các du khách Việt bỏ trốn.
Một phụ nữ nói tiếng Việt cũng bị điều tra với nghi ngờ dính líu vào vụ việc.
Cục Di Dân Đài Loan xác nhận thông tin người đàn ông Việt Nam bị bắt giữ để điều tra với lý do vi phạm Luật Di Dân và Luật Xuất Nhập Cảnh của Đài Loan.
Tin cho biết thêm, người đàn ông bước đầu khai nhận về việc sắp xếp, giúp đỡ cho các du khách Việt Nam bỏ trốn. Với việc làm này anh ta được trả tiền; tuy nhiên anh này phủ nhận cáo buộc bản thân là thành viên của một tổ chức giúp vượt biên trái phép.
Cũng tin liên quan đến vụ 152 du khách Việt Nam bỏ trốn sau khi đến sân bay Cao Hùng vừa qua, đến nay đã tìm được 20 người. Nhiều người trong số này khai ở lại để kiếm việc làm; một số nói do thấy người khác bỏ trốn nên cũng tách đoàn.
Về biện pháp đối với những công ty du lịch liên quan, cơ quan chức năng Việt Nam tước giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Du Lịch Kỳ Nghỉ (Holidays Travel), trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này còn bị phạt 33 triệu đồng.
Holidays Travel thông qua giới thiệu của Công ty ETholiday ở Đài Loan đã cung cấp dịch vụ visa cho 153 khách do Công ty TNHH Thương Mại- Du Lịch Twin Bright ở Hà Nội và Công ty TNHH Thương Mại _ Dịch Vụ Golden Travel cũng ở Hà Nội để tổ chức đoàn đi du lịch Đài Loan.
Một đoàn khởi hành ngày 21/12 và 3 đoàn khởi hành ngày 23 tháng 12; chỉ có một khách trở về Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/viet-tou-tai-12312018081634.html

152 người Việt mất tích: Đài Loan cân nhắc

tăng hình phạt nhập cư trái phép

Theo FocusTaiwan, chính phủ Đài Loan đang lên kế hoạch áp dụng hình phạt khắt khe hơn đối với hành vi liên quan đến nhập cư trái phép sau vụ việc 152 du khách Việt biến mất vào cuối tháng 12.
Tính đến chiều thứ Bảy (29/12), thêm 20 du khách Việt mất tích đã được tìm thấy, còn 128 người khác vẫn đang “mất tích”.
Trước đó, Cơ quan Di trú Quốc gia Đài Loan (NIA) đã xác định được một du khách Việt “thực sự đi du lịch và không hề tách nhóm” và ba du khách Việt khác đã tự rời Đài Loan từ hôm 25/12.
Bắt ba du khách Việt ‘mất tích’ ở Đài Loan
153 du khách Việt sang Đài Loan, 152 người ‘mất tích’
Đài Loan: Người Việt chết đuối khi nhập cư lậu?
Đề nghị nâng mức hình phạt được đưa ra bởi Trương Cảnh Sâm, người phụ trách dự án Tân Hướng Nam, nói hôm 29/12 rằng đang rà soát lại cơ chế quản lý chương trình thị thực Quan Hồng.
Ông Trương nói rằng Bộ Nội vụ đang lên kế hoạch tăng nặng mức tiền phạt và hình phạt đối với lao động nhập cư trái phép, chủ doanh nghiệp thuê lao động, các công ty môi giới liên quan đến buôn người.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ cụ thể thông tin về mức tiền phạt và hình phạt mới.
Trong cuộc họp hôm thứ Bảy, ông Trương cũng yêu cầu các cơ quan thắt chặt biện pháp giám sát người Việt đến Đài Loan qua chương trình Quan Hồng.
Ông Trương đề nghị Bộ Giao thông và Thông tin nên tăng cường rà soát đơn đăng ký tour nhóm và Bộ Nội vụ phải giám sát các khách du lịch theo chương trình Quan Hồng ở biên giới.
Trong khi đó, cảnh sát Đài Loan cũng vừa bắt giữ một người đàn ông Đài Loan, họ Trịnh ở Tân Đài Bắc, bị cáo buộc chứa chấp một số du khách Việt mất tích.
Ông Trịnh phủ nhận cáo buộc ông là thành viên của một đường dây buôn người nhưng thừa nhận giúp đỡ những du khách mất tích tìm nơi ở và nhận tiền của họ, cảnh sát cho biết.
Theo báo Zing, hôm 28/12, thanh tra Sở Du lịch TP.HCM cũng lập biên bản với Công ty TNHH Thương mại Du lịch Kỳ nghỉ Quốc tế (International Holidays Trading Travel Company Limited) – công ty làm visa cho 152 du khách “biến mất” ở Đài Loan.
Ngày 29/12, chánh thanh tra Sở Du lịch Hà Nội quyết định xử phạt hành chính Công ty Golden Travel với số tiền 48,5 triệu đồng và tước giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong 9 tháng kể từ 28/12.
Theo Tuổi Trẻ, công ty này đã có nhiều vi phạm, đáng chú ý là “không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch” và “sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên để hướng dẫn cho du khách”.
Tiếng Việt trở thành môn bắt buộc ở Đài Loan
Hai mươi du khách bị bắt giữ đang bị điều tra quanh các cáo buộc vi phạm luật Di trú, luật Việc làm và Luật Chống buôn người của Đài Loan.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46721308

Luật ANM: cản trở chính

với người dân hay doanh nghiệp?

Một luật sư từ Hà Nội cho rằng Luật An ninh mạng (ANM) sẽ gây cản trở lớn nhất cho các công ty khởi nghiệp, trong lúc đại diện nhóm Save NET có quan điểm chính người dân sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của luật này.
Luật An ninh Mạng, được quốc hội Việt Nam phê duyệt hồi tháng 6/2018, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Trả lời BBC hôm 31/12, Luật sư Trần Vũ Hải bình luận Luật ANM “chưa chắc đã điều chỉnh mạnh mẽ mạng xã hội” mà có lẽ là “đánh vào giới khởi nghiệp doanh nghiệp là chính”.
Cô Nguyễn Vi Yên, một thành viên sáng lập của nhóm Save NET cho rằng “ảnh hưởng lớn nhất của Luật ANM sẽ là đối với người dân”.
Cô cho biết một nhóm các luật sư và chuyên gia luật cùng các thành viên của nhóm Save NET đã hoàn thành biên soạn cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng – Những điều cần biết” và sẽ được công khai vào đúng ngày Luật ANM có hiệu lực.
Nhà báo VN không được làm gì trên mạng xã hội?
Luật An ninh mạng – những trở ngại vô hình
Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM
Luật ANM: Nguy cơ ‘cho cả an ninh và kinh tế’
Luật ANM sẽ ‘đánh’ vào ai?
Vài ngày trước, Hội nhà báo Việt Nam vừa công bố “Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam”, áp dụng cho cả nhà báo có thẻ và “chưa được cấp thẻ”, những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung.
Theo bộ quy tắc có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, các nhà báo Việt Nam, nhóm nghề nghiệp đóng vai trò tạo dư luận và cầu nối giữa truyền thông và người dân, bị yêu cầu được làm và không được làm một số việc cụ thể trên mạng xã hội.
“Tuy người dân có thể tự điều chỉnh đôi chút, sự điều chỉnh lớn nhất rất đáng tiếc lại là chính từ các nhà báo trên mạng xã hội. Theo tôi đây là một sự sai lầm lớn của chính quyền khi các nhà báo mất vai trò dẫn dắt nhất định. Sẽ có các cây bút khác nổi lên,” Luật sư Trần Vũ Hải nhận định.
Trong năm 2019, chúng ta sẽ thấy có một sự chuyển đổi bất ngờ và lý thú trên mạng xã hội Việt Nam.Luật sư Trần Vũ Hải
Ông tiên đoán rằng các cây bút trên mạng xã hội vào năm 2019 sẽ trở nên khôn ngoan hơn.
“Một mặt họ tự điều chỉnh và viết sắc nét hơn, nhưng cũng khó bắt bẻ được. Mặt khác họ cũng sẽ chưa bị Facebook hay Google “bán mình”.
“Trong năm 2019, chúng ta sẽ thấy có một sự chuyển đổi bất ngờ và lý thú trên mạng xã hội Việt Nam. Còn đến năm 2020 thì chúng ta phải chờ xem liệu nhà nước Việt Nam có bắt buộc cưỡng chế được Facebook và Google được không”.
“Thực ra Luật ANM chưa chắc đã điều chỉnh mạnh mẽ mạng xã hội như người ta tưởng tượng ra mà có lẽ là đánh vào giới khởi nghiệp doanh nghiệp là chính”, ông bình luận tiếp.
“Luật ANM đưa ra những căn cứ pháp lý trước đây mơ hồ thì hiện nay những lực lượng khác nhau của an ninh sẽ có căn cứ để cho rằng họ có quyền can thiệp vào những hoạt động kinh doanh của giới công nghệ. Đó là điều đáng tiếc nhất.”
Cô Vi Yên từ nhóm SAVENET nhận định rằng ảnh hưởng của Luật ANM đối với những người bất đồng chính kiến là cao nhưng sẽ chưa phải là quan trọng nhất vì “từ trước đến nay chính quyền Việt Nam đã có đủ luật để xử lý bất đồng như Điều 109 hay Điều 117 của Bộ luật Hình sự mới”.
“Khi Luật này cho phép Bộ Công an nắm bắt những thông tin về sở thích, sở trường, quan điểm chính trị của người dân, nó không chỉ là vấn đề can thiệp quyền riêng tư mà còn reo rắc nỗi sợ len lỏi vào ý nghĩ của chúng ta.
“Khi Luật này cho phép Bộ Công an nắm bắt những thông tin về sở thích, sở trường, quan điểm chính trị của người dân, nó không chỉ là vấn đề can thiệp quyền riêng tư mà còn reo rắc nỗi sợ len lỏi vào ý nghĩ của chúng ta.Nguyễn Vi Yên, Thành viên nhóm Save NET
“Đó là điều nguy hiểm khi nó khiến cho người dân phải tự kiểm duyệt mình,” cô Vi Yên nói với BBC hôm 27/12 từ CH Czech.
Liệu Google và Facebook có hợp tác với chính quyền Việt Nam?
Theo Luật sư Trần Vũ Hải, hai tập đoàn Facebook và Google “không có cơ sở gì để họ hợp tác với chính quyền Việt Nam để xử lý các cây bút trên mạng”, ít nhất là trong năm 2019.
Ông cho rằng các hãng này còn quan tâm liệu Việt Nam có thực hiện đúng các công ước quốc tế mà Việt Nam tham dự hay không.
Ngày 13/12, tờ The Financial Times có bài viết đưa tin Google, Facebook cùng các tập đoàn đăng bài viết khác đã thúc giục Việt Nam gỡ bỏ yêu cầu các tập đoàn này phải lưu trữ dữ liệu trong nước.
“Chỉ ít ngày trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, Google, Facebook và các tập đoàn công nghệ khác đã thúc giục Việt Nam gỡ bỏ yêu cầu các tập đoàn này phải lưu trữ dữ liệu trong nước, trong lúc Hà Nội cùng tham gia gây sức ép toàn cầu lên quyền lực của những gã khổng lồ internet của Mỹ.
“Thông qua Liên minh Internet châu Á (Asia Internet Coalition), tổ chức vận động hành lang khu vực, các hãng này cho rằng yêu cầu nội địa hóa dữ liệu sẽ kìm hãm đầu tư, gây hại cho tăng trưởng kinh tế và làm tổn hại tới cả các công ty nước ngoài lẫn trong nước có hiện diện trực tuyến”.
EU bày tỏ quan ngại về Luật ANM
Mặc dù Bộ Công an nhiều lần khẳng định Luật ANM ‘không trái với các điều ước quốc tế như WTO hay CPTPP, đó chỉ là quan điểm của bộ này, theo luật sư Trần Vũ Hải.
“Chưa thấy Bộ Tư pháp hay chuyên gia pháp luật nào của Việt Nam lên tiếng cả.”
“Bản thân luật ANM, bên Cộng đồng Châu Âu (EU) đã có sự phản ánh và không đồng tình với nhiều quy định của luật này trong cuộc làm việc cách đây hơn một tuần với đại diện của chính phủ Việt Nam trong đó có Bộ trưởng Mai Tiến Dũng”.
“Chúng ta hãy chờ xem khi xem xét thông qua các hiệp định thương mại, chẳng hạn với EU, họ có yêu cầu Việt Nam thay đổi luật này hay không,” Luật sư Trần Vũ Hải cho biết.
Cựu đại sứ Mỹ: Luật An ninh mạng ‘là bước lùi lớn’
LHQ bày tỏ quan ngại về Luật an ninh mạng
Phái đoàn EU tại Việt Nam tuyên bố EU đã nêu quan ngại về Luật ANM với chính phủ Việt Nam trong cuộc họp hôm 21/12.
“Đại sứ EU cùng với các vị Đại sứ và Đại biện lâm thời của các nước thành viên EU tại Việt Nam đã có buổi làm việc trong ngày hôm nay với Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng để thảo luận về Luật An ninh mạng mới của Việt Nam và về dự thảo Nghị định thi hành Luật này hiện đang trong quá trình tham vấn công khai.
“Tại buổi làm việc trên tinh thần xây dựng này, chúng tôi đã chia sẻ những quan ngại liên quan tới các vấn đề cụ thể trong quy định của Luật sẽ tác động tới Thương mại và Đầu tư giữa EU và Việt Nam, về tính tương thích của các quy định pháp luật Việt Nam này với Quy định chung của EU về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR), về sự tôn trọng của Việt Nam đối với các quyền căn bản và các quyền tự do của công dân, và về chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam,” trang Facebook của EU in Vietnam đăng tin.
Cẩm nang ”Luật ANM – Những điều cần biết” nói gì?
“Một khi Luật An ninh mạng đã đi vào hiệu lực, chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ quyền riêng tư cũng như tự do ngôn luận của người dân là tự mình nhận thức được quyền của mình và tự tìm kiếm tri thức để bảo vệ điều đó,” cô Vi Yên cho biết lý do vì sao nhóm SAVENET quyết định biên soạn cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng – Những điều cần biết”.
“Nhóm SAVENET đã nhờ đến sự hỗ trợ của các luật sư và chuyên gia luật để biên soạn cuốn “Luật An ninh mạng – Những điều cần biết” để cung cấp kiến thức cho người dân, giúp họ có hiểu biết rõ hơn và biết luật này sẽ có tác động đến họ như thế nào và phải làm gì để tự bảo vệ mình khi luật đi vào hiệu lực,” cô nói.
Cuốn cẩm nang gồm ba chương chính: Khái quát về An ninh mạng và các vấn đề liên quan; Tìm hiểu Luật an ninh mạng của Việt Nam và Các khuyến nghị.
Được biết cuốn cẩm nang sẽ được phát hành chủ yếu là bản mềm trên website của Save NET và được chia sẻ qua một số tổ chức khác.
Với ngôn ngữ được đơn giản hóa để phù hợp với số đông người đọc, nhóm biên tập kỳ vọng cuốn cuốn cẩm nang đưa được cái nhìn đa diện và khách quan về Luật ANM, và tin rằng đây là “công cụ hữu ích cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46694096

Metro Bến Thành- Suối Tiên: Vì sao

 ông Trưởng Ban ngoài đảng sụp hầm

Gió Bấc
Ngay trước Hội Nghị lần thứ 9 BCH trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, dư luận bỗng nổi lên cơn bão chung quanh dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên, dự án đầu tiên trong 8 dự án đường sắt đô thị của TP.HCM mà trung tâm cơn bão là ông Lê Nguyễn Minh Quang Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM (MAUR)- một người ngoài đảng hiếm hoi giữ chức vụtương đương giám đốc sở.
Ngày 21-12, một tờ báo ngành Giao Thông đưa tin “Tạm đình chỉ chức vụ ông Lê Nguyễn Minh Quang Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM (MAUR)”, sau đó nhiều báo dẫn lại. Ngay trong ngày, báo Tuổi Trẻ đưa tin đính chính là ông Lê Nguyễn Minh Quang vẫn đang làm việc bình thường. Nhưng các thông tin gây sốc, giật gân về nhân vật này vẫn dồn dập. Riêng Báo Thanh Niên (một tờ báo cấp tiến đã tự chuyển mình thành báo đảng, loại 13 Trưởng phó Ban không phải đảng viên) từ 21 đến 27-12 đã liên tục đăng 15 tin bài thông tin sốc liên quan đến TS Lê Nguyễn Minh Quang: ‘Tôi ch là que diêm nh trong ngn la thi bùng‘, Ông Lê Nguyễn Minh Quang ‘không b đình ch công tác’, TP.HCM ’chưa có quyết đnh chính thc’ đi vi ông Lê Nguyn Minh Quang’, ‘TP.HCM gii quyết đơn xin ngh vic ca ông Lê Nguyn Minh Quang’, ‘Ông Lê Nguyn Minh Quang ‘vn chưa b đình ch công tác‘…. {1}
Tương tự, báo Tiền Phong và các báo khác cũng có lượng tin bài dồn dập về ông giám đốc ngoài đảng này và các “bất thường” của dự án Metro Bến Thành Suối Tiên.
Cơn bão dư luận về ông Lê Nguyễn Minh Quang còn dữ dội hơn, lấn át sự kiện Tất Thành Cang bị kỷ luật, tưởng chừng như ông Trưởng Ban ngoài đảng này là thanh củi lớn hay đống củi to cần vào lò, vả lại Ban của ông quản lý có số vốn đầu tư quá lớn.
Lê Nguyễn Minh Quang là ai? Tại sao lại được quan tâm nhưvậy? Ông Quang từng được trao giải thưởng Vì ngày mai phát triển của Báo Tuổi Trẻ. Ông Quang tốt nghiệp khoa xây dựng Đại học Bách khoa TP.HCM, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành xây dựng tại Pháp. Năm 2011 ông học cao học quản lý công tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu – Đại học Quốc gia Singapore và Trường Chính phủ Kennedy – Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ông đã trải qua các chức vụ giám đốc dựán Bachy Soletanche Group (Pháp), tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche Việt Nam. Khi đã thành đạt ông rất thiện chí tham gia nhiều hoạt động xã hội giúp giới trẻ phát triển. Năm 2000, ông đã viết lá thư lên Thủ tướng nêu ý kiến về chính sách sử dụng nhân tài, thu hút du học sinh về nước làm việc, đề nghị thay đổi quan điểm chỉ đề cử, bổ nhiệm những người đã có sẵn trong bộ máy nhà nước, đã là đảng viên.
Năm 2016, ông Lê Nguyễn Minh Quang đã tự ứng cử và trúng cử đại biểu HĐND TP.HCM. Từ Tổng Giám Đốc doanh nghiệp nước ngoài, mức lương cao ngất, ông chuyển sang làm viên chức nhà nước Trưởng Ban MAUR hàm giám đốc sở, lương thấp nhưng quản lý 8 dựán đồ sộ vốn hàng trăm ngàn tỉ đồng. Nhiều người cho rằng ông tâm huyết nhưng có người cũng hoài nghi về khả năng .
Nhưng điểm lại tất cả các cáo buộc bung xung thì trách nhiệm của ông rất cỏn con, mơ hồgiữa công và tội. Các bài báo chỉ đưa ra việc ông này có đơn xin nghỉ, Phó Ban nhưng là Bí Thư Đảng Ủy của ông (đã bỏ trốn đi nước ngoài) tố cáo nội bộ MAUR mất đoàn kết, gần 1/5 số nhân viên nghỉ việc. Quan trọng nhất là từ thông tin kết quả kiểm tra của Kiểm Toán Nhà Nước, Kết luận của Thanh Tra TP.HCM, nhóm báo chí buộc tội ông Minh Quang đã “rút ruột”, “bào mòn” một đoạn tường vây của công trình từ 2m chỉ còn 1,5 m….
Đặc biệt, cùng một thông tin cùng một con số, nhưng từ báo chí đến mạng xã hội có cách nhìn, thái độ đánh giá ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Một số báo như Tuổi Trẻ, Lao Động, Pháp Luật TP.HCM, VNexpress lại có cách nhìn khác hơn với báo Thanh Niên, Tiền Phong…
Theo báo Tiền Phong, MAUR có 4 phòng và 4 ban với tổng số viên chức, người lao động là 229 người, có vẻ như đã có cuộc tháo chạy tán loạn, hiện MAUR còn khoảng 170 viên chức, người lao động; đã có hơn 40 người nghỉ việc hoặc xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau, trong đó có ông Dương Hữu Hòa, Chủ tịch Công đoàn, Giám đốc Ban Quản lý dự án 1 (thuộc MAUR), cũng đã nộp đơn xin nghỉ việc {2}.
Ông Quang thừa nhận và giải thích nguyên nhân cán bộ nhân viên nghỉ việc, do việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án metro kéo dài. Vốn liếng không có, thi công chậm trễ nên anh em mất nhiệt huyết. Tiền để quản lý dự án ban đầu tính có 5 năm, giờ dự án kéo dài 10 năm, nên hết tiền. Phí quản lý dự án không còn 4 – 5 năm nay phải tạm ứng từ ngân sách thành phố. Vừa rồi có Thông tư 73 của Bộ Tài chính về việc các cơ quan, ban quản lý dự án phải tự chủ về tài chính, nên việc tạm ứng ngân sách thành phố khó khăn, dẫn đến chậm lương, tâm lý bất an” .
Bản thân ông Lê Nguyễn Minh Quang cũng đã 2 lần nộp đơn xin nghỉ việc vào tháng 7 và tháng 9.2018 vì sức khỏe và gia đình.{3}
Báo Dân Trí đưa tin “Tuyến metro số 1 bị “rút ruột”?” Theo Dân Trí, tường vây đường hầm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) bị điều chỉnh thiết kế, giảm độ dày từ 2m xuống còn 1,5m. Việc này gây mất an toàn công trình lân cận. Cơquan chức năng phải mời tưvấn độc lập để tính toán, đưa ra phương án điều chỉnh. Thanh tra TPHCM vừa có kết luận về việc thực hiện gói thầu CP1a (đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố) thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Ban Quản lý đường sắt đô thịTPHCM đã có những sai sót và vi phạm rất nghiêm trọng trong quá trình thực hiện gói thầu trên như điều chỉnh thiết kế kỹ thuật mà chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Cụthể, tường vây đường hầm tuyến metro số 1 bị điều chỉnh độ dày từ 2m xuống còn 1,5m.
Từ kết luận Thanh tra, Sở Giao thông vận tải TP đã có báo cáo với UBND TP. Sau đó, chính quyền thành phố đã có chỉ đạo xử lý sự việc này. Sở Giao thông vận tải TP phối hợp với chủđầu tư là Ban Quản lý đường sắt đô thị thuê tư vấn độc lập tính toán lại.
Theo kết quả tư vấn, để đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, giải pháp được đưa ra là tăng cường khung chống tường vây”.{4} Báo Tiền Phong, Thanh Niên cũng đặt vấn đề tương tự.
Trái ngược với cách nhìn của báo Tiền Phong, Dân Trí…. về việc bào mòn hay rút ruột công trình, Kết quả kiểm toán nhà nước về việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án này ghi nhận việc thay đổi độ dày của tường vây giảm từ 2m thành 1,5m đã tiết kiệm được 93 tỉ đồng và rút ngắn thời gian thi công 5 tháng.
Ngày 26-12, trả lời báo chí về lý do việc bị xem là “rút ruột công trình” này ông Lê Nguyễn Minh Quang cho biết toàn bộ tường vây đoạn ngầm của tuyến Metro số 1 có độ dày tối đa 1,5m, ngay cả khu gần các công trình xây dựng lớn như nhà hát TP, khách sạn REX. Chỉriêng đoạn tường từ đường Pasteur đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa lại có độ dày 2m, dù không nằm gần các công trình lân cận.
Ban quản lý dự án đường sắt đô thị nhận thấy độ dày tường vây 2m là không cần thiết nên đã đề xuất tư vấn tính toán lại. Kết quả tính toán lại của tư vấn thì độ dày của đoạn tường vây trên giảm còn 1,5m, số lượng thanh thép chống đỡ tường vây cũng giảm đi nhưng chiều cao của các thanh thép cũng như mác thép cũng được tăng lên nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của toàn bộ tường vây.
Cái tội của ông Lê Nguyễn Minh Quang nếu có là không tư túi, không cúi đầu, không thoả hiệp mở đường cho các nhà thầu Trung Quốc. Một con én không thể làm được mùa xuân, một cá thể dù có tài năng, nhân cách đến mấy nhưng rơi vào một bộ máy, thể chế không minh bạch, quan lêu, tham nhũng tất sẽ bịguồng máy ấy nghiền nát.
Việc thay đổi thiết kế này được ba đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra gồm: Nippon Koei (Nhật Bản), Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Sao Việt và Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải Hà Nội (Tedi Hà Nội) thẩm tra và có ý kiến thống nhất kết quả điều chỉnh trên.
Kiểm toán nhà nước cho rằng việc điều chỉnh thiết kế tường vây từ 2m xuống 1,5m là chưa phù hợp về mặt trình tự thủ tục. {5} Trả lời báo chí ông Minh Quang cũng thừa nhận là hiểu sai quy định của cấp trên, lẽ ra ông chỉ tổ chức thẩm định, báo cáo xin ý kiến lãnh đạo TP rồi mới điều chỉnh thiết kế nhưng ở đây ông đã thẩm định và thay đổi thiết kết rồi báo cáo sau.
Đề cập đến việc điều chỉnh độ dày tường vây, ông Trần Vĩnh Tuyến Phó chủ tịch TP.HCM cho hay mọi vấn đề tài chính, tiền bạc đều được công khai, minh bạch. Theo báo cáo của MAUR, việc hạ độ dày tường vây ngầm giúp giảm chi phí. Tuy nhiên, thiếu sót là việc điều chỉnh này chưa đúng trình tự thủ tục.
Hoạt động điều hành, quản lý dự án thì MAUR được UBND TP.HCM ủy quyền rồi, nhưng khi có điều chỉnh gì so với phương án được duyệt ban đầu phải chờ ý kiến ủy ban. Về hướng xửlý “việc “hạ độ dày tường vây ngầm”, UBND TP.HCM chỉ đạo thuê tư vấn đánh giá toàn diện lại vấn đề này, xem có đủ đảm bảo an toàn như thiết kế ban đầu hay không. Khi có kết quả, TP.HCM sẽ thông tin rõ. [5]
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng có nhận xét trên Fb “Như vy vic thiết kế đon tường vây t đường Pasteur đến đường Nam Kỳ khi nghĩa có b dày thay vì 2.0 m xung 1.5 m là mt đ xut hp lý (có tính toán đc lp ca nhiu chuyên gia Nht và Vit Nam) ca Ts. Lê Nguyn Minh-Quang, mang li tiết kim cho công trình gn 4 triu USD! Đây không phi là rút rut công trình mà là ngược li! 
Như vậy, chuyện của ông Lê Nguyễn Minh Quang nếu có sai thì chỉ nhỏ như con kiến nhưng tại sao cơn bão dư luận đổ dồn về ông? Thật sự là tuyến Metro Bến Thành Suối Tiên có nhiều sai phạm lớn rất nghiêm trọng đặc biệt là thay đổi thiết kế nâng tổng vốn đầu tư lên hơn 40.000 tỉ đồng nhưng đó là chuyện của người tiền nhiệm, của người Phó Ban kiêm Bí Thư Đảng ủy đã bỏ đi nước ngoài. Cái tội của ông Lê Nguyễn Minh Quang nếu có là không tư túi, không cúi đầu, không thoả hiệp mở đường cho các nhà thầu Trung Quốc. Một con én không thể làm được mùa xuân, một cá thể dù có tài năng, nhân cách đến mấy nhưng rơi vào một bộ máy, thể chế không minh bạch, quan lêu, tham nhũng tất sẽ bị guồng máy ấy nghiền nát.
Chúng tôi sẽ phân tích những sai phạm của dự án Metro Bến Thành Suối Tiên trong bài kếtiếp.
1-https://thanhnien.vn/tin-tuc/le-nguyen-minh-quang.html
2-https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tam-dinh-chi-chuc-vu-truong-ban-quan-ly-duong-sat-do-thi-tphcm-1360261.tpo
3-https://laodong.vn/xa-hoi/vi-sao-nhieu-can-bo-bql-duong-sat-do-thi-tphcm-nghi-viec-648788.ldo
4-https://dantri.com.vn/xa-hoi/tuyen-metro-so-1-bi-rut-ruot-20181225112253197.htm
5-https://tuoitre.vn/metro-thay-thiet-ke-tuong-vay-ong-le-nguyen-minh-quang-noi-gi-20181225140623306.htm
6-ttps://thanhnien.vn/thoi-su/lanh-dao-tphcm-noi-gi-ve-vu-tuong-vay-ngam-metro-ben-thanh-suoi-tien-1037199.htm
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/metro-benthanh-suoitien-why-project-manager-failed-12302018142937.html

Tại sao cứ nói “Samsung 100% nước ngoài”?

Nguyễn Quang DuyGửi cho BBC từ Melbourne, Úc
Khai mạc Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội ngày 19/12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết “… người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn”.
Theo Thủ tướng Samsung có tỷ lệ sản xuất trong nước, bao gồm cả FDI và doanh nghiệp Việt Nam, trước đây bằng 0 thì nay trên 30%.
Chuyện ốc vít ở Việt Nam…
Điện thoại cầm tay cần hàng ngàn bộ phận khác nhau, đơn giản nhất là những ốc vít, tất cả đều cần mức độ tinh xảo và chính xác tuyệt đối, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của điện thoại, đến uy tín và đến thương hiệu của Samsung.
Vì thế Samsung vẫn phải nhập cảng hay phải tự sản xuất tất cả các bộ phận kể cả ốc vít để lắp ráp tại Việt Nam, người ta nói “Samsung 100% nước ngoài” là không có gì quá đáng.
Bphone, VinFast ‘chỉ dựa vào lòng yêu nước là chưa đủ’
Hãng lắp iPhone đang muốn vào Việt Nam
Nghiệp đoàn VN sau CPTPP vẫn không ‘làm chính trị’?
Con số 30% từ đâu ra?
Con số ông Phúc muốn nói có lẽ bao gồm cả tiền lương công nhân, bao bì đóng gói, vận chuyển, các dịch vụ kinh tế phát sinh, nhưng không rõ tại sao lên tới 30% một con số quá cao so với việc sản xuất iPhone của Apple tại Trung Quốc.
Theo trang The Conversation giá thành của một iPhone 7 sản xuất vào cuối năm 2016 được ước tính chừng 237,45 Mỹ kim.
Trung Quốc chỉ nhận được 8,46 Mỹ kim, hay 3,6% tổng số, bao gồm cả một cục pin do công ty Trung Quốc cung cấp và tiền công trả lao động lắp ráp.
Mỹ và Nhật mỗi quốc gia nhận chừng 68 Mỹ kim, Đài Loan được chừng 48 Mỹ kim và Nam Hàn chừng 17 Mỹ kim cho việc xuất cảng các bộ phận vào Trung Quốc cho việc lắp ráp.
Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ kim, với chừng 160.000 lao động.
Giả sử lợi tức, bao gồm làm thêm và tiền thưởng, cả năm cho mỗi lao động là 3.000 Mỹ kim thì tổng chi phí lao động là 480 triệu Mỹ kim chỉ chừng 0,75% tổng doanh thu.
Tỷ lệ 30% tính ra lên đến 19,2 tỷ Mỹ kim là một khoản tiền vô cùng lớn, không rõ Thủ tướng Phúc có được bằng cách nào.
Lắp ráp tại Trung Quốc
Đằng sau chiếc iPhone, iPad, hay MacBook để ý thấy dòng chữ “Designed by Apple in California. Assembled in China”, tạm dịch là “Thiết kế bởi công ty Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Quốc.”
Chính vì nỗi nhục “Assembled in China” (lắp ráp tại Trung Quốc), Tập Cận Bình mới đề ra chiến lược “Made in China”.
Nhưng thay vì làm ăn đàng hoàng, Trung Quốc lại tìm mọi cách đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ và nhiều quốc gia khác nên đang bị thế giới trừng phạt.
Để đáp ứng những đòi hỏi về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, ngày 27/12/2018 Bắc Kinh cho công bố dự thảo luật cấm cưỡng bức doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ.
Hà Nội hiện chưa có luật này và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn vô tư đòi các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.
Chuyện con chip điện tử ở Trung Quốc…
Sau 40 năm cải cách và mở cửa, công nghiệp điện tử Trung Quốc đã vượt qua khả năng sản xuất ốc vít nhưng lại bị tắc nghẽn với việc sản xuất các con chip điện tử.
Tập đoàn ZTE sản xuất điện thoại di động lớn hàng thứ hai của Trung Quốc, chỉ sau Huawei, phải ngừng hoạt động khi chính phủ Mỹ cấm các công ty Mỹ bán các con chip điện tử cho ZTE.
Tập đoàn Huawei cũng sẽ chịu chung số phận nếu chính quyền Mỹ quyết định cấm các công ty Mỹ buôn bán với Huawei.
Có người cho rằng Trung Quốc đang tìm cách tự sản xuất các con chip điện tử, thật ra nếu Trung Quốc tự sản xuất được thì họ đã làm rồi.
Nhật, Đại Hàn và Đài Loan chưa đầy 30 năm phát triển công nghiệp đã vươn lên chỉ thua kém Hoa Kỳ cường quốc kỹ thuật bậc nhất trên thế giới.
Trong khi Trung Quốc đã 40 năm, Việt Nam đã 30 năm vẫn chỉ đạt tới công nghiệp lắp ráp là một điều đáng chú ý.
Giáo dục…
Tại Nhật Bản, từ những năm 1880, Minh Trị Thiên Hoàng đã thực hiện cải cách giáo dục với phương châm: “Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây”.
Nền giáo dục Nhật từ đó dựa trên những giá trị tiến bộ về nhân bản, tự do, dân chủ và đặc biệt chú trọng đến giáo dục kỹ thuật thực nghiệm.
Đại Hàn và Đài Loan là hai cựu thuộc địa của Nhật Bản nên đã chịu ảnh hưởng của nền giáo dục này.
Trung Quốc đến ngày nay vẫn duy trì một hệ thống giáo dục từ chương, học vẹt, học nhồi nhét, học bắt chước, học không cần suy tư, không cần sáng tạo, học theo khuôn mẫu “hồng hơn chuyên” và học để làm quan.
Miền Nam Việt Nam trước 1975 đã thoát khỏi lối học từ chương. Còn miền Bắc và cả nước sau 1975 chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục từ chương không khác gì Trung Quốc.
Một nền giáo dục như Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã công khai bộc lộ trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/6/2014:
“Chúng ta dạy hiện nay là dạy bắt chước, bắt chước thế nào cho khéo nhất và như việc chúng ta dạy khỉ.”
Một hệ thống giáo dục bắt chước không cần suy tư hay sáng tạo hoàn toàn thích hợp với các quốc gia công nghiệp lắp ráp như Trung Quốc và Việt Nam.
Sau cuộc cải cách và mở cửa năm 1978, Bắc Kinh còn cho phép các trung tâm nghiên cứu tại các viện đại học được quyền tự trị và khá độc lập với hệ thống chính trị. Điều này chưa được thực hiện tại Việt Nam.
Thể chế và Văn hóa…
Người Việt vốn thích tìm tòi, học hỏi và có chí cầu tiến, trường hợp của Đại tướng Campuchia Trần Quốc Hải và người con trai Trần Quốc Thanh là thí dụ điển hình.
Ông Trần Quốc Hải gốc nông dân miền Nam nên còn được gọi là Đại tướng quân Hai Lúa.
Ông đậu đại học năm 1978 nhưng được phân ngành không đúng sở thích nên khi ra trường ông bỏ việc làm thợ sửa xe.
Ông hai lần chế trực thăng phục vụ nông nghiệp nhưng đều bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm sử dụng.
Sang Campuchia sửa máy cày ông lại được Quân đội Hoàng gia Campuchia cho thử sửa xe thiết giáp cũ, rồi cho thiết kế xe thiết giáp mới với tính năng hoàn toàn mới.
Quốc vương Norodom Sihamoni đã ban thưởng ông chức vị cao quý nhất trong quân đội Đại tướng quân.
Đại tướng Hai Lúa từng tâm sự: “Mình may mắn được người ta tạo điều kiện thôi. Tài giỏi mấy mà người ta không lắng nghe, không tin tưởng thì cũng không thể thành công được.”
Nhiều người Việt được đào tạo và chỉ thành công ở nước ngoài, trường hợp của Tiến sỹ kỹ sư Lê Nguyễn Minh Quang là một thí dụ khác.
Ông tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Xây dựng tại trường đào tạo kỹ sư Ecole Centrale Paris của Pháp năm 1995, với 3 văn bằng cao học về Quản trị Doanh nghiệp từ các trường Đại Học nổi tiếng Pháp, Mỹ và Singapore.
Tháng 6/2016, ông từ chức Tổng Giám đốc Công ty Bachy Soletanche chi nhánh Việt Nam, một công ty chuyên về xây dựng hạ tầng danh tiếng tại Pháp và quốc tế.
Sau đó ông nhận bổ nhiệm chức Trưởng Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Thành Phố HCM, một chức vụ tiền lương chỉ bằng 5% tiền lương ông có được trước đây.
Ngày 21/12/2018 vừa qua, báo chí đưa tin ông đã bị tạm đình chỉ chức vụ trưởng ban và cấm đi ra nước ngoài. Trả lời báo chí ông cho biết:
“Từ ngày về ban, cho tới giờ này tôi không nhận một đồng nào của ai. Tết có khi họ đến tặng quà, có bao lì xì, tôi đều mở ra và trả lại cho họ vì tôi nói là ở Tây họ mở quà trước mặt người tặng. Năm sau chẳng thấy ai mang quà đến tặng nữa.”
Nhiều người Việt được đào tạo tại Phương Tây, có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, khi nghĩ về quê phục vụ đều ngao ngán vì sự khác biệt về thể chế và về văn hóa.
Samsung Việt Nam
Với tiền lương thấp, lực lượng lao động dồi dào, được giảm thuế, được ưu đãi đất đai, được mọi ưu tiên và trợ giúp, tập đoàn Samsung đầu tư vào Việt Nam lên tới 17 tỷ Mỹ kim.
Theo ước tính tổng doanh thu của 4 nhà máy Samsung Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 đã lên đến 49,6 tỷ Mỹ kim, trên 25% GDP Việt Nam, với lợi nhuận thuần 4,27 tỷ Mỹ kim.
Samsung vừa cho biết năm 2018 ước tính xuất cảng tăng 12% so với năm 2017, đạt hơn 60 tỷ Mỹ kim và chiếm 25% kim ngạch xuất cảng của Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam dựa khá nặng nề vào bốn nhà máy Samsung nên việc Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên ca ngợi tập đoàn này là một điều khó tránh khỏi.
Nhưng như đã phân tích bên trên, công nghiệp hỗ trợ Samsung từ các công ty Việt Nam hầu như không có, nên đóng góp thực sự của Samsung cho nền kinh tế còn rất hạn chế.
Vào năm 2017, bốn nhà máy Samsung lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó thuế cho nửa đầu năm 2017 chỉ phải đóng 186 triệu Mỹ kim. Lợi nhuận ròng năm nay có thể vượt con số năm trước.
Phần lợi nhuận thuộc về Samsung nhưng được tính vào GDP Việt Nam nên việc GDP năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008, phần chính là từ lợi nhuận của Samsung.
Công nghiệp lắp ráp Việt Nam…
Theo Tổng cục Thống kê năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn cả Lào, và chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước đang tiếp tục gia tăng:
“Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 Mỹ kim, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào”.
Các nhà máy Samsung lắp ráp theo dây chuyền được cài đặt một tốc độ cố định, người chạy theo máy nên năng suất lao động hầu như cố định.
Bởi thế chọn công nghiệp lắp rắp là chọn thua kém trong cuộc tranh đua về năng suất lao động.
Báo Dân Trí ngày 19/12/2018 cho biết trong một báo cáo gần đây của Bộ Công Thương đóng góp GDP của công nghiệp chế tạo Việt Nam “thua” cả Campuchia:
“Mặc dù chiếm đến gần 90% doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nhưng năm 2017 công nghiệp chế biến chế tạo chỉ đóng góp gần 15% GDP so với mức trên 20% của phần lớn các quốc gia trong ASEAN, Campuchia 22%, Thái Lan 26%…”
Như đã phân tích bên trên công nghiệp lắp ráp đóng góp rất ít cho GDP nên báo cáo của Bộ Công Thương phản ảnh được điều này.
Thủ tướng vẫn vô tư…
40 năm về trước Đặng Tiểu Bình đã nhận ra sự lạc hậu của Trung Quốc để mở cửa giao thương với nước ngoài.
10 năm về trước, Tập Cận Bình nhận ra và hổ thẹn về công nghiệp lắp ráp để cố vươn lên thực hành phương châm “Made in China”.
Mặc dầu phát triển công nghiệp của Việt Nam giống phát triển công nghiệp của Trung Quốc trước đây một cách hết sức lạ lùng, nhưng lãnh đạo Việt Nam lại vẫn hết sức vô tư về “Made in Vietnam”.
Vào ngày 14/3/2018, tại Trường Đại Học Quốc Gia Úc trước những giáo sư và sinh viên Úc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Sumsung lên và khoe rằng:
“Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng ¾ lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam).”
Chính bởi thế người ta mới cứ phải nhắc nhở Thủ tướng Samsung là 100% nước ngoài.
*Bài thể hiện cách hành văn và quan điểm riêng của tác giả, người hiện đang sống tại Melbourne, Úc.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46721307

Đừng… ngưng nói nghe Bảy

Đồng Phụng Việt
Bảy nè,
Dân lại chửi ông, tui không liên quan mà còn thấy rát mặt nên viết vài dòng, gọi là chia sẻ với ông.
Sau khi ông khẳng định, niềm tin của nhân dân vào đảng chưa bao giờ lớn như lúc này, thiên hạ tiếp tục chửi ông không bút nào có thể tả xiết. Thậm chí trên mạng xã hội, mấy thằng nhỏ đặt bài báo lấy tuyên bố đó làm tít kèm ảnh chụp chân dung ông với tóc tai càng ngày càng khiêm tốn, bên cạnh bài báo có tựa: Thủ dâm nhiều, nam giới dễ bị hói đầu! Thiệt tình… Ông bà mình biểu: Hậu sinh khả úy đúng là… hữu lý! Mà nè, khả úy là sấp nhỏ, cũng là hậu sinh nhưng ông nằm trong nhóm khả… ố, khác xa sấp nhỏ nghen Bảy!
Bảy! Tui tin ông nói vậy nhưng chính ông hổng tin và cũng chẳng ai trong cái đảng thổ tả của ông tin là nhân dân còn niềm tin vào mấy ông. Nếu tin thì làm gì có chuyện mấy ông – những kẻ chưa bao giờ thôi tự hào về chuyện luôn ở… đỉnh cao – bô bô cam kết “chỉnh đốn đảng”, rồi dựng lò, chọn củi, rõ ràng chỉ để thuyết phục dân là mấy ông vẫn còn có chỗ để xài. Nếu tin thì làm gì có chuyện cha Nhân thề không nói láo, thề rồi vẫn không đủ tự tin là được dân tin nên khi xuống Thủ Thiêm thăm dân, chả phải nhờ an ninh quây chả vào giữa. Nếu tin làm gì có chuyện thông qua, ban hành Luật An ninh mạng, bất chấp ngoài chê, trong chửi chỉ để giấu sự thật là nhân dân đã bất tín.
Nếu tin thì làm gì có chuyện mấy ông – những kẻ chưa bao giờ thôi tự hào về chuyện luôn ở… đỉnh cao – bô bô cam kết “chỉnh đốn đảng”, rồi dựng lò, chọn củi, rõ ràng chỉ để thuyết phục dân là mấy ông vẫn còn có chỗ để xài. 
Bảy! Sau đủ thứ tuyên bố trời ơi, đất hỡi của ông, cho dù lúc này, số người tin rằng, bên trong hộp sọ của ông, ngoài bác và đảng chỉ có c… nên cả bác lẫn đảng của ông loay hoay đủ kiểu, lặn ngụp, thử đủ mọi cách vẫn không thể thoát ra khỏi cái hộp chút xíu, đầy ắp mớ chất lỏng nhầy nhụa, bẩn tưởi đó – càng ngày càng đông, song biết ông từ lâu, tui tin điều đó không… đúng lắm.
Phía sau đống loạn ngữ, loạn ngôn mà ông phun ra đều đặn luôn đính kèm những sự thật để đ… mẹ chính mớ loạn ngữ, loạn ngôn đó. Chẳng hạn, mới rồi, chủ trì cuộc họp giữa chính phủ với lãnh đạo các địa phương để thảo luận về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2019, ông khẳng định, bộ máy hành pháp từ trung ương tới địa phương sẽ thực hiện “phương châm 12 chữ: kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”, rồi cũng chính ông nhắc nhở, bí thư, chủ tịch  các tỉnh đừng ra trung ương biếu xén như trước nữa cho hệ thống khỏi mất công mua hóa đơn, huy động chỗ này, chỗ kia để hợp thức hóa.
Một hệ thống song hành với biếu xén từ dưới lên trên, hết moi công quĩ đầu này, tới móc công khố đầu kia, kể cả bóp cổ dân chúng, kiếm bằng được cống vật dâng thượng cấp, một hệ thống mà dù thượng cấp “biết hết” nhưng trước sau vẫn chỉ nhắc nhở theo kiểu… hữu ái giữa những người cộng sản với nhau, dứt khoát không vận dụng các qui định pháp luật để chặt đầu, lột da, bất kể đó đích thị là tham nhũng, nhận hối lộ thì lấy mẹ gì bảo đảm cho cam kết thực thi “phương châm 12 chữ: kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá” theo nghĩa tích cực của 12 chữ đó? Lúc này, dân đâu còn chịu cho vay niềm tin mà không thế chấp nữa Bảy!
Bảy! Chẳng ai vui khi bị nguyền rủa. Khi số người nguyền rủa lên tới mức hàng chục triệu thì chẳng ai không lo âu nhưng đừng hoang mang rồi… ngưng nói nghe Bảy. Chỗ anh em, tui đề nghị ông tiếp tục lập ngôn như trước giờ, có kiên định như vậy dân mình mới thấy đảng của ông không thể cải tạo được nữa và cần cách ly vĩnh viễn càng sớm càng tốt để xứ này có thể ngoi lên từ đáy vực. Cổ nhân biểu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, tuy ông ngồi cạnh ông Trọng nhưng tui tin ông chủ động… đen để cạnh tranh với ông Trọng. Ai biểu ông Trọng… lú qua những tuyên bố kiểu đất nước có bao giờ… được như thế này chưa (?) nhưng tôi tin ổng không… lú. Không có những tuyên bố kiểu đó, làm sao dân mình có thể nhận ra, tâm, tầm của một Tổng Bí thư chỉ như thế thì đảng của ông ta sẽ dẫn họ tới đâu, để họ thôi mơ mơ, hồ hồ.
Ai biểu ông Trọng… lú qua những tuyên bố kiểu đất nước có bao giờ… được như thế này chưa (?) nhưng tôi tin ổng không… lú. Không có những tuyên bố kiểu đó, làm sao dân mình có thể nhận ra, tâm, tầm của một Tổng Bí thư chỉ như thế thì đảng của ông ta sẽ dẫn họ tới đâu, để họ thôi mơ mơ, hồ hồ.
Bảy! Cả đời ông sống nhờ… cách mạng, giờ tới lúc nên chết vì… cách mạng, đừng do dự. Không những nên tiếp tục nói nữa mà còn phải tăng độ… loạn trong cả ngữ lẫn ngôn nghe Bảy. Sắp bắt đầu một năm, nhân dịp đầu năm, tui đề nghị ông đăng đàn, đưa ra những tuyên bố kiểu như:  Niềm tin của… nhân loại vào đảng CSVN, chưa bao giờ lớn như lúc này. Thậm chí, nếu ông cho rằng tui có lý, cứ tuyên bố: Niềm tin của… toàn vũ trụ vào đảng CSVN, chưa bao giờ lớn như lúc này.
Bảy! Chắc ông biết, khinh, giận nơi dân chưa đủ thì đảng vẫn chỉ ngắc ngoải, không… tắc tử (chết liền) được. Phải ráng, ráng nữa Bảy à. Tui tuy không giàu nhưng nếu ông ráng, ráng nữa, tui hứa sẽ ráng vận động theo hình thức… xã hội hóa, thửa, tặng ông một tấm bia ghi rõ: Đây là nơi chôn một trong những kẻ mà mồm, miệng trở thành mỏ, mõm tiêu biểu nhất lịch sử Việt Nam! Ờ! Rảnh thì hỏi ông Trọng giúp tui xem ổng có muốn một tấm bia như vậy không rồi báo tui biết để tui tính luôn nghe? Theo tui, ổng dư tư cách được đậy mồ bằng tấm bia loại đó nên tui sẽ ráng thêm chút xíu. Mẹ! Mấy ông cứ biểu thế lực thù địch, phản động thâm độc chứ tui thấy về thủ đoạn tước đoạt niềm tin của dân vào tiền đồ xứ sở, tương lai dân tộc, mấy ông mới chính là… thầy. Tự lột như thế mới nhanh trần truồng nên ráng, ráng nữa, ráng mãi nghen Bảy!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/dont-stop-talking-12292018233712.html

Đồng điệu quan tham Việt – Trung từ ‘ăn’ tới chết

Phạm Chí Dũng
Không biết có phải do Việt Nam mang số phận ‘lời nguyền địa lý’ gắn với Trung Quốc hay không, nhưng từ sâu thẳm bao đời lịch sử đến nay đã có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ giữa hai quốc gia này về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo…, và kể cả một cảnh đồng điệu dị thường của giới quan tham mang danh cộng sản vào thời đương đại: giống nhau đến từng sợi tóc từ lúc ‘ăn’ cho đến lúc hình hài đu đưa lủng lẳng dưới một sợi dây thừng.
Trong khi ở Trung Quốc, nhiều quan chức đã chọn phương thức tự sát chủ yếu là nhảy lầu và treo cổ, với địa điểm thường là nơi làm việc, nhà riêng, khách sạn hoặc ra ngoại ô; thì điểm tương hợp là ở Việt Nam cũng đã xuất hiện phương thức nhảy lầu và đặc biệt là treo cổ.
‘Thà chết còn hơn ở tù’
Hiện tượng xảy ra hàng loạt và với tần suất ngày càng cao những cái chết treo cổ của cấp cán bộ ‘ruồi’ ở nhiều địa phương và trong nhiều ngành đang phản ánh cái tâm thế ‘thà chết còn hơn ở tù’ của nỗi hoảng sợ dẫn đến kinh hoàng trong huyết quản nhiều cán bộ từ cao xuống thấp.
2018 là năm đã xảy ra số vụ quan chức các cấp tìm đến sợi dây thừng nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đó, khiến bản danh sách những ‘kẻ tuẫn tiết’ đến cuối năm 2018 có thể là phép cộng gộp cho con số của nhiều năm trước đây.
Đầu tháng 11 năm 2018, vụ ông Võ Phi Anh, mới có 54 tuổi và là Phó Tổng giám đốc Cienco 6 đơn vị thi công một số hạng mục thuộc công trình tuyến metro số 1 tại TP HCM, chết trong tư thế treo cổ ở cầu thang văn phòng làm việc có thể xem là dấu ấn nổi bật của một phong trào quan chức tự sát bằng dây thừng ở nhiều tỉnh thành trong nửa cuối năm 2018.
Nếu dự án tuyến metro số 1 tại TP HCM đã rước về quá nhiều tai tiếng về nạn đội vốn khống và nghi vấn cao về tiêu cực của những quan chức phụ trách dự án này, thì phần lớn những cái chết treo cổ tiếp theo của quan chức đều ít nhiều liên đới những vụ việc bị nghi ngờ là tham nhũng.
Hàng loạt cái chết treo cổ khác gắn với những cái tên N.Q.V, 36 tuổi, là chuyên viên Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên; Đỗ Văn Thơm (SN 1973) là cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã Nhã Nam (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang); Phạm Văn Dũng (35 tuổi, quê xã Ngọc Khê), kế toán xã Vân Am (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa); Nguyễn Văn Hội, Phó trạm trưởng Trạm Quản lý nước và Công trình đô thị huyện Krông Chro (Gia Lai); Đỗ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk); T.T.P. (37 tuổi, cán bộ địa chính xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm)…
Có đến hàng chục hoặc hơn những cái tên quan chức loại ‘ruồi’ đã rơi vào bản danh sách tử thần chỉ trong nửa cuối năm 2018. Những cái tên này lại ứng với phân bố địa lý khá rộng và khá đều từ vùng Tây Bắc đến miền Trung và Nam Bộ, bao gồm cả hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn.
Thật ra, câu chuyện trên đã dính màu tang tóc vào nửa đầu năm 2018.
Liên tiếp nửa đầu của năm 2018, đã có ba quan chức Việt Nam tìm đến cái chết một cách hết sức bất thường, mở màn cho phong trào tự sát quan chức của năm này.
Vào tháng Giêng năm 2018 có một trường hợp tự treo cổ là ông Nguyễn Hồng Lâm – Phó bí thư, Chủ tịch huyện Quốc Oai ở Hà Nội. Khi đó nước Hồ Gươm ở thành phố này bỗng dưng chuyển sang màu xanh sẫm.
Vào cuối tháng Tư, Giám đốc Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Hưng Yên – ông Vũ Thanh Bình – bất ngờ nhảy từ tầng 2 của trụ sở làm việc xuống đất, nhưng may mắn không tử vong. Đó là thời điểm ông Bình bị công an công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành khám xét trụ sở.
Nhưng một cái chết mà đã gây chấn động ghê gớm trong ngành công an là Đại tá Võ Tuấn Dũng, Cục phó Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao (C50) của Bộ Công an được phát hiện ‘nằm chết’ và sau đó được Tổng cục Cảnh sát của bộ này thông báo là ‘đột tử’, mặc dù trước đó báo Môi trường và Đô thị đã thông tin là Đại tá Dũng ‘tự treo cổ’. Vụ này xảy ra vào đầu tháng Năm năm 2018.
Khác với vụ nhảy lầu của ông Vũ Thanh Bình nhưng thoát chết, Đại tá Võ Tuấn Dũng đã chết thật.
Trước đó, công an tỉnh Phú Thọ và Viện Kiểm sát Nhân Dân tỉnh Phú Thọ đã nhiều lần làm việc với ông Võ Tuấn Dũng tại trụ sở của C50 tại Hà Nội, liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ có sự bảo kê của tướng công an.
Giai đoạn 3 ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đã khởi đầu trong bầu không khí cứa cổ như thế.
Đàn áp dân nhưng lại sợ bị tù
Nếu vào năm 2019 và những năm sau đó xác nhận chính thức một làn sóng số đông quan chức tham nhũng tự sát ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng sẽ phải cám ơn Tập Cận Bình đã đưa ông lên hình ảnh ‘Người Cầm Lưỡi Hái Vĩ Đại’.
Bởi rất nhiều kinh nghiệm rất phong phú đã có từ chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ của Tập Cận Bình ở Trung Quốc, khởi động từ năm 2012 và khiến hiện ra hiệu ứng chết chóc từ năm 2013 cho đến tận giờ đây.
Thậm chí, có thể nêu ra cả một bản nghiên cứu đủ dài, đủ sâu và rợn người về ‘kinh nghiệm quan chức tự sát’ ở Trung Quốc.
Một tổ chức là Trung tâm thông tin nhân quyền dân chủ Trung Quốc tại Hồng Kông đã thống kê trong năm 2015, số quan chức chết do tự sát là 1500 người; năm 2016 tăng lên 1700 người. Tuy chưa có con số thống kê cho năm 2017 và 2018 nhưng chắc chắn số quan chức tự sát vẫn trên đà ‘liên tục phát triển’.
Đối với nhiều vụ tự sát của quan chức ở Trung Quốc, mặc dù trong thông báo được phía chính quyền đưa ra để giải thích nguyên nhân quan chức tự sát luôn nói là “do áp lực quá nhiều” hoặc “do chứng trầm cảm”, nhưng những lý do này không thể khiến công chúng tin cậy.
Chẳng hạn vào ngày 9/7/2014, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, Lý Hải Hoa ngã từ phòng làm việc xuống và tử vong tại chỗ. Trùng hợp là, trong ngày hôm đó, Ủy ban kiểm tra kỷ luật tỉnh Hồ Bắc sẽ dẫn ông Lý Hải Hoa đi để điều tra. Sau khi ông Lý nhảy lầu chết, Cục Công an thành phố Hiếu Cảm lên tiếng xác nhận, tại hiện trường ông có để lại di thư nói “bản thân mắc nhiều bệnh, thường xuyên cảm thấy khó chịu, nên chỉ có thể tự giải thoát”.
Vụ Lý Hải Hoa ở Trung Quốc và cái chết ‘đột tử’ của Đại tá Võ Tuấn Dũng ở Bộ Công an Việt Nam có thể được xem là một sự đồng điệu về nguyên do tự sát và cách giải thích vờ vịt lẫn che giấu của các cơ quan chủ quản.
Nhưng trong dân chúng ở Trung Quốc lại luôn hiện ra nhiều đồn đoán được truyền tai nhau về nguyên do quan chức tự sát như “sợ tội tự sát”, “giết người diệt khẩu” và “nhân quả báo ứng”.
Trong dân chúng cũng đưa ra nhiều đồn đoán: “Đối với cái chết của những quan chức này, trên bề mặt dường như lấy cái chết để trốn tránh tội, nhưng nguyên nhân đằng sau có thể là vì để bảo vệ những tham quan có chức vị cao hơn; hoặc là bị thế lực có quyền thế cao hơn bức ép; hoặc là bị diệt khẩu, v.v”.
Một nhà bình luận thời sự ở Trung Quốc là Hoành Hà cũng đưa ra phân tích về phong trào quan chức Trung Quốc tự sát, nguyên nhân bên trong chủ yếu cũng có thể do tự sát hoặc là do người khác ép buộc phải chết. Nếu nói là tự sát, nguyên nhân có thể nói là do áp lực chính trị lớn, ví dụ như bị điều tra, nhưng tình huống như thế không nhiều. Nguyên nhân tự sát như thế này vào thời Cách mạng Văn hóa có nhiều, bởi vì đa số là bị oan, nên trong tâm khó có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện nay đa số quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đều biết rõ bản thân mình có tội.
Một nguyên nhân nữa có thể là do chịu tội thay người khác. Các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc được hình thành chủ yếu là sự kết hợp nhóm lợi ích, do đó quan chức không thể nào vì lợi ích mà đi tự sát để bảo vệ người khác. Vì vậy, nếu như tự sát vì chịu tội thay người khác, có thể là do bị lấy tính mạng của người nhà hoặc tiền đồ con cái ra uy hiếp, nên bắt buộc phải đi tự sát…
Có một quy định tương đồng giữa Luật Hình sự Trung Quốc và Luật Hình sự Việt Nam: “Trong trường hợp nghi phạm đã chết, cơ quan tư pháp phải ngừng quá trình điều tra trách nhiệm đối với người này, khóa tài liệu điều tra và hủy bỏ tiến trình xét xử”.
Điều đó có nghĩa là cái chết của những người này sẽ chấm dứt các cáo buộc tham nhũng đối với họ, bảo vệ những người xung quanh và gia đình vẫn được sở hữu tài sản, cho dù chúng có nguồn gốc bất chính. Một số quan chức Trung Quốc bị nghi dính chàm đã nói trong thư tuyệt mệnh của mình rằng họ muốn chính quyền “tha thứ cho gia đình” của họ.
Theo kinh nghiệm ở Trung Quốc, các vụ việc tham nhũng trong nội bộ chính quyền Trung Quốc đều do Ủy ban Điều tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) xử lý. Các quan chức bị cáo buộc thường bị biệt giam để điều tra trước khi được bàn giao cho các cơ quan công tố. Công tố viên sau đó hỗ trợ công tác điều tra và ban hành cáo trạng. Tuy nhiên, “song quy” là một cơ chế nghiêm trị kỷ luật nội bộ, vì vậy chúng thường được bí mật thực hiện. Không có một luật lệ cụ thể nào quy định về thời gian tối đa để tiến hành “song quy”.
Đã rất phổ biến triết lý này ở Trung Quốc: ‘đã bị CCDI bắt giam thì không thể không có tội, mà chỉ là tội nặng hay nhẹ’.
“Là những con người cứng rắn và hay chèn ép người dân, chính họ lại rất sợ những hình thức đối xử nghiêm khắc mà các cấp trên của họ thi hành” – một luật sư tỉnh Chiết Giang là ông Yuan Yulai phân tích về tâm lý chung của giới quan tham Trung Quốc.
Tâm lý trên đã hiện ra rõ mồn một ở Việt Nam kể từ lúc cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng phải thốt lên một triết lý để đời của riêng giới quan tham cộng sản: ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người!’.
Đinh La Thăng là một trong những quan chức cao cấp trực tiếp nhúng tay vào những vụ đàn áp người dân và đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền lẫn tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Và không thiếu nước mắt. Nước mắt lã chã tuôn rơi tại tòa của những quan chức công an quen thói vơ vét và đàn áp dân nhưng lại không đủ can đảm để tự tìm cho mình một sợi dây thừng đủ bền để treo nổi một khối lượng gần một tạ…
https://www.voatiengviet.com/a/dong-dieu-quan-tham-viet-trung-tu-an-toi-chet/4722873.html

Khi ý đảng khác với lòng dân

Mặc Lâm
“Ý đảng-lòng dân” là một thuật ngữ do Ban Tuyên giáo Trung Ương nghĩ ra nhằm tô son điểm phấn cho khuôn mặt chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bất cứ nghị quyết nào, dù lớn hay nhỏ người ta dễ tìm thấy trong đó “lòng dân” luôn là chủ đạo và “ý đảng” chẳng qua thực hiện theo đúng những gì mà lòng dân trăn trở.
Nhiều chục năm trôi qua, lòng dân hình như vẫn đứng yên một chỗ bởi không ai thấy được những bức thiết trong đời sống của mình được Đảng nhìn thấy mà những nghị quyết do Đảng đưa ra chỉ cốt làm cho Đảng thêm vững mạnh, vậy là ý Đảng và lòng dân hình như chạy song song với nhau, Đảng theo đàng Đảng còn dân cứ theo đàng dân. Cả hai cùng hiện hữu và chưa bao giờ gặp nhau trên con đường tìm tới mẫu số chung mà câu khẩu hiệu muốn người dân tin vào, hướng tới.
Lần này cũng vậy. Như bao lần khác, Đảng đang làm công tác kiện toàn nhân sự mà cụ thể là “bắt sâu” trong Đảng. Nếu con sâu Đinh La Thăng được Đảng tận tình chăm sóc thì lần này con sâu Tất Thành Cang xem ra Đảng khó “tranh thủ” lòng dân vì ngay trong tập thể cao cấp nhất của Đảng, hiện rõ ra sự chống đối âm ỉ từ bấy lâu nay trước cái lò của vị Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. Với con số 36% không đồng ý bãi chức Tất Thành Cang người dân thấy ra được sự rạn nứt khó hàn gắn trong cái tập thể có thói quen “vịn nhau mà sống” này, trong khi tội trạng của Cang không thể nào bênh vực hay che giấu. Vậy tại sao “ý Đảng” lần này không theo sát “lòng dân” khi cơ hội làm trong sáng đội ngũ và lấy lại niềm tin trong dân chúng đang nằm trong tay Đảng?
Người dân Sài gòn khi nghe nói họ Tất bị nắm gáy thì không ai là không vui mừng, dù niềm vui có khi “hồ hởi” vượt quá “chỉ tiêu”. Tất Thành Cang bị dân Sài gòn ghét vì đã “ăn” trong nhiều dự án. Khi công khai, lúc bí mật Cang lộ rõ là hạt giống đỏ mau chín do vú ép, còn trẻ nhưng nắm quyền hành quá lớn lại liên kết với tập đoàn mafia đỏ của Sài gòn làm cho thành phố này lên cơn sốt vì đất đai bị chia ra bán không thương tiếc. Phía sau Tất Thành Cang là trùm Lê Thanh Hải, vẫn “đang tự do mà như đã bị bắt” bởi vòng vây ngày một khép dần. Tất Thành Cang và Lê Thanh Hải rõ ràng đang được con số 36% ấy hậu thuẫn và công khai tuyên chiến với Nguyễn Phú Trọng bất kể quyền lực của ông Trọng lớn mạnh cỡ nào.
Con số 36% ấy không phải là con số mà người dân mong muốn. Họ muốn 100% Tất Thành Cang phải vào tù với bản án cao nhất. Mặc dù không trong được tham dự trong Hội nghị Trung ương 9 nhưng hình như người dân đánh hơi được không khí đầy mùi khói súng trong phòng họp được xem là bí mật nhất nước này. Khi con số 36% Ủy viên Trung ương không tán thành kỷ luật Tất Thành Cang sau khi tội trạng của ông ta được Ban Kiểm tra Trung ương công bố, người dân thực sự ngỡ ngàng vì sự thật này khác với những gì họ nghĩ từ mấy chục năm qua. Với người dân, Đảng tuy không phải là thần thánh nhưng mọi chỉ thị của Đảng không thể không tán thành và con số 36% đã làm cho Đảng bẻ mặt. Lần đầu tiên con số hơn 1/3 Ủy viên Trung ương chống lại quyết định kỷ luật một đảng viên không phải “tầm cỡ” đã làm chính trường gợn sóng. Vâng, gợn sóng một chút rồi lại phôi phai vì Đảng biết rõ khi nào thì phải làm gì bất kể việc làm ấy có làm cho người dân chú ý hay không.
Lần này thì người dân tự an ủi cố chờ xem số phận Lê Thanh Hải ra sao vì y mới là con cờ cần tiêu diệt trong bàn cờ đấu tranh quyền lực. An ủi mãi trở thành thói quen và người ta không màng nữa đến cái câu “Ý Đảng-Lòng dân”, mặc dù hai phạm trù này liên quan mật thiết với nhau như nhận định rất quyết đoán của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Sự thật về con số 36% không nói lên nguyện vọng của người dân nhưng nó lại minh họa cho sự bất tín nhiệm của 1/3 Ủy viên Trung ương đối với ông Nguyễn Phú Trọng, người đang cặm cụi vây bắt con sâu lớn nhất hành tinh bằng cách bao vây, chặt vây cánh, thúc ép và thậm chí hù dọa những con sâu con đã từng bú mớm bầu sữa của con sâu đang cố làm “người” tử tế.
Nhưng chắc gì 64% còn lại không có con sâu nào, có khi chúng đang ngủ đông và khi thức giấc sự phá hoại lại càng kinh khủng hơn bởi chúng biết chia sẻ quyền lực và nhất là luật “đồng tình” với kẻ mạnh nhất.
https://www.voatiengviet.com/a/y-dang-long-dan-ban-tuyen-giao-trung-uong/4722859.html

Khai trương cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

tại tỉnh Quảng Ninh

Tin Quảng Ninh, Việt Nam —  Ngày 30 tháng 12 năm 2018, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn tại tỉnh Quảng Ninh do tập đoàn Sun Group đã chính thức khai trương đi vào hoạt động.
Truyền thông trong nước cùng ngày 30 tháng 12 loan tin, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là phi trường đầu tiên do tư nhân đầu tư theo hình thức BOT với số vốn 7,463 tỷ đồng. Không chỉ là cảng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, mà so với nhiều công trình luôn bị chậm tiến độ, đây là công trình được xây dựng khá nhanh chóng chỉ trong vòng 2 năm, kịp với thời gian các văn bản mật của nhà cầm quyền CSVN yêu cầu xây dựng các văn bản luật về đặc khu tại Vân Đồn.
Theo thông tin dư luận trên mạng xã hội Facebook, mặc dù việc đền bù, san bằng mặt đất đối với người dân tại Vân Đồn vẫn chưa hoàn thành, nhiều người dân vẫn đang khiếu kiện, chưa nhận tiền đền bù, nhưng Sun Group vẫn cho người đến phá nát nhà cửa, tài sản của người dân để lấy đấy xây dựng phi trường một cách trái luật pháp.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn được đánh giá là công trình giao thông cấp đặc biệt, có tính chất sử dụng là phi trường dùng chung dân sự và quân sự, cấp 4E và phi trường quân sự cấp II. Phi trường có công suất 2,5 triệu hành khách/năm và 10,000 tấn hàng hoá/năm.
Cùng ngày, dự án cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, nằm bên bờ Vịnh Hạ Long, trên luồng hàng hải Hòn Gai – Cái Lân thuộc phường Bãi cháy, thành phố Hạ Long có tổng vốn đầu tư 1,032 tỷ đồng do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư cũng được khánh thành, đi vào hoạt động.
Theo dư luận, hiện nay, những công trình trọng yếu tại Việt Nam có bóng dáng của Trung Cộng đứng đằng sau đều do Sun Group thực hiện.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/khai-truong-cang-hang-khong-quoc-te-van-don-tai-tinh-quang-ninh/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.