Tin khắp nơi – 27/10/2019
Sunday, January 27, 2019
3:56:00 PM
//
Slide
,
Tin thế giới
Pompeo: ‘Thử nghiệm xã hội chủ nghĩa’
Hoa Kỳ hôm 26/1 kêu gọi quốc tế hãy chọn một bên ở Venezuela và giục các nước ngừng giao dịch với chính phủ Nicolas Maduro, trong khi các cường quốc châu Âu đưa chỉ dấu sẽ theo Washington công nhận Juan Guaido là nhà lãnh đạo hợp pháp của nước này.Theo Reuters, trong các cuộc trao đổi gay gắt tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chiến dịch do Venezuela và Nga (quốc gia đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela) dẫn dắt, cáo buộc Washington định đảo chính và chỉ trích yêu cầu của châu Âu về việc tiến hành bầu cử ở Venezuela trong vòng tám ngày
Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?
Venezuela: Juan Guaido, người được Donald Trump công nhận, là ai?
Venezuela: Cơ hội nào cho Juan Guaido?
Guaido, người nắm quyền lãnh đạo Quốc hội ngày 5/1, tuyên bố ông là tổng thống lâm thời hôm 23/1. Hoa Kỳ, Canada và một loạt nước Mỹ Latinh mau chóng công nhận nhà lãnh đạo trẻ.
Maduro, người lãnh đạo quốc gia giàu dầu mỏ từ năm 2013 và có sự trợ giúp của lực lượng vũ trang, từ chối từ chức.
Nhưng hôm 26/1, ông Guaido, 35 tuổi, nhận được sự ủng hộ từ một quan chức cấp cao. Đại tá Jose Luis Silva, tùy viên quốc phòng Venezuela tại Washington,, nói rằng ông đã ngưng quan hệ với chính phủ Maduro và công nhận Guaido là tổng thống lâm thời.
Thẩm phán Venezuela trốn sang Mỹ
Venezuela phớt lờ chỉ trích về Maduro
Phát biểu tại cuộc họp Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ kêu gọi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết “cuộc thử nghiệm xã hội chủ nghĩa” của Maduro đã khiến nền kinh tế sụp đổ và đẩy người dân Venezuela đến đường cùng phải bới rác tìm đồ ăn.
“Bây giờ là lúc để mọi quốc gia chọn một bên. Hoặc là quý vị đứng về phía lực lượng tự do, hoặc quý vị liên minh với Maduro và tình trạng hỗn loạn của ông ta,” ông Pompeo nói trước hội đồng. “Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an ủng hộ quá trình chuyển đổi dân chủ của Venezuela và vai trò của Tổng thống lâm thời Guaido.”
Ông Pompeo cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế ngắt kết nối hệ thống tài chính của họ với chính phủ Maduro. Washington đưa chỉ dấu rằng họ đã sẵn sàng đẩy mạnh các biện pháp kinh tế để tước quyền lực khỏi tay ông Maduro, nhưng hôm 26/1, ông Pompeo từ chối cho biết về bất kỳ kế hoạch nào như vậy.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47018657
Phe cánh hữu chỉ trích Tổng thống Trump
vì nhượng bộ dự luật chi tiêu
Washington, DC – Theo tin từ Reuters, quyết định nhượng bộ của Tổng thống Trump về dự luật chi tiêu không bao gồm ngân sách cho bức tường biên giới, đã làm dấy lên chỉ trích từ các nhân vật theo phe cực hữu – những người sẽ có nhiều đóng góp quan trọng cho kỳ tranh cử năm 2020 của Tổng thống Trump.Suốt một tháng mâu thuẫn với đảng Dân Chủ, Tổng thống Trump đã kiên quyết không thỏa hiệp về mức ngân sách 5.7 tỷ Mỹ kim cho bức tường biên giới Hoa Kỳ – Mexico. Tuy nhiên, vào hôm thứ Sáu (25 tháng 1), khi hoạt động của chính phủ ngày càng rối loạn, Tổng thống Trump đã quyết định nhượng bộ.
Trong dòng tin nhắn đăng trên Twitter, bình luận gia Mike Cernovich – một người theo phe cực hữu luôn theo sát cử tri của Tổng thống Trump, viết rằng “Tổng thống đã chịu thua.” Ông Cernovich cho rằng tổng thống đã lép vế trước chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Trang web tin tức cực hữu Drudge Report đã đăng tựa đề bài báo “No Wall Funds,” đưa tin về thỏa thuận không bao gồm ngân sách cho bức tường. Trong khi đó, trang tin tức Breitbart chỉ đăng tiêu đề “Government Open. No Wall” (Chính phủ mở cửa. Không có tường), và trang web của The Daily Caller đăng tiêu đề “TRUMP CAVES.” (Trump Thua).
Sau khi tổng thống ký dự luật chi tiêu kéo dài đến ngày 15 tháng 2, kết quả khảo sát cho thấy chỉ số tín nhiệm của tổng thống đã giảm xuống mức thấp nhất. Lời hứa xây bức tường biên giới từng là điểm nhấn trong cuộc vận động tranh cử năm 2016.
Chiến lược gia Cộng Hòa Ford O’Connell cho rằng Tổng thống Trump sẽ gây sức ép để có được ngân sách trong vòng ba tuần tới, khi không còn phải đối mặt với sức ép của tình trạng đóng cửa chính phủ. Do đó, cử tri nên chờ đợi trước khi đánh giá nỗ lực của tổng thống.
Vào hôm thứ Sáu, tổng thống cũng ngầm ám chỉ tổng thống sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nếu Quốc hội không đạt được thỏa thuận như mong muốn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/phe-canh-huu-chi-trich-tong-thong-trump-vi-nhuong-bo-du-luat-chi-tieu/
Câu lạc bộ golf của Tổng thống Trump sa thải
nhiều nhân viên là người di dân không có giấy tờ
Washington, DC – Theo bản tin của tờ Washington Post đưa tin hôm thứ Bảy (26 tháng 1), có khoảng 10 nhân viên – là người di dân không có giấy tờ làm việc tại Câu lạc bộ Golf Trump ở quận Westchester, New York – đã bị sa thải vào tuần trước.Tờ báo đã nói chuyện với các nhân viên và luật sư của họ. Theo đó, họ bất ngờ bị sa thải vào ngày 18 tháng 1, dù một số người đã làm việc tại câu lạc bộ suốt nhiều năm qua.
Vào năm 2018, tờ New York Times đưa tin câu lạc bộ tư nhân của tổng thống ở New Jersey vẫn thuê nhân viên, dù các viên chức quản trị biết họ là người di dân lậu. Hai phụ nữ nói chuyện với tờ Times cho biết, viên chức quản trị đã có những biện pháp giúp họ không bị phát hiện và giữ được công việc. Tuy nhiên, tờ báo viết rằng không có bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump hay người đứng đầu Trump Organization biết về tình trạng di trú của nhân viên.
Theo bản tin của tờ Washington Post, Câu lạc bộ Golf Trump nói với các nhân viên rằng sau quá trình điều tra, công ty phát hiện hồ sơ di trú của họ là giả.
Trong thư điện tử gửi đến tờ Washington Post, ông Eric Trump – con trai Tổng thống Trump kiêm Phó chủ tịch Trump Organization cho biết, công ty đang nỗ lực nhận diện các nhân viên dùng giấy tờ giả để xin việc. Nếu bị phát hiện, những nhân viên này sẽ bị sa thải ngay lập tức. Theo tờ Post, ông Eric Trump cho rằng sự việc là một trong những lý do cha của ông, tức Tổng thống Trump, đang đấu tranh cải cách hệ thống di trú.
Bà Gabriel Sedano, cựu nhân viên bảo trì từng làm việc tại câu lạc bộ từ năm 2005, nói với tờ Post rằng bà đã cống hiến cho công việc và chưa từng phạm lỗi trong suốt 15 năm, do đó, bà yêu cầu công ty xem xét lại quyết định sa thải. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cau-lac-bo-golf-cua-tong-thong-trump-sa-thai-nhieu-nhan-vien-la-nguoi-di-dan-khong-co-giay-to/
Cuộc Chiến Trật Tự Mới
Trần KhảiVậy là sẽ huề, trên nguyên tắc sẽ huề. Hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ huề, vì không thể kéo dài tranh chấp thương mại. Và cũng vì, lý do thực gây chiến thương mại trước giờ không thuần là thương mại, mà là cuộc chiến khoa học kỹ thuật, cuộc chiến bủa vây thế lực toàn cầu, và là cuộc chiến bao vây để giữ thế thượng thủ toàn cầu. Nhưng nhiều bản tin lại trái nghịch nhau, y hệt sương mù… Lúc thì nói sắp thỏa thuận thương mại, lúc nói còn xa… Cuộc chiến đầy bí ẩn.
Một quan chức Hoa Kỳ mới nói rằng sẽ có thỏa thuận thương mại sớm.
Bản tin RFI ghi lời Kevin Hassett, một cố vấn kinh tế Bạch Ốc, nói hôm 23/01/2019 trên CNN tỏ ý lạc quan cho rằng có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trước ngày mồng Một tháng Ba, tức là ngày 1 tháng 3/2019. Và đó là mục tiêu mà hai lãnh đạo Mỹ-Trung – Donald Trump. và Tập Cận Bình – đã đề ra nhân thượng đỉnh cuối năm 2018.
Trên đài CNN, ông Kevin Hassett tuyên bố tin tưởng rằng hai bên sẽ đạt được mục tiêu đề ra vì «các cuộc đàm phán đang có nhiều tiến bộ». Theo nhân vật này, dù vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng Mỹ «đang ở trong một tư thế rất thuận lợi», và phía Trung Quốc đã hiểu rằng họ có rất nhiều lợi ích khi thỏa thuận với Mỹ vì tăng trưởng (kinh tế) của họ đang tuột dốc.
RFI cũng ghi rằng heo hãng tin Anh Reuters, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong quý IV năm 2018, chỉ ở mức 6,4%, mức thấp nhất trong gần 30 năm, và một lãnh đạo Trung Quốc tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Davos đã dự kiến một tỉ lệ thấp hơn nữa là 6% trong năm nay.
Trong khi đó, theo ông Kevin Hassett, chính quyền Trump vẫn ước tính là tăng trưởng của Mỹ sẽ đạt 3% trong năm 2019, và nguy cơ suy thoái kinh tế trong năm tới sẽ ở mức «rất gần với số không».
Vào lúc chính quyền Donald Trump tỏ ý lạc quan về triển vọng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, tại Diễn Đàn Davos, phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn vào hôm qua cũng thúc giục Mỹ mau chóng tiến tới thỏa thuận, cho rằng hai bên «không thể thiếu nhau».
Theo người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đến Davos, thì hai nền kinh tế lớn nhất thế giới «đều cần đến nhau». Ông đồng thời kêu gọi một quan hệ «đôi bên cùng có lợi» giữa hai nước, khẳng định rằng «Bất kỳ một cuộc đối đầu nào đều tác hại đến lợi ích của cả hai bên».
Về đà tăng trưởng kinh tế đang khựng lại của Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn đã cố trấn an, cho rằng dẫu sao thì con số hơn 6% vẫn đáng kể, «không thấp một chút nào cả».
Có đúng như thế không?
Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói rằng thỏa thuận còn xa lắm, khi trả lời trên CNBC.
Ross nói rằng tuần sau sẽ có một phái đoàn chuyên gia thương mại TQ, khoảng 30 người, sang Washington để họp, nhưng Ross nói: “Chúng ta còn xa nhiều dặm để tới thỏa thuận. Thương mại là chuyện rất phức tạp. Có quá nhiều vấn đề để bàn.”
Nhưng Ross cũng nói nước đôi, ông thấy có một cơ hội sẽ có thỏa thuận trước ngày 1 tháng 3/2019.
Trong khi đó, nhìn từ hướng một chuyên gia kỹ thuật: không chỉ tranh chấp thương mại, nhưng là một trật tự thế giới mới.
Hendrik du Toit, Tổng quản trị Investec, một công ty quản trị tích sản thế giới, nói với CNBC tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Si, rằng tranh chấp giữa Mỹ-TQ là về một trật tự thế giới mới (not simply about trade but a “new world order”).
Cớ để TT Trump gây chiến thương mại là thâm thủng mậu dịch trong dòng chảy hàng hóa giữa Mỹ-TQ tăng từ 6 triệu đôla năm 1985 lên tới 301.37 tỷ đôla trong 9 tháng của năm
2018, theo thống kê Hoa Kỳ. Trump nói như thế Mỹ bị TQ bóc lột và thế là dựng rào thuế phạt đối với hàng từ TQ.
Thực ra, Trump nói thế chỉ là về hàng nhập và xuất cảng, Trump không tính tới thương mại dịch vụ, mà kinh tế Mỹ phần lớn là dịch vụ. Khi tính cả dịch vụ thương mại, thâm thủng Hoa Kỳ là 275.02 tỷ đôla trong ba quý đầu của năm 2018. Tính thương mại dịch vụ chỉ là tương đối, vì dịch vụ là phi hình thể, thí dụ như du lịch, du học, y khoa viễn liên, chi nhánh ngân hàng hải ngoại, chuyên gia (như bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư…) ra hải ngoại làm việc…
Trong các tài sản phi hình thể, tuyệt vời nhất là tài sản phi hình thể của nhân loại: dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí…
Bởi vậy, một tài sản vừa hình thể, vừa phi hình thể của TQ đang được Mỹ ra sức ghìm lại cho khỏi mất: Đài Loan. Từng bước một, Mỹ củng cố Đài Loan làm thành trì dân chủ. Từng bước bao vây TQ, ban đầu là bao vây công ty viễn thông Hoa Vi (Huawei).
Bản tin RTI kể rằng nhằm phòng chống Trung quốc ăn cắp thông tin cơ mật, gần đây viện Hành chính Đài Loan công bố nguyên tắc sử lý việc mua và sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin của Trung Quốc, cấm nhân viên công vụ sử dụng điện thoại di động và máy vi tính tải hay liên kết các trang mạng xã hội của Trung Quốc. Ngày 24/1 Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương cho biết, an toàn thông tin là an toàn quốc gia, đây là việc mà chính phủ phải thực hiện.
“Mọi người đều biết, hiện tại thông tin an toàn xã hội là an toàn quốc gia. Làm sao để bảo vệ an toàn quốc gia là điều mà cả thế giới đang lo lắng, Đài Loan cũng không ngoại lệ. Nhất là hôm nay, chúng ta biết là phải làm thế nào để thông tin của chúng ta có thể truyền đi nhanh chóng lại an toàn, không gây nguy hại đến an toàn nước nhà, an toàn xã hội, cho nên điều mà chính phủ nên làm thì chúng tôi không bỏ sót.” Thủ tướng Tô Trinh Xương nói.
Không chỉ là các cơ quan nhà nước mà Thủ tướng còn kêu gọi người dân Đài Loan nên đề cao cảnh giác, an toàn là trên hết, quốc gia có an toàn thì ta mới có tất cả.
Bao vây kế tiếp là tách Bắc Hàn ra khỏi thế lực TQ. Bản tin KBS của Nam Hàn kể rằng theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm thứ Năm (24/1) đưa tin Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong-un ngày 23/1 đã gặp phái đoàn tham dự hội đàm cấp cao Mỹ-Triều lần thứ hai tại Washington do Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương đảng Lao động Kim Yong-chol làm trưởng đoàn, để nghe báo cáo về kết quả hội đàm.
Chủ tịch Kim Jong-un đã nghe báo cáo cụ thể về nội dung thảo luận liên quan tới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai, tình hình đàm phán Mỹ-Triều về các vấn đề cần phải giải quyết. Sau đó, nhà lãnh đạo miền Bắc đã đề ra các bài toán và phương hướng chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.
Ông Kim Yong-chol đã chuyển thư của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un, và Chủ tịch miền Bắc rất hài lòng về bức thư này.
Chủ tịch Kim Jong-un nói rằng Tổng thống Donald Trump quan tâm rất lớn tới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai, đánh giá cao về sự quyết đoán và quyết tâm giải quyết vấn đề của nhà lãnh đạo miền Bắc.
Ông Kim Jong-un bày tỏ tin tưởng vào lối suy nghĩ tích cực của Tổng thống Donald Trump, cho biết Bình Nhương sẽ chờ đợi một cách kiên nhẫn và thiện chí. Đặc biệt, Chủ tịch miền Bắc bày tỏ kỳ vọng Mỹ và Bắc Hàn sẽ cùng nỗ lực, từng bước hướng tới mục tiêu chung.
Hiện tại, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai đang được dự kiến diễn ra vào cuối tháng 2 tới. Dư luận quan tâm liệu Mỹ và Bắc Hàn đã thống nhất được ý kiến về bước đi phi hạt nhân hóa tiếp theo của Bình Nhưỡng và biện pháp tương ứng của Washington hay chưa.
Nếu tách Bắc Hàn ra khỏi thế lực TQ… từng bước, Mỹ hy vọng cô lập TQ. Đó cũng là tài sản phi vật thế mà Trump có thể để lại làm di sản cho lịch sử.
Trong khi đó, bản tin RFI kể: Ấn Độ lập thêm căn cứ Không quân gần Malacca để đối phó với Bắc Kinh…
Theo Reuters hôm 24/01/2019, lo ngại trước việc Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự tại Ấn Độ Dương, New Delhi sẽ mở thêm một căn cứ Không quân thứ ba trên quần đảo Andaman và Nicobar. Đây là quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng, án ngữ lối vào phía tây của eo biển Malacca, con đường hàng hải huyết mạch của thế giới, nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông.
Căn cứ không quân mới của Ấn Độ mang tên INS Kohassa, được bố trí tại một địa điểm cách Port Blair, thủ phủ của quần đảo khoảng 300 cây số về phía bắc. Theo người phát ngôn của Hải quân Ấn Độ, ông D. K. Sharma, cơ sở Không quân mới sẽ có một đường băng dài 1.000 mét cho trực thăng và máy bay trinh sát, nhưng có thể sẽ được trang bị thêm một đường băng dài 3.000 mét, đủ để tiếp nhận các máy bay trinh sát tầm xa và chiến đấu cơ.
Theo nhiều chuyên gia và giới chức quân sự Ấn Độ, mục tiêu của New Delhi khi lập thêm một căn cứ Không quân mới tại quần đảo Andaman và Nicobar là để tăng cường giám sát tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc đi vào khu vực Ấn Độ Dương, qua ngả eo biển Malacca.
Hàng năm có khoảng 120.000 tàu thuyền qua lại Ấn Độ Dương, trong đó gần 70.000 chiếc đi qua Malacca. Cựu sĩ quan hải quân Anil Jai Singh lưu ý là Trung Quốc đang có xu hướng mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này, và để có thể theo dõi được thực sự các hoạt động của Hải quân Trung Quốc, cần có đủ phương tiện. Theo ông, cùng với Không quân, Ấn Độ phải triển khai thêm nhiều tàu chiến tại căn cứ quân sự nói trên.
New Delhi lo ngại Bắc Kinh sử dụng một số cảng biển mà họ xây dựng tại Sri Lanka và Pakistan, làm các căn cứ tiền tiêu của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Tăng cường lực lượng tại quần đảo Andaman và Nicobar để đối phó với Trung Quốc là chủ trương của thủ tướng Narendra Modi khi lên nắm quyền vào năm 2014.
Nghĩa là, tranh chấp thương mại là một cớ, nhưng tận cùng là Hoa Kỳ phải xếp ván cờ lại, the một trật tự mới cho thế giới.
https://vietbao.com/p123a290159/cuoc-chien-trat-tu-moi
Thủ tướng Canada sa thải đại sứ ở TQ
sau phát biểu về Huawei
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm thứ Bảy cho biết ông đã sa thải đại sứ của mình tại Trung Quốc, người đã khơi ra sự phẫn nộ trong chính giới Canada với những bình luận về một vụ án dẫn độ thu hút nhiều sự chú ý.“Tối qua tôi đã yêu cầu và chấp nhận đơn từ chức của John McCallum trong tư cách đại sứ Canada tại Trung Quốc,” ông Trudeau nói trong một thông cáo mà không giải thích lí do cho việc này.
Ông Trudeau nói với các phóng viên vào lúc gần đây đây nhất là ngày thứ Năm rằng ông không định thay thế ông McCallum vì ông này nói rằng Giám đốc Tài chính của Huawei Technologies Mạnh Vãn Chu có thể biện luận thuyết phục chống lại việc dẫn độ sang Mỹ.
Các chính trị gia đối lập và các cựu đại sứ cáo buộc ông McCallum can thiệp chính trị một cách không thể chấp nhận được trong một vụ án đã gây tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ giữa Canada và Trung Quốc.
Bà Mạnh bị bắt tại Vancouver vào tháng trước về cáo buộc vi phạm các chế tài của Mỹ đối với Iran. Trung Quốc sau đó bắt giữ hai công dân Canada lấy lí do an ninh quốc gia.
Khi được hỏi tại sao ông McCallum bị sa thải, phát ngôn viên của ông Trudeau, Eleanore Catenaro từ chối bình luận, Reuters cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-canada-sa-thai-dai-su-o-trung-quoc-sau-phat-bieu-ve-huawei/4760268.html
Vỡ đập mỏ Brazil: Số nạn nhân tiếp tục tăng
Thùy DươngMột ngày sau khi xảy ra sự cố vỡ đập ngăn chất thải tại một khu mỏ quặng sắt ở bang Minas Gerais, miền đông nam Brazil, lực lượng cứu hộ chiều tối hôm qua 26/01/2019 công bố số người chết đã tăng lên thành 34 người. Ngoài ra, còn có 23 người bị thương và gần 300 người vẫn đang mất tích.
Quân đội Brazil trong một thông cáo cho biết tổng thống Jair Bolsonaro đã quyết định điều 1.000 binh lính tới tham gia công tác cứu hộ. Tuy nhiên, mưa to đã khiến hoạt động cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Hy vọng tìm thấy người sống sót trong số những người mất tích là rất mong manh. Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy một chiếc xe chở nhân viên của công ty khai thác mỏ ngập trong bùn đất, với rất nhiều thi thể bên trong nhưng chưa xác định được số nạn nhân.
Tổng thống Bolsonaro cho biết thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua đã đề nghị trợ giúp Brazil về công nghệ trong công tác tìm kiếm và cứu hộ. Tổng thống Bolsonaro đã chấp nhận đề nghị của Israel. Một phát ngôn viên lực lượng cứu hộ Brazil giải thích với AFP là từ ngày mai 28/01 sẽ bắt đầu sử dụng thiết bị công nghệ của Israel với bộ định vị bằng sóng âm có khả năng phát hiện các thi thể bị vùi sâu dưới bùn đất.
Trong khi đó, bộ Tư Pháp Brazil đã ra lệnh phong tỏa số tiền tương đương 233 triệu euro trong các tài khoản ngân hàng của tập đoàn Vale, chủ sở hữu khu quặng sắt để chuẩn bị công tác bồi thường cho các nạn nhân. Còn cơ quan Ibama, thuộc bộ Môi Trường, phạt tập đoàn Vale 58 triệu euro.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190127-brazil-vo-dap-mo-sat-so-nan-nhan-tiep-tuc-tang
Khủng hoảng Venezuela:
Ông Maduro bác bỏ bầu cử sớm
Tổng thống Venezuela Nicolas Manduro đã bác bỏ tối hậu thư của cộng đồng quốc tế về việc phải tổ chức một cuộc bầu cử trong vòng tám ngày.Theo Reuters, nhà lãnh đạo hiện đối mặt với nhiều thách thức này nói thêm rằng lãnh tụ đối lập Juan Guaido đã vi phạm hiến pháp của đất nước khi tự tuyên bố là nguyên thủ.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNN tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, phát hôm 27/1, ông Maduro cũng nói rằng ông để ngỏ đối thoại và một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump là điều không chắc, nhưng không phải hoàn toàn không thể xảy ra.
Sau khi công nhận ông Guaido là lãnh đạo Venezuela, Washington hôm 26/1 thúc giục các nước trên thế giới “chọn phe” và cắt đứt liên hệ tài chính với chính phủ của ông Maduro.
XEM THÊM:
Nga đề nghị làm trung gian điều giải khủng hoảng chính trị Venezuela
Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố sẽ công nhận ông Guaido nếu ông Maduro không tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 8 ngày.
Theo Reuters, Nga đã gọi tối hậu thư này là điều “nực cười” trong khi ngoại trưởng Venezuela coi đó là chuyện “trẻ con”.
Washington, Canada, phần lớn các quốc gia Mỹ Latin và nhiều nước châu Âu cho rằng có gian lận trong lần đắc cử tổng thống thứ hai của ông Maduro tháng Năm năm ngoái.
Ông Maduro vẫn duy trì sự trung thành của lực lượng quân nhân, dù đại diện quân sự hàng đầu của Venezuela ở Mỹ hôm 26/1 đã quay sang ủng hộ ông Guaido.
https://www.voatiengviet.com/a/kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-venezuela-%C3%B4ng-maduro-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-s%E1%BB%9Bm/4760768.html
Venezuela : Được quốc tế ủng hộ,
Guaido gia tăng áp lực
Thụy MyĐược sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nước trên thế giới, tổng thống Venezuela tự phong Juan Guaido hôm nay 27/01/2019 kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường, đồng thời đề nghị ân xá cho tất cả các quân nhân quay lưng với chế độ Nicolas Maduro.
Từ hôm qua, ông Guaido đã khởi động các cuộc tham vấn nhân dân trên toàn quốc, nhằm phổ biến đường lối của đối lập trong khi toàn bộ báo chí đã bị chính quyền Nicolas Maduro khống chế. Thông tín viên RFI Benjamin Delille đã đến quảng trường Alfredo Sadell ở Caracas, nơi thủ lãnh đối lập thu thập ý kiến về luật ân xá, tường thuật :
Trong suốt buổi sáng, các dân biểu thay nhau lên diễn đàn để giải thích về nội dung luật ân xá. Đến trưa, luật này được công chúng bỏ phiếu tượng trưng.
Vanessa, 34 tuổi đứng vào một hàng dài người đang xếp thứ tự. Cô nói : « Chúng tôi xếp hàng để ký tên đồng ý với luật ân xá do Quốc Hội thông qua ». Cô đến tham gia vì sợ rằng đạo luật sẽ khoan hồng cho tất cả những tội mà một số thành viên chính phủ đã phạm trong những năm gần đây. Tuy nhiên Vanessa nhìn nhận các dân biểu đã nói rõ đối tượng của luật là những ai bị cầm tù, truy nã hoặc lưu vong vì lý do chính trị.
Dân biểu Leonardo Regnault giải thích các nguyên tắc của luật : « Chính phủ tiếm quyền Maduro đã bỏ tù nhiều người qua việc sáng tác ra đủ loại tội phạm để gán cho họ. Sắp tới khi khôi phục nền dân chủ, các nhà tù sẽ mở cửa để kết thúc tình trạng vô nhân đạo này ».
Các cuộc tham vấn tương tự diễn ra khắp nước, và mỗi người tham gia được phát tài liệu chi tiết về luật để về phổ biến cho người thân ».
Tùy viên quân sự tại Mỹ quay lưng lại với Maduro
Đó là ân xá đối với các nhà hoạt động chính trị, còn với quân đội, ngay từ đầu thủ lãnh đối lập đã đề nghị khoan hồng cho các quân nhân rời bỏ hàng ngũ, ngưng phục vụ chế độ Maduro. Ông Juan Guaido cho biết cũng đã gặp gỡ một số thành viên chính phủ Maduro nhằm thuyết phục tổ chức bầu cử.
Hôm qua tùy viên quân sự của Venezuela tại Washington, đại tá José Luis Silva tuyên bố không nhìn nhận ông Nicolas Maduro là tổng thống hợp pháp, và kêu gọi « các anh em quân nhân » ủng hộ ông Juan Guaido.
Về phía ông Maduro loan báo mở đàm phán với Hoa Kỳ để duy trì liên lạc tối thiểu giữa hai nước, sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao. Cuba và Mỹ từng giữ quan hệ loại này cho đến tháng 7/2015, khi mở lại đại sứ quán.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190127-venezuela-duoc-quoc-te-ung-ho-guaido-gia-tang-ap-luc
Tại Liên Hiệp Quốc, Mỹ và châu Âu
ủng hộ thủ lãnh đối lập Venezuela
Thụy MySau năm tiếng đồng hồ tranh luận hôm qua 26/01/2019, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vẫn không tìm được tiếng nói chung cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại Venezuela. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi ủng hộ tổng thống tự phong Juan Guaido, trong bối cảnh châu Âu đưa ra tối hậu thư cho ông Maduro trong vòng 8 ngày phải tổ chức bầu cử tự do. Hai chủ nợ lớn của Venezuela là Nga và Trung Quốc ngăn trở việc đưa ra thông cáo chung.
Cuộc họp khẩn cấp này diễn ra theo yêu cầu của Hoa Kỳ, Peru và Cộng hòa Dominicana, Nga phản đối nhưng chỉ thu thập được 3/15 phiếu nên không ngăn cản được.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau cho biết thêm chi tiết :
Mike Pompeo không cần phải nghe phát biểu từ đồng nghiệp của quốc gia Venezuela, mà Mỹ không còn công nhận tổng thống. Ông rời phòng họp Hội đồng Bảo an chẳng bao lâu sau khi đưa ra lời cảnh báo.
Ngoại trưởng Mỹ nói : « Bây giờ là lúc mà mỗi nước cần chọn lựa đứng về phía nào, không còn có thể trì hoãn hay dùng chiến thuật đánh lạc hướng. Hoặc là đứng về phía lực lượng tự do, hoặc Maduro cùng với sự hỗn loạn của phía ông ta ».
Dù vậy Hoa Kỳ vẫn không đạt được việc đưa ra một bản tuyên bố chung của Hội đồng Bảo an để ủng hộ tổng thống tự phong Juan Guaido, chủ yếu do Nga và Trung Quốc phản đối. Matxcơva còn cáo buộc Washington xúi giục đảo chính.
Jorge Arreaza, ngoại trưởng Venezuela khẳng định có được bằng chứng, ông nói : « Hoa Kỳ không phải đứng phía sau vụ đảo chính mà còn đi đầu. Họ không chỉ ra lệnh cho đối lập Venezuela mà cả những chính phủ chư hầu của Mỹ trong khu vực, tại châu Âu và các nước khác trên thế giới ».
Caracas bác bỏ tối hậu thư của các nước châu Âu hạn định cho Venezuela trong vòng 8 ngày phải tổ chức bầu cử, tuy nhiên nói rằng luôn sẵn sàng đối thoại với Washington.
Bên lề hội nghị, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vassily Nebenzia cho rằng cần tránh việc nước ngoài can thiệp quân sự vào Venezuela bằng mọi giá. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi tiếp xúc báo chí đã cổ vũ tất cả các nước chấm dứt giao dịch tài chính với chế độ Nicolas Maduro.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190127-tai-lien-hiep-quoc-my-va-chau-au-ung-ho-thu-lanh-doi-lap-venezuela
Cuộc biểu tình “áo khoác vàng” diễn ra cả ngày lẫn đêm
nhằm duy trì áp lực với Tổng thống Pháp Macron
Paris, Pháp – Theo tin từ hãng thông tấn AP, vào hôm thứ Bảy (26 tháng 1), những người biểu tình “áo khoác vàng” ở Pháp đã xuống đường biểu tình lần nữa, nhằm tiếp tục gây áp lực lên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Đây cũng là ngày cuối tuần thứ 11 liên tiếp diễn ra những cuộc biểu tình xung quanh Paris và các thành phố khác, nhằm phản đối các chính sách được coi là ủng hộ người giàu của Tổng thống Macron.Gần đây, Tổng thống Macron xoa dịu phong trào biểu tình bằng cách đóng vai trò tích cực trong cuộc tranh luận quốc gia tại các thị trấn trên khắp nước Pháp, để giải quyết những lo lắng của người biểu tình.
Một số người đứng đầu đoàn biểu tình “áo khoác vàng” đang cố gắng giữ vững phong trào, bằng cách tổ chức các cuộc biểu tình vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Vào sáng thứ bảy (26/1), một số người biểu tình tập trung thành một đám đông nhỏ và tiến đến đại lộ Champs-Elysees, nơi xảy ra vụ bạo động gần đây. Trong khi đó, hai nhóm khác chuẩn bị kế hoạch cho các sự kiện vào buổi tối trên khắp thị trấn, tại Place de la Republique ở phía đông Paris.
Cũng vào hôm thứ Bảy, Pháp cho điều động khoảng 80,000 cảnh sát chống lại bạo động, và số lượng cảnh sát hiện đã bằng với số lượng người xuống đường biểu tình trong hai ngày cuối tuần qua.
Phong trào “áo khoác vàng” cũng đang đối đầu với một thử thách khác, khi các nhóm đối lập tự gọi mình là “khăn quàng cổ màu đỏ” và chuẩn bị kế hoạch biểu tình vào Chủ Nhật để lên án bạo lực gây ra bởi các cuộc biểu tình gần đây.
Trong các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy, nhóm “áo khoác vàng” chiếm các khu vực vòng xoay và các trạm thu phí trên khắp nước Pháp, làm gián đoạn giao thông để thể hiện sự thờ ơ của chính quyền trung ương. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuoc-bieu-tinh-ao-khoac-vang-dien-ra-ca-ngay-lan-dem-nham-duy-tri-ap-luc-voi-tong-thong-phap-macron/
Pháp : Đến lượt « Khăn Đỏ »
xuống đường thách thức « Áo Vàng »
Thụy MyNhững người quàng khăn đỏ, bức xúc trước những vụ bạo động từ những cuộc biểu tình « Áo Vàng » gây ra, hôm nay 27/01/2019 xuống đường lần đầu tiên tại Paris, nhằm « bảo vệ nền dân chủ và các định chế » của nước Pháp.
Người đưa ra sáng kiến « Tuần hành cộng hòa vì tự do », một kỹ sư 51 tuổi ở Toulouse cho biết : « Đó là lời kêu gọi hướng về đa số im lặng vẫn ở nhà từ 10 tuần qua ». Trang Facebook « STOP. Đã quá đủ » của ông Laurent Soulié được sự hưởng ứng của tập thể « Khăn Đỏ » – xuất hiện từ cuối tháng 11/2018 nhằm phản đối nạn phong tỏa các giao lộ của « Áo Vàng » – với điều kiện đây không phải là biểu tình ủng hộ tổng thống Emmanuel Macron.
Dự kiến diễn ra từ 14 giờ chiều nay, với lộ trình từ quảng trường Nation đến quảng trường Bastille, số người tham gia cuộc tuần hành « Khăn Đỏ » vẫn chưa rõ. Trên mạng đến sáng nay khoảng 10.000 cho biết muốn tham gia, và 27.000 người tỏ ra ủng hộ. Nhiều người « Khăn Đỏ » cho AFP biết họ chia sẻ một số yêu sách của « Áo Vàng », nhưng phản đối bạo lực nhắm vào các định chế.
Về phía đảng cầm quyền của tổng thống Macron tuy bày tỏ thiện cảm với phong trào « Khăn Đỏ », nhưng vẫn giữ một khoảng cách để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc thảo luận toàn quốc đang diễn ra, trong tinh thần hòa giải với « Áo Vàng ».
Tối qua cuộc biểu dương lực lượng tuần lễ thứ 11 liên tiếp của « Áo Vàng » diễn ra với 69.000 người trên toàn nước Pháp, đã giảm đi so với 84.000 người tuần trước ; và riêng tại Paris chỉ còn 4.000 người biểu tình (ngày 19/1 là 7.000 người).
http://vi.rfi.fr/phap/20190127-phap-den-luot-%C2%AB-khan-do-%C2%BB-xuong-duong-thach-thuc-%C2%AB-ao-vang-%C2%BB
Brexit : Dân Ailen lo sợ tái lập kiểm soát biên giới
khi Anh rời EU không thỏa thuận
RFIBa ngày trước khi Quốc Hội Anh bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit, trong đó khúc mắc vẫn nằm ở vấn đề kiểm soát biên giới giữa hai xứ Ailen. Hôm qua, 26/01/2019, hàng trăm người đã tập trung ở đường biên giới cũ để biểu thị sự lo lắng về khả năng tái lập kiểm soát biên giới giữa Cộng Hòa Ailen, vẫn nằm trong Liên Âu và Bắc Ailen sẽ theo Anh ra đi khỏi EU.
Thông tín viên RFI , Julien Lagache, có mặt tại biên giới Ailen tường trình:
Một bức tường được dựng bên trạm gác, các binh sĩ và nhân viên hải quan đứng chờ…. Đó chỉ là cảnh dàn dựng mà người biểu tình muốn cảnh báo điều có thể diễn ra ở biên giới Ailen nếu Vương Quốc Anh rời Liên Hiệp Châu Âu không thỏa thuận.
Đó là sự tụt hậu mà bà Maeve McKeefry, giáo viên thương mại ở Bắc Ailen không chấp nhận. Bà cho biết : « Tôi lớn lên trong thời kỳ rối ren, tôi biết đường biên giới trên tuyến đường này là thế nào và tôi không muốn điều đó cho các con tôi. Tự do lưu thông sẽ mang lại phồn thịnh và cả giáo dục nữa. Hai miền Ailen còn có mối liên hệ chặt chẽ, với tôi một đường biên giới hiện hữu sẽ phá hỏng mọi tiến bộ đã đạt được. »
Tượng trưng cho bạo lực trong quá khứ, đường biên giới giả này được người biểu tình phá đi. Họ không muốn thấy hòn đảo bị cắt làm đôi. Hơn bao giờ hết, kịch bản đó rất có thể xảy ra. Ông Declan Fearon, chủ tịch một hiệp hội những người dân sống bên biên giới cho rằng vẫn còn thời gian để ngăn chặn kịch bản đó.
Ông nói : « Điều cốt yếu là phải được lắng nghe. Cho đến giờ, Luân Đôn không nghe chúng tôi, nhưng từ nay đến ngày 29 tháng 3, chính phủ Anh sẽ phải nhận ra tầm quan trọng của vấn đề và của cam kết với châu Âu không động đến chốt chặn cuối (backstop) và họ sẽ thấy phải hành động. »
Với những người biểu tình, “chốt chặn cuối” giúp tránh tái lập biên giới mà vẫn giữ được Bắc Ailen theo các chuẩn mực châu Âu. Trong khi đó, đây chính là điểm rắc rối ở Nghị viện Anh.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190127-brexit-dan-ailen-lo-so-tai-lap-bien-gioi-khi-anh-roi-eu-khong-thoa-thuan
Lính đánh thuê Nga sang Venezuela bảo vệ Maduro ?
Thụy MyTheo bản tin Reuters ngày 25/1, một số lính đánh thuê Nga đã bay sang Caracas để bảo vệ an ninh cho ông Nicolas Maduro. Thông tin này được một cựu vệ sĩ nay là người đứng đầu một nhóm cô-dắc chuyên bảo vệ yếu nhân, xác nhận với Le Monde hôm qua 26/01/2019.
Ông Evgueni Chabaiev khẳng định đã được một thành viên trong nhóm « viễn chinh » này thông báo. Cựu lính đánh thuê nói với tờ báo Pháp : « Hôm 21/1 (tức là ba ngày trước khi nhà đối lập Juan Guaido tuyên bố tổng thống lâm thời), một nhóm chuyên bảo vệ các nhân vật quan trọng mà tôi quen biết vì đã từng trợ giúp pháp lý cho họ, vừa từ Gabon trở về, đã nhận được một đơn đặt hàng khẩn cấp thuê 400 người ».
Chabaiev cho biết thêm chi tiết : « Trong đêm 22 rạng 23/1, một chuyến bay đặc biệt đã đưa họ đến Cuba. Họ không biết địa điểm lẫn thời điểm làm nhiệm vụ, nhưng một người trong nhóm gọi điện từ La Habana cho thân nhân, nói rằng sẽ đi trên một chuyến bay thương mại đến Caracas ».
Thời điểm 21/1 rất đáng chú ý : vào rạng sáng hôm ấy, một nhóm vệ binh quốc gia Venezuela đã nổi dậy tại một trại lính ở Caracas, và sau đó bị bắt.
Đại sứ đương nhiệm Nga ở Caracas phản bác thông tin về nhóm « Wagner » - tên một công ty tư nhân đã trở thành danh từ chung để chỉ lính đánh thuê Nga. Hãng tin Nga Novosti hôm 26/1 dẫn lời đại sứ Vladimir Zaiemski nói rằng đó là « tin thất thiệt ». Trả lời Reuters, phát ngôn viên điện Kremlin, Dimitri Peskov cho hay « không có thông tin gì về chủ đề này ».
Ông Evgueni Chabaiev nói : « Tôi không thể xác nhận con số 400 người. Đó không phải là lính chiến mà là một nhóm cận vệ. Họ được giao nhiệm vụ trước khi sự kiện xảy ra (Guaido tự xưng tổng thống hôm 23/1) ».Le Monde cho biết khi tiếp xúc với cựu lính đánh thuê này để viết bài về các « Wagner », Chabaiev xác nhận « mới đây ông Maduro đã yêu cầu được trợ giúp, và tất nhiên là không ai gởi quân đội đến Venezuela ».
Cho dù bị coi là bất hợp pháp, các công ty an ninh tư nhân Nga ngày càng can thiệp nhiều vào Syria và châu Phi, như là lực lượng bổ sung cho quân đội.
Hôm 05/12/2018, tổng thống Venezuela có mặt ở Matxcơva để gặp ông Vladimir Putin. Đến ngày 10/12, hai oanh tạc cơ TU-160 của Nga, được hai phi cơ AN-124 và Il-62 hộ tống, đã hạ cánh xuống một căn cứ không quân ở ngoại ô Caracas để tiến hành năm ngày huấn luyện với quân đội Venezuela. Cũng vào lúc đó, ông Maduro tố cáo « một âm mưu do Nhà Trắng chuẩn bị để tấn công vào nền dân chủ Venezuela, để ám sát tôi và áp đặt một chính phủ độc tài ».
Số phận của ông Nicolas Maduro lệ thuộc phần lớn vào sự ủng hộ của quân đội. Nhưng liệu có phải ông chủ điện Kremlin, mà mới đây đã nhìn nhận sự hiện diện của các công ty an ninh tư nhân Nga ở nước ngoài, đã có biện pháp bảo vệ đồng minh ?
Le Monde nhắc lại, Matxcơva từ lâu vẫn quan hệ chặt chẽ với Caracas, và đã đổ những khoản tiền khổng lồ vào Venezuela dưới dạng đầu tư hay cho vay. Sau vụ thủ lãnh đối lập Venezuela tự tuyên bố tổng thống lâm thời, tổng thống Nga đã đích thân gọi điện để trấn an ông Maduro.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190127-linh-danh-thue-nga-sang-venezuela-bao-ve-maduro
Serbia :Biểu tình đòi tổng thống từ chức
lan rộng khắp đất nước
Thùy DươngBước sang tuần thứ tám, phong trào đấu tranh chống chế độ độc đoán của tổng thống Alexandar Vucic không những không suy yếu, mà còn lan rộng ra khắp đất nước. Tại thủ đô Belgrade, từ ngày 08/12/2018, cứ đến tối thứ Bảy hàng tuần, vài chục ngàn người dân lại xuống đường tuần hành.
Từ Belgrade, thông tín viên RFI Jean-Arnault Dérens tường thuật :
Tuyết và thời tiết lạnh giá đều không ngăn cản được người biểu tình. Hàng chục ngàn người lại tuần hành trên các đường phố của Belgrade vào ngày thứ Bảy, trong tuần thứ tám liên tiếp.
Khi dòng người bắt đầu tuần hành, giáo sư Cedomir Cupic, một người hậu thuẫn cho các phong trào đấu tranh dân chủ ở Serbia phát biểu : « Alexandar Vucic đã biến Nhà nước thành chế độ độc đoán vì lợi ích cá nhân. Ông ta đã dùng Nhà nước để phục vụ cho lợi ích riêng của mình. »
Người tuần hành tạm dừng chân trước trụ sở nhật báo Politika và đài truyền hình RTS, biểu tượng của hoạt động tuyên truyền và kiểm duyệt của chế độ Alexandar Vucic.
Trong những ngày qua, những người thúc đẩy phong trào đã yêu cầu các đảng thuộc phe đối lập làm sáng tỏ các đề xuất, nhưng phe này vẫn đang bị mất nhiều uy tín sau giai đoạn nắm quyền lãnh đạo.
Một biểu ngữ được giương lên : « Chúng tôi đồng hành với nhân dân, chứ không đồng hành với những kẻ cắp trong hiện tại và cả trong quá khứ ».
Trong khi đó, làn sóng phẫn nộ không ngừng lan rộng : trong hai ngày qua, ngoài Belgrade, các cuộc biểu tình còn diễn ra ở khoảng 40 thành phố của Serbia, và tất cả đều thống nhất về yêu sách đòi tổng thống Alexandar Vucic từ chức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190127-serbia-bieu-tinh-doi-tong-thong-tu-chuc-lan-rong-khap-dat-nuoc
Phần đông công dân mới nhập tịch Đài Loan
là phụ nữ Việt Nam và Indonesia
Tin Đài Bắc, Đài Loan – Số công dân Hoa lục nộp đơn xin chuyển đổi thành thường trú nhân tại Đài Loan đã giảm đều hàng năm, chỉ còn 4,538 người hồi năm 2018 nhường vị trí đứng đầu về số công dân được cấp quốc tịch Đài Loan cao nhất trong vòng 31 năm trở lại đây là người Việt Nam và Indonesia.Thứ trưởng Bộ ghi danh gia đình Chen Hsin-wei hôm thứ Bảy (26 tháng 1) nói rằng, dân số Đài Loan đã tăng thêm 18,000 người trong năm 2018. Ông này cũng thêm rằng dân số tăng chậm vì sinh suất thấp hơn tử suất hiện nay. Vì lý do này, một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng dân số là cấp quốc tịch cho người ngoại quốc.
Vẫn theo Bộ ghi danh gia đình Đài Loan, từ năm 1987 đến tháng 11 năm 2018, có đến 124,154 người ngoại quốc hoặc người phối ngẫu từ ngoại quốc được cấp quốc tịch Đài Loan. Thời gian mà số người nhập tịch Đài Loan tăng cao nhất là giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, với con số lên hơn 10,000 nhập tịch. Năm 2008 được coi là năm cao nhất lịch sử với 13,230 người trong đó có 13,081 là phụ nữ. Trong thời gian 3 năm nói trên, có từ 8,000 đến 10,000 phụ nữ Việt Nam và 1,000 phụ nữ Indonesia nhập tịch Đài Loan. Từ năm 2009 trở đi, con số này lại sụt giảm và xuống đến mức thấp nhất trong năm 2016 chỉ còn 3,252 người nhập tịch. Tuy nhiên, con số này đã tăng nhẹ trở lại, khoảng 5,366 người trong một năm sau.
Song Châu
https://www.sbtn.tv/phan-dong-cong-dan-moi-nhap-tich-dai-loan-la-phu-nu-viet-nam-va-indonesia/
TQ cảnh báo ‘sẽ có hậu quả’
nếu Canada cấm cửa Huawei
Đại sứ Trung Quốc tại Canada cảnh báo chắc chắn sẽ có hậu quả nếu Ottawa cấm công ty công nghệ Trung Quốc Huawei cung cấp thiết bị cho mạng lưới 5G.Reuters đưa tin, ngày 17/1, Đại sứ Trung Quốc tại Canada Lu Shaye nói nếu chính phủ Canada cấm Huawei tham gia vào mạng lưới 5G, thì ông không chắc sẽ là hậu quả gì nhưng tin rằng sẽ có hậu quả. Ông Lu kêu gọi Ottawa đưa ra đưa ra quyết định sáng suốt.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Canada trở nên căng thẳng từ tháng 12/2018 khi Canada bắt giữ Mạch Vãn Chu (Meng Wanzhou) , giám đốc tài chính Huawei theo yêu cầu của Mỹ.
Trung Quốc không lâu sau bắt giữ hai công dân Canada, xét xử lại một công dân Canada khác đã bị kết tội buôn lậu ma túy và tuyên án tử hình . Thủ tướng Canada Justin Trudeau cáo buộc Bắc Kinh sử dụng hình phạt tử hình tùy tiện và kêu gọi các lãnh đạo thế giới ủng hộ Ottawa.
Trước chuyến đi của Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland tới Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos vào tuần tới, ông Lu gửi đi thông điệp bà nên tránh “ngoại giao microphone” và không cố gắng vận động để được ủng hộ.
“Nếu Canada chân thành trong việc giải quyết những vấn đề này, họ sẽ không làm những việc như vậy. Chúng tôi hy vọng Canada suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào”, ông nói.
Đáp lại, bà Freeland cho biết Canada không có ý định thay đổi cách tiếp cận. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nói chuyện mỗi ngày với các đồng minh về tình huống này”, bà nói với các phóng viên bên lề cuộc họp nội các ở Sherbrooke, Quebec, Canada.
Huawei có hoạt động tương đối nhỏ ở Canada với chỉ 1.000 người sử dụng. Nhưng công ty cho biết đầu năm nay đã trở thành nhà tài trợ nghiên cứu và phát triển lớn thứ 25 ở Canada, nhờ vào sự hợp tác với các trường đại học địa phương.
Ngày 16/1, một nhóm các nhà lập pháp Mỹ đã giới thiệu các dự luật sẽ cấm bán chip Mỹ hoặc các linh kiện khác cho Huawei, ZTE Corp hoặc các công ty Trung Quốc khác vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ hoặc luật kiểm soát xuất khẩu.
http://biendong.net/doc-bao-viet/25936-tq-canh-bao-se-co-hau-qua-neu-canada-cam-cua-huawei.html
TQ cam kết viện trợ 4 tỉ nhân dân tệ cho Campuchia
Thủ tướng Hun Sen hôm 22-1 xác nhận Trung Quốc đã cam kết viện trợ 4 tỉ nhân dân tệ (587 triệu USD) cho nước ông từ năm 2019-2021.Ông Hun Sen đang có chuyến thăm 3 ngày tới Trung Quốc và có cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình ở thủ đô Bắc Kinh.
Nhà lãnh đạo Campuchia đề nghị Trung Quốc viện trợ và đầu tư nhiều hơn vào nước này, theo Reuters. Đáp lại, ông Tập cam kết viện trợ 4 tỉ nhân dân tệ (587 triệu USD) từ năm 2019-2021, đồng thời hứa nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ Campuchia và đẩy thương mại song phương lên mức 10 tỉ USD vào năm 2023 cũng như khuyến khích đầu tư từ Trung Quốc vào Campuchia.
Một thông điệp đăng tải trên trang Facebook của ông Hun Sen viết: “Chủ tịch (Tập Cận Bình) nói rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia rất đặc biệt, so với các nước khác”.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tập nói với ông Hun Sen rằng Bắc Kinh muốn tăng cường hợp tác chính trị, kinh tế và an ninh với Phnom Penh, tăng cường sự hợp tác giữa Trung Quốc và Campuchia tại Liên Hiệp Quốc và trong khối ASEAN.
Ông Tập cũng đề nghị hai nước cần đẩy nhanh mối liên kết giữa sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc với chiến lược phát triển của Campuchia nhưng không đề cập tới hỗ trợ tài chính.
Trung Quốc đã hỗ trợ và cho Campuchia vay hàng tỉ USD thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Một số chính phủ phương Tây cáo buộc Trung Quốc lôi các quốc gia vào bẫy nợ bằng sáng kiến này. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận.
Trong khi đó, quan hệ giữa Campuchia và Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) lại đi xuống. Tuần trước, EU áp đặt thuế gạo đối với Campuchia trong 3 năm tới để kiềm chế lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh khiến các nhà sản xuất EU bị thiệt hại.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26049-tq-cam-ket-vien-tro-4-ti-nhan-dan-te-cho-campuchia.html
TQ viện trợ cho Campuchia nhằm mục đích gì?
Nhằm mục đích triển khai sáng kiến Vành đai và Con đường tại nước tại Campuchia, Trung Quốc đã thúc đẩy hợp tác thương mại với Campuchia.Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm nay cho biết Trung Quốc đồng ý viện trợ 4 tỷ nhân dân tệ (588 triệu USD) cho nước này trong giai đoạn 2019 – 2021 sau khi hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.
Ông Hun Sen thăm Trung Quốc từ ngày 20/1 đến 23/1 nhằm kêu gọi viện trợ và đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may. Bên cạnh khoản viện trợ hàng trăm triệu USD, ông Tập còn cam kết nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ Campuchia, đồng thời thúc đẩy thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2023 và khuyến khích người Trung Quốc đầu tư nhiều hơn nữa vào Campuchia.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, ông Tập bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác về chính trị, kinh tế và an ninh với Campuchia, đẩy mạnh sự phối hợp giữa hai nước tại Liên
Hợp Quốc và ASEAN. Chủ tịch Trung Quốc cho rằng hai bên nên nhanh chóng kết nối sáng kiến Vành đai và Con đường với chiến lược phát triển của Campuchia.
Bắc Kinh lần đầu đưa ra sáng kiến Vành đai và Con đường vào năm 2013, với mục đích giúp Trung Quốc duy trì tăng trưởng kinh tế và thu hút đối tác thương mại. Tuy nhiên, một số chính phủ phương Tây cáo buộc Trung Quốc đang lôi kéo các nước vào bẫy nợ bằng sáng kiến này, dù Bắc Kinh nhiều lần phủ nhận.
Trung Quốc đang dùng mọi cách gài bẫy các nước nghèo để rồi để cho họ há miệng mắc quai!
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/25984-tq-vien-tro-cho-campuchia-nham-muc-dich-gi.html
Chiến tranh thương mại với Mỹ
đang khiến kinh tế TQ ‘lụn bại’?
Nhiều người đã tỏ ra quan ngại rằng Trung Quốc sẽ không thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thế giới khi số liệu GDP của quốc gia này hiện gia tăng với tốc độ chậm nhất trong vòng 28 năm qua.Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 28 năm qua.
Theo báo cáo chính phủ mới được công bố ngày 21/1, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 6,6% trong năm 2018, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990 và thấp hơn so với tỉ lệ 6,8% trong năm 2017. Có thể thấy rằng sau nhiều năm tăng trưởng cực nhanh, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu chững lại.
“Chúng ta đang thấy rằng đang có những tác động đối với kinh tế khiến nhiều người quan ngại. Tình hình lúc này đang trở nên phức tạp và nghiêm trọng. Nền kinh tế đang có nguy cơ đi xuống”, ông Ning Jizhe, giám đốc Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc nói, mặc dù ông vẫn khẳng định kinh tế Trung Quốc lúc này “nhìn chung vẫn ổn định”.
Những thống kê được nêu ra ở trên, mặc dù đã được dự báo từ trước, cho thấy, Bắc Kinh đang phải chịu thêm sức ép để có được một thỏa thuận với Mỹ nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại hiện tại. “Căng thẳng Trung – Mỹ đúng là đang ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc, nhưng ảnh hưởng này có thể kiểm soát được”, ông Ning nói.
Thống kê này cũng khiến nhiều người dự báo rằng Trung Quốc có thể sẽ không còn giúp bù đắp tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm như trước đây nữa.
Với việc chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến dịch nhằm kiểm soát khối lượng nợ cùng với cuộc chiến thương mại với Mỹ, niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư đã bị giảm sút. Trong vài tháng qua, mức chi tiêu của người tiêu dùng, đầu ra trong ngành sản xuất và đầu tư đều đã ở mức thấp kỷ lục.
Trước mắt, Trung Quốc vẫn chưa thực hiện những biện pháp nhằm thúc đẩy kinh tế mà quốc gia này từng làm vào năm 2009, dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt dự án xây dựng và nhiều khoản nợ xấu mà nhiều công ty và chính phủ phải gánh chịu.
Các nhà phân tích cho biết, không những các biện pháp này sẽ phá hỏng nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát rủi ro trong thị trường tài chính mà nó sẽ không còn hiệu quả như trước nữa.
“Những số liệu trên cho thấy kinh tế Trung Quốc đang trải qua một thời kỳ đầy thách thức, và nhiều yếu điểm đang bộc lộ ở nhiều ngành khác nhau”, ông Tom Rafferty, nhà kinh tế về Trung Quốc thuộc công ty Economist Intelligence Unit cho biết.
Theo ông Rafferty, Trung Quốc sẽ có những biện pháp thúc đẩy kinh tế thận trọng, và niềm tin của các nhà đầu tư vẫn sẽ tiếp tục mong manh trong lúc căng thẳng thương mại còn tiếp diễn. Ông và nhiều chuyên gia khác dự báo rằng trong năm 2019 tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chỉ là 6.3% và sang năm 2020 con số sẽ còn thấp hơn thế nữa.
Nhiều nhà kinh tế thậm chí còn nghi ngờ con số GDP mà Trung Quốc đã công bố, khi cho rằng con số thực sự có thể sẽ chỉ bằng phần nửa. Những số liệu về kinh tế Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang rất quan tâm đến nước này.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ có chuyến thăm tới Mỹ vào ngày 30 và 31/1 tới để có cuộc đàm phán thương mại với Washington, trong khi đó Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos trong những ngày tới.
Cũng có những người cho rằng sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc có thể không tệ như nhiều người tưởng tượng. Năng suất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 5,7% và lợi nhuận bán lẻ cũng đã tăng 8,2% vào tháng 12/2018 so với cùng kỳ năm trước đó. Các ngành thúc đẩy kinh tế Trung Quốc như xây dựng, bất động sản và xuất khẩu cũng tăng lên vừa phải trong năm 2018, trong khi các ngành công nghệ tiên tiến và dịch vụ tiếp tục phát triển.
“Kinh tế Trung Quốc vẫn đang mở rộng rất mạnh, và nền kinh tế của quốc gia này hiện lớn gấp 3,5 lần so với 10 năm trước đây”, ông Scott Kennedy, một chuyên gia thương mại Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington (Mỹ) cho biết.
http://biendong.net/doc-bao-viet/25969-chien-tranh-thuong-mai-voi-my-dang-khien-kinh-te-tq-lun-bai.html
Dân mạng Trung Quốc đòi tẩy chay McDonald’s
vì ủng hộ Đài Loan độc lập
Dư luận Trung Quốc phản đối một quảng cáo của thương hiệu thức ăn nhanh McDonald’s vì có nội dung “ủng hộ độc lập của Đài Loan”.Hãng tin AP ngày 21-1 cho biết McDonald’s đã có một phiên bản quảng cáo chỉ phát ở Đài Loan, trong đó có chừng hai giây dính hình ảnh thẻ căn cước của một người phụ nữ ghi quốc tịch “Đài Loan”.
Lâu nay Trung Quốc vẫn xem Đài Loan là một tỉnh, và vì vậy Bắc Kinh thường xuyên bày tỏ sự bất bình với những nước nào có biểu hiện xem vùng lãnh thổ này là một quốc gia độc lập.
McDonald’s trong động thái trên cũng bị dư luận Trung Quốc “khép tội” ủng hộ độc lập cho Đài Loan.
Một số ý kiến đã kêu gọi tẩy chay chuỗi thức ăn nhanh này tại Trung Quốc. Trong khi đó, số khác khẳng định McDonald’s đang kinh doanh nhượng quyền dưới tay một số người Trung Quốc, và vì vậy nhóm người này nên bị trục xuất, theo AP.
CNBC sau đó cho biết quảng cáo trên, phát từ ngày 6-12 trên YouTube, đã bị rút xuống, kèm theo lời xin lỗi từ McDonald’s.
Trên trang Weibo của Trung Quốc, McDonald’s viết: “Chúng tôi rất tiếc về quảng cáo trên, vốn đã gây ra sự hiểu nhầm không cần thiết. Chúng tôi luôn giữ quan điểm về “Một Trung Quốc” và chúng tôi muốn tiếp tục ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/25962-dan-mang-trung-quoc-doi-tay-chay-mcdonalds-vi-ung-ho-dai-loan-doc-lap.html
Philippines: Nhiều người chết vì đánh bom nhà thờ
Hai trái bom tại một nhà thờ Công giáo La Mã ở miền nam Philippines đã giết chết 20 người và làm hàng chục người khác bị thương, giới chức địa phương cho biết.Vụ nổ đầu tiên xảy ra khi Thánh lễ Chúa nhật đang được cử hành tại một nhà thờ trên đảo Jolo, nơi có các hoạt động của dân quân Hồi giáo.
Khi quân đội được điều tới thì một thiết bị thứ hai đã phát nổ trong bãi đậu xe.
Cuộc tấn công diễn ra vài ngày sau khi một khu vực đa số dân Hồi giáo đã bỏ phiếu cho quyền tự trị lớn hơn trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Không có nhóm nào nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công này. Jolo từ lâu là căn cứ của dân quân bao gồm cả người của nhóm Abu Sayyaf.
Các quan chức địa phương cho biết vụ nổ xảy ra lúc 08:45 giờ địa phương (00:45 GMT) bên trong nhà thờ nơi đã từng bị đánh bom trong quá khứ.
Vụ nổ thứ hai ngay sau đó và xảy ra ngay trước cửa nhà thờ.
Cảnh sát địa phương ban đầu đưa số người chết là 27 nhưng sau đó hạ xuống còn 20, hầu hết nạn nhân là thường dân.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47022941
Philippines thề tiêu diệt ‘khủng bố’
sau vụ đánh bom nhà thờ
Chính quyền Philippines thề sẽ triệt phá và tiêu diệt những ai đứng sau vụ đánh bom kép làm 20 người thiệt mạng hôm 27/1 khi đang dự một buổi cầu nguyện tại nhà thờ nằm ở miền nam bất ổn của nước này.Theo Reuters, vụ việc xảy ra sáu ngày sau khi người dân bỏ phiếu ủng hộ quyền tự trị trong một cuộc trưng cầu dân ý ở khu vực miền nam gồm chủ yếu các tín đồ Hồi giáo sinh sống .
Vụ tấn công còn làm 81 người bị thương, và đây là một trong những vụ gây chết chóc nhất ở khu vực bất ổn nhiều năm nay.
XEM THÊM:
2 người chết trong vụ nổ trước trung tâm mua sắm ở Philippines
Theo chính quyền, vụ nổ thứ nhất xảy ra bên trong nhà thờ nằm trên đảo Jolo thuộc tỉnh Sulu, và sau đó là một vụ nổ thứ hai ở bên ngoài, khi các lực lượng an ninh đang đổ đến hiện trường.
Theo Reuters, chưa có ai hay tổ chức nào ngay lập tức lên tiếng nhận trách nhiệm, nhưng cảnh sát nghi nhóm chiến binh Abu Sayyaf là thủ phạm chính.
Tin cho hay, tổ chức khét tiếng ở Philippines với các vụ đánh bom dã man từng bày tỏ cam kết trung thành với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Jolo là thành trì của nhóm chiến binh vốn từng thực hiện nhiều vụ bắt giữ tàu bè và bắt cóc người để đòi tiền chuộc, trong đó có một số nạn nhân là người Việt.
https://www.voatiengviet.com/a/philippines-th%E1%BB%81-ti%C3%AAu-di%E1%BB%87t-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-sau-v%E1%BB%A5-%C4%91%C3%A1nh-bom-nh%C3%A0-th%E1%BB%9D/4760791.html
0 comments