Ai là chủ đất Lộc Hưng trước 75?
Monday, January 14, 2019
11:26:00 AM
//
Pháp Luật
,
Slide
14-1-2019
Trong mấy stt trước mình đã viết rất rõ ràng về vấn đề này. Nhưng mấy hôm nay đọc 1 số stt của nhiều hot FBker, DLV, nhà báo…thấy đa phần là không hiểu rõ ràng về vấn đề sở hữu này, dẫn đến hiểu sai bản chất tranh chấp đất ở đây.
Thông tin mà đa số dân có được là từ báo chí cách mạng, đã bị cắt cúp, như thường lệ, chỉ đơn giản là: “Trước 75 do Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý, sử dụng làm đài anten“. Xin lưu ý cụm từ “quản lý sử dụng”, nếu vào thời nay thì cụm đó thường đồng nghĩa với việc nắm quyền sử dụng đất, nhưng trước 75 thì chế độ cũ công nhận chế độ tư hữu đất đai nên cụm từ đó không đồng nghĩa với “sở hữu” khu đất. Đây là cách dùng từ nhập nhèm của báo chí cách mạng.
Trong công văn của TP HCM gửi Thanh tra CP thì vấn đề này được nêu cụ thể hơn 1 tý, nhưng vẫn cố tình lấp lửng, không nêu rõ ràng, không hiểu có phải cố tình để qua mặt Thanh tra CP hay không:
“Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ. Từ thời Pháp thuộc, toàn bộ khu đất được chính quyền Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten.
Theo tài liệu lưu trữ thì Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng khu đất làm Đài Ăng-ten. Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy mượn đất và đã được đơn vị đồn trú Pháp đồng ý cho bà con giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ làm Đài phát tín“.
Đoạn trên phải có kiến thức lịch sử chế độ cũ mới có thể hiểu rõ được các khái niệm:
– Thời Pháp thuộc: Hiểu chính xác là giai đoạn 1858-1945. Sách sử CS thì coi cả giai đoạn 1945-1954 cũng là Pháp thuộc. Nhưng khái niệm đó ở miền Bắc và Nam là khác nhau về thời gian, ngày 10/10/1954, Việt Minh tiếp quản HN, coi như đó là mốc chấp dứt quyền lực Pháp ở miền Bắc, dù thực tế Pháp rút khỏi Hải Phòng sau 300 ngày theo HĐ Geneva.
Ở miền Nam, ngày 30/12/1954, toàn bộ các công sở có liên quan đến Liên bang Đông Dương được trả về cho 3 nước. Dinh Norodom (dinh Độc lập) được Pháp trả Quốc gia VN ngày 7/9/1954.
Ngày 25/4/1956 toàn bộ quân đội Liên hiệp Pháp rút khỏi VN.
– Quốc gia Việt Nam (1949-1955): Chính thể quản lý lãnh thổ VN, trừ các vùng chiến khu do VNDCCH kiểm soát, nằm trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp.
– Hội đồng quản trị Công giáo địa phận SG: Mình không rành lắm, tạm hiểu là thuộc Tòa Tổng giám mục địa phận SG.
– Nha Giám đốc Viễn thông: Tạm hiểu như cơ quan cấp Sở hiện nay, phụ trách Viễn thông của chế độ cũ (Quốc gia VN hoặc VNCH).
– Đứng bộ: Đồng sở hữu.
Dựa theo giấy cho mượn đất của đại úy Pháp, phụ trách đài Phát tín, ta thấy thông tin kể trên không hoàn toàn chính xác và nhập nhèm về thời gian. Đọc văn bản của TP HCM, độc giả sẽ hiểu là khu đất của quân đội Pháp cho linh mục Trình mượn cho giáo dân sử dụng. Sau đó Nha Viễn thông VNCH làm chủ. Vì thế nên sau 75, đất đó được tiếp quản bởi cơ quan Viễn thông chế độ mới. Nghe rất thuận!
Xin lưu ý cụm từ “trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ.” Cụm từ này rất nhập nhèm, có thể hiểu là QGVN và Công giáo sở hữu đến năm 75, nhưng thực tế thì QGVN đã khai tử từ năm 1955, thay bởi VNCH. Có thể hiểu là Công giáo sở hữu đến năm 75, không rõ VNCH có đồng sở hữu (đất công) hay không vì mình chưa được đọc văn bản nào thể hiện điều đó.
Có người không coi giấy cho mượn này chứng tỏ Công giáo là chủ sở hữu khu đất, ý là công giáo thuê đất rồi cho thuê lại! Các căn cứ sau bác bỏ điều đó:
1. Giấy cho mướn đất của Công giáo cho giáo dân từ năm 54 đến năm 75.
2. Ai hiểu về lịch sử Công giáo VN đều biết, không bao giờ Công giáo phải đi thuê đất để cho thuê lại. Vì họ có rất nhiều đất ruộng, vườn cho giáo dân thuê để lấy lợi tức cho Giáo hội. Giáo hội sở hữu đất ruộng rất nhiều, như đại điền chủ, từ thời Pháp thuộc đến tận tận thời VNCH. Sau 75, chế độ mới sung công các BĐS không dùng làm nơi thờ tự, nên bây giờ mọi người không nghĩ là Công giáo lại sở hữu ruộng. Thực ra trước 75, họ sở hữu cả bệnh viện, trường học, trại tế bần…
Đây là vấn đề lịch sử, xin miễn bình luận lan man. Vì thế đất mà Nhà thờ cho thuê thì tất nhiên do họ sở hữu. Việc quân đội Pháp thuê hay mượn đất của Nhà thờ là việc rất bình thường. Thậm chí Nha GĐ VT VNCH cũng có thể mượn/thuê đất của Công giáo.
Năm 55, quân đội Pháp không thể sở hữu đất của QGVN. Cuối năm 54 là QGVN đã nắm sở hữu toàn bộ lãnh thổ miền Nam rồi.
Nếu đọc kỹ giấy mà đại úy Pháp cho mượn đất, ta thấy:
1. Tổ chức sở hữu: Hội truyền giáo công giáo.
Mình hiểu là Hội truyền giáo công giáo địa phận SG. Vì sau này có giấy cho mướn của Tòa TGM SG.
2. Tổ chức đứng ra mượn: Hội truyền giáo Sơn Tây.
3. Tổ chức cho mượn (không sở hữu): quân đội Pháp đang quản lý đài phát tín.
Xin lưu ý 1 và 2 là 2 tổ chức khác nhau cho dù cùng là Công giáo. Mình hiểu 2 là nhóm Công giáo di cư từ Sơn Tây vào SG cần đất canh tác cho giáo dân nên mượn đất của Hội truyền giáo công giáo SG, nhưng vì lúc đó quân đội Pháp đã mượn/mướn rồi, nên phải mượn lại qua QĐ Pháp.
Chi tiết này rất nhiều người nhầm lẫn 2 tổ chức trên là 1, cả FBker Bạch Hoàn, Quang Hữu Minh cũng nhầm.
Kết luận
Khu đất này CHẮC CHẮN có 1 chủ sở hữu là Tòa Tổng giám mục SG. Tuy nhiên vì Nha Giám đốc Viễn thông VNCH có sử dụng chung khu đất với dân trồng rau nên có thể có 2 trường hợp xảy ra.
1. Nha GĐ VT là đồng sở hữu khu đất, có thể sở hữu 1 phần của khu đất chứ không thể đứng chung sở hữu với Công giáo được vì đất công và tôn giáo không thể chung đụng.
Nếu Nha GĐ VT là chủ sở hữu (khác với quản lý, sử dụng) thì CQ TP HCM phải đưa ra được văn bản thể hiện điều đó.
2. Tòa TGM SG là sở hữu duy nhất. Nha GĐ VT cũng mượn hay mướn lại. Xác minh chuẩn nhất là Tòa TGM SG đưa hồ sơ lưu ra. Hoặc dùng suy luận lịch sử như trên cũng có thể xác định được ít nhất Công giáo cũng sở hữu 1 phần khu đất.
Văn bản nêu trên của UBND TP HCM cũng đã mập mờ xác nhận điều đó.
Xác định được chủ sở hữu khu đất thì mới xác định được việc TP HCM xung công khu đất có đúng luật hay không. Đó là nguyên nhân của mọi rắc rối mình đã nêu ở các stt trước. Việc xác định chủ sở hữu khu đất cần có kiến thức lịch sử về chế độ cũ.
_____
Một số hình chụp tài liệu về khu đất vườn rau Lộc Hưng:
https://baotiengdan.com/2019/01/14/ai-la-chu-dat-loc-hung-truoc-75/
1 Comment
0 comments