Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 22/12/2018

Saturday, December 22, 2018 2:00:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 22/12/2018

Mỹ giáng đòn choáng váng vào Nga,

cả Châu Âu rúng động

Washington vừa xác nhận quyết định cuối cùng của nước này là rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Đây là một đòn giáng mạnh vào Nga nhưng lại khiến các đồng minh Châu Âu của Mỹ thực sự lo sợ bởi viễn cảnh một cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt được châm ngòi từ hành động của Mỹ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga – ông Sergey Ryabkov đã tiết lộ cho tờ Kommersant biết, Mỹ đã xác nhận việc rút khỏi hiệp ước INF là quyết định cuối cùng của họ. Ông Ryabkov cho biết, Moscow “sẽ thực hiện các biện pháp” nếu Mỹ đặt các tên lửa đe dọa đến an ninh Nga ở Châu Âu.
“Washington đã công khai thông báo kế hoạch rút khỏi hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân Tầm trung hồi tháng 10. Thông qua các kênh song phương cấp cao, nước này đã chính thức xác nhận với chúng tôi rằng, quyết định đó của họ là quyết định cuối cùng và hành động thông báo công khai của họ không phải là để mở đường cho một cuộc đối thoại”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết.
Ông Ryakbov nhanh chóng cảnh báo, Moscow sẽ đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm đặt các tên lửa tầm ngắn, tầm trung có khả năng hạt nhân ở Châu Âu nếu Mỹ quyết định thúc đẩy triển khai kế hoạch này.
“Chúng tôi sẽ buộc phải đưa ra những biện pháp đối phó hiệu quả. Tôi muốn cảnh báo Mỹ đừng tìm cách đẩy tình hình tới điểm bùng nổ ‘các cuộc khủng hoảng tên lửa’ mới. Tôi tin rằng, không có quốc gia có lý trí nào lại thích thú với những điều như thế”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Nga sẽ không đe dọa bất kỳ ai nhưng có đủ sức mạnh và phương tiện cần thiết để có thể chống lại bất kỳ thế lực xâm lược nào, ông Ryakbov gay gắt cảnh báo.
Trở lại hồi tháng 10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ công khai lên tiếng tuyên bố sẽ rút nước này ra khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) để trả đũa cho việc Nga không tuân thủ INF. Nhà lãnh đạo Mỹ còn thề rằng, nước ông sẽ tiếp tục tăng cường kho vũ khí hạt nhân cho đến khi Nga và Trung Quốc “hiểu ra vấn đề”.
Các nước thành viên NATO của Châu Âu xem hiệp ước INF là vô cùng quan trọng đối với an ninh ở Châu Âu. Chính vì thế, NATO cực kỳ quan ngại trước việc hiệp ước INF bị xé bỏ. Mất INF, sẽ chỉ còn Hiệp ước Cắt Giảm Vũ khí Chiến lược (START mới) là bước cản trở cuối cùng đối với viễn cảnh phổ biến vũ khí hạt nhân không kiểm soát. Hiệp ước này có thời hạn đến năm 2021 và Washington chưa quyết định có làm mới nó hay không.
Chính vì thế, hành động trên của Mỹ gây ra lo ngại không chỉ với Nga và Trung Quốc – hai nước trực tiếp bị Mỹ nhắm đến, mà còn với các nước Châu Âu đồng minh của Mỹ. Các nước Châu Âu từng lên tiếng phản ứng mạnh mẽ ngay sau công bố của Tổng thống Trump hồi tháng 10 bởi họ lo sợ hành động của Mỹ sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, đẩy toàn cầu với mối đe dọa diệt chủng vì loại vũ khí có sức hủy diệt kinh người này.
INF được ký kết là để giải quyết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thời Xô-viết nhằm vào các thủ đô phương Tây.
Hiệp ước INF được ông Mikhail Gorbachev và ông Ronald Reagan ký năm 1987 cấm Nga và Mỹ phát triển, triển khai và thử nghiệm các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo được phóng đi từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 300 đến 3.400 dặm (tương đương từ 482km đến 5470km). Hiệp này là một thành tựu lớn đạt được trong nỗ lực nhằm “tháo ngòi” căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và giúp hóa giải nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân ở Châu Âu.
Nga và Mỹ liên tục cáo buộc lẫn nhau về những vụ vi phạm hiệp ước. Mỹ tố cáo Nga chế tạo các tên lửa bị cấm trong hiệp ước. Trong khi đó, Nga tố ngược lại rằng Mỹ không tuân thủ INF khi thiết lập các căn cứ quân sự ở Đông Âu có khả năng không chỉ phòng thủ mà còn tấn công được và có thể nhằm vào Nga. Bất chấp những lời cáo buộc trên, chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama trước đó đã quyết định không từ bỏ thỏa thuận này. Tuy nhiên, đến thời ông Trump, mọi việc đã thay đổi.
Nga và Mỹ vốn đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Hai nước đang đối đầu nhau gay gắt vì một loạt vấn đề như khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến ở Syria, cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, vấn đề tấn công mạng, lá chắn tên lửa và giờ là INF…. Những cuộc đối đầu này đã đẩy hai cường quốc hàng đầu thế giới vào một “cuộc chiến trừng phạt” bế tắc và nguy cơ xung đột vũ trang cũng dần dần tăng lên.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/25398-my-giang-don-choang-vang-vao-nga-ca-chau-au-rung-dong.html

Mỹ giáng loạt đòn trừng phạt mới lên Nga

Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp một loạt các lệnh cấm vận mới lên các cá nhân và thực thể ở Nga về những gì được mô tả là sự vi phạm liên tục của Moscow đối với các chuẩn mực quốc tế.
Quyết định mới nhằm vào các thực thể gắn với “Dự án Lakhta”, mà Bộ Tài chính Mỹ khẳng định tham gia vào nỗ lực liên quan đến Cơ quan Nghiên cứu Internet, cùng một loạt các thành viên cũ và hiện thời của cơ quan tình báo Nga GRU, vì cố gắng tác động vào cuộc bầu cử Mỹ 2016.
Thông báo nêu tên GRU và các sĩ quan tình báo quân sự Nga mà Mỹ cáo buộc nhắm đến Cơ quan Chống Doping Thế giới, Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học cùng nhiều tổ chức quốc tế khác “sử dụng các kỹ thuật xâm nhập mạng”.
Cuối cùng, thông cáo nêu tên Alexander Petrov và Ruslan Boshirov là các sĩ quan GRU chịu trách nhiệm thực hiện vụ đầu độc cựu mật vụ Nga Sergei Skripal cùng con gái ông là Yulia ở Anh. Petrov và Boshirov trước đó nói trên đài truyền hình RT của Nga rằng, họ ở Salisbury trong thời gian xảy ra vụ tấn công nhưng là du khách chứ không phải là kẻ ám sát.
Cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ dỡ bỏ cấm vận đối với một số hãng của Nga, trong đó có tập đoàn nhôm Rusal và EN+ Group.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/25393-my-giang-loat-don-trung-phat-moi-len-nga.html

Mỹ viện trợ thêm 10 triệu đô la cho Ukraina

Thanh Hà
Washington ngày 21/12/2018 thông báo sẽ viện trợ thêm 10 triệu đô la cho Kiev. Mục tiêu đề ra là giúp Ukraina tăng cường khả năng phòng thủ trên biển sau vụ tàu chiến nước này bị Nga bắt giữ tại eo biển Kertch hồi tháng 11.
Hôm 25/11/2018, Hải Quân Nga chặn ba chiếc tàu chiến của Ukraina và bắt giữ 24 thuyền viên, tại khu vực beo biển Kertch, cửa ngõ nối liền Hắc Hải và biển Azov. Trong thông cáo đề ngày 21/12/2018, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhấn mạnh quyết định tăng viện trợ cho Ukraina được đưa ra sau khi Anh Quốc và Litva tăng cường các khoản trợ giúp để chính quyền Kiev nâng cao khả năng phòng thủ.
Chính phủ Mỹ cũng yêu cầu Matxcơva « trả lại ba chiếc tàu của Ukraina cho Kiev và thả các thủy thủ Ukraina (…) Nga cần bảo đảm mở cửa eo biển Kertch và biển Azov cho các hoạt động giao thông hàng hải cho tất cả các cảng của Ukraina và tôn trọng chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina ».
Để phản đối việc Matxcơva uy hiếp tàu của Ukraina trên biển Azov, Liên Hiệp Châu Âu trong tháng này đã thông báo triển hạn lệnh cấp vận nhắm vào chính quyền Nga, đồng thời đề nghị hỗ trợ Kiev tại những khu vực trên lãnh thổ Ukraina đang bị Nga sách nhiễu.
Trong bối cảnh căng thẳng này, hôm qua, tập đoàn Airbus của châu Âu đã trao cho Ukraina 2 chiếc trực thăng dân sự đầu tiên trong số 55 chiếc theo đơn đặt hàng. Hai chiếc trực thăng H225 Super Puma đã được trưng bày tại sân bay Boryspil trong buổi lễ giao hàng với sự hiện diện của tổng thống Porochenko.
Vào tháng 07/2018, Kiev đặt mua của châu Âu 55 chiếc trực thăng. Tổng trị giá hợp đồng lên tới 634 triệu đô la. Tổng thống Ukraina hy vọng tăng cường hợp tác với Liên Âu và bước kế tiếp Ukraina sẽ mua thêm « trực thăng quân sự » do tập đoàn Airbus sản xuất.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181222-my-vien-tro-them-10-trieu-do-la-cho-ukraina

Đặc sứ Mỹ trong liên minh chống IS từ chức

 để phản đối quyết định về Syria

Brett McGurk, đặc sứ Hoa Kỳ trong liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo, đã từ chức để phản đối quyết định của Tổng thống Trump rút quân khỏi Syria, truyền thông Mỹ loan tin.
Quyết định từ chức của ông được xác nhận bởi một quan chức Bộ Ngoại giao nắm rõ sự việc, báo The Washington Post cho biết. Sự việc diễn ra ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis loan báo từ chức trong tuần này vì những khác biệt về chính sách đối ngoại của Nhà Trắng, nổi bật là ở Syria.
Ông McGurk được nói là đã có kế hoạch rời vị trí này vào tháng 2 năm 2019, nhưng đài CBS News dẫn các nguồn tin của họ cho biết ông đã thông báo với Ngoại trưởng Mike Pompeo rằng ông sẽ tăng tốc rời chức vì bất đồng mạnh mẽ với quyết định chóng vánh của ông Trump rút 2.000 binh sĩ Mỹ khỏi Syria mà trên thực tế bỏ mặc các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Ông McGurk đệ đơn từ chức vào ngày thứ Sáu, theo CBS. Quyết định ra đi của ông sẽ có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12, tờ Post cho biết.
Trước đó trong tháng này, ông McGurk nói rằng Nhà nước Hồi giáo chưa hề bị đánh bại hoàn toàn dù nhóm này đã mất nhiều lãnh thổ.
“Không người nào ứng phó với các vấn đề này hàng ngày tỏ ra tự mãn. Không ai tuyên bố sứ mệnh đã hoàn tất,” ông McGurk phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao. “Đánh bại về mặt lãnh thổ là một giai đoạn trong một chiến dịch lâu dài hơn nhiều.”
Ông Trump trước đó tuyên bố Mỹ đã đánh bại Nhà nước Hồi giáo ở Syria và đã đến lúc đưa binh sĩ về nước.
Ông McGurk đã dẫn đầu các nỗ lực của Mỹ chống lại ảnh hưởng của Nhà nước Hồi giáo trên các chiến trường Syria, Iraq, Afghanistan và những nơi khác kể từ năm 2015. Ông là một trong số ít những người được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm được đội ngũ của ông Trump yêu cầu ở lại vị trí của mình. Trước đó, ông đã phục vụ trong chính quyền Bush.
https://www.voatiengviet.com/a/dac-su-my-trong-lien-minh-chong-is-tu-chuc-de-phan-doi-quyet-dinh-ve-syria/4712209.html

Hạ Viện OK Tiền Xây Tường,

 Thượng Viện Chờ Bỏ Phiếu

WASHINGTON   -   Hạ Viện đã biểu quyết đề luật gồm kinh phí xây tường biên giới theo yêu cầu của hành pháp – kết quả biểu quyết ghi nhận lúc gần 8 giờ tối Thứ Năm là 217 phiếu thuận và 185 phiếu chống.
Phe chống gồm 8 dân biểu CH – không dân biểu DC nào bỏ phiếu thuận.
Đề luật cấp quỹ hoạt động cho công sở đến ngày 8-2 kèm theo 5.7 tỉ xây tường biên giới và 7.8 tỉ cứu trợ thiên tai.
TT Trump nhanh chóng tán dương khối dân biểu CH và nhắc lại tuyên bố tuần qua của dân biểu Nancy Pelosi theo đó phe CH không có đủ phiếu hậu thuẫn – ông tỏ ý hãnh diện về các nhà lập pháp CH.
Chủ tịch nhóm bảo thủ Freedom Caucus là dân biểu Mark Meadows ngờ rằng cấp khoản này khó được Thượng Viện thông qua, tuy đặt hy vọng vào khả năng thương lượng của nghị sĩ Chuck Schumer (thủ lãnh thiểu số DC) – ông nói: nghị sĩ Mitch McConnell và TT có thể hy vọng vào thương lượng.
Trước cuộc biểu quyết tại Hạ Viện, nghị sĩ Schumer báo động: TT Trump sẽ phủ quyết, gây ra rối loạn – ông hy vọng Hạ Viện tiếp tục cứu xét sau khi Thượng Viện biểu quyết bác bỏ.
Thủ lãnh DC Hạ Viện Nancy Pelosi báo trước: TT sẽ làm mọi cách để đóng cửa công sở, gây áp lực.
Tin bổ túc là: TT Trump cho hay “đóng cửa công sở sẽ kéo dài” trong lúc củng cố lý luận quy trách nhiệm các nhà lập pháp của đảng DC.
1 tuần trước ông tuyên bố “Sẽ hãnh diện đóng cửa công sở nhân danh an ninh biên giới”.
Twitter sáng Thứ Sáu từ Bạch Ôc ghi rõ “Nếu 1 số dân cử DC không bỏ phiếu thuận, sẽ là đảng DC đóng cửa công sở”. Ông phỏng đoán phe DC sẽ bỏ phiếu chống an ninh biên giới và tường biên giới.
Thượng Viện đã biểu quyết hôm Thứ Tư 1 sáng kiến tránh đóng cửa công sở và duy trì chi phí an ninh biên giới ở mức 1.3 tỉ, nhưng không gồm tiền xây tường biên giới.
Nhà báo phỏng đoán 1 khả năng xẩy ra trong ngày Thứ Sáu là phần về tuờng biên giới trong cấp khoản của Hạ Viện sẽ bị Thượng Viện loại bỏ, cứu trợ thiên tai được giữ lại và trả về Hạ Viện để xét lại.
Trong khi đó phát ngôn viên của Lãnh Đạo Đa Số tại Thượng Viện Mitch McConnell (CH tại KY) nói rằng Thượng Viện không có đủ phiếu để thay đổi điều luật của Thượng Viện và để thông qua dự luật tài trợ xây tường biên giới với đa số đơn giản.
Từ trưa Thứ Sáu, Thượng Viện bắt đầu thủ tục về đề luật “tạm ứng” do Hạ Viện chuyển sang, gồm kinh phí xây tường biên giới hơn 5 tỉ mà TT Trump yêu cầu.
Đa số thường là đủ để đề luật này được đưa ra hội nghị khoáng đại biểu quyết. Cuộc biểu quyết riêng thông qua nội dung của để luật sẽ diễn ra sau, cùng trong ngày.
Cùng lúc, tin từ Bạch Ốc là tuyên bố của TT Trump, rằng “không chắc Thượng Viện thông qua, nguy cơ đóng cửa công sở là thật”.
Trước khi tham khảo các thủ lãnh CH Thượng Viện, ông Trump nói “Đóng cửa là thuộc về đảng DC”, là quy trách nhiệm phe DC tại Thượng Viện.
https://vietbao.com/p122a288911/ha-vien-ok-tien-xay-tuong-thuong-vien-cho-bo-phieu

Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần

vì tường biên giới của Trump

Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần vào ngày thứ Bảy trong một tranh chấp kịch liệt liên quan tới việc Tổng thống Donald Trump đòi Quốc hội cấp 5 tỉ đôla để xây một bức tường dọc theo biên giới với Mexico.
Sau khi không đạt được thỏa thuận ngân sách vào ngày thứ Sáu, các nhà lãnh đạo Quốc hội và Nhà Trắng cam kết sẽ tiếp tục thương thảo vào cuối tuần để tìm kiếm một thỏa thuận nhằm chấm dứt việc đóng cửa trước đợt nghỉ lễ Giáng sinh.
Bế tắc xảy ra khi ông Trump gây rối loạn tiến trình thương thảo hồi đầu tuần này bằng việc từ chối tán thành một thỏa thuận tài trợ ngắn hạn mà các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ và Cộng hòa đạt được vì nó không bao gồm 5 tỉ đôla cho bức tường biên giới của ông.
Hạ viện Hoa Kỳ, nơi phe Cộng hòa chiếm đa số cho đến khi phe Dân chủ tiếp quản vào ngày 3 tháng 1, sau đó thông qua dự luật bao gồm 5 tỉ đôla, nhưng nó bị kẹt lại tại Thượng viện và việc đóng cửa bắt đầu vào nửa đêm ngày thứ Sáu.
Ông Trump tìm cách đổ lỗi cho phe Dân chủ.
Phe Dân chủ liên tục nhắc nhở ông Trump, và cử tri, rằng chính ông vào tuần trước tuyên bố ông tự hào sẽ đóng cửa chính phủ để giành được ngân quỹ xây tường.
Khoảng ba phần tư các chương trình của chính phủ liên bang được cấp ngân quỹ cho đến ngày 30 tháng 9 năm sau, nhưng ngân quỹ cho các cơ quan khác – bao gồm các bộ An ninh Nội địa, Tư pháp và Nông nghiệp – đã hết hạn vào nửa đêm.
Các công viên liên bang sẽ đóng cửa và hơn 400.000 công chức “thiết yếu” của liên bang trong các cơ quan đó sẽ làm việc mà không được trả lương cho đến khi tranh chấp được giải quyết. 380.000 người khác sẽ bị cho nghỉ không lương, nghĩa là họ được nghỉ phép tạm thời.
Các nỗ lực chấp pháp, tuần tra biên giới, chuyển phát thư và hoạt động tại sân bay sẽ vẫn tiếp tục.
Để chấm dứt việc đóng cửa, cả Hạ viện lẫn Thượng viện sẽ phải phê chuẩn bất kì thỏa thuận nào được thương thuyết giữa đội ngũ của ông Trump và các nhà lãnh đạo Cộng hòa và Dân chủ.
Việc đóng cửa có thể kéo dài đến ít nhất là khi một Quốc hội mới triệu tập vào ngày 3 tháng 1 và phe Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện từ tay phe Cộng hòa. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết có nghĩa là ông Trump sẽ đồng ý thỏa hiệp.
https://www.voatiengviet.com/a/ch%C3%ADnh-phu-my-dong-cua-mot-phan-vi-tuong-bien-gioi-cua-trump/4712086.html

Dân Mỹ tự gây quỹ cho tường biên giới

Một cuộc quyên góp trên mạng do một cựu quân nhân trong Không lực Mỹ khởixướng để gây quỹ xây bức tường biên giới mà Tổng thống đề xuất thu được hàngtriệu đô la.
Ông Brian Kolfage phát động trang quyên quỹ trên trang mạng GoFundMe hôm chủnhật và góp được 9,7 triệu đô la tính tới ngày 21/12. Mục tiêu ông đề ra là thu được1 tỷ đô la góp cho nhà nước xây tường biên giới giữa Mỹ với Mexico.
Ông Kolfage nói bức tường biên giới sẽ trở thành hiện thực nếu mỗi cử tri đã bỏphiếu cho ông Trump đóng góp 80 đô la.
Ông Kolfage, một cựu chiến binh bị mất 3 chi trên chiến trường Iraq năm 2004, chobiết ông đã liên lạc chính quyền Trump để hỏi thăm cách chuyển tiền một khi cuộcgây quỹ kết thúc.
‘Đối đầu’ với chiến dịch gây quỹ của Kolfage, hôm thứ tư, một người đã lênGoFundme mở một trang gây quỹ nhắm tới ‘những chiếc thang vượt qua tường biêngiới của Trump’. Trang này đề mục tiêu 100 triệu đô la và đã thu được 20 ngàn đô latính tới ngày 21/12. Tất cả số tiền thu được trong chiến dịch ‘đối chọi’ này sẽ đóngcho một quỹ vô vị lợi cung cấp dịch vụ pháp lý và giáo dục cho người tị nạn và các giađình di dân.
https://www.voatiengviet.com/a/dan-my-tu-gay-quy-cho-tuong-bien-gioi-/4711853.html

Một năm làm việc của Trump

khép lại với những ‘xáo trộn’

Nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump được đánh dấu bằng các cuộc khủng hoảng từ đợt này tới đợt khác kể từ khi ông nhậm chức cách đây gần 2 năm. Tuy nhiên, 20/12 đánh dấu một ngày xáo trộn mang tính cột mốc dường như thể trắc nghiệm sự quyết tâm của cả những đảng viên Cộng hòa cao cấp ở Washington, theo Reuters
Đó là khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, một nhân vật được nhiều người kính nể và xem là một lực lượng bình ổn bên trong chính quyền Trump, nộp đơn từ chức sau những xích mích với Tổng thống Trump về chính sách đối ngoại trong một cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc.
Sau đó, ông Mattis công bố thư từ chức nêu rõ những khác biệt về chính sách nền tảng giữa hai người và ngầm chỉ trích ông Trump thiếu tôn trọng các đồng minh ở nước ngoài.
Cũng trong ngày 21/12, Tổng thống kháng cự lại áp lực đòi ông bỏ quyết định rút quân ra khỏi Syria, đồng thời ra kế hoạch đưa quân Mỹ từ Afghanistan về nước, và đẩy chính phủ liên bang tiến tới việc đóng cửa vì kế hoạch xây tường biên giới của ông không được tài trợ.
Thêm vào đó, giá cổ phiếu Mỹ chao đảo vì giới đầu tư quan ngại về nguy cơ đóng cửa chính phủ; tăng trưởng kinh tế chậm lại; và Cục Dự trữ Liên bang dự đoán sẽ tăng lãi suất thêm nữa vào năm sau.
Thậm chí một số bạn bè của ông Trump cũng tỏ ra lo lắng không biết chính quyền Trump đang đi về đâu ở giữa nhiệm kỳ.
Một năm đầy thử thách phía trước
Ông Trump đang đối diện một năm 2019 trước mắt đầy khó khăn, một năm có phần chắc bị chiếm lĩnh bởi cuộc điều tra do Công tố viên đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu để tìm hiểu xem liệu chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016 có thông đồng với Nga làm ảnh hưởng bầu cử Mỹ hay không cùng các cuộc điều tra của Quốc hội về các hoạt động kinh doanh của ông Trump, gia đình ông và các thành viên Nội các của ông.
Phe Dân chủ sẽ chiếm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ vào tháng Giêng và định tận dụng lợi thế đó để đào sâu quá khứ của ông Trump và chính quyền Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/mot-nam-lam-viec-cua-trump-khep-lai-voi-nhung-xao-tron-/4711847.html

Tòa Tối cao không cho phép cấm di dân xin tị nạn

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ngày 21/12 từ chối cho phép chínhquyền Tổng thống Donald Trump thực thi quy định mới cấmtầm trú tị nạn đối với những người vượt biên giới nước Mỹ bấthợp pháp. Đây là một yếu tố chủ chốt trong chính sách của ôngTrump nhằm tạo khó khăn cho các di dân vào lãnh thổ Mỹ và ở lại trên đất Mỹ.
Tòa bác yêu cầu của chính quyền đòi ngưng một án lệnh củathẩm phán liên bang ở California, ít nhất là tạm thời ngăn chínhquyền thực thi chính sách mà qua đó những ai vượt biên giớigiữa Mỹ với Mexico bất hợp pháp không đủ tiêu chuẩn xin tịnạn Mỹ.
Tổng thống Trump nói kế sách này nhằm đối phó với các đoàndi dân từ Trung Mỹ tiến về biên giới Hoa Kỳ.
Quyết định của Tòa Tối cao được đưa ra sau phán quyết hômthứ tư của thẩm phán liên bang Judge Jon Tigar vốn ngưng trệlệnh cấm của Trump đối với di dân trong khi chờ kết quả một vụkiện mà có thể phải mất nhiều tháng trời mới giải quyết xong.
Thẩm phán Tigar nói lệnh cấm của ông Trump mâu thuẫn vớiluật di trú quy định rằng di dân có thể nộp đơn xin tị nạn bất kểlà họ vào nước Mỹ bằng cách nào.
Trong phán quyết đầu tiên về vấn đề này, thẩm phán Tigar nóihôm 19/11 rằng luật Mỹ cho phép di dân xin tị nạn bất chấp họcó nhập cảnh hợp pháp hay không.
Phán quyết này khiến Tổng thống Trump chỉ trích thẩm phánTigar là ‘thẩm phán thời Obama.’
Ông Tigar được cựu Tổng thống Barack Obama đề cử vào ghếthẩm phán liên bang.
https://www.voatiengviet.com/a/toa-toi-cao-khong-cho-phep-cam-di-dan-xin-ti-nan-/4711849.html

Mueller Sẽ Nộp Báo Cáo Mật

Về Hồ Sơ Nga Cho Bộ Tư Pháp

Mueller Sẽ Nộp Báo Cáo Mật Về Hồ Sơ Nga Cho Bộ Tư Pháp
WASHINGTON   -    Đoàn Mueller sắp kết thúc cuộc điều tra về quấy rối bầu cử của Nga và được trông đợi nộp 1 phúc trình mật cho bộ trưởng tư pháp vào giữa Tháng 2, theo tin từ các nguồn thông thạo.
1 luật sư có liên lạc với đoàn Mueller nói “Rõ ràng họ đang thắt nút”.
Các nguồn tin không biết cũng không tiết lộ công tố viên đặc biệt Robert Mueller có giải đáp hay không nghi vấn ông được thuê để tìm hiểu, là “Trump hay thuộc cấp toa rập với Nga để tranh cử thắng lợi”.
Ông Mueller chưa công bố bằng chứng liên quan, nhưng phản bác các khẳng định của Trump và cộng sự là không tiếp hay nói chuyện với người Nga trong thời gian tranh cử. Theo ông Mueller, có những việc ấy – cụ thể là hồ sơ về Michel Cohen, người đại diện Trump trong thương lượng xây dựng Trump Tower tại Moscow, và ông Trump biết, theo tài liệu trình tòa.
Ông Mueller cũng xem xét nghi vấn về hành động cản trở công lý của Trump, là 1 trọng điểm của phúc trình – chưa rõ kết luận của công tố viên Mueller là gì về điểm này.
Đoàn Mueller đã truy tố 33 đối tượng, quy tội 3 cố vấn của ứng viên TT Trump.
Các nguồn tiếp xúc với phóng viên của NBC báo động: vài đề tài quan trọng có thể gây phức tạp với phúc trình Mueller, trước hết là ý định phỏng vấn Trump. Nếu đoàn Mueller gửi trát đòi, sẽ có tranh tụng kéo dài hàng tháng – nguồn thông thạo nói: quyền bộ trưởng tư pháp Mat Whitaker sẽ phải chấp thuận trát đòi.
Chưa thấy tin ông Whitaker từ bỏ quyền giám sát cuộc điều tra của đoàn Mueller.
Cũng không rõ Trump Junior đã bị phỏng vấn chưa – nhưng con rể Trump là Jared Kushner đã trải qua 7 giờ phỏng vấn từ Tháng 5, theo xác nhận của luật sư.
1 mảnh khác của công việc chưa xong là về các cựu phụ tá Jerome Corsi và Roger Stone.
Khác quy chế của công tố viên Kenneth Star điều tra vụ Clinton-Lewinski, bộ trưởng tư pháp nhận phúc trình của đoàn Mueller và quyết định làm gì. Bộ tư pháp có thể công bố 1 phần của phúc trình Mueller – phe DC Hạ Viện có quyền gửi trát đòi từ Tháng 1-2019 báo trước sẽ bảo đảm “nhìn thấy ánh sáng ban ngày.”
https://vietbao.com/p122a288913/mueller-se-nop-bao-cao-mat-ve-ho-so-nga-cho-bo-tu-phap

Đánh Hoa Vi: Tuyệt Chiêu Mỹ

Vi Anh
Bà Mạnh Vãn Chu nữ giám đốc tài chính của Hoa Vi, tập đoàn viễn thông điện tử lớn nhứt của Trung Quốc, bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ. Bà bị cáo buộc khai gian để SkyCom, một chi nhánh của Hoa Vi tại Hồng Kông buôn bán với Iran, trái với lịnh cấm của Mỹ. Với tội danh này, con gái cưng của chủ nhân sáng lập và chắc chắn sẽ thừa kế Hoa Vi nếu bị dẫn độ về Mỹ để xét xử, có thể lãnh án 30 năm tù, theo luật pháp Mỹ. Trung Quốc đã phản đối mạnh bạo đối với Canada và yêu cầu thả vô điều kiện.
Toà án Canada cho Bà Mạnh Vãn Chu tạm thời được tại ngoại hầu tra nhưng phải đóng tiền và lấy nhà cửa ở Canada thế chân rất lớn, và bị quản chế chặt chẽ ở Canada trong khi chờ tòa quyết định có dẫn độ sang Mỹ hay không.
Phân tích cho thấy Mỹ đánh vào tập đoàn Hoa Vi là đòn độc, khiến Hoa Vi thành ‘Hoa Suy Vi’ hoa tàn, nhuỵ héo, và cái mộng “made in China 2025” do chính Chủ Tịch Tập cận Bình chủ xướng khó thành hiện thực.
Một là Mỹ đánh Hoa Vi  là một tập đoàn viễn thông về mặt nổi làm và bán điện thọại thông minh, và thiết bị viễn thông của TC lớn nhứt TC và thế giới. Về mặt chìm dính líu với chánh phủ TC, bị nghi làm gián điệp tin học cho TC. Bắt giữ Bà Mạnh Vãn Chu sẽ kèm theo một loạt những quyết định hạn chế, cấm đoán sử dụng thiết bị của Hoa Vi của các đồng minh của Hoa Kỳ. Tham vọng thống trị kỹ nghệ viễn thông tin học của TC đang bị đe dọa.  Hai thị trường lớn nhứt của thế giới Tây Âu, Bắc Mỹ mà không mua, không bán với Hoa Vi thì coi như Hoa Vi chỉ có nước phá sản.
Hành động bắt này làm cho thiên hạ thấy Hoa Vi không phải là ‘mình đồng da sắt’ như một tờ báo Pháp nhận xét. TC không phải là bất khả xâm phạm. Làm đa số các quốc gia vì lý do an ninh không mua trang thiết bị của Hoa vi nữa.
Phía Trung Quốc cũng không che giấu lo ngại. Theo một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ tại Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh, được AFP trích dẫn, một lệnh cấm vận chip điện tử của Mỹ sẽ là một vố «dữ dội» đối với Hoa Vi, «thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với đòn đánh vào ZTE», một tập đoàn viễn thông khác của Trung Quốc, suýt bị phá sản sau khi bị Mỹ trừng phạt. Những tập đoàn công nghệ của Trung Quốc nhận ra rằng, nếu họ không được tiếp cận thị trường Mỹ và các nước phương Tây, thì họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản trong vài ngày”, chuyên gia Hemmings nhận định.
Ngay từ trước khi bùng lên vụ giám đốc tài chánh của Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu, bị bắt tại Canada, với khả năng bị cho dẫn độ qua Mỹ, tập đoàn Hoa Vi đã bị nhiều nước phương Tây tẩy chay ở những mức độ khác nhau. Đối với ông Paul Triolo, chuyên gia về công nghệ thuộc văn phòng tham vấn Eurasia Group, đe dọa đối với Hoa Vi rất nghiêm trọng vì lẽ: «Nếu mất đi quyền tiếp cận các thị trường béo bở ở phương Tây, Hoa Vi có nguy cơ mất luôn khả năng tăng trưởng để có tiền chi trả cho công việc nghiên cứu và phát triển», rất cần thiết cho một tập đoàn công nghệ mũi nhọn. Bên cạnh nguy cơ mất thị trường, lá cờ đầu của ngành công nghệ viễn thông Trung Quốc có thể bị Hoa Kỳ cấm mua sản phẩm của các công ty Mỹ như Intel hay Qualcomm, từ chip điện tử cho đến các thiết bị tối tân khác mà Hoa Vi rất cần. Cho đến nay sản phẩm của Hoa Vi được cho là lệ thuộc hoàn toàn vào các nguồn cung ứng đó.
Theo ông Triolo, tình huống đó «sẽ là thảm họa cho tham vọng công nghệ của Trung Quốc, đe dọa từ Hoa Vi, các nhà thầu phụ cung cấp cho Hoa Vi, cho đến tương lai toàn ngành công nghiệp».
Bị đe dọa nhiều nhất là thế hệ thứ năm của công nghệ di động 5G, được cho là sẽ trở thành xương sống của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các nền kinh tế, một trong những lãnh vực mà Bắc Kinh có tham vọng đứng đầu thế giới thông qua kế hoạch “Made in China 2025″.
Theo quan điểm của nhật báo Global and Mail của Canada, Hoa Kỳ đang chiếm lợi thế so với Trung Quốc từ tháng 5 năm nay. Vào thời điểm đó, một tập đoàn trang thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc là ZTE, đã bị cấm nhập cảng linh kiện của Mỹ.
Hai là nếu không phá banh thì cũng phá bể chiến lược Made in China 2025 của TC là dấu ấn chính Chủ Tịch Tập cận Bình là người chủ trương và thúc đẩy. Ông Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố tham vọng biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ, và vào năm 2025, đã cho thông qua một bộ luật buộc các công ty phải cộng tác với Nhà Nước trong các vấn đề an ninh quốc gia.
Tham vọng thống trị ngành viễn thông của Trung Quốc bị đe dọa bởi cuộc chiến tranh địa chính trị này đang diễn ra trong các chiến hào của công nghệ số. Trong cuộc thư hùng mà một trong những thách thức lớn là tung ra thị trường công nghệ điện thoại thế hệ 5. Trung Quốc lo ngại hiện
rõ: căng thẳng thương mại leo thang, chiến tranh lạnh Mỹ-Trung tái diễn, Hoa Kỳ tung chiến dịch huy động thế giới cản đường phát triển công nghệ cao cấp của Trung Quốc. Giờ đây việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính đại công ty là trong tầm nhắm của chiến dịch.
Và để Mỹ ngăn chận nguy cơ Bắc Kinh, với công nghệ 5G trong tay, có thể thao túng hệ thống thông tin liên lạc quân sự Mỹ. Chính quyền của tổng thống Donald Trump đặc biệt nghi ngờ Hoa Vi, một tập đoàn do một cựu sĩ quan cấp tá của quân đội Trung Quốc thành lập.
Mỹ liệt TC là đối thủ, đối xử như thời Chiến tranh Lạnh, mở cuộc chiến tranh thương mại, tung chiến dịch huy động thế giới cản đường phát triển công nghệ cao cấp của Trung Quốc.
Ba là biến TC thành một chế độ hoang dã bắt người ngoại quốc làm con tin để trao đổi. Sau khi Giám đốc Tài Chánh Hoa Vi, con gái của chủ nhân sáng lập của tập đoàn lớn nhứt TC là Bà Mạnh Vãn Châu, bị bắt giữ tại Canada theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ, TC trả đũa. Để trả đũa TC lần lượt đã bắt ba công dân Canada, cáo buộc hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc.  Hai người  bị bắt đầu là doanh nhân Michael Spavor và ông Michael Kovrig, người từng là nhà ngoại giao và hiện là cố vấn cho Tập đoàn Khủng hoảng Quốc tế (ICG). Người thứ ba, TC không tiết lộ danh tánh. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho “Hành động bắt giữ bất hợp pháp hai công dân Canada này là không thể chấp nhận được,” là sẽ làm leo thang cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Hôm 14/12  Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi Trung Quốc phóng thích hai công dân Canada bị Bắc Kinh bắt giữ trong tuần này.
Bốn và sau cùng, tình hình cho thấy, coi vậy chớ Chủ Tịch Tập cận Bình cũng biết thân, tri kỷ tri bỉ. Ông không để cho tình hình xấu thêm nữa giữa Mỹ và TQ. Báo chí Mỹ như Wall Sreet Journal và Pháp như Les Echos chuyên kinh tế hôm 12/12/2018 cho biết: “Thương chiến Mỹ-Trung: Thấm đòn, Bắc Kinh nhượng bộ” và  Thương chiến Mỹ-Trung: Bắc Kinh lùi bước trong “Made in China 2025″.
Còn Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra các chỉ thị mới cho chính quyền các địa phương, là không nên nhắc đến kế hoạch «Made in China 2025», tuy đã được tuyên truyền rầm rộ từ ba năm qua. Trung Quốc nhập cảng một lượng lớn đậu nành của Mỹ, lần đầu tiên kể từ khi đôi bên «hưu chiến». Tập đoàn quốc doanh Sinograin và Cofco đã mua trên 1,5 triệu tấn đậu nành, trị giá 500 triệu đô la, dự trù sẽ mua tổng cộng từ 2 đến 3 triệu tấn. Bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross hoan nghênh quyết định của Bắc Kinh, giảm thuế hải quan cho xe hơi Mỹ nhập cảng vào TQ./.(VA)
https://vietbao.com/p122a288921/danh-hoa-vi-tuyet-chieu-my

Thêm một người TQ bị Mỹ truy tố

tội ăn cắp bí mật thương mại

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ngày 21/12nloan báo Mỹ vừa bắt giữ mộtcông dân Trung Quốc bị tố cáo ăn
cắp bí mật thương mại từ mộtcông ty dầu khí ở Mỹ, nơi ông ấy làm việc, và vụ đánh cắp này có
liên quan đến một sản phẩm trị giá hơn 1 tỷ đô la.
Công dân Trung Quốc tên Hongjin Tan bị tố cáo đã tải xuốnghàng trăm tài liệu liên quan đến một
sản phẩm mà ông nói địnhdùng để làm lợi cho một công tyởTrung Quốc, nơi đã hứa choông một vị trí làm việc, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
Người này bị bắt hôm 20/12 và sẽ ra tòa vào thứ tư tuần sau, Reuters dẫn tin Bộ Tư pháp cho hay.
https://www.voatiengviet.com/a/them-mot-nguoi-trung-quoc-bi-my-truy-to-toi-an-cap-bi-mat-thuong-mai-/4711844.html

Sinh viên TQ bị tố cáo phân biệt chủng tộc

 và đầu độc bạn cùng phòng

Công tố viên cho biết một sinh viên hóa học Trung Quốc ở một trường đại học của Mỹ đã cố đầu độc bạn cùng phòng người Mỹ gốc châu Phi trong suốt nhiều tháng.
Yukai Yang bị buộc tội cố ý giết người và bị bắt hôm thứ Năm (20/12).
Các công tố viên nói rằng anh ta đã tẩm Tali vào đồ ăn và đồ uống của Juwan Royal. Royal hiện vẫn đang bị các triệu chứng.
Sinh viên TQ chăng áp phích phản đối Tập Cận Bình
Sinh viên TQ bị lên án vì ca ngợi ‘tự do Mỹ’
Hai người Anh bị đầu độc bằng Novichok
Tali là nguyên tố hóa học không màu không mùi và có thể gây tử vong cho con người. Nó cũng được sử dụng trong thuốc diệt chuột trước đây và vẫn được dùng trong sản xuất điện tử.
Yang thú nhận đã mua hóa chất nhưng nói rằng chúng được dùng cho mục đích riêng của mình. Anh ta cũng bị buộc tội viết graffiti phân biệt chủng tộc trong phòng kí túc xá.
Vụ đầu độc được cho là diễn ra suốt nhiều tháng của mùa xuân 2018 khi Royal, sinh viên năm cuối tại Đại học Lehigh ở Pennsylvania, đã phải nhờ trợ giúp y tế nhiều lần vì cảm thấy chóng mặt, bất tỉnh, nôn mửa và thấy run, công tố viên cho biết.
Yang nói đã mua Tali và các hóa chất khác trên internet nhưng nói rằng anh ta mua chúng “với ý định tự làm hại bản thân nếu kết quả thi sắp tới bị kém”, ủy viên công tố quận John Morganelli nói với phóng viên.
Theo ông Morganelli, “Royal phải chịu đau đớn vô cùng ở chân cũng như bị bỏng nặng và tê liệt trầm trọng dẫn đến phải điều trị y tế chuyên sâu.”
Ông cũng cho biết vụ đầu độc đã diễn ra trong một thời gian dài và nạn nhân tiếp tục chịu đựng các triệu chứng cho đến nay.
Yang phải đối mặt với buộc tội đe dọa chủng tộc liên quan đến graffiti phân biệt chủng tộc được viết trong phòng ký túc xá.
Cảnh sát cho biết họ lần ra chữ viết tay là của sinh viên Trung Quốc.
Yang và Royal đã ở cùng phòng nhiều năm trong quá trình học và Royal nghĩ rằng họ là bạn cho đến khi biết được kết quả xét nghiệm.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-46648401

Chuyên gia pin TQ bị cáo buộc

ăn cắp bí mật thương mại Mỹ

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa bị bắt và bị buộc tội ăn cắp bí mật thương mại từ công ty dầu khí Mỹ nơi ông ta làm việc, theo Reuters.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hôm thứ Sáu 21/12 rằng vụ trộm cắp bí mật thương mại của Hongjin Tan, công dân Trung Quốc, liên quan đến một sản phẩm trị giá hơn một tỷ đô la.
Hongjin Tan bị cáo buộc đã tải xuống hàng trăm tập tin liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm nghiên cứu và phát triển thị trường năng lượng hạ nguồn.
Trung Quốc để mắt tới Bắc Cực
Ngư lôi Yu-6 từ tàu ngầm TQ dạt vào Phú Yên?
TQ, Nga thí nghiệm ‘chỉnh sửa khí quyển’
Ông ta bị cáo buộc dự định sử dụng bí mật này để mang về làm lợi cho một công ty ở Trung Quốc đã mời ông ta làm việc.
Hongjin Tan bị bắt vào thứ Năm 20/12 tại Oklahoma và sẽ ra tòa vào thứ Tư tuần tới, bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
Trang LinkedIn của Hongjin Tan cho biết ông đã làm việc với tư cách là nhà khoa học cho công ty dầu khí của Mỹ Phillips 66 tại Bartlesville, Oklahoma, kể từ tháng 5/2017.
Công ty Phillips 66 cho biết trong một thông cáo rằng họ đang hợp tác với Cục Điều tra Liên bang trong một cuộc điều tra liên quan đến một nhân viên cũ tại “trụ ở của chúng tôi ở Bartlesville”, nhưng từ chối bình luận thêm.
Một báo cáo của FBI cho biết công ty Phillips 66 đã gọi cho FBT này vào tuần trước để báo cáo về hành vi trộm cắp bí mật thương mại và Tan nói với một đồng nghiệp cũ rằng ông ta nghỉ việc để trở về Trung Quốc.
FBI tìm thấy trên máy tính xách tay Tan một thỏa thuận tuyển dụng từ một công ty Trung Quốc chuyên phát triển dây chuyền sản xuất vật liệu pin lithium ion.
Tan truy cập các tập tin về bí mật thương mại trên các hệ thống pin điện thoại di động và pin lithium, FBI cho biết.
Công ty Phillips 66 cho biết họ có một trong hai nhà máy lọc dầu trên thế giới sản xuất các sản phẩm không xác định.
Tan chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển cho chương trình pin và công nghệ pin cho công ty Hoa Kỳ bằng các quy trình độc quyền.
Công ty Phillips 66 nói với FBI rằng họ đã kiếm được khoảng 1,4 tỷ đến 1,8 tỷ đô la từ công nghệ không xác định này.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46657712

Bộ trưởng Quốc phòng Anh quốc tuyên bố

Biển Đen không phải của Nga

Odessa, Ukraine – Vào ngày thứ Sáu (21 tháng 12), Bộ trưởng Quốc phòng Anh quốc Gavin Williamson đã đến thăm Ukraine và nói với người đồng cấp của ông rằng, Biển Đen (Black Sea) không phải của Nga, và Anh quốc đã gởi hạm đội hoàng gia đến vùng biển này để cho Ukraine thấy rằng, trong cuộc đối đầu với Nga, Ukraine không đơn độc.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Williamson diễn ra trong bối cảnh 3 chiếc tàu Hải quân Ukraine và thủy thủ đã bị Nga bắt tại Biển Đen vào tháng trước, với lý do là 3 chiếc tàu này đi vào lãnh hải của Nga.
Bộ trưởng Williamson  đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Stepan Poltorak, và cả hai đã thăm hải cảng Odessa nơi tàu Hải quân Hoàng gia HMS Echo đã cập bến hồi đầu tuần này.
Quan hệ giữa Moscow và Kiev ngày càng trở nên tồi tệ sau khi Nga sát nhập Crimea của Ukraine vào năm 2014, và ủng hộ nhóm ly khai ở miền đông Ukraine. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bo-truong-quoc-phong-anh-quoc-tuyen-bo-bien-den-khong-phai-cua-nga/

2 người bị bắt vì sử dụng drone

trong vụ sân bay Gatwick ở Anh

Cảnh sát Anh cho biết hai người đã bị bắt vào sáng thứ Bảy vì nghi ngờ “sử dụng máy bay không người lái phạm tội hình sự” trong vụ việc tại sân bay Gatwick, khiến việc du hành vào dịp lễ của hàng chục ngàn hành khách bị chậm trễ.
Cảnh sát Sussex không công bố tuổi hoặc giới tính của hai nghi phạm bị bắt vào tối thứ Sáu và không cho biết nơi bắt giữ là ở đâu. Hai người này chưa bị buộc tội.
Cảnh sát trưởng James Collis yêu cầu công chúng trong khu vực Gatwick tiếp tục cảnh giác, nói rằng cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn.
Việc những máy bay drone xuất hiện lần nữa hôm thứ Sáu gây ra thêm phiền toái cho hành khách tại sân bay, vốn được mở cửa trở lại vào sáng hôm đó sau khi ngừng hoạt động trong 36 giờ. Các chuyến bay lại bị đình chỉ lần nữa trong hơn một giờ vào chiều tối thứ Sáu trong một trong những ngày du hành bận rộn nhất của năm.
Việc đình chỉ bay tối thứ Sáu tại Gatwick khiến nhiều chuyến bay bị chậm trể và bị hủy ngay khi mùa du hành lên tới đỉnh điểm. Cuộc khủng hoảng drone dai dẳng tại Gatwick, cách London 45 km về phía nam, đã có tác động lan tỏa khắp hệ thống du hành hàng không quốc tế, AP cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/hai-nguoi-bi-bat-vi-su-dung-drone-trong-vu-san-bay-gatwick-o-anh/4712167.html

Netherlands lo ngại trước kế hoạch của Hoa Kỳ

trong việc rút quân khỏi Syria và Afghanistan

The Hague, Netherlands – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (21 tháng 12), Netherlands đã cùng các đồng minh khác của Hoa Kỳ lên tiếng về quyết định rút quân khỏi Syria của Hoa Kỳ, đồng thời cho rằng kế hoạch hạn chế sự hiện diện quân sự của Washington tại Afghanistan đã được đưa ra quá sớm, khi tình hình xung đột vẫn đang tiếp diễn tại khu vực này.
Khi trả lời phỏng vấn tại The Hague, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bà Ank Bijleveld cho biết, thông báo hồi hôm thứ Năm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã khiến Netherlands bất ngờ.
Theo hãng tin Reuters, Netherlands là quốc gia đã đóng góp cho các nhiệm vụ quân sự ở Syria và Afghanistan. Netherlands hiện đang hỗ trợ cho cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo – một chiến dịch thuộc quyền chỉ huy quân sự của Hoa Kỳ – bằng máy bay phản lực F-16. Phía Netherlands đã sẵn sàng rút khỏi chiến dịch này vào ngày 31 tháng 12 tới đây.
Bà Bijleveld cho biết, việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Syria sẽ gây ra “những hậu quả sâu rộng đối với khu vực và vấn đề an ninh.” Bà cho rằng Nhà nước Hồi giáo “vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn và mối đe dọa vẫn còn đó.”
Đây là một quan điểm mâu thuẫn với những đánh giá của Tổng thống Donald Trump. Bên cạnh đó, bà Bijleveld còn cho biết rằng, Netherlands cũng rất ngạc nhiên trước kế hoạch của Washington trong việc cắt giảm quân lực một cách đáng kể tại Afghanistan.
Bà cho rằng, hiện vẫn còn quá sớm để cắt giảm quân lực tại Afghanistan, nơi Netherlands có 100 binh sĩ tham gia một nhiệm vụ do NATO lãnh đạo – được gọi là Resolute Support – nhằm hỗ trợ cho các lực lượng cảnh sát và quân đội Afghanistan. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/netherlands-lo-ngai-truoc-ke-hoach-cua-hoa-ky-trong-viec-rut-quan-khoi-syria-va-afghanistan/

« Hồi 6 » Áo Vàng Pháp : Lâu đài Versailles

và biên giới trong tầm ngắm

Thu Hằng
Chưa hài lòng với những biện pháp của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, phong trào Áo Vàng kêu gọi biểu tình ngày 22/12/2018 trên khắp đất nước. Tuy nhiên, phong trào có dấu hiệu hụt hơi vì tính đến ngày 20/12, số người Áo Vàng trên khắp nước Pháp chỉ còn 3.680 người.
Dù không kêu gọi tập trung về Paris, nhưng thủ đô của Pháp vẫn là mục tiêu chính của cuộc biểu tình mang tên « Hồi 6 : Chuẩn bị Giáng Sinh ở Paris ». Nhiều lời kêu gọi tập trung từ 10 giờ sáng tại quảng trường trước nhà hát Opéra, đại lộ Champs-Elysées, Khải Hoàn Môn, đồi Montmartre và khu văn phòng-tài chính La Défense. Theo thông tin của cảnh sát Paris, chỉ có khoảng 1.000 người tham gia biểu tình ở thủ đô nước Pháp.
Lâu đài Versailles bị đóng cửa cả ngày hôm nay do « vài trăm người », thậm chí «cả nghìn người» tập hợp tại quảng trường phía trước. Theo tỉnh trưởng Yvelines Jean-Jacques Brot, xe cộ cũng bị cấm lưu thông trên khoảng 1 km đại lộ Paris dẫn đến lâu đài Versailles.
Biểu tình cũng diễn ra tại khoảng 14 thành phố lớn, như Toulouse, Lyon, Orléans và ở các tỉnh Bretagne, Gironde … với mục đích « đánh vào kinh tế », chẳng hạn chặn các trung tâm thương mại vào đúng mùa Giáng Sinh.
Trên mạng Facebook, Priscillia Ludosky, người đầu tiên ký kiến nghị chống tăng thuế xăng dầu, kêu gọi chặn đường biên giới, cụ thể là « chặn tất cả xe tải xuất nhập khẩu », tại biên giới với Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Sĩ, Đức. Chính quyền Tây Ban Nha đặc biệt lo ngại vì phe đòi độc lập cho vùng Catalunya thông báo tham gia phong tỏa nhiều trục đường quan trọng nối vùng Pyrénées-Orientales (Pháp) và Catalunya.
Bộ Nội Vụ Pháp khẳng định huy động « một lực lượng an ninh phù hợp » với quy mô của cuộc biểu tình « Hồi 6 », song không nêu con số cụ thể. Xe bọc thép được huy động giữ trật tự thứ Bẩy 15/12 tiếp tục được triển khai ở nhiều địa phương, như Toulouse, Bordeaux, vùng Bouches-du-Rhône và được đặt trong tình trạng « báo động » tại Paris.
Theo đài truyền hình BFMTV, lực lượng an ninh giảm đi nhiều so với những ngày biểu tình trước. Cụ thể, 59 đơn vị lực lượng di động, gồm 4.100 cảnh sát chống bạo động và hiến binh, được triển khai trên khắp nước Pháp ngày 22/12, riêng tại Paris có 17 đơn vị gồm 1.230 nhân viên, ít bằng 1/3 so với lực lượng được huy động ở « Hồi 5 ».
Phong trào Áo Vàng gây thêm cái chết liên đới thứ 10 vào nửa đêm thứ Sáu 21/12. Một người đàn ông 36 tuổi lái xe và bị thiệt mạng khi đâm phải một xe tải bị người biểu tình Áo Vàng chặn ở lối vào đường cao tốc đoạn Nam Perpignan, miền nam Pháp.
http://vi.rfi.fr/phap/20181222-%C2%AB-hoi-6-%C2%BB-ao-vang-phap-lau-dai-versailles-va-bien-gioi-trong-tam-ngam

Nga thông báo điều thêm binh sĩ

tới quần đảo tranh chấp với Nhật

Chính quyền Nga vừa thông báo đã mở doanh trại mới và điều thêm binh sĩ tới khu vực quần đảo vẫn đang là vấn đề tranh chấp giữa nước này và Nhật Bản.
Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 17-12 cho biết nước này đã xây mới các doanh trại quân đội trên quần đảo mà Nga gọi là Nam Kuril, còn Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phương bắc, và sẽ xây thêm căn cứ dành cho xe thiết giáp tại đây.
Mặc dù ngay lúc này chưa có phản ứng chính thức từ chính quyền Nhật Bản, song có thể thấy động thái này chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng gay gắt từ Tokyo, bởi trước đó Nhật Bản đã hối thúc Matxcơva giảm bớt hoạt động quân sự tại quần đảo tranh chấp.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ Matxcơva dự kiến điều động thêm binh sĩ tới 4 khu tổ hợp nhà nằm trên hai trong số 4 đảo thuộc quần đảo đã nêu từ ngày 25-12.
Thông báo đưa ra sau khi điện Kremlin thông báo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể tới thăm Nga ngày 21-1 tới. Nga và Nhật đang nỗ lực giải quyết những xung đột lãnh thổ để có thể ký kết một hiệp định hòa bình Thế chiến 2, một điều cho tới nay vẫn chưa thể thực hiện vì những bất đồng liên quan tới khu vực quần đảo tranh chấp ở Thái Bình Dương.
Nga đã kiểm soát bốn hòn đảo trên Thái Bình Dương này từ cuối Thế chiến 2 sau khi phát xít Nhật thua trận, tuy nhiên cho tới nay cả Matxcơva và Tokyo đều tuyên bố có chủ quyền với quần đảo này.
Các nhà ngoại giao của cả hai bên đều đề cập tới khả năng khôi phục một dự thảo thỏa thuận từ thời Liên Xô cũ, trong đó vạch kế hoạch trả lại 2 trong số 4 hòn đảo như một phần của thỏa thuận hòa bình.
Trong nhiều năm qua Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có nhiều cuộc gặp mặt để giải quyết, tuy nhiên căng thẳng giữa hai bên về vấn đề này vẫn chưa được tháo gỡ.
http://biendong.net/bi-n-nong/25385-nga-thong-bao-dieu-them-binh-si-toi-quan-dao-tranh-chap-voi-nhat.html

Mỹ rút khỏi Syria,

Thổ Nhĩ Kỳ lên tuyến đầu chống « khủng bố »

Thu Hằng
Một ngày sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút hết quân khỏi Syria, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mới lên tiếng phản ứng. Ngày 21/12/2018, ông Erdogan hứa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục truy đuổi « hai mối đe dọa khủng bố » : lực lượng dân quân Kurdistan, luôn bị Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủng bố, và những thành viên thánh chiến cuối cùng của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette cho biết thêm :
« Đích thân tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu hôm thứ Sáu (21/12) : « Nếu quyết định rút hết quân Mỹ khỏi Syria được áp dụng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xóa sổ quân thánh chiến của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo cũng như lực lượng bảo vệ Nhân Dân Kurdistan (YPG) ».
Theo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, mọi chuyện đã diễn ra đúng như những gì được thống nhất trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ ngày 14/12. Sau khi hội đàm với đồng nhiệm Mỹ, ông Erdogan có lẽ đã chấp nhận tạm lùi chiến dịch quân sự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, lúc đó sắp được tiến hành, nhắm vào lực lượng người Kurdistan ở phía Đông dòng sông Euphrate và để Washington có thời gian rút hết quân nhân Mỹ.
Tóm lại, sau thông báo của Donald Trump, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tự cho là chủ luật chơi. Theo ông Erdogan, từ giờ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo chiến lược để loại bỏ những khu vực cuối cùng vẫn do thánh chiến Hồi Giáo kiểm soát. Thậm chí, ông Erdogan còn gây sức ép với Hoa Kỳ : Ông muốn hoãn cuộc tấn công nhắm vào vào lực lượng dân quân Kurdistan nhưng quyết định tạm hoãn này không phải là vô hạn ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181222-my-rut-khoi-syria-tho-nhi-ky-len-tuyen-dau-chong-%C2%AB-khung-bo-%C2%BB

Cộng hoà Séc cấm nhân viên công vụ

dùng thiết bị Huawei TQ

Cộng hòa Séc mới đây đã có động thái “tẩy chay” các sản phẩm thiết bị viễn thông của Huawei vì rủi ro an ninh mạng và gián điệp.
Thủ tướng Andrej Babis của Cộng hòa Séc hôm thứ Ba (18/12) đã ra lệnh cấm các nhân viên công vụ trong chính phủ sử dụng điện thoại di động Huawei. Bộ Công Thương Séc sau đó cho biết họ sẽ tuân theo quyết định của Thủ tướng và các cơ quan chính phủ khác có thể sẽ chấm dứt sử dụng thiết bị của Huawei, theo AP.
Reuters Chinese đưa tin, trước đó, Cơ quan An ninh Thông tin Mạng Quốc gia Séc (NCISA) đã cảnh báo rằng phần cứng và phần mềm do Huawei và ZTE sản xuất có mối đe dọa về bảo mật, đồng thời kêu gọi các nhà mạng Séc không sử dụng phần mềm và phần cứng của Huawei và ZTE.
Hồ Hậu Côn – Chủ tịch Luân phiên Huawei chỉ trích rằng các cáo buộc trên có mục đích chính trị, yêu cầu các nước chỉ trích Huawei phải đưa ra được bằng chứng, theo China Times.
Ông Côn cũng cảnh báo rằng nếu phương Tây “tẩy chay” Huawei ra khỏi các mạng truyền thông di động 5G, điều đó sẽ dẫn đến tăng giá thành và thiệt hại cho các nước.
trung quốcHuawei là công ty thống trị thị trường viễn thông ở Trung Quốc nhưng lại không được bạn bè quốc tế đón nhận. (Ảnh: Zhongyangshe)
Theo BL Daily Chinese, trước Cộng hòa Séc, Huawei đã bị tẩy chay một phần hoặc toàn bộ ở Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Anh, Đức và các quốc gia khác.
“Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng” do Mỹ thông qua vào tháng 8/2018 đã cấm các cơ quan chính phủ sử dụng các công nghệ và sản phẩm của Huawei và ZTE vì lý do an ninh quốc gia.
British Telecom, nhà khai thác truyền thông lớn nhất của Anh, tuyên bố sẽ loại Huawei ra khỏi dự án mạng 5G và sẽ “xóa sổ” tất cả các thiết bị Huawei trong mạng di động 4G công ty này trong vòng hai năm.
Chính phủ Nhật Bản vào ngày 10/12 quyết định loại trừ Huawei và ZTE ra khỏi danh sách mua sắm của chính phủ, nghĩa là các cơ quan chính phủ không được mua công nghệ và sản phẩm của Huawei và ZTE.
Đầu tháng 12, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Tài Chính Huawei bà Mạnh Vãn Châu đã bị bắt tại Canada theo lệnh của Hoa Kỳ vì tình nghi bà vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Hoa Kỳ, theo Reuters.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/25387-cong-hoa-sec-cam-nhan-vien-cong-vu-dung-thiet-bi-huawei-tq.html

Ông Tập: TQ đang đứng trước bão lớn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh chỉ có dựa vào lý tưởng cộng sản và cải tổ kinh tế mới có thể đưa con thuyền Trung Quốc vượt qua sóng dữ để tiến về phía trước.
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc mở cửa kinh tế, Chủ tịch Tập đã không liệt kê ra những thách thức với nền kinh tế số hai thế giới, cũng như tránh đụng tới cuộc thương chiến nhạy cảm với Mỹ.
Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành một tiếng rưỡi để nói về những thành tựu đã đạt được trong cuộc cải tổ do cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
Theo ông Tập, bài học số 1 trong 40 năm mở cửa thành công là Trung Quốc phải được đặt dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng Cộng sản.
“Mỗi bước đi trong tiến trình cải cách và mở cửa sẽ không hề dễ dàng. Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ lẫn thách thức, với những cơn sóng dữ và những trận bão khủng khiếp. Chỉ có cải thiện vai trò lãnh đạo của Đảng và khả năng quản trị, chúng ta mới có thể đưa con tàu cải cách và mở cửa tiến về trước” – chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh.
Trung Quốc đang trong một giai đoạn khó khăn, giới quan sát nhận định. Cuộc chiến thương mại với Mỹ đã khiến ít nhiều hình ảnh ông Tập trong việc quản lý các vấn đề kinh tế bị lung lay, báo New York Times bình luận.
Trong một chỉ đạo đường hướng phát triển được gửi cho các địa phương ngày 12-12, Chính phủ Trung Quốc đã loại ra khỏi văn bản các cụm từ liên quan đến chiến lược Made in China 2025.
Kể từ khi được triển khai năm 2015, chiến lược với tham vọng biến Trung Quốc trở thành cường quốc công nghệ này đã liên tục được nhắc đến trong các văn bản chính thức và các tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc.
Cùng với “Vành đai và con đường” – sáng kiến mà mọi con đường đều dẫn về Trung Quốc, “Made in China 2025″ được xem là cách Bắc Kinh hiện thực hóa Trung Hoa mộng. Giờ đây giấc mộng đó đang đứng trước sự thách thức từ Mỹ.
Washington và Bắc Kinh đã đồng ý “đình chiến” thương mại trong vòng 90 ngày. Cho đến thời điểm hiện tại, cuộc thương chiến mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cho thấy đã không còn đơn giản là một cuộc chiến tìm kiếm hợp đồng hay đem việc làm trở về nước Mỹ.
Báo chí phương Tây dẫn các nguồn thạo tin cho biết một chiến lược ôn hòa hơn, mở cửa hơn với doanh nghiệp nước ngoài đang được Bắc Kinh soạn thảo để thay thế “Made in China 2025″.
Washington từ lâu luôn chỉ trích chính sách thương mại “không theo luật chung” của Bắc Kinh, trong đó có các điều khoản buộc công ty Mỹ chuyển giao công nghệ nếu muốn làm ăn ở Trung Quốc.
“Mở cửa mang lại tiến bộ, ngược lại chỉ có lạc hậu” – ông Tập nhấn mạnh trước đại diện các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc ngày 18-12.
“Với những cái phải thay đổi và có thể thay đổi, chúng ta sẽ thay đổi; nhưng với những cái không nên thay đổi và không thể thay đổi, chúng ta kiên quyết đi theo” – Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố.
Một nhà ngoại giao Việt Nam đã từng nhận xét thương chiến Mỹ – Trung là một trong năm “cuộc đại chiến” mà ông Trump phát động để định vị lại nước Mỹ và thế giới.
Nhà ngoại giao này cho rằng mục đích cuối cùng của ông Trump là đánh vào chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa của Trung Quốc, chặn việc tiếp cận công nghệ cao để đi tắt đón đầu và buộc Bắc Kinh phải mở cửa thị trường, thay đổi cơ cấu kinh tế theo ý đồ của Mỹ.
“Trung Quốc sẽ không bao giờ phát triển dựa trên cái giá là sự đánh đổi lợi ích của các quốc gia khác nhưng cũng sẽ không từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp của nó. Sự phát triển của Trung Quốc không tạo ra mối đe dọa cho bất kỳ nước nào. Cho dù Trung Quốc có phát triển đến đâu, cũng sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền” – Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Lời phát biểu của ông Tập phảng phất những ý tứ khiến người ta chợt nhớ lại bài phát biểu của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trên đất Mỹ năm 1974. “Trung Quốc không phải là một siêu cường và sẽ không cố gắng trở thành siêu cường”, bởi theo ông Đặng, “siêu cường là quốc gia theo chủ nghĩa đế quốc và tìm kiếm bá quyền trên thế giới”.
Một số nhà phân tích tỏ ra thất vọng vì bài phát biểu của ông Tập, theo Hãng tin Reuters, vì cho rằng nó chẳng khác gì bài phát biểu của ông trong cuộc họp Bộ Chính trị cách đây vài ngày.
Cam kết mở cửa và cải cách của Chủ tịch Trung Quốc không đủ sức nặng để trấn an các nhà đầu tư. Các chỉ số quan trọng tại sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến đã rớt điểm ngay sau bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc, phản ánh sự thất vọng của giới đầu tư khi ông Tập không tuyên bố bất kỳ chính sách thương mại mới nào.
Sự chú ý nên dành cho Hội nghị công tác kinh tế trung ương Trung Quốc vào cuối tuần này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25384-ong-tap-tq-dang-dung-truoc-bao-lon.html

Trung Quốc thừa nhận ngư lôi thất lạc

nhưng “không tấn công mục tiêu cụ thể”

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 ra thông cáo trên trang web thừa nhận nước này bị lạc mất một quả ngư lôi trong huấn luyên nhưng phủ nhận việc nước này dùng nó để tấn công mục tiêu nào.
Chúng tôi được biết về thông tin ‘ngư dân Việt Nam vớt được một quả ngư lôi Trung Quốc ở tỉnh Phú Yên”.
Hồi đầu tháng 12, Hải quân Trung Quốc thất lạc một quả ngư lôi trong đợt huấn luyện trên biển ở phía đông đảo Hải Nam, có thể do ảnh hưởng từ các dòng hải lưu ngoài khơi,” thông cáo viết bằng tiếng Trung Quốc được đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng.
Ngư lôi chỉ dùng cho mục đích huấn luyện của chúng tôi, và không có mục tiêu cụ thể nào,” thông cáo ngắn gọn của phía Trung Quốc khẳng định.
Như tin chúng tôi đã loan, ngày 18/12, ông Trần Minh Thanh ở xã An Hải, tỉnh Phú Yên phát hiện một quả ngư lôi cách bờ khoảng 4 hải lý (7.4 km) và đã kéo về cù lao Mái Nhà và báo cho các cơ quan có trách nhiệm.
Tối 19/12, quả ngư lôi trên đã được bàn giao cho Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân đem ra khỏi bờ biển.
Việt Nam không cho biết sẽ xử lý như thế nào đối với quả ngư lôi này.
Hiện Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông nơi Trung Quốc vẽ ra đường đứt khúc 9 đoạn còn gọi là đường lưỡi bò, lấn vào vùng nước mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền. Thời gian qua, theo truyền thông trong nước, cơ quan chức năng Việt Nam đã nhiều lần phát hiện tàu cá của Trung Quốc vào sâu trong vùng nước của Việt Nam bất hợp pháp.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-admit-torpedo-found-in-vn-waters-12222018083432.html

Trung Quốc phóng vệ tinh băng thông rộng

Internet cạnh trạnh với Google

Thu Hằng
Ngày 22/12/2018, Trung Quốc đã phóng tên lửa Trường Chinh-11 chở một vệ tinh lên quỹ đạo từ trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (Jiuquan, đông bắc Trung Quốc). Đây là vệ tinh băng thông rộng đầu tiên của Trung Quốc được phóng vào không gian nhằm cạnh tranh với nhiều tập đoàn công nghệ thế giới.
Theo trang News 18 của Ấn Độ, vệ tinh này là sản phẩm đầu tiên của dự án Hoành Vận (Hongyun) của Công ty Khoa học và Công nghiệp Không gian Trung Quốc (CASIC). Được triển khai từ tháng 09/2016, dự án nhằm mục đích lập một mạng truyền thông không gian nhằm cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng cho mọi người sử dụng trên thế giới, kể cả ở những vùng hẻo lánh nhất.
Theo một quan chức của CASIC, vệ tinh nặng 247 kg sử dụng năng lượng mặt trời và bay cách trái đất khoảng 1.100 km. Được thiết kế để hoạt động một năm, nhưng vệ tinh có thể hoạt động lâu hơn.
Từ giờ đến trước năm 2020, Công ty CASIC dự kiến phóng thêm bốn vệ tinh khác trong dự án Hoành Vận. Tuy nhiên, tham vọng của công ty là đến năm 2023 sẽ hình thành một mạng lưới hơn 150 vệ tinh trên quỹ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Cung cấp mạng internet miễn phí cũng là mục tiêu của nhiều công ty công nghệ trên thế giới, trong đó có Google, SpaceX, OneWeb và Télésat. Công ty SpaceX của Mỹ đã phóng hai vệ tinh thử nghiệm vào tháng 11 trong dự án Starlink. Tham vọng của công ty là đưa gần 12.000 vệ tinh vào quỹ đạo từ nay đến giữa năm 2020.
Tháng 11/2018, một doanh nghiệp công nghệ internet Trung Quốc đã công bố vệ tinh đầu tiên nằm trong hệ thống gồm 272 vệ tinh để cung cấp mạng Wifi miễn phí trên khắp thế giới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181222-trung-quoc-phong-ve-tinh-bang-thong-rong-internet-canh-tranh-voi-google

Người Canada đang bị Trung Cộng giam giữ

trong điều kiện khắc nghiệt

Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo tin từ Reuters, vào tuần trước, Trung Cộng đã bắt giữ hai người Canada, bao gồm thương gia Michael Spavor và ông Michael Kovrig, nhà cựu ngoại giao kiêm cố vấn của nhóm chuyên gia tư tưởng của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG), sau khi cảnh sát Canada bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei Technologies Mạnh Vãn Châu vào ngày 1 tháng 12.
Cho đến nay, phía Trung Cộng chỉ đưa ra những lý giải mơ hồ cho việc bắt giữ hai người Canada. Trung Cộng nói rằng họ bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đồng thời cho rằng sự việc này không có liên quan đến vụ bắt giữ bà Mạnh.
Canada khẳng định rằng việc giam giữ là không thể chấp nhận được và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho rằng Trung Cộng nên phóng thích những người này.
Chủ tịch tổ chức ICG, ông Robert Malley, cũng lên tiếng yêu cầu phóng thích ông Kovrig.
Một số nguồn tin cho biết ông Kovrig không được phép nộp đơn xin tại ngoại và không được phép gặp luật sư. Ngoài ra, ông Kovrig đang bị giam giữ tại một địa điểm bí mật, bị thẩm vấn mỗi sáng, chiều, tối và không được phép tắt đèn vào ban đêm. Ông cũng chỉ được gặp đại sứ một tháng một lần và không được gặp gia đình hoặc người thân. Một người khác cho biết, ông Kovrig đang bị giam riêng trong một phòng và vẫn còn tỉnh táo.
Theo luật tố tụng hình sự của Trung Cộng, các hình thức giam giữ và thẩm vấn đặc biệt có thể được sử dụng cho các nghi can an ninh quốc gia. Các nhóm nhân quyền cho biết điều kiện trong các cơ sở giam giữ của Trung Cộng thường đơn sơ và có thể khắc nghiệt. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-canada-dang-bi-trung-cong-giam-giu-trong-dieu-kien-khac-nghiet/

TC Xin Mỹ Đừng Truy Tố

2 Nghi Can Tin Tặc Zhu & Zhang

BEIJING  -    Trung Cộng kịch liệt bác bỏ các tố giác của Hoa Kỳ và đồng minh về chiến dịch do thám kinh tế, đánh cắp bí mật thương mại và kỹ thuật của các nước trong khi theo đuổi chính sách mậu dịch không công bằng.
Bộ ngoại giao Trung Cộng yêu cầu Washington rút lại.
Anh, Australia, New Zealand góp tiếng với Hoa Kỳ là tín hiệu của phối hợp quốc tế chống lại Beijing.
Cùng ngày, giới chức công tố Hoa Kỳ khởi tố 2 người Hoa có liên quan với tình báo Trung Cộng về tội trộm cắp dữ liệu mật từ các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp của Hoa Kỳ và hơn 10 nước.
Phản ứng của Beijing là tuyên bố của Bộ ngoại giao cả quyết không dự phần hay hậu thuẫn việc trộm cắp bí mật thương mại – viên chức Bộ ngoại giao yêu cầu Washington bỏ các tố giác chống lại 2 nghi can được biết với tên Zhu Hua và Zhang Jianguo.
Thẩm quyền Hoa Kỳ cho biết Zhu và Zhang hợp tác với Bộ công an của Trung Cộng – tin tặc gồm nhân vật có biệt danh “Godkiller” bị tố cáo xâm nhập hệ thống tin học của hàng loạt ngành nghề từ 2006, gồm không gian và hàng không, vệ tinh, tài chính, bào chế thuốc, kỹ thuật sinh học áp dụng với dầu khí… Họ tiếp cận tên, số an sinh xã hội và thông tin cá nhân của trên 100,000 người của hải quân Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ nhận biết Zhu và Zhang cũng là thành viên của tổ tin tặc APT 10, cũng giúp việc Huaying Haitai Science and Technology Development (tại Tianjin).
Hồ sơ của công tố Hoa Kỳ ghi: 2 tin tặc này xâm nhập mạng điện toán của trên 45 thể nhân tại 12 tiểu bang. Các mục tiêu khác của họ gồm Canada, Brazil, Phần Lan, Thụy Điển, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Nhật và các tiểu vương quốc Emirates (hay UAE).
Họ không bị bắt giữ, và hiện không có thỏa thuận dẫn độ giữa Washington và Beijing.
https://vietbao.com/p122a288918/tc-xin-my-dung-truy-to-2-nghi-can-tin-tac-zhu-zhang

Nhật Bản sẽ tiếp nhận chiếc tàu sân bay đầu tiên

 kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II

Kế hoạch quốc phòng 5 năm trị giá 244 tỉ USD mới của Nhật Bản đã được thông qua ngày hôm qua (18/12). Theo đó, kế hoạch này đề nghị nâng cấp hai chiến hạm mang trực thăng thành tàu sân bay để có thể cho các chiến đấu cơ của Mỹ cất cánh từ đó.
Trong khi đó, Nhật Bản đã có kế hoạch mua 42 chiếc chiến đấu cơ tàng hình tối tân thế hệ thứ năm F-35 của hãng Lockheed Martin, Mỹ.
Động thái tăng cường sức mạnh quân sự đáng kế của Thủ tướng Shinzo Abe diễn ra vào thời điểm khi các bộ trưởng trong nội các Nhật Bản đang thực sự lo lắng về những hành động của Trung Quốc trong thời gian qua đồng thời tiếp tục quan ngại vì Triều Tiên vẫn là một mối đe dọa.
Tuy nhiên, động thái của Tokyo cũng gây tranh cãi khi những người chỉ trích cho rằng việc đó sẽ khiến chính quyền Tokyo rời xa cam kết tuân thủ chặt chẽ chính sách chỉ theo đuổi năng lực phòng thủ mà Nhật Bản đưa ra trong hiến pháp hòa bình thời hậu Chiến tranh Thế giới thứ II.
“Chúng tôi sẽ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng của năng lực phòng thủ ở mức cần thiết… để có thể đáp ứng với môi trường an ninh đang thay đổi ngày một nhanh chóng”, Tổng thư ký nội các Nhật Bản – ông Yoshihide Suga cho biết tại một cuộc họp báo định kỳ diễn ra ngày hôm qua. “Chúng tôi tin rằng điều đó nằm trong phạm vi những gì cho phép trong hiến pháp”, ông Suga nói thêm.
Theo kế hoạch 5 năm vừa được phê chuẩn ngày hôm qua, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản sẽ đạt một mức kỷ lục mới lên 192 tỉ bảng Anh đến tháng Ba năm 2024. Bản kế hoạch này kêu gọi Bộ Quốc phòng nâng cấp hai chiếc tàu khu trục lớp Izumo thành tàu sân bay để các chiến đấu cơ có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như F-35 có thể hoạt động trên những con tàu này.
Một kế hoạch riêng rẽ khác cũng được nội các Nhật Bản thông qua ngày hôm qua cho phép nước này mua đến 42 chiếc chiến đấu cơ F-35 trong thập kỷ tới và phiên bản F-35B được xem là ứng cử viên nặng ký nhất. Tokyo cũng có kế hoạch trong giai đoạn này mua đến 105 F-35A – một phiên bản cất cánh và hạ cánh thông thường của F-35 và không thể được sử dụng trên các tàu khu trục được nâng cấp.
Phản ứng trước loạt thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho rằng, những quan ngại của Nhật Bản về quân đội Trung Quốc là “không có lợi cho sự phát triển và cải thiện của mối quan hệ Trung-Nhật”.
Bắc Kinh bày tỏ sự “không hài lòng rất lớn và phản đối mạnh mẽ” đồng thời “kêu gọi Nhật Bản tuân thủ chặt chẽ chính sách chỉ theo đuổi năng lực phòng thủ đơn thuần”, phát ngôn viên Hua nhấn mạnh tại cuộc họp báo ngày hôm qua.
Động thái tăng cường sức mạnh quân sự nói trên của Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến nước láng giềng Trung Quốc lo ngại bởi nó diễn ra trong thời điểm mà quan hệ Trung-Nhật đặc biệt căng thẳng. Trung Quốc đang ngày càng nổi lên một cách đáng lo ngại trong khu vực. Bắc Kinh được cho là đã tăng chi tiêu quốc phòng từ 10 tỉ USD năm 1997 lên con số chóng mặt 150 tỉ USD vào 20 năm sau đó – năm 2017. Giữa Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang có cuộc tranh chấp quyết liệt xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ngoài ra, giữa Trung Quốc và Nhật Bản còn có cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ngầm ở khu vực và trên thế giới.
Trung Quốc đặc biệt lo ngại trước thông tin Nhật Bản sẽ cải tiến hai chiếc tàu khu trục lớp Izumo tối tân của nước này thành những chiếc tàu sân bay thực thụ được trang bị những chiếc chiến đấu cơ cực mạnh F-35B.
Tàu Izumo là một chiếc tàu chiến hùng dũng dài 250m và có trọng lượng nước rẽ là 27.000 tấn. Đây là chiếc tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản thời hậu Chiến tranh Thế giới thứ II. Con tàu khổng lồ này của Nhật có thể mang tới 14 chiếc trực thăng và nó được ví là không khác gì một chiếc tàu sân bay – loại tàu được ví là bá chủ của đại dương. Trong khi đó, chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm – gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
http://biendong.net/bi-n-nong/25396-nhat-ban-se-tiep-nhan-chiec-tau-san-bay-dau-tien-ke-tu-sau-chien-tranh-the-gioi-thu-ii.html

Miến Điện : Quân đội ngừng bắn

các nhóm nổi dậy trong vòng bốn tháng

Thu Hằng
Ngày 21/12/2018, quân đội Miến Điện thông báo sẽ ngừng mọi chiến dịch quân sự nhắm vào các nhóm vũ trang ở những vùng bất ổn miền bắc và đông Miến Điện. Quyết định ngừng bắn trong vòng bốn tháng có thể là dấu hiệu cho thấy chính phủ và các nhóm nổi dậy có thể ngồi vào bàn đàm phán tiến trình hòa bình.
Trong thông cáo của chỉ huy quân đội Miến Điện, quyết định ngừng bắn đơn phương đối với các nhóm vũ trang có hiệu lực tức thì và kéo dài đến ngày 30/04/2019. Thời gian này cho phép tổ chức các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, quân đội Miến Điện vẫn giữ quyền sử dụng vũ lực « nếu cần thiết ».
AFP nhắc lại là 10 nhóm nổi dậy vũ trang đã cam kết tham gia quá trình đàm phán theo lời kêu gọi của lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi, nhưng cũng có nhiều nhóm khác phản đối, yêu cầu quân đội phải bỏ vũ khí trước.
Tổng thư ký của tổ chức Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang (TNLA), một trong những nhóm chiến binh nổi dậy lớn nhất ở vùng đông bắc, đã hoan nghênh « giai đoạn tích cực », nhưng lấy làm tiếc là lệnh ngừng bắn không được áp dụng trên khắp đất nước.
Quyết định của quân đội Miến Điện cũng khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ. Theo ông Min Zaw Oo, giám đốc Viện Vì Hòa Bình và An Ninh Miến Điện, « Tatmadaw (quân đội Miến Điện)chưa từng làm việc này. Đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử Miến Điện ».
Về phần mình, ông Andrew Kirkwood, một quan chức của Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện, khuyến khích các bên « tận dụng thời điểm này để ngưng mọi động thái thù nghịch ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181222-mien-dien-quan-doi-ngung-ban-cac-nhom-vu-trang-trong-vong-bon-thang

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.