Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Vĩnh Tường: Tội của TT Trump & Những Lời Cảm Ơn Không Cần Nói

Friday, August 3, 2018 7:20:00 PM // ,

 Để biết sự thật, bình dân Việt nam thường nói: “Một trăm lần nghe không bằng một lần thấy – một trăm lần thấy không bằng một lần làm”. Và câu nói bất hủ trong thế kỷ 20 của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, không chỉ là lời nhắc nhở cách nhìn sự thật riêng về chính trị ở một thời, mà bình dân đã dùng giá trị của nó trong mọi sinh hoạt: ‘Đừng nghe mà hãy nhìn kỹ!’
Hiện nay, trong giới truyền thông và chính trị gia cũng như dân chúng Hoa Kỳ, kẻ binh người chống ông Trump có thể tính đến hàng triệu, và không ai bảo đảm con số chính xác hơn kém bao nhiêu. Cứ gửi niềm tin vào mấy con số tỉ lệ lượng giá (Poll) có khác nào người mù được dắt đi sờ voi, bỡi lẽ cái máy tính chỉ cộng – trừ – nhân – chia theo lệnh của người sử dụng. Bao giờ cũng vậy, chính con người là vấn đề và ở đó luôn luôn là câu hỏi.
Có thể nào mỗi cá nhân chúng ta, một mình – tự một mình, nhìn kỹ các vấn đề hiện xảy ra trước mắt xem những gì ảnh hưởng, hay không ảnh hưởng đến hạnh phúc của ta hôm nay và ngày mai, hay đến đời sau của con cháu chúng ta. Nhất là tự đặt câu hỏi, trong tám năm trước khi ông Trump vào Bạch Ốc, xã hội HK đã đi về đâu, và hơn một năm qua đất nước này tại sao phải chuyển động một cách khó khăn đến thế.
Những ai còn hăng say mắng chửi, có nên lắng đọng một chút xem trong lòng mình là ông bụt, là thánh thiện hay là con gì đang chỉ huy lối suy nghĩ, và hành vi hiện tại của mình. “Ông Trump có tội gì đối với đất nước, đối với dân HK, trong đó có cả chính mình và gia đình mình, cũng như gia đình, tương lai con cháu của chính ông ta?”
  • Vực dậy một nền kinh tế trì trệ, mang về cũng như tạo ra nhiều việc làm cho dân, là một tội.
  • Giảm sưu cao thuế nặng cho dân mọi giới, là một tội.
  • Lược bỏ, không thương tiếc những qui luật đã trói cẳng kinh tế, là một tội.
  • Đối đầu với nước ngoài từ lâu đã lạm dụng tự do mậu dịch qua các hiệp định, gian lận, móc túi tiền mồ hôi của chúng ta, là một tội.
  • Chỉnh đốn lại hệ thống công quyền mà chúng ta hãnh diện đã bị lạm dụng đến biến chất, mục ruỗng, kể cả ông xăm mình đối đầu với một thứ vô cùng nguy hiểm cho chế độ dân chủ như chính phủ ngầm là một tội.
  • Thi hành luật pháp do Quốc hội của chúng ta làm ra để chỉnh đốn lại di trú bị lạm dụng, đất nước ngày càng không kiểm soát được, là một tội.
  • Củng cố lại an ninh nội địa và quốc phòng, là một tội.  Giải quyết những vấn đề quốc tế tồn đọng như những căn bệnh nan y đến thời kỳ cuối, ảnh hưởng đến hoà bình cả thế giới, là một tội.
  • Đặt chính sách bảo vệ thai nhi, khuyến khích bảo trợ, là một tội. Lo cho tương lai thanh niên, rường cột của nước nhà khỏi bị ma túy đầu độc, là một tội.
  • Xây tường để giảm người canh giữ, giảm chi phí và hạn chế nguy hiểm cho lính biên phòng; cắt đường xâm nhập ma túy, tội phạm và di dân không rõ lai lịch tràn vào ảnh hưởng tệ hại đến xã hội lâu dài, không có ngày chấm dứt, là một tội.
  • Xây tường để giúp cả cho phía Mễ giảm bớt người từ thập phương, đổ về nằm chờ vượt biên, mang theo đủ thứ bất an cho đời sống dân ở ở đó, là một tội. Xã hội Mỹ hấp dẫn người khắp nơi, Hoa Kỳ phải tỏ ra có trách nhiệm, làm tường để ngăn vì không thể lãnh hết hậu quả nhân tai của các nước khác là vô nhân đạo, là một tội nữa, vân vân, kể cả ngày không hết…
Nếu tất cả đều không phải, thì tội của một ông ở tuổi “cổ lai hy” bỏ đàng sau sự nghiệp tài chánh của mình để làm những việc ấy đến mất ăn, mất ngủ là tội gì?
Phải có chỗ chỉ chứ!
Lương tri chưa mất thì tự đặt câu hỏi, chứ đâu có lý gì dễ dãi, để cho con ma sân si trong lòng nó hoành hành, ngăn cản chúng ta qua sông để xem bờ bên kia người ta đang dự hội như thế nào. Có phải không?
Là người đã may mắn được sống ở xứ sở văn minh, ta muốn giúp cho người khác, hay nói đúng ra là giúp cho đồng bào thân thương của mình ở bên kia bờ đại dương, theo lẽ thường thì phải xem ta đã văn minh chưa.
Tự do nói bừa, chửi bậy thực ra không phải là tự do, bỡi chính đó đã là sự trói buộc của tư tưởng bệnh hoạn rồi, và đó chính là nguồn gốc giết chết tự do.
Người bình dân thì đơn giản mộc mạc, nên họ tự lo được việc này. Nhưng, chuyện quái dị của thế kỷ lại là người có nhiều chữ nghĩa hay quên lẽ phải thông thường, đã tự đánh mất mình mà còn muốn lôi kéo người khác đi theo.
Đã trễ, nhưng có còn hơn không, cần biết đâu là thực chất của những vấn đề chúng ta đang đối mặt. Và trước mắt, người được mướn vào Toà Bạch Ốc – trung tâm chuyển dịch xã hội để lãnh đạo đất nước này, ông TT Donald Trump đang làm gì và ông nên cảm ơn ai?
Khi thành công, người ta thường cảm ơn Thượng đế, Trời Phật hay tổ tiên tùy theo tín ngưỡng. Người ta còn ghi nhận lời cảm ơn có thể nghe – thấy đối với con người. Nhưng ít ai nghĩ đến cơ duyên đưa đến sự thành công, trong khi yếu tố then chốt lại nằm ở đó.
Không phải lúc bấy giờ (2015) vì thích làm tổng thống hay được đảng ủng hộ nên ông Trump mới ra ứng cử. Như nhiều bài viết đã nhắc, ông Donald Trump chuẩn bị làm Tổng thống từ hơn ba thập niên về trước, qua các câu trả lời trên các chương trình truyền hình của Oprah Winfrey, Rona Barrette rằng “ông chỉ ra ứng cử khi nào thấy đất nước trở nên tồi tệ”.
Dù bị người ta diễn dịch thế nào, thì sự thật cũng đã được chứng minh rõ như ban ngày, cả đứa trẻ tiểu học cũng thấy.
Dĩ nhiên có nhiều người không đồng ý, nhất là đối với những ai chỉ ở bên này sông và ít khi muốn thấy bờ bên kia có gì. Nói gì đi nữa thì sự thật vẫn như chính nó. Ông Trump có những chỗ cần cảm ơn mà ông không cần nói lời nào.
Trước hết là cảm ơn cựu TT Obama..
Năm 2016 là một trang hiếm có trong lịch sử bầu cử của Hoa Kỳ.
Cựu TT Obama để lại gia tài khá đồ sộ làm nền móng cho phong trào xã hội chủ nghĩa của ông cụ Bernie Sander và cho cả phong trào cách mạng Trump.
Xin nhắc lại cho dễ hiểu, là gia tài đầy gai gốc này đã đẻ ra hai phong trào. Một là phong trào xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hoá của cụ Sanders, và hai là phong trào Quốc gia, dân túy (Dân vi qúi) (American First) của Donald Trump.
Ngọn lửa hướng về xã hội chủ nghĩa nhen nhóm từ bên trong đảng DC, bùng lên khá mạnh bắt đầu vào mùa bầu cử 2015 – 2016, tiếp sau nhiệm kỳ TT Obama. Người dẫn đầu là nghị sĩ ứng viên Bernie Sanders với những khẩu hiệu vận động như “free healthcare” “Free College”, tăng thuế nhà giàu và giới 1%, vân vân. . .
Ở đâu và thời kỳ nào có nhiều bất công (xin mở ngoặc, có khi chỉ là tuyên truyền), nghèo khó, nợ nần chồng chất ngày một nhiều đến mức khó ngóc đầu lên, xã hội chia rẽ, phân hoá thì cuộc sống trở nên bất an; tâm tư người dân lo sợ cho hiện tại và sợ luôn những gì chưa biết ở ngày mai; niềm tự tin sẽ mất dần và họ chắc chắn sẽ mong có nơi nương tựa.
Có hai nơi con người tìm đến: –về mặt tinh thần thì con người tìm đến Thần, Phật, hay đấng Tạo hoá để cầu xin.
Về nhu cầu vật chất cho đời sống thường ngày, thì người dân mong cầu ở một xã hội khác hơn, từ đó chính phủ sẽ nắm quyền “xin – cho”. Một khi, được sự đãi ngộ của chính phủ, thì lại có nỗi sợ khác. Đó là sợ chính quyền.
Thói quen dựa dẫm dần hồi gặm nhấm niềm tự tin và ý chí tự túc, tự cường; có khi ngay cả tự do dân chủ cũng dễ dàng chấp nhận từ từ từng bước hy sinh vào tay chính quyền.
Đây chính là miền đất và thời tiết thuận lợi nhất cho phong trào XHCN, CSCN “đấu tranh” để mọc mầm, phát triển. Tin rằng người gốc Việt ở hạng có tuổi, đã là tỵ nạn chắc hầu hết ai cũng biết lẽ này.
Phong trào xhcn được hưởng ứng càng mạnh thì càng chứng tỏ cái nền móng ấy đã hiển lộ rõ ràng – đó chính là hiện tình xã hội xảy ra sau tám năm trước khi ông Trump đắc cử. Căn cứ địa này có phải tự nhiên mà có hay không có, hoặc cứ che mắt lại, để nói không có gì cả, tùy ở mỗi người. Sự thật nó không theo ai cả.
Một điều nghe lạ, nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy không lạ chút nào.
Cũng từ trên miền đất ấy, loại cây khác hẳn, mọc lên – tuyệt đối không phải là cây xhcn. Nỗi lo sợ cho một viễn ảnh tương lai đã đánh thức người dân Hoa Kỳ thầm lặng, và một phong trào khác, tương phản hoàn toàn với phong trào xhcn của ông Sanders, cùng lúc nổi lên như giông bão.
Đó là chính là phong trào Trump. Ông Trump đánh mạnh, đánh thẳng với những lời táo bạo chưa bao giờ thấy.
Chính giới có đầu óc thâm căn cố đế với mớ lý thuyết chính trị (political ingrained), không ít người hoang mang, hay xốc nổi, ngứa ngáy, ngồi đứng chẳng yên vì cho rằng hiện tượng phi lý, và Hoa Kỳ không thể có một ông tổng thống như ông Trump.
Nhưng bình dân, ai đã biết lẽ thường: ‘không có việc gì xảy ra mà không có nguyên do của nó,’ thì vẫn bình chân như vại mà xem.
Ở chỗ cực âm, cũng là nơi chứa mầm dương để sinh trưởng.
Đó là quan hệ tồn vong, sinh diệt giữa âm dương không bao giờ dừng (negative and positive). Ở chế độ lưỡng đảng như Hoa Kỳ, – một tả, môt hữu (một trái, một phải) nên nguyên lý này càng hiển hiện rõ nét hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Bảo người dân HK phải hy sinh những những giá trị tự do tinh thần đích thực cho con người trong nền dân chủ pháp trị tuyệt vời mà họ đã quen sống, để có những thứ tự do xin cho, mị dân làm thoả mãn những đòi hỏi của bản năng là điều có thể có, nhưng không dễ chút nào.
Bỡi:
Thứ nhất – nền tảng văn hoá của dân Hoa Kỳ là niềm tin Thiên Chúa tuy bị mưa gió dập vùi, nhưng nó vẫn tồn tại vững chắc như định luật thiên nhiên.
Thứ hai – đa số dân bản xứ (miễn trừ di dân mới đến gần đây), người ta đã có tập quán theo nguyên tắc giữ gìn tự do – chính là tư tưởng thực tế kiểu cowboy, tự túc, tự cường, tự đứng trên đôi chân của mình, không ngại đối đầu với cuộc đời đầy chông gai phía trước.    Hầu hết, họ là những người có tư tưởng hạnh phúc ở hiện tiền, lòng không mong chờ dựa dẫm vào những lời hứa lâu dài từ chủ thuyết chính trị nào.
Thứ ba, – là người dân Hoa Kỳ im tiếng, không đồng nghĩa với vô cảm. Lâu nay họ ngậm bồ hòn để nhìn chính trị gia của mình quen thói phải đạo chính trị (Political correctness). Chính trị gia thì ỷ lại chiếc đũa thần chính trị mị dân như bùa phép tà quyền mà quên rằng nó không còn mấy tác dụng trong thế kỷ 21 – thời đại của kỹ thuật thông tin.
Bên nào sử dụng thứ này thành tập quán, bình dân hãy nhìn cho kỹ mà tự trả lời. Từ lâu đã ở trong cái kén chính trị bài bản, nên họ quên rằng người dân đang nhẫn nhịn những điều chướng tai, gai mắt, chứ không phải là họ không biết gì – tức là chính trị gia đã thái quá mà không coi chừng bất cập.
Ba điều trên đây chính là nền tảng cử tri mà ông Trump khéo vận dụng chứ không phải Nga – Tàu nào rót mật vào tai hoặc cầm tay họ bỏ phiếu vào thùng cả.
Phong trào xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa toàn cầu hoá nổi lên càng mạnh bao nhiêu thì nỗi lo sợ gia tăng bấy nhiêu, và nền tảng cử tri của cuộc cách mạng Trump càng mạnh bấy nhiêu..
Cái thế lưỡng cực – âm, dương (- /+) của cục bin điện ta dùng hàng ngày cũng vậy. Còn nhớ, trong khi vận động có lần, ngay sau lời khen cử tri của ông rất thông minh và chắc chắn trung thành, ông Trump tỏ sự tự tin đến mức tuyên bố nảy lửa rằng “Dù tôi có bắn người trên Đại lộ Năm tôi cũng không mất cử tri của tôi.”.
Truyền thông cứ tự do xô nghiêng, đá ngữa. Còn bình dân cứ tự nhìn, nhìn kỹ, thật kỹ và chắc chắn sẽ rất lý thú khi thấy sự thật này.
TTTT (truyền thông thiên tả) và qúi vị DC tha hồ bôi bẩn, ném bùn ông Trump tơi tả đến chó nhà cũng sủa vì không còn nhận ra ông. Ý tưởng, cách mạng ủng hộ ông Trump mạnh và chắc đến mức không gì lay chuyển nổi, người ta không cần nghe TTTT bôi bác nữa.
Những hình ảnh chặn đường, rấp ngõ, có tác dụng ngược lại – ông Trump trở thành nạn nhân của lòng ngay thẳng, và phong trào bảo vệ giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh và lòng yêu nước ngày càng tôi thành thép, dưới sự lãnh đạo của một người chứng tỏ có gan, đứng thẳng lưng, dám nói, dám làm để xóa bàn xây dựng lại, đưa đất nước trở về đúng vị thế xứng đáng.
Ngoài cụ xã nghĩa Sanders – tuy không thành công, còn có ông Trump và dân Hoa Kỳ dĩ nhiên phải cảm ơn mâm bát đầy xương xóc của ông Obama để lại.
Nhờ đất ấy mà ông Trump có nơi dụng võ.   – và – cũng chính vì nó, – vì nó mà ông rất khổ công sửa cho Hoa Kỳ ngay ngắn trở lại chứ có sung sướng gì cho cam!
Thứ hai, lượng giá một kẻ thiện trí, cần phải chờ xem họ ứng xử thế nào trong nhiều trường hợp khác nhau. Tình hình chính trị sôi động khiến nhiều người kể cả nhà văn hay các cụ tỵ nạn từng có chức sắc mất luôn tự chủ, để rồi thố lộ nhưng câu như nước đổ xuống đất, không thể thu về.
Chẳng hạn như: “Tôi bầu cho Obama bởi vì ông ta là người da đen, và bầu cho bà Clinton vì là đàn bà – vì đã đến lúc nước Mỹ phải có đàn bà làm tổng thống.” Chao ôi! Hóa ra, đối với họ, ghế tổng thống là phần thưởng chứ không phải cho người nắm vận mệnh quốc gia!
& sắp tới đây tui bầu cho ứng-viên gốc Việt vì tôi là gốc Việt.Dù chả biết gốc Việt nớ theo XHCN/DC hay không? Hóa ra chưa hiểu cai quốc-tịch Mỹ của họ.
Vĩnh Tường
https://baotgm.net/vinh-tuong-toi-cua-tt-trump-nhung-loi-cam-on-khong-can-noi/
Bài viết rất hay, do thân hữu (Sih Nguye) gởi đến www.baotgm.com để phổ biến đến độc giả.
Xin cám ơn bạn Sih Nguye và tác giả VH Vĩnh Tường.
www.baotgm.com

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.