Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 06/08/2018

Monday, August 6, 2018 7:39:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 06/08/2018

Thêm công dân chết khi làm việc với công an

Thêm một người dân ở Việt Nam bị chết trong khi làm việc với công an, mà gia đình của nạn nhân cho rằng có sự khuất tất.
Nạn nhân được biết đến là ông Hứa Hoàng Anh, 35 tuổi, ở xã Bàn Tân Định 1, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang qua đời vào trưa ngày 2 tháng 8 năm 2018.
Tài khoản Facebook Hoang Anh đăng tải thông tin cho biết vào trưa cùng ngày, công an huyện Châu Thành đến nhà làm việc với ông Hứa Hoàng Anh. Sau đó, thân nhân của ông Hứa Hoàng Anh được công an thông báo là ông tự sát và được đưa đi cấp cứu, tuy nhiên ông tắt thở trên đường đến bệnh viện.
Kèm với thông tin vừa nêu, Tài khoản Facebook Hoang Anh còn đăng tải một giấy Công an xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang mời ông Hứa Hoàng Anh làm việc từ ngày 28 tháng 9 năm 2017 cùng số điện thoại của gia đình nạn nhân.
Đài RFA liên lạc qua các số điện thoại của gia đình ông Hứa Hoàng Anh, nhưng không ai bắt máy. Chúng tôi được ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc của Tổ chức Defend the Defenders cho biết chi tiết như sau:
“Trong buổi trưa ngày mùng 2 tháng 8, có 4 sĩ quan công an ở huyện Châu Thành đến nhà riêng của Hứa Hoàng Anh để tra hỏi anh về việc anh tham gia biểu tình, trong đó có cả các cuộc biểu tình xảy ra trong ngày 10 tháng 6 năm 2018. Tôi nghe nói trong khi vợ của Hoàng Anh đi ra ngoài để pha trà gì đó, và lúc quay lại thì thấy chồng mình đã gục xuống rồi mà có một số vết thương ở trên cổ và bụng. Sau đó, chắc có lẽ có cả công an và vợ đưa Hoàng Anh đi cấp cứu bệnh viện, nhưng chết trên đường đi. Công an nói rằng anh Hoàng Anh chết là do tự sát.”
Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại đến Công an huyện Châu Thành để hỏi thông tin liên quan cái chết của ông Hứa Hoàng Anh và được trả lời rằng:
“Việc đó tôi không rõ đâu. Có gì thì lên trực tiếp tại cơ quan công an hỏi đi. Đây là trực ban công an huyện.”
Chúng tôi cũng liên lạc với Công an tỉnh Kiên Giang và cũng được trả lời tương tự rằng không biết gì về vụ việc này.
Vào ngày 3 tháng 8, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế-Amnesty International ra tuyên bố thúc giục Chính quyền Việt Nam mở cuộc điều tra độc lập liên quan cái chết của ông Hứa Hoàng Anh.
Bà Clare Algar, Giám đốc Cao cấp Điều phối Toàn cầu của Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh trong bản tuyên bố rằng chính quyền các cấp ở Việt Nam ngay lập tức mở cuộc điều tra sâu rộng và công minh về nghi vấn các sĩ quan cảnh sát đã tra tấn và làm chết Hứa Hoàng Anh, một nông dân ở tỉnh Kiên Giang, người đã tham dự cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 6 vừa qua.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/one-vietnamese-citizen-dead-when-police-investigated-relating-protests-08062018085253.html

Bình Thuận tiếp tục khởi tố thêm

3 đối tượng trong vụ bạo động

Thêm 3 người tham gia đợt biểu tình tại thị trấn Phan Rí Cửa vào hai ngày 10 và 11 tháng sáu vừa qua bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bình Thuận khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản’.
Mạng báo Công An Nhân Dân trong nước dẫn nguồn từ Cơ quan Điều tra tỉnh Bình Thuận đưa ra ngày 6 tháng 8 thì 3 người bị khởi tố và bắt tạm giam mới nhất gồm anh Ngô Đức Thuận 18 tuổi, Nguyễn Văn Hiếu 20 tuổi và Nguyễn Ngọc Bình 27 tuổi. Cả ba người đều trú tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Công an Bình Thuận cho rằng ba đối tượng này cùng nhiều người khác có hành vi tụ tập đông người gây ra tình trạng kẹt xe kéo dài nhiều giờ, sử dụng đá tấn công cảnh sát và hủy hoại tài sản của nhà nước tại trụ sở cứu hỏa của Phan Rí.
Kể từ ngày 12 tháng 7 cho đến nay, Tòa án tỉnh Bình Thuận đã tuyên án 17 người tham gia biểu tình tại địa phương tỉnh này với cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng”. Mức án từ 18 tháng tù treo cho đến 3 năm rưỡi tù giam.
Dự luật Khu hành chánh đặc biệt Vân Đồn- Bắc Vân Phong và Phú Quốc, thường được gọi tắt dự Luật Đặc Khu, bị nhiều người dân trong nước phản đối vì cho rằng với thời gian cho thuê đất 99 năm và những điều kiện khác sẽ là tiền đề cho những nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm đất đai của Việt Nam rồi biến những nơi có vị trí trọng yếu đó thành vùng do họ kiểm soát.
Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối dự luật Đặc khu và An Ninh Mạng diễn ra trên khắp cả nước trong hai ngày cuối tuần 9-10/6. Riêng tại Bình Thuận đợt biểu tình diễn ra từ ngày 10 sang đến ngày 12 tháng 6 trở nên bạo động.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/binh-thuan-arrests-3-more-peope-participating-in-june-protest-at-phan-ri-cua-08062018083007.html

Tuyên án giai đoạn 2

đại án Ngân hàng Xây Dựng-VNCB

Tòa Án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày thứ Hai 6 tháng 8 tuyên án giai đoạn 2 đối với 46 bị cáo trong vụ án Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam- VNCB.
Reuters dẫn nguồn tin từ truyền thông trong nước cho biết Hội đồng xét xử TAND TP.HCM quyết định mức án 30 năm tù giam cho ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNCB; 4 năm tù giam đối với ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank; và 3 năm tù giam đối với Phan Huy Khang, nguyên Tổng giám đốc Sacombank cùng với 43 đồng phạm khác.
Theo cáo trạng của Hội đồng xét xử (HĐXX), 46 bị cáo trên phạm tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” Cụ thể hơn, HĐXX nhận định Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng cho VNCB, dẫn đến nhiều hệ luỵ xấu cho hệ thống ngân hàng trong nước. Do đó cần áp dụng mức án nghiêm khắc để đảm bảo tính răn đe.
Bên cạnh đó về phần trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc bị cáo Phạm Công Danh bồi hoàn tổng cộng 745 tỷ đồng cho CBBank trong những việc cố ý làm trái tại Sacombank, TPBank và BIDV.
Theo Reuters, các lãnh đạo Việt Nam từng thể hiện quyết tâm nhắm vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng trong chiến dịch chống tham nhũng vốn được các nhà quan sát cho rằng đã diễn ra với quy mô và phạm vi sâu rộng chưa từng có.
Cũng theo Reuters, Chính phủ Hà Nội nói rằng họ đang loại bỏ các “diễn viên” tồi; trong khi đó thì giới chỉ trích nhận định chiến dịch đang diễn ra còn nhằm loại trừ những đối thủ chính trị của nhau.
Reuters nêu rằng mặc dù Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, chính phủ Hà Nội vẫn là một guồng máy đầy tham nhũng. Trên bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc Tế, chỉ số tham nhũng của Việt Nam đứng hàng 107 trên 180 quốc gia; sau Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Vietnam-court-jails-46-bankers-execs-for-loan-scheme-08062018083027.html

Công khai chiếu phim Mẹ Vắng Nhà tại Nghệ An

Bộ phim về blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một tù nhân lương tâm nổi tiếng tại Việt Nam, được chiếu công khai tại giáo xứ Mỹ Khánh ở Nghệ An vào tối ngày 5/8/2018.
Sau buổi chiếu, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, quản xứ giáo xứ Mỹ Khánh nói với Đài RFA:
Sau giờ chầu , tổ chức công chiếu bộ phim Mẹ Vắng Nhà, nói về blogger Mẹ Nấm, có rất đông người, giáo xứ Mỹ Khánh có hơn 1000 người.”
Bộ phim này được một người vẫn sống trong nước tên là Clay Phạm thực hiện, nói về người tù chính trị blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hiện đang chịu án 10 năm tù với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước.’
Bộ phim đang được tổ chức dân sự VOICE mang chiếu khắp các cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Trước đó, dưới áp lực của chính quyền Hà Nội, bộ phim đã không được chiếu lần thứ hai tại Câu Lạc Bộ Báo chí Quốc Tế ở thủ đô Bangkok, Thái Lan; dù đã được lên kế hoạch.
Cũng liên quan đến tù nhân lương tâm blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, vào ngày 2/8/2018 bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, thân mẫu của tù nhân này đã đến trại giam Số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa để thăm con gái.
Sau chuyến thăm, bà nói với Đài RFA:
Trước đó hai ngày, con tôi có nói rằng họ vẫn như vậy, vượt sức chịu đựng của con tôi nên có xảy ra xô xát nhau.”
Theo bà Tuyết Lan thì vì lý do đó nên bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đang phải chịu kỷ luật. Bà Quỳnh có xác nhận với mẹ rằng trước đó, khi bà tuyệt thực trong tù để phản đối chế độ nhà tù khắc nghiệt, thì đại diện của Tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội có đến gặp và khuyên bà ngưng tuyệt thực.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mom-not-home-nghe-an-08062018093309.html

Kể chuyện cho Mẹ Nấm nghe!

Nguyễn Ngọc Già
Chuyện kể rằng,vào thời hiện đại, ở San Francisco, nơi mà những thí nghiệm của loài người cùng với những nghiên cứu về di truyền học đã tạo bước đà cho sự phát triển trí thông minh của loài khỉ. Nghiệt thay! Từ đó lại khơi mào cuộc chiến tranh giữa loài khỉ và loài người để tranh nhau quyền lực.
Bộ phim mang tựa đề “Rise of the Planet of the Apes”. Ông đạo diễn bộ phim này gợi ra thông điệp, theo cách chơi chữ “Evolution becomes revolution”. Vậy đó Mẹ Nấm.
Cô biết không, một khi sự tiến hóa trở thành cuộc cách mạng, có khi là sự khởi đầu, mà biết đâu chừng, đó lại là sự kết thúc trong bi đát của những tư tưởng rồ dại nào đó.
Đôi khi, mọi chuyện trở nên muộn màng đến khó cứu vãn, lúc mà người ta nhận ra hậu quả khốc liệt đang dần bày ra trước mắt. Cô có thể gọi tên “Bất Lực”, nếu thích. Nếu không thích ư? Dễ thôi, cô có quyền gọi hằng hà sa số cái tên khác, tỉ như: “Bế Tắc”, “Sa Lầy” hoặc giả cô mượn tác phẩm “Bước Đường Cùng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng được. Nếu cô tí tởn và khoái Sơn Tùng – MTP thì mượn đại “Lạc Trôi” của chàng ca sĩ trẻ soái ca này để diễn đạt tâm trạng mất phương hướng, nghĩa là vừa lạc lối vừa trôi bềnh bồng trong tâm thức mông lung cùng tâm khảm rối bời!
Đừng có bắt bẻ tôi nhiều quá, cô nhé! Tôi không có đủ sự tĩnh lặng vào những lúc như thế này!
Mẹ Nấm thân mến!
Cốt truyện với những vai diễn trung tâm được ông đạo diễn chọn lại là loài… khỉ, không phải loài người. Tôi ngớ ngẩn quá, cô nhỉ?! Tại sao ư? Thì tại vì cái tựa phim, người ta nói vai chính rồi!
Tất nhiên, thú có hai loại: thú cưng và thú không được cưng, dù có thể cả hai loại đều được mua bán trong “pet shop”. Đừng có hỏi tôi tại sao không cưng mà mua về. Bởi vì, ban đầu chủ nhân ngỡ rằng, có thể cưng nó, nhưng mua về sau vài tuần vài năm gì đó, nó không ngoan và không biết làm vui lòng chủ nhân. Đơn giản vậy thôi!
Dù sao, thú cưng hay thú không được cưng cũng đều là… thú – những con “Apes”!
Chúng chỉ khác nhau đôi chút ở vẻ bên ngoài, ví dụ như: thú cưng thì được tắm gội, lông được chải chuốt  cẩn thận, xịt nước hoa, ăn ngon và có những bộ đồ ngộ nghĩnh khoác bên ngoài, đội chiếc mũ be bé xinh xinh… để làm cảnh cho chủ. Nhiệm vụ của nó đơn giản là trở thành “nhãn hiệu cầu chứng” về sự “sang trọng” và “trí tuệ”, “lịch lãm” và “đài các” của chủ nhân.
Bất hạnh thay! Cho đến một ngày… xấu trời nào đó, “những con thú cưng” hoàn toàn có thể biến thành “những con thú không còn được cưng”.
Sự khác nhau của thú loại hai chỉ một chữ “CÒN”. Vậy thôi mà dữ dội lắm nghe, Mẹ Nấm. Hãy mường tượng mà coi! “Những con thú không được cưng” và “Những con thú không CÒN được cưng”.
Tuy vậy, “những con thú không được cưng” vốn hiểu rõ thân phận từ lâu, nên không lấy làm đau khổ nhiều lắm, sau nhiều năm tháng “mộng mị” về chủ. Chỉ tội cho “những con thú không CÒN được cưng”.
“Những con thú không CÒN được cưng” nháo nhác khắp nơi, hoảng loạn đủ kiểu và chạy loắng quắng khắp nẻo đường đời.
Có con thì chui tọt ngay vào cũi. Mấy con khác chạy qua nhà hàng xóm. Có con thì thoát được nhờ chủ nhà đó xót thương phận… khỉ. Có con lại bị chủ cũ xông đại vào tư gia người ta túm cổ đem về, sau khi dần cho nó một trận thừa sống thiếu chết. Con nữa lại bị chủ nhà hàng xóm lôi đầu ra giao cho “chính chủ”. Nhiều lắm…
Vui nhất lại là “những con thú “dự bị” không còn được cưng”.
Có một con tuy hơi già nhưng cũng còn tuấn…tú! Trước đây được cưng lắm, vì nó chuyên môn làm hề cho chủ nhân vui lòng. Mà nó khôn lắm nha, Mẹ Nấm! Chỉ chuyên chọn làm trò hề nào phải có ăn, mà là ăn thủy sản không hà. Biệt tài của nó là dùng lưỡi để điều khiển cả bầy khỉ cầm viết. Giỏi không? Dùng lưỡi mà điều khiển trơn tru à nghe! Cô không tin à? Mơi mốt về hỏi mọi người mà coi. Tôi không có nói gian đâu!
Mẹ Nấm biết không! Một hôm, chỉ vì ham ăn quá, con “Tuấn Tú” – tôi đặt tên cho cô dễ gọi – bị chủ phạt.
Tuấn Tú thích ăn mà lại ăn nhiều mới chịu. Ông chủ thấy vậy bèn cho một đống viên gì tròn tròn, đo đỏ, nhìn hấp dẫn lắm. Nó khoái quá chộp lấy, bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến liền tức khắc…
Khi nuốt xuống khỏi cần cổ rồi, nó dần dần cảm nhận… Một vị ngòn ngọt, cay nhẹ chạy dọc theo vành lưỡi, lan tỏa hai bên niêm mạc của phần má bên trong nó…
Rồi, một cảm giác mơn man xuất hiện trên chỗ mềm mại và nhọn nhất của phần tiếp giáp với bốn cái răng cửa…
Nó nhe hàm răng vàng ệch cười cười. Bỗng chốc…
Những gai lưỡi lởm chởm ửng đỏ đột ngột…
Cảm giác nóng ran bắt đầu lan tỏa và kéo dài liên tục đến cuống lưỡi, xuyên qua thực quản, xuống tận dạ dày – Tuấn Tú mơ hồ nhận ra cổ họng đang bị cào cấu dữ dội…
Từ sự tổn thương cuống họng, sức nóng và độ cay len lỏi qua từng dây thần kinh của thực quản, kéo dài vô tận đến dạ dày của nó. Nhận ra hóa chất từ một ngọn lửa bùng cháy đang thiêu đốt ruột gan, Tuấn Tú biết rõ… Trễ rồi!
Ban đầu, vừa nhăn mặt, Tuấn Tú vừa phun phèo phèo. Đoạn, nó chuyển qua ói. Nó ráng ói cho ra. Ói đến chảy nước mắt, nước mũi. Và nó bắt đầu rên lên từng hồi…
Những nếp nhăn trên da đầu gối từ run nhẹ chuyển sang bần bật. Nó dần dần khụy xuống… Đôi bàn tay lông lá và thô ráp, từ từ thu lại trong khó nhọc, Tuấn Tú ráng vòng hai cẳng tay lại để ôm chặt cái bụng mà trên đó lòi ra cái rốn đang giật nảy từng hồi. Nó quằn quại. Nó lăn lộn. Và ngã bật ngửa chềnh ềnh… Nó đớn đau khôn xiết.
Gần như câm bặt, Tuấn Tú giương đôi mắt ngấn lệ như van lơn chủ nhân.
Ông chủ hơi chạnh lòng khi quan sát nó từ đầu cho đến lúc đó. Nói ngay ra, ông không ngờ ớt bột trộn với đường phèn lại làm Tuấn Tú đau đớn tột cùng như thế.
Trầm giọng và khoan thai nhưng nghiêm khắc, ông chủ nói:
- Nhớ! Lần sau phải biết khi nào ông cho phép ăn thì mới được ăn nhé, Tuấn Tú!
Nó ráng ngỏng cổ lên gật gật mấy cái, với hai hàng lệ chứa chan trong tư thế bất động, dù định cố gắng gượng đứng dậy, dập đầu tạ ơn ông chủ.
Cũng không biết, “những con thú được cưng” nào lại bày trò ớt bột trộn với đường phèn rồi thêm bãi nước bọt của ông chủ nữa?! Nhưng không có bãi nước bọt đó, làm sao Tuấn Tú dính bẫy?!  Vì nó vốn dễ bén hơi ông chủ mà!
Cả tiếng đồng hồ sau, Tuấn Tú mới nghiêng cả thân mình đồ sộ sang một phía và chống một tay (ý lộn!) chống một chi trước, gượng đứng lên. Nó lê bước trở về nơi mà trước đó nó đã được ông chủ sủng ái cho trú ngụ với biệt tài dùng lưỡi điều khiển cả bầy khỉ cầm viết.
Một tay ôm bụng, một tay buông thõng, vửa lê lết Tuấn Tú vừa nhớ về Hung Hăng – bạn nó. Mà không! Hung Hăng, cuối cùng cũng chỉ là “một con thú không CÒN được cưng”.
Tuấn Tú nhớ Hung Hăng không phải vì lâm vào hoàn cảnh tương tự mà nó nhớ Hung Hăng từng vật nài, van vỉ ông chủ:
Xin hãy đối xử với con như đối xử với “một con khỉ được cưng”!
Tuấn Tú không biết nó có may mắn hơn Hung hăng không…
Ngoài kia trời sụp tối.
Mặt trời đã úa tàn.
Trước khi chui vào ổ cũ, Tuấn Tú ngước nhìn ánh hoàng hôn nhạt nhòa, đang dần nhường chỗ cho bóng đêm
lừng lững kéo đến mà nghĩ thầm:
- Rồi đây có vị cứu tinh nào cho mình sáng mắt sáng lòng không đây?!
Mây đen vần vũ…
Lời của Hung Hăng văng vẳng bên tai Tuấn Tú: No! Evolution never become revolution, because we are animals, not human, not even pets.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/tale-for-mother-mushroom-08062018112221.html

Vì sao chống ngập Hà Nội, Sài Gòn không hiệu quả?

Ben NgôBBC Tiếng Việt
Có ý kiến cho rằng “chống ngập kiểu này thì không bao giờ hết ngập” trong lúc giới chức địa phương nói dân Chương Mỹ phải sống chung với ngập lụt 10, 20 năm nữa.
Tính đến hôm 6/8, tình trạng ngập lụt tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã kéo dài được nửa tháng.
Người dân địa phương cho hay, nước giếng hiện không thể dùng được, rác thải, gà, heo chết trôi dạt vào làng gây ô nhiễm.
Sài Gòn chưa hết ngập vì ‘chọn sai cách’?
Hà Nội ‘nước lụt tận giường, chèo thuyền trong phố’
Chương Mỹ: Ngàn hộ dân bị cô lập vì ngập lụt
Hội An ‘kịp khô ráo trước ngày đón khách APEC’
Báo Nông nghiệp Việt Nam hôm 6/8 dẫn lời ông Đinh Mạnh Hùng, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ: “Chỉ khi nào thực hiện công tác di dân ra toàn bộ khu vực trũng thấp thì người dân thì mới hết sống chung với lũ. Đấy là chủ trương trong tương lai. Có khi nào có điều kiện kinh tế phát triển thì chúng ta sẽ thực hiện. Trước mắt trong thời gian 10, 20 năm, bà con vẫn phải xác định là sống chung với lũ.”
‘Không gian dành cho nước’
Trong khi đó, tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều tuyến đường bị ghi nhận ngập nước, cây xanh ngã đổ sau cơn mưa lớn kèm gió mạnh xảy ra vào tối 5/8.
Trả lời BBC, Tiến sĩ, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chủ tịch Công ty Tư vấn Thiết kế Ngô Viết, nói: “Vấn đề là khi quy hoạch phát triển một thành phố thì người ta phải tính đến không gian dành cho nước.”
“Nghĩa là phải tính đến hệ thống kênh rạch, hồ điều tiết… đầy đủ. Cái nữa là hệ thống cống thoát đầy đủ và ở ngay vị trí đang phát triển.”
Chuyện chống ngập không chỉ đơn giản là lập nên một trung tâm chống ngập rồi xin ngân sách mấy chục ngàn tỷ đồng rồi nói là sẽ hiệu quả.kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn,
“Tại mỗi khu vực đều phải có túi chứa nước, chứ không phải vấn đề là ngập do vùng cao hay vùng thấp.”
“Chúng ta cứ chống ngập kiểu này thì thành phố không bao giờ hết ngập được.”
“Chuyện chống ngập không chỉ đơn giản là lập nên một trung tâm chống ngập rồi xin ngân sách mấy chục ngàn tỷ đồng rồi nói là sẽ hiệu quả.”
Từ sáp nhập Hà Nội liên hệ tới Luật Đặc khu
Lũ lụt: Thủ tướng VN thăm Ninh Bình
Việt Nam: Bão Sơn Tinh gây thiệt hại lớn
“Thật sự ra là những dự án ba, bốn chục ngàn tỷ đồng đó dù có xây dựng xong thì thành phố vẫn ngập với cách làm hiện nay.”
“Chống ngập không chỉ đơn giản là làm cống rãnh hay đắp đê, mà cần có sự phối hợp đa ngành.”
“Tức là phối hợp với quy hoạch đô thị, làm công trình chỗ nào mà hạ tầng kém, không kham nổi việc thoát nước thì trước khi cấp phép xây dựng phải giải quyết hạ tầng trước.”
“Hiện nay thì thấy người ta không làm như vậy.”
“Bên cạnh đó là cần quy hoạch cốt nền tốt.”
“Theo tôi thấy thành phố chưa hề có quy hoạch cốt nền bài bản mà mang tính đối phó. Cốt nền giao thông không khớp với cốt nền đô thị. Người dân thì mạnh ai nấy xây, chỗ này nâng nền, chỗ kia nâng nền.”
“Các khu vực ngập nặng nhất tại các thành phố lớn hiện nay đều là khu vực đang phát triển nóng, xây rất nhiều nhà cao tầng nhưng không có hệ thống cống tương xứng, cũng như diện tích cây xanh không tăng mà còn giảm đi.”
“Như vậy, những khu đó không có không gian dành cho nước đã ngập cục bộ rồi. Chuyện này là do lỗi về quy hoạch,” ông Nam Sơn nói với BBC.
Thái Lan chống ngập kiểu nào?
Trong lúc nền đất đang chìm dần với tốc độ hơn 1cm mỗi năm và có dự báo thủ đô của Thái Lan có thể dưới mực nước biển vào năm 2030, Bangkok xây dựng Công viên Thế kỷ Đại học Chulalongkorn (CU Park), theo trang Business Insider.
Đây là một không gian xanh rộng 44.515m2 đủ sức chứa 3.785.411 lít nước mưa nhằm giúp ngăn ngừa ngập. Công viên nằm trong khuôn viên trường Đại học Chulalongkorn, nơi thực hiện dự án.
Dự án được xây dựng trên khu đất trị giá 700 triệu đôla gần trung tâm Bangkok vào năm 2017.
Công viên được thiết kế công năng giúp giữ lại và chuyển hướng dòng nước để không chảy vào đường phố.
Một phần của công viên nằm ở sườn dốc giúp thoát nước vào một bể chứa khổng lồ.
Mái xanh là nhằm đưa lưu lượng nước mưa qua những khu vườn mưa được trồng những cây bản địa.
Nước sau đó chảy qua một vùng đất ngập nước nhân tạo và chảy vào một bể nước lớn.
Đất ngập nước hoạt động như một hệ thống lọc, nơi mà nước có thể được xử lý các chất độc hại.
Trong trường hợp ngập nghiêm trọng, bể chứa có thể tăng gấp đôi kích cỡ bằng cách mở rộng lên bãi cỏ chính của công viên.
Các phần khác của công viên gồm một vườn thảo mộc, những con đường để đi dạo, và một khu vực giải trí.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45073985

Luật đặc khu: Chưa xét trong phiên họp tháng 8

Trái với nhiều dự đoán và bàn tán trước đó, UBTVQH chưa xem xét luật đặc khu trong phiên họp tháng 8, bắt đầu tuần này, theo thông cáo từ Văn phòng Quốc hội.
Lý do được nêu, theo Pháp Luật Online là để Quốc hội có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng.’
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, qua tiếp xúc với báo chí, cho biết dự án luật đặc khu đang được cân nhắc lại và rằng ‘việc Quốc hội xem xét dự án luật vào thời điểm nào còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân, cử tri thế nào, tóm lại, rất thận trọng”, vẫn theo Pháp Luật Online.
‘Đổ tiền cho đặc khu có rủi ro tầm quốc gia’
Việc luật đặc khu vẫn đang được cân nhắc không được thông báo rộng rãi trước đó, tuy nhiên trên website của Quốc Hội cho thấy chương trình phiên họp thứ 26 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội không còn nội dung cho ý kiến về dự án luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) như chương trình được lên trước đây.
Các vụ xử ‘Út Trọc’, Vũ ‘Nhôm và tình hình chiến dịch ‘Đốt Lò’ đang diễn ra
Việt Nam: Mở đầu của các phong trào xã hội qua mạng
Phan Văn Khải: Đường thành Thủ tướng
Ba lý do khiến Luật đặc khu ‘có thể được thông qua’
Theo tin của Vietnambiz.vn thì theo dự kiến tiến độ UBTVQH xem xét các dự án luật thì cả phiên họp tháng 9 và tháng 10/2018 cũng đều không có tên dự án luật về đặc khu.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45080097

VN: Đâu là thực chất trận đồ chiến dịch ‘đốt lò’?

Chiến dịch được cho là ‘chống tham nhũng’, ‘chỉnh Đảng’, còn được gọi là ‘chiến dịch đốt lò’ của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành gồm hai giai đoạn, tính đến nay, đã có một số diễn tiến thu hút chú ý, nhưng cũng có các thời điểm bị trùng xuống khá ‘khó hiểu’, một nhà báo độc lập từ Sài Gòn nói với Bàn tròn của BBC Tiếng Việt.
Chống tham nhũng dường như tập trung vào thời kỳ hay nhiệm kỳ Ban lãnh đạo trước, mà không phải hiện nay và do đó có những kết quả thiếu cân đối giữa hai nhiệm kỳ trước và nay, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Năm, Phạm Chí Dũng nói.
Về phía hình thức, chiến dịch ‘đốt lò’ cũng có phát huy tác dụng nhất định, nhưng rõ ràng người dân mong muốn nó phát triển mạnh mẽ hơn ‘không chừa nơi nào’ và ‘không có vùng cấm’, nhưng trên thực tế, rõ ràng là ‘đốt lò’ chưa bắt tận gốc, chưa bắt tận rễ, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận, chia sẻ với Bàn tròn thứ Năm từ London hôm 02/8/2018.
Dường như đang có một ‘mê hồn trận’ mà người dân rất khó nhận biết, sau cái vỏ ngo là ‘đánh tham nhũng, chỉnh đảng hay đốt lò’, và dường như đằng sau đó là có sự ‘cạnh tranh, tranh đấu quyền lực’ giữa các phe nhóm và nhìn như vậy sẽ giúp hiểu ra thực chất của ‘đốt lò’ là gì, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nêu quan điểm với Thảo luận của BBC.
Út Trọc’, Vũ ‘Nhôm và tình hình ‘Đốt Lò’ đang diễn ra
Có gì phía sau hai vụ xử ‘Vũ Nhôm’, ‘Út Trọc’?
Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng được kì vọng khá nhiều. Bắt đầu từ tháng 6/2016 là ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu đưa ra chủ trương về việc cần làm ngayTS. Phạm Chí Dũng
‘Lò có hai giai đoạn’
Trước hết, Tiến sỹ Kinh tế Phạm Chí Dũng nêu nhận định với Bàn tròn thứ Năm do Quốc Phương điều hợp, điểm lại diễn biến chiến dịch ‘đốt lò’ theo trình tự thời gian:
“Đánh giá về chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng thì chúng ta cần nhìn lại điểm xuất phát của nó. Tôi cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã từng được kì vọng khá nhiều. Bắt đầu từ tháng 6/2016 là ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu đưa ra chủ trương về việc cần làm ngay, lúc đó đã hình dung ra một cái gì đó tương tự như cách đó 30 năm.
“Tức là vào năm 1986 là cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã đưa ra những việc cần làm ngay, cái chủ trương của những việc cần làm ngay với những bài viết trong khoảng 30 bài viết cho tới năm 1989 chống bệnh quan liêu tham nhũng. Năm 2016 ông Nguyễn Phú Trọng cũng lặp lại cái việc đó và bắt đầu các việc cần làm ngay từ vụ Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.
“Giai đoạn I của chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, có lẽ tôi đã nghĩ đặt cái tên là “việc cần làm ngay” vì nó kéo dài từ tháng 6/2016 tới tháng 11/2017. Giai đoạn II của chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể chính thức đặt tên là “đốt lò”, bắt đầu từ tháng 12/2017 cho tới nay.
“Khởi sự của giai đoạn II chiến dịch chống tham nhũng, ‘đốt lò’ đó là vụ bắt Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng. Vào thời điểm đó thì thực sự ra thế này, ông Nguyễn Phú Trọng đã có tên tuổi trên báo quốc tế rồi chứ không phải đến mức mà ông ta phải chỉ đạo cho Bộ Ngoại Giao đi ‘quảng cáo’ trên tờ Le Monde của Pháp khi đi tới Pháp vào tháng 3/2018 đâu.
“Lúc đó chính những tờ trong khu vực Đông Nam Á như Asia Times hay là một số tờ khác đã viết về chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng và thậm chí người ta còn nhắc lại biệt hiệu mà Đài Tiếng nói Việt Nam, có tác giả của đài Tiếng nói Việt Nam đặt cho ông Trọng là “Người đốt lò vĩ đại” và thậm chí là những biệt hiệu khác nữa chẳng hạn như là “Minh Quân” hay là “Sĩ phu Bắc Hà” hay là “Bậc trí nhân, thế Thiên hành Đạo” – những danh xưng có thể nói là ngút trời không văn tự.
Chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng có hai tên gọi và cũng có hai giai đoạn bị trùng xuống một cách bất ngờ. Và cho tới giờ vẫn có những dấu hiệu trùng xuốngTS. Phạm Chí Dũng
“Thế thì tôi muốn nói là đã có một luồng dư luận, khá nhiều dư luận nhân dân có một sự hy vọng nhất định vào ông Nguyễn Phú Trọng trong khi là trước đó gần như chẳng còn hy vọng gì cả và đó là cái hy vọng còn nước còn tát, cho dù thực sự ra tình hình ở Việt Nam bây giờ quá là hỗn loạn rồi.
“Nhưng mà chiến dịch được cho là chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có hai tên gọi thì cũng có hai giai đoạn mà tôi cho là đã bị trùng xuống một cách rất khó hiểu. Đó là sau Hội nghị Trung ương 5 vào tháng Sáu đến tháng Mười năm 2017 tự nhiên trùng xuống, mặc dù lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng đã phát ra câu là “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy”.
“Và khoảng thời gian thứ hai là khoảng thời gian gần tới hội nghị Trung Ương 7 của Đảng Cộng Sản Việt Nam tức là tháng 5/2018. Có hai giai đoạn nó trùng xuống một cách hết sức khó hiểu và chúng ta thấy thực sự là ở hội nghị Trung Ương 7 vào tháng 5/2018 là đã không có xử ở bất kỳ một quan chức nào cả, thậm chí là tệ hơn cả hội nghị Trung Ương 6 vào tháng 10/2017.
“Hội nghị Trung Ương 6 còn ‘xử’ được Nguyễn Xuân Anh, được coi như là “ruồi”. Nguyễn Xuân Anh lúc đó là bí thư của Đà Nẵng bị cắt chức Uỷ viên Trung ương đảng. Thế thì đó là chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng có hai tên gọi và cũng có hai giai đoạn bị trùng xuống một cách bất ngờ. Và cho tới giờ vẫn có những dấu hiệu trùng xuống.”
Có vùng cấm trong lò?
Cũng từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận nói với Bàn tròn thứ Năm:
Hai vụ xử Vũ Nhôm, Út Trọc và trận đồ Đốt Lò ở VN
Cựu sĩ quan quân đội ‘Út trọc’ bị 12 năm tù
9 năm tù cho ông Phan Văn Anh Vũ
“Nhìn về phía hình thức công khai gọi là chiến dịch ‘đốt lò’ nó cũng có phát huy tác dụng nhưng mà rõ ràng trong chiến dịch ‘đốt lò’ này người ta mong muốn rằng nó phát triển mạnh mẽ hơn. Có nghĩa câu mà tôi nhắc đi nhắc lại là không có chừa nơi nào, không có vùng cấm, thế này thế kia.
“Nhưng mà thực tế, qua những vụ án vừa qua thì chúng ta thấy rõ ràng là chưa bắt tận gốc, chưa bắt tận rễ bởi vì như những vụ vừa qua như vụ Vũ Nhôm và Út Trọc thì không thể Vũ Nhôm và Út Trọc nó thần thánh gì mà làm được, họ chỉ là tay sai công cụ thôi, họ chạy cho mấy ông ấy thôi, còn mấy ông phía trên là thế nào và thu hồi chiếm đoạt tiền bạc tài sản như thế thì thế nào? Cho nên phải truy nguồn gốc đó chứ.
Tại sao khi thẩm định hồ sơ thì bảo là ông Thăng không có vấn đề gì? Kết luận là không có vấn đề gì thì đưa ra Đại hội người ta mới bầu. Còn nếu mà kết luận là có những vụ án như thế này, như thế kia thì làm sao người ta bầu được?Luật sư Trần Quốc Thuận
“Và như tôi đã vừa nói, những gì mà được đề bạt lên tới Thượng tướng rồi lên tới Thứ trưởng thì phải qua quy trình của những người thẩm định, thẩm tra quá trình, vậy đó thì nó như thế nào? Để lọt những người như thế, thì những người [để lọt] như thế là trách nhiệm sai.
“Hay là nói xa hơn như vụ ông Đinh La Thăng, thì với ông Đinh La Thăng, những sai phạm đưa ra xét xử là ở nhiệm kì về trước, dưới khoá XI, chứ không phải phát sinh dưới khoá XII. Khoá XI như vậy thì với lý lịch như thế, với bao nhiêu sai phạm như thế, thì tại sao? Những người có trách nhiệm như thế nào?
“Và tại sao khi thẩm định hồ sơ thì bảo là ông này không có vấn đề gì? Kết luận là không có vấn đề gì thì đưa ra Đại hội người ta mới bầu. Còn nếu mà kết luận là có những vụ án như thế này, như thế kia thì làm sao người ta bầu được?
“Vậy thì trách nhiệm của những cơ quan đó là như thế nào? Tôi nói thẳng là những cơ quan mà thẩm định những hồ sơ mà qua đại hội đó, phải thẩm định qua Uỷ ban kiểm tra, ban Bảo vệ Chính trị nội bộ, Ban Tổ chức, Ban Nội chính, rồi các bộ phận nhân sự họ duyệt xét, mà những hồ sơ của những người như thế đó nó vẫn đi qua một cách thong dong, và tôi cho rằng như vậy thì phải chăng nó có một cái gì ở đây?
“Và như vậy phải chăng là những người đó mà đi qua được và được các phiếu bầu cao, ít nhất là phải quá 50% trở lên thì họ mới trúng cử vào chức vụ này chức vụ kia. Như vậy cái 50% mà đã bầu cử những người đó vào chức vụ này kia, họ là ai và họ đang làm gì, trách nhiệm những người đó như thế nào?
“Đó là cái mà cần phải đánh giá thực chất và hiện bây giờ đó là cái mà người ta đang rất lo lắng, người ta mong muốn ‘đốt lò’ thì phải làm công khai và làm công khai thì phải làm sao tạo điều kiện cho báo chí và nhất là nhân dân phải tham gia vào, cho nên nhân dân người ta có quyền phản biện, có quyền giám sát, chỉ thông qua những tổ chức của đảng, Mặt trận Tổ quốc, thanh niên, phụ nữ thì giám sát làm sao được?
Dân giám sát đốt lò?
Bình luận về việc có nên để người dân tham gia giám sát việc chống tham nhũng hay không, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
Nhân dân người ta phải tham gia vào. Họ muốn có người dân tham gia vào thì phải có cơ chế, có luật pháp, có tạo điều kiện và phải đảm bảo sự an toàn cho mọi người tham giaLuật sư Trần Quốc Thuận
“Nhân dân người ta phải tham gia vào. Họ muốn có người dân tham gia vào thì phải có cơ chế, có luật pháp, có tạo điều kiện và phải đảm bảo sự an toàn cho mọi người tham gia. Chứ nếu không đánh giá tình hình của dân chúng thì nhiều quan chức phát biểu là có đánh giá khác nhau, chằng hạn như là cuộc biểu tình vừa qua đó, có người gọi là gây rối, có người gọi là thế này, thế kia.
“Nhưng mà tại Quốc hội thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi báo chí hỏi, ông bảo rằng vấn đề này 99 năm đặc khu thì không đặt ra được. Còn lòng dân mà như thế đó thì làm gì mà sợ mất nước. Bây giờ ông không ra thì lòng dân thì như nào, lòng dân mà tham gia biểu tình, lòng dân mà như thế thì làm gì mà sợ mất nước?
“Nhưng mà sau đó Tổng bí thư tiếp xúc cử tri thì bảo rằng giờ chúng ta thấy rồi là cái chuyện này chuyện kia thì luật ba đặc khu thì đã bàn rồi, lâu rồi, những người biểu tình gây rối là ai thì bây giờ chúng ta cũng biết rồi.
“Thực chất lôi ra một số người có tiền xử tiền án gì đó thì đưa ra, những người đó bị đại diện, quy kết thì rõ ràng cưỡng chế, rồi bên Quốc hội thì phải tiếp thu ý kiến, nhân sự ý thức một cách đầy đủ trước khi xem xét thông qua.
“Rõ ràng có ý kiến bảo rằng những người phát biểu hình như là muốn gây rối, làm ồn ào, có những người đó, những thành phần đó là thế này thế kia. Rồi bên cạnh đó, thành phần đó là tiền án tiền sự còn có ý kiến thì phát biểu là: “À đó là lòng dân, đó là sự nhạy cảm yêu nước, có những người dân yêu nước.”
“Cho nên nhìn nhận đánh giá thực sự vào xã hội Việt Nam thì nhìn nhận , đánh giá vào người dân thì rõ ràng những đánh giá tôi cho rằng có độ vênh giữa những người lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước này.
“Còn nếu vậy đến bây giờ có những người người ta như vậy thì còn có tin vào dân hay không hay là bắt dân phải tin vào minh thì đó là câu hỏi người ta nhắc đi nhắc lại mãi. Trong chiến tranh trong hoạt động phải tin vào dân mới tồn tại nhưng bây giờ còn tin vào dân không hay là dân phải tin vào mình?” Luật sư Thuận nói
Kết quả ‘đốt’ thế nào?
Vẫn từ Sài Gòn, TS Phạm Chí Dũng bình luận về kết quả, hiệu quả của việc ‘đốt lò’ qua hai giai đoạn theo cách nhìn của ông:
“Còn về mặt kết quả, tôi cho là thế này. Đánh giá thì đúng là ông Nguyễn Phú Trọng là người Tổng bí thư đầu tiên từ trước đến giờ trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam mà có thể xử quan chức tham nhũng nhiều đến thế trong một thời gian tương đối ngắn.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người Tổng bí thư đầu tiên từ trước đến giờ trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam mà có thể xử quan chức tham nhũng nhiều đến thế trong một thời gian tương đối ngắnTS. Phạm Chí Dũng
“Nhưng cũng có thể giải thích là thế này. Những đời Tổng bí thư trước tỉ lệ tham nhũng có lẽ chỉ bằng khoảng 1/10 cho tới 1/100 tình hình tham nhũng hiện nay ở Việt Nam mà thôi. Cho nên việc ông Nguyễn Phú Trọng bắt buộc phải xử tham nhũng không có gì là lạ cả.
“Ông ta muốn tồn tại thì ông ta phải gây dựng một cái cơ chế và một cái lý do tồn tại cho mình cũng giống như là Tập Cận Bình với chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc từ năm 2012 cho tới giờ và đã duy trì được cái thế độc tôn và thậm chí cũng không ai nhắc đến việc Tập Cận Bình cần phải từ chức nữa.
“Thứ hai nữa về mặt kết quả thì đánh giá là mặc dù có xử được một số quan chức tham nhũng, mặc dù cũng giống như Tập Cận Bình đánh vào khu vực công an, đánh vào khu vực quân đội, kể cả Quân Uỷ Trung Ương nhưng mà dường như là có một sự bất xứng và thiên về các khu vực với nhau.
“Tôi muốn nói là thế này, tức là trong thời gian gần đây, người ta có những khái niệm là “củi rừng” và “củi nhà”. Thế thì người ta cho rằng trong cuộc chiến chống tham nhũng ông Nguyễn Phú Trọng thì ông được cho là đốt “củi rừng” hơn là đốt “củi nhà”, nhiều hơn hẳn so với đốt “củi nhà”.
“Và một nhân vật được cho là gần gũi với ông Nguyễn Phú Trọng đó là Thứ trưởng Bộ Công An Lê Quý Vương thì vào khoảng tháng 11/2017 nói ra cái việc thế này, tức là chiến dịch chống tham nhũng chủ yếu là ‘chống tham nhũng thời kỳ trước’. Điều đó vô tình làm lộ ra một yếu tố đó là thời kỳ trước là thời kỳ nào?
“Và rất nhiều người nghĩ rằng hình dung ra rằng cái thời kỳ đó là thời kỳ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chứ không phải thời nay, thời của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.”
Lò đốt bất cân xứng?
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng bình luận tiếp: “Vậy chống tham nhũng chủ yếu là chống tham nhũng thời kỳ trước có nghĩa là thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng. Chúng ta vừa mới thấy có hàng loạt kết quả nó bất xứng với nhau có thể so sánh.
“Đầu tiên là vụ Đà Nẵng vào cuối năm 2017, trong khi ông Nguyễn Xuân Anh, một Bí thư Thành uỷ, bị khai ra khá nhiều tội, kể cả những cái tội liên quan đến bằng cấp này kia đầy rẫy và bị cách chức Uỷ Viên Trung Ương Đảng, thì một ông Huỳnh Đức Thơ là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, mà được coi là trong cuộc chiến Huỳnh Đức Thơ – Nguyễn Xuân Anh “Hai cọp một rừng”, thì vẫn bình chân như vại và chỉ nhận một cảnh cáo nhẹ nhàng từ phía Chính phủ.
“Và sau đó cho tới bây giờ thì ông Huỳnh Đức Thơ vẫn thản nhiên còn tồn tại ở Đà Nẵng mặc dù ông ta bị cho là có rất nhiều sai phạm về mặt đất đai. Đó là kết quả ở Đà Nẵng. Sau kết quả ở Đà Nẵng thì dẫn tới vào Sài Gòn.
Vậy chống tham nhũng chủ yếu là chống tham nhũng thời kỳ trước có nghĩa là thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng. Chúng ta vừa mới thấy có hàng loạt kết quả nó bất xứng với nhau có thể so sánhTS Phạm Chí Dũng
“Sài Gòn cho tới giờ chúng ta thấy có ít nhất là hai, ba vụ. Thứ nhất là vụ vào quý I năm 2018, đó là một quan chức cao cấp của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang, là Phó Bí thư Thường trực đã cố ý làm trái, tôi cho là rất cố ý làm trái trong việc ký thông qua chủ trương bán đất công cho Quốc Cường Gia Lai, bán 32 hecta đất ở Nhà Bè.
“Không có sự phát hiện của cán bộ công nhân viên công ty Tân Thuận thì chắc chắn vụ bán đất đã xuôi lọt rồi, nhưng mà cho tới giờ ông Tất Thành Cang vẫn chưa hề bị xử lý kỉ luật, gần như vụ việc người ta cho là chìm hẳn xuống. Như vậy liệu ông Nguyễn Phú Trọng có biết chuyện này hay không?
“Bên cạnh đó ở Sài Gòn còn một vụ lớn hơn nhiều, thậm chí là đẫm máu, đẫm nước mắt và đầy rẫy những cái chết tự treo cổ phẫn uất khi mà bị cưỡng chế, đó là cái vụ ở Thủ Thiêm. Và cho tới giờ chúng ta biết rằng, sau hai ba lần hứa hẹn vẫn không có bất kì kết luận thanh tra nào của Thanh tra Chính phủ công bố về vụ Thủ Thiêm.
“Rất nhiều người dân đang cho rằng, khi mà lần mò vào vụ Thủ Thiêm thì ông Nguyễn Phú Trọng thấy đụng nhiều quan chức quá và ông ta đang muốn làm ém nhẹm vụ này và làm cho chìm xuồng cái vụ này lại.
“Như vậy cái vụ Thủ Thiêm là vụ liên quan đến quyền lợi của người dân vô cùng lớn, liên quan đến nước mắt xương máu của người dân vô cùng nhiều, nhưng mà tại sao cho tới giờ bị gần như chìm xuồng như vậy? Và những thế lực nào đang muốn cho chìm xuồng như vậy? Như thế, cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có công bằng hay không?
“Cuối cùng tôi muốn nhắc đến trường hợp bất xứng của ông Đinh La Thăng và trường hợp Trương Minh Tuấn. Các ông Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn đều bị Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng đánh giá là sai phạm ‘rất nghiêm trọng’, nhưng ông Đinh La Thăng thì đã lãnh hai cái án 31 năm tù giam, còn ông Trương Minh Tuấn lại làm Phó Trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng.”
Bản chất ‘ma trận’ lò?
Từ Hà Nội, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A tham gia ý kiến bình luận với Bàn tròn thứ Năm:
“Có một từ hai vị trước đây nói đến là vấn đề tham nhũng, tôi rất tránh cái chuyện đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng với chuyện tham nhũng. Về chuyện đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi nghĩ ông ấy đã khá là thành công trong việc đốt đối thủ hay những phe cánh của đối thủ. Nếu mà nhìn trong khuôn khổ là một bên là Đảng Cộng sản Việt Nam chống tham nhũng, minh bạch mọi thứ cho nhân dân, đấy là một cách nhìn, và tôi nghĩ cách nhìn ấy chưa chắc đã phải là đúng.
Tất cả những cái ấy chỉ là bề nổi và nó có thể đánh lừa chúng ta, đánh lừa dư luậnTiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A
“Một cách nhìn thứ hai là như vậy trong chính quyền hay trong giới cầm quyền có hai phe, phe này triệt phe kia thì tôi nghĩ cũng chưa hoàn toàn đầy đủ. Không thể có một cái nhìn đầy đủ, nhưng theo cách nhìn của tôi, là trong giới cầm quyền có một số nhóm, hai ba nhóm, có thể là bốn nhóm gì đấy chẳng hạn.
“Và các nhóm ấy tranh giành quyền lực với nhau và ông Nguyễn Phú Trọng cùng với nhóm của ông ấy đã rất tích cực để củng cố quyền lực của nhóm ông ấy bằng cách triệt hạ các phe cánh khác. Nếu chúng ta để ‎ý theo một khung khổ như thế thì chúng ta sẽ thấy rất nhất quán toàn bộ những sư diễn tiến mà gọi là chống tham nhũng, hay gọi là ‘Đốt là’ từ suốt cả ba, bốn năm nay.
“Có thể giải thích được dễ dàng kể từ những chuyện ông Đinh La Thăng, rồi cho đến chuyện Trịnh Xuân Thanh, cho đến chuyện Út Trọc và Vũ Nhôm, nó đều nằm trong một luồng như thế. Tức là tất cả những nhân vật ấy, trừ ông Đinh La Thăng là một người tương đối là to, việc xử ông Đinh La Thăng theo những tội như được nêu ra ở Tòa án, thì chẳng có ‎nghĩa lý gì cả.
“Bởi vì nếu chỉ đúng những tội danh mà được nêu ở tại phiên tòa thì ông Đinh La Thăng phải được tha bổng ngay tại Tòa. Và tôi nghĩ chuyện thí dụ của ông Út Trọc chẳng hạn, nếu chúng ta nhìn thấy 12 năm tù của ông ấy, với những tội thực sự là lãng xẹt, nào là cố ý làm trái thế này, thế kia, rồi thì bằng cấp.
“Tất cả những cái ấy chỉ là bề nổi và nó có thể đánh lừa chúng ta, đánh lừa dư luận. Nhưng nếu mà mình xét rằng ở đằng sau đấy là có một thế lực này, và đằng sau vụ khác, nó là thế lực kia, các thế lực này chống đối với nhau, giành quyền lực với nhau.
Ngay cả chuyện với ông Trương Minh Tuấn cũng như vậy. Với ông Tuấn, ông về làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thì phải chăng cũng lại giống như là ông Đinh La Thăng về làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương?TSKH Nguyễn Quang A
“Và sự lên xuống lúc thì lạnh, lúc thì nóng nó phản ánh sự cân bằng, hay là sự chưa ngã ngũ về cân bằng quyền lực hay cái thế của những nhóm ấy chưa thực sự ngã ngũ.
“Ngay cả chuyện với ông Trương Minh Tuấn cũng như vậy. Với ông Tuấn, ông về làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thì phải chăng cũng lại giống như là ông Đinh La Thăng về làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương?
“Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chỉ xét theo bề nổi và cái mà người ta nói đây là một vụ chống tham nhũng không trừ ai cả, thì chúng ta sẽ rất dễ bị lạc vào một mê hồn trận mà không biết đâu mà lần ra.
“Nhưng nếu xét từ quan điểm là có những phe phái khác nhau, các phe phái này tranh giành với nhau, triệt hạ lẫn nhau, để nó củng cố quyền lực của phe đó, thì lúc đó chúng ta có thể hiểu, có thể giải thích một cách dễ hơn những hiện tượng xảy ra liên quan cái gọi là chống tham nhũng, cũng như là ‘đốt lò’, hay là các vụ án vừa rồi.
“Nó theo một khung khổ tương đối là nhất quán,” Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC.
Trên đây là các ý kiến, bình luận xuất phát từ quan điểm riêng của các khách mời, mời quý vị bấm vào đây để theo dõi nội dung liên quan tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45070954

Việt Nam ‘cần khôn ngoan’

 trong thương chiến Mỹ – Trung

Trung Quốc đang có cuộc chiến thương mại gia tăng với Hoa Kỳ kể từ tháng Bảy, trong lúc có lo ngại tăng trưởng của các quốc gia khác bị ảnh hưởng.
Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc nói sẽ áp thuế mới lên 5.200 sản phẩm Hoa Kỳ nếu Washington tiến hành áp thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỉ đôla.
Từ Washington DC, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, bày tỏ quan điểm riêng về cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và tác động tới Việt Nam.
BBC:Cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhắm vào Trung Quốc, EU và cả không ít các đối tác đồng minh như Canada, Hàn Quốc có vẻ đã thực sự bắt đầu. Hiện theo ông quan sát thì các giới chỉ trích chủ yếu ở Phương Tây nói gì về chính sách này của Tổng thống Trump?
Phạm Đỗ Chí: Chính phủ Donald Trump đã tuyên bố nhiều lần rằng thuế quan (tariffs) là cần thiết để cắt giảm thậm hụt mậu dịch với EU và các đồng minh khác như Canada, Nhật và Hàn Quốc.
Dĩ nhiên phương Tây chỉ trích và lên án mạnh mẽ thuế quan là chính sách thương mại dân túy (America First) và không khác gì chủ nghĩa bảo hộ (protectionism). Họ chống lại đương nhiên cũng vì quyền lợi quốc gia của họ.
Điều phấn khởi là Mỹ và EU mới đây đồng ý hoãn lại việc đánh thuế quan và thương lượng để tháo gỡ rào cản thương mại. Đây phải là dấu hiệu rất khích lệ.
Nếu cuộc chiến lan rộng nó sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam và mọi quốc gia khác trên thế giới, vì giá sản phẩm sẽ tăng cao hơn cho mọi người tiêu thụ.Phạm Đỗ Chí
BBC: Mục đích thực sự đi xa hơn ngoài các biểu quan thuế khổng lồ nhắm vào hàng Trung Quốc của ông Trump là gì?
Thuế quan Mỹ đánh vào hàng Trung Quốc nhắm vào việc cắt giảm thâm hụt mậu dịch, bảo vệ tài sản trí tuệ, để tạo nền thương mại công bằng (fair trade).
Ông Trump đã hứa nhiều lần ngay lúc còn là ứng cử viên TT năm 2016. Và ông cương quyết giữ lời hứa này. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lan rộng, người ta cũng hiểu rằng đây không phải là cuộc chiến hoàn toàn về kinh tế mà còn về chính trị và quân sự để tái xác định siêu cường số một của Hoa Kỳ, kiểu “một hòn đá hạ hai con chim”, trước tham vọng bá quyền công khai toàn cầu của Trung Quốc.
BBC:Có quan điểm ở Việt Nam lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ gây thiệt hại cho Việt Nam, có quan điểm khác vui mừng thấy Bắc Kinh bị tổn thươn. Vậy thái độ nào và hành động nào là phù hợp hơn cả vào lúc này?
Phải nói ngay là một thành phần nhỏ đang thiên về Trung Quốc và muốn Trung Quốc chiến thắng. Một cách thẳng thắn, tôi phải đưa ra ngay một thí dụ là có hẳn một nhóm trí thức, có cấp bằng Cao học hay Tiến sĩ, đang nghiên cứu việc thành lập và quản trị 3 đặc khu kinh tế và hành chính theo hướng làm lợi cho Trung Quốc, mong muốn Trung Quốc làm đầu tàu hướng dẫn “phát triển Việt Nam”. Họ kêu gọi cả người viết tham dự nhiều buổi hội thảo ở Hà nội hay Paris từ dạo đầu năm và nhờ mời thêm một số cựu lãnh đạo Mỹ đảng Dân chủ. Tất nhiên lương tâm một con dân gốc Việt bắt tôi phải từ chối.
Những dấu hiệu hiện tại chưa cho thấy rõ Việt Nam bị thiệt hại hay hưởng lợi bao nhiêu trong cuộc chiến thương mại này. Song nếu cuộc chiến lan rộng nó sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam và mọi quốc gia khác trên thế giới, vì giá sản phẩm sẽ tăng cao hơn cho mọi người tiêu thụ.
Nhưng quan trọng nhất là về phương diện tiền tệ, sự phá giá của tiền đồng VNĐ theo đuôi một cách bắt buộc tiền Nhân dân tệ —giống như trường hợp nhiều nước Đông Nam Á khác đang chịu cùng áp lực để giữ cạnh tranh cho hàng hoá, sẽ tạo nhiều áp lực khủng hoảng kinh tế và chính trị.
Đơn cử một trường hợp nợ ngắn hạn bằng USD mà các nước này đã mượn trong 5-7 năm qua vì lãi suất Mỹ thấp. Nay lúc tiền Mỹ lên giá mạnh, gánh nợ ngắn hạn sẽ đưa các nước này vào khủng hoảng tiền tệ. Thí dụ của Thái Lan các năm 1997-98 còn rõ trong trí nhớ nhiều chuyên gia: tiền baht đã mất nửa giá từ 25 baht/$1 xuống 50 baht/$1; và cố gắng bảo vệ tỷ giá đã làm tiêu tan sạch cả khối dự trữ quốc gia hàng trăm tỷ đô của ngân hàng trung ương nước này.
Lối ứng xử khôn ngoan của Việt Nam là hãy dứt khoát thoát Trung, hướng theo thế giới tự do bằng những cải cách thể chế cấp thiết.TS Phạm Đỗ Chí
Tham vọng bá quyền ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông và toàn cầu phải khiến Việt Nam lo ngại cho tương lai bị Hán hóa. Nếu Hà Nội đứng về phía Bắc Kinh, tiếp tay với Trung Quốc tránh né thuế quan của Mỹ bằng cách xuất khẩu qua những Đặc khu Kinh tế đang theo đuổi, Mỹ sẽ làm cho Việt Nam thiệt hại bằng trừng phạt trả đũa. Nên nhớ Mỹ hiện đang có thâm hụt mậu dịch với Việt Nam. Và Mỹ sẽ gây áp lực giảm nó.
Do đó, lối ứng xử khôn ngoan của Việt Nam là hãy dứt khoát thoát Trung, hướng theo thế giới tự do bằng những cải cách thể chế cấp thiết mà giới trí thức và các tổ chức xã hội dân sự đã đề xuất trong vài năm nay. Và khôn ngoan điều chỉnh guồng máy sản xuất theo hướng thị trường Âu Mỹ đòi hỏi để nắm được thời cơ mới do cuộc thương chiến toàn cầu gây ra.
Về tiền tệ, nếu tiền đồng giảm tới mức 24,500-25,000 VNĐ/$1, đó sẽ là áp lực tiền tệ đã nêu trên. Ngân hành Nhà nước Việt Nam đừng cố bảo vệ tỷ giá bằng cách dùng khối dự trữ ngoại tệ như hiện nay: con số ít ỏi trên 70 tỷ đôla (tuy là kỷ lục cho Việt Nam) sẽ có thể bay mất trong vòng 1 tháng do nhu cầu dân chúng và giới đầu cơ quốc tế.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-45083424

‘Đổ tiền cho đặc khu có rủi ro tầm quốc gia’

Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế Đặc biệt (Luật Đặc khu) vào tuần này không có trong nghị trình vì phải cần “nghiên cứu tối đa các ý kiến tâm huyết để hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng”, theo thông báo của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội.
Trả lời phỏng vấn với phóng viên BBC Nguyễn Hoàng tại Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nói về một số quan ngại của ông về luật này, trong đó có ưu đãi thuế và đề xuất đầu tư vốn quá lớn.
TS Nguyễn Đức Thành: Trong Luật Đặc khu thì tinh thần về ưu đãi thuế rất rõ và ưu đãi đó rất dài. Điều đó dẫn đến e ngại của chúng ta về mất mát nguồn thu có thể sẽ là lớn và giống như một trạng thái được gọi là “thiên đường thuế”. Do đó theo tôi ưu đãi thuế không nên là mục tiêu chính của Luật Đặc khu và đặc khu nên là nơi tạo ra những thuận lợi khác cho doanh nghiệp.
Đó là vì cái ưu đãi thuế Việt Nam thực hiện cũng rất lâu rồi. Các đặc khu phải là những bộ mặt mới đến từ môi trường kinh doanh, hệ thống hành chính tư pháp có hiệu quả hỗ trợ để hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách nhanh gọn cùng một đội ngũ lao động có chất lượng tốt và một chính quyền hữu hiệu. Tóm lại chỉ dựa vào ưu đãi thuế thì đó không phải là cái ưu việt.
BBC: Truyền thông nói đến số tiền rất lớn để đầu tư cho ba đặc khu kinh tế là 1,5 triệu tỉ đồng?
TS Nguyễn Đức Thành: Đây là con số ước tính tổng cộng rất lớn mặc dù nó có thể được đầu tư trong nhiều năm. Tôi cho rằng việc xây dựng các đặc khu phải dựa trên nguồn lực kết hợp, lợi thế đã sẵn có và phải tối thiểu hóa phần đầu tư từ ngân sách, tức là giảm tối thiểu tiền từ ngân sách. Bởi vì ngay tại những trọng điểm kinh tế lớn nhất của chúng ta như Tp HCM hay Hà Nội thì chúng ta cũng không có tiền để chúng ta đầu tư thì huống gì nói tới việc chúng ta huy động một lượng tiền lớn như vậy để dành cho các đặc khu đó.
Theo tôi cách tư duy như hiện nay sử dụng rất nhiều vốn ngân sách như vậy là không phù hợp và đây là điểm tôi e ngại nhất trong Luật Đặc khu.
Luật đặc khu: Chưa xét trong phiên họp tháng 8
Con đường dẫn tới ‘đặc khu Vân Đồn’
Vị trí đặc khu ‘xứng đáng có tương lai khác’
Kinh tế VN: 9 giải pháp thay cho 3 đặc khu
BBC: Trong báo cáo kinh tế mới đây, ông nói về bối cảnh đất đai không là lợi thế của nhà nước nữa trong kế hoạch phát triển các đặc khu này?
TS Nguyễn Đức Thành: Tôi cho rằng yếu tố để đặc khu thành công là khi mở ra thì chủ yếu đất đai vẫn còn phải thuộc về sở hữu của nhà nước. Chẳng hạn như khu Thâm Quyến của Trung Quốc khi họ mới mở ra thì có thể là như vậy. Còn ở Việt Nam thì có vẻ như trạng thái không còn như thế. Các nhà đầu tư vào thì họ buộc phải mua hoặc thuê đất với giá của khu vực tư nhân thì chúng ta không thể đòi hỏi được họ đóng góp hay hỗ trợ theo kiểu khác được.
Tuy nhiên giả sử như đất đấy là của nhà nước thì nhà nước có thể có quyền ưu đãi về tiền thuê đất hay sở hữu đất ở đó nhưng đổi lại thì sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp đó để xây dựng hạ tầng chẳng hạn. Tức là nói nôm na là đổi đất lấy hạ tầng, thì chúng ta lại không có lợi thế đó. Điều đó lý giải tại sao chúng ta phải đưa một lượng tiền khổng lồ vào để xây dựng hạ tầng. Khi xây hạ tầng như vậy cho doanh nghiệp hoạt động thì chúng ta làm giống như một dự án kinh doanh và chúng ta phải bỏ rất nhiều vốn và cái việc có thành công hay không thì chúng ta chưa trả lời được. Và đó trở nên một cái gì đó rất rủi ro và rủi ro này là ở tầm quốc gia. Đồng thời tôi cũng có quan điểm là cùng làm một lúc ba đặc khu thì ở vị thế quốc gia của Việt Nam là cũng rất bất lợi.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45080367

An Giang: Dân không trở tay kịp

do nước lũ lên nhanh

Tại tỉnh An Giang ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nước lên nhanh trong tuần trước và về sớm cả tháng khiến người dân trở tay không kịp, nhiều ruộng lúa, hoa màu bị nhấn chìm trong biển nước.
Các dòng sông dọc theo những xã biên giới, như Phú Hội, Nhơn Hội, Khánh Bình … nước đỏ ngầu từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn. Hàng trăm ha lúa, hoa màu… ngoài đê bị nước lũ nhấn chìm.
Nước lũ về sớm không chỉ ảnh hưởng đến hoa màu, ảnh hưởng đến đời sống người dân vùng lũ mà còn gây nguy hiểm cho sự an toàn trẻ em.
Vào ngày 31 tháng 7, tại cuộc họp về Ứng phó với thiên tai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Trường Sơn – Phó tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, sau sự cố vỡ đập ở Lào, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam tính toán và đưa ra nhận định nước lũ tăng lên không đáng kể. Nhưng sau đó, mưa thượng nguồn và triều cường lên khiến nước lũ tăng nhanh bất thường.
Dân chúng địa phương được báo mạng Dân Trí dẫn lời là một tuần trước, nước lũ dâng lên 10 cm mỗi ngày.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/flood-swells-at-high-speed-in-angiang-08062018091850.html

Việt Nam sẽ xuất khẩu các thành phẩm

dầu mỏ đầu tiên từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn của Việt Nam đang chờ phê duyệt để xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ trong khi các sản phẩm tồn đọng và các hợp đồng nhập khẩu trước đó đang hạn chế nhu cầu nhiên liệu trong nước. Reuters loan tin vừa nêu hôm 6/8 dựa vào ba nguồn tin riêng mà hãng này thu thập được.
Nếu kế hoạch trên được phê duyệt, thì đây là lần đầu tiên, Việt Nam từ một nước chỉ nhập khẩu nhiên liệu, cho phép xuất khẩu các sản phẩm dầu sản xuất trong nước.
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có công suất 200 ngàn thùng mỗi ngày đã tăng sản lượng lên hơn 50% công suất kể từ khi bắt đầu vào đầu năm nay. Điều này được nói đã góp phần vào việc tồn trữ nhiên liệu cao.
Một nhân vật không nêu tên vì không được phép nói với phương tiện truyền thông bí mật nói với Reuters rằng nhà máy này đang chờ sự chấp thuận của Bộ Công Thương để xuất khẩu các sản phẩm của mình.
Bộ Công Thương hiện chưa đưa ra quyết định về yêu cầu xuất khẩu trên.
Cũng tin liên quan đến nhiên liệu, Việt Nam được cho biết là một thị trường có tiềm năng nhập khẩu thêm ethanol khi chuyển từ xăng E5 sang E10 vào năm 2020 trong khi nhu cầu về xăng đang tăng với tốc độ gần 10% mỗi năm.
Trang mạng hpj.com loan tin trên hôm 6/8 theo đánh giá của Hội đồng Ngũ cốc và các đối tác trong ngành công nghiệp ethanol Hoa Kỳ nhân chuyến thăm do Thứ trưởng phụ trách thương mại và nông nghiệp với nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ Ted McKinney dẫn đầu tới Indonesia và Việt Nam.
Xăng E5 và E 10 là các loại xăng pha cồn sinh học (ethanol) tùy theo tỷ lệ pha giữa xăng và cồn. Hiện nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang sử dụng xăng sinh học vì lo ngại nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiện. Việc pha trộn xăng với cồn sinh học giúp giảm thiểu việc nhập khẩu xăng.
Việt Nam đã bắt đầu bán xăng E5 vào ngày 1 tháng 1 năm 2018, với mục tiêu chuyển sang E10 vào năm 2020.
Ngành công nghiệp ethanol Việt Nam dự kiến ​​sẽ cung cấp một số lượng ethanol cần thiết để thực hiện nhiệm vụ trong nước từ các nhà sản xuất sắn địa phương. Tuy nhiên, Việt nam cũng có thể phải nhập khẩu ethanol nếu sản xuất trong nước thiếu hụt nguyên liệu cần thiết để sản xuất.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnams-nghi-son-refinery-seeks-approval-for-oil-product-exports-sources-08062018083300.html

Chiến đấu cơ Việt Nam gặp nạn

vì ‘nâng cấp kém’ ở Ukraine?

Lý do khiến máy bay Su-22 của Không quân Việt Nam gặp nạn “có thể là vì nâng cấp kém chất lượng bởi các doanh nghiệp Ukraine trong năm 2007”, phiên bản tiếng Việt của Sputnik, hãng tin Nga, mới đưa tin, dẫn nguồn từ Việt Nam.
Chiếc máy bay chiến đấu Su-22 mang số hiệu 8551 hôm 26/7 rơi xuống địa phận tỉnh Nghệ An trong khi đang tập luyện, làm hai phi công tử vong.
Tin độc quyền: Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ
Chiến đấu cơ Việt Nam rơi, 2 phi công thiệt mạng
Theo báo chí Việt Nam, cơ quan chức năng sau đó đã tìm thấy “hộp đen” của chiếc chiến đấu cơ này, nhưng cho tới nay nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được công bố.
Tuy nhiên, Sputnik tuần trước dẫn một nguồn tin ở Việt Nam nói rằng chiếc Su-22 gặp nạn “có thể là vì nó được nâng cấp ở Ukraine năm 2007 bởi các công ty Ukraine không được cấp phép”.
Trong khi đó, trang Soha dẫn lại tin của Thời Đại cuối tháng trước nói rằng Việt Nam “mua lại” Su-22 “từ không quân Ba Lan và một số quốc gia Đông Âu khác” nên “khả năng cao” là chúng “được đưa tới Ukraine để đại tu, nâng cấp trước khi chính thức vào biên chế Không quân nhân dân Việt Nam”.
Trang này trích một số nhận định nói rằng “số Su-22 trên của Việt Nam đã được Ukraine nâng cấp bổ sung khả năng đánh biển, do nguyên gốc thiết kế của Su-17/22 chỉ là cường kích tấn công mặt đất”.
Tới tối ngày 6/8, VOA tiếng Việt chưa thấy Hà Nội có phản ứng gì trước thông tin này. Chúng tôi cũng không thể liên lạc ngay với Bộ Quốc phòng Việt Nam để phỏng vấn.
Trong hai năm qua, Việt Nam đã không công bố nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn liên quan tới máy bay chiến đấu.
Su-22 được Liên Xô sản xuất từ những năm 60, và ngoài Việt Nam, hiện không quân Angola, Iran, Ba Lan cũng đang sử dụng loại máy bay này.
https://www.voatiengviet.com/a/chien-dau-co-viet-nam-gap-nan-vi-nang-cap-kem-o-ukraine/4515464.html

Cục Hàng Không CSVN lên tiếng

vụ hàng chục phi công Vietnam Airlines xin nghỉ việc

Cục Hàng Không CSVN vừa chính thức lên tiếng sau khi có tin hàng chục phi công Vietnam Airlines dọa khởi kiện vì bị làm khó dễ khi xin nghỉ việc.
Nhóm phi công cho rằng họ bị áp bức, bóc lột với lịch bay dày đặc khiến họ mệt mỏi, trong khi thu nhập thì thua xa so với đồng nghiệp tại các hãng hàng không khác. Theo báo cáo của Vietnam Airlines gửi Cục Hàng Không vào đầu tháng 5 vừa qua, có hai phi công đã chấm dứt hợp đồng, bảy người mới nộp đơn và 19 trường hợp khác đang giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động. Các phi công nói rằng đã ba năm qua, họ đối thoại rất nhiều lần với Vietnam Airlines nhưng không nhận được bất cứ sự hợp tác nào.
Truyền thông trong nước cuối tuần vừa qua dẫn lời phó cục trưởng Cục Hàng Không Võ Huy Cường đưa ra phản ứng về vụ hàng chục phi công xin nghỉ việc. Ông Cường nêu ra những quy định của Bộ Lao Động về nhân viên hàng không, trong đó xác định phi công muốn rời khỏi Vietnam Airlines phải cung cấp đủ bộ hồ sơ bao gồm hồ sơ chấm dứt hợp đồng lao động với hãng cũ, hợp đồng lao động với hãng mới và hồ sơ huấn luyện chuyển đổi hãng. Ông Cường cho biết thêm là hiện tại, Cục Hàng Không vẫn đang chờ ý kiến của cấp cao hơn là chính phủ và Bộ Giao Thông Vận Tải.
Phó cục trưởng Cục Hàng Không CSVN lên tiếng giữa lúc báo chí phanh phui tình trạng phi công nộp hàng chục ngàn Mỹ kim để “chạy việc” tại Vietnam Airlines.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/cuc-hang-khong-csvn-len-tieng-vu-hang-chuc-phi-cong-vietnam-airlines-xin-nghi-viec/

Sài Gòn :

Dinh Thượng Thơ thoát nguy cơ bị xóa sổ ?

Thanh Phương
Sau một thời gian tưởng bị xóa sổ, Dinh Thượng Thơ, một trong những di sản kiến trúc tiêu biểu của thành phố Sài Gòn, có thể thoát nguy cơ bị khai tử. Sau những lời kêu gọi khẩn thiết của giới chuyên gia trong và ngoài nước, cuối cùng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 07/2018 đã quyết định giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực « để xem xét sự cần thiết và phương pháp bảo tồn công trình này, trình báo cáo và đề xuất cho UBND trước ngày 15/8/2018 ».
Nằm tại số 59-61 Lý Tự Trọng, quận 1, Sài Gòn, Dinh Thượng Thơ là một trong những công trình kiến trúc lâu đời ở Sài Gòn, do người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thời kỳ thuộc địa. Được hoàn tất vào năm 1864, tòa nhà này vào thời Pháp thuộc là Nha Giám đốc Nội vụ, tức là điều hành trực tiếp toàn bộ vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Nếu tính từ khi mới được xây dựng lần đầu, công trình kiến trúc này đã gần 160 tuổi. Sau năm 1975, Dinh Thượng Thơ trở thành trụ sở của Sở Công thương và hiện nay là trụ sở của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh.
Vào tháng 04/2017, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đã tổ chức lấy ý kiến người dân về phương án mở rộng trụ sở Hội đồng Nhân dân TP HCM và Ủy ban Nhân dân TP HCM, trong đó có cả đề xuất phá bỏ toàn bộ Dinh Thượng Thơ để xây một tòa nhà mới. Khi được hỏi vì sao tòa nhà có lịch sử thuộc loại lâu đời nhất ở Sài Gòn không được bảo tồn, cơ quan chức năng của thành phố lúc đó giải thích rất đơn giản: « Công trình này không nằm trong danh mục di tích của ngành Văn hóa – Thể thao nên thành phố quyết định không bảo tồn ».
Nguy cơ Dinh Thượng Thơ bị xóa sổ đã khiến nhiều chuyên gia nói riêng và người dân Sài Gòn nói chung rất lo ngại. Nhà nghiên cứu khoa học và di sản Nguyễn Đức Hiệp, tại Úc đã là một trong những người khởi xướng bản kiến nghị yêu cầu bảo tồn tòa nhà cổ này.
Theo ông Nguyễn Đức Hiệp, không chỉ có kiến trúc độc đáo, Dinh Thượng Thơ còn mang nhiều giá trị lịch sử :
« Dinh Thượng Thơ là một trong những công trình kiến trúc xưa nhất của Sài Gòn, thời Pháp thuộc là nơi đầu não hành chính của Cochinchine (Nam Kỳ), thuộc địa của Pháp, cho nên những luật của Pháp cũng được áp dụng ở Nam Kỳ.
Dinh Thượng Thơ không chỉ là nơi áp dụng những luật, những nghị định của thống đốc và những nghị quyết của hội đồng quản hạt (conseil colonial), mà còn áp dụng những luật ở Pháp, như luật báo chí, luật thi cử.
Dinh Thượng Thơ được xây khoảng chừng năm 1882, nhưng trước đó đã có một vài cơ sở không hoàn thiện. Tòa nhà này trước đó là Hôtel des Directeurs intérieurs, sau này là Bureaux du Secrétariat du gourvernement.
Đây cũng là nơi ra những công báo, mà công báo đầu tiên là tờ báo quốc ngữ Gia Định Báo. Tòa soạn của Gia Định Báo lúc đó cũng nằm ở Dinh Thượng Thơ. Ông Trương Vĩnh Ký cũng đã làm việc ở đó. Cho nên, Dinh Thượng Thơ không chỉ là một tòa nhà có kiến trúc xưa, mà còn là nơi có nhiều biến cố lịch sử, nhiều chuyện về văn học và xã hội.
Vào năm 1889 ở Pháp, kỷ niệm 100 năm Cách Mạng Pháp, có Triển lãm Toàn cầu. Thống đốc Nam Kỳ đã kêu Dinh Thượng Thơ xuất tiền để gởi những đoàn hát bội, đờn ca tài tử qua Paris trình diễn, đóng góp vào lễ lỷ niệm 100 năm Cách Mạng Pháp.
Dinh Thượng Thơ cũng đã gởi những ông như Nguyễn Trọng Quảng và ông Trương Minh Ký đi qua Pháp học. Ông Nguyễn Trọng Quảng là người xuất bản cuốn sách quốc ngữ đầu tiên “Thầy Lazaro Phiền”. Vì là đầu não hành chính của Pháp, cho nên Dinh Thượng Thơ có liên hệ rất nhiều với những nhân vật lịch sử của Việt Nam ».
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, dù hiện giờ Dinh Thượng Thơ không nằm trong danh sách di sản cần bảo tồn, nhưng chính quyền thành phố không thể làm gì mà không có sự đồng thuận của người dân :
« Hiện nay có rất nhiều người lên tiếng. Việc Dinh Thượng Thơ không nằm trong danh sách di sản không có nghĩa là người ta có quyền phá. Làm gì thì cũng phải thông qua Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố. Ngay cả Tòa thị sảnh, tức Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện, Nhà hát Thành phố đều không nằm trong danh sách văn hóa cũng không có nghĩa là những di sản này sẽ bị đập phá nếu họ muốn, vì rất nhiều người dân Sài Gòn sẽ phản đối.
Ủy ban Nhân dân cũng không nghĩ là họ có thể làm tất cả những chuyện mà không có sự đồng thuận của người dân. Cho nên, tôi nghĩ là sau kiến nghị vừa rồi và sau phản ứng của báo chí, dư luận về Dinh Thượng Thơ mà họ định phá đi để xây một tòa nhà hành chính mới cho thấy là có một số người thấy rằng muốn phá đi di sản mà không có bàn thảo với nhân dân thì sẽ không đi đến đâu. Họ sẽ không phá mà không có sự đồng thuận của dư luận ».
Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, việc bảo tồn một tòa nhà như Dinh Thượng Thơ không tốn kém là bao, hơn nữa có thể biến công trình kiến trúc này thành một điểm tham quan cho du khách đến Sài Gòn :
« Chi phí bảo tồn Dinh Thượng Thơ không là bao. Ngay cả những cơ sở lớn như UBND TP hoặc Bưu điện, thì sự bảo tồn cũng không tốn nhiều về ngân sách. Thật sự thì nếu mà muốn, Dinh Thượng Thơ có thể trở thành một địa điểm, thí dụ một tuần mở cửa một ngày cho du khách đến xem.
Ngay cả UBND TP, tức Tòa Thị Sảnh hồi xưa, cũng có thể mở cho khách vào tham quan và như vậy sẽ có thể huy động rất nhiều cho danh tiếng của thành phố, mà còn được một danh sách dồi dào để tu sửa dễ dàng.
Hiện nay, du khách đến thành phố thì chỉ đến một vài nơi, nên họ không thấy hài lòng lắm. Di sản của thành phố này có rất nhiều, nhưng nằm trong tay công quyền, khó có thể đi vào. Tôi nghĩ là những nơi như Dinh Thượng Thơ có thể nâng cao danh tiếng của thành phố, thu hút được rất nhiều du khách, thu được nhiều lợi nhuận để tu sửa dễ dàng các di sản kiến trúc ».
Không chỉ dư luận trong nước, mà quốc tế cũng đang rất quan tâm, lo lắng cho số phận của Dinh Thượng Thơ. Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái bộ Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, đã gửi một lá thư đề ngày 16/06/2018 cho chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM Nguyễn Thành Phong, đề nghị bảo tồn và không phá hủy tòa nhà này.
Trong thư đại sứ Angelet nhắc lại Dinh Thượng Thơ là « cột mốc lâu đời thứ hai và là một phần di sản văn hóa của thành phố ». Trưởng Phái bộ Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam nhấn mạnh « năm 2018 là Năm Di sản Văn hóa của Liên Hiệp Châu Âu, nên chúng tôi cũng ủng hộ việc bảo tồn các di sản văn hóa ở Việt Nam ».
Vì vậy, đại sứ Angelet « khẩn thiết » kêu gọi chính quyền thành phố Sài Gòn xem xét lại kế hoạch phá dỡ tòa nhà và công nhận các di sản là « những đóng góp không thể thay thế của môi trường lịch sử », là đặc điểm của Sài Gòn.
Nếu chính quyền của thành phố Sài Gòn đi đến quyết định giữ lại tòa nhà Dinh Thượng Thơ, đây sẽ là một chuyển biến nhận thức đáng chú ý, vì trong quá trình đô thị hóa, các chính quyền địa phương trong nhiều năm qua đã không chú trọng đến việc bảo tồn những di sản quý báu, tiêu biểu của Sài Gòn, một thành phố mang đậm nét kiến trúc Pháp. Nhiều công trình mang tính biểu tượng của Sài Gòn đã phá bỏ để xây mới trong sự tiếc nuối của người dân thành phố như tòa nhà Thương xá Tax, mà công trình nguyên thủy đã được xây từ năm 1880, bị đập bỏ vào năm 2016 để xây trên đó một tòa nhà cao tầng hiện đại.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180806-dinh-thuong-tho-thoat-nguy-co-bi-xoa-so

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.