Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Chúng ta có 30 quyền con người cơ bản, bạn có biết không? – 250 năm Thụy Điển có luật tự do báo chí – Nhìn lại báo chí Việt Nam của chúng ta

Wednesday, December 7, 2016 6:33:00 PM // , ,

Wednesday, December 7, 2016
Sarah Melody, nhạc sĩ và người phát ngôn của Thanh niên Nhân quyền Quốc tế Canada
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)


Theo VNTB 
Chúng ta có 30 quyền cơ bản của con người, theo Tuyên ngôn Nhân Quyền Phổ quát, được xây dựng bởi Liên Hợp quốc vào năm 1948 để đưa ra một sự hiểu biết toàn cầu việc đối xử với từng cá nhân như thế nào.
Trước khi tôi trở thành người phát ngôn quốc gia của Thanh Niên Nhân quyền Quốc tế Canada ở tuổi 15 năm 2005, tôi không có ý tưởng gì về quyền con người, và mặc dù các tài liệu đã được công bố khoảng 61 năm trước, tôi biết hầu hết mọi người không biết.
Trở lại năm 2005, tôi đã thúc đẩy việc chống bắt nạt qua bài hát “Song of Peace”, bài hát đã đưa tôi đến đại hội Chống bạo lực ở Toronto, được tổ chức bởi Michael “Pinball” Clemons, người khi đó là huấn luyện viên của Toronto Argonauts. Tôi đã thay mặt cho thế hệ của tôi, trước mặt giáo viên và các nhà lãnh đạo cộng đồng. Bài phát biểu dài ba phút của tôi gây được sự chú ý của Thanh Niên Nhân quyền Quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận phổ biến về quyền con người. Họ hỏi tôi rằng liệu tôi có muốn thay mặt tổ chức. Sau khi nghe video ca nhạc United của họ, một thông điệp đa sắc tộc và chống bắt nạt, và một số video và các tài liệu in ấn, tôi đã nhận lời. Tôi được bổ nhiệm là người phát ngôn thanh niên quốc gia và nhiệm vụ là thay mặt Canada trong Hội nghị cấp cao Nhân quyền Quốc tế năm 2006 tổ chức tại trụ sở của Liên Hợp quốc ở New York.
Nhân quyền là một thuật ngữ toàn cầu mà chúng ta nghe thường xuyên, nhưng nhiều người không thể xác định. Vậy câu hỏi được đặt ra “quyền con người là gì?” Đó là những quyền mà chúng ta được thụ hưởng như là một con người. Mỗi người chúng ta có 30 quyền cơ bản dựa theo Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát, và trong vai trò là người phát ngôn quốc gia, tôi đã nói và hát những bài hát của tôi tại nhiều trường tiểu học và trung học ở khắp Ontario. Chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng với phần còn lại của Canada. Tôi giáo dục trẻ em về quyền con người và tại sao chúng ta phải có trách nhiệm học và phổ biến trên toàn thế giới khi quyền con người không được dạy ở trường lớp cũng như ở nhà. Thông điệp của tôi đến tất cả mọi người không phải là chính trị; nó tập trung vào giáo dục. Ngay cả ở Canada, một nơi tự do, chúng ta vẫn còn có những vấn đề bạo lực trong gia đình và trên đường phố. Bởi giáo dục lẫn nhau, chúng ta có thể hy vọng vào việc loại bỏ điều này.
Thanh niên Nhân quyền Quốc tế hiện nay có hơn 180 tổ chức thành viên tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Australia, Đan Mạch, Ghana, Guyana, Ấn Độ, Nhật Bản, Liberia, Ma-rốc, Puerto Rico, Nam Phi, Uganda, Anh, Mỹ và, tất nhiên, Canada. Tháng 8 vừa qua, tôi đại diện cho Canada tại Hội nghị thượng đỉnh Nhân quyền Quốc tế thường niên lần thứ 6 tại Geneva. Tôi đã gặp gỡ nhiều đại biểu ở độ tuổi từ 16 đến 25 đến từ nhiều nơi trên thế giới với cùng một mục tiêu giáo dục quyền con người trong tâm trí.
Ngày Nhân quyền Quốc tế là ngày 10/12 hàng năm. Bạn có thể làm gì? Tìm hiểu quyền lợi của bạn! Nếu bạn là một bậc cha mẹ hoặc giáo viên, hãy chia sẻ những quyền này với trẻ em của bạn hoặc giúp chúng truyền bá với hội bạn. Hãy tìm hiểu thêm về nhân quyền tại www.youthforhumanrights.org hoặc email info@sarahmelody.com
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát:
1. Tất cả chúng ta đều tự do và bình đẳng. Tất cả chúng ta được sinh ra với tự do. Chúng ta đều có những suy nghĩ và ý tưởng của chúng ta. Chúng ta đều cần được đối xử theo cùng một cách.
2. Đừng phân biệt đối xử. Những quyền này thuộc về tất cả mọi người, cho dù chúng ta khác nhau như thế nào đi chăng nữa.
3. Quyền được sống. Tất cả chúng ta đều có quyền được sống, và sống trong tự do và an toàn.
4. Không có chế độ nô lệ – trong quá khứ và hiện tại. Không ai có bất cứ quyền biến chúng ta thành nô lệ. Chúng ta không thể bắt bất cứ ai làm nô lệ cho chúng ta.
5. Không tra tấn. Không ai có quyền làm tổn thương hoặc tra tấn chúng ta.
6. Chúng ta đều có quyền sử dụng luật pháp. Tôi là một người giống như bạn!
7. Tất cả chúng ta đều được bảo vệ bởi luật pháp. Luật pháp đối xử bình đẳng với tất cả mọi người.
8. Đối xử công bằng bởi tòa án công minh. Chúng ta đều có quyền yêu cầu luật pháp bảo vệ chúng ta khi chúng ta không được đối xử công bằng.
9. Không bị giam giữ một cách không công bằng. Không ai có quyền đưa chúng ta vào tù mà không có một lý do chính đáng và giữ chúng ta ở đó, hoặc bắt chúng ta rời khỏi đất nước của mình.
10. Quyền được xét xử. Nếu chúng ta bị xét xử thì phiên tòa cần phải được công khai. Những người xét xử chúng ta không nên để bất cứ ai nói cho họ phải xét xử như thế nào.
11. Chúng ta được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh có tội. Không ai bị kết tội về một hành động cho đến khi điều đó được chứng minh. Khi ai đó nói rằng chúng ta đã làm một điều xấu, chúng ta có quyền chứng minh cho thấy điều đó không phải là sự thật.
12. Quyền riêng tư. Không ai được quyền làm tổn hại thanh danh của chúng ta. Không ai có quyền đi vào nhà của chúng ta, đọc thư của chúng ta hay làm phiền chúng ta hay gia đình của chúng ta mà không có một lý do chính đáng.
13. Tự do đi lại. Chúng ta đều có quyền đi bất cứ nơi nào mà chúng ta muốn ở đất nước của mình và đi du lịch như chúng ta muốn.
14. Quyền tị nạn. Nếu chúng ta sợ hãi về việc bị đối xử tồi tệ khi ở trong nước của mình, tất cả chúng ta có quyền chạy trốn đến nước khác để được an toàn.
15. Quyền có quốc tịch. Chúng ta đều có quyền thuộc về một quốc gia.
16. Hôn nhân và gia đình. Mỗi người trưởng thành có quyền kết hôn và có một gia đình nếu họ muốn. Đàn ông và phụ nữ đều có quyền như nhau khi họ đã kết hôn, và khi họ được tách ra.
17. Vật dụng của riêng bạn. Mọi người đều có quyền sở hữu hay chia sẻ chúng. Không ai được phép lấy những thứ đó của chúng ta mà không có một lý do chính đáng.
18. Tự do tư tưởng. Tất cả chúng ta có quyền tin vào những gì chúng ta muốn tin, theo một tôn giáo hoặc thay đổi nó nếu chúng ta muốn.
19. Tự do phát biểu những gì chúng ta muốn. Chúng ta đều có quyền suy nghĩ như chúng ta muốn, nói những gì ta nghĩ và chia sẻ ý nghĩ của mình với người khác.
20. Gặp gỡ nơi ta muốn. Chúng ta đều có quyền được gặp gỡ bạn bè của chúng ta và làm việc với nhau trong hòa bình để bảo vệ quyền lợi của mình. Không ai có thể bắt chúng ta tham gia vào một nhóm, nếu chúng ta không muốn.
21. Quyền dân chủ. Chúng ta đều có quyền tham gia vào chính quyền của nước mình. Mỗi người trưởng thành có quyền được phép lựa chọn lãnh đạo của họ.
22. Quyền an sinh xã hội. Chúng ta đều có quyền được nhà ở, y tế, giáo dục và chăm sóc trẻ em, với giá tiền hợp lý, và có đủ tiền để sống và trợ giúp y tế nếu chúng ta bị bệnh hoặc già.
23. Các quyền của người lao động. Mỗi người lớn lên đều có quyền làm việc và có mức lương tương ứng với công việc của mình, và được gia nhập công đoàn.
24. Quyền được chơi. Chúng ta đều có quyền nghỉ ngơi sau khi làm việc, và thư giãn.
25. Một chiếc giường và thực phẩm. Chúng ta đều có quyền được hưởng một cuộc sống tốt đẹp. Các bà mẹ và trẻ em, người già, người thất nghiệp, tàn tật, đều có quyền được chăm sóc.
26. Quyền được giáo dục. Giáo dục là một quyền. Cấp học tiểu học nên được miễn phí. Chúng ta nên tìm hiểu về Liên Hợp quốc và làm thế nào để sống cùng với những người khác. Cha mẹ có thể lựa chọn những gì mà con cái sẽ học.
27. Văn hóa và bản quyền. Bản quyền là một đạo luật đặc biệt bảo vệ những sáng tạo nghệ thuật và những bài viết của chúng ta, những người khác không thể có các bản sao mà không được phép. Chúng ta đều có quyền theo cách riêng của chúng ta về cuộc sống và tận hưởng những điều tốt đẹp mà “nghệ thuật”, khoa học và học tập mang lại.
28. Một thế giới tự do và công bằng. Cần có một trật tự thích hợp để chúng ta có thể hưởng thụ tất cả các quyền và tự do ở đất nước của chúng ta và ở trên khắp thế giới.
29. Trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm với người khác, và chúng ta nên bảo vệ các quyền và tự do của họ.
30. Không ai có thể lấy đi những quyền và tự do của chúng ta.
* Các quyền trên được ghi lại bởi Thanh niên Nhân quyền Quốc tế, chuyển thể và đơn giản hóa từ Tuyên ngôn về Nhân quyền Phổ quát năm 1948. Link gốc: http://www.un.org/en/documents/udhr/
…….
Wednesday, December 7, 2016
Nguyễn Nữ Phương Dung 
Theo Danluan 
Các nhà báo độc lập tại Đại sứ quán Thuỵ Điển. Ảnh: Lê Anh Hùng
Ngày 6/12/2016, kỷ niệm 250 năm (1766-2016) – ngày Thụy Điển ban hành Luật Tự do Báo chí – một bộ luật sớm nhất trên thế giới về tự do báo chí, tự do ngôn luận; Đại sứ quán Thụy Điển Hà Nội đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Tự do Báo chí trong thời đại Internet hiện nay”.
Hội thảo có sự tham gia chia sẻ của các giảng viên báo chí từ một số trường đại học, các chuyên gia xã hội học, chuyên gia truyền thông chiến lược cùng một số nhà báo Thụy Điển phụ trách Châu Á & Việt Nam. Ngoài ra còn có khoảng gần 20 blogger, facebooker, phóng viên tự do, đại diện các hội nhóm XHDS ở Việt Nam như No U FC, Con Đường Việt Nam, trang tin điện tử Dân Luận, Voice, Green Trees, phóng viên RFA VN v.v.v..
Trên tinh thần chia sẻ kiến thức truyền thông và trao đổi về tự do báo chí. 1 số vấn đề được đưa ra trong buổi hội thảo như: Tiềm năng truyền thông internet tại Việt Nam so với thế giới, bùng nổ việc quá tải thông tin trên mạng và người làm truyền thông đối mặt với việc quá tải thông tin, kiểm chứng nguồn tin…. Bên cạnh đó, các phóng viên Thụy Điển cũng chia sẻ những trở ngại khi tác nghiệp tại Việt Nam.
Ông Andreas Mattsson chia sẻ: Ở Việt Nam rất khó xin được visa báo chí để tác nghiệp. Người phóng viên sẽ luôn phải có 1 nhân viên đi theo giám sát trong suốt quá trình tác nghiệp tại Việt Nam, điều đó thật ko dễ tí nào khi chúng ta muốn bảo vệ nhân chứng hoặc bảo mật nguồn tin.
Nhà báo Niklas Sjogren (Đài Truyền hình Quốc gia Thụy Điển) cho biết thêm: Tác nghiệp ở Việt Nam rất khó khăn nó tồi tệ hơn nhiều so với khi tôi tác nghiệp ở Trung Quốc.
Các nhà hoạt động và phóng viên tự do ở Việt Nam cũng đã chia sẻ những khó khăn, mất mát khi tác nghiệp trong môi trường báo chí thiếu tự do, người dân bị hạn chế thông tin từ chính phủ.
Được biết buổi hội thảo có mời đại diện bộ 4T và 1 số vị lãnh đạo truyền thông báo chí nhưng ko thấy ai

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.