Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 10/11/2016

Thursday, November 10, 2016 7:39:00 PM // , ,

Tin Việt Nam – 10/11/2016

Phụ nữ gốc Việt đầu tiên thắng ghế Hạ viện Mỹ

Bà Stephanie Murphy, phụ nữ gốc Việt, vừa thắng chức dân biểu liên bang Hoa Kỳ.
New York Times đưa tin bà Murphy, thuộc đảng Dân chủ được 51,5% phiếu trong khi đối thủ của bà, dân biểu John Mica, người của đảng Cộng hòa, được 48,5% phiếu.
Bà Murphy đại diện cho Ðịa Hạt 7 tại Florida và là phụ nữ người Việt đầu tiên làm dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ.
Người gốc Việt đầu tiên vào Quốc hội Mỹ là ông Joseph Cao (Cao Quang Ánh), cựu dân biểu Địa hạt 2 của tiểu bang Louisiana tại Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2009 đến 2011.
Được biết tên Việt Nam của bà Stephanie Murphy là Ðặng Thị Ngọc Dung.
Bà cùng gia đình vượt biên năm 1979 khi mới được 6 tháng tuổi.
Phản ứng sau khi có kết quả của cuộc bầu cử hôm 8/11, bà Stephanie Murphy viết trên website tranh cử của mình:
“Tôi rất vinh dự và cảm kích bởi sự tin tưởng của người dân Florida đã gửi gắm để tôi để đại diện cho họ tại Quốc hội Hoa Kỳ.”
“Tôi cũng tự hào rằng chiến dịch của chúng ta đã đưa ra tiếng nói về những giá trị và ưu tiên của địa hạt mới và đa dạng này, và đó là lý do tại sao cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi.”
“Đây là một chiến dịch tranh cử tập trung vào các chủ đề chứ không phải là đảng phái và tôi sẽ áp dụng cách tiếp cận tương tự của mình tại thủ đô của đất nước chúng ta.”
“Tôi tham gia vào cuộc đua này bởi vì tôi đã quá thất vọng bởi cơ chế thiếu hiệu quả và bế tắc tại Washington – nơi mà lợi ích đặc biệt và các chính khách chuyên nghiệp là những người duy nhất được hưởng lợi từ một chính phủ yếu kém,” bà nói.

Việt Nam dừng điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tôi hết sức vui mừng được tin Chính phủ Việt Nam dừng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận,” cựu cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) bình luận với BBC về tin Việt Nam dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
“Như thế thì quê hương và người Việt sẽ tránh được những hậu quả khủng khiếp của những vụ khủng hoảng hạt nhân như Tchernobyl hay Fukushima,” Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, Đại học Bách khoa Grenoble nói hôm 10/11.
Tin cho hay Chính phủ bất ngờ trình Quốc hội dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Báo Việt Nam dẫn lời Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Hồng Tịnh mô tả động thái này là “quyết định dũng cảm của Chính phủ”.
‘Nguy cơ’
“Tôi không rõ nguyên nhân thật sự của việc dừng điện hạt nhân Ninh Thuận,” Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn nói.
“Nhưng có thể là vì Chính phủ mới của Việt Nam thấy rõ bài toán điện hạt nhân rất khó giải quyết: nguồn nhân lực, chuyên môn và nguồn tài chính eo hẹp, quá nguy hiểm cho người dân, giá điện hạt nhân càng ngày càng tăng, chất thải phóng xạ không biết phải xử lý thế nào.”
“Hoặc cũng có thể Chính phủ thấy việc Trung Quốc cho vận hành nhiều nhà máy điện hạt nhân gần biên giới làm tăng xác suất và nguy cơ cho đất nước.”
“Từ mấy năm nay, quan điểm của tôi là các dự án nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam không có tính khả thi chút nào.”
“Theo tôi, giải pháp lâu dài là cần dừng điện hạt nhân đề đầu tư mạnh và gấp rút vào năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu suất năng lượng.”
“Đó cũng là lời giải hợp lý nhất của bài toán thay đổi khí hậu. Nhân loại sẽ khỏi cần điện hạt nhân và các nguồn năng lượng có điện như than, dầu, khí, để tránh CO2.”
“Việt Nam cần gấp một cuộc cách mạng về năng lượng, cũng như giáo dục mới có thể theo kịp nền kinh tế số và kinh tế xanh để phát triển bền vững đúng nghĩa”, giáo sư nói với BBC.
Dừng dự án
Báo Tuổi Trẻ hôm 10/11 tường thuật lời ông Lê Hồng Tịnh: “Việc giải phóng mặt bằng và các việc chuẩn bị khác thì có lãng phí. Nhưng mặt bằng đấy chúng ta có thể xây dựng nhà máy điện sử dụng nguyên liệu khác, hoặc phát triển khu công nghiệp. Tôi cho rằng không hoàn toàn lãng phí số tiền đã bỏ ra.”
“Tất nhiên, dù có lãng phí thì việc dừng là cần thiết, còn hơn triển khai tiếp tục, nhập máy móc thiết bị về, rồi đầu tư không hiệu quả thì hậu quả sẽ rất lớn”.
Báo Zing hôm 9/11 trích lời ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam lý giải dự án điện hạt nhân Ninh Thuận phải dừng do “không cạnh tranh được với các nguồn năng lượng khác”.
Tháng 12/2015, Việt Nam loan báo nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ khởi công năm 2020, chậm sáu năm so với kế hoạch ban đầu.
Lý do chính là để xem xét lại điều kiện an toàn của dự án.
Thời điểm đó, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) được xác định là đơn vị thi công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam – Ninh Thuận 1, đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Nhà máy sẽ được xây dựng với vốn vay 8 tỷ đôla của Nga.
Nhà máy thứ hai sẽ do Nhật Bản xây, đặt ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.
Theo kế hoạch ban đầu, đáng ra 2020 nhà máy đầu tiên đã có thể phát điện.
Hôm 10/11, BBC đã liên hệ Ban Quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhưng không nhận được phản hồi.

Tân Tổng thống Trump và điều chỉnh chính sách của VN

Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang có tâm lý chờ đợi (wait and see) khi điều chỉnh chính sách trong bang giao với Hoa Kỳ sau khi ông Donald Trump, tỷ phú thuộc đảng Cộng hòa, vừa đánh bại ứng cử viên Dân chủ, Thượng nghĩ sỹ Hillary Clinton và trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ trong cuộc bỏ phiếu hôm 08/11/2016.
Ý kiến này được Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, thuộc Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoai giao Việt Nam, đưa ra và chia sẻ với Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 10/11.
Từ Hà Nội, học giả này nói:
“Tại thời điểm hiện tại, tôi nghĩ tình hình chung của tất cả các nước trên thế giới vẫn là tâm lý, thái độ ‘wait and see’. Có tình trạng như vậy vì hiện nay ông Trump và phe thắng cử đang trong quá trình chuẩn bị nhân sự và sắp xếp bộ máy, phải cần có thời gian mới đánh giá đầy đủ được…
Tại thời điểm hiện tại, tôi nghĩ tình hình chung của tất cả các nước trên thế giới vẫn là tâm lý, thái độ ‘wait and see’. Có tình trạng như vậy vì hiện nay ông Trump và phe thắng cử đang trong quá trình chuẩn bị nhân sự và sắp xếp bộ máy, phải cần có thời gian mới đánh giá đầy đủ đượcTiến sỹ Trần Việt Thái
“Chứ còn mới chỉ nghe những phát biểu của ông Trump thì quả thật rất là sốc. Còn khi đã có một sự chuẩn bị mà nước Mỹ đã bước vào một thời kỳ mới, chính quyền mới, chúng tôi nghĩ rằng cũng phải tính toán lại một số cách đặt vấn đề trong quan hệ Việt – Mỹ.
“Ở đây là về kinh tế, nhìn xem là họ thúc đẩy thế nào, liệu nó có bị hạ thấp không, vì đây là ưu tiên rất lớn của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ.
“Cái thứ hai là về an ninh quốc phòng, thứ ba là khắc phục hậu quả chiến tranh. Bởi vì khắc phục hậu quả chiến tranh là cần tiền, mà ông Trump đề nghị cắt giảm viện trợ, cắt giảm các khoản hỗ trợ ra bên ngoài để tập trung vào bên trong.
“Do vậy tôi nghĩ rằng đây cũng phải chờ đợi xem cách chính quyền mới của ông ứng xử thế nào,” Tiến sỹ Trần Việt Thái nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC.
Và học giả từ Học viện Ngoại giao của Việt Nam nói thêm:
“Chúng tôi nghĩ rằng đứng ngoài chính quyền mà chỉ trích thì dễ, còn vào thực thi rồi mới khó, thế thì vẫn phải chờ đợi xem bản thân Mỹ thay đổi như thế nào để Việt Nam điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
“Do vậy, với bộ máy hiện nay, tôi tin rằng vẫn sẽ có những cái phù hợp nhất có thể, nhưng mà vẫn phải đợi một thời gian nữa,”Tiến sỹ Trần Việt Thái nói với BBC.
Cần nhìn về lâu dài
Tiếp ý kiến của ông Trần Việt Thái, khi được hỏi cần lưu ý gì thêm trong điều chỉnh chính sách quan hệ, bang giao Việt – Mỹ, từ Đại học Maine của Mỹ, sử gia Ngô Vĩnh Long, Giáo sư và nhà bình luận chính trị, bang giao quốc tế nói với Bàn tròn thứ Năm:
Có thể có lộn xộn sáu bảy tháng đầu, nhưng cuối cùng cũng phải thấy rằng vấn đề an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vấn đề an ninh ở Biển Đông là vấn đề rất quan trọng.Giáo sư Ngô Vĩnh Long
“Tiếp theo những điều mà Tiến sỹ Thái vừa nói, tôi đồng ý với ông. Và tôi cũng xin nói thêm là chúng ta cần phải nhìn vào vấn đề lâu dài.
“Vấn đề lâu dài là như thế nào? Là Mỹ có muốn giữ vị trí như là một nước siêu cường ở trên thế giới hay là không, hay là muốn đánh mất vị thế đó?
“Mà Mỹ vẫn muốn giữ vị thế đó như không những ông Trump muốn làm và ông Trump lại muốn tăng ngân sách quốc phòng nữa, thì tăng ngân sách quốc phòng vào lĩnh vực nào?
“Đối với tôi, vấn đề an ninh trên biển, vấn đề hải quân của Mỹ giữ một vị thế lớn ở trên thế giới là vấn đề rất quan trọng.
“Và nếu như vậy, tôi nghĩ rằng có thể có lộn xộn sáu bảy tháng đầu, nhưng cuối cùng cũng phải thấy rằng vấn đề an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vấn đề an ninh ở Biển Đông là vấn đề rất quan trọng.
“Thành ra tôi nghĩ về lâu về dài sẽ không thay đổi nhiều lắm đối với chính sách xoay trục của ông Obama,” Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói với BBC hôm 10/11.
Mời quý vị theo dõi toàn văn Bàn tròn đặc biệt thứ Năm tuần này của chúng tôi về nước Mỹ vừa có tân Tổng thống (đắc cử) Donald Trump và các thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại cùng tác động có thể có với quốc tế, khu vực và Việt Nam tại đường dẫn sau đây: http://youtu.be/iKAURbLtV80
BBC Việt ngữ sẽ tiếp tục giới thiệu ý kiến của các vị khách tham gia Bàn tròn thứ Năm của chúng tôi về Tổng thống đắc cử Trump của Mỹ và thay đổi, tác động chính sách mới có thể có về đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ. Mời quý vị đón theo dõi.

Cải cách sẽ chậm lại nếu TPP trắc trở

Nam Nguyên, phóng viên RFA
Việt Nam kỳ vọng rất nhiều vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và có những nỗ lực cải cách để được hưởng lợi lớn từ Hiệp định này. Tổng thống đắc cử Donald Trump có xu hướng xem xét lại các Hiệp định thương mại tự do mà Hoa Kỳ đã ký kết, đặc biệt với TPP mà Quốc hội nước này chưa phê chuẩn. Nếu TPP không hiệu lực thì nó sẽ gây ảnh hưởng gì tới quá trình cải cách ở Việt Nam.
Ông Trump chống TPP
Tương lai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà 12 nước trong đó có Việt Nam ký kết vào ngày 4/2/2016 ở New Zealand, đang trở nên bất định hơn bao giờ hết.
Việc này gây cản trở rất lớn đối với tiến trình cải cách của Việt Nam là vì TPP là hiệp định thế hệ mới cao hơn thế hệ cũ và nó tạo động lực thúc đẩy Việt Nam phải cải cách mạnh hơn.
-PGS Ngô Trí Long
Tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ đã thể hiện quan điểm rõ rệt chống TPP, trong giai đoạn tranh cử với lập luận TPP không có lợi cho nước Mỹ. Nếu Quốc hội Hoa Kỳ không phê chuẩn TPP, thì việc này cũng đồng nghĩa với việc TPP không hiệu lực. TPP có điều khoản quy định phải được ít nhất 6 nước phê chuẩn, 6 nước này phải có nền kinh tế gộp chiếm 85% GDP của toàn khối. Trên thực tế Hoa Kỳ chiếm 62% và Nhật Bản 17% GDP toàn khối. TPP có thể hiện thực hay không hầu như tùy thuộc Hoa Kỳ và Nhật Bản.
TPP là Hiệp định thương mại tự do trải dài từ Australia qua một phần châu Á tới châu Mỹ, 12 nền kinh tế của TPP chi phối 40% kinh tế toàn cầu bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chi Lê, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. TPP là Hiệp định tiêu chuẩn cao, đòi hỏi những quốc gia như Việt Nam, phải cải cách thể chế kinh tế và luật pháp sâu rộng để được hưởng lợi ích rất lớn nhờ cắt giảm thuế quan, gia tăng kim ngạch xuất khẩu đặc biệt là sản phẩm dệt may, da giày. Ngoài ra TPP cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Điển hình trong 2 năm 2014-2015, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư 5,8 tỷ USD vào các dự án dệt may ở Việt Nam, nhằm đón bắt cơ hội từ TPP.
Nếu TPP không hiệu lực, quá trình cải cách ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào. Phó Giáo sư Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Tôi thấy quan điểm của ông Trump nếu trở thành Tổng Thống ông ấy sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, hiện nay Việt Nam trông đợi quốc hội của 12 nước đã ký kết thông qua. Việc này gây cản trở rất lớn đối với tiến trình cải cách của Việt Nam là vì TPP là hiệp định thế hệ mới cao hơn thế hệ cũ và nó tạo động lực thúc đẩy Việt Nam phải cải cách mạnh hơn. Cho nên việc này sẽ làm cho tiến trình cải cách của Việt Nam sẽ chậm lại. Điều đó chắc chắn sẽ xẩy ra.”
 Hướng cải cách sẽ thay đổi
Trả lời chúng tôi từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế Hà Nội vẫn nuôi hy vọng TPP sẽ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, vì bản thân TPP cũng mang lại lợi ích cho nước Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất, TS Nguyễn Đức Thành nhận định:
“Nếu mà TPP bị khựng lại, bị lùi lại hay bác bỏ thì tôi nghĩ là nó sẽ ảnh hưởng tới động lực cũng như tính năng động trong việc cải cách của Việt Nam, điều này là có. Nhưng Việt Nam sẽ vẫn phải tiếp tục cải cách bởi vì để tăng hội nhập quốc tế một cách hiệu quả, cũng như là để nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế và kể cả cải thiện nội bộ của nền kinh tế nữa. Nhưng cải cách theo chiều hướng nào, ở những khía cạnh nào thì tôi nghĩ nó sẽ có một số thay đổi.”
Trò chuyện với chúng tôi vào tối 9/11/2016,  chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ Hà Nội nói rằng, có hay không có TPP Việt Nam sẽ vẫn phải đẩy mạnh tiến trình cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế và hàng hóa Việt Nam sẽ tiếp tục vào Hoa Kỳ. Theo lời bà Việt Nam đang có 10 hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, ngoài ra còn có Hiệp định thương mại tự do với EU và một số FTA khác.Trong trường hợp TTP không hiệu lực vì Hoa Kỳ không phê chuẩn, thì cũng còn những cơ hội khác với 10 nước đã cùng ký kết TPP với Việt Nam, theo một hình thức khác thí dụ như ký kết hiệp định song phương chẳng hạn. Vẫn theo lời bà Phạm Chi Lan Việt Nam không còn con đường nào khác là phải tiếp tục cải cách.
Nếu mà TPP bị khựng lại, bị lùi lại hay bác bỏ thì tôi nghĩ là nó sẽ ảnh hưởng tới động lực cũng như tính năng động trong việc cải cách của Việt Nam, điều này là có.
-TS Nguyễn Đức Thành
Cùng về vấn đề vừa nêu, Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:
“Cải cách của kinh tế Việt Nam là yêu cầu cấp thiết hiện nay, cải cách lần thứ nhất đến nay bắt đầu chững lại. Muốn một sự đổi mới phát triển có hiệu quả tốt hơn, thì chắc chắn phải có tiếp tục cải cách lần thứ hai. Hiện nay Việt Nam đã ký kết trên 10 hiệp định thương mại tự do và chuẩn bị ký 4-5 cái nữa. Tất nhiên những hiệp định thương mại tự do này so với TPP thì mức độ thế hệ thấp hơn. Dù đã có những hiệp định kia, nhưng nếu TPP không thực thi thì chắc chắn ảnh hưởng tiến trình cải cách của Việt Nam, đây là điều tất yếu. Tất nhiên nó không phải là dừng hẳn mà nó chậm lại, tiến trình cải cách của Việt Nam sẽ không được thực hiện như kế hoạch mà TPP được ký kết.”
Việt Nam đã chấp nhận nhiều điều kiện khó để được tham gia thị trường mở của TPP, kỳ vọng tăng kim ngạch xuất khẩu hơn 30% nhờ cắt giảm thuế quan. Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là chấp nhận lộ trình cải cách pháp luật tương thích với quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng đối với mọi thành phần doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Chấp nhận các tổ chức xã hội dân sự độc lập, công nhân có quyền thành lập nghiệp đoàn cơ sở và tạo liên kết với các nghiệp đoàn khác. Ngoài ra còn các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lao động, bản quyền, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Khi TPP được ký kết chậm trễ vào ngày 4/2/2016 ở Auckland New Zealand sau 5 năm và rất nhiều vòng đàm phán, giới phân tích cho rằng Quốc hội Hoa Kỳ khó phê chuẩn Hiệp định này trong mùa bầu cử ở nước này, chưa bàn đến nhân tố mới là quan điểm muốn Hoa Kỳ rút khỏi TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Việt Nam có thể cũng chưa chuẩn bị tốt cho tiến trình cải cách để phù hợp với TPP, cùng với sự kiện Quốc hội VN không lên kế hoạch xem xét để thông qua TPP trong kỳ họp thứ hai, giới nghiên cứu đặt câu hỏi nếu không còn TPP thì kế hoạch cải cách của Việt Nam sẽ có những điều chỉnh như thế nào

Bộ trưởng Công Thương:

TPP không phải là tất cả của Việt Nam

Liên quan đến kỳ họp của quốc hội Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương ông Trần Tuấn Anh nói với báo Tuổi trẻ rằng Việt Nam đang đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình.
Ông Trần Tuấn Anh nói như vậy để trả lời câu hỏi là Việt Nam sẽ gặp khó khăn nào về thương mại hay không nếu đối tác Hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) không hình thành trong nhiệm kỳ của tân tổng thống Donald Trump của Mỹ.
Ông Trần Tuấn Anh cho biết là hiện Việt Nam đã có các thỏa ước thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, vì thế mặc dù TPP sẽ tạo cho Việt Nam một môi trường hoạt động thương mại có tầm vóc rất lớn, nhưng đó không phải là tất cả.
Xin nhắc lại là TPP được Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đề xướng bao gồm 12 quốc gia xung quanh Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam nhưng không có Trung quốc. Nhiều người nói rằng TPP cũng là một công cụ để Mỹ và đồng minh kềm chế Trung quốc áp đặt các luật chơi của họ tại châu Á và thế giới.

Việt Nam sẽ dành 5.000 tỉ đồng

xây dựng sân bay Long Thành

Quốc hội Việt Nam sẽ dành một khoảng tiền là 5.000 tỉ đồng để xây dựng sân bay quốc tế Long Thành tại vùng phụ cận của Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là số tiền lấy ra từ ngân sách trị giá 2 triệu tỉ đồng mà nhà nước Việt Nam sẽ dùng để đầu tư công cộng trong giai đoạn 2016-2020.
Ngoài dự án sân bay Long Thành, số tiền này còn được dùng để chi cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, và các dự án xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.
Trong số vốn dùng cho đầu tư công này có 300 ngàn tỉ đồng là vay từ nước ngoài.
Theo nghị quyết của quốc hội Việt Nam về đầu tư công cộng được đưa ra lần này nói rõ là phải tính đến khả năng trả nợ nước ngoài nếu có vay vốn, ngoài ra nghị quyết cũng khuyến khích chính phủ xây dựng hình thức đầu tư hỗn hợp từ vốn nhà nước và tư nhân trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.