Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Hoa Kỳ – 10/11/2016

Thursday, November 10, 2016 7:37:00 PM // , ,

Tin Hoa Kỳ – 10/11/2016

Obama chào đón ông bà Trump đến Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp gặp người kế nhiệm Donald Trump tại Phòng Bầu dục để bàn thảo về việc chuyển giao quyền lực suôn sẻ.
Ông Trump sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ sau khi giành chiến thắng bất ngờ trước Hillary Clinton.
Ông Obama trước đó đã tham gia chiến dịch ngăn ông Trump tiến vào Nhà Trắng và mô tả ứng viên này “không thích hợp” cho vị trí Tổng tư lệnh.
Nhưng Tổng thống Mỹ bây giờ kêu gọi tất cả người Mỹ chấp nhận kết quả cuộc bầu cử hôm 8/11.
“Chúng ta bây giờ cổ vũ cho chiến thắng của ông ấy trong nỗ lực đoàn kết và lãnh đạo nước Mỹ,” ông Obama nói.
Dù bà Clinton nói với những người ủng hộ rằng ông Trump phải được trao “cơ hội làm lãnh đạo,” đã có các cuộc biểu tình phản đối chiến thắng của Trump ở một số bang.
Hàng trăm người biểu tình phản đối Trump ở New York diễu hành trước tháp Trump ở Manhattan đêm 9/11 với những biểu ngữ ghi “[Trump] không phải tổng thống của tôi”.
Cảnh sát trước đó dựng hàng rào bê tông và áp dụng các biện pháp an ninh khác bên ngoài cao ốc tại đại lộ số 5 có thể sẽ là tổng hành dinh của ông Trump trong quá trình chuyển giao quyền lực.
Donald Trump: ‘Chính quyền sẽ phục vụ người dân’
Cũng có ghi nhận về những người biểu tình chặn lối vào tháp Trump tại Chicago đêm 9/11 và hô vang: “Không Trump, Không KKK, Không phát xít Mỹ “.
Tại Oakland, California, và Portland, Oregon, có ghi nhận người biểu tình đốt cờ Mỹ.
‘Điều tốt nhất’
Trong bài phát biểu chiến thắng sáng 9/11, ông Trump tuyên bố sẽ “hàn gắn vết thương chia rẽ”, sau khi cuộc bầu cử gay cấn, và là “tổng thống cho tất cả người Mỹ”.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định ông Obama chân thành về việc chuyển giao quyền lực suôn sẻ khi gặp ông Trump, dù ông nói thêm: “Tôi không cho rằng đó sẽ là cuộc họp dễ dàng”.
Tổng thống mới đắc cử sẽ đến Nhà Trắng sáng 10/11 cùng vợ, Melania, người sẽ có cuộc gặp với Đệ nhất phu nhân Michelle Obama.
Ông Obama, người đã gọi chúc mừng người kế nhiệm sáng 9/11, nói rằng đó là “không có gì phải giấu diếm” về chuyện giữa ông và ông Trump có những khác biệt khá lớn.
Nhưng ông nói thêm rằng “cả hai chúng tôi đều muốn những điều tốt nhất cho nước Mỹ” và ông “phấn khởi” về bài diễn văn của ông Trump đêm trước.
Người điều hành nhóm chuyển giao của ông Trump trong giai đoạn 10 tuần trước lễ nhậm chức là Chris Christie, Thống đốc bang New Jersey.
Tổng thống mới đắc cử, người chưa từng giữ chức vụ dân cử, cho biết ưu tiên trước mắt của ông là khôi phục lại cơ sở hạ tầng và tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Reince Priebus nói: “Donald Trump rất nghiêm túc trong việc trở thành tổng thống,” và nói thêm rằng năng lực thương thuyết sẽ giúp ông trùm kinh doanh nhanh chóng “tạo được những biến chuyển cho người dân Mỹ”.

Tổng thống Trump sẽ làm gì trước?

Ông Donald Trump hứa hẹn sẽ làm gì trong 100 ngày đầu ở Nhà Trắng?
Trong lịch sử chưa từng có ứng viên tổng thống nào giống như nhà phát triển địa ốc New York này.
Những lời phát biểu gây tranh cãi và quan điểm cứng rắn về vấn đề nhập cư của ông đã làm nhiều người trong chính đảng Cộng hòa xa lánh ông, và gây chia rẽ nước Mỹ.
Nhưng lời cam kết sẽ “đặt lợi ích của Hoa Kỳ lên trên hết” đã làm động lòng hàng triệu người Mỹ, những người cảm thấy họ bị chế độ bỏ rơi.
Vậy chúng ta có thể trông đợi gì ở kỳ tổng thống của ông Trump?
Tại một bài diễn văn ở Gettysburg, Pennsylvania hồi tháng trước, ông đã đưa ra một số cam kết ông sẽ thực hiện trong 100 ngày đầu sau khi nhậm chức.
Dựa vào bài diễn văn này và những lần khác ông nói về các ưu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, chúng ta có thể trông đợi những điều sau:
100 ngày đầu:
Bắt đầu quá trình “đưa hơn hai triệu tội phạm và người nhập cư trái phép ra khỏi nước Mỹ”
Ngừng cho người dân các nước được miễn trừ thị thực vào Mỹ nếu các nước này từ chối không nhận lại công dân nước họ
Làm vô hiệu lực tất cả các sắc lệnh của Obama
Hạn chế các quan chức Nhà Trắng trở thành các nhà vận động hành lang
Giới hạn nhiệm kỳ của các nghị sĩ
Hủy tất cả cá đóng góp vào các chương trình biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc
Dùng khoản tiền này để sửa chữa cơ sở hạ tầng ở Mỹ
Gọi Trung Quốc là một quốc gia lũng đoạn tiền tệ
Ông Trump cũng đã có cam kết gây tranh cãi về việc xây một bức tường ở biên giới phía Nam và bắt Mexico trả tiền. Cho đến những ngày chót trong chiến dịch tranh cử, ông vẫn trấn an những người ủng hộ là ông sẽ thực hiện điều này, dù chúng ta chưa rõ ông sẽ làm thế nào và bao giờ.
Một ưu tiên nữa, mặc dù ông không nói trong diễn văn ở Gettysburg, là việc đàm phán lại các hiệp định thương mại, chẳng hạn Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ với Canada và Mexico.
Ông nói các hiệp định này khiến nhiều việc làm ở Mỹ bị chuyển ra nước ngoài.
Ông Trump còn cam kết sẽ xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà ông ca ngợi là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.
Liệu ông Trump có thành công?
Tổng thống Trump không những sẽ có quyền lực với cả Hạ viện và Thượng viện do đảng Cộng hòa nắm quyền – một điều xa xỉ mà người tiền nhiệm của ông chỉ có được trong hai năm – mà còn có quyền lực bổ nhiệm một vị trí còn trống trong Tối cao Pháp viện.
Việc ông tuyên bố làm vô hiệu hóa các sắc lệnh của Tổng thống Obama thì hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền lực tổng thống.
Kế hoạch không trục xuất năm triệu người không có giấy tờ của Obama đã bị một quyết định tòa án ở Texas cản trở và vẫn đóng băng sau khi bị kẹt lại ở Tối cao Pháp viện.
Đó là một trong những quyết định gây tranh cãi nhất và sẽ có ít hy vọng được tiếp tục dưới triều đại Trump.
Tương tự, ông Trump cũng sẽ làm vô hiệu quyết định của ông Obama buộc tất cả những người bán vũ khí phải được cấp giấy phép và kiểm tra nhân thân. Kể cả quyết định bác chính sách miễn giấy phép cho một số người kinh doanh súng qua mạng cũng sẽ bị hủy bỏ.
Nhưng nhiều thành viên Cộng hòa đã không ủng hộ Trump, cho nên dẫu đảng Cộng hòa đang ở thế mạnh nhất trong hơn một thập kỷ, ông Trump nhận trách nhiệm lãnh đạo đảng với những thái độ phản kháng.
Đấy là chưa kể đến các phản đối ông sẽ gặp phải từ phe Dân chủ.
Ông cũng bước vào Nhà Trắng như một ứng viên tổng thống ít được lòng dân nhất trong lịch hiện đương đại, sau một loạt những câu nói gây tranh cãi của ông về phụ nữ và người gốc Mỹ Latin, và nhiều vấn đề khác nữa.

« Với Donald Trump,

chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ “diều hâu” hơn »

Sự kiện ông Donald Trump bất ngờ được bầu làm tổng thống Mỹ tiếp tục được giới quan sát phân tích và bình luận rộng rãi. Trong một bài phỏng vấn dành cho ban Việt Ngữ từ viện Đông Nam Á tại Singapore nơi ông đang được mời đến nghiên cứu, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường đại học George Mason (Hoa Kỳ) đã nêu bật ý nghĩa của sự kiện ông Trump đắc cử, cũng như một số hệ quả đối với nước Mỹ và thế giới.
Trong lãnh vực đối ngoại, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh đến khả năng đường lối của Mỹ sẽ « diều hâu và cứng rắn hơn », trong lúc thách thức đặt ra là cần phải trấn an các đồng minh ở cả châu Âu lẫn châu Á.

Donald Trump đắc cử : Việt Nam thận trọng,

Philippines và Malaysia hài lòng

Vào hôm nay, 10/11/2016, Việt Nam cho biết đã chính thức gởi điện chúc mừng tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump. Theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, giới lãnh đạo Việt Nam đồng thời bày tỏ hy vọng là chính quyền của ông Trump vẫn tiếp tục thúc đẩy và củng cố quan hệ đối tác với Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể du thời tổng thống Obama.
Theo báo chí trong nước, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam đã xác nhận rằng ngay từ hôm qua 09/11/2016, hai lãnh đạo Việt Nam là Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chúc mừng ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Theo ông Lê Hải Bình, trong bức điện, lãnh đạo Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác với Mỹ và mong rằng chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ « tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc mối quan hệ Đối tác toàn diện » giữa hai nước.
Trong số các lãnh vực được nêu bật trong bức điện, dĩ nhiên là có hai lãnh vực hợp tác đã có những bước tiến đáng kể dưới thời tổng thống Obama : an ninh, quốc phòng và hợp tác về các vấn đề khu vực và quốc tế.
Giống như nhiều nước châu Á khác, phản ứng của Việt Nam được cho là khá thận trọng. Vì không nước nào chờ đợi là ông Trump đắc cử.
Tuy nhiên có vẻ vui mừng ra mặt lại là tổng thống Philippines, người từng được mệnh danh là « Trump Phương Đông ». Theo hãng tin Reuters, phát biểu vào hôm qua khi tiếp xúc với cộng đồng người Philippines ở Malaysia, ông Duterte cho biết : « Tôi không muốn tranh cãi với Mỹ nữa, vì Trump đã đắc cử. Tôi muốn chúc mừng tổng thống Trump. Trump muôn năm ! Chúng ta giống nhau ».
Tuyên bố hoan nghênh tổng thống Mỹ tân cử, hoàn toàn trái ngược với những lời thóa mạ, nguyền rủa mà ông Duterte đã dành cho tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng đã gửi lời chúc mừng « chiến thắng phi thường » của ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ. Thủ tướng Malaysia, hiện đang bị bộ Tư pháp Hoa Kỳ nghi là có dính líu đến một vụ biển thủ hàng tỷ đô la từ một quỹ đầu tư nhà nước Malaysia, được cho là có thể hưởng lợi từ chính sách tự cô lập của nước Mỹ.
Trong một bản tuyên bố, ông Najib Razak nhận xét rằng sở dĩ ông Trump giành được chiến thắng, đó là vì ông đã quan tâm đến những người Mỹ bị bỏ lại phía sau, những người muốn thấy chính phủ tập trung chăm lo quyền lợi và phúc lợi của người dân trong nước, hơn là can thiệp vào nước ngoài, điều không có lợi cho nước Mỹ.

Cuba thông báo tập trận

trước khi chúc mừng Donald Trump đắc cử

Một ngày sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, phản ứng đầu tiên của Cuba là  thông báo “tập trận chống kẻ thù”, trước khi chủ tịch Raul Castro gửi điện chúc mừng thắng lợi của nhà tỷ phú Mỹ.
Trong một thông cáo ngắn gọn được bộ Ngoại giao ngày hôm qua, 09/11/2016, chủ tịch Cuba Raul Castro, người đã cùng đồng nhiệm Mỹ Barack Obama mở ra tiến trình bình thường hóa ngoại giao ngoạn mục, đã “ gởi một thông điệp chúc mừng đến ông Donald J. Trump ” đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.
Nhưng trước đó, chính phủ ông Raul Castro thông báo trong tuần tới, Cuba sẽ tiến hành một đợt tập trận “ chiến lược ” cấp quốc gia nhằm đối phó với một cuộc xâm lăng. Theo AFP, đây có thể xem như là một cách phản ứng của chính quyền La Habana trước thắng lợi của ông Donald Trump.
Tại Cuba, việc nhà tỷ phú Mỹ đắc cử đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại trong người dân đảo quốc. Ông Donald Trump trong suốt cuộc vận động tranh cử có cho rằng sẽ xem xét lại một số nhượng bộ mà người tiền nhiệm đã thông qua cho chế độ cộng sản trong khuôn khổ chương trình nối lại bang giao giữa hai nước đưa ra hồi cuối năm 2014.

Nhật Bản lo ngại bị nước Mỹ của Donald Trump bỏ rơi

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gọi điện chúc mừng tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày hôm qua 09/11/2016. Hai bên hẹn gặp nhau vào ngày 17. Theo lãnh đạo Nhật Bản, quan hệ Tokyo-Washington vẫn bền chặt. Trong khi đó, bộ tài chính và Ngân hàng trung ương gián tiếp cho biết sẽ can thiệp để chận đồng Yen lên giá do tâm lý thiếu tin cậy của giới đầu tư sau khi ông Donald Trump đắc cử.
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles phân tích :
Thủ tướng Shinzo Abe linh cảm nhu cầu phải nhấn mạnh tính chất « không lay chuyển » trong quan hệ Mỹ-Nhật sau chiến thắng của ông Donald Trump. Lời tuyên bố gián tiếp để lộ mối lo ngại của thủ tướng Nhật. 
Ông Shinzo Abe lo âu vì trong cuộc vận động tranh cử, ông Trump đã nhiều lần nhắc đến tên nước Nhật để nói rằng đồng minh này đã được Mỹ bảo vệ quá nhiều, với chiếc ô dù hạt nhân, mà không tốn một xu.
Donald Trump dường như không biết rằng tất cả những chi phí hoạt động của các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật, những căn cứ quan trọng nhất trên thế giới ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, từ hóa đơn tiền điện, tiền ga là do Nhật chi trả. 
Thủ tướng Nhật lo ngại tổng thống mới tại Mỹ sẽ xét lại hiệp định an ninh chung Mỹ-Nhật hoặc thậm chí giảm sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực mà kẻ thủ lợi sẽ là Trung Quốc.
Sàn giao dịch Tokyo, ngày 09/11, đã mất 5% trị giá trong khi đồng yen tăng 2,6% so với đô-la. Thị trường Á châu lo ngại với Donald Trump ở Nhà Trắng, nước Mỹ sẽ theo con đường bảo hộ mậu dịch “
Hàn Quốc tin rằng chính sách Mỹ vẫn như trước
Trong khi đó tại bán đảo Triều Tiên, bộ quốc phòng Hàn Quốc tin rằng Donald Trump sẽ không xét lại kế hoạch bố trí hệ thống lá chắn chống tên lửa đạn đạo THAAD. Công việc chuẩn bị đã ” gần như hoàn tất “. Trong cuộc điện đàm với tổng thống Park Geun Hye, ông Donald Trump cam kết ” quyết tâm không lay chuyển “ của Mỹ bảo vệ Hàn Quốc.
Về phần Bắc Triều Tiên, nhật báo chính thức của chế độ Bình Nhưỡng kêu gọi ” chính quyền mới “ của Mỹ ” thay đổi chính sách “.

Donald Trump khiến các đồng minh châu Á lo lắng,

Bắc Kinh hoài nghi

Đối ngoại luôn là xương sống của chính sách của nước Mỹ. Đắc cử tổng thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử hôm 08/11/2016, ông Donald Trump đang có trước mặt một chồng hồ sơ quốc tế lớn mà trong đó Hoa Kỳ đang đóng vai trò chủ chốt. Giới quan sát đang đặc biệt chú ý đến chính sách của Mỹ tới đây với khu vực châu Á, một trọng tâm của chính quyền Obama.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử kéo dài hơn một năm qua, ông Donald Trump chỉ duy nhất có một lần diễn thuyết về chính sách đối ngoại hồi thắng Tư năm nay. Theo ông Trump, Hoa Kỳ không thể còn đóng vai trò sen đầm quốc tế nữa, nước Mỹ phải cắt bớt trợ giúp với bên ngoài trong đó có cả các nước đồng minh.
Bởi thế mà với chiến thắng của Donald Trump các đồng minh của Mỹ ở châu Á chắc chắn không khỏi lo ngại về những cam kết của Washington bảo vệ các đồng minh trước sự lấn lướt về sức mạnh của Trung Quốc cùng mối đe dọa khó lường của Bắc Triều Tiên.
Ở Trung Quốc, việc nhà tỷ phú New York đắc cử tổng thống một cách ngoạn mục đang đặt ra những vấn đề mang tính chiến lược và những vấn đề kinh tế cấp bách.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng viên Cộng Hòa đã nhiều lần hứa lập lại trật tự quan hệ thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Với luận điểm đầy màu sắc bảo hộ của ông Donald Trump « nước Mỹ là trước tiên – America first », Donald Trump đã tuyên bố đòi các nước đồng minh châu Á có quân Mỹ đóng quân để bảo vệ an ninh cho họ phải đóng góp tài chính nếu không có thể Mỹ sẽ rút quân.
Chính quyền Obama đã tốn không ít công sức để Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương ( TPP) được ký kết với 11 nước châu Á nhằm phục vụ cho chính sách xoay trục về châu Á của chính quyền Obama. Thế nhưng, ôgn Donald Trump đã không ít lần phản đối gay gắt hiệp định này, với lý do đó là thỏa thuận phá hoại công ăn việc làm của người Mỹ.
Ông Toshihiro Nakayama, giáo sư Đại học Keiko tại Tokyo phân tích : « TPP không đơn thuần chỉ là một thỏa thuận thương mại mà nó còn có ý nghĩa rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai nước cùng chia sẻ những giá trị chung, cùng tạo ra một trật tự khu vực hoàn thiện liên quan không chỉ đến kinh tế mà cả ngoại giao và an ninh ».
Mối lo của các đồng minh châu Á đã thấy ngay. Ngay sau khi có kết quả bầu cử ở Mỹ, hôm quan Seoul đã nhanh chóng lên tiếng khẳng định rằng việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên sẽ vẫn phải được tiến hành như dự trù dưới chính quyền Trump.
Lãnh đạo nhóm nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền tại Hàn Quốc, ông Chung Jin-suk nhận định sắp tới sẽ phải có những thay đổi ngoạn mục trong bối cảnh an ninh khu vực. Nhưng ông nhấn mạnh « trong mọi trường hợp, liên minh quân sự Mỹ – Hàn không được lung lay vì đó là cơ sở cho sự thịnh vượng của Hàn Quốc ».
Còn tại Tokyo, một thành viên chính phủ Nhật thậm chí còn lên tiếng trước khi có kết quả Donald Trump thắng cử để kêu gọi tổng thống tương lai của Mỹ hãy tuyên bố “bảo đảm các cam kết của Mỹ với các đồng sẽ vẫn mạnh mẽ và tin cậy “. Nhân vật này cũng nói thêm là những phát biểu tranh cử của ông Donald Trup tất nhiên đã gây lo ngại cho chính phủ Nhật, nhưng giờ phải chờ xem liệu tân tổng thống Mỹ có hành động đúng như những gì ông đã nói hay không.
Tuy nhiên theo một số nhà phân tích thì cam kết của Mỹ đối với các đồng minh châu Á, nền tảng cơ sở cho ổng định khu vực chắc sẽ không có gì thay đổi. Donald Trump đã thông báo sẽ tăng cường phương tiện cho hải quân Mỹ. « Chỉ riêng điều này cũng có thể trấn an tâm các đồng minh rằng Hoa Kỳ cam kết về lâu dài sẽ vẫn đóng vai trò người bảo lãnh trật tự tự do ở châu Á », theo nhà phân tích chính trị Alexander Gray, giảng viên Đại học California.
Biểu tượng bất trắc hay một doanh nhân thực dụng
Còn Bắc Kinh đang muốn duy trì mối quan hệ ổn định với Washington nên chủ tịch tập Cận Bình đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng tới tổng thống tân cử Mỹ một cách long trọng. Trong một thông điệp truyền trực tiếp trên truyền hình, ông Tập cận Bình nói « đặt tầm quan trọng lớn trong quan hệ Trung-Mỹ » và ông khẳng định mong muốn cùng ông Trump làm việc để « bảo vệ những nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi ».
Tuy nhiên những lời hứa tranh cử của ông Trump đòi đánh thuế 45% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và những tố cáo chính thức Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng tiền…. đó lại là những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hai nước sẽ khó mà có thể ổn định như mong muốn của ban lãnh đạo Trung Quốc.
Ở Bắc Kinh, nhiều câu hỏi đang được đặt ra xung quanh vị tổng thống tân cử của nước Mỹ. Chuyên gia Giả Khánh Quốc ( Jia Quingguo) thuộc Đại học Bắc Kinh và cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, tóm tắt ngắn gọn : Donald Trump là một « biểu tượng của sự bất trắc ».
Nhưng một số chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, ban lãnh đạo Trung Quốc vốn rất ngán những chỉ trích của Hillary Clinton về vấn đề nhân quyền thì lại nghĩ rằng nhà tài phiệt bất động sản New York có thể sẽ có những ứng xử như một doanh nhân thực dụng.
Trong một thông cáo ra hôm qua (9/111), ông James Zimmerman, lãnh đạo phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc, một người ủng hộ Clinton, nhấn mạnh là : « đọc một diễn văn cứng rắn dễ hơn nhiều so với việc hình thành và đưa ra các quyết định cứng rắn ». Ông cũng nói thêm là « cô lập hay trừng phạt Trung Quốc không phục vụ các lợi ích của nước Mỹ ».

Mỹ: Hàng ngàn người biểu tình phản đối Donald Trump

Sau chiến thắng của ông Donald Trump, trong ngày hôm qua 09/11/2016 nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại nhiều thành phố lớn của Hoa Kỳ để phản đối  tổng thống tân cử và lên án những phát ngôn gây sốc của nhà tỷ phú trong chiến dịch tranh cử vừa qua.
Tại một loạt các thành phố lớn như  New York, Chicago, Seattle, Oakland hay Los Angeles, hàng ngàn người đã xuống đường phản đối thắng lợi bất ngờ của nhà tỷ phú Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống ngày thứ Ba 08/11/2016.
Tại New York, hàng ngàn người biểu tình đã tiến về tòa tháp Tower Trump và tư dinh của vị tổng thống thứ 45 của Mỹ vừa đắc cử tại Fith Avenue. Trong khi đó tại một công viên trong khu Manhattan cũng có hàng trăm người tụ họp hô khẩu hiệu “không phải tổng thống của tôi”.
Tại trung tâm thành phố Chicago, khoảng gần 2 nghìn người đã tập hợp bên ngoài cao ốc của nhà tài phiệt bất động sản, Trump International Hotel and Tower. Người biểu tình giương các khẩu hiệu “Không có Trump” , “ Không có nước Mỹ phân biệt chủng tộc“.  Cảnh sát Chicago đã phong tỏa các phố xung quanh nơi biểu tình. Không có vụ bắt bớ nào xảy ra.
Tại Oakland (California), khoảng 6 nghìn người biểu tình đã phong tỏa đường cao tốc, ném gạch đá vào cảnh sát, đập phá cửa hiệu. Cảnh sát đã phải can thiệp để giải tán biểu tình. Cũng tại bang California, trước đó trong ngày, hơn một nghìn học sinh trung học và giáo viên ở Berkeley đã bãi khóa, biểu tình phản đối chiến thắng của ông Donald Trump với các biều ngữ  “Not My President!” (Không phải là tổng thống của chúng tôi).
Một nữ sinh tham gia biểu tình nói: “Ông Trump đã làm cho chúng tôi thấy rõ sự thù hận còn được phổ biến rộng rãi đến dường nào”. Những người biểu tình lên án mọi sự xâm phạm đến quyền của người nhập cư cũng như việc ông Trump tuyên bố “quân sự hóa” vùng biên giới với Mêhicô.

Teheran lo ngại

bị chính quyền Donald Trump gia tăng trừng phạt

Thắng lợi của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã trở thành nỗi lo của Iran. Ngay sau khi nhà tỷ phú Mỹ thắng cử, tổng thống Iran Hassan Rohani, đã kêu gọi tổng thống tân cử của Mỹ nên tôn trọng thỏa thuận hạt nhân được đúc kết giữa Iran và các cường quốc vào tháng 7/2015 và đã bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2016. Mặc dù các cấm vận quốc tế đang được gỡ bỏ dần, Iran vẫn chưa bình thường hóa quan hệ với nhiều nước trên thế giới do một số lệnh cấm vẫn còn duy trì.
Từ Téhéran, thông tín viên RFI, Siavosh Ghazi giải thích :
Dấu hiệu cho thấy Iran lo lắng. Tổng thống Rohani khẳng định ông Donald Trump sẽ không thể xem xét lại thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc. Ông tuyên bố, thỏa thuận này không phải “ được đúc kết với chỉ một nước hay một chính phủ duy nhất, mà đã được một nghị quyết Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc công nhận nên không thể thay đổi bằng quyết định của một chính phủ ” .
Quả thật, giới lãnh đạo Iran e ngại ông Donald Trump xem xét lại thỏa thuận hạt nhân. Trong suốt cuộc vận động tranh cử, tổng thống tân cử của Hoa Kỳ đã từng tuyên bố sẽ “xé bỏ” thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Nhất là Teheran lo sợ Hoa Kỳ gia tăng các biện pháp trừng phạt. Thật ra, tổng thống Mỹ Barack Obama đã dùng quyền phủ quyết một loạt các lệnh trừng phạt do Quốc hội Mỹ đưa ra. Bởi vì tổng thống tân cử Trump đã cho biết rõ ý định là sẽ không tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm.

Làn sóng bất mãn giúp Donald Trump chiến thắng bất ngờ

Cũng như Al Gore thua George W Bush năm 2000, Hillary Clinton lẽ ra phải thắng nếu bầu cử Mỹ được tổ chức theo lối phổ thông đầu phiếu vì bà hơn đối thủ Donald Trump 1%. Tuy nhiên, từng yếu tố nhỏ phối hợp lại đã giúp cho con ngựa về ngược đánh bại một chính trị gia chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, kiên trì chuẩn bị làm vị nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.
Các yếu tố nào giúp cho Donald Trump làm đảo lộn các tiên đóan ? Biệt tài vận động cử tri của ông có đủ gây tin tưởng cho công luận quốc nội và quốc tế hay không ?
Từ Houston, Texas, chiếc nôi của đảng Cộng hoà, nhà báo Hà Ngọc Cư, thuộc tổ hợp báo Ngày Nay, phân tích :
Nhà báo Hà Ngọc Cư : « Phải nói kết quả cuộc bầu cử này là một cơn địa chấn chính trị tại Mỹ, tất cả mọi người đều ngạc nhiên…. Bên thua thì ngạc nhiên một cách đau khổ, bên thắng ngạc nhiên một cách hạnh phúc. Những lý do đưa đến thất bại của bà Clinton thì có hai điểm chính. Các nhà phân tích đều không thấy cái khả năng vận động người bất mãn của ông Donald Trump… còn bà Clinton, cũng có bốn tử huyệt…… »

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.