Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 15-10-2016

Saturday, October 15, 2016 7:30:00 PM // , ,

Luật sư của Mẹ Nấm nói truyền thông ‘kết tội’ là trái luật

Mẹ Nấm
Image copyrightNGUYEN NGOC NHU QUYNH
Image captionBlogger Mẹ Nấm với khẩu hiệu về thảm họa cá chết
Luật sư được gia đình blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mời bào chữa nói với BBC rằng “việc một số báo, đài truyền hình Việt Nam có nội dung mang tính kết tội bà Quỳnh là trái quy định và coi thường luật pháp”. 
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên Mẹ Nấm, bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ hôm 10/10 tại Nha Trang.
Hiện bà bị tạm giam tại trại giam Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa.
Hôm 13/10, trả lời BBC, luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, người được mẹ bà Quỳnh mời bào chữa cho blogger này, nói: “Có thể sẽ có nhiều thử thách đối với luật sư khi bào chữa trong vụ án liên quan đến an ninh quốc gia.”
“Nhưng đó là một phần của công việc mà luật sư thường gặp phải, vì thế tôi cũng như các luật sư khác không có lo ngại gì trong việc bào chữa cho bà Quỳnh.”
“Điều đáng nói là theo quy định Bộ Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, đối với các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia (Từ Điều 78 đến Điều 91 Bộ luật Hình sự), Viện trưởng Viện Kiểm sát có quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra trong trường hợp “cần giữ bí mật điều tra”.
“Nhiều khả năng phía Viện Kiểm sát sẽ áp dụng quy định này tại giai đoạn điều tra”.
Điều đó có nghĩa là tại giai đoạn điều tra – giai đoạn quan trọng nhất của vụ án, bà Quỳnh không thể thực hiện quyền được có luật sư bào chữa cho mình.”

‘Kích động’

Đề cập về việc clip bắt giữ bà Quỳnh công bố trên kênh ANTV có chi tiết là phát thanh viên đài này đọc “bà Quỳnh kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng”, luật sư bình luận: “Các nước láng giềng với Việt Nam là Lào, Campuchia và Trung Quốc.”
“Ngay lúc này, tôi cũng chưa thể hiểu nổi là bà Quỳnh đã “kích động hận thù” giữa dân tộc Việt Nam với dân tộc ở quốc gia nào. Là dân tộc Campuchia, dân tộc Trung Hoa hay dân tộc Lào?”
“Cần nói thêm rằng Luật hình sự Việt Nam có Điều 87 về Tội phá hoại chính sách đoàn kết, trong đó có hành vi “Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế”.
“Tuy nhiên, tôi không thấy bà Quỳnh bị khởi tố về hành vi này như nội dung truyền thông đã đưa là “kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.”

“Đến thời điểm này, chỉ mới bắt đầu giai đoạn điều tra để xác định bà Quỳnh có đủ yếu tố cấu thành tội danh theo Điều 88 Bộ luật Hình sự hay không. Nói cách khác là chưa thể xác định blogger là người có tội.”
“Việc một số báo, đài truyền hình có nội dung mang tính kết tội bà Quỳnh là trái quy định và coi thường luật pháp.”
“Tuy nhiên, điều này vẫn thường xảy ra tại Việt Nam mỗi khi có ai đó bị điều tra về những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia mà các báo đài đó không hề bị xử lý,” luật sư Luân nói với BBC.
Hôm 12/10, Mỹ và EU kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius ra thông cáo nói ông “quan ngại sâu sắc về các hành động gần đây chống lại các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”.
Thông cáo kêu gọi Việt Nam “thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình trên mạng và ngoài đời mà không lo sợ bị trừng phạt”. – BBC

Người dân chận quốc lộ, tắt đường hơn 30 cây số

Người dân Hải Dương chặn quốc lộ 5
Người dân Hải Dương chặn quốc lộ 5                                                                                  Capture Ypou Tube


Sáng nay, ngày 15 tháng 10 năm 2016 người dân khu công nghiệp Lai Vu thuộc Xã Lai Vu, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương tập trung biểu tình hàng ngàn người lý do ban đầu được nói do khu công nghiệp làm ô nhiễm môi trường sống của dân, cụ thể là công ty Tinh Lợi gây ra nhưng chính quyền không giải quyết. Cuộc biểu tình diễn ra ngay trên quốc lộ số 5 làm kẹt đường một bên quốc lộ.
Xe cộ chiều Hải phòng Hà Nội không di chuyển được, chiều ngược lại thì nhích dần từng mét.
Theo tờ Báo Mới Online thì vụ việc làm tắc nghẽn, tê liệt toàn bộ hoạt động trên tuyến quốc lộ 5 đoạn từ cầu Lai Vu đến Phạm Xá khoảng 30km là do người dân muốn các cấp lãnh đạo Trung ương giải quyết khiếu nại về đất đai trong khu vực đã kéo dài hàng chục năm nay.
Đám đông được giải tỏa sau 6 tiếng đồng hồ hiện nay đường 5 đã được thông tuyến. – RFA

Phản ứng của giáo dân Phú Yên

Vào ngày 14 tháng 10 năm 2016, trên mạng xã hội đã lan truyền chóng mặt văn thư của UBND tỉnh Nghệ An, gửi cho tòa giám mục giáo phận Vinh, yêu cầu tòa giám mục giáo phận Vinh chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Đặng Hữu Nam và không bố trí linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong văn thư này của UBND tỉnh Nghệ An, họ đã đưa ra 3 điều để cáo buộc cha Nam.
Linh mục Đặng Hữu Nam lợi dụng các buổi lễ để rao giảng kích động giáo dân tại các nhà thờ mà linh mục Nam tới làm lễ. Linh mục Nam cũng thường xuyên tiếp đón, tiếp xúc các thành phần, đối tượng Việt Tân, giúp một số người trú ngụ trong nhà thờ giáo xứ Phú Yên, để chống đối nhà nước.
Linh mục Đặng Hữu Nam đã tổ chức kêu gọi môt số đối tượng biểu tình cũng như dẫn dầu giáo dân giáo xứ Phú Yên nộp đơn khiếu kiện Formosa tại Tòa án Kỳ Anh vào các ngày 26 và 27 tháng 09 vừa rồi.
Văn bản gửi cho Giám mục Giáo phận Vinh cũng khẳng định giáo dân cũng như chức sắc thuộc giáo phận Vinh không đồng lòng với các hoạt động của Linh Mục Đặng Hữu Nam cho nên việc Linh mục Nam ở lại không được hoan nghênh.
Vào năm 2013, khi sự việc xảy ra ở giáo họ Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên, khi đó Linh mục Nam còn quản xứ Bình Thuận, thì Linh mục đã lên án mạnh mẽ những hành động của chính quyền Nghệ An là lợi dụng chức vụ để đàn áp, đánh đập, kết án bà con ở giáo xứ Mỹ Yên.
Vào cuối năm 2015, khi đó Linh mục Nam đã về quản xứ quản xứ Phú Yên, giáo hạt Thuận Nghĩa, trong lúc cha đi chữa bệnh về thì có khoảng 26 tên côn đồ đã chặn xe để hành hung và đánh ông, khi còn cách giáo xứ Phú Yên chừng 2km, sự việc này sau đó cũng không được chính quyền làm sáng tỏ.

Giáo dân nói gì?

Tuy nhiên, đáp lại những cáo buộc của chính quyền cộng sản Nghệ An thì ông Báu, thành viên ban hành giáo giáo xứ Phú Yên cho biết, Linh mục Nam là 1 vị mục tử tốt lành, luôn quan tâm đến đời sống của bà con giáo dân, cha là người luôn lên án và chống lại những bất công trong xã hội, nhất là cha đã đồng hành với bà con giáo xứ để đòi lại quyền lợi của bà con trong việc bà con chịu thảm họa môi trường do Formosa gây ra mà không được đền bù, hơn nữa ông cũng cho biết, những lời bịa đặt, kích động của chính quyền Nghệ An đối với Linh mục Nam thì người dân không còn tin.
Ông Báu chia sẻ: “Những lời bịa đặt và vu khống đó của chính quyền cộng sản, thì bây giờ nó quá thừa, dân người ta nghe người ta đọc, người ta nhìn thì người ta càng thêm tức người ta bỏ ngoài ta, người ta không lấy gì làm đều nữa bởi vì họ làm nhiều sự dối trá quá đi”
Ông Phi một giáo dân xứ Phú Yên cũng cho biết, khi đọc được thông báo đó của chính quyền Nghệ An, thì người dân ở đây rất phẫn nộ, vì họ toàn viết sai sự thật, Linh mục Nam là người chỉ đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho bà con giáo dân, chứ không làm gì sai cả: “Chính quyền Nghệ An nói sai sự thật thì người dân cũng rất bất đồng về điều này”
Chia sẻ với chúng tôi về điều này, Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết:
“Thứ nhất là công văn này của tỉnh Nghệ An gửi cho Toà Giám Mục và một số cha trong giáo phận chứ không gửi cho tôi. Qua các công văn đó đã thể hiện rất là rõ cũng như bộ mặt của nhà cầm quyền vì điều đó có lẽ chúng ta cũng thấy rất là nhiều, còn với tôi thì tôi vẫn rất bình thường bởi vì từ lâu tôi đã tập thân mình bị nhiễm trước sự vu chụp của nhà cầm quyền và đặc biệt là chúng tôi hay nói là từ mồm đảng tôi đã miễn nhiễm trước truyền thông của mồm đảng. Còn việc mà họ làm như thế đúng sai và căn cứ của pháp luật như thế nào thì chúng ta cũng có thể phân tích để nó ngay trong nội hàm của công văn đó.”
Linh mục Nam cũng cho biết thêm, từ chiều ngày 14 tháng 10, khi người dân đọc được thông báo, thì bà con giáo dân đã tập trung về giáo xứ để chia sẻ đồng hành với cha, cũng như có ý định lên UBND xã, huyện Quỳnh Lưu để phản đối nhưng cha ngăn cản, bên cạnh đó cũng có rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến để chia sẻ, động viên và đồng hành với cha.
Phần dân thì họ rất phận nỗ người ta cảm thấy vô cũng bức xúc trước những điều này không chỉ là người giáo dân mà thôi mà cả những người chưa có niềm tin tôn giáo may thay cả những người tôn giáo bạn người ta cũng phận nỗ rất là nhiều về thái độ cũng như cách hành xử và đặc biệt với nội dung của công văn của chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh Nghệ An gửi cho Toà Giám Mục

Người dân mong muốn?

Trong văn thư của UBND tình Nghệ An họ yêu cầu tòa giám mục giáo phận Vinh đuổi cha Nam ra khỏi giáo xứ Phú Yên, cũng như tỉnh Nghệ An, tuy nhiên trao đổi với chúng tôi, nhiều bà con giáo dân giáo xứ Phú Yên lại mong muốn cha ở lại, để đồng hành với bà con, nhất là đồng hành với bà con trong việc khởi kiện Formosa, đền bù cho bà con.
Ông Báu cho biết, ông rất muốn Linh mục Nam ở lại giáo xứ Phú Yên “Riêng em, thì em muốn cha Nam sẽ mãi ở giáo xứ Phú Yên, có nhiều người dân cũng biết tin đó, nhưng họ chỉ cười họ nói, trừ khi Đức Giám Mục luân chuyển cha đi thôi, chứ đố thằng nào mà chuyển cha đi, dân không muốn cha đi, cha mà đi thì dân cũng đi”
Ông Phi cũng cho biết, người dân ở giáo xứ Phú Yên không ai muốn Linh mục Nam chuyển đi.“Nếu Đức Giám Mục chuyển cha Nam cha Nam mới có quyền đi, chứ người dân chúng tôi không bao giờ muốn cha Nam đi”
Linh mục Nam cũng cho biết, Đức Giám Mục giáo phận Vinh đã gặp cha Nam để nói chuyện về văn thư của UBND tỉnh Nghệ An, tuy nhiên cha Nam cũng chia sẻ dù trong hoàn cảnh nào cha Nam đều tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của vị chủ chăn giáo phận.
Linh mục Nam chia sẻ: “Trước tiên Đức Giám Mục giáo phận đã liên lạc và đã gặp tôi để nói chuyện trong nội dung văn thư này, tôi vẫn luôn tin tưởng vị giám mục của tôi luôn hành xử đúng luật và khôn ngoan, và ơn Chúa và luôn thể hiện bản sắc của mình cũng như tôn giáo mà Ngài đang lãnh đạo”
Dư luận cũng phản đối rất quyết liệt văn thư này của UBND tỉnh Nghệ An và họ cho rằng UBND tỉnh Nghệ An đã làm sai quy định của pháp luật, đưa ra những điều vô lý, vô căn cứ để quy kết cho Linh mục Nam, bên cạnh đó còn đưa ra yêu cầu vô lý ngoài thẩm quyền của mình khi yêu cầu tòa giám mục giáo phận Vinh chuyển Linh mục Nam đi.
Facebook Trần Bang bày tỏ mong muốn: “Ủng hộ Đức Giám Mục, các Linh mục Giáo phận Vinh, đặc biệt ủng hộ Linh mục Đặng Hữu Nam giáo xứ Phú Yên và nhân dân 5 tỉnh miền Trung quyết tâm đòi công lý cho tất cả nạn nhân thảm họa Formosa Hà Tĩnh, yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam.. – RFA

Chính quyền muốn hạn chế hoạt động của Linh mục Đặng Hữu Nam?

Linh mục Đặng Hữu Nam nói chuyện với ngư dân chờ đợi bên ngoài trụ sở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, 26/9/2016.
Linh mục Đặng Hữu Nam nói chuyện với ngư dân chờ đợi bên ngoài trụ sở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, 26/9/2016.

An Tôn

Nhiều nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam hôm 14/10 đăng trên mạng xã hội bản sao của một công văn được cho là của chính quyền tỉnh Nghệ An trong đó đề nghị Giám mục Giáo phận Vinh hạn chế hoạt động của Linh mục Đặng Hữu Nam, người gần đây đã dẫn đầu hàng trăm người đi nộp đơn kiện liên quan đến một thảm họa môi trường.
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy công văn đề ngày 7/10 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An gửi đến những vị đứng đầu giáo phận Vinh. Công văn có chữ ký của Phó Chủ tịch UBND Lê Xuân Đại và được đóng dấu đỏ.
Công văn nói Linh mục Đặng Hữu Nam đã “nói xấu Đảng, Nhà nước” và “lợi dụng sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung” để biểu tình, khiếu kiện “tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới”. Do đó, theo công văn, chính quyền tỉnh “cực lực phản đối các hành động của Linh mục Đặng Hữu Nam”, đồng thời đề nghị Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp “chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Đặng Hữu Nam và không bố trí Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động mục vụ trên địa bàn Nghệ An”.
Sự cố môi trường được đề cập đến là vụ một nhà máy thuộc hãng Formosa của Đài Loan đã xả thải trái phép ở Hà Tĩnh cách đây hơn 6 tháng làm cá chết hàng loạt ven biển từ tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của hàng trăm ngàn người.
Trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng công văn là một bước đi của chính quyền tỉnh nhằm “trục xuất” Linh mục Nam ra khỏi tỉnh.
VOA đã liên lạc bằng điện thoại với đại diện chính quyền Nghệ An để xác minh văn bản kể trên song không có người nghe máy. Về phía Giám mục Nguyễn Thái Hợp, ông khẳng định với VOA rằng giáo phận của ông có quyền quyết định riêng về vấn đề này:
“Cũng có một số lần Cha Nam nói cũng hơi mạnh, chúng tôi cũng đã góp ý với Cha Nam. Nhưng chuyện đó là một cách nhìn thôi. Còn về vấn đề này chúng tôi có cái độc lập cũng như cái tự trị của chúng tôi trong vấn đề đó. Cho đến hôm nay khi mà chưa có quyết định nào khác, Cha Nam vẫn phụ trách mục vụ tại Phú Yên, nghĩa là Cha Nam vẫn tiếp tục hoạt động như từ trước đến nay”.
Giám mục Hợp cho biết trong quá khứ đã có một số lần chính quyền Nghệ An đưa ra đề nghị tương tự, nhưng “lời đề nghị đó được thực hiện như thế nào lại là chuyện khác”. Ông cho biết về động thái hiện nay của Tòa Giám mục Vinh:
“Chúng tôi cũng đã suy nghĩ và cũng đã nói với Cha Nam. Cho đến hôm nay chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm và chưa có trả lời chính thức cho họ”.
Trên mạng xã hội, nhiều giáo dân bày tỏ rằng việc Linh mục Nam dẫn đầu các cuộc biểu tình và khiếu kiện nhà máy của Formosa là “hoàn toàn chính đáng” và họ “cần có Cha Antôn Đặng Hữu Nam”. Họ coi đề nghị nêu trong công văn của tỉnh Nghệ An là một động thái “vi phạm quyền tự do tôn giáo” và đang kêu gọi cùng nhau lên án động thái này, đồng thời đoàn kết để bảo vệ Linh mục Nam. VOA

LHQ: VN cần tôn trọng các công ước quốc tế về nhân quyền

Người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad Al Hussein.

Lam Thủy

Người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad Al Hussein. đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad Al Hussein hôm thứ Sáu đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về chính sách đàn áp đang tăng của chính quyền Việt Nam đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, kể cả vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Blogger Mẹ Nấm bị bắt hôm 10/10 về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, theo điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam,
Trong một video tải lên trang mạng Dân Làm Báo, một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, cô Phạm Thanh Nghiên, cho biết khi bị bắt, blogger Mẹ Nấm có dặn mẹ thuê luật sư và cho biết chị sẽ tuyệt thực cho đến khi được gặp luật sư mới thôi.
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nói: “Điều 88 có thể khiến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có thể trở thành tội phạm khi họ thực thi các quyền tự do cơ bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hoặc chất vấn chính phủ và các chính sách của chính phủ. Việt Nam dùng các luật mù mờ này để trấn dẹp các quan điểm bất đồng và giam giữ tuỳ tiện những cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ.”
Ông nói thêm: “Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền và huỷ bỏ những cáo buộc chống lại bà Quỳnh và trả tự do cho bà ngay lập tức.”
Về điều 88 của Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Uỷ ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), một nhà hoạt động thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam, nhận xét:
“Đây là điều mà quốc tế đã lên án rất nhiều lần và chúng tôi cũng vận động với Liên Hiệp Quốc cũng như chính phủ Hoa Kỳ và thế giới áp lực Việt Nam phải hủy bỏ điều 88 này. Bởi vì đây là một điều khoản mà chính quyền Việt Nam sẽ dùng để mà bức chế vấn đề tự do ngôn luận, cũng như để mà bắt bớ, đàn áp, giam cầm và xử án những nhà đấu tranh mà bất đồng quan điểm với chế độ.”
Ông nói tiếp: “Một mặt chúng tôi đòi hỏi phía Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm, nhưng nếu không bỏ đi những điều khoản giống như điều 88 thì sẽ có những người mới lại bị chính quyền bắt và trở thành tù nhân lương tâm.”
Ngoài điều 88, người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad Al Hussein còn kêu gọi Hà nội hủy bỏ các điều luật mà theo ông, vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, chẳng hạn như điều 79, 87, 245 và 258 của Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Trao đổi với Đài VOA, Tiến sĩ Thắng cho biết, các nhà vận động nhân quyền đang tiến hành các hành động cụ thể, ví dụ như trong thời gian phía Việt Nam đang thương thảo với phía Hoa Kỳ về hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương, các nhà vận động nhân quyền nhấn mạnh phía Việt Nam phải hình thành một khung luật để tôn trọng nguyên tắc về pháp trị, phải minh bạch trong vấn đề luật pháp, và phải tôn trọng các cam kết của Việt Nam đối với các công ước quốc tế về nhân quyền.
Nhà hoạt động xã hội này nói: “Đồng thời, phía Việt Nam cũng cần loại bỏ các điều luật vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền.”
Tới sáng ngày 15/10, giờ Việt Nam, Việt Nam chưa có phản hồi về phát biểu của Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. – VOA
Nhà hoạt động xã hội này nói: “Đồng thời, phía Việt Nam cũng cần loại bỏ các điều luật vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền.”
Tới sáng ngày 15/10, giờ Việt Nam, Việt Nam chưa có phản hồi về phát biểu của Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. – VOA

Thứ bảy, 15/10/2016 | 21:23 GMT+7

Nghìn người ở Hà Tĩnh chui mái nhà chờ nước rút

Mưa lớn kết hợp việc thuỷ điện xả lũ, hàng nghìn hộ dân ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị cô lập, chờ tiếp tế, ký ức về trận lũ lịch sử 2010 lại tràn về.
Mưa lớn kéo dài hai ngày qua khiến hơn 3.000 nhà dân xã Phương Mỹ – “rốn lũ” huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) ngập lút mái, mọi ngả đường bị chia cắt.


Đã quen với việc chạy lụt, anh Nguyễn Văn Thiện (trú xã Phương Mỹ) cho biết khi thấy nước dâng lên, hai vợ chồng cùng ba người con đã di chuyển tài sản, đồ đạc thiết yếu lên nóc nhà từ tối qua. “Mọi người sinh hoạt trong một không gian chật hẹp, tối om, song mọi thứ vẫn chưa đến mức thiếu thốn, bởi chưa có thiệt hại nhiều. Nếu mưa kéo dài khoảng một ngày nữa, lương thực hao hụt, mọi người sẽ phải nhờ đến cứu trợ của chính quyền”, anh nói.


Xã Phương Mỹ có hàng trăm nhà bị ngập sát mái. Chuẩn bị đón nhận việc này, mỗi gia đình khi làm nhà đều có một cửa xép nhỏ để dễ dàng nhận tiếp tế từ bên ngoài.

Dù có chuẩn bị, một số nhà dân vẫn không kịp di dời những đồ đạc lớn như bàn ghế, thiết bị điện máy. “Sau đợt lũ này, những dụng cụ nào còn dùng được thì sẽ chùi rửa để sử dụng. Đối với quạt điện, nồi cơm điện bị hư hỏng thì phải sắm mới”, ông Nguyễn Văn Thành (trú xã Phương Mỹ) nói.

Chuồng ướt, nhiều gia cầm đứng ngoài trời trên những nhánh sào tre, chờ chủ nhà đưa đi nơi khác trú ẩn. Thống kê đến chiều 15/10, huyện Hương Khê có 400 con gia súc, 40.000 con gia cầm bị cuốn trôi.


Lo sợ tối nay nước dâng cao hơn, nhiều người dân ở xã Phương Điền đã chở con em cùng gia súc, gia cầm đi sơ tán. “6 năm trước, khi em còn nhỏ, trận lũ lịch sử 2010 tràn đến cuốn trôi mọi thứ, bây giờ mỗi khi mưa lũ về ký ức em vẫn ám ảnh”, một học sinh trường THCS Phương Mỹ nói.


Nhiều hộ dân đã đưa xe máy, giường tủ lên tầng hai của trụ sở UBND xã Phương Mỹ để tránh thiệt hại. Em Nguyễn Thị Uyên (12 tuổi) cho hay, tối hôm qua em được bố mẹ đưa lên đây tránh lũ. Cả gia đình đã mang chăn màn, bếp gas lên tạm thời trú ẩn chờ nước rút.


Mưa lũ cũng làm 200 ha lúa mùa bị ngập, 400 ha bưởi Phúc Trạch – đặc sản địa phương bị ảnh hưởng, 1.000 tấn lúa đã thu hoạch bị hư hỏng, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học, đường điện ngập sâu trong nước.


Trường tiểu học Phương Mỹ ngập ngấp nghé tấm biển trường. Huyện Hương Khê đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.


Chiều 15/10, mực nước ở Phương Mỹ có dấu hiệu dừng lại sau hai ngày dâng cao. Tuy vậy, đến khuya, trời đổ mưa trở lại.


Đến tối 15/10, tỉnh Hà Tĩnh có hai người chết, hơn 24.000 nhà dân ở huyện Hương Khê, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, thị xã Kỳ Anh bị ngập nặng. Nhà chức trách nhận định, việc ngập lụt do mưa to cộng hưởng với việc một số hồ thủy điện trên địa bàn xả lũ không thông báo trước, khiến người dân không kịp chuẩn bị.
Áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh từ đêm 13/10 gây mưa lớn các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế trở ra Nghệ An. Trong đó, Quảng Bình là tỉnh thiệt hại nặng hơn cả với 6 người chết, 6 người mất tích, nhiều đoạn đường ngập sâu 3 m. Giao thông Bắc Nam đường sắt, đường bộ qua Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh bị tê liệt, dòng xe nằm chờ ùn tắc cả ngày. – VNExpress

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.