Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Khắp Nơi – 16-10-2016

Sunday, October 16, 2016 8:10:00 PM // , ,

Syria: Quân nổi dậy chiếm thành trì IS 

Xung đột Syria
AP
Lực lượng nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chiếm thị trấn Dabid có ý nghĩa biểu tượng quan trọng với quân IS.
Quân nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã chiếm được thị trấn Dabid ở Syria, một biểu tượng quan trọng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), theo các chỉ huy quân nổi dậy và giới quan sát.
Quân nổi dậy đã chiếm được Dabiq sau khi binh sỹ “IS rút lui”, tổ chức Quan sát nhân quyền của Syria có trụ sở tại Anh nói.
Thị trấn nhỏ nằm ở mạn bắc có giá trị to lớn đối với IS vì một lời tiên tri về ‘một cuộc chiến khải huyền’ và các yếu tố tuyên truyền mạnh của tổ chức khủng bố này.
Bước tiến đối với Dabiq là một phần của một cuộc tấn công rộng lớn hơn do các nhóm quân nổi dậy ở Syria tiến hành.
Ahmed Osman, chỉ huy của nhóm quân nổi dậy Sultan Murad, nói với hãng tin Reuters vào sáng Chủ nhật rằng nhóm này cũng đã chiếm lại ngôi làng Soran ở lân cận.
Tổ chức quan sát Nhân quyền cho Syria nói 1.200 chiến binh IS đã được đưa vào để bảo vệ Dabiq.
Một chỉ huy thuộc Lữ Đoàn Hamza, một nhóm quân nổi dậy , nói với hãng tin AP rằng kháng cự của IS là “tối thiểu”.
Saif Abu Bakr nói IS rút về phía thị trấn lớn hơn là Al-Bab ở phía nam.

‘Quét sạch biên giới’

Ông nói khoảng 2.000 chiến binh nổi dậy đã tham gia vào cuộc tấn công.
Họ được xe tăng và pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của các chiến đấu cơ thuộc liên minh quốc tế.
Bản đồ khu vực Dabiq, Syria.
Bản đồ khu vực Dabiq, Syria.
Dabiq chỉ nằm cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ 10 km.
Hồi tháng Tám, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một cuộc tấn công để quét sạch các phần tử vũ trang ở khu vực biên giới, có nghĩa là nhắm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng và cả quân nổi dậy người Kurd chống lại IS.
Vào tháng Chín, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói đường biên giới dài 91km đã được “hoàn toàn bảo đảm” và “tất cả các tổ chức khủng bố đã bị đẩy lùi”.
Một cuộc chiến được châm ngòi từ cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad hiện đã chia cắt Syria thành nhiều phần. Cuộc chiến đã kéo dài được hơn 5 năm qua và cướp đi khoảng 300.000 sinh mạng.
Tin cho hay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ gặp các ngoại trưởng của Pháp và Đức trong một một phần của một nỗ lực mới nhằm môi giới hòa bình ở Syria.
Tháng trước, một lệnh ngừng bắn sụp đổ chỉ sau một vài ngày và kể từ đó, quân đội chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn đã ném bom thành phố Aleppo, nơi đang trở thành tâm điểm của cuộc xung đột.
Hôm thứ Bảy, ông Kerry đã gặp gỡ Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, cùng với các đại diện từ Iran, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, đây là các quốc gia đang hậu thuẫn các lực lượng quân sự, hay các nhóm nổi dậy hoặc chiến binh khác trong trong cuộc chiến tranh kéo dài.
Không có thỏa thuận cụ thể hoặc lệnh ngừng bắn nào đạt được, nhưng cả Mỹ và Nga đã nói về “những ý tưởng” mới để giải quyết tình hình xung đột.
Chiến sự Syria
AP
Các chiến binh nổi dậy đã chiếm được thành lũy của IS ở Dabid mà chỉ gặp sự kháng cự ‘tối thiểu’ của các lực lượng thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

Tên lửa S-400 của Nga giúp Ấn Độ tăng cường phòng thủ

media
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (P) tại thượng đỉnh BRICS, thành phố Goa, Ấn Độ ngày 16/10/2016. REUTERS/Danish Siddiqui
Thu Hằng
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 15/10/2016 đã ký nhiều hợp đồng với tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề thượng đỉnh BRICS  tại thành phố Goa, Ấn Độ. Với trị giá nhiều chục tỉ đô la cho cả hai lĩnh vực năng lượng và quốc phòng, các hợp đồng trên đánh dấu mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước, cũng như mong muốn hiện đại hóa quân sự của Ấn Độ.
Từ New Delhi, thông tín viên RFI Sébastien Farcis tường trình :
« Theo một số nhà bình luận, hợp đồng mua hệ thống tên lửa địa đối không S-400 có thể thay đổi cán cân trong lĩnh vực quốc phòng tại vùng Nam Á. Thiết bị tân tiến này có thể bắn được ba loại tên lửa, với tầm bắn 400 km, để phòng thủ trước các loại máy bay không người lái, những loại tên lửa khác hay chiến đấu cơ của đối phương. Hệ thống này có thể giúp Ấn Độ lập được mạng lưới phòng thủ trước những cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Pakistan.
Hợp đồng thương mại chính thức sẽ được ký vào năm tới (2017) với trị giá 4,5 tỉ euro. Là nhà cung cấp gần 2/3 vũ khí cho New Delhi, Nga cũng chấp nhận thành lập một công ty liên doanh để sản xuất máy bay trực thăng chiến đấu Kamov 226T trên lãnh thổ Ấn Độ. Mục tiêu mà thủ tướng Narendra Modi muốn hướng tới là phát triển ngành công nghiệp vũ khí cho chính Ấn Độ, hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nước này. 
Vì thế, ông Modi đã yêu cầu các đối tác như Pháp hay Nga, chấp nhận chuyển giao công nghệ khi ký các hợp đồng mua vũ khí có trị giá lớn. Trong trường hợp với Nga, một khu công nghiệp lớn sẽ được phát triển để sản xuất 200 máy bay trực thăng theo giấy phép của Nga ».

Hoa Kỳ cố thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Syria


media
Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry và đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov tại bàn họp ở Lausanne, Thụy Sĩ, ngày 15/10/2016. – REUTERS/Jean-Christophe Bott
Thanh Phương
Hôm nay, 16/10/2016, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Luân Đôn để cùng với các nước châu Âu tìm cách thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Syria, sau khi cuộc hôm qua tại Lausanne ( Thụy Sĩ ) kết thúc mà không đạt kết quả nào.
Cuộc họp tại Lausanne đã không đề ra được một kế hoạch để tái lập lệnh ngưng bắn ở Syria, vào lúc mà Hoa Kỳ và Nga tố cáo nhau là phá hoại hòa bình, còn trên trận địa thì chiến sự vẫn diễn ra ác liệt. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho rằng cuộc họp hôm qua đã đưa ra những ý tưởng mới, sẽ được cụ thể hóa trong những ngày tới, để đạt đến một lệnh ngưng bắn mới, vững chắc hơn là những lệnh hưu chiến trước đây.
Lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ hôm nay tiếp tục các nỗ lực của ông với cuộc gặp Ngoại trưởng Anh Boris Johnson và một số đồng nhiệm châu Âu khác tại Luân Đôn. Anh Quốc, Pháp, Đức và Ý là những quốc gia thuộc Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria ( ISSG ). Nhưng Hoa Kỳ cho rằng nhóm này có quá nhiều thành viên nên không thể ra những quyết định nhanh chóng và cuộc họp ở Lausanne có lợi ở chổ là chỉ quy tụ những tác nhân chính của cuộc khủng hoảng Syria.
Trong khi đó, nước Nga vẫn không giảm sự trợ giúp cho chế độ Bachar al-Assad. Các khu phố ở Aleppo hôm qua một lần nữa đã bị oanh kích dồn dập, theo Đài Quan sát Nhân quyền Syria. Còn trên trận địa, cũng theo tin từ Đài Quan sát Nhân quyền Syria, các chiến binh của phe đối lập Syria được Thổ Nhĩ Kỳ yểm trợ hôm nay đã chiếm được thành phố Dabiq, một cứ địa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daech, nằm gần biên giới Syria -Thổ Nhĩ Kỳ. – RFI

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.