Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Chuyến công du đầu tiên thử thách chiến lược ngoại giao của Biden

Friday, June 11, 2021 6:21:00 PM // ,

VNExpress

Thứ năm, 10/6/2021, 14:35 (GMT+7)

Quan chức Mỹ tránh dùng ngôn từ gay gắt, cố gắng thuyết phục Trung Quốc khi nhấn mạnh họ cũng có lợi ích khi xác định được nguồn gốc Covid-19.

Trung Quốc, nơi ghi nhận các ca Covid-19 đầu tiên, có dân cư đông đúc và mức độ đi lại toàn cầu cao, khiến cho virus có điều kiện để dễ dàng lây lan nhanh chóng. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn được cho là thiếu minh bạch về cách nCoV lây lan trong giai đoạn dịch khởi phát.

Khi giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán nóng trở lại, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với một số lựa chọn rất khó khăn về cách làm thế nào để theo đuổi nó. Với vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, việc yêu cầu nước này minh bạch về nguồn gốc Covid-19 là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Antony Blinken tại Wilmington hồi tháng 11/2020. Ảnh: AP.

Antony Blinken tại Wilmington hồi tháng 11/2020. Ảnh: AP.

Mỹ hiện chưa khởi động chiến dịch gây áp lực công khai với Trung Quốc về nguồn gốc Covid-19. Các quan chức hàng đầu của chính quyền Biden gần đây liên tục đối mặt với cùng một câu hỏi: Làm thế nào để khiến Trung Quốc, nước rõ ràng miễn cưỡng cung cấp thông tin, chấp nhận hợp tác với các nhà điều tra quốc tế?

Các quan chức chính quyền Biden hiện nghiêng về hướng chìa "củ cà rốt" hơn là "cây gậy". Họ đang cố thuyết phục Bắc Kinh bằng cách nhiều lần nhấn mạnh rằng Trung Quốc cũng có lợi trong việc tìm hiểu sự thật.

Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của chính phủ Mỹ Anthony S. Fauci tuần này nói trên MSNBC rằng "rõ ràng Trung Quốc có lợi ích khi tìm ra nguồn gốc chính xác của virus". Người dẫn chương trình Willie Geist hỏi lại rằng: "Nhưng chẳng phải họ cũng có lợi ích khi che giấu thông tin nếu nCoV thật sự rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay sao?"

Fauci đã tránh trả lời câu hỏi này. "Tôi không muốn suy đoán về điều đó, bởi vì mỗi khi tôi nói điều gì đó như vậy, anh biết rồi đấy, người ta sẽ đưa câu nói của tôi ra khỏi ngữ cảnh và nó sẽ được chia sẻ chóng mặt trên Twitter", Fauci nói. "Vì vậy, tôi sẽ để vấn đề đó cho người khác nhận định".

Trong cuộc phỏng vấn được phát sóng cuối tuần trước trên HBO, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng bày tỏ quan điểm giống Fauci rằng "Trung Quốc có lợi ích khi xác định được nguồn gốc nCoV".

Tuy nhiên, theo Aaron Blake, nhà bình luận của Washington Post, Trung Quốc có thể muốn tìm ra sự thật, nhưng không nhất thiết phải công khai thông tin đó cho thế giới. "Có nhiều lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ phải đối diện những phát hiện bất lợi. Nếu nCoV được xác định là rò rỉ từ phòng thí nghiệm, điều đó không chỉ cho thấy họ đã che đậy nó trong hơn 1,5 năm qua, công chúng cũng sẽ yêu cầu truy cứu trách nhiệm người làm virus thoát ra ngoài", Blake viết.

Ít nhất, Blinken dường như ám chỉ ý rằng Trung Quốc có thể phải chịu trách nhiệm nếu không hợp tác. "Nếu họ muốn trở thành người chơi có trách nhiệm trên trường quốc tế, rõ ràng họ cũng có lợi ích khi làm mọi thứ có thể để cung cấp tất cả thông tin, nhằm đảm bảo rằng chúng ta có thể ngăn chặn đại dịch xảy ra một lần nữa", Ngoại trưởng nói. Tuy nhiên, ông không nói rõ áp lực thật sự Mỹ có thể gây ra để Trung Quốc "chịu trách nhiệm" là gì.

Hồi đầu tuần, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki được hỏi về các bước Mỹ đang thực hiện để gây sức ép với Trung Quốc và bà chỉ trả lời chung chung là "tương tác, chắc chắn là ở cấp cao nhất" với Trung Quốc và Mỹ sẽ làm việc với WHO cùng các đối tác quốc tế để "gây áp lực". Bà nói thêm rằng "chúng tôi sẽ không ngồi yên chấp nhận việc họ nói rằng họ sẽ tham gia".

"Bình luận này tương đồng với phát ngôn của Blinken, nhưng việc cho rằng Trung Quốc đang cảm thấy và nên cảm thấy áp lực để làm điều đúng đắn là một sự đảm bảo mơ hồ. Chúng ta vẫn chưa biết chính xác áp lực đó là gì", Blake bình luận.

"Tuy nhiên, cũng có thể có những điều đang xảy ra đằng sau hậu trường mà chúng ta không biết. Ngoại giao thường được tiến hành tốt nhất sau những cánh cửa đóng kín", Blake nhận xét thêm. "Nhưng chúng ta đã thực hiện ngoại giao kiểu đó suốt 1,5 năm qua mà Trung Quốc vẫn tiếp tục không cởi mở với cộng đồng quốc tế".

Bắc Kinh được cho là đã hạn chế đáng kể phạm vi cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Vũ Hán hồi đầu năm. Nhóm chuyên gia quốc tế bị từ chối tiếp cận những thông tin và nhân sự quan trọng tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Do không có bằng chứng phủ định giả thuyết, họ kết luận việc rò rỉ virus từ WIV "cực kỳ khó xảy ra".

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, người thường bị cáo buộc thiên vị Trung Quốc, sau đó cho rằng kết quả nghiên cứu "không đủ bao quát" và nói rằng vẫn cần điều tra thêm khả năng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm.

Cuối tháng trước, các quan chức Mỹ tại Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết định của WHO, đã kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế mới về nguồn gốc virus. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc cho rằng họ đã hoàn thành "phần việc" của mình trong cuộc điều tra của WHO và nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc virus giờ đây nên tập trung vào nơi khác, ám chỉ giả thuyết được Bắc Kinh đưa ra là nCoV được "nhập khẩu" vào Trung Quốc, có thể qua thực phẩm đông lạnh.

"Có lẽ sự trỗi dậy của giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm và chính sách ngoại giao kín đáo và tinh tế hơn sẽ khiến Trung Quốc thay đổi", Blake nói. "Nhưng có rất nhiều lý do để hoài nghi về điều đó".

Phương Vũ (Theo Washington Post) 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.