Không còn là về Đài Loan, mà là về chúng ta
Tác giả : John Mills Biên dịch : Yến Nhi | Nguồn: The Epoch Times | Ngày đăng: 2021-05-19 |
Tình huống lặp lại năm 1941 — giống như Nhật Bản, Trung Quốc rất dễ bị tổn thương khi bị cắt khỏi những gì họ cần có để tồn tại.
Ngoại trưởng Antony Blinken diễn thuyết về các ưu tiên của chính phủ TT Joe Biden tại Bộ Ngoại giao ở Hoa Thịnh Đốn hôm 03/03/2021. (Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/Pool/AFP/Getty Images)
Đô đốc (đã nghỉ hưu) Stavridis có viết một cuốn sách mang tên “2034,” trong đó viết về một cuộc chiến nổ ra với Trung Quốc. Nó leo thang thành chiến tranh nguyên tử và xâm chiếm Đài Loan. Đã có một số đánh giá thú vị khi vị Đô đốc này (có một đồng tác giả) tích lũy doanh số bán sách dựa trên địa vị trước đây của mình. Stavridis nổi tiếng với tư cách là một Sĩ quan Cao cấp về hưu có tiếng nói và nằm trong cái mà chúng tôi gọi là Câu lạc bộ Các tướng lĩnh và Đô đốc đã Nghỉ hưu, một nhóm rất độc quyền.
Và sau đó Ngoại trưởng Blinken đưa ra một bình luận gây mầm hỗn loạn, nói rằng “mục đích của chúng tôi là không nhằm kiềm chế Trung Quốc.” Cách dùng từ ngữ và bình luận của ông Blinken không khác gì gỡ bỏ xiềng xích cho các nhà hoạch định của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và có lẽ là bảo đảm cho cuộc xung đột, đúng y như các hành động của chúng ta với Nhật Bản vào năm 1941.
Có lẽ “kiềm chế” không phải là từ phù hợp chính xác cho Chính sách của Hoa Kỳ về Trung Quốc, nhưng một cách diễn đạt rất gần với nghĩa của từ này nên được sử dụng. Trung Quốc cần những gì chúng ta có, họ cần nó ngay bây giờ, và Chính phủ hiện nay của chúng ta có vẻ như không nhận ra lợi thế mà họ hiện có và đang hăng hái đưa ra những bình luận chính sách ngây ngô, vốn được phân tích quá đà bởi cỗ máy chiến tranh thông tin của Trung Cộng.
Bẫy Thucydides? Có lẽ vậy
Một hình tượng thường được sử dụng nhưng khó phát âm là Bẫy Thucydides, thường được dùng để mô tả thảm họa đang đến gần. Nói một cách đơn giản, đó là sự xung đột giữa một cường quốc đang trỗi dậy với một thế lực thống trị đang suy yếu.
Trung Quốc có thể được gán cho thuật ngữ “cường quốc đang trỗi dậy,” nhưng phần lớn việc đẩy nhanh tiến trình cho chiến tranh là nhu cầu cấp thiết của họ đối với những gì chúng ta có. Vì vậy, một “cường quốc liều lĩnh” có thể là thích hợp hơn đối với Trung Cộng.
Theo nhiều cách, chúng ta đang quay trở lại một chiến lược lớn trong thời Thế chiến II về các trung tâm sản xuất, kiểm soát tài nguyên, và khả năng tạo ra nguyên vật liệu chiến tranh trên quy mô lớn. Đài Loan là trung tâm chế tạo chip của chúng ta và phải được bảo vệ như Thung lũng Silicon phía Tây của chúng ta. Liệu chúng ta có để Detroit rơi vào tay phe Trục [còn được gọi là “Trục Rome–Berlin–Tokyo”] trong Thế chiến II mà chỉ nhún vai hay không?
Tôi đề xuất Chính phủ ông Biden chuyển sang chế độ “Kho vũ khí Dân chủ” (Arsenal of Democracy) ngay lập tức để xây dựng năng lực răn đe và ngăn chặn chiến tranh, nhưng dường như đó không phải là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ này.
Có thể những ưu tiên của Chính phủ này là biến những cậu bé thành những cô bé, biến những người khai thác than thành những lập trình viên, hoặc giao phó cho ông William Burns làm người đứng đầu CIA – một người được bổ nhiệm với những mối quan hệ cực kỳ đáng ngờ, vốn là những ưu tiên không những không gây ấn tượng mà còn khiến Trung Cộng bạo dạn hơn. Chúng ta cần xích lại gần nhau như một quốc gia và nhận ra mối đe dọa sống còn hiện hữu trước mắt mà chúng ta đang đối mặt.
Việc nhanh chóng thiết lập khu vực thương mại “Đồng Thịnh Vượng” ở quần đảo Philippines sẽ là cách tốt hơn nhiều để thực hiện công việc hậu cần và trù tính các nhiệm vụ cho những kế hoạch quân sự phức tạp. Quân đội và chính phủ Philippines không thể làm gì nhiều nếu một nhóm đổ bộ lớn của Trung Quốc xuất hiện mà không hề cảnh báo tại một bãi biển lớn hoặc cảng biển (chẳng hạn như Căn cứ Hải quân cũ của Hoa Kỳ tại Vịnh Subic).
Hành động này sẽ bảo đảm vai phải của PLAN tiến sâu vào Thái Bình Dương. Hoạt động của Philippines cũng sẽ khiến PLA/PLAN hành động khó khăn hơn nhiều đối với Đài Loan.
Đài Loan không còn là vấn đề thống nhất — đó là về hai điều: Bảo đảm an toàn cho cơ sở công nghiệp sản xuất chip TSMC (Thung lũng Silicon phía Tây cho Hoa Kỳ) và bảo đảm vai trái của điểm tiếp cận chính của họ đến chuỗi đảo thứ hai, bao gồm lãnh thổ có chủ quyền Guam của Hoa Kỳ và quần đảo Bắc Marianna.
Khi Trung Cộng tiến đánh Philippines hoặc Đài Loan, họ sẽ không dừng lại. Đó là về việc hạ gục Hoa Kỳ và thay thế chúng ta. Mọi thứ sẽ được đưa lên bàn thảo luận, bao gồm cả các cuộc tấn công hạt nhân đối với lãnh thổ có chủ quyền của Hoa Kỳ.
Tránh chiến tranh
Chúng ta có ưu thế và có thể tránh được cuộc chiến này, nhưng chính phủ hiện tại dường như không biết điều đó.
Điều quan trọng nhất là chính phủ ông Biden cần phải nhận thấy rằng họ đang đối mặt với một cuộc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Không phải vào năm 2034, mà là ngay bây giờ. Hoa Kỳ có quyền kiểm soát quyết định đối với thực phẩm, năng lượng, và các thị trường vốn mà chính phủ này phải bắt đầu sử dụng như những công cụ chống lại những chuẩn bị trước về quân sự liên tục gia tăng của Trung Cộng. Công ty và cơ sở công nghiệp của Quân đội Hoa Kỳ cần được đặt vào vị trí khẩn cấp để ngăn chặn chiến tranh.
Việc này bao gồm cả các quy tắc thời Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh đã bị quên lãng về một cơ sở công nghiệp trên quy mô lớn. Mối quan hệ đối tác công-tư về đóng tàu của Hải quân cần phải thực hiện theo một lịch trình 24/7 để tái thiết lập chính nó và thoát khỏi tình trạng ảm đạm của nó. Theo tính toán của tôi thì, về cơ bản có hai xưởng cạn đóng tàu cỡ lớn ở Bờ Tây, và việc những xưởng này đưa một mẫu hạm bị hư hại do chiến đấu trở lại hoạt động là sẽ cần thiết hơn cả.
Hơn nữa, “các làn” sẵn có dành cho việc đóng tàu lớn ở Bờ Tây đã được lấp đầy bởi tốc độ đóng tàu và sửa chữa tàu nhàn nhã hiện nay của Hải quân. Không có khả năng tăng đột biến như hiện nay để sửa chữa hoặc xây dựng. Về cơ bản, kênh đào Panama đã thuộc quyền kiểm soát của Trung Cộng, vì vậy việc tận dụng các nhà máy đóng tàu ở bờ Đông và bờ Vịnh là điều không chắc chắn.
Đây chính là một cuộc khủng hoảng hải quân. [Cố đô đốc] Halsey (và [cố tổng thống] Reagan) có lẽ cũng bối rối trước tình trạng hiện tại của hải quân.
Đây chính là một cuộc khủng hoảng hải quân. [Cố đô đốc] Halsey (và [cố tổng thống] Reagan) có lẽ cũng bối rối trước tình trạng hiện tại của hải quân.
Cần ngay lập tức cấp vốn lớn cho cơ sở công nghiệp đóng tàu và chương trình đóng tàu. Một nguyên tắc quan trọng để khiến cho việc này phát triển hiệu quả: đó là phải cấp vốn và cấp phép trong nhiều năm, để nguồn vốn có thể được sử dụng một cách sáng suốt theo thời gian, không phải tuân theo các chu kỳ một năm kém hiệu quả khủng khiếp làm tăng đáng kể chi phí trong các kế hoạch cấp vốn do tình trạng hết sức không ổn định về ngân sách.
Lực lượng Không quân cần quan tâm tương tự ngay lập tức để tạo ra Lực lượng Không quân áp đảo. Thủy quân lục chiến, Lục quân, và Lực lượng Không gian cũng cần có sự thay đổi và quy mô phù hợp. Các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn cần được mở rộng đáng kể cho các đảo Thái Bình Dương, Alaska và lục địa Hoa Kỳ. Một khi Trung Cộng bắt đầu, mọi thứ sẽ đều có thể xảy ra.
Khu tự trị Capital Hill hiện giờ có thể trông giống như một sự hỗn loạn, nhưng nó sẽ không bị hỗn loạn khi Trung Cộng mở một cuộc tấn công nguyên tử vào Seattle. Còn nhiều việc nữa cần phải làm, nhưng tất cả đều bắt đầu từ sự quyết tâm và thông suốt của vị tổng thống cầm quyền. Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu. Chúng ta càng không rõ ràng, thì sau này chúng ta sẽ càng đổ máu nhiều hơn.
Cánh cửa đang nhanh chóng đóng lại đối với ngay cả những người theo dõi chính phủ lạc quan nhất và đối với niềm hy vọng của họ về việc Ngoại trưởng Blinken và một số người khác đang chủ trương răn đe thành công một Trung Quốc trơ tráo.
Nếu chính phủ hiện tại từ chối xem xét tình huống này một cách nghiêm túc, có lẽ chúng ta cần chính phủ tiền nhiệm trở lại cương vị để bảo vệ người dân Hoa Kỳ và đất nước này. Nhưng, những kết quả cuối cùng của cuộc kiểm phiếu lại pháp y đối với cuộc bầu cử ở quận Maricopa lại là tài liệu cho một câu chuyện khác./.
Đại tá đã nghỉ hưu John Mills là một chuyên gia an ninh quốc gia phục vụ trong 5 thời kỳ: Chiến tranh Lạnh, Chia rẽ Hòa bình, Chiến tranh chống Khủng bố, Thế giới Hỗn loạn, và hiện nay là Cuộc cạnh tranh Quyền lực Lớn. Ông là cựu giám đốc về chính sách an ninh mạng, chiến lược, và các vấn đề quốc tế tại Bộ Quốc phòng. Trên Gab: @ColonelRETJohn. Trên Telegram: Daily Missive |
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
John Mills thực hiện
Yến Nhi biên dịch
Yến Nhi biên dịch
----------
0 comments