Khi ‘Vòm sắt’ gặp mưa rocket giữa lò lửa Trung Đông
Thursday, May 20, 2021
8:23:00 AM
//
- Slider
,
Tin Trung Đông
Tác giả : Tuấn Đạt | Nguồn: Báo Mai | Ngày đăng: 2021-05-19 |
Giữa tình hình bạo lực leo thang do các cuộc đụng độ tại Jerusalem, một âm thanh quen thuộc đã trở lại miền Nam Israel: Tiếng còi báo động tên lửa và tiếng khai hỏa của hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome (Vòm sắt).
Trong khi các tên lửa của lực lượng Hamas phần lớn bị vô hiệu hóa bởi hệ thống phòng thủ của Israel thì các cuộc không kích của Israel vào Gaza rất dữ dội. Hàng trăm tên lửa được phóng từ dải Gaza đã giết chết 6 người Israel. Tên lửa của Israel khiến ít nhất 65 người Palestine, trong đó có 16 trẻ em, thiệt mạng, theo cơ quan y tế Dải Gaza.
Vào ngày 11/5, Hamas đã phóng hàng loạt tên lửa vào Tel Aviv, thành phố lớn nhất của Israel. Theo thông báo của lực lượng này, việc phóng tên lửa nhằm trả đũa cho việc một tòa nhà cao tầng ở Gaza đã bị phá hủy bởi một cuộc không kích của Israel.
Vào ngày 11/5, Hamas đã phóng hàng loạt tên lửa vào Tel Aviv, thành phố lớn nhất của Israel. Theo thông báo của lực lượng này, việc phóng tên lửa nhằm trả đũa cho việc một tòa nhà cao tầng ở Gaza đã bị phá hủy bởi một cuộc không kích của Israel.
Rocket từ phía Hamas ở Gaza nhắm vào Tel Aviv ngày 11/5 để trả đũa cuộc không kích của Israel vào tòa nhà 12 tầng.
Iron Dome là gì?
Iron Dome là một hệ thống phòng không được phát triển bởi công ty Hệ thống Phòng thủ Nâng cao Rafael và công ty Công nghiệp Hàng không vũ trụ Israel, dưới sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Mỹ.
Hệ thống Iron Dome lần đầu tiên được đưa vào trang bị năm 2011. Nó được thiết kế các loại tên lửa và pháo tầm ngắn như những loại được bắn từ Gaza. Hai hệ thống riêng biệt khác là David’s Sling và Arrow được thiết kế nhằm đối phó với các mối đe dọa tầm trung và tầm xa như máy bay, UAV, tên lửa và các loại đầu đạn phản lực.
Hệ thống Iron Dome lần đầu tiên được đưa vào trang bị năm 2011. Nó được thiết kế các loại tên lửa và pháo tầm ngắn như những loại được bắn từ Gaza. Hai hệ thống riêng biệt khác là David’s Sling và Arrow được thiết kế nhằm đối phó với các mối đe dọa tầm trung và tầm xa như máy bay, UAV, tên lửa và các loại đầu đạn phản lực.
Iron Dome dựa vào hệ thống radar và phân tích liệu tên lửa bay tới có phải mối đe dọa hay không. Nó chỉ đánh chặn nếu xác định tên lửa có nguy cơ tấn công vào khu vực đông dân cư hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng.
Các tên lửa đánh chặn sẽ được bắn theo phương thẳng đứng từ các đơn vị cơ động hoặc bãi phóng tĩnh. Chúng được thiết kế để kích nổ các tên lửa đang bay tới trên không, tạo ra các vụ nổ trên bầu trời kèm theo tiếng còi cảnh báo.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome khai hỏa tại thành phố Ashkelon.
Các quan chức Israel cho biết phần cứng của hệ thống không thay đổi kể từ lần đầu tiên triển khai. Tuy nhiên, những nâng cấp về phần mềm đã giúp hệ thống hoạt động tốt hơn trong những năm qua.
Mose Patel, người đứng đầu Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel, Bộ Quốc phòng, cho biết Iron Dome “có khả năng chống lại tên lửa hành trình, máy bay không người lái và hơn thế nữa, bao gồm cả các mối đe dọa thậm chí không tồn tại trên thực địa vào thời điểm này nhưng có thể xuất hiện trong thời gian tới”.
Một số nhà phê bình từ lâu đã cho rằng Iron Dome về cơ bản là để kéo dài xung đột. “Theo thời gian, Iron Dome có thể gây hại nhiều hơn là có lợi”, nhà khoa học chính trị Israel Yoav Fromer bình luận trên tờ The Washington Post.
“Khả năng bảo vệ người Israel khỏi các cuộc tấn công tên lửa của Iron Dome sẽ không bao giờ xóa bỏ được xung đột”, ông Fromer cho biết.
Quá lệ thuộc vào Iron Dome
Các quan chức Israel và các công ty quốc phòng nói rằng hệ thống này đã ngăn chặn hàng nghìn tên lửa và pháo tấn công mục tiêu với tỷ lệ thành công hơn 90%.
Các quan chức Israel và các công ty quốc phòng nói rằng hệ thống này đã ngăn chặn hàng nghìn tên lửa và pháo tấn công mục tiêu với tỷ lệ thành công hơn 90%.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích quốc phòng đặt nghi vấn về các con số. Họ cho rằng số liệu mà Israel công bố là không đáng tin cậy. Các tổ chức Hamas và Thánh chiến Hồi giáo đã biết cách đối phó với hệ thống này.
“Không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào là hoàn toàn đáng tin cậy, đặc biệt là khi chống lại các mối đe dọa đang phát triển”, Michael Armstrong, phó giáo sư tại Đại học Brock, nhận định trong một đánh giá năm 2019.
Ngày 11/5, quân đội Israel lại cho biết 90% tên lửa bay tới không phận Israel đã bị hệ thống Iron Dome tiêu diệt. Khoảng 500 tên lửa đã được bắn từ Gaza kể từ khi bắt đầu xung đột.
Tên lửa của hệ thống Iron Dome đánh chặn tên lửa của Hamas.
Iron Dome đã thay đổi cuộc sống của nhiều người dân tại phía nam Israel. Hệ thống cho phép họ trở về cuộc sống bình thường và thoát khỏi nỗi sợ các cuộc tấn công tên lửa bất ngờ. Những người ủng hộ hệ thống Iron Dome cho biết họ đã ngừng yêu cầu Israel gửi quân đến khu vực như những năm 2008 và 2009.
Hệ thống tiêu tốn một mức chi phí tương đối thấp do chỉ bắn hạ các tên lửa đe dọa tính mạng con người hoặc cơ sở hạ tầng. Việc sử dụng ít thiết bị đánh chặn hơn khiến hệ thống trở nên hấp dẫn đối với các chính phủ nước ngoài, bao gồm cả quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, một số người Israel cho rằng chính phủ lệ thuộc quá nhiều vào Iron Dome và không bố trí đủ nguồn lực cho các hệ thống phòng thủ khác, ví dụ như các hầm trú ẩn.
“Chúng tôi chỉ có thể dựa vào Iron Dome và may mắn”, Guy Mann, một cư dân ở Ashkelon, cho biết sau khi nhà anh bị trúng tên lửa.
Tên lửa từ Gaza và vấn đề với Iron Dome
Mặc dù Iron Dome đã được sử dụng trong một thập kỷ, tên lửa vẫn bắn vào lãnh thổ Israel trong thời điểm căng thẳng với người Palestine. Ngay cả với tỷ lệ đánh chặn thành công cao của Iron Dome, một số tên lửa vẫn có thể lọt vào các khu vực đông dân cư.
Một ngôi nhà bị hư hại do tên lửa tại thành phố Ashkelon.
Các chuyên gia theo dõi kho vũ khí của Hamas và Hồi giáo Jihad ước tính rằng hai nhóm này có thể có hàng chục nghìn tên lửa. Chỉ trong một giờ vào chiều 11/5, hơn 200 quả tên lửa đã tấn công vào miền Nam Israel, bao gồm cả thành phố ven biển Ashkelon, phía bắc Gaza. Các quan chức địa phương cho biết hai cư dân Askelon đã thiệt mạng và ba người khác phải nhập viện.
Hamas và Hồi giáo Jihad đều bị Mỹ coi là tổ chức khủng bố. Hai tổ chức này được hỗ trợ bởi các cố vấn Iran và các đồng minh khác với nguồn cung cấp lậu qua biên giới Ai Cập. Đến thời điểm hiện tại, phần lớn các công việc có thể được thực hiện trong nước bởi các chuyên gia Palestine.
Yaakov Amidror, cựu thiếu tướng và cố vấn an ninh quốc gia của Israel, cho biết: “Những gì họ cần là rất ít. Họ có tất cả khả năng thực hiện ở bên trong”.
Tổ chức Hamas, hiện kiểm soát Gaza, đã bắt đầu sản xuất tên lửa Qassam vào khoảng năm 2001. Ban đầu tên lửa chỉ có tầm bắn khoảng vài km, đến phiên bản thứ ba “Qassam 3” có tầm bắn lên tới 16 km. Tuy nhiên, ngay cả thành phố Tel Aviv cách Gaza 64 km vẫn bị trúng tên lửa. Bộ Quốc phòng Israel cho rằng tên lửa mà Hamas sử dụng có tầm bắng lên tới 120 km.
Tổ chức Hamas, hiện kiểm soát Gaza, đã bắt đầu sản xuất tên lửa Qassam vào khoảng năm 2001. Ban đầu tên lửa chỉ có tầm bắn khoảng vài km, đến phiên bản thứ ba “Qassam 3” có tầm bắn lên tới 16 km. Tuy nhiên, ngay cả thành phố Tel Aviv cách Gaza 64 km vẫn bị trúng tên lửa. Bộ Quốc phòng Israel cho rằng tên lửa mà Hamas sử dụng có tầm bắng lên tới 120 km.
“Tên lửa tầm ngắn cũng là một mối đe dọa vì Iron Dome kém hiệu quả ở khoảng cách từ 4 km trở xuống”, Michael Herzog, cựu thiếu tướng trong Lực lượng Phòng vệ Israel, hiện là thành viên của Viện Washington, cho biết.
Mặc dù vũ khí của các tổ chức Palestine vẫn thô sơ và thiếu hệ thống dẫn đường, nhưng số lượng vượt trội và chi phí thấp của chúng là một lợi thế trước Iron Dome. Theo báo chí Israel, một tên lửa của Hamas hoặc Hồi giáo Jihad chỉ có giá vài trăm USD trong khi một tên lửa đánh chặn có giá khoảng 80.000 USD.
Tuấn Đạt
----------
0 comments